1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc Điểm Vùng Dân Cư Vùng Trường Sơn -Tây Nguyên.pdf

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Vùng Dân Cư Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 214,69 KB

Nội dung

Mô hình xãhội Đông Nam Á cổ: đời sống nương rẫy, phụ thuộc vào thiên nhiên.Đặc điểm địa lý và đặc điểm khí hậu:Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.Bao gồ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lịch sử vùng đất, địa lý, đặc điểm vùng dân cư vùng Trường Sơn Tây Nguyên

-Lịch sử vùng đất: Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn

sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoànchỉnh Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây trở thành nạn nhântrước các cuộc tấn công của vương quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ

Thiên niên kỷ thứ I, thứ II có nhiều cuộc xung đột của những tiểu quốc vàvương quốc (Lâm Ấp và Phù Nam, Chiêm Thành và Chân Lạp )

Thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XVIII Trường Sơn - Tây Nguyên đã gắn bó mậtthiết với các triều đại của các quốc gia Đại Việt

Từ thế kỷ thứ XX người Việt đã sinh cơ lập nghiệp tại Tây Nguyên và hòa nhậpvào các cộng dân tộc ở nơi đây

→ Trường Sơn - Tây Nguyên còn dấu vết của văn hóa nguyên thủy (Mô hình xãhội Đông Nam Á cổ: đời sống nương rẫy, phụ thuộc vào thiên nhiên.)

Đặc điểm địa lý và đặc điểm khí hậu:

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.Bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh và Có thể chia Tây Nguyên thành 3 tiểu vùng địahình đồng thời 3 tiểu vùng khí hậu như sau:

-Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk , Đắk Nông): có độ cao thấp hơn nên nền nhiệt độcao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam

Khí hậu được chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô

Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500m khí hậutương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000m (như Đà Lạt) thìkhí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới

Đặc điểm vùng dân cư Trường Sơn – Tây Nguyên:

Là địa bàn sinh sống của hơn 20 tộc người cùng cư trú lâu đời Nếu không kểđến mấy dân tộc phía Bắc và người Kinh di cư đến thì các dân tộc lâu đời ở đâythuộc về nói hai nhóm ngôn ngữ chính Môn-Khmer và Nhóm Mã Lai-Đa Đảo

Là vùng thưa dân nhất nước ta (107 người/km2 năm 2019) (trong khi mdds ở

Trang 2

ĐNB là gần 24k ngừi).

DÂN TỘC Ê ĐÊPhần 1 LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ

Nguồn gốc, địa bàn cư trú dân tộc Ê Đê: Dân tộc Ê đê là cư dân có mặt lâu

đời ở miền Trung và Tây nguyên với nhiều nét văn hoá truyền thống đặc trưng Dân tộc Êđê (còn gọi là Êa Đê, Ra Đê, Rơ Đê) sống tập trung chủ yếu

trên cao nguyên Đak Lak, ngoài ra còn có một số nhóm Êđê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Dak Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa

Dù cư trú ở địa bàn nào, đồng bào Êđê đều sống thành từng buôn làng, gắn với canh tác nương rẫy và luôn luôn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình Họ có nguồn gốc lâu đời từ vùng

biển Mặc dù đã chuyển cư vào miền Trung Việt Nam rồi di dần lên vùng đấtcao nguyên Tây Nguyên từ khoảng cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15, nhưng trong sâuthẳm văn hóa của người Ê đê, bến nước và con thuyền vẫn là những hình ảnhchưa hề phai nhạt

Phần 2 VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ

2.1 Ẩm thực

Đối với người Ê Đê, món ăn phản ánh phong tục, lối sống phóng khoáng, gầngũi giữa con người với thiên nhiên thông qua cách chọn nguyên liệu, chế biếntheo phong cách dân dã, đậm chất núi rừng Mùa nào thức ấy thể hiện sự thíchnghi mang tính chủ động đối với thiên nhiên

Có hai phương thức chế biến là không qua lửa và chế biến qua lửa Ăn cơm tẻbằng là chủ yếu Thường các món ăn của người Ê Đê luôn có vị đắng - cay -chát đặc trưng Với họ, càng cay, càng đắng thì càng ngon, bởi thế, hầu hết cácmón ăn truyền thống không thể thiếu ớt

Ngoài ớt, nhiều gia vị có vị cay khác cũng thường được sử dụng như gừng,riềng, một số loại thảo dược khác Có thể kể đến một số món ăn phổ biến với vịcay, đậm đà đặc trưng như: thịt bò xào sả gừng, món vếch, canh bột lá yao, đu

đủ giã kiến vàng, canh cà đắng… Trong đó phổ biến là món canh bột lá yao

Trang 3

thường được nấu trong những ngày quan trọng, lễ, tết Ngoài ra nhắc đến thứcuống của người Êđê không thể không nhắc đến rượu cần - là đồ uống mangnhiều giá trị thiêng trong các nghi lễ, là lễ vật trong đám cưới, đám ma

2.2 Trang phục

Trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê có màu chủ đạo là màu đen, chàm, cóđiểm những hoa văn sặc sỡ Đồng bào ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng,hạt cườm

*Trang phục của phụ nữ Ê Đê đó là váy tấm, áo chui Có đường viền được kết

hợp cùng với các dải hoa văn bằng những sợi chỉ đỏ, vàng hoặc trắng

Áo của phụ nữ Ê Đê có tên gọi là Ao mniê Phần tay áo được thiết kế có phần

ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao và rộng để có thể dễ dàng chui mặc Khimặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái và được buông xuôi dài tớiphần thắt lưng Hai vạt trước và sau của áo có chiều dài bằng nhau Chiếc áo này

không có thiết kế hở tà Người phụ nữ Ê Đê mặc váy tấm, là các tấm vải choàng

được quấn quanh eo thành nhiều vòng và được cố định lại với nhau bằng các sợidây Tấm vải này có hình chữ nhật với phần chiều rộng khoảng 1,3m và chiềudài khi thả xuôi xuống là gần 1m Ngoài ra, tùy vào nhu cầu và từng mùa mà áocủa người phu nữ dân tộc Ê Đê dài tay hoặc ngắn tay

* Trang phục của nam giới

Chia làm hai phần: Phần khố và áo

Mỗi một bộ đồ đều được trang trí bằng hoa, màu sặc sỡ Đặc trưng của trangphục nam giới người Ê đê sẽ là trên nền màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ,nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vài viền đỏ, trắng

2.3 Nhà ở

Cấu trúc của ngôi nhà nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiêntai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thờicũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Nhìn toàn cảnh ngôi nhà giống nhưhình chiếc thuyền độc mộc với 2 đầu mái nhô ra trên rộng dưới hẹp mà giới kiếntrúc thường gọi là kiểu “ thượng thách hạ thu”

Địa điểm xây nhà: vùng núi, cao nguyên Hướng nhà: hướng bắc – nam theo tập

Trang 4

quán cổ truyền Ê đê Đầu nhà quay về phía bắc, có cửa chính, đón khách.

Nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa, mái tranh

Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi dầu mưa nắng Nhàdài đến bao nhiêu thì tùy thuộc vào chủ nhà dài ấy có thịnh vượng hay không.Cầu thang là một điểm nhấn của nhà dài người Ê-đê gắn với hai cửa của nhà dài,cửa phía trước dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ

Trên cầu thang cái bao giờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết,còn cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ là một cây gỗsau đó chạm khắc những bậc để lên xuống

2.4 Hoạt động sản xuất (AN)

Người Ê Ðê chủ yếu trồng lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh Rẫy sau một thờigian canh tác thì bỏ hoá cho rừng tái sinh rồi mới trở lại phát, đốt Chu kỳ canhtác khoảng từ 5-8 năm tuỳ theo chất đất và khả năng hồi phục của đất Rẫy đacanh và mỗi năm chỉ trồng một vụ

Gia súc được nuôi nhiều là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà, nhưngchăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng Nghề thủ công gia đình phổbiến có nghề đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải bằngkhung dệt kiểu Inđônêdiêng cổ xưa Nghề gốm và rèn không phát triển lắm.Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổi hàng

2.5 Phương tiện vận chuyển:

Gùi được dùng hàng ngày chuyên chở hầu như mọi thứ trên lưng Ngoài ra thìcòn vận chuyển bằng voi nhưng khong phổ biến lắm

Phần 3 VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

Cộng đồng người Ê-đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây Nguyên.Dấu vết về nguồn gốc của dân tộc Êđê đã phản ánh lên từ các sử thi và trongnghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian Dù cư trú ở địa bàn nào, cộngđồng Ê-đê đều sống thành từng buôn làng, gắn với canh tác nương rẫy và luônluôn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình Chínhnhững giá trị văn hóa truyền thống của người Ê-đê đã tạo nên những nét văn hóađặc trưng, trong đó có văn hóa tinh thần

Trang 5

3.1 Về ngôn ngữ

Ngôn ngữ Ê-đê thuộc ngữ hệ Malay - Polynesia, do vậy, tiếng nói của họ gầngũi với Gia Rai, Chăm, Bahasa Malayu, Bahasa Indonesia, các ngôn ngữ củaPhilippine Ngoài vốn từ vựng có nguồn gốc Malay-Polynesia, Sanscrit của Ấn

Độ, tiếng Ê-đê còn vay mượn vốn từ vựng có nguồn gốc từ ngôn ngữ Khmer

Môn-Người Ê-đê đã có chữ viết riêng, theo lối văn tự Pali- Sancrit

Ngày nay, người Ê Đê đã hình thành rất nhiều họ khác nhau, tuy nhiên, có 2dòng họ chính là Niê và Mlô, cùng nhiều phân họ kép hình thành từ 2 dòng

họ này Người Ê Đê cũng là tộc người duy nhất ở Việt Nam đặt tên theo cấutrúc Tên trước Họ sau, có thể là kết quả ảnh hưởng của văn hóa Pháp

3.2 Về tôn giáo

Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành Và Dak Lak nơi tập trung đôngngười Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đâyđược coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực ĐôngDương

Những người Ê đê theo Công giáo thì thường đến các nhà nhờ tại địa phươngvào ngày chủ nhật Một số rất ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị Số còn lạivẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình Đạo Tin Lành truyền thống của người Ê-đê hòa trộn nhiều tín ngưỡng bản địa

có trước với nhiều quy tắc kiêng cự khá ngặt nghiêm ngặt: Cấm hôn nhânngoại giáo, không ăn thịt động vật chết, không ăn thực phẩm liên quan cúng

tế ngoại giáo, cấm thờ ảnh tượng, không ăn huyết động vật hoặc những thức

ăn chế biến từ huyết động vật,…

3.3 Về phong tục

Văn hóa truyền thống của người Êđê mang đậm tính mẫu hệ: từ bao đời kếthừa nối tiếp nhau là một người phụ nữ đứng đầu dòng họ Bất kỳ một nghi lễnào, người phụ nữ chủ gia đình và các phụ nữ trong gia đình, trong dòng họđều được mời uống rượu trước, sau đó mới đến nam giới

Trong hôn nhân, các cô gái Êđê khi đến tuổi trăng tròn thường chủ động đi

Trang 6

tìm bạn đời Sau lễ cưới chàng trai về ở bên nhà vợ Con cái sinh ra lấy họ

mẹ Việc quản lý gia đình, quản lý tài sản, phân công lao động cũng như loviệc ăn uống hằng ngày và tổ chức các nghi lễ hằng năm đều do người bà,người mẹ chỉ đạo và quyết định Người con gái út trong gia đình được quyềnthừa kế tài sản, thừa kế chức danh chủ bến nước sau khi người bà, người mẹqua đời

Các thành viên trong buôn làng phải sống hòa thuận, giúp đỡ, tương trợ nhaukhi có khó khăn, hoạn nạn Luật tục Êđê quy định về trách nhiệm giữa cácthành viên trong cộng đồng cũng như trách nhiệm của người đứng đầu đối vớicộng đồng Họ sẽ bị coi là phạm tội nếu không chăm lo đến đời sống của cộngđồng; giấu giếm, ăn hối lộ, bưng bít cho những người và sự việc xấu xảy ra;không có nguyên nhân gì mà gây chiến, chiếm dân, chiếm đất của làng khác;lợi dụng chức quyền chà đạp hoặc làm điều oan uổng cho thành viên trongbuôn làng Những điều quy định trong pháp luật về dân chủ ở cấp xã hiện naynhư vận động bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội, hôn nhân và gia đình, pháthuy truyền thống gia đình, cộng đồng, xây dựng buôn làng văn hóa… lànhững điều đồng bào đã tự dặn nhau từ hàng trăm năm nay thông qua Luậttục

Mặc dù một số quy định của Luật tục còn mang tính dị đoan, không phù hợp đờisống hiện đại, nhưng nếu loại bỏ được những tiêu cực, lạc hậu thì Luật tục Êđê

sẽ phát huy được giá trị trong đời sống đương đại đối với sự phát triển bền vững

ở Tây Nguyên hiện nay

3.4 Về lễ hội (HOA)

Người Ê Ðê ăn tết vào tháng chạp (tháng 12 lịch âm) khi mùa màng đã thuhoạch xong (không vào một ngày nhất định, tuỳ theo từng buôn) Sau tết ănmừng cơm mới (hmạ ngắt) rồi mới đến tết (mnăm thun) ăn mừng vụ mùa bộithu Ðó là tết lớn nhất, nhà giàu có khi mổ trâu, bò để cúng thần lúa; nhàkhác thì mổ lợn gà Vị thần lớn nhất là đấng sáng tạo Aê Ðiê và Aê Ðu rồiđến thần đất (yang lăn), thần lúa (yang mđiê) và các thần linh khác

Lễ “Cúng cây nêu cầu an” là một trong những sinh hoạt văn hóa, phản ánh

Trang 7

đậm nét đời sống tinh thần và là nghi lễ vừa có tính chất tâm linh, vừa có tínhthực tiễn trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê, được người dântrân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện khao khát điều tốt

đẹp, ấm no đến với người dân bản làng Phục dựng và tái hiện lễ “Cúng cây

nêu cầu an” của đồng bào Ê Đê theo đúng nghi lễ cổ truyền với mục đích tôn

vinh các giá trị nghệ thuật, giá trị vật chất và quan trọng hơn là giá trị kết nốicộng đồng là hướng đi rất đáng được khuyến khích trong giao lưu văn hóagiữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam

3.5 Về nghệ thuật

Cồng chiêng là di sản văn hóa quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyênnói chung và đồng bào Êđê nói riêng Cồng chiêng được coi là vật thiêngnhất, có giá trị nhất trong mỗi gia đình, dòng họ và mỗi thành viên trongcộng đồng Dân tộc Êđê có dàn chiêng đồng 10 cái (gọi là ching Knah) gắnvới một trống H’gơr, bên cạnh đó còn có bộ ching Kram (chiêng tre) mỗi bộgồng có 7 thanh tre được chế tác dài ngắn khác nhau theo thang âm của dànchiêng Knah để diễn tấu trong các nghi lễ - lễ hội

Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của ngườichơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác Từviệc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn,những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được nhữngcách chơi điêu luyện tuyệt vời Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và vănhóa cồng chiêng là tài sản vô giá Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên khôngnhững là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xãhội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ Cồng chiêngTây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về

nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh" Cồng chiêng đi suốt vòng đời của mỗi

con người, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành sinh con

đẻ cái và cuối cùng trở về với thế giới của tổ tiên, ông bà Trải qua bao nămtháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ

Trang 8

Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên Nghe cồng chiêngthì thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội Tây Nguyên

Bên cạnh đó, người Ê-đê có kho tàng văn học truyền miệng vô cùng phongphú: cổ tích, ca dao, tục ngữ, trường ca, sử thi Những trường ca, sử thi nổitiếng như Khan Dam san, Khan Dam Kteh M’lan như là những kiệt tác vănhọc truyền miệng của dân tộc này Người Ê-đê yêu ca hát, thích tấu nhạc

Họ có hình thức kể khan rất hấp dẫn Về văn chương, khan là sử thi, trường

ca cổ xưa; về hình thức biểu diễn là loại ngâm kể kèm theo một số động tác

để truyền cảm Về dân ca có hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả

Phần 4 VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ (HẠNH)

1 Văn hóa cá nhân:

Người Ê Đê có lòng trung thực, kiên nhẫn với sự khó khăn, chịu đựng nhọcnhằn trong lao động, chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc, nhưng dễ nổi loạnchống lại khi bị chèn ép và áp bức

2 Văn hóa cộng đồng:

Về tổ chức xã hội, Êđê là xã hội mẫu hệ và mẫu quyền điển hình nhất ở TâyNguyên Mọi quy tắc ứng xử trong cộng đồng xã hội, trong gia đình đều tuântheo một hệ thống luật tục lưu truyền từ đời này sang đời khác “Đứng đầu giađình là khua sang (chủ nhà) Đó là người đàn bà cao tuổi nhất, có uy tín nhấtlãnh nhiệm vụ trông coi tài sản, điều hành sản xuất, gắn bó quan hệ giữa mọithành viên trong gia đình”

Trong gia đình người Êđê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang

họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế Đàn ông cư trú trong nhà vợ Chỉcon gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúngông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già

3 Văn hóa làng xã:

Làng gọi là buôn và là đơn vị cư trú cơ bản, cũng là tổ chức xã hội duy nhất.Người trong một buôn thuộc về nhiều chi họ của cả hai hệ dòng nhưng vẫn cómột chi họ là hạt nhân Ðứng đầu mỗi làng có một người được gọi là chủ bếnnước (Pô pin ca) thay mặt vợ điều hành mọi hoạt động của cộng đồng Họ phải

là người có đức độ và tài năng, được cả cộng đồng tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ,người đó phải chịu sự ràng buộc và có nghĩa vụ với các thành viên của buônlàng Bên dưới chủ bến nước là những chủ nhân nhà dài là người đàn bà cao tuổi

Trang 9

và cao thế hệ nhất dòng họ, có trách nhiệm quản lý các thành viên sống trongnhà dài và tài sản của dòng họ.

Nhà dài của đồng bào Ê đê là một công trình văn hóa độc đáo, đó là sản phẩmtiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên,tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồngđồng, thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Điều thú vị là nếu bạnmuốn biết gia đình nào có bao nhiêu con gái hãy nhìn vào cửa sổ Nhà nào cóbao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu con gái Cửa sổ nào đóng kín nghĩa là cô gái

ấy chưa bắt chồng Còn cửa sổ nào mở rộng có nghĩa là cô gái ấy đã bắt chồng

Về mối quan hệ giữa vợ và chồng, người Êđê cho rằng vợ chồng phải thươngyêu, gắn bó với nhau, cùng nhau chăm sóc gia đình

DÂN TỘC BANA

I ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ DÂN TỘC BANA (DƯƠNG)

Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây Họ là tộc người có dân

-số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá Theo Tổngđiều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ba Na ở Việt Nam có dân số 227.716người Ðịa bàn cư trú của người Ba Na tập trung tại các tỉnh:

- Gia Lai - Kon Tum - Bình Định - Phú Yên

II VĂN HÓA VẬT CHẤT NGƯỜI BANA

1.Ẩm thực:

- Thức ăn hàng ngày của người Ba Na đơn giản, gần như có gì ăn nấy,thường đạm bạc, chủ yếu là rau xanh, măng, nấm theo mùa; cá, cua, ốc, ếchkiếm được tùy thuộc sự tháo vát, đảm đang của các thành viên mỗi gia đình Bêncạnh đó, người Ba Na có những món ăn đặc sản mang đậm bản sắc dân tộc riêngnhư: cháo nấm mối, tôm lam rau dớn, cá suối nấu măng le, nhộng chuồn chuồn,gỏi kiến bóp chua, Có lên miền sơn cước, có thưởng thức những món ngon củangười Ba Na bên bếp lửa đỏ rực, bên những chén rượu cần thơm lừng với nhữngngười già và nghe các cụ kể về nguồn gốc của từng món ăn, khi đó ta mới cảmthụ hết tinh hoa ẩm thực cũng như tính cách của tộc người anh em này

2 Trang phục:

- Khác với trang phục của nhiều dân tộc khác, trang phục của người Ba na rất

Trang 10

giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng.Đàn ông mặc áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, đóng khố hình chữ T Phụ nữmặc áo chui đầu, không xẻ cổ kết hợp với váy Váy của phụ nữ Ba Na khôngđược may lại mà nó chỉ là một tấm vải đen được quấn quanh thân dưới Trongcác ngày lễ, trang phục của người Ba na có phần sặc sỡ hơn Không chỉ vậy,người Ba na còn biết tạo ra mùi hương đặc biệt cho trang phục của mình

3 Cư trú (kiến trúc):

- Cũng giống như người Kinh có đình làng thì người dân tộc Ba Na cũng có nhàRông, chỉ khác là nhà Rông không phải nơi để thờ tự Nhà Rông của người dântộc Ba Na là một ngôi nhà được dựng ở đầu bản, là nơi diễn ra mọi sinh hoạtthiết yếu mang tính chất kết nối cộng đồng hay diễn ra các hoạt động văn hóadân gian, lễ hội truyền thống, bao bọc và sản sinh nhiều giá trị văn hóa tinh thần,nghệ thuật đặc sắc

- Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn Trước đây khi chế độ gia đìnhlớn còn thịnh hành, ở vùng người Ba Na sinh sống thường có những căn nhà dàihàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay chế độ gia đình lớn không còn nữa, mô hìnhcác gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều

4 Sản xuất:

- Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy Cái cuốc là công cụ chủ yếutrong canh tác nông nghiệp ở tộc người này Với ruộng khô thì việc thâm canhkhông bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy Ruộng khô thường ở vùng ven sôngsuối Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ởnhiều nơi Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu Công việcchăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển

5 Tập quán đi lại:

- Chủ yếu di chuyển bằng cách đi bộ do sống ở địa hình rừng núi, và cũng dothói quen,… Sử dụng gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi Gùinhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một

mô típ cổ truyền

III VĂN HÓA TINH THẦN CỦA DÂN TỘC BANA (LAM)

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w