1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SỰ CHẤP NHẬN SÁCH ĐIỆN TỬ- EBOOK CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM - Full 10 điểm

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Sự Chấp Nhận Sách Điện Tử- Ebook Của Sinh Viên Tại Việt Nam
Tác giả Chử Bá Quyết, Hoàng Cao Cường
Trường học Học viện Ngân hàng
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 589,94 KB

Nội dung

63© Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 203- Tháng 4. 2019 Nghiên cứu sự chấp nhận sách điện tử- Ebook của sinh viên tại Việt NamPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Chử Bá Quyết Hoàng Cao Cường Ngày nhận: 31/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 Mục đích của nghiên cứu này là khám phá tình hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam. Hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng chính là nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát. Đối tượng được khảo sát là các sinh viên đang học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2018-2019. Số sinh viên trả lời phiếu điều tra là 487. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ 100% sinh viên đã sử dụng các loại sách điện tử. Việc sử dụng sách điện tử đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Tuy nhiên, sách điện tử cũng có những hạn chế cho sinh viên. Bài viết cũng đưa ra một số trao đổi nhằm góp ý sử dụng sách điện tử ngày càng hữu ích hơn. Từ khóa: sách điện tử (Ebook), sách in, đọc sách điện tử, lợi ích sách điện tử, hạn chế sách điện tử, sự chấp nhận sách điện tử, thiết bị đọc sách điện tử. 1. Đặt vấn đề ới sự phát triển mạnh mẽ của tài nguyên Internet trong thời gian gần đây, những cuộc cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang diễn ra trên khắp thế giới. Đối với lĩnh vực xuất bản, sự xuất hiện của sách điện tử đã làm thay đổi cách thức sử dụng sách, văn hóa đọc của công chúng. Ngày càng có nhiều ấn bản sách xuất bản dưới cả hai hình thức sách in và sách điện tử, thậm chí có những sách chỉ ấn bản điện tử. Sự xuất hiện của sách điện tử tạo ra khả năng đọc sách, học tập cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Trong khi nhu cầu học tập, nghiên cứu, đọc sách ngày càng gia tăng không ngừng, một lượng lớn độc giả đã tiếp cận và chấp nhận sách điện tử như một phương thức thay thế sách in truyền thống từ hàng chục năm qua. Theo PWC (2014), thời gian đầu xuất hiện sách điện tử, chi phí để có được sách điện tử là tương đương, thậm chí cao hơn so với sách in. Tuy nhiên, giá nhiều loại sách điện tử đã giảm đi so với sử dụng sách in trong thời gian gần đây. Tiếp cận sách điện tử dễ dàng, tiện lợi, với chi phí hợp lý đã và đang thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực xuất bản sách điện tử. Theo Nielsen PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC64Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 203- Tháng 4. 2019 Book Research (2016), chia sẻ sách điện tử đã tăng từ 20% đến 33% từ năm 2012 đến 2014. Theo PWC (2014), doanh số bán lẻ sách điện tử toàn cầu từ khoảng 2 tỷ USD năm 2009 đã đạt khoảng 12 tỷ năm 2014, mức tăng trưởng trung bình khoảng 50% năm trong giai đoạn 2009- 2014, và dự tính đạt khoảng 20 tỷ USD năm 2018. Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về doanh số và số lượng sách điện tử xuất bản, đến tháng 2/2017 có trên 487 triệu đầu sách điện tử xuất bản; Anh Quốc đứng thứ hai với trên 95 triệu bản, Úc 22 triệu bản sách điện tử. Tại Việt Nam, sách điện tử đã ngày càng được nhiều độc giả biết đến và sử dụng trong nhiều công việc khác nhau. Một số nhà xuất bản, nhà phân phối sách và thư viện đại học đã cung cấp sách điện tử từ vài năm nay. Nhiều người Việt Nam cũng đã mua, đọc và sử dụng các loại sách điện tử. Tuy nhiên, riêng đối với sinh viên, một đối tượng đọc sách rất đông đảo trong xã hội, việc chấp nhận sách điện tử của họ như thế nào. Những lợi ích gì và những khó khăn gì họ gặp phải khi sử dụng sách điện tử. Các đối tượng này tiếp nhận sách điện tử như thế nào, loại sách nào được sử dụng, nguồn sách, tính hữu ích đối với học tập và công việc của sinh viên ra sao? Trên thế giới, đã có một số lượng lớn các nghiên cứu được thực hiện về sử dụng và chấp nhận sách điện tử, thái độ sử dụng sách điện tử, so sánh lợi ích của sách điện tử với sách in... Nghiên cứu bởi Larson và Marsh (2005) đã cho rằng, nhờ phát triển sách điện tử Ebook, người học có thể thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức tiếp nhận trên lớp. Việc đưa Ebook vào các trường học giúp người học làm quen với công nghệ hiện đại và có thêm những kỹ năng có giá trị mới trong thế kỷ 21. Một nghiên cứu khác của Rozel và Gardner (2000) về ảnh hưởng của sách điện tử đến tiến độ học tập và sự quan tâm tới sách điện tử của sinh viên, đưa ra kết luận rằng việc sử dụng sách điện tử có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập tiến bộ của sinh viên. Nghiên cứu bởi Minard và Mcknight (2006) đã thực hiện một khảo sát về tỷ lệ tương tác của sinh viên với sách điện tử trong khi Shelburne (2009) đã chỉ ra sinh viên đọc sách điện tử có thể tìm kiếm các chủ đề thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn trên sách điện tử so với sách in trong một nghiên cứu bài viết của mình. Còn theo Larson (2010), sinh viên có mong muốn đọc sách điện tử vì họ thấy chúng là một phương tiện mới và hiện đại, đa năng, và có tính tương tác cao. Theo Gibson & Gibb (2011), sinh viên ngày nay thích các ưu điểm như khả năng di chuyển qua văn bản, tính linh hoạt, khả năng tiết kiệm nhiều tài nguyên trong ổ cứng điện thoại di động cũng như khả năng sử dụng đánh dấu điện tử để ghi lại các vấn đề ghi chú của sách điện tử so với sách in. Trong một nghiên cứu điều tra của Letchumanan và Tarmizi (2011) về tình hình sử dụng sách điện tử của sinh viên tại các trường đại học của Malaysia đã đưa ra một số kết luận: hầu hết sinh viên đã biết đến sách điện tử, nhận thức về những lợi ích của sách điện tử là dễ dàng truy cập, tính tham chiếu cao. Ashley Melinis (2011) nghiên cứu sự ảnh hưởng của sách điện tử đến trải nghiệm đọc của sinh viên năm đầu. Các dữ liệu được thu thập thông qua quan sát, ghi lại phỏng vấn, và bảng câu hỏi về trải nghiệm đọc của sinh viên trên máy tính và máy đọc sách chuyên dụng (Nook). Nghiên cứu cho thấy, lợi ích của sách điện tử là thúc đẩy và thu hút sinh viên học tập, phát triển tình yêu đọc sách, làm người học hiểu sâu rộng các kiến thức học tập tại trường. Tuy nhiên, sách điện tử cũng có các tính năng gây mất tập trung học tập. Nghiên cứu khuyến nghị cần sử dụng sách điện tử trong giảng dạy để mở rộng kiến thức, đam mê nghiên cứu học hỏi. Tuy nhiên, dù sinh viên hài lòng với sách điện tử, nhưng tỷ lệ cao sinh viên vẫn ưa thích sách in hơn. Hwang và cộng sự (2014) đã xem xét các mô hình sử dụng và nhận thức đối với sách điện tử ở Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò của thư viện số là rất quan trọng, vì hầu hết người dùng tìm hiểu và truy cập sách điện tử thông qua các trang web của thư viện đại học, chứ không phải thông qua các cổng thông tin công cộng như Google. Hơn nữa, họ thấy rằng những người dùng có trình độ học vấn cao dễ dàng nhận ra lợi ích của sách điện tử hơn và có trải nghiệm tốt hơn với các dịch vụ sách điện tử. Sử dụng khảo sát dựa trên web, Wilson & cộng sự (2014) đã tìm hiểu mức độ mà sách điện tử PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC65Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 203- Tháng 4. 2019 đáp ứng nhu cầu của các nghiên cứu sinh ngành y học của đại học New South Wales Úc trong thực hiện nhiệm vụ học tập của họ. Theo kết quả nghiên cứu, 71% phản hồi đồng ý sách điện tử giúp cải thiện năng suất công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tại việc sử dụng sách điện tử của các nghiên cứu sinh ngành y là chưa cao, và họ cũng dự đoán những năm tới sách điện tử sẽ được sử dụng nhiều hơn. Nghiên cứu về tác hại và hạn chế của sách điện tử cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Jeong (2012) đã nghiên cứu những ảnh hưởng của sách điện tử và sách in đối với học sinh 6 tuổi và đã đưa ra kết luận: sách in tốt hơn sách điện tử về sức khỏe, ít mỏi mắt hơn cho người đọc. Lecia Bushak (2015) đã phát hiện ra rằng độc giả sử dụng sách điện tử Kindles có khả năng thấp hơn trong việc tóm lược cốt truyện và sự kiện trong cuốn sách so với những người sử dụng sách in. Ngoài ra, cũng theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (2014) công bố rằng việc đọc sách điện tử trước khi đi ngủ đã làm giảm sản xuất hormone ngủ quan trọng được gọi là melatonin. Kết quả là, mọi người mất nhiều thời gian hơn để ngủ, trải qua giấc ngủ ít sâu hơn, và mệt mỏi hơn vào buổi sáng. Tóm lại, qua các tổng quan nghiên cứu cho thấy, mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về lợi ích và tác hại của việc sử dụng sách điện tử cũng như sử dụng sách điện tử của sinh viên trong học tập qua thời gian hàng chục năm gần đây, tuy nhiên không có nghiên cứu nào được tiến hành để tìm hiểu thực trạng sử dụng sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam. Bài nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các câu hỏi: (1) Nhận thức về sách điện tử của sinh viên Việt Nam hiện nay như thế nào? những lợi ích và khó khăn sử dụng sách điện tử là gì? (2) Sinh viên tiếp nhận và sử dụng sách điện tử (thời gian đọc, loại sách, mục đích sử dụng sách điện tử…) như thế nào? (3) Các vấn đề tồn tại cần giải quyết đối với sử dụng sách điện tử (chính sách phát triển, loại sách điện tử, cơ sở hạ tầng, thư viện điện tử…) là gì? 2. Tổng quan lý thuyết Hiện nay, thuật ngữ sách điện tử được hiểu theo nhiều cách hiểu. Khi mới xuất hiện, nhiều người hiểu sách điện tử là một phiên bản điện tử của sách in. Sách điện tử dựa trên việc mô phỏng đặc điểm cơ bản của sách truyền thống trong một định dạng điện tử. Tuy nhiên, với việc phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt làm thế nào để một cuốn sách điện tử được sử dụng hiệu quả và dễ dàng, sách điện tử đã được phát triển đa dạng và cũng được hiểu theo nhiều cách hiểu. Theo Rosso, S. (2009), sách điện tử là một ấn phẩm sách ở dạng kỹ thuật số, bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Sách điện tử có thể đọc được trên các thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng như Kindle của Amazon, nhưng cũng có thể trên bất kỳ thiết bị máy tính nào có màn hình xem có thể điều khiển, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh… Nhấn mạnh đến tính năng tương tác của sách điện tử, Ashley Melinis (2011) định nghĩa sách điện tử ebook còn được gọi là sách tương tác hoặc sách kỹ thuật số là những tài liệu nội dung ở định dạng kỹ thuật số có thể được xem trên máy tính hoặc thiết bị đọc điện tử như Barnes và Kindle của Nook hoặc Kindle của Amazon. Văn bản chữ viết và hình minh họa cũng tương tự như sách in, nhưng sách điện tử cũng có thể kết hợp siêu phương tiện như âm thanh, hình động, văn bản nổi bật, âm nhạc và mô hình. Hình thức sách điện tử rất đa dạng, được trình bày bằng hình ảnh, âm thanh và các nút để chạm để người đọc điều hướng qua các trang. Theo PWC (2014), sách điện tử là phiên bản kỹ thuật số của sách in, được phân phối qua Internet. Những tập tin này có thể được đọc trên thiết bị đọc sách điện tử, máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và cả trên một số điện thoại di động. Sách điện tử có thể có hình thức của một phiên bản duy nhất hoặc tồn tại dưới nhiều phiên bản định dạng (được đọc qua một loại thiết bị riêng biệt) hoặc cho phép xem trên nhiều loại thiết bị. Hiện nay có hai quan điểm về định dạng sách điện tử, điển hình là tại Hoa Kỳ và ở Châu Âu. Ở Hoa Kỳ, sách điện tử của các công ty hàng PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC66Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 203- Tháng 4. 2019 đầu là Amazon, Barnes & Noble và Apple đều cho phép khách hàng đọc sách đã mua của họ trên nhiều thiết bị. Sự cho phép này đã giảm thiểu vấn đề về các định dạng sách. Độc giả không hoặc ít khi cần chuyển đổi một cuốn sách được lưu ở một định dạng sang một thiết bị yêu cầu định dạng khác. Ở Châu Âu, nơi được đánh giá là có sự phát triển chậm hơn tại Hoa Kỳ, các nhà xuất bản cung cấp sách điện tử ở các định dạng văn bản khác nhau. Vì thế, các định dạng rất quan trọng đối với người mua sách cũng như người sử dụng. Họ luôn quan tâm đến, liệu sách điện tử họ mua có tương thích với thiết bị của họ không, có sử dụng được sách không, không phát sinh chi phí. Như vậy, từ cách hiểu khi sách điện tử mới xuất hiện và cho đến nay, khi sách điện tử đã trở nên rất phổ biến, sách điện tử dù có tồn tại dưới hình thức định dạng khác nhau thì vẫn có những điểm chung sau: (1) Là ấn phẩm điện tử của các dạng sách in, không nhất thiết là đã có sách in; (2) hình thức rất đa dạng: không chỉ là văn bản thể hiện bằng chữ viết, mà còn là hình ảnh, hoạt hóa, âm thanh, kể cả video clip; (3) việc sử dụng (đọc, xem, nghe…) phải gắn với các thiết bị đọc sách chuyên dùng và/hoặc các thiết bị khác như máy tính, điện thoại thông minh, ipad… có/không kết nối Internet. Trong bài nghiên cứu này, sách điện tử được hiểu là các loại sách có những điểm chung đã liệt kê ở trên, và để phân biệt với các loại sách in trên giấy, không bao hàm những loại sách khác (sách in trên thẻ tre, sách lụa, sách khắc trên đá…) đã từng tồn tại và phát triển với sự phát triển của loài người trong hàng nghìn năm qua. Sách điện tử và sách in đều có những ưu điểm và nhược điểm. Dưới đây là bảng tổng hợp các ưu, nhược điểm của sách in và sách điện tử. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu, phiếu điều tra được thiết kế và gửi qua email tới sinh viên đang học tập tại các trường đại học tại Hà Nội. Sinh viên là những người đang học tập tại trường đại học, cao đẳng, không bao gồm các đối tượng học sau đại học, học nghề tại các trường nghề. Bảng câu hỏi có tiêu đề Phiếu điều tra tình hình sử dụng sách điện tử tại Việt Nam và được xây dựng ở định dạng trực tuyến Google Forms chỉ được gửi tới các sinh viên học đại học. Thời gian thu thập dữ liệu là tháng 10, 11/2018. Tổng số phiếu thu được là 487. Mặc dù tổng thể số lượng sinh viên đang học Bảng 1. Các ưu, nhược điểm của sách điện tử với sách in Tiêu chí Sách điện tử Sách in Các ưu điểm Thuận tiện trong khi du lịch, lưu trữ số lượng lớn Giá cả thường thấp hơn giá sách in Người mua nhận sách điện tử thường rất nhanh chóng Có tính năng điều chỉnh cỡ chữ to nhỏ, điều chỉnh ánh sáng, giúp người đọc tiện dụng nhất. Không tốn kém giấy in, mực in Tiết kiệm không gian lưu trữ sách so với sách in Tìm kiếm thông tin trên sách rất nhanh chóng Tương tác và kết nối với các tài liệu tham chiếu dễ dàng Thông tin và nội dung sách đa dạng: chữ, âm thanh, hình ảnh… Cập nhật phiên bản sách nhanh chóng Chuyển đổi hình thức điện tử sang trang in dễ dàng Dễ đọc, đánh dấu Bán lại dễ dàng Không cần đầu tư thiết bị đọc, Không cần bảo hành Không lệ thuộc vào mạng Internet và các thiết bị điện tử, phần mềm Tốt cho sức khỏe Đa dạng hình ảnh, tạo cảm giác và ấn tượng tốt đẹp về văn hóa đọc. Các nhược điểm Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn Phụ thuộc vào thiết bị điện tử và công nghệ Khó chia sẻ (bởi các quy định về bản quyền) Có khả năng gây hại sức khỏe cho người đọc, đặc biệt về thị lực Tốn kém không gian lưu trữ, bảo quản Khó khăn vận chuyển Khó cập nhật các phiên bản Nguồn: Tác giả tổng hợp PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC67Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 203- Tháng 4. 2019 tập tại các trường đại học tại Hà Nội năm 2018 là khoảng trên 400 nghìn là tổng thể rất lớn, nhưng theo C.R. Kothari (2008), với cỡ mẫu trên 384 đã đảm bảo độ chính xác trên 95% và có tính đại diện tổng thể. 4. Kết quả nghiên cứu Đặc điểm của mẫu điều tra: Với tổng số 487 phiếu trả lời, số lượng 308 (63,2%) là sinh viên nữ, và 179 (36,8%) sinh viên nam. Theo quá trình học tập tại trường đại học, 120 (24,6%) sinh viên đang học năm thứ nhất, 102 (20,9%) sinh viên năm thứ hai, 203 (41,6%) sinh viên đang học năm thứ 3, còn lại 62 (12,7%) là sinh viên năm cuối. Theo khối ngành, sinh viên đang theo học 402 (82,5%) khối ngành kinh tế và kinh doanh, 85 (17,5%) sinh viên học khối ngành toán- công nghệ thông tin. Về đọc sách điện tử: 100% sinh viên đã biết đến sách điện tử, và đã từng sử dụng sách điện tử trong các hoạt động của họ. Sự khác nhau chủ yếu về loại sách điện tử và thời gian đã sử dụng. Về thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử: Mặc dù sinh viên là những người có độ tuổi phổ biến từ 18- 25, nhưng chỉ có 130 (26,7%) sinh viên sử dụng sách dưới 1 năm. Thậm chí có đến 43 (8,9%) sinh viên đã sử dụng trên 10 năm, tức là khoảng độ tuổi dưới 15 tuổi đã sử dụng sách điện tử. Tính thời gian từ 1 đến 5 năm, có 47,8% số sinh viên đã sử dụng. Như vậy, sinh viên đã sử dụng sách điện tử khá sớm, ngay từ giai đoạn trước khi là sinh viên. Phân tích các mối liên quan về thời gian bắt đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại trường: Bảng 2 dưới đây phản ánh thời gian bắt đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại trường. Bảng 2 cho thấy có mối tương quan cùng chiều về thời gian bắt đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại trường. Nếu sinh viên năm nhất có đến 81,7% đọc sách điện tử dưới 1 năm thì sinh viên năm hai đã giảm đi chỉ còn 31,4%, và năm ba, năm tư chỉ là 0%; trong khi thời gian đọc sách từ 3- 5 năm sinh viên năm nhất và hai rất thấp chỉ là 5,8% và 3,9% tương ứng, nhưng đối với sinh viên năm ba thì thời gian đọc sách từ trên 3 năm là cao nhất tương ứng 42,4% và 53%. Như vậy, sinh viên có thời gian quá trình học tại trường đại học càng ít thì đọc sách điện tử với thời gian ngắn, và ngược lại có thời gian quá trình học tại trường đại học dài thì đọc sách điện tử với thời gian dài. Hình 1. Thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả Bảng 2. Tổng hợp số sinh viên học tập và thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử Quá trình học tại trường Thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử Dưới 1 năm 1- 3 3- 5 5- 10 Trên 10 Tổng SV năm 1 98 (81,7%) 12 7 (5,8%) 2 1 120 SV năm 2 32 (31,4%) 61 (59,8%) 4 (3,9%) 3 2 102 SV năm 3 0 57 86 (42,4%) 43 17 203 SV năm 4 0 0 6 33 (53%) 23 62 Tổng 130 130 103 81 43 487 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC68Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 203- Tháng 4. 2019 có ý định mua thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng nếu giá dưới 200 USD (pwc, 2014), cho thấy tỷ lệ 3,7% số sinh viên có thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng tại Việt Nam là tỉ lệ thấp, phản ánh đầu tư cho thiết bị đọc sách điện tử của sinh viên Việt Nam nói riêng, và tại Việt Nam còn chưa được coi trọng. Về nguồn sách điện tử sử dụng : Nguồn sách Hình 2. Loại thiết bị sử dụng để đọc sách điện tử Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả Về loại thiết bị sử dụng để đọc sách : Số trả lời có thiết bị để đọc sách điện tử chuyên dùng chỉ chiếm rất nhỏ, 18 sinh viên (3,7%), trong khi máy vi tính, laptop và điện thoại thông minh được sinh viên sử dụng chủ yếu để đọc sách điện tử. So với tại Hoa Kỳ quốc

Trang 1

Nghiên cứu sự chấp nhận sách điện tử- Ebook của sinh viên tại Việt Nam

Chử Bá Quyết

Hoàng Cao Cường

Ngày nhận: 31/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019

Mục đích của nghiên cứu này là khám phá tình hình sử dụng sách

điện tử của sinh viên tại Việt Nam Hai phương pháp nghiên cứu

được sử dụng chính là nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát Đối

tượng được khảo sát là các sinh viên đang học tập trên địa bàn thành

phố Hà Nội năm học 2018-2019 Số sinh viên trả lời phiếu điều tra là

487 Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ 100% sinh viên đã sử dụng các

loại sách điện tử Việc sử dụng sách điện tử đã mang lại nhiều lợi

ích cho sinh viên Tuy nhiên, sách điện tử cũng có những hạn chế cho

sinh viên Bài viết cũng đưa ra một số trao đổi nhằm góp ý sử dụng

sách điện tử ngày càng hữu ích hơn

Từ khóa: sách điện tử (Ebook), sách in, đọc sách điện tử, lợi ích sách

điện tử, hạn chế sách điện tử, sự chấp nhận sách điện tử, thiết bị đọc

sách điện tử

1 Đặt vấn đề

ới sự phát triển mạnh mẽ của tài nguyên Internet trong thời gian gần đây, những cuộc cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang diễn ra trên khắp thế giới Đối với lĩnh vực xuất bản, sự xuất hiện

của sách điện tử đã làm thay đổi cách thức sử

dụng sách, văn hóa đọc của công chúng Ngày

càng có nhiều ấn bản sách xuất bản dưới cả hai

hình thức sách in và sách điện tử, thậm chí có

những sách chỉ ấn bản điện tử Sự xuất hiện

của sách điện tử tạo ra khả năng đọc sách, học

tập cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc Trong khi nhu cầu học tập, nghiên cứu, đọc sách ngày càng gia tăng không ngừng, một lượng lớn độc giả đã tiếp cận và chấp nhận sách điện tử như một phương thức thay thế sách in truyền thống

từ hàng chục năm qua

Theo PWC (2014), thời gian đầu xuất hiện sách điện tử, chi phí để có được sách điện tử là tương đương, thậm chí cao hơn so với sách in Tuy nhiên, giá nhiều loại sách điện tử đã giảm

đi so với sử dụng sách in trong thời gian gần đây Tiếp cận sách điện tử dễ dàng, tiện lợi, với chi phí hợp lý đã và đang thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực xuất bản sách điện tử Theo Nielsen

Trang 2

Book Research (2016), chia sẻ sách điện tử đã

tăng từ 20% đến 33% từ năm 2012 đến 2014

Theo PWC (2014), doanh số bán lẻ sách điện tử

toàn cầu từ khoảng 2 tỷ USD năm 2009 đã đạt

khoảng 12 tỷ năm 2014, mức tăng trưởng trung

bình khoảng 50% năm trong giai đoạn 2009-

2014, và dự tính đạt khoảng 20 tỷ USD năm

2018 Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về

doanh số và số lượng sách điện tử xuất bản, đến

tháng 2/2017 có trên 487 triệu đầu sách điện tử

xuất bản; Anh Quốc đứng thứ hai với trên 95

triệu bản, Úc 22 triệu bản sách điện tử

Tại Việt Nam, sách điện tử đã ngày càng được

nhiều độc giả biết đến và sử dụng trong nhiều

công việc khác nhau Một số nhà xuất bản, nhà

phân phối sách và thư viện đại học đã cung cấp

sách điện tử từ vài năm nay Nhiều người Việt

Nam cũng đã mua, đọc và sử dụng các loại sách

điện tử Tuy nhiên, riêng đối với sinh viên, một

đối tượng đọc sách rất đông đảo trong xã hội,

việc chấp nhận sách điện tử của họ như thế nào

Những lợi ích gì và những khó khăn gì họ gặp

phải khi sử dụng sách điện tử Các đối tượng

này tiếp nhận sách điện tử như thế nào, loại

sách nào được sử dụng, nguồn sách, tính hữu

ích đối với học tập và công việc của sinh viên

ra sao?

Trên thế giới, đã có một số lượng lớn các

nghiên cứu được thực hiện về sử dụng và chấp

nhận sách điện tử, thái độ sử dụng sách điện tử,

so sánh lợi ích của sách điện tử với sách in

Nghiên cứu bởi Larson và Marsh (2005) đã cho

rằng, nhờ phát triển sách điện tử Ebook, người

học có thể thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức

tiếp nhận trên lớp Việc đưa Ebook vào các

trường học giúp người học làm quen với công

nghệ hiện đại và có thêm những kỹ năng có giá

trị mới trong thế kỷ 21 Một nghiên cứu khác

của Rozel và Gardner (2000) về ảnh hưởng của

sách điện tử đến tiến độ học tập và sự quan

tâm tới sách điện tử của sinh viên, đưa ra kết

luận rằng việc sử dụng sách điện tử có ảnh

hưởng trực tiếp đến việc học tập tiến bộ của

sinh viên Nghiên cứu bởi Minard và Mcknight

(2006) đã thực hiện một khảo sát về tỷ lệ tương

tác của sinh viên với sách điện tử trong khi

Shelburne (2009) đã chỉ ra sinh viên đọc sách

điện tử có thể tìm kiếm các chủ đề thuận lợi,

dễ dàng và nhanh chóng hơn trên sách điện tử

so với sách in trong một nghiên cứu bài viết của mình Còn theo Larson (2010), sinh viên có mong muốn đọc sách điện tử vì họ thấy chúng

là một phương tiện mới và hiện đại, đa năng,

và có tính tương tác cao Theo Gibson & Gibb (2011), sinh viên ngày nay thích các ưu điểm như khả năng di chuyển qua văn bản, tính linh hoạt, khả năng tiết kiệm nhiều tài nguyên trong

ổ cứng điện thoại di động cũng như khả năng

sử dụng đánh dấu điện tử để ghi lại các vấn đề ghi chú của sách điện tử so với sách in Trong một nghiên cứu điều tra của Letchumanan và Tarmizi (2011) về tình hình sử dụng sách điện

tử của sinh viên tại các trường đại học của Malaysia đã đưa ra một số kết luận: hầu hết sinh viên đã biết đến sách điện tử, nhận thức

về những lợi ích của sách điện tử là dễ dàng truy cập, tính tham chiếu cao Ashley Melinis (2011) nghiên cứu sự ảnh hưởng của sách điện

tử đến trải nghiệm đọc của sinh viên năm đầu Các dữ liệu được thu thập thông qua quan sát, ghi lại phỏng vấn, và bảng câu hỏi về trải nghiệm đọc của sinh viên trên máy tính và máy đọc sách chuyên dụng (Nook) Nghiên cứu cho thấy, lợi ích của sách điện tử là thúc đẩy và thu hút sinh viên học tập, phát triển tình yêu đọc sách, làm người học hiểu sâu rộng các kiến thức học tập tại trường Tuy nhiên, sách điện

tử cũng có các tính năng gây mất tập trung học tập Nghiên cứu khuyến nghị cần sử dụng sách điện tử trong giảng dạy để mở rộng kiến thức, đam mê nghiên cứu học hỏi Tuy nhiên, dù sinh viên hài lòng với sách điện tử, nhưng tỷ lệ cao sinh viên vẫn ưa thích sách in hơn Hwang và cộng sự (2014) đã xem xét các mô hình sử dụng

và nhận thức đối với sách điện tử ở Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò của thư viện số là rất quan trọng, vì hầu hết người dùng tìm hiểu và truy cập sách điện tử thông qua các trang web của thư viện đại học, chứ không phải thông qua các cổng thông tin công cộng như Google Hơn nữa, họ thấy rằng những người dùng có trình độ học vấn cao dễ dàng nhận ra lợi ích của sách điện tử hơn và có trải nghiệm tốt hơn với các dịch vụ sách điện tử

Sử dụng khảo sát dựa trên web, Wilson & cộng

sự (2014) đã tìm hiểu mức độ mà sách điện tử

Trang 3

đáp ứng nhu cầu của các nghiên cứu sinh ngành

y học của đại học New South Wales Úc trong

thực hiện nhiệm vụ học tập của họ Theo kết

quả nghiên cứu, 71% phản hồi đồng ý sách điện

tử giúp cải thiện năng suất công việc nghiên

cứu Tuy nhiên, hiện tại việc sử dụng sách điện

tử của các nghiên cứu sinh ngành y là chưa cao,

và họ cũng dự đoán những năm tới sách điện tử

sẽ được sử dụng nhiều hơn

Nghiên cứu về tác hại và hạn chế của sách điện

tử cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm

Jeong (2012) đã nghiên cứu những ảnh hưởng

của sách điện tử và sách in đối với học sinh 6

tuổi và đã đưa ra kết luận: sách in tốt hơn sách

điện tử về sức khỏe, ít mỏi mắt hơn cho người

đọc Lecia Bushak (2015) đã phát hiện ra rằng

độc giả sử dụng sách điện tử Kindles có khả

năng thấp hơn trong việc tóm lược cốt truyện và

sự kiện trong cuốn sách so với những người sử

dụng sách in Ngoài ra, cũng theo một nghiên

cứu của Đại học Harvard (2014) công bố rằng

việc đọc sách điện tử trước khi đi ngủ đã làm

giảm sản xuất hormone ngủ quan trọng được

gọi là melatonin Kết quả là, mọi người mất

nhiều thời gian hơn để ngủ, trải qua giấc ngủ ít

sâu hơn, và mệt mỏi hơn vào buổi sáng

Tóm lại, qua các tổng quan nghiên cứu cho

thấy, mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực

hiện về lợi ích và tác hại của việc sử dụng sách

điện tử cũng như sử dụng sách điện tử của sinh

viên trong học tập qua thời gian hàng chục năm

gần đây, tuy nhiên không có nghiên cứu nào

được tiến hành để tìm hiểu thực trạng sử dụng

sách điện tử của sinh viên tại Việt Nam Bài

nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các

câu hỏi: (1) Nhận thức về sách điện tử của sinh

viên Việt Nam hiện nay như thế nào? những

lợi ích và khó khăn sử dụng sách điện tử là gì?

(2) Sinh viên tiếp nhận và sử dụng sách điện

tử (thời gian đọc, loại sách, mục đích sử dụng

sách điện tử…) như thế nào? (3) Các vấn đề tồn

tại cần giải quyết đối với sử dụng sách điện tử

(chính sách phát triển, loại sách điện tử, cơ sở

hạ tầng, thư viện điện tử…) là gì?

