1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài Giảng Tổng Quan Du Lịch ( Combo Full Slides 8 Chương )

107 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Du Lịch
Tác giả TS. Trần Văn Thông, Nguyễn Văn Đính, Trần Đức Thanh, Trần Nhạn
Trường học Trường CĐ DL Sài Gòn
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại Học Phần
Năm xuất bản 2006
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 6,57 MB

Nội dung

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM - Thời phong kiến hiện tượng du lịch thể hiện rõ nét thông qua các chuyến đi thưởng ngoạn thắng cảnh của vua chúa hay các chuyến đi du ngoạn của các t

Trang 1

T R Ƣ Ờ N G C Đ D L S À I G Ò N

K H O A D U L Ị C H

Học Phần:

TỔNG QUAN DU LỊCH

Trang 3

NỘI DUNG HỌC PHẦN(T.T)

Chương 5 Động cơ và điều kiện phát triển Du lịch

Chương 6 Tính thời vụ trong du lịch

Chương 7 Tác động của du lịch đến các lĩnh vực

kinh tế - xã hội và môi trường

Chương 8 Tổng quan về kinh doanh du lịch

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, 2006

Nguyễn Văn Đính, Kinh tế du lịch, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, ĐHQG

Trần Nhạn, Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1996

Trang 5

1.1 Đối tượng

Các khái niệm, phạm trù cơ bản liên quan đến hoạt động

du lịch của con người

1.2 Nhiệm vụ

Làm rõ bản chất của hiện tượng du lịch, rút ra qui luật vận động của hoạt động du lịch Từ đó vận dụng vào trong quá trình thực tiễn

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng và PP duy vật lịch sử Các PP khác: điều tra xã hội học, điều tra tâm lí,…

CHƯƠNG I:

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 6

CHƯƠNG II:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ XU THẾ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Trang 7

- Thời kì Văn minh La Mã: số lượng người đi du lịch tăng lên, bắt đầu xuất hiện một số loại hình du lịch: công vụ và tham quan

2.1.2 Thời trung đại

- Hoạt động du lịch có sự ngưng trệ do nhiều lí do và các chuyến đi chủ yếu là nhằm mục đích tôn giáo Tuy nhiên, thời

kì này du lịch được định hình với tư cách là một ngành du lịch Các hoạt động đi kèm như: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi

đã hình thành và phát triển đa dạng hơn

- Có nhiều cuộc viễn du lớn mở ra những khám phá về các vùng đất mới

Trang 8

- Sự ra đời của hãng du lịch Thomas Cook vào giữa thế kỉ XIX

đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực kinh doanh

du lịch trên thế giới

- Tuy nhiên du lịch cũng chỉ tập trung ở các tầng lớp tư sản, quí tộc giàu có và phát triển chủ yếu ở các nước tư bản phát triển

2.1.4 Thời hiện đại

- Du lịch có bước phát triển nhanh chóng và trở thành nhu cầu quan trọng đối với mọi người

- Cũng trải qua những bước thăng trầm

Trang 9

2.2 XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI

TĂNG NHANH SỐ LƯỢNG KHÁCH

DU LỊCH

MỞ RỘNG ĐỊA BÀN DU LỊCH QUẦN CHÚNG HÓA DU LỊCH

DU LỊCH ĐI XA

Trang 10

2.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

- Thời phong kiến hiện tượng du lịch thể hiện rõ nét thông qua các chuyến đi thưởng ngoạn thắng cảnh của vua chúa hay các chuyến đi du ngoạn của các thi sĩ

- Thời kì cận đại, hoạt động du lịch cũng chỉ chủ yếu dành cho những người có địa vị, tiền bạc

- Sau khi giành được chính quyền năm

1945, du lịch hầu như không phát triển Đến sau 1975 mới có những nét chuyển biến

- Từ năm 1990 trở đi, hoạt động du lịch đi vào phát triển mạnh và mang tính phổ biến trong xã hội

Trang 11

CHƯƠNG III:

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

3.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH

3.1.1 Các định nghĩa về du lịch

*Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức: “Du lịch

được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.”

*Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma –Italia, các

chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi

họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ.”

*Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan

đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ

dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”

Trang 12

3.1.2 Bản chất của du lịch

Du lịch có thể được hiểu theo 2 nghĩa:

- Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi ở thường xuyên của họ) để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, giao lưu tình cảm, công vụ mà không phải vì mục đích làm việc, học hành hay nhập cư, trong khoảng thời gian nhất định (dưới một năm)

- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡ việc thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người, thông qua việc tổ chức phục vụ vận chuyển, phục vụ lưu trú, phục

vụ ăn uống, phục vụ hướng dẫn tham quan

 Tất cả những hoạt động nêu trên tạo nên ngành kinh doanh Du lịch

Trang 13

3.2 KHÁI NIỆM VỀ KHÁCH DU LỊCH

Theo Liên hiệp quốc: “Khách du lịch là công dân của một

nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên, nhưng cũng không công nhận những người nước ngoài ở quá một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sang làm việc nước khác.”

Theo luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi

du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc

hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.”

Trang 14

Khách du lịch : là khách thăm viếng, lưu trú tại một

quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, thăm dự hội nghị, tôn giáo, thể thao…

Cần phân biệt Khách du lịch và Khách tham

quan Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng một

ngày, lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm

Một khách du lịch cần hội tụ các điều kiện sau:

- Có thời gian rảnh rỗi

- Có khả năng thanh toán

- Có nhu cầu cần được thỏa mãn

Trang 15

Phân loại khách du lịch theo phạm vi lãnh thổ:

● Khách du lịch quốc tế:

-Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở

nước ngoài vào Việt Nam du

Trang 16

3.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC

3.3.1 Tài nguyên du lịch

Theo luật Du lịch Việt Nam: Tài nguyên du lịch là

cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch Có 2 loại tài nguyên du lịch :

-Tài nguyên du lịch tự nhiên -Tài nguyên du lịch nhân văn

Trang 17

Vịnh Hạ Long Kinh thành Huế

Trang 18

3.3.3 Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách

Trang 19

3.3.4 Xúc tiến du lịch

Xúc tiến du lịch là hoạt nhằm tìm kiếm,

thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch

3.3.5 Du lịch bền vững

Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về

du lịch của tương lai

*dđ

Trang 20

địa, gắn với giáo dục môi trường, có

đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát

triển bền vững với sự tham gia tích cực

của cộng đồng địa phương

Trang 21

4.1.1 Căn cứ theo tài nguyên môi trường (t.t)

- Du lịch văn hóa

Là loại hình du lịch mà du khách muốn được cảm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử - văn hóa, những phong tục tập quán,… còn hiện diện

Trang 22

4.1.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ

Du lịch quốc tế ( International tourism)

Được hiểu là chuyến đi từ nước này sang nước khác

Ở loại hình du lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới

và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế chia làm hai loại:

+ Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism) + Du lịch quốc tế bị động

(Outbound Tourism)

Trang 23

4.1.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ (t.t)

Du lịch nội địa (Domestis

Tourism)

Du lịch nội địa đƣợc hiểu là các hoạt động tổ

Trang 24

Du lịch nông thôn

Nông thôn là nơi có không

khí trong lành, cảnh vật yên

bình và không gian thoáng

đãng là điều kiện tuyệt vời

giúp du khách nghỉ ngơi, thƣ

giản phục hồi sức khỏe

Du lịch thành thị

Các thủ đô thành phố có sức hấp dẫn lớn đối với du khách bởi các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hóa đặc sắc, nghệ thuật độc đáo tầm cỡ quốc gia và quốc

tế

4.1.3 Căn cứ theo vị trí địa lí

Trang 25

4.1.3 Căn cứ theo vị trí địa lí (t.t)

Du lịch biển

Mục đích chủ yếu của du khách

là tắm biển, tắm nắng và tham

gia các loại hình thể thao trên

bãi biển, tham gia các trò chơi

Trang 26

4.1.4 Căn cứ theo hình thức tổ chức

Du lịch cá nhân

Cá nhân du khách tự định ra tuyến trình, kế hoạch tham quan, lưu trú, ăn uống hoặc giải trí theo sở thích, thị hiếu riêng của mình

Loại này có thể chia ra 2 loại : +Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch

+Du lịch cá nhân thông qua tổ chức du lịch

Trang 27

4.1.5 Căn cứ theo phương thức hợp đồng :

Du lịch từng phần

Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể

là dịch vụ lưu trú, có thể là dịch vụ ăn uống, có thể là vận chuyển v.v Còn lại khách tự tổ chức và liên hệ các dịch vụ khác nhau hay tự mình có

Trang 28

4.1.6 Căn cứ theo phương tiện vận chuyển :

- Du lịch đường bộ

Du lịch xe đạp: Lọai hình này phát triển

mạnh ở những nước có địa hình bằng phẳng, thuận lợi và đặc biệt phù hợp với du lịch cuối tuần

Du lịch xe ôtô: Loại hình du lịch này

phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng khách du lịch Ở các nước Châu Âu, loại này chiếm 80% tổng số du khách

Du lịch tàu hỏa : Loại hình này có

thuận lợi là chuyển tải được số lượng lớn du khách với chi phí vận chuyển tương đối rẻ

Trang 29

4.1.6 Căn cứ theo phương tiện vận chuyển (t.t)

- Du lịch đường hàng không

Là loại hình du lịch có nhiều triển vọng, tạo điều kiện đi du lịch xa với tiện nghi hiện đại, giảm thời gian

di chuyển và làm tăng thời gian đi du lịch Tuy nhiên loại hình này có hạn chế là giá vận chuyển cao

- Du lịch đường thủy

Là loại hình có thể đáp ứng nhu cầu cao của du khách Đối tượng khách là những người có thu nhập cao Loại hình du lịch này là trọn gói, đặc biệt thích hợp với những chuyên

du lịch dài ngày, ghé thăm nhiều nơi, nhiều quốc gia

Trang 30

4.1.7 Căn cứ vào mục đích chuyến đi

ẩm thực những mặt hàng lưu niệm, các danh thắng tự nhiên, môi trường hoang dã…

Trang 31

4.1.7 Căn cứ vào mục đích chuyến đi (t.t)

Du lịch nghỉ dưỡng (chữa bệnh)

Du khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần nhằm

mục đích phục hồi sức khỏe Ví dụ :chữa bệnh

bằng khí hậu, chữa bệnh bằng phương pháp thủy,

chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền

Du lịch thể thao

- Du lịch thể thao chủ động : bao gồm các chuyến đi du lịch và lưu trú để du khách tham

gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao Ví dụ :

leo núi, săn bắn, câu cá, trượt tuyết…

- Du lịch thể thao bị động : là chuyến đi

du lịch của du khách để xem các cuộc thi đấu thể

thao, thế vận hội

Trang 32

4.1.7 Căn cứ vào mục đích chuyến đi (t.t)

Du lịch tôn giáo

Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín

ngưỡng đặc biệt của những

người theo đạo tôn giáo (Thiên

chúa Giáo, Hồi Giáo, Cơ Đốc

Giáo, Đạo Phật, Nho Giáo…)

Lọai hình này được chia làm 2

loại :

-Du khách đi thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào ngày lễ

-Các cuộc hành hương của các Tín đồ đạo giáo về đất

đạo (như Tòa thánh Vaticăng,

thánh địa Meca…)

Du lịch thăm hỏi (thăm viếng)

Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội nhằm gặp mặt, thăm hỏi, trò chuyện, chia sẻ cùng bà con, họ hàng, bạn bè thân quen…ở những nước và những vùng khác

Trang 33

4.1.7 Căn cứ vào mục đích chuyến đi (t.t)

Du lịch MICE (du lịch công vụ)

Mục đích chính là thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp

nào đó (tham dự các hội nghị, hội

thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn) Thành

phần chính bao gồm những người đại

diện cho một giai cấp, Đảng phái,

quốc gia, một hãng kinh doanh hay

một công ty

Du lịch công vụ được chia thành 2 loại :

-Du lịch công vụ chính trị

-Du lịch công vụ kinh tế

Trang 34

4.2 SẢN PHẨM DU LỊCH

4.2.1 Khái niệm

Điều 4 chương I Luật Du lịch giải thích từ ngữ: “Sản phẩm

du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của

khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

● Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp các dịch vụ, hàng hóa và tiện nghi, bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành Đó là sự kết hợp của việc khai thác hợp lý tài nguyên

du lịch với việc sử dụng các nguồn lực: hàng hóa, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở du lịch; nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch

 Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch

Trang 35

4.2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch:

+ Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với

du khách) gồm nhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn

+ Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành

du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch

+ Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt

động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách

du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch

Trang 36

4.2.3 Giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm

du lịch

Giá trị sử dụng

của SPDL

Tính đa chức năng Tính trừu tƣợng

Giá trị của SPDL

Giá trị sản phẩm vật chất Giá trị dịch vụ du lịch

Đối tƣợng thu hút du lịch

Trang 37

SAND

Trang 39

4.2.4 Mô hình sản phẩm du lịch (t.t)

MÔ HÌNH

3H

HOSPITALITY HONESTY

HERITAGE

Trang 41

SATISFACTION

Trang 43

4.2.4 Phân loại

Có hai loại sản phẩm du lịch cơ bản:

- Sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể : chiếm một tỷ

lệ rất nhỏ trong sản phẩm du lịch nói chung

- Sản phẩm du lịch vô hình, tồn tại ở dạng phi vật thể: chỉ có thể

biết được thông qua cảm nhận của khách du lịch và mang tính dịch

vụ, bao gồm:

Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung ở các cơ sở lưu trú;

Các dịch vụ của các tổ chức du lịch;

Dịch vụ giải trí công cộng ở các cơ sở du lịch;

Dịch vụ lưu trú chữa bệnh và các dịch vụ tắm nghỉ gắn liền với nó;

Các dịch vụ của các cơ sở thể thao;

Các dịch vụ vận tải du lịch;

Các dịch vụ và hàng hoá được bán ở cơ sở Du lịch ngoài dịch

vụ cơ bản: làm đẹp, cắt tóc

Trang 44

4.2.5 Đặc tính

Tính tổng hợp

Thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh

du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách Nó bao gồm cả sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất

Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn thể hiện

ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận

Tính không dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” nhƣ sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh

du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian quy định Nếu sản phẩm du lịch chƣa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp đƣợc

Ngày đăng: 27/02/2024, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN