1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài 16 công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức môn lịch sử đảng cộng sản việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Gắn Với Kinh Tế Tri Thức
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Tấn Hiếu, Nguyễn Xuân Khải, Lê Nguyễn Trà Linh, Nguyễn Lê Thảo Uyên, Nguyễn Minh Uyên
Người hướng dẫn Th.S Phan Trọng Toàn
Trường học Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 324,5 KB

Nội dung

Việt Nam là nước kém phát triển, nhưng cũng không thể bỏ qua xu thế này, không thể đáp ứng mộtcách chủ động, hoặc là để hướng tới việc "Từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức" hoặc là đ

Trang 1

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đề tài 16:

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI KINH TẾ TRI THỨC

Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lớp: 21NH1

GVHD: Th.S Phan Trọng Toàn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Bảo

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Tấn Hiếu Nguyễn Xuân Khải (TT1)

Lê Nguyễn Trà Linh (NT) Nguyễn Lê Thảo Uyên (TT2) Nguyễn Minh Uyên

Đà Nẵng, tháng 2 năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Loài người đang chứng kiến sự ra đời của một xu hướng phát triển mới - phát triển kinh tế tri thức Trên thực tế, kinh tế tri thức đang tự khẳng định mình ở những khía cạnh rất cơ bản và đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ của các học giả mà còn của nhiều nhà hoạch định chiến lược phát triển của các quốc gia Việt Nam là nước kém phát triển, nhưng cũng không thể bỏ qua xu thế này, không thể đáp ứng một cách chủ động, hoặc là để hướng tới việc "Từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức" hoặc là để thích nghi với nền kinh tế tri thức ở các nước khác nhau, bởi chúng ta chủ trương mở cửa, hội nhập quốc tế và trong mọi văn bản chiến lược, bối cảnh quốc tế luôn được coi là một

cơ sở quan trọng xác định quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006), khi khẳng định đường lối tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ "mục tiêu trực tiếp" mà chúng ta cần phấn đấu thực hiện trong 5 năm 2006 – 2010 là "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại"(1) Để thực hiện "mục tiêu trực tiếp" này, chúng ta phải có được một lực lượng sản xuất đạt trình

độ phát triển cao, một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại dựa trên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ ngày càng tăng của khoa học và công nghệ hiện đại; phải "tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Để hiểu rõ các định nghĩa về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự ảnh hưởng của nó đến kinh tế tri thức ở Việt Nam như thế nào thì nhóm chúng em đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức”

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Khái niệm: 3

1.1 Khái niệm công nghiệp hoá: 3

1.2 Khái niệm Hiện đại hoá: 4

1.3 Khái niệm kinh tế tri thức: 5

1.4 Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức: 7

1.5 Nội dung của CNH, HĐH gắn liền kinh tế tri thức qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng: 9

1.5.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (Tháng 4/2006): 9

1.5.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Tháng 1/2011): 13

1.5.3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (Tháng1/2016): 15

1

Trang 3

1.5.4 Nội dung kỳ Đại hội lần thứ XIII (Tháng 1,2/2021): 16

2 Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: 17

3 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân hạn chế: 20

3.1 Kết quả của công cuộc CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở Việt Nam (số liệu năm 2020): 20

3.2 Ý nghĩa: 23

3.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế: 23

3.3.1 Hạn chế: 23

3.3.2 Nguyên nhân hạn chế: 24

4 Tổng kết nội dung: 25

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 27

1. Khái niệm

-Để hiểu công nghiệp hóa là gì, trước tiên cần hiểu thế nào là công nghiệp Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế phẩm, chế biến, chế tác… phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh của con người Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn và có sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học và kỹ thuật

- Xuất phát từ thực tiễn công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, các học giả phương Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước Đây là quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hóa, bởi đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp Họ coi đối tượng của công nghiệp hóa chỉ

là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông nghiệp và các ngành khác được coi là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên, đây cũng là quê hương của Cách mạng công nghiệp ở cuối thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19 và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester

- Kết quả của hơn 100 năm đô hộ của Pháp và sự phá hoại của Mỹ đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng

Trang 4

đồng bị tàn phá nặng nề Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước

ta, muốn tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ của Việt Nam và đã chọn con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, bắt đầu được hình thành từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960), với nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta, là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Chủ trương chính của thời kỳ này là: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại"

