1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam”

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 818,39 KB

Cấu trúc

  • Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (7)
    • 1. Tên chủ cơ sở (7)
    • 2. Tên cơ sở (7)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (8)
      • 3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (8)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (8)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (10)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (11)
      • 4.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu (11)
      • 4.2. Nhiên liệu đầu vào (11)
      • 4.3. Nhu cầu hóa chất (12)
      • 4.3. Nhu cầu điện, nước (12)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (13)
      • 5.1. Vị trí địa lý của cơ sở (13)
      • 5.2. Diện tích và hiện trạng sử dụng đất (14)
      • 5.3. Hạng mục công trình của cơ sở (15)
      • 5.4. Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở (19)
      • 5.5. Tiến độ thực hiện của cơ sở (20)
  • Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (21)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (21)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (21)
  • Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (23)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (23)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (23)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (23)
      • 1.3. Xử lý nước thải (23)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (30)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (31)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (32)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (33)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (34)
    • 7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (37)
    • 8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (38)
    • 9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này) (38)
    • 10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (38)
  • Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (39)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (39)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (41)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn (41)
    • 4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn (41)
      • 4.1. Chất thải nguy hại (41)
      • 4.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường (42)
      • 4.3. Chất thải rắn sinh hoạt (43)
  • Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (44)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường đối với nước thải (44)
  • Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (46)
  • Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (47)
  • Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (48)

Nội dung

* Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường - Khu xử lý nước thải: Cơ sở bố trí 1 hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh của cơ sở trư

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam

- Địa chỉ văn phòng: lô F KCN Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: (Ông) Yamamoto Takashi; Chức vụ: Tổng giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mã số doanh nghiệp 1501114948, đăng ký lần đầu ngày 22/06/2020

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án: 4351065561 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long chứng nhận lần đầu ngày 17/06/2020

- Hợp đồng thuê lại đất 1 số 58/2020/HĐTĐ-HQMK ngày 30/06/2020 đã ký giữa Công ty Cổ phần TV - TM - DV Địa ốc Hoàng Quân MêKông và Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam

- Hợp đồng thuê lại đất 2 số 59/2020/HĐTĐ-HQMK ngày 30/06/2020 đã ký giữa Công ty Cổ phần TV - TM - DV Địa ốc Hoàng Quân MêKông và Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam.

Tên cơ sở

- Tên cơ sở: Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam

- Địa điểm cơ sở: Lô F1, F2, F3, F4, một phần lô F5 thuộc khu F và Lô J1, J2 thuộc khu J, KCN Bình Minh, Xã Mỹ Hòa, Thị Xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

+ Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam” công):

+ Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.151.680.000.000 đồng (Một nghìn một trăm năm mươi mốt tỉ sáu trăm tám mươi triệu đồng)

+ Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục

IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (dự án có quy mô tương đương với dự án Nhóm B theo quy định tại Mục III Phần B phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)

→ Do đó Cơ sở thuộc đối tượng phải lập thủ tục để được cấp giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Vĩnh Long.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

- Công suất của cơ sở: 5.727 tấn sản phẩm/năm

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Cơ sở sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hiện nay, máy móc thiết bị mới 100% nhập từ Nhật

- Cơ sở bố trí 30 dây chuyền sản xuất Dây chuyền sản xuất là bán tự động

- Quy trình công nghệ sản xuất bộ dây điện dùng cho xe ô tô như sau:

Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất bộ dây điện dùng cho xe ô tô Thuyết minh quy trình:

- Công đoạn (1): nhận linh kiện Linh kiện được nhân viên kho xuất cho từng bộ phận sản xuất, nhân viên xuất kho sẽ nhận linh kiện tại kho và chuyển tới từng bộ phận sản xuất tương ứng với từng công đoạn sản xuất

- Công đoạn (2) và (3): Cắt dây điện, tuốt đầu dây, dập đầu cos Dây điện được cắt bằng máy cắt chuyên dụng tương tứng với kích thước đã được định sẵn theo thiết kế Sau đó, dây điện được tuốt phần vỏ nhựa cách điện ở đoạn đầu dây điện Tiếp theo, đầu dây điện sau khi tuốt vỏ và đầu cos sẽ được kết nối với nhau qua công đoạn dập

Cắt dây điện, tuốt đầu dây, dập đầu cos (2)

Kiểm tra cường độ dập (3)

Dập đầu cos bổ sung (4)

Kiểm tra cường độ dập (5) Ép nóng chảy (6) Kiểm tra cường độ ép (7)

Lắp ráp công đoạn phụ (9)

Lắp ráp trên bảng băng chuyền (10)

Kiểm tra ngoại quan (12) Đóng gói (13)

Bụi, ồn Bụi, ồn, Chất thải rắn Ồn

Nhiệt, Chất thải rắn, mùi

Chất thải rắn Chất thải rắn, ồn Chất thải rắn, ồn

Chất thải rắn, ồn Chất thải rắn

- Công đoạn (4) và (5): kiểm tra cường độ dập và dập đầu cos bổ sung Công đoạn dập đầu cos được kiểm tra cường độ dập để xác định hiệu quả của quá trình này, đảm bảo đầu dây và đầu cos được kết nối với nhau đúng kỹ thuật Nếu cường độ dập khi kiểm tra không đạt thì sẽ tiến hành dập đầu cos bổ sung để đảm bảo chất lượng theo thiết kế

- Công đoạn (6), (7): ép nóng chảy, kiểm tra cường độ ép Dây điện sau khi được dập đầu cos hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua công đoạn ép nóng chảy Công đoạn này được thực hiện bởi máy ép chuyên dụng sử dụng công nghệ sóng cao tần, có tác dụng làm nóng chảy kim loại nhanh, kết dính đầu dây điện và đầu cos Sau khi ép nóng chảy, sản phẩm sẽ được kiểm tra cường độ ép để đảm bảo chất lượng theo thiết kế

- Công đoạn (8): quấn băng keo điện Công đoạn này công nhân sẽ tiến hành quấn băng keo điện để quấn các dây điện lại với nhau thành bộ dây điện

- Công đoạn (9): lắp ráp công đoạn phụ Công nhân tiến hành luồng bộ dây điện vào ống luồng; lắp các khớp nối

- Công đoạn (10): Lắp ráp trên bảng băng chuyền Bộ dây điện sau khi được lắp ráp công đoạn phụ sẽ được trải lên bảng băng chuyền để tiến hành gắn linh kiện Công nhân sẽ lấy các linh kiện như: khớp cài, vòng nhựa,… lên bộ dây điện

- Công đoạn (11): kiểm tra thông điện Công đoạn này công nhân sẽ tiến hành kiểm tra thông điện của bộ dây điện, đảm bảo dây điện được thông điện, phát hiện sai sót và chỉnh sửa kịp thời

- Công đoạn (12): kiểm tra ngoại quan Công đoạn này công nhân sẽ kiểm tra trạng thái bên ngoài của bộ dây điện so với thiết kế, đảm bảo không bị thiếu sót linh kiện và đảm bảo mỹ quan bên ngoài

- Công đoạn (13): đóng gói Đây là công đoạn cuối cùng đóng gói thành phẩm theo cách đã chỉ định

Hoạt động sản xuất của cơ sở chủ yếu phát sinh bụi, chất thải rắn, ồn Chủ cơ sở thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường

3.3 Sản phẩm của cơ sở:

Bộ dây điện dùng cho xe ô tô: 5.727 tấn sản phẩm/năm.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu nguyên, vật liệu

Nguyên vật liệu đầu vào của cơ sở được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1 Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào của dự án

STT Nguyên liệu Số lượng

(tấn/năm) Xuất xứ Công dụng

1 Dây điện 5.280 Việt Nam Nguyên liệu chính trong sản phẩm của cơ sở, dùng để dẫn điện

2 Đầu cos 58 Nhật Bản Kết nối đầu dây điện với các thiết bị điện, phụ kiện khác

3 Vòng ron nhựa 31 Nhật Bản Chống nước cho sợi dây điện tại vị trí ép đầu cos

4 Khớp nối (âm, dương) 90 Nhật Bản Dùng kết nối các dây điện (mạch điện) âm và dương với nhau

Dùng treo (móc) bộ dây điện thành phẩm vào khung xe hơi theo vị trí tương ứng

6 Vòng nhựa 5 Nhật Bản Chống nước tại một số vị trí của bộ dây điện

7 Ống luồng 216 Việt Nam Dùng bảo vệ dây điện khỏi trầy xướt

8 Miếng đệm mềm 10 Việt Nam Dùng bảo vệ dây điện khỏi trầy xướt

9 Băng keo điện 100 Nhật Bản Dùng để quấn hoặc bó bộ dây điện

Nguồn: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam, 2022

Các máy móc thiết bị tại nhà máy đều sử dụng điện Tuy nhiên để ổn định sản xuất trong quá trình hoạt động khi lưới điện quốc gia gặp sự cố ngưng cấp điện, Nhà máy trang bị 01 máy phát điện dự phòng công suất 1.000KVA Nhiên liệu sử dụng là dầu DO với định mức tiêu hao nhiên liệu theo nhà sản xuất là 165 lít/giờ Giả sử 1 tháng cúp điện 1 ngày, thời gian cúp điện khoảng 8 giờ/ngày Như vậy, lượng dầu tiêu hao khoảng 1.320 lít/ngày

Ngoài ra, Cơ sở còn sử dụng nhiên liệu là khí gas để phục vụ hoạt động của nhà ăn khoảng 03 bình gas/ngày (loại bình công nghiệp 45kg/bình)

Hoạt động sản xuất của cơ sở không sử dụng hóa chất Cơ sở chỉ sử dụng hóa chất phục vụ cho công trình xử lý nước thải của cơ sở

Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng hóa chất

STT Tên nguyên, nhiên liệu Số lượng Mục đích sử dụng

1 Chlorine 120 kg/tháng Xử lý nước thải

Nguồn: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam, 2022

- Nhu cầu điện của cơ sở: Nguồn điện phục vụ cho hoạt động của cơ sở được cấp từ lưới điện của KCN Bình Minh, khoảng 400.000 kWh/tháng

- Nhu cầu sử dụng nước: Nguồn cấp nước từ mạng lưới của KCN Bình Minh Với nhu cầu sử dụng nước cụ thể như sau

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh tại cơ sở

STT Đối tượng sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước

Lượng nước thải phát sinh

1 Cấp cho cán bộ, công nhân viên

2 Hoạt động từ nhà ăn

3 lít/giây, mỗi đám cháy 30 phút

STT Đối tượng sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước

Lượng nước thải phát sinh

Nguồn: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam, 2022

(Nguồn tiêu chuẩn cấp nước: TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế, QCXDVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và số liệu thống kê của cơ sở trong thời gian hoạt động đã qua)

Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của cơ sở khoảng 339m 3 /ngày.đêm, (không tính lượng nước tưới cây, tưới sân, đường nội bộ và nước cấp PCCC) Lượng nước thải phát sinh khoảng 339m 3 /ngày.đêm.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Vị trí địa lý của cơ sở:

Cơ sở được triển khai tại Lô F1, F2, F3, F4, một phần lô F5 thuộc khu F và

Lô J1, J2 thuộc khu J, KCN Bình Minh, Xã Mỹ Hòa, Thị Xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam với tổng diện tích là 101.941,9 m 2 Tọa độ địa lý (VN:2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 ) của khu đất được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 1.4 Tọa độ địa lý Điểm

Theo hệ tọa độ VN2000, 105 0 30’ múi chiếu 3 0

Theo hệ tọa độ VN2000, 105 0 30’ múi chiếu 3 0

Vị trí giáp giới của khu đất như sau:

- Phía Bắc tiếp giáp đường N3’, N3A, Công ty TNHH Tỷ Bách

- Phía Nam: tiếp giáp đất cây xanh khu công nghiệp

- Phía Đông: tiếp giáp Công ty TNHH TM & SX Ngọc Yến, Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long, đường D3, Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Bình Minh

- Phía Tây: tiếp giáp với đường D1, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam

(Sơ đồ mặt bằng và vị trí của dự án đính kèm phụ lục)

5.2 Diện tích và hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích khu đất của cơ sở là 101.941,9 m 2

Bảng 1.5 Bảng cân đối sử dụng đất

STT Hạng mục đất sử dụng Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích khu đất 101.941,9 100,00

1 Diện tích xây dựng công trình 42.335,9 41,53

3 Đường giao thông, sân bãi 11.824 11,60

Nguồn: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam, 2022

5.3 Hạng mục công trình của cơ sở:

Tổng diện tích đất của cơ sở là 101.941,9 m 2 , quá trình xây dựng được thực hiện trong 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1: xây dựng nhà xưởng 01 và các công trình phụ trợ trên tổng diện tích là 55.025,8 m 2 (đã xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động)

+ Giai đoạn 2: xây dựng nhà xưởng 02 và các công trình phụ trợ trên tổng diện tích là 20.709,1 m 2 (đang xây dựng)

+ Còn lại là đất dự trữ: 26.207 m 2

Bảng 1.6 Hạng mục công trình của cơ sở

STT Tên hạng mục ĐVT Diện tích mặt bằng

A Giai đoạn 1: 55.025,8 m 2 (đã xây dựng hoàn thiện và đi vào hoạt động)

I Các hạng mục công trình chính

II Các hạng mục công trình phụ trợ

STT Tên hạng mục ĐVT Diện tích mặt bằng

6 Nhà kỹ thuật xử lý nước thải m 2 16 16 1 0,02

7 Đường giao thông, sân bãi m 2 11.824 11.824 - 11,60

III Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1 Khu xử lý nước thải m 2 224,1 224,1 1 0,22

Nhà chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường m 2 133,9 141,9 1 0,13

3 Nhà chứa chất thải nguy hại m 2 16 16 1 0,02

4 Nhà chứa chất thải sinh hoạt m 2 9 9 1 0,01

B Giai đoạn 2: 20.709,1 m 2 (đang xây dựng)

I Các hạng mục công trình chính

II Các hạng mục công trình phụ trợ

STT Tên hạng mục ĐVT Diện tích mặt bằng

Nguồn: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam, 2022 a Các hạng mục công trình của giai đoạn 1

* Các hạng mục công trình chính

- Nhà xưởng 01: diện tích 17.322,5 m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột, sàn bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền gạch men.Giải pháp phần thân: Phương pháp khung chịu lực bằng bê tông cốt thép đổ toàn khối

* Các hạng mục công trình phụ trợ

- Văn phòng + nhà bếp, nhà ăn: được xây dựng 2 tầng, với diện tích khoảng

1.920 m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, nền lát gạch men, trần đóng la phông

- Nhà xe máy 1: được xây dựng 3 tầng với tổng diện tích khoảng 1.848m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

- Nhà xe ô tô: được xây dựng 1 tầng với tổng diện tích khoảng 90m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

- Nhà bảo vệ 01, 02: giai đoạn 1 bố trí 2 nhà bảo vệ để bảo đảm an ninh và giữ gìn tài sản công ty, nhà bảo vệ 01 được xây dựng với diện tích khoảng 35 m 2 , nhà bảo vệ 02 diện tích 12,3 m 3 Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép hoặc thép tiền chế, mái tole, vách tường, nền gạch men

- Nhà kỹ thuật xử lý nước thải: được xây dựng 1 tầng với tổng diện tích khoảng 16m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

- Đất giao thông, sân bãi: Giao thông đường bộ là chính Thực hiện chức năng giao thông đối ngoại và đối nội dẫn vào các khu xưởng sản xuất chính Cấu tạo mặt đường nhựa

- Cây xanh: Trong khuôn viên cơ sở trồng cây xanh, hoa, kiểng,… để đảm bảo mỹ quan, điều hòa vi khí hậu

- Hệ thống cấp nước: nguồn cấp nước cho các hoạt động của nhà máy lấy từ hệ thống đường ống do Công ty TNHH cấp nước Bình Minh cung cấp và đấu nối mạng lưới cấp nước của KCN Bình Minh

- Hệ thống cấp điện: nguồn điện được lấy từ trạm cấp điện sử dụng chung cho

KCN Bình Minh được cấp từ mạng lưới điện quốc gia

- Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, mạng internet được bố trí cho khu văn phòng, xưởng sản xuất nhằm đảm bảo sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơ sở

- Hệ thống thông gió: Cơ sở bố trí cửa mái trên mái nhà xưởng để không khí trong nhà xưởng lưu thông

+ Hệ thống PCCC, phòng chống sét: Cơ sở trang bị các bình chữa cháy, tiêu lệnh PCCC theo đúng quy định

* Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

- Khu xử lý nước thải: Cơ sở bố trí 1 hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh của cơ sở trước khi xả vào cống thoát nước của KCN Bình Minh Phương pháp xử lý nước thải chủ yếu dựa vào phương pháp sinh học, công suất xử lý 420 m 3 /ngày.đêm

- Nhà chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường: được xây dựng 1 tầng với tổng diện tích khoảng 133,9m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

- Nhà chứa chất thải nguy hại: được xây dựng 1 tầng với tổng diện tích khoảng 16m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

- Nhà chứa chất thải sinh hoạt: được xây dựng 1 tầng với tổng diện tích khoảng 9m 2 Kết cấu: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

- Thoát nước mưa: Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của nhà máy được xây dựng riêng biệt với hệ thống thu gom và xử lý nước thải Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các cống, rãnh thoát nước kín được bố trí xung quanh các hạng mục công trình, đường giao thông nội bộ Nước mưa được thu gom bằng cống BTCT có đường kính từ D300 – D800 đi qua các hố ga để loại bỏ cặn lắng, sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Bình Minh qua 5 điểm đấu nối

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bình Minh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 10/5/2006; được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt về việc chấp thuận báo cáo thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2015 và Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 Được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long chấp thuận điều chỉnh quy hoạch và bổ sung ngành nghề trong Khu công nghiệp Bình Minh (điều chỉnh lần 4) tại Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày

18 tháng 10 năm 2017 và Quyết định số 1740/QĐ-UBND ngày 15/08/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc chấp thuận điều chỉnh quy hoạch và bổ sung ngành nghề trong Khu công nghiệp Bình Minh (điều chỉnh lần 5)

- Cơ sở nằm trong KCN Bình Minh, đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 7 tháng 9 năm 2020

Do đó, hoạt động của Cơ sở phù hợp với quy hoạch KCN Bình Minh và Quy hoạch tỉnh.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Bình Minh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 941/QĐ-UBND ngày 10/5/2006; được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt về việc chấp thuận báo cáo thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2015 và Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 Được Sở Tài nguyên & Môi trường xác nhận đã thực hiện, hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của KCN Bình Minh tại văn bản số 367/GXN-STNMT ngày 16/2/2016; Trong đó, có xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Minh với công suất 2.200m 3 /ngày đêm

- Cơ sở “Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam”, với lượng nước thải phát sinh 339m 3 /ngày.đêm, được thu gom về hệ thống xử lý nước thải thải tập trung của nhà máy có công suất 420 m 3 /ngày.đêm, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt theo thỏa thuận đấu nối với Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bình Minh (Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân MêKông) Chủ cơ sở cam kết đóng phí thoát nước và xử lý nước thải theo quy định Nước thải được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN Bình Minh qua 01 điểm đấu nối (tại hố ga Q302 tren trục đường D3), rồi thải về Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Bình Minh với công suất 2.200 m 3 /ngày đêm, hiện đang hoạt động < 50% công suất nên đảm bảo tiếp nhận nước thải của cơ sở

Hoạt động của cơ sở hầu như không phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường Chủ yếu phát sinh mùi hôi phát sinh từ công đoạn ép nóng chảy Tuy nhiên, công đoạn ép trên đầu cos có kích thước nhỏ, quá trình ép diễn ra nhanh và sử dụng máy móc hiện đại nên lượng mùi phát sinh là không đáng kể

Do đó, hoạt động của cơ sở phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa:

Cơ sở xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt Nước mưa chảy tràn trên sân, trên mái nhà xưởng được thu gom qua các hố ga để lắng cặn trước khi đấu nối vào cống thoát nước mưa KCN Bình Minh, qua 05 điểm đấu nối

Các biện pháp thu gom, thoát nước mưa khác: Phân công nhân viên định kỳ vệ sinh sân bãi, đường nội bộ, khai thông hệ thống nước mưa, thu gom bùn lắng trong các hố gas bón cho cây trồng trong khuôn viên của cơ sở

1.2 Thu gom, thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ công nhân và nhân viên làm việc khoảng

213 m 3 /ngày.đêm Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc, sau đó được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải KCN Bình Minh

- Nước thải từ nhà ăn: khoảng 126m 3 /ngày.đêm, được thu gom và xử lý bởi sơ bộ bằng bể tách dầu mỡ (thể tích 20m 3 ), sau đó sẽ được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy

- Nước thải sản xuất: Hoạt động của cơ sở không phát sinh nước thải sản xuất

Tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở là 339m 3 /ngày.đêm, được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở có công suất 420m 3 /ngày.đêm

Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt theo thỏa thuận đấu nối với Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bình Minh (Công ty Cổ phần TV - TM - DV Địa ốc Hoàng Quân MêKông) Chủ cơ sở cam kết đóng phí thoát nước và xử lý nước thải theo quy định Nước thải được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của KCN Bình Minh qua 01 điểm đấu nối (tại hố ga Q302 trên trục đường D3)

- Nước thải sinh hoạt: Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc, tổng thể tích 670m 3 (Nhà máy có 5 bể tự hoại, bao gồm 4 bể tự hoại thể tích 150m 3 /bể ;

1 bể tự hoại 75 m 3 ) Kết cấu các bể hình chữ nhật, được xây dựng âm dưới nền đất với cao độ nền thuận lợi cho việc thu gom nước thải chảy vào

Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn

A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất); 4 - Nắp để hút cặn;

B: Ngăn lắng (ngăn lắng (ngăn thứ hai); 5 - Đan bê tông cốt thép nắp bể; C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba); 6 - Lỗ thông hơi;

D: Ngăn định lượng với xi phông tự động; 7 - Vật liệu lọc;

1 - Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại; 8 - Đan rút nước;

Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 3 ngăn:

Bể xử lý được chia làm 03 ngăn với các chức năng xử lý như sau:

- Ngăn 1: Có vai trò là ngăn chứa và lắng các chất ô nhiễm, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải để giúp các ngăn phía sau đảm bảo hiệu suất xử lý Mặt khác dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí trong bể các chất ô nhiễm cũng được phân giải

- Ngăn 2&3: Là các ngăn hướng dòng; khi nước thải vào các ngăn này sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên trên và tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí hình thành trong lớp bùn ở đáy bể nên các chất bẩn được các vi sinh vật này hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Ở ngăn 3 có thêm vật liệu lọc, có chức năng ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước thải và xử lý các chất ô nhiễm nhờ các vi sinh vật kỵ khí phát triển trên bề mặt của lớp vật liệu lọc

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ được dẫn thoát về

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy

- Nước thải từ nhà ăn: được thu gom và xử lý sơ bộ bởi bể tách dầu mỡ (thể tích 20m 3 ), sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở Mỡ được vớt bằng thủ công, được thu gom và xử lý như chất thải rắn sinh hoạt

* Hệ thống xử lý nước thải:

- Công nghệ xử lý: Hóa - Sinh

- Quy trình công nghệ xử lý

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của nhà máy Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:

- Bể thu gom: Nước thải từ Bể tách dầu mỡ của nhà ăn cùng với nước thải sau hầm tự hoại được dẫn vào Bể thu gom Bể thu gom được bố trí song chắn rác sẽ giữ lại các chất rắn có kích thước lớn có thể gây hư hỏng các thiết bị máy bơm,

Bể khử trùng Đầu nối vào cống thoát nước thải KCN Bình

Thu gom và xử lý theo quy định

Máy thổi khí Nước thải sinh hoạt

Nước tách bùn thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải Ngoài ra, song chắn rác cũng đồng thời bảo vệ hệ thống đường ống dẫn nước thải không bị tắt nghẽn do rác gây ra

Hai bơm chìm có công suất lớn được lắp đặt tại Bể thu gom và được điều khiển bởi hệ thống phao tự động Các bơm này hoạt động luân phiên (1 chạy, 1 nghỉ) có nhiệm vụ bơm nước thải qua Bể điều hòa

- Bể điều hòa: Nước thải sau khi vào Bể điều hòa sẽ được xáo trộn bằng hệ thống máy thổi khí, bể này có chức năng chính như sau: Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể Giảm thể tích các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định Phân hủy một phần các chất ô nhiễm

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

*Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông

- Quy định khu vực đậu riêng cho từng loại xe, không chở quá tải, dùng nhiên liệu đúng thiết kế của động cơ, thường xuyên kiểm tra và bảo trì đảm bảo tình trạng kỹ thuật xe tốt (bảo dưỡng 3 tháng/lần)

- Yêu cầu các phương tiện giao thông của nhân viên và khách hàng tuân thủ nội quy giao thông, tốc độ vào sân bãi không quá 15km/giờ

- Bê tông hóa sân bãi nhằm tăng độ ma sát và giảm thiểu phát tán bụi, vệ sinh sân bãi, đường giao thông nội bộ và thường xuyên quét dọn đất, cát nhằm làm giảm lượng bụi khô phát tán vào không khí trong những ngày nắng to, gió nhiều

- Trồng cây xanh xung quanh nhà máy vừa tạo cảnh quan, vừa giảm bụi và điều hòa vi khí hậu khu vực nhà máy

* Biện pháp giảm thiểu mùi:

Hoạt động của cơ sở phát sinh mùi hôi từ công đoạn ép nóng chảy Tuy nhiên, công đoạn ép trên đầu cos có kích thước nhỏ, quá trình ép diễn ra nhanh và sử dụng máy móc hiện đại nên lượng mùi phát sinh là không đáng kể Chủ cơ sở thực hiện các biện pháp giảm thiểu chủ yếu tập trung vào công tác đảm bảo an toàn môi trường lao động cho công nhân (trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân)

* Giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống thoát nước và vị trí tập kết chất thải rắn

- Chất thải được lưu trữ trong các thùng chứa có nắp đậy kín Chất thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đi xử lý trong ngày, không để tình trạng tồn đọng gây phân hủy phát sinh mùi hôi

- Hệ thống cống thoát nước được xây dựng là hệ thống cống kín

- Tại các miệng cống thoát nước, có kế hoạch thường xuyên nạo vét các hố ga tránh tình trạng lắng đọng lâu ngày gây mùi môi

*Giảm thiểu khí thải máy phát điện dự phòng

- Sử dụng máy phát điện dự phòng loại mới có tiếng ồn phát sinh không quá lớn, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải thấp

- Xây dựng phòng đặt riêng cho máy phát điện dự phòng ở vị trí xa khu sản xuất, văn phòng và các khu vực tập trung nhiều công nhân của các dự án lân cận

- Lắp đặt ống khói máy phát điện có chiều cao 5m để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh

- Sử dụng nhiên liệu dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%) để ít tạo ra SO2 trong khí thải máy phát điện.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

*Chất thải rắn sinh hoạt:

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 4735kg/ngày (định mức rác thải là 1 kg/người/ngày), chủ cơ sở trang bị thùng rác công cộng đặt trong khuôn nhà máy, tất cả rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom chứa trong thùng rác công cộng Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý mỗi ngày

Chủ cơ sở có bố trí nhà chứa rác thải sinh hoạt, có diện tích 9m 2 Là nơi để tập kết các thùng chứa rác sinh hoạt chờ thu gom xử lý mỗi ngày

* Chất thải rắn công nghiệp thông thường:

Thành phần và khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động của cơ sở như sau:

Bảng 3.2 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường

STT Thành phần chất thải Số lượng (tấn/năm)

9 Băng keo điện (có lõi carton) 4,734

12 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 150

Nguồn: Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam, 2022

Chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất của cơ sở chủ yếu là các chất thải có khả năng tái chế được Do đó, lượng chất thải này sẽ được thu gom và lưu chứa tại Nhà chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường (diện tích 133,9m 2 ) Định kỳ, chủ cơ sở sẽ bán cho các đơn vị có chức năng tái chế hoặc hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý theo quy định

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Trong quá trình hoạt động của cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại khoảng

177 kg/năm, với thành phần và khối lượng cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở

STT Thành phần chất thải Trạng thái tồn tại Mã

1 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải (bóng đèn led hư hỏng)

2 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải

3 Bao bì kim loại cứng thải (thùng phuy chứa nhớt, dầu mỡ bôi trơn)

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (giẻ lau nhiễm dầu, nhớt thải, )

5 Pin, ắc quy thải (Pin thải từ hoạt động văn phòng)

6 Bao bì mềm thải (bao bì chứa hóa chất) Rắn 18 01 01 7

Quản lý và xử lý CTNH:

- Chủ cơ sở sẽ thu gom tất cả các chất thải phát sinh vào thùng nhựa và lưu trữ tại kho lưu giữ CTNH và quản lý CTNH theo quy định, có phân loại, dán nhãn tên từng loại CTNH trong kho, dán biển cảnh báo ngoài kho Chủ cơ sở đã hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc tham gia vào Kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

- Chủ cơ sở sẽ báo cáo chủng loại, số lượng thải CTNH trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và quản lý theo quy định tại Thông tư số

02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Nhà máy được xây tường bao xung quanh kiên cố, các thiết bị được lắp đặt bên trong xưởng sản xuất nên hạn chế và cách ly tiếng ồn phát tán ra ngoài

- Bảo dưỡng, bảo trì các phương tiện vận chuyển (xe nâng) và sửa chữa khi cần thiết

- Bố trí hợp lý thời gian xe vận chuyển ra vào nhà máy

- Định kỳ kiểm tra, vô dầu mỡ, sửa chữa và thay mới những chi tiết bị mòn, bị hư hỏng

- Lắp đặt đệm cao su ở chân đế máy móc, thiết bị để giảm thiểu tiếng ồn do thiết bị gây ra Định kỳ thay mới đệm cao su theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Gia cố nền móng công trình nơi đặt thiết bị, lắp đặt đệm cao su dưới đế chân cho các máy móc, thiết bị phát sinh rung động Thường xuyên kiểm tra độ cân bằng của thiết bị, định kỳ sửa chữa thiết bị và thay mới các đệm cao su

- Trồng nhiều cây xanh để tạo mỹ quan, hạn chế ô nhiễm môi trường

- Trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, khẩu trang cho cán bộ công nhân trong các trường hợp cần thiết

- Bố trí nhà xưởng thông thoáng bằng phương pháp thông gió tự nhiên với hệ thống quạt công nghiệp cấp gió tươi và hút khí thải ra ngoài Trang bị quạt thông gió, quạt hút công nghiệp dọc nhà xưởng và bố trí các quạt công nghiệp, đảm bảo duy trì nhiệt độ trong xưởng vào mùa khô từ 29 – 30 0 C, độ ẩm dưới 80% và tốc độ gió tại khu vực làm việc của công nhân từ 1 – 1,5m/s

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

* Phòng ngừa và ứng phó với sự cố cháy nổ:

- Lắp đặt hệ thống điện và dây dẫn phù hợp với vị trí thiết bị và công suất của thiết bị

- Trang bị hộp nước vách tường, hồ chứa nước PCCC, máy bơm nước PCCC đúng quy định, lập đội PCCC và đưa nhân viên tham dự các buổi tập huấn về PCCC do Phòng cảnh sát PCCC tổ chức

- Bố trí kim thu sét cho mái của các kho, xưởng bảo trì, văn phòng, các si lô, ống khói lò hơi và khu sản xuất để phòng, chống sét đánh

- Lập nội quy, tiêu lệnh phòng chống cháy nổ và phổ biến cho toàn bộ công nhân viên của cơ sở

- Lập kế hoạch tập huấn thường xuyên và kế hoạch diễn tập hàng năm Khi tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy Công ty sẽ báo cáo với Công ty Cổ phần

TV - TM - DV Địa Ốc Hoàng Quân Mê Kông biết để có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tránh trường hợp lượng nước này chảy vào hệ thống thoát nước mưa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các cửa xả nước mưa của KCN

- Thực hiện các quy định hiện hành về Phòng cháy chữa cháy như: Thông tư

149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số

136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Tham gia bảo hiểm và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân, tối thiểu 1 lần/năm

- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân viên làm việc ở bộ phận sản xuất

- Lắp đặt nội quy và thường xuyên nhắc nhở công nhân giữ gìn vệ sinh nơi làm việc cũng như khuôn viên cơ sở

- Định kỳ kiểm tra, bão dưỡng các thiết bị máy móc thường xuyên

- Trang bị tủ thuốc y tế và lắp đặt ở nơi dễ quan sát để thuận tiện sử dụng khi cần

- Lập kế hoạch bố trí công việc hợp lý cho công nhân viên

- Tạo môi trường làm việc đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành

- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở công nhân thực hiện nghiêm túc Luật giao thông

- Phân công nhân viên theo dõi và hướng dẫn phương tiện ra vào, đậu đỗ đúng nơi qui định

- Lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông trong khu vực cơ sở

* Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố ngộ độc thực phẩm

- Biện pháp giảm thiểu ngộ độc thực phẩm:

+ Thực phẩm phải được nhập từ những cơ sở đáng tin cậy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Nhà ăn của công ty sẽ được vệ sinh, lau dọn tiệt trùng hàng ngày;

+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân;

+ Người phụ trách và nhân viên Nhà ăn được khám sức khoẻ định kỳ, được tập huấn đầy đủ về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Biện pháp ứng cứu khi ngộ độc thực phẩm:

+ Khi nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc như: đau bụng, nôn nhiều, tiêu chảy ;

+ Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày;

+ Cần làm cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt

- Loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể:

+ Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn;

+ Rửa dạ dày: rửa dạ đày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa;

+ Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat;

+ Gây bài niệu bằng cách truyền dịch

+ Dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính;

+ Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc;

+ Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời những biện pháp thông thường

* Giảm thiểu tác động đến trật tự xã hội

- Bố trí tổ bảo vệ ở khu vực cơ sở

- Công ty đề ra nội quy, quy định về sinh hoạt, làm việc và bắt buộc công nhân phải tuân thủ nội quy đã đề ra

- Tích cực phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề an ninh trật tự có liên quan trong khu vực cơ sở

* Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

- Các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải:

+ Duy trì thường xuyên và đúng quy định hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

+ Lập sổ nhật ký vận hành Hệ thống xử lý nước thải

+ Các công đoạn có sử dụng bơm, máy thổi khí đều được trang bị 2 máy hoạt động luân phiên

+ Không xử lý quá tải

+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của HTXLNT, kiểm tra hóa chất sử dụng và chất lượng nước thải đầu ra

+ Khi có sự cố từ hệ thống xử lý nước thải cần tìm ra ngay nguyên nhân và khắc phục trong thời gian sớm nhất

+ Khi có sự cố thì phải tạm ngừng vận hành, khỉ được vận hành lại khi khắc phục xong sự cố

+ Trang bị dự phòng máy thổi khí, máy bơm dự phòng để thay thế khi máy thổi khí, máy bơm có sự cố không hoạt động

+ Định kỳ thu gom bùn dư từ bể lắng về bể chứa bùn, hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý bùn theo quy định

+ Theo dõi, thường xuyên việc châm hóa chất khử trùng

+ Bố trí nhân viên có chuyên môn về môi trường để vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

Cơ sở không thuộc đối tượng thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

a Nguồn phát sinh nước thải:

- Nguồn 01: Nước thải sinh hoạt

- Nguồn 02: Nước thải từ nhà ăn b Lưu lượng xả nước thải tối đa: 420 m 3 /ngày đêm (theo công suất hệ thống xử lý nước thải của nhà máy) Lưu lượng nước thải phát sinh tối đa tại cơ sở là 339m 3 /ngày.đêm c Dòng nước thải: 01 dòng nước thải sau hệ thống xử lý tại hố ga đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Bình Minh qua 01 điểm đấu nối d Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.1 Các thông số ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm theo dòng nước thải

STT Thông số Đơn vị

Giá trị giới hạn (Theo thỏa thuận với chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bình Minh - QCVN

2 Chất rắn lơ lửng mg/l 100

STT Thông số Đơn vị

Giá trị giới hạn (Theo thỏa thuận với chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bình Minh - QCVN

9 Coliform MPN/100ml 5.000 e Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí xả nước thải: tại hố ga đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN Bình Minh Tọa độ (Hệ tọa độ VN:2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 ): X09677, Y= 508210

- Phương thức xả nước thải: tự chảy

- Chế độ xả nước thải: xả liên tục

- Nguồn tiếp nhận nước thải: Cống thu gom nước thải của KCN Bình Minh

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố:

+ Duy trì thường xuyên và đúng quy định hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

+ Lập sổ nhật ký vận hành Hệ thống xử lý nước thải

+ Các công đoạn có sử dụng bơm, máy thổi khí đều được trang bị 2 máy hoạt động luân phiên

+ Không xử lý quá tải

+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của HTXLNT, kiểm tra hóa chất sử dụng và chất lượng nước thải đầu ra

+ Khi có sự cố từ hệ thống xử lý nước thải cần tìm ra ngay nguyên nhân và khắc phục trong thời gian sớm nhất

+ Khi có sự cố thì phải tạm ngừng vận hành, khỉ được vận hành lại khi khắc phục xong sự cố

+ Trang bị dự phòng máy thổi khí, máy bơm dự phòng để thay thế khi máy thổi khí, máy bơm có sự cố không hoạt động

+ Định kỳ thu gom bùn dư từ bể lắng về bể chứa bùn, hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý bùn theo quy định

+ Theo dõi, thường xuyên việc châm hóa chất khử trùng

+ Bố trí nhân viên có chuyên môn về môi trường để vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn

- Nguồn 01: Từ hoạt động của các phương tiện giao thông

+ Khu vực nhà xe máy 1: Tọa độ (Hệ tọa độ VN:2000, kinh tuyến trục

+ Khu vực nhà xe máy 2: Tọa độ (Hệ tọa độ VN:2000, kinh tuyến trục

- Nguồn 02: Từ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

+ Khu vực nhà xưởng 1: Tọa độ (Hệ tọa độ VN:2000, kinh tuyến trục

+ Khu vực nhà xưởng 2: Tọa độ (Hệ tọa độ VN:2000, kinh tuyến trục

105 0 30’, múi chiếu 3 0 ): X= 1109340; YS5225 b Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn:

Bảng 4.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn

STT Thời gian áp dụng

Giá trị giới hạn, dBA

(Theo QCVN 26:2010/BTNMT, khu vực thông thường)

Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn

4.1.1 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên: khoảng

STT Thành phần chất thải Trạng thái tồn tại Mã

1 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải (bóng đèn led hư hỏng)

2 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải

3 Bao bì kim loại cứng thải (thùng phuy chứa nhớt, dầu mỡ bôi trơn)

Giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (giẻ lau nhiễm dầu, nhớt thải, )

5 Pin, ắc quy thải (Pin thải từ hoạt động văn phòng)

6 Bao bì mềm thải (bao bì chứa hóa chất) Rắn 18 01 01 7

4.1.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại

- Thiết bị lưu chứa: thùng nhựa có nắp đậy, số lượng 6 thùng, thể tích 120 lít/thùng

- Kho chứa chất thải nguy hại:

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: kết cấu Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng, có cửa kín

4.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường

4.2.1 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh thường xuyên: khoảng 243,395 kg/ngày

4.2.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

STT Thành phần chất thải Số lượng (tấn/năm)

9 Băng keo điện (có lõi carton) 4,734

12 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 150

- Thiết bị lưu chứa: báo nilong, thùng nhựa

- Nhà chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ Thiết kế, cấu tạo của kho: kết cấu Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng

4.3 Chất thải rắn sinh hoạt

4.3.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thường xuyên: 4.735kg/ngày 4.3.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

- Thiết bị lưu chứa: thùng nhựa có nắp đậy, số lượng 15 thùng, thể tích 240 lít/thùng

- Nhà chứa chất thải sinh hoạt:

+ Diện tích khu vực lưu chứa: 9 m 2

+ Thiết kế, cấu tạo của khu vực lưu chứa: Móng, khung, cột bằng bê tông cốt thép, vách tường, mái tole, nền bê tông xi măng.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường đối với nước thải

Kết quả quan trắc nước thải được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 5.1 Kết quả quan trắc nước thải của cơ sở

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị Kết quả

6 Sunfua (S 2- ) mg/l - KPH KPH KPH 2

8 Dầu mỡ khoáng mg/l KPH - - - 10

Vị trí lấy mẫu: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý tại hố ga trước khi đấu nối với hệ thống thoát nước thải của KCN Bình Minh

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Qua so sánh các số liệu trong bảng trên cho thấy nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải sau xử lý của cơ sở đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành (QCVN 40:2011/BTNMT Cột B), đạt theo thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bình Minh.

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và điểm a khoản 1 Điều 97 và điểm b khoản 1 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Hoạt động của cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc môi trường Do đó, Chủ cơ sở không đề xuất chương trình giám sát môi trường ở chương này

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở sẽ thực hiện việc quan trắc nước thải khi cần thiết để tự theo dõi, giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra môi trường (theo quy định tại khoản 6 Điều 111 Luật Bảo vệ Môi trường 2020)

- Giám sát chất thải rắn thông thường và CTNH

+ Chất thải rắn thông thường: theo dõi, giám sát việc thu gom chất thải rắn thông thường vào nơi chứa; lưu giữ hợp đồng hoặc chứng từ hoặc giấy tờ có liên quan đến việc chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý

+ Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại được phân loại trước khi đưa vào khu vực lưu trữ chất thải nguy hại; Hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; Lưu giữ hợp đồng, liên chứng từ CTNH và quản lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Trong năm 2021-2022 cơ sở không có kiểm tra, thanh tra về môi trường.

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

- Các số liệu, dữ liệu (như nguồn ô nhiễm, thông số ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm,…) Chủ cơ sở dùng làm cơ sở đánh giá trong báo cáo chủ yếu dựa vào số liệu thống kê, đo đạc thực tế tại cơ sở trong thời gian hoạt động đã qua nên có mức độ tin cậy và độ chính xác cao cũng như phù hợp hoạt động của cơ sở trong thời gian tới

- Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, vận hành thường xuyên các công trình xử lý nêu trong báo cáo:

+ Cam kết xử lý nước thải đáp ứng Hợp đồng thoát nước với Công ty Cổ phần TV-TM-DV Địa Ốc Hoàng Quân MêKông, cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các chất thải khác đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành

- Cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan

Cơ sở Cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và các quy định khác có liên quan hoạt động của cơ sở

- Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của cơ sở.

Ngày đăng: 28/02/2024, 08:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN