1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình Thức Nhà Nước - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.pdf

23 2 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thức Nhà Nước - Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Thanh Tường Vi, Trần Ngọc Vy, Lê Thị Như Ý
Trường học Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 357,72 KB

Nội dung

b Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.. Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 25

Tên Mã lớp học phần Mã số sinh viên

Nguy ễn Thanh Tường Vi 211101005202 20DH691100

Tr ần Ngọc Vy 211101005202 20DH691484

Lê Th ị Như Ý 211101005202 20DH690450

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng nhóm của chúng tôi Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan Các thành viên trong nhóm hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2021

Sinh viên

Lê Th ị Như Ý

Trang 4

MỤC LỤC

HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Khái niệm, đặc điểm và các nội dung liên quan về lý thuyết 2

2.1 Khái niệm 2

2.2 Đặc điểm và các nội dung liên quan về lý thuyết 2

3 Phân tích vấn đề gắn với thực tiễn 5

3.1 Hình thức chính thể Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5

3.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8

3.3 Chế độ chính trị Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9

4 Kiến nghị, đề xuất 10

KẾT LUẬN 13

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

CÂU HỎI

Câu 1 Hình th ức nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Câu 2 Xây d ựng 1 tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của

vi ph ạm pháp luật

Trang 6

NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

Câu 1 HÌNH TH ỨC NHÀ NƯỚC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TI ỄN

1 Lý do ch ọn đề tài

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có các kiểu nhà nước khác nhau, kiểu nhà nước là tổng

thể những dấu hiệu (đặc điểm) của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội

và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế, chính trị, xã hội nhất định Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp Giai cấp nào thì nhà nước đó Do trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa) Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính

xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội,

của quốc gia dân tộc và công dân mình

Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia đều đó đồng nghĩa với việc hiện nay trên

nước trên thế giới đều có hình thức nhà nước như nhau, mà mỗi quốc gia trên thế giới

sẽ có một hình thức nhà nước khác nhau, phù hợp với từng đặc điểm, sự phát triển

hơn về nhà nước cũng như hình thức của nhà nước là gì? Nhóm em đã chọn đề tài:

“ Hình thức nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn”

Trang 7

2 Khái ni ệm, đặc điểm và các nội dung liên quan về lý thuyết

2.1 Khái ni ệm

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước Nói một cách cụ thể, nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách thức để thực

hiện quyền lực nhà nước

Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị Ba yếu tố này có liên quan

ánh bản chất và nội dung của nhà nước

2.2 Đặc điểm và các nội dung liên quan về lý thuyết:

Đây là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

a) Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế

b) Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc

về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định

Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình Chính thể quân chủ được chia thành chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế …) có quyền lực vô

phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ

Trang 8

Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động) Trong các nước cộng hoà quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thể cũng có những đặc điểm khác biệt Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nhà nước nhất định cần phải gắn nó với những điều kiện lịch sử cụ thể

bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình

Đây là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang

a) Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn

vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường)

b) Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ

có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng:

Ví dụ: Myơ, Đức, ấn Độ, Malaixia là các nước liên bang

Trang 9

Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc

có thể phát triển thành nhà nước liên bang

thành nhà nước liên bang

2.2.3 Ch ế độ chính trị

dụng để thực hiện quyền lực nhà nước Có rất nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau nhưng tựu chung chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân

Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi

chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức dân chủ thật

sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý nhất là khi những phương pháp này phát triển đến mức độ cao

- Hình thức tổ chức quyền lực có thể phản ánh cách thức thực hiện quyền lực dân chủ hay phi dân

- Hình thức chính thể nhà nước và chế độ chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thường tương ứng với nhau

Trang 10

- Chính thể và chế độ chính trị có tính độc lập tương đối

Ví dụ: các nước theo chính thể quân chủ lập hiến như Anh, Nhật, Thụy Điển , theo tên gọi, là quân chủ, nhưng phương pháp cai trị (chế độ chính trị) là dân chủ; ngược lại, các nước theo chính thể cộng hoà (dân chủ) cũng có thể có phương pháp cai trị

3 Phân tích v ấn đề gắn với thực tiễn

Hình thức của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xét theo khái niệm chung, hình thức Nhà nước gồm 3 yếu tố cấu thành là hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị

Là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nên hình thức Nhà nước Việt Nam là hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa Các Nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có cùng bản chất dân chủ

3.1 Hình th ức chính thể Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các bộ máy, cơ quan Nhà nước, các cơ quan quyền lực tối cao Đối với Nhà nước Việt Nam do Hiến pháp quy định về cách thức tổ chức thành lập các cơ quan Nhà nước và xác lập mối quan

hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, đảm bảo có sự tham gia của Nhân dân vào việc tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước Từ Hiến pháp đầu tiên 1946 cho đến

hội chủ nghĩa Việt Nam là chính thể Cộng hòa dân chủ nhân dân - Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hình thức chính thể mà tại quốc gia này thông qua nguyên tắc bầu cử theo nhiệm kỳ 05 năm mà nguyên thủ

các nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín để cử tri bầu ra những người đại diện mình thực hiện quyền lực với cơ quan nhà nước

Trang 11

Theo cơ chế này thì Quốc hội là cơ quan đại diện và đứng đầu Nhà nước tối cao, mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia đều phải được thông qua quốc hội Và cùng giống như những cơ quan khác, Quốc hội cũng được bầu theo nhiệm kỳ 05 năm, và đại diện cho nhánh lập pháp Tức là cơ quan sẽ trực tiếp ban hành những văn bản

Luật và dưới luật Thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

- Đối với Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp là đạo luật cao nhất có giá trị pháp lý cao

chức, thành lập cơ quan nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với đất nước Trách nhiệm của người lãnh đạo đối với dân với Đảng và xác lập những

dân vào việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước

Trước kia Hiến pháp năm 1959 đã có sửa đổi, bổ sung mới: Quốc hội là cơ quan

cho Quốc hội chính là Ủy ban thường vụ Quốc hội và các ủy ban hỗ trợ Chủ tịch nước là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước là người do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội

tại Chương I với tiêu đề được nêu cao và thể hiện ý chí, bản chất của nhà nước ta vào thời kỳ này “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chế độ chính trị” Chính

dung mới mẻ Cụ thể, chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chính thể đề cao quyền lực nhân dân, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân

việc tổ chức thực hiện và thực thi quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa Và Quốc hội

là cơ quan đại biểu cao nhất, đại diện cho nhân dân, cũng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

Trang 12

Và sau này, đến khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực tiếp tục thừa kế những kiến thức

và tư tưởng chính trị của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 về chế độ chính trị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quyền lực được phân chia theo “ Tam quyền phân lập” tức là ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp Ba cơ quan này sẽ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện quyền lực, quản lý nhà nước Cũng tại Hiến pháp 1992, Hội đồng nhà nước không còn tồn tại

hội Và đến Hiến pháp 2013 cũng duy trì như vậy Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các

như: nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước tại Trung ương, nêu rõ quyền lực của ba nhánh quyền lực hành pháp, lập pháp

dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Đảng có vai trò rất quan trọng đối với đất nước, là cơ quan đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng cho sự phát triển của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ Đồng thời vạch ra những phương hướng và nguyên tắc nhằm xây

ưu tú, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của dân tộc, của đảng và trung thành với Đảng với sự nghiệp của nhà nước

- Nêu cao tinh thần, giáo dục Đảng viên luôn cố gắng học tập, làm việc, gương mẫu, tập hợp quần chúng động viên họ thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước

Trang 13

đề ra, đặc biệt là chấp hành pháp luật Không thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như mua bán chất cấm, có ý định chống đối chính quyền…

=> Nhìn chung chính thể nhà nước tại nước ta đã được thể hiện cụ thể qua các giai đoạn lịch sử thông qua các bản Hiến pháp tại các thời kỳ và đến nay đã được hoàn thiện hơn rất nhiều

3.2 Hình th ức cấu trúc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước, giữa các cơ quan Nhà nước Trung ương, các cơ quan Nhà nước địa phương Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc Tương ứng mỗi đơn

vị hành chính là cơ quan hành chính Nhà nước Các đơn vị hành chính không có chủ

Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước

Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp

luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc Các cơ quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ

sở cụ thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật

Trang 14

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc

=> Cấu trúc nước ta là một thể thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cùng chung một thể chế

Việt Nam Tất cả những hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng chịu sự điều chỉnh và giám sát của pháp luật, đảm bảo công bằng, văn minh và vì lợi ích chung

3.3 Ch ế độ chính trị Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, gồm: Nhà nước, các Đảng phái, các đoàn thể, các

tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế – xã hội với mục đích duy trì và phát triển thiết chế đó

Chế độ chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại chương I Hiến pháp 2013

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Nam

Ngày đăng: 28/02/2024, 18:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w