Là một trong những công ty lớn nhất - với trụ sở chính nằm tại 219 ĐạiLộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam,với quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Tân Hiệp Phát Được thành lập năm 1994, Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) là nhà sản xuất nước giải khát lớn nhất Việt Nam trong các ngành hàng: nước giải khát, thực phẩm ăn liền và túi nhựa Là một trong những công ty lớn nhất - với trụ sở chính nằm tại 219 Đại
Lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam, với quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m² - và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Tân Hiệp Phát là nhà tiên phong cung cấp đồ uống đóng chai có lợi cho sức khỏe với sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh và các đồ uống khác có sức cạnh tranh lớn với Coca-cola, Pepsi và các đối thủ khác THP hiện tại có hơn 4.000 nhân viên và nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có các giải “Thương hiệu nổi tiếng Đông Nam Á 2013” và “Giá trị Việt Nam 2010”.
Các sản phẩm nước giải khát, thực phẩm đóng chai của Tân Hiệp Phát hiện được phân phối tới khắp 63 tỉnh thành Việt Nam và được xuất khẩu tới 16 quốc gia trên thế giới Với những nỗ lực phát triển, đổi mới không ngừng nghỉ, mang đến những sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 -Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theo đánh giá của Vietnam Report.
1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh
- Tầm nhìn: “Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.”
- Sứ mệnh: Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á Với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.
- Triết lý kinh doanh: Triết lý nhất quán và ngắn gọn của Tân Hiệp Phát là “đúng người, đúng việc” Tuy nhiên, để thực sự “đúng”, thì phải đúng năng lực cá nhân, và đúng cả những giá trị cốt lõi của công ty Trong đó, đúng giá trị cốt lõi quan trọng hơn là thông minh.
PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
1.2.1 Môi trường vĩ mô (PEST)
1.2.1.1 Môi trường pháp luật a Nước giải khát thuộc về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công Thương
Về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
Những sản phẩm nước giải khát, rượu, bia, cồn và đồ uống có cồn sẽ thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm theo quy định tại Phụ lục 2.2 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quy định về danh mục sản phẩm nước giải khát, rượu, bia, cồn và đồ uống có cồn thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm. b Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh đồ uống
Theo chỉ thị số 331/Ttg của Thủ tướng chính phủ, các cơ sở kinh doanh đồ uống phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước về quản lý kinh doanh - thị trường chất lượng và vệ sinh, đồng thời có trách nhiệm: c Đối với các cơ sở trực tiếp sản xuất:
Phải đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, có chứng nhận vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm chất lượng hàng hoá của mình trước người tiêu dùng và pháp luật đúng như cam kết trong đăng ký chất lượng; thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hoá của mình; Áp dụng các biện pháp chống làm giả hàng hoá của mình sản xuất ra (ghi nhãn đầy đủ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ); chủ động phát hiện hàng giả, đồng thời phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước kiểm tra, xử lý việc sản xuất, lưu thông hàng giả trên thị trường. d Đối với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp:
Chỉ được kinh doanh các đồ uống có nguồn gốc rõ ràng, có đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng và có chứng nhận vệ sinh thực phẩm;
Phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất lượng đồ uống mà mình kinh doanh. e Ngành nước giải khát trong tình trạng lao đao về các khoản thuế
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Bộ Tài chính công bố đề xuất áp dụng Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 10% đối với nước ngọt có đường, trừ các sản phẩm sữa nhằm hạn chế tiêu thụ các sản phẩm này và góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì và tiểu đường tại Việt Nam, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho ngân sách
Ngành nước giải khát đang cùng lúc gánh 9 loại thuế, 9 loại thuế ngành này đang phải gánh gồm: Thuế xuất nhập khẩu đánh vào nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu đầu vào; thuế giá trị gia tăng (10%); thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp (20%); thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường Ngoài ra còn các loại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; phí, lệ phí.
Cụ thể, theo ước tính của nhóm nghiên cứu, nếu áp dụng thuế TTĐB 10% đối với nước ngọt và giữ nguyên mức thuế VAT, GDP sẽ giảm khoảng 0,115%, thu nhập từ sản xuất của cả nền kinh tế giảm 0,14%, thặng dư sản xuất giảm 0,077% và lao động giảm 0,06- 0.08%.
Có nhiều gói hỗ trợ nhằm kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thông qua giảm một số loại phí, nhưng lại không có cơ chế riêng nào áp dụng đối với ngành đồ uống nói chung cũng như ngành nước giải khát nói riêng Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp giải khát đang rất cần các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt như việc hoãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn.
Với việc Quốc hội dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành đồ uống đã chịu thiệt hại rất nặng nề f Các hiệp ước thương mại
Việt Nam mới ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại quan trọng như RCEP, CPTPP và gần nhất là EVFTA khiến việc chuyển đổi số để thích nghi và phát triển trở thành yêu cấp thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nước giải khát.
1.2.1.2 Môi trường kinh tế a Chu kỳ kinh tế
Trước đại dịch Covid ngành đồ uống Việt Nam là một thị trường đang lên đà hướng đến pha hưng thịnh của chu kỳ kinh tế ngành giải khát Giai đoạn từ năm 2015 – 2019 thị trường đồ uống Việt cho thấy tiềm năng khi trung bình tăng trưởng 8,4%/năm, chiếm tỷ trọng 4,5% nhóm ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ, góp vào ngân sách nhà nước xấp xỉ
Chu kỳ kinh tế của ngành đồ uống đến đà suy thoái khi covid xuất hiện Theo Tổng cục Thống kê năm 2020, kết quả sản xuất, kinh doanh và lao động của ngành đồ uống sụt giảm một cách đáng kể so với 2019 Doanh thu năm 2020 giảm mạnh tới 17% so với năm 2019; doanh thu của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 19% so với năm 2019. Doanh số sụt giảm, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về lợi nhuận So với năm 2019, lợi nhuận trung bình của ngành nước giải khát năm 2020 giảm đến 94,96%.
Năm 2021, doanh thu thuần của ngành nước giải khát giảm 4,8% so với năm 2020 trong khi lợi nhuận thuần của ngành này giảm tới 31,4%.
Trong năm 2022 thị trường nước giải khát vẫn mang một gam màu vẫn ảm đạm khi đặt trong bối cảnh chiến tranh Nga – Ukraine diễn ra căng thẳng dẫn đến lạm phát Giá toàn thị trường nước giải khát tăng khi giá nguyên liệu, vật liệu đầu vào tăng, cùng với chi phí sản xuất tăng, chi phí nhân công, vận hành cũng phải tăng… dẫn đến tình trạng chung của toàn thị trường Kéo theo giá bia rượu nước giải khát bị đẩy sau khi Việt Nam mở cửa hậu Covid.
- Dự đoán pha tăng trưởng
Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Việt Nam cho biết trong ít nhất 5 năm tới ngành nước giải khát Việt Nam mới có thể phục hồi dựa trên điều kiện có sự hỗ trợ từ các gói chính sách hỗ trợ của chính phủ số 70/2020/NĐ-CP áp dụng cho ngành nước giải khát và không áp tăng thuế b Chỉ số CPI, lạm phát và chỉ số giá sản xuất, giá nguyên vật liệu
MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Trên thị trường nước giải khát đóng chai hiện nay, thị phần tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn Tân Hiệp Phát dẫn đầu thị trường với 32% trên tổng thị phần Ở vị trí thứ 2 là URC Việt Nam - 20.6% Thị phần của thị phần Suntory Pepsico, công ty đứng thứ 3 thị trường là 16.3% Các doanh nghiệp theo sau lần lượt là Lipton (3.4%), Interfood (2.9%), Tribeco (1.7%),
Hình 1 9 Thị phần các công ty trong ngành trà đóng chai
Trà Xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát là thức uống giải khát được giới trẻ ưa chuộng và đạt thương hiệu giải khát hiếm hoi đạt chứng nhận FDA của Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ Thức uống trở nên quen thuộc với giới trẻ trong các hoạt động ngoài trời để giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng Nghiên cứu của Nielsen 2019 tới 71% người tiêu dùng cho biết họ thường xuyên sử dụng Trà Xanh Không Độ, 69% tin tưởng tốt cho sức khỏe và 76% cho rằng sản phẩm này làm từ nguyên liệu tự nhiên Tại Lễ vinh danh các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022 Tân Hiệp Phát đã 14 năm liên tiếp có, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Được biết đến là doanh nghiệp Việt duy nhất nằm trong Top 5 doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam.
Tác giả cho rằng danh tiếng đến năm 2022 của thương hiệu đang bị giảm đáng kể, nguyên nhân các chiến lược Promotion vẫn theo lối cũ: TVC, Nhạc hội, cào trúng thưởng
Hiệu quả hoạt động trước đây
Theo số liệu kinh doanh của nhóm các công ty Tân Hiệp Phát, doanh thu 8.300 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng tiếp lên 9.200 tỷ đồng năm 2019 Lợi nhuận, Tân Hiệp Phát báo lãi2.000 tỷ đồng năm 2018 và 3.300 tỷ đồng năm 2019 Doanh thu Tân Hiệp Phát tương đương Coca-Cola và bằng 1/2 so với Suntory Pepsico, nhưng lợi nhuận lại bỏ xa cả 2 đối thủ nhờ tỷ suất sinh lời vượt trội Tại nhà máy ở Bình Dương, doanh thu 5.900 tỷ đồng trong hai năm 2018 và 2019 Lợi nhuận 2019 trên 1.500 tỷ đồng Tại nhà máy Number One Chu Lai, doanh thu năm 2019 vừa qua đạt gần 1.400 tỷ đồng, lãi 489 tỷ đồng Tại nhà máy Number One Hà Nam, doanh thu năm qua giảm nhẹ so với 2018, xuống 2.000 tỷ đồng và lãi 872 tỷ đồng.