-Ví dụ: Lĩnh vực nông nghiệp: Các loại giống lúa, giống cây trồng, vật nuôi được tạo ra nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, những loại giống này cho năng suất và chất lượng cao hơn so với thông thường Một số nơi áp dụng công nghệ: tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà…

-Khái niệm về hiện đại hóa đưa vào sử dụng vào giữa thế kỷ trướcxuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ, khi các nhà khoa học xã hội đã phân tích các giai đoạn phát triển của xã hội từ văn hóa gia trưởng truyền thống chiếm ưu thế trong thế kỷ XVIII, với cách ruộng đất của cuộc sống và hệ thống xã hội và chính trị đối với hình thức hiện đại của xã hội hậu công nghiệp với tất cả sự đa dạng của quan hệ công chúng và truyền thống văn hóa Trong 50-tệ của XX

lý thuyết hiện đại hóa nó đã được tạo ra, trong đó trả lời câu hỏi về những gì hiện đại hóa liên quan đến những gì đang xảy ra trong quá trình toàn cầu của Công ty Hiện đại hóa sản xuất là một sự cải tiến của quy trình công nghệ, sự phát triển và giới thiệu các thiết bị mới, vật liệu, kỹ thuật và phương pháp sản xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất theo nhu cầu hiện đại

-Đại hội VII (1994) cũng đã có những bước đột phá mới về công nghiệp hóa Lần đầu tiên, phạm trù “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (CNH, HĐH) được xác định chính thức trong Văn kiện của Đảng Trong điều kiện phát triển mới, CNH ở nước ta phải gắn liền với hiện đại hóa, bởi lẽ: trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nếu nước ta không tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ phát triển chung của thế giới

-Vì hiện đại hóa được hiểu là việc ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội nên có những ví dụ sau:

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Các loại giống lúa, giống cây trồng, vật nuôi được tạo ra nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, những loại giống này cho năng suất và chất lượng cao hơn so với thông thường Một số nơi áp dụng công nghệ: tưới phun mưa, nuôi trồng trong nhà…

+ Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Nhiều loại máy móc, công nghệ, phương tiện hiện đại giúp cho việc tiếp nhận thông tin, truyền thông…

3

Trang 5

+ Trong y tế: Nhiều trang thiết bị máy móc được sử dụng trong y tế nhằm giúp chữa trị bệnh cho con người Như máy siêu âm, chụp X quang, chuẩn đoán bệnh ung thư…

+ Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều loại máy móc, phương tiện được sử dụng trong xây dựng như cần cẩu, máy vận chuyển các vật liệu…

+ Cùng với đó nhiều loại máy móc nhằm nâng cao cuộc sống của con người như máy điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí, máy sưởi…

-Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền kinh tế này Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm không dễ hiểu vì dựa trên hai khái niệm trừu tượng là kinh tế và tri thức, và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác nhau

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), “kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”

+ Kinh tế tri thức là một nền kinh tế công nghệ cao, sử dụng chất xám trong mọi lĩnh vực và lấy tri thức làm động lực, công cụ phục vụ cho hoạt động kinh tế xã hội Có thể đây là khái niệm mới lạ nhưng loại hình kinh tế này ngày càng phát triển mạnh mẽ

Xã hội càng hiện đại, nền kinh tế tri thức càng giữ vai trò quan trọng Biết phát huy các hình thức kinh tế tri thức bạn sẽ tạo ra được một lượng của cải dồi dào với chi phí nhan lực và vật lực thấp Đây cũng là một hình thức khởi nghiệp mới được nhiều bạn trẻ lựa chọn

+ Kinh tế tri thức bao gồm các hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ, …để tạo nên nhiều của cải vật chất và nâng cao những giá trị tinh thần của con người Chung quy lại thì đây là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong việc vận dụng hiệu quả các nguồn lực về kinh tế Nhờ nền kinh tế này mà đời sống con người ngày càng được nâng cao hơn -Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát triển kinh tế tri thức ''Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế- xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta'' Tới Đại hội X, việc phát triển kinh tế tri thức được thể hiện rõ với tư cách là một yếu tố cấu thành đường lối CNH-HĐH đất nước: ''Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” Và Đại hội XI, với định hướng chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp

Trang 6

lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, Đảng ta tiếp tục khẳng định: ''phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”

-Ví dụ về kinh tế tri thức:

+ Muốn lập trình được trí tuệ nhân tạo thì phải biết các ngôn ngữ lập trình như Python, SQL…đòi hỏi nhiều chất xám, thời gian hơn các công cụ văn phòng như Word, Excel, PowerPoint

+ Sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube…

+ Chẳng hạn việc khai thác và bán một số tài nguyên thiên nhiên ở dạng thô là những hoạt động kinh tế không chứa hàm lượng tri thức cao Một nền kinh tế tri thức sẽ hướng đến việc làm sao để biết cách chế biến các tài nguyên thô thành các sản phẩm có giá trị cao hơn trước khi bán ra, đến việc có các thông tin toàn cầu về những quốc gia nào cần bán và mua các tài nguyên này để có quyết sách hợp lý nhất

-Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là phải hướng mạnh vào phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, tranh thủ những cơ hội “đi tắt, đón đầu” để hình thành nên những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học- công nghệ trên thế giới

-Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

- Báo cáo chính trị tại Đại Hội X của Đảng đã chỉ ra: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước

ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” Đại hội XI, trên tinh thần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đã khẳng định: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng và hiệu quả cao hơn; đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT; phát triển kinh tế thị trường gắn với giải quyết hài hoà các vấn đề xã hội, môi trường

-Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình CNH, HĐH trong

5

Trang 7

điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức (KTTT), lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu” Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhất quán, tư duy mới và quyết tâm chính trị của Đảng về phát triển KTTT ở nước ta hiện nay

-Ví dụ:

+ Ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên phát triển kinh tế số, công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, Internet vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Thực hiện chuyển đổi số trong trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội

+ Năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, gây tác hại lớn đến nền kinh tế và làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh mệnh con người Để thực hiện được những mục tiêu kép, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, chúng ta phải có mô hình công dân học tập về những kỹ năng số theo yêu cầu chuyển đổi số quốc gia Công dân học tập không thể thiếu

kỹ năng truy cập tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kể cả tri thức phòng, chống dịch Covid-19 trên mạng internet hay kỹ năng sử dụng các công nghệ để thực hiện học tập trực tuyến, mua bán và giao dịch trên mạng, vui chơi giải trí trên các thiết bị điện tử thông minh Đáng chú ý là Công dân học tập cần kỹ năng thực thi những quy định về hành vi trên mạng thông tin, bảo

vệ sức khỏe số… Ngoài ra, Công dân học tập còn cần phải có cả những kỹ năng phòng, chống dịch Covid-19 Có thể kể đến như

kỹ năng thực hiện quy tắc 5K, quy tắc 5T, kỹ năng theo dõi tình hình dịch bệnh, nắm bắt những thông tin về những biến thể của Covid-19, cơ chế lây lan dịch bệnh, tác dụng của vaccine hay thậm chí cả kỹ năng sử dụng các phần mềm như Bluezone, sổ sức khỏe điện tử…

1.5.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (Tháng 4/2006)

-Sau 20 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) ở nước ta đã bước và giai đoạn phát triển mới - đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Đây là sự tiếp nối đường lối và chiến lược CNH, HĐH đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, năm 1991 của Đảng Song, do sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện phát triển, cả ở trong nước và trên thế giới đòi hỏi phải có những tư duy mới về nội dung và phương thức thực hiện CNH, HĐH

- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển kinh tế tri thức đang làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và bước đi của quá trình CNH, HĐH và

nó đòi hỏi CNH, HĐH ở những nước đi sau (như Việt Nam) phải đồng thời thực hiện hai quá trình: (1) Xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại (2) Phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đây là hai nội dung của một quá trình diễn ra đồng thời và phải được thực hiện đồng thời Đảng ta đã xác định: CNH, HĐH ở nước ta phải dựa vào tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn

Trang 8

CNH, HĐH phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ một nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức

-Trên thế giới ngày nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu, giải pháp có “tính chất truyền thống”, mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa phải là quá trình hiện đại hóa Vì thế, CNH, HĐH được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện đại Nắm bắt được

xu hướng phát triển hiện đại và trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN”, “phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”

-Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

-Một số định hướng chủ yếu thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, với những vấn đề cơ bản sau đây

- Hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái nhiệt đới đa dạng sản phẩm hàng hóa, tỷ suất hàng hóa, chất lượng, năng suất và khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ

- Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên hóa tập trung Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp với điều kiện của từng vùng

- Xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh Xây dựng nông thôn mới theo hướng dân chủ, công bằng, nông dân có cuộc sống no đủ, có đời sống văn hóa lành mạnh, có môi trường sạch

Thứ hai, phát triển kinh tế vùng

- Đẩy mạnh CNH, HĐH đòi hỏi tập trung phát triển trước hết một số vùng có khả năng tăng trưởng mạnh nhất, tạo động lực lan tỏa đến các vùng khác trong nước

- Quy hoạch phát triển các vùng trọng điểm phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể của cả nước và tạo các mối liên kết kinh tế cơ bản giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng trên cơ sở phân công lao động, đưa vào lợi thế phát triển của mỗi vùng

7

Trang 9

- Cần đặc biệt quan tâm phát triển những vùng có thế mạnh tiềm năng tự nhiên cho phép tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập Đồng thời, có

cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các vùng còn nhiều khó khăn phát huy được tiềm năng của mình để phát triển nhanh, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, các vùng Tây Nguyên Tây Nam và Tây Bắc

Thứ ba, phát triển nhanh hơn công nghiệp xây dựng và dịch vụ

- Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghiệp phần mềm, công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia

- Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội Phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng lượng Hoàn chỉnh một bước cơ bản mạng lưới giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính - viễn thông

- Phát triển vượt bậc các ngành dịch vụ Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch

vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở mang các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường ngành dịch vụ

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển

- Phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng của quá trình CNH, HĐH rút ngắn Điều này thể hiện như sau:

+ Khắc phục những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực nước ta để đạt mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế thành công và củng cố các cơ sở tăng trưởng bền vững

+ Đây là cách thức đúng đắn để đạt mục tiêu phát triển con người

+ Phát triển nguồn nhân lực chính là tạo lập cơ sở quan trọng để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức

-Bởi vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải được xác định là một nội dung trung tâm của phát triển bền vững và của quá trình hiện đại hóa

Trang 10

-Phát triển nguồn nhân lực cần được thực hiện theo hai hướng: Phát triển con người và hiện đại hóa khâu giáo dục, đào tạo Ở đây, phát triển con người là nền tảng, hiện đại hóa giáo dục, đào tạo là trung tâm Ở nước ta hiện nay, giáo dục, đào tạo còn lạc hậu và chưa thích ứng với việc hình thành nguồn nhân lực của quá trình hiện đại hóa Do đó, hiện đại hóa giáo dục, đào tạo chứ không chỉ dừng ở cải cách là một vấn đề trọng tâm, mang tính tiên quyết của quá trình hiện đại hóa Gắn với quá trình hiện đại hóa giáo dục, đào tạo, việc đầu tư cho giáo dục đào tạo trong mối quan hệ với hiện đại hóa nguồn nhân lực, được xem là đầu tư cho sản xuất, thuộc “ngành công nghiệp nặng” và là đầu tư mang tính hiệu quả nhất

- Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ Chú ý đi ngay từ đầu vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế Đồng thời, chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm

1.5.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Tháng 1/2011)

-Nội dung trung tâm của thực hiện CNH-HĐH gắn với phát triển KTTT là lựa chọn để có thể bỏ qua một số thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao Trong ''Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, ngoài một số mục tiêu khối lượng như: tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD còn có một số chỉ tiêu về chất lượng, như là những nấc thang trên lộ trình CNH-HĐH, phát triển KTTT Cụ thể là: tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt 45% GDP; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5-3%/năm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30-35%

-Để đạt những chỉ tiêu trên điều tiên quyết là phải cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm Đồng thời phải sử dụng tri thức mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thông tin, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản, năng lượng và đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn bằng cách đổi mới công tác đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản

-Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm Chúng

ta cần phải đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập khẩu trực tiếp công nghệ; nhập khẩu công nghệ gián tiếp qua thu hút đầu tư; mua bằng sáng chế hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc Nhưng điều quan trọng

hơn, ngoài phần nhập khẩu công nghệ cứng như nói ở trên, cần chủ động học hỏi và nhập khẩu những công nghệ mềm như công nghệ

quản lý, kinh nghiệm sử dụng nhân tài, đổi mới thể chế kinh tế và đổi cách cải tiến để thích nghi với điểu kiện nước ta Công nghệ và tri thức của nhân loại sau một thời gian luôn bị thay thế bởi công nghệ và tri thức mới, do đó việc tiếp cận với chúng là liên tục và không có điểm dừng Đây là điều kiện để chúng ta rút ngắn quá trình CNH-HĐH gắn với việc vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế

9

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:54

w