Tác giả luận án Trang 4 THÔNG TIN TRUY CẬP KHÓA HỌC Trang 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung STT Từ viết tắt Nội dung 1 Bộ GD - ĐT Bộ Giáo dục Đào tạo 18 GV Giáo v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
HD1: PGS.TS Châu Vĩnh Huy HD2: TS Trần Quang Đại
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng khoa học nhà trường và pháp luật nhà nước
TPHCM, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Thế Lưỡng
Trang 4THÔNG TIN TRUY CẬP KHÓA HỌC
Khóa học cầu lông phổ tu ĐHK14
clpt-k14 User: demo
Pass: Demo2022@
Khóa học cầu lông chuyên sâu ĐHK14
clcs-k14 User: demo Pass: Demo2022@
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung STT Từ viết tắt Nội dung
1 Bộ GD - ĐT Bộ Giáo dục Đào tạo 18 GV Giáo viên
2 CLB Câu lạc bộ 19 HĐ Hoạt động
3 CNTT Công nghệ thông tin 20 HSSV Học sinh sinh viên
4 CNXH Chủ nghĩa xã hội 21 HTML Hypertext Markup Language
(Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản )
5 CSVC Cơ sở vật chất 22 LMS Learning Manager Systems (Hệ
thống lý học tập)
6 ĐC Đối chứng 23 LCMS Learning Content Manager
Systems (Hệ thống lý nội dung học tập)
7 ĐGTL Đánh giá thể lực 24 MMS Multimedia Messaging Services
(Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện)
8 ĐH&CĐ Đại học và Cao đẳng 25 PPDH Phương pháp dạy học
9 ĐTDĐ Điện thoại di động 26 SCORM Sharable Content Object
Reference Model (Bộ tiêu chuẩn cho hệ thống E-leanring)
10 ĐTTT Đào tạo trực tuyến 27 SV Sinh viên
11 ĐTTX Đào tạo từ xa 28 TCTL Tố chất thể lực
12 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 29 TDTT Thể dục thể thao
13 GD-ĐH Giáo dục Đại học 30 THPT Trung học phổ thông
14 GDTC Giáo dục thể chất 31 TN Thực nghiệm
15 GP Giải pháp 32 TT Thể thao
Trang 616 GPRS General Packet Radio
Service (Dịch vụ vô tuyến tổng hợp)
33 WAP Wireless Application Protocol
(Giao thức Ứng dụng Không dây)
17 GPS Global Positioning
System (Hệ thống định vị toàn cầu)
34 clpt-k14
clcs-k14
Cầu lông phổ tu Đại học K14 Cầu lông chuyên sâu Đại học K14
Trang 71.1.4 Một số đặc điểm của mô hình học tập di động (Mobile learning) 19
1.1.6 Một số các ưu điểm và khuyết điểm của đào tạo trực tuyến 27
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT và công nghệ dạy học
1.4.2 Các văn bản pháp lý để triển khai công tác đào tạo trực tuyến 33
1.3 Cơ sở lý luận của việc ứng dụng hệ thống M-learning trong giảng dạy giáo dục
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng M-learning trong giảng dạy cầu
1.5 Khái quát về chương trình đào tạo học phần cầu lông sinh viên chuyên ngành
1.6 Các công trình của các tác giả trong và ngoài nước về đào tạo trực tuyến 53
Trang 8CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 61
3.1 Nghiên cứu thực trạng công tác chuẩn bị đào tạo trực tuyến tại trường Đại học
3.1.2 Thực trạng đáp ứng điều kiện triển khai hoạt động đào tạo trực tuyến của trường
3.1.3 Thực trạng công tác chuẩn bị cho học tập trực tuyến của sinh viên khóa ĐHK14
3.2 Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý học tập M-learning và ứng dụng trong giảng dạy học phần môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT
3.2.1 Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến trường Đại học Sư phạm
3.2.2 Nghiên cứu xây dựng tài nguyên học liệu cho học phần phổ tu và chuyên sâu môn
3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng M-learning trong giảng dạy học phần cầu lông cho
3.3.1 Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giảng dạy trực tuyến 120
3.3.2 Đánh giá hiệu quả ứng dụng M-learning trong giảng dạy học phần môn Cầu lông
122
Trang 9Danh mục công trình liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Danh mục các Phụ lục
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3 1 Mô hình tổng thể hệ thống quản lý học tập 83
Hình 3 2 Giao diện trang chủ trước khi đăng nhập 83
Hình 3 3 Giao diện trang chủ sau khi đăng nhập 84
Hình 3 4 Giao diện khóa học mặc định 84
Hình 3 5 Giao diện khóa học trước khi đăng nhập 97
Hình 3 6 Giao diện khóa học clpt-k14 sau khi đăng nhập 1
Hình 3 7 Khối Calendar 98
Hình 3 8 Khối Completion Progress 98
Hình 3 9 Khối Latest annoucements 99
Hình 3 10 Khối Activities 99
Hình 3 11 Khối Administration 99
Hình 3 12 Khối Navigation 100
Hình 3 13 Khối Course dedication 100
Hình 3 14 Khối Sharing Cart 101
Hình 3 15 Giao diện các hoạt động chung của khóa học 101
Hình 3 16 Giao diện hoạt động phân nhóm 102
Hình 3 17 Giao diện hoạt động khảo sát 102
Hình 3 18 Giao diện hoạt động phân nhóm 102
Hình 3 19 Phòng họp trực tuyến 103
Hình 3 20 Chức năng phân nhóm trong phòng học trực tuyến 103
Hình 3 21 Chức năng khảo sát trong Phòng học trực tuyến 104
Hình 3 22 Giao diện phòng thảo luận 105
Hình 3 23 Giao diện phòng điểm danh 105
Hình 3 24 Giao diện tài liệu môn học 106
Hình 3 25 Giao diện chương Lịch sử phát triển môn Cầu lông 107
Hình 3 26 Giao diện bài giảng Nguồn gốc và lịch sử phát triển 108
Trang 11Hình 3 27 Giao diện Tài liệu tham khảo 108
Hình 3 28 Giao diện bài kiểm tra 109
Hình 3 29 Giao diện phổ điểm bài kiểm tra 110
Hình 3 30 Giao diện chương Kỹ thuật cầu lông cơ bản 111
Hình 3 31 Giao diện chương chiến thuật thi đâu cầu lông cơ bản 112
Hình 3 32 Giao diện chương Luật thi đấu cầu lông 112
Hình 3 33 Giao diện chương phương pháp tổ chức thi đấu 113
Hình 3 34 Giao diện khóa học trước khi đăng nhập 113
Hình 3 35 Giao diện trang chủ khóa học sau khi đăng nhập 105
Hình 3 36 Giao diện Video tương tác 116
Hình 3 37 Giao diện hoạt đọng thảo luận 117
Hình 3 38 Giao diện hoạt động bài tập 117
Hình 3 39 Giao diện bài kiểm tra 118
Hình 3 40 Giao diện hoạt động hội thảo 119
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG DỮ LIỆU
Bảng 3 1 Thực trạng điều kiện triển khai hoạt động đào tạo trực tuyến của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM trước khi dịch Covid -19 bùng phát 72 Bảng 3 2 Bảng thống kê thiết bị di động của sinh viên Đại học K14 74 Bảng 3 3 Bảng thống kê mức độ sử dụng mạng cá nhân (3G/4G) của sinh viên K14 trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM 76 Bảng 3 4 Bảng thống kê mục đích sử dụng mạng của SV khóa K14 (n=181) 76 Bảng 3 5 Bảng kết quả mức độ sử dụng các công cụ xây dựng học liệu qua 2 lần phỏng vấn 93 Bảng 3 6 Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần phỏng vấn xác định mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ trong xây dựng khóa học trực tuyến 94 Bảng 3 7 Bảng dữ liệu kết quả mức độ sử dụng các công cụ quản lý khóa học qua
2 lần phỏng vấn 95 Bảng 3 8 Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần phỏng vấn xác định mức độ thường xuyên sử dụng các công cụ quản lý khóa học 96 Bảng 3 9 Kết quả phỏng vấn các tiêu chí đánh giá hiệu quả khóa học trực tuyến 120 Bảng 3 10 Bảng kết quả khảo sát các tiêu chí đánh giá hiệu quả khóa học 121 Bảng 3 11 Bảng thống kê số liệu 10 khóa học có trung bình lượt tương tác cao nhất trên hệ thống 122 Bảng 3 12 Thống kê một số hoạt động khai thác các tài nguyên học liệu khóa học clpt-k14 và clcs-k14 124 Bảng 3 13 Bảng dữ liệu điểm trung bình thành tích tra đầu học kì của sinh viên phổ tu cầu lông Đại học K13 và K14 128 Bảng 3 14 Bảng kết quả kiểm định t độc lập 2 mẫu điểm trung bình thành tích đầu học kì của sinh viên phổ tu Đại học K13 và K14 129
Trang 13Bảng 3 15 Bảng dữ liệu điểm trung bình thành tích tra cuối học kì của sinh viên phổ tu cầu lông Đại học K13 và K14 130 Bảng 3 16 Bảng kết quả kiểm định t độc lập 2 mẫu điểm trung bình thành tích cuối học kì của sinh viên phổ tu cầu lông Đại học K13 và K14 131 Bảng 3 17 Bảng dữ liệu điểm trung bình thành tích tra đầu học kì của sinh viên chuyên sâu cầu lông Đại học K13 và K14 133 Bảng 3 18 Bảng kết quả kiểm định t độc lập 2 mẫu điểm trung bình thành tích đầu học kì của sinh viên chuyên sâu cầu lông Đại học K13 và K14 134 Bảng 3 19 Bảng dữ liệu điểm trung bình thành tích tra cuối học kì của sinh viên chuyên sâu cầu lông Đại học K13 và K14 135 Bảng 3 20 Bảng kết quả kiểm định t độc lập 2 mẫu điểm trung bình thành tích đầu học kì của sinh viên chuyên sâu cầu lông Đại học K13 và K14 136 Bảng 3 21 Bảng điểm trung bình khảo sát nhận thức của sinh viên về học liệu và hoạt động học tập 137 Bảng 3 22 Bảng điểm trung bình đánh giá của sinh viên về tính hiệu quả của hệ thống quản lý học tập dosports.online 139
Trang 14DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1 Thống kê thiết bị di động của sinh viên Đại học Khóa 14 74 Biểu đồ 3 2 Biểu đồ thống kê mức độ mức độ sử dụng mạng cá nhân (3G/4G) của sinh viên K14 trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM 77 Biểu đồ 3 3 Biểu đồ thống kê mức độ thường xuyên sử dụng mạng phục vụ cho
Biểu đồ 3 4 Trung bình lượt tương tác của 10 khóa học cao nhất trong hệ thống
123 Biểu đồ 3 5 Thống kê hoạt động khai thác một số tài nguyên học liệu khóa học
Biểu đồ 3 6 Biểu đồ Q-Q plot của thành tích trung bình đầu học kì của 129 Biểu đồ 3 7 Biểu đồ Q-Q plot của điểm trung bình cuối học kì của K14 và K13
131 Biểu đồ 3 8 Biểu đồ Q-Q plot của điểm trung bình cầu lông chuyên sâu đầu học
Biểu đồ 3 9 Biểu đồ Q-Q plot của điểm trung bình cuối học kì của K14 và K13
135 Biểu đồ 3 10 Nhận thức của sinh viên về học liệu và hoạt động học tập 138 Biểu đồ 3 11 Đánh giá của sinh viên về tính hiệu quả của hệ thống LCMS 140
Trang 15MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) hay còn gọi là cuộc cách mạng
số diễn ra từ đầu thế kỷ 21 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là sẽ ngày càng phổ biến trí thông minh nhân tạo và máy móc tự động hóa, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao; mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo
dục - đào tạo Giáo dục đã thay đổi trong nhiều thế kỷ, từ phạm vi kiến thức tới mô
hình và không gian học tập
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, nhiều quan niệm học tập truyền thống
đã thay đổi so với quá khứ, mở ra một viễn cảnh giáo dục rộng mở và linh hoạt hơn với các tiêu chí mới: học mọi nơi (anywhere), học mọi lúc (any time), học suốt đời (lifelong learning), dạy cho mọi người (anyone) ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau Cùng với sự phát triển của Internet và các thiết bị công nghệ, Mobile-Learning hay M-learning (giáo dục trực tuyến qua thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh) đang dần trở nên phổ biến nhờ tính tiện dụng, khả năng tương tác và hiệu quả cao, đặc biệt trong thời đại di động ngày nay Các khóa học Mobile-Learning được ưa chuộng bởi tính tiện dụng và linh hoạt về mặt thời gian cũng như địa điểm Người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ nơi nào thuận tiện Thiết bị không dây tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian học và số hóa nội dung học tập cho người học Được đánh giá là xu thế mới của phương pháp học hiện đại, nối bước E-learning, Mobile-Learning được ứng dụng trên nhiều trường đại học, đơn vị đào tạo trên thế giới
Theo báo cáo của International Telecommunications Union [53] , toàn thế giới có 5,9 tỉ thuê bao điện thoại và 79% số người dùng điện thoại có kết nối internet thông qua điện thoại tại các nước đang phát triển vào cuối năm 2011 Xu hướng này cũng
Trang 16thể hiện khá rõ nét tại Việt Nam Báo cáo đầu năm 2018 của tổ chức “We are the social” [57] cho biết hiện tại số thuê bao điện thoại di động (unique) của Việt Nam là 70.03 triệu và tỉ lệ người dùng internet đạt 67% dân số
Một số nhà nghiên cứu cho rằng 80% người dùng internet trên toàn cầu sẽ truy cập internet qua điện thoại di động [59].Điều này có nghĩa là điện thoại di động có thể dùng để hỗ trợ rất nhiều hình thức học tập khác nhau, đơn giản nhất là hỗ trợ sinh viên truy cập tài liệu học tập và cao hơn là những ứng dụng trong các khóa học
cụ thể Một trong những điểm nhấn đáng chú ý ở báo cáo 2012 của tổ chức Horizon Higher Education Review là sinh viên muốn được học ở bất kì nơi nào, lúc nào mà
họ muốn [59]
Đào tạo và quản lý trên nền các thiết bị di động (M-learning) trong những năm gần đây đã và đang trở thành trào lưu với các trường Đại học lớn tại Việt Nam Với nhiều ưu điểm vượt trội đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học Cùng với
sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường M-learning hiện đại, các nội dung giảng dạy trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học Mô hình học tập này đem lại tính linh hoạt trong cả việc học và dạy, các giới hạn về thời gian và không gian dường như bị xóa nhòa ở phương thức học
Trang 17tập hiện đại M-learning [72] Trong điều kiện ngân sách dành cho giáo dục đại học ngày càng có những ưu tiên chi mới thì việc tận dụng nguồn lực thiết bị từ sinh viên
sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư trang thiết bị, bảo trì thiết bị đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nếu có cách sử dụng hiệu quả
Trong khi khá nhiều trường đại học trong cả nước đã đi tương đối xa trong việc khai thác thiết bị di động mà người học sở hữu phục vụ việc đào tạo và quản lý thì lĩnh vực này còn khá mới mẻ trong ngành giáo dục thể chất tại các trường đào tạo về thể thao trong cả nước Việc truyền tải các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành được thực hiện chủ yếu thông qua công tác giảng dạy trực tiếp, sau những buổi học trên lớp, học viên không thể xem lại những nội dung đã học trên lớp hay khó khăn khi tiếp cận các tài liệu mà giáo viên muốn truyền tải, bên cạnh đó giáo viên cũng không thể kiểm tra tính tự học của học viên ngoài giờ học trên lớp Với những
lý do nêu trên, M-learning sẽ là giải pháp hoàn hảo cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành giáo dục thể chất nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung và trong điều kiện của bản thân là hiện đang là giảng viên giảng dạy môn cầu lông tại trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM với mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy tôi mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu:
“Ứng dụng M-learning trong giảng dạy học phần môn Cầu lông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh” Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh các phương pháp học tập truyền thống, học trực tuyến đang được coi
là mô hình giáo dục của tương lai, với hình thức học tập đa dạng, linh hoạt; hoạt động tương tác giữa người dạy và người học không giới hạn về thời gian và không gian, cùng với các công cụ hỗ trợ quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT nói riêng và ngành Giáo dục thể chất nói chung
Và đây cũng là xu hướng của ngành Giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0
Mục đích nghiên cứu:
Ứng dụng M-leanring trong giảng dạy học phần cầu lông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
Trang 18Mục tiêu nghiên cứu:
1.4.1 Nghiên cứu thực trạng công tác chuẩn bị đào tạo trực tuyến tại trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
- Xác định các điều kiện triển khai công tác công tác đào tạo trực tuyến
- Thực trạng đáp ứng các điều kiện triển khai công tác đào tạo trực tuyến của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM trước và sau dịch Covid-19
- Thực trạng công tác công tác chuẩn bị cho học tập trực tuyến của sinh viên
Đại học K14 trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
1.4.2 Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý học tập M-learning và ứng dụng trong giảng dạy học phần môn cầu lông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến M-learning trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
- Nghiên cứu xây dựng tài nguyên học liệu cho học phần phổ tu và chuyên sâu môn cầu lông khoá Đại học 14 trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
1.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng M-learning trong giảng dạy lý thuyết học phần cầu lông cho sinh viên trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
- Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giảng dạy trực tuyến
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng M-learning trong giảng dạy học phần cầu lông phổ tu và cầu lông chuyên sâu
Giả thuyết nghiên cứu
Nền giáo dục 4.0 đã và đang đi sâu vào tất cả các lĩnh vực, ngành giáo dục thể chất cũng đang từng bước chuyển mình để theo kịp xu thế của thời đại Việc ứng dụng M-learning trong giảng dạy trong giảng dạy học phần môn cầu lông, không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM mà còn nâng cao vị thế của Ngành giáo dục thể chất trong thời đại công nghệ 4.0
Phạm vi nghiên cứu
Trang 19Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy trực tuyến của Trường ĐHSP Thể dục thể thao Tp HCM, luận án tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý học tâp trực tuyến với tên miền dosports.online phù hợp cho công tác giảng dạy cho các học phần lý luận và thực hành của chương trình đào tạo cử nhân đại học của trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM Trên cơ sở đó, luận
án tiến hành thực hiện trong phạm vi như sau:
Phạm vi về không gian: 50 học phần trong chương trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM Luận án chọn học phần chuyên sâu môn Cầu lông (30/150 tiết lý thuyết) và học phần phổ tu môn Cầu lông (8/45 tiết lý thuyết) để xây dựng các nguồn tài nguyên học liệu cho khóa học trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến dosports.online
Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu từ năm học 2018 –
2019 đến năm học 2022 - 2023
Những điểm mới của luận án
- Luận án đã xây dựng thành công hệ thống quản lý học tập trên nền tảng Moodle cho trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM đáp ứng đầy đủ các điều kiện để triển khai hoạt động đào tạo trực tuyến theo Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy định việc ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng đối với các đại học, học viện, trường đại học Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng triển khai hệ thống này trong toàn trường để ứng phó với dịch Covid-19, đây là mô hình hoàn toàn mới trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành vể Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao
- Các công cụ: xây dựng học liệu, thiết kế hoạt động dạy học, quản lý học tập trong hệ thống quản lý học tập lần đầu tiên được luận án nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất Hai khóa học trực tuyến cho học phần cầu lông chuyên sâu và học phần cầu lông phổ tu được
Trang 20luận án xây dựng dự kiến sẽ là mô hình mẫu để triển khai cho các học phần trong chương trình đào tạo của trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM
- Giao diện của khóa học được luận án phát triển từ các mã HTML giúp đưa tất cả các nội dung của khóa học gói gọn trong 1 trang, người học có thể tìm kiếm và đi đến các nội dung cần tìm một cách nhanh chóng và chính xác với các tiêu đề trang và các danh bạ nội dung dạng kéo thả Ngoài ra luận án tiến hành tích hợp thêm một số công cụ cho hệ thống: hội thảo, games, các báo cáo…giúp cho việc trải nghiệm học tập trở nên thú vị hơn thông qua việc đa dạng các tính năng của hệ thống
Trang 21CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu đào tao trực tuyến
1.1.1 Các khái niệm
Trong hai thập kỉ qua, với sự phát triển không ngừng của ICT, việc dạy - học với sự hỗ trợ của máy tính đã và đang trở nên quen thuộc, đặc biệt là E-Leaming Thuật ngữ E-learning được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau như:
- E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông [38]
- E-learning là việc truyền tải các hoạt động, quá trình và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM, băng video, DVD, TV, các thiết bị cá nhân, [98]
- E-learning là việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử, qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, băng video, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) [79]
- M-learning chính là việc sử dụng các thiết bị di động có kết nối không dây để việc học có thể diễn ra ở bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu [92]
- Blended learning là hình thức học tập, triển khai một khóa học có sự kết hợp
của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt [84]
Với các định nghĩa trên, luận án gọi toàn bộ phương tiện phục vụ E-learning như cơ sở dữ liệu, hệ thống quản trị, hệ thống web, tư liệu đa phương tiện là hệ thống E-learning Hệ thống này phục vụ cho quá trình dạy và học có sự giãn cách về thời gian và không gian giữa người dạy và người học, trong đó người học có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau
để đạt được mục đích học tập của mình đó chính là hình thức đào tạo từ xa trên hệ thống E-learning hay còn gọi là đào tạo trực tuyến
Trong những năm gần đây, E-learning đã trở thành một công cụ phổ biến trong lĩnh vực giáo dục Với sự xuất hiện của công nghệ và internet, mô hình lớp học truyền thống đã xuất hiện thêm mô hình tiếp cận linh hoạt với việc học đó chính là E-learning, viết tắt của electronic learning (học trực tuyến), bao gồm một loạt các hoạt
Trang 22động giáo dục được thực hiện trực tuyến, và sự phổ biến của nó đã tăng vọt, đặc biệt
là trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, để thực sự hiểu được tiềm năng
và hiệu quả của E-learning, điều cần thiết là phải làm rõ các nguyên tắc và mục tiêu
cơ bản của nó Về cơ bản, E-learning là việc sử dụng công nghệ để tạo điều kiện và nâng cao quá trình học tập Nó vượt ra ngoài việc chỉ số hóa sách giáo khoa và ghi chú bài giảng E-learning bao gồm một loạt các công cụ và tài nguyên nhằm thu hút người học, thúc đẩy sự hợp tác, và cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân hóa Nó tận dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, các mô phỏng tương tác, và đánh giá thời gian thực để tạo ra một môi trường giáo dục năng động và hiệu quả
Một trong những khía cạnh quan trọng của E-learning là khả năng đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân của người học Không giống như các lớp học truyền thống, nơi phương pháp giảng dạy phổ thông chiếm ưu thế, E-learning cho phép học sinh tiến triển theo tốc độ của riêng họ Các thuật toán học tập thích ứng có thể điều chỉnh nội dung phù hợp với mức độ hiểu biết của người học và điều chỉnh độ khó của bài tập cho phù hợp Điều này không chỉ tối đa hóa hiệu quả của việc học mà còn đảm bảo rằng học sinh không cảm thấy quá tải hoặc không thách thức Hơn nữa, E-learning phá vỡ rào cản địa lý và làm cho giáo dục trở nên dễ tiếp cận với toàn cầu Bất kể vị trí của họ, người học có thể truy cập vào nội dung giáo dục chất lượng cao từ các tổ chức và giáo viên nổi tiếng E-learning có tiềm năng thu hẹp khoảng cách giáo dục
và trao quyền cho cá nhân từ nền tảng đa dạng
Ngoài sự linh hoạt và dễ tiếp cận, E-learning còn thúc đẩy văn hóa học tập liên tục, học tập suốt đời đã trở nên thiết yếu trong thế giới hiện đại nhanh chóng thay đổi, nơi thông tin và công nghệ mới xuất hiện liên tục Các nền tảng E-learning cung cấp một loạt các khóa học và nguồn lực cho phép cá nhân tiếp thu kỹ năng và kiến thức mới suốt đời Sự linh hoạt này là cần thiết để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường việc làm và cho sự phát triển cá nhân
Sự tương tác là một thành phần chủ chốt khác của E-learning Ngược lại với quan niệm sai lầm rằng E-learning là một nỗ lực chỉ từ phía giáo viên, nhiều khóa học và nền tảng trực tuyến khuyến khích sự tương tác giữa sinh viên như: diễn đàn
Trang 23thảo luận, dự án nhóm ảo, và hội thảo trực tuyến… cho phép người học kết nối với bạn bè, chia sẻ ý tưởng, và hợp tác trong các bài tập Khía cạnh hợp tác này của E-learning phản ánh môi trường làm việc thực tế nơi kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp được đánh giá cao Tuy nhiên, cũng cần phải nhận ra rằng E-learning không phải
là giải pháp cho mọi mục tiêu trong giáo dục Nó có những hạn chế và có thể không phù hợp với mọi mục tiêu học tập Hơn nữa, để sử dụng hiệu quả E-learning yêu cầu một mức độ nhất định về trình độ tin học và sự tự giác, điều không phải tất cả người học đều có
Kết luận, E-learning đại diện cho một sự chuyển đổi trong thế giới giáo dục Nó tận dụng công nghệ để cung cấp trải nghiệm học tập linh hoạt, dễ tiếp cận, và cá nhân hóa Bằng cách đáp ứng nhu cầu cá nhân, phá vỡ rào cản địa lý, và thúc đẩy văn hóa học tập liên tục và hợp tác, E-learning có tiềm năng cách mạng hóa giáo dục Tuy nhiên, điều cần thiết là phải nhận ra những hạn chế của nó và đảm bảo rằng nó bổ sung chứ không thay thế các phương pháp giáo dục truyền thống Cuối cùng, tiềm năng thực sự của E-learning nằm ở khả năng làm cho việc học trở nên thú vị, bao trùm, và thích ứng với nhu cầu của người học trong kỷ nguyên số
1.1.2 Nguồn gốc và sự phát triển E – learning
Tư tưởng xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning ở các mức độ khác nhau đã xuất hiện khá sớm Ban đầu E-learning chỉ đơn thuần là việc dạy học dựa trên máy tính và chưa có khái niệm rõ ràng Sự ra đời của Internet vào năm 1970 và sự phát triển vượt bậc của hạ tầng CNTT cuối những năm 1990 giúp cho E-learning trở nên tương tác hơn Đến năm 1998, thuật ngữ E-learning lần đầu tiên được Jay Cross xác lập trong một hội thảo công nghệ Kể từ đó, các cụm từ mô tả về E-learning như
“online learning” (học trực tuyến) hay “virtual learning” (học tập ảo) bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều [10],[82], [64]
Sau gần hai thập kỷ, có rất nhiều bài báo, sách, tham luận ở các hội nghị, hội thảo nghiên cứu về hiệu quả bồi dưỡng năng lực tự học của E-learning [81] cho biết E-learning hỗ trợ xây dựng kiến thức mới, cải tiến các kiểu tương tác GV và người
Trang 24học, giữa các người học với nhau hiệu quả thông qua các công cụ truyền thông, hướng dẫn,huấn luyện và phản hồi [48] khẳng định rằng nhờ E-learning mà việc thảo luận
và làm việc theo nhóm có thể góp phần phát triểnmôi trường học tập họp tác Một số nghiên cứu khẳng định E-learning giúp chuyển đổi các quá trình dạy học từ GV đóng vai trò chủ đạo sang người học làm trung tâm và sự chuyển đổi này sẽ giúp người học phát triển các kĩ năng để giải quyết vấn đề , tiếp nhận và xử lý thông tin,sáng tạo và
tư duy bậc cao, được bồi dưỡng năng lực tự học [36] trong quyển “Cẩm nang về learning ” đã đánh giá là cung cấp cho sv sự linh hoạt để học tập theo tốc độ riêng ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời - nhờ đó hình thành thái độ tích cực trong học tập Các nghiên cứu còn chỉ rõ: ứng dụng E-leaming, ICT vào dạy học tạo điều kiện cho người học có thể tương tác với môi trường học tập ảo, học tập theo năng lực và nhu cầu học tập của bản thân và có thể tự tổ chức quá trình học tập một cách chủ động
E-E-learning được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, sau đó các nước ở khu vực châu Á cũng quan tâm nghiên cứu phát triển, đặc biệt là Hàn Quốc Những năm cuối của thế kỷ 20, GD&ĐT đã được thừa hưởng những thành tựu của CNTT&TT, nhiều nghiên cứu về các phần mềm dạy học, đào tạo dựa trên công nghệ web, khoá đào tạo trực tuyến, đã được thực hiện
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển
và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000
Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm
2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 – 2004 E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ [52]
Trang 25Trong những năm gần đây, châu Âu đã có những thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng E-learning trong mọi lĩnh vực kinh
tế – xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng giáo dục
Ngoài việc tích cực triển khai E-learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu Europe PACE Đây là mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mĩ – Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu
Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng mới phát triển, chưa có nhiều thành công vì một số lí do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở
hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời Do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống, các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm năng mà E-learning mang lại Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,…đã và đang nỗ lực phát triển E-learning Trong đó, Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực.[88]
Một số hệ thống E-learning điển hình của các trường đại học trên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục quan tâm có thể kể đến như hệ thống E-learning của trường Đại học Western Governors của Mỹ Đây là trường đại học trực tuyến được thành lập từ năm 1997 bởi 17 bang miền Tây nước Mỹ Các khóa học được nghiên cứu thiết kế phù hợp với từng nhóm học viên dựa trên kết quả kiểm tra đầu vào, nội dung cho mỗi nhóm đối tượng là lượng kiến thức cần bổ sung cho mức
Trang 26độ thiếu hụt kiến thức của đối tượng đó Hệ thống hoạt động dưới sự hỗ trợ của nhiều công ty máy tính và tin học như IBM, AOL, Microsoft v.v và đã triển khai rất có hiệu quả quá trình đào tạo của nhà trường Hệ thống này vẫn còn một số tồn tại như:
đã có phòng họp ảo hỗ trợ lớp học trực tuyến theo thời gian thực tuy nhiên mới chỉ có các trang trình chiếu (slide) bài giảng và trao đổi bằng văn bản (text), nội dung bài giảng chủ yếu là dạng chữ và hình tĩnh, không thiết lập được một môi trường mang tính tương tác cho người học; công cụ xây dựng khóa học được tích hợp trong hệ thống E-learning chỉ hỗ trợ GV xây dựng bài giảng tổng hợp, không có chương trình
mở để GV tạo bài giảng phân nhánh phù hợp với nhiều đối tượng học tập khác nhau [78]
Hệ thống E-learning của Đại học Glasgow của nước Anh: Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng phần mềm quản lý bài giảng Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment), một trong những phần mềm mã nguồn
mở về E-learning và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay Moodle đã tạo ra môi trường dạy học bằng E-learning để GV cung cấp bài giảng và các tài liệu học tập đến học viên một cách thuận tiện Tuy nhiên, qua khảo sát hệ thống này cho thấy các khóa học chưa thực sự linh hoạt, để có được các bài giảng của khóa học thì học viên phải chọn chương trình học có sẵn hoặc tự chọn bài giảng để tham khảo khóa học Học viên sẽ bị lệ thuộc vào chương trình có từ trước, nội dung giống nhau cho tất cả các đối tượng học viên, điều này dẫn đến các khóa học không hoàn toàn phù hợp với năng lực thực tế của học viên, không đảm bảo khả năng học tập phân hóa [82]
Hiện nay ở Việt Nam, WAP (Wireless Application Protocol) là công nghệ chính được sử dụng trong liên kết mạng Internet với ĐTDĐ Giao thức ứng dụng không dây WAP tập hợp nhiều giao thức trợ giúp truyền nội dung Web đến các thiết bị không dây WAP là giao thức với công nghệ mở, dựa trên mô hình khách chủ và thừa kế các chuẩn giao thức Internet như HTML, XML, TCP/IP Các thiết bị không dây truy cập qua giao thức WAP WAP còn được dùng để tạo ra những trang Web ứng dụng với những tính năng ngày càng nâng cao, thỏa mãn nhu cầu cao cấp của người dùng
Trang 27Về mặt công nghệ điện thoại di động, công nghệ di động ở Việt Nam từ công nghệ di động thế hệ thứ nhất 1G đã phát triển lên công nghệ 1.5G, 2G, 2.5G (sử dụng hai mạng riêng biệt: mạng di động 2G và mạng GPRS cho phép thực hiện truy cập web, nhắn tin đa phương tiện MMS, tải nhạc, hình ảnh thông qua giao thức WAP)
và 3G Công nghệ 4G sẽ triển khai sẽ mang lại rất nhiều tiện ích mới do băng thông lớn và tầm phủ sóng rộng cho phép ĐTDĐ xem truyền hình vệ tinh, định vị GPS với chất lượng rất cao Vậy công nghệ di động và hầu hết ĐTDĐ trên thị trường Việt Nam đều cho phép người dùng tương tác với các tài liệu đa phương tiện Mặt khác, với sự phát triển bùng nổ của dòng ĐTDĐ thông minh (smartphone) với công nghệ cao, giá thành hạ đã cho phép mang cả thế giới đến với người học mọi lúc, mọi nơi Về các dịch vụ trên điện thoại di động, chất lượng dịch vụ của ĐTDĐ ở Việt Nam ngày càng được cải thiện với một số chức năng được mở rộng, phát triển các yếu tố về kết nối mạng; hiển thị đồ họa; công nghệ di động Cùng với sự phát triển của các giao thức hệ thống kết nối di động như WAP, GMS, GPRS các nhà cung cấp dịch vụ liên tục phát triển các dịch vụ mới Chẳng hạn phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tin nhắn ngắn; truyền số liệu, truy cập mạng, truy nhập trực tiếp Internet qua GPRS; dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS với bản tin tích hợp text, âm thanh, hình ảnh; dịch vụ truy vấn thông tin; các dịch vụ truy cập Internet di động với băng thông rộng và công nghệ WAP, bluetooth
Với hệ thống các dịch vụ trên, người dùng có thể triển khai các dịch vụ trên ĐTDĐ như dạy học trực tuyến, thông báo điện tử giữa gia đình và nhà trường, dịch
vụ đa phương tiện ; sử dụng video di động , video theo yêu cầu, các dịch vụ dữ liệu văn bản và dữ liệu âm thanh Chúng cho phép truyền thông tin học tập đến người học dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thuận tiện cũng như thu nhận thông tin phản hồi từ người học để điều chỉnh quá trình hỗ trợ học tập
1.1.3 Các đặc điểm của đào tạo trực tuyến
1.2.3.1 Một số đặc điểm của đào tạo trực tuyến (E-learning)
Trang 28Cấu trúc hệ thống E-learning
Hình 1.1 Mô hình tổng thể E-learning
- Xét về tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:
+ Hạ tầng truyền thông và mạng: bao gồm các thiết bị đầu cuối, người dùng, thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ (hosting, server ), mạng truyền thông + Hạ tầng phần mềm: LMS, LCMS (MarcoMedia, Authorware, Toolbook ) + Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): phần quan trọng của E-learning gồm nội dung các khóa học, các chương trình đào tạo, các courseware
- Theo tiêu chuẩn SCORM, chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm: quản lý các khóa học trực tuyến; quản lý quá trình tự học, tìm kiếm nội dung học tập
và học liệu (quản lý tài nguyên); quản lý người học , giảng viên/hướng dẫn viên hoặc người quản trị khóa học; quản lý bài kiểm tra, quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của người học; quản lý quá trình trao đổi, thảo luận trên diễn đàn, e-mail, trao đổi tin nhắn điện tử, lịch học của người học Hệ thống E-learning hoàn chỉnh cũng đồng thời là một LCMS đa người dùng Ở đó các giáo viên, người quản trị khóa học có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, chỉnh sửa, quản lý và phân phối nội dung học tập của các khóa học
Như vậy, thông qua E-learning, người học có thể chủ động khai thác các nội dung kiến thức cần học, tự định hướng trong suốt quá trình học, tự đánh giá mức độ tiến bộ của bản thân qua đó tự điều chỉnh và hoàn thiện nhờ các công cụ đánh giá
Trang 29Đồng thời GV có thể theo dõi, quản lý quá trình học tập của người học, đánh giá hiệu quả của các nội dung kiến thức đã đăng tải và có biện pháp điều chỉnh phù hợp
Qui trình thiết kế khoá học trên hệ thống E-Learning
Thiết kế và lập kế hoạch tốt có ý nghĩa quyết định đối với mọi chương trình đào tạo, nhất là với E-learning Có rất nhiều quy trình thiết kế hệ thống E-learning trong đó được ứng dụng phổ biến là quy trình ADDIE [56] Qui trình ADDIE bao gồm 5 giai đoạn: phân tích (Analysis), thiết kế (Design), phát triển (Development), hoàn thành(Implementation) và đánh giá (Evaluation) Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, tùy theo yêu cầu và quy mô của E-learning mà một số giai đoạn có thể được lược bỏ
Hình 1.2 Qui trình ADDIE
Giai đoạn phân tích, cần phân tích các nội dung sau:
- Phân tích các nhu cầu về kiến thức, kĩ năng mà người học mong muốn đạt được khi tham gia khóa học và E-learning có phải là giải pháp tốt nhất thỏa mãn nhu cầu đó không? Qua đó cho phép xác định các mục tiêu chung, mục tiêu mở rộng
- Phân tích các đặc điểm của người học (ví dụ như kiến thức và kĩ năng hiện tại, nơi ở, môi trường học tập và trình độ CNTT) vì nó có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng của E-learning
- Phân tích mục đích mà người học muốn rèn luyện, nâng cao kiến thức kĩ năng trong khóa học (ví dụ kiến thức, kỹ năng môn cầu lông đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới của Bộ GD và ĐT)
- Phân tích chủ đề của khóa học để xác định và phân loại nội dung khóa học
Trang 30Giai đoạn thiết kế: bao gồm các hoạt động sau:
- Liệt kê các mục tiêu chuẩn, mục tiêu nâng cao cần đạt
Xác định các phương pháp và cách thức truyền đạt của từng module (ví dụ: tài liệu pdf, video, nhiệm vụ làm việc nhóm…)
Giai đoạn phát triển: đây là giai đoạn xây dựng, hình thành nội dung của
E-leaming Nội dung có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn lực có sẵn Ví dụ có thể chỉ bao gồm các tài liệu đơn giản như tài liệu PDF kết hợp được với các tệp tin âm thanh hoặc video, bài tập và bài kiểm tra Đây là khóa học đơn giản, không có tính tương tác Nội dung học tập đa phương tiện, có tính tương tác cao được xây dựng qua ba bước:
- Xây dựng nội dung: Nhập tất cả các kiến thức và thông tin cần thiết
- Xây dựng kịch bản: tích hợp các phương pháp giảng dạy và các phương tiện truyền thông như tạo bảng phân cảnh, tài liệu mô tả bao gồm hình ảnh, văn bản, các hoạt động tương tác, bài kiểm tra đánh giá theo thiết kế ở bước 2
- Xuất bản các nội dung học tập: tạo ra các khóa học ở các định dạng khác nhau như đĩa CD hay tích hợp Web để người học có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi
Giai đoạn triển khai: ở giai đoạn này, các khóa học được chuyển giao đến người
học Các chương trình học được cài đặt trên một máy chủ và người học truy cập vào học Trong các lớp học có hướng dẫn của GV, giai đoạn này bao gồm việc GV quản lý và hỗ trợ các hoạt động của người học
Giai đoạn đánh giá: thu thập, phân tích số liệu điều tra và rút ra đánh giá, sửa
đổi hoàn thiện chức năng và nội dung hệ thống E-learning Việc đánh giá có thể dựa trên các mục đích khác nhau ví dụ như đánh giá phản ứng, thái độ của người học,
Trang 31mức độ hoàn thành mục tiêu học tập, mức độ tiếp nhận kiến thức và kĩ năng, hiệu quả của E-learning, lượng truy cập của mỗi thành viên
Giai đoạn phân tích và thiết kế có vai trò quan trọng trong qui trình thiết kế hệ thống E-learning Việc phân tích nhu cầu của người học, kết hợp các hoạt động học tập và các giải pháp kỹ thuật một cách hợp lý là là điều kiện tiên quyết để tạo ra một khóa học hiệu quả và hấp dẫn Và quan trọng nhất là giai đoạn đánh giá nhằm xác định hiệu quả của khoá học E-learning từ đó rút ra những kinh nghiệm cho các khóa học tiếp theo
Các hình thức của E-learning
Mức độ sử dụng E-learning trong suốt quá trình học tập chính là cơ sở để xác định các hình thức của E-learning, cụ thể:
Học tập hoàn toàn trực tuyến (Fully online learning) là hình thức mà toàn bộ
quá trình học tập được thực hiện hoàn toàn trên Internet thông qua hệ thống quản lý học tập và E-learning Thuộc về hình thức này có 2 cách thể hiện là E-learning đồng
bộ và E- learning không đồng bộ [63]
E-learning đồng bộ (có qui định về thời gian học tập): học tập theo thời gian
thực Cả người dạy và người học đều cùng online ở các địa điểm khác nhau Tài nguyên học tập được trao đổi qua điện thoại di động, video hội nghị, Internet hoặc các phần mềm chat Người học có thể chia sẻ ý tưởng của mình trong suốt buổi học, hoặc cùng trao đổi với nhau, nêu câu hỏi thắc mắc và được giải đáp cụ thể qua đó sẽ hiểu rõ hơn các nội dung cần học E-learning đồng bộ ngày càng trở nên phổ biến vì băng thông và CNTT ngày càng mở rộng và phát triển Các hình thức E-learning đồng
bộ gồm: lớp học ảo, hội nghị âm thanh và truyền hình, thảo luận, Chat trên web, các ứng dụng chia sẻ, tin nhắn trực tuyến [100]
E-learning không đồng bộ (Người học tự học, tự định hướng): quá trình học
tập có thể tạm dừng và tiếp tục Người dạy và người học không online cùng lúc với nhau E-learning không đồng bộ có thể sử dụng các công nghệ như email, blog, diễn đàn thảo luận, đĩa CD, DVD… Người học có thể học bất cứ lúc nào, tải tài liệu và
Trang 32trao đổi với người dạy hay trao đổi với nhau Các hình thức E-learning đồng bộ gồm: các khóa học trực tuyến, diễn đàn thảo luận & nhóm, bảng tin nhắn [100]
- Học tập kết hợp (Blended learning hay blended E-learning ) [85],[46], [69]
là hình thức học tập, triển khai một khóa học có sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt Theo cách này E-learning được thiết kế với mục đích
hỗ trợ quá trình dạy học hoặc được sử dụng như là một phương tiện dạy học hỗ trợ cho lớp học giáp mặt như phân phối tài nguyên học tập đa phương tiện, kiểm tra-thi, seminar, phòng thí nghiệm ảo, kiến thức mở rộng,…E-learning chỉ được sử dụng với các nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này Các nội dung còn lại vẫn thực hiện thông qua hình thức giáp mặt Hai hình thức kết hợp với nhau nhịp nhàng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng của khóa học
- Lớp học trực tuyến quy mô lớn MOOC (Massive Open Online Course) [38]
+ Massive: mỗi lớp học thường có hàng chục nghìn người đăng kí
+ Open: lớp học miễn phí, không hạn chế đối tượng
+ Online: học hoàn toàn trực tuyến trên web
+ Course: khoá học
Lớp thường được dạy bởi một hoặc hai giảng viên, kéo dài 2-3 tháng, mỗi tuần có các bài giảng video, tổng thời lượng 2-4 giờ và có quiz, homework Thi kết thúc vào cuối khóa, được cấp chứng chỉ Nếu có đóng phí thì được cấp một loại chứng chỉ đặc biệt hơn Câu hỏi kiểm tra thường ở dạng nhiều lựa chọn, rất hiệu quả, áp dụng được cho những nội dung nâng cao Việc chấm điểm tự động trên hế thống chính xác, hiệu quả đánh giá và tự đánh giá cao Có diễn đàn để người học thảo luận Bài giảng video thiết kế với đồ họa công phu, có thể chèn thêm những câu hỏi Tài liệu phong phú, yêu cầu người học tự học và tự khám phá
Lớp học đảo ngược (Flipped classroom)
Lớp học đảo ngược là hình thức mới nhất của học kết hợp Trong mô hình lớp học đảo ngược, giảng viên tạo video bài giảng để sinh viên theo dõi ở nhà và thời gian học giáp mặt trực tiếp trong lớp được sử dụng nhiều hơn cho các hoạt động tương tác và thảo luận [99] Với lớp học đảo ngược, giảng viên có thể giải quyết hiệu quả
Trang 33hơn việc giao bài tập về nhà cho sinh viên cũng như giám sát việc tự học của sinh viên [47]
Với đặc thù là chuyên ngành giáo dục thể chất, ngoài những kiến thức được trang bị người học phải hình thành được những kỹ năng nhất định Do đó, luận án này xây dựng chương trình theo hình thức học tập kết hợp (Blended learning hay blended E-learning), cung cấp các nguồn học liệu, các hoạt động, bài tập, diễn đàn thảo luận giúp người học nắm vững các nguyên lý kỹ thuật và tự tin thực hiện các kỹ năng khi học giáp mặt
1.1.4 Một số đặc điểm của mô hình học tập di động (Mobile learning)
1.1.4.1 Giới thiệu về học tập di động (Mobile learning)
Trong vòng một thập kỉ qua, việc sử dụng kết nối internet không dây và các thiết bị học tập di động để tạo thêm cơ hội học tập cho sinh viên đã tăng đáng kể và kéo theo đó là những nghiên cứu về tác động của học tập di động [100] Các loại thiết bị phục vụ học tập di động này đã đẩy mạnh việc giao tiếp và tương tác giữa sinh viên với giảng viên [56] [47] Định nghĩa về học tập di động (M-learning) cũng có những thay đổi dựa trên các yếu tố sự di động của người học, thiết bị kết nối và mối quan hệ giữa E-learning với M-learning
Theo [91] M-learning chính là việc sử dụng các thiết bị di động có kết nối không dây để việc học có thể diễn ra ở bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu [61] thì lại định nghĩa M-learning theo hướng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh, iPod, máy palmtop, laptop, thậm chí là cả máy ảnh số hay USB trong quá trình dạy và học [45] thì lại tập trung vào khía cạnh di động trong định nghĩa về M-learning Các thiết
bị có tính di động cao như điện thoại thông minh, thiết bị cầm tay, máy laptop được [45] xếp vào nhóm thiết bị M-learning Cũng theo [45], máy tính xách tay không được tính là thiết bị di động M-learning
Trong các nghiên cứu khác, M-learning được xem là sự mở rộng của E-learning với sự tập trung chủ yếu dành cho việc sử dụng các thiết bị di động [80] định nghĩa M-learning chính là hình thức E-learning thông qua các thiết bị di động nhỏ gọn trong sinh hoạt hàng ngày Cùng ý kiến như vậy, [49] xem M-learning là bước tiếp theo
Trang 34của E-learning với đặc trưng là sử dụng các thiết bị di động phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Như vậy, học tập di động có thể được định nghĩa là hình thức học tập giao thoa giữa các thiết bị di động với việc học qua web để tạo ra môi trường học tập bất kì khi nào và bất kì nơi đâu Tuy nhiên, những khác biệt giữa E-learning và M-learning cũng cần được định nghĩa rõ ràng hơn về khía cạnh công nghệ, người học và phương thức giao tiếp Một hình thức học tập khác cũng cần được nhắc đến trong sự
so sánh này là học tập từ xa (distant learning) [92] cho rằng M-learning (Mobile learning) là một hình thức của E-learning (Electronic Learning) và E-learning là một hình thức của D-learning (Distant Learning) như sơ đồ dưới đây thể hiện:
Hình 1.3 M-learning trong mối liên quan với E-learning và D-learning
Một nhà nghiên cứu khác, [55] lại không đồng tình với việc xếp M-learning vào làm bộ phận của E-learning [55] đưa ra một mô hình học tập linh họat “đúng lượng cần dùng, đúng lúc và đúng người” Theo mô hình này thì cả E-learning và M-learning đều là những tập hợp con của mô hình học tập linh hoạt Trong mô hình này, mặc dù có sự giao thoa giữa E-learning và M-learning nhưng M-learning có những đặc điểm riêng và không phải là tập con của E-learning như hình minh họa dưới đây:
Trang 35Hình 1.3 Mô hình học tập linh hoạt của Peter (2007)
Tổng hợp các phân tích khác nhau từ các nhà nghiên cứu, theo quan điểm của luận án mô hình học tập M-learning là mô hình học tập giao thoa giữa mô hình học tập E-learning và flexible learning (học tập linh hoạt), cả 3 mô hình này đều đặt sự linh hoạt làm trung tâm của phương pháp học tập, sử dụng ứng dụng web và mạng internet để truyền tải thông tin, tuy nhiên có sự khác biệt khác biệt giữa E-learning và M-learning như sau:
Bảng 1 1 Bảng so sánh mô hình học tập E-learning và M-learning
Thiết bị sử
dụng
Máy tính để bàn và máy tính xách tay
Điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị có thể đeo được
Học tập cá nhân Học theo tình huống riêng
Trang 36Học trên lớp Chú trọng tài nguyên đa phương tiện
Học tập ngoài lớp Chú trọng các hoạt động học tập
Được lên kế hoạch
(synchronous) Giao tiếp thực hiện ngay khi cần Không được lập
Thực hiện bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu
1.1.4.2 Học tập di động trong quan hệ với các lý thuyết học tập
Theo [91], học tập di động là hình thức học linh hoạt có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều mô hình lớp học hay hoạt động học tập được thiết kế theo những lý thuyết học tập khác nhau Bản chất của học tập di động là khả năng tạo hứng thú cho người học và từ đó tăng cường động cơ học tập bên trong nên nó có thể được áp dụng trong nhiều kiểu lý thuyết dạy học sau đây:
- Thuyết hành vi: Thuyết hành vi xem trải nghiệm học tập là những kinh nghiệm có được thông qua sự thay đổi những hành vi có thể quan sát được thông qua cơ chế kích thích, phản ứng phù hợp Với sự phát triển của các công cụ di động hiện nay, các hệ thống M-learning có rất nhiều công cụ giúp giáo viên thiết kế những hoạt động học tập theo cơ chế luyện tập lặp đi lặp lại và nhận phản hồi từ hệ thống vốn là đặc trưng của hoạt động học tập theo thuyết hành vi Đặc biệt, hệ thống M-learning có thể đưa cho người học những câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học, thu thập phản
Trang 37hồi của người học một cách dễ dàng và nhanh chóng đưa ra các phân tích, phản hồi dựa trên việc gửi tin nhắn hay kết nối mạng không dây [61]
- Thuyết học tập kiến tạo: Thuyết học tập kiến tạo chú trọng đến khả năng người học phát triển kiến thức thông qua việc bản thân họ chủ động kiến tạo những ý tưởng hay khái niệm mới dựa trên cả kiến thức trước đây lẫn hiện tại Với điện thoại thông minh hiện nay, sinh viên có thể nhanh chóng tạo nội dung học tập, kiến thức và chia
sẻ nó với bạn bè của mình bất kì khi nào, nơi nào mà họ muốn Đặc biệt, một số hệ thống M-learning còn có thể cho người học tham gia những trò chơi nhập vai để tăng cường hơn nữa khả năng khám phá và tạo ra kiến thức mới ở người học [28]
- Thuyết học tập theo tình huống (situated learning theory): Các giờ học tập theo tình huống tập trung vào các hoạt động học tập diễn ra trong hoàn cảnh thực tế của tình huống học tập Chính môi trường thực tế này là loại tài nguyên học tập quan trọng nhất cho người học Trong học tập theo tình huống, môi trường học tập hoàn toàn có thể được lập kế hoạch trước bởi giáo viên Ví dụ như giáo viên có thể cho học sinh đi tham quan một bảo tàng, quan sát các loại cây cỏ hay động vật ở ngoài trời Với sự ra đời của công nghệ thực tế ảo (virtual reality), các hệ thống M-learning hỗ trợ rất đắc lực cho các giờ học tình huống như thế này Chẳng hạn như khi tham quan một bảo tàng nghệ thuật mà sinh viên không biết một tác phẩm nghệ thuật nào đó thì có thể dùng điện thoại thông minh của mình scan hình ảnh chụp được và sẽ có đầy
đủ chi tiết về tác phẩm mình muốn biết [64], [39]
- Thuyết học tập cộng tác (collaborative learning theory): Điểm nhấn của lý thuyết học tập cộng tác chính là các tương tác xã hội từ phía người học [62][94] Việc phủ sóng truy cập internet không dây rộng rãi ngày nay cho phép người học có thể liên lạc, chia sẻ dữ liệu, tài liệu, tin nhắn một cách rất dễ dàng Ngoài ra, các hệ thống học tập di động hiện nay cũng đều có nhiều công cụ cho phép người học cộng tác với nhau một cách hiệu quả như wiki, glossary, forum hay workshop Khi internet không dây càng phát triển và thiết bị kết nối di động càng rẻ đi thì lý thuyết học tập cộng tác càng có vị trí quan trọng trong các hệ thống dạy học di động
Trang 38- Lý thuyết học tập suốt đời [35]: Thuyết học tập suốt đời chú trọng vào các hoạt động học tập diễn ra bên ngoài một môi trường học tập mang tính trường lớp truyền thống Học tập suốt đời có thể diễn ra thông qua những nỗ lực chủ động từ phía người học như đăng kí tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết cho bản thân Tuy nhiên, hoạt động học tập suốt đời đôi khi cũng diễn ra một cách tình cờ thông qua việc xem tivi, đọc báo hay nói chuyện với người khác Với một thiết bị di động lúc nào cũng trong tình trạng kết nối sẵn sàng thì rõ ràng học tập di động là lựa chọn lý
tưởng cho việc đẩy mạnh học tập suốt đời cho người học
1.1.4.3 Tiềm năng của việc dạy học trên các thiết bị động đối với giáo dục đại học
Theo [90] tiềm năng chính của dạy học trên các thiết bị di động là nó có thể kết nối các mô hình học tập do giảng viên thiết kế với mô hình học tập người học làm trung tâm nhưng đồng thời cũng tạo cho người học khả năng học theo nhu cầu riêng
mà các hình thức giảng dạy truyền thống không thể có được Khả năng cá thể hóa hoạt động học tập và thích ứng linh hoạt được với nhiều mô hình dạy học khác nhau
ở nhiều điều kiện giảng dạy khác nhau chính là lợi điểm của việc dạy học trên các thiết bị di động so với các mô hình truyền thống
Có ba lý do chính mà [28] cho rằng các trường đại học nên chào đón học tập di động:
- Cung cấp khả năng truy cập đến các nguồn tài nguyên tốt hơn cho người học -Giúp cả giảng viên và sinh viên khai thác nhiều hơn tiềm năng giảng dạy và học tập của họ
- Nâng cao hiệu quả công tác quản trị trong nhà trường
Trong một nghiên cứu khác, [61] so sánh sinh viên có sử dụng các thiết bị di động với những sinh viên không sử dụng thiết bị di động trong học tập và phát hiện
ra rằng những sinh viên có tham gia các hoạt động học tập trên thiết bị di động thì tương tác nhiều hơn, có các kết nối tốt hơn và cũng mạnh hơn trong việc giao tiếp, cộng tác
Trang 39Khả năng hỗ trợ hiệu quả việc học của sinh viên từ những hệ thống dạy học di động (M-learning) cũng được khẳng định thêm trong nghiên cứu của [80] Tác giả này kết luận rằng khi sử dụng hệ thống M-learning, mức độ hứng thú học tập của sinh viên có tăng lên bởi các em đánh giá cao tính linh hoạt và tiện lợi khi sử dụng điện thoại di động của mình tham gia các hoạt động học tập Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhờ có hệ thống M-learning mà sinh viên và giảng viên tương tác nhiều hơn và sinh viên cũng được khuyến khích hợp tác với nhau nhiều hơn, không chỉ cho phép người học truy cập nguồn tài nguyên học tập có tính tương tác mà còn giúp họ có khả năng học tốt hơn thông qua các hoạt động thảo luận và tương tác
Một tiềm năng lớn khác của M-learning trong giáo dục đại học là cách nó kết nối hình thức học tập chính thống trên lớp với các hình thức học tập phi chính thống ngoài lớp học Việc học không chỉ gói gọn ở một không gian hay thời gian cụ thể và giáo dục truyền thống cũng không thể cung cấp người học tất cả những kiến thức và
kĩ năng cần thiết [73]–[58]Ngoài ra, M-learning cũng gỡ bỏ một số đặc điểm cứng nhắc của giáo dục truyền thống và điều này làm cho nó trở nên hấp dẫn với người học Khi xem xét lại các dự án học tập di động ở châu Âu, [28] kết luận rằng việc kết hợp giữa các loại công nghệ di động có thể hỗ trợ hiệu quả nhiều cho trải nghiệm học tập Nhìn chung, đa số các ý kiến đều đồng ý rằng việc kết hợp một cách hợp lý giữa trải nghiệm học tập truyền thống với trải nghiệm học tập di động sẽ mang lại hiệu quả cao cho giáo dục đại học
1.1.5 Hình thức giảng dạy trực tuyến
Học tập kết hợp có thể được định nghĩa là sự kết hợp của nhiều phương pháp sư phạm hoặc phương pháp giảng dạy, ví dụ: học theo nhịp độ tự giác, hợp tác, học tập được hỗ trợ bởi gia sư hoặc giảng dạy truyền thống trong lớp học [58], [32] Đây là một chương trình giáo dục có cấu trúc, trong đó học sinh học ít nhất một phần bằng cách cung cấp nội dung thông qua các phương tiện kỹ thuật số và trực tuyến Mặc dù học tập kết hợp nói chung liên quan đến các khía cạnh của cả học trực tiếp và học trực tuyến truyền thống, nhưng nó không tách biệt nhau [95] Thay vào đó, hình thức
Trang 40học tập này là sự kết hợp các phương pháp tiếp cận từ cả hai khía cạnh và là cả quá trình liên tục thành một phương pháp học tập theo cách tiếp cận gắn kết các hoạt động học tập [40], [29] Các nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh 'sự kết hợp có ý nghĩa' giữa học trực tuyến và học trực tiếp [86], [77], [37] rằng học tập kết hợp không phải là một cách tiếp cận tuyến tính duy nhất để giảng dạy Về mặt công nghệ, học tập kết hợp đề cập đến một loạt công nghệ trong giáo dục mà sinh viên có thể học hoàn toàn bên ngoài và tương tác với chương trình giảng dạy thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến [95] Mặc dù đã có nhiều ý kiến về những gì nên được đưa vào phạm
vi của học tập kết hợp, nhưng có những đặc điểm nổi bật sau đây:
• Học hỗn hợp kết hợp một số hình thức học trực tuyến với tương tác ngoại tuyến [97], [33], [42]
• Phương pháp học tập kết hợp nâng cao khả năng làm việc độc lập của học sinh Sinh viên có thể tự học và sử dụng các tài liệu và tài nguyên được cung cấp cho họ theo những cách phù hợp nhất với họ [29], [60], [93]
• Tương tác giữa người học với nhau trong khoá học trực tuyến là cực kỳ quan trọng Việc sinh viên tham gia các lớp học trực tuyến có thể thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ họ tương tác với những người khác trong môi trường trực tuyến [40], [26]
• Cần có sự hỗ trợ của người học cho các hoạt động trực tuyến Các giảng viên tham gia vào các chương trình này thường cung cấp tất cả sự giúp đỡ và hỗ trợ
mà người học cần thông qua cả các cuộc họp ngoại tuyến và các giải pháp trực tuyến [40], [51]
Với đặc thù là ngành giáo dục thể chất, luận án chọn hình thức giảng dạy kết hợp (blended online) kết hợp học tập trực tuyến và trực tiếp, trong đó học tập trực tuyến tập trung vào nội dung lý thuyết, học tập giáp mặt tập trung vào nội dung thực hành Với các nghiên cứu của [72], [94], [41], [71] là những nhà nghiên cứu điển hình quan tâm đến ảnh hưởng của hướng dẫn kết hợp đối với hiệu suất viết của người học [70] đã xem xét cách kết hợp một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) như Moodle vào một chương trình giảng dạy viết Tiếng Anh hiện có