Hình 1 10 Kết quả kinh doanh nhà máy Bình Dương của Tân Hiệp Phát
Thương hiệu Trà Xanh Không Độ duy trì vị trí dẫn đầu về trà đóng trong năm 2021 Với việc trà đóng chai tiếp tục tạo ra mức tăng trưởng doanh số khả quan, nhiều công ty hàng đầu trong ngành nước giải khát Việt Nam đang tìm cách tận dụng cơ hội để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách tung ra các sản phẩm mới nhằm kích cầu
Theo báo cáo của Euromonitor International 2022 tại Việt Nam có 3 ông lớn đang nắm tổng cộng 83% thị phần trà đóng chai 2 cái tên đứng đầu chính là Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát (38% thị phần) và trà Olong Tea + của Suntory Pepsico (18.7% thị phần) và đứng thứ 3 thị trường là C2 của URC Việt Nam với 16.3% thị phần.
Hình 1 11 Thương hiệu chiếm thị phần trà đóng chai tại Việt Nam Lòng trung thành của khách hàng
Là một trong không nhiều DN tại thị trường nước giải khát VN được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn và ưa chuộng trong đó dòng sản phẩm trà xanh Không Độ đã gây tiếng vang với với người tiêu dùng Tân Hiệp Phát qua 18 năm phát triển dưới sự chèo lái của TS.Trần Quý Thanh đã trở thành một trong những tập đoàn giải khát lớn, một thương hiệu uy tín hàng đầu tại VN với doanh thu tăng trưởng hàng năm ở mức hàng nghìn tỉ đồng Từ hiệu quả từ các hoạt động kinh doanh trước, trong và sau đại dịch, Tân Hiệp phát đã cho thấy sự trung thành và ủng hộ của người tiêu dùng với doanh nghiệp nước uống giải khát Việt.
Chiều rộng và chiều dài của tập hợp sản phẩm
Tân Hiệp phát là doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn nhất Việt Nam, chủ yếu phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát với X dòng tiêu biểu.Dòng sản phẩm Trà đóng chai: Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt DR ThanhNước tăng lực: Nước tăng lực Number 1, Nước uống vận động active chanh muốiNước có gas: Number 1 Chanh và Number 1 Dâu
Sữa hạt: Sữa đậu nành soya Number 1
Nước suối: Nước đóng chai Number 1
Tân Hiệp Phát còn sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Khoai tây chiên, trái cây sấy ăn liền, mì ăn liền là nhà máy sản xuất bao bì lớn, vừa hoạt động phục vụ cho sản xuất nước giải khát, thực phẩm của công ty, vừa cung cấp cho một số doanh nghiệp khác.
Chiều sâu của dòng sản phẩm Trà xanh Không Độ
Trà xanh không độ nguyên bản: được đóng chai 500ml, chai 240ml, hộp giấy 250ml, lon 330ml
Trà xanh vị chanh ít đường
Trà xanh không độ Không đường
● Trà sữa Machiato không độ
Chất lượng sản phẩm Trà Xanh Không Độ
Hệ thống công nghệ khép kín vô trùng Aseptic cùng sự kiểm soát nghiêm ngặt của các chuyên gia Kết hợp 5 yếu tố (chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng, môi trường chiết vô trùng) đã tạo ra sản phẩm có hương vị, dưỡng chất và hàm lượng EGCG cao nhất mà không bị mất đi như công nghệ chiết nóng, đồng thời sản phẩm không cần đến chất bảo quản, màu công nghiệp Cùng khả năng giữ được hàm lượng hợp chất EGCG, việc không cần sử dụng chất bảo quản, hương vị, màu công nghiệp cũng là yếu tố then chốt giúp Trà Xanh Không Độ trở thành “vua trà đóng chai”.
Sự trung thành của các trung gian phân phối
Tiếp sức cùng trung gian phân phối: Qua các chương trình tiếp sức kênh phân phối vượt khó, cùng kết hợp hành động với các trung gian phân phối để hỗ trợ khách hàng Tân Hiệp Phát quyết định không tăng giá bán từ 4/2021 tới tết để thúc đẩy người tiêu dùng. Tiếp sức cho đối tác, đại lý chung tay vượt qua khó khăn đại dịch Đây cũng chính là hỗ trợ người tiêu dùng vì tất cả đều đang gặp rất nhiều khó khăn Tân Hiệp Phát chấp nhận thiệt thòi để thúc đẩy các đối tác, đại lý cùng phục vụ người tiêu dùng Qua đó giúp Tân Hiệp Phát càng củng cố lòng trung thành với các trung gian phân phối
Với mạng lưới phân phối trải rộng khắp cả nước với hơn 200 nhà phân phối và 1600 đại diện kinh doanh trên cả nước, Tân Hiệp Phát có một lực lượng bán hàng hơn 4000 người. Trong đại dịch Covid 19 các nhân viên bán hàng là một phần không thể thiếu trong sự thành công kinh doanh thời điểm đó của Tân Hiệp Phát Đội ngũ bán hàng nhận thấy sản phẩm của Tân Hiệp Phát cần thiết cho nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng, lực lượng bán hàng tìm kiếm khai thác nhiều kênh bán hàng phi truyền thống và giúp cho thị phần sản phẩm của Tân Hiệp Phát duy trì tăng trưởng trong suốt thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh” Tân Hiệp Phát có khả năng kiểm soát tốt hiệu quả của các hoạt động mua bán, tồn kho, có các kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên và chính sách khuyến mãi, giảm giá, kích cầu người tiêu dùng Định giá
Khác hẳn với sản phẩm của Lipton, C2, hay Trà Tea+,… chiến lược giá “hớt váng” đã là chiến lược của Trà xanh không độ từ khi ra mắt Tân Hiệp Phát rất sáng suốt khi đặt mức giá cao hơn xấp xỉ 20% so với mặt bằng trà đóng chai, kèm theo đó dung tích của chai sẽ nhiều hơn so với những thương hiệu còn lại
Cụ thể, giá bán 1 chai dung tích 500ml có giá bán lẻ là 9.000đ đến 10.200đ/ chai Với tư tưởng “tiền nào của nấy” của người Việt nên hãng không ngần ngại để mức giá đó khi cho sản phẩm ra mắt thị trường Với một sản phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe thì người tiêu dùng sẵn sàng chịu bỏ số tiền cao hơn cho sản phẩm Trà xanh không độ so với các sản phẩm nước đóng chai khác cùng phân khúc.
Với Trà xanh không độ, có thể nói Tân Hiệp Phát rất chịu chi khi ngay từ khi ra mắt những TVC quảng cáo được phủ sóng khắp trên các kênh truyền hình, báo chí, PR như
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
2.1.1 Xác định và mô tả thị trường Trà đóng chai ở Việt Nam
● “Tổng nhu cầu hiện tại” & “Tổng nhu cầu vùng/miền”
● “Mức độ thâm nhập TT” & “Chỉ số thị phần của DN”
● Khả năng sinh lợi của từng “phân khúc TT”
Hiện nay theo ước tính của hiệp hội bia rượu – nước giải khát Việt Nam, thì có khoảng
1800 cơ sở sản xuất nước giải khát Mức tăng trưởng hàng năm tăng đều ở mức 6-7%, trong khi ở những thị trường khác như Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/ năm.
Có thể thấy với một thị trường nước giải khát gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát, cùng với đó là mức tăng trưởng ấn tượng qua từng năm ở lĩnh vực nước giải khát Thì có thể thấy được, các thương hiệu đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt khi xu hướng hiện nay không tập trung quá vào thương hiệu, đây là mấu chốt để rất nhiều cái tên mới nổi lên, đôi khi là vượt mặt các tên tuổi có thâm niên khác.
Theo điều tra thị trường mới nhất của VietinBankSc, sản phẩm trà đóng chai đang dần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng với tỷ lệ được tiêu thụ chiếm tới 41,1% toàn ngành Theo kết quả báo cáo này, Trà Xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát dẫn đầu với 38% thị phần. Các sản phẩm trà xanh đóng chai đang tăng trưởng chóng mặt, số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu luôn chiếm trên 40% trong toàn ngành nước giải khát không gas.
Dự báo: Tăng trưởng nhu cầu ngành; Tăng trưởng của DN, …
● Doanh thu trong phân khúc Cà phê & Trà pha sẵn (RTD) lên tới 415,90 triệu USD vào năm 2023 Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 9,53% (CAGR 2023- 2027).
● Liên quan đến số liệu tổng dân số, doanh thu trên mỗi người là 4,17L được tạo ra vào năm 2023.
● Trong phân khúc Cà phê & Trà pha sẵn (RTD), sản lượng dự kiến sẽ đạt 296,70 triệu L vào năm 2027 Phân khúc Cà phê & Trà pha sẵn (RTD) dự kiến sẽ có mức tăng trưởng về sản lượng là 6,7% vào năm 2024.
● Khối lượng trung bình mỗi người trong phân khúc Cà phê & Trà pha sẵn (RTD) dự kiến sẽ lên tới 2,35 đô la Mỹ vào năm 2023.
2.1.2 Xu hướng ngành hàng nước giải khát
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nước giải khát đang trong tình trạng thay đổi liên tục khi các nhà sản xuất thích nghi với sự thay đổi sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng. a Xu hướng tiêu dùng sản phẩm bao bì bền vững
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm gia tăng đáng kể mức độ nhạy cảm của người tiêu dùng đối với vệ sinh và an toàn thực phẩm, vốn là những ưu tiên mạnh mẽ mới đối với vật liệu đóng gói Thái độ của người tiêu dùng về bao bì bền vững cũng đã thay đổi đáng kể Theo khảo của của Statista (6/2021) tại Việt Nam, 80% người được hỏi cho biết họ có ý định mua các mặt hàng có bao bì thân thiện với môi trường với hoặc ít bao bì hơn, bao gồm cả việc sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm thân thiện với môi trường và bao bì có thể tái chế b Đồ uống có thành phần rõ ràng và nguồn gốc tự nhiên
Thị trường y tế và sức khỏe có vẻ sẽ tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam vào năm 2021, phù hợp với sự gia tăng chung về nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng, được củng cố bởi những trải nghiệm của cuộc khủng hoảng COVID-19
Báo cáo Sức khỏe và Sức khỏe tại Việt Nam của Euromonitor International theo dõi sự phát triển của các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe và định vị lựa chọn tốt cho sức khỏe của các thương hiệu cạnh tranh trong các lĩnh vực thực phẩm khác nhau
Người tiêu dùng đang ngày càng lựa chọn lối sống lành mạnh hơn và do đó, nhận thức rõ hơn về các thành phần họ tiêu thụ Các thành phần hữu cơ cũng được cho là yếu tố chính thúc đẩy quyết định mua hàng, với nhiều người tiêu dùng cũng cho biết sở thích của họ đối với đồ uống không có thành phần và hương vị nhân tạo Những sản phẩm đứng đầu danh sách là 'ít calo', 'không đường' và 'thuần chay' Theo khảo sát của Statista thực hiện vào 6 năm 2021, 89% người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng Theo một khảo sát về người tiêu dùng toàn cầu quý 1 năm 2022 của GlobalData, 71% người tiêu dùng toàn cầu coi các thành phần hữu cơ là một đặc điểm “cần thiết và nên có” và họ tích cực tìm kiếm khi mua hàng Với 44% người tiêu dùng toàn cầu cho rằng lượng đường thấp là “một yếu tố nên có” khi đưa ra quyết định mua hàng Phù hợp với xu hướng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp rộng hơn, nhu cầu đối với các sản phẩm có ít thành phần nhân tạo hơn đang tăng lên, với 42% người tiêu dùng cho biết việc không có các thành phần phi tự nhiên là động lực chính trong quyết định mua hàng của họ Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng mối quan tâm của người tiêu dùng về sức khỏe thể chất và kết quả là các thương hiệu đang tung ra các loại đồ uống có hàm lượng rau, trái cây và lợi ích sức khỏe cao hơn trên mỗi khẩu phần Đồ uống chức năng cũng đang trở nên phổ biến, với 39% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ coi việc bổ sung vitamin và khoáng chất là yếu tố chính thúc đẩy quyết định mua hàng c Xu hướng tiêu dùng có đạo đức
Người tiêu dùng cũng đang trở nên quan tâm hơn đến tiêu dùng có đạo đức và yêu cầu các sản phẩm phù hợp với giá trị của họ Khảo sát người tiêu dùng toàn cầu quý 3 năm
2021 của GlobalData cho thấy gần 60% người tiêu dùng toàn cầu có nhiều khả năng mua sản phẩm hơn nếu sản phẩm đó phù hợp với niềm tin và giá trị cá nhân của họ d Xu hướng đồ uống có cồn có hương vị
Hơn một phần năm (21%) người tiêu dùng toàn cầu hiện nay nói rằng họ thích hương vị ngọt ngào hơn trong đồ uống có cồn Sở thích này đặc biệt nổi bật ở những người tiêu dùng trẻ tuổi, với các nhóm lớn tuổi hơn như thế hệ bùng nổ (14%) và thế hệ im lặng (8%) cho thấy ít hấp dẫn hơn đối với hương vị ngọt ngào Các sản phẩm bia và rượu táo - theo truyền thống có hương vị đắng hơn - do đó đã phải điều chỉnh Các doanh nghiệp tìm cách đánh vào khẩu vị ngày càng hảo ngọt của người tiêu dùng Sự ra mắt này cũng đánh vào nhu cầu của người tiêu dùng về sự kết hợp hương vị khác thường và mới lạ hơn, với thức uống có chứa đường sữa, tinh chất vani và hoa bia Mỹ.
→ Để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất nước giải khát đang phải xem xét lại các khía cạnh chính trong quá trình sản xuất và đóng gói của họ Nói chung, họ đang tìm cách tăng hiệu quả cao hơn cho toàn bộ hoạt động của mình bằng cách làm cho máy móc “thông minh hơn” và cập nhật thiết bị cũ bằng công nghệ hiện đại Các nhà sản xuất đồ uống đang chuyển sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa/người máy như các chiến lược hợp lý hóa quy trình sản xuất, tối đa hóa thời gian hoạt động,giảm thiểu lãng phí sản phẩm và giảm thiểu giao diện người dùng
2.1.3 Những biến động thị trường ngành
Theo một số liệu từ vtown.vn thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần nước giải khát Việt Nam Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu thế, khi mà Trà mới là mặt hàng được ưu ái trong nước, chiếm đến 36,97% thị phần Có thể thấy rõ lý do vì Việt Nam là một quốc gia Á Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt
Với lối sống hiện đại như bây giờ, những người tiêu dùng rất quan tâm tới sức khỏe nên họ luôn muốn tìm tới những sản phẩm có lợi cho bản thân hơn Bởi vậy nên các doanh nghiệp ngành nước giải khát trong tương lai nên hướng tới việc cho ra đời các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.
PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
2.2.1 Nhu cầu và đặc tính cá nhân
Nhu cầu và đặc tính của khách hàng trong ngành trà đóng chai Việt Nam có thể phân tích như sau: Đặc tính của khách hàng:
● Tính khách quan: Khách hàng muốn sản phẩm trà đóng chai chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
● Tính thẩm mỹ: Khách hàng quan tâm đến màu sắc, hương vị và mùi thơm của sản phẩm.
● Tính tiện lợi: Khách hàng muốn sản phẩm dễ sử dụng, tiện lợi và có thể đem đi mọi nơi.
Nhu cầu của khách hàng:
● Nhu cầu về sức khỏe: Khách hàng quan tâm đến sản phẩm trà đóng chai có tác dụng tốt đến sức khỏe như giảm stress, tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
● Nhu cầu về trải nghiệm: Khách hàng muốn trải nghiệm các sản phẩm trà đóng chai độc đáo, hương vị mới lạ và đa dạng.
● Nhu cầu về giá cả: Khách hàng quan tâm đến giá cả của sản phẩm trà đóng chai, đặc biệt là khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng:
● Thương hiệu: Thương hiệu uy tín và được khách hàng biết đến sẽ có lợi thế trong quyết định mua hàng của khách hàng.
● Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm trà đóng chai được đánh giá cao bởi khách hàng.
● Mối quan hệ với khách hàng: Mối quan hệ tốt giữa khách hàng và nhà sản xuất, nhà cung cấp sẽ giúp khách hàng có sự tin tưởng và trung thành với sản phẩm.
● Kênh bán hàng: Kênh bán hàng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, ví dụ như cửa hàng, siêu thị, trang web bán hàng trực tuyến
Những đặc tính và nhu cầu của khách hàng trong ngành trà đóng chai Việt Nam là những yếu tố quan trọng cần được đáp ứng để duy trì và phát triển thị trường.
Trà đã trở thành một phần của văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam trong nhiều năm qua Việc uống trà không chỉ là một thói quen hàng ngày mà còn là một phần của các nghi lễ và truyền thống văn hóa. Ở Việt Nam, trà cũng như trà đóng chai thường được sử dụng trong các buổi tiếp khách, các buổi họp mặt gia đình hoặc các dịp lễ tết Việc uống trà cũng được coi là một cách để tạo ra sự gần gũi và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và đối tác kinh doanh.
Ngoài ra, trà hay trà đóng chai còn được coi là một loại thức uống có lợi cho sức khỏe. Với các thành phần có trong trà như polyphenol, caffeine và flavonoid, trà đóng chai được cho là có tác dụng giảm stress, tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Nên việc uống trà được cho là phù hợp với các thành viên trong gia đình sử dụng thường ngày.
Tuy nhiên, với sự thay đổi của văn hoá tiêu thụ và sự phát triển của thị trường, người ViệtNam cũng đang thay đổi trong cách tiêu thụ trà đóng chai Các sản phẩm trà đóng chai mới được giới thiệu nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc của trà Việt Nam, được kết hợp với các loại trái cây, hoa quả hoặc các loại thảo mộc khác để tạo ra hương vị mới mẻ và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, việc tiêu thụ trà đóng chai qua các kênh bán lẻ trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là đối với các khách hàng trẻ tuổi Điều này cho thấy sự thay đổi trong cách tiêu thụ và tìm kiếm của người tiêu dùng, và đòi hỏi các nhà sản xuất và kinh doanh phải thích nghi với xu hướng mới này để duy trì và phát triển thị trường.
2.2.3 Sự kết nối xã hội
Sự kết nối xã hội của khách hàng tiêu thụ trà đóng chai là một yếu tố quan trọng trong thị trường hiện nay Khách hàng không chỉ tìm kiếm sản phẩm chất lượng mà còn quan tâm đến những giá trị xã hội mà các nhà sản xuất và thương hiệu mang lại.
Các nhà sản xuất và thương hiệu trà đóng chai đã nhận thức được sự quan trọng của việc kết nối với khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội, như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok, v.v Các nhà sản xuất và thương hiệu cũng sử dụng các chiến lược marketing kỹ thuật số để tăng cường sự tương tác với khách hàng, giúp tạo dựng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và củng cố sự kết nối xã hội với khách hàng.
Sự kết nối xã hội còn phản ánh thông tin về sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm, giúp nhà sản xuất và thương hiệu có cơ hội cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình. Khách hàng cũng có thể tìm hiểu về sản phẩm thông qua các trang web đánh giá sản phẩm và các diễn đàn thảo luận, từ đó đưa ra quyết định mua hàng phù hợp.
Với sự phát triển của kết nối xã hội, các nhà sản xuất và thương hiệu cần có chiến lược tương tác xã hội hiệu quả để tạo dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường sự tương tác với khách hàng Sự kết nối xã hội cũng giúp các nhà sản xuất và thương hiệu tăng tính cạnh tranh trong thị trường và phát triển bền vững.
Sự kết nối xã hội của khách hàng tiêu thụ trà đóng chai ở Việt Nam cũng rất quan trọng và ngày càng được chú trọng bởi các nhà sản xuất và thương hiệu trong ngành trà đóng chai Việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp trong ngành này.
Khách hàng ở Việt Nam thường sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok, v.v để tìm kiếm thông tin về sản phẩm và thương hiệu trà đóng chai Họ cũng thường xuyên đánh giá sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm tiêu dùng trên các diễn đàn thảo luận và trang web đánh giá sản phẩm.
Các nhà sản xuất và thương hiệu trà đóng chai ở Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của sự kết nối xã hội và đã tích cực sử dụng các kênh truyền thông xã hội để tạo dựng nhận thức thương hiệu và tương tác với khách hàng Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sử dụng các chiến lược marketing kỹ thuật số để tăng cường sự tương tác với khách hàng và tạo dựng mối quan hệ lâu dài.
PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
Bảng 3 1 Phân khúc thị trường của sản phẩm trà đóng chai
Khách hàng A Khách hàng B Khách hàng C Khách hàng D Địa lý Vị trí Thành thị Thành thị, nông thôn Thành thị Thành thị và nông thôn
Giới tính Tất cả giới tính Nữ 68.7 %
Nữ 62%, Nam 48% Tất cả giới tính Độ tuổi Millennials ( 1980-
1990) và Genz (1995 trở về sau)
1990) và Genz (1995 trở về sau)
1990) và Genz (1995 trở về sau)
Trẻ em 4-16 tuổi Người lớn Người ở giai đoạn trung niên (35-60 tuổi)
Nghề nghiệp Sinh viên, dân văn phòng, học sinh, kinh doanh, làm chủ,
Học sinh, sinh viên, giới văn phòng.
Học sinh, sinh viên, gia đình hiện đại và khách giới văn phòng, Nội trợ, giáo viên tại các trung tâm
Chưa đi học, Học sinh,nội trợ, sắp đến giai đoạn nghỉ hưu thể hình, công việc phải ở một chỗ nhiều.
Thu nhập Gia đình trẻ, chưa có con
3 triệu-15 triệu Thu nhập khá: 4.5-30 triệu
Chưa có thu nhập, Trên 4 triệu
Vòng đời Gia đình trẻ, chưa có con Độc thân trẻ Độc thân trẻ Người sống với gia đình
Gia đình trẻ, chưa có con
Giai đoạn độc thân trẻ: Ở với gia đình hoặc ra riêng sống độc lập
Gia đình trung niên có con lớn, có thể đã có cháu.
Gia đình có con nhỏ
Hành vi mua Mua vào mỗi cuối tuần mua theo lốc, hoặc mua thông qua các cửa hàng tiện lợi
Mua theo thói quen đúng khung giờ đó sẽ uống.
Chọn loại đồ uống đóng chai vì không có nhiều thời uống tại quán.
Mua tại siêu thị mini, bách hóa để tiện khám phá nhanh hương vị mới trân quầy
Mua thông qua người trung gian trong gia đình: Đưa ra mong muốn về sản phẩm để bố mẹ mua cho Thường nhờ con cái mua hộ
Dịp mua Khi tinh thần mệt mỏi, uể oải do công
Khi muốn có nước uống tiếp năng lượng.
Khi muốn có một loại thức uống lành mạnh
Sau các bữa tiệc.Khi muốn giải quyết việc, cuộc sống.
Khi đang nắng nóng muốn hạ nhiệt
Giữa thời gian làm việc hỗ trợ kết quả tập luyện.
Khi nhà hết thực phẩm bổ sung muốn thay đổi bằng nước uống bổ sung sức khỏe có vị thiên nhiên chứng nội nhiệt trong người.
Có năng lượng làm việc
Tìm kiếm hương vị mới lạ. Đồ uống đóng chai tiện và rẻ hơn so với quán nhưng có hương vị tương đương Nước uống thể hiện bản thân khi nó phù hợp với sở thích và bản sắc của mình.
Tốt cho sức khỏe và các biến thể không có đường và ít đường.
Hương vị trà đa dạng. Được xem là người có cuộc sống hiện đại thông qua sản phẩm trà tốt cho sức khỏe.
Làm cơ thể nhẹ nhàng sau khi tiêu thụ thực phẩm chiên, rán. Giảm cảm giác khó chịu.
Thức uống có chức năng như một bài thuốc
Thanh nhiệt an toàn, tiện dụng với sức khỏe người Việt với những thành phần… thuần
Có lợi hơn nước ngọt có gas
Tâm lý Phong cách Bận rộn, năng động Hối hả, bận rộn, có trách nhiệm
Sở thích và Ý kiến (AIO)
Sử dụng theo nhu cầu cá nhân.
Khả năng đổi mới khá
Thích trải nghiệm thú vị, đặc biệt là với rất nhiều loại trà có tên sáng tạo và vẻ ngoài đầy màu sắc.
Thích tiêu xài Khả năng đổi mới cao
Quan tâm đến sức khỏe bản thân và người bên cạnh
Thích khám phá Không ngại đổi mới
Thích hương vị đồ uống quen thuộcThích hưởng thụ cuộc sống an nhàn Khả năng đổi mới thấp
CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
3.2.2 Đánh giá thị trường mục tiêu
“Nhóm khách hàng có nhu cầu sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe” là nhóm khách hàng tiềm năng nhất, Trà Xanh Không Độ cần có những chiến lược về sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của họ
Về “Nhóm khách hàng có nhu cầu nạp năng lượng” thì về cơ bản Trà Xanh Không Độ đã đáp ứng nhu cầu này khi cung cấp một sản phẩm Trà sữa Machiato không độ Trong tương lai công ty có thể làm đa dạng chiều chiều dài dòng sản phẩm này với phiên bản ít đường, phiên bản trà sữa trà đen, trà sữa có vị đào, cốt dừa
Về “nhóm khách hàng có nhu cầu thanh lọc cơ thể bài trừ độc tố” Tân Hiệp Phát đáp ứng được ở mức khá tốt ở quá khứ, nhu cầu này đang dần “bảo hòa”, công ty cần tập trung nguồn lực cho phẩm mới và đẩy sản phẩm về thị trường có cơ cấu dân số người trung niên chiếm tỉ lệ lớn, hoặc vùng có cơ cấu gia đình cao
Về “Giải tỏa căng thẳng mệt mỏi” tiềm năng khá nhỏ vì nhu cầu tìm ít Người tiêu dùng đã chuyển cách giải quyết vấn đề căng thẳng bằng tập thể dục và thay đổi lối sống Tuy vậy, nhóm nhu cầu này vẫn là nhóm khách hàng mang lại doanh thu lớn cho công ty ở hiện tại, nên Trà xanh không độ cần cân nhắc các yếu tố về giá trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào, vì hiện tại các sản phẩm của công ty có mức giá khá rẻ so với mặt bằng chung Nếu công ty có sự thay đổi về giá có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua của người tiêu dùng
3.2.3 Phương án chọn thị trường mục tiêu
Phương án: Chuyên môn hóa có lựa chọn (Thương hiệu trà xanh Không Độ phục vụ vào 3 phân khúc trường ít liên quan đến nhau nhưng mỗi dòng sản phẩm riêng đều hứa hẹn thành công trong kinh doanh) Địa lý
Khu vực: khắp cả nước, tập trung ở các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng
Khách hàng trong độ tuổi thuộc nhóm Millennials ( 1980-1990) và Genz (1995 trở về sau).
Giới tính: Tất cả các giới tính, nhưng đa phần là nữ.
Khu vực: khắp cả nước, tập trung ở các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Nghề nghiệp: Sinh viên đã đi làm chính thức, Nhân viên văn phòng, Người làm nghề buôn bán, kinh doanh tự do, làm việc tự do.
Thu nhập: Ở mức khá và ổn định
Lý do mua: Nếu họ quan tâm đến lối sống, ăn uống lành mạnh thì nước uống sẽ đóng vai trò bổ trợ họ trong quá trình theo đuổi lối sống đó Còn nếu chưa thì nước uống sẽ giúp cân bằng, bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt.
Dịp sử dụng: Khi nào cơ thể cảm thấy sức khỏe xuống dốc sau khi áp lực với công việc, khi muốn bổ sung dinh dưỡng sau tập luyện, uống hằng ngày 1-2 lon để duy trì sức khoẻ khoẻ mạnh Đặc điểm tâm lý
Họ đều là người bận rộn nhưng cần một loại thức uống chất lượng và tiết kiệm thời gian, pha chế đơn giản Vì khá bận rộn nên họ cần sức khỏe để có thể học tập và công việc có hiệu suất Gần đây họ đang bắt đầu quan tâm đến sức khoẻ và chất lượng các loại nước tiếp nhận vào cơ thể hằng ngày Tìm hiểu kĩ thành phần trước khi mua, ưu tiên các thành phần đảm bảo an toàn và làm từ tự nhiên Chú trọng sự tiện lợi vì quỹ thời gian hạn chế những sự tiện lợi không đồng nghĩa với chọn sản phẩm đại khái, họ mong muốn sự tiện lợi song hành với chất lượng, mà chất lượng phải được chứng minh bằng kiểm nghiệm, giám định và trải nghiệm của riêng họ Họ sẵn sàng thử và trải nghiệm những xu hướng mới không bó buộc mình vào khuôn khổ nhất định
Bảng phân tích - so sánh cơ hội và khả năng
Mức độ hấp dẫn của phân khúc thị trường
3 Khả năng sinh lời cao
6 Dễ tiếp cận 7 0.15 1.05 7 0.15 1.05 8 0.15 1.2 7 0.10 0.7 với khách hàng
7 Dễ dàng phát triển điểm mạnh
Thế mạnh của doanh nghiệp trong phân khúc thị trường
3 Chi phí sản xuất kinh doanh thấp
5 Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
6 Dịch vụ 7 0.15 1.05 6 0.15 1.05 7 0.15 1.05 7 0.15 1,05 khách hàng vượt trội
Thế mạnh của doanh nghiệp 7.3 7.35 7.4 7.1
Bảng 3.2: So sánh cơ hội và khả năng
Tổng mức độ hấp dẫn là 7.85 khá cao thể hiện được mức độ hấp dẫn của phân khúc 3 - phân khúc khách hàng có nhu cầu với thức uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe Đây là phân khúc có quy mô lớn và mức độ tăng trưởng cao, Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng và phát triển được thế mạnh của DN
ĐỊNH VỊ
3.3.1 Phân tích tình hình đối thủ cạnh tranh
Với doanh thu khổng lồ, PepsiCo liên tục góp mặt trong Top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất ngân sách Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019 Tổng doanh thu năm 2020 của PepsiCo Việt Nam là 70,37 tỷ USD, tăng trưởng 4,78% Thu nhập ròng là 7,18 tỷ USD, tăng trưởng 2,42% Dự kiến đến cuối năm 2022 giá trị thương hiệu sẽ đạt 20,23 tỷ USD, tương ứng với 1,86 USD/cổ phiếu, dưới mức kỳ vọng của Refinitiv.
- Sự ổn định tài chính
Theo đánh giá của Vietnam Report, Suntory PepsiCo tiếp tục xếp đầu top 10 công ty đồ uống uy tín năm 2021 ở nhóm thức uống không cồn Bảng xếp hạng được xây dựng căn cứ trên tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, uy tín thương hiệu, thăm dò đối tượng khảo sát cùng nhiều bên tham gia bao gồm người sử dụng, nhà đầu tư.
MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
- Mục tiêu về doanh số, doanh thu
Doanh thu tăng 2.2/năm trong dự báo, đến năm 2025 doanh thu thị trường ngành nước giải khát Việt Nam đạt gần 6 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân 6,3%/năm
- Mục tiêu về lợi nhuận
● Cải thiện tỷ suất lợi nhuận trước thuế từ 3.300 tỷ năm 2019 tăng 60% lên
● Lợi nhuận sau thuế đạt 4700 tỷ đồng
● Duy trì vị trí dẫn đầu thị trường hiện tại
● Tăng thị phần Trà Xanh Không Độ vào năm 2025 lên 36% (tăng 4% so với năm 2022)
● Nhờ vào tăng thị phần trong trà đóng chai sẽ kéo theo thị phần trong ngành hàng nước giải khát của Tân Hiệp Phát tăng 1.2% lên 8.64%.
- Mục tiêu về danh tiếng, nhận biết của khách hàng
● Sản phẩm Trà Xanh Kombucha Không Độ Có thể tiếp cận đến 20% dân số Việt Nam Đây là một con số tham vọng khi chỉ 2,3% sản phẩm mới có tỉ lệ mua thử đạt 1% dân số.
● Tăng độ nhận diện về sản phẩm mới ra mắt chiếm ⅔ số lượng khách hàng hiện tại của Trà Xanh Không Độ.
- Mục tiêu về phạm vi hoạt động: Xem xét khả năng mở rộng định vị thương hiệu
Trà xanh không độ sang ngành trà thực phẩm chức năng.
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
4.2.1 Mô hình BCG a Xác định thị phần tương đối và đề xuất chiến lược
Tỷ trọng doanh số nội bộ (%)
Doanh số đối thủ dẫn đầu thị trường
Mức tăng trưởng thị trường
Bảng 4.7: Phân tích các SBU b) Vị trí các BCG trên thị trường
Hình 4.7: Vị trí các BCG
Thứ tự ưu tiên đầu tư: Trà Kombucha -> Trà xanh Macchiato không độ -> Trà xanh không độ -> Trà Dr.Thanh c) Đánh giá tổ hợp SBU
Công ty có nhiều khả năng thu được dòng tiền tăng trưởng dương từ Trà Xanh Không Độ hơn nhu cầu đầu tư cho dòng sản phẩm Trà thêm sữa (Machiato) và Trà Kombucha. Trà Kombucha có đang có tiềm năng trở thành SBU ngôi sao trong thời gian tương lai với chỉ số tăng trưởng cao và nhu cầu thị trường cao (13,35%).
Dòng sản phẩm Trà Không Độ Machiato đang hoạt động hiệu quả ở thị phần của mình với mức tăng trưởng cao thứ nhì (7,2%).
Trà Xanh Không Độ hoạt động tốt ở thị phần của mình trong danh mục trà xanh đóng chai và cần được duy trì để giữ vững thị phần cũng như đem lại dòng lợi nhuận cho công ty
Trà Dr.Thanh hoạt động kém hiệu quả ở thị phần của mình với mức tăng trưởng thấp nhất (3%) Nguyên nhân chính là do dòng sản phẩm này đã có mặt lâu năm trên thị trường d) Đề xuất chiến lược
Dòng sản phẩm Trà Xanh Không Độ Machiato (Star) Đây là dòng sản phẩm doanh nghiệp chưa mạnh nhưng ở lợi thế là 1 trong các doanh nghiệp Việt Nam đầu đưa hương vị trà sữa đi từ quán đến hình thức đóng chai tiện lợi. Ngoài ra đây còn là một xu hướng thị trường có tiềm năng phát triển cao vì xu hướng người tiêu dùng tăng.
Doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư cho ra những phiên bản mới của dòng sản phẩm này. Tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để nghiên cứu mở rộng chiều dài cho dòng sản phẩm này
Cần kết hợp chiến lược Marketing và nguồn lực để tăng độ nhận diện về sản phẩm oho tệp khách hàng có nhu cầu
Dòng sản phẩm Trà Xanh Không Độ (Cash Cow)
Sản phẩm có thị phần cao trong mặt hàng trà xanh đóng chai, trong bối cảnh thị trường đang trong giai đoạn trưởng thành - giảm Định hướng là tiếp tục duy trì dòng sản phẩm này để giữ thị phần, đem lại lợi nhuận để đầu tư vào dấu chấm hỏi Không đầu tư thêm chỉ đầu tư vào chiến lược 4p.
Kết hợp 4p để giữ vững thị phần hiện tại
Dòng sản phẩm thảo mộc Trà Dr.Thanh (Dog)
Doanh nghiệp nên hạ giá, bán hết sản phẩm hiện tại Doanh nghiệp rút lui vì thị trường trong tương lai không có triển vọng vực dậy
4.2.2 Mô hình Ansoff Đề xuất chiến lược qua ma trận Ansoff
Chiến lược II: Phát triển sản phẩm mới
Cùng với đó, xu hướng người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng Với thị trường hiện có, Trà Xanh Không Độ có thể nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mở rộng danh mục sản phẩm còn hạn chế của mình, điều này giúp tăng thị phần, giữ chân khách hàng và đưa đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.
Với vị trí là thương hiệu dẫn đầu thị trường, Trà Xanh Không Độ chọn nhóm chiến lược tăng trưởng, với định hướng phát triển sản phẩm mới phục vụ cho thị trường hiện có TràXanh Không Độ định hướng tập trung phục vụ các phân khúc nhất định của thị trường.
CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ THƯƠNG HIỆU
5.1.1 Quyết định về danh mục sản phẩm
Bảng 5 1 Danh mục sản phẩm
Trà Xanh Không độ Trà sữa Không độ Trà xanh có ga
Trà xanh Không độ vị chanh Trà sữa Machiato
Không độ Trà xanh có ga Ikun
- Trà xanh Không độ vị chanh gồm 3 hương vị: Trà xanh Không độ vị chanh, Trà xanh Không độ ít đường, Trà xanh Không độ không đường.
- Trà xanh có ga Ikun gồm 2 vị: dâu và chanh
Thêm vào danh mục Trà xanh Kombucha Không Độ: Cú đấm nhiệt đới (dứa+xoài+cam);
Lễ hội cuối năm (Dưa hấu + vani), Tình Đầu Ngọt ngào (dâu+táo)
5.1.2 Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
Chiến lược mở rộng nhãn hiệu: dùng nhãn hiệu đã nổi tiếng để đặt tên cho một dòng sản phẩm mới → Xây dựng nhãn hiệu mới trên nền nhãn hiệu cũ
Tên gọi: Trà Kombucha Không Độ “Trà Kombucha” là tên gọi của dạng đồ uống mới,giúp người mua phân biệt với các dòng sản phẩm cũ, “Không Độ” được đưa vào tên nhằm dựa vào độ nhận diện thương hiệu thúc đẩy tệp khách hàng cũ thử sản phẩm mới.Biểu tượng nhãn (Logo):
Hình 5 1 Logo Trà Xanh Kombucha Không Độ
5.1.3 Quyết định về phối thức sản phẩm
Phát triển sản phẩm mới:
Mở rộng quy mô thị trường bằng việc phát triển sản phẩm mới:
Thêm vào danh mục Trà Kombucha Không Độ: Cú đấm nhiệt đới (dứa+xoài+cam); Lễ hội cuối năm (Dưa hấu + vani), Tình Đầu Ngọt ngào (dâu+táo)
5.1.4 Quyết định về đặc tính sản phẩm
Với quy trình sản xuất hiện đại, khép kín của Nhật Bản giúp chiết xuất được tinh chất trà xanh, trà xanh Không Độ lưu giữ được cao nhất hàm lượng EGCG có trong lá trà Vị trà xanh nguyên chất kết hợp với vị chanh và màu sắc bắt mắt của các loại trái cây,…trong Trà Kombucha mới sẽ mang lại vị ngon khác biệt, cùng với đó là cảm giác tươi mát, sảng khoái như “ đắm mình trong thành phố nước mùa hè”, giúp giải nhiệt và cân bằng áp lực cuộc sống.
5.1.4.2 Tính năng (Giúp phân biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh)
Trà Kombucha Không Độ là một loại thức uống lên men gồm trà xanh lấy từ Thái Nguyên, đường cỏ ngọt không calo với con giống SCOBY (cộng sinh của vi khuẩn và nấm men)
Nguyên liệu: Khi trình lên men SCOBY sẽ chuyển hóa trà và đường thành lợi khuẩn probiotics, axit hữu cơ, vitamin B Kombucha giàu axit hữu cơ, antioxidant, vitamin B,polyphenol, EGCG và lợi khuẩn probiotics có giá trị cao cho sức khỏe Trà Kombucha có nhiều lợi ích về sức khỏe như: Bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, Thanh lọc cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy giảm cân an toàn, hiệu quả, Chăm sóc da mặt khỏe đẹp.
Năng động, trẻ trung, tạo cảm giác sảng khoái, vừa bổ sung dưỡng chất và vừa tiếp thêm năng lượng.
5.1.5 Quyết định về thiết kế bao bì
Bảng 5 2 Thiết kế bao bì Kombucha Không Độ
Bao bì tiếp xúc Bao bì ngoài Bao bì vận chuyển
Nguyên liệu Mỗi 250ml nước trà Kombucha được trong lon nhựa làm bằng rPET - loại nhựa được tạo ra từ vỏ chai rPET đã qua sử dụng, với quy trình tái chế: Làm sạch; cắt nhỏ nhựa; loại bỏ tạp chất; tạo ra nguyên liệu tái chế; phôi chai; thổi chai
Hộp giấy bìa cứng thân thiện môi trường.
Kraft gấp nếp: Trà Xanh Không Độ hướng đến hình ảnh thương hiệu xanh, vì vậy Trà Xanh Không Độ sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường để thiết kế bao bì.
Kích cỡ Dung tích 250ml Lon có kích cỡ 134mm (Chiều cao) / 54mm
Vừa vặn để bảo vệ sản phẩm một cách tốt nhất, chống rung lắc làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Vừa vặn để bảo vệ sản phẩm một cách tốt nhất, chống rung lắc làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Kiểu dáng Hình trụ Hộp chữ nhật đơn giản và có ứng dụng cao Phía trên có quai cầm chắc chắn
Thùng có hợp hình chữ nhật đơn giản
Màu sắc Trong suốt Màu giấy Màu giấy kraft - nâu vàng
Dán nhãn và thông tin
Hình ảnh Bao bì được thiết kế khác để tách biệt với các sản phẩm trước, màu sắc hài hòa.
Hình ảnh các thành phần đặc trưng của loại sản phẩm của Trà
Phía mặt trước hộp in hình sản phẩm Trà Kombucha đặc trưng để phân biệt với các sản phẩm khác.
Thông tin Bao bì có in thông tin thành phần dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất và hạn sử dụng vì khách hàng có hành vi đọc kỹ sản phẩm trước khi mua.
In các thông tin về tên nhãn hiệu và sản phẩm:
- Không sử dụng chất bảo quản
Chức năng Dễ vận chuyển thành phần bên trong giảm rủi ro hư hỏng, tệp khách hàng tiêu dùng cũng quan tâm đến vấn đề môi trường thay đổi bao bì thân thiện giúp họ có động lực mua sản phẩm, yêu sản phẩm.Cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng.
CHIẾN LƯỢC GIÁ
Chiến lược giá cạnh tranh
Hiện Việt Nam chỉ có 01 đối thủ trong sản phẩm trà Kombucha, giá của sản phẩm đối thủ:
Star Kombucha: Giá dao động từ 120.000đ (Lốc 4 lon) 180.000-210.000đ (Lốc 6 lon), , 360.000đ (Thùng 12 lon) Giá trung bình khu mua trên sàn Thương mại điện tử sẽ xấp xỉ ở mức 30.000/1 lon Khi mua tại cửa hàng tiện lợi theo khảo sát của tác giả giá sẽ tăng giảm ở mức 2-7.000 tùy vào trung gian phân phối và chương trình thời điểm đó Khi ra mắt, Kombucha sử dụng chiến lược giá tiếp theo, sẽ xây dựng theo phương án
“chiến lược giá cạnh tranh” dựa theo giá của đối thủ cạnh tranh.
So với giá trung bình của đối thủ cạnh tranh, trà xanh không độ sẽ đưa ra giá dự kiến sản phẩm như sau:
Mức giá bán lẻ cho mỗi lon Kombucha Không Độ: 24.000 - 26.000 VNĐ
Mức giá cho 6 lốc 6 lon Kombucha Không Độ: 144.000 - 156.000 VNĐ
Mức giá của Kombucha Không Độ theo thùng (12 lon): 288.000 - 312.000 VND
→ Giảm giá xuống để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh và thu hút các khách hàng mới.
CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI
Hiện tại, Trà Xanh Không Độ phân phối sản phẩm qua các kênh:
● Kênh siêu thị và các cửa hàng tiện lợi có khả năng bao phủ thị trường trên diện rộng: Lotte, Emart, GO!, Coopmart, Bách hóa xanh, WinMart, WinMart +,
● Phân phối cho các đại lý bán lẻ: nhà sản xuất cung cấp sản phẩm đến các đại lý/ nhà phân phối đến các nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng
Chiến lược nhóm đề xuất:
● Đặt hàng online thông qua website: traxanhkhongdo.com.vn
● Kênh truyền thống là một trong các kênh tiếp cận được lượng lớn khách hàng mục tiêu, qua đó, công ty vẫn tập trung phát triển kênh truyền thống, đồng thời mở rộng phân phối sản phẩm trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, để giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua hàng
● Mở rộng sang phân phối các kênh phân phối đặc biệt tập trung đông phân khúc khách hàng mới: Hệ thống chuỗi phòng Gym, Hệ thống siêu thị Organic (Farmers'Market, Naman Gourmet)
● Đối với kênh siêu thị và các cửa hàng tiện lợi, Trà Xanh Không Độ có kế hoạch thưởng chiết khấu theo doanh số mua hàng và trưng bày hàng tháng, ngoài ra Trà Xanh Không Độ đầu tư chi phí thuê được vị trí trưng bày sản phẩm đẹp, dễ tìm kiếm, thu hút khách hàng;
● Trà Xanh Không Độ tạo cơ hội và nhiều chương trình ưu đãi như chiết khấu thương mại, thưởng doanh số, hỗ trợ, tư vấn bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển, Đồng thời các đại lý do Trà Xanh Không Độ chọn để phân phối sản phẩm phải thỏa mãn các yêu cầu mà công ty đưa ra như: không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng hết hạn sử dụng…
Các kênh phân phối sản phẩm:
Hình 5 2 Các kênh phân phối sản phẩm
CHIẾN LƯỢC IMC
5.4.1 Tổng quan về kế hoạch IMC
❖Đối tượng mục tiêu Đối tượng mục tiêu của Trà Xanh Không Độ Kombucha đề ra nhằm tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng – từ những người trẻ năng động đang trong quá trình theo đuổi ước mơ và sự nghiệp quên đi sức khỏe của bản thân, đến những bà nội trợ bận rộn luôn mang trong mình nhiều mối lo toan cho gia đình Họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội hoặc thường xuyên đi chợ, đi siêu thị và đặc biệt là luôn khát khao có thời gian chăm sóc cho sức khỏe bản thân bên cạnh việc tất bật trong cuộc sống hằng ngày.
Chiến dịch “THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ CÂN BẰNG“ được thực hiện với mục tiêu chính: Thu hút thêm lượng khách hàng là những người trẻ, chú trọng tiếp cận các đối tượng trong độ tuổi từ 25-40 tuổi đang sinh sống thành thị, chủ yếu là khách hàng tại TP.
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ muốn dành nhiều thời gian cho bản thân hơn nhưng cuộc sống khiến họ quay cuồng luôn bị cuốn đi để đó vẫn là mong muốn Với mục tiêu trở thành thương hiệu Trà của sức khỏe, giải pháp sức khỏe tiện lợi của người bận rộn, được khách hàng nghĩ đến đầu tiên (Top of mind) Khi thực hiện chiến dịch tiếp cận khách hàng mới, nhãn hàng cũng vẫn sẽ không quên duy trì mối quan hệ thân thiết với lượng khách hàng hiện tại Chiến dịch truyền thông mới của Trà Xanh Không Độ tuy chủ yếu hướng vào đại bộ phận giới trẻ, những bà nội trợ hạn hẹp thời gian dành cho bản thân nhưng dự đoán được đa số công chúng hưởng ứng bởi chính ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong thông điệp của chiến dịch.
●Thông điệp chiến dịch Ý tưởng chiến dịch xuất phát từ sự thấu hiểu của chúng tôi đối với khách hàng của mình: những người trẻ hiện nay luôn nhận thức được sức khỏe của bản thân và coi trọng nó nhưng vì nhiều lý do khác nhau, họ muốn giúp tài chính gia đình, quá bận rộn trong công việc ít có thời gian dành sự quan tâm, tâm sự với nội tâm đang cạn kiệt năng lượng của mình Bằng nhiều cách khác nhau, chúng tôi sẽ cho khách hàng của mình nhìn thấy chính bản thân mình trong đó, để cùng đồng cảm, cùng sẻ chia bằng xây dựng chiến dịch mới
“THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ CÂN BẰNG” kết hợp với trà Kombucha - thức uống từ lâu đã công cụ mở khóa sức khỏe Thông qua nhiều giai đoạn trong chiến dịch, những thông điệp ý nghĩa đã được truyền tải đến khách hàng theo nhiều phương thức khác nhau:
"Sức khỏe chìa khóa tuổi trẻ" (thông qua viral clip về mối bận tâm và cách cân bằng sức khỏe từ người nổi tiếng đến người bình thường được đăng tải trên Youtube) "Để TràKombucha Không Độ giúp bạn quẹt phải match với người bạn sức khỏe" (Thông quaTVC với sự góp mặt của KOLs và nhiều người nổi tiếng, những minh chứng thật của việc vượt qua bệnh nặng bằng trà Kombucha và lối sống lành lạnh) và thông điệp "THƯỞNG
THỨC HƯƠNG VỊ CÂN BẰNG" được truyền tải thông qua PR clip với những con người thật vì mải mê công việc Nội dung: truyền tải thông điệp “THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ CÂN BẰNG”, thấu hiểu của chúng tôi đối với khách hàng, những người tất bật trong cuộc sống hằng ngày và sự ra đời của sản phẩm mới nhằm nhắm nhắc nhở mọi người dù có bận như thế nào thì sức khỏe vẫn là quan trọng nhất, mải mê bận rộn với cuộc sống, ít có thời gian quan tâm, ít có thời gian trò chuyện, thúc đẩy con người ta hãy dành sự yêu thương, dành nhiều thời gian cho bản thân ngay bây giờ
Nội dung: truyền tải thông điệp “THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ CÂN BẰNG”, thấu hiểu của chúng tôi đối với khách hàng, những người tất bật trong cuộc sống hằng ngày và sự ra đời của sản phẩm mới nhằm nhắm nhắc nhở mọi người dù có bận như thế nào thì sức khỏe vẫn là quan trọng nhất.
+ Scene 1: Hình ảnh những đối tượng mục tiêu của sản phẩm là những người trẻ năng động và những người nội trợ, họ luôn ngập trong guồng quay công việc đến nỗi quên đi sức khỏe bản thân.
+ Scene 2: Sự xuất hiện của từng nhóm hương vị mới rơi vào nhau lần lượt tạo thành các lon sản phẩm hương vị mới: Cú đấm nhiệt đới (dứa+xoài+cam); Lễ hội cuối năm (Dưa hấu + vani), Tình Đầu Ngọt ngào (dâu+táo).
+ Scene 3: Dòng chữ thông điệp “THƯỞNG THỨC HƯƠNG VỊ CÂN BẰNG”, ẩn dụ bằng việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau trong 1 lon nước nhưng hương vị mang lại vẫn hài hòa và bùng nổ, cũng giống như dù cuộc sống có tấp nập, công việc bận rộn đến đâu nhưng nếu có sức khỏe thì chúng ta vẫn có một tinh thần minh mẫn và tích cực để trông đợi về một ngày mai.
- Out of home (quảng cáo trong thang máy Vinhomes, TTTM, sân bay)
+ Frame advertising: sử dụng regular ads (hình ảnh sản phẩm Trà Xanh 0 độ Kombucha và TVC) để quảng cáo các hình ảnh, TVC của Kombucha không độ trong các thang máy khu chung cư, trung tâm thương mại và siêu thị. + Billboards: chạy các hình ảnh quảng cáo sản phẩm mới ở các bảng billboards nơi các vòng xoay lớn nơi có lượng người lưu thông qua lại cao, khả năng trong quá trình xe đông sẽ thu hút sự chú ý của người qua lại trong quá trình di chuyển.
+ POSM (Points of Sales Material): đặt các màn hình quảng cáo vừa và nhỏ tại cửa hàng, siêu thị và các quầy hàng sản phẩm và các điểm trưng bày nước khác.
Khung giờ: Giờ phim truyện từ 21h - 21g30 và 21g40 - 22g30.
Tần suất: 1 lần mỗi khung giờ/ thứ 2 - 4 - 6 phase 1.
- Mua 1 lốc Trà Xanh Không Độ tặng 01 sản phẩm Trà Kombucha 300ml (tháng 2024)
- Tặng quà trên kênh hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) và kênh thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki và Tiktok Shop - diễn ra vào tháng 2 và tháng 3 năm
2024 Cụ thể khi mua 1 lốc 6 lon Trà Xanh Kombucha được tặng 01 bộ chiết mỹ phẩm tiện lợi; khi mua 1 thùng 12 chai sẽ tặng 1 túi tote; khi mua 2 thùng 12 chai Trà xanh Kombucha tặng 1 bình giữ nhiệt Điều này sẽ rất thu hút các người trẻ hay mua đồ online, bà nội trợ hay đi chợ hay đi siêu thị tạo thuận lợi bán sản phẩm.
KẾ HOẠCH LƯỢNG HÓA TIẾN TRÌNH VÀ THÀNH QUẢ
Bảng 6 1 Ngân sách cho Marketing Giai đoạn 1
MEDIA Loại KPIs NGÂN SÁCH
- 30% mọi người có thể hiểu các thông điệp chính.
Tạp chí - Tiếp cận: 60.000 readers
- Tần suất: 1 thời gian/tháng
+ Quảng cáo trên trang đầu
YouTube: Toàn bộ người dùng Youtube tại Việt Nam trong 24 giờ
+ Quảng cáo trên trang đầu
YouTube: 1 lần + Youtube Trueview In- stream: 3 lần/tuần
MEDIA TOOL CATEGORY KPIs BUDGET (VND)
QUẢNG CÁO Tạp chí Lượt tiếp cận:
PR Các cuộc họp báo/ hội thảo Reach: 4000 người tham gia 50 phóng viên
CSR Trồng 100.000 cây xanh (13.000 VNĐ
Top 5 - Bảng xếp hạng BSI các chiến dịch nổi bật hàng tháng của Buzzmetrics
Event Số lượng người tham gia event 1700 người
KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
MỤC TIÊU KIỂM TRA
Để xem một kế hoạch thành công hay thất bại, công ty cần đề ra những tiêu chí đánh giá để đo lường hiệu quả của chiến dịch, chiến thuật đó Các tiêu chí đánh giá được hiệu quả của chiến dịch đề ra chính là:
● Tiêu chí doanh thu: Đo lường xem doanh nghiệp đạt được những tiêu chí và mục tiêu doanh thu nào đã đề ra trước đó Bên cạnh đó, Trà Xanh Không Độ sẽ kiểm tra và đo lường theo những con số cụ thể như số lượng khách mua hàng theo ngày, tuần, tháng và năm khi thực hiện chiến lược marketing và so sánh với các năm trước Đo lường số lượng khách hàng mới quan tâm và mua sản phẩm Trà xanh Kombucha Không Độ, tỷ lệ giữ khách hàng cũ và mới, số lượng khách cũ từ bỏ doanh nghiệp để xem xét các nguyên nhân rời bỏ thương hiệu.
● Tiêu chí sinh lời: Đo lường, so sánh năm thực hiện chiến lược cho biết công ty lời hay lỗ theo từng tháng, quý, năm với các tháng, quý, năm trước.
● Tiêu chí hiệu quả: Tỷ lệ tiếp cận, nhận biết và tham gia của khán giả đối với chương trình từ chiến dịch truyền thông cho đến các chiến lược khác mà doanh nghiệp đã đề ra từ đầu.
● Tiêu chí chiến lược: Đánh giá cơ hội mà Trà Xanh Không Độ dành được và thách thức mà thương hiệu đối mặt như thế nào, các chiến lược được đưa ra có thật sự hiệu quả ở thị trường này hay không?
SOÁT BỘ PHẬN CHỊU TRÁCH
NHIỆM ĐO LƯỜNG Đo lường hiệu quả Nhân viên tham gia và Quản lý chiến thuật • Lực lượng bán hàng
• Hoạt động xúc tiến bán hàng
Kế hoạch lợi nhuận Giám đốc Marketing • Doanh số sản phẩm
• Hiệu suất hoạt động bán hàng của từng khu vực
• Kích thước đặt hàng hoặc kích thước giỏ hàng
Kiểm soát chiến lược Quản lý cấp cao, Giám đốc
Marketing hoặc giám sát viên
• Công cụ đánh giá hiệu quả Marketing
• Đánh giá đạo đức và trách nhiệm xã hội của công ty
ĐÁNH GIÁ
Để đánh giá mức độ thành công hay thất bại của chiến lược marketing như thế nào, cần đề ra một số giả định cụ thể:
● Giả định 1: Các tiêu chí đạt > 80% Kế hoạch marketing hiệu quả thu về lợi⇒ nhuận cho công ty
● Giả định 2: Các tiêu chí đạt 50% - 80% Kế hoạch còn gặp một số trục trặc, cần⇒ xem xét lại, rút kinh nghiệm, điều chỉnh
● Giả định 3: Các tiêu chí đạt < 50% Kế hoạch thất bại hay không phù hợp, cần ⇒ thời gian nghiên cứu và xây dựng lại kế hoạch
Bộ Công Thương Việt Nam (2022, 11 31) Retrieved from Tin tức:https://moit.gov.vn/tin- tuc/hoat-dong/chinh-phu-ban-hanh-nghi-dinh-96-nd-cp-quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu- va-co-cau-to-chuc-moi-cua-bo-cong-thuong.html
Giang, H (2021, September 4) Báo Điện tử Chính Phủ Retrieved from Khoa học-Công nghệ: https://baochinhphu.vn/dau-tu-vao-rd-tai-viet-nam-can-su-vao-cuoc-hon-nua-cua- cac-dn-lon-102299707.htm
Ianni, P.A., & Lafreniere, K (2014) Personality and motivational correlates of energy drink consumption and misuse among female undergraduate students Personality and Individual Differences, 69, 110-114
Ingreda (2022) Ingreda Retrieved from Blog Hương vị thực phẩm: https://ingreda.vn/xu-huong-huong-vi-hang-dau-cua-nuoc-giai-khat-khong-con-va-co- con-nam-2022/
Phan Thanh Tú (2019), Quản trị Chiến lược Doanh Nghiệp, NXB Công Thương, trang
P.V (2018, December 13) Tiền Phong Retrieved from Kinh tế: https://tienphong.vn/kham-pha-day-chuyen-aseptic-cong-nghe-the-ky-cua-gea-o-tan- hiep-phat-post1078172.tpo
R&D, W (2022, March 25) Win Retrieved from Tin Tức: https://win-rd.com/xu-huong- cong-nghe-nghien-cuu-va-phat-trien-nuoc-giai-khat/
R&D, W (2022, March 34) Win Retrieved from Tin Tức: https://win-rd.com/xu-huong- cong-nghe-nghien-cuu-va-phat-trien-san-pham/
T.MAI (2021, January 27) Tài chính Tiền Tệ Retrieved from Công nghệ: https://thitruongtaichinhtiente.vn/giai-ma-the-he-millennials-va-gen-z-de-toi-uu-hoa- chien-dich-marketing-mua-tet-33250.html
Vũ, Đ (2020, November 21) Nhà đầu tư Retrieved from Thị Trường:https://nhadautu.vn/ruou-bia-nuoc-giai-khat-dang-mot-luc-ganh-9-loai-thue-d45321.html Ý, N (2021, December 11) Báo Phụ Nữ Retrieved from Sức khỏe: https://www.phunuonline.com.vn/khi-van-hoa-giai-khat-xanh-sach-len-ngoi- a1452628.html
Anh, H (2021, September 30) TheLeader Retrieved from Diễn đàn quản trị: https://theleader.vn/song-chung-cung-covid-19-gia-tri-van-hoa-cot-loi-la-suc-manh- 1632904718745.htm
Flavor, W (2022, December 12) TIN TỨC THỊ TRƯỜNG F&B Retrieved from Foodtechmaster.vn: https://foodtechmaster.vn/bot-tra-xanh-nguyen-chat-trong-thi-truong- tra-dong-chai-rtd/
OSE (2020, November 12) TVSC Retrieved from Tin doanh nghiệp: https://finance.tvsi.com.vn/news/detailNews?newsidU0608
Khởi, B (2021, January 27) Brandsvietnam Retrieved from Thị trường: https://www.brandsvietnam.com/21332-URC-Ba-doanh-nghiep-dan-dau-thi-truong-tra- dong-chai-RTD-Tea-nam-toi-83-thi-phan
Minh, P (2019, December 9) Tân Hiệp Phát Retrieved from Tin tức: https://www.thp.com.vn/tan-hiep-phat-nang-tam-dich-vu-moi-ngay/
N.K (2020, November 11) Pháp Luật Retrieved from Doanh nghiệp-Cộng đồng: https://www.thp.com.vn/42421-2/
Nhi, L (2021, November 11) Đầu Tư Chứng Khoán Retrieved from Thương Trường: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tan-hiep-phat-tiep-suc-kenh-phan-phoi-vuot-kho- post283835.html
Phá, K (2019, August 28) 24h Retrieved from Thị trường - Tiêu dùng: https://www.24h.com.vn/thi-truong-24h/vi-sao-tra-xanh-khong-do-duoc-coi-la-vua-tra- dong-chai-tai-viet-nam-c341a1077181.html
Phát, T H (2020, November 31) Thanh Niên Retrieved from Doanh Ngiệp:https://thanhnien.vn/tan-hiep-phat-thay-doi-the-nao-de-6-lan-lien-tiep-dat-thuong-hieu- quoc-gia-post1016388.html
Thắng, Q (2022, November 4) Tài Nguyên & Môi Trường Retrieved from Kinh Tế: https://baotainguyenmoitruong.vn/tan-hiep-phat-14-nam-lien-tiep-dat-thuong-hieu-quoc- gia-346424.html
Thanh Tra Cơ Quan Chính Phủ và Ngành Thanh Tra (2021, June 8) Retrieved from Thị trường: https://thanhtra.com.vn/kinh-te/thi-truong/tra-xanh-khong-do-chiem-thi-phan- nuoc-giai-khat-182732.html#:~:text=Nh%C3%A0%20s%E1%BA%A3n%20xu
%E1%BA%A5t%20T%C3%A2n%20Hi%E1%BB%87p,thu%20tr%C3%AAn
Trà Xanh Không Độ (2022, September 13 ) Retrieved from Tin Tức: https://traxanhkhongdo.com.vn/tin-tuc/nganh-giai-khat-tra-dong-chai-phuc-hoi-niem-tin- voi-nguoi-tieu-dung/
Trà, S (2016, August 20) Zing New Retrieved from Nhịp Sống: https://zingnews.vn/tra- xanh-khong-do-co-vi-chat-dac-trung-cua-la-tra-post675182.html
Trường, T N (2018, March 29) Tài Nghuyên & Môi Trường Retrieved from Kinh Tế: https://baotainguyenmoitruong.vn/tan-hiep-phat-la-ngoi-nha-chung-cua-hang-ngan-cong- nhan-258233.html
VietnamCredit (2022, March 14) Báo cáo ngành Retrieved from VietnamCredit: https://baocaonganh.com/tong-quan-nganh-do-uong-viet-nam/
Hương, C (2019) Vietnamnet Ghế CEO tại Tân Hiệp Phát ‘mở’ với mọi ứng viên Lấy từ https://vietnamnet.vn/ghe-ceo-tai-tan-hiep-phat-mo-voi-moi-ung-vien-584562.html [Truy cập: 18/03/2023] https://www.academia.edu/31303231/Moi_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_n%E1%BB%99i_b
%E1%BB%99_c%E1%BB%A7a_cong_ty_Vinamilk
Virac Company (2023) Tổng quan và triển vọng thị trường nước giải khát Việt Nam năm
2022 Lấy từ https://viracresearch.com/tong-quan-va-trien-vong-thi-truong-nuoc-giai-khat-viet- nam-nam-2022/ [Truy cập: 18/03/2023]
Hình 1 Kết quả kinh doanh của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát
Trường Đại học Tài chính -…
[123doc] - de-tai-phan-tich- chien-luoc-kinh-doanh-cua- marketing management 100% (
PHAN TICH Chien LUOC Marketing C Ủ A PHUC LONG marketing management 98% ( 6
What are some of the things IKEA is doing right to reach… marketing management 100% 3
CHI Ế N L ƯỢ C S Ả N PH Ẩ M C Ủ A Aqua na marketing management 100% 3
Trường Đại học Tài chính - Marketing