1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) đề tài ảnh hưởng của hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (CPTPP) đối với xuất khẩu nông sản việt nam

31 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam
Tác giả Phạm Thùy Linh, Bùi Văn Tiệp, Nghiêm Trà Giang, Bùi Phương Thảo, Hà Tống Lệ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Hội nhập kinh tế quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 467,61 KB

Cấu trúc

  • A. LỜI MỞ ĐẦU (3)
  • B. NỘI DUNG (4)
    • I. Tổng quan về Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (4)
      • 1.1 Quá trình hình thành CPTPP (4)
      • 1.2. Nội dung chính của Hiệp định CPTPP (5)
      • 1.3. Sự khác nhau giữa CPTPP và TPP (7)
    • II. Tình hình chung ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam khi ký kết CPTPP (8)
      • 2.1. Trước khi Hiệp định có hiệu lực (9)
      • 2.2 Sau khi có Hiệp định CPTPP (11)
    • III. Ảnh hưởng của CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam (19)
      • 3.1 Cơ hội (19)
      • 3.2. Một số thách thức khi tham gia CPTPP (22)
      • 3.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ở một số nước chủ lực (0)
    • IV. Giải pháp thúc đấy nông sản Việt Nam nhằm khai khác cơ hội của CPTPP (25)
      • 4.1. Đối với Nhà nước (25)
      • 4.2. Đối với doanh nghiệp (27)
  • C. KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

NỘI DUNG

Tổng quan về Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

1.1 Quá trình hình thành CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai- xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Peru, Singapore và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti- a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Bru-nây, Chi-lê, Niu Di- lân, Xinh-ga-po và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4.

Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ngay sau đó, các nước Ốt-xtrây-lia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP.

Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặc biệt.Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định này nhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010 tại thành phố Yokohama (Nhật Bản).

Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12.

Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dung đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ vào tháng 10 năm

2015 Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di- lân.

Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 01 năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định TPP Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiên cứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trong bối cảnh mới.

Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi.

Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.

1.2 Nội dung chính của Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Peru, Singapore và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.

Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn

20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP.

Cam kết của các nước theo một số nhóm hàng nông sản:

Với việc được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, gạo sẽ có khả năng tiếp cận và tăng trưởng tại thị trường Ca-na-đa Mê-hi-cô cũng là thị trường mới, xuất khẩu khoảng 70.000 tấn/năm và sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Riêng gạo xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chịu sự điều chỉnh bởi hạn ngạch thuế quan theo cam kết của Nhật Bản trong WTO Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã ký Thỏa thuận Hợp tác Phát triển Chuỗi Giá trị Gạo nhằm cải thiện khả năng gạo Việt Nam trúng thầu hạn ngạch thuế quan WTO của Nhật.

Cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều

Các mặt hàng này sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực Riêng Mê-hi-cô xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cà phê hạt Arabica và cà phê chế biến giảm mức thuế suất 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

1.3 Sự khác nhau giữa CPTPP và TPP

Hiệp định CPTPP cơ bản giữ nguyên các cam kết chính của Hiệp định TPP, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường nhưng cho phép các nước tạm hoãn thực thi khoảng 20 nghĩa vụ trong các lĩnh vực quan trọng như sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính v.v.

Về số lượng thành viên và dân số

Hiệp định CPTPP có 11 thành viên còn Hiệp định TPP có 12 thành viên gồm 11 thành viên của CPTPP và Hoa Kỳ.

Về đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu

Giá trị đóng góp vào GDP và thương mại toàn cầu của Hiệp định TPP tương ứng là 40% và 30% trong khi giá trị đóng góp của Hiệp định CPTPP tương ứng là 15% và 15%.

1.4 Vị trí và vai trò của Việt Nam trong CPTPP

Tình hình chung ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam khi ký kết CPTPP

2.1 Trước khi Hiệp định có hiệu lực

Là 1 trong 11 thành viên của CPTPP, Việt Nam là quốc gia đất chật người đông, do đất nước trải dài có nhiều vùng khí hậu khác nhau nên có nhiều sản phẩm nông sản theo các mùa vụ khác nhau Chính vì vậy, nông sản, thủy sản luôn là một trong những nhóm mặt hàng quan trọng trong tổng thể cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trước khi tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Việt Nam khai thác xuất khẩu hầu hết các mặt hàng ở đa dạng các ngành nhằm nâng cao thặng dư thương mại Nhưng sau khi có CPTPP là các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Viê œt Nam vào CPTPP là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản (trong đó chủ yếu là tôm và cá tra) có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Hiê œn nay, hoạt đô œng xuất khẩu nông sản của Viê œt Nam mới chỉ tâ œp trung vào mô œt số mặt hàng chính và mô œt số ít bạn hàng lớn trong CPTPP.

Trước khi tham gia CPTPP, điểm yếu của ngành nông sản Việt Nam là phần lớn xuất thô Nguyên nhân có nhiều, song nguyên nhân chính là công nghiệp chế biến của chúng ta chưa phát triển Sự kết hợp giữa xuất khẩu hàng hóa với các phương tiện vận tải còn kém Chi phí logistic, đặc biệt đối với vận tải hàng tươi sống, còn quá cao và không đồng bộ Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu cphẩm nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều là nguyên liệu Họ bảo hộ khâu chế biến, khâu giá trị gia tăng cao và đánh thuế cao cho những nông sản chế biến nhập khẩu vào nước họ Ví dụ, cà phê rang xay, hòa tan nhập vào các nước nhập khẩu từ 7 - 25%, thậm chí như Đức đánh thuế Excise tax lên đến 2 Euro/ kg cà phê rang

Hơn nữa, trước đó Việt Nam phải đối mặt với rào cản thuế quan đối với các mặt hàng nông sản không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài như NewZealand; Canada hay AustraliaNhiều thập kỷ đã coi đồng bằng Nam bộ là bát cơm của châu Á “Rice Bowl of Cụ thể, trước năm 2019, cụ thể là năm 2017 khi Việt Nam chưa ký kết tham gia CPTPP

Về nông nghiệp, sản lượng lúa cả năm 2017 ước tính đạt 42,84 triệu tấn, giảm 318,3 nghìn tấn so với năm 2016 do cả diện tích và năng suất đều giảm so với năm trước Diện tích lúa cả năm 2017 ước tính đạt 7,72 triệu ha, giảm 26,1 nghìn ha so với năm 2016; năng suất lúa cả năm đạt 55,5 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha.

Kết quả sản xuất hoa màu và một số cây hàng năm: Sản lượng ngô đạt 5,13 triệu tấn, giảm 114,6 nghìn tấn so với năm 2016 do diện tích gieo trồng giảm 52,9 nghìn ha (năng suất ngô tăng 1,1 tạ/ha) Sản lượng khoai lang đạt 1,35 triệu tấn, tăng 81,9 nghìn tấn (diện tích tăng 1,6 nghìn ha); mía đạt 18,32 triệu tấn, tăng 1,11 triệu tấn (diện tích tăng 12,8 nghìn ha); sản lượng sắn đạt 10,34 triệu tấn, giảm 569,1 nghìn tấn (diện tích giảm 34,4 nghìn ha); sản lượng đậu các loại đạt 162,3 nghìn tấn, giảm 5,3 nghìn tấn (diện tích giảm 10 nghìn ha).

Sản lượng cây ăn quả năm nay đạt khá do nhiều cây trồng tăng về diện tích và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định Sản lượng cam đạt 772,6 nghìn tấn, tăng 20,4% so với năm trước; quýt đạt 175,5 nghìn tấn, tăng 6,3%; bưởi đạt 571,3 nghìn tấn, tăng 13,4%; xoài đạt 788,2 nghìn tấn, tăng 8,3%; chuối đạt 2.066,2 nghìn tấn, tăng 5,2%; thanh long đạt 952,8 nghìn tấn, tăng 14,2%.

Chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định, nuôi gia cầm đạt khá, riêng chăn nuôi lợn còn gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ chưa có nhiều chuyển biến, giá thịt lợn ở mức thấp khiến quy mô đàn giảm Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2017, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, giảm 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,7 triệu con, tăng 2,9%, đàn lợn có 27,4 triệu con, giảm 5,7%; đàn gia cầm có 385,5 triệu con, tăng 6,6%

2.2 Sau khi có Hiệp định CPTPP

Cùng với Việt Nam là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore hiệp định có hiệu lực 14/1/2019, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng 78 – 95% số dòng thuế và cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước.

Ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giai đoạn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trên toàn thế giới, CPTPP tạo ra một trong những thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới, trải dài cả 3 châu lục Á, Mỹ và Đại Dương với thị trường lên tới gần 500 triệu dân và GDP vào khoảng hơn 13.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cao su, gỗ, cà phê, ca cao, điều, tiêu, gạo, rau quả, thủy sản… chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đều được xem là sẽ có nhiều lợi thế.

Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

Nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm đông lạnh, xơ sợi bông sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi 0% khi nhập khẩu từ 6 nước tham gia CPTPP.

Theo đó, nghị định ban hành được áp dụng với Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia Đây là những quốc gia mà Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực theo quy định về điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Theo biểu thuế này, từ năm 2019, một số loại trái cây, gạo nếp, thịt động vật, gia cầm sống, cá tươi hoặc ướp lạnh, xơ, sợi bông nhập khẩu từ Mexico sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi 0%.

Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong CPTPP

Ảnh hưởng của CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam

Lợi ích về xuất khẩu

Tham gia CPTPP là mô œt cơ hô œi tốt giúp Viê œt Nam mở rô œng xuất khẩu sang các thị trường lớn, như: Nhật bản, Mexico, Australia và Canada cũng như đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Cụ thể với hiệp định CPTPP là một thị trường lớn với hơn 40 triệu dân, GDP chiếm trên 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ đồng Việc Hiệp định CPTPP có hiệu lực, các mặt hàng thủy sản được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu một số mặt hàng: Cá tuyết, surimi, tôm, cua… vào thị trường Canada và Nhật Bản Sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, mặt hàng thủy sản cá tra, cá basa xuất khẩu lớn sang Mexico Riêng mặt hàng gạo xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% ngay khi CPTPP có hiệu lực, nhờ đó gạo sẽ có khả năng tiếp cận và tăng trưởng tại thị trường Canada và thị trường mới là Mexico

Ngoài ra, thị trường Peru cam kết xóa bỏ thuế quan các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam như: Hạt điều, chè, tiêu, rau quả, một số loại cà phê; Brunei xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực đối với thịt gà, lợn và sản phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi khác sơ chế và chế biến… Nông, lâm, sản khi xuất khẩu vào các nước trong khối CPTPP với thuế xuất phổ biến từ 5- 10% hiện nay cũng được hạ xuống 0%, trước mắt là xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản Đây được đánh giá là cơ hội lớn cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.

Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la

Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Ca-na- đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào

Có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan, đồng thời sẽ được đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam

Lợi ích về việc làm, thu nhập

Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 -26.000 lao động Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu củaNgân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi.

Phát triển khoa học – công nghệ và kỹ năng lao động

Mở rô œng thương mại là hoạt đô œng đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghê œ và nâng cao trình đô œ kỹ năng lao đô œng Khi đã ký kết CPTPP, một số nước không có lợi thế về nông nghiệp, hàng rào bảo hộ nông nghiệp giảm bớt thì có thể họ sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam

Khi có đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, điều quan trọng nhất là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được cách làm truyền thống, nâng cao hiệu quả dưới áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận tốt hơn với công nghệ, cải thiện tối đa năng lực quản lý và khả năng tự đổi mới của mình

3.2 Một số thách thức khi tham gia CPTPP

Mặc dù đã có nhiều cải thiện thời gian qua, nhưng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn còn chủ yếu dưới dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp; Những hạn chế này đến từ nội tại ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam tạo nên những thách thức không nhỏ đối với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường các nước trong CPTPP

