Trang 1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ MỸ TÚ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAML
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
2.1.1 Cơ sở lý luận chung về vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 2.1.1.1 Khái niệm và phân loại vốn trí tuệ a Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về VTT đã được đề cập trong các nghiên cứu Trước hết, xuất phát từ định nghĩa quan trọng bao quát nhất về VTT của Stewart
(1997) rằng VTT là tổng của tất cả mọi thứ, mọi người giúp mang lại lợi thế cạnh tranh trong một DN ngoài tài sản hữu hình Các khái niệm về sau này hướng tới chi tiết hóa về các hình thức và biểu hiện của VTT Chẳng hạn như VTT là tài liệu, kiến thức, kinh nghiệm, sở hữu trí tuệ và thông tin có thể được đưa vào sử dụng để tạo ra sự giàu có (Bontis & Fitz‐enz, 2002) VTT là hiện thân dưới dạng tài sản của các nguồn lực vô hình trong DN, chẳng hạn như kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhân viên, cơ sở dữ liệu, tài sản trí tuệ, bí quyết, công nghệ, quan hệ khách hàng, v.v., có thể mang lại lợi ích và xác định tiềm năng phát triển của DN trong tương lai khi được quản lý và sử dụng một cách khôn ngoan (Lee & Wong, 2019)
Phần lớn các định nghĩa có ảnh hưởng nhất của VTT cho rằng VTT đại diện cho kiến thức của DN có khả năng được chuyển đổi thành lợi nhuận hữu hình (Dumay,
2009), vì định nghĩa này giải thích bản chất thực sự của VTT, xem hiệu ứng của VTT là một tiềm năng đối với hiệu quả DN tùy thuộc vào việc người quản lý có nhận ra tiềm năng này hay không (Sullivan, 2000; Dženopoljac và cộng sự, 2016) Hơn nữa, nó đảm bảo lợi nhuận khi không có tài sản hữu hình (Lev, 2004) Petty và Guthrie
(2000) xem VTT là một trong những cách thức được sử dụng trong đánh giá và đo lường tài sản vô hình Điểm trùng lặp rõ nhất giữa các định nghĩa VTT của các nhà nghiên cứu là về bản chất vô hình của VTT, đó là dựa trên kiến thức ngầm và khả năng tạo ra giá trị của nó (Vishnu và Gupta, 2014)
Xét về phương diện thị trường, VTT đại diện cho giá trị tiềm ẩn của DN, giải thích cho sự gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu so với chi phí thay thế của các nguồn lực hữu hình của DN (Vishnu & Gupta, 2014; Sardo & Serrasqueiro, 2017), hoặc sự khác biệt giữa giá trị thị trường và giá trị kế toán của DN (Brennan & Connell, 2000; Edvinsson & Malone, 1997; Maditinos và cộng sản, 2011)
Các khái niệm cũng chỉ ra rằng VTT không chỉ là một tài sản vô hình tĩnh (Bontis, 2001) VTT đóng một vai trò quan trọng nhưng việc đầu tư vào VTT và việc thu lại lợi ích có thể xảy ra tại các thời điểm khác nhau trong hiện tại và tương lai, ví dụ cách thức tạo giá trị của hoạt động nghiên cứu và phát triển Điều này thúc đẩy tìm kiếm mối quan hệ giữa hiệu quả DN và VTT nên được thực hiện với nhiều bối cảnh thời gian khác nhau
Từ các nhận định trên, trong nghiên cứu này VTT được định nghĩa là sự kết hợp sử dụng nhiều nguồn lực trí tuệ bao gồm con người, cấu trúc tổ chức và vốn quan hệ để thúc đẩy tăng cường HQTC và gia tăng lợi thế cạnh tranh của DN Phần tiếp theo thảo luận về phân loại các thành phần chính của VTT b Phân loại các thành phần vốn trí tuệ
Từ những nghiên cứu đầu tiên về VTT, các học giả đo lường VTT liên quan đến thành phần vốn nhân lực và vốn cấu trúc (Pulic, 1998; Vishnu và Gupta, 2014; Dumay, 2016; Dzenopoljac và cộng sự, 2017; Smriti và Das, 2018; Kweh và cộng sự, 2019; Chowdhury và cộng sự, 2019) Sau đó một số tác giả đã phân loại VTT bằng cách bổ sung thêm thành phần vốn quan hệ hoặc có sự thay đổi trong cách nhìn nhận thành phần của vốn cấu trúc trong thực tiễn nghiên cứu Điển hình phải kể đến Khung ba bên của Sveiby (1997a) xem xét VTT gồm vốn bên ngoài, vốn bên trong và vốn nhân lực theo cách gọi tương tự như ba hạng mục vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ Khung ba bên của Sveiby đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu VTT (Abeysekera & Guthrie, 2005; Guthrie và cộng sự, 2004; Petty & Guthrie, 2000; Steenkamp & Northcott, 2007; Wagiciengo & Belal, 2012; Whiting & Woodcock,
2011) Họ cho rằng VTT bao gồm toàn bộ kiến thức, khả năng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu tổ chức bên trong và bên ngoài của nó Khuôn khổ của Sveiby được coi là rất hữu ích để thực hiện nghiên cứu lĩnh vực CBTT VTT trong bối cảnh quốc gia (Li và cộng sự, 2008)
Vốn nhân lực liên quan đến yếu tố con người bao gồm kiến thức, năng lực và thái độ của nhân viên góp phần thu hút khách hàng và tăng năng suất và lợi nhuận của
DN, sau đó có thể chuyển thành giá trị thị trường (Chen, Zhu, & Xie, 2004) Hoặc vốn nhân lực là sự sáng tạo, bí quyết, năng lực đổi mới, khả năng làm việc nhóm, sự hài lòng, động lực, sự linh hoạt của nhân viên, lòng trung thành, học tập, đào tạo và giáo dục (Bontis, 2001; Ferraro & Veltri, 2011; Martín và cộng sự , 2011) Vốn nhân lực có được thông qua kinh nghiệm và đào tạo, là “mức độ chuyên nghiệp” và năng suất của nhân viên để cải thiện hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu của DN (Ahangar, 2011; Stewart, 1997; Tsui và cộng sự, 2014; Nimtrakoon, 2015; Allameh, 2018; Xu & Wang, 2018) OECD công nhận rằng vốn con người được coi là động lực cốt lõi của sự giàu có, thịnh vượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế theo quan điểm kinh tế
11 vĩ mô (Martín và cộng sự, 2011) Nó được coi là thành phần VTT có giá trị nhất, là tài sản vô hình chính (Sveiby, 1997) Vốn nhân lực chủ yếu phụ thuộc vào các thuộc tính cá nhân nên nó là loại kiến thức tiềm ẩn về bản chất, không thể thuộc sở hữu của tổ chức Tuy nhiên, vốn nhân lực có thể được chuyển đổi thành vốn cấu trúc bằng cách mã hóa kiến thức ngầm trong con người thành kiến thức rõ ràng và lưu trữ dưới dạng thông tin và các quy trình, thủ tục (Hall-Ellis, 2015)
Vốn cấu trúc bao gồm cơ sở dữ liệu, chiến lược, quy trình kinh doanh, hệ thống kiểm soát, hệ thống thông tin, cơ cấu tổ chức, và văn hóa DN (Hsu & Sabherwal, 2012; Zhang và cộng sự, 2021; Roos & Roos, 1997) để hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu kinh doanh (Roos, Roos, & Dragonetti, 2008; Rahimi và cộng sự,
2017) và giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh và năng suất nhân viên (Bontis và cộng sự, 2007; Bollen và cộng sự, 2005) Vốn cấu trúc do người lao động tạo ra hoặc có thể được mua ở nơi khác Một số vốn cấu trúc có thể được bảo hộ hợp pháp và trở thành đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và do đó thuộc sở hữu của DN như là thương hiệu, bằng sáng chế, bản quyền, tên thương mại, quyền hoạt động, bí mật kinh doanh, công nghệ, đổi mới, tài sản trí tuệ được tạo ra bởi bộ phận nghiên cứu và phát triển (Chen, Cheng, & Hwang, 2005; Nimtrakoon, 2015; Allameh & Khalilakbar, 2018; Xu & Wang, 2018) Vì vậy, Choong (2008) và Nadeem, Gan, & Nguyen (2018) cũng khẳng định rằng vốn cấu trúc là chính là động lực của sự đổi mới Vốn cấu trúc được chuyển đổi, tái tạo và chia sẻ trong một khoảng thời gian dài, và cũng có thể được sử dụng bởi các nhân viên khác nhau bất kể thời gian với mục đích tạo ra giá trị Vốn cấu trúc cũng bao gồm khía cạnh văn hóa, nơi mà sự kết hợp của các giá trị, chuẩn mực và hành vi được thực hành và chia sẻ bởi đa số nhân viên
Tổng quan nghiên cứu về tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính
2.2.1 Tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ở nước ngoài
Khi chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu mở rộng nghiên cứu VTT để giúp DN hiểu cách các nhân viên, các bên liên quan và các quy trình hoạt động đóng góp vào việc tạo ra giá trị Các nghiên cứu thực chứng về tác động của VTT đến hiệu quả DN bắt đầu với việc tập trung nhiều vào hai xu hướng cơ bản Một là, các nghiên cứu tập trung nhận diện, phân tích chi tiết nội hàm VTT thành các tiêu thức cụ thể được ghi nhận trên các báo cáo DN - được gọi là CBTT VTT trong luận án này Hai là, đo lường khả năng đầu tư và tích lũy VTT thông qua việc phát triển các mô hình đo lường hiệu quả VTT, làm cơ sở để xác định hiệu quả VTT liệu có ảnh hưởng đến HQTC của DN
2.2.1.1 Tổng quan nghiên cứu về tác động của công bố thông tin vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
CBTT tự nguyện trong các báo cáo thường niên là một trong những chủ đề nghiên cứu đang được phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kế toán Trong đó CBTT VTT cũng là một trong những nỗ lực của các DN để góp phần giảm khoảng cách thông tin, cải thiện độ tin cậy của báo cáo tài chính (Healy & Palepu, 1993) và nhấn mạnh vai trò của thông tin kế toán trong việc nâng cao HQTC và định giá DN (Core,
2001) Mặc dù các chuẩn mực kế toán và kiểm toán góp phần giảm thiểu khoảng cách thông tin giữa người quản lý và chủ sở hữu, nhưng chúng vẫn chưa hoàn hảo (Healy & Palepu, 1993) Đặc biệt với sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của tài sản vô hình, hay VTT trong việc tạo giá trị của DN, đã tạo nên động lực thúc đẩy các DN tăng cường công bố các nguồn lực trí tuệ độc đáo của mình trên báo cáo thường niên, như một sự nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh bền vững và khác biệt Các học giả đồng ý rằng các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bất ổn bằng cách tập trung vào các thông tin hướng tới tương lai được công bố chẳng hạn như VTT Gan và Saleh (2008) nêu rằng kế toán truyền thống có nhược điểm là không báo cáo VTT, mặc dù tài sản trí tuệ là quan trọng nhất trong một tổ chức Do đó, cần có một cách tiếp cận phù hợp để tăng tính hữu ích của báo cáo DN bằng cách tăng cường CBTT về VTT (Rahman và cộng sự, 2020)
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa CBTT VTT và HQTC của DN đã được tiến hành ở nhiều nền kinh tế và nhiều bối cảnh nghiên cứu khác nhau Alfraih
(2018) dùng bộ chỉ số công bố VTT được phát triển dựa trên khung cổ điển bởi Sveiby
(1997) và được sửa đổi bởi (Guthrie, Petty, & Ricceri, 2006) tạo cơ sở cho việc phân tích nội dung của các báo cáo thường niên do các DN niêm yết của KSE công bố vào năm 2013 Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa mức độ thông tin VTT được tự nguyện công bố với hiệu quả thị trường đo bằng tỷ số thị trường trên sổ sách kế toán
28 và hiệu quả kế toán đo bằng ROA Các phát hiện thực nghiệm của ông chỉ ra rằng CBTT VTT tốt hơn sẽ có tác động tích cực, đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tài chính và thị trường do đó khuyến khích các DN phát triển các chính sách CBTT tốt hơn Trong một nghiên cứu khác, Rahman và cộng sự (2020) xem xét tác động của CBTT VTT đối với HQTC trong ngành dược phẩm và hóa chất của Bangladesh năm 2016 và 2017 Nghiên cứu này sử dụng chỉ số công bố VTT do tác giả tự phát triển ROA và ROE đã được sử dụng làm biến số đại diện cho hiệu quả
DN về mặt kế toán, phát hiện ra mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa CBTT VTT và hiệu quả tài chính Bên cạnh đó, phân tích sâu của nghiên cứu này cho thấy rằng tất cả các thành phần của VTT như CBTT vốn nội bộ, CBTT vốn bên ngoài và CBTT vốn nhân lực cũng có liên quan tích cực và đáng kể đến hiệu quả DN Vì vậy, họ đề xuất sự phát triển của khuôn khổ công khai VTT của cơ quan quản lý để tuân thủ bắt buộc nhằm cải thiện chất lượng và số lượng của CBTT VTT trong các báo cáo hàng năm Tại châu Á, một nghiên cứu đáng chú ý của Gultom & Gunawan (2020) kiểm tra tác động của CBTT VTT và ứng dụng quản trị DN với hiệu quả của các DN ở các nước ASEAN Mẫu 102 quan sát từ 5 quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan Kết quả chứng minh rằng CBTT VTT trong ASEAN có thể giúp cải thiện hiệu quả tài chính DN
Trong thị trường tài chính, nơi mà các nhà đầu tư cần thu thập thông tin về sức mạnh của DN thông qua các báo cáo, mục tiêu CBTT nói chung, và CBTT VTT nói riêng sẽ được thể hiện vai trò nổi bật nhất Vì vậy việc chứng minh CBTT VTT liệu có tác động đến gía trị thị trường được các học giả nghiên cứu liên tục Các nghiên cứu phần lớn tìm thấy ảnh hưởng tích cực của CBTT VTT đến giá trị thị trường của DN (Hatane và cộng sự, 2020; Putra & Ratnadi, 2021; Subaida và cộng sự, 2018) Abdolmohammadi (2005) bên cạnh mục đích phát triển một khung mô tả về các thành phần của VTT trong các báo cáo hàng năm còn nhằm xem xét các tác động của việc công bố VTT trên giá trị vốn hóa thị trường của 58 DN trong danh sách Fortune 500
Mỹ Kết quả ghi nhận tần suất CBTT về các quy trình thương hiệu và độc quyền đã tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu đồng thời cho thấy có tác động đáng kể đối với việc công bố VTT đối với giá trị vốn hóa thị trường Orens và cộng sự (2009) kiểm tra thực nghiệm tác động của việc báo cáo VTT dựa trên web đối với giá trị của DN đo bằng Tobinq và chi phí tài chính của DN cũng cho kết quả hỗ trợ tích cực Bằng cách sử dụng phân tích nội dung từ báo cáo hàng năm của 50 DN niêm yết Tunisia giai đoạn 2006-2009, Ferchichi & Paturel (2013) đã phát triển một bộ chỉ số công bố VTT có trọng số dựa trên nhu cầu và mong đợi của nhà đầu tư để phân tích các hành vi của công bố VTT và kiểm tra các tác động của nó đối với tạo giá trị của DN Kết quả cho thấy thông tin VTT là tích cực và tương quan đáng kể với giá trị thị trường đo bằng
TobinQ Mudliar (2016) sử dụng 149 báo cáo hàng năm từ 2008 đến 2011 cũng nhận thấy rằng có một mối tương quan tích cực đáng kể giữa CBTT VTT và vốn hóa thị trường Vì vậy, nó cho thấy rằng các DN tự nguyện báo cáo đang được hưởng lợi Maji & Goswami (2018) xem xét các DN có kiến thức sâu rộng từ hai lĩnh vực dược phẩm và kỹ thuật từ 2010 đến 2015 và kết luận rằng CBTT VTT tổng thể có sự gia tăng về bản chất sau 5 năm, trong đó vốn cấu trúc được công bố nhiều nhất và và vốn quan hệ được công bố ít nhất Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa CBTT VTT và vốn hóa thị trường Tương tự, Putra & Ratnadi (2021) tìm thấy ảnh hưởng của CBTT VTT về định giá vững chắc, cũng như để xác định các loại VTT được công bố của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia từ 2015-2019 Dữ liệu thứ cấp từ báo cáo hàng năm, phương pháp phân tích nội dung bằng sơ đồ mã hóa 6 chiều xác định 36 đối tượng công bố, được chia thành ba loại: vốn cấu trúc, vốn nhân lực và vốn quan hệ Kết quả cho thấy đa số chỉ mục công bố được thể hiện dưới dạng tường thuật, còn lại ở dạng kết hợp giữa định tính và định lượng, số ít là ở dạng số và dạng tiền tệ Dựa trên kết quả phân tích, trung bình 24,33% các mục không được công bố và quan trọng là CBTT VTT có tác động tích cực đến giá trị DN
Một số nghiên cứu đã đứng trên góc độ so sánh các quốc gia thuộc các nền kinh tế khác nhau để đánh giá tính chất ảnh hưởng của CBTT VTT lên hiệu quả tài chính
DN Một phân tích nội dung của các trang web DN được thực hiện từ bốn quốc gia lục địa Châu Âu (Bỉ, Pháp, Đức và Hà Lan) của Orens và cộng sự (2009) cho thấy mặc dù có sự khác biệt về mức độ CBTT VTT nhưng chúng đều có liên quan cùng chiều với giá trị DN ở các quốc gia được nghiên cứu Vafaei, Taylor, & Ahmed (2011) với mục đích kiểm tra xem việc công bố VTT của các DN niêm yết có liên quan đến giá trị trên thị trường cổ phiếu hay không và để đánh giá vai trò điều tiết của nó đối với mức độ phù hợp giá trị của thu nhập được báo cáo và vốn chủ sở hữu sau khi áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Một thước đo về công bố VTT, dựa trên phân tích nội dung của văn bản trong các báo cáo hàng năm được lấy mẫu từ các DN niêm yết ở Anh, Úc, Hồng Kông và Singapore, được kết hợp trong các mô hình để kiểm tra trực tiếp và điều tiết vai trò của CBTT VTT trong việc định giá DN Kết quả cho thấy CBTT VTT có liên quan tích cực với giá thị trường (tức là có sự phù hợp với giá trị) ở các DN ở hai trong số bốn quốc gia và trong các ngành phi truyền thống Đây là bằng chứng có giá trị cung cấp rằng CBTT VTT dựa trên văn bản có liên quan đến giá trị trên thị trường vốn và ảnh hưởng của nó đối với mức độ phù hợp về giá trị của các số kế toán được báo cáo.Từ những phát hiện này đặt ra cho ban quản lý DN phải tích hợp các lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến thiện chí với các chiến lược CBTT VTT rộng rãi
Ngoài ra, một chỉ tiêu đo lường hiệu quả thị trường ở góc độ khác là chi phí vốn chủ sở hữu cũng xuất hiện thường xuyên trong các nghiên cứu Các DN nỗ lực CBTT VTT với mục tiêu giảm chi phí sử dụng vốn là dấu hiệu tích cực Salvi và cộng sự
(2020) kiểm tra tác động của việc công bố VTT đến chi phí vốn chủ sở hữu trong bối cảnh báo cáo tích hợp chỉ ra rằng mức độ công bố VTT có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể với chi phí vốn chủ sở hữu Nghĩa là việc trình bày đầy đủ VTT trong các báo cáo tích hợp cho phép các DN giảm chi phí vốn, đặc biệt là đối với các DN có quyền sở hữu tài sản vô hình cao, cho phép các DN làm nổi bật tất cả các yếu tố (kiến thức, năng lực mềm và kỹ năng quan hệ) không được thể hiện đầy đủ trong báo cáo tài chính nhưng lại là yếu tố cơ bản để tạo ra giá trị, thậm chí còn hơn cả tài sản hữu hình Hơn nữa, mức độ đầy đủ của thông tin liên quan đến VTT sẽ làm tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư dài hạn của DN Mondal & Ghosh (2020) xem xét tác động của việc công bố VTT đến chi phí vốn, chi tiết đến việc CBTT từng thành phần vốn nhân lực, vốn quan hệ và vốn cấu trúc của 30 DN trong chỉ số Nifty 50 năm 2018-2019 Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra mối liên quan tiêu cực giữa việc CBTT VTT và chi phí vốn Nhưng mối liên hệ tiêu cực xảy ra chỉ đối với hai thành phần (vốn con người và vốn cơ cấu) khi xem xét ở mức độ chi tiết từng nguồn lực VTT
Cũng liên quan các CBTT thành phần chi tiết của VTT, Vergauwen và cộng sự
(2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ công bố VTT như là động lực thúc đẩy giá trị DN dựa trên báo cáo hàng năm của các DN Thụy Điển, Anh và Đan Mạch Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng chỉ có vốn cấu trúc đạt được mối quan hệ tích cực đáng kể trong khi không tìm thấy mối liên hệ đáng kể nào giữa vốn con người và vốn quan hệ Clarke và cộng sự (2011) đã sử dụng ROA và ROE như một thước đo HQTC
Khoảng trống nghiên cứu
Điểm qua các công trình nghiên cứu VTT đã được thực hiện trên thế giới và thực trạng nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy vẫn còn một số khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, khoảng trống về nội dung nghiên cứu Hiện tại mặc dù chưa có khuôn khổ tiêu chuẩn thống nhất nào để các DN báo cáo thông tin VTT một cách toàn diện, tuy nhiên một số DN Việt Nam đã sớm nhận thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của VTT và đã chủ động đo lường và báo cáo VTT của họ cho các bên liên quan khác nhau Mặc dù nghiên cứu về VTT có truyền thống hơn hai thập kỷ qua nhưng đây vẫn là một mảnh đất màu mỡ với nhiều khía cạnh cần được khám phá và làm rõ thêm để đóng góp vào tri thức và sự hiểu biết của chúng ta Một trong số đó là cần thêm những nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh khác nhau của VTT Hiện có ít nghiên cứu tại Việt Nam xem xét hiệu quả VTT hoặc mức độ CBTT VTT tác động đến HQTC DN Đặc biệt chủ đề CBTT VTT tại Việt Nam gần như chưa được quan tâm, và hơn hết chưa có nghiên cứu nào xem xét đồng thời cả hai khía cạnh hiệu quả VTT và mức độ CBTT VTT ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính tương tự như nghiên cứu này Bởi lẽ các nghiên cứu hiện có hầu như chỉ đánh giá riêng rẽ theo hai khía cạnh của VTT đó là CBTT (Nguyễn Phong Nguyên & Đoàn Ngọc Quế, 2016; P N Nguyen, 2018; T T Nguyen, Mia, Winata, & Chong, 2017) hoặc hiệu quả VTT (Le & Nguyen, 2020, Hoang và cộng sự, 2020)… Xét về thực tiễn, việc kết hợp hai khía cạnh này trong một nghiên cứu duy nhất là cần thiết để giúp cho các DN có một cái nhìn toàn diện và những hiểu biết sâu sắc hơn về ảnh hưởng của VTT đến HQTC DN Từ đó, các DN sẽ nhận thức rõ hơn rằng VTT là một lĩnh vực quan trọng mà DN có thể nắm bắt để tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế dựa trên tri thức DN đứng trước yêu cầu cần nâng cao hiệu quả VTT cũng như có thêm động lực CBTT VTT trên thị trường, giảm dần khoảng cách thông tin bất cân xứng với các nhà đầu tư bên ngoài
Thứ hai, khoảng trống về phạm vi bối cảnh không gian và thời gian nghiên cứu Một số nghiên cứu hiện tại hướng đến phạm vi các lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ như ngân hàng, dược phẩm, công nghệ thông tin … Một số nghiên cứu khác đã nghiên cứu phạm vi mở rộng hơn đa ngành nghề nhưng lại bị giới hạn về dữ liệu thời gian nghiên cứu gói gọn trong chỉ 1 đến 2 năm tài chính Như vậy khoảng trống nghiên cứu đặt ra là giới hạn về quy mô mẫu nghiên cứu có thể chưa mang lại giá trị thuyết phục về tầm quan trọng của VTT, từ đó hướng đến nâng cao hiệu quả của các DN ở nền kinh tế mới nổi như Việt Nam Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng năng động (T T Nguyen và cộng sự, 2017) và đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như xu hướng chuyển đổi số (Vietnam Report, 2019), do vậy đây sẽ là một bối cảnh thích hợp để thực hiện nghiên cứu này và mang lại những đóng góp có ý
45 nghĩa Hơn thế nữa, các DN Việt Nam hiện nay vẫn đang cân nhắc lợi ích và chi phí giữa việc đầu tư vào tài sản hình như VTT Do vậy, việc cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về VTT giúp các DN Việt Nam nhận thức rõ hơn về lợi ích của VTT Từ đó,
DN và các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý chính sách sẽ chủ động tìm hiểu, triển khai, vận dụng và có cách quản lý phù hợp với các nguồn lực vô hình trong DN Hiện tại chưa có nghiên cứu thực hiện với bối cảnh các DN trên TTCK Việt Nam với phạm vi dữ liệu giai đoạn 2014-2019 trùng với nghiên cứu này
Thứ ba, khoảng trống về phương pháp nghiên cứu Có sự chiếm ưu thế của các nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu thực chứng về tác động của các khía cạnh VTT đến hiệu quả DN ở Việt Nam Chưa có các nghiên cứu định tính để định hướng các chủ đề mới với các lý thuyết nền mới, hoặc định tính xây dựng các thang đo lường mới xoay quanh nội hàm VTT tại Việt Nam Phương pháp xử lý dữ liệu cũng tập trung nhiều vào các phương pháp hồi quy tuyến tính truyền thống, chưa giải quyết được một vài điểm yếu của mô hình phân tích dữ liệu nghiên cứu, dẫn đến kết quả chưa được tin cậy Một trong số đó là vấn đề nội sinh đã bị bỏ qua trong hầu hết nghiên cứu hiện có
Thứ tư, khoảng trống về kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay vẫn còn mang tính chất hỗn hợp, khá nhiều quan điểm trái chiều về ảnh hưởng của VTT đến HQTC của DN Lý do có thể do đặc thù các bối cảnh nghiên cứu ở các nền kinh tế khác nhau hoặc đặc thù kinh doanh khác nhau, các động cơ nghiên cứu khác nhau Do đó chưa đảm bảo một cách nhìn thấu đáo cho vấn đề nghiên cứu này.
Định hướng nghiên cứu
Xuất phát từ các khoảng trống nghiên cứu trên, luận án này thực hiện với những định hướng như sau:
Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện kết hợp xem xét cả hai khía cạnh bao gồm CBTT VTT và hiệu quả VTT ảnh hưởng đến HQTC của DN trong một nghiên cứu duy nhất Điều này là cần thiết để cho các DN có một cái nhìn toàn diện và những hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị của VTT Từ đó, các DN sẽ nhận thức rõ hơn rằng VTT là một lĩnh vực quan trọng mà DN có thể nắm bắt để tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế dựa trên tri thức
DN đứng trước yêu cầu cần nâng cao hiệu quả VTT cũng như có thêm động lực CBTT VTT trên thị trường, giảm dần khoảng cách thông tin bất cân xứng với các nhà đầu tư bên ngoài Việc xem xét vai trò trung gian của CBTT VTT trong việc đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả VTT đến hiệu quả tài chính giúp trả lời câu hỏi vấn đề bất cân xứng thông tin có hòa hợp với mục tiêu quản trị VTT, hay vốn vô hình trong DN như thế nào Vì vậy, nghiên cứu thực hiện tại thị trường Việt Nam góp thêm bằng chứng
46 thực nghiệm giúp nhận diện cụ thể hơn cách thức VTT vận hành trong DN để gia tăng giá trị DN
Thứ hai, về phạm vi nghiên cứu Đề tài này sẽ thực nghiệm trên quy mô mẫu tổng thể các DN niêm yết Việt Nam trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX, trước hết dữ liệu bao gồm tất cả các ngành nghề đem lại cái nhìn bao quát cho vấn đề nghiên cứu Sau đó sẽ phân cấp các DN để theo dõi dưới dạng DN tri thức cao và các DN thông thường có phản ứng khác nhau về VTT, góp phần mang lại giá trị so sánh Do nghiên cứu này có xem xét hiệu quả DN liên quan đến giá trị thị trường nên chỉ các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán là đối tượng nghiên cứu chính được lựa chọn Nghiên cứu này triển khai dữ liệu 6 năm liên tục từ 2014 đến 2019, khoảng thời này chưa có nghiên cứu nào được thực nghiệm
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu Vẫn kế thừa phương pháp nghiên cứu định lượng từ các nghiên cứu trước, nhưng trong nghiên cứu này luận án quan tâm đến xử lý vấn đề nội sinh thông qua khai thác dữ liệu bảng động trong phân tích hồi quy Mối quan hệ VTT - hiệu quả DN còn mang bản chất động, nghĩa là sự ảnh hưởng này không chỉ thể hiện rõ ràng ngay trong ngắn hạn mà còn có thể ảnh hưởng kéo dài lên đến nhiều năm tài chính sau đó Luận án khai thác bản chất động chứ không chỉ mối quan hệ tĩnh, góp phần lấp bớt khoảng trống nghiên cứu trong chủ đề VTT tại Việt Nam đã nêu trên
Với những định hương nghiên cứu đặt ra như vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài dự kiến sẽ mang lại những giá trị đóng góp mới đáng kể cho các nghiên cứu chính sách và thực hành VTT tại Việt Nam
Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về VTT của DN, HQTC và sự ảnh hưởng của VTT ở hai khía cạnh CBTT VTT và hiệu quả VTT đến HQTC của DN Tổng quan các nghiên cứu trước đã cho thấy VTT ảnh hưởng đến HQTC theo nhiều hướng khác nhau Các nghiên cứu được trải rộng khắp nơi trên thế giới từ các quốc gia phát triển và đang phát triển, tuy nhiên tại nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì VTT vẫn còn khá hạn chế, được xem là một trong những khoảng trống nghiên cứu lớn mà đề tài này hướng đến
Thông qua cở sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước, xem xét trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu và định hình các phương pháp nghiên cứu cho luận án này ở chương tiếp theo
GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu và Quy trình nghiên cứu
Trước hết, các nhà nghiên cứu nhất quán về các thành phần chính của VTT bao gồm vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ Mỗi thành phần yêu cầu cần được đầu tư thích hợp để tích lũy tài nguyên trí tuệ Ví dụ một DN đầu tư vào vốn con người để nâng cao mức độ động lực của nhân viên để tạo ra những ý tưởng mới Tương tự, đầu tư vào R&D (một bộ phận quan trọng cấu thành vốn cấu trúc) được thực hiện để giới thiệu sự đổi mới trong các sản phẩm hiện có hoặc đưa sản phẩm mới vào thị trường Đầu tư vào các nguồn VTT là theo định hướng khách quan Do đó, nguồn của các khoản đầu tư này cũng rất quan trọng cần cân nhắc Lý thuyết thứ tự cấu trúc vốn (The pecking order theory) nói rằng các DN tuân theo một trật tự cụ thể khi tạo ra giá trị của mình (Myers & Majluf, 1984) Đó là sử dụng nguồn vốn nội bộ (từ lợi nhuận) được ưu tiên hàng đầu trước khi đi vay hoặc huy động thêm vốn chủ sở hữu Như vậy theo lý thuyết trên, khoản đầu tư của DN bị phụ thuộc vào mức lợi nhuận trong quá khứ Thêm vào đó, một hiện tượng bình thường là các DN sẽ đầu tư (dưới hình thức tăng lương hoặc thưởng) cho nhân viên của họ khi lợi nhuận của họ tăng Tương tự như vậy trong trường hợp của R&D, các DN có xu hướng đầu tư nhiều hơn khi họ quan sát thấy lợi nhuận cao hơn hoặc dòng tiền tăng lên (Becker & Rauscher, 2013; Mulkay, Hall, & Mairesse, 2001) Mulkay và cộng sự (2001) trong nghiên cứu của họ về chi tiêu cho R&D trong các DN công nghệ cao ở Mỹ, nhận thấy rằng dòng tiền có tương quan thuận với mức đầu tư vào R&D Hơn nữa, Lev và cộng sự (1996) trong nghiên cứu của họ về các yếu tố quyết định chi tiêu cho R&D ở các DN viễn thông châu Âu, nhận thấy rằng giá trị thị trường và doanh thu năm ngoái của các DN ảnh hưởng đáng kể đến đầu tư vào R&D của năm hiện tại Những bằng chứng này cho thấy rằng mối quan hệ giữa các thành phần VTT và HQTC không chỉ là một chiều mà nó là hai chiều, tức là sự tăng giảm HQTC cũng ảnh hưởng đến hiệu quả VTT trong năm hiện tại hoặc tương lai Lập luận này cũng phù hợp với lập luận của Murthy & Mouritsen
(2011) rằng HQTC của DN là cơ sở để xác định đầu tư vào các nguồn VTT
Sự thiếu nhất quán về tính chất tác động của hiệu quả VTT trong phong trào nghiên cứu VTT trên thế giới có thể là do bản chất mô hình tĩnh không đủ khả năng giải thích được Do đó nghiên cứu VTT cần được xem xét dưới các mô hình động, tại đó ảnh hưởng của VTT đến hiệu quả DN được đánh giá phụ thuộc vào độ trễ thời gian
Các nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của việc đầu tư vào VTT đến hiệu quả tài chính DN cố gắng khai thác bản chất động của VTT vì không có mô hình tĩnh nào có thể nắm bắt được động lực (Li & Zhao, 2018; Nadeem và cộng sự, 2018; Soetanto
& Liem, 2019) Namazi & Ebrahimi (2010) tìm thấy tác động tích cực đáng kể giữa VTT và hiệu quả tài chính hiện tại và tương lai của mẫu nghiên cứu ở cấp DN cũng như cấp ngành Vazifehdoust và cộng sự (2014) kết luận rằng lợi nhuận và sự tăng trưởng trong tương lai của DN bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc đầu tư vào tài sản vô hình, tức là VTT Và cả hai thành phần vốn con người và vốn cấu trúc của VTT theo đề xuất của Pulic (2000) đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình HQTC và tăng trưởng trong tương lai của DN Soetanto & Liem (2019) sử dụng mẫu các DN ở Indonesia chỉ ra rằng VTT được đo lường bằng Hệ số giá trị gia tăng trí tuệ (VAIC) đã được chứng minh về mặt thống kê là có ảnh hưởng đến HQTC của DN trong tương lai Vấn đề này được giải thích là do VTT không phải được xây dựng đột ngột mà cần có thời gian để các tổ chức cố gắng phát triển, nuôi dưỡng và đổi mới VTT nhằm thu được lợi ích trong tương lai Vì vậy nghiên cứu này kỳ vọng VTT và các thành phần của nó không chỉ tác động đến hiệu quả DN hiện tại mà còn cả trong tương lai Nõi rõ hơn, nghiên cứu này tìm kiếm sự ảnh hưởng của VTT trong điều kiện không cân bằng thời gian giữa thời điểm đầu tư vào VTT và thời điểm ghi nhận ảnh hưởng của VTT đến các chỉ số hiệu quả tài chính và thị trường của DN Cuộc thảo luận ở trên dẫn đến kết luận rằng mối quan hệ giữa VTT và hiệu quả DN là hai chiều và do đó nó có bản chất động hơn là tĩnh (Baltagi & Baltagi, 2008) Việc áp dụng các công cụ ước lượng tĩnh như OLS và hiệu ứng cố định (FE), trên các mô hình động sẽ dễ dẫn đến kết quả sai lệch (Wintoki, Linck, & Netter, 2012) Nghiên cứu hiện tại này kiểm tra xem liệu mối quan hệ này có tính chất động hay không Đề tài áp dụng một loạt các thử nghiệm như thử nghiệm OLS động và Wooldridge (2002) về tính nội sinh nghiêm ngặt để xem xét sự hiện diện của tính nội sinh Sau đó, tác giả áp dụng ước tính dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data) để xem xét mối quan hệ thực sự giữa VTT và hiệu quả tài chính của DN sau khi xem xét nghiêm túc các vấn đề kinh tế lượng như phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến và đặc biệt là vấn đề nội sinh
Từ những lập luận trên, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.2 Quy trình nghiên cứu Để đảm báo tính khoa học, nghiên cứu này thực hiện qua các giai đoạn nghiên cứu được thể hiện qua hình 3.2
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn : Tác giả xây dựng Đầu tiên, luận án trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về VTT, hiệu quả VTT, CBTT VTT của DN, kết hợp với phân tích bối cảnh thực tế ở Việt Nam, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu, phát triển giả thuyết nghiên cứu về tác động của
Nghiên cứu tổng quan tài liệu, lý thuyết nền
Thu thập dữ liệu , Tính toán giá trị các biến nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu, Mô hình nghiên cứu
Xác định cách tiếp cận VTT
Lựa chọn phương pháp đo VTT
Triển khai các phương pháp ước lượng mô hình tĩnh
- Mô hình hồi quy đa biến thông thường
- Mô hình tác động cố định (Fixed effect - FE)
Kiểm định sự phù hợp của các mô hình
Kết luận, hàm ý nghiên cứu, xác định các hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai
Triển khai phương pháp ước lượng mô hình động
Bối cảnh tại Việt Nam
Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính DN
Tự nguyện CBTT VTT là một tín hiệu tích cực cho thấy nỗ lực của DN để cung cấp thông tin về tài sản vô hình (Ulum, 2015) Dựa trên quan điểm các bên liên quan và lý thuyết dựa trên nguồn lực, thông tin về VTT rất quan trọng đối với thị trường vốn và các bên liên quan bên ngoài nhằm nâng cao hiểu biết về vị thế cạnh tranh (Ulum, 2015), thông báo cho các nhà đầu tư về những lợi thế cạnh tranh mà DN sở hữu (Solikhah, 2015), nâng cao niềm tin của nhà đầu tư và tránh bị định giá thấp cổ phiếu (García và cộng sự,
2004) Đặc biệt trong thị trường vốn, DN sẽ báo cáo VTT để cung cấp tín hiệu và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng Thị trường vốn chấp nhận VTT như một cơ hội để các
DN phát triển trong dài hạn, và là một chỉ số chiến lược hoặc đo lường giá trị và tình trạng của DN trong tương lai Mặc dù vậy, các nghiên cứu trước đã báo cáo nhiều kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa mức độ CBTT VTT và hiệu quả tài chính Tác động thuận chiều của CBTT VTT và giá trị thị trường được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ferchichi và Paturel (2013), Inkinen (2015), Berzkalne và Zelgalve (2014), Ulum
(2015), và Sardo và Serrasqueiro (2017), Gilani và Geraily (2017) và Muttakin, Khan và Belal (2015) Mối quan hệ tích cực đáng kể với khả năng sinh lợi kế toán đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Li và cộng sự (2008), Orens và cộng sự (2009) Các nghiên cứu của Widarjo (2011), Alfraih (2018), Salvi và cộng sự
(2020) đã chỉ ra rằng việc CBTT VTT có ảnh hưởng đến giá trị DN theo cả hai khía cạnh kế toán và thị trường Ngược lại, Williams (2001) cũng như Sonnier và cộng sự
(2008) thu được kết quả là ảnh hưởng ngược chiều hoàn toàn Hơn nữa, Oliveira và cộng sự (2006), Taliyang và cộng sự (2012) thậm chí không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đáng kể nào giữa CBTT VTT và HQTC của DN
Tại Việt Nam, hoạt động CBTT phi tài chính ngày càng được quan tâm qua việc ban hành các văn bản quy định hoạt động CBTT như Thông tư số 155/2015/TT-BTC, Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Các quy định này bước đầu tạo sự thúc đẩy CBTT VTT tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Sự khác biệt cách thức ảnh hưởng có thể được giải thích bởi sự khác biệt trong danh mục tài nguyên và cách chúng được sử dụng (Mention và Bontis, 2013) Như vậy VTT rõ ràng là một nguồn lực quan trọng
51 được kỳ vọng sẽ đóng góp vào HQTC tốt hơn (Zéghal và Maaloul, 2010), nên nhiều thông tin về VTT được tiết lộ trong báo cáo hàng năm của DN biểu hiện lợi thế cạnh tranh và do đó dẫn đến HQTC tốt hơn Dựa trên lập luận đó, luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu tại bối cảnh các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:
Giả thuyết H1: Mức độ CBTT VTT ảnh hưởng thuận chiều đến HQTC của DN
Công bố thông tin từng thành phần vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính DN Nhiều nghiên cứu trước đây xem xét chi tiết việc công bố các thành phần VTT đối với HQTC ở các quốc gia và ngành công nghiệp khác nhau Bhasin (2012) tuyên bố rằng các nhà quản lý phải có các sáng kiến để đo lường, quản lý và phân phối thông tin về VTT đề cập đến việc tạo ra giá trị cho các bên liên quan của DN
Trước hết, vốn nhân lực liên quan đến năng lực, kiến thức và sự đổi mới của nhân viên, đã trở thành yếu tố then chốt đối với giá trị của DN, có thể làm tăng giá trị của DN về lâu dài phù hợp với lý thuyết dựa trên tri thức Theo Choo và cộng sự
(2013), nhu cầu CBTT VTT, đặc biệt là vốn con người là rất lớn Clarke, Seng và Whiting (2011) đã phát hiện ra rằng vốn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong công bố VTT trong bối cảnh Úc và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của DN Joshi và cộng sự (2013) đã xem xét CBTT VTT trong lĩnh vực tài chính Úc và thấy rằng CBTT vốn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo ra lợi nhuận (ROA) Do đó, họ kết luận rằng các DN được hưởng lợi nhiều khi đầu tư vào phát triển kỹ năng và kiến thức của nhân viên Tuy vậy, Boujelben và Fedhila (2011) lại không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa HCD và hiệu quả tài chính Lin và cộng sự (2012) cũng đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa HCD và Tobin's Q
Thành phần tiếp theo, vốn cấu trúc đã trở nên quan trọng vì nó bao gồm các tài sản chiến lược thuộc sở hữu của DN Martins và Lopes (2016) đã xem xét tác động tích cực của HCD và SCD đến khả năng sinh lời Ngược lại, Hatane và cộng sự (2016) không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ tích cực đáng kể nào giữa SCD và lợi nhuận
Thành phần cuối cùng từ VTT là vốn quan hệ Các nghiên cứu trước đây cho thấy có mối tương quan thuận chiều giữa RCD và hiệu quả DN Nadeem và cộng sự
(2017) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa RCD và SCD trên Tobin's Q
Từ các bằng chứng cho kết quả nghiên cứu trộn lẫn như đã trình bày, nghiên cứu này một lần nữa đánh giá ảnh hưởng của CBTT dưới góc độ chi tiết từng thành phần VTT và HQTC DN Thực tiễn tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, các quy định công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và gần đây nhất là báo cáo phát triển bền vững dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước, đã khuyến khích công khai các thuộc tính liên quan đến chính sách đào tạo và hỗ trợ nhân viên, trách nhiệm của DN với cộng đồng và các bên liên quan đặc biệt là khách hàng, các hành động và chiến lược phát triển bền vững của DN Điều này đã góp phần hỗ trợ một cái nhìn toàn
52 diện hơn về các khía cạnh khác nhau của vốn trí tuệ trong DN, tạo được thiện cảm với nhà đầu tư do đó có khả năng mang lại HQTC tốt hơn Do đó, các giả thuyết tiếp theo trong luận án này như sau:
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đo lường biến nghiên cứu
3.3.1.1 Đo lường mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ
Như đã trình bày ở trên, tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định pháp lý cụ thể nào đề cập trực tiếp đến việc CBTT VTT, vì vậy việc CBTT chủ yếu dựa trên tính chất tự nguyện và mức độ nhận thức của các DN Tuy nhiên khi xem xét về mặt bản chất các thông tin công bố, tác giả nhận thấy có một số thuộc tính CBTT VTT tương đồng với nội dung CBTT trách nhiệm xã hội của DN, được quy định dựa trên tiêu chuẩn quốc tế GRI và theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán cho DN niêm yết Việt Nam Một số thông tin có liên quan cụ thể như chính sách liên quan đến người lao động và báo cáo liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương, nghĩa vụ với xã hội, quy trình quản trị, trách nhiệm với khách hàng Tác giả đã tiến hành xem xét và so
Thước đo kế toán ROA, ROE RCD
58 sánh các thuộc tính VTT trong danh mục CBTT VTT trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước được sử dụng lại trong nghiên cứu này và bộ chỉ số GRI (với 73 chỉ mục trách nhiệm xã hội phải công bố) và Thông tư số 155/2015/TT-BTC (với 15 chỉ mục) để làm bằng chứng về tính hợp pháp một phần của hoạt động CBTT VTT tại TTCK Việt Nam (Xem Phụ lục 7)
Mức độ CBTT VTT trong luận án này được đo lường bằng chỉ số CBTT VTT bao gồm 26 thuộc tính dựa trên khung VTT được phát triển bởi Sveiby
(1997) và được sửa đổi bởi Petty và Guthrie (2000), Guthrie và cộng sự (2004) và Rahman và cộng sự (2019; 2020) Đây là các chỉ số được thừa nhận và ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu CBTT VTT hiện tại Các thuộc tính chi tiết bao gồm 10 thuộc tính vốn cấu trúc, 8 thuộc tính vốn quan hệ và 8 thuộc tính vốn nhân lực Định nghĩa hoạt động của từng thuộc tính ở Phụ lục 7 Nhiều nghiên cứu trước đây về CBTT VTT đã sử dụng khung VTT này như Hesniati (2021), Susanto và cộng sự (2019), Rahman và cộng sự (2019), Alfraih (2018), Ulum và cộng sự (2014), Wang và cộng sự (2016), Whiting & Woodcock (2011) Mặc dù khung ban đầu đã được sửa đổi và mở rộng, chưa được công nhận thống nhất nhưng về cơ bản nó vẫn bám sát nội dung ban đầu và có cân nhắc phù hợp bối cảnh (Dumay và Cai, 2015)
Các thuộc tính CBTT VTT được ghi nhận bằng phương pháp phân tích nội dung và được chấm điểm bằng phương pháp không trọng số Trong nghiên cứu này, phân tích nội dung xem xét cẩn thận sự hiện diện hay vắng mặt của các thuộc tính cụ thể trong các báo cáo thường niên của từng DN Giá trị "0" sẽ được ghi cho thuộc tính không được báo cáo và giá trị "1" được cho thuộc tính đã được báo cáo Chỉ số CBTT VTT cho mỗi DN được tính bằng cách chia tổng số điểm mà DN đạt được cho tổng điểm tối đa có thể đạt được với mỗi DN Đối với tính toán chỉ số CBTT VTT (ICDINj), công thức sau đã được dùng:
Trong đó n j = số lượng thuộc tính của DN thứ j, X ij = 1 nếu thuộc tính thứ i được công bố, bằng 0 nếu mục thứ i không được công bố, sao cho 0 ≤ ICDINj ≤ 1
Phương pháp phân tích nội dung cho phép phân tích các tài liệu đã công bố một cách hệ thống, khách quan và đáng tin cậy (Guthrie, 2001; Dumay và Cai, 2015) Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu thuyết minh kế toán trong các lĩnh vực khác nhau (Bontis, 2003; Goh & Lim, 2004; Guthrie, Petty và cộng sự, 2004; Kamath, 2008; Yi & Davey, 2010)
Nghiên cứu này sử dụng biện pháp phân tích thủ công thay vì tìm kiếm dựa trên các từ khóa điện tử Như Beattie và Thomson (2007) lưu ý, phân tích thủ công là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng khắc phục được những hạn chế với các tìm kiếm điện tử kém chất lượng Các vấn đề điển hình của kỹ thuật điện tử bao gồm: xác định các từ đồng nghĩa và từ có nhiều nghĩa, không có khả năng hiểu bối cảnh của những gì đang được báo cáo (Milne & Adler, 1999) và việc sử dụng diễn ngôn cụ thể cho DN (Beattie & Thomson, 2007) Dựa trên những hiểu biết lý thuyết sâu sắc về VTT và báo cáo kế toán của DN, quá trình thu thập tất cả các dữ liệu VTT và mã hóa được thực hiện qua hai vòng, do cùng một người thực hiện nhằm đảm bảo tính thống nhất, tức là không có sự xáo trộn nào về quan điểm nhận diện VTT về cả lý luận và thực tiễn dữ liệu nghiên cứu Việc mã hóa vòng thứ hai được kiểm tra lại, ba tháng sau khi thực hiện mã hóa ban đầu và so sánh kết quả với mã hóa ban đầu Bất kỳ sự khác biệt nào sẽ được xác định và mã hóa lại phù hợp
Nghiên cứu này chỉ tiến hành đo lường mức độ CBTT, chưa xét đến chất lượng các thông tin VTT được công bố Tức là nghiên cứu không tiến hành phân biệt cách thức tiết lộ thông tin dưới dạng được lượng hóa hay là tường thuật, cụ thể bằng tiền hay phi tiền tệ, thuyết minh hay bằng hình ảnh theo hướng đo lường chất lượng CBTT VTT Lý giải cho điều này, cuộc xem xét hiện tại phân biệt giữa số lượng các trường hợp CBTT vì nó cung cấp một so sánh đáng tin cậy hơn giữa các loại báo cáo khác nhau Phương pháp này có thể so sánh với thực hành trong nghiên cứu khác hiện có về VTT (Guthrie và Petty, 2000; Struikova và cộng sự,
2008) Và quan trọng hơn, theo khảo sát sơ bộ tại Việt Nam, các thuộc tính VTT hiện tại được công bố đa số dưới hình thức mô tả, tường thuật Một số lượng rất hạn chế các thuộc tính đã được thể hiện dưới các hình thức định lượng và tiền tệ
Do đó để đảm bảo tính tiếp cận phù hợp nhất, luận án chỉ dừng lại ở mục tiêu đo lường mức độ CBTT VTT
3.3.1.2 Đo lường hiệu quả vốn trí tuệ a Mô hình VAIC
Một trong những thước đo dựa trên tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá hiệu quả VTT là mô hình VAIC do Pulic (2000) giới thiệu lần đầu vào năm 1998 và được phát triển vận dụng trong nghiên cứu thực chứng từ 2000 Mô hình VAIC đo lường giá trị gia tăng của bất kỳ DN nào cùng với sự đóng góp riêng của từng loại tài sản, nguồn lực đóng góp tạo ra giá trị gia tăng đó Không giống như các phép đo khác cố gắng tìm cách đo lường giá trị tiền tệ của VTT một cách cụ thể tuyệt đối cho một
DN, VAIC là một phép đo sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính để tính toán hiệu quả VTT của DN, dễ tính toán và rất hữu ích cho việc ra quyết định của ban quản lý
Nghiên cứu này lựa chọn mô hình Hệ số giá trị gia tăng của VTT (VAIC), làm phương pháp đo lường biến hiệu quả VTT vì:
Một là, tác giả sử dụng kế thừa VAIC như một thước đo được chấp nhận phổ biến trong các nghiên cứu quốc tế có giá trị so sánh thể hiện được sự khác biệt về hiệu quả do VTT tạo ra đối với các DN khác nhau Mẫu được lựa chọn bao gồm tất cả các
DN ở nhiều ngành nghề và quy mô khác nhau, vì vậy cần dựa trên một chỉ số tổng hợp tính toán được cho từng DN, đồng thời có thể so sánh đối chiếu được giữa các DN với nhau mà không có một sự cá thể hóa nào trong đo lường VTT
Hai là, theo thực tế khách quan,nhận thức của các nhà quản trị về VTT tại Việt Nam còn khá mới mẻ, cũng như chưa có bất kỳ một nghiên cứu tiền đề nào tại Việt Nam gợi ý về một bảng câu hỏi dữ liệu sơ cấp được sử dụng (giống như phương pháp thẻ điểm) Chính vì vậy việc thu thập dữ liệu sơ cấp để đo lường VTT sẽ tiềm ẩn những khả năng rủi ro về tính đúng đắn của các kết quả thu được, ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Do đó VAIC dựa vào dữ liệu tài chính thứ cấp là một lợi thế của nghiên cứu này Mô hình VAIC dựa trên bộ dữ liệu thứ cấp công khai từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, do đó nó mang lại tính khách quan và độ tin cậy cho biến nghiên cứu
Phụ lục 1 của luận án trình bày ưu và nhược điểm của các phương pháp đo lường hiệu quả VTT phổ biến Dựa trên ưu điểm và sự phù hợp với mục tiêu và tính thuận tiện trên bộ dữ liệu thị trường chứng khoán công khai, tác giả tin rằng mô hình VAIC là lựa chọn tốt cho việc ứng dụng trong nghiên cứu tiếp theo của đề tài về tác động của VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam b Cấu trúc các thành phần trong VAIC và VAIC điều chỉnh
Ban đầu, tính toán VAIC trong mô hình VAIC của Pulic (2000) chỉ bao gồm hai thành phần là vốn nhân lực và vốn cấu trúc Các nghiên cứu sau này đã sửa đổi bằng cách đưa vào các thành phần VTT khác Nazari và Herremans (2010) thay thế vốn cấu trúc bằng vốn khách hàng, vốn đổi mới và vốn quá trình Họ diễn đạt vốn cấu trúc là tổng của ba thành phần này để hiểu thêm về vai trò của VTT Vốn khách hàng được đo bằng chi phí tiếp thị và vốn đổi mới được đo bằng chi phí R&D Ở nghiên cứu khác, Chang (2007) đã bổ sung vốn đổi mới và vốn sở hữu trí tuệ vào mô hình VAIC của Pulic (2000) Vốn đổi mới được định nghĩa là khả năng tạo ra kiến thức mới dựa trên kiến thức trước đó và vốn sở hữu trí tuệ được coi là quyền được bảo vệ hợp pháp (ví dụ: bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu Chen và cộng sự (2005) đã sửa đổi mô hình VAIC ban đầu bằng cách bao gồm hai tiểu thành phần vốn cấu trúc - vốn đổi mới và vốn quan hệ - làm biến kiểm soát R & D và chi phí quảng cáo được chọn làm đại diện cho vốn đổi mới
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Thực trạng mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả vốn trí tuệ của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
Để có cái nhìn khái quát đầu tiên về thực trạng VTT tại các DN niêm yết Việt Nam, trước tiên luận án tiến hành thống kê mô tả các biến độc lập đó là mức độ CBTT VTT và hiệu quả VTT trên mẫu nghiên cứu hiện có Đầu tiên, nghiên cứu tiến hành tính điểm số mức độ CBTT VTT thông qua phân tích nội dung trên báo cáo thường niên và hiệu quả VTT trung bình cho toàn bộ mẫu nghiên cứu các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng hệ số VAIC điều chỉnh cho từng năm kể từ 2014 đến 2019 Sau đó, tác giả tiếp tục mô tả các diễn biến của VTT theo từng ngành cụ thể, bao gồm 8 phân loại theo tiêu chuẩn phân ngành ICB Các sự thay đổi trong thực tiễn CBTT và hiệu quả VTT theo trình tự thời gian cũng được bao gồm trong phân tích thống kê mô tả của luận án
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến nghiên cứu
Chỉ tiêu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất Biến độc lập CBTT VTT
Biến độc lập hiệu quả VTT
Hiệu quả VTT 5,427607 3,371882 1,448477 31,07507 Hiệu quả vốn nhân lực 4,331922 3,308281 1,096867 29,38184 Hiệu quả vốn đổi mới 0,127203 0,117128 0 0,765338 Hiệu quả vốn tổ chức 0,381808 0,165908 0,026187 0,930023 Hiệu quả vốn quan hệ 0,168647 0,149600 0 0,836827 Hiệu quả vốn vật chất 0,418037 0,261641 0,012968 2,713478 Biến phụ thuộc
Nguồn Tác giả tính toán trên Stata 16
4.1.1 Thực trạng mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
Tác giả tính chỉ số CBTT VTT của các DN niêm yết ở Việt Nam (như trình bày trong Bảng 4.1), cho thấy chỉ số mức độ CBTT VTT trung bình của các DN đạt mức 62,2% Trong đó với việc phân tích chi tiết từng thành phần VTT mà các DN công bố, kết quả cho thấy trung bình các DN CBTT vốn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 67,6%, chỉ mục CBTT vốn quan hệ chiếm 65,71% và thấp nhất là chỉ mục thông tin vốn cấu trúc với 55,09% trong tổng số các chỉ tiêu công bố được chấm điểm
Luận án tiếp tục so sánh mức độ CBTT VTT ở các DN thuộc loại hình kinh doanh khác nhau Kết quả phân tích cho thấy các DN nhóm ngành dược phẩm và y tế, nhóm ngành hàng tiêu dùng là các DN CBTT nhiều nhất với mức tương ứng là 67% và 64%, trong khi các DN công nghệ thông tin viễn thông, tài chính ngân hàng lại hạn chế CBTT nhất trong các ngành với mức độ công bố 59% Khi phân tích hiệu quả VTT ở từng ngành công nghiệp cụ thể, để xem liệu có tồn tại sự khác biệt về mức độ CBTT VTT trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau hay không, kiểm định sự khác biệt về mức độ CBTT VTT giữa các ngành thông qua kiểm định ANOVA và Post-Hoc với câu lệnh oneway trên Stata16 được thực hiện Kết quả thu được giá trị Prob Between Group của Bartlett's test đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% ở cả phạm vi mức độ CBTT VTT tổng thể và CBTT từng thành phần VTT, đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ CBTT VTT giữa 8 nhóm ngành như thể hiện ở bảng 4.2 Sự khác biệt cụ thể được diễn ra giữa các nhóm ngành một lần nữa được giải thích thông qua mô tả bonferroni hoặc scheffe đi theo sau câu lệnh oneway Kết quả là các thông số chứng thực có ranh giới khác biệt chủ yếu giữa nhóm ngành dược phẩm y tế và ngành tài chính ngân hàng so với các nhóm ngành kinh doanh còn lại Điều này chứng tỏ rằng tại các DN niêm yết Việt Nam mức độ CBTT VTT có khả năng bị ảnh hưởng nhiều bởi đặc trưng ngành cũng như chủ yếu do quan điểm độc lập từ các DN riêng biệt trong vấn đề nhìn nhận ý nghĩa của hoạt động tự nguyện CBTT VTT Hơn nữa, kết quả phân tích chi tiết sự khác biệt từ thành phần VTT cụ thể là xuất phát từ mức độ CBTT vốn cấu trúc và vốn quan hệ, trong khi vốn nhân lực được công bố gần như đồng đều không phân biệt ngành nghề
Phân tích xu hướng 6 năm liên tục của mức độ CBTT VTT cho toàn thị trường các DN niêm yết Việt Nam Nhận thấy rằng điểm số công bố đã có sự tăng lên từ mức 60,1% ở năm 2014 lên đến mức 63% ở năm 2019 Điều này có nghĩa là nếu ở năm
2014 trung bình các DN chỉ công bố 15 thuộc tính VTT thì đến năm 2019 đã tăng lên gần 17 thuộc tính trong tổng số 26 thuộc tính VTT được xem xét trong nghiên cứu này Mặc dù mức tăng này không thực sự đáng kể nhưng đó là một dấu hiệu khả quan cho thấy sự chú ý của các DN đang dần chuyển hướng xem xét các thông tin vô hình,
75 các thông tin liên quan VTT nhiều hơn trên các báo cáo của mình, góp phần rút ngắn khoảng cách thông tin cho các bên liên quan Kiểm định ANOVA và Pot Hoc với câu lệnh oneway trên Stata16 thực hiện so sánh điểm CBTT VTT dưới dạng tổng thể và dưới dạng từng thành phần VTT như ở Bảng 4.3 Kết quả thu được là Prob Between Group và Bartlett's test đều lớn hơn mức ý nghĩa 0.05 ở hai biến số HCD_IN và RCD_IN, không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ CBTT VTT, bao gồm cả thông tin vốn nhân lực và vốn quan hệ qua các năm tài chính Ngược lại, các giá trị Prob Between Group và Prob Bartlett's test nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% cho thấy ủng hộ giả thuyết rằng có sự khác biệt đáng kể về mức CBTT vốn cấu trúc theo chiều hướng tăng dần ở các năm sau so với năm trước Thông qua mô tả bonferroni hoặc scheffe đi theo sau câu lệnh oneway, tác giả nhận thấy sự khác biệt rõ nhất là ở năm tài chính 2014 so với các năm sau đó Giải thích cho xu hướng này theo nguyên nhân có thể sự ra đời và có hiệu lực của các văn bản chế độ kế toán liên quan làm ảnh hưởng đến cục diện chung theo hướng tăng cường thêm thông tin của các báo cáo DN Điển hình có thể kể đến như sự ra đời của Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn về chế độ kế toán DN và Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính về hướng dẫn CBTT trên thị trường chứng khoán cho DN niêm yết đã tạo ra sự chuyển biến mới trong ghi chép và CBTT kế toán Như vậy, kết quả nghiên cứu này ghi nhận tính ảnh hưởng của các quy định pháp lý giúp các DN thực hiện các hoạt động CBTT ngày càng hiệu quả hơn
Bảng 4.2 Mức độ CBTT VTT theo lĩnh vực kinh doanh
Công nghiệp và xây dưng Điện nước
ICD_IN 0,5913 0,6232 0,5991 0,614 0,6738 0,646 0,5938 0,6099 0,000 0,791 HCD_IN 0,6510 0,6713 0,6642 0,654 0,7187 0,700 0,7008 0,6593 0,0271 0,797 SCD_IN 0,5291 0,5540 0,5519 0,538 0,6101 0,574 0,4853 0,5437 0,000 0,944
Bảng 4.3 Mức độ CBTT VTT so sánh theo thời gian
Prob Bartlett's test ICD_IN 0,601 0,628 0,615 0,628 0,630 0,629 0,0185 0,025
Nguồn Tác giả tính toán trên Stata 16
Tóm lại, qua quá trình tổng hợp, phân tích mức độ CBTT VTT của DN niêm yết ở Việt Nam, tác giả nhận thấy:
Một là, mức độ CBTT VTT của các DN niêm yết ở Việt Nam đạt mực công bố trung bình ở khoảng 62% So với các nghiên cứu khác mức độ CBTT như vậy khá tương đồng với nghiên cứu của Anwar và cộng sự (2016) khảo sát tại Úc và Indonexia và hầu hết cao hơn mức độ công bố ở các nghiên cứu thời điểm trước năm 2010
Hai là, từ dữ liệu của nghiên cứu này cho thấy không có bất kỳ DN nào CBTT đầy đủ tất cả các chỉ mục VTT, cũng như không có chỉ mục VTT nào được tất cả các
DN đều công bố Các chỉ mục khác nhau thì có mức độ công bố khác nhau Và dấu hiệu đáng mừng là các DN đang ngày càng công bố nhiều thông tin VTT hơn theo thời gian Tuy nhiên, cường độ thông tin VTT được công bố là khá đồng đều, chưa có sự khác biệt nào nổi trội quy định do tính chất ngành nghề kinh doanh làm ảnh hưởng đến nhu cầu CBTT của DN
Ba là, mức độ CBTT từng thành phần VTT cũng nghiêng về các trọng tâm khác nhau Tại TTCK Việt Nam các DN dành nhiều sự chú ý đến công bố các thông tin về nguồn nhân lực ưu tú, sau đó đến diễn giải các mối quan hệ với khách hàng và cuối cùng khá hạn chế công bố các thế mạnh nội bộ Kết quả này tương tự như Anwar và cộng sự (2016) nhưng khá khác biệt với các nghiên cứu của Whiting và Woodcock (2011), Abeysekera và Guthrie (2005), Guthrie và cộng sự (2008) chỉ ra rằng mức độ CBTT nhiều nhất thuộc về vốn cấu trúc và vốn nhân lực là thành phần ít được công bố nhất
Nguyên nhân được nêu ra là xuất phát từ yếu tố tự nguyện nên DN không công bố; hoặc nội dung chỉ mục còn chung chung, chưa có khuôn khổ rõ ràng, không chia thành từng loại hình DN dẫn tới DN khó hiểu, khó thực hiện báo cáo Nói rõ hơn:
Thứ nhất, sự công nhận VTT trong lĩnh vực CBTT chưa rõ ràng DN có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn về mặt tri thức nhưng chưa biết phải công bố như thế nào trên các báo cáo, và hình thức thể hiện cụ thể là gì Ngoài tính chất tự nguyện, DN hoàn toàn không có sự hướng dẫn gì từ phía các cơ quan hướng dẫn để hiểu đúng và đủ về vấn đề VTT Do đó DN không có bất cứ áp lực nào về việc kiểm tra quá trình thực hiện các quy định phải CBTT VTT liên quan các chỉ mục
Thứ hai, nội dung một số chỉ mục tương đối chung chung và khá khó hiểu nên khi DN công bố thì phải tìm tòi, nghiên cứu mất khá nhiều thời gian nên khá dè dặt hoặc ít công bố
Thứ ba, việc CBTT quá nhiều và chi tiết thông tin VTT cho các bên liên quan có thể ảnh hưởng ít nhiều làm mất lợi thế cạnh tranh của DN, do có liên quan đến các thông tin giá trị độc quyền, các nguồn lực độc đáo DN đang sở hữu
4.1.2 Thực trạng hiệu quả vốn trí tuệ tại các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam a Hiệu quả vốn trí tuệ tổng quát
Tác động mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của
Với mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu này là thực chứng ảnh hưởng của CBTT VTT và HQTC của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả tiến hành ước lượng hồi quy tĩnh (OLS & Hiệu ứng Cố định)
4.2.1 Kiểm tra nghiệm đơn vị
Trước hết cần thực hiện một số kiểm tra chẩn đoán cơ bản trên tập dữ liệu có tuân thủ các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển Đầu tiên kiểm tra tính ổn định của dữ liệu bảng đã trở nên quan trọng (Maddala & Wu, 1999) yêu cầu giá trị trung bình và phương sai của các biến không phụ thuộc vào thời gian Một giả định cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính là giá trị hiện tại của các biến phải độc lập với giá trị trong quá khứ của chúng Gujarati (2012) cho rằng việc áp dụng hồi quy tuyến tính cho tập dữ liệu không dừng có thể tạo ra kết quả giả hoàn toàn vô nghĩa Trong số các bài kiểm tra dữ liệu bảng khác nhau cho đơn vị gốc như kiểm tra Levin-Lin-Chu, kiểm tra IM-Pesara-Shin và Hardi … Nghiên cứu hiện tại này áp dụng kiểm tra nghiệm đơn vị (Unit Root test) loại Fisher-Type để kiểm tra tính dừng của dữ liệu nghiên cứu Fisher-Type là loại kiểm tra nghiệm đơn vị dữ liệu bảng duy nhất kết hợp tính chất không cân bằng của dữ liệu bảng đồng thời cũng cho phép độ trễ khác nhau trong thử nghiệm DickeyFuller tăng cường, phù hợp cho bộ dữ liệu có N lớn và t nhỏ (308 DN và 6 năm trong nghiên cứu này)
Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị Fisher-Type
Inverse chi-squared Modified inv chi-squared Pm
*** mức ý nghĩa 1% Nguồn Tác giả tính toán trên Stata 16 Giả thuyết H0 của các thử nghiệm này là tồn tại một đơn vị gốc trong các bảng (tức không dừng) Bảng 4.6 trình bày thống kê t (p-value trong ngoặc đơn) của các bài kiểm tra nghiệm đơn vị Kết quả của kiểm định này cho giá trị p mức 0,000, tức bác bỏ giả thuyết Ho, cho thấy rằng tập dữ liệu là dừng hay nói cách khác là không có nghiệm đơn vị Điều này ngụ ý rằng giá trị trung bình và phương sai trong dữ liệu của luận án
82 không phụ thuộc vào thời gian, do đó việc áp dụng hồi quy tuyến tính có thể tạo ra kết quả có ý nghĩa (Gujarati, 2012)
4.2.2 Kết quả ước lượng tĩnh OLS và hiệu ứng cố định mối quan hệ mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
Kết quả của các kiểm tra nghiệm đơn vị và đa cộng tuyến cho phép áp dụng ước lượng OLS giữa VTT và hiệu quả của DN Tiếp theo các nghiên cứu trước đây của Gultom và cộng sự (2020), Alfraih (2018), Hatane và cộng sự (2020), Putra & Ratnadi (2021), Subaida và cộng sự (2018), tác giả bắt đầu với ước tính OLS truyền thống Tác giả đã tiến hành phân tích hồi quy với hai thước đo hiệu quả tài chính là ROA và ROE để kiểm tra độ chắc chắn cho thước đo hiệu quả kế toán và MB để đại diện cho hiệu quả thị trường Mô hình 1 bao gồm biến CBTT VTT chung là biến độc lập cùng với các biến kiểm soát Mô hình 2 bao gồm biến CBTT từng thành phần riêng lẻ là CBTT vốn nhân lực, CBTT vốn cấu trúc và CBTT vốn quan hệ cùng với các biến kiểm soát Bảng 4.7 trình bày các hệ số chuẩn hóa (giá trị p-value trong ngoặc đơn) của kết quả OLS và FE với ROA, ROE, MB là biến phụ thuộc; * ** và *** hiển thị mức ý nghĩa lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%
Theo kết quả hồi quy OLS, kết quả trong Bảng 4.7 cho thấy CBTT VTT về cơ bản đã chứng thực mối quan hệ tích cực với hiệu quả DN về cả ROA, ROE VÀ MB Các phát hiện trái ngược với các nghiên cứu CBTT VTT trước đây như (Taliyang và cộng sự, 2011; Hatane và cộng sự, 2020) nhưng phù hợp với kết quả theo nghiên cứu của Gilani & Safari (2017); Muttakin và cộng sự (2015); Subaida và cộng sự (2018)….Những phát hiện này đã ủng hộ bước đầu lập luận của tác giả rằng mức độ CBTT VTT càng cao sẽ đóng góp đáng kể vào hiệu quả DN Để chi tiết hơn, khi tiến hành phân tích thành phần riêng lẻ trong mô hình 2, kết quả trong Bảng 4.7 cho thấy cả ba khía cạnh CBTT vốn nhân lực, CBTT vốn cấu trúc và CBTT vốn quan hệ đều tương quan đáng kể với ROA và ROE Kết quả tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức 5% theo hướng tích cực giữa biến CBTT VTT tổng thể cũng như tất cả các thành phần VTT và hiệu quả thị trường MB của DN Những phát hiện này tương đồng với một số nghiên cứu trước đây (Clarke và cộng sự,
2011) báo cáo mối quan hệ tích cực, có ý nghĩa giữa vốn con người và HQTC của DN Những kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Chen và cộng sự
(2005), Kai và cộng sự (2011) và Vishnu và Gupta (2014), những người đã báo cáo mối quan hệ tích cực, có ý nghĩa giữa SCE và HQTC của DN về ROA Tuy nhiên hơi trái ngược với nghiên cứu của (Hatane và cộng sự, 2020) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực hoặc không có giữa vốn con người và HQTC của DN
Bảng 4.7 CBTT vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính - Kết quả hồi quy OLS VÀ FE
Intercept HCD_IN SCD_IN RCD_IN Adj-
Nguồn Tác giả tính toán trên Stata 16 Giá trị R2 điều chỉnh không có sự thay đổi đáng kể trong mô hình 1 và mô hình
2 với cả ba biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả DN, có nghĩa là phân tích hoạt động CBTT thành phần riêng lẻ và CBTT VTT chung có sức mạnh giải thích như nhau So sánh R2 điều chỉnh của kết quả hồi quy OLS, nhận thấy hồi quy với ROA là biến phụ thuộc cho ý nghĩa giải thích đáng tin cậy hơn hết Khả năng giải thích của mô hình hồi quy FE với tất cả các biến phụ thuộc và các mức độ CBTT từng thành phần VTT hầu hết dưới 10% chưa thuyết phục, do đó mối quan hệ giữa CBTT VTT và HQTC DN cần phải được xem xét cẩn thận hơn trong các nội dung nghiên cứu tiếp theo
Một vấn đề chính là OLS không phân biệt giữa các mặt cắt, tức là các DN trong trường hợp của nghiên cứu này Nói cách khác, OLS không mô tả liệu phản ứng của hiệu quả DN đối với mức độ CBTT là giống nhau hay khác nhau theo thời gian và giữa các mặt cắt Nếu phản ứng theo thời gian là khác nhau thì mô hình hồi quy gặp phải vấn đề không đồng nhất Tuy nhiên, vấn đề không đồng nhất có thể được loại bỏ thông qua mô hình FE/RE để có thể kiểm soát các tác động cố định cụ thể của DN Bài kiểm tra Hausman test đều cho kết quả Prob>chi2 = 0.0000 ở cả ba biến phụ thuộc Do đó luận án tiếp tục áp dụng công cụ ước tính FE để đo lường tác động của mức độ CBTT VTT đến hoạt động tài chính của DN Kết quả ước lượng FE khá giống với kết quả thu được bằng ước lượng OLS Bảng 4.7 cho thấy hệ số ICD_IN là dương và có liên quan đáng kể đến HQTC của DN (ROE) ở mức 5% Và nếu quan sát dưới dạng tứng thành phần công bố thì chỉ có CBTT vốn quan hệ có tác động cùng chiều ở mức ý
84 nghĩa 5% với ROE Còn lại tất cả các hồi quy với ROA và MB đều cho các hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê Như vậy có thể nhận xét trên mẫu nghiên cứu hiện tại, luận án không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ CBTT VTT và hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam, không chứng thực được lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu trong vấn đề CBTT VTT
4.2.3 Kiểm tra đa cộng tuyến
Kết quả OLS và FE không đem lại kết quả như dấu kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu này, do đó tác giả xem xét liệu có tồn tại các vi phạm của mô hình tuyến tính làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu này hay không Giả định cơ bản theo Baltagi (2008) và Gujarati (2012) là không nên có đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hoặc biến hồi quy Nghiên cứu hiện tại này áp dụng ma trận tương quan Pearson để kiểm tra xem các biến độc lập và phụ thuộc có tương quan với nhau hay không, và kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến hồi quy Nếu mối tương quan giữa các biến hồi quy quá mạnh, trên 0,80 ngụ ý sự hiện diện của đa cộng tuyến (Gujarati, 2012) Các kết quả tương quan ở bảng 4.6 cho thấy tất cả các biến độc lập có tương quan với các biến phụ thuộc không vượt quá 0,80 trong bất kỳ thông số kỹ thuật nào Mức độ CBTT các thành phần riêng lẻ của mô hình cũng có tương quan với ROA và ROE và
MB của DN Một lần nữa, bảng 4.8 cho thấy chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10, có nghĩa là không có vấn đề đa cộng tuyến trong dữ liệu của nghiên cứu này
Bảng 4.8 Kết quả VIF kiểm tra đa cộng tuyến
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2
Nguồn Tác giả tính toán trên Stata 16 4.2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Một giả định quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phương sai sai số không đổi theo thời gian cũng như trên các mặt cắt ngang, vi phạm điều này có thể gây ra phương sai thay đổi (Gujarati, 2012) Có nhiều nguồn gốc của phương sai thay đổi bao gồm sự hiện diện của các giá trị ngoại lai, thêm quá nhiều hoặc quá ít biến (Gujarati, 2012) Một nguồn tiềm ẩn của phương sai thay đổi trong dữ liệu của nghiên cứu này có thể là các quy mô khác nhau của các DN, điều này thúc đẩy nhu cầu kiểm tra phương sai thay đổi
Bảng 4.9 trình bày kết quả Modified Wald test cho phương sai thay đổi trong mô hình hồi quy FE với H0: sigma(i)^2 = sigma^2 với tất cả i áp dụng cho mô hình 1 (ICD_IN ) và mô hình 2 (HCD_IN, SCD_IN, RCD_IN) với ba biến phụ thuộc (ROA, ROE và MB) Từ các giá trị p trong Bảng 4.8, giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với tất cả ba phép đo hiệu quả, có nghĩa là phương sai sai số không phải là hằng số tức có