Chính vì lẽ đó, ban biên soạn giáo trình Trang phục công sở thống nhất nội dung giáo trình chỉ tập trung hướng đến trang phục của nữ giới với phong cách thông dụng và phổ biến theo xu hư
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: TRANG PHỤC CÔNG SỞ
NGÀNH, NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)
Trang 2Kon Tum, năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang 4TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Trang phục công sở là khái niệm thường dùng để chỉ những bộ trang phục dành cho đối tượng làm việc trong văn phòng Trang phục công sở bao gồm nhiều loại quần áo với các phong cách khác nhau từ truyền thống, trang trọng, lịch sự đến bình dân, giản dị.
Khái niệm về một bộ trang phục công sở thích hợp có thể sẽ khác nhau giữa các công ty và thậm chí là tùy theo từng ngành nghề Đối với những công việc cần sự trang trọng thì trang phục đối với nam giới có thể là một bộ vest, cà vạt và áo sơ mi; đối với nữ có thể là một bộ vest hoặc vest - váy, … Đối với những công việc yêu cầu ăn mặc bình thường thì đối với nam có thể là áo sơ mi thắt cà vạt, quần âu; đối với nữ là quần âu hoặc váy, áo khoác dạng vest, áo sơ
mi hoặc áo len, …Ngoài ra, một số công ty sẽ có sẵn đồng phục công sở cho nhân viên hoặc một số khác sẽ cho phép nhân viên ăn mặc tự do Và dù thời trang công sở có hướng theo phong cách nào đi chăng nữa thì yếu tố đầu tiên khi lựa chọn trang phục vẫn là sự gọn gàng và lịch sự.
Nếu như đối với nam giới, thời trang công sở dù cho theo phong cách nào
đi chăng nữa thì cơ bản vẫn là quần tây và áo sơ mi; trong khi đó, đối với nữ giới, thời trang công sở lại là vô vàng kiểu dáng khác nhau và thay đổi theo xu hướng thời trang của từng thời kỳ Chính vì lẽ đó, ban biên soạn giáo trình Trang phục công sở thống nhất nội dung giáo trình chỉ tập trung hướng đến trang phục của nữ giới với phong cách thông dụng và phổ biến theo xu hướng thời trang hiện nay, cụ thể là áo kiểu nữ cổ hai ve và quần âu nữ ống suông
Giáo trình Trang phục công sở được biên soạn cho đối tượng người học
là học sinh hệ Trung cấp, nghề May thời trang Tuy nhiên giáo trình này vẫn là nguồn tài liệu tham khảo tốt, bổ ích cho sinh viên Cao đẳng chuyên ngành may.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, ban biên soạn rất mong bạn đọc sử dụng trên tinh thần thông cảm, xây dựng và tạo hiệu quả cao nhất trong việc phát triển ngành nghề chuyên môn.
Chân thành cảm ơn!
Kon Tum, ngày 28 tháng 11 năm 2021.
THAM GIA BIÊN SOẠN
1 Vũ Diệp Thanh Thảo – Chủ biên
2 Phan Thị Hồng Dung
Trang 6GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: TRANG PHỤC CÔNG SỞ
THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔ ĐUN
Mã mô đun: 51263021
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun được bố trí học trước hoặc học song song với mô đun Thiết kế và May váy
- Tính chất: Là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành của nghề May thời trang
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mô đun Trang phục công sở là một trong các mô đun chuyên sâu, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng trong thiết kế và may một số trang phục công sở thông dụng và phổ biến đối với nữ giới theo xu hướng thời trang hiện nay
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được công thức thiết kế và cắt, may các chi tiết của áo kiểu
nữ cổ hai ve, quần âu nữ (theo mẫu tự chọn)
+ Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các chi tiết áo kiểu nữ cổ hai ve, quần âu nữ (theo mẫu tự chọn)
- Về kỹ năng:
+ Thiết kế, cắt, may được các chi tiết của áo kiểu nữ cổ hai ve, quần âu nữ (theo mẫu tự chọn) theo các số đo khác nhau trên giấy bìa, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được quy trình lắp ráp áo kiểu nữ cổ hai ve, quần âu nữ (theo mẫu tự chọn)
+ May hoàn chỉnh áo kiểu nữ cổ hai ve, quần âu nữ (theo mẫu tự chọn) đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian;
+ Sử dụng được các dụng cụ thiết kế, cắt các chi tiết của sản phẩm
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trang 7+ Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về thiết kế, cắt, may sản phẩm
đảm bảo hình dáng, kích thước, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian
+ Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc.+ Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Tự chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm
Trang 8NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
BÀI MỞ ĐẦU
Phan Thị Hồng Dung
1 Khái quát nội dung và trọng tâm của mô đun đào tạo
1.1 Khái quát nội dung
Trang phục công sở là mô đun chuyên sâu, thuộc một trong các môn học,
mô đun tự chọn của chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề may thời trang Mô đun này mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nâng cao của nghề may
Mô đun Trang phục công sở trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về thiết kế, cắt, may áo kiểu nữ cổ hai ve, quần âu nữ kiểu ống suông Đây
là những nội dung chuyên ngành vừa cơ bản, vừa nâng cao, giúp cho người học củng cố thêm về kiến thức cũng như kỹ năng trong việc phát triển tay nghề chuyên môn
1.2 Nội dung trọng tâm của mô đun:
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyế t
Thực hành, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
2 Bài 1: Thiết kế áo kiểu nữ cổ hai ve 09 5 4
4 Bài 3: Thiết kế quần âu nữ (theo mẫu
Trang 9Nghề may là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và bền bỉ Để học tốt các môn học chuyên ngành may nói chung và mô đun Trang phục công sở nói riêng, người học cần sự đam mê và kiên trì nhất định Ngoài ra, người học phải kết hợp giữa việc học lý thuyết và rèn luyện thực hành thường xuyên, hướng tới việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp.
3 Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo
Trong quá trình học, người học nên tham khảo thêm một số giáo trình sau:
- TS Trần Thủy Bình (2005), Giáo trình thiết kế quần áo, Nhà xuất bản Giáo dục
- Triệu Thị Chơi (2007), Kỹ thuật cắt may toàn tập, Nhà xuất bản Đà Nẵng
- Cao Bích Thủy (2008), Giáo trình thiết kế sơ mi, quần âu, chân váy, đầm liền thân, veston, áo dài (tập 1), Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Trang 10BÀI 1: THIẾT KẾ ÁO KIỂU NỮ CỔ HAI VE (1,2)
MỤC TIÊU
- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu của áo kiểu nữ cổ hai ve;
- Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế;
- Tính toán và thiết kế các chi tiết của áo kiểu nữ cổ hai ve trên giấy roki, trên vải đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo
và công thức thiết kế cơ bản;
- Cắt đầy đủ các chi tiết áo;
- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế;
- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và
có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;
Trang 11- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
NỘI DUNG
1 Đặc điểm kiểu mẫu
Áo kiểu nữ cổ hai ve là mẫu áo có kiểu dáng thẳng, lai ngang, tay ngắn,
cổ (bâu) áo là kiểu cổ gồm hai phần lật: một phần của cổ và một phần của ve thân áo tạo thành dạng chữ K (đầu cổ và đầu ve nhọn)
- Dài tay ngắn (Dt): đo từ điểm lấy đầu vai đến ngang nếp gấp khuỷu tay;
- Vòng cổ (Vc): đo vừa sát quanh vòng chân cổ;
- Vòng ngực (Vng): đo vừa sát quanh chỗ nở nhất của ngực;
- Vòng mông (Vm): đo vừa sát quanh chỗ nở nhất của mông
Trang 12- Cử động ngực/mông thân trước = 2 cm
- Cử động ngực/mông thân sau = 1 cm
2.3 Cách tính vải
- Khổ vải 0m90 = 2 dài áo + 1 dài tay + đường may
- Khổ vải 1m20 = 1 dài áo + 1 dài tay + đường may
- Khổ vải 1m40 đến 1m60 = 1 dài áo + 30 cm + đường may
3 Thiết kế dựng hình các chi tiết (đơn vị tính: cm)
3.1 Thiết kế thân trước
3.1.1 Xếp vải
Gấp 2 biên vải hoặc 2 mép vải trùng nhau theo canh sợi dọc, mặt trái ở mép ngoài, biên vải hoặc mép vải quay về phía người cắt; vẽ lai bên tay trái, cổ bên tay phải
3.1.2 Thiết kế
* Công thức thiết kế
- Dài áo = Số đo Da
- Hạ xuôi vai = Số đo Hxv
Bước 1: Dựng đường cơ sở
Vẽ đường gấp nẹp (đinh áo) song song và cách mép vải 4 cm, vẽ tiếp đường giao khuy (đường chân nút) cách đường gấp nẹp 1,5 cm Trên đường giao khuy, xác định các đoạn:
Trang 13- Dài áo AD = Số đo Da = 57
- Hạ xuôi vai AB = 4
- Hạ nách AC = Vn/4 = 84/4 = 21
Từ các điểm A, B, C, D kẻ các đường vuông góc với đường giao khuy
Bước 2: Vẽ cổ áo, ve áo
- Vào cổ AA1 = Vc/6 + 3 = 8,3
- Hạ cổ AA2 = Vc/6 + 4,5 = 10
Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2;
H là trung điểm của A1A3;
Nối HA2; H1 là trung điểm của HA2;
Vẽ cong vòng cổ A1H1A2 và kéo dài qua nẹp áo 1,5 cm, có điểm H2;Nối H2H3 = 8 và vẽ vuông góc với đường nẹp áo
Bước 3: Vẽ vai con, vòng nách
- Ngang vai BB1 = Rv/2 = 36/2 = 18
Nối A1B1;
- Ngang ngực CC1 = Vng/4 + CĐtt = 84/4 + 2 = 23
CC2 = BB1 – 2
Nối B1C2; C3 là trung điểm;
Nối C1C3; C4 là trung điểm;
Nối C2C4; C5 là trung điểm;
Vẽ cong vòng nách B1C3C5C1;
Giảm chồm vai thân trước: A1A'1 = 2; B1B'1 = 2; Nối A'1B'1
Trang 14Bước 4: Vẽ đường sườn áo, lai áo
- Ngang mông DD1 = Vm/4 + CĐtt = 88/4 + 2 = 24
- Giảm sườn D1D2 = 1 cm
Nối đường sườn C1D2;
Nối đường lai DD2
Trang 153.2 Thiết kế thân sau
3.1.1 Xếp vải
Gấp vải theo canh sợi dọc làm đường giữa thân sau, phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của thân áo cộng với đường may, mặt trái ở ngoài, mép gấp quay về phía người cắt
3.1.2 Thiết kế
* Công thức thiết kế
- Dài áo = Số đo Da
- Hạ xuôi vai = Số đo Hxv
Bước 1: Dựng đường cơ sở
Trên đường gấp vải (đường giữa thân sau), xác định các đoạn:
- Dài áo AD = Số đo Da = 57
Trang 16Nối A1B1;
- Ngang ngực CC1 = Vng/4 + CĐtt = 84/4 + 1 = 22
CC2 = BB1 – 1
Nối B1C2; C3 là trung điểm;
Nối C1C3; C4 là trung điểm;
Nối C2C4; C5 là trung điểm;
Vẽ cong vòng nách B1C3C5C1;
Thêm chồm vai thân sau: A1A'1 = 2; B1B'1 = 2; Nối A'1B'1
Bước 4: Vẽ đường sườn áo, lai áo
- Ngang mông DD1 = Vm/4 + CĐtt = 88/4 + 1 = 23
- Giảm sườn D1D2 = 1 cm
Nối đường sườn C1D2;
Nối đường lai DD2
Trang 173.3 Thiết kế các chi tiết khác
3.3.1 Thiết kế tay áo
a Xếp vải
Gấp vải theo canh sợi dọc làm đường sống tay, phần vải gấp vào bằng chỗ rộng nhất của tay áo cộng với đường may, mặt trái ở ngoài, mép gấp quay về phía người cắt
b Thiết kế
- Dài tay AC = Số đo Dt = 18
- Hạ nách tay AB = Vn/10 + 3 = 11,5
Từ các điểm A, B, C kẻ các đường vuông góc với đường sống tay
- Rộng bắp tay BB1 được xác định bởi đường chéo AB1
AB1 = (vòng nách TT + vòng nách TS)/2 + 0,5 = (18 + 21)/2 + 0,5 = 20
Vẽ vòng nách tay: Chia đoạn AB1 làm 3 phần bằng nhau, có điểm M, N;
từ N lấy lên NN1 = 2, khoảng giữa MB1 lấy xuống 0,5 có điểm M1; AA1 = 2 Vẽ cong nách tay sau B1M1MN1A1A
3.3.2 Thiết kế cổ áo
a Xếp vải: Gấp vải theo canh sợi dọc làm đường giữa cổ áo, mặt trái ở ngoài
Trang 184.1 Chừa đường may
- Sườn áo, sườn tay: 1,5 cm;
- Lai áo, lai tay: 2 cm;
- Vòng cổ, vòng nách thân, vòng nách tay, cổ áo, nẹp ve: 0,7 cm;
GHI CHÚ
Vải chính Vải lót Keo (mex)
đối xứng
đối xứng
Trang 19CÂU HỎI BÀI 1
1 Trình bày đặc điểm kiểu mẫu, cách đo, cách tính vải áo kiểu nữ cổ 2 ve?
2 Trình bày công thức và cách dựng hình thân trước áo kiểu nữ cổ 2 ve?
3 Trình bày công thức và cách dựng hình thân sau áo kiểu nữ cổ 2 ve?
4 Trình bày công thức và cách dựng hình tay áo, cổ áo kiểu nữ cổ 2 ve?
5 Liệt kê số lượng các chi tiết của áo kiểu nữ cổ 2 ve?
TÓM TẮT BÀI HỌC
Bài Thiết kế áo kiểu nữ cổ 2 ve là bài học mang kiến thức tổng hợp, trang
bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thiết kế một sản phẩm hoàn chỉnh Nội dung ở mỗi phần của bài học được thiết kế khoa học, hợp lý, nội dung cụ thể được sắp xếp như sau:
1 Phần Đặc điểm kiểu mẫu giúp người học nhận biết và phân biệt áo kiểu
Trang 20BÀI 2: MAY ÁO KIỂU NỮ CỔ HAI VE (3-5)
MỤC TIÊU
- Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may
áo kiểu cổ hai ve;
- May được áo kiểu nữ cổ hai ve đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu
Áo kiểu nữ cổ hai ve là mẫu áo có kiểu dáng thẳng, lai ngang, tay ngắn,
cổ (cổ) áo là kiểu cổ gồm hai phần lật: một phần của cổ và một phần của ve thân
áo tạo thành dạng chữ K (đầu cổ và đầu ve nhọn)
Trang 212 Quy cách – yêu cầu kỹ thuật
2.1 Quy cách
- Đường may diễu 0,5 cm
- Đường may mí 0,1 cm
- Đường sườn tay, sườn áo may 1,5 cm;
- Tra tay, tra cổ 0,7 – 1 cm;
- May lai 1,5 cm;
- May cửa tay 2,5 cm;
- Mật độ mũi may 5 mũi/cm;
2.2 Yêu cầu kỹ thuật
- Áo may xong phải đúng dáng, đúng thông số và đúng quy cách;
- Đường may đúng quy cách (phải êm phẳng, thẳng đều, không bỏ mũi, sùi chỉ, không nối chỉ ở mặt ngoài sản phẩm, );
- Các chi tiết đối xứng phải bằng nhau;
- Sản phẩm may xong phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp
3 Bảng thống kê số lượng các chi tiết
TIẾT
SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
Vải chính Vải lót Keo (mex)
đối xứng
Trang 22Bước 1: May vai con và ủi rẽ vai con
- Thân sau để dưới, thân trước để trên, 2 mặt phải úp vào nhau, đặt bằng mép, may cách đều mép vải 1cm;
- Ủi rẽ đường may sang hai bên
Bước 2: May cổ áo
+ Đạt cổ áo úp vào bề mặt thân áo, đường chân cổ trùng với vòng cổ thân
áo Chú ý: 3 điểm kỹ thuật trên cổ và trên thân áo phải trùng nhau.
Trang 23+ May dính lớp vải cổ phía dưới vào vòng cổ sau (chừa lại lớp vải trên của cổ không may).
+ May lược cổ áo với vòng cổ thân trước
- Ráp ve áo + đinh áo vào thân áo:
+ Đặt bề mặt miếng đáp ve úp vào bề mặt thân áo May theo đường cổ trước + ve + đinh
+ Gọt bớt phần vải thừa, bấm quanh đường may và chỗ tiếp giáp giữa cổ
và ve
+ Lộn đáp ve + đinh áo sang mặt trái thân áo
+ Gấp mép đoạn còn lại của cổ sau và may cố định vào cổ sau của thân áo
+ May diễu đinh áo, ve áo, cổ áo
Trang 24Bước 3: May sườn áo + Ủi rẽ sườn áo
- Hai mặt phải úp vào nhau, hai mép vải bằng nhau may theo đường vẽ thiết kế và ủi rẽ sang hai bên
Bước 4: May tay áo
- May lai tay: Ủi gấp lai tay vào mặt trái 2cm, may lai tay;
- May sườn tay: Hai mặt phải úp vào nhau, may sườn tay theo đường vẽ thiết kế và ủi rẽ sang hai bên;
- Tra tay vào thân áo
Bước 5: May lai áo:
Ủi gấp lai áo vào mặt trái 1,5cm, đặt mặt phải lên trên, may cách đều mép gấp 1,3cm
Bước 6: Thùa khuy, đính cúc, ủi hoàn thiện
- Thùa khuy thân bên trái;
- Lấy dấu các vị trí thùa khuy theo mẫu;
Trang 25- Thùa khuy theo dấu;
- Lấy dấu vị trí đính cúc;
- Đính cúc theo vị trí đã lấy dấu
Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm
- Vệ sinh công nghiệp: Cắt chỉ, làm sạch sản phẩm;
- Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra thông số, các đường may, các vị trí đối xứng;
- Ủi hoàn thành sản phẩm
6 Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
STT Sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa
1 Các đường may nhăn, rút
chỉ. Điều chỉnh lực căng của chỉ, mật độ mũi may chưa phù
hợp.
Cần thử chỉ, chỉnh chỉ trước khi may vào sản phẩm.
2 Vòng nách thân áo bị nhăn Khi may không bai phần vòng
nách thân áo có canh sợi dọc.
Khi tra tay nên để tay ở dưới, thân áo
ở trên, phần dọc vải ở vòng nách thân
áo phải hơi kéo so với tay áo.
4 Cổ tra không cân đối Không lấy dấu 3 điểm kỹ thuật
khi tra.
Lấy dấu và tra đúng 3 điểm kỹ thuật.
5 Hai đầu cổ áo và nẹp ve
không bằng nhau. Không lấy dấu và kiểm tra khi may kẹp lá ba. Lấy dấu và kiểm tra khi may kẹp lá ba.
6 Lai áo không đều, bị vặn Khi may không canh chân vịt Canh chân vịt cách đều mép vải khi
may.
CÂU HỎI BÀI 2
1 Trình bày đặc điểm – hình dáng của áo kiểu nữ cổ 2 ve?
2 Trình bày quy cách và yêu cầu kỹ thuật của áo kiểu nữ cổ 2 ve?
3 Trình bày quy trình lắp ráp áo kiểu nữ cổ 2 ve?
2 Trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sai hỏng khi may áo kiểu nữ cổ 2 ve?
TÓM TẮT BÀI HỌC
Bài May áo kiểu nữ cổ 2 ve là bài học mang kiến thức tổng hợp, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng may một sản phẩm hoàn chỉnh Nội dung ở mỗi phần của bài học được thiết kế khoa học, hợp lý, nội dung cụ thể được sắp xếp như sau: