1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU - TRA CỨU ĐÓI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN - ĐIỂM CAO

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu - Tra Cứu Đói Biện Pháp Giáo Dục Tại Trường Giáo Dưỡng Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Và Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện
Tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa
Người hướng dẫn Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ, Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Khoa học xã hội - Tài chính thuế NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÒI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự VÀ MỘT số KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA * * Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh E-mail: ntphoafajhcmulaw.edu.vn 1 Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, “trẻ em” là người dưới 18 tuổi, vì vậy trong bài viết này, thuật ngữ “trẻ em” cũng có nghĩa là “người Tóm tắt: Giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Mặc dù biện pháp này được quy định ngay trong Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam và duy trì cho đến nay nhưng rất ít tài liệu phân tích về bản chất và căn cứ áp dụng của biện pháp này. Hơn nữa, quy định hiện hành của nước ta về biện pháp này vẫn chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên. Bài viết phân tích bản chất của biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và thông qua việc so sánh quy định của Việt Nam về biện pháp này với các chuẩn mực quốc tể, bài viết đề xuất một sổ kiến nghị sửa đổi quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về nguyên tắc xử lí đoi với người dưới 18 tuổi phạm tội và căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Từ khoả: Biện pháp tư pháp; người dưới 18 tuối phạm tội; trách nhiệm hình sự Nhận bài: 18/10/2021 Hoàn thành biên tập: 29/8/2022 Duyệt đãng: 29/8/2022 EDUCATIONAL MEASURES IN REFORMATORY INSTITUTIONS UNDER THE CRIMINAL CODE AND SOME RECOMMENDATIONS FOR IMPROVEMENT Abstract: Educational measures in Reformatory Institutions is a judicial measure applicable to juveniles under the Vietnamese Criminal Code. Although this measure has been in place from the first Criminal Code to the current one, there are a few researches on the nature and grounds for the application of this measure. Additionally, the current regulations of Vietnam are not fully in line with the international standards on juvenile justice. In this paper, the author analyzes the nature of this measure, and compares the the regulations under the Vietnamese Criminal Code with international norms and standards on juvenile criminal justice. From that background the author provides some recommendations to amend the provisions of the Vietnamese Criminal Code 2015 (amended in 2017) on the principles of dealing with juvenile offenders and the grounds for applying this measure. Keywords: Judicial measures; juvenile criminals; criminal responsibility Received: Oct 18th, 2021; Editing completed: Aug 2fh, 2022; Acceptedfor publication: Aug 2f\ 2022 Giáo dục tại trường giáo dường là biện pháp xử lí hình sự đặc thù, chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội1.*1 Biện pháp này đã được quy định truyền thống trong luật hình sự Việt Nam, ngay từ Bộ luật Hình sự (BLHS) đầu tiên cho đến dưới 18 tuổi”. Ngoài ra, trong các văn kiện quốc tế về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, thuật ngữ “ưẻ em” cũng được coi là “người chưa thành niên”. Do vậy, trong bài viết này, thuật ngữ: “người dưới 18 tuổi phạm tội” cũng được hiểu là “người chưa thành niên phạm tội”. 36 TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 8/2022 NGHIÊN cứu - TRA o ĐÓI nay. Tuy nhiên, BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) đã có những thay đổi trong quy định về biện pháp này, bao gồm: điều chỉnh tên gọi, xác định lại thứ tự ưu tiên áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng so với hình phạt. Ngoài ra, các BLHS trước đây quy định hai loại biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên là: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dường. Tuy nhiên, BLHS năm 2015 đã điều chuyển biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sang nhóm các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và theo Ban soạn thảo, đây là một biểu hiện của xử lí chuyển hướng2. 2 Mục 1(12) Bàn Thuyết minh chi tiết về Dự thảo BLHS (sửa đổi) của Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi) vào tháng 4/2015. Xử lí chuyển hướng ngày càng được nhấn mạnh, đặc biệt là trong tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, vậy giáo dục tại trường giáo dường có phải là một biện pháp xử lí chuyển hướng? Căn cứ áp dụng biện pháp này có phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về xử lí người chưa thành niên phạm tội và có những hạn chế nào cần khắc phục? Quy định về ưu tiên áp dụng biện pháp này so với hình phạt có phù hợp với tính nghiêm khắc của biện pháp này và chuần mực quốc tế về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên? 1. Bản chất của biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng Như đã đề cập, quan diêm xử lí hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trên thế giới ngày càng gia tăng tính nhân đạo, nhấn mạnh vấn đề xử lí chuyển hướng. Trong xu hướng đó, BLHS năm 2015 mở rộng các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục. Một trong các biện pháp tư pháp áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại BLHS năm 1985 và 1999 là biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã được BLHS năm 2015 chuyển thành biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Các quy định mới của BLHS năm 2015 dẫn đến yêu cầu làm rõ bản chất của biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ưong hệ thống các biện pháp xử lí hình sự. Trước hết, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi người dưới 18 tuổi bị xác định đã phạm một tội được quy định tại BLHS. Vì vậy, đây là một dạng hậu quả pháp lí bất lợi phát sinh do việc thực hiện tội phạm. Hậu quả pháp lí này được quy định trong BLHS và do toà án có thẩm quyền áp dụng (Điều 91 BLHS năm 2015). Nói cách khác, về bản chất, biện pháp giáo dục tại trường giáo dường là một dạng (một hình thức) của trách nhiệm hình sự. Điều này cũng khẳng định sự khác biệt giữa biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với các biện pháp tư pháp khác, ví dụ: biện pháp bồi thường thiệt hại về sức khoẻ hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra là những biện pháp dân sự trong việc giải quyết vụ án hình sự. Những biện pháp đó không phải là một dạng của trách nhiệm hình sự, bởi lẽ dù hành vi của chủ thể gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản không cấu thành tội phạm theo luật hình sự thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường những thiệt hại gây ra theo quy định của luật dân sự. Điều này có nghĩa là không phải mọi biện pháp tư pháp đều là hình thức TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 8/2022 37 NGHIÊN CỬU - TRÁ o ĐÓI của trách nhiệm hình sự, trong khi đó, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng chính là một hình thức của trách nhiệm hình sự, một dạng hậu quả pháp lí bất lợi của việc thực hiện tội phạm do luật hình sự quy định. Có quan điểm cho rằng các biện pháp tư pháp là một dạng của trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, quan điểm này có mâu thuẫn nội tại khi cho rằng biện pháp tư pháp được áp dụng cả đối với người không phạm tội. Mặt khác, cùng quan điểm với chúng tôi, có tác giả xác định một số biện pháp tư pháp trong BLHS không quy định trách nhiệm hình sự của người phạm tội3. 3 Trần Đinh Thắng, “Biện pháp tư pháp - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 09(409)/2020, tr. 11, 13; Nguyễn Thị Ánh Hồng, “Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người”, Tạp chi Khoa học pháp lí, số 03/2012, tr. 30. 4 Công ước về quyền trẻ em tại: Convention on the Rights of the Child I OHCHR, https://www.ohchr. org/en/instruments-mechanisms/instruments/conven tion-rights-child, truy cập 10/8/2022. 5 Xem tạ: CRƠƠGC/24 (ohchr.otg), truy cặp 10/8/2022. Ngoài ra, giáo dục tại trường giáo dưỡng có phải là một trong các biện pháp xử lí chuyển hướng? Đe trả lời được câu hỏi này cần xuất phát từ định nghĩa “xử lí chuyển hướng”, về cơ bản, xử lí chuyển hướng nhấn mạnh việc xử lí khoan hồng hơn đối với người chưa thành niên phạm tội, tránh cho họ phải chịu ảnh hưởng của các cách thức và biện pháp cưỡng chế hình sự truyền thống. Việt Nam chưa có quan điểm chính thức về mặt pháp lí như thế nào là xử lí chuyển hướng, vì vậy trong bài viết này, tác giả dựa vào Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 (sau đây gọi tắt là Công ước về Quyền trẻ em) và Bình luận chung số 24 của ủy ban về Quyền trẻ em (sau đây gọi tắt là Bình luận chung số 24) để đưa ra quan điểm. Điểm b khoản 3 Điều 40 Công ước về Quyền trẻ em đặt ra những tiền đề về xử lí chuyển hướng đối với trẻ em vi phạm pháp luật hình sự như sau: “3. Các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đấy việc thiết lập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vỉ phạm luật hình sự, và cụ thể là: b. Bất kì khi nào thay thích hợp và cần thiết cần đề ra các biện pháp xử lí những trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo vệ pháp lí được tôn trọng đầy đủ ” 4. Tiếp nối quy định này, Đoạn 8 Bình luận chung số 24 đưa ra định nghĩa: “Chuyển hướng: các biện pháp chuyên trẻ em ra khỏi hệ thống tư pháp, bất cứ thời điếm nào trước hoặc trong quả trình tố tụng liên quan ”5. Ngoài ra, Đoạn 18(e) Bình luận chung số 24 lưu ý: “Các biện pháp xử lí chuyển hướng không bao gồm sự tước tự do”. Đồng thời, Đoạn 8 của văn bản này giải thích: “Tước tự do là bất cứ hình thức giam giữ hoặc đưa một người vào tù hoặc vào nơi giam giữ có tỉnh chất công khai hoặc bí mật theo lệnh của bất cứ một chủ thê có thâm quyền về tư pháp hoặc hành chính hoặc quyền lực công khác mà người đó không được rời khỏi những nơi này theo ý chí của mình Khi người dưới 18 tuổi phạm tội bị đưa vào trường giáo dưỡng từ 1 đến 2 năm, họ không thể rời khỏi Trường giáo dưỡng theo ý chí của mình. Đối chiếu với các quy định đã 38 TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 8/2022 NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI viện dẫn, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không phải là một biện pháp xử lí chuyển hướng vì đây là một biện pháp mang tính tước tự do6. Ngoài ra, thời điểm áp dụng biện pháp này khá muộn, đó là khi người phạm tội đã bị áp dụng các biện pháp tố tụng toà án, đã bị kết án bằng một bản án của toà án. Vì vậy, ở góc độ này, giáo dục tại trường giáo dưỡng cũng không phải là biện pháp xử lí chuyển hướng. 6 Mục 3 Chương X Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Xem them: Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dường; Thông tư liên tịch số 43/2015/TT-BCA ngày 09/9/2015 của Bộ Công an quy định về thăm gặp; nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại đối với học sinh trường giáo dường, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc; Thông tư liên tịch số 20/2015/TT-BCA ngày 14/5/2015 của Bộ Công an về ban hành Nội quy trường giáo dưỡng. Tuy các nghị định và thông tư liên tịch nêu trên đã hết hiệu lực theo khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng vẫn có giá trị tham khảo nhất định khi chưa có văn bản mới. Tóm lại, biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là một hình thức của trách nhiệm hình sự và theo chuẩn mực quốc tế thì đây là một biện pháp tước tự do. 2. Căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và kiến nghị Căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dường là những cơ sở mà toà án dựa vào đó để áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Vì giáo dục tại trường giáo dưỡng là một biện pháp xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội; các căn cứ để áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm: 1) căn cứ chung để lựa chọn biện pháp xử lí hình sự đối với tất cả người phạm tội trong đó có người chưa thành niên; 2) căn cứ đặc thù trong nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội và 3) căn cứ riêng biệt của biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Trong các căn cứ đã nêu, thứ tự ưu tiên áp dụng bị chi phối bởi quy định tại Điều 90 BLHS năm 2015, theo đó căn cứ đặc thù đối với người chưa thành niên được ưu tiên áp dụng khi có những nội dung khác với quy định chung. Bài viết chỉ tập trung vào nhóm căn cứ đặc thù khi lựa chọn biện pháp xử lí với người chưa thành niên phạm tội và căn cứ riêng biệt của chính biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. - Căn cứ đặc thù trong nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Đoạn 2 khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định: “Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiếm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”. Theo quy định này, khi lựa chọn các biện pháp xử lí đối với dưới 18 tuổi phạm tội trong đó có biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, toà án phải căn cứ thêm một số yếu tố. Thứ nhất, độ tuổi của người phạm tội. Độ tuổi liên quan chặt chẽ với mức độ phát triển về thể chất, tâm lí và nhận thức xã hội của người phạm tội. Mức độ phát triển này liên quan chặt chẽ với khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Một người càng phát triển về thể chất, tâm lí, xã hội thì càng nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Người dưới 18 tuổi phạm tội (người chưa thành niên) là những người chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, càng nhỏ tuổi thì sự phát triển càng hạn chế. Đây TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 8/2022 39 NGHIÊN CỬU - TRA o ĐÓI chính là lí do cần xem xét độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội để lựa chọn biện pháp xử lí phù hợp. Căn cứ đặc thù này phù hợp với các quy định khung của Liên hợp quốc về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên. Cụ thể, khoản 1 Điều 40 Công ước về Quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cảo buộc hay bị xác nhận là đã vi phạm luật hình sự được đổi xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuối của trẻ em cũng như mong muôn thúc đẩy sự tái hòa nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tỉnh chất xây dựng trong xã hội ”. Đoạn 2 Bình luận chung số 24 nêu: “Trẻ em khác với người lớn về sự phát triền thế chất và tâm lí. Sự khác nhau này tạo nên cơ sở cho việc thừa nhận trách nhiệm nhẹ hơn và một hệ thong riêng với cách tiếp cận khác biệt và cá nhãn hoả ”. Thứ hai, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong khi căn cứ thứ nhất về độ tuổi có liên quan chặt chẽ đến khả năng nhận thức xã hội của người chưa thành niên nhưng căn cứ thứ nhất dừng ở mức độ chung, phổ quát cho một độ tuổi nhất định. Căn cứ thứ hai tập trung vào sự nhận thức của người phạm tội chưa thành niên cụ thể đối với chính hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Căn cứ này có sự tưcmg thích nhất định với khung pháp lí quốc tế về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên. Bình luận chung số 24 nhấn mạnh rằng hệ thống tư pháp người chưa thành niên cần cung cấp biện pháp xử lí “cá nhân hoá”. Đồng thời, Quy tắc 1.2 Các quy tắc, chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về những biện pháp không giam giữ năm 1990 (Quy tắc Tokyo) cũng khẳng định: “Những nguyên tắc này nhằm khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng vào quản lí tư pháp người chưa thành niên, đặc biệt là sự xử lí người chưa thành niên, đồng thời khuyến khích những người phạm tội nhận thức trách nhiệm đối với xã hội ”. Điều này cho thấy rằng nhà làm luật Việt Nam quy định căn cứ này là phù hợp với mục tiêu cá nhân hoá biện pháp xử lí và phù hợp với mục đích khi áp dụng các biện pháp xử lí là khuyến khích người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức trách nhiệm của họ đối với xã hội. Tuy nhiên, căn cứ đã nêu chỉ đề cập khả năng nhận thức của người phạm tội về “tính chất” nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà không đề cập khả năng nhận thức của người phạm tội về “mức độ” nguy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội7. Khoản 4 Điều 40 Công ước về Quyền ưẻ em khi đề cập về sự đa dạng các biện pháp xử lí đối với người chưa thành niên yêu cầu các biện pháp này cần tưong xứng với lợi ích của trẻ em, hoàn cảnh và “tộiphạm của họ”. Quy tắc 17(l)(a) Quy tắc của Liên hợp quốc về chuẩn mực tối thiểu về hoạt động tư pháp người chưa thành niên năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh) và Quy tắc 2.3 Quy tắc Tokyo cũng đề cập việc xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm (nature and gravity of the crime). Vì 7 Quy định này đã được duy tri từ BLHS năm 1985 đến nay. Xem đoạn 2 khoản 1 Điều 59 BLHS năm 1985; đoạn 2 k

