1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư “CƠ SỞ SẢN XUẤT BA KHÁNH, CÔNG SUẤT CÔNG SUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ GẠO 15.000 TẤN SẢN PHẨMNĂM”

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường của Dự Án Đầu Tư “Cơ Sở Sản Xuất Ba Khánh, Công Suất Các Sản Phẩm Từ Gạo 15.000 Tấn Sản Phẩm/Năm”
Trường học Trường Đại Học Vĩnh Long
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 33,64 MB

Nội dung

Quy trình sản xuất Bún tươi, Bánh canh gạo, Bún bò huế Thuyết minh quy trình: Gạo được Cơ sở mua từ các đơn vị cung cấp gạo trong địa phương và các vùng lân cận, gạo sẽ được vo sạch bụi

Trang 1

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

của dự án đầu tư

“CƠ SỞ SẢN XUẤT BA KHÁNH, CÔNG SUẤT CÔNG SUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ GẠO 15.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM”

Địa điểm: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp Vĩnh

Long, tỉnh Vĩnh Long

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1 Tên chủ dự án đầu tư 1

2 Tên dự án đầu tư 1

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 1

3.1 Công suất của dự án đầu tư 1

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 2

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 9

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 9

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của dự án 9

4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước 10

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 16

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 16

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 16

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 17

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 17

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 26

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 29

4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 31

5 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 35

7 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có) 37

Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 38

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 38

Trang 4

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 39

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (không có) 39

Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 40

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 40

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 40

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải……… 40

2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 41

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 42

Chương VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 44

PHỤ LỤC BÁO CÁO 46

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn hoạt động 9

Bảng 1.2 Danh mục hóa chất sử dụng 10

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động dự án 13

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động dự án 13

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động dự án 14

Bảng 3.1 Hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải 25

Bảng 3.2 Kết quả phân tích khí thải sau HTXLKT 28

Bảng 4.1 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 38

Bảng 4.2 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 39

Bảng 5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án 40

Bảng 5.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải 40

Bảng 5.3 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu khí thải 41

Bảng 5.4 Chương trình quan trắc chất thải của Dự án khi đi vào hoạt động 41

Bảng 5.5 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 42

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Quy trình sản xuất Bún tươi, Bánh canh gạo, Bún bò huế 3

Hình 1.2 Quy trình sản xuất Bánh phở, Bánh ướt gạo 4

Hình 1.3 Quy trình sản xuất Bánh hỏi 6

Hình 1.4 Quy trình sản xuất Hủ tiếu, Bánh tráng 8

Hình 1.5 Quy trình xử lý nước mặt Rạch Bà Điểu cấp cho sản xuất 11

Hình 1.6 Quy trình xử lý nước RO 12

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom và thoát nước của Dự án 17

Hình 3.2 Bể tự hoại 3 ngăn 18

Hình 3.3 Quy trình xử lý nước thải 20

Hình 3.4 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải 27

Trang 8

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Tên chủ dự án đầu tư

HỘ KINH DOANH CƠ SỞ SẢN XUẤT BA KHÁNH

+ Nơi cấp: Công an tỉnh Vĩnh Long

+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 261, khóm Tân Quới Hưng, phường Trường An, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

+ Chỗ ở hiện nay: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

+ Điện thoại: 02703 815 066

Tài chính Kế hoạch Tp Vĩnh Long cấp đăng ký lần đầu ngày 16/3/2000, cấp đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 27/11/2014

2 Tên dự án đầu tư

+ Tên dự án đầu tư:

CƠ SỞ SẢN XUẤT BA KHÁNH, CÔNG SUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ GẠO

15.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM

+ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: 24D, khóm Tân Quới Tây, phường Trường An, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

+ Quy mô của dự án đầu tư: Dự án ―Cơ sở sản xuất Ba Khánh, công suất các sản phẩm

từ gạo 15.000 tấn sản phẩm/năm‖ sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng là 8.000.000.000 VNĐ (Tám tỷ đồng) thuộc nhóm C theo quy định phân loại tiêu chí quy định của pháp luật về đầu

tư công

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Loại hình hoạt động: Cơ sở sản xuất các sản phẩm từ gạo như: bún tươi, bánh phở, bánh canh gạo, bún bò huế, bánh ướt gạo, bánh hỏi, hủ tiếu,…

Trang 9

- Quy mô, công suất: Công suất sản xuất của Cơ sở là 15.000 tấn sản phẩm/năm

+ Dự án sử dụng máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến bán tự động

+ Công nghệ sản xuất tại dự án tiết kiệm điện, nước và hạn chế được tối đa ô nhiễm trong quá trình sản xuất

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tƣ

Cơ sở sản xuất các sản phẩm từ gạo như: Bún tươi, Bánh phở, Bánh canh gạo, Bún bò huế, Bánh ướt gạo, Bánh hỏi, Hủ tiếu,…

Cơ sở có 4 quy trình sản xuất và được sản xuất liên tục với các công đoạn ban đầu từ

vo gạo, ngâm gạo, xay nhuyễn và ly tâm sẽ là công đoạn chung cho cả 4 quy trình Bột sau khi được ly tâm sẽ chứa vào các thùng và đưa đến từng quy trình sản xuất để sản xuất các loại sản phẩm khác nhau

Trang 10

Chủ dự án: Hộ kinh doanh Cơ sở sản xuất Ba Khánh 3

 Quy trình sản xuất Bún tươi, Bánh canh gạo, Bún bò huế

Hình 1.1 Quy trình sản xuất Bún tươi, Bánh canh gạo, Bún bò huế Thuyết minh quy trình:

Gạo được Cơ sở mua từ các đơn vị cung cấp gạo trong địa phương và các vùng lân

cận, gạo sẽ được vo sạch bụi bẩn sau đó đem ngâm (tại công đoạn vo và ngâm gạo sẽ phát

sinh ra nước thải) Gạo ngâm xong được đưa sang máy xay nhuyễn thành bột nước Bột nước

được đưa vào máy ly tâm để tách nước (phát sinh nước thải là nước được tách ra trong hỗn

hợp bột nước), sau đó đưa vào máy để phối trộn với nguyên liệu như muối, tinh bột khoai mì

bảo quản và nước Sau đó đưa sang dây chuyền ép sợi, hấp chín bằng hơi nước cung cấp từ

lò hơi (việc đốt củi nhãn nấu nước lò hơi cấp hơi cho công đoạn hấp chín sẽ phát sinh ra khí

thải), thành phẩm được đưa qua công đoạn đóng gói bao bì trước khi đem tiêu thụ ra thị trường

(công đoạn đóng gói sản phẩm sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn như bao bì bị lỗi, hư

hỏng, ) Bún tươi, Bánh canh gạo và Bún bò huế chỉ khác nhau tỷ lệ thành phần nguyên liệu

phối trộn và kích thước khuôn tạo sợi, các công đoạn khác thực hiện như nhau

CTR

Phối trộn

Ép sợi, hấp chín

Đóng gói và thành phẩm

Nguyên liệu: muối, tinh bột

khoai mì (bánh canh gạo, bún

bò huế), chất ổn định (bánh

canh gạo, bún bò huế), chất

bảo quản và nước

Trang 11

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động Cơ sở cũng sẽ tìm nguồn nguyên liệu là bột gạo đảm bảo thay thế gạo, từ đó quy trình sản xuất sẽ lược bỏ qua các công đoạn vo, ngâm, xay

và ly tâm Góp phần giảm lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tác

động môi trường của dự án

 Quy trình sản xuất Bánh phở, Bánh ƣớt gạo

Hình 1.2 Quy trình sản xuất Bánh phở, Bánh ướt gạo Thuyết minh quy trình:

Gạo được Cơ sở mua từ các đơn vị cung cấp gạo trong địa phương và các vùng lân cận, gạo sẽ được vo sạch bụi bẩn sau đó đem ngâm (tại công đoạn vo và ngâm gạo sẽ phát sinh ra nước thải) Gạo ngâm xong được đưa sang máy xay nhuyễn thành bột nước Bột nước được đưa vào máy ly tâm để tách nước (phát sinh nước thải là nước được tách ra trong hỗn

Nguyên liệu: muối, tinh

bột khoai mì, chất ổn định,

Tráng bánh, hấp chín

Bôi dầu ăn chống dính

Lò hơi cung cấp hơi nước

Dầu ăn

Cắt sợi (Bánh phở)

Đóng gói và thành phẩm

Khí thải

CTR

CTR

Trang 12

hợp bột nước) Bột sau khi phối trộn được đưa sang tráng bánh, sau đó được hấp chín bằng hơi nóng từ lò hơi (việc đốt củi nhãn nấu nước lò hơi cấp hơi cho công đoạn hấp chín sẽ phát sinh ra khí thải) Bánh được bôi dầu ăn chống dính rồi cắt sợi tạo thành phẩm đối với Bánh phở, còn Bánh ướt gạo không thực hiện công đoạn cắt (công đoạn bôi dầu ăn chống dính sẽ phát sinh chất thải rắn là các can đựng dầu ăn) Thành phẩm được đưa qua công đoạn đóng gói bao bì trước khi đem tiêu thụ ra thị trường (công đoạn đóng gói sản phẩm sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn như bao bì bị lỗi, hư hỏng, )

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động Cơ sở cũng sẽ tìm nguồn nguyên liệu là bột gạo đảm bảo thay thế gạo, từ đó quy trình sản xuất sẽ lược bỏ qua các công đoạn vo, ngâm, xay

và ly tâm Góp phần giảm lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường của dự án

Trang 13

 Quy trình sản xuất Bánh hỏi

Hình 1.3 Quy trình sản xuất Bánh hỏi Thuyết minh quy trình:

Phối trộn

Ép sợi, hấp chín

Bôi dầu ăn chống dính

Nguyên liệu:

muối, chất bảo quản và nước

Lò hơi cung cấp hơi nước

Dầu ăn

Đóng gói và thành phẩm

Khí thải

CTR

CTR

Trang 14

Gạo được Cơ sở mua từ các đơn vị cung cấp gạo trong địa phương và các vùng lân cận, gạo sẽ được vo sạch bụi bẩn sau đó đem ngâm (tại công đoạn vo và ngâm gạo sẽ phát sinh ra nước thải) Gạo ngâm xong được đưa sang máy xay nhuyễn thành bột nước Bột nước được đưa vào máy ly tâm để tách nước (phát sinh nước thải là nước được tách ra trong hỗn hợp bột nước) Bột sau khi phối trộn được đưa sang dây chuyền ép sợi, các sợi đan xen, kết dính vào nhau, sau đó bánh được hấp chín bằng hơi nóng từ lò hơi (việc đốt củi nhãn nấu nước lò hơi cấp hơi cho công đoạn hấp chín sẽ phát sinh ra khí thải) và được bôi dầu ăn chống dính (công đoạn bôi dầu ăn chống dính sẽ phát sinh chất thải rắn là các can đựng dầu ăn) Thành phẩm được đưa qua công đoạn đóng gói bao bì trước khi đem tiêu thụ ra thị trường (công đoạn đóng gói sản phẩm sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn như bao bì bị lỗi, hư hỏng, )

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động Cơ sở cũng sẽ tìm nguồn nguyên liệu là bột gạo đảm bảo thay thế gạo, từ đó quy trình sản xuất sẽ lược bỏ qua các công đoạn vo, ngâm, xay

và ly tâm Góp phần giảm lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường của dự án

Trang 15

 Quy trình sản xuất Hủ tiếu, Bánh tráng

Hình 1.4 Quy trình sản xuất Hủ tiếu, Bánh tráng Thuyết minh quy trình:

Gạo được Cơ sở mua từ các đơn vị cung cấp gạo trong địa phương và các vùng lân cận, gạo sẽ được vo sạch bụi bẩn sau đó đem ngâm (tại công đoạn vo và ngâm gạo sẽ phát

Nguyên liệu: muối, tinh

Phối trộn

Tráng bánh, hấp chín, sấy khô

Bôi dầu ăn chống dính (Hủ tiếu)

Lò hơi cung cấp hơi

nước

Dầu ăn

Cắt sợi (Hủ tiếu) Tạo hình (Bánh tráng)

