TẠP CHÍ KHOA HỌC - số 59/2022 L^ỉ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG CHO SINH VIÊN KHOA VĂN HOÁ DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Phạm Thị Bích Thuỷ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Du lịch ngày càng được coi là một hĩnh thức “ trốn thoát ” tạm thời thể giới hiện thực mà con người đang tương tác hàng ngày Du lịch là một cuộc tìm kiếm những trải nghiệm phi thường, những giá trị chân thực, mới lạ đầy phẩn khích như cuộc tìm kiếm bản thăn Và ngày nay, người ta gọi nó là “ du lịch trải nghiệm ” Trong những năm gần đây, du lịch không chỉ là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của con người, du lịch còn trở thành hình thức học tập đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong các môi trường giáo dục Phương pháp học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm cũng đã khảng định vai trò của nó trong việc giúp người học tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức và kỹ năng Bởi vậy, ở tất cả các bậc học, mô hình du lịch học tập trài nghiệm đã được nghiên cứu và áp dụng, nhằm năng cao chất lượng chất lượng dạy và học, đưa hoạt động và mục tiêu học tập gan liền, mật thiết hơn với thực tiễn cuộc sổng sinh động Ở bậc đại học, đối với các ngành đào tạo du lịch và định hướng du lịch thì nhu cầu du lịch học tập trải nghiệm càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Bởi vậy, trong phạm vi cùa bài báo, nhóm tác già đã thực hiện nghiên cứu về du lịch trải nghiệm, học tập trải nghiệm và tiến hành khảo sát nhu cầu của sinh viên Khoa Văn hoả - Du lịch, Trường Đại kọc Thủ đô Hà Nội đoi với hoạt động du lịch học tập trải nghiệm tại di sản văn hoả thê giới Hoàng Thành Thăng Long Từ đó làm căn cứ đê minh chứng cho tính hữu ích của hình thức giáo dục này và là cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch học tập trải nghiệm một cách hiệu quả hơn trong giáo dục đại học nói chung, giáo dục đại học chuyên ngành du lịch nói riêng Từ khoá: Du lịch trải nghiêm, học tập trải nghiệm, nhu cầu du lịch học tập trải nghiệm, sinh viên, Hoàng Thành Thăng Long Nhận bài ngày 28 2 2021; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 26 4 2022 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Bích Thuỷ; Email: ptbthuy@daihocthudo edu yn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ • Du lịch trải nghiệm là một xu hướng mới, đang nổi lên và nhiều triển vọng trong ngành du lịch trên toàn thế giới Hiện nay, du lịch trải nghiệm được coi là một hình thức du lịch mới, để phân biệt với “ du lịch đại chúng ” của những năm trước Du lịch trải nghiệm hướng 42 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI tới mục tiêu là khách du lịch được khám phá sâu hơn, nhiều hơn các giá trị của điểm đến, họ là người đồng sáng tạo tích cực thay vì chỉ là người tiêu dùng dịch vụ một cách thụ động và thuần tuý Cùng với đó, đồi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được Nhà nước và các cơ sở giáo dục quan tâm, trong đó “ học đi đôi với hành ” trở thành nội dung trọng tầm của mục tiêu đôi mới giáo dục Học qua trải nghiệm được cho là một lý thuyết học tập đóng vai trò trung tâm trong đào tạo theo năng lực (Nguyễn Văn Hạnh, 2017) Dạy - học trải nghiệm là phương pháp dạy học bao gồm nhiều hình thức mà người học được trải nghiệm để chủ động chiếm lĩnh tri thức và kỳ năng (Nguyễn Thị Ngọc Phúc, 2018) Xuất phát từ đặc điểm của du lịch trải nghiệm và học tập trải nghiệm mà hình thức du lịch học tập trải nghiệm đang ngày càng trở nên phổ biến ở các loại hình và đơn vị giáo dục Qua khảo sát, trong chương trình đào tạo của các ngành du lịch và định hướng du lịch của trường Đại học Thủ đô Hà Nội hầu hết đều thiết kế các học phần liên quan đến học tập trải nghiệm ngoài thực tế Hoạt động du lịch học tập trải nghiệm của sinh viên diễn ra khá phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, đem lại hiệu quả tích cực trong việc dạy và học Những năm gần đây, các ngành học cũng đã chú động liên kết với các công ty du lịch, điểm đến du lịch tổ chức các chuyến du lịch học tập trải nghiệm gắn với đặc thù của từng ngành học, từng học phần giúp người học cụ thế hoá những kiến thức vào thực tiễn, qua đó hình thành thế giới quan và định hướng nghề nghiệp một cách thiết thực hơn Mặt khác, các “ tour ” du lịch học tập trải nghiệm giúp sinh viên hứng thú trong việc tiếp cận tri thức; lĩnh hội kiến thức và kỳ năng một cách tự nhiên không gò ép, giáo dục đào tạo theo đó đạt hiệu quả cao hơn 2 NỘI DUNG 2 1 Du lịch trải nghiệm Hình thức du lịch trải nghiệm bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, với sự phát triển của dòng khách đi du lịch bằng cách tự lái xe riêng để được trải nghiệm nhiều hơn Đen năm 1999, thuật ngữ “ trải nghiệm ” đã được đưa ra trong khái niệm “ nền kinh tế trải nghiệm ” bởi hai nhà kinh tế học Joseph Pine và Jim Gilmore Ông giải thích ràng, kinh tế thế giới cơ bản đã trải qua các thời kỳ: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế dịch vụ và giờ đây là kinh tế trải nghiệm Vì thế, trải nghiệm được xem là sự tiến bộ cao nhất của nền kinh tế, từ việc lựa chọn nguyên liệu, sản xuất hàng hóa, phân phối dịch vụ đến tổ chức trải nghiệm Trong khi hàng hóa là hữu hình, dịch vụ là vô hình thì trải nghiệm là những kỷ niệm đáng nhớ Trải nghiệm của mồi cá nhân là riêng có, nó biểu hiện trong một khoảng thời gian và thường liên quan nhiều đến cảm giác, cảm xúc của con người Trải nghiệm xảy ra khi có sự tham gia của khách hàng (từ bị động đến chủ động ) và có sự liên kết với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh (từ tiếp nhận - quan sát đến cảm nhận - hòa mình) Hai nhà khoa học đã chứng minh mô hình của mình dựa trên phân tích về sự tăng trưởng của du lịch và ngành giải trí Hoa Kỳ tại các điểm tham quan như công viên giải trí, các buổi hòa nhạc, rạp chiếu phim, các sự kiện thể thao, Kết quả là ngành du lịch và giải trí tại các địa điểm đó đều có sự vượt trội về giá cả, việc làm cũng như sự đóng góp và tổng sản phẩm quốc nội so với các lĩnh vực khác Giải thích của các ông là các doanh nghiệp này đều cung TẠP CHÍ KHOA HỌC - số 59/2022 II 43 cấp những trải nghiệm được đánh giá cao vì chúng độc đáo, đáng nhớ và thu hút các cá nhân theo những cách cá nhân hóa Hình 1 Mô hình bốn lĩnh vực và chiều kích của trải nghiệm của Joseph Pine và Jim Gilmore 1 Từ khái niệm thuật ngữ “ trải nghiệm ” , đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về “ du lịch trải nghiệm ” Theo Abhinav G “ Du lịch trải nghiệm trái ngược với du lịch đại chúng trước đây - chỉ tập trung vào các tour du lịch trọn gói và các kỳ nghỉ với mức độ tham gia của các cá nhân thấp Du lịch trải nghiệm cho thấy hơn là mô tả Du lịch trải nghiệm khuyến khích du khách tích cực tham gia trải nghiệm thực tế và thúc đấy con người tham gia các hoạt động ngoài trời, hoà nhập vào các nền văn hoả và cộng đồng Theo nghĩa này, nó rất cá nhãn hoá về cơ bản, du lịch trải nghiệm phải thu hút cả năm giác quan của du khách ” 2 Natalia Tur Mari cho rằng “ Du lịch trải nghiệm là một dịch vụ kinh tế đáng nhớ, độc đáo và phi thường, là kết quả của một quá trình đồng sáng tạo theo giai đoạn dựa trên các hoạt động kinh doanh và sự nâng cao cỏ chủ đích của diêm đên cho nhận thức và cảm xúc của du khách nhằm mục đích tạo ra giá trị ” 3 Có thể nói thuật ngữ “ Du lịch trải nghiệm ” có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó đã trở thành một thuật ngữ bao gồm rất nhiều loại hình du lịch và khách du lịch như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục, du lịch di sản, du lịch tự nhiên, Ở đâu các hoat động thể hiện sự nhạy cảm với môi trường, sự tôn trọng văn hoá bản địa và tìm kiếm sự học hỏi và trải nghiệm hon là chỉ quan sát và ngắm nhìn thì ở đó có du lịch trài nghiệm Du lịch trải nghiệm liên quan đến sự tham gia chủ động tích cực, hoà mình, thậm chí là đắm mình của người tham dự 2 2 Học tập trải nghiệm Học tập thông qua trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp, trong đó, người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội Từ thời cổ đại, con người đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của hoạt động thực tế với việc học tập của mỗi cá nhân Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói: “ Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu ” Ở phương Tây, Aristotle (384 - 332TCN) cho ràng “ Những diều chủng ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó ” Đây được coi là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của giáo dục thông qua hình thức hoạt động trải nghiệm Đen cuối thế kỉ XIX, nhà tâm lý 44 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI học Kurt Lewin đưa ra mô hình học tập trải nghiệm 4 giai đoạn: Kinh nghiệm cụ thể (giai đoạn 1); Thu thập dữ liệu, quan sát và phản ánh về kinh nghiệm đó (giai đoạn 2); Phân tích, khái quát để hình thành các khái niệm trừu tượng và khái quát (giai đoạn 3); Thừ nghiệm những ứng dụng của khái niệm trong tình huống mới (giai đoạn 4) Hình 2 Mô hình học tập trải nghiệm của K Lewin 7 Đến học giả David Kolb, mô hình học tập trải nghiệm đã được quy trình hóa với các giai đoạn và thao tác Ông nhấn mạnh kinh nghiệm đóng vai trò trung tâm trong quá trình học và lĩnh hội kiến thức: “ Học tập là quá trình mà kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và chuyên đổi nó Hình 3 Mô hình học trải nghiệm của D Kolb (1984) 4 Chu trình học tập trải nghiệm của D Kolb gồm 4 bước như sau: Bước 1 - Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience - CE): Học tập thông qua các hoạt động, hành vi, thao tác cụ thể, trực tiếp gắn vứ ; bối cảnh thực tế như: đọc tài liệu, nghe giảng, xem video về chủ đề đang học Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học và trở thành “ nguyên liệu đầu vào ” quan trọng của quá trình học tập Bước 2 - Quan sát phản ánh (Reflective Observation - RO): Người học phân tích, đánh giá các sự kiện và kinh nghiệm đã có Sự đánh giá này mang yếu tố “ phản ánh ” (người học suy nghĩ trở lại các hoạt động và kiểm tra một cách hệ thống những kinh nghiệm đã trải qua, phát hiện những đặc điểm, ý nghĩa của nó) Từ đó, người học sẽ nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, rút ra được các bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học tập tiếp theo Bước 3 - Trừu tượng hóa khái niệm (Abstract Conceptualization - AC): Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm được chuyển đổi thành “ tri thức ” , hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lại trong não bộ Bước 4-Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation - AE): Đây là bước cuối cùng để người học xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ bước trước bằng cách đưa các giả thuyết vào thực tiễn để kiểm nghiệm hay nói khác hon, người học sử dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề và ra quyết định Từ những lý thuyết trên, có thể thấy mô hình học tập trải nghiệm là mô hình lôi cuốn TẠP CHÍ KHOA HỌC - sô 59/2022 II 45 người học vào các hoạt động tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong những hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân Phương pháp này tạo ra những cơ hội để người học tổng kết và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi, phân tích và chiêm nghiệm; từ đó có khả năng ứng dụng những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu vào những tình huống mới Nếu như phương pháp giáo dục truyền thống, đối tượng trung tâm là giáo viên, nhiệm vụ của người dạy là truyền thụ kiến thức, người học thụ động lĩnh hội, ít liên hệ với thế giới bên ngoài; thì phương pháp giáo dục qua trải nghiệm sẽ hướng đến lấy người học làm trung tâm, nhiệm vụ của người dạy là sắp xếp và tổ chức quá trình học tập, định hướng nội dung học tập, còn người học là người chủ động thực hiện nhiệm vụ và chiếm lĩnh tri thức, môi trường học tập có thể diễn ra ngay trong cuộc sống, ngay trong những bối cảnh thực tiễn, bởi thế quá trình học tập có sự liên hệ mật thiết với thế giới bên ngoài 2 3 Phưong pháp nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về du lịch học tập trải nghiệm, cũng như nhu cầu và thực trạng hoạt động du lịch học tập trải nghiệm của sinh viên khoa văn hoá du lịch tại Hoàng Thành Thăng Long Vì vậy nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến du lịch trải nghiệm, học tập trải nghiệm trong và ngoài nước để làm sáng tỏ lý thuyết của hướng tiếp cận này Quan phân tích thấy được hoạt động học tập trải nghiệm được áp dụng khá phổ biến ở bậc đào đạo đại học Chính vì thế, nghiên cứu sẽ tiếp tục vận dụng và làm sáng tỏ hình thức du lịch trải nghiệm và học tập trải nghiệm đối với sinh viên ngành du lịch và ngành Việt Nam học có định hướng du lịch của khoa Văn hoá - Du lịch, Đại học Thủ đô Hà Nội - Khảo sát thực tế: Đe phục vụ cho việc thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên qua bảng hỏi “ google form ” đối với sinh viên 4 khoá học của 3 ngành đào tạo của khoa Văn hoá - Du lịch (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Việt Nam học) Kết quả thu được 201 phiếu khảo sát của sinh viên 3 ngành học, 4 khoá đào tạo và 23 lớp hành chính Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề sau: Thông tin về đối tượng khảo sát, nhận thức của sinh viên về du lịch học tập trải nghiệm, nhu cầu của sinh viên về du lịch học tập trải nghiệm tại Hoàng Thành Thăng Long, - Phỏng vấn sâu: Lãnh đạo khoa Văn hoá - Du lịch, Trưởng bộ môn, giảng viên, đại diện Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Nội dung phỏng vấn tập trung vào: Tầm quan trọng của học tập trải nghiệm; nội dung thực hành, thực tế theo chương trình đào tạo; hình thức tổ chức, công tác chuẩn bị cho các hoạt động thực tế; các giải pháp nâng cao hiệu quả du lịch học tập trải nghiệm - Phương pháp xử lý thông tin: Kết quả khảo sát được xử lý bằng công cụ phân tích và biểu đồ hoá của “ google form ” 2 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2 4 1 Khái quát về giá trị của di sản văn hoá thế giới Hoàng Thành Thăng Long và các 46 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chương trình du lịch tiêu biểu 2 4 1 1 Giả trị của di sản văn hoá thế giới Hoàng Thành Thăng Long Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam Vào ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng di tích Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt Tiếp đó, ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua nghị quyết công nhận khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi ba đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú, sinh động Di tích Hoàng Thành Thăng Long thuộc địa bàn của phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Với tổng diện tích 18 395 hecta, Hoàng Thành Thăng Long là khu quần thể bao gồm nhiều di tích, cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện với kiến trúc cung đình mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn Hoàng Thành Thăng Long phát triển qua mười ba thế kỷ và được chia thành 5 giai đoạn (giai đoạn tiền Thăng Long, giai đoạn Lý - Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, giai đoạn Lê - Mạc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, giai đoạn từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội, giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn) đã để lại những giá trị văn hoá - lịch sử to lớn, đậm đà bản sắc dân tộc: - Giá trị nhận diện bản sắc: Di sản Hoàng Thành Thăng Long là minh chứng sống động về nét độc đáo riêng biệt của Hà Nội dựa trên sự hội nhập các yếu tố cổ và hiện đại Hơn nữa, bảo tồn di sản Hoàng Thành cũng là bảo tồn minh chứng hữu hình về sự phát triển liên tục của lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc trưng của tổ chức Nhà nước Việt Nam hơn 1000 năm qua - Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ VII - IX thời thuộc Đường, đến cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ XVIII, rồi thành Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ XIX, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay - Giá trị văn hoá: Di tích Hoàng Thành góp phần tăng cường hiểu biết lịch sử nhân loại, nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc Đồng thời, di tích Hoàng Thành là một minh chứng TẠP CHÍ KHOA HỌC - sõ 59/2022 II 47 trực quan sống động về lịch sử, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc - Giá trị phát triển du lịch: Việc bảo tồn khu di tích Hoàng Thành sẽ tạo sức hút lớn về du lịch cho thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung Phát triển hệ thống di sản Hoàng Thành góp phần quan trọng đưa Hà Nội vào danh sách điểm đến hấp dần trên thế giới Năm 2021, Hà Nội đã lọt vào danh sách 25 điểm đến hàng đầu thế giới do người dùng Tripadvisor bình chọn Năm 2022, Hà Nội tiếp tục vinh dự được góp mặt trong danh sách 25 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới Tripadvisor Travellers''''s Choice Awards là giải thưởng thường niên do du khách bình chọn trên Tripadvisor Kết quả dựa trên chất lượng và số lượng bình chọn của người dùng Tripadvisor khắp thế giới trong một năm 2 4 1 2 Chương trình du lịch tiêu biêu tại Hoàng Thành Thăng Long Với mục đích nâng cao và quảng bá giá trị di sản, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã liên kết, phối hợp với nhiều đơn vị (sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, công ty du lịch, ) để thiết kế và xây dựng nhiều chương trình du lịch giúp du khách khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc Có thể kể đến một số chương trình du lịch nổi bật sau: - Chương trình trải nghiệm Tết cổ truyền: Chương trình du lịch này dược tổ chức hàng năm vào dịp tết cổ truyền với các hoạt động phong phú như lễ hội Công ông Táo, lễ dựng cây Nêu, biểu diễn múa rối nước, các hoạt động trò chơi dành cho thiếu nhi, lễ dâng hương khai xuân Năm 2021, Trung tâm tổ chức chương trình với chủ đề “ Tân Sửu nghênh xuân ” với các hoạt động bổ ích và lý thú như: trưng bày với chủ đề “ Tân Sửu nghênh xuân ” tái hiện nghi lễ tiến xuân ngưu thời Lê Trung Hưng; các gian trưng bày không gian thờ cúng, phong tục chúc Tết và mừng tuổi ngày Tết; nghệ thuật thư pháp; tranh vẽ với chủ đề Chào đón mùa xuân, Cùng với đó là các hoạt động trải nghiệm, tương tác “ Phẩm vật nghênh xuân ” , xin chữ đầu xuân, tô tranh dân gian, nặn tò he, làm hoa đào, hoa cúc, làm hoa và con giống bằng lá cây với sự hướng dẫn của nghệ nhân Nguyễn Mạnh Thắng, Cũng tại chương trình, du khách còn được tham gia sân chơi hấp dẫn với nhiều trò chơi truyền thống như đu tre, trò chơi liên hoàn, - Chương trình vui Tết Trung thu: Đây là chương trình có sức hấp dần đặc biệt với các em thiếu nhi, được tổ chức vào dịp 15/8 âm lịch hàng năm, với các hoạt động: Tham quan không gian trưng bày với chủ đề “ Lung linh trăng rằm ” , giới thiệu mâm cỗ trông trăng truyền thống, các loại đèn, đồ chơi trẻ em Việt Nam xưa, tham quan các gian hàng giới thiệu các loại đèn Trung thu như: đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, hay các hoạt động trải nghiệm cho các em thiếu nhi như: trải nghiệm làm bánh Trung thu, học làm đồ chơi truyền thống như đèn lồng giấy, đèn ông sao, đèn ông sư, đèn con thỏ; tô vẽ mặt nạ giấy bồi, bập bênh, cầu trượt, leo núi tam giác, cầu tre, - Chương trình tái hiện Tết Đoan Ngọ: Theo quan niệm xưa, ngày 5/5 âm lịch là thời điểm chuyển mùa, mở đầu chuồi ngày nắng nóng nhất trong năm, cũng là mùa có nhiều dịch 48 II TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI bệnh Tết Đoan Ngọ là dịp người Việt có các hoạt động “ giết sâu bọ ” bệnh tật trong người bằng các phong tục ăn bánh gio, trái cây, rượu nếp, tắm nước lá để phòng bệnh, Người xưa tin rằng thảo mộc được hái vào giờ Ngọ ngày Đoan Ngọ thì hương sắc được kết tinh lại, sẽ làm tăng thêm dược tính chữa bệnh Vào dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “ Hương sắc thảo mộc Đoan Dương ” trưng bày, trình diễn, tái hiện các nghi thức, phong tục dân gian và cung đình độc đáo Nhiều phong tục, văn hóa ẩm thực của người Việt trong Tet Đoan Ngọ được giới thiệu như phong tục hái thảo mộc làm trà, làm thuốc và các đặc sản bánh gio, rượu nếp, các loại hoa quả, Tại đây, có nhiều trải nghiệm, hoạt động dân gian, truyền thống dành cho các em thiếu nhi như: làm quạt đón phúc lành; kết vòng nhận bình an; các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, chơi chuyền, làm diều, bắn bi, nhảy dây, ném lon, đập niêu đất, Ngoài ra, chương trình còn có trình diễn thư pháp, biểu diễn âm nhạc truyền thống, trưng bày “ Tết Đoan Ngọ xưa và nay ” , bộ sưu tập quạt đặc sắc, vẽ các danh lam thắng cảnh Thăng Long, - Chương trình giáo dục di sản: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã xây dựng một số chương trình giáo dục di sản chuyên sâu cho học sinh các cấp, nổi bật là hai chương trình “ Em làm nhà khảo cổ ” và “ Em tìm hiểu di sản ” Nội dung của chương trình hướng đến các hoạt động tham quan, học tập ngoại khoá, tìm hiêu lịch sử và trải nghiệm tại khu di sản, dâng hương và chụp ảnh tại khu di sản, và các hoạt động chăm sóc và bảo vệ di sản như các hoạt động ngoại khoá, thi viết, vẽ theo chủ đề nhằm nâng cao nhận thức của các em về di sản văn hoá Đây được xem là hướng tiếp cận mới, tránh được những lối mòn cũ cùng tâm lý sợ học sử, coi sử là môn học khô khan, Với việc tạo ra những chương trình chơi mà học, học mà chơi, học sinh được chủ động khám phá, tìm hiểu di sản thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm 2 4 2 Hoạt động du lịch học tập trải nghiệm trong chương trình đào tạo của Khoa Văn hoá — Du lịch Khoa Văn hoá - Du lịch, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay đang thực hiện hoạt động đào tạo với ba mã ngành: Việt Nam học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn Trải qua 6 năm hình thành và phát triển cũng như triển khai hoạt động giáo dục, các ngành học đã thực hiện hai lần điều chỉnh và sửa đổi chương trình đào tạo, theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng cao với thị trường lao động Ngành Việt Nam học có khối lượng kiến thức là 130 tín chỉ, chia thành hai khối: kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở ngành và liên ngành, kiến thức ngành, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành) Song song với việc trang bị lý thuyết, chương trình đào tạo đã cung cấp những nội dung thực hành, thực tế qua nhiều học phần chuyên ngành như Hà Nội học, Nghiệp vụ nghiên cứu văn hoá, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, thực tế chuyên môn, Năm 2018, Chương trình đào tạo Ngành Việt Nam học được điều chỉnh căn bản theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, với mục tiêu hướng đến là người học có thể đáp ứng được yêu cầu của 3 vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp là: Nghiên cứu văn hoá (Cơ quan quản lý văn hoá, bảo tàng, tổ chức phi chính phủ, ), Báo chí - truyền thông (Cơ quan truyền thông, tổ chức sự kiện, cơ quan báo chí, ) TẠP CHÍ KHOA HỌC - số 59/2022 II 49 và Du lịch (Các công ty du lịch, khu di tích lịch sử văn hoá và danh thắng, ) Bởi vậy, các học phần thực hành, thực tế càng được chú trọng hon, các hoạt động du lịch học tập trải nghiệm được triển khai trong nhiều học phần chuyên ngành và học phần thực tế chuyên môn Chưong trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và Quản trị khách sạn gồm 129 tín chỉ và được phân chia thành hai khối: Kiến thức giáo dục đại cưong và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở ngành và liên ngành, kiến thức ngành, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành) Năm 2019, chương trình đào tạo được điều chỉnh tiếp cận theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, liên kết sâu sắc với thị trường lao động, tăng thời lượng thực hành và thực tế cho người học đối với những học phần nghiệp vụ liên quan đến chuyên ngành đào tạo Nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng phòng thực hành nghiệp vụ với sự tư vấn thiết kế của các chuyên gia du lịch Hiện nay Khoa có 5 phòng thực hành: phòng thực hành nghiệp vụ hướng dẫn, phòng thực hành lễ tân, phòng thực hành bàn - bar, phòng thực hành buồng và phòng thực hành bếp Các phòng thực hành được trang bị những thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng Theo kết quả phỏng vấn lãnh đạo khoa và bộ môn, với ba mã ngành đào tạo sau các lần chỉnh sửa chương trình đào tạo, hiện nay, hoạt động học tập trải nghiệm thực tế của sinh viên Khoa Văn hoá - Du lịch đã trở thành nội dung trong các học phần bắt buộc và học phần tự chọn Các chuyến đi được tổ chức theo năm học trong các học phần tương ứng: năm thứ nhất sinh viên sẽ thực hiện chuyến thực tế 1 ngày và các chuyến thực tế 1 buổi theo các học phần như Hà Nội học, Tổng quan du lịch, Đại cương lịch sử Việt Nam, Kinh tế du lịch ; năm thứ hai sinh viên thực hiện chuyến đi 3 - 4 ngày trong các học phần như Điểm tuyến du lịch, Địa lý du lịch, Văn hoá ẩm thực Việt Nam ; năm thứ ba sinh viên sẽ thực hiện chuyến đi “ Hành trình di sản miền Trung ” trong 6-7 ngày để hoàn thành các học phần thực tế chuyên môn; và năm thứ tư, đối với ngành Việt Nam học thực hiện chuyến du lịch học tập trải nghiệm tại miền Tây 5-6 ngày, đối với ngành lữ hành và khách sạn Khoa cũng đang xây dựng nội dung chương trình thực tế “ miền Tây sông nước ” , về nội dung chương trình du lịch học tập trải nghiệm, mỗi chuyến đi khoa và bộ môn đều liên kết với Trung tâm Dịch vụ Du lịch Tổng hợp của khoa, cơ quan quản lý điểm đến và các công ty du lịch để xây dựng kế hoạch, lịch trình dựa trên những yêu cầu về nội dung và thời lượng học tập trong chương trình đào tạo Trong quá trình xây dựng và thiết kế chương trình, đối với sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư, các giảng viên bộ môn cho sinh viên cùng tham gia từ việc lên lịch trình, chuẩn bị, tính giá, liên hệ nhà cung cấp dịch vụ, Sau đó phổ biển kế hoạch đến toàn thể sinh viên, phân công các nhóm chuẩn bị trước chuyến đi, thực hành các nội dung học tập được yêu cầu trong chuyến đi (hướng dẫn, thuyết minh, phục vụ bàn, phục vụ lưu trú, khảo sát dịch vụ, ) và thực hiện các công việc, dịch vụ sau khi kết thúc chương trình Nhờ những hoạt động tương tác trực tiếp và thực hành cụ thể, sinh động đó, người học đã có những phản hồi tích cực, có được không khí hứng thú trong học tập và được bồi đắp lòng yêu nghề, gắn bó với ngành học Kết quả đào tạo cũng cho thấy, sinh viên hiểu sâu sắc kiến thức và thành thạo các kỹ năng sau mỗi đợt học tập trải nghiệm tại thực tế 2 4 3 Đặc điểm của sinh viên 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Khảo sát được thực hiện với 201 phiếu là các sinh viên đang theo học tại Khoa Văn hoá - Du lịch của ba ngành học: Việt Nam học, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành và Quản trị Khách sạn số lượng sinh viên thực hiện khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngầu nhiên chiếm 46 8% là sinh viên ngành Việt Nam học, 25 9% là sinh viên ngành Quản trị khách sạn và 27 4% là ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lừ hành • M«H