1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Trị Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Đức Thịnh.pdf

71 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Đức Thịnh
Tác giả Nguyễn Thị Nhàn
Người hướng dẫn Hoàng Phương Anh
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 708,69 KB

Nội dung

Trước khi đi vào khái niệm vốn lưu động của một doanh nghiệp ta cầnhiểu: “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịchđã được đăng ký thành lập theo quy định củ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-

-LUẬN VĂN

ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN ĐỨC THỊNH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nhàn

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tếcủa đơn vị thực tập

Sinh viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động cảu doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động doanh nghiệp 4

1.1.2 Phân loại vốn lưu động 6

1.1.3 Nguồn vốn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 7

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn lưu động 10

1.2.2 Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp 11

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 18

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 25 CHƯƠNG 2 28

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN ĐỨC THỊNH 28

Trang 4

2.1 Giới thiệu khái quát về CTCP Vận Tải Biển Đức Thịnh 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển CTCP Vận Tải Biển Đức Thịnh .28

2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 30

2.1.3 Khái quát tình hình tài chính tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 35

2.1.3.2 Tình hình cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của CTCP vận tải biển Đức Thịnh 35

2.1.3.3 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 37

2.2 Thực trạng quản trị VLĐ tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 39

2.2.1 Thực trạng VLĐ và phân bổ VLĐ tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 39

2.2.2 Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ 42

2.2.2.1 Xác định nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) của CTCP vận tải biển Đức Thịnh 42

2.2.2.2 Thực trạng nguồn VLĐ thường xuyên và tạm thời tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 43

2.2.2.3 Quản lý vốn bằng tiền 45

2.2.2.4 Thực trạng quản trị hàng tồn kho 47

2.2.2.5 Thực trạng về quản trị nợ phải thu của công ty 48

2.2.2.6 Hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 50

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động 52

2.3.1 Những kết quả đạt được 52

2.3.2 Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân 53

Trang 5

CHƯƠNG 3 55

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU DỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN ĐỨC THỊNH 55

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 55

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 55

3.1.2 Mục tiêu và định hướng của CTCP vận tải biển Đức Thịnh 55

3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị VL Đ tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 56 3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động 56

3.2.2 Quản trị nợ phải thu, nợ phải trả và các giải pháp thu hồi công nợ .58

3.2.3 Tổ chức quản lý vốn lưu động 59

3.2.4 Một số các biện pháp khác 60

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 60

3.3.1.Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 60

3.3.2 Về phía công ty Cổ phần vận tải biển Đức Thịnh 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 7

Hình 1 1: Phân loại vốn lưu động 6

Hình 1 2: Mô hình tài trợ thứ nhất 8

Hình 1 3: Mô hình tài trợ thứ hai 9

Hình 1 4: Mô hình tài trợ thứ ba 10

Y Hình 2 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty………

30 Hình 2 2: Bộ máy kế toán của công ty 33

Hình 2 3: Tình hình biến động tài sản của CTCP vận tải biển Đức Thịnh 36

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Biến động về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 35

Bảng 2 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 37

Bảng 2 3: Đánh giá tình hình VL Đ của công ty giai đoạn 2020 – 2021 40

Bảng 2 4: VLĐ và tình hình phân bổ VLĐ của công ty vận tải biển Đức Thịnh 41

Bảng 2 5: Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ .43 Bảng 2 6: Thực trạng nguồn VLĐ tại CTCP vận tải biển Đức Thịnh 43

Bảng 2 7: Bảng cơ cấu tiền của CTCP vận tải biển Đức Thịnh 45

Bảng 2 8: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty 46

Bảng 2 9: Kết cấu khoản phải thu của công ty 48

Bảng 2 10: Tốc độ thu hồi công nợ của công ty 49

Bảng 2 11 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2020 – 2021 50

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Trong những năm gần đây, đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp gần như không hoạtđộng được trong bối cảnh cả nước cách ly chống dịch Kinh tế Việt Nam trảiqua giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản

Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển thì phải cần có tình hình tài chính vững mạnh Vốn đượcxem là một yếu tố, một tiền, nội lực cần thiết cho việc hình thành và phát triểnmột doanh nghiệp Mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đều cầnđến vốn không có vốn thì không thể nói tới bất kỳ hoạt động sản xuất kinhdoanh nào Bởi vậy bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển vững mạnh đầucần quản trị tốt vốn đặc biệt quản trị tốt vốn lưu động của công ty Vốn lưuđộng là một bộ phận cấu thành vốn kinh doanh, là vốn không thể thiếu đểdoanh nghiệp hoạt động và phát triển Quản trị vốn lưu động luôn là nhiệm vụquan trọng hàng đầu đối với quản trị vốn trong doanh nghiệp

Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Đức Thịnh là một doanh nghiệp vừa vànhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải đường nội thủy Trong giai đoạntrước, hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, liên tiếp hainăm liền lợi nhuận sau thuế âm, nguyên nhân một phần là do công ty chưachú trọng đến việc quản trị tài chính trong công ty nói chung và quản trị vốnlưu động nói riêng Xuất phát từ tình hình kinh doanh tại công ty và những bấtcập trong việc quản trị vốn lưu động của Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Đức

Thịnh, em lựa chọn đề tài: “ Quản trị vốn lưu động tại Công Ty Vận Tải Biển Đức Thịnh” làm luận văn tốt nghiệp đại học

Trang 10

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:

* Đối tượng:

- Quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp CTCP Vận Tải Biển ĐứcThịnh

- Hệ thống lý luận và giá trị vốn lưu động

- Nghiên cứu sâu vào doanh nghiệp và thực trạng của doanh nghiệptrong việc quản trị vốn lưu động tại CTCP Vận Tải Biển Đức Thịnh

* Mục tiêu:

- Hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động tại CTCP Vận tải Biển ĐứcThịnh

3 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: CTCP Vận tải Biển Đức Thịnh

- Thời gian nghiên cứu: 2019 – 2021

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Thu thập số liệu từ công ty

- Trò chuyện, hỏi anh chị, cô chú trong công ty về một số vấn đề tạicông ty

- Sử sụng một số phương pháp phân tích và yếu tố ảnh hưởng

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng và cách quản trị tại công ty, đưa ra cáchkhắc phục

5 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần kết cấu, mở đầu, kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương:

Trang 11

- Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại CTCP Vận Tải Biển Đức Thịnh trong thời gian qua

- Chương 3: Một số đề xuất, khuyến nghị nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP Vận Tải Biển Đức Thịnh

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động cảu doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động doanh nghiệp

 Khái niệm về vốn lưu động của doanh nghiệp

Trước khi đi vào khái niệm vốn lưu động của một doanh nghiệp ta cần

hiểu: “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch

đã được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Mỗi doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cốđịnh (TSCĐ) còn cần có các tài sản lưu động (TSLĐ) Tài sản lưu động đượcchia làm hai loại TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông

TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loạisản phẩm dở dang, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất

TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưuthông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằngtiền

Trong quá trình kinh doanh TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luônvận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

Để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi doanh nghiệp luôn cần có

một khoản tiền tệ nhất định Như vậy ta có thể nói: “Vốn lưu động là toàn bộ

số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cân thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.

