1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2020 - Full 10 điểm

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Giáo Dục Đại Học Đối Với Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ở Việt Nam Giai Đoạn 2000 - 2020
Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Trường học Viện Sử học
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÔÌ VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN Lực ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2020 NGUYỄN THÚY QUỲNH * * TS Nguyễn Thúy Quỳnh, Viện Sử học Tóm tắt : Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, giảo dục luôn đóng vai trò quan trọng Vai trò, vị trí của giáo dục đại học được thể hiện trước hết ở việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Trong 20 năm đầu thế kỉ XXI (2000-2020), giáo dục đại học ở Việt Nam đã có sự đổi mới mạnh mẽ và thu được những thành tựu quan trọng Những thành tựu này đã góp phần mở rộng quy mô đào tạo, phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Điều đó đã khẳng định giáo dục đại học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội thông qua việc truyền thụ kiến thức, sáng tạo ra tri thức và vận dụng tri thức vào thực tiễn Bài viết trình bày vai trò của giáo dục đại học đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì đổi mới ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động, một sổ tồn tại, thách thức đối với giáo dục đại học Cơ hội và thách thức đòi hỏi ngành giáo dục đại học phải có những giải pháp đồng bộ và tiến hành đổi mới mạnh mẽ để tạo ra những bước phát triển mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thu hẹp khoảng cách với các nền giảo dục tiến tiến trên thế giới Từ khóa; giáo dục, giáo dục và đào tạo, giảo dục đại học, nguồn nhân lực, Việt Nam Mở đầu Giáo dục đại học là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, có liên hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và được ví như “ cỗ máy điều khiển nền kinh tế ” của một đất nước Trong hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI (2000-2020), Việt Nam đã trải qua gần 15 năm đổi mới và bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nhiệm vụ phát triển đất nước đặt ra những yêu cầu, tạo ra sứ mạng mới cho giáo dục đại học đồng thời cũng khẳng định vai trò của giáo dục đại học đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao 80 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2022 1 Vai trò của giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì đổi mới ở Việt Nam 1 1 Mở rộng quy mô đào tạo Quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong những năm qua cho thấy quy mô mạng lưới hệ thống giáo dục đại học được mở rộng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và nhu cầu phát triển của xã hội Các trường đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương trên cả nước Năm 2000, cả nước có 178 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 148 trường công lập, 30 trường dân lập, năm 2010 tăng lên 414 trường trong đó 334 trường công lập, 80 trường ngoài công lập Đến năm 2014, cả nước có 436 trường đại học và cao đẳng (219 trường đại học, 217 trường cao đẳng), tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000, bao gồm 347 trường công lập và 89 trường ngoài công lập Từ năm học 2015-2016 đến năm 2019-2020, sau quá trình sắp xếp lại về cơ cấu tổ chức, cả nước còn 237 trường, trong đó có 172 trường công lập, 65 trường ngoài công lập (1) Đào tạo sau đại học từng bước khẳng định được vị thê trong hệ thống giáo dục quốc dân Cho đến nay, tại hơn 200 cơ sở đào tạo đại học thì có 118 cơ sở đào tạo tiến sĩ, 120 cơ sở đào tạo thạc sĩ (theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ) Hầu hết các trường đại học (công lập) và các học viện đều là cơ sở đào tạo sau đại học, kể cả một số trường đại học ngoài công lập nếu đủ điều kiện đảm bảo chất lượng cũng được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học Cùng với việc mở rộng mạng lưới các trường đại học và tăng nguồn tuyển sinh đầu vào, quy mô đào tạo có bước phát triển vượt bậc với số lượng giảng viên, sinh viên tăng nhanh, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay Năm 2000, các trường đại học, cao đẳng có 899 500 sinh viên (795 600 sinh viên công lập, 103 900 sinh viên ngoài công lập) và 32 400 giảng viên Tổng số sinh viên năm 2015 tăng lên 2 118 500, gấp 1,9 lần năm 2006, gấp 2,3 lần năm 2000, trong đó, nếu tính theo loại hình đào tạo thì có 1 847 100 sinh viên công lập và 271 400 sinh viên ngoài công lập; nếu tính theo giới tính thì có 1 033 900 sinh viên nam, 1 084 600 sinh viên nữ Năm học 2019-2020, giáo dục đại học có 73 100 giảng viên (gấp 2,2 lần năm 2000), 1 672 881 sinh viên gấp 1,8 lần năm 2000 (1 359 402 sinh viên công lập, 313 479 sinh viên ngoài công lập) và 105 974 học viên (94 920 học viên cao học, 11 054 nghiên cứu sinh) (2) Như vậy, giáo dục đại học có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô đào tạo trong cả hai loại hình công lập và ngoài công lập với hình thức chính quy, không chính quy, vừa học vừa làm, tô xa Các trường đại học công lập chiếm đa số và giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực Các cơ sở giáo dục ngoài công lập tăng nhanh về số lượng Bên cạnh các trường đại học tập trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà nươc còn thành lập một số trường đại học ở các vùng cao, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Trong những năm gần đây, các trường đại học còn đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện liên kết đào tạo với một số trường đại học trên thế giới Đào tạo sau đại học cũng được mở rộng về quy mô và góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Nguyễn Thúy Quỳnh - Vai trò của giáo dục đại học đối với đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam 81 phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước 1 2 Phát triển số lượng nguồn nhản lực Với sự tăng nhanh về quy mô và mức độ đào tạo, số sinh viên tốt nghiệp đại học và sau đại học qua các năm đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đội ngũ trí thức và bổ sung vào đội ngũ người lao động Nếu như năm 2000 cả nước có 162 500 sinh viên tốt nghiệp thì đến năm 2015 con số này đã tăng lên trên 350 000 sinh viên và 26 533 học viên sau đại học (trong đó có 739 nghiên cứu sinh, 25 794 học viên cao học) Năm học 2019 - 2020, giáo dục đại học đã đào tạo được 25 191 học viên sau đại học và 263 200 sinh viên tốt nghiệp (tăng 1,6 lần năm 2000), trong đó có 218 300 sinh viên công lập, 44 900 sinh viên ngoài công lập tốt nghiệp (Bảng 1) Bên cạnh việc đào tạo trong nước, ngành giáo dục đại học còn thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo với nước ngoài Trong gần 10 năm, từ năm 2000 đến tháng 10/2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử 7 039 lưu học sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước và Hiệp định (trong đó đi học tiến sĩ là 2 029 người, thạc sĩ là 1 598 người, thực tập sinh là 626 người và đại học là 2 786 người); bình quân 1 năm cử trên 700 luu học sinh đi học nước ngoài (3) Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 190 000 lưu học sinh đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài và khoảng 21 000 sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam Quy mô đào tạo đại học ngày càng tăng đã góp phần quan trọng vào việc táng số lượng lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là nguồn lực chất lượng cao Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ quý 4/2017 là 12,02 triệu, trong đó tăng mạnh nhất là ở nhóm cao đẳng (7,93%), tiếp đến là nhóm đại học và trên đại học (5,73%), sau đó là đến nhóm trung cấp và sơ cấp nghề Trong tổng lực lượng lao động, nhóm có trình độ cao đẳng và đại học trở lên có sự gia tăng mạnh hơn về quy mô Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên là 9,74% với với 5 370 000 người, cao đẳng là 3,44% với 1 900 000 người (4) Đào tạo sau đại học đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Theo thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2015, ở Việt Nam có hơn 24 500 nghìn tiến sĩ, trong đó có khoảng 12 300 nghìn tiến sĩ đang nghiên cứu khoa học (5) Năm 2016, Việt Nam có 10 774 giáo sư, phó giáo sư Bảng 1: Số sinh viên và học viên tốt nghiệp đại học và sau đại học Năm 2000 2010 2015 2019 Tổng số sinh viên tốt nghiệp 162 500 318 400 353 600 263 200 - Sinh viên công lập 149 900 278 300 308 700 218 300 - Sinh viên ngoài công lập 12 600 40 100 44 900 44 900 Tổng số học viên tốt nghiệp 15 630 26 533 25 191 - Nghiên cứu sinh 739 847 - Cao học 25 794 24 344 Nguồn: Tổng cục thống kê, https://www gso gov vn/default aspx?tabid=722 , truy cập ngày 20/4/2020 và Tổng cục thống kê (2021), Niên giám thống kê 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr 801 82 Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2022 (trong đó có 9 059 phó giáo sư, 1 715 giáo sư) (6) Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 31/12/2019, các đại học, học viện, trường đại học đào tạo trình độ đại học có 78 250 giảng viên, trong đó có 619 giáo sư, 4 831 phó giáo sư, 17 035 tiến sĩ, 46 251 thạc sĩ và 9 514 đại học Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020 Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020 (7) Nhân lực chất lượng cao cũng tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quôc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng Mặt khác, cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng có một sô điều chỉnh Tỷ trọng của 8 nhóm ngành đào tạo trong năm học 2006 - 2007 cho thấy nhóm ngành kinh tế - pháp lý chiếm tỷ trọng cao nhất (27,0%); kỹ thuật - công nghệ xếp thứ 2 (21,9%); khối sư phạm đứng thứ 3 (20,6%); khối khoa học xã hội thứ 4 (9,3%); nông - lâm - ngư đứng thứ 5 (8,9%); khoa học tự nhiên đứng thứ 6 (5,7%) và nhóm ngành văn hoá - nghệ thuật - thể dục thể thao thứ 7 (1,6%) Xét theo quy mô đào tạo chính quy ở bậc đại học, nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ chiếm tỷ trọng đứng thứ nhất (27,8%), trong đó công nghệ thông tin chiếm 5,2% (tăng 13 lần so với năm 1999) (8) Điều này chứng tỏ việc định hướng, điều tiết ngành nghề đào tạo được thực hiện tốt hơn Xu hướng tăng của khối ngành kỹ thuật - công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) và giảm ở một số khối ngành khác là tương đối phù hợp với nhu cầu cơ cấu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Việc phát triển các ngành mới có tính liên ngành, mũi nhọn mà xã hội có nhu cầu cao về nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng 4 0 đang được chú trọng và có bước đột phá 1 3 Nâng cao chất lượng nguồn nhăn lực Không chỉ góp phần cung cấp số lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo, giáo dục đại học còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực Theo tiêu chí về trí lực, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã tàng đáng kể Điều đó cũng góp phần vào việc tăng chỉ số HDI của Việt Nam Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2007 - 2008, nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3 39 điểm, xếp thứ 93/131 nước tham gia xếp hạng Năm 2015, Việt Nam có bước tiến vượt bậc, đạt 4,3/7 điểm, xếp thứ 56/140 nước Trong đó, sự đóng góp của chỉ số giáo dục đại học và dạy nghề luôn tăng đều qua các năm số lượng các công trình khoa học, bài tạp chí có uy tín của Việt Nam cũng không ngừng tăng lên là một dấu hiệu đáng mừng khẳng định hiệu quả của giáo dục đại học đối với việc đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam đã tăng hạng khá ấn tượng, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế (tăng 12 bậc) Đây là thứ hạng cao nhất Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay Việt Nam còn đứng vị trí số 1 về chỉ sô GII năm 2017 trong sô các nước có thu nhập trung bình thấp (9) Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và 2020 với sự đóng góp của chỉ số sức khỏe, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập Trong đó, chỉ số giáo dục tăng từ 0,618 năm 2018 lên 0,640 năm 2020 Tốc độ tăng bình quân của chỉ số giáo dục là 0,88% mỗi năm

Ngày đăng: 29/02/2024, 08:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w