1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lịch sử tư tưởng chính trị phân tích cơ sở hình thành tư tưởng chính trị hồ chí minh

35 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cơ Sở Hình Thành Tư Tưởng Chính Trị Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Tư Tưởng Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 46,88 KB

Nội dung

Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành động lực tư t ưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh - Nguyễn ái Quốc, là cơ sở dẫn Ngườ

Trang 1

T I Ể U

L U Ậ N

MÔ N: LỊC H SỬ TƯ TƯ

Trang 2

ỞN G CH ÍN H TRỊ

ĐỀ TÀI :

“P HÂ N TÍC H CƠ SỞ HÌ NH TH ÀN H TƯ TƯ ỞN G CH ÍN

Trang 3

H TRỊ HỒ CH Í MI NH

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: Chương 1 : KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1 Khái niệm tư tưởng

1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

2.1 Nhân tố khách quan

2.1.1 Bối cảnh xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2 Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 3 : NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN CHẤT CÁCH MẠNG VÀ KHOA HỌC CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

3.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin

3.2 Con người Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

A MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa hơn 40 năm, thế giới đã có nhiều đổi thay

to lớn Nhân loại đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với sự phát triển như

vũ bão của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị thời đại Nói đến Hồ Chí Minh là nói đến những điểm tương đồng, mẫu số chung của nhân loại dù trong thời kỳ giải giáp chế độ thực dân, giải phóng thuộc địa hay trong công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng xã hội mới; dù trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" hay trong thế giới toàn cầu hóa Rõ ràng là trong thế giới ngày nay, khó tìm đâu

ra một nhân vật đã "trở thành huyền thoại ngay khi còn sống", một con người hội đủ khát vọng của các dân tộc dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo, văn hóa khác nhau Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh làlinh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta Chúng ta phải tiến hànhcuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một

Trang 6

cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội, khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc

ph ục s ự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi

tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội Tuy nhiên để “Học tập

và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng ta cần biết được cơ sở hình thành tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, đó cũng là lý do em chọn chủ đề này làm bài tiểu luận

Trang 7

B NỘI DU

NG Ch ươn

g 1 KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1 Khái niệm tư tưởng

Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “tư tưởng” không phải là ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực

1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Dựa trên những định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra đ

Trang 8

ịnh nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sang tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người” Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc; về chủ nghĩa vã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức,

Trang 9

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

2.1 Nhân tố khách quan.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩm chủ quan, phản ánh tâm

lý, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của mình Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan và sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng đặt ra

từ đầu thế kỷ XX đến nay Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thờiđại mà Ngừơi đã sống và hoạt đông Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ Người

đã nắm bắt chính xác xu hướng phát triển của thời đại để tìm ra con đ ường cách mạng đúng đắn cho dân tộc mình

2.1.1 Bối cảnh xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh.

a Tình hình thế giới.

Trang 10

Lúc này Chủ nghĩa tư bản đang chuyển dần từ giai đoạn cạnh tranh tự dosang gia đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Điền hình là đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm một khu vực thuộc địa rộng lớn Riêng thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu Km2 với số dân là 55,5 triệu trong khi diện tích nước Pháp mới là 0,5 triệu Km2 và dân số 39,6 triệu người Các nước đế quốc đều duy trì các chế độ bóc lột dã man đối với các thuộc địa do vậy đã gây ra sự căm phẫn sâu sắc trong lòng người dân thuộc địa, chính vì thế mà chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

Song song với việc khai thác thuộc địa, các nước đế quốc đã tạo cho các dân tộcthuộc địa những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới, đỉnh cao của phong trào này chính là sự thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa Các nước thuộc địa đã nhận thức đươc rằng, đế quốc là có thểđánh thắng được và phải làm cách mạng để chống đế quốc, giải phóng dân tộc mình Trong khi phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra mạng mẽ tại các thuộc địa thì phong trào công nhân cũng diễn ra tại các nước đế quốc Hai

Trang 11

phong trào này có mối quan hệ mật thiết với nhau vì có cùng chung một kẻ thù

đó là chủ nghĩa đế quốc

Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Năm 1912, Hốp-xơn (người Anh) đã mô tả tường tận đặc điểm kinh tế - chính trị của chủ nghĩa đế quốc Lênin dựa trên quan điểm của Hốp-xơn đưa ra định nghĩa nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc gắn liền đặc điểm kinh tế là các nước lớn xâm chiếm thuộc địa và chia nhau xong đất đai thế giới Đây là đặc điểm liên quan trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này Theo Lênin, thế giới phân chia

đa số (70%) các dân tộc bị áp bức, số ít (30%) các dân tộc đi áp bức Đặc điểm chung là diện tích và dân số các thuộc địa lớn gấp nhiều lần so với diện tích và dân số các nước chính quốc

Đây là tư tưởng cơ bản của Quốc tế cộng sản và là cơ sở để chỉ đạo cách mạng thế giới Tại Đại hội V quốc tế cộng sản (1924) Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đầy thuyết phục như: thuộc địa của Anh lớn gấp 252 lần diện tích nước Anh, dân số thuộc địa Anh lớn gấp 8,5 lần dân số nước Anh

Trang 12

Bên cạnh mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa Tư sản và Vô sản, khi chủnghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang độc quyền hình thành hệ thống thuộcđịa làm nảy sinh mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước Chủ nghĩa Đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi Chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển m ạnh

mẽ, sâu rộng, thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại Chủ Nghĩa Tư bản phát triển không đều, một số nước tư bản gây chiến tranh chia lại thuộc địa làm đại chiến Thế giới 2 nổ ra, Chủ Nghĩa Đế Quốc suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho Cách Mạng Tháng 10

nổ ra và thành công, mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội, làm phát sinh mâu thuẫn mới giữa Chủ Nghĩa Tư Bản

và Chủ Nghĩa Xã hội Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi mở ra thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Sựxuất hiện của Quốc tế Cộng sản làm nảy sinh mâu thuẫn thời đại giữa CNXH với CNTB Quốc tế Cộng sản là trung tâm tập hợp lực lượng cách mạng và chỉ đạo cách mạng thế giới Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin có vai trò quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo tiền đề bỏ qua CNTB lên

Trang 13

CNXH ở Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính nhằm tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam và do lịch sử của cách mạng Việt Nam quy định.

b Tình hình Việt Nam

- Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Xã hội Việt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sáchđối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới Vì vậy, đã không phát huyđược những thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo ra tiềm lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thựcdân phương Tây Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến Trong lòng xã hội thuộc địa, mâu thuẫn mới bao trùm lên mâu thuẫn cũ, nó không thủ tiêu mâu thuẫn cũ mà là cơ sở để duy trì mâu thuẫn cũ, làm cho xã hội Việt Nam càng thêm đen tối Các phong

Trang 14

trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước lãnh đạo họ

là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến nhưng đều không thành công: như Trương Định, Đồ Chiểu, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực (Nam Bộ); Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân

Ôn (Trung Bộ); Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quy Binh, Hoàng Hoa Thám (Bắc Bộ)

Sang đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc: giai cấp công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời, các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở Trung Quốc của Khang Hiểu Vi, La Khải Siêu (dưới hình thức Tân Thư, Tân Sinh) tác động vào Việt Nam làm cho phong trào yêu nước chống Pháp chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản gắn với phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Duy Tân của Phan Chu Trinh, do các sĩ phu phong kiến lãnh đạo Cuối thể kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách đối nội, đối ngoại phản động: tăng cường đàn áp bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài (2) Chính điều này đã khiến nước

ta lúc bấy giờ bị cô lập với nền văn minh tiên tiến của phương Tây mà đặc biệt

Trang 15

là thị trường tư bản Tây Âu Vì thế mặc dù có được một vị trí thuận lợi nhất là đường biển nhưng nước ta vẫn là một nước cùng kiệt nàn, lạc hậu, không đủ tiềm năng về vật chất cũng như tinh thần để đấu chọi với sự “nhòm ngó” của Phương Tây Về sau, để bảo vệ lợi ích của hoàng tộc, triều Nguyễn đã từng bước khuất phục thực dân Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam

Trong hoàn cảnh triều đình hèn nhược như vậy thì trong nhân dân đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa vũ trang anh dũng Điển hình là phong trào vũ trang

Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của

Nguyễn Thiện Thuật 1895), Hương Khê của Phan Đình Phùng 1895), cũng trong thời gian này nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám kéo dài đến năm 1913 Tuy các cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện được tinh thần yêu nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta nhưng đều thất bại do sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu không đấu chọi được với những thế lực hiện đại, tiên tiến

(1885-Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Việt Nam có nhiều biến chuyển to lớn từ một nước phong

Trang 16

kiến sang nước thuộc địa nửa phong kiến Trong xã hội, xuất hiện thêm giai cấp mới là công nhân, tiểu tư sản và tư sản bên cạnh hai giai cấp phong kiến cũ là nông dân và địa chủ Trong thời gian này, các phong trào giải phóng dân tộc cũng có chuyền dần sang xu hướng dân chủ tư sản Điển hình các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu đã có những nỗ lực tìm ra các phương pháp mới xong đều đi vào các ngõ cụt Như Hồ Chí Minh từng nhận xét cụ PhanBội Châu muốn dựa vào sức Nhật để đánh Pháp như vậy chẳng khác nào “đưa

hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Cụ Phan Chu Trinh với chủ trương yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương.Nhưng do bất cập với xu thế lịch sử nên đều thất bại Tình hình đen tối như không có đường ra.Chứng kiến hoàn cảnh đất nước lầm than, nhân dân cơ cực, phong trào yêu nước còn đang loay hoay, khủng hoảng Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng cần tìm một con đường mới Người đã từng nói với một người bạn học thủathiếu thời như thế này “tui muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tui sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”Chính lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc là: các phong trào giải phóng dân tộc đều

Trang 17

không gắn với tiến bộ xã hội Nguyễn Ái Quốc nảy ý định ra đi tìm đường cứu nước - con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cáchmạng Việt Nam.

Quê hương và gia đình Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Ông chủtrương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách về chính trị, xã hội của mình HồChí Minh đã tiếp thu một cách sâu sắc tư tưởng thương dân của người cha Sau này gặp trào lưu tư tưởng mới của thời đại đã được nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của Người “lấy dân làm gốc” Bà Hoàng Thị Loan

là một người phụ nữ Việt Nam giàu lòng nhân hậu, chịu thương chịu khó Các anh và chị của Người cũng tham gia các hoạt động yêu nước chống Pháp, bị bắt,giam cầm và lưu đầy nhiều năm Bên cạnh đó Nghệ Tĩnh, nơi Người sinh ra cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm

Trang 18

(Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung.); các lãnh tụ yêu nước cận đại (Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,.) và biết bao con người ưu tú khác của dân tộc Việt Nam Hơn nữa ngay từ nhỏ Người đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương Những năm ở Huế, Người đã tận mắt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân

và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều Tất cả những điều đó

đã thôi thúc Người phải sớm ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc, đã chuẩn bị cho Người về nhiều mặt, nhưng sẽ không thể thành công nếu không đến được với trào lưu mớicủa thời đại

2.1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

a Giá trị truyền thống dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước

đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với nhữngtruyền thống tốt đẹp, cao quý

- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước

và giữ nước Từ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ nhân vật truyền

Ngày đăng: 02/03/2024, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w