Đóng gói và thành phẩm

Khí thải

CTR

CTR

Trang 16

sinh ra nước thải) Gạo ngâm xong được đưa sang máy xay nhuyễn thành bột nước Bột nước được đưa vào máy ly tâm để tách nước (phát sinh nước thải là nước được tách ra trong hỗn hợp bột nước) Bột sau khi phối trộn được đưa sang tráng bánh, sau đó được hấp chín và sấy khô bằng hơi nóng từ lò hơi (việc đốt củi nhãn nấu nước lò hơi cấp hơi cho công đoạn hấp chín và sấy khô sẽ phát sinh ra khí thải) Bánh được bôi dầu ăn chống dính (công đoạn bôi dầu ăn chống dính sẽ phát sinh chất thải rắn là các can đựng dầu ăn) rồi cắt sợi tạo thành phẩm đối với Hủ tiếu, còn Bánh tráng không thực hiện công đoạn bôi dầu ăn, sau đó tạo hình (tròn, vuông, tam giác) Thành phẩm được đưa qua công đoạn đóng gói bao bì trước khi đem tiêu thụ ra thị trường (công đoạn đóng gói sản phẩm sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn như bao

Sản phẩm này sẽ được phân phối đến các chợ, cửa hàng, siêu thị trên cả nước

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của dự án

 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ giai đoạn vận hành

Bảng 1.1 Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn hoạt động

STT Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vị tính Khối lƣợng

Trang 17

STT Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vị tính Khối lượng

Nguồn: Báo cáo đầu tư dự án

Ghi chú: 1 tấn nguyên liệu chính (gạo/bột gạo, tinh bột khoai mì) sẽ sản xuất ra khoảng

 Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất phục vụ giai đoạn vận hành

Bảng 1.2 Danh mục hóa chất sử dụng STT Tên hóa chất Đơn vị tính Lượng sử dụng Mục đích sử dụng

Nguồn: Cơ sở sản xuất Ba Khánh

4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước

Nhu cầu sử dụng điện, nước

 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của dự án được cấp từ Công ty điện lực Vĩnh Long Ngoài ra, dự án còn trang bị 1 máy phát điện dự phòng công suất 100 KVA để sử dụng cấp điện cho cơ sở khi có sự cố ngắt điện xảy ra

Với hoạt động sản xuất của dự án, điện năng được cung cấp để vận hành các máy móc thiết bị, chiếu sáng nhà xưởng và văn phòng, chiếu sáng khuôn viên và một số hoạt động khác với tổng nhu cầu sử dụng hàng tháng vào khoảng 5.000 – 6.000 KW/tháng

Khi dự án tăng công suất, dự kiến lượng diện sử dụng vào khoảng 150.000 kW/tháng

 Nhu cầu sử dụng nước

 Nguồn cung cấp nước

Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại Cơ sở được cung cấp từ nhà máy nước Trường An Ngoài ra, Cơ sở còn sử dụng nước mặt tại Rạch Bà Điểu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nước mặt của Rạch Bà Điểu sẽ được xử lý sơ bộ qua lắng - lọc, một phần cấp đi sử dụng cho công đoạn vo và ngâm gạo, một phần tiếp tục xử lý qua hệ RO trước khi cấp cho lò hơi và cấp vào sản xuất

Trang 18

- Quy trình xử lý nước rạch Bà Điểu cấp cho sản xuất:

Hình 1.5 Quy trình xử lý nước mặt Rạch Bà Điểu cấp cho sản xuất Thuyết minh quy trình:

Nước mặt của Rạch Bà Điểu sẽ được thu gom và dùng bơm để bơm vào bể lắng, tại đây sẽ châm hóa chất keo tụ PAC nhằm keo tụ những chất rắn lơ lửng, cặn có trong nước mặt thành những bông cặn lớn có thể lắng được tại bể lắng Sau đó, nước tiếp tục được bơm sang bồn lọc cát và bồn lọc than nhằm giữ lại những cặn bẩn còn sót lại không được loại bỏ ở bể lắng Quá trình lọc nước là quá trình cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định để giữ lại trên bề mặt hoặc lớp khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và một phần vi sinh vật có trong nước Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị trít lại, làm tốc độ lọc giảm Để phục hồi lại khả năng làm việc của bể lọc, phải tiến hành rửa lọc để loại bỏ cặn bẩn

ra khỏi lớp vật liệu lọc Tiếp theo, nước sau lọc sẽ qua bồn chứa nước và tại đây sẽ châm Chlorine để tiêu diệt vi khuẩn có trong nước

Chlorine

PAC

Bồn lọc cát

Bể lắng Nước mặt Rạch Bà Điểu

Bồn lọc than Bồn chứa nước

Sử dụng cho công

Sử dụng cho công đoạn

hấp chín

Trang 19

- Quy trình xử lý nước RO:

Hình 1.6 Quy trình xử lý nước RO Thuyết minh quy trình:

Nước mặt của Rạch Bà Điểu sau khi được xử lý sơ bộ qua lắng - lọc, một phần sẽ được đưa qua hệ lọc RO để xử lý trước khi cấp cho lò hơi cấp hơi nóng và cho công đoạn hấp chín sản phẩm

Nước từ bồn chứa sẽ được bơm lọc bơm qua bồn lọc thô nhằm loại bỏ cặn, cân bằng

pH cũng như loại bỏ các chất ô nhiễm khác Sau đó, nước tiếp tục đi qua bồn lọc khử mùi bằng than hoạt tính Tiếp theo, nước đi qua bồn làm mềm bằng hạt nhựa trao đổi Cation để loại bỏ độ cứng trong nước Hạt lọc sẽ được hoàn nguyên bằng dung dịch nước muối chứa ở thùng nước muối khi đến thời điểm hoàn nguyên Nước sau khi làm mềm sẽ được chứa trong bồn chứa nước trung gian nhằm tạo cột áp và lưu lượng ổn định để bơm RO (bơm áp lực cao bơm qua màng lọc RO gồm 6 màng 8040 nhằm loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm (hiệu suất 99,99%) Nước sau khi đi qua màng RO sẽ chia thành 2 dòng, dòng nước tinh khiết và dòng đậm đặc Dòng nước tinh khiết qua bồn chứa nước để cấp đi sử dụng cho công đoạn hấp chín sản phẩm, dòng đậm đặc sẽ được xả bỏ

 Nhu cầu cung cấp nước

- Giai đoạn hoạt động của dự án:

Dung dịch hoàn nguyên

Bồn lọc thô

Bồn làm mềm Bồn trung gian

Hệ RO Bồn chứa nước Bồn lọc khử mùi

Cấp đi sử dụng Nước từ bồn chứa

Trang 20

Hiện tại dự án vẫn đang hoạt động sản xuất với công suất 900 tấn sản phẩm/ năm Cơ

sở sử dụng nước mặt từ Rạch Bà Điểu cấp cho quá trình sản xuất, nước mặt sẽ được xử lý sơ

bộ qua lắng - lọc, một phần cấp đi sử dụng cho công đoạn vo và ngâm gạo, một phần tiếp tục

xử lý qua hệ RO trước khi cấp cho lò hơi và công đoạn hấp chín sản phẩm

Ngoài ra, Nhà máy nước Trường An sẽ cấp nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân viên tại Cơ sở

Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động của dự án được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động dự án STT Thời gian sử dụng Lượng nước sử dụng (m 3

Trung bình 2130 (tương đương 71 m 3 /ngày)

(Nguồn: Cơ sở sản xuất Ba Khánh)

Trong đó, mục đích sử dụng nước như sau:

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động dự án

STT Mục đích dùng nước Lượng nước cấp

m 3/ngày

Lượng nước thải m 3/ngày

đi vào sản phẩm là

19,5 m3/ ngày, thải 40% là 13 m3/ ngày

Trang 21

4 Cấp cho lò hơi 3 -

(Nguồn: Cơ sở sản xuất Ba Khánh)

Khi dự án đi xây dựng hoàn thành công trình xử lý nước thải và tăng công suất theo phê duyệt ĐTM là 15.000 tấn/ năm thì lượng nước sử dụng sẽ lớn hơn, cụ thể:

STT Mục đích dùng nước Lượng nước cấp

m 3/ngày

Lượng nước thải m 3/ngày

đi vào sản phẩm là

96 m3/ ngày, thải 40% là 64 m3/ ngày)

Nhu cầu lao động

Tổng lượng công nhân viên tại dự án là 80 người, trong đó nhân viên sản xuất trực tiếp

là 60 người, còn lại là nhân viên văn phòng và tài xế giao hàng Khi hoạt động tang công suất tối đa thì số lượng nhân viên lả 190 người

Thời gian làm việc: 01 ca/ngày; 08 giờ/ca

Thời gian làm việc trong năm: 364 ngày

Danh sách máy móc, thiết bị

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động dự án

Trang 22

Nguồn: Cơ sở sản xuất Ba Khánh

STT Tên máy móc thiết bị Số lƣợng Tình trạng sử dụng Xuất xứ

Còn hạn kiểm định và

sử dụng tốt

Việt Nam

Nam

Trang 23

Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ đầu tư công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

Khu vực Dự án “Cơ sở sản xuất Ba Khánh, công suất các sản phẩm từ gạo 15.000 tấn

sản phẩm/năm” được xây dựng góp phần giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho

người dân và hoạt động thương mại trong khu vực

Từ các nội dung trên, Chủ dự án nhận thấy vị trí hoạt động của dự án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Đồng thời, đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường của tỉnh Vĩnh Long

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Dự án đã được phê duyệt Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường số 3443/QĐ-UBND của Dự án ―Nâng công suất cơ sở sản xuất Ba Khánh từ 900 tấn sản phẩm/năm lên 15.000 tấn sản phẩm/năm‖ được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 22/12/2020 Việc đánh giá các tác động môi trường đã được đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và hiện tại không có thay đổi Vì vậy, Dự án không đánh giá phần này

Trang 24

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

Nước mưa từ mái nhà xưởng, chảy tràn trên mặt đất sẽ được thu gom vào các miệng

hố gom được xây dựng bằng BTCT sau đó thoát ra Rạch Bà Điểu, một phần nước mưa từ mặt sân bãi sẽ chảy tràn ra Hương lộ Trường An

Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 03 ngăn sau đó đưa về HTXLNT tập trung Nước thải sản xuất được thu gom và dẫn đi bằng ống PVC 114 từ trong khu vực sản xuất đưa về hố gom của HTXLNT tập trung Nước thải tại dự án sẽ được xử lý đạt QCVN

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom và thoát nước của Dự án 1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc theo đường nội bộ của nhà máy Nước mưa từ mái khu vực nhà xưởng và văn phòng được thu gom bằng các ống PVC220 chạy xuống các hố ga thu nước Sau đó lắng cặn trước khi thoát ra Rạch Bà Điểu

Nước mưa từ mái nhà xưởng, chảy tràn trên mặt đất sẽ được thu gom vào các miệng

hố gom được xây dựng bằng BTCT sau đó thoát ra Rạch Bà Điểu, một phần nước mưa từ mặt sân bãi sẽ chảy tràn ra Hương lộ Trường An

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

 Biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

nước thải này sẽ được thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi đưa về hệ thống XLNT tập trung của dự án

Nước thải sinh hoạt của công nhân từ khu văn phòng, nhà vệ sinh theo đường ống PVC Ф114 chảy về các bể tự hoại để xử lý sơ bộ, tại dự án đã xây dựng 02 hầm tự hoại với thể tích

Nước mưa

chảy tràn

Song chắn rác/Hố ga

Hệ thống cống thoát nước mưa của dự án

Trang 25

12m3/hầm Nước thải sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại tiếp tục chảy theo đường ống PVC Ф114 tự chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A trước khi thải ra Rạch Bà Điểu

Bể tự hoại có hai chức năng chính là lắng cặn và phân hủy cặn lắng Thời gian lưu nước trong bể từ 1- 3 ngày thì có khoảng 90% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 3 - 6 tháng, dưới ảnh hưởng của hệ vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô

cơ hoà tan Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men acid, các chất

kỳ, mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn Nước thải được lưu trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy

Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được dẫn vào hệ thống thoát nước khu vực Ngoài ra, lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ thuê xe hút chuyên dụng (loại

xe hút hầm cầu), đây là một giải pháp đơn giản, dễ quản lý nhưng hiệu quả xử lý tương đối cao

1 - Ống dẫn nước thải vào bể; 2 - Ống thông hơi; 3 - Nắp thăm (để hút cặn);

4 - Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo

Hình 3.2 Bể tự hoại 3 ngăn

 Biện pháp thu gom, xử lý nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn ngâm, vo gạo, từ hệ thống xử lý khí

bằng hệ thống ống PVC114 đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án

Cơ sở sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế là 180 m3/ngày (Công suất HTXLNT đã tính toán bằng tổng lượng nước thải phát sinh với hệ số an toàn K=1,2)

Trang 26

Như đã phân tích ở trên, nước thải của Cơ sở là nước thải chứa tinh bột với hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy và phức tạp rất cao Do đó, quy trình công nghệ xử lý nước thải phải chuyển hóa được các hợp chất hữu cơ phức tạp khó phân hủy này thành các hợp chất hữu cơ đơn giản trước khi đưa vào công đoạn xử lý sinh học thông thường mới có thể xử lý hiệu quả

Trang 27

Hình 3.3 Quy trình xử lý nước thải Thuyết minh quy trình xử lý:

 Bể thu gom

Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011, Cột A thoát ra Rạch Bà Điểu

Bể khử trùng Bồn lọc cát

Nước thải sản xuất

Máy thổi khí

HCl

NaOH

Bồn lọc than

Trang 28

Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại và nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của Cơ

sở chứa nhiều cặn, chất rắn lơ lửng và có hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm cao sẽ được thu gom chứa trong bể thu gom trước khi vào các công đoạn xử lý phía sau Tại bể thu gom sẽ lắp song chắn rác có kích thước khe hở nhỏ để giữ lại cặn, các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn Việc lắp đặt song chắn rác tại đây sẽ bảo vệ cánh bơm tránh va đập gây hư hỏng máy bơm, bảo vệ đường ống tránh tắc nghẽn trong quá trình xử lý

 Bể phản ứng

Nước thải từ hố thu gom được dẫn sang bể phản ứng, nước thải sản xuất thực phẩm có hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy cao, do dó tại đây sẽ châm acid HCl và được khuấy trộn bằng hệ thống sục khí trước khi đi sang bể acid hóa

 Bể axit hóa

Tại bể axit hóa nước thải sẽ được lưu trong thời gian một ngày, quá trình thủy phân các chất khó phân hủy sẽ diễn ra tại đây nhằm chuyển hóa các hợp chất phức tạp khó phân hủy thành các hợp chất hữu cơ đơn giản

 Bể trung hòa

Sau đó, nước thải sẽ sang bể trung hòa và châm NaOH để điều chỉnh lại pH của nước thải khoảng 6 - 6,5 thích hợp cho quá trình xử lý kỵ khí phía sau

 Bể điều hòa

Bể này có chức năng chính như sau:

Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể

Giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư

Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định;

Phân hủy một phần các chất ô nhiễm

Nước sau bể điều hòa tiếp tục được bơm lên hộp chia lưu lượng (Flow Control), tại đây lượng nước thải vượt lưu lượng điều hòa theo giờ sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa, phần nước còn lại tiếp tục lưu chuyển tới bể kỵ khí

 Bể kỵ khí

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí là do sự hoạt động của các

vi sinh vật trong môi trường mà không cần sự có mặt của oxi không khí và sản phẩm cuối

này còn có thể gọi là quá trình lên men metan

Quá trình xử lý kỵ khí trong điều kiện nhân tạo có thể được áp dụng để xử lý các loại cặn bã chất thải công nghiệp có hàm lượng chất bẩn hữu cơ cao BOD 10-30(g/l)

Trang 29

Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn là quá trình diễn ra hành loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp và có thể hợp thành 4 giai đoạn, các giai đoạn trong quá trình xử lý sinh học kỵ khí:

Có nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau tham gia vào quá trình sinh học kỵ khí Phản ứng chung của quá trình như sau:

Chất hữu cơ → CH4 + CO2 + H2 + NH2 + H2S Nhóm 1: Vi khuẩn thủy phân

Nhóm vi sinh vât này phân hủy các chất hữu cơ phức tạp (Protein, cellulose, lignin, lipids) thành những đơn phân tử hòa tan như acid amin, glucose, acid béo và glycerol Các đơn phân tử này lại được nhóm vi khuẩn thứ 2 sử dụng làm cơ chất Quá trình này được xúc tác bởi các enzim ngoại bào như cellulase, protease và lipase Tuy nhiên quá trình thủy phân diễn ra tương đối chậm và có thể làm giới hạn khả năng phân hủy kỵ khí của một số chất thải nguồn gốc cellulose, có chứa lignin

Nhóm 2: Nhóm vi khuẩn lên men acid

Nhóm này sẽ chuyển hóa đường, acid amin, acid béo để tạo thành các acid hữu cơ như acetic, propionic, formic, lactic, butyric, succinic, các alcol và kentons như ethanol, methanol, glycerol, aceton, acetat, CO2 và H2 Acetat là sản phẩm chính của quá trình lên men carbonhydrat Các sản phẩm được tạo thành rất khác nhau theo loại vi khuẩn và các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, pH, thế oxy hóa khử)

Nhóm 3: Vi khuẩn acetic

Nhóm này gồm các vi khuẩn như Syntrobacter wolinii và syntrophomonas wolfei

metan sử dụng tiếp theo Nhóm này đòi hỏi thể Hydro thấp để chuyển hóa các acid béo, do đó cần giám sát nồng độ hydro Dưới áp suất riêng phần của hydro khá cao, sự tạo thành acetat sẽ

bị giảm và cơ chất sẽ được chuyển hóa thành acid propionic, butyric và ethanol hơn là metan

Do vậy có một mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn acetogenic và vi khuẩn metan Vi khuẩn metan sẽ giúp đạt được thể hydro thấp mà vi khuẩn acetogenic cần

Ethanol, acid propionic và butyric được chuyển hóa thành acid acetic bởi nhóm vi khuẩn acetogenic

Vi khuẩn Acetogenic tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với vi khuẩn metan với max = 1

hr-1 và 0.04 hr-1

Nhóm 4: Vi khuẩn metan

Nhóm vi khuẩn metan bao gồm cả vi khuẩn gram âm và gram dương với các hình dạng rất khác nhau Vi khuẩn metan tăng trưởng chậm trong nước thải và thời gian thế hệ của chúng thay đổi từ 3 ngày ở 350C và tăng lên đến 50 ngày ở 100C

Trang 30

Vi khuẩn metan được chia làm hai nhóm phụ

1 Nhóm vi khuẩn metan hydrogrnotrophic nghĩa là sử dụng hydrogen hóa tự dưỡng:

CO2 + H2 —> CH4 + 2 H2O Nhóm này giúp duy trì áp suất riêng phần thấp cần thiết để chuyển hóa acid bay hơi và alcol hình thành acetat

2 Nhóm vi khuẩn metan acetotrophic, còn gọi là vi khuẩn phân giải acetat, chúng chuyển

Trong 3 giai đoạn đầu thì lượng COD hầu như không giảm, COD chủ yếu chỉ giảm trong giai đoạn metan hóa

Trong xử lý kỵ khí cần lưu ý đến 2 yếu tố quan trọng:

+ Duy trì sinh khối vi khuẩn càng nhiều càng tốt

+ Tạo tiếp xúc đủ giữa nước thải với sinh khối vi sinh vật

Dưới sự cung cấp oxy không khí từ hệ thống máy thổi khí B-301A/B, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm

Bể có bố trí giá thể để vi sinh sinh trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ sinh khối, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý Cụ thể quá trình như sau:

Không khí được đưa vào bằng máy thổi khí B-301A/B, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải Tại đây các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật

vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3-, PO43-, SO42- và các sản phẩm này sẽ bị khử bởi các vi sinh vật thiếu khí Trong xử lý sinh học hiếu khí có giá thể các vi sinh thiếu khí phát triển chủ yếu ở lớp bên trong của màng vi sinh

Quá trình này được biểu diễn thông qua sơ đồ sau:

(CHO) nNS CO2 + H2O + Tế bào mới + Các sản phẩm dự trữ

60% 38%

Trang 31

+ NH4- + H2S + Năng lượng

Quá trình khử Nitơ diễn ra như sau:

Nitơ hữu cơ Nitơ amonia Nitrit, nitrat N2

 Bể lắng

Nước thải sau quá trình xử lý sinh học chứa nhiều màng vi sinh Do vậy, cần phải tách chúng ra khỏi nước trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích tách loại bông bùn vi sinh ra khỏi nước sau xử lý bằng quá trình lắng trọng lực

để tạm thời lưu chứa nước

Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn… gây bệnh còn sót lại trong nước sau xử lý

thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Trang 32

Bể phân hủy bùn có nhiệm vụ làm tăng mật độ bùn trong dòng đồng thời phân hủy một phần bùn Phần nước trong phía trên đưa về bể điều hòa để xử lý, phần bùn sẽ được phơi nhằm giảm thể tích bùn tại sân phơi bùn

 Sân phơi bùn

Lượng bùn dư từ bể lắng sinh học đưa về sân phơi bùn Sân phơi bùn có chức năng làm mất nước bùn cặn (độ ẩm còn khoảng 80%) trong điều kiện tự nhiên Sau quá trình phơi, do tác động của tia tử ngoại, vi khuẩn gây bệnh còn lại trong bùn cặn cũng như mùi hôi thối giảm đi, định kì sẽ thuê đơn vị có chức năng đến hút bùn mang đi xử lý

 Hạng mục công trình chính và máy móc thiết bị trong HTXLNT:

Bảng 3.1 Hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải

STT Hạng mục công trình Thông số kỹ thuật

Vật liệu: BTCT Thời gian lưu nước: 0,5 giờ

Thể tích: 4 m3

Sử dụng bồn nhựa PE Thời gian lưu nước: 0,5 giờ

Số lượng: 18 bồn Thời gian lưu nước: 24 giờ

Thể tích: 4 m3

Sử dụng bồn nhựa PE Thời gian lưu nước: 0,5 giờ

Thể tích: 100 m3Vật liệu: BTCT Kích thước: 5,5x4,25x4,4 (m) Thời gian lưu nước: 9 giờ

Thể tích: 140 m3Vật liệu: BTCT Kích thước: 5,5x4x6,5(m)

Vật liệu: BTCT Kích thước: 8,5x5,9x4,4 (m)

Trang 33

Vật liệu: BTCT Kích thước: 4x4x4,4 (m)

Thể tích: 8m3Vật liệu: BTCT Kích thước: 1,9x1x4,4 (m) Thời gian lưu nước: 1 giờ

Thể tích: 8m3Vật liệu: BTCT Kích thước: 1,9x1x4,4 (m) Thời gian lưu nước: 1 giờ

D = 1m, H=2m

Thể tích: 8m3Vật liệu: BTCT Kích thước: 2x2x4,4 (m)

Vật liệu: gạch, trát vữa

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

 Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông

Sử dụng phương tiện vận chuyển đã được kiểm định

Trong quá trình vận chuyển phải phủ kín thùng xe bằng bạt và chở đúng tải trọng cho phép

Dùng dầu DO có hàm lượng S = 0,05%, thường xuyên kiểm tra và bảo trì, đảm bảo tình trạng kỹ thuật xe tốt

Toàn bộ các tuyến đường giao thông nội bộ được bê tông hóa nên giảm thiểu phát sinh bụi

Vào những ngày hanh khô, nhiều gió, tiến hành phun nước trên các tuyến đường để hạn chế cuốn bụi theo các phương tiện vận chuyển, thời gian phun sẽ tập trung vào trước các giờ cao điểm

Trong khu vực dự án và xung quanh sẽ tổ chức thực hiện việc trồng cây xanh và thảm cỏ

để tạo bóng mát và cảnh quan cho khu vực Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện điều kiện vi khí hậu khu vực dự án và xung quanh

 Giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động lò hơi

Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi cung cấp nhiệt của dự án là củi nhãn chính vì vậy, lượng khí thải phát sinh từ nguồn này chủ yếu bụi, CO, NOx, SO2 Khí thải phát sinh ra từ lò hơi

Trang 34

được Cơ sở thu gom và xử lý qua hệ thống xử lý khí thải nhằm xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

Tại dự án có 03 lò hơi, 1 lò hơi công suất 2,5 tấn hơi/giờ và 2 lò hơi công suất 05 tấn hơi/giờ, hệ thống xử lý khí thải đi kèm theo lò hơi; do đó, dự án có 03 hệ thống xử lý khí thải lò hơi, quy trình xử lý giống nhau

Hình 3.4 Quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải

- Thuyết minh quy trình:

Khí thải nồi hơi được quạt hút ly tâm hút qua Cyclon lắng bụi, tại đây 60% - 70% lượng bụi nhờ quá trình va đập sẽ rơi xuống đáy bể dập bụi, còn dòng khí thải sẽ tiếp tục được đẩy đến tháp hấp thụ

Khí thải sau khi được tách bụi và muội than sẽ được đưa qua tháp hấp thụ khí thải Tháp hấp thụ là tháp mâm với hai lớp vật liệu đệm bên trong để tăng bề mặt tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý

Tháp hấp thụ được thiết kế nhằm để hấp thụ các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình đốt

định lượng

Tại tháp hấp thụ, dung dịch hấp thụ NaOH được bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp

khí và pha lỏng giúp quá trình hấp thụ được diễn ra dễ dàng

Tháp hấp thụ được thiết kế để đảm bảo đạt hiệu quả xử lý 90% bụi, 80% CO và khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trước khi thải ra môi trường

Cyclon lắng bụi Khí thải từ lò hơi

Quạt hút Tháp hấp thụ

Ống khói

Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B

Giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý

Bể dung dịch NaOH

Bể lắng cặn

Thu gom xử lý định

Trang 35

Dung dịch cấp cho tháp hấp thụ là NaOH, sau khi ra khỏi tháp hấp thụ sẽ chứa cặn và một số chất ô nhiễm, lượng nước thải sẽ thải sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Cơ sở để xử lý

Khi ra khỏi thiết bị, một phần khí thải và bụi trong khí thải được giữ lại, khí thải đã được

xử lý sẽ được thải ra qua ống khói nhờ quạt hút Khí thải sau xử lý của lò hơi đảm bảo đạt theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và một số chất vô cơ

Trong quá trình hoạt động cũng như lập báo cáo, Chủ Cơ sở đã tiến hành lấy mẫu để đánh giá khả năng xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động sử dụng lò hơi cho hoạt động sản xuất hiện hữu của dự án, kết quả phân tích khí thải như sau:

Bảng 3.2 Kết quả phân tích khí thải sau HTXLKT STT Thông số Đơn vị

19:2009/BTNMT, cột

B Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

+ Không sử dụng nhiên liệu (củi nhãn) ẩm ướt để đốt lò;

+ Cung cấp nhiên liệu vừa đủ để đốt lò;

+ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng lò và kiểm định thiết bị theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn,

vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động và các quy định hiện hành;

+ Đào tạo, huấn luyện công nhân vận hành lò hơi theo đúng quy trình kỹ thuật

 Biện pháp giảm thiểu từ việc tác động của máy phát điện dự phòng

Theo đánh giá phía trên, hoạt động của máy phát điện dự phòng sử dụng nhiên liệu là dầu DO với tỷ lệ S là 0,05% nên khí thải phát sinh năm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B mà không cần qua xử lý

Trang 36

Ngoài ra, máy phát điện dự phòng chỉ sử dụng khi có sự cố cúp điện, việc sử dụng mang tính chất gián đoạn, vì vậy chủ dự án sẽ có biện pháp quản lý như sau:

Đảm bảo sử dụng nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của máy phát điện dự phòng là dầu

DO với tỷ lệ S là 0,05%

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy phát điện để máy được hoạt động tốt nhất, giảm thiểu việc phát sinh khí thải

Máy phát điện được đặt tại khu vực riêng biệt

 Biện pháp giảm thiểu mùi hôi tại khu vực tập trung chất thải rắn

Mùi hôi chủ yếu là mùi phát sinh từ khu tập kết chất thải rắn,… Tuy nhiên, các nguồn thải này hoàn toàn có thể khống chế được bằng cách quản lý như:

Bố trí các thùng thu gom rác có nắp đậy để lưu chứa rác;

Tổ chức thu gom rác thải hàng ngày và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom,

xử lý, cụ thể rác thải sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy, hàng ngày sẽ có xe thu gom rác của Công ty Cổ phần Công trình Công Cộng Vĩnh Long đến thu gom và xử lý

 Biện pháp giảm thiểu khí thải và mùi hôi từ hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý

nước thải, nhà vệ sinh, hầm tự hoại

Hệ thống cống thoát nước được xây dựng là hệ thống cống kín;

Tại các miệng cống thoát nước mưa có song chắn chất thải rắn, tránh tình trạng chất thải rắn làm bít miệng cống và làm tắc đường ống;

Thường xuyên nạo vét hố ga

Định kỳ khoảng 03 tháng kiểm tra hệ thống xử lý nước thải để kịp thời phát hiện những

hư hỏng để thay thế tránh tình trạng ngưng hoạt động của hệ thống làm phát sinh mùi hôi

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:

 Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn sinh hoạt

Chủ dự án sẽ bố trí khu vực chứa chất thải để đáp ứng các yêu cầu về môi trường như: xây dựng mái che cho toàn bộ khu vực lưu trữ chất thải; các khu vực lưu trữ được bố trí riêng biệt; có cao độ nền đảm bảo nước mưa không chảy tràn vào khu vực chứa rác Chủ dự án sẽ bố trí thùng rác để thu gom rác, các thùng rác này được lưu chứa tạm tại khu vực có diện tích lưu trữ 7,5 m2

Hợp đồng với đơn vị có chức năng là Công ty Cổ phần Công trình Công Cộng Vĩnh Long để thu gom và xử lý đúng quy định 1 ngày/lần

 Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường

Chất thải rắn sản xuất thông thường không nguy hại của nhà máy bao gồm: bao bì, can nhựa, tro xỉ…

Trang 37

Đối với bao bì thải, dự án tận dụng bao bì hư hỏng, sai quy cách để chứa tro xỉ thải từ quá trình đốt lò hơi Toàn bộ lượng tro xỉ này được chứa trong bao bì, cột kín và lưu chứa tạm tại khu vực lò hơi, sau đó bán cho các hộ dân trong khu vực để trồng cây

Can nhựa chứa dầu ăn phục vụ sản xuất sau khi dùng hết dầu ăn sẽ được thu gom đưa về

này

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động còn phát sinh một lượng cặn bột lắng trong quá trình sản xuất, lượng cặn bột lắng này có khả năng tái sử dụng nên chủ dự án không thải bỏ mà cho các hộ dân lân cận trong khu vực để phục vụ làm thức ăn cho việc chăn nuôi heo

Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, Cơ sở sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng

định kì đến thu gom, vận chuyển và xử lý

 Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, quản lý theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, cụ thể:

Chất thải nguy hại phát sinh sẽ được nhân viên phụ trách thu gom, trực tiếp đem xuống lưu trữ tại kho chất thải nguy hại

Kho chất thải nguy hại có diện tích khoảng 4 m2

Tại khu vực kho chất thải nguy hại trang bị các thùng chứa có nắp đậy, dán nhãn, mã chất thải nguy hại, để thu gom và bảo quản từng loại chất thải rắn nguy hại

Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đúng quy định

 Bùn từ bể tự hoại

Bùn phát sinh tại HTXLNT trong khu vực dự án được hợp đồng với đơn vị có chức năng

xử lý và vận chuyển chuyên chở tới nơi xử lý theo đúng quy định Việc hút bùn định kỳ 6 tháng đến 1 năm

 Biện pháp xử lý bùn thải từ HTXLNT

của băng tải, nước sẽ được tách qua khe thoáng có màng lọc rất nhỏ từ 1 micron đến 120 micron, của phần băng tải và thoát ra ngoài Bùn sau khi qua máy ép có dạng mỏng, chắc và khô

(bên cạnh máy ép bùn)

định

Trang 38

4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:

 Phòng chống cháy nổ

- Xây dựng các công trình, vật kiến trúc phù hợp với yêu cầu của quy phạm thiết kế phòng cháy chữa cháy trong xây dựng

phát sinh cháy và nhanh chóng dập tắt đám cháy khi vừa xảy ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình

được ngay

- Thiết bị chữa cháy được trang bị cho công trình phải là loại dễ sử dụng, phù hợp với công trình và điều kiện khí hậu tại Việt Nam

đảm bảo an toàn PCCC Hàng hóa sản xuất ra nên được chuyển đi ngay hoặc để nơi cách ly, không lưu trữ tại nơi trực tiếp sản xuất Hàng hóa trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn về PCCC Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh công nghiệp

- Lắp đặt thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng; tách riêng biệt các hệ thống điện: Chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt Lắp đặt hệ thống chống rò điện phù hợp với từng loại cơ sở, có giải pháp chống tĩnh điện đối với dây chuyền sản xuất

nhà máy đi vào hoạt động

tra, đăng kiểm định kỳ

tia lửa điện

thời bố trí đầy đủ biển cảnh báo cháy nổ, biển báo cấm lửa, cấm người không phận sự ra vào

sàng

luyện cho toàn bộ cán bộ, công nhân về PCCC và phương án xử lý sự cố

 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động

Trang 39

- Biện pháp an toàn điện

Trong quá trình hoạt động, để hạn chế tác động do sự cố an toàn điện, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Có cán bộ chuyên ngành phụ trách về hệ thống điện trong Nhà máy để kịp thời phát hiện

ra sự cố và khắc phục

Lắp đặt các biển báo, biển cảnh báo điện tại các vị trí phù hợp

- Biện pháp an toàn lao động chung

Tuân thủ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 – Quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp:

Tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: bố trí tại nhà máy ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách

Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu theo quy định (Thông tư số 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động)

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh bụi phổi nghề nghiệp cho người lao động

Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn

kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong hồ sơ máy của nhà chế tạo;

Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai nạn lao động trong quá trình

sử dụng máy móc thiết bị;

Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp;

Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với điều kiện an toàn:

Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển đảm bảo hợp lý và thuận tiện; Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo các điều kiện an toàn

- Nguyên tắc an toàn khi sử dụng đối với máy, thiết bị

+ Ngoài người phụ trách ra không ai được khởi động điều khiển máy;

+ Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng;

+ Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển;

+ Cần tắt công tắc nguồn khi bị mất điện;

+ Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;

+ Khi vận hành máy phải mặc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp (không mặc quần áo dài quá, không cuốn khăn quàng cổ, đeo găng tay,…);

+ Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;

Trang 40

+ Trên máy hỏng cần treo biển ghi ―Máy hỏng‖

Các vùng nguy hiểm của máy cần phải che chắn cẩn thận

Các bộ phận, chi tiết che chắn cần phải:

+ Cố định chắc vào máy;

+ Che chắn được phần chuyển động của máy;

+ Không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân;

+ Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy;

+ Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên;

+ Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp;

+ Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đầy đủ;

+ Đảm bảo hệ thống điện an toàn;

+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy

Ngoài ra, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp an toàn lao động sau:

+ Định kỳ đào tạo và hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ, công nhân biết về an toàn lao động trong Nhà máy, đào tạo nội quy an toàn trong sản xuất và vận hành thiết bị

+ Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ và phù hợp với công việc

+ Thực hiện kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân làm việc

+ Khống chế tiếng ồn đạt tiêu chuẩn để tránh các bệnh nghề nghiệp do quá trình sản xuất gây ra

+ Lắp đặt, bố trí các biển báo an toàn lao động tại một số vị trí thích hợp trong nhà xưởng + Có quy trình, bảng hướng dẫn vận hành, khắc phục một số sự cố chính ở tất cả các máy móc, thiết bị sản xuất

 Đối với sự cố về môi trường

- Sự cố khu vực chứa chất thải

Kho chứa chất thải được bố trí tại khu vực riêng biệt Xung quanh kho chứa chất thải nguy hại có rãnh để thu gom chất thải lỏng trường hợp xảy ra sự cố nếu thiết bị chứa chất thải

đổ vỡ, chất thải sẽ không tràn lan ra ngoài hoặc lẫn vào nước mưa mà sẽ được thu gom theo rãnh xung quanh kho

- Sự cố đối với bể tự hoại

Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể tự hoại, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, tránh các

sự cố có thể xảy ra như:

+ Tắc nghẽn bồn cầu hoặc tắc đường ống dẫn phân, nước tiểu không tiêu thoát được thì phải thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát phân và nước tiểu

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN