1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Momo Của Sinh Viên Các Trường Cao Đẳng, Đại Học Tại Tphcm.pdf

213 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Ví Điện Tử Momo Của Sinh Viên Các Trường Cao Đẳng, Đại Học Tại Tphcm
Tác giả Mai Thị Bích Huyền
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Nhựt Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính
Thể loại báo cáo môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (14)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (0)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2 Mục tiêu chi tiết (15)
      • 1.2.3 Câu h ỏi nghi ên c ứu (15)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Ý nghĩa của đề tài (16)
    • 1.6. Bố cục của đề tài (0)
  • CHƯƠNG 2 C Ơ SỞ L Ý LU ẬN (18)
    • 2.1. Khái niệm (18)
      • 2.1.1. Khái niệm ví điện tử (18)
      • 2.1.2. Khái niệm về ý định sử dụng (19)
      • 2.1.3. Khái niệm về quyết định sử dụng (21)
    • 2.2. Cơ sở lí thuyết (21)
      • 2.2.1 Thuyết hành động hợp lí TRA (0)
      • 2.2.2 Thuy ết h ành vi d ự định TPB (0)
      • 2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (24)
    • 2.3. Các nghiên cứu có liên quan (26)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (31)
      • 2.4.1 Mô hình nghiên cứu (31)
      • 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3. THI ẾT K Ế NGHI ÊN C ỨU (38)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.2. Thang đo (40)
    • 3.3. Ph ương ph áp ch ọn m ẫu v à xác định cỡ mẫu (44)
    • 3.4. Thu thập và xử lí số liệu (0)
      • 3.4.1 Phương pháp thu thập (50)
      • 3.4.2 Xử lí thống kê mô tả (50)
      • 3.4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo (51)
      • 3.4.4 Xoay nhân tố (51)
      • 3.4.5 Phân tích tương quan và hồi quy (51)
  • CHƯƠNG 4. K ẾT QUẢ NGHI ÊN C ỨU (52)
    • 4.1. Thống kê mô tả (52)
      • 4.1.1 Kết quả khảo sát về giới tính (52)
      • 4.1.2 K ết quả khảo s át v ề độ tuổi (0)
      • 4.1.3 Kết quả khảo sát về các trường (0)
      • 4.1.4 Kết quả khảo sát về người dùng ví điện tử (0)
      • 4.1.5 Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng ví điện tử Momo (0)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy (54)
      • 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo niềm tin vào ví điện tử (54)
      • 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo cảm nhận sự hữu ích (55)
      • 4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo sự dễ sử dụng công nghệ (56)
      • 4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo xu hướng tin dùng (57)
      • 4.2.5 Ki ểm định độ tin cậy thang đo chính sách Marketing (58)
      • 4.2.6 Ki ểm định độ tin cậy thang đo r ủi ro nhận th ức (59)
      • 4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng dịch vụ (60)
      • 4.2.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhà nước khuyến khích (61)
      • 4.2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định sử dụng (62)
    • 4.3. Xoay nhân tố (63)
      • 4.3.1 Xoay nhân tố biến độc lập (63)
      • 4.3.2 Xoay nhân tố biến phụ thuộc (65)
      • 4.3.3 Đặt lại tên biến (66)
    • 4.4. Kiểm định tương quan và hồi quy (67)
      • 4.4.1 Kiểm định tương quan (67)
      • 4.4.2 Kiểm định đa cộng tuyến (68)
      • 4.4.3 Ki ểm định độ ph ù h ợp của m ô hình (68)
      • 4.4.4 Mô hình hồi quy (69)
  • CHƯƠNG 5. K ẾT LU ẬN V À ĐỀ XUẤT (71)
    • 5.1. Kết quả (71)
    • 5.2. Đề xuất giải pháp (71)
      • 5.2.1 Giải pháp về chất lượng dịch vụ (71)
      • 5.2.2 Giải pháp về khuyến khích sử dụng (72)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

B� GIÁO D�C VÀ ĐÀO T�O (font 13) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH MAI THỊ BÍCH HUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH[.]

TỔNG QUAN

Lí do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển nhanh chóng như hiện nay, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự vận động và liên tục thay đổi Từ thời xa xưa việc sử dụng các loại tiền ( tiền xu, tiền giấy, ) rất hiện hành và phổ biến rộng rãi ở tất cả các quốc gia, các khu vực Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay công nghệ là thứ rất phát triển khiến từng quốc gia kể cả Việt Nam phải chạy theo đặc biệt là thương mại điện tử không ngừng ngày càng lớn mạnh, những xu hướng sử dụng tiền mặt cũng không còn nhiều như trước mà dần dần được các ví điện tử thay thế.

Ví điện tử, có tên gọi khác là ví số, là một tài khoản online dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến hiện nay giúp người tiêu dùng có thể sử dụng trao đổi để mua bán hàng hàng hóa trên các trang web hoặc thanh toán cước phí…Thị trường ví điện tử ở Việt Nam không ngừng phát triển khi ngày càng nhiều dịch vụ ứng dụng ra đời Theo khảo sát trên thị trường ví điện tử thì Momo, Zalopay, Moca đang chiếm 90% thị phần người dùng Trong đó Momo được xem là ví điện tử có số lượng người dùng lớn nhất, nhận diện thương hiệu tốt nhất tại Việt Nam theo báo cáo "Ứng dụng di động" của Appota phát hành giữa năm 2021.Tuy nhiên hiện nay ví MoMo vẫn gặp một số cạnh tranh từ các đối thủ cho nên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chọn ví điện tử Momo rất quan trọng

Cho đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của ví điện tử đối với người tiêu dùng Ở những đề tài trước thì các tác giả chưa nêu rõ ra các vấn đề mà sinh viên gặp phải khi sử dụng dịch vụ ví Momo Theo nhóm tác giả về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của trường ĐH Công nghiệp TPHCM, các tác giả ấy chỉ đưa ra những nghiên cứu về ví điện tử nói chung và đối tượng khảo sát chỉ là các sinh viên của trường ĐH Công nghiệp, các tác giả chưa đưa ra được các yếu tố cho tất cả đối tượng các sinh viên trường Cao đẳng, Đại học Vì thế nghiên cứu “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC TẠI TPHCM” được thực hiện để nắm bắt rõ hơn về rào cản sử dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của giới trẻ, đặc biệt là

Mục tiêu của đề tài

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ví điện tử momo của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học TPHCM từ đó đưa ra giải pháp cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) nhằm giúp công ty phát triển, thu hút, đẩy mạnh việc sử dụng ví điện tử của tất cả các sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học TPHCM

- Tổng hợp các tài liệu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử Momo của các sinh viên tại Thành phố HCM

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng ví điện tử Momo

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ví điện tử Momo của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học

- Đề xuất các giải pháp giúp công ty thu hút khách hàng sử dụng

- Có những tài liệu nào liên quan đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử ?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử Momo như thế nào?

- Có những giải pháp nào giúp cho công ty tăng thêm nhiều sinh viên sử dụng ví điện tử hơn nữa?

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài của tôi sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp định lượng và định tính:

Phương pháp định tính: Thông qua việc tổng hợp tài liệu của các nhân tố ảnh hưởng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

tử Momo tiến hành phân tích so sánh để nhận xét thực trạng, từ đó thông qua các quyết định chọn mua của các khách hàng đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn sử dụng của sinh viên Ngoài ra, còn có việc tham vấn chuyên gia để bổ sung hoặc điều chỉnh các biến để đưa ra các giải pháp phù hợp được áp dụng đối với các sinh viên tại TPHCM

Phương pháp định lượng: Sử dụng kết quả định lượng để có cơ sở đưa ra kết luận chính xác về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các định hướng và đưa ra phương án phù hợp

Phương pháp điều tra chọn mẫu: Đề tài của tôi sẽ đi khảo sát khoảng 100 sinh viên của các trường Cao đẳng, Đại học ở TPHCM với kết quả thu được sẽ sử dụng phần mềm SPSS để phân tích, xử lí số liệu trên phần mềm, kiểm định độ tin cậy, từ đó phân tích tương quan và hồi quy

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Đối tượng khảo sát: Là sinh viên của các trường Đại học Kinh tế- tài chính (UEF), Đại học Y Dược (UMP), Đại học Công nghiệp (IUH), Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng, ở độ tuổi từ 18 đến 24

- Không gian: nghiên cứu được thực hiện ở phạm vi Thành phố HCM Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ tập trung khảo sát tập trung ở các trường: Đại học Kinh tế- tài chính (UEF), Đại học Y Dược (UMP), Đại học Công nghiệp (IUH), Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng,…

-Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 1/11 đến 25/12/2022

-Nội dung: Nghiên cứu yếu tố quyết định đến việc sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Thành phố HCM.

Ý nghĩa của đề tài

- Đóng góp về mặt lí luận:

+ Tổng hợp các khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử, các lí thuyết về ví điện tử Momo, các định tính khi sử dụng ví điện tử

+ Xây dựng được mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử Momo

+ Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử Momo

- Đóng góp về mặt thực tiễn:

+ Đề tài nghiên cứu này mang lại một số ý nghĩa về thực tiển cho công ty , kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho công ty hiểu biết hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử của khách hàng, điều này góp phần cho việc hoạch định các chương trình xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu, thỏa mãn lợi ích khách hàng…có hiệu quả hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa cho ví điện tử Momo trên thị trường

+Đưa ra hàm ý giúp sinh viên hiểu hơn về công ty cũng như ví điện tử Momo mà mình đang sử dụng để từ đó xem xét lựa chọn của sinh viên là phù hợp hay không

+Giúp cải thiện một số bảng đề mô cho công ty giúp công ty có cơ hội phát triển hơn cũng như giúp nâng tầm công ty trên thị trường từ đó giúp xã hội phát triển hơn

1.6 Bố cục đề tài: Đề tài có bố cục 5 chương gồm:

Chương 1: Tổng quan trong chương này trình bày các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng & phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa đề tài

Chương 2: Cơ sở lí thuyết trình bày khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng của khách hàng.Cơ sở lí thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn sử dụng ví điện tử Momo và mô hình nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu trình bày quy trình nghiên cứu, thang đo, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu trình bày thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy xoay nhân tố, phân tích tương quan và hồi quy

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày kết luận và một vài hàm ý quản trị.

Bố cục của đề tài

CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2.1 Khái niệm

2.1.1 Khái niệm ví điện tử

Theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là một phương tiện hoạt động bằng điện tử, bằng các thiết bị thông minh: Smartphone, đồng hồ thông minh… sẽ được thực hiện các giao dịch trực tuyến và tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ Theo Pachpande và Kamble thì ví điện tử chỉ được định nghĩa theo một góc hẹp cũng theo một giải thích khác thì ví điện tử còn có nghĩa rộng hơn và nhiều công vụ chức năng hơn:

Shin (2009) đã giải thích ví di động (Mobile Wallet) là ví tiền kỹ thuật số, được người dùng đề cập đến như một công nghệ cần được cài đặt trong điện thoại thông minh và cho phép khách hàng lưu trữ tiền và thực hiện các giao dịch trực tuyến trực tiếp từ ví trong khi mã QR hoạt động thông qua một số ứng dụng ngân hàng, ứng dụng lưu trữ để tích hợp chi tiết thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng Ngoài ra ví điện tử còn được sử dụng rộng rãi trong cả giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến, bao gồm các giao dịch từ các bên liên quan khác nhau như giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, giao dịch giữa người tiêu dùng với ngân hàng, người tiêu dùng với doanh nghiệp, người tiêu dùng với người trực tuyến và người tiêu dùng với máy móc Ví điện tử là một trong những sáng kiến tuyệt vời trong những năm gần đây khi thời đại này là thời đại của công nghệ, tạo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững

Chawla và Joshi (2019) đã bổ sung thêm định nghĩa của Shin (2009) về ví di động (Mobile Wallet) khi cho rằng các khái niệm như “ngân hàng di động” và “tiền di động” là tiền thân của “ví di động” Ngân hàng di động là hệ thống cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trong tài khoản ngân hàng của mình thông qua thiết bị di động với các dịch vụ, bao gồm: Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và truy vấn số dư Tiền di động đề cập đến một loạt các dịch vụ có thể được cung cấp thông qua điện thoại di động, như: Chuyển tiền di động, thanh toán di động và ngân hàng di động Ví di động có thể được coi là một phần mở rộng của ngân hàng di động và tiền di động, trong đó người dùng có thể lưu trữ thông tin cá nhân của họ cùng với chi tiết của các phương thức thanh toán khác nhau Ví di động có thể được

C Ơ SỞ L Ý LU ẬN

Khái niệm

2.1.1 Khái niệm ví điện tử

Theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là một phương tiện hoạt động bằng điện tử, bằng các thiết bị thông minh: Smartphone, đồng hồ thông minh… sẽ được thực hiện các giao dịch trực tuyến và tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ Theo Pachpande và Kamble thì ví điện tử chỉ được định nghĩa theo một góc hẹp cũng theo một giải thích khác thì ví điện tử còn có nghĩa rộng hơn và nhiều công vụ chức năng hơn:

Shin (2009) đã giải thích ví di động (Mobile Wallet) là ví tiền kỹ thuật số, được người dùng đề cập đến như một công nghệ cần được cài đặt trong điện thoại thông minh và cho phép khách hàng lưu trữ tiền và thực hiện các giao dịch trực tuyến trực tiếp từ ví trong khi mã QR hoạt động thông qua một số ứng dụng ngân hàng, ứng dụng lưu trữ để tích hợp chi tiết thẻ ghi nợ/thẻ tín dụng Ngoài ra ví điện tử còn được sử dụng rộng rãi trong cả giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến, bao gồm các giao dịch từ các bên liên quan khác nhau như giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, giao dịch giữa người tiêu dùng với ngân hàng, người tiêu dùng với doanh nghiệp, người tiêu dùng với người trực tuyến và người tiêu dùng với máy móc Ví điện tử là một trong những sáng kiến tuyệt vời trong những năm gần đây khi thời đại này là thời đại của công nghệ, tạo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững

Chawla và Joshi (2019) đã bổ sung thêm định nghĩa của Shin (2009) về ví di động (Mobile Wallet) khi cho rằng các khái niệm như “ngân hàng di động” và “tiền di động” là tiền thân của “ví di động” Ngân hàng di động là hệ thống cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trong tài khoản ngân hàng của mình thông qua thiết bị di động với các dịch vụ, bao gồm: Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn và truy vấn số dư Tiền di động đề cập đến một loạt các dịch vụ có thể được cung cấp thông qua điện thoại di động, như: Chuyển tiền di động, thanh toán di động và ngân hàng di động Ví di động có thể được coi là một phần mở rộng của ngân hàng di động và tiền di động, trong đó người dùng có thể lưu trữ thông tin cá nhân của họ cùng với chi tiết của các phương thức thanh toán khác nhau Ví di động có thể được xem như một kho lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến khách hàng cần thiết cho các giao dịch di động Tương tự, ví điện tử có thể được coi là một khái niệm rộng hơn, trong đó tiền có thể được lưu trữ kỹ thuật số và thanh toán có thể được thực hiện thông qua máy tính để bàn, máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh

Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử Nó giống như “ví tiền” của bạn trên mạng và có vai trò như một chiếc ví tiền mặt giúp chúng ta làm được mọi thứ trên môi trường Internet: Gửi chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ, các chi phí sinh hoạt hằng ngày (điện, nước, học phí, ) một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sử dụng Dịch vụ ví điện tử có thể hiểu là tiền điện tử dạng dựa trên môi trường internet để hình thành các ví tiền ảo (Theo Lê Văn Luyện 2018) Theo Thông tư hướng dẫn về dịch vụ thanh toán trung gian của NHNN: “ Dịch vụ Ví điện tử” là cho phép khách hàng sử dụng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính ), giúp người dùng có thể lưu trữ một khoản giá trị tiền tệ trên mạng Internet và được đảm bảo rằng tiền gửi trên ví điện tử với tiền gửi vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ ngang nhau và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Momo là một ứng dụng thanh toán trên di động (mobile payment) của Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến ( viết tắt M_Service) thông qua nền tảng thanh toán (payment platform) đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép Nói cách khác Momo hoạt động như một dịch vụ tài chính đáp ứng khả năng thanh toán cho người dân MoMo tự hào là ví điện tử số 1 Việt Nam với hơn 23 triệu người tin dùng Với Ví MoMo, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm thanh toán và chuyển tiền trên di động mọi lúc, mọi nơi

Tóm lại, theo tác giả ví điện tử Momo là một ứng dụng hoạt động trên mạng Internet giúp người dùng thanh toán các khoản chi phí và chuyển đổi mà không tốn thời gian công sức, không nhất thiết phải lúc nào cũng mang nhiều tiền mặt cho bản thân, chỉ cần có thiết bị thông minh dù đi đến bất kì nơi đâu, khách hàng cũng có thể gửi tiền, nhận tiền, và nhiều tiện lợi khác khi sử dụng ví Momo

2.1.2 Khái niệm về ý địnhsử dụng Ý định sử dụng (BI - Behavior Intention) được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện”

“ An intention is, roughly, the course of action that one has adopted, so it has no such components There are other characteristics of intentions which the mental state idea of intentions does not share Intentions do not have the temporal characteristics that mental states have, or share the curious context dependency that intentions have.”

Scheer (2004) Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi Ý định thực hiện các loại hành vi khác nhau có thể được dự đoán với độ chính xác cao từ thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi; và những ý định này, cùng với nhận thức về kiểm soát hành vi, giải thích cho sự khác biệt đáng kể trong hành vi thực tế Thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi được chứng minh là có liên quan đến các tập hợp niềm tin hành vi, chuẩn mực và kiểm soát nổi bật thích hợp về hành vi, nhưng bản chất chính xác của những mối quan hệ này vẫn chưa chắc chắn Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động của con người càng lớn Các công thức giá trị kỳ vọng chỉ thành công một phần trong việc giải quyết các mối quan hệ này Việc thay đổi quy mô tối ưu của phương tiện kỳ vọng và thước đo giá trị được cung cấp để giải quyết các giới hạ Ý định được đo lường bằng có ý định sử dụng và có kế hoạch sử dụng, theo Ajzen (1991)

Nghiên cứu của Engel và cộng sự (1978) cho rằng ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ là một quá trình tư duy của con người từ những suy nghĩ và cảm nhận của họ trong quá trình tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm nhằm nhận biết được nhu cầu, đánh giá được sản phẩm, tìm kiếm chọn lọc thông tin từ đó ra quyết định lựa chọn mua hàng hay sử dụng sản phẩm hay không

Như vậy ý định sử dụng sản phẩm của khách hàng được bắt nguồn từ nhiều yếu tố tạo ra nhiều động cơ để thực hiện bằng được hành động đó và ra quyết định và ý định này được xem như là một thước đo quan trọng giúp các nhà cung cấp tìm hiểu để đánh giá được ý định sử dụng của khách hàng là gì từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp Vì vậy ý định của người tiêu dùng sẽ tác động đến hành vi tiếp cận sản phẩm dịch vụ của các tổ chức.

2.1.3 Khái niệm về quyếtđịnh sử dụng

Quyết định sử dụng (U - actual use, actual usage, actual purchase behavior) được xem như là một yếu tố cho việc mức độ sử dụng thường xuyên Như vậy, khi nói đến quyết định sử dụng là có thể nói đến thói quen hay tần suất và khối lượng sử dụng hệ thống bao nhiêu của người sử dụng Kauer nghiên cứu về các nhân tố chấp nhận sản phẩm dịch vụ kết luận rằng tỉ lệ sử dụng thấp thì có thể sẽ xảy ra sự chấp nhận quyết định sử dụng thấp

Davis khẳng định ý định hành vi của một người ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống Ý định sử dụng được xem như nhân tố dự đoán sử dụng Tuy nhiên, sử dụng được xem như là biến phụ thuộc trong vài nghiên cứu Roger cho rằng khi muốn quyết định sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì họ phải có ý định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó Ý định đó có thể hình thành trước hoặc ngay khi họ quyết định sử dụng Hai yếu tố này luôn chịu tác động bởi các yếu tố khách quan khác như môi trường hay những yếu tố hành vi của bản thân họ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tương quan giữa ý định sử dụng (BI) và quyết định sử dụng (U- actual use, actual usage, actual purchase behavior) Trong nghiên cứu về World Wide Web (www) nói đến cá nhân với hành vi dự định và sự chấp nhận có khuynh hướng làm gia tăng hành vi sử dụng thực sự Theo nghiên cứu của

Bùi Nhất Vương (2021) cho thấy yếu tố hành vi là khả năng chủ quan của con người dự định đạt được trong một thời gian nhất định đối với ví điện tử Qua các nghiên cứu ta dễ dàng nhận biết rằng: Ý định sử dụng ví điện tử Momo là mức độ mà theo đó người sử dụng có khả năng sử dụng ví momo trong tương lai, là thái độ tích cực đối với hệ thống thiết bị khi sử dụng các công cụ thiết bị thông minh để sử dụng ví

Cơ sở lí thuyết

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA; Ajzen và Fishbein, 1980) khẳng định rằng ý chí và ý định dự đoán hành vi Theo TRA, nếu mọi người đánh giá hành vi được đề xuất là tích cực (thái độ) và nếu họ nghĩ rằng những người khác muốn họ thực hiện hành vi đó (chuẩn chủ quan), điều này dẫn đến ý định cao hơn (động cơ) và họ có nhiều khả năng thực hiện hành vi hơn Mối tương quan cao giữa thái độ và chuẩn mực chủ quan với ý định hành vi và hành vi đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu (Sheppard và cộng sự, 1998) Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra một hạn chế của lý thuyết này: ý định hành vi không phải lúc nào cũng dẫn đến hành vi thực tế

Niềm tin về kết quả hành động và những đánh giá kết quả dựa trên hành động sẽ tác động tới thái độ tích cực hay tiêu cực đối với hành động đó Tiêu chuẩn chủ quan chính là những nhân tố tác động đối với cá nhân đó như môi trường xung quanh từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… Cá nhân đó sẽ có ý định hành vi gia tăng khi cá nhân đó có một nhìn nhận thái độ tích cực với đối với việc thực hiện hành vi cũng như những tiêu chuẩn chủ quan mà chính do tác động từ những người xung quanh Ý định thực hiện hành vi sử dụng ví điện tử sẽ chịu tác động từ những người xung quanh đối với cá nhân như bạn bè, người thân, sẽ có tỉ lệ tương đương Nếu một người xung quanh bạn sử dụng càng nhiều về ví điện tử sẽ làm gia tăng ý định sử dụng ví điện tử của bạn lên và ngược lại Và cũng tương tự như vậy, khi đồng nghiệp, bạn bè, sử dụng ví điện tử và có nhìn nhận thái độ tích cực đối với ví điện tử, mọi người sẽ tác động tích cực lên cá nhân đó về những tính hữu ích mà ví điện tử đem lại, điều đó sẽ làm thay đổi thái độ và nhận thức của cá nhân về ví điện tử dẫn tới gia tăng ý định sử dụng ví điện tử Thuyết hành động hợp lý đã chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ và tiêu chuẩn chủ quan đối với ý định hành vi Tuy nhiên hạn chế của thuyết này chính là việc giả định rằng hành vi là dưới sự kiểm soát của ý chí

Một lập luận phản bác lại mối quan hệ chặt chẽ giữa ý định hành vi và hành vi thực tế đã dẫn đến sự phát triển của lý thuyết về hành vi có kế hoạch, một mô hình bao gồm tác động của các yếu tố không tự nguyện lên hành vi

Hình 2.1 Mô hình thuyếthành động hợp lí (TRA)

2.2.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) bắt đầu là Lý thuyết về hành động hợp lý vào năm 1980 để dự đoán ý định của một cá nhân để tham gia vào một hành vi tại một thời điểm và địa điểm cụ thể Lý thuyết này nhằm giải thích tất cả các hành vi mà mọi người có khả năng tự kiểm soát Thành phần chính của mô hình này là ý định hành vi; ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi thái độ về khả năng hành vi đó sẽ có kết quả mong đợi và đánh giá chủ quan về rủi ro và lợi ích của kết quả đó

Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được, yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng Vì vậy, TPB được phát triển để dự đoán các hành vi trong đó các cá nhân có quyền kiểm soát tự nguyện không đầy đủ Cân nhắc đến lòng tự trọng và sự tự tin vào năng lực bản thân, TPB mở rộng khái niệm kiểm soát hành vi nhận thức Nhận thức kiểm soát hành vi chỉ ra rằng động cơ của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi mức độ khó khăn của các hành vi được nhận thức, cũng như nhận thức về mức độ thành công của cá nhân đó có thể (hoặc không thể) thực hiện hoạt động Dễ dàng nhận thấy lý thuyết này có thể liên quan như thế nào đến khái niệm động lực và tuân thủ hoạt động thể chất và/hoặc tập thể dục, đặc biệt là trong môi trường phục hồi chức năng Nếu bệnh nhân nhận thức được khả năng kiểm soát hoặc năng lực bản thân hoặc lòng tự trọng thấp, thì nhận thức và niềm tin rằng họ có thể ảnh hưởng đến hành vi của chính mình theo cách tích cực sẽ bị suy giảm nên lý thuyết về hành vi dự định (TPB) đã được phát triển từ TRA với mục đích cải thiện sức mạnh tiên đoán bằng cách thêm vào một yếu tố dự báo quan trọng, nhận thức kiểm soát hành vi Con người không có khả năng hình thành ý định mạnh mẽ để thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái độ tích cực Vì thế thuyết này bổ sung thêm cho thuyết TRA thêm một nhân tố: Nhận thức kiểm soát Từ đó có 3 yếu tố quyết định sử dụng: Thái độ (1), Chuẩn chủ quan (2), Nhận thức kiểm soát quyết định (3). Ý định sử dụng càng cao thì cảm nhận kiểm soát hành vi ở mức độ càng dễ dàng

Cá nhân có thể kiểm soát được hành vi một cách dễ dàng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho người đó và họ sẽ có xu hướng tiếp nhận và dẫn tới ý định sử dụng

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự bị

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model - TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM; Davis, 1989) là một trong những mô hình chấp nhận công nghệ có ảnh hưởng nhất, với hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ mới của một cá nhân: cảm nhận dễ sử dụng và nhận thức hữu ích Ví dụ như một người lớn tuổi nhận thấy các trò chơi kỹ thuật số quá khó chơi hoặc lãng phí thời gian sẽ không muốn áp dụng công nghệ này, trong khi một người lớn tuổi nhận thấy các trò chơi kỹ thuật số mang lại sự kích thích tinh thần cần thiết và dễ học sẽ có nhiều khả năng hơn muốn học cách sử dụng các trò chơi kỹ thuật số

Mục đích của mô hình TAM là giải thích hành vi chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ công nghệ là sản phẩm của hệ thống người dùng cuối TAM là mô hình được xây dựng trên nền tảng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được sử dụng để giải thích ý định thực hiện quyết định trong lĩnh vực công nghệ thông tin TAM cho thấy nhận thức tính hữu dụng và nhận thức tính dễ sử dụng là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc giải thích ý định sử cá nhân của người sử dụng và việc sử dụng thực tế Mô hình chấp nhận công nghệ có thể được mô phỏng như hình 2.3

Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ.

Nguồn: David (1986) Nhìn vào mô hình chấp nhận công nghệ ta thấy nhận thức tính hữu dụng và nhận thức dễ sử dụng, mà nhận thức này là ảnh hưởng của thái độ, nó liên quan đến dự định hành vi và sử dụng thật sự, Khi cảm nhận về lợi ích của họ gia tăng họ cảm thấy ý định sử dụng sẽ mang lại cho họ nhiều tính hữu ích hơn họ nghĩ và việc sử dụng ví điện tử cũng khá dễ dàng, không quá phức tạp sẽ tạo cho họ một thái độ tích cực về việc sử dụng ví điện tử Thái độ tích cực dẫn tới gia tăng ý định sử dụng ví điện tử

2.2.4 Mô hình chấpnhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển bởi nhằm mục đích cải thiện mô hình TAM, điều tra về ý định sử dụng hệ thống thông tin của khách hàng và hành vi liên tục của chúng (Venkatesh và cộng sự, 2003) UTAUT dựa trên cơ sở các mô hình lý thuyết trước đó : các lý thuyết TRA, TPB, TAM, mô hình động lực thúc đẩy (MM), mô hình tích hợp TPB và TAM, mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (DOI) và lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) Mô hình gồm 4 thành phần cốt lõi là hiệu quả kì vọng, nỗ lực kì vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi Thứ nhất hiệu quả kì vọng là những mong đợi của khách hàng về hiệu quả của hệ thống ví điện tử khi sử dụng sẽ thúc đẩy ý định hành vi Nó có thể đo lường bằng cách quản lý thời gian, công sức của họ một cách hiệu quả đồng thời cung cấp cho họ hệ thống giao dịch không mất phí và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, đây có thể là được xem là

Cũng như các mô hình nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng công nghệ trước đây, nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003) đã giữ lại nhân tố dự định hành vi làm nhân tố tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng Yếu tố dự định hành vi được quyết định bởi: hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội và các điều kiện thuận tiện Các yếu tố trung gian: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự nguyện sử dụng tác động gián tiếp đến dự định hành vi thông qua các nhân tố chính:

Hình 2.4 Mô hình sử dụng và chấp nhận công nghệ

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003)

Các nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu của Bùi Nhất Vương với đề tài ” Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình PLS -SEM ” nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết quả cho thấy thảo luận nhóm, nghiên cứu này đã được đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến YD sử dụng ví điện tử gồm: HQKV, NLKV, AHXH, ĐKTL, TD đối với sản phẩm và nhận thức uy tín (NTUT) với mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của tác giả Bùi Nhất Vương (2021)

Nguồn: Bùi Nhất Vương Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 57, Số 5D (2021): 242-258

Với đề tài:” Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan trọng của niềm tin ” của 2 tác giả Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Kim Ngọc, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định lượng và định tính, kết quả cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử: nhận thức sự hữu ích, sự hài lòng, niềm tin, ảnh hưởng của xã hội với mô hình nghiên cứu:

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Kim

Nguồn: Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Kim Ngọc (2022) JABES 33(3) 79–97

Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa với đề tài ” Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng: Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam ” nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính kết quả cho thấy có chín nhân tố độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng, bao gồm: (1) Cảm nhận hữu ích, (2) Cảm nhận dễ sử dụng, (3) Chính sách Marketing, (4) Pháp luật, (5) Khoa học công nghệ, (6) Cảm nhận rủi ro, (7) Ảnh hửởng xã hội, (8) Cảm nhận kiểm soát hành vi, và (9) Chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng Tiếp đến, Ý định sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam với mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của tác giả Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021)

Nguồn: Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa,Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đà Nẵng, năm 2021

Với đề tài:” Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp TPHCM ” của Nguyễn Văn Sơn và các tác giả, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp định lượng và định tính, kết quả cho thấy có năm yếu tố: (1) nhận thức hữu ích; (2) nhận thức dễ sử dụng; (3) nhận thức riêng tư/ bảo mật; (4) ảnh hưởng xã hội và (5) niềm tin vào ví điện tử Momo với mô hình nghiên cứu:

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sơn và các tác giả (2021)

Nguồn: Nguyễn Văn Sơn và các tác giả, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 50, 2021

Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Trâm với đề tài” Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở Thành phố Huế ” nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử : ảnh hưởng xã hội, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự hữu ích cảm nhận, rủi ro nhận thức, thái độ sử dụng, từ đó đi đến ý định sử dụng với mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Khánh Trâm (2018)

Nguồn: Trần Thị Khánh Trâm, Đại học kinh tế Huế (2018)

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

STT Tác Giả Tên bài viết PPNC Kết quả NC

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình PLS-SEM Định lượng kết quả cho thấy thảo luận nhóm, nghiên cứu này đã được đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến YD sử dụng ví điện tử gồm: HQKV, NLKV, AHXH, ĐKTL, TD đối với sản phẩm và nhận thức uy tín (NTUT)

Kim Ngọc Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan trọng của Định lượng và định tính kết quả cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử: nhận thức sự hữu ích, sự hài lòng, niềm tin, ảnh hưởng của xã hội niềm tin

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng thẻ ngân hàng: Nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam Định lượng và định tính kết quả cho thấy có chín nhân tố độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng, bao gồm: (1) Cảm nhận hữu ích, (2) Cảm nhận dễ sử dụng, (3) Chính sách Marketing,

(4) Pháp luật, (5) Khoa học công nghệ, (6) Cảm nhận rủi ro, (7) Ảnh hửởng xã hội, (8) Cảm nhận kiểm soát hành vi, và (9) Chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng Tiếp đến, Ý định sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến Quyết định sử dụng thẻ ngân hàng của người tiêu dùng Việt Nam

Văn Sơn và các tác giả

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp TPHCM Định lượng và định tính kết quả cho thấy có năm yếu tố: (1) nhận thức hữu ích; (2) nhận thức dễ sử dụng; (3) nhận thức riêng tư/ bảo mật; (4) ảnh hưởng xã hội và (5) niềm tin vào ví điện tử Momo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở Thành phố Huế Định lượng kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử : ảnh hưởng xã hội, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự hữu ích cảm nhận, rủi ro nhận thức, thái độ sử dụng, từ đó đi đến ý định sử dụng

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu này với mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định và quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học TPHCM Kết hợp các cơ sở lí thuyết cùng với kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây (Bảng 2.1) và tổng hợp chín giả thuyết được hình thành, một mô hình nghiên cứu được hình thành Bao gồm tám nhân tố độc lập ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử Momo, bao gồm: (1) Niềm tin vào ví điện tử, (2) Cảm nhận hữu ích , (3) Sự dễ sử dụng công nghệ, (4) Xu hướng tin dùng, (5) Chính sách Marketing, (6) Rủi ro nhận thức, (7) Chất lượng dịch vụ, (8) Nhà nước khuyến khích Tiếp đến, Ý định sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến Quyết định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên các trường CĐ, ĐH tại TPHCM được tác giả cụ thể qua mô hình bên dưới:

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu và đề xuất của tác giả (2022) 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trong mô hình nghiên cứu được đề xuất có các yếu tố:

Niềm tin vào ví điện tử

Niềm tin vào nhà cung cấp dịch vụ được định nghĩa là các nhà cung cấp phải mang lại sự tin cậy, chính xác từng thông tin cho khách hàng, để từ đó khách hàng lựa chọn (Shin,

2013) Sự tin tưởng đã được coi là một thái độ quan điểm của con người, một chất xúc tác quan trọng trong giao dịch giữa người giao dịch và người cần được giao dịch để khách hàng đặt niềm tin, sự hài lòng đã được thực hiện một cách nhanh chóng tiện lợi như mong đợi (Shumaila và cộng sự, 2003)

Trong thời đại công nghệ kĩ thuật số ngày càng phát triển thì thị trường thương mại ngày càng được chú trọng hơn khiên sự đầu tư của nhiều công ty nước ngoài ngày càng gia tăng, tuy nhiên nhiều người biết và chấp nhận sử dụng điện tử lại không nhiều Việc rủi ro khi thanh toán là một trong những lí do khiến người dùng không an tâm cho lựa chọn sử dụng ví điện tử (Leong và cộng sự, 2020) Theo nghiên cứu của Susanto và cộng sự

(2013), sự tin tưởng được gia tăng khi dịch vụ thanh toán đó có những yếu tố: uy tính, thương hiệu, danh tiếng công ty, cách thức sử dụng, Khi niềm tin được xây dựng nó sẽ tác động đến hành vi và ý định sử dụng của người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng (Oliveira và cộng sự, 2014) Có thể thấy yếu tố niềm tin tác động cực kì mạnh vào tất cả các lĩnh vực chứ không chỉ riêng ngành thương mại điện tử Một khi mình đã tin tưởng và có ấn tượng tốt vào dịch vụ mà mình đã chọn thì công ty đó tạo nên được sự thành công do đó tác giả đặt ra giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Yếu tố “Niềm tin vào ví điện tử” có tác động đồng biến đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên

Theo David (1989), hiệu suất công việc ngày càng tăng trong một hệ thống cụ thể được gọi là sự hữu ích Theo nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ Trong nghiên cứu này những giá trị mà người dùng nhận được khi sử dụng ví điện tử đó chính là sự hữu ích trong cảm nhận của người dùng Cũng theo nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ Tính hữu ích được cảm nhận là một yếu tố mạnh nhất có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi trong mô hình TAM (Karim và cộng sự, 2020; David và cộng sự, 1989)

Với công nghệ ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng sự cạnh tranh giữa các ngành nghề để kinh doanh ngày càng quyết liệt kể cả trong thị trường ví điện tử tính hữu ích mà khách hàng cảm nhận được càng cao thì sẽ càng thu hút được khách hàng sử dụng hơn Bởi ngày nay khách hàng là “thượng đế”, họ có quyền lựa chọn những sản phẩm dịch vụ mà mình mong muốn

Giả thuyết H2: Yếu tố “Nhận thức hữu ích” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo Ý định sử dụng (BI) Ý định sử dụng là thước đo mức độ quyết định thực hiện hành vi đặc biệt nào đó của một người Điều này ngụ ý rằng nếu ý định hành vi của khách hàng sử dụng hệ thống thay đổi tích cực thì việc quyết định sử dụng hệ thống của họ chắc chắn sẽ cải thiện đến mức độ nào đó Những phát hiện này phù hợp với Mô hình chấp nhận Công nghệ (TAM) đã được kiểm nghiệm trong nhiều nghiên cứu trước đây và người ta thấy rằng hành vi của một cá nhân sử dụng một hệ thống phần lớn giải thích các Quyết định sử dụng hệ thống của họ Ý định sử dụng được đo bằng có ý tưởng, có ý định sử dụng và mức độ thường xuyên sử dụng Trên cơ sở những phân tích về các nhân tố tác động, tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa ý định sử dụng với quyết định sử dụng ví điện tử Momo

Sự dễ sử dụng công nghệ

Hiện nay, một vấn đề mà các ví điện tử tham gia dịch vụ điện tử tại thị trường Việt Nam gặp phải là hệ thống chấp nhận sử dụng điện tử đối với người lớn tuổi không phải thế hệ gen z chưa đủ lớn để khuyến khích họ coi sử dụng ví điện tử trên diện rộng Ngoài ra, nhiều ngân hàng không liên kết với các ví điện tử nên quy mô kinh doanh không lớn nên gặp rất khó khăn trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm để triển khai hệ thống kinh doanh mở rộng lại quy mô của ví điện tử

Khi ví điện tử Momo nâng cao hạ tầng khoa học công nghệ, giúp khách hàng ngày càng thuận tiện hơn trong việc sử dụng sẽ khuyến khích khách hàng tăng khả năng quyết định sử dụng ví điện tử Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc kinh doanh ví điện tử là hạ tầng công nghệ của đất nước nói chung và hạ tầng công nghệ của ví điện tử đó nói riêng

Những cải tiến về công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ví điện tử, nó đã mang đến những thay đổi kì diệu của nghiệp vụ kinh doanh ví điện tử giúp chuyển tiền nhanh, máy gửi-rút tiền tự động ATM, card điện tử, phone banking, internet banking một cách dễ dàng.Việc lựa chọn giao dịch ví điện tử và liên kết với nhiều ngân hàng tùy thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà cả hai bên cùng thỏa thuận mà khách hàng sử dụng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình, thế nên giả thuyết tiếp theo được hình thành:

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa cảm nhận về mức độ đáp ứng của khoa học công nghệ với ý định sử dụng ví Momo

Tin dùng cũng đang là một xu hướng mà doanh nghiệp cần theo đuổi, một khi đã tin dùng và sử dụng một cách hiệu quả sẽ giúp khách hàng có ấn tượng tốt và đi theo trend của thời đại về xu hướng Trong thời đại công nghệ hiện nay, xu hướng là một thứ trend khiến nhiều thế hệ gen Z theo đuổi, chỉ cần bắt kịp xu hướng thời địa thì sẽ thỏa mãn được và được sự tin dùng nhiều hơn từ khách hàng, từ đó tác giả đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa xu hướng tin dùng và quyết định sử dụng ví điện tử.

Trong thời đại hiện nay, chính sách truyền thông PR ngày càng quan trọng, nó có vai trò đồng biến với xã hội thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Là vấn cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn một doanh nghiệp Những nhà Marketer không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm, dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn nhằm làm cho khách hàng hài lòng, trung thành doanh nghiệp Đồng thời nhờ có Marketing mà thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới Như vậy, chúng ta mới thấy được vai trò Marketing đối với một doanh nghiệp cần thiết như thế nào Chính sách marketing được đo bằng việc ưu đãi, quảng bá, thông tin về dịch vụ

Như vậy, khi ngân hàng đẩy mạnh chính sách marketing sẽ giúp khách hàng hiểu biết hơn về dịch vụ này khi đó sẽ khuyến khích khách hàng quyết định sử dụng ví điện tử Do đó, giả thuyết sau được đề xuất:

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ thực hiện chính sách marketing với ý định sử dụng ví Momo

Nhận thức rủi ro (PER) là khả năng thể hiện sự mất mát trong việc thực hiện kết quả mong muốn khi sử dụng dịch vụ điện tử (Yang & cộng sự, 2015) Mỗi người khi sử dụng ví điện tử sẽ có những nhận thức rủi ro khác nhau về việc ra quyết định Khi rủi ro càng cao thì nhận thức con người càng sâu sắc, nên khách hàng có chấp nhận được việc sử dụng hay không tùy thuộc vào nhận thức của họ Từ đó giả thuyết được hình thành; Giả thuyết H7: Rủi ro nhận thức có mối quan hệ tới ý định sử dụng ví điện tử

THI ẾT K Ế NGHI ÊN C ỨU

Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

(Khái niệm, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu)

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Xây dựng thang đo sơ bộ

Nghiên cứu khám phá (khảo sát thử nghiệm)

Xây dựng thang đo chính thức Điều chỉnh thang đo

Thu thập và xử lí số liệu

Tổng hợp viết báo cáo (Kết luận và đề xuất)

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của tác giả ( năm 2022)

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Hiện nay ví điện tử có thể nói là một phần không thể thiếu đối với những người ưa thích sử dụng công nghệ đặc biệt là lứa tuổi sinh viên Bằng những vấn đề nghiên cứu trước đó của những đề tài liên quan, theo nhóm tác giả về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của trường ĐH Công nghiệp TPHCM, các tác giả ấy chỉ đưa ra những nghiên cứu về ví điện tử nói chung và đối tượng khảo sát chỉ là các sinh viên của trường ĐH Công nghiệp, các tác giả chưa đưa ra được các yếu tố cho tất cả đối tượng các sinh viên trường Cao đẳng, Đại học gây ra những khó khăn cho công ty khi xác định được đối tượng Tuy nhiên hiện nay ví MoMo vẫn gặp một số cạnh tranh từ các đối thủ cho nên việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chọn ví điện tử Momo rất quan trọng

Bước 2: Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu:

Trong bước này tác giả đã xác định được mục tiêu nghiên cứu các mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ví điện tử momo của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học TPHCM từ đó đưa ra giải pháp cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) nhằm giúp công ty phát triển, thu hút, đẩy mạnh việc sử dụng ví điện tử của tất cả các sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học TPHCM Sau đó đưa ra các mục tiêu chi tết cũng như câu hỏi nghiên cứu phù hợp với đề tài Từ những vấn đề làm nên yếu tố thúc đẩy phát triển đề tài cần đặt ra mục tiêu xác định được các bước phải làm Tác giả sẽ tiếp tục đưa ra các phương pháp và đối tượng nghiên cứu để thực hiện rõ đề tài

Bước 3: Cơ sở lí thuyết

Trong bước này, tác giả tham khảo các bài viết các luận văn luận án phù hợp với đề tài: tham khảo của các tác giả: Bùi Nhất Vương, 2 tác giả Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Kim Ngọc; bài viết của tác giả Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa , Nguyễn Văn Sơn và các tác giả, tác giả Trần Thị Khánh Trâm và các lí thuyết về lí thuyết động hợp lý (Theory of Reasoned Action), Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model - TAM), Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu

Dựa trên lí thuyết và tổng quan về các khái niệm ví điện tử, ý định sử dụng, quyết định sử dụngtừ đó đưa ra tác giả tổng hợp đc các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện Momo là Niềm tin vào ví điện tử, Cảm nhận hữu ích , Sự dễ sử dụng công nghệ, Xu hướng tin dùng, Chính sách Marketing, Rủi ro nhận thức, Chất lượng dịch vụ, Nhà nước khuyến khích

Bước 5: Xây dựng thang đo

Từ mô hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng các thang đo để phù hợp với mô hình Từ các thang đo tác giả đã sử dụng google form để tiến hành khảo sát sơ bộ Sau khi khảo sát sơ bộ, tiến hành tham vấn chuyên gia từ TS Huỳnh Nhựt Nghĩa để điều chỉnh thang đo cho phù hợp từ đó có được thang đo chính thức Khi có được thang đo chính thức tác giả tiến hành khảo sát chính thức để có được kết quả khảo sát

Bước 6: Thu thập và xử lí dữ liệu

Từ kết quả khảo sát google form tác giả đã sử dụng phần mềm spss 20.0 để xử lí dữ liệu để có được các kết quả và để tiến hành kiểm định độ tin cậy, tiến hành xoay nhân tố và hồi quy tương quan để có kết quả phù hợp với mô hình cũng như phương trình hồi quy tương quan

Bước 7: Tổng hợp viết báo cáo

Từ những số liệu mà tác giả đã thu thập và phân tích từ đó đưa ra các hàm ý quả trị để báo cáo viết kết luận về đề tài để giúp công ty có thêm nhiều sự hữu ích cũng như giải pháp phù hợp để tăng doanh thu cũng như sự sử dụng càng lớn của khách hàng.

Thang đo

Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng Nghiên cứu xây dựng, thiết kế thang đo thang đo phù hợp với điều kiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên những nghiên cứu trước đó về ý định sử dụng ví điện tử, qua đó kế thừa và bổ sung để phù hợp với mục đích nghiên cứu Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn theo mức độ từ 1 đến 5: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý Kế thừa từ những nghiên cứu trước, tác giả sử dụng thang đo:

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo

Mã hóa Niềm tin vào ví điện tử Nguồn

NT1 Anh/chị tin rằng hệ thống ví điện tử

Ridaryanto và cộng sự, 2020 NT2 Anh/chị tin rằng mình có thể thực hiện giao dịch thông qua ví điện tử Momo

NT3 Anh/chị tin rằng ví điện tử Momo sẽ đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu

NT4 Anh/chị tin tưởng những thông tin được ví điện tử Momo cung cấp cho bản thân

Cảm nhận sự hữu ích HI1 Anh/chị tin rằng ví điện tử Momo là rất hữu dụng trong việc thanh toán, lưu giữ tiền

Junadi, 2015 Trivedi 2016 Venkatesh và cộng sự, 2003

HI2 Anh/chị nghĩ rằng mình có thể tiết kiệm thời gian khi sử dụng ví điện tử Momo HI3 Anh/chị cho rằng mình sẽ giao dịch nhanh hơn khi sử dụng ví điện tử Momo thay cho thanh toán tiền mặt HI4 Hiệu suất công việc của anh/chị sẽ cải thiện hơn khi sử dụng ví điện tử Momo

HI5 Anh/chị nhận thấy được sự hữu ích của ví điện tử Momo trong cuộc sống hàng ngày

Sự dễ sử dụng công nghệ CN1 Thao tác khi sử dụng ví điện tử

Tác giả tự tổng hợp

CN2 Giao diện (màn hình) điện thoại giao dịch được thiết kế hợp lý CN3 Công nghệ ví điện tử được thiết lập hiện đại

CN4 Anh/chị nhìn nhận công nghệ của ví điện tử Momo là tốt

Xu hướng tin dùng TD1 Bạn bè, người thân ảnh hưởng đến hành vi của Anh/Chị nghĩ rằng Anh/Chị nên sử dụng ví điện tử

TD2 Ví điện tử được sử dụng rộng rãi trong những cộng đồng mà Anh/Chị tham gia

TD3 Anh/chị sử dụng ví điện tử do xu hướng của thời đại TD4 Cộng đồng xung quanh Anh/Chị đang sử dụng thanh toán bằng ví điện tử Momo

Chính sách Marketing MK1 Anh/chị nhận thấy có rất nhiều chương trình khuyến mãi khi sử dụng ví Momo ( tích điểm, mã giảm giá, )

Nguyễn Thị Như Quỳnh, Phạm Thị Ngọc Anh 2021

MK2 Các ưu đãi đó rất hấp dẫn, thu hút đối với Anh/chị MK3 Anh/chị sử dụng ví Momo thay cho các ví thanh toán khác để nhận được nhiều ưu đãi hơn

MK4 Ví Momo có quà tặng cho khách hàng có khối lượng giao dịch nhiều MK5 Ví Momo có các chương trình từ thiện, các quỹ hỗ trợ để giúp đỡ, hỗ trợ nhà nước.

Rủi ro nhận thức RR1 Anh/chị thấy có rủi ro về thất thoát tiền khi sử dụng ví Momo thay cho các ví thanh toán khác

Nguyễn Thị Như Quỳnh, Phạm Thị Ngọc Anh 2021

RR2 Sử dụng ví Momo khiến tiền của

Anh/Chị có thể bị mất cắp

RR3 Khả năng xảy ra sai sót với hệ thống thanh toán bằng ví Momo là rất cao

RR4 Anh/Chị nghĩ các vấn đề pháp lí liên quan đến ví điện tử Momo có thể gây phiền phức

RR5 Nhìn chung, sử dụng thanh toán ví

Momo rủi ro hơn so với các loại hình thanh toán ví khác

Chất lượng dịch vụ DV1 Sự tương tác của ví điện tử Momo có ảnh hưởng tốt

2017 DV2 Chất lượng dịch vụ của ví Momo rất tốt DV3 Trên hết, Anh/chị hài lòng với chất lượng dịch vụ ví Momo

Nhà nước khuyến khích KK1 Nhà nước khuyến khích Anh/chị sử dụng ví Momo

Tác giả tự tổng hợp

2022 KK2 Anh/chị thấy nhà nước khuyến khích sử dụng ví điện tử để theo kịp thời đại

KK3 Anh/chị thấy chính sách khuyến

(Nguồn: tổng hợp của tác giả 2022)

Ph ương ph áp ch ọn m ẫu v à xác định cỡ mẫu

Trong thống kê chúng ta đã làm quen với hai khái niệm quan trọng là tổng thể và mẫu Khi nghiên cứu chúng ta quan tâm đến kết quả từ tổng thể, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu trên toàn bộ tổng thể ít khi có điều kiện thực hiện được vì người nghiên cứu bị giới hạn bởi thời gian và chi phí Bên cạnh việc chọn mẫu để ít tốn kém hơn và dễ dàng hơn cho nghiên cứu, các cuộc nghiên cứu căn cứ trên dữ liệu mẫu thực sự đại diện thường tốt hơn nghiên cứu toàn bộ tổng thể

Từ việc chọn ra mẫu nghiên cứu, tính toán các tham số thống kê đặc trưng trên mẫu để từ đó mô tả về tổng thể, hoặc cũng từ các mối quan hệ, các nhận định trên mẫu có các suy diễn về tổng thể, như vậy làm việc với mẫu nhưng mục tiêu cuối cùng lại là hiểu biết về tổng thể Mục tiêu đó chỉ đạt được trọn vẹn nếu bảo đảm mẫu được chọn thực sự phản ánh trung thực, đại diện cho toàn bộ tổng thể

Có hai nhóm kỹ thuật chọn mẫu là lấy mẫu xác suất và lấy mẫu phi xác suất, cả hai nhóm kỹ thuật này đều được sử dụng phổ biến Ý định sử dụng YD1 Anh/Chị tin rằng bản thân sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo trong thời gian tới

YD2 Anh/chị sẽ thường xuyên sử dụng ví Momo để thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trong tương lai

YD3 Anh/chị sẽ giới thiệu cho những người khác sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo YD4 Anh/ chị sẽ luôn cố gắng sử dụng ví điện tử hằng ngày

Phương pháp chọn mẫu xác suất bao gồm các phương pháp chọn mẫu dựa trên nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối hay nhiều giai đoạn

Nhóm kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất bao gồm các phương pháp lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu định mức (quota), lấy mẫu phán đoán, và mẫu phát triển mầm

CHỌN MẪU XÁC SUẤT (Probability Sampling)

- Mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Simple random sampling)

Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản là phương pháp chọn mẫu trong đó mỗi đơn vị của tổng thể được chọn với sự ngẫu nhiên như nhau, hay nói cách khác là các đơn vị tổng thể được chọn vào mẫu với cơ hội (xác suất) bằng nhau Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, đầu tiên bạn phải chuẩn bị danh sách các đơn vị của tổng thể cần nghiên cứu và khảo sát Danh sách này gọi là khung mẫu hay dàn chọn mẫu (sampling frame) Các đơn vị tổng thể trong danh sách này có thể được sắp xếp theo một trật tự nào đó

Sau khi có khung lấy mẫu, và có số thứ tự từng đơn vị, bạn có thể thực hiện việc lấy lượng đơn vị tổng thể ít, khung lấy mẫu ngắn (vài chục hay vài trăm đơn vị), thì bạn có đơn vị mẫu ra bằng nhiều cách như bốc thăm, quay số, hay dùng số ngẫu nhiên Nếu số thể viết tên hay số thứ tự của từng đơn vị vào từng lá thăm và bỏ vào một cái hộp, trộn đều lên và bốc ra từng lá thăm, các đơn vị nào có số thứ tự, hay tên, được ghi trong lá thăm được bốc ra là đã được chọn vào mẫu ngẫu nhiên một cách đơn giản rồi

Khi số lượng đơn vị tổng thể nhiều (vài trăm, vài ngàn hay hơn nữa) thì việc viết hay in danh sách ra và cắt thành các lá các lá thăm trở nể trở nên nặng nề và phức tạp, lúc đó bạn có thể dùng cách quay số, hay gần đây là dùng bảng số ngẫu nhiên hay số ngẫu nhiên lấy ra từ hàm ngẫu nhiên trong máy tính bỏ túi, hay chương trình Excel trên máy vi tính

- Lấy mẫu hệ thống (systematic sampling)

Trong thực tế nghiên cứu, nhiều trường hợp bạn không có điều kiện để lấy mẫu ngẫu nhiên) trở nên nặng nề vì số đơn vị mẫu cần chọn ra khá nhiều hay rất nhiều (vài trăm, vài ngàn đơn vị mẫu) Cho nên các nhà nghiên cứu thường dùng một số phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khác để thay thế như lấy mẫu hệ thống Về cơ bản trong lấy mẫu hệ thống, chỉ cần chọn ra một con số ngẫu nhiên là có thể xác định được tất cả các đơn vị mẫu cần lấy ra từ danh sách chọn mẫu (thay vì phải chọn ra n số ngẫu nhiên ứng với n đơn vị mẫu cần lấy ra)

Quy trình thực hiện lấy mẫu hệ thống bao gồm các bước:

• Chuẩn bị danh sách chọn mẫu, xếp thứ tự theo một quy ước nào đó, đánh số thứ tự trong danh sách Tổng số đơn vị trong danh sách là N

• Xác định cỡ mẫu muốn lấy, ví dụ gồm n quan sát

• Chia N đơn vị tổng thể thành k nhóm theo công thức k=N/n, k được gọi là khoảng cách chọn mẫu

• Trong k đơn vị đầu tiên ta chọn ngẫu nhiên ra 1 đơn vị (bốc thăm hay sử dụng ( số ngẫu nhiên hay hàm ngẫu nhiên), đây là đơn vị mẫu đầu tiên, các đơn vị mẫu, tiếp theo được lấy cách đơn vị này 1 khoảng là k, 2k, 3k

Như vậy có thể nói chọn mẫu hệ thống là phương pháp chọn mẫu trong đó các đơn vị chọn mẫu chọn ra cách nhau 1 khoảng là k đơn vị

Cả lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và lấy mẫu hệ thống cùng đòi hỏi phải cần có danh sách đơn vị Trong thực tế chọn mẫu ngẫu nhiên hay hệ thống chỉ được áp dụng trong một giai đoạn nào đó hay trong giai đoạn cuối cùng của những thủ tục chọn mẫu khác sẽ được trình bày tiếp theo

- Lấy mẫu cả khối/cụm (cluster sampling) và lấy mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling) Đầu tiên tổng thể được chia thành nhiều khối, mỗi khối xem như một tổng thể con, lấy ngẫu nhiên đơn giản i khối, sau đó khảo sát hết các đối tượng trong các khối mẫu đã được lấy ra Ưu điểm là không cần có danh sách tất cả các đơn vị mà chỉ cần có danh sách của các khối hay của các đơn vị mẫu bậc thấp như danh sách quận, phường, khu phố, tổ dân phố) Khi áp dụng cách chọn cả khối thì do không có danh sách tất cả các đơn vị nên phải dùng danh sách các khối để chọnra các khối mẫu Sau khi chọn ra các khối mẫu thì khảo sát hết tất cả các đơn vị trong khối đó

Trong thực tế thì nếu khảo sát hết tất cả các đơn vị của khối mẫu đã chọn ra thì: một là cỡ mẫu khảo sát thực tế quá lớn và chi phí cao; hai là các đơn vị trong cùng một khối có khuynh hướng khá giống nhau nên không nhất thiết phải khảo sát hết Lúc đó trong mỗi khối chọn ra chỉ khảo sát một số đơn vị trong khối này mà thôi Lúc này mỗi khối chính là đơn vị mẫu bậc 1, mỗi hộ gia đình là đơn vị mẫu bậc 2, và cách chọn mẫu này gọi là chọn mẫu hai giai đoạn

Thu thập và xử lí số liệu

Nếu mục tiêu chính của nghiên cứu là các tỷ lệ:

•z là hệ số tin cậy tra từ bảng phân phối chuẩn Độ tin cậy thường dùng trong nghiên cứu là 95%, tương ứng với z=1,96

•ơ là độ lệch chuẩn của tổng thể từ những lần nghiên cứu trước trong trường hợp mục tiêu nghiên cứu chính là trung bình

•p là tỷ lệ của tổng thể từ những lần nghiên cứu trước trong trường hợp mục tiêu nghiên cứu chính là tỷ lệ

• là sai số cho phép

Trong nghiên cứu này bao gồm 38 mục hỏi của 8 một thang đo, hơn nữa do số lượng mẫu trong quá trình nghiên cứu có những mẫu không phù hợp và mẫu nghiên cứu còn mới nên tác giả chọn số lượng mẫu nghiên cứu là khoảng 100 mẫu Như vậy với số mẫu là

100 mẫu sẽ đảm bảo đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố và đại diện được cho tổng thể nghiên cứu

3.4 Thu thập và xử lí dữ liệu

Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu, khảo sát thông tin qua google form sẽ trải qua các phân tích chính thức trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS, AMOS như sau

3.4.2 Xử lí thống kê mô tả

Thống kê số lượng người tham gia khảo sát theo từng tiêu chí về Nhân khẩu học Độ tuổi, giới tính, Tiến hành lập bảng tần số, vẽ biểu đồ để mô tả mẫu thu thập được theo các đặc trưng khách hàng sử dụng ví điện tử Momo theo các tiêu thức khác nhau từ đó kiểm tra mức độ phù hợp của mẫu nghiên cứu so với tổng thể

3.4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo

Nhằm đánh giá độ tin cậy của từng thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau, là phép kiểm định về sự phù hợp của thang đo đối với từng biến quan sát, xét trên mối quan hệ với một khía cạnh đánh giá Hệ số Cronbach alpha có giá trị trong khoảng [0,1] Về lý thuyết, hệ số Cronbach alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao

Nếu Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì thang đo đạt độ tin cậy, đạt yêu cầu

Mục đích: nhầm gom lại các biến quan sát của các biến độc lập, xem xét mức độ hội tụ của biến xem xét để khám phá ra những nhân tố mới

Tiêu chí đánh giá dựa vào hệ số KMO lớn hơn hoặc bằng 0.5, sig nhỏ hơn 0.3

Hệ số Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1

Tổng phương sai tích lớn hơn 50%

3.4.5 Phân tích tương quan và hồi quy

Phân tích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Tiêu chí đánh giá 1=0.05 Hệ số càng cao thể hiện mối quan hệ tương quan càng lớn Ngoài ra đề tài còn kiểm định mối quan hệ các biến độc lập với nhau nếu các biến độc lập có tương quan với nhau điều này cho thấy nó không còn độc lập nữa và có khả năng nó sẽ bị hiện tượng đa cộng tuyến khi đó đề tài bắt buộc phải xử lí đa cộng tuyến Hồi quy đa biến được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Ngoài ra đề tài còn xem xét mức độ phù hợp của mô hình

Tiêu chí đánh giá: hệ số Anova, Beta chuẩn hóa và Sig nhỏ hơn bằng 0.05 và hệ VIF nhỏ hơn bằng 3.

K ẾT QUẢ NGHI ÊN C ỨU

Thống kê mô tả

Đề tài thực hiện khảo sát thông qua google form bằng cách gửi đường link đến các bạn sinh viên của các trường Cao đẳng, Đại học ( Đại học kinh tế- tài chính, Đại học công nghiệp,…) Kết quả thu về được 54 phiếu sau đó sử dụng phần mềm spss 20.00 để làm sạch dữ liệu kết quả vẫn còn lại 54 phiếu đạt tỉ lệ 100%

4.1.1 Kết quả khảo sát về giới tính

Bảng 4.1 Bảng thống kêmô tả giới tính

( nguồn: Xử lí từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 28 người khảo sát là nữ chiếm tỷ lệ 51.9%, nam có 26 chiếm tỷ lệ 48.1% Với số liệu khảo sát như thế cho ta thấy tỉ lệ nam nữ khảo sát khá ngang bằng nhau, phù hợp cho cỡ mẫu vì hệ thống ví điện tử Momo hiện nay rất hiện đại đặc biệt phổ biến đối với giới trẻ sinh viên

4.1.2 Kết quả khảo sát độ tuổi

Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả độ tuổi Độ tuổi

(nguồn: Xử lí từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Số lượng Phần trăm Valid

Theo khảo sát độ tuổi cho ta thấy có 41 người trong độ tuổi từ 16 đến 25 chiếm tỷ lệ 75.9% ; 12 người trong độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm tỉ lệ 22.2% và 1 người từ 36 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 1.9% Thông qua khảo sát độ tuổi cho ta thấy số người khảo sát ở độ tuổi

16 đến 25 là nhiều nhất phù hợp với cỡ mẫu vì đa số sinh viên học đều ở độ tuổi trẻ

4.1.3 Kết quả khảo sátcác trường:

Bảng 4.3 Bảng khảo sát các trường tại TPHCM

Valid Đại học kinh tế- tài chính 21 38.9% Đại học công nghiệp 14 25.9% Đại học Y Dược 8 14.8%

Cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng 11 20.4%

(nguồn:Xử lí từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 21 sinh viên trường Đại học kinh tế- tài chính chiếm tỉ lệ 38.9% ; 14 sinh viên trường Đại học công nghiệp chiếm tỉ lệ 25.9% ; 8 sinh viên trường Đại học Y Dược chiếm tỉ lệ 14.8% và 11 sinh viên trường Cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng chiếm tỉ lệ 20.4% Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp với cỡ mẫu

4.1.4 Kết quả khảo sát người dùng ví điện tử:

Bảng 4.4 Bảng khảo sát người dùng ví điện tử

(nguồn: Xử lí từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy có 52 người biết đến ví điện tử chiếm tỉ lệ 96,3% và chỉ có 2 người không biết đến ví điện tử chiếm tỉ lệ 3.7%, phù hợp với cỡ mẫu.

4.1.5 Kết quảkhảo sát mức độ sử dụng ví điện tử Momo:

Bảng 4.5 Bảng khảo sát mức độ sử dụng ví điện tử:

(nguồn: Xử lí từ dữ liệu khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy có 15 người sử dụng ví điện tử Momo rất thường xuyên chiếm tỉ lệ 27.8% ; 15 người sử dụng thường xuyên chiểm tỉ lệ 27.8% ; 16 người sử dụng thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ 29.6% và 8 người sử dụng không thường xuyên ví điện tử chiếm tỉ lệ 14.8% Kết quả cho thấy mức độ sử dụng này phù hợp với cỡ mẫu.

Kiểm định độ tin cậy

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo niềm tin vào ví điện tử

Bảng 4.6 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo niềm tin vào ví điện tử

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 841

Anh/chị tin rằng hệ thống ví điện tử Momo đáng tin cậy

Anh/chị tin rằng mình 1 thể thực hiện giao dịch thông qua ví điện tử

Anh/chị tin rằng ví điện tử Momo sẽ đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu

Anh/chị tin tưởng những thông tin được ví điện tử

Momo cung cấp cho bản thân

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.841, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn nhất của thang đo này là 0.866 Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo cảm nhận sự hữu ích

Bảng 4.7 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo cảm nhận sự hữu ích

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 863

Anh/chị tin rằng ví điện tử Momo là rất hữu dụng trong việc thanh toán, lưu giữ tiền

Anh/chị nghĩ rằng mình có thể tiết kiệm thời gian khi sử dụng ví điện tử

Anh/chị cho rằng mình sẽ giao dịch nhanh hơn khi sử dụng ví điện tử

Momo thay cho thanh toán tiền mặt

Hiệu suất công việc của anh/chị sẽ cải thiện hơn khi sử dụng ví điện tử

Anh/chị nhận thấy được sự hữu ích của ví điện tử

Momo trong cuộc sống hàng ngày

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.863, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn nhất của thang đo này là 0.845 Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo sự dễ sử dụng công nghệ

Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo sự dễ sử dụng công nghệ

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 852

Thao tác khi sử dụng ví điện tử Momo đơn giản 6.1667 5.462 670 825

Giao diện (màn hình) điện thoại giao dịch được thiết kế hợp lý

Công nghệ ví điện tử được thiết lập hiện đại 6.5926 6.057 745 794

Anh/chị nhìn nhận công nghệ của ví điện tử

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.852, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn nhất của thang đo này là 0.825 Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo xu hướng tin dùng

Bảng 4.9 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo xu hướng tin dùng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 721

Bạn bè, người thân ảnh hưởng đến hành vi của

Anh/Chị nên sử dụng ví điện tử

Ví điện tử được sử dụng rộng rãi trong những cộng đồng mà Anh/Chị tham gia

Anh/chị sử dụng ví điện tử do xu hướng của thời đại

Anh/Chị đang sử dụng thanh toán bằng ví điện tử Momo

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.721, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo chính sách Marketing

Bảng 4.10 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo chính sách Marketing

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 852

Anh/chị nhận thấy có rất nhiều chương trình khuyến mãi khi sử dụng ví Momo ( tích điểm, mã giảm giá, )

Các ưu đãi đó rất hấp dẫn, thu hút đối với

Anh/chị sử dụng ví

Momo thay cho các ví thanh toán khác để nhận được nhiều ưu đãi hơn

Ví Momo có quà tặng cho khách hàng có khối lượng giao dịch nhiều

Ví Momo có các chương trình từ thiện, các quỹ hỗ trợ để giúp đỡ, hỗ trợ nhà nước

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả cho ta thấy Cronbach's Alpha của thang đo là 0.852, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát vì thế tất cả các biến quan sát được chấp nhận và được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo

4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo rủi ro nhận thức

Bảng 4.11 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo rủi ro nhận thức

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 898

Anh/chị thấy có rủi ro về thất thoát tiền khi sử dụng ví Momo thay cho các ví thanh toán khác

Sử dụng ví Momo khiến tiền của Anh/Chị có thể bị mất cắp

Khả năng xảy ra sai sót với hệ thống thanh toán bằng ví Momo là rất cao

Anh/Chị nghĩ các vấn đề pháp lí liên quan đến ví điện tử Momo có thể gây phiền phức

Nhìn chung, sử dụng thanh toán ví Momo rủi ro hơn so với các loại hình thanh toán ví khác

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.898, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn nhất của thang đo này là 0.895 Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.7 Kiểm định độ tincậy thang đo chất lượng dịch vụ

Bảng 4.12 Bảng kiểm định độ tincậy thang đo chất lượng dịch vụ

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Sự tương tác của ví điện tử Momo có ảnh hưởng tốt

Chất lượng dịch vụ của ví Momo rất tốt 4.1111 1.686 564 660

Trên hết, Anh/chị hài lòng với chất lượng dịch vụ ví Momo

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.763, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát Do đó, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhà nước khuyến khích

Bảng 4.13 Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo nhà nước khuyến khích

Tên biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 684

Anh/chị sử dụng ví

Anh/chị thấy nhà nước khuyến khích sử dụng ví điện tử để theo kịp thời đại

Anh/chị thấy chính sách khuyến khích của nhà nước là hợp lí

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.684, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo

4.2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định sử dụng

Bảng 4.14 Bảng kiểm định độ tincậy thang đo ý định sử dụng

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha= 732

Anh/Chị tin rằng bản thân sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử Momo trong thời gian tới

Anh/chị sẽ thường xuyên sử dụng ví Momo để thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trong tương lai

Anh/chị sẽ giới thiệu cho những người khác sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo

Anh/ chị sẽ luôn cố gắng sử dụng ví điện tử hằng ngày

(Nguồn: Tác giả xử lí dữ liệu 2022) Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo là 0.732, các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp nào loại bỏ biến quan sát và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn nhất của thang đo này là 0.706 Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

Xoay nhân tố

4.3.1 Xoay nhân tố biến độc lập

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 732

Kiểm định Bartlett của thang đo

Giá trị Chi bình phương 966.684 df 351

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022) Kết quả xoay nhân tố cho thấy hệ số KMO bằng 0.661 lớn hơn 0.5 và hệ số Sig=0.000 nhỏ hơn 0.05 điều này cho biết kết quả xoay nhân tố là phù hợp

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định thủ tục EFA với các nhân tố biến độc lập

Nhân tố Giá trị Eigenvalues Tổng bình phương trích Tổng bình phương xoay

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

Kết quả xoay nhân tố thu được có 6 nhân tố với số nhân tố với hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và hệ số Eigenvalues 1.258 lớn hơn 1 với phương sai trích bằng 71.259 lớn hơn 50% điều đó cho thấy các nhân tố được xoay có độ hội tụ cao

Bảng 4.17 Bảng ma trận xoay nhân tố biến độc lập

Ma trận xoay nhân tố

Biến quan sát Nhân tố

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

4.3.2 Xoay nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 722

Kiểm định Bartlett của thang đo

Giá trị Chi bình phương 43.791 df 6

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

Kết quả xoay nhân tố cho thấy hệ số KMO bằng 0.722 lớn hơn 0.5 và hệ số Sig=0.000 nhỏ hơn 0.05 điều này cho biết kết quả xoay nhân tố là phù hợp

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định thủ tục EFA với biến phụ thuộc

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

Kết quả xoay nhân tố thu được nhân tố biến phụ thuộc với hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và hệ số Eigenvalues 2.226 lớn hơn 1 với phương sai trích bằng 55.645 lớn hơn 50% điều đó cho thấy nhân tố phụ thuộc được xoay có độ hội tụ cao

Bảng 4.20 Bảng ma trận xoay nhân tố biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

- Nhân tố 1 gồm có các biến : HI5, NT3, NT1, NT4, HI3, HI2, HI4, CN4, CN2, HI1 Tất cả các biến quan sát có cùng nội dung liên quan đến sự tiện lợi khi sử dụng ví điện tử Vì vậy tác giả đặt tên cho nhân tố này là TIENLOI

- Nhân tố 2 gồm có các biến: RR2, RR3, RR4, RR1, RR5 Mỗi biến quan sát này đều liên quan đến một nội dung là rủi ro sử dụng, sự an toàn để sử dụng được ví Momo Do đó, tác giả đã đặt tên cho nhân tố này là RRSD

- Nhân tố 3 gồm có các biến: MK1, MK3, MK4, Mk5 Mỗi biến quan sát này đều liên quan đến chính sách khuyến mãi, quảng cáo để người sử dụng ví điện tử có được những mong muốn, niềm tin khi sử dụng ví Vì thế tác giả đã đặt lại tên cho nhân tố này là MKT

- Nhân tố 4 gồm có các biến: TD1, TD2, TD4 Mỗi biến quan sát này đều liên quan đến sự tin dùng sự ảnh hưởng của mọi người xung quanh tác động lên niềm tin dùng của khách hàng Do đó tác giả đã đặt lại tên cho nhân tố là TDSD

- Nhân tố 5 gồm có các biến: DV1, DV2 Hai biến quan sát này đều liên quan đến chất lượng dịch vụ, sự tương tác tốt của ví điện tử tạo nên niềm tin cho khách hàng nên tác giả đã đặt lại tên cho nhân tố này là CLDV

- Nhân tố 6 gồm có các biến: KK1, KK2, KK3 Cả 3 biến quan sát này đều liên quan đến việc nhà nước cũng đã dần có các chính sách khuyến khích người dân sử dụng ví điện tử để thay thế cho tiền mặt, để việc in tiền có thể tiết kiệm được giấy nhằm bảo vệ môi trường Thế nên, tác giả đã đặt lại nhân tố này với tên là KKSD

- Nhân tố 7 gồm các biến: YD1, YD2, YD3, YD4 Các biến quan sát này đều là biến phụ thuộc liên quan đến vấn đề ý định sử dụng, vào việc tương lai khách hàng có tiếp tục sử dụng cho ví điện tử Momo nữa không, các việc làm trong tương lai của khách hàng Vì vậy, tác giả đã đặt lại tên cho nhân tố này là YDINH.

Kiểm định tương quan và hồi quy

Bảng 4.21: Bảng kiểm định tương quan

YDINH TIENLOI RRSD MKT TDSD CLDV KKSD

Hệ số tương quan Pearson

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022) Kết quả phân tích tương quan cho thấy có mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thông qua hệ số pearson từ thấp đến cao với hệ số sig đều nhỏ hơn 0,05 Ngoài ra kết quả kiểm định tương quan cho thấy các biến độc lập đều có mối tương quan với nhau vì vậy nghiên cứu này cần phải kiểm định đa cộng tuyến ở phần sau

4.4.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho thấy hệ số VIF nhỏ hơn 3 điều này chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

4.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.22: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình

Tiêu chuẩn lỗi ước tính

F thay đổi df1 df2 Sig F thay đổi

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình cho thấy hệ sô r bình phương điều chỉnh bằng 0.249 điều này cho thấy các biến độc lập có thể giải thích được 24 % đến biến phụ thuộc điều này cho thấy trong mô hình còn có những biến khác mà đề tài chưa tìm ra được Các nghiên cứu sau cần tìm hiểu thêm những nhân tố khác ngoài mô hình này

Bảng 4.23 Kết quả chạy hồi quy lần 1

Kiểu mẫu Hệ số không chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sai số Thống kê cộng tuyến

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

Kết quả hồi quy cho thấy có 6 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc trong đó có nhân tố TIENLOI, RRSD, MKT, TDSD có hệ số Sig lớn hơn 0,5 buộc phải loại khỏi mô hình

Bảng 4.24 Kết quả chạy hồi quy cuối cùng

Kiểu mẫu Hệ số không chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sai số Thống kê cộng tuyến

(Nguồn: Kết quả xử lí dữ liệu của tác giả 2022)

Kết quả cuối cùng cho thấy có nhân tố CLDV và KKSD với hệ số Beta chuẩn hóa theo thứ tự từ thấp đến cao bằng 0.408 và 0.227 Phương trình hồi quy như sau:

K ẾT LU ẬN V À ĐỀ XUẤT

Kết quả

Tác giả đã tham khảo các lí thuyết (lí thuyết hành động hợp lí, thuyết hành vi dự định, mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ) và tham khảo các luận văn luận án của nhiều tác giả trên các tạp chí, các bài báo khoa học để từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và đề xuất của mình gồm có các yếu tố: Niềm tin vào ví điện tử, Cảm nhận hữu ích, Ý định sử dụng, Sự dễ sử dụng công nghệ, Xu hướng tin dùng, Chính sách Marketing, Rủi ro nhận thức, Chất lượng dịch vụ, Nhà nước khuyến khích ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử momo Sau khi có được mô hình nghiên cứu tác giả sẽ xây dựng thang đo dựa trên mô hình nghiên cứu để tiến hành thu thập, xử lí số liệu Tiếp đến sử dụng phần mềm Spss để xử lí số liệu để từ đó xoay nhân tố thu được và hồi quy tương quan Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố quyết định đến việc sử dụng ví điện tử Momo: CLDV và KKSD, với hệ số là 0.408 và 0.227.

Đề xuất giải pháp

5.2.1 Giải pháp về chất lượng dịch vụ (CLDV)

Phương trình hồi quy QĐ= 0.408CLDV + 0.227KKSD

- Công ty cần nâng cao về chất lượng dịch vụ thông qua các hoạt động: đầu tư vào mô hình nghiên cứu các web hay phù hợp với lứa tuổi khách hàng

- Cải tiến quy trình, gia tăng tính tự động điền thông tin của khách hàng trên ví điện tử để không ngừng cải tiến về công nghệ

- Có sự hướng dẫn kĩ càng của nhân viên hoặc app sử dụng có chính sách hướng dẫn để khách hàng nắm bắt được nhiều thông tin về dịch vụ của ví

- Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi phải tăng thêm cho các dịp đặc biệt cho khách hàng thêm hứng thú để tiếp tụ sử dụng dịch vụ ngoài ra còn tiết kiệm được nhiều tiền của khách hàng

- Công ty cần nhắm rõ xu hướng của giới trẻ hiện nay để có thêm nhiều hoạt động dịch vụ phù hợp: chơi game, các trò chơi tuổi thơ giành cho trẻ nhỏ như là nuôi heo đất, hoặc giành cho khách hàng lớn tuổi phù hợp với sinh viên: mua vé xem phim Có nhiều dịch vụ xem phim miễn phí giành cho khách hàng thân thiết, giảm giá giảm mã khi là học sinh sinh viên trên địa bàn TPHCM hoặc giành cho thị trường ăn uống có các chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá, thậm chí là nhận/ chuyển tiền hoặc thanh toán quốc tế cho các dịch vụ nước ngoài

- Tận dụng những nguồn công nghệ sẵn có để phát triển thêm các lực lượng, đào tạo đội ngũ chuyên về kĩ thuật.

- Dịch vụ khách hàng giúp doanh nghiệp lôi cuốn được khách hàng tiềm năng Khi bạn chăm sóc khách hàng hiệu quả sẽ khiến khách luôn hài lòng Từ đây, hiệu ứng thu hút thêm nhiều khách hàng nữa biết về sản phẩm Bởi hầu hết mọi người sẽ đọc hết Feedback của người mua trước để lại Khi tất cả Feedback đều hài lòng sẽ tạo ra nguồn lan tỏa tích cực đến cho mọi người rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn rất tốt

- Luôn lắng nghe khách hàng theo từng giai đoạn mà đi khảo sát thực tế nhận Feedback của khách hàng để từ đó đưa ra chất lượng dịch vụ tốt hơn phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phải biết xu hướng của giới trẻ trong công nghệ

- Cải thiện việc chăm sóc khách hàng: ví Momo cần thường xuyên gọi điện quan tâm khách hàng trong những dịp đặc biệt hoặc những sự cố cần quan tâm và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất từ đó tạo niềm tin cho khách hàng

- Cần nâng cấp một số dịch vụ cao cấp hơn: tham gia trò chơi trên ví để tạo ra tiền từ đó chuyển tiền hoặc nhận số tiền đó để tạo nên nhiều voucher cho ăn uống, giảm thiểu chi phí khi sử dụng ví điện tử cho khách hàng

- Dịch vụ khách hàng luôn song hành trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Nếu muốn phát triển và giữ vị thế vững chắc trên thương trường, bạn cần xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng thật chất lượng

Chính sự hài lòng của khách hàng là thước đo để doanh nghiệp phát triển mạnh Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh với những thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực Đây cũng chính là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và phát triển bền vững

5.2.2 Giải pháp về khuyến khích sử dụng (KKSD)

Thứ nhất, cần xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động ví điện tử để đáp ứng thực tế bùng nổ về giao dịch qua ví điện tử hiện nay Thứ hai, cần có quy định về tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 1 khách hàng tại 1 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở) là bao nhiêu để tránh rủi ro cho người dùng khi bị kẻ gian lấy cắp dữ liệu Thứ ba, tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát hoạt động giao dịch điện tử từ phía

Nhà nước, góp phần tạo môi trường tiền tệ lành mạnh, phục vụ tốt hơn cuộc sông của người dân trong xu thế cách mạng công nghệ 4.0 mạnh mẽ.

- Hoàn thiện các khuôn khổ pháp lí: Khích hoạt đồng tư

- Tăng cường các công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ Công tác tuyên truyền cần có nhiều nội dung hấp dẫn, khuyến khích nhiều người đăng kí sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Hạn chế của đề tài

Mặc dù đề tài đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nhưng vẫn còn một số một số hạn chế như số: số lượng khảo sát có 54 phiếu gây ra hạn chế của đề tài vì số lượng mẫu chưa phù hợp và chưa đủ với cỡ mẫu quá ít Với lại, do hạn chế về mặt thời gian và chi phí, nghiên cứu chỉ được thực hiện thu thập dữ liệu với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, do đó kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cao Nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để tăng tính đại diện cho nghiên cứu Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là chỉ xem xét tác động nói chung của toàn bộ mẫu thu thập và chưa thực hiện phân tích sự khác biệt giữa đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, thu nhập, trình độ, nghề nghiệp…, vì vậy gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo là quan tâm đến sự khác biệt về quyết định sử dụng ví điện tử theo đặc điểm cá nhân của người dùng Tiếp theo, nghiên cứu cũng chưa phân tích được sự khác biệt trong quyết định sử dụng ví điện tử Momo theo nhà cung cấp Cuối cùng về độ phù hợp của mô hình: Mặc dù: R bình phương điều chỉnh khá cao nhưng cũng có một số nhân tố yếu tố tác giả vẫn chưa nghiên cứu và tìm ra.

Ngày đăng: 01/03/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w