2 Tổng quan lý thuyết

Hiện nay, thuật ngữ sách điện tử được hiểu

theo nhiều cách hiểu Khi mới xuất hiện, nhiều người hiểu sách điện tử là một phiên bản điện

tử của sách in Sách điện tử dựa trên việc mô phỏng đặc điểm cơ bản của sách truyền thống trong một định dạng điện tử Tuy nhiên, với việc phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt làm thế nào để một cuốn sách điện tử được sử dụng hiệu quả và dễ dàng, sách điện tử đã được phát triển đa dạng và cũng được hiểu theo nhiều cách hiểu

Theo Rosso, S (2009), sách điện tử là một ấn phẩm sách ở dạng kỹ thuật số, bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác Sách điện tử có thể đọc được trên các thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng như Kindle của Amazon, nhưng cũng có thể trên bất kỳ thiết bị máy tính nào có màn hình xem

có thể điều khiển, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh…

Nhấn mạnh đến tính năng tương tác của sách điện tử, Ashley Melinis (2011) định nghĩa sách điện tử ebook còn được gọi là sách tương tác hoặc sách kỹ thuật số là những tài liệu nội dung

ở định dạng kỹ thuật số có thể được xem trên máy tính hoặc thiết bị đọc điện tử như Barnes

và Kindle của Nook hoặc Kindle của Amazon Văn bản chữ viết và hình minh họa cũng tương

tự như sách in, nhưng sách điện tử cũng có thể kết hợp siêu phương tiện như âm thanh, hình động, văn bản nổi bật, âm nhạc và mô hình Hình thức sách điện tử rất đa dạng, được trình bày bằng hình ảnh, âm thanh và các nút để chạm để người đọc điều hướng qua các trang Theo PWC (2014), sách điện tử là phiên bản

kỹ thuật số của sách in, được phân phối qua Internet Những tập tin này có thể được đọc trên thiết bị đọc sách điện tử, máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và cả trên một số điện thoại di động

Sách điện tử có thể có hình thức của một phiên bản duy nhất hoặc tồn tại dưới nhiều phiên bản định dạng (được đọc qua một loại thiết bị riêng biệt) hoặc cho phép xem trên nhiều loại thiết bị Hiện nay có hai quan điểm về định dạng sách điện tử, điển hình là tại Hoa Kỳ và ở Châu Âu

Ở Hoa Kỳ, sách điện tử của các công ty hàng

Trang 4

đầu là Amazon, Barnes & Noble và Apple đều

cho phép khách hàng đọc sách đã mua của họ

trên nhiều thiết bị Sự cho phép này đã giảm

thiểu vấn đề về các định dạng sách Độc giả

không hoặc ít khi cần chuyển đổi một cuốn sách

được lưu ở một định dạng sang một thiết bị yêu

cầu định dạng khác

Ở Châu Âu, nơi được đánh giá là có sự phát

triển chậm hơn tại Hoa Kỳ, các nhà xuất bản

cung cấp sách điện tử ở các định dạng văn

bản khác nhau Vì thế, các định dạng rất quan

trọng đối với người mua sách cũng như người

sử dụng Họ luôn quan tâm đến, liệu sách điện

tử họ mua có tương thích với thiết bị của họ

không, có sử dụng được sách không, không

phát sinh chi phí

Như vậy, từ cách hiểu khi sách điện tử mới

xuất hiện và cho đến nay, khi sách điện tử đã

trở nên rất phổ biến, sách điện tử dù có tồn tại

dưới hình thức định dạng khác nhau thì vẫn có

những điểm chung sau: (1) Là ấn phẩm điện tử

của các dạng sách in, không nhất thiết là đã có

sách in; (2) hình thức rất đa dạng: không chỉ là

văn bản thể hiện bằng chữ viết, mà còn là hình

ảnh, hoạt hóa, âm thanh, kể cả video clip; (3)

việc sử dụng (đọc, xem, nghe…) phải gắn với

các thiết bị đọc sách chuyên dùng và/hoặc các

thiết bị khác như máy tính, điện thoại thông

minh, ipad… có/không kết nối Internet

Trong bài nghiên cứu này, sách điện tử được hiểu là các loại sách có những điểm chung đã liệt kê ở trên, và để phân biệt với các loại sách

in trên giấy, không bao hàm những loại sách khác (sách in trên thẻ tre, sách lụa, sách khắc trên đá…) đã từng tồn tại và phát triển với sự phát triển của loài người trong hàng nghìn năm qua

Sách điện tử và sách in đều có những ưu điểm

và nhược điểm Dưới đây là bảng tổng hợp các

ưu, nhược điểm của sách in và sách điện tử

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu, phiếu điều tra được thiết kế và gửi qua email tới sinh viên đang học tập tại các trường đại học tại Hà Nội Sinh viên là những người đang học tập tại trường đại học, cao đẳng, không bao gồm các đối tượng học sau đại học, học nghề tại các trường nghề Bảng câu hỏi có tiêu đề Phiếu điều tra tình hình sử dụng sách điện tử tại Việt Nam và được xây dựng ở định dạng trực tuyến Google Forms chỉ được gửi tới các sinh viên học đại học Thời gian thu thập dữ liệu là tháng

10, 11/2018 Tổng số phiếu thu được là 487 Mặc dù tổng thể số lượng sinh viên đang học

Bảng 1 Các ưu, nhược điểm của sách điện tử với sách in

Các ưu

điểm Thuận tiện trong khi du lịch, lưu trữ số lượng lớnGiá cả thường thấp hơn giá sách in

Người mua nhận sách điện tử thường rất nhanh chóng

Có tính năng điều chỉnh cỡ chữ to nhỏ, điều chỉnh ánh sáng,

giúp người đọc tiện dụng nhất

Không tốn kém giấy in, mực in

Tiết kiệm không gian lưu trữ sách so với sách in

Tìm kiếm thông tin trên sách rất nhanh chóng

Tương tác và kết nối với các tài liệu tham chiếu dễ dàng

Thông tin và nội dung sách đa dạng: chữ, âm thanh, hình ảnh…

Cập nhật phiên bản sách nhanh chóng

Chuyển đổi hình thức điện tử sang trang in dễ dàng

Dễ đọc, đánh dấu Bán lại dễ dàng Không cần đầu tư thiết bị đọc,

Không cần bảo hành Không lệ thuộc vào mạng Internet và các thiết bị điện

tử, phần mềm Tốt cho sức khỏe

Đa dạng hình ảnh, tạo cảm giác và ấn tượng tốt đẹp về văn hóa đọc

Các

nhược

điểm

Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn

Phụ thuộc vào thiết bị điện tử và công nghệ

Khó chia sẻ (bởi các quy định về bản quyền)

Có khả năng gây hại sức khỏe cho người đọc, đặc biệt về thị lực

Tốn kém không gian lưu trữ, bảo quản

Khó khăn vận chuyển Khó cập nhật các phiên bản

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 5

tập tại các trường đại học tại Hà Nội năm 2018

là khoảng trên 400 nghìn là tổng thể rất lớn,

nhưng theo C.R Kothari (2008), với cỡ mẫu

trên 384 đã đảm bảo độ chính xác trên 95% và

có tính đại diện tổng thể

4 Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm của mẫu điều tra: Với tổng số 487

phiếu trả lời, số lượng 308 (63,2%) là sinh viên

nữ, và 179 (36,8%) sinh viên nam Theo quá

trình học tập tại trường đại học, 120 (24,6%)

sinh viên đang học năm thứ nhất, 102 (20,9%)

sinh viên năm thứ hai, 203 (41,6%) sinh viên

đang học năm thứ 3, còn lại 62 (12,7%) là sinh

viên năm cuối Theo khối ngành, sinh viên

đang theo học 402 (82,5%) khối ngành kinh tế

và kinh doanh, 85 (17,5%) sinh viên học khối

ngành toán- công nghệ thông tin Về đọc sách

điện tử: 100% sinh viên đã biết đến sách điện

tử, và đã từng sử dụng sách điện tử trong các

hoạt động của họ Sự khác nhau chủ yếu về loại sách điện tử và thời gian đã sử dụng

Về thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử:

Mặc dù sinh viên là những người có độ tuổi phổ biến từ 18- 25, nhưng chỉ có 130 (26,7%) sinh viên sử dụng sách dưới 1 năm Thậm chí có đến

43 (8,9%) sinh viên đã sử dụng trên 10 năm, tức là khoảng độ tuổi dưới 15 tuổi đã sử dụng sách điện tử Tính thời gian từ 1 đến 5 năm, có 47,8% số sinh viên đã sử dụng Như vậy, sinh viên đã sử dụng sách điện tử khá sớm, ngay từ giai đoạn trước khi là sinh viên

Phân tích các mối liên quan về thời gian bắt đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại trường: Bảng 2 dưới đây phản ánh thời gian bắt

đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại trường

Bảng 2 cho thấy có mối tương quan cùng chiều

về thời gian bắt đầu đọc sách điện tử với quá trình học tập tại trường Nếu sinh viên năm nhất

có đến 81,7% đọc sách điện tử dưới 1 năm thì sinh viên năm hai đã giảm đi chỉ còn 31,4%, và năm ba, năm tư chỉ là 0%; trong khi thời gian đọc sách từ 3- 5 năm sinh viên năm nhất và hai rất thấp chỉ là 5,8% và 3,9% tương ứng, nhưng đối với sinh viên năm ba thì thời gian đọc sách

từ trên 3 năm là cao nhất tương ứng 42,4% và 53% Như vậy, sinh viên có thời gian quá trình học tại trường đại học càng ít thì đọc sách điện

tử với thời gian ngắn, và ngược lại có thời gian quá trình học tại trường đại học dài thì đọc sách điện tử với thời gian dài

Hình 1

Thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 2 Tổng hợp số sinh viên học tập và thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử

Quá trình

học tại

trường

Thời gian bắt đầu sử dụng sách điện tử

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Trang 6

có ý định mua thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng nếu giá dưới 200 USD (pwc, 2014), cho thấy tỷ lệ 3,7% số sinh viên có thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng tại Việt Nam là tỉ lệ thấp, phản ánh đầu tư cho thiết bị đọc sách điện tử của sinh viên Việt Nam nói riêng, và tại Việt Nam còn chưa được coi trọng

Về nguồn sách điện tử sử dụng: Nguồn sách

Hình 2 Loại thiết bị sử dụng để đọc sách điện tử

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Về loại thiết bị sử dụng để đọc sách: Số trả lời

có thiết bị để đọc sách điện tử chuyên dùng chỉ

chiếm rất nhỏ, 18 sinh viên (3,7%), trong khi

máy vi tính, laptop và điện thoại thông minh

được sinh viên sử dụng chủ yếu để đọc sách

điện tử So với tại Hoa Kỳ quốc gia đứng đầu

thế giới về phát triển sách điện tử, những người

được điều tra sở hữu thiết bị đọc sách điện tử

chuyên dụng dưới 7% năm 2016, 15% số người

Hình 3 Nguồn sách điện tử sử dụng

Trang 7

điện tử phổ biến nhất là sinh viên tìm kiếm

sách file pdf qua Internet và Google books

(hay Google Book Search) chiếm tỉ lệ lớn nhất

các trả lời, khoảng 302 sinh viên (62,0%), thứ

hai là đăng ký đọc sách trực tuyến nguồn mở

và đăng ký trả phí đọc sách trực tuyến 128 sinh

viên (26,3%), thứ ba là sách CD 104 sinh viên

(21,3%), thứ tư là thư viện số của trường đại

học 78 sinh viên (16,1%), và thấp nhất là mua

(bao gồm cả sách điện tử chuyên dụng) chỉ

chiếm tỉ lệ 3,8% So sánh với kết quả khảo sát

tại ba trường đại học Nigeria trong một nghiên

cứu của Vera Nkiruka Akpokodje (2016) trên

154 trả lời gồm sinh viên đại học và sau đại học, cũng có tỉ lệ trả lời tìm kiếm Google books search cao nhất là 70,8%, truy cập sách trực tuyến nguồn mở đứng chiếm tỉ lệ đứng thứ hai 30,7%, đăng kí đọc trực tuyến phải trả phí đứng thứ ba là 19% Kết quả phản ánh có những điểm khá tương đồng, và có những điểm khác biệt trong hai khảo sát điều tra Đáng lưu ý là nguồn sách điện tử từ việc mua thiết bị đọc sách chuyên dụng và các nguồn khác (tặng, chia sẻ…) là 4,3% cao hơn tỷ lệ sinh viên có thiết bị đọc sách chuyên dụng

Hình 4 Thời gian đọc sách hàng tuần của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Hình 5 Địa điểm đọc sách điện tử của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Trang 8

Về thời gian đọc sách điện tử trung bình hàng

tuần: Chiếm tỷ lệ lớn nhất 42,9% (209 sinh

viên) có thời gian đọc sách từ 100- 105 phút/

tuần, tiếp theo là 184 sinh viên (37,8%) dưới

100 phút/tuần, và thấp nhất là 94 sinh viên

(19,3%) trên 100 phút/tuần So sánh với thời

gian đọc sách trung bình của người Mỹ 16,8

phút/ngày năm 2018, giảm 2 phút so với năm

2015 là 19 phút, tức là khoảng 118- 133 phút,

tức khoảng 2 giờ/tuần (Terence P Jeffrey,

2018), thì các sinh viên Việt Nam được điều tra

có thời gian đọc sách điện tử trung bình hàng

tuần cao hơn 100 phút là 57,1% thấp hơn so với thời gian đọc sách trung bình của người Mỹ Trong một nghiên cứu khảo sát của Wisconsin (2016) năm 2015- 2016 với 9,9 triệu sinh viên

có 54% sinh viên đọc sách dưới 15 phút/ngày tức là dưới 105 phút/tuần, có 28% sinh viên đọc sách từ 15- 30 phút/ngày tức là 105- 210 phút/ tuần; và trên 30 phút/ngày chỉ có 18% Trong điều tra khảo sát này, nếu tính tổng thời gian đọc sách in và sách điện tử của sinh viên Việt Nam trên 150 phút/tuần là 184 (38,5%) thì tỉ lệ này cao hơn so với trung bình của khảo sát của

Hình 6 Mục đích sử dụng sách điện tử của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Hình 7 Sử dụng loại sách điện tử của sinh viên tại các trường đại học

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Trang 9

Wisconsin Từ kết quả điều tra cũng cho thấy,

sinh viên có xu hướng chuyển sang đọc sách

điện tử, với thời gian đọc trên 100 phút/tuần

có cao hơn so với đọc sách in, mặc dù mức độ

chênh lệch không lớn

Về địa điểm đọc sách điện tử: Năm địa điểm

được đưa ra trong câu hỏi điều tra là tại nhà,

thư viện trường đại học, thư viện công cộng,

trên đường di chuyển, và địa điểm công cộng

Kết quả trả lời cho thấy, sinh viên đọc sách

tại nhà (phòng trọ, kí túc xá) là cao nhất 324

sinh viên (66,53%), tiếp đến trên đường đi (đi

học, du lịch, về quê… ) là 36,14%; tại thư viện

trường đại học chỉ đứng vị trí thứ ba 81 sinh

viên (16,63%)

Về mục đích sử dụng sách điện tử: Mục đích

sử dụng sách điện tử đối với sinh viên được xác

định gồm: cho học tập và nghiên cứu, các công

việc ngoài học tập, và giải trí (đọc tiểu thuyết,

truyện, khám phá…) Kết quả điều tra thu được

trả lời như sau: 379 trả lời cho mục đích học tập

và nghiên cứu khoa học, chiếm 77,8%; 212 trả

lời cho công việc ngoài học tập chiếm 44,5%;

và 276 trả lời cho hoạt động giải trí chiếm

56,7% Cũng theo Vera Nkiruka Akpokodje

(2016), sử dụng sách điện tử cho học tập và

nghiên cứu là chủ yếu với tỉ lệ tương ứng là

56,1% và 56,8%, tiếp theo là thực hiện một

nhiệm vụ 24,2%, giải trí chỉ chiếm 13,6% Như vậy, nếu so sánh hai kết quả khảo sát điều tra này, thì việc sử dụng sách điện tử cho các mục đích khác nhau của sinh viên Việt Nam khá cao, đặc biệt cho mục đích giải trí cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát bởi VeraNkiruka

Về loại sách điện tử được sinh viên tìm đọc:

Có nhiều cách phân loại sách điện tử, ở đây phân loại theo trường đại học tham gia khảo sát, sách điện tử bao gồm sáu loại: giáo trình điện tử, sách tham khảo, chuyên khảo, sách bài tập gọi chung là giáo trình; các loại từ điển; bài giảng điện tử các khóa học hoặc chương trình bồi dưỡng; tạp chí điện tử và bài báo; kỷ yếu hội thảo khoa học điện tử; sách ngoài khóa học

và giải trí gọi chung là sách giải trí Kết quả điều tra như sau: mặc dù mục đích sử dụng sách điện tử là học tập và nghiên cứu rất cao nhưng bài giảng điện tử và sách giải trí là hai loại sách điện tử được sinh viên tìm đọc cao nhất Bốn loại sách điện tử còn lại là giáo trình điện tử, từ điển, tạp chí và kỷ yếu có kết quả tìm đọc rất thấp Đối chiếu với kết quả điều tra của Vera Nkiruka thì có sự khác biệt rất lớn Theo Vera Nkiruka Akpokodje (2016), tỉ lệ giáo trình điện

tử được sử dụng là cao nhất 64,3%, kế tiếp là từ điển và sách tham khảo 40%; tạp chí điện tử là 27%

Hình 8 Sử dụng loại sách điện tử: ngoại văn, ngoại ngữ, và tiếng Việt Nam của sinh viên tại

các trường đại học

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Trang 10

Tình hình sử dụng loại sách điện tử ngoại

văn, sách học ngoại ngữ và sách viết bằng

tiếng Việt Nam: sinh viên sử dụng cả ba loại

sách ngoại văn (không phải là sách ngoại ngữ),

sách tiếng Việt, và sách học ngoại ngữ (không

bao gồm CD audio, clip) Kết quả khảo sát cho

thấy, sách ngoại ngữ được sử dụng thấp nhất

3,7%, tiếp là sách ngoại văn 7,6%; chủ yếu là

sách viết bằng tiếng Việt Nam 100%

Nhận thức về vị thế của sách điện tử: Các câu

hỏi được khảo sát nhằm đánh giá ưu điểm sách

điện từ so với sách in, khả năng tiếp cận với

sách điện tử qua đánh giá vị thế của sách điện

tử với sách in Câu hỏi sách điện tử có thể sử

dụng thay thế sách in theo năm mức: 1 Tuyệt đối không, 2 Rất thấp, 3 Có thể 4 Khá tốt , 5 Hoàn toàn tốt Kết quả khảo sát cho thấy, thái

độ nhận thức sách điện tử có thể thay được và thay khá tốt chiếm tỉ lệ cao nhất Sách điện

tử tuyệt đối không thay cho sách in chỉ chiếm 7,8% Đồng ý với nhận định sách điện tử có thể thay thế hoàn toàn tốt cho sách giấy chỉ là 17,04% Không có phương án nào vượt quá 50%

Khả năng tiếp cận sách điện tử: về sự sẵn có

sách điện tử, chi phí đầu tư và sử dụng sách điện tử, hỗ trợ của trường nơi sinh viên học tập Đánh giá về sự sẵn có của sách điện tử trên năm

Hình 9 Nhận thức về vị thế của sách điện tử của sinh viên

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 3 Bảng tổng hợp khả năng tiếp cận sách điện tử Các câu hỏi Hoàn toàn Tỷ lệ đánh giá theo Mức điểm đánh giá (%)

không đồng ý đồng ýKhông Đồng ý đồng ýKhá Hoàn toàn đồng ý

Sự sẵn có sách điện tử tại thư viện nhà trường 24 37 21 13 5

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng CNTT & Internet tại Trường 20 22 28 24 6

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả

Ngày đăng: 02/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w