Trang 13

Nói cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ trong doanhnghiệp

 Đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp

Vốn lưu động có những đặc điểm khác với vốn cố định, do TSLĐ cóthời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh

Vốn lưu động luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất,tính tuần hoàn của vốn lưu động được thể hiện qua 3 giai đoạn: dự trữ sảnxuất, sản xuất và lưu thông, khái quát thông qua sơ đồ sau:

Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông: VLĐ chuyển hóa từ thành phẩm sang tiền

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có các cách chuyểnhóa, tuần hoàn khác nhau:

- Đối với doanh nghiệp sản xuất: T – H…sx…H’ – T’ (T’ >T)

- Đối với doanh nghiệp thương mai: T – H – T’

- Đối với các tổ chức tín dụng trung gian: T – T’

Như vậy, sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì vốn lưuđộng của doanh nghiệp cũng quay được một vòng Quá trình vận động củavốn lưu động là một vòng khép kín từ hình thái này qua hình thái khác rồi lạitrở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu

Trang 14

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phảiquản lý vốn lưu động hiệu quả Muốn quản lý được hiệu quả cần phân loạivốn theo những tiêu thức nhất định sau

Hình 1 1: Phân loại vốn lưu động

- Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành: + Vốn vật tư, hàng hóa: bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, thành phẩm)

+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền

Vốn lưu động

Hình thái biểu hiện

Vốn vật

tư, hàng

hóa

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Vai trò

Vốn lưu động trong khâu

dự trữ sản xuất

Vốn lưu động trong khâu sản xuất

Vốn lưu động trong khâu lưu thông

Trang 15

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ dự trữ tồn kho

và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanhnghiệp Mặt khác, thông qua cách phân loại này ta đánh giá và tìm được biệnpháp phát huy cũng như điều chỉnh sao cho kết cấu vốn lưu động phù hợp vàhiệu quả

- Dựa theo vai trò của vốn lưu động:

+ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nguyên vật liệu, phụ tùngthay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất

+ VLĐ trong khâu sản xuất: Bao gồm bán thành phẩm, sản phẩm dởdang, vốn chi phí trả trước

+ VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm thành phẩm, vốn trong thanhtoán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại trong quá trình sảnxuất kinh doanh, đánh giá được tình hình phân bổ VLĐ trong từng khâu, quátrình luân chuyển nó ra sao Trên cơ sở đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tưhợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lựu sản xuất giữa các giai đoạn, để từ đótăng quá trình luân chuyển VLĐ

1.1.3 Nguồn vốn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

 Dựa vào thời gian huy động vốn và sử sụng vốn

Căn cứ vào thời gian huy động vốn của doanh nghiệp ta chia nguồnvốn làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạmthời pháp sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

Nguồn VLĐ tạm thời: bao gồm vay ngắn hạn, khoản nợ ngắn hạn, nợphải trả cho người bán, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, các khoảnchiếm dụng ngắn hạn khác

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn cótính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh.Nguồn vốn này dùng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phậntài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh Tại mộtthời điểm nó được xác định như sau:

Nguồn VLĐ

thường xuyên

= Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN

- Tài sản dài hạn

Trong đó:

Nguồn vố thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn

Hoặc:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

 Xác định mô hình tài trợ vốn lưu động

Hình 1 2: Mô hình tài trợ thứ nhất

Trang 17

- Nội dung: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được tài trợ bằng

nguồng vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồnvốn tạm thời

- Ưu điểm: Mô hình này tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong

kinh doanh, hạn chế rủi ro thanh toán

- Nhược điểm: Việc sử dụng vốn nào tài trợ cho tài sản đó đảm bảo tính

chắc chắn nhưng chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc đảm bảo tổ chức sử dụngvốn

Hình 1 3: Mô hình tài trợ thứ hai

- Nội dung: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ

tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên; một phần TSLĐ tạmthời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao

- Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vaydài hạn và trung hạn

Trang 18

Hình 1 4: Mô hình tài trợ thứ ba

- Nội dung: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên; một phần còn lại của TSLĐ thườngxuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp vì sử

dụng nhiều hơn vốn tín dụng ngắn hạn

- Hạn chế: Khả năng gặp rủi ro thanh toán và rủi ro tài chính cao hơn

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn lưu động

Trang 19

Quản trị vốn lưu động là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát

và điều chỉnh toàn bộ quá trình tạo lập để đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục

+ Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp

Mục địch của việc quản trị vốn lưu động:

- Xác định đúng đắn hợp lý vốn lưu động là cơ sở tổ chức của nguồn tàitrợ

- Đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinhdoanh

- Là căn cứ để quản lý, sử có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2 Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố như: Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm, tính chất củangành nghề kinh doanh; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thịtrường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp,trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trongviệc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… việc xác định nhu cầu vốn lưuđộng và có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, cóhiệu quả Có 2 phương thức xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệplà: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

 Phương pháp trực tiếp

Trang 20

Xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu,khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp thành tổng nhu cầu vốn lưu động củadoanh nghiệp

Nhu

cầu

VLĐ

= Vốn hàng tồn kho

+ Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp

Số ngày dự trữ cho từngloại hàng tồn kho

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trực tiếp:

- Ưu điểm: Phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hànghóa và từng kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanhnghiệp

- Nhược điểm: Việc tính toán tương đối phức tạp, mất nhiều thời giantrong xác định nhu cầu vốn lưu động

 Phương pháp gián tiếp

- Phương pháp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế tiếp, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu

Trang 21

thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kếhoạch Các phương pháp gián tiếp cụ thể:

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo

cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyểnVLĐ Công thức tính toán như sau:

Trong đó:

: VLĐ năm kế hoạch

: VLĐ năm báo cáo

: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

t% : tỷ lệ rút ngắn kì luân chuyển VLĐ năm báo cáo

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được

xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ

dự tính của năm kế hoạch Công thức tính như sau:

Trong đó:

: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch (doanh thu thuần)

: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: phương phápnày dựa vào sự biến động của tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành

Trang 22

VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanhthu năm kế hoạch

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bản kế toán kỳ

thực hiện.

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và các nguồn vốn chiếm dụng

trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để

ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến của năm kế hoạch

Nhu cầu VLĐ = Doanh thu

tăng thêm

Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với DT

Doanh thu tăng

- Tỷ lệ % nguồn vốnchiếm dụng so vớiDT

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ VLĐ tăng thêm cho công ty và thực hiện điều

chỉnh kế hoạch tài chính nhắm đạt được mục tiêu của công ty

Phương pháp này tương đối đơn giải và nhanh chóng ước tính đượcnhu cầu VLĐ, mức độ chính xác bị hạn chế so với phương pháp trực tiếp

 Quản trị vốn bằng tiền

Trang 23

Tiền có thể tồn tại dưới dạng nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đáquý trong 3 hình thức:

- Tiền mặt

- Tiền gửi ngân hàng

- Tiền đang chuyển

Vốn bằng tiền là một bọ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khảnăng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường có 3 lý dochính:

+ Đáp ứng yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày

+ Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời nhằm tối đa hóa lợinhuận

+ Dự phòng khắc phục rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất

 Nội dung quản trị vốn bằng tiền

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứngnhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ Cần phải tính toánđúng đắn mức dự trữ tiền của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiềnmặt thì chi phí giao dịch sẽ nhở nhưng ngược lại chi phí cơ hội sẽ cao Tổngchi phí lưu giữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổngchi phí này phải giữ ở mức nhỏ nhất

- Quản lý chặt chẽ khoản thu chi tiền mặt: Cần quản lý chặt chẽ tránhtình trạng bị mất mát Tất cả khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không

Trang 24

được thu chi ngoài quỹ Xây dựng nội quy, quy chế về quản lý thu chi Thựchiện kiểm tra, đối chiếu tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày Việc xuấtnhập quỹ hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở chứng từ hợp thức và hơppháp Quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trìnhthanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ởngân hàng

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, đảmbảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thờinhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Dự báo quản lý có hiệu quả các dòngtiền nhập xuất ngân quỹ trong từng thời ký để chủ động đáp ứng yêu cầuthanh toán nợ của doanh nghiệp

 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa và dịch vụ Nếu khoản phải thu quá lớn tức là doanh nghiệp đang bịchiếm dụng vao, không kiểm soát nổi, sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinhdoanh Để quản trị tốt nợ phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện:

- Xác định chính sách bán hàng phù hợp với từng đối tượng kháchhàng: thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanhtoán sớm hơn thời hạn thanh toán của hợp đồng Tuân theo nguyên tắc chỉ nớilỏng thời hạn thanh toán khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tiêu thụ lớn hơn chi phítăng thêm cho quản trị khoản thu của doanh nghiệp Biện pháp thu hồi nợphải cứng rắn thì khả năng thu hồi nợ là cao nhưng chi phí thu hồi nợ sẽ lớn

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Đánh giá các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi cầnchú ý phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu như: BCTC, xếp

Trang 25

- Áp dụng biện pháp quản lý nâng cao và hiệu quả thu hồi nợ:

+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ từng thời kỳ để có chínhsách thu hồi nợ thích hợp

+ Thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính

 Quản trị hàng tồn kho

- Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vàosản xuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò tồn kho mà doanh nghiệpchia làm 3 loại: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, tồn kho thành phẩm

- Đối với hàng tồn kho có suất đầu tư vốn cao danh nghiệp phải thườngxuyên kiểm soát và duy trì ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí hạnchế rủi ro Loại đầu tư có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì

ở mức dự trữ tồn kho cao hơn

- Tầm quan trọng của việc quản lý hàng tồn kho:

+ Dự trữ nguyên liệu để thuận lợi hơn cho việc sản xuất kinh doanh,sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả sẽ được giảm khi ta đặt hàngvới số lượng lớn

+ Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là bước đệm an toàn giữ các giai đoạnkhác nhau

- Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:

+ Xác định đúng đắn số lượng vật tư mua vào, sản xuất và tung ra thịtrường

Trang 26

+ Lựa chọn nguồn cung ứng hợp lý để: giảm giá thành sản phẩm, chấtlượng hàng hóa ổn định đảm bảo

+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa

để kịp thời điều chỉnh việc mua và dự trữ

+ Lựa chọn phương tiện vận chuyển tháo dỡ phù hợp để tiết kiệm chiphí

+ Thực hiện mua bảo hiểm, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu đông

Nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ tạo mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh

Công thức xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC):

Tổng nguồn VLĐ thường

xuyên của DN

= Nguồn vốn dài hạn

Trang 27

1.2.3.2 Chỉ tiêu dánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động

Kết cấu vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốnlưu động Kết cấu vốn lưu động thể hiện tỷ trọng của từng bộ phận cũng nhưmối quan hệ giữa chúng trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp Nóbiến đổi theo tình hình phân sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậyphân tích chính xác tình hình phân bổ vốn lưu động sẽ giúp nhà quản trị tàichính dễ dàng quản lý và có chính sách sử dụng vốn hợp lý

Vốn lưu động bao gồm các chỉ tiêu trong mục tài sản ngắn hạn Khixem xét tình hình phân bổ vốn lưu động ta cần tính toán tỷ trọng của từng chỉtiêu này trong tổng vốn lưu động

Tỷ trọng từng loại VLĐ = 100

Công thức cho biết mỗi thành phần trong tổng VLĐ chiếm tỷ trọng baonhiêu trong tổng VLĐ, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về cách phân bổ củadoanh nghiệp Xác định được trọng tâm và biện pháp quản lý VLĐ hiệu quả,phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền

Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu thanh toán của doanh nghiệp, ta

Trang 28

 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

- Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền đểtrả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, hệ số thể hiện mức độ đảm bảothanh toán khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

- Khi hệ số 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ đến hạn rất tốt

- Khi hệ số <1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắnhạn ở mức thấp và có nguy cơ mất khả năng thanh toán

- Hệ số chỉ đánh giá được một phần tình hình tài chính tại công ty,muốn đánh giá hiệu quả, chính xác ta cần kết hợp nhiều yếu tố khác như: tìnhhình tài chính, hệ số trung bình ngành

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

- Đây là chỉ tiêu mà các chủ nợ cực kỳ quan tâm, nó đánh giá tại thờiđiểm cụ thể doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản ngắn hạn mà khôngphải bán các loại hàng tồn kho…

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

- Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ cực kỳ quan tâm để đành giá tại thời điểm

phân tích đó doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắnhạn hay không

- Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá một doanh nghiệp trong giaiđoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được vànhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn trong việc thu hồi

Trang 29

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

- Hệ số cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và phảnánh mức độ rủi ro của chủ nợ

- Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năngsinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệplành mạnh

- Chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkém hiệu quả, là nguyên nhân khiến cho tài chính bị đe dọa

- Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1: hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhậptrong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến doanhnghiệp phá sản

- Chỉ tiêu này được các ngân hàng quan tâm khi thẩm định vay vốn củakhách hàng, ảnh hưởng rất lớn đến tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanhnghiệp

 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Hệ số tạo tiền từ HĐKD =

- Chỉ tiêu này thường xem xét hàng quý, hàng 6 tháng hoặc hàng năm

để giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tạo tiền từ HĐKD so với doanh thu

bán hàng của doanh nghiệp

1.2.3.4 Chỉ tiêu phả ánh tình hình quản trị nợ phải thu

 Số vòng quay nợ phải thu

Số vòng quay nợ phải thu =

- Nợ phải thu bình quân bằng nợ phải thu đầu kỳ cộng với dư cuối kỳ

Trang 30

bao nhiêu vòng, tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp như thế nào, doanhnghiệp có đang bị chiếm dụng vốn hay không

 Kỳ thu tiến trung bình

Kỳ thu tiền trung bình =

- Hệ số phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng củadoanh nghiệp kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Nó phụthuộc vào các chính sách bán hàng của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp,ngành nghề có đặc thù riêng vì vậy ta phải so sánh hệ số này với các doanhnghiệp cùng ngành Khi kỳ thu tiền quá dài so với trung bình ngành thì dễ dẫnđến tình trạng nợ khó đòi Hệ số càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ càngnhanh

1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh quản trị hàng tồn kho

 Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho =

- Giá trị hàng tồn kho bình quân có thể lấy bằng cách lấy số đầu kỳcộng với số dư cuối kỳ chia đôi Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụthuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

- Số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp cùng ngành chothấy việc dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ kinhdoanh, giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho

- Số vòng quay quá thấp cho thấy tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm tiêuthụ quá chậm

 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

Trang 31

- Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay hàng tồn kho cần bao nhiêungày Hệ số này càng nhỏ thì hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh và ngượclại, phản ánh phần nào về tình hình tồn kho tại doanh nghiệp

1.2.3.6 Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ

 Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động =

- Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳnhất định, thường là một năm Vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiệnhiệu suất sử dụng vốn càng cao

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Trang 32

Mức tiết kiệm vốn lưu

động

= Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH

Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển

- Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được

do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Nhờ tăng tốc đô luân chuyển VLĐ

mà doanh nghiệp có thể sử dụng 1 phần vốn lưu động để sử dụng cho hoạtđộng khác

 Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động =

- Chỉ tiêu này thể hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồngvốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụngcàng hiệu quả và ngược lại

 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động=

- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhậu trước (sau) thuế trong kỳ Chỉ tiêu này là thước đođánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hoạt động Tỷsuất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngượclại

Trang 33

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố, đặc biệt sẽ tác động đếnviệc quản lý và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

- Xuất phát từ chính bản thân bên trong của doanh nghiệp, doanhnghiệp cso thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những nhân tố tiêu cực vàphát huy những nhân tố tích cực để nâng cao hiệu quả, từ đó nâng cao côngtác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhân tố chủ quan bao gồm:

- Trình độ và nâng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của từng doanh nghiệp Nếu trình độ chuyên môn của doanh nghiệp cởmức độ cao sẽ giúp cho bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả nâng cao, tốigiản, linh hoạt và có sự phối hợp chặt chẽ sẽ giúp cho quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh hiệu quả hơn Ngược lại nếu bộ máy của công ty năng lựcyếu kém sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Trình độ lao động

Các doanh nghiệp hiện nay đều đề cao trình độ chuyên môn của côngnhân viên, không ngừng đào tạo phát triển năng lực nhân viên Một công typhát triển bền vững ngoài các yếu tố tài chính ra thì con người trong doanhnghiệp là yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp Bởi vậy,doanh nghiệp luôn đề cao chất lượng đầu vào của nhân viên, không ngừngđào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên

- Nhu cầu và hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

Trang 34

Vốn là nội lực bên trong của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần ứng ramột lượng vốn cố định ban đầu, được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốnvay Cả hai nguồn vốn này đề mất chi phí sử dụng vốn bởi vậy nhà quản trị tàichính phải có những quyết định, chiến lược hiệu quả để phân bổ hợp lý

- Đặc điểm sản xuất và ngành nghề kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh riêng đều có những đặc điểm khác biệc,nhu cầu vốn riêng, chu kỳ sản xuất mang đặc trưng của ngành nghề đó Bởivậy các nhà quản trị cần có những chiến lược hiệu quả, kỹ lưỡng từ đó đưa ranhững hoạch định và chiến lực cho doanh nghiệp

- Mối quan hệ của doanh nghiệp

Trong làm ăn kinh doanh một mối quan hệ chất lượng sẽ tạo ra nhiềuđiều thuận lợi cho một việc kinh doanh Quan hệ với đối tác, khách hàng, nhàcung cấp, chính quyền… Nếu công ty xây dựng được những mối quan hệ chấtlượng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh củamình

1.2.4.2 Nhân tố khách quan

- Tình hình của nền kinh tế xã hội

Nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới việc hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, việckinh doanh buôn bán bị trì trệ, ngành xuất nhập cảnh bị đóng cửa, buộc cácdoanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự điều này dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.Doanh nghiệp làm ăn khó khăn, thua lỗ dẫn đến ra tăng các khoản vay Vấn

đề chiến tranh căng thẳng giữa các nước trên thế giới cũng tác động đến nềnkinh tế nước nhà Sự lạm phát tăng cao khiến cho các loại hàng hóa khôngngừng tăng giá, dẫn đến nhu cầu tiêu thị giảm rõ rệt

Trang 35

- Cơ chế và chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước

Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự do lựa chọn ngànhnghề theo quy định của luật pháp hiện hành Ngoài ra trong đợt dịch bệnh vừaqua Nhà nước đã ra nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việchuy động vốn để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty

- Sự cạnh tranh trên thị trường

Sự canh tranh chính là sự thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp đặc biệt

là việc áp dụng những thành tựu kỹ thuật vào quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang ngày càng hội nhập vàonền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn đến

từ các doanh nghiệp trong lẫn ngoài Để dảm bảo quá trình hoạt động kinhdoanh phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng gia tăng khả năngsinh lời và thu lợi nhuận Để làm được điều này doanh nghiệp cần quản trị tốtdoanh nghiệp

- Tác động của lãi suất tiền vay

Một trong những kênh huy động vốn là từ việc đi vay Chi phí lãi vayđược xác định trên số tiền đi vay Chính vì vậy, lãi xuất ảnh hưởng rất lớn đếncông tác quản trị vốn của doanh nghiệp bởi nó đòi hỏi đồng vốn được sử dụngđúng mục đích và mang lại hiệu quả

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN VẬN TẢI BIỂN ĐỨC THỊNH.

2.1 Giới thiệu khái quát về CTCP Vận Tải Biển Đức Thịnh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển CTCP Vận Tải Biển Đức

Ngày đăng: 28/02/2024, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w