Thứ nhất, một trong những thách thức lớn đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam là khi CPTPP được ký kết, các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhưng họ sẽ nâng cao các hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt hơn Để xâm nhâ œp và chiếm lĩnh được những thị trường giá trị cao và quy mô lớn như Nhâ œt Bản, những sản phẩm Viê œt Nam đang có lợi thế xuất khẩu, như: Gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản… cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuâ œt (TBT) và các biê œn pháp kiểm dịch vê œ sinh, an toàn thực phẩm (SPS) để chiếm lĩnh được các thị trường này Nếu không, dù thuế suất nhâ œp khẩu của các thị trường này bằng 0% thì sản phẩm nông nghiê œp Viê œt Nam cũng không thể tiếp câ œn được Bên cạnh đó, các quy định khác của Hiệp định CPTPP về bảo vệ bản quyền giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, vấn đề lao đô œng, nguồn gốc xuất xứ… cũng rất chặt chẽ

Tại Việt Nam, phương thức nuôi trồng và thực tiễn sản xuất vẫn chưa phù hợp để đáp ứng được các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo chuẩn quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến , dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam Do vậy, để hàng nông sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường , vấn đề đặt ra là một mặt Việt Nam cần phát triển sản xuất hàng nông sản xuất khẩu chú trọng gắn liền với tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn khắt khe của cptpp; mặt khác, ở góc độ quốc gia cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, đàm phán để tránh việc bị các nước áp các rào cản kỹ thuật không hợp lý Bên cạnh đó, người nông dân và doanh nghiệp phải đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu trong quá trình sản xuất nông sản xuất khẩu

Thứ hai, khó khăn từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tiếp cận thị trường nông sản Nguyên nhân của thực trạng này là do năng lực nội tại về vốn, con người,… của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế Các nhà sản xuất, xuất khẩu cũng thường thiếu thông tin và hướng dẫn về những quy định của các nước trong CPTPP trong khi các quy định này thường xuyên được thay đổi Từ đó, thời gian các doanh nghiệp có được để đáp ứng các yêu cầu về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch đã bị giảm đáng kể, dẫn đến tăng chi phí hoặc có thể hạn chế khả năng xuất khẩu Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường cũng chưa triển khai được tại tất cả các nước thành viên và phần nào chưa đi sâu vào đối tượng thụ hưởng Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại đối với hàng nông sản tại thị trường này

Thứ ba, vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức, trong khi đó, đây là nội dung được nhiều nước đặt lên hàng đầu Tương tự như vậy, một số doanh nghiệp mới chỉ chú trọng tới số lượng xuất khẩu, chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu Cụ thể, thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp cho thấy, hiện mới chỉ có khoảng 15% trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam là của các doanh nghiệp trong nước và có đến hơn 80% hàng nông sản của ta được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.Tương tự, ở trong nước, cũng có khoảng 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu Đây là bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản Việt trên thị trường cả trong và ngoài nước còn yếu và chịu nhiều thiệt thòi Vì vậy, việc quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay đối với các mặt hàng nông sản của nước ta Ngoài ra, xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn gặp khó khăn do chi phí logistics trong xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng còn cao và chịu cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản , canada, Indonesia,

3.3 Trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay

Giải pháp thúc đấy nông sản Việt Nam nhằm khai khác cơ hội của CPTPP

Một là , Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hình thành được các sản phẩm, thương hiệu Việt danh tiếng, mang tầm khu vực và thế giới; tăng cường hợp tác liên kết khu vực DN trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị và mạng phân phối toàn cầu Sản xuất kinh doanh hiệu quả đi liền với bảo vệ môi trường.

Hai là , tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khung chính sách, hành lang pháp lý tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Ba là , nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về các khía cạnh, lĩnh vực cam kết của Hiệp định, tổ chức biên soạn các cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp về các cam kết trong hiệp định.

Bốn là , nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đánh giá đầy đủ, hiệu quả về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các cơ quan Chính phủ, các địa phương có chỉ số yếu kém, chậm phát triển Trên cơ sở đó, cải thiện chất lượng phát triển doanh nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, đáp ứng được xu hướng hội nhập quốc tế.

Năm là , khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phát triển khoa học công nghệ để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp… thông qua ưu đãi cụ thể như: doanh nghiệp thay đổi máy thiết bị mới ưu tiên vay vốn lãi suất thấp; miễn giảm thuế một số năm.

Sáu là , giải quyết tình trạng thiếu vốn cho doanh nghiệp Trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì các ngân hàng kinh doanh và ngay cả Quỹ hỗ trợ phát triển không giải ngân được do những thủ tục quy định giá chặt chẽ của Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh gặp nhiều khó khăn khi vay vốn hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu được bảo lãnh vay vốn.

Vì vậy, cần có những quy định thông thoáng hơn để có sự bình đẳng trong chính sách vay vốn Nhà nước cần tạo ra một khung pháp lý hợp lý hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là: doanh nghiệp nhỏ và vừa , chẳng hạn như: Cho phép dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh nghiệp với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, giảm phí tiền sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất, giảm phiền hà trong thủ tục thuê đất đai…

Trong khi dịch bệnh hoành hành toàn cầu và nền kinh tế các nước đang phát triển bị suy thoái, Việt Nam lại nổi lên với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm

2020 là 2,91% với sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xuất khẩu, của khu vực FDI Trong phần này, tập trung vào các giải pháp giúp DN Việt Nam tận dụng ưu đãi của Hiệp định để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước CPTPP.

Thứ nhất, tận dụng ưu đãi thuế quan Đối với thị trường mới trong CPTPP, như: Canada, Mexico, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan là 8,03% và 7,26% và Việt Nam chưa có FTA trực tiếp, nên các DN xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan là điều dễ hiểu Đây cũng là tín hiệu đáng mừng khi DN tiếp cận thị trường

Thứ hai, tăng cường nhận thức từ phía DN

Không thể phủ nhận lợi ích của CPTPP cho nền kinh tế Việt Nam, với những cơ hội lớn về xuất khẩu hàng hóa, cơ hội mở rộng thị trường, cơ hội tham gia sâu và tạo giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu Tuy nhiên, nhiều DN hiểu không đúng về cơ hội và quan trọng hơn là những thách thức, những rào cản mà DN cần phải vượt qua khi gia nhập thị trường mới Do đó, trong thời gian tới, bản thân DN cần nhận thức để tự thay đổi, chứ không thể chờ hỗ trợ từ Chính phủ không thể có, khi hoạt động trợ cấp bị cấm Ngược lại, Chính phủ cũng phần nào hỗ trợ DN.

Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam

Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cũng thuộc vào nhận thức của DN.

DN cần phải tự đánh giá mình còn kém so với đối thủ, từ đó mới có hành động cải cách Theo CPTPP, các hướng điều chỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của

DN đáp ứng cam kết, gồm: đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho lãnh đạo DN, đào tạo nâng cao chuyên môn cho người lao động, đạt các tiêu chuẩn quốc tế về lao động, chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, cải thiện công nghệ, đạt yêu cầu về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện chất lượng sản phẩm…

Thứ tư, DN Việt Nam cần có các điều chỉnh kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội từ CPTPP

Các điều chỉnh có thể được thực hiện dần dần, từng bước, bắt đầu từ những vấn đề tồn tại cản trở năng lực cạnh tranh lớn nhất của DN tới những vấn đề xa hơn; Không phải mọi giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh đều đòi hỏi đầu tư lớn, nhưng chắc chắn cần một quyết tâm rõ ràng và cách thức thực hiện đúng.

Về ưu tiên điều chỉnh, theo VCCI, các DN dân doanh được khuyến cáo ưu tiên các điều chỉnh hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tận dụng các cơ hội CPTPP và các FTA; Các DN nhà nước cần tập trung tăng cường khả năng linh hoạt, cơ động trong sắp xếp chuỗi cung ứng và tổ chức dây chuyền sản xuất, kinh doanh để có thể đáp ứng các quy tắc xuất xứ, qua đó chớp được các cơ hội thuế quan từ CPTPP nói riêng và các FTA nói chung.

Ngày đăng: 02/12/2022, 09:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w