1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (6)
    • 1. Tên chủ cơ sở (6)
    • 2. Tên cơ sở (6)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (7)
      • 3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (7)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (7)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (12)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (12)
      • 4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, phế liệu và hóa chất sử dụng (12)
      • 4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở (15)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (17)
      • 5.1. Vị trí địa lý (17)
      • 5.2. Hạng mục công trình của cơ sở (18)
  • Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (25)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (25)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (25)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (26)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (26)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (26)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (26)
      • 1.3. Xử lý nước thải (27)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (31)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (35)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (36)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (36)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (38)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) (42)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (42)
    • 9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này) (42)
    • 10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (42)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (43)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (43)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (44)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (45)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn (45)
      • 4.1. Chất thải nguy hại (45)
      • 4.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường (46)
      • 4.3. Chất thải rắn sinh hoạt (47)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (49)
    • 2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải (50)
  • Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (49)
  • Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (53)
  • Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (0)

Nội dung

Công nghệ sản xuất của cơ sở: Trang 8 Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hoạt động lắp pin năng lượng mặt trời * Thuyết minh quy trình sản xuất: Tại cơ sở, hoạt động lắp pin năng lượng mặt trời

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long

- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 14, ấp Chợ, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Gabor Fluit

- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số 3701091716 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp lần đầu ngày 30/10/2014 và đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 22/08/2016

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án: 3204675757, chứng nhận lần đầu ngày 30/10/2014, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 09/05/2018

- Công văn số 3566/UBND-KTN ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản của Công ty TNHH De Hues.

Tên cơ sở

- Tên của cơ sở: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm - Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long

- Địa điểm cơ sở: Tổ 14, ấp Chợ, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

- Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 26/07/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư nâng quy mô Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm - Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long”

- Giấy xác nhận số 279/GXN-STNMT ngày 25/01/2019 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án “Đầu tư nâng quy mô Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm - Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long”

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 105.000.000.000 đồng (Một trăm lẻ năm tỷ đồng)

+ Đối chiếu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 với nội dung trên: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm - Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long

+ Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Cơ sở có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại mục III phần B phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, tổng mức đầu tư từ 60 đến dưới 1.000 tỷ đồng Cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

- Công suất sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm: 360.000 tấn sản phẩm/năm

- Công suất lắp đặt pin năng lượng mái nhà: 396,27 kWp

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

* Quy trình sản xuất điện năng lượng mặt trời của cơ sở

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình hoạt động lắp pin năng lượng mặt trời

* Thuyết minh quy trình sản xuất:

Tại cơ sở, hoạt động lắp pin năng lượng mặt trời được lắp ở Kho thành phẩm 1 và Kho nguyên liệu của nhà máy

Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện một chiều (DC) Dòng điện DC đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) thông qua bộ inverter, được lắp đặt và đấu nối vào các máy biến áp (MBA) Điện năng từ các tấm pin sau khi qua bộ biến tần Inverter sẽ có điện áp 230V cho mỗi pha, để hòa vào lưới điện

Lượng điện năng sản sinh từ cơ sở sẽ được hòa vào lưới điện 22kV Mang Thít Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng đấu nối và bán điện lại cho đơn vị chủ quản tuyến 22kV Mang Thít là Tổng Công ty điện lực Miền Nam –Công ty điện lực Vĩnh Long – Điện lực Mang Thít

Tấm pin PV Ánh sáng mặt trời

Dòng điện xoay chiều (AC)

Trạm biến áp Đấu nối vào lưới điện 22kV

Mang Thít Dầu máy biến áp Điện trường Điện trường Điện trường

Chất thải nguy hại Điện trường Chất thải nguy hại

Máy móc, thiết bị vận hành trong nhà máy được cung cấp nguồn điện chính là từ lưới điện quốc gia 22kV tại khu vực cơ sở Khi hệ thống sản sinh điện mặt trời thì các máy móc, thiết bị này sẽ sử dụng nguồn điện thứ cấp là điện mặt trời Đối với các ngày mưa bão hoặc nguồn điện mặt trời quá ít thì chuyển qua nguồn cung cấp điện chính

Cơ sở sử dụng công nghệ lắp cố định các tấm pin PV theo một hướng nhất định: Đây là cấu hình lắp đặt đơn giản nhất, hiệu quả sử dụng đất thấp nhất, hệ thống đơn giản nhất và được lắp đặt phổ biến nhất cho hệ thống nhà máy điện mặt trời PV Các tấm PV sẽ được lắp đặt cố định sao cho hướng của các tấm PV nhận được năng lượng bức xạ mặt trời nhiều nhất Cơ sở điện mặt trời là một cơ sở có ưu điểm nổi bật là sử dụng năng lượng sạch để sản xuất điện năng, không phát thải khí nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường

Trong quá trình vận hành của hệ thống điện mặt trời, chất thải phát sinh tại cơ sở gồm: chất thải nguy hại (dầu máy biến áp, tấm pin PV thay thế hoặc hư hỏng, ) Ngoài ra, quá trình vận hành hệ thống điện mặt trời còn phát sinh điện trường khu vực máy biến áp, đường dây tải điện,

Hệ thống pin mặt trời biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều để đấu nối vào hệ thống Inverter là một thiết bị điện tử công suất, có chức năng chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC) nhờ các linh kiện bán dẫn đóng cắt với tần số cao (FET, MOSFET, IGBT,…)

Các inverter mới ngày nay có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau: kết nối lưới trực tiếp, giám sát hoạt động của mảng pin mặt trời để thu được công suất tối đa nhờ thuật toán dò tìm công suất cực đại (MPPT), cung cấp các thiết bị đóng cắt và cách ly hệ thống với các chức năng bảo vệ phù hợp với nhiều chế độ vận hành của hệ thống điện Định kỳ, Chủ cơ sở sẽ thực hiện vệ sinh hoặc thuê đơn vị vệ sinh bề mặt các tấm pin PV (6 tháng 1 lần) Phương pháp làm sạch các tấm pin: sử dụng thiết bị chuyên dụng để làm sạch bề mặt các tấm pin

Trong quá trình vận hành của cơ sở về sản xuất điện mặt trời, chất thải phát sinh tại chủ yếu gồm: chất thải rắn thông thường (thiết bị chuyên dùng để vệ sinh các tấm pin thải bỏ- không nhiễm thành phần nguy hại), chất thải nguy hại (dầu máy biến áp, tấm pin PV thay thế hoặc hư hỏng, ) Ngoài ra, quá trình sản xuất điện mặt trời còn phát sinh điện trường khu vực máy biến áp, đường dây tải điện,

* Quy trình sản xuất thức ăn của cơ sở

Cơ sở có 04 dây chuyền sản xuất thức ăn, có công suất giống nhau (20 tấn sản phẩm/giờ/dây chuyền) Các dây chuyền này hoạt động đồng thời hoặc luân phiên tùy theo nhu cầu thị trường, thiết bị chính được nhập từ Hà Lan, Mỹ và Pháp Quy trình hoạt động như sau:

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất thức ăn của cơ sở

* Thuyết minh quy trình công nghệ

Bụi, ồn Bụi, mùi hôi

Bụi, mùi hôi, tiếng ồn, rung Bụi, mùi hôi, tiếng ồn, rung

Thành phẩm bột Đóng gói/bao Bụi, mùi hôi, chất thải rắn

Bụi, khí thải, ồn, chất thải rắn

T hà nh ph ẩm không đạ t, b ột

- Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được nhập vào kho hoặc si lô bằng đường bộ hoặc đường thủy sau khi đã được kiểm tra chất lượng bởi bộ phận kiểm mẫu và lưu mẫu kiểm tra chất lượng đầu vào

- Nghiền: Sau khi cân soạn nguyên liệu cho một loại sản phẩm xong, nguyên liệu được đưa vào máy nghiền (Sử dụng máy nghiền búa được điều khiển tự động, nghiền các loại nguyên liệu theo yêu cầu từng loại sản phẩm) và tuỳ theo chủng loại sản phẩm mà phải gắn lưới nghiền cho phù hợp

Các nguyên liệu đã đạt độ mịn yêu cầu sẽ được cân riêng theo công thức đã định trước khi đưa vào bồn chứa

- Trộn: Các nguyên liệu từ bồn chứa được xả vào bồn trộn Premix

(khoáng đa, vi lượng) cũng được đưa vào bồn trộn theo tỷ lệ nhất định Các nguyên liệu và Premix trong bồn trộn được trộn đều trong thời gian từ 2 – 5 phút cho một mẻ trộn

+ Đối với sản phẩm dạng bột, sau khi trộn xong sẽ được chuyển vào bồn chứa thành phẩm (bột) và ra bao, đóng gói thành phẩm theo quy cách

+ Đối với sản phẩm dạng viên, sau khi trộn xong sẽ được hệ thống chuyển đưa vào bồn chứa trên máy ép viên

- Ép viên: Tùy theo chủng loại sản phẩm để sử dụng khuôn ép (gồm các loại khuôn như: 2,5 mm, 3,2 mm và 4,0 mm) Lượng sản phẩm đi vào hệ thống bằng vít cấp liệu, sau đó qua máy trộn nhão và được bổ sung hơi nước, dầu cá; tại đây hỗn hợp sẽ được trộn đều, đạt độ chín cho nguyên liệu và độ ẩm phù hợp, trước khi được ép thành viên theo các kích cỡ khuôn ép trước

- Làm nguội: Sau khi ép viên xong, viên thành phẩm vẫn còn nóng và có độ ẩm cao nên được đưa vào máy làm nguội để làm khô và làm nguội theo phương pháp đối lưu không khí

- Sàng: Sau khi qua thiết bị làm nguội, thành phẩm được hệ thống chuyển tải lên máy sàng để loại những viên thành phẩm không đạt hoặc những bột còn lại hồi chuyển về công đoạn ép viên, tái sử dụng Thành phẩm đạt yêu cầu được hệ thống chuyển vào bồn chứa thành phẩm (viên)

- Ra bao đóng gói thành phẩm: Thành phẩm trong bồn chứa được đóng bao tùy theo yêu cầu của khách hàng và được lưu mẫu theo quy định

- Bụi cám phát sinh từ giai đoạn đóng bao được thu gom và tái chế lại cụ thể được đưa tuần hoàn lại từ giai đoạn trộn

3.3 Sản phẩm của cơ sở:

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, phế liệu và hóa chất sử dụng a Nguyên liệu

* Nguyên liệu sản xuất điện năng lượng mặt trời

Cơ sở sử dụng 1.071 tấm pin PV Canadian 370Wp làm từ tinh thể silic để hấp thu bức xạ từ năng lượng mặt trời để sản xuất điện Tuổi thọ một tấm pin mặt trời tại cơ sở có chất lượng tốt phù hợp với tiêu chuẩn IEC được thiết kế với vòng đời cơ sở trong 25 năm Khi hoạt động hơn 25 năm, hiệu suất của tấm pin sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng, điều này đã được chứng minh với tấm pin mặt trời loại tinh thể

* Nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm của cơ sở như sau:

Bảng 1-1: Nhu cầu nguyên, vật liệu đầu vào của cơ sở

STT Tên nguyên, vật liệu ĐVT Số lượng

Nhóm ngũ cốc, nhóm cung cấp năng lượng (hao hụt: 0,01%)

Lúa (lúa mì, lúa mạch)

Cám (cám mì, cám gạo)

Nhóm cung cấp đạm (hao hụt: 0,02%)

Nhóm cung cấp chất béo (không có hao hụt)

Nhóm khoáng đa, vi lượng (hao hụt: 0,02%)

Nhóm hoá chất, kháng sinh (hao hụt: 0,02%)

STT Tên nguyên, vật liệu ĐVT Số lượng

Nguồn: Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long, năm 2022 b Nhu cầu về nhiên liệu:

- Nhiên liệu quá trình lắp pin năng lượng mặt trời: Trong quá trình hoạt động của máy biến áp có sử dụng dầu không chứa polychlobiphenyl (PCB) để cách điện, tản nhiệt Trung bình, dầu máy biến thế sẽ được thay thế sau 5 năm sử dụng Lượng dầu thay thế sử dụng cho máy biến áp tại dựcơ sở khoảng

150 lít/lần thay thế (khoảng 150kg/lần thay thế)

- Nhiên liệu quá trình sản xuất thức ăm gia súc, gia cầm:

Cơ sở sử dụng dầu DO cho xe xúc, xe nâng và máy phát điện dự phòng; sử dụng trấu rời cho lò hơi

Dựa vào số liệu thống kê trong thời gian hoạt động đã qua của cơ sở cho thấy, khối lượng nhiên liệu sử dụng cho xe xúc, xe nâng và lò hơi như sau:

Bảng 1-2: Nhu cầu nguyên, vật liệu đầu vào của cơ sở

STT Tên nhiên liệu ĐVT Khối lượng

Máy phát điện Tấn/năm 1

2 Trấu rời (đốt lò hơi) Tấn/năm 3.800

Nguồn: Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long, năm 2022 c Nhu cầu về phế liệu:

Cơ cở không sử dụng phế liệu d Nhu cầu về hóa chất sử dụng:

Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở: hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm và hóa chất xử lý nước thải như sau

Bảng 1-3: Nhu cầu sử dụng hóa chất

STT Tên nguyên, nhiên liệu Số lượng

I Hóa chất phòng thí nghiệm

1 Dietyl ete (C2H50C2H5), Dimetyl ete (CH3OCH3) 50 kg/năm

2 Acetone (CH3OCH3) 30 lít/năm

II Hóa chất xử lý nước thải

Nguồn: Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long, năm 2022

4.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở a Nhu cầu sử dụng điện

Cơ sở trang bị 02 trạm biến thế, công suất khoảng 4.000 KVA (2.000 KVA/trạm) Dựa vào số liệu thống kê trong thời gian hoạt động đã qua của cơ sở cho thấy nhu cầu sử dụng điện bình quân khoảng 320.000 KWh/tháng Cơ sở sử dụng điện từ điện lưới quốc gia và điện sản xuất từ hệ thống điện năng lượng mặt trời để phục vụ sản xuất và sinh hoạt b Nhu cầu sử dụng nước

Cơ sở sử dụng nước máy cấp cho sinh hoạt và sản xuất; sử dụng nước mặt sông Cổ Chiên cấp cho các hoạt động khác của cơ sở Nước sông sau khai thác được xử lý qua lắng, lọc, khử trùng trước khi sử dụng cho sản xuất; các mục đích sử dụng khác (như tưới cây, rửa đường, ) được sử dụng trực tiếp, không qua xử lý

Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở như sau:

Bảng 1-4: Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

STT Đối tượng sử dụng nước Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước

Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày đêm)

1 Sinh hoạt của nhân viên trực tiếp sản xuất 150 người 45 lít/người/ca 6,75

2 Hoạt động tăng ca 20% (30 người) 45 lít/người/ca 1,35

3 Sinh hoạt của nhân viên văn phòng, bảo vệ,… 20 người 25 lít/người/ca 0,50

Sinh hoạt của các thuyền viên trên tàu (khách hàng đến lấy thành phẩm hoặc giao nguyên liệu)

5 Nước cấp nhà ăn (200 suất ăn/ngày có tăng ca) 200 27 lít/suất ăn 5,4

6 Nước cấp cho lò hơi Hàng ngày - 70

7 Nước cấp cho phòng thí nghiệm Hàng ngày - 0,30

Nước cấp cho hệ thống xử lý nước thải (pha hoá chất khử trùng)

9 Nước cấp cho hoạt động giặt bảo hộ lao động Hàng ngày - 1,8

II Nước mặt sông Cổ

1 Nước cấp bổ sung cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi Hàng ngày - 5

2 Nước cấp tưới cây 12.875,9 m 2 3 lít/m 2 /ngày 38,63

3 Nước cấp tưới sân, đường nội bộ (rửa đường) 17.555,1 m 2 0,5 lít/m 2 /ngày 8,78

4 Nước cấp PCCC 2 đám cháy đồng thời

15 lít/giây, mỗi đám cháy

Tổng cộng: Nếu không tính lượng nước cấp cho hoạt động tưới cây, rửa đường và PCCC thì khối lượng nước sử dụng khoảng 91,68 m 3 /ngày (trong đó, nước máy khoảng 86,68 m 3 /ngày và nước mặt sông Cổ Chiên khoảng 05 m 3 /ngày)

(Nguồn: TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế, QCXDVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng và số liệu thống kê của cơ sở trong thời gian hoạt động đã qua).

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

Cơ sở được tọa lạc tại: tổ 14, ấp Chợ, xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long có tổng diện tích là 46.965 m 2 Tọa độ địa lý của khu đất của cơ sở được thể hiện như sau:

Bảng 1-5: Tọa độ địa lý các điểm góc của cơ sở Điểm góc Tọa độ địa lý Điểm góc

Vị trí giáp ranh của khu đất như sau:

+ Phía Đông giáp: Vườn dân, đường đất và nhà dân

+ Phía Tây giáp: Vườn dân, chùa Phước Long và văn phòng, khu xưởng sản xuất gạch của DNTN Thiên Kim

+ Phía Nam giáp: Vườn dân, nhà dân (nhà dân cặp ranh) và Đường tỉnh

+ Phía Bắc giáp: Sông Cổ Chiên

(Đính kèm Sơ đồ mặt bằng cơ sở phần phụ lục)

* Đối tượng tự nhiên – kinh tế xã hội xung quanh

+ Các đối tượng tự nhiên:

- Đường bộ: khu vực cơ sở được tiếp cận bằng đường tỉnh 902 theo hướng Nam

- Đường thủy: phía Bắc giáp với Sông Cổ Chiên

+ Các đối tượng kinh tế - xã hội:

- Chùa Phước Long cặp ranh cơ sở; cơ sở cách Đình Hoà Mỹ khoảng 120m theo hướng Tây Bắc

- Cách Bưu điện văn hoá xã Mỹ An khoảng 25m theo hướng Đông Nam

- Cách trụ sở UBND xã (trụ sở mới) khoảng 350m, cách chợ Mỹ An khoảng 500m theo hướng Tây Nam

- Cách nhà máy nước ấp Chợ khoảng 400m theo hướng Tây

- Ở khu vực cơ sở, ngoại trừ hướng Bắc giáp sông, các hướng còn lại dân cư tập trung đông Nhà dân gần nhất cặp ranh cơ sở theo hướng Đông Bắc và hướng Nam, Tây Nam

5.2 Hạng mục công trình của cơ sở

* Các hạng mục công trình của cơ sở:

Diện tích khu đất thực hiện cơ sở là 46.965 m 2 với các hạng mục sau

Bảng 1-6: Hạng mục công trình của cơ sở

TT Hạng mục công trình Số lượng

I Các hạng mục công trình chính - 10.146 - 21,6

1 Khu văn phòng, căn tin, phòng thí nghiệm

5 Khu vực si lô chứa nguyên liệu 1 khu 1.158 - 2,47

6 Khu si lô chứa trấu 1 khu 76 - 0,16

7 Phòng kỹ thuật và điều khiển 1 khu 96 3 0,20

TT Hạng mục công trình Số lượng

10 Khu đặt bồn dầu cá 1 khu 94 - 0,20

11 Nhà phụ trợ (Xưởng bảo trì) 1 khu 290 1 0,62

II Các hạng mục công trình phụ trợ

2 Trạm cân và khử trùng 1 khu 139 - 0,29

3 Nhà nghỉ tài xế xe tải 1 khu 72 1 0,15

6 Bãi đậu xe tải 1 khu 2.000 - 4,26

8 Khu bể chứa nước ngầm và nhà bơm

11 Trạm điện, máy phát điện 1 khu - - -

III Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 13.021,9 27,73

1 Kho chất thải rắn thông thường

Kho phế liệu (bao bì, sắt

2 Khu vực tập kết tro - 25 1 0,05

4 Trạm xử lý nước thải tập trung 1 khu 40 - 0,09

5 Hệ thống thoát nước thải 160 m

6 Hệ thống thoát nước mưa 520 m

TT Hạng mục công trình Số lượng

Nguồn: Chi nhánh 2 Công ty TNHH De Heus tại Vĩnh Long, năm 2022

+ Khu văn phòng, căn tin, phòng thí nghiệm: Được xây dựng với diện tích khoảng 866 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền gạch men Trong đó:

+ Căn tin: Chủ cơ sở bố trí 1 căn tin, để chế biến và cung cấp thức ăn giữa ca cho nhân viên Căn tin của cơ sở có sức chứa tối đa khoảng 100 người trong cùng thời điểm Bếp chế biến thức ăn cũng được bố trí chung trong căn tin

+ Phòng thí nghiệm: cơ sở trang bị 1 phòng thí nghiệm với các dụng cụ dùng test nhanh các chỉ tiêu như độ ẩm, chỉ số axit, chỉ số peroxid, hàm lượng nước, và kiểm tra vi sinh (như E coli, Salmonella) trong nguyên liệu và thành phẩm

+ Tháp sản xuất, kho nguyên liệu, kho thành phẩm: Được xây dựng với diện tích khoảng 7.031 m 2 Kết cấu: Móng, cột, khung bê tông cốt thép và thép tiền chế, mái tôn, vách tường lửng và tôn, nền xi măng

+ Khu si lô chứa nguyên liệu, chứa trấu, khu bồn chứa dầu cá: Được xây dựng với diện tích khoảng 1.328 m 2 Các khu này có móng được gia có bằng cọc bê tông cốt thép, nền bê tông cốt thép Các si lô và bồn chứa dầu được hàn bằng thép Tổng cộng có 6 si lô chứa nguyên liệu ngũ cốc (như lúa mạch, ngô, lúa mì, sắn, tấm gạo, cám gạo); 2 si lô chứa trấu rời và 6 bồn chứa dầu cá

+ Phòng kỹ thuật và điều khiển: Được xây dựng với diện tích khoảng 96 m 2 ; xây 3 tầng Kết cấu: móng, cột, khung, sàn bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền gạch men

+ Nhà nhập liệu: Được xây dựng với diện tích khoảng 223 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền xi măng Nhà nhập liệu được sử dụng để kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào trước nhập kho hoặc si lô; khu nạp liệu của các si lô chứa nguyên liệu cũng được bố trí trong nhà nhập liệu

+ Nhà lò hơi: Được xây dựng với diện tích khoảng 312 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung, sàn bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền xi măng Cơ sở bố trí 1 lò hơi trong nhà lò hơi

+ Nhà phụ trợ (Xưởng bảo trì): Được xây dựng với diện tích khoảng 290 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền xi măng

- Kho thành phẩm: Được xây dựng với diện tích khoảng 2.250 m 2 Kết cấu: Móng, cột, khung bê tông cốt thép và thép tiền chế, mái tôn, vách tường lửng và tôn, nền xi măng

- Nhà nhập liệu: diện tích 550 m 2 Kết cấu: Móng, cột, khung bê tông cốt thép và thép tiền chế, mái tôn, nền xi măng

+ Sân, đường nội bộ, bãi đổ xe tải: Có kết cấu bằng bê tông cốt thép và bê tông nhựa để đảm bảo vệ sinh và mỹ quan

+ Trạm cân và khử trùng: Nhà máy bố trí 1 trạm cân, gần cổng chính của cơ sở để kiểm tra tải trọng của xe ra, vào cơ sở; đồng thời cũng để kiểm tra khối lượng nguyên, vật liệu và sản phẩm trên xe trước khi nhập vào cơ sở hay trước khi xuất khỏi cơ sở Gần trạm cân có bố trí 1 hố vôi dùng khử trùng các bánh xe tải trước khi ra, vào cơ sở

+ Kho chứa CTNH: Được xây dựng để lưu trữ toàn bộ CTNH phát sinh từ cơ sở Kho chứa CTNH được xây dựng với vách tường và tôn, nền xi măng, mái tôn và có cửa kín Công trình này có diện tích khoảng 13 m 2

+ Kho chất thải rắn thông thường: Được xây dựng với diện tích khoảng

75 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền xi măng Trong kho này bố trí: chứa bao bì phế, sắt phế,…

+ Khu vực tập kết tro: Được xây dựng với diện tích khoảng 25 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền xi măng

+ Nhà vệ sinh: Nhà máy bố trí 4 khu nhà vệ sinh ở văn phòng, căn tin, xưởng bảo trì, nhà nghỉ tài xế xe tải và bố trí riêng 1 khu nhà vệ sinh phục vụ công nhân sản xuất Tổng cộng cơ sở xây dựng 4 hầm tự hoại 3 ngăn Các hầm tự hoại này có thể tích tổng cộng khoảng 30 m 3

+ Nhà nghỉ tài xế xe tải: Được xây dựng với diện tích khoảng 72 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, vách tường, nền xi măng

+ Nhà xe máy, nhà xe ô tô: Được xây dựng với diện tích khoảng 367 m 2 Kết cấu: cột, khung bằng thép tiền chế, mái tôn, nền xi măng

+ Nhà bảo vệ: Nhà máy bố trí 3 nhà bảo vệ để bảo đảm an ninh và giữ gìn tài sản công ty; các nhà bảo vệ được xây dựng với diện tích khoảng 18 m 2 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép hoặc thép tiền chế, mái tôn, vách tường/tôn, nền gạch men

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

- Về sự phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội: cơ sở hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mang Thít đến năm 2020 theo Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 29/04/2014 của UBND tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1824/QĐ-TTg ngày 25/12/2018 của Thủ tướng chính phủ

- Về sự phù hợp với kế hoạch sử dụng đất: Cơ sở hoàn toàn phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Mang Thít theo quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 12/02/2019.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Các chất thải phát sinh tại cơ sở đều được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra môi trường Cơ sở thực hiện đầy đủ các giải pháp quản lý chất thải theo đúng quy định Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

- Để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn của cơ sở sẽ tách riêng hệ thống thoát nước mưa với nước thải Theo hệ thống thoát nước mưa có các hố gas để nước mưa lắng cặn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Hình 3.1: Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn tại cơ sở

- Vào đầu mùa mưa chủ cơ sở phân công nhân viên thu gom bùn lắng đọng trong hố ga bón cho cây trồng trong khuôn viên

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của công nhân viên cơ sở và các thuyền viên trên tàu có tổng tải lượng khoảng 7,18 m 3 /ngày đêm (80% lượng nước cấp), được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại, chủ cơ sở xây dựng 4 bể tự hoại 3 ngăn, với tổng thể tích các bể tự hoại là 30 m 3 đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ cơ sở, nước thải sau hầm tự hoại được được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở

- Nước thải từ nhà ăn: khoảng 4,32 m 3 /ngày (80% lượng nước cấp), theo đường ống thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy

+ Nước thải sản xuất phát sinh từ phòng thí nghiệm khoảng 0,3 m 3 /ngày đêm được thu gom dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý

+ Nước xả đáy lò hơi: từ hoạt động xả đáy lò hơi, theo thực tế tại cơ sở khoảng 0,2m 3 /lần/ngày

- Nước thải phát sinh từ hoạt động giặt đồ bảo hộ lao động (đồng phục) cho công nhân: khoảng 1,8 m 3 /ngày đêm được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý

Nước mưa chảy tràn Hố ga Nguồn tiếp nhận

Tổng lượng nước thải phát sinh tại nhà máy khoảng 13,8 m 3 /ngày.đêm, được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở

- Lượng nước thải thải sinh hoạt cần xử lý của cơ sở được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn Bể xử lý được chia làm 3 ngăn với các chức năng xử lý như sau:

Hình 3.2: Sơ đồ cấu bể tự hoại 03 ngăn Chú thích:

A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất); 4 - Nắp để hút cặn;

B: Ngăn lắng (ngăn lắng (ngăn thứ hai); 5 - Đan bê tông cốt thép nắp bể;

C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba); 6 - Lỗ thông hơi;

D: Ngăn định lượng với xi phông tự động; 7 - Vật liệu lọc;

1 - Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 8 - Đan rút nước;

* Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 3 ngăn:

Bể xử lý được chia làm 03 ngăn với các chức năng xử lý như sau:

- Ngăn 1: Có vai trò là ngăn chứa và lắng các chất ô nhiễm, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải để giúp các ngăn phía sau đảm bảo hiệu suất xử lý Mặt khác dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí trong bể các chất ô nhiễm cũng được phân giải

- Ngăn 2&3: Là các ngăn hướng dòng; khi nước thải vào các ngăn này sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên trên và tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí hình thành trong lớp bùn ở đáy bể nên các chất bẩn được các vi sinh vật này hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Ở ngăn 3 có thêm vật liệu lọc, có chức năng ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước thải và xử lý các chất ô nhiễm nhờ các vi sinh vật kỵ khí phát triển trên bề mặt của lớp vật liệu lọc

- Trạm xử lý nước thải tập trung được cơ sở xây dựng để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại cơ sở Nước thải phát sinh từ cơ sở thì tổng lượng nước thải phát sinh khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung là 13,8 m 3 Trạm xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng tại cơ sở có công suất xử lý 20 m 3 /ngày, đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại cơ sở

Quy trình xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung như sau:

Hình 3.3: Quy trình xử lý nước thải của cơ sở

Nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại 3 ngăn, nước từ căn tin, bếp ăn và nước thải từ thí nghiệm, nước xả đáy lò hơi, nước thải phát sinh từ hoạt động giặt đồ bảo hộ lao động

Song chắn rác (lược rác thô)

Bể giá thể di động (MBBR) (V = 12 m 3 )

Bể xử lý sinh học hiếu khí

Bể màng MBR (V = 6,2 m 3 ) Không khí

Nư ớc tu ần hoàn

Sông Cổ Chiên (đạt cột A, QCVN

Bể điều hòa (V = 15 m 3 ) Không khí

Clorine Đầu tiên nước thải sinh hoạt sau hầm tự hoại 3 ngăn, nước từ căn tin, bếp ăn và nước thải từ hoạt động thí nghiệm, nước xả đáy lò hơi, nước thải phát sinh từ hoạt động giặt đồ bảo hộ lao động được tách rác bởi song chắn rác trước khi vào bể thu gom

Tại bể thu gom, nước thải được bơm tự động lên bể điều hòa, cấp khí vào bể Hoá chất điều chỉnh pH là NaOH cũng được châm định lượng vào bể điều hòa nhằm điều chỉnh pH nước thải nằm trong khoảng cho phép (7 – 7,5) cho vi sinh vật phát triển tốt và tăng độ kiềm trong nước thải nhằm tăng hiệu quả quá trình xử lý Amonia Ngoài ra, bể điều hòa còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Nước thải từ bể điều hòa được xả định lượng qua bể giá thể di động (bể MBBR) có thổi khí để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải bởi hệ vi sinh vật tùy nghi trong bể MBBR; sau đó, nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank, hệ vi sinh vật hiếu khí trong bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank sẽ tiếp tục xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải Bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank được sục khí để nuôi vi sinh hiếu khí qua máy nén khí Một phần nước thải cùng bùn hoạt tính phía sau bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank được bơm tuần hoàn ngược lại bể MBBR để tăng mật độ vi sinh cho bể này

Nước thải qua bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank được đưa sang bể lắng, để tách bùn; một phần bùn sau lắng tại bể này được bơm sang bể MBBR để đảm bảo mật độ vi sinh; phần bùn thừa được đưa sang bể chứa bùn, ổn định

- Nước thải sau khi qua Bể lắng được tự chảy qua Bể màng MBR có thổi khí Nước thải được lấy ra ngoài bằng bơm lọc hút nước trong màng MBR và cho vào bồn khử trùng Tại đây, bùn được tuần hoàn bằng cách rửa ngược về bể giá thể di động (MBBR)

- Bồn khử trùng có cấp khí, được châm dung dịch Clorine 2%, nước thải để loại bỏ thành phần vi sinh vật gây bệnh trước khi được dẫn thoát ra nguồn tiếp nhận (Sông Cổ Chiên) qua 01 điểm xả thải

Chủ cơ sở cam kết xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=1,2; Kf=1,2)) trước khi xả ra sông Cổ Chiên.

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

* Giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải:

- Hoạt động của máy phát điện dự phòng, xe xúc, xe nâng: Để giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng, xe xúc, xe nâng cơ sở sẽ định kỳ bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị này

- Hoạt động nhập, lưu trữ và tháo dỡ nguyên liệu:

+ Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên liệu:

Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên liệu trong kho chứa: Đối với kho chứa nguyên liệu: Nền kho chứa nguyên liệu được xây dựng cao ráo, được láng xi măng, có bố trí cửa mái trên mái kho chứa nguyên liệu để không khí trong kho lưu thông, hạn chế mùi hôi tích tụ Mái kho chứa nguyên liệu được lợp tôn để sử dụng lâu dài và chống dột nước khi mưa; kho có vách bằng tường và tôn kín tới mái để hạn chế mưa tạt, gió lùa Đối với nguyên liệu: Tất cả các nguyên liệu cung cấp đạm, cung cấp khoáng đa, vi lượng của cơ sở được lưu chứa trong bao bì kín bằng ni lông; trong suốt quá trình nhập liệu và lưu trữ nguyên liệu tại kho chứa, cơ sở sẽ phân công nhân viên theo dõi bao bì, kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu đầu vào để đưa vào sản xuất ngay những lô nguyên liệu có bao bì bị xì hở, kém an toàn hoặc có độ ẩm cao nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh khi lưu trữ

Trường hợp phát hiện bao bì chứa nguyên liệu hư hỏng sẽ lồng thêm bao ni lông bên ngoài và buột kín miệng bao để hạn chế nguyên liệu rơi vãi, phát sinh bụi và mùi hôi; nếu có nguyên liệu rơi vãi trong quá trình nhập hàng hay lưu trữ trong kho sẽ thu gom ngay tận dụng cho sản xuất, hạn chế bụi và mùi hôi phát sinh

 Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên liệu trong các si lô: Đối với si lô: Các si lô chứa nguyên liệu của cơ sở được hàn kín bằng thép nhằm hạn chế ẩm, thấp gây hư hỏng nguyên liệu, phòng chống côn trùng phá hoại và hạn chế phát tán bụi khi nhập liệu hay khi lưu trữ nguyên liệu Đối với nguyên liệu: Để nhập nguyên liệu vào si lô, cơ sở bố trí 1 khu nạp liệu (gồm cửa nạp liệu và hệ thống gàu tải) Khu nạp liệu được che chắn bằng mái tole, gàu tải được bao che kín; cơ sở sẽ trang bị 1 hệ thống túi vải để thu gom, xử lý bụi phát sinh tại cửa nạp liệu Khí thoát ra từ túi vải được xả vào nhà xưởng, bụi thu hồi từ túi vải được sử dụng cho sản xuất

Ngoài ra, cơ sở sẽ phân công nhân viên thu gom thật sạch nguyên liệu tại cửa nạp liệu để giảm thiểu bụi và mùi hôi

+ Hoạt động tháo dỡ nguyên liệu: Tại kho chứa và cửa nạp liệu của dây chuyền sản xuất: phân công nhân viên thường xuyên thu gom thật sạch nguyên liệu tại cửa nạp liệu của dây chuyền sản xuất cũng như nguyên liệu rơi vãi trong kho chứa để giảm thiểu bụi và mùi hôi

+ Nhà nhập liệu được xây dựng kín, bên trong có hố để đổ nguyên liệu trong quá trình nhập nguyên liệu xá, do đó, bụi phát sinh cục bộ tại vị trí đổ nguyên liệu, không ảnh hưởng ra môi trường xung quanh Nguyên liệu đóng bao đã được đóng bao kín nên bụi phát sinh không nhiều, chủ yếu trong nhà nhập liệu

- Hoạt động nhập, lưu trữ và tháo dỡ nhiên liệu: Cơ sở dùng bơm hút có ống dẫn kín để nhập trấu rời, trấu được lưu trữ trong si lô kín nên bụi phát sinh không đáng kể Cơ sở dùng vải bịt kín ống thoát khí của các si lô chứa trấu để hạn chế bụi phát tán ra môi trường

Trước khi bơm trấu cũng như trong suốt thời gian bơm trấu cơ sở phân công nhân viên kiểm tra, theo dõi máy bơm, đường ống nhập trấu, nếu phát hiện bị xì hở phát tán bụi sẽ ngưng nhập trấu để sửa chữa đến khi hoàn thiện, không còn xì hở mới tiếp tục nhập trấu để giảm bụi Ngoài ra, Công ty cũng trang bị thiết bị kiểm soát nhập trấu, đảm bảo trấu nhập vào si lô đến mức quy định, không bị đầy, tràn ra bên ngoài gây mất vệ sinh khu vực cơ sở và ảnh hưởng đến dân cư xung quanh

- Hoạt động của lò hơi: Hiện tại, Công ty đã đầu tư hoàn thiện 01 hệ thống xử lý khí thải lò hơi Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Hình 3.4: Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi của cơ sở

Khí thải sau khi ra khỏi lò hơi được thu gom dẫn vào bộ thu hồi nhiệt; tại đây, nước và gió làm cho nhiệt độ của dòng khói giảm xuống Dòng khói sau khi qua bộ thu hồi nhiệt sẽ được dẫn qua Cyclon lắng bụi để loại bỏ thành phần bụi có trong khí thải bằng phương pháp trọng lực Dòng khói đi theo chiều tiếp tuyến với thành Cyclon theo hình xoắn ốc và sau đó lắng tại đáy của Cyclon Bụi rơi lại đáy cyclon được thu gom vào bao chứa, xử lý cùng tro trấu phát sinh khi đốt nhiên liệu

Dòng khói sau đó được dẫn qua ống ventury, tiếp xúc với dung dịch kiềm phun vào ống ở dạng sương tại điểm thắt của ống ventury trước khi dẫn vào tháp lọc bụi ướt Trong ống ventury, dung dịch kiềm sẽ tiếp xúc và hấp thụ các chất khí độc hại như SOx, NOx, trong dòng khói thải

BỘ THU HỒI NHIỆT NƯỚC

Tháp lọc bụi ướt Ống khói

Hồ hoàn lưu (chứa dung dịch kiềm)

BỘ THU HỒI NHIỆT GIÓ

Nư ớc hoà n lư u Ống Ventury

Nước xả đáy lò hơi

Sau khi qua ống ventury, dòng khói được dẫn vào tháp lọc bụi ướt Tại cửa vào của tháp lọc bụi ướt được thiết kế hệ thống phun dung dịch kiềm để bao phủ toàn bộ lưu lượng dòng khói đi qua Nhằm cho các hạt bụi gặp nước (có pha dung dịch kiềm), kết hợp với nhau tạo thành một hợp thể có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của dòng khói Khi đó, bụi sẽ tách ra khỏi dòng khói rơi xuống đáy tháp theo lượng nước phun vào tạo thành hỗn hợp nước bùn và chảy vào bể lắng bùn Trong bể lắng bùn, bùn và nước chuyển động với tốc độ thấp - theo phương nằm ngang làm cho các hạt bụi lắng xuống đáy Để tăng hiệu suất lắng bụi bằng cách làm các vách ngăn trong hồ, có các cửa tràn đan chéo nhau Nhằm làm cho dòng chuyển động của nước bùn bị thay đổi một cách đột ngột, làm cho các hạt bụi va vào thành của các vách ngăn bị giảm động năng rồi lắng xuống đáy Hỗn hợp nước bùn sau khi được lắng bùn qua nhiều ngăn, đến ngăn cuối cùng bùn được tách khỏi nước; phần nước sạch bên trên được sử dụng tuần hoàn cho tháp lọc bụi ướt, không xả bỏ Bùn lắng trong hồ hoàn lưu được định kỳ (khoảng 2 –

3 ngày một lần) xả qua hồ chứa bùn để tiếp tục tách nước khỏi bùn Nước tách trong hồ chứa bùn được bơm ngược lại hồ hoàn lưu tái sử dụng xử lý khí thải, không xả bỏ Hàng ngày chủ cơ sở bổ sung nước sạch vào hồ hoàn lưu để bù lượng nước mất đi do bay hơi, Lượng nước bổ sung vào khoảng 5 m 3 /ngày

Bùn lắng trong hồ chứa bùn được định kỳ thu gom, xử lý cùng tro trấu phát sinh khi đốt nhiên liệu

Dòng khí sau tháp lọc bụi ướt sẽ qua tháp lọc bụi khô (tháp rổng) để bụi tiếp tục tách khỏi dòng khí trước khi theo ống khói cao 24m thoát ra môi trường Bụi rơi lại đáy tháp lọc bụi khô được định kỳ thu gom, xử lý cùng tro trấu phát sinh khi đốt nhiên liệu

- Hoạt động của dây chuyền sản xuất: Cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hoạt động tự động, dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu nạp liệu đến đóng bao và sử dụng động cơ điện để vận hành nên bụi và mùi hôi phát sinh không lớn, chủ yếu là bụi phát sinh từ thiết bị làm nguội Cơ sở trang bị túi vải tại cửa xả gió của thiết bị làm nguội để thu hồi bụi nguyên liệu tận dụng cho sản xuất Khí thoát ra từ túi vải được xả trong nhà xưởng

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Các biện pháp giảm thiểu được thực hiện như sau:

- Chất thải rắn sinh hoạt: đối với rác thải sinh hoạt của công nhân viên cơ sở và các thuyền viên trên tàu, chủ cơ sở trang bị sọt rác, thùng rác trong khuôn viên để nhân viên và khách liên hệ thu gom rác thải sinh hoạt Toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh được xử lý bằng cách thu gom vào sọt rác, thùng rác hợp đồng đơn vị thu gom rác địa phương định kỳ vận chuyển về bãi rác

Ngoài ra, cơ sở sẽ yêu cầu khách liên hệ không ném rác xuống sông Cổ Chiên

- Chất thải rắn sản xuất: Rác thải sản xuất thông thường phát sinh từ cơ sở được thu gom và xử lý như sau:

+ Bao bì được thu gom vào kho phế liệu lưu trữ; hợp đồng đơn vị có chức năng định kỳ thu gom, xử lý theo quy định

+ Tro: được thu gom vào bao ni lông lưu chứa, xuất bán hoặc đưa vào kho chứa tro lưu trữ; định kỳ bán cho đơn vị có chức năng hoặc người dân trồng cây Trong trường hợp không có đơn vị thu mua, Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải rắn để xử lý đúng quy định

+ Bùn lắng từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi: được thu gom vào bao ni lông bán cho đơn vị có chức năng hoặc người dân trồng cây hoặc giao lại cho đơn vị cung cấp trấu

+ Bùn lắng từ hệ thống thoát nước mưa được định kỳ nạo vét bón cho cây trồng trong khuôn viên cơ sở

+ Rác thải thu gom khi vệ sinh nhà xưởng được xử lý cùng rác sinh hoạt + Dụng cụ chuyên dùng vệ sinh các tấm pin bị hư hỏng.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Quản lý và xử lý CTNH: Chủ cơ sở đã lập thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH tại Sở Tài nguyên và Môi trường và được cấp sổ chủ nguồn thải mã số QLCTNH: 86.000196.T ngày 04/01/2019

Tại Nhà máy có bố trí kho lưu giữ CTNH an toàn, phân định, phân loại, dán nhãn, dán biển cảnh báo, thu gom và quản lý CTNH theo quy định, hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy CTNH Chủ cơ sở cập nhật khối lượng CTNH phát sinh và báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm Kho chứa CTNH được xây dựng với diện tích khoảng 13m 2 , vách tường, mái tôn, nền xi măng, có cửa kín

Chủ cơ sở tham gia vào Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

a Giảm thiểu tiếng ồn: Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn, cơ sở áp dụng giải pháp sau:

- Xây tường rào xung quanh ranh đất (tường cao khoảng 2m) để cách li cơ sở với khu vực lân cận và giảm thiểu tiếng ồn tác động qua các thửa đất lân cận

- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng và lắp đặt bô hãm thanh cho xe tải, xe nâng, máy phát điện để giảm cường độ ồn khi thiết bị hoạt động

- Yêu cầu khách hàng không được bấm còi tàu, xe khi neo, đậu làm việc tại cơ sở

- Phân xưởng lò hơi được xây dựng với vách tường kín tới mái để giảm thiểu tiếng ồn phát tán qua các công trình lân cận

- Máy phát điện dự phòng được bố trí trong thùng cách âm để giảm ồn

- Chủ cơ sở xây dựng âu tàu kín nên hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, nhất là khi xuất nhập hàng vào ban đêm

- Nhắc nhở công nhân không nói chuyện lớn tiếng khi xuất nhập hàng, nhất là vào ban đêm

- Chủ cơ sở sẽ ban hành và yêu cầu các phương tiện, công nhân thực hiện nội quy xuất nhập hàng tại âu tàu và khu vực cầu cảng b Giảm thiểu rung động: Để giảm thiểu tác động do rung động phát sinh từ cơ sở, áp dụng giải pháp sau:

- Gia cố chắc chắn nền móng lắp đặt chuyền sản xuất, lắp đặt máy phát điện dự phòng, lắp đệm cao su ở đế máy phát điện dự phòng, mô tơ vận hành chuyền sản xuất, mô tơ nhập liệu để giảm thiểu cường độ rung do các thiết bị này tạo ra

- Lắp đặt chuyền sản xuất cách nhà dân gần nhất khoảng 40m, bố trí máy phát điện dự phòng cách nhà dân gần nhất khoảng 30m còn giảm thiểu được tác động của rung động từ các thiết bị này đến các nhà dân lân cận

- Phân công nhân viên thường xuyên theo dõi tác động do rung động từ cơ sở gây ra cho các công trình lân cận để có hướng giải quyết kịp thời c Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt dư: Để giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt dư cơ sở quấn lớp cách nhiệt xung quanh ống dẫn hơi, sử dụng bông ROCKWOOL và thép mạ màu bao bọc bên ngoài lò hơi, Ngoài ra, cơ sở sẽ trang bị bảo hộ lao động như nón, khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, ủng cho công nhân làm việc ở khu vực lò hơi d Phòng chống sạt lở bờ sông Để phòng chống sạt lở bờ cơ sở xây dựng kè bê tông để gia cố Ngoài ra, vào đầu mùa lũ, chủ cơ sở phân công nhân viên thường xuyên theo dõi tình trạng bờ kè để sớm phát hiện hư hỏng, rạn nứt gia cố kịp thời

Thường xuyên theo dõi hoạt động của các phương tiện xuất nhập hàng tại cầu cảng để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời khi có hiện tượng rạn nứt, sụt lún. e Đảm bảo an ninh, trật tự Để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự khi cơ sở hoạt động thực hiện các giải pháp sau:

- Lập tổ bảo vệ chuyên nghiệp để kịp thời can thiệp khi có tranh chấp xảy ra

- Thường xuyên liên hệ chính quyền địa phương, lập đường dây nóng để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra

- Xử lý chất thải; đặc biệt là bụi và mùi hôi phát sinh từ cơ sở đạt chất lượng theo quy định, hướng dẫn khách hàng giữ gìn vệ sinh chung, không neo đậu phương tiện sai quy định, không văng ném rác thải xuống sông, nhằm hạn chế bức xúc trong dân, ảnh hưởng tình hình an ninh khu vực.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

a Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ, phòng chống sét

- Cơ sở trang bị đầy đủ các dụng cụ PCCC đúng theo qui định ở nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng Cụ thể như:

+ Trang bị tiêu lệnh, nội quy để tuyên truyền, hướng dẫn nhân viên cách đề phòng chống, ứng phó sự cố cháy, nổ

+ Trang bị số lượng bình chữa cháy đúng theo quy định

+ Trang bị hộp nước vách tường, hồ chứa nước PCCC, máy bơm nước PCCC đúng quy định

- Trong các kho chừa lối đi chính rộng tối thiểu 1,5 m để thuận tiện hoạt động PCCC

- Định kỳ vệ sinh nhà xưởng, kho chứa hàng

- Bố trí dây dẫn điện phù hợp công suất của thiết bị tiêu thụ điện; dây điện được đi trong ống nhựa, bảng điện được lắp đặt phù hợp tầm sử dụng Chủ cơ sở phân công nhân viên thường xuyên kiểm tra ổ cấm điện và thay mới khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng nhằm hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra

- Ngoài ra, cơ sở sẽ bố trí kim thu sét cho mái của các kho, xưởng bảo trì, văn phòng, các si lô, ống khói lò hơi và khu sản xuất để phòng, chống sét đánh. b Phòng ngừa ứng phó sự cố rò rỉ hóa chất Để tránh hiện tượng tràn đổ rò rỉ hóa chất, trong kho bảo quản phải sắp xếp các lô hóa chất ngay ngắn và theo từng khu vực riêng Không có hiện tượng xếp chồng lên nhau hoặc xếp cao quá chiều cao quy định có thể gây nghiêng đổ (phuy can khi xếp chồng không quá 2 lớp, chiều cao của các lô hàng không quá

2 m), lối đi giữa các lô hàng hóa tối thiểu là 1,5 m Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên trên tường để thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát Trong quá trình nhập kho, cần kiểm tra kỹ phuy can chứa đựng hóa chất để đảm bảo không có hiện tượng nứt vỡ thùng chứa, tránh hiện tượng rò rỉ tràn đổ Nếu phát hiện có hiện tượng nứt vỡ thì phải để riêng và xử lý trước khi cho nhập kho

Bảo quản hóa chất trong các thiết bị chuyên dụng, thùng chứa hóa chất phải đậy kín, đặt ở nơi khô ráo, thoát mát, tránh xa nguồn nhiệt và các chất oxy hóa mạnh

Khu vực chứa hóa chất, làm việc phải nghiêm cấm lửa và đặt bảng cấm hút thuốc, cấm mang vật có khả năng cháy vào kho Thực hiện thông gió tự nhiên, lắp đặt các trang thiết bị chống sét Đối với các nguyên liệu dễ cháy phải được bỏa quản nơi thoáng mát, có khoảng cách ly hợp lý để ngăn cháy lan khi có sự cố Kho lưu trữ nên niêm yết rõ và không có chướng ngại vật Định kỳ kiểm tra các dụng cụ chứa, lượng lưu trữ phải có giới hạn

Không sử dụng dụng cụ, thiết bị có khả năng gây ra tia lửa điện do ma sát hay va đập

* Biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất

- Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ: hủy bỏ tất cả các nguồn đánh lửa, thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý, thu hồi hóa chất tràn đổ vào thùng chứa chất thải hóa học kín

- Khi tràn đổ, rò rỉ lớn ở diện rộng: hủy bỏ tất cả các nguồn đánh lửa, thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất Thu hồi hóa chất tràn đổ và chứa trong thùng chứa chất thải hóa học kín Sử dụng giẻ lau lau sạch hóa chất tràn đổ c An toàn lao động Để đảm bảo an toàn lao động, cơ sở sử dụng các giải pháp sau:

- Hướng dẫn nhân viên am hiểu nguyên tắc phòng chống cháy nổ, cách sử dụng các thiết bị điện an toàn, đúng qui cách

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và yêu cầu công nhân sử dụng khi làm việc

- Trang bị tủ thuốc y tế và lắp đặt ở nơi dễ quan sát, dễ sử dụng để thuận tiện sử dụng khi cần

- Đóng phí bảo hiểm đúng quy định và khám sức khỏe định kỳ cho những công nhân làm việc thường xuyên tại cơ sở

- Lắp đặt nội quy hoạt động cho các kho, si lô, xưởng sản xuất, để yêu cầu nhân viên, khách hàng thực hiện d Sự cố trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng đối với các tấm pin mặt trời

- Định kỳ làm sạch các tấm pin mặt trời

- Đảm bảo yếu tố thoát nước khu vực lắp đặt pin mặt trời

- Định kỳ thực hiện bảo trí các thiết bị của nhà máy như (hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu, hệ thống phát điện, máy biến áp,…)

- Thường xuyên kiểm tra các tấm pin mặt trời và các đầu nối để kịp thời phát hiện khi có sự cố hư hỏng

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống khung đỡ các tấm pin

- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu e Phòng chống sự cố nồi hơi Để giảm thiểu tác động do sự cố nồi hơi, cơ sở sử dụng giải pháp sau:

- Sử dụng nước cấp cho nồi hơi theo đúng quy định của nhà sản xuất

- Sử dụng nồi hơi có các thông số kỹ thuật đúng quy định và có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn hơi và các đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất Định kỳ di tu, sửa chữa nồi hơi và hợp đồng đơn vị chuyên môn thẩm định chất lượng nồi hơi đúng quy định

- Sử dụng bông ROCKWOOL và thép mạ màu bao bọc bên ngoài, nhằm chống nhiệt từ thân lò và ống dẫn gây bỏng cho công nhân f Đảm bảo an toàn giao thông Để đảm bảo an toàn giao thông cơ sở áp dụng giải pháp sau:

* Đối với giao thông bộ:

- Phân công điều khiển phương tiện giao thông cho người có giấy phép hành nghề và trong người không có cồn Thiết lập nội quy ràng buộc nhân viên nghiêm túc chấp hành luật giao thông

- Yêu cầu khách hàng không đậu xe lấn chiếm lòng lề đường trong quá trình xuất nhập hàng tại có sở

- Yêu cầu khách hàng đăng kiểm phương tiện chuyên chở đúng quy định, không vận chuyển quá tải trọng cho phép, không dùng phương tiện chuyên chở quá hạn đăng ký, quá thời hạn

- Yêu cầu khách hàng cài chốt và khóa cẩn thận thùng xe để phòng chống rơi vãi khi phương tiện lưu thông

* Đối với giao thông thuỷ:

- Yêu cầu khách hàng, bên cung cấp nguyên liệu không neo đậu phương tiện thuỷ lấn chiếm luồng giao thông thuỷ

- Neo đậu phương tiện thuỷ ở bến sông cơ sở vào ban đêm phải đốt đèn hiệu

- Chủ cơ sở đã lập thủ tục bến thuỷ nội địa hoặc cảng thuỷ nội địa theo quy định

- Sắp xếp gọn băng tải nhập, xuất hàng ngay khi sử dụng g Phòng chống ngộ độc thực phẩm Để phòng chống ngộ độc do thức ăn ở căn tin cũng như đảm bảo thực hiện tốt công tác giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sử dụng giải pháp sau:

- Phân công toàn bộ nhân viên làm việc tại căn tin định kỳ dự tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên và không tiếp nhận nhân viên bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm làm việc tại căn tin

- Khu bếp được bố trí ngăn nắp, bố trí theo nguyên tắt 1 chiều; bếp được xây dựng cao ráo, được lát gạch để đảm bảo vệ sinh

- Trang bị tủ lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

Cơ sở không thuộc đối tượng thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nguồn số 01: Nước thải nhà ăn

+ Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt

+ Nguồn số 03: Nước thải sản xuất

+ Nguồn số 04: Nước thải hoạt động giặt đồ bảo hộ lao động (đồng phục) cho công nhân

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 20 m 3 /ngày đêm (24 giờ)

- Dòng nước thải: 1 dòng nước thải sau bể khử trùng

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Như bảng sau:

Bảng 4.1 Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm theo dòng nước thải

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Vị trí xả thải: ống thoát nước sau bể khử trùng

+ Phương thức xả thải: Tự chảy

+ Nguồn tiếp nhận nước thải: sông Cổ Chiên

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

+ Nguồn số 01: Khí thải lò hơi

- Lưu lượng xả khí thải tối đa: 8.310 m 3 /h

- Dòng khí thải: 1 điểm tại ống khói lò hơi sau hệ thống xử lý (tọa độ: X 1132625, Y = 562007)

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn các chất ô nhiễm theo dòng khí thải:

Bảng 4.2 Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm theo dòng khí thải

STT Các chất ô nhiễm Đơn vị Giới hạn cho phép theo

2 Hàm lượng bụi tổng mg/Nm 3 200

- Vị trí, phương thức xả khí thải:

+ Vị trí xả thải: Ống thoát khí thải từ ống khói lò hơi sau hệ thống xử lý + Phương thức xả thải: tự thoát

+ Nguồn tiếp nhận khí thải: môi trường không khí xung quanh

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

+ Từ hoạt động của các phương tiện giao thông

+ Từ hoạt động của may móc thiết bị sản xuất

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn

Bảng 4.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn

STT Tên thông số ô nhiễm Giá trị giới hạn, dBA (Theo QCVN

26:2010/BTNMT, khu vực thông thường)

Hoạt động của cơ sở không phát sinh độ rung

Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn

4.1.1 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên: khoảng 1.038 kg/năm

Bảng 4.4 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên

Khối lượng trung bình (kg/năm)

1 Bóng đèn quỳnh quang thải Rắn 10 16 01 06

2 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải Lỏng 500 17 02 03

3 Bao bì cứng thải bằng kim loại (thùng Rắn 100 18 01 02

Khối lượng trung bình (kg/năm)

Mã CTNH phuy chứa nhớt, dầu mỡ bôi trơn)

Giẻ lau thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (giẻ lau nhiễm dầu, nhớt thải,…)

5 Pin, ắc quy chì thải Rắn 3 19 06 01

6 Bao bì cứng thải bằng các vật liệu khác (chai thủy tinh đựng hóa chất) Rắn 60 18 01 04

Bao bì cứng thải bằng nhựa (chai nhựa đựng mực in, hóa chất tẩy rửa, thùng nhựa đựng hóa chất)

4.1.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

- Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa có nắp đậy, thể tích 200 lít/thùng

- Kho chứa chất thải nguy hại:

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: kết cấu chịu lực bê tông cốt thép, mái lợp tôn, vi kèo thép, nền bê tông

4.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

4.2.1 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh thường xuyên:

Bảng 4.5 Khối lượng, loại chất thải thông thường phát sinh thường xuyên tại cơ sở

STT Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường ĐVT Khối lượng

STT Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường ĐVT Khối lượng

3 Bùn lắng từ hệ thống thoát nước mưa Tấn/tháng 1

4 Cặn lắng trong thiết bị xử lý khí thải lò hơi

5 Cặn lắng từ hệ thống xử lý nước thải tập trung

6 Rác thải thu gom khi vệ sinh nhà xưởng

7 Thiết bị chuyên dùng để vệ sinh các tấm pin bị hư hỏng 2-3

4.2.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- Thiết bị lưu chứa: thu gom chứa trong bao nilông

- Kho chứa chất thải rắn thông thường:

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: kết cấu chịu lực bê tông cốt thép, mái lợp tôn, vi kèo thép, nền bê tông M200

4.3 Chất thải rắn sinh hoạt:

4.3.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thường xuyên: theo thực tế khoảng 3 - 3,6 tấn/tháng (khoảng 100 – 120 kg/ngày)

4.3.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:

- Thiết bị lưu chứa: Thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, thể tích 200 lít/thùng

+ Diện tích khu vực lưu chứa (khu vực tập kết rác): khoảng 7 m 2

+ Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: nền bê tông nhựa

Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Kết quả quan trắc nước thải của cơ sở trong 2 năm liền kề được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 5.1 Kết quả quan trắc nước thải của cơ sở

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9

5 Sunfua (S 2- ) mg/L - 0,121 KPH - - KPH KPH KPH KPH 0,288

8 Dầu mỡ khoáng mg/L 0,52 0,431

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN