1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn họcnghề thay vì học đại học của giới trẻ tại cáctrường nghề trên địa bàn thành phố hồ chí minh

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Học Nghề Thay Vì Học Đại Học Của Giới Trẻ Tại Các Trường Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đồng Sỹ Khánh Linh, Lê Võ Nguyệt Kiều, Hoàng Bích Ngọc Đào, Đoàn Ngọc Minh
Người hướng dẫn ThS. Trần Hải Minh Thư
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 8,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................1 (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (14)
      • 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (14)
      • 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước (18)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (20)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (20)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (20)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (21)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 1.3.2. Đối tượng khảo sát (21)
      • 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (21)
      • 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (22)
      • 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (22)
    • 1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (23)
      • 1.5.1. Ý nghĩa lý luận (23)
      • 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (23)
    • 1.6. Kết cấu đề tài (24)
  • CHƯƠNG 2..............................................................................................................14 (26)
    • 2.1. Các khái niệm liên quan (26)
      • 2.1.1. Khái niệm về Giáo dục hướng nghiệp (26)
      • 2.1.2. Khái niệm về Định hướng nghề nghiệp (26)
      • 2.1.3. Khái niệm về Trường nghề (26)
      • 2.1.4. Khái niệm về Học nghề (27)
    • 2.2. Các mô hình lý thuyết (28)
      • 2.2.1. Thuyết ra quyết định (DT) (28)
      • 2.2.2. Thuyết lựa chọn hợp lý (RCT) (29)
      • 2.2.3. Thuyết hành động hợp lý (TRA) (30)
    • 2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất (32)
      • 2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu (33)
        • 2.3.1.1. Sở thích (33)
        • 2.3.1.2. Năng lực của bản thân (33)
        • 2.3.1.3. Tác động của gia đình và xã hội (34)
        • 2.3.1.4. Điều kiện kinh tế (Khả năng chi trả) (35)
        • 2.3.1.5. Nhu cầu của xã hội (36)
        • 2.3.1.6. Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn (37)
        • 2.3.1.7. Hoạt động của truyền thông (38)
        • 2.3.1.8. Quyết định lựa chọn (39)
      • 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (39)
  • CHƯƠNG 3..............................................................................................................29 (41)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (41)
      • 3.1.1. Nghiên cứu định tính (43)
      • 3.1.2. Nghiên cứu định lượng (44)
    • 3.2. Thang đo nghiên cứu (45)
      • 3.2.1. Xây dựng thang đo (45)
      • 3.2.2. Điều chỉnh thang đo (46)
        • 3.2.2.1. Thang đo Sở thích cá nhân (46)
        • 3.2.2.2. Thang đo Năng lực bản thân (47)
        • 3.2.2.2. Thang đo Ảnh hưởng của gia đình & xã hội (47)
        • 3.2.2.3. Thang đo Điều kiện kinh tế (48)
        • 3.2.2.4. Thang đo Nhu cầu của xã hội (48)
        • 3.2.2.5. Thang đo Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn (49)
        • 3.2.2.6. Thang đo Hoạt động của truyền thông (49)
        • 3.2.2.7. Thang đo Quyết định lựa chọn (50)
    • 3.3. Mẫu nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 4..............................................................................................................41 (53)
    • 4.1 tổng quan về mẫu nghiên cứu (53)
    • 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo b•ng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (54)
      • 4.2.1 Thang đo yếu tố sở thích cá nhân (55)
      • 4.2.2 Thang đo yếu tố năng lực bản thân (55)
      • 4.2.3 Thang đo yếu tố ảnh hưởng của gia đình và xã hội (56)
      • 4.2.4 Thang đo yếu tố điều kiện tài chính (56)
      • 4.2.5 Thang đo yếu tố nhu cầu xã hội (57)
      • 4.2.6 Thang đo yếu tố thời gian, trọng tâm đào tạo (58)
      • 4.2.7 Thang đo yếu tố ảnh hưởng của truyền thông (58)
      • 4.2.8 Kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của nhóm biến (59)
    • 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (60)
      • 4.3.1 Phân tích EFA biến độc lập (60)
      • 4.3.2 Phân tích EFA biến phụ thuộc (63)
    • 4.4 Phân tích tương quan (64)
    • 4.5 Phân tích hồi quy bội (66)
    • 4.6 Kiểm định hiện tu ợng đa cộng tuyến (0)
    • 4.7 Kiểm định sự khác biệt (71)
  • CHƯƠNG 5..............................................................................................................66 (74)
    • 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu (74)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (75)
      • 5.2.1. Sở thích cá nhân (76)
      • 5.2.2. Tâm lý từ gia đình và xã hội (77)
      • 5.2.3. Thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn (77)
    • 5.3. Những đóng góp của nghiên cứu (78)
    • 5.4. Những hạn chế của nghiên cứu (79)
    • 5.5. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (80)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
  • PHỤ LỤC (85)
    • YBảng 5. 1: Các giả thuyết kiểm định và kết luận (0)
    • YHình 3. 1. Quy trình nghiên cứu (0)
    • YHình 4. 1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích hồi quy (0)

Nội dung

Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích hồi quy...61 Trang 12 DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮTViết tắt Tiếng Anh Tiếng ViệtANOVA Analysis of Variance Phân tích phương saiEFA Explorat

Lý do chọn đề tài

- Từ xưa tới nay, việc chọn học tại một trường nghề hay trường Đại học luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của rất nhiều bạn học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Tư tưởng phải có một tấm bằng đại học đã và vẫn đang ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều phụ huynh từ đó dẫn đến những áp lực cũng như có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn chương trình học sau bậc THPT của các bạn học sinh Bên cạnh đó, một số trường hợp, các bạn học sinh không xác định rõ được năng lực của bản nhân về học lực cũng như hoàn cảnh

IX gia đình mà chạy theo xu hướng của số đông, dẫn đến có những quyết định chưa phù hợp.

- Hiện nay, dân số trẻ đang chứng kiến một sự biến động đáng kể Cụ thể, tỷ lệ dân số trẻ đang tăng lên, điều này thể hiện rõ qua thống kê về tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) từ năm 1979 đến năm 2009, đã tăng từ 51,3% lên 66,5% Sau 30 năm, con số này tiếp tục tăng thêm 15,2% (Theo ThS

Võ Hồng Loan, Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Tình hình này đang có tác động trực tiếp lên thị trường lao động tại Việt Nam Song song với sự phát triển của thị trường lao động, sự cạnh tranh và tính linh hoạt trong lực lượng lao động cũng đang được thúc đẩy Điều này đang thay đổi cách giới trẻ hiểu về giáo dục và hướng nghiệp Ngày nay, nhiều trường đại học và trường nghề đã mọc lên để đáp ứng đa dạng hóa nhu cầu và nguyện vọng của học sinh trên toàn quốc Ví dụ, theo ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), tính đến ngày 5/6/2022, số lượng học sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 1.002.432 người.

Sự gia tăng liên tục này đặt ra thách thức cho Bộ và các trường Đại học về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu học của học sinh, đặc biệt là khi số lượng học sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT tăng mạnh

- Mặt khác, sự tăng cao về số lượng tuyển sinh hàng năm trong bối cảnh chỉ tiêu của mỗi trường có hạn đã làm tăng sự cạnh tranh giữa học sinh và gây khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục đại học Các trường đại học đang cải thiện cơ sở vật chất, mở rộng chương trình đào tạo và điều này đã dẫn đến sự thay đổi về mức học phí Ngoài ra, sinh hoạt phí tại các thành phố lớn cũng là một vấn đề quan trọng đối với phụ huynh và học sinh Vì những lý do này, nhiều học sinh trung bình hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang gặp khó khăn trong việc chọn trường cho tương lai của họ hoặc con cái Để giải quyết vấn đề này và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, các trường đào tạo nghề đã xuất hiện và đưa ra nhiều hình thức xét tuyển khác nhau Theo thông tin từ Vtv.vn (13/07/2020), từ năm 2017, gần 2.000 trường nghề công lập được quyền tự quyết về hình thức tuyển sinh, tạo điều kiện cho các trường trở nên

X chủ động hơn trong việc tiếp cận học sinh và giúp họ hiểu rõ hơn về sự lựa chọn trường học cho tương lai của họ.

- Ngoài ra, các trường nghề đã cải tiến cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và tăng cường tư vấn trực tiếp tại các trường cấp THCS và THPT để giúp học sinh tự tin hơn trong việc chọn ngành nghề Đồng thời, các trường nghề cũng cung cấp các khóa học ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của những học sinh muốn có chứng chỉ nghề để đi làm Điều này cùng với cam kết về việc làm và thu nhập ổn định đang giúp các trường nghề ngày càng thể hiện sự uy tín của họ đối với học viên Theo Baoquocte.vn (08/06/2022), đến ngày 5/6/2022, tổng số phiếu đăng ký dự thi trên hệ thống của Bộ GD&ĐT là 1.002.486, trong đó, số thí sinh thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng chiếm 87,8%. Điều này cho thấy sự thay đổi trong tư duy của giới trẻ, họ không còn xem đại học là lựa chọn duy nhất mà đã bắt đầu đặt câu hỏi về các tùy chọn khác, bao gồm cả việc theo học tại các trường nghề

- Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc giới trẻ lựa chọn học nghề thay vì đại học, tuy nhiên, hầu hết chúng chỉ dừng lại ở việc thống kê, đánh giá quyết định mà chưa thực hiện phân tích sâu hơn về những yếu tố tác động đối với việc ra quyết định này Với mong muốn tìm ra các yếu tố quyết định quyết định chọn trường nghề của học sinh và đồng thời cung cấp thông tin và nhận định hữu ích, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện nghiên cứu với đề tài

"Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học Đại học của giới trẻ tại các trường nghề trên địa bàn TP HCM."

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Linh (2020) về "Ảnh hưởng của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông," đã áp dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu để khám phá thực trạng Định hướng Nghề nghiệp của học sinh THPT và tìm hiểu về vai trò của gia đình Trong quá trình này, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như nghiên cứu tài liệu, điều tra

XI bảng hỏi và phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu Cuộc khảo sát đã phát ra 240 phiếu, trong đó 212 phiếu được coi là hợp lệ và được sử dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều yếu tố của cha mẹ có tác động đáng kể đến Định hướng Nghề nghiệp của học sinh, bao gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp, và tình hình kinh tế gia đình Nghiên cứu đã chú ý đặc biệt đến vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc định hình quan điểm nghề nghiệp của con cái Kết quả này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của gia đình đối với quyết định nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và mở ra những khía cạnh cần được quan tâm trong việc tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ sinh viên trong quá trình định hình sự nghiệp của họ.

- Nghiên cứu của Nguyˆn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh (2018) đã tập trung vào việc xác định và chứng minh sự ảnh hưởng của bảy nhân tố đại diện đối với hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An. Nghiên cứu đã sử dụng một kết hợp của phương pháp phân tích định tính và định lượng để nắm bắt chi tiết và cảm nhận chặt chẽ về quá trình này Với việc thực hiện phân tích nhân tố và hồi quy trên 317 mẫu dữ liệu, kết quả đã làm rõ rằng hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hướng nghề nghiệp của học sinh là yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình Trong đó, yếu tố cá nhân của học sinh đã được xác định là có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định liên quan đến hướng nghề nghiệp Các kết quả từ nghiên cứu này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về quá trình định hình hướng nghề của học sinh mà còn đưa ra các đề xuất cụ thể để cải thiện hiệu suất của nhân tố nhà trường trung học phổ thông và gia cố hướng nghề nghiệp cho học sinh Điều này có thể đóng góp tích cực vào việc phát triển chính sách giáo dục và hỗ trợ sinh viên trong quá trình định hình sự nghiệp của họ.

- Nghiên cứu của Nguyˆn Văn Tòng vào năm 2015 đã tiến hành đánh giá các yếu tố tác động đến động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên lãnh thổ huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Tổng cộng, 345 bản khảo sát được thu thập từ các phiếu hỏi và cuộc phỏng vấn sâu với học sinh, giáo viên, và một số quản lý trường học Sau đó, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích

XII nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy rằng yếu tố có tác động mạnh nhất đối với quyết định nghề nghiệp là "Ảnh hưởng từ nhận thức nội tại về nghề nghiệp," bao gồm các yếu tố như điểm chuẩn vào nghề, thông tin rõ ràng về nghề nghiệp, quyết định cá nhân, khả năng học tập của bản thân Ngay sau đó là sự tác động của "Ảnh hưởng từ các yếu tố về nghề nghiệp bên ngoài," bao gồm các yếu tố như phương tiện truyền thông, lời khuyên và chia sẻ từ bạn bè, sự tư vấn từ giáo viên, và sự đóng góp ý kiến từ phía cha mẹ, người thân Cuối cùng, còn có tác động từ "Điều kiện và hoàn cảnh gia đình," bao gồm các yếu tố như tình hình kinh tế gia đình, truyền thống nghề nghiệp trong gia đình, và ý kiến từ các chuyên gia tư vấn về nghề nghiệp Dựa trên kết quả này, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn nghề nghiệp cho học sinh bởi gia đình, trường học và các cơ quan của nhà nước.

- Phạm Ngọc Nhàn và Hồ Quốc Nghĩa (2016) thực hiện một nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nhu cầu học nghề, tập trung vào trường hợp tại xã Vị Tân, Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố này lên xu hướng học nghề của lao động trong khu vực nông thôn Kết quả của cuộc khảo sát về xu hướng học nghề của lao động nông thôn đã chỉ ra rằng tại đây, lao động nông thôn thường quan tâm đến việc học các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp hơn cả Các ngành nghề như kỹ thuật trồng trọt (bao gồm trồng lúa, trồng mía chất lượng cao và kỹ thuật trồng cây ăn quả), chăn nuôi (đặc biệt là nuôi heo) và tập huấn nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong sự lựa chọn của lao động nông thôn Về các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, cũng đã thấy sự quan tâm từ phía lao động nông thôn, với tỷ lệ tương đối cao là 26,9% Các ngành nghề này bao gồm lĩnh vực cơ khí, điện tử, sửa xe, và xây dựng Ngoài ra, các ngành nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp như đan lục bình, tre, và lát đều được ưa chuộng và góp phần vào việc cải thiện thu nhập cho nông hộ, chiếm tỷ lệ 23,5% Trong khi đó, tỷ lệ thấp nhất là những người lựa chọn các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ, chỉ chiếm tỷ lệ 15,9% Các ngành nghề dịch vụ này bao gồm kinh doanh, làm đẹp, làm tóc, và hớt tóc.

- Nguyˆn Thanh Phong (2013) trình bày một khung nghiên cứu chia thành 4 loại yếu tố có tác động đến quyết định lựa chọn trường, bao gồm các đặc điểm ổn định của trường, sự cố gắng trong việc tương tác của trường, đặc điểm riêng của từng cá nhân và ảnh hưởng từ phía gia đình.

- Trần Minh Đức (2015) đã xây dựng một khuôn khổ về động cơ lựa chọn ngành đào tạo nghiệp vụ du lịch, bao gồm sáu yếu tố quan trọng: cơ hội trong lĩnh vực nghề nghiệp, cơ hội học tập cấp cao hơn, định hướng cá nhân, giá trị kiến thức chuyên ngành, phù hợp với đặc điểm riêng của từng người, chính sách tuyển sinh và đào tạo của trường.

- Trong tài liệu nghiên cứu mang tựa đề "Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Ngành Nghề Của Học Sinh THPT tại ĐBSCL," tác giả Hiền (2020) đã phân tích những yếu tố có tác động đến quyết định lựa chọn ngành nghề và trường đại học của đa số học sinh Những yếu tố này bao gồm văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý Trong số các yếu tố này, yếu tố cá nhân được xác định là có tác động lớn nhất, như đã được Huy và Dung (2020) chỉ ra.

- Nguyˆn Anh Việt (2008) trong tác phẩm mang tựa đề "Cẩm nang hướng nghiệp" đã thực hiện nghiên cứu nhằm hỗ trợ học sinh THPT trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với họ Tác phẩm này thúc đẩy sự lựa chọn thông minh và sáng suốt cho học sinh Tác giả tôn vinh ý nghĩa của việc yêu và đam mê ngành nghề mà họ đã lựa chọn, không quan trọng trường học hay ngành nghề đó có được xem là quan trọng hay không Nội dung của tác phẩm tập trung vào các chủ đề chính bao gồm Thế giới nghề nghiệp, Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn nghề, Tư vấn hướng nghiệp, và Hướng nghiệp - Hỏi & Trả lời.

- La Hồng Huy (2001) đã thực hiện nghiên cứu về "Thực trạng và giải pháp về công tác hướng nghiệp." Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình công tác hướng nghiệp, phân loại học sinh THPT, và các yếu tố ảnh hưởng đến nó La Hồng Huy đã đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác hướng nghiệp, góp phần vào chiến lược phát triển của tỉnh An Giang.

- Trong tác phẩm "Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân," Đồng Thị Bích

(2017) đã tiến hành nghiên cứu chi tiết về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp định lượng và kết quả chỉ ra sự ảnh hưởng của 6 nhân tố quan trọng đối với quyết định lựa chọn ngành nghề của học sinh.

- Nguyˆn Thuỷ Hoàn (2017) nghiên cứu về "Thực trạng định hướng giá trị nghề trong quá trình chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 ở Hà Nội." Tác giả đã kết hợp nghiên cứu tài liệu, bảng khảo sát, phỏng vấn và thống kê, và kết quả chỉ ra ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố đối với định hướng giá trị nghề của học sinh lớp 12.

- Nguyˆn Xuân Trung (2018) thực hiện nghiên cứu với mục tiêu làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để nêu rõ 4 nhóm yếu tố chính và một số thành phần khác Kết luận nghiên cứu chỉ ra tình hình nghiên cứu về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 là khá phức tạp và chưa đạt được sự tập trung cần thiết.

Các nghiên cứu này đều đóng góp quan trọng vào việc hiểu rõ hơn về quá trình định hình sự nghiệp của học sinh và đề xuất giải pháp cụ thể để cải thiện công tác hướng nghiệp.

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường nghề trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

- Tìm hiểu thực trạng chọn học trường nghề của giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh.

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học.

- Đề xuất các biện pháp giúp các nhà hướng nghiệp, nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng và nhu cầu nghề nghiệp của giới trẻ, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp thiết thực hơn cho giới trẻ tại Thành Phố HồChí Minh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường trung cấp nghề chính quy.

1.3.2 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là giới trẻ tại các trường cao đẳng, trung cấp, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

- Nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường trung cấp nghề chính quy.

- Không gian: Giới trẻ đang theo học tại các trường:

+ Trung cấp Bách khoa Sài Gòn

+ Trường Trung cấp Du lịch – Khách sạn Saigontourist

+ Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng

+ Trung tâm dạy nghề bánh Nhất Hương

Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu từ 01/2023 - 04/2023

Số liệu thứ cấp: Thu thập qua việc khảo sát từ 2020 - 2023

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Mục tiêu

XVIII chính của nghiên cứu là khảo sát các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học nghề thay vì học đại học của các bạn trẻ tại các trường nghề trong lãnh thổ TP.

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu của mình dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bài báo, nghiên cứu trong và ngoài nước Quá trình này đã bao gồm các bước quan trọng như thảo luận, phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu.

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Tiền Nghiên Cứu và Nghiên Cứu Chính Thức:

Trước khi bắt đầu nghiên cứu chính thức định lượng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu sơ bộ để đảm bảo chất lượng của bảng câu hỏi và thang đo Nghiên cứu sơ bộ này đã bao gồm việc tìm hiểu thông tin từ khoảng 30 sinh viên tại các trường cao đẳng, trung cấp, và các cơ sở dạy nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu của giai đoạn này là phát hiện và khắc phục các sai sót có thể xuất hiện, đồng thời bổ sung thông tin cần thiết.

Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát dựa trên phản hồi từ nghiên cứu sơ bộ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức với sự tham gia của hơn 200 phiếu khảo sát hợp lệ Dữ liệu thu thập được đã trải qua quá trình sàng lọc và xác định các thành phần quan trọng, giá trị, và độ tin cậy sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha.

1 Kiểm Định Độ Tin Cậy: Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của bảng câu hỏi Việc này giúp đảm bảo rằng dữ liệu thu thập là đồng nhất và có độ tin cậy cao.

2 Phân Tích Nhân Tố Khám Phá (EFA): Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp EFA để khám phá mối quan hệ giữa các biến Điều này giúp xác định cấu trúc và mối liên hệ giữa các yếu tố trong dữ liệu.

3 Phân Tích Tương Quan Hồi Quy (Regression): Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phân tích tương quan hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

4 Sử Dụng SPSS 20: Tất cả các phân tích đã được thực hiện bằng sử dụng phần mềm SPSS 20, giúp xử lý số liệu một cách chính xác và hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu tin rằng quá trình nghiên cứu chính thức này sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy và có ý nghĩa cho lĩnh vực nghiên cứu của nhóm Kết quả này sẽ giúp hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các bạn trẻ về việc chọn lựa nghề nghiệp, và đặt ra cơ sở cho các đề xuất và chiến lược trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Xây dựng cơ sở lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường nghề trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm đề xuất chương trình học phù hợp đối với giới trẻ.

Kết quả nghiên cứu đã trình bày các yếu tố tác động đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của một bộ phận giới trẻ một cách cụ thể cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này Từ đó, giúp chủ thể thực hiện hoạt động hướng nghiệp như: các công ty, dịch vụ… nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của giới trẻ, và tránh để họ rơi vào trạng thái mông lung khi định hướng tương lai bằng cách đưa ra lời khuyên, tư vấn dựa trên các khảo sát thực tế hay những kế hoạch, chương trình chuyên sâu được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng Điều này có tác động tích cực đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của một bộ phận giới trẻ tại

Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai nói chung.

Kết cấu đề tài

Nội dung đề tài gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu lý do, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và cấu trúc của đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan lý thuyết, bao gồm định nghĩa các khái niệm, kiến thức cơ bản liên quan, kết quả nghiên cứu trước đây, và mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, bao gồm tiêu chuẩn đánh giá, xây dựng câu hỏi khảo sát, và xử lý dữ liệu.

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, sử dụng phần mềm SPSS và thống kê để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị, bao gồm đánh giá đóng góp của đề tài, giải pháp, hạn chế, và hướng nghiên cứu tương lai.

Chương 1 của nghiên cứu này bắt đầu bằng việc giới thiệu lý do tại sao đề tài này được lựa chọn Sau đó, nhóm nghiên cứu tổng quan về nghiên cứu trước đây, cả trong và ngoài nước, liên quan đến chủ đề của nhóm Nhóm cũng đặt ra mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, xác định những đối tượng mà nhóm quan tâm và phạm vi nghiên cứu của nhóm.

Ngoài ra, chương này sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng trong đề tài Nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận về ý nghĩa của việc thực hiện nghiên cứu này và trình bày cấu trúc tổ chức của nghiên cứu, tức là cách mà các chương và phần của nó được sắp xếp và liên kết với nhau.

Các khái niệm liên quan

2.1.1 Khái niệm về Giáo dục hướng nghiệp

Hướng nghiệp là quá trình cung cấp thông tin về bản thân và thị trường lao động, nhằm giúp người học đưa ra những quyết định chính xác khi chọn nghề nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp (Tiếng Anh: Vocational education) là hệ thống các tác động nhằm giúp thế hệ trẻ có kiến thức khoa học để chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội, đồng thời xem xét sở thích và năng lực cá nhân Mục tiêu là để mỗi học sinh có thể tìm niềm vui và hạnh phúc trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội chung.

2.1.2 Khái niệm về Định hướng nghề nghiệp Định hướng nghề nghiệp là quá trình cung cấp cho người học các thông tin và kinh nghiệm cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân Quá trình này được thực hiện một cách toàn diện và liên tục cập nhật để đảm bảo người học có được sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.

2.1.3 Khái niệm về Trường nghề

Trường nghề là một loại cơ sở giáo dục dành cho việc chuẩn bị mọi người để làm việc trong vai trò kỹ thuật viên hoặc các công việc khác như thương nhân hoặc nghệ nhân. Đôi khi, giáo dục nghề nghiệp được gọi là giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật Các trường dạy nghề là một loại tổ chức giáo dục đặc biệt thiết kế để đào tạo cho các kỹ năng nghề cụ thể.

Hiện có các loại hình giáo dục nghề nghiệp sau:

- Cao đẳng nghề, thuộc quản lý của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là một hình thức đào tạo chính quy với mục tiêu cung cấp kiến thức nghề nghiệp cho học viên, nhằm chuẩn bị họ có khả năng bắt đầu công việc ngay sau khi hoàn thành chương trình học Các khóa học của cao đẳng

XXIII nghề thường tập trung vào việc thực hành, giúp học viên phát triển và củng cố kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng linh hoạt với yêu cầu của thị trường lao động.

- Trung cấp nghề là môi trường đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp, với sự tập trung vào việc thực hành nghề Mong muốn của học viên ở đây thường sẽ là làm việc ngay sau khi hoàn thành khóa học Trung cấp nghề nhấn mạnh vào việc truyền đạt kinh nghiệm thực tế một cách bài bản, kĩ lưỡng hơn và không chứa quá nhiều yếu tố học thuật Quá trình đào tạo này thường theo hệ thống chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và bằng cấp được công nhận dựa trên năng lực thực tế.

- Trường nghề tư thục: là những cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức và quản lý bởi tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân Chúng thường được xây dựng cơ sở vật chất và lập kế hoạch đào tạo độc lập để đáp ứng nhu cầu cụ thể về đào tạo nghề.

Tổng quan, sự phân biệt giữa Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề thường xuất phát từ chương trình đào tạo, với Cao đẳng nghề hướng đến khía cạnh lý thuyết hơn, trong khi Trung cấp nghề đặt trọng tâm vào kỹ năng thực hành nghề Tuy nhiên, ngày nay, nhiều trường Cao đẳng nghề cũng tập trung đặc biệt vào khả năng thực hành, giúp sinh viên phát triển sự sẵn sàng chuyên môn và kỹ năng thực tế để làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

2.1.4 Khái niệm về Học nghề

Học nghề là quá trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ nhằm trang bị cho người học kiến thức, kinh nghiệm và thái độ cần thiết để hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể Người học nghề có khả năng tự tạo việc làm hoặc tìm được công việc phù hợp với năng lực và sở thích của họ, đồng thời nâng cao chất lượng lao động và tiến xa trong sự nghiệp Đào tạo nghề được coi là một sự ưu tiên quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực và có mối liên hệ chặt chẽ đến việc đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động, theo Luật sư Trần Trọng Bảo (2023).

Các mô hình lý thuyết

2.2.1 Thuyết ra quyết định (DT)

- Thuật ngữ "lý thuyết ra quyết định" được Luce và Raiffa đầu tiên sử dụng trong tác phẩm "Games and Decision" (1957) của họ Nó là một tập các mô hình kinh tế được thiết kế để hình thức hóa việc tác nhân kinh tế lựa chọn giữa nhiều tùy chọn trong môi trường không chắc chắn Lý thuyết này liên quan đến khái niệm về sở thích về hành động và đề cập đến tính duy lý nhất quán Đây là một dạng của tính duy lý thực chất, khác với tính duy lý thủ tục được đề xuất bởi Simon vào năm 1986, và nó liên quan đến việc liên tục tìm kiếm sự phù hợp với thực tế.

- Theo Simon (1986), việc đưa ra quyết định là một quá trình bao gồm nhiều bước, bắt đầu bằng việc cá nhân nhận thức về một vấn đề cụ thể Sau đó, họ phải lựa chọn giữa niềm tin cá nhân của họ hoặc chọn từ trong các khả năng có sẵn Mỗi quá trình ra quyết định cuối cùng dẫn đến một lựa chọn duy nhất, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đảm bảo mang lại lợi ích cho hành động cuối cùng Quá trình này liên quan đến việc nghiên cứu các tùy chọn khả dĩ và chọn ra các tùy chọn thay thế dựa trên kiến thức, mong muốn và sự tin tưởng của người ra quyết định.

- Quyết định là quá trình triển khai một chuỗi các bước quan trọng, bao gồm việc đặt ra vấn đề, tạo ra các lựa chọn tối ưu, chọn ra phương án tốt nhất để thực hiện, và cuối cùng là việc tài liệu hóa quyết định (Nguyˆn Loan, 2019).

- Nó cũng có thể hiểu là ra quyết định là quá trình chọn hành động để thực hiện hoặc không thực hiện, dựa trên các yêu cầu đã đặt ra (Yates & Zukowski, 1976) Nó có thể bao gồm cả việc cam kết các hành động và phân bổ tài nguyên (Mintzberg & các cộng sự, 1976).

Ra quyết định được phân loại vào ba lĩnh vực chính trong lý thuyết quyết định, và mỗi lĩnh vực này nghiên cứu một loại quyết định khác nhau:

Lý thuyết quyết định mô tả: Tập trung vào cách những người ra quyết định phi lý trí đưa ra quyết định.

Lý thuyết quyết định đề xuất: Cố gắng cung cấp hướng dẫn cho mỗi người để họ có thể đưa ra quyết định tốt nhất trong các tình huống không chắc chắn.

Lý thuyết quyết định chuẩn tắc: Cung cấp hướng dẫn để đưa ra quyết định dựa trên một tập hợp các giá trị.

Khi nghiên cứu về lý thuyết quyết định, chúng ta thường xem xét ba loại quyết định khác nhau:

Các quyết định dưới điều kiện chắc chắn: Người ra quyết định có sẵn rất nhiều thông tin và do đó, anh ta có cái nhìn rõ ràng về quyết định cần đưa ra.

Các quyết định dưới điều kiện không chắc chắn: Đây liên quan đến việc phân tích các biến đã biết và chưa biết, dẫn đến quyết định dựa trên xác suất tốt nhất.

Các quyết định trong các điều kiện xung đột: Tiếp cận này đòi hỏi dự đoán các hậu quả tiềm tàng có thể xảy ra do quyết định trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

2.2.2 Thuyết lựa chọn hợp lý (RCT)

- Lý thuyết lựa chọn hợp lý nói rằng mọi người sử dụng các tính toán hợp lý để đưa ra lựa chọn hợp lý và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ Mọi người đưa ra lựa chọn bằng cách xem xét trước tiên các chi phí, rủi ro và lợi ích của việc đưa ra các lựa chọn nhất định Những lựa chọn có vẻ phi lý đối với một người có thể có ý nghĩa đối với người khác dựa trên mong muốn của cá nhân, vì những lựa chọn này dựa trên sở thích cá nhân.

- Ở cốt lõi, lý thuyết lựa chọn hợp lý giả định rằng mọi người kiểm soát quyết định của họ Lý thuyết này có thể giúp hiểu hành vi của cá nhân và nhóm, và nó giúp giải thích tại sao mọi người, nhóm và xã hội hướng tới những lựa chọn cụ thể dựa trên các yếu tố chi phí và phần thưởng.

- Lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết tâm động học là hai lý thuyết đối lập nhau về cách thức con người ra quyết định Lý thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng con người luôn hành động một cách hợp lý, nhằm tối đa hóa lợi ích của họ, trong khi lý thuyết tâm động học cho rằng con người thường bị chi phối bởi các yếu tố vô thức, chẳng hạn như cảm xúc, niềm tin và giá trị Những điểm mâu thuẫn này dẫn đến những khác biệt trong cách lý giải các hiện tượng xã hội.

- Mô hình ra quyết định hợp lý là quá trình cẩn thận và khoa học để lựa chọn giải pháp tối ưu từ nhiều lựa chọn có sẵn Nó đòi hỏi sự phân tích cẩn thận của tất cả các phương án có thể và sử dụng thông tin đáng tin cậy hoặc dữ liệu để hỗ trợ quá trình đánh giá Quá trình này thường được thực hiện bởi các nhóm làm việc, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích và đồng thời giảm thiểu các chi phí liên quan đến quyết định, đảm bảo tính khách quan và đúng đắn.

Hình 2 1 Mô hình của lý thuyết lựa chọn hợp lý (RCT)

2.2.3 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

- Năm 1975, Fishbein và Ajzen thực hiện một nghiên cứu về Thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Action) và đã chứng minh rằng hành vi của

XXVII con người chủ yếu dựa vào ý định của họ để thực hiện hành vi đó Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được xác nhận và được kiểm nghiệm thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Ajzen, 1991) Ý định thực hiện hành vi này thường được thể hiện thông qua sự xu hướng thực hiện hành vi đó Hơn nữa, mô hình TRA còn cho rằng thái độ của người ta đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan của họ cũng ảnh hưởng đến việc họ thực hiện hành vi đó.

- Thái độ (Attitudes) là cách một cá nhân đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về việc thực hiện một hành vi cụ thể, tức là niềm tin của họ về hành vi đó Nếu cá nhân tin rằng việc thực hiện hành vi này sẽ mang lại lợi ích cho họ, họ có xu hướng có ý định tham gia vào hành vi đó (Fishbein & Ajzen, 1975, tr.13). Ngược lại, nếu hành vi này mang lại hậu quả tiêu cực, thì ý định tham gia có thể thấp hơn.

- Chuẩn mực chủ quan (Subjective norms) là sự nhận thức của cá nhân về sự đồng tình hoặc không đồng tình của những người quan trọng đối với việc thực hiện hành vi này, và nó cũng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân dựa trên áp lực xã hội.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 2 1: Tổng hợp các biến trong các nghiên cứu đi trước

Nguyˆn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh (2018) La Hồng Huy (2001) Nguyˆn Văn Tòng (2015) Phạm Ngọc Nhàn và Hồ Quốc Nghĩa (2016) Trần Minh Đức (2015) Đồng Thị Bích (2017) Hiền (2020) Nguyˆn Thanh Phong (2013) Nguyˆn Thủy Hoàn (2017) Nguyˆn Xuân Trung (2018) Steven McIntosh (2017) Philip Kirby (2015) Schruder (2006) Đề xuất của Nhóm nghiên cứu

1 Ảnh hưởng của truyền thông X X X

3 Yếu tố nhu cầu xã hội X X X X X X X X X X X X

4 Mức độ tập trung chuyên môn X X X X X X X

5 Yếu tố về tâm lý X X X X X X X X X X X

7 Yếu tố về điều kiện kinh tế X X X X

8 Yếu tố về cá nhân X X X X X X X X X X X X

9 Vị trí địa lý của trường X X

10 Yếu tố về thời gian đào tạo X

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Sau khi thực hiện việc tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu liên quan tới chủ đề đã được trình bày trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã tạo nên một cơ sở khoa học cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Sở thích cá nhân của học sinh được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quyết định học nghề của họ (Nguyˆn Thị Kim Nhung - Lương Thị Thành Vinh,

2018) Trong nhóm các yếu tố liên quan đến cá nhân của học sinh, có 5 yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định học nghề của học sinh, bao gồm: học lực, sức khỏe, đạo đức, sở trường và ước mơ, lý tưởng Trong số các yếu tố này, yếu tố học lực được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định học nghề.

H1: Sở thích của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

2.3.1.2 Năng lực của bản thân

Khả năng thông minh của con người có thể được đánh giá qua nhiều cách khác nhau và được nghiên cứu rộng rãi, như được mô tả bởi tiến sĩ Howard Gardner Vì vậy, hiện có nhiều dịch vụ tư vấn hướng nghiệp sử dụng các phương pháp đa dạng, ví dụ như "Sinh trắc học vân tay" để đánh giá chỉ số thông minh của một cá nhân hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các trung tâm hướng nghiệp và học sinh trung học phổ thông Ngoài ra, có sự xuất hiện của các sự kiện như "Thành phố hướng nghiệp" dành cho trẻ em (như Samworld và Kidcity), mà trong đó trẻ em có cơ hội trải

XXX nghiệm mô phỏng các ngành nghề và công việc trong xã hội, giúp họ xác định sở thích và năng lực của mình từ khi còn nhỏ Tất cả các yếu tố này đều góp phần tạo nên giả thuyết sau đây: năng lực, tài năng, sự thiên hướng và khả năng đặc biệt của từng cá nhân có thể phản ánh khả năng thích ứng với các ngành nghề và lựa chọn học tập riêng biệt.

H2: Năng lực bản thân có ảnh hưởng tới quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

2.3.1.3 Tác động của gia đình và xã hội

Nếu như trước đây, học nghề chỉ được coi là "điểm dừng" bất đắc dĩ của học sinh không đủ năng lực để vào các Trường Đại học, tư tưởng này đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều bậc phụ huynh, chính vì thế giới trẻ, đặc biệt là học sinh THPT đã chịu nhiều áp lực tâm lý đến từ cha mẹ: phụ huynh luôn muốn con em mình theo học đại học mà không hiểu rõ mong muốn và khả năng của con cái dẫn đến những quyết định sai lầm khi chọn trường thì hiện nay, thực tế này đã thay đổi hoàn toàn Nhiều phụ huynh chủ động lựa chọn và định hướng cho con cái học nghề như một sự tính toán chu đáo cho tương lai, mặc dù điểm thi tốt nghiệp THPT đủ để xét vào những trường đại học có chất lượng tốt

Hơn nữa, quyết định học nghề của học sinh còn bị ảnh hưởng bởi bạn bè Trong môi trường học đường, các học sinh thường tạo thành các nhóm nhỏ dựa trên sự đồng điệu về lứa tuổi, sở thích và quan điểm Khi đứng trước quyết định về nghề nghiệp, họ thường thảo luận với nhau và có thể chọn ngành nghề dựa trên sự ảnh hưởng của bạn bè hoặc theo lời khuyên của họ.

Mặt khác, 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn con đường học nghề của học sinh là thầy cô và sự tư vấn của các trung tâm ĐHNN Giáo viên chủ nhiệm luôn là người nắm rõ năng lực của mỗi học trò, họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các con đường phù hợp với mỗi cá nhân học sinh Các hoạt động tư vấn và quảng bá tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cũng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định học nghề của học sinh phổ thông Các hoạt động này, nếu được tổ chức đa dạng và thường xuyên, có thể tạo sự

XXXI hấp dẫn đối với học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp Sự hứa hẹn về môi trường học tập tốt, học phí hợp lý và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cũng làm cho học nghề trở nên hấp dẫn hơn trong mắt học sinh.

H3: Tâm lý từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các trung tâm ĐHNN có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

2.3.1.4 Điều kiện kinh tế (Khả năng chi trả)

Khái niệm khả năng chi trả là khả năng của cá nhân hoặc gia đình để đối phó và đáp ứng các khoản nghĩa vụ tài chính trong tương lai bằng lợi nhuận hoặc thu nhập hiện tại.

Mức độ sẵn lòng chi trả của một khách hàng khi mua sắm một sản phẩm thường phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng: giá trị kinh tế mà họ cảm nhận từ sản phẩm và mức độ hữu ích của sản phẩm đó (Breidert, 2007) Trong ngữ cảnh này, giá trị kinh tế và mức độ hữu ích đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá mà một người sẽ sẵn lòng trả, có thể là giá tối thiểu hoặc giá tối đa mà họ có thể chấp nhận Sự sẵn lòng chi trả thêm thường được ước lượng bằng số tiền hoặc tỷ lệ phần trăm mà một người sẵn sàng chi thêm cho một sản phẩm có tính năng nổi bật so với sản phẩm thông thường Điều này làm cho sự sẵn lòng chi trả thêm trở thành một công cụ quan trọng để đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm mới so với sản phẩm hiện có (Krystallis và Chryssohoidis, 2005; Krystallis et al., 2006).

Ngày nay, học phí ngày càng tăng cao do các trường liên tục đầu tư vào cơ sở vật chất khang trang, hiện đại hơn bên cạnh chương trình đào tạo để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Thêm vào đó là chi phí ăn uống, vật tư, giao thông và sách giáo khoa, tại đa số các tỉnh, thành phố lớn nên nhiều sinh viên có hoàn cảnh không đầy đủ, dư giả đã phải bỏ học vì họ không đủ khả năng chi trả Trong số đó, không ít các bạn lựa chọn hình thức làm công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống Như vậy, có thể đưa ra giả thuyết rằng mức học phí tỷ lệ nghịch với sự sẵn lòng chi trả của các cá nhân hoặc các bậc phụ huynh cho con mình về chi phí học đại học (điều này càng đúng hơn nếu như xét thêm yếu tố số lượng con cái đang trong độ tuổi đi học của các bậc phụ huynh)

H4: Điều kiện kinh tế (khả năng chi trả) có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

2.3.1.5 Nhu cầu của xã hội

Về vấn đề lựa chọn ngành nghề, không có một định nghĩa cụ thể cho khái niệm "xu hướng nghề nghiệp." Tuy nhiên, ta có thể hiểu nó đơn giản là khả năng mở rộng và phát triển một ngành nghề cụ thể ở hiện tại và trong tương lai Điều này thường được quyết định dựa trên sự tin tưởng của đa số người trong việc lựa chọn và theo đuổi ngành nghề đó.

Quy trình nghiên cứu

- Trước khi thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tuân theo một chuỗi logic và phương pháp học thuật, dựa trên cơ sở lý thuyết và những khía cạnh quan trọng đã được trình bày chi tiết trong Chương 1 Biểu đồ dưới đây sẽ minh họa quá trình nghiên cứu toàn bộ khóa luận một cách rõ ràng và hệ thống.

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu

- Để đánh giá hiệu suất của các mô hình trong luận văn, nhóm nghiên cứu đã triển khai một phương pháp thiết kế nghiên cứu định lượng Ban đầu, dựa trên lý thuyết cơ bản đã được trình bày trong Chương 1, nhóm nghiên cứu đã phát triển một bộ công cụ và áp dụng các phương pháp khoa học để kiểm chứng và xây dựng một bộ thang đo toàn diện Bộ thang đo này được thiết kế với mục tiêu đáp ứng đầy đủ yêu cầu thống kê toán học, phục vụ quá trình phân tích và xử lý dữ liệu số hóa.

- Dữ liệu này sau đó được áp dụng để đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của giới trẻ về việc lựa chọn học nghề thay vì tiếp tục học đại học

XXXVIII tại các cơ sở giáo dục như Cao đẳng, trung cấp, và các trung tâm đào tạo nghề trong lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn chính:

(1) Các bài báo và xuất bản ấn phẩm điện tử từ thư viện điện tử của các Trường Đại học uy tín trên toàn cầu và ở Việt Nam.

(2) Sách gốc tiếng Anh và tiếng Việt.

- Để kiểm định mô hình đo lường và các giả thuyết trong Chương Ba, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu định lượng và tiến hành phỏng vấn trực tiếp với một mẫu gồm khoảng 30 người trẻ Trong quá trình kiểm định này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của giới trẻ về việc lựa chọn học nghề thay vì tiếp tục học đại học tại các cơ sở giáo dục như cao đẳng, trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên lý thuyết để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với quyết định của giới trẻ.

- Kết quả của việc đo lường này được thu thập thông qua việc ghi nhận nhận xét của giới trẻ về các yếu tố này Phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng thành công trong quá trình nghiên cứu.

- Sau khi thực hiện thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra và loại bỏ các bảng câu hỏi không đáp ứng đúng yêu cầu nghiên cứu Sau đó, nhóm thực hiện quá trình mã hóa dữ liệu và thực hiện công đoạn nhập liệu. Tiếp theo, nhóm thực hiện các bước làm sạch dữ liệu, sau đó triển khai quá trình phân tích Nghiên cứu định tính đã được thực hiện trước, trong đó nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, nhằm khám phá các khái niệm nghiên cứu và điều chỉnh, bổ sung thang đo dựa trên những phản hồi chi tiết từ họ.

- Nghiên cứu định tính đã được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với đối tượng nghiên cứu, trong trường hợp này là sinh viên Đây là giai đoạn khám phá ban đầu để hiểu rõ các khái niệm nghiên cứu và điều chỉnh, bổ sung

XXXIX thang đo dựa trên những phản hồi chi tiết từ sinh viên Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành một giai đoạn nghiên cứu với một nhóm chuyên gia để xác nhận và điều chỉnh thang đo Kết quả từ nghiên cứu định tính đã được sử dụng để tái định rõ các thành phần của khái niệm nghiên cứu và điều chỉnh, bổ sung thang đo một cách chi tiết và toàn diện.

- Phần quan trọng của nghiên cứu tập trung vào phương pháp nghiên cứu định lượng, được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng bảng câu hỏi Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu là đo lường và đánh giá hiệu suất của thang đo, đồng thời kiểm định mô hình lý thuyết Để thực hiện điều này, nhóm nghiên cứu đã áp dụng một loạt các kỹ thuật phân tích Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach alpha, nhóm đã đánh giá mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Ngoài ra, nhóm thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gọn dữ liệu và làm rõ hơn về các biến đo lường Các bước tiếp theo bao gồm phân tích tương quan và hồi quy, cũng như kiểm định T-test và ANOVA để xác định mối quan hệ giữa các biến và kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm dữ liệu.

- Mục tiêu của phần nghiên cứu này là khám phá, xác định và xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết, từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu thích hợp Đồng thời, nghiên cứu này liên quan đến việc thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia để điều chỉnh và phát triển thang đo dựa trên nghiên cứu trước đó sao cho phù hợp với tình hình nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu tình trạng hiện tại của việc học nghề và đại học của giới trẻ, thông qua việc tham khảo các thang đo từ các nghiên cứu trước đó để tạo ra một thang đo sơ bộ Quá trình thiết kế bảng câu hỏi sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đó, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng bảng câu hỏi ban đầu.

Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu sẽ được điều chỉnh và làm cho phù hợp và dˆ hiểu thông qua phương pháp chuyên gia.

Bước 3: Khi có bảng câu hỏi hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện một khảo sát thử nghiệm trước trước khi triển khai khảo sát chính thức.

- Bảng câu hỏi sẽ bao gồm hai phần chính:

Phần 1: Được thiết kế để thu thập thông tin cơ bản và mô tả đối tượng tham gia khảo sát, cũng như sàng lọc đối tượng tham gia Nó cũng tóm tắt nội dung của bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Phần 2: Thu thập thông tin về quan điểm của giới trẻ về các khía cạnh của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng cộng, quá trình này giúp nhóm nghiên cứu xây dựng một cơ sở dữ liệu hữu ích và đáng tin cậy để thực hiện nghiên cứu định lượng và đạt được mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 2 năm 2023 với mục tiêu chính là thực hiện kiểm tra và đo lường các giả thuyết, đồng thời đánh giá phản ứng của nhiều cá nhân hoặc nhóm trong tổng thể Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiên cứu định lượng cũng mang lại cho nhóm nghiên cứu cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu.

Thang đo nghiên cứu

- Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của giới trẻ về việc chọn học nghề thay vì theo đại học tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề, và cơ sở đào tạo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất giả thuyết và xây dựng mô hình các biến dựa trên sự chọn lọc của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

- Sau khi thảo luận và thu thập tất cả ý kiến riêng biệt từ thành viên trong nhóm thảo luận, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Nhóm đã điều chỉnh và thêm vào các biến quan sát để đo lường các khái niệm và xây dựng các thang đo Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra và đánh giá lại cách sử dụng từ ngữ trong từng biến quan sát để đảm bảo rằng các

XLII câu hỏi được sắp xếp một cách đúng đắn và rõ ràng, giúp người trả lời dˆ dàng hiểu và phản hồi.

- Sau quá trình tổng hợp ghi nhận kết quả thảo luận của nhóm, nhóm nghiên cứu đã thấy rằng hầu hết các chuyên gia đều đồng tình với nội dung thảo luận và đánh giá rằng nó rất rõ ràng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của giới trẻ và các biến đo lường các thành phần của sự ảnh hưởng đã được xem xét một cách khá đầy đủ Dựa trên kết quả này, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh và bổ sung bảng câu hỏi định tính để phù hợp với tình trạng học nghề của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh Điều này sẽ giúp nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định lượng một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Sau khi thảo luận nhóm, thang đo được điều chỉnh, được mã hóa như sau:

3.2.2.1 Thang đo Sở thích cá nhân

Các yếu tố thành phần này đo lường về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, cụ thể là sở thích và năng lực của bản thân, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bản thân cá nhân dựa trên sở thích và năng lực đến quyết định lựa chọn trường nghề thay vì đại học nên nhân tố này được đặt tên là Sở thích cá nhân, ký hiệu: Personal Interest Được đo lường bằng 5 biến quan sát, mã hóa từ PI1 đến PI5.

Bảng 3 1: Thang đo Sở thích

Ký hiệu biến Sở thích cá nhân

PI1 Ngành tôi chọn không nhất thiết phải học đại học

PI2 Tôi thích làm những công việc ứng dụng thực hành nhiều hơn là công việc liên quan đến trí tuệ

PI3 Tôi thích các môn học có thực hành nhiều hơn các môn chỉ học lý thuyết

PI4 Nghề tôi chọn theo học phù hợp với nhu cầu và sở thích của tôi PI5 Tôi đam mê nghề mà tôi đã chọn theo học

Nguồn: Nhóm nghiên cứuXLIII

3.2.2.2 Thang đo Năng lực bản thân

Các yếu tố thành phần này đo lường về mức độ ảnh hưởng của năng lực cá nhân đối với quyết định chọn học trường nghề thay vì đại học của giới trẻ tại các trường trung cấp nghề hiện nay, nhân tố này được đặt tên là Năng lực cá nhân, ký hiệu: Individual Ability Được đo lường bằng 4 biến quan sát, mã hóa từ IA1 đến IA4.

Bảng 3 2 Thang đo Năng lực bản thân

Ký hiệu biến Năng lực bản thân

IA1 Tôi có năng khiếu trong ngành nghề mà mình chọn

IA2 Tôi có thể làm việc độc lập

IA3 Tôi không đủ năng lực học tập và khả năng tiếp thu nếu lựa chọn vào đại học

IA4 Tôi đã từng đạt giải trong các cuộc thi về ngành nghề tôi chọn theo học

3.2.2.2 Thang đo Ảnh hưởng của gia đình & xã hội

Các yếu tố thành phần này đo lường ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, thầy cô và các trung tâm hướng nghiệp đến tâm lý chọn trường của các em học sinh, được ký hiệu là: Mentality Được đo lường bằng 6 biến quan sát, mã hóa từ M1 đến M6.

Bảng 3 3 Thang đo Tâm lý

Ký hiệu biến Tâm lý

M1 Tôi chọn học nghề thay vì đại học theo định hướng của gia đình M2 Tôi chọn học nghề vì gia đình tôi có truyền thống làm nghề đó M3 Hầu hết bạn bè của tôi đều chọn và khuyên tôi nên đi học nghề

M4 Các buổi tư vấn tuyển sinh của các trung tâm dạy nghề rất có sức hút với tôi

M5 Số lượng cử nhân không kiếm được việc làm sau khi ra trường khiến tôi lo lắng

M6 Việc "học nghề" đang dần được xã hội cộng nhận, khuyến khích mở rộng đào tạo

3.2.2.3 Thang đo Điều kiện kinh tế

Các yếu tố thành phần này đo lường khả năng chi trả của gia đình và cá nhân học sinh đối với lựa chọn học đại học so với học nghề, ký hiệu: Finance Được đo lường bằng 2 biến quan sát, mã hóa từ F1 đến F4.

Bảng 3 4: Thang đo Điều kiện kinh tế

Ký hiệu biến Điều kiện kinh tế

F1 Tôi/Gia đình tôi không đủ khả năng chi trả cho chi phí học đại học

F2 Tôi/Gia đình tôi có đủ khả năng chi trả cho đại học nhưng tôi cảm thấy việc học nghề tiết kiệm chi phí hơn

F3 Thời gian đào tạo ngắn giúp tôi đi làm sớm để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình

F4 Tôi không muốn chi trả học phí cho các môn lý thuyết không cần thiết cho nghề tôi đã chọn

3.2.2.4 Thang đo Nhu cầu của xã hội

Các yếu tố thành phần này đo lường mức độ ảnh hướng cũng như xu hướng tuyển chọn các ngành nghề trong tương lai đối với quyết định chọn học nghề thay vì học đại học, ký hiệu là: Society’s Demand Đo lường bằng 6 biến quan sát, mã hóa từ SD1 đến SD6.

Bảng 3 5 Thang đo Nhu cầu của xã hội

Ký hiệu biến Nhu cầu của xã hội

SD1 Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề và kinh nghiệm thực tế cao hơn

SD2 Tôi tin rằng học nghề dˆ xin việc hơn học đại học

SD3 Nghề tôi chọn có thu nhập ổn định và cao

SD4 Tôi tin rằng nghề tôi chọn đang là xu hướng

SD5 Nghề tôi chọn đang thiếu nguồn nhân lực

SD6 Nghề tôi theo học có tiềm năng phát triển trong tương lai

3.2.2.5 Thang đo Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn

Các yếu tố thành phần này đo lường về mức độ ảnh hưởng của thời gian đào tạo và tính tập trung chuyên môn của các trường nghề đối với quyết định chọn học nghề của học sinh, ký hiệu: Training Focus & Time Được đo lường bằng 5 biến quan sát, mã hóa từ TFT1 đến TFT5.

Bảng 3 6 Thang đo Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn

Ký hiệu biến Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn

TFT1 Thời gian học nghề ngắn hơn học đại học

TFT2 Tôi tin rằng chứng chỉ nghề sẽ thiết thực hơn bằng đại học

TFT3 Tôi cho rằng các trường nghề đào tạo đúng trọng tâm, kỹ năng nghề chuyên nghiệp

TFT4 Các trường nghề có chính sách hỗ trợ việc làm sau đào tạo

TFT5 Tôi tin rằng khả năng làm đúng nghề sẽ cao hơn khi học nghề thay vì đại học

3.2.2.6 Thang đo Hoạt động của truyền thông

Những đánh giá chung về tính ảnh hưởng của các nền tảng xã hội, truyền thông đến quyết định lựa chọn học nghề của các cá nhân, ký hiệu: Media Influence Thành phần đo lường bằng 5 biến quan sát, mã hóa từ MI1 đến MI5.

Bảng 3 7 Thang đo Hoạt động của truyền thông

Ký hiệu biến Hoạt động của truyền thông

MI1 Nghề mà tôi chọn có liên quan và sử dụng đến truyền thông; internet

MI2 Trên các nền tảng xã hội, mọi người thường đánh giá tốt về ngành/nghề tôi chọn theo học

MI3 Tôi tin rằng xu hướng của giới trẻ hiện nay thiên về học nghề tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề hơn là học đại học

MI4 Tôi cảm thấy các nền tảng xã hội phát triển đã xây dựng nên những

XLVI xu hướng ngành nghề mới

MI5 Các trường nghề ngày càng đầu tư vào hoạt động truyền thông giúp tôi dˆ dàng biết đến và có nhiều sự lựa chọn hơn

3.2.2.7 Thang đo Quyết định lựa chọn

Các yếu tố thành phần này đo lường mức độ lựa chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh sắp tới Thành phần này được ký hiệu: Decision. Đo lường bằng 4 biến quan sát, mã hóa từ D1 đến D4.

Bảng 3 8 Thang đo Quyết định lựa chọn

Ký hiệu biến Quyết định lựa chọn

D1 Tôi cảm thấy quyết định học nghề là đúng đắn thay vì học đại học

D2 Tôi sẽ khuyên những người thân, bạn bè lựa chọn con đường học nghề

D3 Trong tương lai tôi vẫn sẽ chọn theo học trường nghề nếu có cơ hội lựa chọn lại

D4 Chọn học nghề thay vì đại học là quyết định đầu tiên của tôi

Mẫu nghiên cứu

Dựa trên việc xác định hai yếu tố quan trọng, đó là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) với tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 (Hair và đồng nghiệp, 1998), có nghĩa là mỗi biến đo lường cần ít nhất 5 quan sát.

Theo lý thuyết của Green (1991) về kích thước mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy bội, có một quy tắc là N ≥ 8p + 50, trong đó p là số biến độc lập và N là kích thước mẫu Với mô hình nghiên cứu dự kiến có 7 nhân tố, kích thước mẫu tối thiểu áp dụng trong phân tích nhân tố EFA là 8 x 7 + 50 = 106 mẫu.

Tuy nhiên, với mong muốn tăng độ tin cậy của dữ liệu và loại bỏ những bảng phỏng vấn không hợp lệ, số mẫu tối thiểu cho khảo sát được nâng lên là 200 phiếu khảo sát được phỏng vấn Đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để

XLVII phỏng vấn 200 sinh viên đang theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, và các học viện nghề như đã nêu trong đề tài.

Chương 3 về "Phương pháp nghiên cứu" minh họa rõ quy trình nghiên cứu và quá trình xây dựng thang đo cho đề tài về sự lựa chọn học nghề thay vì đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã tuân theo trình tự logic và khoa học, chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày trong Chương 1. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của giới trẻ về việc học nghề, thông qua việc thu thập dữ liệu từ phỏng vấn và các bảng câu hỏi.

Nghiên cứu định tính đã được thực hiện trước, bắt đầu bằng việc xây dựng bảng câu hỏi dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước đó Bảng câu hỏi sau đó đã được điều chỉnh và bổ sung thông qua phương pháp chuyên gia, và cuối cùng, một khảo sát thử nghiệm đã được thực hiện trước khi triển khai khảo sát chính thức.

Nghiên cứu định lượng đã được tiến hành bằng cách gửi bảng khảo sát cho khoảng

200 bạn trẻ đang theo học tại các trường Cao đẳng, trung cấp và cơ sở đào tạo nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh Các biến quan sát đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ đồng ý của người tham gia với các tuyên bố Dữ liệu sau đó đã được phân tích bằng nhiều kỹ thuật thống kê, bao gồm Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định T-test và ANOVA.

Một thang đo nghiên cứu đã được xây dựng và điều chỉnh để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của giới trẻ Thang đo này bao gồm các yếu tố như sở thích cá nhân, năng lực cá nhân, ảnh hưởng của gia đình và xã hội, điều kiện kinh tế, nhu cầu của xã hội, thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn, cũng như hoạt động của truyền thông Mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 200 phiếu khảo sát từ sinh viên các trường nghề và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo độ tin cậy và tính khả thi của dữ liệu.

tổng quan về mẫu nghiên cứu

Nhóm đã thực hiện khảo sát bằng hình thức trực tuyến và thu thập được 198 phiếu trả lời từ sinh viên đang học tập tại các trường nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh Nhóm thu thập được 100% phiếu khảo sát hợp lệ Sau khi tiến hành nhập dữ liệu, làm sạch và mã hoá các biến cần thiết, nhóm thực hiện kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA để đánh giá thang đo

Dựa vào kết quả thu thập được, nhóm đã phân loại các số liệu giới tính, trường và khoá học của sinh viên.

Bảng 4 1 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Giới tính Tần số Phần trăm (%)

Trong tổng số 198 mẫu thu thập có 88 nam chiếm 44.4% tổng số, còn lại là nữ và giới tính khác chiếm lần lượt 53.5% và 2.0% Như vậy, tỉ lệ nữ giới học tại trường nghề gấp khoảng 1.2 lần tỉ lệ nam giới.

Bảng 4 2 Cơ cấu mẫu theo trường học

Trường Tần số Phần trăm (%)

Cao đẳng Bách khoa Nam Sài

Trung cấp Du lịch - Khách sạn

Trung cấp nghề Lê Thị Riêng 42 21.2

Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ đối tượng tham gia khảo sát đến từ các trường nghề khá đồng đều và không có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 4 3 Cơ cấu theo khoá học

Sinh viên Tần số Phần trăm (%)

Phần lớn sinh viên năm 2 tham gia khảo sát, chiếm tỉ lệ khoảng 64.6% Mặt khác, tỉ lệ tham gia khảo sát thấp nhất chiếm 9.1% là sinh viên năm 1.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo b•ng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Theo tác giả Nguyˆn Đình Thọ và Nguyˆn Thị Mai Trang (2009), trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA cần sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những biến không phù hợp bởi các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả và làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

“Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý khi Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Hệ số tương quan biến tổng phải từ 0.3 trở lên Một số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater,

1995, trích trong Hoàng Trọng, Chu Nguyˆn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, tr.24). Đối với bài nghiên cứu này, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo , nhóm sẽ giữ lại thang đo đảm bảo hai điều kiện: Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0.3

4.2.1 Thang đo yếu tố sở thích cá nhân

Bảng 4 4 Độ tin cậy thang đo “sở thích cá nhân”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Theo kết quả kiểm định thống kê tại bảng 4.4, các biến quan sát sở thích cá nhân (PI) đều có hệ số tương đồng tổng biến phù hợp (> 0.3) Đồng thời, hệ số Cronbach’s alpha = 0.827 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó, P I1, PI2, PI3, PI4 và PI5 (các biến đo lường của thang đo “sở thích cá nhân”) đều được giữ nguyên để phân tích EFA

4.2.2 Thang đo yếu tố năng lực bản thân

Bảng 4 5 Độ tin cậy thang đo “năng lực bản thân”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ

Các biến quan sát năng lực bản thân (IA) trong bảng 4.5 đều có hệ số tương đồng tổng biến không phù hợp (< 0.3) Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s alpha = -0.285 ≤ 0.6 nên không đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó, các biến đo lường của thang đo thành phần này đều được loại bỏ.

4.2.3 Thang đo yếu tố ảnh hưởng của gia đình và xã hội

Bảng 4 6 Độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng của gia đình và xã hội”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ

Số liệu thống kê từ bảng 4.6 cho thấy các biến quan sát ảnh hưởng của gia đình và xã hội đều có hệ số tương đồng tổng biến phù hợp (> 0.3) Đồng thời, hệ số Cronbach’s alpha = 0.835 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, M1, M2, M3, M4, M5 và M6 (các biến đo lường của thang đo “ảnh hưởng của gia đình và xã hội”) đều được giữ nguyên để phân tích EFA

4.2.4 Thang đo yếu tố điều kiện tài chính

Bảng 4 7 Độ tin cậy thang đo “Điều kiện tài chính”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ

Từ kết quả kiểm định tại bảng 4.7 cho thấy các biến quan sát điều kiện tài chính (F) đều có hệ số tương đồng tổng biến phù hợp (> 0.3) Đồng thời, hệ số Cronbach’s alpha = 0.772 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, F1, F2, F3 và F4 (các biến đo lường của thang đo “điều kiện tài chính”) đều được giữ nguyên cho phân tích EFA

4.2.5 Thang đo yếu tố nhu cầu xã hội

Bảng 4 8 Độ tin cậy thang đo “Nhu cầu xã hội”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ

Các biến quan sát nhu cầu xã hội (SD) đều có hệ số tương đồng tổng biến phù hợp (> 0.3) thể hiện qua số liệu bảng 4.8 Đồng thời, hệ số Cronbach’s alpha = 0.885 ≥ 0.6

LIV nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Vì vậy, SD1, SD2, SD3, SD4, SD5, SD6 (các biến đo lường của thang đo “nhu cầu xã hội”) đều được giữ nguyên để phân tích EFA

4.2.6 Thang đo yếu tố thời gian, trọng tâm đào tạo

Bảng 4 9 Độ tin cậy thang đo “thời gian, trọng tâm đào tạo”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ

Từ kết quả thống kê tại bảng 4.9 cho thấy các biến quan sát thời gian, trọng tâm đào tạo (TFFT) đều có hệ số tương đồng tổng biến phù hợp (> 0.3) Hệ số Cronbach’s alpha = 0.855 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó, TFFT1 , TFFT2, TFFT3, TFFT4, TFFT5 (các biến đo lường của thang đo “thời gian, trọng tâm đào tạo”) đều được giữ nguyên để phân tích EFA

4.2.7 Thang đo yếu tố ảnh hưởng của truyền thông

Bảng 4 10 Độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng của truyền thông”

Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến

Phương sai thang đo nếu loại bỏ biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ sốCronbach'sAlpha nếu loạiLV bỏ

Số liệu tại bảng 4.10 cho thấy các biến quan sát ảnh hưởng của truyền thông đều có hệ số tương đồng tổng biến phù hợp (> 0.3) Đồng thời, hệ số Cronbach’s alpha 0.889 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó, MI1, MI2, MI3, MI4, MI5 (các biến đo lường của thang đo “ảnh hưởng của truyền thông”) đều được giữ nguyên để phân tích EFA

4.2.8 Kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của nhóm biến

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, nhóm nhận thấy trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA, có 4 biến quan sát cần loại bỏ Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến được thể hiện như sau:

Bảng 4 11 Kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của nhóm biến

STT Nhân tố Nhân tố quan sát

Biến quan sát còn lại

3 Ảnh hưởng của gia đình và xã hội 6 6 0.835

6 Thời gian, trọng tâm đào tạo 5 5 0.855

7 Ảnh hưởng của truyền thông 5 5 0.889

Nguồn: Nhóm nghiên cứuLVI

Sau khi tiến hành loại bỏ 4 biến không đạt yêu cầu bằng cách đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s, 3 biến đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám pháEFA để đo lường Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ tại các trường nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích EFA biến độc lập

Trước khi phân tích nhân tố khám phá các thành phần của thang đo Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Bảng 4 12 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến độc lập (lần 1)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 928

Ta thấy, hệ số KMO = 0.938 > 0.5, tức đây là phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu Kiểm định Barlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000 < 0.05), các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể Giá trị Eigenvalues tại điểm dừng 1.105 > 1 và tổng phương sai trích đạt 64.178% > 50%, đồng thời các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 Như vậy, các điều kiện cần thiết đều đã đạt yêu cầu.

Bảng 4 13 Kết quả phân tích EFA biến độc lập (lần 1)

Nguồn: Nhóm nghiên cứuLVIII

Dựa vào bảng Kết quả phân tích EFA biến độc lập (lần 1), ta nhận thấy sự xáo trộn giữa các nhân tố, chứng tỏ dữ liệu thu thập chưa đạt được hiệu quả cao Bên cạnh đó, các biến TFFT4 và F4 mang giá trị âm; biến TFFT5 mô tả cho 2 nhóm cùng lúc Vì vậy, loại các biến TFFT4, F4, TFFT5 và tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ 2.

Bảng 4 14 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến độc lập (lần 2)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 921

Từ kết quả của bảng 4.14, hệ số KMO = 0.921 > 0.5, chứng tỏ đây là phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghie n cứu Kiểm định Barlett’s có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.000 < 0.05), các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể Giá trị Eigenvalues tại điểm dừng 1 061 > 1 và tổng phương sai trích đạt 66.214% > 50%, đồng thời, các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0 5 và không còn các biến xấu Như vậy, các điều kiện cần thiết đều đã đạt yêu cầu.

Bảng 4 15 Kết quả phân tích EFA biến độc lập (lần 2)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Kết quả ma trận xoay tại Bảng 4.15 cho thấy, 28 biến quan sát được phân thành 5 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu.

4.3.2 Phân tích EFA biến phụ thuộc

Bằng dữ liệu thu thập được, nhóm tiếp tục phân tích EFA đối với biến phụ thuộc

“quyết định lựa chọn học nghề thay vì đại học” Kết quả thu được thể hiện như sau:

Bảng 4 16 Kết quả kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 824

Trong bảng 4.16, hệ số KMO = 0.824 thoả mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1, chứng tỏ rằng nhân tố được phân tích trên thích hợp với dữ liệu nghiên cứu Kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa ≤ 0.05 cho thấy có sự tương quan giữa các biến trong tổng thể. Thang đo được chấp nhận bởi tổng phương sai trích bằng 73.190% > 50% Hệ số Eigenvablues cho kết quả 2.928 > 1 đạt yêu cầu Đồng thời, hệ số tải nhân tố đáp ứng điều kiện lớn hơn 0.5.

Bảng 4 17 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc

Căn cứ vào kết quả trên, ta thu được một biến phụ thuộc “quyết định lựa chọn học nghề thay vì đại học”

Phân tích tương quan

Trước khi thực hiện xây dựng phương trình hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, cần kiểm tra sự tương quan giữa các yếu tố nghiên cứu bằng hệ số tương quan Pearson Kết quả phân tích nghiên cứu thu được thể hiện như sau:

Bảng 4 18 Hệ thống tương quan giữa các yếu tố

PItb Mtb Ftb SDtb TFFTtb MItb

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Kết quả phân tích thể hiện hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập - biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập có ý nghĩa ở mức 1% Qua đó, kết luận rằng biến phụ

LXII thuộc Quyết định chọn học nghề thay vì đại học tương quan với các biến độc lập gồm: (1) Sở thích cá nhân, (2) Ảnh hưởng của gia đình và xã hội, (3) Điều kiện kinh tế, (4) Nhu cầu xã hội, (5) Thời gian, trọng tâm đào tạo, (6) Ảnh hưởng của truyền thông, ở mức ý nghĩa Sig < 0.05 Do vậy, nhằm giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc, nhóm sẽ đưa các biến độc lập vào mô hình hồi quy.

Dựa vào bảng Hệ thống tương quan giữa các yếu tố, hai thành phần “Thời gian, trọng tâm đào tạo” và “Nhu cầu xã hội” cho thấy hệ số tương quan cao nhất với r=0,794, chứng tỏ có sự tương quan mạnh giữa 2 thành phần này.

Phân tích hồi quy bội

Bảng 4 19 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

Mô hình Hệ số R R 2 R 2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn ước lượng

1 752 a 565 552 58619 2.217 a Dự báo (Hằng số): MItb, Pitb, Mtb, Ftb, TFFTtb, SDtb b Biến phục thuộc: Y

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình

Kết quả phân tích thể hiện độ phù hợp của mô hình là 56 5% (với R = 0.565), ta có 2 thể hiểu rằng mô hình hồi quy bội được sử dụng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 56.5%.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Vì Sig = 0.000 ta bác bỏ giả thuyết hệ số xác định tổng thể R = 0, tức có ít nhất một biến độc lập nào đó có ảnh hưởng đến biến 2 phụ thuộc Kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin – Watson tho ả mãn yêu cầu (1< 2.217 < 3) Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Bảng 4 21 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Độ lệch chuẩn Beta Dung sai VIF

Dựa vào số liệu của bảng 4.19, nhận thấy ba biến PI, M, TFFT đều có sig kiểm định t nhỏ hơn 0.05 Vì thế, các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình thống kê, tức đều tác động lên biến phụ thuộc Y.

Mặt khác, ta thấy được biến F có giá trị sig kiểm định t = 0.816 > 0.05, do vậy, biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, nói cách khác, biết Ftb không tác động lên biến phụ thuộc Y Tương tự, hai biến SD và MI có giá trị sig kiểm định t lần lượt là 0.123 và 0.619 (không thoả mãn điều kiện lớn hơn 0.05), vậy ba biến F, SD và MI không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy Do vậy, loại ba biến F, SD, MI và chạy lại mô hình hồi quy lần 2 Ta thu được kết quả sau:

Bảng 4 22 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình (lần 2)

Mô hình Hệ số R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-waston

1 746 a 557 550 58736 2.190 a Dự báo (Hằng số): TFFTtb, Mtb, PItb b Biến phụ thuộc: Y

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình

Kết quả phân tích cho thấy độ phù hợp của mô hình là 55.7% (với R = 0.557), ta có 2 thể hiểu rằng mô hình hồi quy bội được sử dụng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 55.7%.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Vì Sig = 0.000 ta bác bỏ giả thuyết hệ số xác định tổng thể R = 0, tức có ít nhất một biến độc lập nào đó có ảnh hưởng đến biến 2 phụ thuộc Kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin – Watson thoả mãn yêu cầu (1< 2.190 < 3) Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được

Bảng 4 24 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

B Std Error Beta Toleranc e VIF

Căn cứ vào bảng 4.22 trên, ta nhận thấy ba biến PI, M, TFFT đều có giá trị sig kiểm định t = 0 < 0.05 Vì thế, các biến trên đều có ý nghĩa trong mô hình thống kê (đều tác động lên biến phụ thuộc Y).

Giả thuyết H1 cho rằng Sở thích của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ Dựa vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β1 = 0 258 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 Vì vậy, với Sở thích của bản thân càng nhiều càng ảnh hu ởng tích cực đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ

Giả thuyết H3 cho rằng Tâm lý từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các trung tâm ĐHNN có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ Dựa vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β2 = 0.263 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 Vì vậy, với Tâm lý từ gia đình và xã hội càng lớn càng ảnh hu ởng tích cực đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ

Giả thuyết H6 cho rằng Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn có ảnh hưởng tới quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ Dựa vào kết quả phân tích hồi quy, giả thuyết này được chấp nhận với hệ số β 3 = 0.429 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 Vì vậy, với Thời gian đào tạo càng ngắn và mức độ tập trung chuyên môn càng sâu càng ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

Tóm lại, phương trình hồi quy cho thấy, quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ chịu tác động dương bởi 3 yếu tố sau: (1) Sở thích của bản thân, (2) Tâm lý từ gia đình và xã hội, (3) Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn Sau khi phân tích hồi quy, mô hình nghiên cứu sẽ được biểu diˆn lại như sau:

Hình 4 1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích hồi quy

4.6 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig của 3 biến độc lập (PI, M, TFFT) đều nhỏ hơn 0,05 chứng minh các biến này tác động đến biến phụ thuộc (Y) Về kiểm định đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 (theo bảng 4.22) cho thấy hiện tu ợng đa cộng tuyến không bị vi phạm

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) của mô hình đều mang giá trị dương (tác động cùng chiều) phù hợp với các giả thuyết kỳ vọng ban đầu Hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của mo hình cho thấy: yếu tố Thời gian, mức độ tập trung chuyên môn (TFFT) tác động mạnh nhất đến Quyết định chọn học nghề thay vì đại học (β3 = 0.429), yếu tố Tâm lí từ gia đình và xã hội (M) tác động mạnh thứ hai (β2 = 0.263), trong khi đó yếu

Quyết định lựa chọn học nghề thay vì đại học β1 = 0.258

Tâm lý từ gia đình và xã hội β3 = 0.429 Thời gian, trọng tâm đào tạo tố Sự đáp ứng (DU) tác động yếu nhất (β 1 = 0.258) đến Quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

4.7 Kiểm định sự khác biệt

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa biến “Giới tính” và biến “Quyết định lựa chọn học nghề” được thực hiện bằng kiểm định T với mẫu độc lập (Independent – Sample

Bảng 4 25 Kết quả kiểm định Independent – Sample T Test cho biến giới tính

Bảng 4 26 Kết quả Independent T-test so sánh quyết định lựa chọn học nghề theo giới tính

Levene’s cho sự bằng nhau phương sai

Kiểm tra T cho sự bằng nhau trung bình

Khác biệt của sự trung bình

Khác biệt của sai số chuẩn Độ tin cậy 95%

Phương sai bằng nhau được thừa

Phương sai bằng nhau không được thừa nhận

Kiểm định sự khác biệt

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa biến “Giới tính” và biến “Quyết định lựa chọn học nghề” được thực hiện bằng kiểm định T với mẫu độc lập (Independent – Sample

Bảng 4 25 Kết quả kiểm định Independent – Sample T Test cho biến giới tính

Bảng 4 26 Kết quả Independent T-test so sánh quyết định lựa chọn học nghề theo giới tính

Levene’s cho sự bằng nhau phương sai

Kiểm tra T cho sự bằng nhau trung bình

Khác biệt của sự trung bình

Khác biệt của sai số chuẩn Độ tin cậy 95%

Phương sai bằng nhau được thừa

Phương sai bằng nhau không được thừa nhận

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Kết quả kiểm định Leneve cho ta thấy được giá trị Sig = 0.943 > 0.05, suy ra phương sai theo giới tính không có sự khác biệt giữa các nhóm Trong kết quả kiểm định T sử dụng kết quả phương sai bằng nhau có giá trị Sig (2-tailed) = 0 170 > 0.05 Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể kết luận không có sự khác nhau về Quyết định chọn học nghề giữa nhóm sinh vie n nam và nữ với mức độ tin cậy = 95%

Cụ thể, giá trị trung bình yếu tố hài lòng đối với nhóm sinh viên nam là 3.6307 và nhóm sinh vie n nữ là 3.4575 Số liệu che nh lệch giữa mức hài lòng của sinh viên nam và nữ là từ - 0.07506 đến 0.42133 Vì vậy, kết quả kiểm định sự khác biệt giữa biến

“Giới tính” và biến “Quyết định lựa chọn học nghề thay vì đại học” bằng kiểm định T với mẫu độc lập là không có sự khác biệt về Quyết định lựa chọn học nghề thay vì đại học giữa nhóm sinh viên nam và nữ

Chương 4 của bài nghiên cứu nhấn mạnh ở bước thực hiện kiểm định đối với các thang đo, cũng như mô hình lý thuyết và các nghiên cứu đã được phát triển trong chương trước Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định như hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu gọn dữ liệu và làm sáng tỏ hơn về các biến đo lường, sau đó thực hiện việc kiểm định mô hình nghiên cứu qua phân tích hồi quy bội và phân tích phương sai (ANOVA).

Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá mức độ đáng tin cậy của các thang đo thành phần và cung cấp thông tin về mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một nhóm.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được áp dụng để tối giản dữ liệu và tăng hiểu biết về các biến được đo lường Qua quá trình này, nhóm nghiên cứu sẽ điều chỉnh với mục đích giúp thang đo trở nên phù hợp hơn với nghiên cứu.

Kiểm định mô hình nghiên cứu qua phân tích hồi quy bội và phân tích phương sai (ANOVA) giúp đánh giá mức độ giải thích của mô hình, đồng thời xác định sự khác biệt giữa các nhóm dữ liệu.

Kết quả thu được từ những phương pháp kiểm định trên được xem là nền tảng cho chương tiếp theo giúp nhóm nghiên cứu thực hiện tổng hợp và đánh giá chất lượng của nghiên cứu Chương cũng kết luận và đưa ra những đề xuất và kiến nghị có thể áp dụng để giải quyết vấn đề được đề cập trong bài nghiên cứu.

Kết luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đã được thực hiện với mục tiêu chính là xác định và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Sử dụng một mẫu khảo sát gồm 200 người tham gia, nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp kiểm định và phân tích thích hợp để giải đáp các mục tiêu nghiên cứu được đề ra tại Chương 1.

Ngoài ra, nghiên cứu đã tiến hành đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đối với quyết định chọn học nghề của giới trẻ Kết quả phân tích đã minh họa rõ sự tác động của các yếu tố này đến quyết định học nghề của học viên như thế nào cũng như giúp xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố cơ bản, các trường nghề sẽ có thêm thông tin để có thể xem xét điều chỉnh các hoạt động của họ một cách hiệu quả để thu hút và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đặc biệt là giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuối cùng, sau khi đã xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy để nghiên cứu sâu hơn các mối quan hệ và tác động của các yếu tố đối với quyết định chọn học nghề của giới trẻ Kết quả của phân tích này đã cung cấp thông tin quan trọng, từ đó giúp nhóm nghiên cứu đưa ra các đánh giá và kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng và thu hút thêm học viên học nghề. Việc đo lường và hiểu rõ sâu hơn về những yếu tố này là rất quan trọng đối với quản trị giáo dục và quyết định chiến lược trong tương lai của các trường nghề.

Kết quả khảo sát đã giúp khẳng định lại các giả thuyết với các chi tiết như sau:

Bảng 5 1: Các giả thuyết kiểm định và kết luận

Mã giả thuyết Giả thuyết Kết luận

H1 Sở thích của bản thân có ảnh hưởng đến quyết định Chấp nhận

Mã giả thuyết Giả thuyết Kết luận chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

H2 Năng lực bản thân có ảnh hưởng tới quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ Loại bỏ H3

Tâm lý từ gia đình, thầy cô, bạn bè và các trung tâm ĐHNN có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

H4 Điều kiện kinh tế (khả năng chi trả) có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

H5 Nhu cầu của xã hội có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ Loại bỏ H6

Thời gian đào tạo, mức độ tập trung chuyên môn có ảnh hưởng tới quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

Hoạt động của truyền thông có ảnh hưởng đến quyết định chọn học nghề thay vì đại học của giới trẻ.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu

Hàm ý quản trị

Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, được trình bày chi tiết trong Chương 4, nhóm nghiên cứu kết luận rằng ba yếu tố quan trọng trong việc quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là: (1) Sở thích cá nhân, (2) Tâm lý từ gia đình và xã hội, và (3) Thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố Sở thích cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quyết định nghề nghiệp của giới trẻ Yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến quyết định học nghề và được đánh giá là một yếu tố quyết định với mức độ tương đối cao đến quyết định học nghề.

Tâm lý từ gia đình và xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong quyết địnhchọn lọc nghề của giới trẻ Tâm lý này được hình thành và thể hiện qua tầm nhìn và tác

LXXII động từ gia đình và xã hội, và yếu tố này có tác động tích cực đến quyết định chọn học nghề.

Thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn là yếu tố quan trọng thứ ba. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố này cũng có tác động đáng kể đến quyết định của giới trẻ.

Trong bối cảnh này, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho các trường nghề và nhà quản lý giáo dục xem xét để tối ưu hóa việc hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của giới trẻ Điều này bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi để học viên phát triển sở thích cá nhân, cung cấp hỗ trợ và tư vấn từ gia đình và xã hội, cũng như cải thiện chất lượng đào tạo và tập trung chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của học viên Những đề xuất này có thể giúp tăng sự hài lòng và thu hút nguồn khách hàng, đặc biệt là duy trì những khách hàng trung thành sử dụng dịch vụ giáo dục nghề nghiệp.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng yếu tố "sở thích cá nhân" có tác động tích cực đến quyết định chọn học nghề thay vì học đại học của giới trẻ tại các trường nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hệ số beta của yếu tố này là 0.258, và điểm đánh giá trung bình của nó là 3.867 Kết quả này chứng minh giả thuyết H1 của nghiên cứu là có căn cứ và phù hợp với mô hình nghiên cứu, và cho thấy rằng sở thích cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong quyết định học nghề của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường nghề cần thực hiện cuộc khảo sát và phỏng vấn học viên để hiểu sâu hơn về sở thích cá nhân Dựa trên thông tin này, họ có thể phát triển chương trình đào tạo đa dạng và cung cấp dịch vụ tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp Môi trường học tập cần được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của sở thích cá nhân, và việc theo dõi và đánh giá sự phát triển là quan trọng Cuối cùng, kết hợp sở thích cá nhân với nhu cầu thị trường lao động giúp đảm bảo rằng học viên có cơ hội tìm kiếm công việc phù hợp với sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của họ.

5.2.2 Tâm lý từ gia đình và xã hội

Dựa trên hệ số beta dương 0.263 và điểm đánh giá trung bình là 3.425, có thể kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng tích cực đối với nghiên cứu Kết quả này hỗ trợ giả thuyết H3 và chứng minh rằng mô hình nghiên cứu đã được xây dựng đúng và phù hợp.

Trong việc quản trị yếu tố "tâm lý từ gia đình và xã hội," các trường nghề cần xem xét và thực hiện một loạt các biện pháp như thiết lập cơ hội giao tiếp mở cửa với gia đình và xã hội của học viên, tạo môi trường học tập thân thiện và hòa nhập, cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý cho học viên và gia đình, phát triển chiến lược giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, và khuyến cáo sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan Các biện pháp này giúp đảm bảo rằng quyết định nghề nghiệp của giới trẻ được thể hiện một cách minh bạch và được ủng hộ mạnh mẽ từ phía gia đình và xã hội.

5.2.3 Thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn

Dựa trên các dữ liệu và phân tích trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng yếu tố “Thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn” có một tác động tích cực đối với biến phụ thuộc, với hệ số beta dương là 0.429 Điều này có ý nghĩa rằng yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc, và kết quả này được hỗ trợ bởi điểm đánh giá trung bình là 3.629 Kết quả này đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho việc chấp nhận giả thuyết H3, cho thấy rằng mô hình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu là phù hợp và đúng đắn để xác định mối quan hệ giữa yếu tố này và biến phụ thuộc trong ngữ cảnh của đề tài. Để thực hiện hiệu quả yếu tố "thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn," nhóm nghiên cứu đề xuất một loạt biện pháp Đầu tiên, các trường nghề nên tối ưu hóa chương trình đào tạo để đảm bảo sử dụng hiệu quả và không kéo dài quá mức thời gian cho học viên thời gian được sử dụng hiệu quả và không kéo dài quá mức cần thiết cho học viên Điều này giúp giảm áp lực về thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên.

Thứ hai, để tập trung vào chuyên môn từ giai đoạn ban đầu, các trường nghề có thể tích hợp các khóa học thực hành vào phần mô-đun đầu tiên của chương trình đào tạo.

LXXIV Điều này giúp học viên nắm bắt kiến thức chuyên ngành một cách nhanh chóng và áp dụng vào thực tế, tạo nên sự hứng thú và sự hòa nhập với nghề nghiệp.

Thứ ba, để đáp ứng nhu cầu đa dạng về thời gian và mức độ tập trung chuyên môn của học viên, các trường nghề nên cung cấp các tùy chọn linh hoạt, bao gồm học tại lớp và học trực tuyến Điều này giúp học viên lựa chọn theo nhu cầu cá nhân của họ và tối ưu hóa thời gian học tập.

Ngoài ra, việc thực hiện hệ thống đánh giá liên tục là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng học viên đang tiến bộ theo mức độ chuyên môn mong muốn và cho phép điều chỉnh chương trình đào tạo theo cách phù hợp Cuối cùng, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp giúp đảm bảo rằng chương trình đào tạo phản ánh mức độ tập trung chuyên môn cần thiết cho nhu cầu thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến nghề nghiệp của học viên.

Những đóng góp của nghiên cứu

Đề tài "Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Học Nghề Thay Vì Học Đại Học Của Giới Trẻ Tại Các Trường Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh" có những đóng góp quan trọng sau:

- Thứ nhất: Cung Cấp Hiểu Biết Sâu Rộng Về Quyết Định Học Nghề: Đề tài đã thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng để giải quyết một vấn đề xã hội quan trọng, đó là quyết định của giới trẻ về việc học nghề thay vì học đại học Kết quả từ nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này, giúp hiểu rõ hơn về sự lựa chọn của giới trẻ.

- Thứ hai: Hỗ Trợ Quyết Định Chính Trị và Chính Sách Giáo Dục: Kết quả từ nghiên cứu có thể hỗ trợ việc tạo ra chính sách giáo dục và nghề nghiệp hiệu quả hơn Những đóng góp này có thể giúp chính quyền địa phương và quốc gia hiểu rõ hơn về nhu cầu của giới trẻ và cách cải thiện hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Thứ ba: Hướng Dẫn Sự Phát Triển của Trường Nghề: Trường nghề có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để tùy chỉnh chương trình đào tạo và tạo ra môi trường học tập

LXXV thu hút hơn Điều này có thể tăng cường khả năng cung cấp cho học sinh các kỹ năng thực tế và phù hợp với thị trường lao động.

- Thứ tư: Tạo Sự Nhận Thức Xã Hội: Đề tài có thể giúp tạo sự nhận thức trong xã hội về giá trị của việc học nghề và ngành nghề, từ đó thay đổi thái độ và suy nghĩ của người dân về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ.

- Thứ năm: Hỗ Trợ Tư Vấn Nghề Nghiệp: Kết quả từ đề tài này có thể được sử dụng để cung cấp thông tin hữu ích cho các chương trình tư vấn nghề nghiệp Các tư vấn viên nghề nghiệp có thể sử dụng những kết quả này để hỗ trợ học sinh và người trẻ trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp chính xác.

- Thứ sáu: Tạo Cơ Hội Cho Thảo Luận Xã Hội: Đề tài mở cửa cơ hội cho thảo luận xã hội về hệ thống giáo dục và nghề nghiệp Những cuộc thảo luận này có thể dẫn đến những thay đổi tích cực trong việc tạo ra môi trường học tập và nghề nghiệp tốt hơn cho tương lai của giới trẻ.

Những hạn chế của nghiên cứu

Một số hạn chế của đề tài "Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Học Nghề Thay Vì Học Đại Học Của Giới Trẻ Tại Các Trường Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố

Hồ Chí Minh" có thể bao gồm:

- Thứ nhất: Phạm Vi Nghiên Cứu Hạn Chế: Đề tài tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh, do đó, không thể tổng quát hóa kết quả cho cả Việt Nam Quyết định học nghề hoặc học đại học có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố địa phương khác nhau trên toàn quốc.

- Thứ hai: Hạn Chế trong Phương Pháp Nghiên Cứu: Phương pháp nghiên cứu có thể gặp hạn chế trong việc thu thập dữ liệu hoặc phân tích chúng Ví dụ, nghiên cứu dựa trên khảo sát có thể gặp hạn chế về số lượng mẫu hoặc độ chính xác của thông tin được cung cấp bởi người tham gia khảo sát.

- Thứ ba: Thiên Vị trong Phân Tích: Sự thiên vị có thể xảy ra trong quá trình phân tích dữ liệu hoặc diˆn giải kết quả Sự chọn lọc dữ liệu hoặc thiên vị trong cách nghiên cứu được thực hiện có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả.

- Thứ tư: Thay Đổi Thời Gian: Quyết định nghề nghiệp của giới trẻ có thể thay đổi theo thời gian Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh kinh tế và xã hội biến đổi nhanh chóng Do đó, kết quả nghiên cứu có thể trở nên lỗi thời nếu không được cập nhật định kỳ.

- Thứ năm: Khó Khảo Sát Tác Động Tâm Lý và Xã Hội Sâu Sắc: Một số yếu tố tác động đến quyết định học nghề hoặc học đại học có thể là tâm lý và xã hội sâu sắc, khó khảo sát bằng phương pháp truyền thống Sự tác động của gia đình, bạn bè, và những trải nghiệm cá nhân có thể khó đo lường một cách chính xác.

- Thứ sáu: Không Xem Xét Sự Thất Bại: Đề tài tập trung vào quyết định học nghề, nhưng không xem xét tình huống khi quyết định này không thành công hoặc khi người trẻ sau này muốn thay đổi hướng nghề nghiệp.

- Thứ bảy: Thiếu Các Yếu Tố Ngoại Vi: Nghiên cứu có thể thiếu sự xem xét đầy đủ về các yếu tố bên ngoài như chính trị, chính sách giáo dục, hoặc tình hình thị trường lao động Điều này có thể làm giảm tính toàn diện của nghiên cứu.

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Dựa trên đề tài "Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Học Nghề Thay Vì Học Đại Học Của Giới Trẻ Tại Các Trường Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh" và những hạn chế đã được nêu ra, dưới đây là một số hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được đề xuất:

- So Sánh Vùng Miền: Nghiên cứu có thể mở rộng phạm vi để so sánh quyết định học nghề và học đại học của giới trẻ ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam Sự so sánh này có thể giúp hiểu rõ hơn về cách ảnh hưởng của yếu tố địa lý và văn hóa đối với lựa chọn nghề nghiệp.

- Tác Động Của Chính Trị và Chính Sách: Nghiên cứu có thể xem xét cách chính trị và chính sách giáo dục ảnh hưởng đến quyết định học nghề Nghiên cứu này có thể tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục nghề nghiệp và cách chính phủ hỗ trợ người học nghề.

- Phân Tích Thị Trường Lao Động: Nghiên cứu có thể nghiên cứu thị trường lao động để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm trong các ngành nghề khác nhau và cách chúng ảnh hưởng đến quyết định học nghề.

- Nghiên Cứu Xã Hội Tâm Lý: Tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến quyết định học nghề, chẳng hạn như áp lực xã hội, sự ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, và giới thiệu từ người thầy cô.

- Nghiên Cứu Theo Dõi Dài Hạn: Tiến hành nghiên cứu theo dõi dài hạn để xem xét kết quả của quyết định học nghề hoặc học đại học trong suốt sự nghiệp của người trẻ Điều này có thể giúp hiểu rõ hơn về tiến trình phát triển nghề nghiệp và cách nghiên cứu này có thể thay đổi theo thời gian.

- Nghiên Cứu So Sánh Quốc Tế: So sánh quyết định học nghề và học đại học của giới trẻ ở Việt Nam với các quốc gia khác có thể cung cấp cái nhìn quốc tế về mô hình giáo dục và nghề nghiệp.

- Tạo Mô Hình Dự Đoán: Phát triển mô hình dự đoán để đoán trước quyết định của giới trẻ về việc học nghề hoặc học đại học dựa trên các yếu tố tâm lý, xã hội, và kinh tế Mô hình này có thể giúp trong việc dự đoán và tạo ra chiến lược giáo dục và nghề nghiệp phù hợp hơn.

Những hướng nghiên cứu này có thể giúp mở rộng kiến thức về quyết định học nghề của giới trẻ và cung cấp thông tin hữu ích cho việc cải thiện chính sách giáo dục và nghề nghiệp.

Chương 5 của nghiên cứu tổng kết kết quả và đưa ra các kiến nghị dựa trên phân tích chi tiết về quyết định chọn học nghề của giới trẻ tại các trường nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả của nghiên cứu đã xác định ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định này, bao gồm sở thích cá nhân, tâm lý gia đình và xã hội, cùng với thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn Sở thích cá nhân được xác định là yếu tố quan trọng nhất, đánh bại các yếu tố khác và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của sở thích cá nhân của học viên Tâm lý gia đình và xã hội cũng có tác động tích cực, phản ánh ảnh hưởng từ môi trường xung quanh Thời gian đào tạo và mức độ tập trung chuyên môn cung cấp các yếu tố hỗ trợ quan trọng cho học viên trong quá trình học nghề Dựa trên những kết quả này, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị quản trị, bao gồm việc xây dựng chương trình đào tạo đa dạng, tăng cường tương tác gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt cho việc đào tạo chuyên môn, và tạo cơ hội thực hành và thực tập để học viên áp dụng kiến thức vào thực tế Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở rộng phạm vi nghiên cứu và thảo luận tiềm năng về phát triển hệ thống đào tạo nghề và giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

Ngày đăng: 28/02/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w