Giới thiệu chung về học thuyết “ tam quyền phân lập”1.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “ tam quyền phân lập”.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập”CHƯƠNG 2: NỘ
Trang 1TIÊU LUẬNMÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Trang 2MỤC LỤC
A
MỞ ĐẦU:
B
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” VÀ SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG HỌC THUYẾT VÀO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ BẢN. 1.1 Giới thiệu chung về học thuyết “ tam quyền phân lập” 1.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “ tam quyền phân lập” 1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập” CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC. 2.1 khái niệm thuyết tam quyền phân lập 2.2 Quá trình hình thành thuyết tam quyền phân lập 2.3 Nội dung về tính phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỠNG CỦA THUYẾT TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Ảnh hưởng của thuyết tam quyền phân lập trong giai đoạn hiện nay 3.2 Có nên áp dụng thuyết tam quyền phân lập vào Việt Nam không? C
KẾT LUẬN
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A MỞ ĐẦU
Có thể nói trong lịch sử các học thuyết chính trị của nhân loại, các học thuyết vềNhà nước luôn giữ vị trí quan trọng nhất Trong các học thuyết ấy thì học thuyết vềquyền lực Nhà nước, về việc tổ chức và thực hiện quyền lực giữ vị trí cơ bản và trọngyếu, chúng bao giờ cũng để lại dấu ấn trong các thể chế chính trị nhất định
Vì vậy, nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị mang lại một ánh sáng cần thiết cho việc nghiên cứu nền chính trị và các thể chế chính trị đương đại Học thuyết phân chia quyền lực Nhà nước có mầm mống xa xưa trong lịch sử, từ thời cổ đại Chúng ta có thể tìm thấy những nét đại cương của nó trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Hy Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại, trong các quan điểm chính trị của Aristote, Polybe Sau
đó, học thuyết này được các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVII - XVIII, điển hình là John Locke và Montesquieu kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó, coi đó là cơ sở bảo đảm quyền lực nhân dân và chống chế độ độc tài, chuyên chế Montesquieu phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền và sau này khi nhắc tới học thuyết “tam quyền phân lập” là nhắc tới tên tuổi của ông Nó được áp dụng trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều nước trên thế giới ở các mức độ khác nhau, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bản Tuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước Thậm chí, có nước
đã coi phân quyền là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy Nhà nước của mình Đó chính là sự thừa nhận và khẳng định giá trị của học thuyết “tam quyền phân lập” trong thực tế
B NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP”
VÀ SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG HỌC THUYẾT VÀO TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ BẢN.
1.1 Giới thiệu chung về học thuyết “ tam quyền phân lập”
Trang 4Trước chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào trong tay một cá nhân Chính đây là căn nguyên cho mọi hành vi độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước Vì vậy, muốn chống chế độ này, một lý thuyết của nhiều học giả tư sản đã được nêu ra, đó là thuyết phân chia quyền lực.
Cội nguồn của tư tưởng phân quyền đã có từ thời cổ đại ở Phương Tây mà điển hình là nhà nước Athens và cộng hòa La Mã Tư tưởng phân quyền trong xã hội Hy Lạp cổ đại đã có mầm mống từ Aristotle Ông đã quan niệm rằng trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệmtrông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án, từ đó ông chia hoạt động nhà nước thành ba thành tố: nghị luận, chấp hành và xét xử Tuy nhiên, tư tưởng của Aristotle mới chỉ dừng ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, chứ chưa chỉ rõ phương thức vận hành cũng như mối quan hệ bên trong giữa các thành tố đó Những tư tưởng phân quyền sơ khai trong thời cổ đại được phát triểnthành học thuyết ở Tây Âu vào thế kỷ 17 - 18, gắn liền với hai nhà tư tưởng lớn là John Locke và C.L Montesquieu
Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong bất cứquốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự.” Ta có thể nhận ra sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền của Montesquieu so với tư tưởng của Locke, khi tách quyền lực xét xử - quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền khác
Từ đó, Montesquieu chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân Montesquieu đã viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự
Trang 5do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ
là người đặt ra luật Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ
có cả sức mạnh của kẻ đàn áp Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.”
Tóm lại, theo Montesquieu, cách thức tổ chức nhà nước của một quốc gia là: “Cơ quan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia do năng quyền ngăn cản hỗ tương Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc.” Tư tưởng của Montesquieu tuy vẫncòn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi đặc quyền cho tầng lớp quý tộc Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phân chia quyền lực sau này, có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức của các nhà nước tư bản Ví dụ như đa số Hiến pháp của các nhà nước tư bản hiện nayđều khẳng định nguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chứcquyền lực nhà nước Như điều 10 Hiến pháp liên bang Nga quy định: “Quyền lực nhànước ở Liên bang Nga được thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành cácnhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp Các cơ quan của các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp phải độc lập.” Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng địnhviệc tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền:lập pháp, hành pháp, tư pháp
Trang 61.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “ tam quyền phân lập”.
Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã Xuất hiện nhiều công trường thủ công, banđầu ở các nước ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện nhằm thúc đẩy sản xuất Với việc sáng tạo ra máy tự kéo sợi và máy in làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh Sự khám phá
và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động Những phát kiến địa lý như việc tìm ra châu Mỹ và các đường biển đến những miền đất mới càng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất theo hướng TBCN Nhờ đó, thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nước được mở rộng Các cuộc giao du Đông - Tây được tăng cường
Các nước TBCN sớm phát triển như Anh, Pháp, Tây Ban Nha thi nhau xâm chiếm thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước kém
phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình “Giờ đây, lần đầu tiên
người ta đã thực sự phát hiện ra trái đất và đặt nền móng cho nền thương nghiệp thế giới sau này và đại công nghiệp hiện đại”.Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu, thời kỳ này, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường, xưởng thợ, chủ
thuyền buôn vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn Hàng loạtnông dân từ nông thôn di cư đến các thành phố, trở thành người làm thuê cho các
công trường, xưởng thợ Họ là tiền thân của giai cấp công nhân sau này Các tầng lớp
xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn Những mầm mống của nền sản xuất TBCN xuất
hiện trước tiên ở Italia, nước được coi là quốc gia tư bản sớm nhất ở Tây Âu Với nền
Trang 7văn hóa phục hưng phát triển rực rỡ trong suốt thế kỷ XIV - XV, Italia trở thành trung tâm của vũ đài lịch sử thế giới, tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại thời kỳ này.
Tiếp sau đó, các cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) với việc xử tử vua Lu
- i XVI là một trong những đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến ở châuÂu.Vào thế kỷ XVI - XVII thành phần kinh tế TBCN ngày càng phát triển mạnh mẽtrong nền kinh tế của các nước Tây Âu Sự lớn mạnh của công nghiệp và thương mạicùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã dẫn tới sự tiếp tục tan rãcủa chế độ phong kiến Song, quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến, chế độ nông
nô, chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng về pháp luật đặc trưng cho xã hội phong kiến
đã ngăn cản sự phát triển của kinh tế TBCN dựa trên sự cạnh tranh tự do và bóc lộtlao động làm thuê Nền quân chủ chuyên chế với những thể chế bảo thủ can thiệpquan liêu vào toàn bộ đời sống xã hội kìm hãm sự phát triển của các xí nghiệp thươngmại và công nghiệp Giai cấp tư sản đang trưởng thành và lớn mạnh
ở các nước phát triển nhất không thể khoan nhượng với chế độ chuyên chế phong kiến Giai cấp tư sản đòi xóa bỏ đẳng cấp và thiết lập sự bình đẳng pháp luật, bảo đảm tự do và an ninh cá nhân và quyền sở hữu tư nhân bằng cách tạo ra những sự đảm bảo cần thiết về mặt chính trị và pháp lý.Trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ chuyên chế, giới quý tộc và nhà thờ, các nhà tư tưởng tư sản muốn vứt bỏ vòng hào quang thiêng liêng bao trùm lên chế độ phong kiến, tách các vấn đề Nhà nước vàpháp quyền ra khỏi tôn giáo.Khuynh hướng này được thể hiện rõ nét trong học thuyết
về pháp quyền tự nhiên,về chủ nghĩa tự do Nội dung của các học thuyết này được truyền bá rộng rãi ở Tây Âu đã tạo ra những quan niệm xây dựng nền tảng của thể chế chính trị dân chủ tư sản Nó cũng là nền móng của những hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển và các nền dân chủ tư bản hiện đại sau này
Trang 8Tóm lại, hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thế kỷ XV - XVIII và nền tảng tư tưởng trên đây quy định nội dung của những tư tưởng chính trị thời kỳ này, làm cho nó không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống, mà còn phát triển với nhiều sắc thái riêng của một thời kỳ lịch sử Ở thời kỳ này, có rất nhiều nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu và nổi tiếng, những tư tưởng của họ về mặt chính trị để lại cho nhân loại nhiều giá trị trong đó có thuyết “tam quyền phân lập” của Montesquieu.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập”
Học thuyết này đã được các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVII - XVIII mà điển hình là John Locke và Montesquieu kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó, coi đó là cơ
sở để bảo đảm quyền lực của nhân dân và chống chế độ độc tài chuyên chế
Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền và sau này khi nhắc tới học thuyết “tam quyền phân lập” là nhắc tới tên tuổi của ông Nó đã được thể hiện và áp dụng trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều nước trên thế giới
ở các mức độ khác nhau, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bản Tuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước Thậm chí, có nước đã coi phân quyền là nguyêntắc cơ bản trong tổ chức bộ máy Nhà nước của mình, là tiêu chuẩn và điều kiện của nền dân chủ Đó chính là sự thừa nhận và khẳng định giá trị của học thuyết “tam quyền phân lập” trong thực tế
Qua hai thế kỷ, loài người ngày càng hiểu biết hơn về giá trị của nguyên tắc phân quyền của Montesquieu, đã góp phần đẩy nhanh việc kết thúc chủ nghĩa cực quyền, ông được mệnh danh như là một người đặt nền móng cho việc thiết lập một Chính phủ hiện đại Hiện nay, dân chủ và tự do đã trở thành một giá trị rõ ràng, chế độ độc tài dần dần được đẩy lùi, phân tích của Montesquieu về việc phân quyền như là một trong những biện pháp quan trọng để chống sự độc tài chuyên chế của nhiều Nhà nước trên thế giới hiện nay Thuyết “tam quyền phân lập” của Montesquieu có ảnh
Trang 9hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức Nhà nước cũng như thực tiễn
tổ chức Nhà nước của các Nhà nước tư bản Học thuyết này là một nguồn quan trọng của chủ nghĩa lập hiến Đa số Hiến pháp của các nước tư bản hiện nay đều tuyên bố phân quyền là một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực Nhà nước
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT “TAM
QUYỀN PHÂN LẬP” VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC TRONG CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC.
2.1 Khái niệm thuyết tam quyền phân lập
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhautrong nhà nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao chochính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án
Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiểm chế quyển lực.Theo mô hình phân quyền của Môngtexkiơ không chấp nhận việc một cơ quan nhànước đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả 3 quyền
2.2 Quá trình hình thành thuyết tam quyền phân lập
Thuyết tam quyền phân lập xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp Aristote Theo Aristote, nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: lập pháp, hành pháp và phân xử
Ông cho rằng, không có loại hình chính phủ nào là duy nhất có thể phù hợp với tất cả các thời đại và các quốc gia Ông phân chính phủ theo tiêu chuẩn số lượng (số người cầm quyền) và chất lượng (mục đích của sự cầm quyền) - kết hợp 2 mặt đó, cácchính phủ có thể xếp theo 2 loại: chân chính (quân chủ, quý tộc, cộng hoà) và biến chất (độc tài, quá đầu, dân trị)
Bên cạnh Aristote, bàn về thuyết ”tam quyền phân lập” còn có John Locke Theo ông, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân Nhân dân nhường một phần quyền của mình cho nhà nước qua khế ước Và để chống độc tài phải thực hiện sự
Trang 10phân quyền Kế thừa tư tưởng phân quyền xcủa Aristote, Locke cho rằng, quyền lực phải phân chia theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp.
Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu, đã phát triển thuyết tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập Tiếp thu và phát triển tư tưởng
về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học
thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân
Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái
mà pháp luật cho phép Pháp luật là thước đo của tự do Cũng như Aristote và J Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Lập pháp: Biểu hiện ý chí chung của quốc gia Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội + Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập
+ Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân.Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật
Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyênchế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết:
”tam quyền phân lập” Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua
Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc “phân chia quyền lực” đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 Học thuyết pháp luật - chính trị (thuyết “phân quyền”) với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể
Trang 11thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp,các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc “kiềm chế
và đối trọng”, tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền
2.3 Nội dung về tính phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Nội dung đầu tiên trong học thuyết phân quyền của Montesquieu là quyền lựcNhà nước được cấu thành bởi ba hình thái cơ bản (tam quyền): lập pháp, hành pháp
và tư pháp: “Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều hợp với luật dân sự Với quyền Thứ nhất, nhà vua hay pháp quan làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay hủy bỏ luật này Với quyền lực thứ hai, nhà vua quyết định hòa hay chiến, gửi Đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân Người ta gọi đây là quyền tư pháp, và trên kia là quyền hành pháp quốc gia” Nội dung tiếp theo là quyền lực Nhà nước phải được tổ chức làm sao cho tự do của công dân được bảo đảm: “Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh Muốn đảm bảo tự do chính trị như vậy thì Chính phủ phải làm thế nào để mỗi công dân không phải sợ một công dân khác” Montesquieu kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