- Hệ thống cấp nước: Chủ dự án sử dụng nước cấp từ nhà máy nước địa phương cho hoạt động chăn nuôi gà và sinh hoạt của nhân viên, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, thiết bị sau mỗi đợt nuôi
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án đầu tư: (Ông) Phạm Hải Đăng
- Địa chỉ chủ dự án: ấp An Hội, xã Tân An Hội, huyện Mang Thít, tỉnh
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) Phạm Hải Đăng
- Điện thoại: 0779539684 Chức vụ: Chủ dự án đầu tư
Tên dự án đầu tư
- Tên dự án đầu tư: Trang trại chăn nuôi gà thịt Phạm Hải Đăng
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ấp Phú Bình, xã Phú Thịnh, huyện Tam
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh
+ Theo công văn số 04/BBTĐ ngày 21 tháng 03 năm 2022 của Chi cục
Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long về Biên bản thẩm định địa điểm xây dựng Trang trại chăn nuôi gia cầm Địa điểm xây dựng của dự án đã được
Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long thầm định và kết luận địa điểm xây dựng đảm bảo điều kiện chăn nuôi gà an toàn sinh học theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-15:2010/BNNPTNT về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
- Quy mô của dự án đầu tư
+ Công suất của dự án: nuôi gà thịt lông màu (gà nội) 100.000 con gà màu/đợt nuôi (300 đơn vị vật nuôi)
+ Cơ sở thuộc nhóm II theo quy định tại số thứ tự 1 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và thuộc loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (số thứ tự 16 Mức III phụ lục II có công suất trung bình từ 100 đến dưới
+ Đối chiếu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 41 của Luật bảo vệ môi trường và phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ với nội dung trên: Dự án thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long.
Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư:
Công suất của dự án: chăn nuôi gà thịt lông màu (gà nội) 100.000 con gà màu/đợt nuôi (tương đương 300 đơn vị vật nuôi) Dự án được xây dựng trên diện tích 10.000 m 2 tại thửa đất số 24 tờ bản đồ số 4 ấp Phú Bình, xã Phú
Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Dự án chăn nuồi gà thịt lông màu (gà nội), trang trại hở Quy trình chăn nuôi của dự án như sau:
Hình 1.1: Quy trình chăn nuôi gà của dự án Thuyết minh quy trình nuôi gà thịt:
- Chuẩn bị trại (khoảng 1 ngày/trại): Khi nhận được lịch thả gà của đơn vị thuê nuôi gia công dự án sẽ thu mua trấu, rãi trấu lót nền trại và dùng vỉ chặn
Thức ăn, thuốc thú y, thuốc khử khuẩn, sát trùng, chế phẩm sinh học
Vệ sinh và khử trùng, khử khuẩn trại
Trấu, bạt úm, vỉ chặn gà
Nước, thuốc khử khuẩn, sát trùng, vôi bột
Bụi, khí thải, mùi hôi, tiếng ồn
Bụi, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn, tiếng ồn, CTNH
Bụi, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn, tiếng ồn
Bụi, mùi hôi, nước thải, CTNH, chất thải rắn (phân gà và chất độn chuồng) Để trống trại tối thiểu
Bụi, khí thải giới hạn diện tích thả gà trong trại Chiều dầy lớp trấu lót nền trại trung bình khoảng 0,3cm - 0,5cm (khoảng 6 kg/m 2 nền trại), mỗi trại có diện tích là
1.170m 2 /trại, vậy khối lượng trấu lót nền khoảng 7,02 tấn/trại Dự án có 6 trại, như vậy tổng lượng trấu lót nền khoảng 42,12 tấn/đợt nuôi Thời gian chuẩn bị trại khoảng 1 ngày/trại
- Thả gà giống (khoảng 1- 2 ngày/trại): Dự án nuôi gà gia công nên gà giống 14 ngày tuổi được đơn vị thuê nuôi gia công dùng xe tải giao cho dự án sau khi thông báo với ngành thú y địa phương Thời gian dự án nhận gà giống khoảng 1 - 2 ngày/trại Dự án thả lần lượt từng trại, hết trại này sẽ thả tiếp trại khác cho đến hết 6 trại Mật độ gà thả trong trại tối đa 10 con/m 2 nền trại
(khuyến cáo 7-8 con/m 2 nền trại)
- Nuôi dưỡng: thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng gà khoảng 90 ngày Trọng lượng gà sau quá trình nuôi đạt khoảng 1,8 kg/con
Trong suốt quá trình nuôi gà tại dự án, toàn bộ nguyên, vật liệu (như thức ăn, thuốc thú y,…) được đơn vị thuê nuôi gia công cung cấp cho dự án theo định kỳ (mỗi tháng khoảng 4 – 5 lần); ngoài ra, đơn vị thuê nuôi gia công cũng phân công cán bộ thú y theo dõi, hướng dẫn dự án nuôi gà theo đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng thuốc thú y đúng lịch tiêm phòng, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và hạn chế hao phí Bên cạnh đó, trong thời gian nuôi gà, dự án còn cung cấp nước sạch cho gà uống; lượng nước cho gà uống phụ thuộc vào khối lượng gà, tối đa khoảng 150 ml/con/ngày đêm
Tỷ lệ gà chết trong suốt quá trình nuôi dưỡng tại dự án vào khoảng 2 - 4%, và tỷ lệ tiêu tốn thức ăn vào khoảng 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng
- Xuất gà (1 – 2 ngày/trại): Khi đến thời gian xuất gà, đơn vị thuê nuôi gia công sẽ thông báo lịch bắt gà với chủ dự án và ngành thú y địa phương trước khi đưa xe tải đến dự án thu gom gà Thời gian đơn vị thuê nuôi gia công thu gom gà và vận chuyển gà khỏi dự án khoảng 2-3 ngày/trại Dự án xuất gà lần lượt từng trại, hết trại này đến trại khác cho đến hết 6 trại
- Vệ sinh và sát trùng trại, khử trùng (khoảng 6 - 8 ngày/trại): Sau khi xuất hết gà, dự án sẽ để phân và chất độn nền trong trại khoảng 3 – 4 ngày cho phân khô tự nhiên trước khi thu gom vào bao ni lông bán cho khách hàng; sau đó dự án dùng nước vệ sinh nền trại, các dụng cụ chăn nuôi Lượng trấu và phân gà thu gom vào khoảng 9 kg/m 2 nền trại Thời gian dự án thu gom phân, chất độn nền và dùng nước vệ sinh nền trại, vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi khoảng 3 - 4 ngày/đợt nuôi/trại
Sau đó sẽ tiêu độc sát trùng, khử khuẩn trại, dụng cụ chăn nuôi và để trống trại tối thiểu 30 ngày trước khi nuôi đợt gà kế tiếp
Toàn bộ quá trình chăn nuôi gà thịt tại dự án sẽ phát sinh Bụi, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại…
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm đầu ra của dự án là gà thịt đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con, với số lượng nuôi 100.000 con/đợt, mỗi năm nuôi 02 đợt (tương đương
200.000 con/năm), thì tổng trọng lượng gà thịt xuất trại là 352,8 tấn gà thịt/năm
(đã trừ lượng hao hụt 2%).
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:
4.1 Nhu cầu sử dụng phế liệu:
Dự án không sử dụng phế liệu cho quá trình sản xuất
4.2 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của dự án:
Bảng 1.1: Nhu cầu nguyên, vật liệu của dự án
STT Tên nguyên, vật liệu Đơn vị tính Số lượng
1 Gà giống: Gà lông màu (gà nội) 14 ngày tuổi
Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn: 2,2 kg/kg tăng trọng
Trọng lượng gà: 1,8 kg/con
3 Thuốc thú y các loại (như
Vật liệu lót nền (trấu,…) mua tại các nha máy xây xác các tỉnh lân cận Sẽ có hợp đồng thu mua hoặc biên ban giao nhận
Lượng trấu sử dụng: 6 kg/m 2 nền trại
4.3 Nhu cầu sử dụng hóa chất của dự án:
Dự án có sử dụng các hóa chất như vôi bột, CID 2000 (dung dịch sát trùng), Chlorine,… để khử khuẩn sát trùng, khoảng 0,2 tấn/năm Trong đó vôi bột chiếm 95% tổng khối lượng
Ngoài ra dự án còn sử dụng Chlorine 100 kg/năm cho khử trùng nước thải
4.4 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án:
Dự án có sử dụng 1 máy phát điện dự phòng 150 kVA, sử dụng dầu DO, với nhu cầu nhiên liệu sử dụng khoảng 0,6 tấn dầu DO/năm
4.5 Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện phục vụ sinh hoạt và hoạt động chăn nuôi tại dự án được cấp từ lưới điện của địa phương, nhu cầu sử dụng khoảng 1.000-1.200 kWh/tháng Ngoài ra dự án còn trang bị 1 máy phát điện dự phòng 150 kVA, nhằm đảm bảo nguồn điện được cung cấp liên tục cho hoạt động của dự án trong điều kiện mất điện
4.6 Nhu cầu sử dụng nước
Dự án sử dụng nước từ trạm cấp nước sạch địa phương để phục vụ sinh hoạt của nhân viên, cho gà uống, vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Riêng nước sử dụng tưới cây trong khuôn viên dự án được sử dụng từ nguồn nước tại ao sinh học trong khuôn viên dự án Lượng nước sử dụng cho hoạt động của dự án ước tính được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nước của dự án
TT Đối tượng sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước
Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày.đêm)
Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày.đêm)
1 Sinh hoạt của công nhân 4 người 100
2 Cấp cho gà uống 100.000 con/đợt
Nước pha vôi sát trùng (sát trùng phương tiện, công nhân)
(mỗi trại vệ sinh trong ngày và vệ
TT Đối tượng sử dụng Quy mô Tiêu chuẩn cấp nước
Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày.đêm)
Lưu lượng nước thải (m 3 /ngày.đêm) sinh lần lượt từng trại)
Vệ sinh thiết bị chăn nuôi (mỗi trại vệ trong ngày cùng lúc vệ sinh nền trại)
6 Cấp bổ sung cho hệ thống làm mát trại - - 5 -
6 Tưới cây xanh 700 m 2 3 lít/m 2 /ngày 2,1 -
15 lít/giây, mỗi đám cháy
Nguồn: Tiêu chuẩn cấp nước áp dụng gồm:
- QCXDVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- TCXDVN 33:2006-Cấp nước-Mạng lưới đường ống và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế
Như vậy, tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án là 24,46 m 3 /ngày.đêm đối với những ngày có vệ sinh chuồng trại (không tính lượng nước tưới cây và nước
PCCC) Lượng nước thải phát sinh tại dự án ướt tính khoảng 4,41 m 3 /ngày.đêm
(đối với những ngày có vệ sinh chuồng trại).
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Dự án đã được triển khai tại ấp Phú Bình, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, với diện tích là 10.000 m 2
Dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp ruộng dân
- Phía Nam: giáp ruộng dân
- Phía Đông: giáp ruộng dân
- Phía Tây: giáp quốc lộ 908
(Sơ đồ vị trí, Bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án đính kèm phụ lục)
Khoảng cách địa điểm xây dựng của dự án đến khu tập trung xủa lý chất thải sinh hoạt, khu công nghiệp, khu dân cư, trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 700 m
Xung quanh tiếp giáp khu vực dự án chủ yếu là đất trồng lúa, canh tác hoa màu và một số loại cây ăn trái khác
Khoảng cách xây dựng dự án Trang trại chăn nuôi gà thịt Phạm Hải Đăng đảm bảo theo đúng Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ
NN&PTNT hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi gia cầm về hoạt động chăn nuôi Địa điểm xây dựng dự án cũng đảm bảo điều kiện chăn nuôi gà an toàn sinh học theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-15:2010/BNNPTNT về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học
5.2 Các hạng mục công trình của dự án
Tổng diện tích đất triển khai xây dựng dự án là 10.000 m 2 Với các hạng mục công trình của dự án như sau:
Bảng 1.3: Các hạng mục công trình của Dự án
STT Hạng mục Số lượng Diện tích xây dựng
I Hạng mục công trình chính
2 Khu vực tập kết thức ăn chăn nuôi
II Hạng mục công trình phụ
3 Nhà phòng nghỉ nhân viên 1 20 0,2
6 Hệ thống thông tin liên lạc - - -
III Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
8 Kho chứa chất thải nguy hại 1 4 0,04
STT Hạng mục Số lượng Diện tích xây dựng
9 Kho chứa chất thải thông thường
10 Khu chôn xác gà chết 1 100 1,0
11 Ao xử lý sinh học 1 1.536 15,36
- Trại chăn nuôi: gồm 06 trại được xây dựng theo công nghệ trại hở; mỗi trại có diện tích 1.170 m 2 /trại Kết cấu chuồng trại khung cột bêtông, nền tráng xi măng, mái lợp tôn
- Khu tập kết thức ăn chăn nuôi: 6 khu tập kết thức ăn (1 khu/trại) diện tích
52 m 2 /1 khu tập kết (6 khu = 312 m 2 ) Kết cấu: khung cột bêtông, nền tráng xi măng, mái lợp tôn
- Nhà phòng nghỉ nhân viên: có diện tích 20 m 2 Kết cấu móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn, nền gạch men
- Nhà vệ sinh: có diện tích 4 m 2 Kết cấu móng, cột, khung bê tông cốt thép, mái tôn
- Kho chứa chất thải nguy hại: có diện tích 4 m 2 Kết cấu khung tiền chế, mái lợp tôn, nền tráng xi măng và có cửa kín Thùng chứa và kho CTNH được dán nhãn, biển cảnh báo theo quy định
- Kho chứa chất thải thông thường: có diện tích khoảng 4 m 2 , kết cấu khung tiền chế, mái tôn, nền tráng xi măng
- Khu chôn xác gà chết: Được bố trí có diện tích khoảng 100 m 2 , bố trí về hướng cuối trại
- Ao sinh học: ao đất diện tích 1.536 m 2
- Đường nội bộ: có diện tích 300 m 2 Kết cấu bằng đá cấp phối, láng xi măng
- Cây xanh: có diện tích 700 m 2
- Hệ thống cấp điện: Chủ dự án sử dụng điện từ lưới điện quốc gia cung cấp điện cho dự án với lượng điện tiêu thụ trung bình khoảng 1.000 - 1.200
KW/tháng, để phục vụ cho chăn nuôi và sinh hoạt
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, mạng internet được lắp đặt cho dự án để phục vụ cho chăn nuôi
- Hệ thống cấp nước: Chủ dự án sử dụng nước cấp từ nhà máy nước địa phương cho hoạt động chăn nuôi gà và sinh hoạt của nhân viên, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, thiết bị sau mỗi đợt nuôi (mỗi đợt nuôi vệ sinh 1 lần sau khi xuất gà); Sử dụng nước mặt từ ao sinh học trong khuôn viên dự án để phục vụ tưới cây, chữa cháy, làm mát trại gà
5.3 Danh mục máy móc thiết bị tại dự án
Trong quá trình chăn nuôi có sử dụng các máy móc thiết bị cho hoạt động chăn nuôi như sau:
Bảng 1.4: Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động của dự án
TT Tên thiết bị Xuất xứ Số lượng
1 Quạt thông gió Việt nam 54 450W 100%
2 Máy xịt thuốc sát trùng Việt nam 2 - 100%
3 Hệ thống đèn Việt nam 06 - 100%
4 Máy phun nước áp lực Việt nam 01 20 lít/phút 100%
5 Máy bơm nước-1,0HP Việt nam 02 1,5HP 100%
6 Máng ăn Việt nam 06 bộ - 100%
7 Hệ thống núm uống Việt nam 06 bộ - 100%
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
- Về sự phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội: Dự án hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1824/QĐ-TTg ngày 25/12/2018 của Thủ tướng chính phủ.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Hoạt động của dự án có phát sinh nước thải chăn nuôi, chủ dự án sẽ thu gom vào hệ thống mương sinh học của chủ dự án không thải ra môi trường
Hoạt động của dự án cũng phát sinh mùi hôi từ việc chăn nuôi gà, chủ dự án sẽ đầu tư hệ thống xử lý đạt quy chuẩn môi trường Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh
Chất thải rắn phát sinh được chủ dự án thu gom và xử lý đúng quy định không xả thải ra môi trường
=> Do đó hoạt động của dự án hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án mang tính chất chung của tỉnh
Vĩnh Long nằm trong vùng đất phù sa ngọt ở trung tâm vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh duy nhất trong vùng không có diện tích rừng tập trung Giới sinh vật trên địa bàn tỉnh hiện nay hầu hết đều đã được thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị và các loại cây trồng
* Hiện trạng tài nguyên sinh vật khu vực dự án
Thực vật ở khu vực dự án chủ yếu là khu vực trồng lúa, các loại cây ăn trái, cây công trình, các loại cây tạp… và các loài cỏ dại như cỏ chỉ, cỏ lông, Động vật chủ yếu là các loài trong tự nhiên như ếch, nhái, ong, bướm,… và các loài được con người thuần chủng như gà, vịt, chó, mèo,… Không có các loài động vật quý hiếm và loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ.
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
Nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được thu gom vào hồ sinh học để xử lý sau đó tận dụng để tưới cây và làm mát trại chăn nuôi Không xả thải ra môi trường.
Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
3.1 Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án
Chủ dự án đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh khu vực dự án, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng môi trường không khí xung quanh tại khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị Kết quả
QCVN 05:2013/BTNMT KK1 KK2 KK3
1 Tổng bụi lơ mg/m 3 0,146 0,134 0,13 0,3 lửng
5 Tiếng ồn dBA 51,4 52,6 51,6 Từ 6 giờ - 21 giờ: 70 *
Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động,
- KK1: kết quả quan trắc không khí xung quanh ngày 05/10/2022
- KK2: kết quả quan trắc không khí xung quanh ngày 06/10/2022
- KK3: kết quả quan trắc không khí xung quanh ngày 07/10/2022
- Vị trí lấy mẫu: Khu vực không khí xung quanh dự án
QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
(*) QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
* Nhận xét đánh giá chất lượng không khí:
Căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng không khí trên, so sánh và đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (QCVN
05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT), các chỉ tiêu đo đạc và phân tích đều cho kết quả có giá trị thấp hơn quy chuẩn cho phép, qua đó cho thấy môi trường không khí của khu vực dự án tương đối tốt
3.2 Hiện trạng môi trường nước mặt dự án
Bảng 3.2: Hiện trạng môi trường nước mặt tại rạch gần khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị
MT:2015/BTNMT (cột A2) NM1 NM2 NM3
Nguồn: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động,
- NM1: kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực dự án ngày
- NM2: kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực dự án ngày
- NM3: kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực dự án ngày
- Vị trí lấy mẫu: nước mặt tại rạch công cộng đoạn tiếp giáp dự án
QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
* Nhận xét đánh giá chất lượng nước mặt:
Căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng nước mặt ở bảng trên, so sánh và đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-
MT:2015/BTNMT), các chỉ tiêu đo đạc và phân tích cho kết quả có TSS, BOD5,
COD, PO4 3- giá trị cao hơn quy chuẩn cho phép, qua đó cho thấy chất lượng môi trường nước mặt tại rạch tiếp giáp dự án đang bị ô nhiễm hữu cơ
STT Thông số Đơn vị
MT:2015/BTNMT (cột A2) NM1 NM2 NM3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
1.1 Đánh giá, dự báo các tác động: a/ Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất:
Dự án được đầu tư xây dựng trên thửa đất số 24 tờ bản đồ 4 ấp Phú Bình, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long Đất được chủ dự án thuê từ chủ sở hữu Do đó không có việc chiếm dụng đất b/ Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Hiện trạng khu vực xây dựng dự án đã được san lấp mặt bằng, do đó báo cáo không thực hiện đánh giá nội dung này c/ Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
- Hoạt động tập kết, lưu trữ vật liệu xây dựng:
Cát, đá, xi măng, gạch, sắt, thép, sơn, là các loại VLXD được sử dụng chủ yếu để xây dựng các hạng mục công trình Các loại vật liệu này được bên bán cung cấp cho dự án theo định kỳ Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng
Với định mức tiêu thụ nhiên liệu của xe tải 10 tấn là 30 lít dầu DO/100km
Khoảng cách từ nơi vận chuyển nguyên vật liệu đến dự án khoảng 15 km Vậy tổng chiều dài đoạn đường xe tải bao gồm cả lượt đi và về là 30 km Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của xe tải trong 01 ngày là khoảng 18 lít (khoảng 15,66 kg dầu DO)
Theo số liệu tham khảo từ WHO, 1993 thì tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh đối với xe chạy trên đường như sau:
Bảng 4.1: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông
Phương tiện Đơn vị (U) TSP
Nguồn: World Health Organization, Geneva, 1993
Bảng 4.2: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm của các phương tiện giao thông
(kg/tấn DO tiêu thụ)
Tổng chiều dài tính toán cho một ngày vận chuyển (km)
30km/01 chuyến vận chuyển x 2 chuyến/ngày = 60km
- (*) = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn DO tiêu thụ) x kg dầu/km
- S=0,05%: là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (Theo petrolimex, 2014)
- (-) : quy chuẩn không quy định
Các chất ô nhiễm (bụi, khí thải, ) phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng có tải lượng không lớn, nên đối tượng bị tác động bởi các nguồn gây ô nhiễm bụi, khí thải chủ yếu là công nhân tham gia xây dựng, các doanh nghiệp lân cận, tiếp giáp dự án Vì vậy, chủ dự án yêu cầu nhà thầu thi công đưa ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thích hợp, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp lân cận d/ Thi công các hạng mục công trình của dự án đối với các dự án có công trình xây dựng
- Hoạt động thi công xây dựng
Hoạt động xây dựng công trình chủ yếu sử dụng máy trộn bê tông, xe cuốc, máy ép cọc các thiết bị này khi vận hành sẽ phát sinh bụi và khí thải Theo
WHO 1993, bụi và khí thải phát sinh từ các thiết bị phục vụ xây dựng có thành phần chủ yếu là bụi khói (TSP), SOx, NOx, CO, Với lượng dầu sử dụng một ngày là 100 lít, tải lượng ô nhiễm được ước tính thể hiện qua bảng 4-3 dưới đây
Bảng 4.3: Tổng tải lượng ô nhiễm phát thải do các thiết bị thi công
TT Thiết bị Hệ số tải lượng ô nhiễm (Kg/tấn dầu)
SO 2 CO NO 2 Bụi VOC
2 Máy ép cọc bê tông thủy lực 0,0014 5,67 0,24 0,018 0,40
3 Máy đầm nén bằng tay 0,013 5,10 0,21 0,009 0,38
TT Thiết bị Hệ số tải lượng ô nhiễm (Kg/tấn dầu)
SO 2 CO NO 2 Bụi VOC
4 Máy trộn bê tông chạy bằng dầu diezel 0,012 5,54 0,25 0,010 0,40
Ghi chú: Tải lượng SO 2 sinh ra do xe cuốc = (0,274*0,05) kg/tấn*0,1305 tấn/ngày =
0,0018 kg/ngày Các thông số còn lại tính tương tự
Qua bảng 4-3 cho thấy tải lượng ô nhiễm do các phương tiện, thiết bị thi công tương đối lớn, Chủ dự án yêu cầu nhà thầu thi công sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
- Hoạt động hàn, cắt kim loại:
Phát sinh do hoạt động hàn, cắt kim loại, quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí như các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng khói bụi Ngoài ra còn có các khí thải khác như: CO, NOx Tải lượng các chất ô nhiễm có thể ước tính thể hiện qua bảng 4-4 dưới đây
Bảng 4.4: Hệ số phát thải ô nhiễm ứng với đường kính que hàn
Chất ụ nhiễm Hệ số ụ nhiễm (mg/1que hàn) ứng với đường kớnh que hàn ứ
Nguồn: Phạm Ngọc Đặng, môi trường không khí, NXB khoa học kỹ thuật 2000
Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm này được bố trí phân tán, không tập trung nên khả năng ít tác động đến môi trường xung quanh Ngoài ra, bụi còn phát sinh từ quá trình tháo lắp cốp pha, dàn giáo, bụi phát tán từ mặt bằng trong ngày nắng, Bụi có thành phần chủ yếu là bụi đất, bụi cát,
Các chất ô nhiễm (bụi, khí thải, ) phát sinh từ quá trình tập kết vật liệu xây dựng, thi công xây dựng có tải lượng không lớn, nên đối tượng bị tác động bởi các nguồn gây ô nhiễm bụi, khí thải chủ yếu là công nhân tham gia xây dựng, các hộ dân lân cận Vì vậy, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công đưa ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thích hợp, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các hộ dân lân cận
Nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là nước mưa chảy tràn, nước thải xây dựng và nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
+ Nước thải xây dựng: Quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án sẽ phát sinh một lượng nước thải từ các khâu: trộn bê tông, vệ sinh dụng cụ xây dựng, bảo dưỡng bê tông,… Thành phần nước thải chủ yếu là cát và tạp chất xây dựng, mang tính đặc thù riêng, lưu lượng nước thải ít
+ Nước thải sinh hoạt: Trong quá trình thi công xây dựng, dự kiến số lượng công nhân làm việc khoảng 4 người Theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước -
Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, ước tính lượng nước cấp cho công nhân sinh hoạt thường xuyên sử dụng khoảng 100 lít/người/ngđ; công nhân lượng nước thải chiếm khoảng 100% lượng nước cấp, mỗi ngày tại công trường phát sinh khoảng: 04 người x 100 lít/người/ngày= 0,4 m 3 /ngày.đêm
Nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa nguyên vật liệu sẽ cuốn trôi các chất lơ lửng vào nguồn nước, góp phần làm ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực Tuy nhiên, do khối lượng vật tư phục vụ cho xây dựng công trình được chia làm nhiều đợt tập kết, mỗi đợt tập kết không nhiều nên nước mưa chảy tràn ảnh hưởng không lớn đến môi trường khu vực
Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường
trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động:
2.1.1 Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải a/ Nguồn phát sinh chất thải thông thường và đánh giá tác động
* Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên
- Thành phần gồm giấy vụn, bao nylon, thực phẩm thừa, …Dự án có 4 nhân viên và định mức rác thải tính trên đầu người là 0,9 kg/người/ngày (tham khảo quy chuẩn QCXDVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam -
Quy hoạch xây dựng) thì lượng rác thải của nhân viên là 3,6 kg/ngày
- Chất thải rắn thải sinh hoạt chứa hàm lượng lớn các hợp chất dễ phân hủy sinh học, trong quá trình phân huỷ sẽ phát khí thải, mùi hôi Nếu không được thu gom xử lý đúng quy định sẽ ảnh hưởng mỹ quan khu vực và sức khoẻ của con người Nếu thải trực tiếp vào môi trường sẽ gây ô nhiễm đất và nước
* Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi:
Hoạt động chăn nuôi của dự án phát sinh chất thải rắn có thành phần bao gồm phân gà, bao bì đựng thức ăn, xác gà không do dịch bệnh, vật liệu lót nền trại gà,… Trong đó
- Phân gà và vật liệu lót nền trại gà: Tổng khối lượng phân gà và vật liệu lót nền khoảng 52,12 tấn/đợt nuôi, bao gồm:
+ Vật liệu lót nền trại chủ yếu là trấu Lớp trấu độn trung bình dày khoảng
0,3 - 0,5 cm (khoảng 6 kg/m 2 nền trại); Lượng trấu sử dụng khoảng 7,02 tấn/trại tương đương 42,12 tấn/đợt nuôi
+ Theo số liệu nghiên cứu khối lượng phân gà chiếm khoảng 5% so trọng lượng cơ thể vật nuôi, bình quân vào khoảng 0,1 kg/con/ngày Phân gà có thành phần gồm khoảng 56%H2O, 1,63%N, 0,54%P2O5, 0,85%K2O, 2,4%CaO và
0,74%MgO (Nguồn: PGS.TS Bùi Hữu Đoàn và cộng sự, năm 2011, Bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi, NXB Nông nghiệp) Với số lượng gà nuôi 100.000 con/đợt, mỗi con trung bình 1,8 kg thì lượng phân phát sinh khoảng 10 tấn/đợt nuôi.
+ Cách thu gom phân gà và chất độn nền như sau: Trong suốt thời gian nuôi gà dự án không thu gom phân gà Vào cuối đợt nuôi gà, sau khi xuất hết gà, trấu độn nền và phân gà sẽ được nhân viên thu gom vào bao ni lông (bao chứa thức ăn còn nguyên vẹn) buộc chặt miệng bao để trong trại gà và xịt hóa chất khử trùng bên ngoài bao trước khi đưa lên xe vận chuyển xuất bán khỏi dự án
Lượng phân gà phát sinh từ dự án nếu không có kế hoạch thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây tác động xấu đến môi trường như: ô nhiễm nước và không khí khu vực xung quanh
- Bao bì đựng thức ăn: Các loại bao bì chứa thức ăn (hỗn hợp, cám) và dinh dưỡng không có thành phần nguy hại theo qui định Khối lượng phát sinh ước tính như sau: (396 tấn thức ăn/đợt x 0,15 kg/bao)/40 kg/bao = 1.485 kg/đợt nuôi
- Xác gà chết không do dịch bệnh: Trong quá trình nuôi, ước tính tỷ lệ hao hụt khi gà chết của dự án là 2 - 4% /năm tương đương khoảng 2.000 - 4.000 con/đợt nuôi Thông thường gà dễ chết ở giai đoạn đầu của quá trình chăn nuôi do chưa thích nghi với môi trường, thể trọng gà chết trung bình khoảng 0,15 kg/con, như vậy, khối lượng gà chết cao nhất (ở mức 4%) khoảng 600 kg/đợt nuôi Nguyên nhân có thể là do thời tiết thay đổi hoặc bị các bệnh thông thường
(bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dẫn đến suy kiệt và gây chết… v.v) Khối lượng chất thải này nếu không có biện pháp thu gom và xử lý, xác gà chết phân hủy sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường nước, đất và không khí khu vực b/ Nguồn phát sinh chất thải nguy hại và đánh giá tác động:
Hoạt động của dự án phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) có thành phần như: Bóng đèn led thải, dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải (nhớt bôi trơn thải), giẻ lau thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (giẻ lau bị nhiễm mỡ bò bôi trơn, nhớt bôi trơn thải), bao bì cứng thải bằng nhựa (thùng chứa dầu bôi trơn), ống tiêm thải, bao bì cứng bằng nhựa/kim loại/vật liệu khác (chai/lọ đựng thuốc thú y, thuốc phòng trị bệnh),… khối lượng CTNH phát sinh từ dự án khoảng 60 kg/năm
Xác vật nuôi chết do dịch bệnh phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh ở địa phương, cách phòng trị bệnh vật nuôi, khối lượng xác vật nuôi,… nên không xác định được khối lượng
CTNH nếu không quản lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của nhân viên và người dân trong khu vực dự án c/ Nguồn phát sinh bụi, khí thải và đánh giá tác động
- Hoạt động nhập con giống: Khi dự án hoạt động, đơn vị thuê nuôi gia công dùng xe tải giao gà giống cho dự án trong thời gian tối đa khoảng 3 ngày/trại nên mùi hôi phát sinh từ chất bài tiết của gà không lớn, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
- Hoạt động nhập và lưu trữ nguyên vật liệu :
+ Hoạt động nhập nguyên, vật liệu: Trong quá trình chăn nuôi, ngoại trừ con giống được đơn vị thuê nuôi gia công giao đầu đợt nuôi; thức ăn, thuốc thú y,… được đơn vị thuê nuôi gia công giao định kỳ bằng xe tải nên hoạt động của xe tải vận chuyển nguyên, vật liệu phát sinh bụi và khí thải có thành phần chủ yếu là bụi khói (TSP), khí CO, NOx, SO2 và VOC Ngoại trừ con giống, dự án tiếp nhận nguyên, vật liệu khác khoảng 4 – 5 lần/tháng, nên bụi và khí thải phát sinh không nhiều và không thường xuyên
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
+ Công trình xử lý nước thải: Hầm tự hoại 03 ngăn, ao sinh học
+ Công trình xử lý bụi, khí thải: hệ thống làm mát và khử mùi
+ Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn: thùng chứa rác, kho chứa CTNH, kho chứa chất thải thông thường
+ Công trình xử lý xác gà chết không do dịch bệnh: hố chôn xác gà chết
- Kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được tóm tắt như sau:
Bảng 4.11: Kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
STT Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Kinh phí
1 Xây dựng nhà vệ sinh + Bể tự hoại 10
2 Xây dựng kho chứa chất thải thông thường 02
3 Xây dựng kho chứa CTNH 02
4 Xây dựng khu chôn xác gà chết 03
5 Hệ thống ao sinh học xử lý nước thải 20
6 Hệ thống làm mát và khử mùi 15
STT Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường Kinh phí
- Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường:
+ Nguồn vốn: Việc đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành các công trình bảo vệ môi trường bằng nguồn vốn của Chủ dự án
+ Chủ dự án: (Ông) Phạm Hải Đăng
+ Cơ quan tổ chức triển khai thực hiện dự án và quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường: (Ông) Phạm Hải Đăng, trực tiếp vận hành và quản lý các công trình bảo vể môi trường.
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Đánh giá tác động môi trường và những rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra khi triển khai thực hiện dự án được phân tích đánh giá một cách chi tiết đối với từng giai đoạn, từng nguồn phát sinh và từng đối tượng bị tác động Các nguồn phát sinh tác động được phân tích, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường, từ đó đưa ra những đánh giá mức độ tác động đến môi trường Ngoài ra, các số liệu dữ liệu (thông số, tải lượng ô nhiễm) sử dụng trong báo cáo được tham khảo từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có uy tín, chuyên về lĩnh vực môi trường, từ đó tính toán, so sánh với điều kiện thực tế, với các quy chuẩn môi trường Việt Nam Vì vậy các đánh giá tác động môi trường trong báo cáo có độ tin cậy tương đối và có thể chấp nhận được.
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
Dự án không thuộc danh mục dự án khai thác khoáng sản nên không phải thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải:
+ Nguồn số 01: Nước thải chăn nuôi
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: khoảng 4,01 m 3 /ngày.đêm
- Dòng nước thải: dòng nước thải sau ao sinh học xử lý nước thải (tái sử dụng cho mục đích tưới cây của chủ dự án và làm mát, không xả nước thải ra môi trường)
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm theo dòng nước thải: Như bảng sau:
Bảng 6.1: Thông số và giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm theo dòng nước thải
STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn(Theo QCVN
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: nước thải sau xử lý tại ao sinh học được tái sử dụng cho mục đích tưới cây của chủ dự án và làm mát, không xả nước thải ra môi trường.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Dự án không có công trình xử lý khí thải, do đó báo cáo không đề nghị cấp phép nội dung này.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn:
+ Nguồn 01: tiếng ồn từ các phương tiện ra vào dự án và từ hoạt động nuôi gà trong trại nuôi Tọa độ VN:2000, kinh tuyến trục 105 0 30’, múi chiếu 3 0 :
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn:
Bảng 6.2: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
STT Tên thông số ô nhiễm
Giá trị giới hạn, dBA QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường)
Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn
4.1.1 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên:
STT Tên chất thải Trạng thái
1 Các thiết bị điện thải (bóng đèn led thải) Rắn 16 01 13 2,9
Giẻ lau thải bị nhiễm các thành phần nguy hại (giẻ lau bị nhiễm mỡ bò bôi trơn, nhớt bôi trơn thải)
3 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải (nhớt thải) Lỏng 17 02 03 25
4 Bao bì nhựa cứng thải (thùng chứa dầu bôi trơn, chai lọ chứa thuốc thú y) Rắn 18 01 03 10
5 Bao bì mềm thải (bao bì chứa thuốc sát trùng, hóa chất) Rắn 18 01 01 10
6 Chất thải lây nhiễm (Ống kim tiêm thải) Rắn 13 02 01 0,1
4.1.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại:
- Thiết bị lưu chứa: Thùng nhựa có nắp đậy, thể tích 60 lít/thùng, có 6 thùng chứa từng loại chất thải riêng biệt
- Kho chứa chất thải nguy hại:
+ Diện tích kho: 4 m 2 (dài 2 m, rộng 2 m)
+ Thiết kế, cấu tạo của kho: nền bê tông, mái lợp tôn, vách tôn
4.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
4.2.1 Khối lượng, chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh thường xuyên:
STT Nguồn phát sinh chất thải rắn ĐVT Khối lượng
1 Phân gà và vật liệu lót nền trại gà Tấn/năm 104,24
2 Bao bì chứa thức ăn Tấn/năm 2,97
3 Xác gà chết không do dich bệnh Tấn/năm 1,2
4.2.2 Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường:
+ Đối với Phân gà và vật liệu lót nền trại gà thu gom vào bao ni lông, xuất bán ngay không lưu trữ
+ Đối với xác gà chết không do dich bệnh: xử lý chôn lấp ngay tại hố chôn lấp xác gà chết, không lưu trữ
+ Đối với bao bì chứa thức ăn: thu gom vào bao nilông lưu trữ vào kho chứa chất thải thông thường
- Kho chứa chất thải thông thường:
+ Diện tích kho: 4m 2 (dài 2m; rộng 2m)
+ Thiết kế, cấu tạo của kho: nền bê tông, mái lợp tôn, vách tôn.
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư: 52 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án được tóm tắt qua bảng sau:
STT Tên công trình xử lý ô nhiễm
Thời gian vận hành thử nghiệm Bắt đầu Kết thúc
1 Công trình xử lý nước thải (ao sinh học) 06/02/2023 06/07/2023
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
Quan trắc nước thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình xử lý nước thải:
- Tần suất giám sát: 3 ngày liên tiếp, tần suất 1 ngày/lần (đo đạt, lấy mẫu và phân tích mẫu đơn 3 mẫu đầu ra của hệ thống xử lý)
- Vị trí và thông số giám sát nước thải được trình bày chi tiết như sau:
STT Vị trí đo đạc, lấy mẫu Thông số giám sát
1 Nước thải tại ao sinh học Tọa độ:
X22796, YT2684 pH, COD, TSS, tổng Nitơ, BOD5, Tổng Coliform
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
* Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch:
- Đơn vị thực hiện đo đạc: Trung tâm Môi trường và Sinh thái Ứng dụng (CEECO)
- Địa chỉ: 135B Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp
- Người đại diện pháp luật: (Ông) Hoàng Văn Tùng , Chức vụ:
Giám đốc Đơn vị đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, số hiệu VIMCERTS 064 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật
theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và điểm a khoản 1 Điều 97 và điểm b khoản 1 Điều
98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ: Hoạt động của dự án không thuộc đối tượng quan trắc môi trường Do đó, Chủ dự án không đề xuất chương trình giám sát môi trường ở chương này
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Chủ dự án sẽ thực hiện việc quan trắc nước thải khi cần thiết để tự theo dõi, giám sát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép đối với nước thải trước khi thải ra môi trường (theo quy định tại khoản 6 Điều 111 và khoản 6 Điều 112 Luật Bảo vệ Môi trường
* Giám sát chất thải rắn thông thường và CTNH:
- Chất thải rắn thông thường: theo dõi, giám sát việc thu gom chất thải rắn thông thường vào nơi chứa; lưu giữ hợp đồng hoặc chứng từ hoặc giấy tờ có liên quan đến việc chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý
- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại được phân loại trước khi đưa vào khu vực lưu trữ chất thải nguy hại; Hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; Lưu giữ hợp đồng, liên chứng từ CTNH và quản lý CTNH theo quy định tại Thông tư số
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Chủ dự án cam kết về tính chính xác trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Chủ dự án cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, vận hành thường xuyên các công trình xử lý nêu trong báo cáo Cam kết xử lý nước thải, bụi, khí thải và các chất thải khác đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành như đã nêu trong báo cáo
- Chủ dự án cam kết tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án Cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, hóa chất và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của dự án
- Chủ dự án cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của dự án.