Với những vấn đề phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài với tên là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai”.. 1.3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết 6 tháng đầu năm 2022, ngành Tài chính đã thực hiện 28.350 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 438.563 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; kiến nghị xử lý tài chính 21.192 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp ngân sách 4.124 tỷ đồng Để thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ có chức năng thanh tra chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới cách thức làm việc, thực hiện đúng yêu cầu phòng, chống dịch Covid- 19; tích cực trao đổi, phối hợp, nắm thông tin từ các cơ quan liên quan Đồng thời yêu cầu việc xây dựng đề cương, kế hoạch và triển khai thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch năm 2022, nội dung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề quản lý của ngành, phục vụ cho công tác quản lý điều hành của Bộ Tài chính; áp dụng nguyên tắc thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro; tổ chức làm việc, trao đổi thông tin trực tuyến với các bên liên quan, nhưng vẫn đảm bảo quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra và quy định bảo vệ bí mật nhà nước
Bên cạnh đó, sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh tế số trong những năm gần đây, đã và đang làm thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế xã hội và thói quen tiêu dùng người dân trên toàn thế giới Sự thay đổi do chuyển đổi số mang lại cũng đặt ra yêu cầu cơ quan thuế phải hướng tới đảm bảo quá trình thu thuế từ các giao dịch kỹ thuật số và ứng dụng công nghệ thông tin giám sát, kiểm tra quá trình tuân thủ của người nộp thuế (NNT)
Nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước từ việc thu thuế, ngoài ra, thuế có vai trò vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ và sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước Theo quy định của pháp luật, thuế được hiểu là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc, bên cạnh đó, thuế còn được Nhà nước quy định thành Luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho Nhà nước nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của Nhà nước Để đạt được mục đích này, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đưa ra chính sách thuế hợp lý mà còn phải quan tâm đến hoạt động quản lý thuế của Nhà nước
Công tác quản lý thuế hiện nay đối với Việt Nam cũng như là các nước khác trên thế giới đang phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau trong nhiệm vụ thu thuế của Nhà nước khi gặp phải sự phản ứng từ các đối tượng nộp thuế thể hiện dưới nhiều dạng hình vi khác nhau Trong khi nguồn lực cho quản lý thu thuế có giới hạn, sự phức tạp về hành vi tuân thủ thuế ngày càng tăng và khó nắm bắt từ đó làm cho cơ quan thuế phải chịu nhiều sức ép trong việc làm sao phải đảm bảo số thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý đất nước trong một xã hội càng phát triển như hiện nay, chính vì vậy tuân thủ thuế đã trở thành một chủ đề nghiên cứu quan trọng
Với những vấn đề phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài với tên là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai” Làm luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng nhằm góp phần giải quyết vấn đề bất cập còn tồn tại trong thực tiễn.
Mục tiêu tổng quát và cụ thể của luận văn
1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai và trên cơ sở đó tác giả đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
2 Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
3 Cuối cùng, tác giả đề xuất hàm ý chính sách để cải thiện tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai, do đó với vấn đề này thì các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Những yếu tố quan trọng nào có khả năng ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai?
- Những hàm ý chính sách nào có thể đưa ra cho cho cơ quan quản lý để gia tăng mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: tuân thủ thuế và các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát mà tác giả lựa chọn là lãnh đạo của các doanh nghiệp, hoặc là đại diện của doanh nghiệp trực tiếp thực hiện kê khai và nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu các vấn đề liên quan tới việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2021 –
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng, cụ thể: Phương pháp định tính được sử dụng để tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so sánh số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn thống kê thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tại các cơ quan hữu quan để đánh giá sơ bộ về thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát thuế của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2021
- 2022 Qua đó đúc kết những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để phân tích thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Phương pháp định lượng được sử dụng trên cơ sở phát phiếu điều tra khảo sát để thu thập thông tin từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Cục Thuế quản lý, đồng thời thông qua phần mềm thống kê SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn chính thức 450 doanh nghiệp nộp thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0 Cụ thể như sau:
- Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và độ giá trị (factor loading), tiến hành phân tích Exploratory Factor Analysis (EFA) để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến quan sát tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để kiểm nghiệm các giả thuyết nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp Sau đó, đối chiếu với kết quả, nhận định, đánh giá của phương pháp định tính nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát sự tuân thủ thuế
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong và ngoài nước Việt Nam, thông qua các phương tiện như: báo chí, Internet…, các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động thường niên của UBND tỉnh, cục thuế tỉnh Đồng Nai, hay thông qua các báo và tạp chí chuyên ngành có liên quan tới chủ đề này
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra về các vấn đề liên quan tới việc tuân thủ thuế doanh nghiệp để làm căn cứ chính xác cho các kết luận của đề tài
- Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được từ các tài liệu của UBND tỉnh và Cục thuế Đồng Nai
- Phương pháp thống kê so sánh: So sánh việc thực hiện và kết quả đạt được giữa các năm qua, từ đó thấy được sự tăng giảm trong hoạt động thu thuế của Cục thuế tỉnh Đồng Nai qua các năm
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả điều tra các loại hình doanh nghiệp khác nhau đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Bằng phương pháp này, tác giả thu thập được các số liệu sơ cấp làm cơ sở cho quá trình phân tích
Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu Đây là cơ sở để so sánh, phân tích và rút ra các kết luận cần thiết Tác giả sẽ dùng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích các dữ liệu sơ cấp cũng như thứ cấp thu thập được Phương pháp chuyên gia:
Vận dụng kết quả khảo sát, nghiên cứu; các đánh giá của các chuyên gia (05 cán bộ quản lý thuế) tại Cục thuế tỉnh Đồng Nai, Sở Ban ngành liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất khuyến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tuân thủ thuế cho các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài này hướng đến mục tiêu phân tích rõ những yếu tố cụ thể và định lượng mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả về các yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là rất cần thiết để Cục Thuế tỉnh Đồng Nai có thể đưa ra những chiến lược quản lý thu thuế phù hợp Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, kết quả này còn có những đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu khoa học về pháp luật đối với luật thuế doanh nghiệp tại Việt Nam
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hệ thống thuế nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý thuế nói chung Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp vẫn hạn chế và thường gắn với một địa phương cụ thể nên kết quả không thể áp dụng cho các địa phương khác Trong bài này, tác giả phân tích thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp dựa trên thực tiễn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai giúp xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp Từ kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp tác giả xây dựng được các hàm ý chính sách hoàn thiện pháp luật, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ thuế cũng như nâng cao hiệu quả thu thuế cho Cục thuế tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra, kết quả này có thể dùng làm tài liệu tham khảo để bổ sung thêm kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý hoạt động tuân thủ thuế cho các địa phương khác có các điều kiện tương tự như tỉnh Đồng Nai.
Kết cấu luận văn
Phần mở đầu của luận văn thạc sĩ là chương Tổng quan nghiên cứu đã được trình bày trong phần này Ngoài ra, nội dung chính từ Cơ sở lý thuyết làm căn cứ cho luận văn, kết quả nghiên cứu cho tới các Khuyến nghị của tác giả sẽ được phân tích và làm rõ trong bốn chương tiếp theo Do đó, kết cấu chính của luận văn bao gồm 05 chương chính được tác giả trình bày cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế
2.1.1 Khái niệm về tuân thủ thuế và hành vi tuân thủ thuế
2.1.1.1 Khái niệm tuân thủ thuế
Tuân thủ thuế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu Quan điểm truyền thống cho rằng hầu hết người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của cơ quan thuế (CQT) hoặc khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế (Damayanthi, 2015) Vì vậy, cách tiếp cận tuân thủ thuế theo luật thuế chỉ có thể làm giảm mức độ trốn thuế chứ không thể hướng đến việc tăng cường tuân thủ thuế Khái niệm tuân thủ thuế còn thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia tranh luận về phương diện tuân thủ tự nguyện hay không tự nguyện Một trong những mục tiêu được xem là cao nhất của quản lý thuế là tăng tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn thuế và tránh thuế Hầu hết quan điểm nghiên cứu hiện nay đều tập trung xem xét tính tự nguyện chấp hành thuế Doreen và cộng sự (2017) đã đặt ra câu hỏi: sự “tuân thủ” có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế
“tuân thủ” chỉ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp cưỡng chế hành chính, hoặc do cả hai thì điều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ, ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so với mức thuế phải nộp theo luật định Vì vậy, quan điểm hiện đại cho rằng cơ quan quản lý thuế sẽ thành công khi gia tăng được sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế mà không cần sử dụng đến các hình thức kiểm tra, thanh tra, nhắc nhở hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác
2.1.1.2 Hành vi tuân thủ thuế Đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới thì thuế là nguồn thu chủ yếu của các quốc gia này, ngoài ra, thuế còn là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức cũng như cá nhân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đối với ngân sách Nhà nước Theo quan điểm truyền thống cho rằng: Hầu hết người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ Pháp luật thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của Cơ quan thuế hoặc do lợi ích kinh tế Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu tranh luận về tuân thủ Pháp luật thuế tự nguyện hay không tự nguyện Tuân thủ thuế là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ quan thuế và việc thuyết phục người nộp thuế tuân thủ các yêu cầu về thuế không phải là một nhiệm vụ dễ dàng mặc dù luật thuế không phải lúc nào cũng chính xác Do đó, tuân thủ thuế có nhiều định nghĩa khác nhau, tác giả sẽ sơ lược những khái niệm chính theo dòng thời gian như sau:
Edward (2015)cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo thu nhập thực tế và cũng cho rằng hành vi tuân thủ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiểu biết trong tình huống người nộp thuế sẽ được hưởng khoản tiết kiệm thuế do thiếu thu nhập trong thời gian ngắn mà không xem xét đến việc gắn kết trả trong thời gian dài cho thu nhập chưa được khai báo ở mức phạt sẽ cao hơn số tiền họ đã trả nếu họ khai báo thu nhập đúng vào đúng thời điểm
Mới đây nhất, nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu trên thế giới đang coi khái niệm về tuân thủ thuế của OECD (2016) là tiêu chuẩn khi định nghĩa: “Tuân thủ thuế là mức độ mà người nộp thuế tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các quy tắc thuế của quốc gia anh ta, ví dụ, bằng cách khai báo thu nhập, khai thuế và nộp thuế kịp thời cách thức” (OECD, 2016)
Trong điều kiện tại Việt Nam, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp thuế (DNNT) gồm: “Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt DNNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định”
Như vậy, tuân thủ thuế là thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế theo đúng các quy định tại các luật thuế, DNNT tự giác và có ý thức tuân thủ hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình, Cơ quan thuế có nhiệm vụ chủ yếu tuyên truyền, giáo dục, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế, ngăn chặn xử lý các hành vi không tuân thủ thuế
2.1.3 Phân loại tuân thủ thuế của doanh nghiệp
2.1.3.1 Dựa vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế, ta có thể phân loại thành 2 dạng là: Tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có kiểm soát
Tuân thủ tự nguyện: Xu hướng hiện nay của Chính phủ các nước là tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế tự nguyện Việc tuân thủ nộp thuế tự nguyện của các doanh nghiệp sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế giảm bớt được việc kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở cũng như hạn chế được các biện pháp hành chính Tuy nhiên việc tuân thủ nộp thuế tự nguyện có thể gây ra các sai sót do doanh nghiệp có thể không hiểu rõ hết các quy định của chính sách dẫn tới kê khai và nộp thuế không đầy đủ (Nguyễn Thị Liên & Nguyễn Văn Hiệu, 2018)
Tuân thủ có kiểm soát: Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết doanh nghiệp về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế Nếu có sự ràng buộc, nhắc nhở hay có chế độ kiểm soát thì doanh nghiệp mới chấp hành Tuy nhiên, mức độ chấp hành là khác nhau, do đó các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy trình tuân thủ thuế do Phát luật về thuế doanh nghiệp quy định bao gồm năm giai đoạn chính là: Đăng ký thuế; kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế; Cung cấp thông tin báo cáo; cuối cùng là lưu trữ sổ sách
2.1.3.2 Dựa vào sự phân cấp của việc tuân thủ
Dựa vào sự phân cấp của việc tuân thủ Trong các điều kiện môi trường khác nhau rõ ràng sự tuân thủ của doanh nghiệp là khác nhau Do đó nhằm tăng cường sự tuân thủ của các doanh nghiệp này thì Cơ quan thuế phải hiểu rõ được bản chất của sự tuân thủ thuế tại các doanh nghiệp đó Trong một nghiên cứu khác thì sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp được chia thành bốn cấp độ khác nhau dựa trên sự sẵn sàng và khả năng thực hiện đúng cam kết về thuế của doanh nghiệp Đồng thời cũng chính là các cấp độ thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp đối với Cơ quan quản lý thuế tại địa phương
- Cấp độ Cam kết: doanh nghiệp cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với Cơ quan thuế theo kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, tự nguyện Thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ theo mình
- Cấp độ Chấp nhận: doanh nghiệp cảm thấy hòa hợp và chấp nhận những yêu cầu được đưa ra từ Cơ quan quản lý việc thu thuế tại địa phương và tin tưởng vào các chính sách thuế
- Cấp độ Miễn cưỡng: Đây là cấp độ thể hiện sự phản kháng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tiếp cận hoạt động nộp thuế với thái độ chống đối, chấp nhận đối đầu và tranh chấp với Cơ quan thuế
- Cấp độ Từ chối: Đây là cấp cuối cùng cũng là thể hiện sự bất hợp tác cao nhất của các doanh nghiệp nhằm tách ra khỏi sự quản lý của Cơ quan thuế địa phương Trong mô hình gốc của tác giả Larissa (2020) thì điều kiện nghiên cứu cũng như kết quả lại phản ánh tại các quốc gia phát triển, nơi các doanh nghiệp luôn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của mình thì cấp độ Cam kết và Chấp nhận nộp thuế chiếm đa số trong khi tỷ lệ Miễn cưỡng và Từ chối rất hạn chế Ngoài ra, tại các quốc gia phương tây nơi có hệ thống quản lý tài chính và thuế minh bạch rõ ràng do đó các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận với việc nộp thuế của mình, rất khó khăn để trốn thuế tại các quốc gia phương Tây
Tuy nhiên, tại các nền kinh tế mới nổi, ví dụ như tại Việt Nam rõ ràng mức độ tuân thủ thuế và tinh thần tự nguyện của các doanh nghiệp còn hạn chế Do đó, trong một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), tác giả đã điều chỉnh từ mô hình gốc của Jerome và cộng sự (2018) trong điều kiện của nền kinh tế
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới đề tài
2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
(1) Larissa (2020) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Malaysia
Trong nghiên cứu này, các tác giả xác định các yếu tố quan trọng nhất liên quan đến hành vi tuân thủ thuế với mục đích tìm hiểu cách thức các yếu tố này có thể được sử dụng bởi cơ quan thuế như một công cụ để tăng khoản thu thuế Để đạt được mục tiêu, thứ nhất tác giả đã tóm tắt và xác định các yếu tố quyết định đến hành vi tuân thủ thuế là yếu tố tâm lý, chính trị và kinh tế xã hội Trong số các yếu tố tâm lý xã hội, tác giả đã cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến thái độ, chuẩn mực, nhận thức công bằng, động lực, và cách mà từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
Từ loạt các yếu tố quyết định chính trị, nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phức tạp pháp luật về thuế Hơn nữa, nghiên cứu cũng trình bày ngắn gọn sự tiến hóa của các nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế bắt đầu từ những giả định của mô hình trốn thuế cổ điển Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tác động mà xác suất bị kiểm tra thuế, mức phạt, thuế suất và thu nhập có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Nghiên cứu cung cấp các kinh nghiệm về tuân thủ thuế của các nước như Úc, New Zealand Dựa trên sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế để phát triển mô hình tuân thủ thuế, áp dụng chúng, và cuối cùng là để thúc đẩy việc tuân thủ thuế Nghiên cứu cũng rút ra kết luận về tầm quan trọng của các yếu tố này và về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó có thể giúp các nền kinh tế khác đảm bảo nguồn thu thuế Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Ngành nghề kinh doanh;
(2) Kinh tế; (3) Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp
(2) Nghiên cứu của Inmaculada (2021) với đề tài: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Indonesia
Nghiên cứu này nhằm tìm kiếm cách thức mà xã hội Indonesia nhận thức về việc tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp Nghiên cứu này nhằm mục đích đo lường niềm tin và cảm nhận sức mạnh của chính quyền Indonesia Kết quả cho thấy mức độ tin tưởng vào chính quyền cao và sức mạnh của chính quyền có tỷ lệ thuận với mức tăng của tuân thủ thuế Những cải cách lập pháp được giới thiệu với mục đích tăng cường sự tuân thủ, tác giả khám phá những hiệu quả của các sáng kiến cũng như tác động tích cực của nó đối với sự tuân thủ Tác giả đã chứng minh rằng: Rõ ràng có sự tác động của xã hội tới việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, làm cho họ tuân thủ tốt hơn Tác giả đã chỉ ra vấn đề hiện nay đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển đóng vai trò cốt lõi của các khoản đầu tư trong nước Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của họ trong số những nhóm nhân tố khác được coi là môi trường kinh tế có tác động không nhẹ trong việc làm giảm sự tuân thủ thuế Ở các nước đang phát triển, việc không tuân thủ thuế là một thách thức nghiêm trọng đối với quản lý thuế thu nhập và cản trở hiệu quả thu thuế Nghiên cứu đã kiểm tra sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại một quốc gia đang phát triển Nghiên cứu này xem xét tài liệu về tuân thủ thuế và hệ thống thuế Nghiên cứu đã mở rộng các khung lý luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tuân thủ thông qua hệ thống tự đánh giá Tất cả các dữ liệu liên quan được kết hợp thành thông tin đã được tiết lộ trong nghiên cứu này, xác định tất cả các thành phần cần được làm rõ về việc tự đánh giá và ý nghĩa của nó đối với việc tuân thủ thuế Các kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng ở các nước đang phát triển, hệ thống tự đánh giá cần lưu ý nhiều yếu tố gây ra sự không tuân thủ ngoài kiến thức về thuế Các yếu tố kinh tế và tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người nộp thuế và người thu thuế, khi các doanh nghiệp cho rằng chi phí tuân thủ thuế lớn ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của họ hơn các doanh nghiệp lớn Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Ngành nghề kinh doanh; (2) Kinh tế; (3) Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp
(3) Sophia (2016), xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Ghana
Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tuân thủ luật thuế ở Ghana, nhưng có bằng chứng cho thấy có một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cố gắng thực hiện việc tuân thủ thuế tối thiểu của họ cho nhà nước mỗi năm Do đó, nghiên cứu của tác giả Sophia Naroog Kuug đã tìm cách xác định các yếu tố khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này tuân thủ luật thuế với mục đích tăng sự tuân thủ thuế tự nguyện giữa các thực thể này Trong nghiên cứu này, một cuộc khảo sát được áp dụng để thu thập dữ liệu từ những người trả lời được thu thập dữ liệu từ 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa được chọn từ 3 khu vực trong cả nước Ghana Ngoài ra, một hướng dẫn phỏng vấn đã được sử dụng để thu thập thông tin từ ban quản lý và nhân viên của cơ quan thuế Ghana Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc vốn, chi phí tuân thủ, thuế suất, kiểm toán thuế và đạo đức của người nộp thuế ảnh hưởng đáng kể đến việc tuân thủ thuế Cơ quan thuế Ghana cũng chỉ ra rằng các hiệp hội và hiệp hội của các doanh nghiệp có thể giúp tăng sự tuân thủ thuế tự nguyện của các doanh nghiệp nhỏ
Nghiên cứu khuyến nghị trong số những đối tượng khác rằng một cuộc phỏng vấn sâu được sử dụng trong các nghiên cứu trong tương lai để cho phép nhà nghiên cứu phỏng vấn chủ sở hữu và người quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các thực thể này Ngoài ra, các nhà phát triển chính sách nên nỗ lực để làm cho các hệ thống thuế ít phức tạp hơn và ít tốn kém hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ các yêu cầu về thuế Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Ngành nghề kinh doanh; (2) Kinh tế; (3) Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp
(4) Kanbiro (2018), xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Gedeo Zone of Southern Ethiopia
Tác giả chỉ ra rằng thái độ tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế với hệ thống thuế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân khẩu học, cá nhân, xã hội, thể chế và kinh tế Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ thuế tự nguyện với hệ thống thuế trong trường hợp của khu vực Gedeo Để kết thúc này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Dân số mục tiêu của nghiên cứu là cơ quan thuế và người nộp thuế trong Khu vực
Một mẫu gồm 323 người nộp thuế được lấy ngẫu nhiên từ 1.678 người nộp thuế trong khu vực nhưng nhân viên thuế đã được nhà nghiên cứu lựa chọn một cách hợp lý để thu thập thông tin đầy đủ và có liên quan cần thiết để chuẩn bị báo cáo của nghiên cứu này Cả dữ liệu chính và phụ đều được thu thập Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc và phỏng vấn với các cán bộ của cơ quan quản lý thuế và đại diện người nộp thuế Dữ liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các tài liệu được công bố và chưa được công bố có liên quan
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logistic nhị phân để phân tích dữ liệu thông qua ứng dụng phần mềm SPSS 23.0 được sử dụng để phân tích kết quả của nghiên cứu này Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong số mười bốn biến giải thích được đưa vào mô hình, có bảy biến như giới tính, tuổi tác, thiếu kiến thức về thuế, hệ thống thuế đơn giản, nhận thức về hình phạt, xác suất bị kiểm toán và nhận thức về thuế tỷ lệ được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế với hệ thống thuế trong khu vực nghiên cứu Trong khi các biến số như trình độ học vấn, hiệu quả của cơ quan thuế, ảnh hưởng ngang hàng, nghề nghiệp, mức thu nhập của người nộp thuế, bên cạnh đó, nhận thức về phản ứng của chính phủ và nhận thức về sự công bằng không có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ tuân thủ thuế tự nguyện Cuối cùng, từ kết quả của nghiên cứu có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế đối với hệ thống thuế trong khu vực này và hỗ trợ xây dựng chính sách mang tính xây dựng nhằm đạt được mục tiêu tăng doanh thu thuế cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Ngành nghề kinh doanh; (2) Kinh tế; (3) Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp
2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
(1) Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội)” Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Đây là một trong những nghiên cứu điển hình và nổi bật về việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, vai trò quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp Tác giả đã điều chỉnh lại mô hình khi thành lập nên ma trận Thái độ và Chỉ số trong tuân thủ thuế ở Việt Nam Đồng thời tác giả đã áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính cũng như định lượng trong đề tài này để làm rõ thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng như tình hình quản lý thu thuế trên địa bàn nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đó Trong nghiên cứu này tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế bao gồm: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; đặc điểm ngành của doanh nghiệp; yếu tố xã hội; yếu tố kinh tế; và yếu tố luật pháp
Từ kết quả nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra được các quan điểm và giải pháp cơ bản giúp cho việc quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trở nên tốt hơn Các nhóm giải pháp của tác giả đưa ra tập trung vào hoàn thiện các vấn đề chính như: Lập dự toán thu thuế đối với doanh nghiệp; Tuyên truyền hỗ trợ; Quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế; Thanh tra và kiểm tra thuế; Hoạt động cưỡng chế thu nợ và hình phạt về thuế; Hoạt động xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế
(2) Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu, (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế Trong năm 2014, hai tác giả đã thực hiện khảo sát hơn 474 người là các nhà quản lý của các doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh để có thể phân tích chi tiết và chính xác hơn các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp này
Mô hình nghiên cứu lý thuyết mà tác giả đưa ra gồm có 07 nhóm nhân tố bao gồm: Đặc điểm doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; Chất lượng dịch vụ thuế cảm nhận; Yếu tố kinh tế; Chất lượng quản trị công; Chuẩn mực xã hội; và Cấu trúc hệ thống thuế Cách tiếp cận của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng khác một số tác giả khác khi tác giả tập trung nhiều vào những yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố Cấu trúc hệ thống thuế Các yếu tố khác có mức ảnh hưởng đáng kể tới việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Hơn nữa, tác giả cũng đã khuyến nghị một số giải pháp tập trung vào việc cải cách hành chính, đồng bộ từ cấp Trung ương tới địa phương
(3) Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Nghiên cứu sự tuân thủ thuế của các DNTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm tới việc: (1) Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hành vi tuân thủ thuế (2) Xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (3) Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế TNDN của các DNTN hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đề xuất các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu của tác giả đã xác định có 9 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng bao gồm: Sự phức tạp của chính sách; Công tác thanh – kiểm tra thuế; Mức phạt; Dịch vụ hỗ trợ thuế; Tính công bằng; Tình trạng tài chính; Sự thông thạo về thuế của người nộp thuế; Thuế suất; và cuối cùng là yếu tố Chi phí tuân thủ thuế Kết quả nghiên cứu từ 133 doanh nghiệp cung cấp thông tin cho thấy: Công tác thanh – kiểm tra thuế, mức phạt, thuế suất, dịch vụ hỗ trợ thuế có tác động đáng kể và có ý nghĩa đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng Từ kết quả này, tác giả cũng đã kiến nghị các nhóm giải pháp dựa trên những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê tới hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại địa bàn này
2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.3.1 Cơ sở để xây dựng mô hình
Dựa vào các nghiên cứu nêu trên, tác giả tổng hợp các yếu tố có tần suất xuất hiện cao nhất trong các nghiên cứu, đó là 06 yếu tố: (1) Ngành nghề kinh doanh; (2) Kinh tế; (3) Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan
Yếu tố Mô tả Nguồn tham khảo
Các vấn đề liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, mức độ cạnh tranh, tỷ suất sinh lợi, doanh thu-chi phí trong ngành
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); OECD, (2016); Larissa
Các vấn đề liên quan tới lãi suất, lạm phát, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); OECD, (2016); Kanbiro
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội thông qua việc nộp thuế, sự nhận thức và giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp trước xã hội
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); OECD, (2016); Kanbiro
Các chính sách liên quan tới thuế nhằm tạo ra hành lang pháp lý, sự công bằng cho các doanh nghiệp
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Larissa (2020); Phan Thị Mỹ Dung & Lê Quốc Hiếu
5 Sự quản lý của cơ quan thuế
Các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp như kiểm tra, thanh tra, tạo điều kiện
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Larissa (2020); Phan Thị Mỹ Dung & Lê Quốc Hiếu
6 Đặc điểm của doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của doanh nghiệp như: quy mô, thời gian, nguồn vốn, loại hình sở hữu
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Edward (2015)
(Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu của tác giả)
2.3.2 Các giả thiết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các yếu tố bao gồm: (1) Ngành nghề kinh doanh; (2) Kinh tế; (3)
Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp Sáu yếu tố này thể hiện những nhìn nhận khác nhau về đối tượng nộp thuế Khi kết hợp 6 yếu tố này sẽ tạo thành các cách thức xác định động cơ hành vi như là một bước để lựa chọn thành công các chiến lược xử lý tuân thủ thuế Cộng với cơ sở lý thuyết và nội dung về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu thuế doanh nghiệp của các doanh nghiệp đã trình bày ở trên Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và tình hình thực tế của đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp đang đóng thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai Bài nghiên cứu này kế thừa từ thành quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn đề tuân thủ thuế của doanh nghiệp, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài này với 06 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc cụ thể như sau:
Nguồn: Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất
Trong chương 2, tác giả đã trình bày những vấn đề liên quan đến khung lý thuyết về tuân thủ thuế của doanh nghiệp và hệ thống quản lý của cơ quan thuế như khái niệm tuân thủ thuế, hệ thống chủ thể tuân thủ thuế, nội dung về sự tuân thủ thuế, đo lường mức độ tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế được tác giả đề cập đến bao gồm: (1) Ngành nghề kinh doanh; (2) Kinh tế; (3) Xã hội; (4) Chính sách thuế; (5) Sự quản lý của cơ quan thuế và (6) Đặc điểm của doanh nghiệp Các lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố này đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp là cơ sở cho việc nghiên cứu trong chương 3 và nghiên cứu khảo sát trong chương 4 Ngoài ra, để có cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm, tác giả cũng đã tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Qua mô hình nghiên cứu và những giả thuyết phù hợp với từng yếu tố có thể tác động tới việc các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Sự quản lý của cơ quan thuế Đặc điểm của doanh nghiệp
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Bối cảnh nghiên cứu
3.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam, có diện tích 5.903,4 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa) Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao Nhiệt độ bình quân năm 2021 là: 27,4°C Số giờ nắng trung bình trong năm 2021 là: 2.183 giờ Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.516 mm phân bố theo vùng và theo vụ Độ ẩm trung bình năm 2020 là 81% Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2021 là: 109,57 m Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2021: 113,52 m
Dân số: dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Đồng Nai là 3.169,1 ngàn người trong đó nam là: 1.608,9 ngàn người, chiếm 50,76%; nữ là: 1.560,2 ngàn người, chiếm 49,24% Chia theo khu vực: thành thị 1.418,64 ngàn người, chiếm 44,76% nông thôn: 1.750,46 ngàn người, chiếm 55,24%
Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng
Tàu - Đồng Nai Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành
Năm 2021, Đồng Nai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ năm về số dân, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP Với 3.097.107 người dân, GRDP đạt gần 400.000 tỉ Đồng (tương ứng 17.2 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng (tương ứng với 5.300 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt trên 9,0% Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata
Hiện Đồng Nai vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao Theo kế hoạch năm 2021, tỉnh sẽ có thêm 5-7 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao, nhưng khả năng đến cuối năm sẽ có 10-13 xã đạt Hiện 13 xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới nâng cao năm 2020 đã đạt từ 14-19 tiêu chí Đối với 3 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2020 là xã Bình Lộc (TP Long Khánh), xã Bảo Hòa (H Xuân Lộc), xã Lâm San (H Cẩm Mỹ) đã hoàn thành các tiêu chí chung, đối với nhóm tiêu chí phân theo lĩnh vực đều đạt từ 90% trở lên Đồng thời, 10 khu dân cư kiểu mẫu đăng ký hoàn thành trong năm 2020 đều đạt từ 8-12 chỉ tiêu trên tổng số 15 chỉ tiêu theo quy định Tính đến nay, Đồng Nai có 40/121 xã nông thôn mới nâng cao (chiếm tỷ lệ hơn 33%) và 1 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu (Bình Lợi, H Vĩnh Cửu)
3.1.2 Khái quát về Cục thuế tỉnh Đồng Nai
Cùng với sự chia tách và thành lập tỉnh Đồng Nai, Cục thuế tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố
Nguồn: Cục thuế tỉnh Đồng Nai
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
Vai trò của các chi cục chịu trách nhiệm tương ứng theo quy định của pháp luật về thuế nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Quốc gia và địa phương Hiện nay Cục thuế tỉnh Đồng Nai đang thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về triển khai các hoạt động thu thuế căn cứ trên Luật quản lý thuế mới ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội là Luật số: 38/2019/QH14.
Xây dựng nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu bắt đầu từ việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến việc tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp, cho tới khi ra kết quả nghiên cứu thực tiễn cuối cùng
Nguồn: Tác giả đề xuất
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế
Cơ sở lý thuyết & các nghiên cứu trước: Căn cứ vào nền tảng lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu để tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như xác định mô hình nghiên cứu ban đầu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng: Xác định các yếu tố chính thông qua các mô hình nghiên cứu trước đó về sự tuân thủ thuế của các DNNT
- Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng
- Tác giả xây dựng thang đo nháp thông qua việc thảo luận nhóm và tư vấn các chuyên gia trong ngành thuế
- Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn thử với 10 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và 05 chuyên gia đang công tác trong ngành thuế để hoàn chỉnh lại thang đo cho bước nghiên cứu định lượng chính thức
- Sau đó, tiến hành điều chỉnh thang đo nháp và ra được thang đo chính thức để tiến hành điều tra thực tế doanh nghiệp đang hoạt động tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
- Cuối cùng, tác giả sẽ tiến hành phân tích số liệu thu thập được bởi phần mềm SPSS v22.0, xây dựng được thang đo hoàn chỉnh và mô hình tổng quát
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu với các nội dung sau:
Trên cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế, tác giả đã xây dựng mô hình dự kiến cho tình huống Cục Thuế tỉnh Đồng Nai Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp được xác định Mỗi nhân tố bao gồm nhiều biến quan sát
Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia, các nhà quản lý đang công tác tại các viện nghiên cứu, các chi cục thuế, … có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế Vấn đề đưa ra thảo luận là ý kiến của các chuyên gia về những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Mục đích của buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường 3 nhân tố khảo sát
Các bước thực hiện nghiên cứu sơ bộ:
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
- Xây dựng các biến quan sát của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát
- Xây dựng dàn bài thảo luận nhóm
- Thu thập thông tin: Dùng dàn bài thảo luận thay cho bảng câu hỏi chi tiết, và thảo luận trực tiếp với các chuyên gia Dàn bài được thiết kế sao cho gợi ý và nắm bắt được dễ dàng ý kiến của các chuyên gia là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế Sau định tính hình thành nên thang đo bên dưới
3.2.3.1 Cấu trúc của phiếu phỏng vấn
Phiếu phỏng vấn được thiết kế chia ra thành hai nội dung chính như sau:
Phần I: Một số thông tin riêng của doanh nghiệp được phỏng vấn và các thông tin để phân loại đối tượng phỏng vấn Nhằm để kiểm định mẫu các doanh nghiệp hiện nay ở tỉnh Đồng Nai gồm những đối tượng nào cùng với những đặc điểm của các doanh nghiệp này
Phần II: Được thiết kế để thu thập sự đánh giá của DNNT về 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng có tác động đến sự tuân thủ thuế của của các doanh nghiệp này tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai Nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong bảng mã hóa thang đo 3.2 bên dưới đây
Tất cả các câu hỏi trong phần II của phiếu điều tra được sắp xếp theo thang điểm từ 1 đến 5 (thang đo likert 05 bậc) thể hiện mức độ đồng ý tăng dần của người trả lời đối với vấn đề tác giả phỏng vấn doanh nghiệp Ý nghĩa cụ thể như sau:
Từ mô tả thang đo ở trên, tác giả tiến hành mã hóa thang đo để thuận tiện cho việc điều tra đồng thời phân tích số liệu nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Mã hóa các yếu tố ảnh hưởng của mô hình nghiên cứu
TT Nhóm yếu tố ảnh hưởng Mã hóa
1 Khả năng sinh lợi của ngành kinh doanh NKD1
2 Mức độ cạnh tranh nội bộ của các doanh nghiệp trong ngành NKD2
3 Đặc trưng về kiểm soát doanh thu của mỗi ngành NKD3
4 Đặc trưng về kiểm soát chi phí của mỗi ngành sẽ ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế NKD4
1 Mức độ lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế KT1
2 Lãi suất của ngân hàng cao hơn so với mức phạt chậm nộp thuế KT2
3 Mức độ hội nhập quốc tế của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế KT3
4 Chính sách của Chính phủ và địa phương về hiệu quả của chi tiêu công từ tiền thuế KT4
5 Chi phí tuân thủ cao (Tiền, thời gian và công sức thực hiện việc tuân thủ thuế) KT5
1 Mức độ phê phán của xã hội với hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp XH1
2 Vai trò, danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp đó tại địa phương đang hoạt động XH2
3 Sự công bằng đối với trách nhiệm tuân thủ thuế của doanh nghiệp XH3
1 Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng sẽ giúp việc thực hiện tuân thủ thuế của doanh nghiệp dễ dàng hơn CST1
2 Sự ổn định của pháp luật và quy định về thuế doanh nghiệp CST2
3 Sự răn đe của các biện pháp và chế tài trong việc xử lý gian lận thuế và chậm nộp thuế của doanh nghiệp CST3
4 Các kẽ hở trong chính sách về thuế doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lách luật CST4
5 Sự quản lý của cơ quan thuế
1 Mức độ ứng dụng công nghệ trong hoạt động khai báo thuế doanh nghiệp SQL1
2 Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế của cơ quan thuế địa phương ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế SQL2
3 Hoạt động kiểm tra và thanh tra thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan thuế địa phương SQL3
4 Thủ tục hành chính của cơ quan thuế tại các cấp đơn vị làm việc trực tiếp với doanh nghiệp SQL4
5 Sự khích lệ động viên của cơ quan thuế càng cao sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp SQL5
6 Đặc điểm của doanh nghiệp
1 Loại hình sở hữu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp DDDN1
2 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp DDDN2
3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp DDDN3
4 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp DDDN4
7 Sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
1 Doanh nghiệp của quý ông/bà tuân thủ các quy định về chính sách thuế STT1
2 Doanh nghiệp của quý ông/bà tuân thủ các quy định về quản lý thuế STT2
3 Doanh nghiệp của quý ông/bà tuân thủ các quy định về kê khai thuế phải nộp STT3
Nguồn: Tác giả tổng hợp Độ tin cậy của thông tin sẽ phụ thuộc vào số lượng mẫu được chọn để phỏng vấn, khi tăng số lượng mẫu thì độ tin cậy của thông tin được tăng lên, tuy nhiên khi số lượng mẫu tăng thì xuất hiện sai số do không lấy mẫu tăng, sai số đó có thể là thông tin phản hồi, lỗi thu thập dữ liệu, đồng thời sẽ làm tăng thêm chi phí thời gian và nguồn lực Nếu số lượng mẫu nhỏ thì có lợi về chi phí, thời gian thực hiện, nhưng thông tin có độ tin cậy kém
3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng hoạt động thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai hiện có trên 38 ngàn doanh nghiệp (DN), trong đó DN nhỏ và vừa chiếm trên 86% Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, DN nói chung, DN nhỏ và vừa nói riêng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, các khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Khó khăn về nguồn vốn: hiện nay có tới 40% doanh nghiệp cho răng khó khăn lớn nhất mà họ phải đối mặt chính là khó tiếp cận nguồn vốn vay Năm 2022, toàn đơn vị thu ngân sách nhà nước được 38.043 tỷ đồng, đạt 98% dự toán pháp lệnh, nhưng giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021
Báo cáo của Cục Thuế Đồng Nai cho thấy, thu từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trung ương được 1.318 tỷ đồng, đạt 69% dự toán và giảm 10% (so với cùng kỳ năm 2021); thu từ DNNN địa phương được 1.810 tỷ đồng, đạt 82% dự toán và tăng 4%; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài được 12.748 tỷ đồng, đạt 93% dự toán và giảm 5%; thu từ khu vực tư nhân được 4.901 tỷ đồng, đạt 89% dự toán và giảm 37%
Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) Tuy nhiên, bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp ngay từ đầu năm, kết quả thu NSNN Đồng Nai đã đạt cao hơn so với dự kiến Theo đó, tổng thu cân đối NSNN năm 2021 đạt 46.460 tỷ đồng, vượt 37% so với dự toán được giao và tăng 11% so với năm 2020 Nếu trừ khoản thu từ xổ số kiến thiết và tiền sử dụng đất lần lượt là trên 1.857 tỷ đồng và 5.271 tỷ đồng, thì số thu thực hiện được đạt trên 39,3 ngàn tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước
Bên cạnh đó, một số khoản thu, sắc thuế khác có kết quả thu khá như: thuế thu nhập cá nhân 5.875 tỷ đồng, đạt 90% dự toán và tăng 3%; lệ phí trước bạ 1.495 tỷ đồng, vượt 25% dự toán và tăng 50%; thu tiền sử dụng đất 4.346 tỷ đồng, vượt 74% dự toán và giảm 1%; thu từ xổ số kiến thiết 1.838 tỷ đồng, vượt 15% dự toán và tăng 6%
Theo lãnh đạo Cục Thuế Đồng Nai, căn cứ nhiệm vụ được giao, tình hình thu năm 2022 và tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, Cục Thuế Đồng Nai dự tính số thu ngân sách nhà nước trong tháng 12/2022 được khoảng 1.600 tỷ đồng, nâng mức thu lũy kế 12 tháng lên khoảng 39.643 tỷ đồng, hoàn thành 102% dự toán pháp lệnh nhưng vẫn giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm 2021 Còn nếu trừ các khoản thu từ tiền sử dụng đất và từ xổ số kiến thiết, số thu ngân sách nhà nước trong năm 2022 ước thực hiện được 1.200 tỷ đồng, lũy kế 12 tháng được khoảng 33.059 tỷ đồng, đạt 96% dự toán pháp lệnh và giảm 10%
Năm 2022, ngành Thuế đã thực hiện trên 2,4 ngàn cuộc TTKT ở hơn 2,4 ngàn doanh nghiệp (DN) Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua TTKT tại DN là hơn 1 ngàn tỷ đồng, tăng 79% so với năm 2021 Qua công tác TTKT, đã giảm lỗ cho ngân sách gần 1,9 ngàn tỷ đồng
Năm 2022, Phòng TTKT 3 được giao nhiệm vụ thanh tra 19 DN và kiểm tra 58
DN Phòng đã tiến hành nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong năm
2021 và năm 2022, thu thập thông tin, phân tích đánh giá rủi ro Từ kết quả phân tích rủi ro, đã lập kế hoạch thanh kiểm tra đối với các DN có rủi ro cao về chuyển giá Đặc biệt là các DN có giao dịch liên kết về cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty trong nội bộ tập đoàn Đối với các DN có rủi ro vừa thì đưa vào kế hoạch kiểm tra tại cơ quan thuế Kết quả, trong năm 2022, Cục Thuế tỉnh đã xử lý 42 DN có hoạt động giao dịch liên kết, truy thu và phạt 572 tỷ đồng, giảm lỗ trên 214 tỷ đồng
Công tác TTKT thuế luôn được ngành Thuế xem là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác quản lý, chống thất thu thuế Sự phối hợp giữa các đơn vị thuế với các sở, ngành liên quan giúp cho ngành Thuế kịp thời nắm thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, TTKT thuế đối với các DN Để công tác TTKT đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm, ngành Thuế đã đưa ra các giải pháp trong công tác TTKT thuế và yêu cầu các phòng chức năng, chi cục ở từng địa phương triển khai thực hiện Bên cạnh đó, xử lý nhanh các vấn đề vướng mắc trong công tác TTKT để đạt kết quả cao, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương
Năm 2023 là năm dự kiến có nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước Các chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN có dấu hiệu bị đình trệ do thiếu hụt đơn hàng Để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách địa phương, công tác TTKT tiếp tục là công cụ hiệu quả trong việc bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thu cho ngân sách địa phương Để tiếp tục phát huy những mặt đạt được trong năm 2023, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng TTKT 2 (Cục Thuế tỉnh) cho biết: “Trong năm 2023, ngành Thuế tiếp tục phối hợp các sở, ngành để nắm bắt thông tin liên quan đến việc kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn tỉnh Đặc biệt là các DN chuyển nhượng vốn, cổ phần, dự án” Cũng theo ông Bình, bên cạnh công tác TTKT tại DN, ngành Thuế tăng cường kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện giám sát kịp thời, đầy đủ các hồ sơ thuế do người nộp thuế gửi đến để yêu cầu người nộp thuế kê khai bổ sung các hồ sơ khai sai, khai thiếu nghĩa vụ thuế nhằm hạn chế tối đa việc thất thu ngân sách nhà nước
Năm 2023, kế hoạch của Đồng Nai sẽ thu ngân sách nhà nước gần 61,7 ngàn tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 40,2 ngàn tỷ đồng Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, đơn hàng của DN giảm thì việc thu ngân sách sẽ khó khăn hơn Thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về TTKT Đồng thời, phối hợp với các ngành, địa phương tuyên truyền, nhắc nhở DN, kịp thời phát hiện các vi phạm để ngăn chặn, xử lý, tăng thu cho ngân sách nhà nước Ngành Thuế tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác TTKT thuế; áp dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích, lựa chọn, lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế thu nhập
DN tại cơ quan thuế” Ngoài ra Cục Thuế cũng sẽ cùng với các cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng… để tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin.
Kết quả điều tra sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
4.2.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu
Tác giả phỏng vấn chính thức người đại diện theo pháp luật của 450 doanh nghiệp được lựa chọn Việc phỏng vấn được dự kiến tiến hành từ tháng 2/2023 đến tháng 3/2023 Quá trình thu thập thông tin được tác giả tiến hành trong 02 tháng, tác giả tiến hành điều tra bằng việc gửi trực tiếp phiếu điều tra đến 450 doanh nghiệp đang thực hiện nghĩa vụ thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện có điều kiện, số phiếu thu được về là 419 phiếu hợp lệ
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo đối tượng trả lời
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.1 cho thấy người nộp thuế là ban giám đốc 149 người chiếm tương ứng là 35,6 % và giám đốc tài chính chiếm 21,2 %, kế toán thuế chiếm 40,1 % và còn lại là khác chiếm 3,1 %
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.2 cho thấy người nộp thuế là nam 182 người chiếm tương ứng là 43,4 % và 56,6 % còn lại là nữ trên 419 phiếu hợp lệ
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo tình trạng lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động Doanh nghiệp
Nông lâm nghiệp, thủy sản và chế biến 222 53.0 53.0 84.2
Công nghiệp, chế tạo, gia công, lắp ráp 47 11.2 11.2 95.5
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.3 cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp, thủy sản và chế biến chiếm 84,2 % Kế đến doanh nghiệp hoạt động trong Công nghiệp, chế tạo, gia công, lắp ráp chiếm11,2 % tương ứng là 47 doanh nghiệp
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Tuổi người nộp thuế Doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.4 cho thấy số người nộp thuế trên từ 18 đến dưới 25 tuổi, có tỷ lệ 7,2% tương ứng có 30 người nộp thuế Người nộp thuế có tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ là 24,1% tương ứng có 101 người, kế đến số người nộp thuế có tuổi từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,0 % tương ứng có 222 người Trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, tương ứng là 4,5 %
Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo số vốn đăng ký doanh nghiệp
Số vốn đăng ký doanh nghiệp
Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng 101 24.1 24.1 57.5
Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ đồng 98 23.4 23.4 80.9
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.5 cho thấy số vốn đăng ký doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm 33,4% tương ứng là 140 người, tỷ lệ này cao nhất Kế đến số vốn đăng ký doanh nghiệp từ
10 tỷ đồng đến 20 tỷ chiếm tới 24,1% tương ứng là 101 doanh nghiệp Về quy mô doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Số doanh nghiệp có số vốn đăng ký từ 10 đến 30 tỷ được khảo sát
Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo doanh thu
Từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng 142 33.9 33.9 61.8
Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng 71 16.9 16.9 78.8
Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng 49 11.7 11.7 90.5
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.6 cho thấy doanh thu kinh doanh dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 27,9 % tương ứng có 117 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 33,9 % tương ứng có 142 doanh nghiệp, cao nhất Bên cạnh đó, doanh thu kinh doanh từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 16,9 % tương ứng có 71 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 11,7 % tương ứng có 49 doanh nghiệp.Về doanh thu năm của doanh nghiệp khảo sát, đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo thời gian đóng thuế
Thời gian đóng thuế Doanh nghiệp
Từ 1 năm đến dưới 5 năm 174 41.5 41.5 41.5
Từ 5 năm đến dưới 10 năm 65 15.5 15.5 57.0
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.7 cho thấy doanh nghiệp có thời gian đóng thuế từ 1 năm đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ là 41,5 % tương ứng có 174 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp có thời gian đóng thuế từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ là 15,5 % tương ứng có
65 doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp từ 10 năm đến dưới 15 năm đóng thuế chiếm tỷ lệ là 28,4 % tương ứng có 119 doanh nghiệp
4.2.2 Đánh giá trung bình của các yếu tố ảnh hưởng
Nhằm đánh giá được sự quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng thông qua mức độ đồng ý của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai đối với các biến quan sát có liên quan tới sự tuân thủ thuế Phân tích này có thể cho thấy các mức đánh giá khác nhau của các doanh nghiệp về những yếu tố ảnh hưởng này
Bảng 4.8: Tổng hợp sự quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
TT Biến quan sát Doanh nghiệp Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả xử lý số liệu
Bảng 4.8 ở trên, ta có thể kết luận như sau: Đa số các doanh nghiệp đều đánh giá cao những yếu tố ảnh hưởng này, và coi các yếu tố này có sự ảnh hưởng nhất định tới sự tuân thủ thuế của họ Trong số các biến quan sát trên, các doanh nghiệp coi trọng và đánh giá cao ở những yếu tố thuộc về xã hội và đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng tới việc họ tuân thủ thuế
Bảng 4.9: Tổng hợp sự quan trọng của tuân thủ thuế
TT Biến quan sát Doanh nghiệp Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả xử lý số liệu Bảng 4.9 cho thấy đánh giá chính xác hơn cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai Tác giả tiến hành bước tiếp theo là sẽ kiểm định và đánh giá chi tiết hơn 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng này có tác động như thế nào tới sự tuân thủ thuế
4.2.3 Kiểm định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
4.2.3.1 Tiêu chuẩn kiểm định thang đo
- Theo Hair và cộng sự (2021): “Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các biến có hệ số tương quan tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên”
- Theo Hair và cộng sự (2021): “Sau khi dùng phương pháp phân tích EFA: Kết quả chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaise Mayer Olkin) nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 Khi đó các biến có trọng số