Trang 1

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÒI

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự VÀ MỘT số KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA *

* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh

E-mail: ntphoafajhcmulaw.edu.vn

1 Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989,

“trẻ em” là người dưới 18 tuổi, vì vậy trong bài viết

này, thuật ngữ “trẻ em” cũng có nghĩa là “người

Tóm tắt: Giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Mặc dù biện pháp này được quy định ngay trong Bộ luật Hình sự đầu tiên của Việt Nam và

duy trì cho đến nay nhưng rất ít tài liệu phân tích về bản chất và căn cứ áp dụng của biện pháp này

Hơn nữa, quy định hiện hành của nước ta về biện pháp này vẫn chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế

về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên Bài viết phân tích bản chất của biện pháp tư pháp

giáo dục tại trường giáo dưỡng và thông qua việc so sánh quy định của Việt Nam về biện pháp này với

các chuẩn mực quốc tể, bài viết đề xuất một sổ kiến nghị sửa đổi quy định của BLHS năm 2015 (sửa

đổi, bổ sung năm 2017) về nguyên tắc xử lí đoi với người dưới 18 tuổi phạm tội và căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Từ khoả: Biện pháp tư pháp; người dưới 18 tuối phạm tội; trách nhiệm hình sự

Nhận bài: 18/10/2021 Hoàn thành biên tập: 29/8/2022 Duyệt đãng: 29/8/2022

EDUCATIONAL MEASURES IN REFORMATORY INSTITUTIONS UNDER THE CRIMINAL

CODE AND SOME RECOMMENDATIONS FOR IMPROVEMENT

Abstract: Educational measures in Reformatory Institutions is a judicial measure applicable to juveniles under the Vietnamese Criminal Code Although this measure has been in place from the first

Criminal Code to the current one, there are a few researches on the nature and grounds for the

application of this measure Additionally, the current regulations of Vietnam are not fully in line with

the international standards on juvenile justice In this paper, the author analyzes the nature of this measure, and compares the the regulations under the Vietnamese Criminal Code with international norms and standards on juvenile criminal justice From that background the author provides some

recommendations to amend the provisions of the Vietnamese Criminal Code 2015 (amended in 2017)

on the principles of dealing with juvenile offenders and the grounds for applying this measure.

Keywords : Judicial measures; juvenile criminals; criminal responsibility

Received: Oct 18th, 2021; Editing completed: Aug 2fh, 2022; Acceptedfor publication: Aug 2f\ 2022

Giáo dụcpháp xử tại trườnglí hìnhsự đặc giáothù, chỉ được ápdường là biện

dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội1 *

Biện pháp này đã được quy định truyền

thống trong luật hình sự Việt Nam, ngay từ

Bộ luật Hình sự (BLHS) đầu tiên cho đến

dưới 18 tuổi” Ngoài ra, trong các văn kiện quốc tế

về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên, thuật ngữ “ưẻ em” cũng được coi là “người chưa thành niên” Do vậy, trong bài viết này, thuật ngữ:

“người dưới 18 tuổi phạm tội” cũng được hiểu là

“người chưa thành niên phạm tội”.

Trang 2

NGHIÊN cứu - TRA o ĐÓI

nay Tuy nhiên, BLHS năm 2015, sửa đổi,

bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS

năm 2015) đã có những thay đổi trong quy

định về biện pháp này, bao gồm: điều chỉnh

tên gọi, xác định lại thứ tự ưu tiên áp dụng

biệnpháp giáo dục tại trường giáo dưỡng so

với hình phạt Ngoài ra, các BLHS trước đây

quy định hai loại biện pháp tư pháp đối với

người chưa thành niên là: giáo dục tại xã,

phường, thị trấn và đưa vào trường giáo

dường Tuy nhiên, BLHS năm 2015 đã điều

chuyển biện pháp giáo dục tại xã, phường,

thị trấn sang nhóm các biện pháp giám sát,

giáo dục trong trường hợp được miễn trách

nhiệm hình sựvà theo Ban soạn thảo, đây là

một biểuhiện của xử lí chuyển hướng2

2 Mục 1(12) Bàn Thuyết minh chi tiết về Dự thảo

BLHS (sửa đổi) của Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi)

vào tháng 4/2015.

Xử lí chuyển hướng ngày càng được

nhấn mạnh, đặc biệt là trong tư pháp hình sự

đối với người chưa thành niên, vậy giáo dục

tại trường giáo dường có phải là một biện

pháp xử lí chuyển hướng? Căn cứ áp dụng

biện pháp này có phù hợp với các chuẩn mực

quốc tế về xử lí người chưathành niên phạm

tội và có những hạn chế nào cần khắc phục?

Quy định về ưu tiên áp dụng biện pháp này

so với hình phạt có phùhợp với tính nghiêm

khắc của biện pháp này và chuần mực quốc

tế về tư pháp hình sự đối với người chưa

thành niên?

1 Bản chất của biện pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng

Như đã đề cập, quan diêm xử lí hình sự

đối với người chưathành niên phạm tội trên

thế giới ngày càng gia tăng tính nhân đạo,

nhấn mạnh vấn đề xử lí chuyển hướng

Trong xu hướng đó, BLHS năm 2015 mở

rộng các trường hợp miễn trách nhiệm hình

sự đối với người dưới 18 tuổi và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục Một trong các

biện pháp tư pháp áp dụngvới người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại BLHS năm 1985

và 1999 là biện pháp giáo dục tại xã, phường,

thị trấn đã được BLHS năm 2015 chuyển

thành biện pháp giám sát, giáo dục trong

trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự Các quy định mới của BLHS năm 2015 dẫn

đến yêu cầu làm rõ bản chất của biện pháp

giáo dục tạitrường giáo dưỡng ưong hệ thống

các biện pháp xử lí hình sự

Trước hết, biện pháp giáo dục tại trường

giáo dưỡngchỉ được áp dụng khi người dưới

18 tuổi bị xác định đã phạm một tội được

quy định tại BLHS Vì vậy, đây là một dạng hậu quả pháp lí bất lợiphát sinh do việc thực hiệntội phạm Hậu quả pháp lí này được quy định trong BLHS và do toà án có thẩm

quyền áp dụng (Điều 91 BLHS năm 2015)

Nói cách khác, về bản chất, biện pháp giáo dục tại trường giáo dường là một dạng (một

hình thức) của trách nhiệm hình sự.Điều này cũngkhẳng địnhsự khác biệt giữabiện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với các biện pháp tư pháp khác, ví dụ: biện pháp bồi

thường thiệt hại về sức khoẻ hoặc tài sản do

hành vi phạmtội gây ra là những biện pháp dân sự trong việc giải quyết vụ án hình sự

Những biện pháp đó khôngphải là một dạng

của trách nhiệm hình sự, bởi lẽ dù hành vi

của chủ thể gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản không cấu thành tội phạm theo luật

hình sự thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi

thường những thiệt hại gây ra theo quy định của luật dân sự Điều nàycó nghĩa là không phải mọi biện pháp tư pháp đều là hình thức

Trang 3

NGHIÊN CỬU - TRÁ o ĐÓI

của trách nhiệm hình sự, trong khi đó, biện

pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng chính là

một hình thức của trách nhiệm hình sự, một

dạng hậu quả pháp bất lợi của việc thực

hiện tội phạm do luật hình sự quy định Có

quan điểm cho rằng các biện pháp tư pháp là

một dạng của trách nhiệm hình sự Tuy

nhiên, quan điểm này có mâu thuẫn nội tại

khi cho rằng biện pháp tư pháp được áp

dụng cả đối với người không phạm tội Mặt

khác, cùng quan điểm với chúng tôi, có tác

giảxác định một số biện pháp tư pháp trong

BLHS không quy định trách nhiệm hình sự

của người phạm tội3

3 Trần Đinh Thắng, “Biện pháp tư pháp - Thực trạng

và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số

09(409)/2020, tr 11, 13; Nguyễn Thị Ánh Hồng,

“Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam

và vấn đề bảo vệ quyền con người”, Tạp chi Khoa

học pháp lí, số 03/2012, tr 30.

4 Công ước về quyền trẻ em tại: Convention on the Rights of the Child I OHCHR, https://www.ohchr org/en/instruments-mechanisms/instruments/conven tion-rights-child, truy cập 10/8/2022.

5 Xem tạ: CRƠƠGC/24 (ohchr.otg), truy cặp 10/8/2022.

Ngoài ra, giáo dục tại trường giáo dưỡng

có phải là một trong các biện pháp xử lí

chuyển hướng? Đe trả lời được câu hỏi này

cần xuất phát từ định nghĩa “xử lí chuyển

hướng”, về cơ bản, xửlí chuyểnhướngnhấn

mạnh việc xử lí khoan hồng hơn đối với

người chưa thành niên phạm tội, tránh cho

họ phải chịu ảnh hưởng của các cách thức và

biện pháp cưỡng chế hình sự truyền thống

Việt Nam chưa có quan điểm chính thức về

mặt pháp lí như thế nào là xử lí chuyển

hướng, vì vậy trongbài viết này, tác giả dựa

vàoCông ước quốc tếvề Quyền trẻ em năm

1989 (sau đây gọi tắt là Công ước về Quyền

trẻ em) và Bình luận chung số 24 của ủy ban

về Quyền trẻ em (sau đây gọi tắt là Bình

luận chung số 24) để đưa ra quan điểm

Điểm b khoản 3 Điều 40 Công ước về

Quyền trẻ em đặt ra những tiền đề về xử lí

chuyển hướng đối với trẻ em vi phạm pháp luật hình sựnhưsau:

“ 3 Các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đấy việc thiết lập những đạo luật,

thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng

riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là đã vỉ phạm luật hình

sự, và cụ thể là:

b Bất kì khi nào thay thích hợp và cần thiết cần đề ra các biện pháp xử lí những trẻ

em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải

sử dụng đến thủ tục tư pháp, miễn là các quyền con người và những bảo vệ pháp lí

được tôn trọng đầy đủ ” 4.

Tiếp nối quy định này, Đoạn 8 Bình luận chung số 24 đưara định nghĩa: “ Chuyển hướng:

các biện pháp chuyên trẻ em ra khỏi hệ

thống tư pháp, bất cứ thời điếm nào trước

hoặc trong quả trình tố tụng liên quan ”5

Ngoài ra, Đoạn 18(e) Bình luận chung số 24 lưu ý: “Các biện pháp xử lí chuyển hướng không bao gồm sự tước tự do ” Đồng thời,

Đoạn 8 của văn bản nàygiải thích: “Tước tự

do là bất cứ hình thức giam giữ hoặc đưa một người vào tù hoặc vào nơi giam giữ có

tỉnh chất công khai hoặc bí mật theo lệnh của bất cứ một chủ thê có thâm quyền về tư

pháp hoặc hành chính hoặc quyền lực công

những nơi này theo ý chí của mình Khi

người dưới 18 tuổi phạm tội bị đưa vào trường giáo dưỡng từ 1 đến 2 năm, họ không thể rời khỏi Trường giáo dưỡng theo ý chí của mình Đối chiếu với các quy định đã

Trang 4

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

viện dẫn, biện pháp giáo dụctại trường giáo

dưỡng không phải là một biện pháp xử lí

chuyển hướng vì đây làmột biện pháp mang

tính tướctự do6 Ngoài ra, thờiđiểm áp dụng

biện pháp này khá muộn, đó là khi người

phạm tội đã bị áp dụng cácbiện pháp tố tụng

toà án, đãbị kết ánbằng một bản áncủa toà

án Vìvậy, ở góc độ này, giáo dục tại trường

giáo dưỡng cũng không phải là biện pháp xử

lí chuyển hướng

6 Mục 3 Chương X Luật Thi hành án hình sự năm

2019 Xem them: Nghị định số 52/2001/NĐ-CP

ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành

biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dường;

Thông tư liên tịch số 43/2015/TT-BCA ngày

09/9/2015 của Bộ Công an quy định về thăm gặp;

nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại đối với

học sinh trường giáo dường, trại viên cơ sở giáo

dục bắt buộc; Thông tư liên tịch số 20/2015/TT-BCA

ngày 14/5/2015 của Bộ Công an về ban hành Nội

quy trường giáo dưỡng Tuy các nghị định và thông

tư liên tịch nêu trên đã hết hiệu lực theo khoản 4

Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp

luật năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng

vẫn có giá trị tham khảo nhất định khi chưa có văn

bản mới.

Tóm lại, biện pháp tư pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng đối với người dưới 18

tuổi phạm tội là một hình thức của trách

nhiệm hình sự và theo chuẩn mựcquốc tế thì

đâylà một biện pháp tước tự do

2 Căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục

tại trường giáo dưỡng và kiến nghị

Căn cứ áp dụng biện pháp giáo dục tại

trường giáo dường là nhữngcơ sởmà toà án

dựa vào đó để áp dụng biện pháp giáo dục

tại trường giáo dưỡng Vì giáo dục tại trường

giáo dưỡng là một biện pháp xử lí đối với

người chưathành niên phạmtội; các căn cứ

để áp dụng biện pháp giáo dục tại trường

giáo dưỡng bao gồm: 1) căn cứchung để lựa

chọn biện pháp xử lí hình sự đối với tất cả người phạm tội trong đó có người chưa

thành niên; 2) căn cứ đặc thù trong nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội và 3)

căn cứ riêng biệt của biện pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng Trong các căn cứ đã nêu,

thứ tự ưu tiên áp dụng bị chi phối bởi quy định tại Điều 90 BLHS năm 2015, theo đó căncứ đặcthùđối vớingười chưa thànhniên được ưu tiên áp dụng khi có những nội dung

khác với quy định chung Bài viết chỉ tập

trung vào nhóm căn cứ đặc thù khi lựa chọn biện pháp xử lí với người chưa thành niên

phạm tội và căn cứriêng biệt củachính biện

pháp giáodụctại trường giáo dưỡng

- Căn cứ đặc thù trong nguyên tắc xử lí đối với ngườidưới 18 tuổi phạm tội

Đoạn 2 khoản 1 Điều91 BLHSnăm 2015

quy định: “Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiếm cho

xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm ” Theo quy định

này, khi lựa chọn các biện pháp xử lí đốivới dưới 18 tuổi phạm tội trong đó có biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, toà án phải

căn cứ thêmmộtsố yếu tố Thứ nhất, độ tuổi của người phạm tội Độ tuổi liên quan chặt

chẽ với mức độ phát triểnvề thể chất, tâm lí

và nhận thức xã hội của người phạm tội Mức độ phát triển này liên quan chặt chẽvới

khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi Một người càng phát triển về thể chất, tâm lí, xã hội thì càng nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về các yêu cầu, đòi hỏi

của xã hội Người dưới 18 tuổi phạm tội

(người chưa thành niên) là những người

chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện, càng

nhỏ tuổi thì sựphát triển càng hạn chế Đây

Trang 5

NGHIÊN CỬU - TRA o ĐÓI

chính là lí do cần xem xét độtuổi của người

chưa thành niên phạm tội để lựa chọn biện

pháp xử lí phù hợp Căn cứ đặc thù này phù

hợp với các quy định khung của Liên hợp

quốc về tư pháp hình sự đối với người chưa

thành niên Cụ thể, khoản 1 Điều 40 Công

ước về Quyền trẻ em quy định: “ Các quốc

gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ

em bị tình nghi, bị cảo buộc hay bị xác nhận

là đã vi phạm luật hình sự được đổi xử theo

cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận

thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá

vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn

trọng của trẻ em đối với những quyền và tự

do cơ bản của người khác và có tính đến độ

tuối của trẻ em cũng như mong muôn thúc

đẩy sự tái hòa nhập của trẻ và giúp trẻ em

đảm đương một vai trò có tỉnh chất xây dựng

trong xã hội ”

Đoạn 2 Bình luận chung số 24 nêu: “Trẻ

em khác với người lớn về sự phát triền thế

chất và tâm lí Sự khác nhau này tạo nên cơ

sở cho việc thừa nhận trách nhiệm nhẹ hơn

và một hệ thong riêng với cách tiếp cận khác

biệt và cá nhãn hoả ”

Thứ hai, khả năng nhận thứcvề tính chất

nguy hiểmcho xã hội củahành vi phạm tội

Trong khi căn cứ thứ nhất về độ tuổi cóliên

quan chặt chẽ đến khả năng nhận thứcxã hội

của người chưa thành niên nhưng căn cứ thứ

nhất dừng ở mức độ chung, phổ quát cho

một độ tuổi nhất định Căn cứ thứ hai tập

trung vào sự nhận thức của người phạm tội

chưa thành niên cụ thểđối với chính hành vi

phạm tội mà họ đã thực hiện Căn cứ này có

sự tưcmg thích nhất định với khung pháp lí

quốc tế về tư pháp hình sự đối với người

chưa thành niên Bình luận chung số 24 nhấn

mạnh rằng hệ thống tư pháp người chưa

thành niên cần cung cấp biện pháp xử lí “cá nhân hoá” Đồng thời, Quy tắc 1.2 Các quy

tắc, chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về những biện pháp không giam giữ năm 1990 (Quy tắc Tokyo) cũng khẳng định: “Những

nguyên tắc này nhằm khuyến khích sự tham

gia nhiều hơn của cộng đồng vào quản lí tư pháp người chưa thành niên, đặc biệt là sự

xử lí người chưa thành niên, đồng thời khuyến khích những người phạm tội nhận

thức trách nhiệm đối với xã hội ” Điều này

cho thấy rằng nhà làm luật Việt Nam quy

định căn cứ này là phù hợp với mục tiêu cá nhân hoá biện pháp xử lí và phù hợp với mục đích khi áp dụng các biện pháp xử lí là khuyến khích người dưới 18 tuổi phạm tội nhận thức trách nhiệm của họ đối với xã hội Tuy nhiên, căn cứđã nêu chỉ đề cập khả năng nhận thức của người phạm tội về “tính

chất” nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà không đề cập khả năng nhận thức của

người phạm tội về “mức độ” nguy hiêm cho

xã hội của hành vi phạm tội7 Khoản 4 Điều

40 Công ước về Quyền ưẻ em khi đề cập về

sự đa dạng các biện pháp xửlí đối với người

chưa thành niên yêu cầu các biện pháp này cần tưong xứng với lợi ích của trẻ em, hoàn

cảnhvà “ tộiphạm của họ ” Quy tắc 17(l)(a)

Quy tắc của Liên hợp quốc về chuẩn mực tối

thiểu về hoạt độngtư pháp người chưathành niên năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh) và Quy tắc 2.3 Quy tắc Tokyo cũngđề cập việc xem

xét tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm (nature and gravity of the crime) Vì

7 Quy định này đã được duy tri từ BLHS năm 1985 đến nay Xem đoạn 2 khoản 1 Điều 59 BLHS năm 1985; đoạn 2 khoản 1 Điều 69 BLHS năm 1999 và đoạn 2 khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015.

Trang 6

NGHIÊN CỬU - TRA o ĐÔI

vậy để toàn diện hơn, Đoạn 2 khoản 1 Điều

91 BLHS năm 2015 cần sửa lại như sau:

“Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải

căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của

họ về tính chấtvà mức độ nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và

điều kiện gây ra tội phạm”

Thứ ba, nguyên nhân và điềukiện gây ra

tội phạm Nhà làm luật bổ sung căn cứ này

trong việc chọn lựa các biện pháp xử lí đối

với ngườidưới 18 tuổi phạmtội, trong đó có

biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là

phù hợp Căn cứ này cũng phù hợp với các

nguyên tắckhung củaLiênhợpquốc về xừlí

người chưa thành niên phạm tội Khoản 4

Điều 40 Công ước về Quyền trẻ em yêu cầu

các quốc gia thành viên “đưa ra nhiều biện

pháp khác nhau nhằm bảo đảm cho trẻ em

được đối xử phù họp với phúc lợi của trẻ và

tương xứng với hoàn cảnh cũng như tội

phạm của trẻ ” Quy tắc 5.1 Quy tắc Bắc

Kinh nêu: “ Hệ thong tư pháp người chưa

thành niên phải nhấn mạnh sự phát triển tốt

của người chưa thành niên và cũng cần phải

bảo đảm bất cứ biện pháp xử lí nào đổi với

người chưa thành niên phạm tội phải luôn

tội và tội phạm ” Ngoài ra,Quy tắc 16.1 của

văn bảnnày cũng nêu: “ Trong tất cả các vụ

án, trừ những vụ có liên quan đến hành vi

phạm pháp ít nghiêm trọng, trước khi cơ

quan có thảm quyền đưa ra quyết định cuối

cùng để đi đến tuyên án, cần phải điều tra kĩ

hoàn cảnh sổng của người chưa thành niên

đó hay những điều kiện dẫn đến phạm tội, đê

tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thấm

quyền xét xử đưa ra được một phán quyết

công minh ” Bình luận về Quy tắc 5.1 giải

thích thêm rằng hoàn cảnh cá nhân của

người phạm tội bao gồm những yếu tố như

tìnhtrạng xã hội, hoàn cảnh gia đình Những

yếu tố này có liên quan đến nguyênnhân và điều kiện phạm tội Tuy nhiên, cách diễn đạt

“nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”

là chưa phù hợp Diễn đạt này có tính chất của văn nói và không thật chính xác Điều kiện của tội phạm là những yếu tố không có

khả năng trực tiếp “gây ra” tội phạm, điều

kiện chỉ tạo ra môi trường thuận lợi để tội

phạm phát sinh8 Do vậy, sẽ hoàn thiện hơn

nếu sửalại là “nguyên nhân và điều kiện của

tội phạm” Mặt khác, cũng cần đề cập rằng

so với quy định của Công ước về Quyền trẻ

em và các quy tắc đã viện dẫn, cụm từ

“nguyên nhân và điều kiện của tội phạm” có

nội hàm hẹp hơn “hoàn cảnh sổng” của người phạm tội Có những yếu tốtrong hoàn

cảnh sống của người phạm tội tương tác, làm phát sinh hoặc thúc đẩy việc thực hiện tội

phạm nhưng cũng có những yếu tố trong

hoàn cảnh sống của người phạm tội không hiện diện trong “nguyên nhân và điều kiện” củatội phạm

8 “Khác với nguyên nhăn của tình hình tội phạm, điều kiện của tình hình tội phạm lại là những nhân

tố không có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, điều kiện chỉ đóng vai trò tạo ra môi trường thuận lợi đê tình hình tội phạm có thê phát sinh, phát triển ”, Võ Thị Kim Oanh và Lê Nguyên

Thanh (Chủ biên, 2014), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 177, 207 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình

tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

tr 138’ 162.

Nhìn chung, các căn cứ đặc thù khi xử lí

người dưới 18 tuổi phạm tội cũng là những

căn cứ cần phải cân nhắc khi áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng Các căn cứ này phù hợp với khung pháp lí của

Trang 7

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

Liên hợp quốc Đe hoàn thiện hơn,pháp luật

cần có sự sửa đổi, bổ sung như đã đề cập

- Căn cứ riêng biệt của biện pháp giáo

dục tại trường giáo dưỡng

Khoản 1 Điều 96 BLHS năm 2015 quy

định: “Toà án cỏ thể áp dụng biện pháp giáo

dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02

năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,

nếu thấy do tỉnh chất nghiêm trọng của hành

vi phạm tội, do nhân thân và môi trường

sống của người đó mà cần đưa người đó vào

một tổ chức giáo dục có ki luật chặt chẽ ”

Theo quy định trên, bên cạnh các căn cứ

chung nêu tại nguyên tắc xử líđối với người

dưới 18tuổi phạm tội, căn cứ cụ thể cần phải

xem xét khi áp dụng biện pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng gồm: tính chất nghiêm

trọng của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân

thân của người phạm tội và môi trườngsống

Tính chấtnghiêmtrọng của hành vi phạm tội

và đặc điểm nhân thân đã là những căn cứ

cần xem xét áp dụng biệnpháp xử lí hình sự

đối với người phạm tội nói chung, người

dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng Do vậy, việc

nhắc lạicác căn cứ này trong điều luật chỉ có

tính chất nhấn mạnh thêm, chú ý hơn khi

quyết định lựa chọn biện pháp này Tuy

nhiên, như đã phân tích ở trên về sửa đổi

đoạn 2 khoản 1 Điều91 BLHS năm2015, để

đầy đủ hon căn cứ này, nên bổ sung “mức

độ”nghiêm trọng của hành vi phạm tội Như

vậy, khoản 1 Điều 96 BLHS năm 2015 cần

sửa đổi như sau: “Toà áncó thể áp dụngbiện

pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01

năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội, nếu thấy do tính chất, mức độ

nghiêm trọng củahành vi phạm tội, do nhân

thân và môi trường sống của người đó mà

cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục

có kỉ luậtchặt chẽ”

Trong các căn cứ đã nêu chỉ có “môi

trường sống” là có điểm mới, riêng biệt Môi trường sống có thể hiểu là toàn bộ nói

chung những điều kiện trong đó người

phạm tội sinh sống9 Giáo dục tại trường

giáo dưỡng là biện pháp giáo dục mang tính

cường chế trong một điều kiện nghiêmngặt,

vì vậyvới căn cứ này, có thể hiểu rằng nếu môi trường sống của người phạm tội dưới

18 tuổi không giúp họ nhận được sự giáo dục phù hợp thì cần đưa người dưới 18 tuổi

phạm tội vào trường giáo dưỡng Quy định

này cũng tương thích tốt với yêu cầu của Công ước về Quyền trẻ em và các quy tắc trong hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên về việc điều tra kĩ

“hoàn cảnh sống”của họ

9 Để hiểu khái niệm môi trường sống, tác giả tham khảo khái niệm “môi trường” trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (Chủ biên, ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học), Từ điển tiếng

Việt, Nxb Khoa học xã hội, 1988, tr 665.

3 Ưu tiên áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng so với các hình phạt

và kiến nghị

Theo quy định tại khoản 4 Điều 91 BLHS năm 2015, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được ưu tiên áp dụng so với các hình phạt: ‘ ‘Khỉ xét xử, toà án chỉ áp

dụng hình phạt đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thay việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa ” Quy định

này cómột số hạnchế cần thảo luận

Thứ nhất, các hình phạt được áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội bao gồm:

Trang 8

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không

giam giữ và tù có thời hạn Trong các hình

phạt đã nêu, xét về tính chất nghiêm khắc,

hình phạt cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo

không giam giữ có tính chất ít nghiêm khắc

hơn so với biện pháp tư pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng Cụ thể, tính chất cưỡng

chếcủa hìnhphạt cảnh cáo chỉ dừnglại ở tác

động về tinh thần, là sự khiển trách công

khai của nhà nước đối với người phạm tội10 11

Tính chất cưỡng chế của hình phạt tiền là sự

tác động về tinh thần và vật chất, tước của

người bị kết án một khoản tiền để sung vào

công quỳ11 Hình phạt này tước bỏ mộtphần

quyền về tài sản nhưng không ảnh hưởng

đến các tự do cơ bản của con người Tính

chất cường chế của hình phạt cải tạo không

giam giữ là sự tác độngđếntinhthần vàhạn

chế một số tự do nhất định của người phạm

tội, bắt buộc họ phải thay đổi, cải tạo với sự

giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ

chức hoặc chính quyền địa phương12 Hình

phạt này áp đặt một số bất lợi lên người

phạm tội về các tự do cơ bản nhưngvần cho

phép họ cải tạotrong môi trườnggiađình, xã

hội bình thường Đối với biện pháp giáo dục

tại trường giáo dường, người phạm tội phải

10 Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật

Hình sự Việt Nam - Phần chung (Tái bản lần thứ

nhất, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức - Hội

Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2019, tr 270.

11 Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên), sđd, tr 272.

12 Trần Thị Quang Vinh (Chủ biên), sđd, tr 274; các

điều 99, 100 và 101 Luật Thi hành án hình sự năm

2019 về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải

tạo không giam giữ; giải quyết việc vắng mặt tại

nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc

cùa người chấp hành án phạt cải tạo không giam

giữ và việc lao động, học tập cùa người chấp hành

án phạt cải tạo không giam giữ.

13 Nguyên văn: “No child shall be deprived of his or her liberty unlawfully or arbitrarily The arrest, detention or imprisonment of a child shall be in conformity with the law and shall be used only as a measure of last resort and for the shortest appropriate period of time

14 Điều 87 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 về nghĩa vụ của người được hưởng án treo và xem các

chấp hành sự cường chế giáo dục trong môi trường hạn chế tự do, cách ra khỏi đời sống xã hội

Như vậy, trong các hình phạt được phép

áp dụngđối với người dưới 18 tuổi phạmtội, biện phápgiáo dục tại trường giáo dưỡng chỉ

ít nghiêm khắc hơn hìnhphạt tù có thời hạn Biện pháp này nghiêm khắc hơn các hình phạt còn lại Việc nhà làm luật quy định chỉ

áp dụng hình phạt nếu việc áp dụng biện

pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không

đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa đã làm bất lợi cho người dưới 18 tuổi phạm tội Điều này mâu thuẫn với đường lối xử lí đối với họ tại khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015

và quy định tại khoản 2 Điều 37 Công ước

về Quyền trẻ em13

Thứ hai, về bản chấthình phạt tù có thời hạn nghiêm khắc hơn so với biện pháp giáo

dục tại trường giáo dưỡng Tuy nhiên,người

bị kết án phạt tù không quá năm có thể được toà án cho hưởng án treo khi đáp ứng

các điều kiện luật định Trong thực tế, điều

kiện chấp hànhthực tế củaántreo ít nghiêm khắc hơn so với điều kiện chấp hành thực tể

của biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng Người bị phạt tù nhưng được hưởng

án treo không bị cách li ra khỏi xãhội, trong khingườiphải chấphành biện pháp giáo dục

tại trường giáo dưỡng bị hạn chếnhiềutự do

cơ bản của con người14 Nhìn ở khía cạnh

Trang 9

NGHIÊN CỬU - TRA o ĐÓI

khác, có thể có ý kiến cho rằng, tuy điều

kiện chấp hành thựctế củaántreo ít nghiêm

khắc hơn giáo dục tại trường giáo dưỡng

nhưng thời hạn thử thách thường dài hơn và

còn phải chịu nguy cơ bị chấp hành hình

phạt tù Cụ thể: thời gian thử thách của án

treo ít nhất là 01 năm và thông thường bằng

hai lần hình phạt tù đã tuyên, tối đa là 05

nãm (khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015)

Trong khi đó, biện pháp giáo dục tại trường

giáo dưỡng chỉ được áp dụng trong thời hạn

từ 01 năm đến 02 năm (khoản 1 Điều 96

BLHS năm 2015) Trongthờigianthử thách,

nếu người chấp hành án treo vi phạm những

điều kiện luật định thì phải chấp hành hình

phạt tù đã tuyên Như vậy, án treo sẽ nghiêm

khắc hơn giáo dục tại trường giáo dưỡngnếu

người bị kết án vi phạm điều kiện thử thách

và buộc phải chấp hành hình phạt tù đã

tuyên Tuynhiên, điều nàykhông mang tính

tấtyếu, đây chỉ là một số trường họp vi phạm

điều kiện thử thách của án treo Tác giả thu

thập số liệu thống kê về trường hợp vi phạm

ántreo ở một số tỉnh để thấy rõ hơnbức tranh

thực tế Theo số liệu thốngkê, tỉ lệtrung bình

vi phạm điều kiện thử thách của án treo

trong 05 năm (2016 - 2020) tại Thành phố

Hồ Chí Minh là 0,67% (91/14.906 người

được hưởng án treo) Tỉlệ tươngứng tại các

tỉnh: Bạc Liêu, Long An và An Giang là

0,59% (1/170 người được hưởng án treo),

0,45% (9/1996 người được hưởng án treo)

và 0% (0/71 người được hưởng án treo)15

chế độ của người chấp hành biện pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng tại Mục 3 Chương X Luật Thi

hành án hình sự năm 2019.

15 Nguồn: Thống kê từ Viện kiểm sát nhân dân Thành

phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Long An và An Giang.

Mặc dù số liệu đã nêu không phân tích riêng đối với người chưa thành niên nhưng

số lượng chung của tất cả người phạm tội cũng đã phản ánh tỉ lệ vi phạm điều kiện thử thách của án treo rấtthấp Như vậy, đại

đa số người được hưởng án treo có điều kiện chấp hành án nhẹ nhàng hơn người

được ápdụng biện pháp giáo dục tại trường

giáo dưỡng

Khoản 2 Điều 37 Công ướcvề Quyền trẻ

em yêu cầu: “ Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải đợc tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng

và áp dụng trong thời gian thích hợp ngắn

nhất” Với tính chất là biện pháp tước tự do, giáo dục tại trường giáo dường cần phải

được cân nhắc áp dụng sau các hình phạt

không mang tinh chất tước tự do hoặc án treo Ngoài ra, bên cạnh biện pháp miễn

trách nhiệm hình sự, trước khi cân nhắc áp

dụng hình phạt hoặc biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, toà án cần

cân nhắc cả biện pháp miễnhình phạt

Vì vậy, quy định tại khoản 4 Điều 91

BLHS năm 2015 cầnsửa đổi để xác địnhthứ

tự các biện pháp được ưu tiên xem xét áp

dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

như sau: 1) miễn trách nhiệm hình sự theo các quy định chung đối với người phạm tội

mà không cần phải áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục; 2) miễn trách nhiệm hình sựvà áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục; 3) miễn hình phạt; 4) các hình phạt không hạn chế tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ); 5)

hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; 6)

biện pháp tư pháp và 7) hình phạt tù không cho hưởng án treo

Trang 10

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

Với những phân tích trên, khoản 4

Điều 91 BLHS năm 2015 cần được sửa đổi

như sau:

“Khi xét xử, toà án chỉ áp dụnghình phạt

đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét

thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp

dụng một trong các biện pháp quy định tại

Mục 2 Chương này, miễn hình phạt không

bảođảmhiệu quả giáo dục, phòng ngừa”

Ngoài ra, để bảo đảm tính thống nhất,

khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 cũng cần

sửa đổinhưsau:

“Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời

hạn và không cho hưởng án treo đối với

người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấycác

hình phạt không giam giừ, án treo và biện

pháp tư pháp không có tác dụng răn đe,

phòng ngừa”

Tóm lại, biện pháp tư pháp giáo dục tại

trường giáo dưỡng là mộtdạng hậuquả pháp

lí bất lợi của việc thực hiện tội phạm đã

được quy định truyền thống trong luật hình

sựViệt Nam Mục đích của biện phápnày là

giáo dục, phòng ngừa người dưới 18 tuổi

phạm tội Tính nghiêm khắc của biện pháp

này cao hơn một số hình phạt không giam

giữ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội, bao gồm: cảnh cáo phạt tiềnvà cải

tạo không giam giữ vì giáo dục tại trường

giáo dường làbiện pháp tước tự do xét theo

chuẩn mực quốc tế về tư pháp hình sự đối

với người chưathành niên Vì vậy, cần phải

cân nhắc khi áp dụng biện pháp này Đây

không phải là một biện pháp xử lí chuyển

hướng đối chiếu với Công ước về quyền trẻ

em và Bình luận chung số 24

Đekhắc phục các hạn chếtrong quy định

hiện hành của BLHS liên quan đến biện

pháp giáo dụctại trường giáo dưỡng, khoản

4 và khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 cần

được sửa đổi để thể hiện rõ các hình phạt

không giam giữđược ưu tiên áp dụng sovới

biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo

dường Ngoài ra, án treo cũng được cân nhắc ưu tiên áp dụng so với biện pháp tư pháp này

Đối với căn cứ xử lí người dưới 18 tuổi

nói chung và căn cứ áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nói

riêng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều91 và khoản 1 Điều 96 BLHS năm 2015, bên cạnh

“tính chất” nguy hiểm của tội phạm cần bổ

sung thêm “mức độ” nguy hiểm của tội phạm để bảo đảm tính chính xác và đầy đủ./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Võ Thị Kim Oanh và Lê Nguyên Thanh (Chủ biên,2014), Giáo trình Tội phạm học,

Nxb.Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam

2 Nguyễn ThịÁnhHồng, “Biệnpháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề

bảo vệ quyền con người”, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 03/2012

3 HoàngPhê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt,

Nxb Khoa họcxãhội, Hà Nội, 1988

4 Trần Đình Thắng, “Biện pháp tư pháp -Thực trạng và giải pháp”, Tạp chi Nghiên

cứu lập pháp, số 09(409)/2020

5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình

tội phạm học, Nxb Công an nhân dân

6 Trần Thị QuangVinh(Chủ biên),Giáo trình

Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đối, bô sung),

Nxb Hồng Đức - Hội Luật giaViệtNam,

Hà Nội, 2019

Ngày đăng: 03/03/2024, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w