1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NHẬN DIỆN CÁC TRANH CHẤP QUỐC TÉ TRÊN BIỂN ĐÔNG - Full 10 điểm

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Diện Các Tranh Chấp Quốc Tế Trên Biển Đông
Tác giả Hồ Nhân Ải
Người hướng dẫn TS. Khoa Luật Quốc tế
Trường học Đại học Luật, Đại học Huế
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

NHẬN DIỆN CÁC TRANH CHẤP QUỐC TÉ TRÊN BIỂN ĐỒNG Hồ Nhân Ải * * TS , Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật, Đại học Huế 1 Xem thêm các thông tin về Vụ kiện Biển Đông và Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 tại địa chỉ: https://pca-cpa org/en/cases/7Z , truy cập ngày 08/08/2021 2 Nguyen Thanh Trung (2021), China ''''s Plan for the South China Sea: A Mixture of Pressure and Legal Approaches, https://amti csis org/chinas-plan-for- the-south-china-sea-a-mixture-of-pressure-and-legal- approaches/ , truy cập ngày 10/08/2021; Madeline McLaughlin (2020), US Strategy in South China Sea 2020, American Security Project, https://www jstor org/stable/pdf/resrep26608 pdf?refreqid=excelsior% 3A385798e698bacccc3fdd3843bc84afí)4, truy cập ngày 10/08/2021 3 Jonathan G Odom (2020), The 2020 ‘ Battle ’ of Deplomatic Notes Opens the Door to a Possible Solution for South China Sea, https://modern diplomacy eu/2020/12/1 l/the-2020-%CB%8Bbattle- Tóm tăt: Sau nhiêu thập kỷ nô lực giải quyêt, tình hình tranh chấp trên Biến Đông vẫn đang bế tắc và có xu hướng ngày càng phức tạp Bài viết nhận diện và phân tích các dạng tranh chấp hiện tại trên Biển Đông, tập trung chủ yếu vào ba dạng tranh chẩp: (1) Tranh chấp về chủ quyền đổi với các vùng lãnh thổ; (2) Tranh chấp về các vùng biển chồng lấn; (3) Tranh chấp về việc giải thích và áp dụng một sổ quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982 Abstract: After many decades, the disputes in the East Sea (South China Sea) are still at a stalemate and become increasingly complicated The article identifies and analyzes various types of disputes in the East Sea with a focus on three types as follows: (1) Disputes over territory sovereignty; (2) Disputes over overlapping maritime areas; and (3) Disputes over the interpretation and application of certain provisions of the 1982 UN Convention on the Law of the Sea 1 Tổng quan Biển Đông (tên quốc tế là South China Sea) là một khu vực quan trọng của thế giới về giao thông hàng hải và thương mại nhưng lại đang chứng kiến những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đa dạng và phức tạp giữa các quốc gia Sau nhiều thập kỷ nỗ lực giải quyết, tình hình tranh chấp vẫn bế tắc và có xu hướng ngày càng phức tạp, đặc biệt là từ sau Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài, thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển, trong vụ việc Philippines kiện phản đối các yêu sách của Trung Quốc (Vụ kiện biển Đông) * 1 Sau 5 năm kể từ Phán quyết, trong khi Việt Nam và các quốc gia ASEAN vẫn kiên trì con đường đàm phán để mong tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp, thì Trung Quốc ngày một tăng cường các hoạt động lấn chiếm, bồi đắp, quân sự hóa, khiêu khích và cản trở quyền sử dụng biển của các quốc gia khác 2 Từng đó thời gian cũng chứng kiến sự phản ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế đối với những yêu sách vô lý và phi pháp của Trung Quốc, mà “ cuộc chiến công hàm năm 2020 ” là một ví dụ điển hình 3 Bên cạnh đó, Hoa Kỳ - quốc 63 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ 6/2022 gia lên tiếng phản đối các yêu sách của Trung Quốc mạnh mẽ nhất - đã tiếp tục tăng cường sự hiện diện của họ tại Biển Đông với chiến dịch “ Tự do hàng hải ” (Freedom of Navigation Operations - FONOP) 4 nhằm “ thách thức ” các yêu sách của Trung Quốc bị cho là cản trở quyền “ tự do hàng hải ” of-diplomatic-notes-opens-the-door-to-a-possible-sol ution-for-the-south-china-sea-disputes/, truy cập ngày 08/08/2021; Nguyen Hong Thao (2020), South China Sea: The Battle of the Diplomatic Notes Continues, https://thediplomat com/2020/08/south- china-sea-the-battle-of-the-diplomatic-notes-continu es/, truy cập ngày 08/08/2021 4 Xem: Chính sách về đại dưomg của Hoa Kỳ được công bố vào năm 1983, https://policy defense gov/ Portals/1 l/Documents/gsa/cwmd/DoD%20FON%20 Program%20-%20Fact%20Sheet%20(March%2020 15) pdf, truy cập ngày 09/08/2021 5 Solomon E Salako (2018), Entitlement to Islands, Rocks and Low — Tide Elevations in the South China Sea: Geoeconomics versus Rule of Law, International Law Research, Vol 7 (1), tr 250 6 Raul (Pete) Pedrozo, China versus Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the South China Sea, A CNA Occasional Paper, CNA Analysis and Solution, August 2014, tr 37-61 7 Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2016), Sách trắng: Trung Quốc tuân thù lập trường giải quyết thông qua đàm phán các tranh châp liên quan giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, http://english www gov en/state_council/ministries/2 016/07/13/content_281475392503075 htm, truy cập ngày 10/08/2021 Một trong những khía cạnh tạo nên sự phức tạp của tranh chấp trên Biển Đông có lẽ là tính đa dạng về lĩnh vực tranh chấp và nhiều về số lượng các bên tranh chấp Mặt khác, các tranh chấp này không tồn tại độc lập mà đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau Việc giải quyết một loại tranh chấp này có khả năng ảnh hưởng đến việc giải quyết các tranh chấp liên quan khác Do đó, việc hiểu rõ tính chất, đặc điểm của từng dạng tranh chấp trên Biển Đông sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chính xác về tính phức tạp của chúng và có thể phần nào hình dung ra cơ sở pháp lý và những hướng giải quyết thích hợp 2 Tranh chấp về chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ Trên Biển Đông, các quốc gia có những yêu sách về chủ quyền mâu thuẫn nhau (conflicting sovereignty claims) đối với các đảo, đảo đá và các thực thể địa lý khác Ở quần đảo Hoàng Sa, cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng lãnh thổ, trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, có đến 6 chủ thể tranh chấp về yêu sách chủ quyền, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei Ở Biển Đông, việc chiếm hữu và sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn như: Từ thế kỷ 17, thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, thời kỳ chiến tranh Việt Nam, và thời kỳ độc lập 5 Thực tế cho thấy, đây là một quá trình chiếm hữu lâu dài, liên tục và không tranh chấp cho đến trước khi các quốc gia khác bắt đầu lên tiếng và có những hành vi tranh giành và chiếm hữu 6 Trong khi đó, Trung Quốc vẫn thường xuyên viện dẫn những yếu tố lịch sử về việc người Trung Quốc đã đặt chân lên những vùng lãnh thổ trên Biển Đông sớm nhất, và do đó, họ mới là người có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa 7 Tương tự như vậy, ở bãi cạn Scarborough thuộc quần đảo Trường Sa, những tranh cãi về chủ quyền lãnh thố giữa Philippines và Trung Quốc cũng xoay quanh vấn đề chiếm cứ hữu hiệu trong lịch 64 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHẮP sử Cũng với những luận điệu quyền lịch sử, Trung Quốc đã dựa vào các bản đồ cổ để chứng minh quyền sở hữu lịch sử của mình đối với bãi cạn Scarborough, mà họ gọi là đảo Hoàng Nham 8 Ngoài ra, Trung Quốc tuyên bố rằng vào năm 1935, ủy ban xác minh bản đồ của Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với 132 đảo, đá ngầm và bãi cạn ở Biển Đông, khi đó bãi cạn Scarborough được liệt kê là một phần vùng lãnh thổ mà ngày nay Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa 9 , về phía Philippines, họ tuyên bố rằng các bằng chứng lịch sử cho chủ quyền của mình bao gồm việc cắm một cột cờ vào năm 1965; việc xây dựng và hoạt động của một ngọn hải đăng nhỏ vào năm 1965, được Hải quân Philippines cải tạo vào năm 1992; và việc sử dụng bãi cạn Scarborough làm phạm vi tác nghiệp của lực lượng Mỹ và Philippines đóng tại vịnh Subic 10 11 8 Anne Barker (2021), China and the Philippines'''' tense stand-off over Scarborough Shoal leaves fishermen in fear, https://www abc net au/news /2021 -05-26/china-philippines-stand-off-over-scarbo rough-shoal/100145586, truy cập ngày 10/08/2021 9 Huy Duong (2012), The Scarborough Shoal dispute: Legal issues and implications, https://www rsis edu sg/rsis-publication/rsis/1764-the-scarboroug h-shoal-dispute/# YRCFVxQzbIU, truy cập ngày 08/08/2021 10 Huy Duong, tlđd 11 Ngoài hình thức chiếm cứ hữu hiệu, lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều cách thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ khác như: Chinh phục (thôn tính) lãnh thổ của quốc gia khác bằng sức mạnh vũ lực, thông qua chuyển nhượng hoặc trao đổi lãnh thổ, bằng một phán quyết của một cơ quan tài phán Xem thêm: Raul (Pete) Pedrozo, China versus Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the South China Sea, A CNA Occasional Paper, CNA Analysis and Solution, August 2014, page 3-4; Aditi Agarwal (2019), Sovereign State Territory, Academike Article on Legal Issues, https ://www lawctopus com/academike/sovereign-state-territory/ , truy cập ngày 10/08/2021 Có thể nói rằng, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ là loại tranh chấp phức tạp bởi các quốc gia chủ yếu dựa vào các yếu tố lịch sử, mà điển hình là vấn đề “ phát hiện, chiếm hữu và sử dụng ” các vùng lãnh thổ Tuy nhiên, trong thực tiễn, do nhiều biến cố của lịch sử dẫn đến việc “ chiếm hữu và sử dụng ” các đảo, quần đảo và các thực thể địa lý trên Biển Đông có nhiều biến động và thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau Trong Luật Quốc tế, việc xác lập chủ quyền của quốc gia đối với một vùng lãnh thổ có thể được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau mà “ chiếm cứ hữu hiệu ” là một hình thức được thừa nhận 11 Hình thức này thực chất là việc chiếm hữu những vùng lãnh thổ vô chủ không có người ở và trước đó không thuộc về chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào Chiếm cứ hữu hiệu là hình thức quan trọng trong việc xác lập chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ xa xôi, hẻo lánh hoặc các đảo xa bờ không có người ở, với các điều kiện địa lý không thuận lợi Hình thức này đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế Chẳng hạn, trong phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền vùng lãnh thố Đông Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch năm 1933, Pháp viện thường trực quốc tế (Permanent Court International Justice) cho rằng, chiếm cứ hữu hiệu không chỉ đòi hỏi sự khám phá hoặc công nhận mà phải là chiếm hữu thực tế và thiết lập sự kiểm soát hành chính hiệu quả đối với lãnh thổ Phải có ý định và ý chí hành động với tư cách chủ quyền và thực hiện một số hoạt động 65 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 6/2022 thực tế để thể hiện quyền lực đó 12 Ngoài ra, thực tiễn Luật Quốc tế cũng yêu cầu rằng, việc chiếm hữu phải nhân danh quốc gia, một cách liên tục và hòa bình trong một thời gian dài 12 Xem phán quyết của Pháp viện thường trực quốc tế về vụ tranh chấp chủ quyền vùng lãnh thổ Đông Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch năm 1933, https://jusmundi com/en/document/decision/en-legal- status-of-eastem-greenland-judgment-wednesday-5th -april-1 933, truy cập ngày 10/08/2021 13 Xem phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 về Vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, https://pca-cpa Org/en/cases/7/ , truy cập ngày 10/08/2021 14 Robert Beckman (2013), The UN Convention on the Law of the Sea and the Maritime Disputes in the South China Sea, The American Journal of International Law, Vol 107, tr 157 15 Robert Beckman, tlđd, tr 153 16 Hitoshi Nasu (2018), The Regime of Innocent Passage in Disputed Waters, International Law Studies, Vol 94, tr 247-253 Nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu áp dụng cho cả lãnh thổ trên đất liền và trên biển Tuy vậy, ở Biển Đông, sự khác nhau về tình trạng pháp lý của các vùng lãnh thổ và thực thể địa lý có thể ảnh hưởng đến việc xác lập chủ quyền đối với chúng Chẳng hạn, trong Phán quyết năm 2016 về Vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Tòa Trọng tài xác định rằng, nhiều thực thể địa lý ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông luôn chìm dưới nước, ngay cả lúc thủy triều thấp nhất do đó chúng không thể là đối tượng của việc xác lập chủ quyền vì không đáp ứng được tiêu chuẩn của một vùng lãnh thổ trên biển 13 Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (sau đây gọi là Công ước hoặc Công ước Luật Biển) là đối với các thực thể địa lý luôn chìm dưới biến thì không có bất cứ vùng biển riêng nào, kể cả lãnh hải Chẳng hạn, một trong bốn thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là bãi ngầm Macclesfield được xác định là một rạn san hô vẫn hoàn toàn chìm ngay cả khi thủy triều xuống Do đó, nó không thể là đối tượng của yêu sách chủ quyền bởi vì tuyên bố chủ quyền chỉ có thể được thực hiện đối với các đối tượng địa lý đáp ứng định nghĩa của một hòn đảo 14 Điều tương tự cũng sẽ áp dụng đối với nhiều bãi ngầm khác trên Biển Đông khi xác định tính hợp pháp của các yêu sách về chủ quyền Tuy vậy, có thể thấy rằng, bản thân Công ước Luật Biển không điều chỉnh các vấn đề chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ trên biển Đây có thể được xem là một trong những điểm nằm ngoài “ tầm với ” của Công ước Luật Biển Khi đặt ra những quy định liên quan đến việc sử dụng và quản lý biển, Công ước dựa trên giả định rằng các quốc gia đã có chủ quyền rõ ràng về các vùng lãnh thổ trên biển 15 Tuy vậy, vấn đề phức tạp ở chỗ Công ước chứa đựng rất nhiều quy định về nguyên tắc, cách thức và tiêu chuẩn xác định phạm vi và chiều rộng của các vùng biển dựa trên cơ sở các vùng đất bao gồm cả đất liền, hải đảo, và các thực thể địa lý trên biển khác Đây là vấn đề cơ bản dựa trên nguyên tắc “ đất thống trị biển ” (the principle of the domination of the land over the sea) được thừa nhận rộng rãi trong trong thực tiễn và trong luật biển quốc tế 16 Do đó, các tranh chấp về chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ này đóng vai trò then chốt và có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại tranh chấp biển khác trên Biển Đông như tranh chấp về các vùng biển chồng lấn, tranh chấp 66 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHÂP về việc giải thích và áp dụng các vấn đề pháp lý liên quan trong Công ước 3 Tranh chấp về các vùng biển chồng lấn Tranh chấp các vùng biển chồng lấn (overlapping martime areas) cũng là một dạng tranh chấp khá phổ biến trong thực tiễn quan hệ quốc tế Dạng tranh chấp này thường xảy ra với các quốc gia có biển liền kề hoặc đối diện nhau, hình thành khi các quốc gia này xác định các vùng biển của mình trên cơ sở các quy định của Công ước Luật Biển Trên thế giới, các tranh chấp về vùng biển chồng lấn chiếm số lượng khá lớn và thường rất được các quốc gia quan tâm giải quyết 17 Trong thực tế, việc giải quyết các tranh chấp về vùng biển chồng lấn thực chất là quá trình phân định biển (maritime delimitation) được thực hiện thông qua nhiều cơ chế khác nhau như thương lượng, trung gian hòa giải hoặc thông qua các cơ quan tài phán quốc tế Xuất phát từ tính chất quan trọng của giải quyết tranh chấp vùng biển chồng lấn, Công ước Luật Biển cũng quy định về những cách thức, nguyên tắc và phương pháp cho việc phân định biển 18 17 Xem các trường hợp các tranh chấp về vùng biển chồng lấn trên thế giới đã được giải quyết tại: Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea (Office of Legal Affairs United Nations) (2000), Handbook on the Delimitation of Maritime Boundaries, tr 139-143 18 Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea, tldd, tr 12-84 19 Điều 57, Công ước Luật Biển 20 Phạm Bình, Khái lược về hai vịnh lớn trên Biển Đông, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, http:// tapchiqptd vn/vi/bien-dao-viet-nam/khai-luoc-ve-ha i-vinh-lon-tren-bien-dong/1 58 15 html, truy cập ngày 10/08/2021 21 Khoản 2 Điều 121 Công ước Luật Biển 22 Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường, Công ước Luật Biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 23 Nguyễn Thanh Minh (2016), Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte org /201 6/12/04/phan-dinh-bien-giua-viet-nam-va-cac-n uoc-lang-gieng/?fbclid=IwAR2AJe-YEmlSGSwKNl DgmtU7kAWhSMF9GuOX3B689WU7 -Dt7DZm8 WnhI3R0, truy cập ngày 09/08/2021 Trong phạm vi vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc và Việt Nam vừa có biển liền kề vừa có biển đối diện nhau, và cả hai quốc gia đều có quyền xác định vùng Đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý tính từ đường cơ sở 19 Tuy nhiên, nơi rộng nhất của vịnh Bắc Bộ chỉ khoảng 170 hải lý (khoảng 310 km) 20 , tức là chưa đủ cho vùng đặc quyền kinh tế của riêng Việt Nam hay Trung Quốc, và điều này tạo ra các vùng chồng lấn Ngoài ra, trong vịnh Bắc Bộ có tồn tại một số đảo xa bờ (off-shore island) thuộc chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc, và nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 121 của Công ước Luật Biển, thì sẽ có các vùng biển riêng, bao gồm lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 21 Do đó, việc xác định các vùng biển cho các đảo trong vịnh Bắc Bộ cũng có khả năng tạo ra các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc Ở Biển Đông, ngoài tranh chấp chồng lấn với Trung Quốc, Việt Nam còn có những vùng biển chồng lấn với một số quốc gia khác 22 Với Malaysia, Việt Nam có vùng thềm lục địa chồng lấn có diện tích khoảng 2 800 km 2 nằm ở phía ngoài cửa vịnh Thái Lan 23 Trong khi đó, giữa Việt Nam với Indonesia, vùng chồng lấn thềm lục địa có chiều rộng lên đến 98 000 km 2 , chủ yếu là do quan điểm của hai bên khác nhau về việc 67 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 6/2022 vận dụng các quy định của Công ước Luật Biển trong việc xác định đường cơ sở 24 Bên cạnh đó, giữa Thái Lan và Việt Nam đã hình thành một vùng biển chồng lấn bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có diện tích khoảng 6 074 km 2 25 Trong phạm vi vịnh Thái Lan, có tồn tại một số đảo thuộc chủ quyền của Campuchia và Việt Nam, xuất phát từ những yếu tố do lịch sử để lại và hai quốc gia vẫn đang tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề chủ quyền, điều này có thể tạo ra các vùng biển chồng lấn Ngoài ra, mặc dù chưa xác định cụ thể, nhưng xuất phát từ những yêu sách mâu thuẫn nhau về chủ quyền đối với các đảo và thực thể địa lý trên Biển Đông, giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Brunei chắc chắn cũng tồn tại các vùng biển chồng lấn 24 Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường, sđd 25 Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường, sđd, tr 122 Có thể thấy rằng, bản thân các vùng biển không tự nó tạo ra các vùng chồng lấn dẫn đến tranh chấp Việc chồng lấn này trước hết do bản thân các hành vi đơn phương của các quốc gia trong việc tuyên bố chủ quyền hoặc tự xác định ranh giới của các vùng biển của mình mà không quan tâm đến các quốc gia khác Trong trường hợp này, chiều rộng của vùng biển không đủ lớn để mồi bên có thể mở rộng tối đa, từ đó hình thành nên các vùng chồng lấn Bên cạnh đó, ngoài những yếu tố lịch sử để lại như ở vùng Biển Đông, việc giải thích và vận dụng các quy định của Công ước Luật Biển vào thực tiễn xác định các vùng biển cũng là một nguyên nhân gây ra sự chồng lấn Chẳng hạn, trong việc xác định đường cơ sở dùng làm căn cứ xác định chiều rộng các vùng biển, các quốc gia có thể có những cách hiểu khác nhau về tiêu chuẩn của Công ước về đường cơ sở thông thường, đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo Như phân tích ở phần sau, hiện tại các đường cơ sở của các quốc gia ở khu vực Biển Đông đều ít nhiều chứa đựng những điểm không hợp lý so với quy định của Công ước Luật Biển và điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tranh chấp vùng biển chồng lấn 4 Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 Đây là loại tranh chấp thường phát sinh trong thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật quốc tế giữa các quốc gia Các quy định thường thống nhất, nhưng trong thực tế, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc các quốc gia không hiểu thống nhất, thậm chí hiểu sai về Luật Quốc tế Các nguyên nhân có thể thấy là: (i) Xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và các điều kiện xã hội khác nhau dẫn đến sự hiểu biết pháp luật giữa các quốc gia không giống nhau; (ii) Sự khác biệt về hệ thống pháp luật và trình độ pháp lý của các quốc gia cũng ảnh hưởng đến khả năng hiểu và vận dụng Luật Quốc tế; (iii) Bản thân nhiều quy định của Công ước Luật Biển vẫn còn mập mờ, chưa rõ nghĩa cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự hiểu và vận dụng không thống nhất; (iv) Cũng có nhiều trường hợp các quốc gia cố ý hiếu sai và vận dụng pháp luật theo hướng có lợi cho họ Tất cả các trường hợp này đều có nguy cơ dẫn đến các bất đồng trong quan hệ quốc tế, và là xuất phát điềm của những tranh chấp quốc tế 68 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHÂP Trên Biển Đông, các tranh chấp về việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước có thể liên quan đến các vấn đề như việc xác định đường cơ sở, việc xác định tình trạng pháp lý đối với các thực thể địa lý, thực tiễn áp dụng quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển 4 1 Xác định đường cơ sở dùng để tinh chiều rộng lãnh hải Đường cơ sở là một căn cứ quan trọng đế xác định phạm vi và chiều rộng của các vùng biển Ở Biển Đông, hầu như tất cả các quốc gia đều đã xác định đường cơ sở của mình theo những tiêu chuẩn của Công ước Luật Biển Trong khu vực, có sự hiện diện của tất cả các loại đường cơ sở theo quy định của Công ước, gồm: Đường cơ sở thông thường (normal baseline - Điều 5), đường cơ sở thẳng (straight baseline - Điều 7), và đường cơ sở của quốc gia quần đảo (archipelagic baseline - Điều 47) Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định đường cơ sở, giữa các quốc gia cũng có tình trạng hiểu không thống nhất về một số vấn đề liên quan Chăng hạn, khi xác định đường cơ sở thắng, việc lựa chọn các đảo gần bờ để đưa vào hệ thống đường cơ sở có thể gây nên những tranh cãi Theo tiêu chuẩn của luật biển quốc tế, đường cơ sở không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế 26 Mặt khác, đường cơ sở 26 Khoản 4 Điều 7 Công ước Luật Biển 27 Khoản 3 Điều 7 Công ước Luật Biển 28 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No 122, Straight Baseline of Thailand, https://www state gov /wp-content/uploads/2020/01/LIS-122 pdf; Limits In the Sea, No 117, Straight Baseline of China, https://www state gOv/wp-content/uploads/2020/01/L IS-117 pdf; Limits In the Sea, No 99 Straight Baseline of Vietnam, https://www state gov/wp- content/uploads/20 19/12ZLIS-99 pdf , truy cập ngày 11/08/2021 29 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No 117, tlđd 30 J Ashley Roach and Robert w Smith, 2012, Excessive maritime claims, Martinus Nijhoff Pulisher 31 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits in the Sea, https://www state gov/limits-in-the-seas/ , truy cập ngay 11/08/2021 phải được vẽ làm sao để không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển 27 Nếu đối chiếu các tiêu chí này, có thể thấy các đường cơ sở hiện tại của Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Myanmar và Thái Lan đều có những điểm chưa phù hợp 28 Có những trường hợp sử dụng các đảo quá xa bờ đã làm cho đường cơ sở có những đoạn đi lệch với xu hướng chung của đường bờ biến, điển hình là đường cơ sở gần bờ của Trung Quốc 29 Đặc điểm này cũng được tìm thấy ở đường cơ sở của Campuchia hay Myanmar Nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đổi các điểm không hợp lý trong đường cơ sở của các quốc gia ở khu vực Biển Đông 30 Trong nhiều thập kỷ qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chủ trì đã cho xuất bản một loạt ấn phẩm nghiên cứu về đường cơ sở của các nước, bao gồm cả các quốc gia ở Biển Đông Với tiêu đề Limits in the Seas, các ấn phẩm này phân tích và đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả những điểm bất hợp lý, trong đường cơ sở của các nước 31 Thậm 69 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẶTSÓ 6/2022 chí, năm 2017, Hải quân Hoa Kỳ còn tiến hành chiến dịch tự do hàng hải - FONOP chống lại các đường cơ sở thẳng quá mức được vẽ bởi Albania, Campuchia, Trung Quốc, Malta, Oman và Tunisia 32 32 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Report to Congress: Annual Freedom of Navigation Report: Fiscal Year 2017 Chi tiết, https://policy defense gov/Portals/ 1 1/FY17%20DOD%20F0N%20Report pdf?ver=201 8-01-19-163418-053, truy cập ngày 11/08/2021 33 Điều 47 Công ước Luật Biển 34 Bautista 1 (2009), The Philippine Treaty Limits and Territorial Water Claim in International Law, Social Science Diliman 5 (1/2), tr 107-127 35 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2014), Philippines: Archipelagic and other Maritime Claims and Boundaries Limits in the Sea, No 142, https://www state go v/wp-content/uploads/20 19/1 0/LIS- 142 pdf, tray cập ngày 11/08/2021; Robert Beckman, tldd, tr 152-158 36 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No l 17, tldd 37 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No l 17, tldd Đối với đường cơ sở của quốc gia quần đảo, Công ước Luật Biển nhấn mạnh chỉ có những quốc gia quần đảo (archipelagic State) mới có quyền sử dụng loại đường cơ sở này Công ước cũng đặt ra những điều kiện khá nghiêm ngặt, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng của các quốc gia quần đảo, ảnh hưởng đến quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế Chẳng hạn, khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Công ước Luật Biển quy định chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý; và tuyến các đường cơ sờ này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo Hoặc, “ với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1 ” là quy định nhằm hạn chế tham vọng của các quốc gia quần đảo 33 Trên thực tế trước đây, đường cơ sở của cả Philippines 34 và Indonesia đều có những điểm không phù hợp với quy định của Công ước, điển hình là vi phạm chiều dài của các đoạn cơ sở vượt quá 100 hải lý Điều này đã gây ra những phản ứng từ phía các quốc gia khác trong và ngoài khu vực Sau này, cả Philippines và Indonesia đã có những cập nhật và điều chỉnh để đường cơ sở của mình phù hợp với các tiêu chuẩn của Công ước 35 Tuy vậy, vi phạm nghiêm trọng và gây tranh cãi nhiều nhất là đường cơ sở của Trung Quốc vẽ bao quanh quần đảo Hoàng Sa năm 1996 36 Trung Quốc có lẽ đã cố tình hiểu sai các quy định của luật biển quốc tế khi sử dụng đường cơ sở quần đảo cho Hoàng Sa Rõ ràng, chưa nói đến việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách trái phép, việc họ sử dụng đường cơ sở quần đảo cho quần đảo này là hoàn toàn trái luật, bởi lẽ Trung Quốc không phải là quốc gia quần đảo Chính vì vậy, việc xem vùng nước bên trong đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa là vùng nước có quy chế nội thủy rồi áp đặt các luật lệ cho các tàu thuyền nước ngoài là một điều phi lý 37 Nhưng ngay cả khi đặt rào cản pháp lý đó sang một bên, Công ước vẫn thiết lập các quy tắc phải tuân theo trong việc thiết lập các đường cơ sở quần đảo Các đường cơ sở của Trung Quốc xung quanh Hoàng Sa đã vi phạm nghiêm trọng tiêu chí tỷ lệ 70 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHẤP 9/1 - nước/đất đề cập ở trên dành cho đường cơ sở quần đảo Theo xác định, tổng diện tích của các đảo ở Hoàng Sa chỉ có khoảng 9,11 km 2 Trong khi đó, vùng nước bên trong đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa có diện tích 17 290 km 2 , tức là tỷ lệ 1 898/1 38 Tương tự như vậy, việc Trung Quốc yêu sách vùng lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa cũng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý Đây có lẽ cũng là một trường hợp cố tình hiểu sai quy định của Công ước Luật Biển nhằm mục đích tư lợi Cho đến gần đây, sau khi bị Tòa Trọng tài bác bỏ hầu hết các yêu sách vô lý trên Biển Đông trong phán quyết năm 2016, Trung Quốc lại tiếp tục có những động thái vi phạm luật biển quốc tế Cụ thể, ngày 12/12/2019, Trung Quốc gửi cho Liên hợp quốc Công hàm số CML/ 14/2019 với nội dung khẳng định các yêu sách của mình trên biển Đông 39 (được biết đến với tên gọi “ Yêu sách tứ sa ” ), trong đó một lần nữa khẳng định về đường cơ sở trái luật này 38 Centre for Strategic International Studies (2019), Reading between the lines: The next Spratly Legal Dispute, https://amti csis org/reading-between-lines- next-spratly-dispute/ , truy cập ngày 11/08/2021 39 Công hàm số CML/14/2019, ngày 12/12/2019 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gửi cho Liên hợp quốc, https://www un org/Depts/los/clcs_new/submis sions_files/mys8 5 201 9/CML_ 14 201 9_E pdf, truy cập ngày 11/08/2021 40 Công hàm số CML/14/2019, tlđd 41 J Ashley Roach (2013), China ''''s Straight Baseline Claim: Senkaku (Diaoyu) Islands, American Society of International Law Newsletter, Vol 17 (7) 42 Centre for Strategic International Studies, tldd 43 Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tlđd Chưa dừng lại ở đó, “ Yêu sách tứ sa ” cũng thể hiện ý định của Trung Quốc trong việc sử dụng đường cơ sở quần đảo cho quần đảo Trường Sa của Việt Nam 40 Có một số lý do để đưa ra nhận định này Trước hết, trong Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc năm 1996 có câu kết thúc: "Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ công bố các đường cơ sở còn lại của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào một thời điểm khác ở đây, Trung Quốc muốn ám chỉ đường cơ sở của quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền hoàn toàn Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã từng công bố vào năm 2012 một đường cơ sở quần đảo tương tự cho quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) hiện đang tranh chấp với Nhật Bản 41 Mặc dù tỷ lệ nước/đất - 31/1 ở đường cơ sở quần đảo Senkaku có giảm nhiều so với trường hợp Hoàng Sa, nhưng vẫn hơn bốn lần giới hạn mà Công ước Luật Biển quy định 42 Ngoài ra, trong Sách Trắng tháng 7/2016, bác bỏ phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại rằng, kể từ năm 1958, chính sách chính thức của nước này là áp dụng các đường cơ sở thẳng cho “ Dongsha Qundao (Pratas), Xisha Qundao (Hoàng Sa) Zhongsha Qundao (Bãi cạn Scarborough và bờ Macclesfield), Nam Sa Qundao (Trường Sa) và tất cả các đảo khác thuộc về Trung Quốc ” 43 Đây rõ ràng là những điều trái với quy định của Công ước Luật Biển và không thể chấp nhận được đối với các quốc gia ở Biển Đông, cũng như cộng đồng quốc tế nói chung Các động thái của Trung Quốc là một ví dụ điển hình của việc cố ý hiểu và giải thích sai các điều khoản của Công ước theo hướng có lợi cho họ Và đây là nguyên 71 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÔ 6/2022 nhân của nhiều bất đồng và tranh chấp trên Biển Đông 4 2 Tình trạng pháp lý của các thực thể địa lý trên Biển Đông Cách hiểu và vận dụng các quy định của Công ước Luật Biển và thực tiễn ở Biển Đông có thể gây ra những bất đồng và tranh chấp còn thể hiện ở việc xác định tình trạng pháp lý của các thực thể địa lý là đảo (island), đảo đá (rock), bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation) và đảo nhân tạo (artificial island) Trước hết, khái niệm đảo được quy định trong Công ước “ là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước ” 44 Neu một hòn đảo có đặc điểm “ thích hợp cho con người đến ở ” hoặc “ thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng ” thì có thể có đầy đủ các vùng biển là lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, xác định theo các tiêu chuẩn của Công ước 45 Nhưng, những đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa 46 44 Khoản 1 Điều 121 Công ước Luật Biện 45 Khoản 2 Điều 121 Công ước Luật Biển 46 Khoản 3 Điều 121 Công ước Luật Biển 47 Phán quyết Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 489 48 Phán quyết Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 490 Trong thực tiễn ở Biển Đông, các quốc gia đã hiểu và áp dụng các quy định này không thống nhất và đây chính là nguồn gốc của nhiều tranh cãi và bất đồng Bên cạnh đó, cho đến trước khi có Phán quyết Biển Đông, chưa có những giải thích chính thức nào từ phía các cơ quan tài phán quốc tế về những nội dung liên quan của Điều 121 Công ước Luật Biển Chẳng hạn, hiểu như thế nào là “ thích hợp cho con người đến ở ” không hề đơn giản Tất nhiên, thuật ngữ này không thể hiểu đơn thuần là nếu con người có thể đặt chân lên được, tồn tại trên đó một thời gian tức là đáp ứng được tiêu chí này Do vậy, việc các quốc gia dựng các nhà sàn hoặc nơi cư trú tạm bợ ở trên các đảo đá, hoặc thậm chí là các bãi cạn sau đó cho phương tiện chở người đến, treo cờ lên, chụp ảnh ghi hình lại, không thể gọi là đáp ứng được tiêu chí “ thích hợp cho con người đến ở ” Đây là một cách giải thích và vận dụng Công ước không hợp lý Trong Vụ kiện Biển Đông, Tòa Trọng tài đã lý giải rằng “ ở ” trong trường hợp này không phải là sự hiện diện nhất thời mà phải là cư trú một cách ổn định Từ đây, thực thể địa lý đang đề cập đến phải có tất cả các yếu tố cần thiết để duy trì điều kiện sống thuận lợi và sinh kế cho cư dân ở đó thì mới đáp ứng được tiêu chí “ thích hợp cho con người đến ở ” theo quy định ở khoản 3 Điều 121 của Công ước 47 Tòa Trọng tài giải thích thêm rằng, cho dù có sự khác biệt về văn hóa, nhưng có một số yếu tố nhất định vẫn không đổi ở bất cứ nơi nào có liên quan đến môi trường sống của con người Ở mức tối thiểu, sự cư trú bền vững của con người sẽ cần một tính năng có thể hỗ trợ, duy trì và cung cấp thức ăn, nước uống và trú ẩn cho một số người để cho phép họ cư trú ở đó trong một khoảng thời gian dài 48 Bên cạnh đó, khái niệm “ thích họp cho một đời sống kinh tế riêng ” cũng không hề dễ hiểu và vận dụng trong thực tiễn ở Biển 72 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHÂP Đông Hiểu một cách đơn thuần, nếu một hòn đảo có các điều kiện sống nhu đất đai để làm nhà và để canh tác, có nguồn nước để sinh hoạt và sản xuất, và những điều kiện quan trọng khác thì có thể xem là “ thích hợp cho một đời sống kinh tế riêng ” Tuy nhiên, trong Phán quyết Biển Đông năm 2016, Tòa Trọng tài đã giải thích khái niệm này một cách chính thức Theo đó, Tòa quan niệm rằng không chỉ đơn thuần là sự hiện diện của các nguồn lực kinh tế là cần thiết và rằng hoạt động kinh tế phải được tiến hành nhiều lần hoặc cho một khoảng thời gian ngắn 49 Mặt khác, Tòa cho rằng, các từ “ của riêng họ ” có nghĩa là tính năng phải có khả năng hồ trợ đời sống kinh tế độc lập “ mà không phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp các nguồn lực bên ngoài hoặc phục vụ thuần tủy như một đối tượng cho các hoạt động khai thác ” 50 Hay nói cách khác, bản thân các hòn đảo phải có đủ các điều kiện để duy trì một đời sống kinh tế riêng một cách độc lập tự nó, chứ không phải thông qua các hoạt động bồi đắp, cải tạo hay hỗ trợ của con người 49 Phán quyết Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 499 50 Phán quyệt Biện Đông 2016, tlđd, đoạn 450 51 Phán quyết Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 7-11 52 Adam Klein and Mira Rapp-Hooper (2015), An Answer to the Innocent Passage Mystery?, https:// www lawfareblog com/answer-innocent-passage-my stery, truy cập ngày 10/08/2021 53 Robert Beckman, tlđd, tr 159-160 Xuất phát từ các lập luận và giải thích này, Tòa Trọng tài đã kết luận rằng, hầu hết các thực thể thủy triều cao ở quần đảo Trường Sa (ví dụ, đảo Ba Bình, đảo Thị Tứ, đảo Ben Lạc, đảo Trường Sa, đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây) về mặt pháp lý là “ đảo đá ” và không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa 51 Những lập luận, phân tích và giải thích chính thức này của Tòa Trọng tài đã rõ ràng, và chắc chắn rằng nó sẽ giúp cho các quốc gia liên quan có thêm căn cứ pháp lý để giải quyết các bất đồng và tranh chấp liên quan đến các thực thể địa lý ở Biển Đông Chẳng hạn, Thị Tứ là hòn đảo lớn thứ hai ở Trường Sa, do Philippines kiểm soát từ những năm 1970 và là nơi có một trong những căn cứ hải quân của nước này Thị Tứ có một sân bay và là nơi sinh sống của khoảng 100 thường dân Philippines 52 Theo Công ước Luật Biển, một hòn đảo như Thị Tứ, cho dù có dân cư thường trú và nguồn nước ngọt, chỉ có lãnh hải và vùng tiếp giáp, vì không đáp ứng tiêu chí “ duy trì một đời sống kinh tế riêng ” một cách độc lập như đã nói ở trên Tương tự, bãi cạn Scarborough là một rạn san hô ngập nước với bốn đến sáu “ đá ” nổi trên mặt nước khi thủy triều lên, không thể duy trì sự sinh sống của con người hoặc đời sống kinh tế, và vì vậy, nó được hưởng lãnh hải, nhưng không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa 53 Vấn đề tiếp theo liên quan đến các thực thể địa lý gây tranh cãi và bất đồng ở Biển Đông là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi Điều 13 của Công ước Luật Biển xác định rất rõ khái niệm này: " những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều thấp nhất ở trên các 73 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 6/2022 bãi cạn này có thế được dùng làm đường cơ sở đế tính chiều rộng của lãnh hải ” Có thể thấy một điều từ khái niệm này là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi có thể được sử dụng làm điểm cơ sở để vẽ đường cơ sở Trong đa số trường hợp, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không thể xác định vùng lãnh hải riêng của mình Đây chính là sự phân biệt giữa chúng với các đảo và đảo đá ơ Biển Đông, các quốc gia liên quan cũng tranh cãi và bất đồng về nhiều khu vực có sự hiện diện của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, ví dụ bãi cạn Scarborough, rạn san hô đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, rạn san hô Xu Bi, rạn san hô đá Tư Nghĩa, rạn san hô đá Vành Khăn và bãi cỏ Mây Năm 2016, Tòa Trọng tài cũng đã có những lập luận và quyết định về tình trạng pháp lý của các thực thể này trong Vụ kiện Biển Đông Theo đó, Tòa kết luận rằng tất cả các thực thể địa lý này đều là “ đảo đá ” và không đủ điều kiện để có đầy đủ các vùng biển 54 Tòa Trọng tài cũng phân tích thêm, việc một số bãi cạn đã được các quốc gia bồi đắp và cải tạo không làm thay đối tình trạng pháp lý của chúng, bởi Công ước Luật Biển nhấn mạnh yếu tổ “ hình thành tự nhiên ” của các thực thể địa lý 54 Phán quyết Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 554-570 55 Ben Dolven, Jennifer K Elsea, Susan V Lawrence, Ronald O''''Rourke and Ịan E Rinehart (2015), Chinese Land Reclamation in the South China Sea: Implications and Policy Options, Congress Research Service Report, https://fas org/ sgp/crs/row/R44072 pdf, truy cập ngày 11/08/2021; Frances Mangosing (2018), New photos show China is nearly done with its militarization of South China Sea, https://www inquirer net/specials/exclusive- china-militarization-south-china-sea/ , truy cập ngày 11/08/2021 56 Điều 60 Công ước Luật Biển Ngoài ra, ở Biển Đông, vấn đề cải tạo và bồi đắp các bãi cạn để biến chúng thành đảo nhân tạo là vấn đề gây tranh cãi và bất đồng nhiều nhất trong những năm gần đây Cụ thể, Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây đã tiến hành cải tạo và bồi đắp ít nhất bảy thực thể địa lý ở các khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng 55 Cùng với việc “ đảo hóa ” này, họ ngày càng tăng cường quân sự hóa các thực thể để biến chúng thành những căn cứ trên biển nhằm kiểm soát Biển Đông Điều này đã dẫn đến những tranh cãi và bất đồng từ phía các quốc gia khác trong và ngoài khu vực Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc biến các bãi cạn thành đảo nhân tạo để xác định các vùng biển là một điều không được chấp nhận trong Công ước Luật Biển Thực ra, Công ước Luật Biển cho phép các quốc gia được xây dựng và lắp đặt các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của mình để phục vụ cho các mục đích như nghiên cứu khoa học, khí tượng thủy văn và các mục đích hòa bình và nhân văn khác 56 Nhưng các đảo nhân tạo này không thể dùng để xác định các vùng biển xung quanh, bởi vì chúng không đáp ứng được điều kiện “ hình thành tự nhiên ” như đối với các đảo thông thường Điều này cũng đã được Tòa Trọng tài thường trực khẳng định trong Phán quyết Biển Đông căn cứ vào quy định của Công ước Luật Biển: “ Các đảo nhân tạo, các thiêt bị và công trình không được hưởng quy chế của các đảo Chủng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chủng không có tác động gì đôi 74 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHẰP với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa ” 57 57 Khoản 8 Điều 60 Công ước Luật Biển 58 Nguyen Chu Hoi and Vu Hai Dang (2018), Environmental Issues in the South China Sea: Legal Obligation and Cooperation Drivers, International Journal of Law and Public Administration, Vol 1 (1), tr 9-13 59 Điều 17 Công ước Luật Biển 60 Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường (2012), Quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, Vol 8 (16), tr 12-13; William K Agyebeng (2006), Theory in Search of Practice: The Right of Innocent Passage in the Hơn nữa, việc bồi đắp và cải tạo các bãi cạn tại các vùng biển đang tranh chấp là một điều không hợp lý, vì nó đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa Trung Quốc với ASEAN và Công ước Luật Biển Ở đây, một lần nữa chúng ta thấy rằng, Trung Quốc đã cố tình hiểu và vận dụng sai Công ước theo hướng có lợi cho họ Đó là chưa kể đến việc cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trong nhiều năm qua đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái biển Theo các nghiên cứu gần đây, hoạt động cải tạo và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển và gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển 58 Đây cũng chính là một nội dung mà Phillippines đệ trình yêu cầu Tòa Trọng tài thường trực xem xét và ra phán quyết trong vụ kiện Biển Đông Có thể thấy rằng, tranh chấp trong việc xác định tình trạng pháp lý của các thực thể địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chế độ pháp lý của các vùng biển xung quanh, bao gồm cả quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển Cụ thể, nếu là đảo và đảo đá hoặc bãi cạn lúc chìm lúc nổi, sẽ có vùng lãnh hải xung quanh chúng và như vậy quyền đi qua không gây hại được thừa nhận ở vùng biển này Nhưng, nếu chỉ là các đảo nhân tạo đặt ở ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chỉ có vùng an toàn tối đa 500m xung quanh chúng và như vậy vùng biển xung quanh chúng sẽ thực hiện theo chế độ tự do hàng hải 4 3 Giải thích và áp dụng quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải của quốc gia ven biển Theo quy định của Công ước Luật Biển, tàu thuyền của các quốc gia (có biển hay không có biển) đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển 59 Nếu đảm bảo các điều kiện như đi liên tục, không dừng lại trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong Công ước Luật Biển, và không có những hành vi gây hại đến chủ quyền và an ninh của quốc gia ven biển thì tàu thuyền được đi qua lãnh hải Tuy nhiên, có một điều mà Công ước Luật Biển không quy định rõ ràng nên đã dẫn đến việc các quốc gia tranh cãi và có những quan điểm khác nhau là “ vấn đề xin phép ” hay “ thông báo trước ” Trên thế giới, việc đặt ra nghĩa vụ “ thông báo trước ” (prior notification) hoặc “ xin phép trước ” (prior authorization) khi thực hiện quyền đi qua không gây hại, đặc biệt là tàu quân sự, thường được tìm thấy trong pháp luật của các quốc gia đang phát triển 60 Ở Biển Đông, mặc dù thừa nhận 75 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬT SÔ 6/2022 quyền đi qua không gây hại (hay còn gọi là quyền qua lại vô hại - innocent passage) của tàu thuyền nước ngoài, pháp luật của các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, hay Malaysia đều có quy định về nghĩa vụ “ xin phép trước ” hoặc “ thông báo trước ” , đặc biệt đối với tàu quân sự * 61 Các quốc gia này quan niệm tàu quân sự là phưcmg tiện có thể ảnh hưởng hoặc đe dọa đến hòa bình và an ninh của quốc gia ven biển, do đó cần thực hiện chế độ “ xin phép ” hoặc “ thông báo trước ” để đảm bảo rằng các quốc gia ven biển có thể nắm bắt thông tin và kiểm soát các phương tiện này khi đi qua lãnh hải của họ Territorial Sea, Cornell International Law Journal, Vol 39 (2); Kaye L w (1978), The Innocent Passage of Warships in Foreign Teritorial Sea: A Threatened Freedom, San Diego Law Review, Vol 15, tr 583 61 Chẳng hạn, khoản 2 Điều 12 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: “ Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam Đối với tàu quản sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thâm quyền của Việt Nam Điêu 6 Luật vê Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1992 quy định: “ Tàu thuyền nước ngoài không vì mục đích quân sự được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo quy định của pháp luật; Tàu nước ngoài phục vụ mục đích quăn sự phải được Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chấp thuận cho phép đi vào lãnh hải của nước Cộng hòa nhăn dãn Trung Hoa ” ; hoặc khoản b Điều 6 Luật về Lãnh hải và các Vùng biển của Myanmar năm 2017 quy định: “ Một tàu chiến nước ngoài có thế đi qua không gây hại trong lãnh hải nếu được sự cho phép trước cùa Chính phủ ” ; hoặc theo phần 16, Luật Thủy sản năm 1995 của Malaysia, tất cả các tàu thuyền đánh cá nước ngoài muốn vào các vùng biến của Malaysia, kể cả vùng lảnh hải, thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Malaysia về quốc gia mà tàu mang cờ, vị trí của tàu, tuyến đường và diêm đến của tàu thuyền 62 Samiotis Georgios and Grekos Dimitrios (2015), Carriage of hazardous materials (HM) by sea and the right of innocent passage: states disputes and environmental concerns, Journal of Economics and Business, Vol 65 (1/2), tr 52; Hitoshi Nasu, tldd, tr 269-273 63 Khoản 1 Điều 24 Công ước Luật Biển 76 Ngược lại, nhiều cường quốc hàng hải như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, úc, hay Pháp giải thích “ quyền đi qua không gây hại ” theo nghĩa “ thông thoáng ” hơn và phản đối các quốc gia ở Biển Đông 62 Họ cho rằng, Công ước hoàn toàn không đặt ra quy định xin phép mà chỉ thừa nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài Do đó, nếu tàu thuyền nước ngoài không vi phạm các quy định thì họ đương nhiên được đi qua mà không cần xin phép hay thông báo trước Để phản đối các quốc gia đặt ra chế độ “ thông báo trước ” hoặc “ xin phép trước ” , các quốc gia có thể mạnh về hàng hải thường viện dẫn Điều 24 của Công ước Luật Biển: “ Quốc gia ven biển không được cản trở quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải, ngoài những trường hợp mà Công ước đã trù định Đặc biệt khi áp dụng Công ước, quốc gia ven biển không được áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của các tàu thuyền này ” 63 Ở đây, các cường quốc hàng hải quan niệm rằng việc quy định nghĩa vụ “ xin phép ” hay “ thông báo trước ” vì bất cứ lý do gì thì về bản chất đã làm hạn chế hoặc cản trở tàu thuyền nước ngoài thực hiện quyền đi qua không gây hại Đó là chưa đề cập đến việc với chế độ “ xin phép trước ” , quốc gia ven biển có thể chấp nhận hoặc không, và từ NHẬN DIỆN CÁC TRANH CHẮP đây có thể tạo ra những kẽ hở cho việc phân biệt đối xử đối với tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền này Trên thực tế, ở Biển Đông chưa xảy ra những tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực liên quan đến giải thích và áp dụng “ quyền đi qua không gây hại ” Có lẽ, các quốc gia quá “ bận rộn ” quan tâm đến các tranh chấp về xác lập chủ quyền trên các vùng lãnh thổ và thực thể địa lý ở Biển Đông? Hoặc, cũng có thể khi mà vấn đề “ ai sở hữu gì ” ở Biển Đông chưa được giải quyết một cách triệt để thì quyền đi qua không gây hại chưa thực sự có ý nghĩa? Tuy vậy, với vị trí quan trọng về hàng hải và số lượng lớn tàu thuyền quốc tế đi qua khu vực này hàng năm, có thể sẽ có những tranh chấp xảy ra trong tương lai Từ đây, sẽ có những tranh cãi về quyền đi qua không gây hại ở các vùng đảo, đảo đá hay bãi cạn hiện ở trong tình trạng tranh chấp giữa các quốc gia trên Biển Đông và các quốc gia thường xuyên có tàu thuyền đi qua khu vực này như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay úc và nhiều quốc gia khác 64 Đặc biệt, trong một động thái gần đây, Trung Quốc đã công bô Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, CÓ hiệu lực từ ngày 01/9/2021, quy định: “ Các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hỏa lỏng và các chất độc hại khác phải bảo cáo thông tin chi tiết khi đến lãnh hải Trung Quốc ” 65 Quy định 64 James Kraska (2015), The Legal Rationale for Going Inside 12, Asia Maritime Transparency Initiative, https://amti csis org/the-legal-rationale-for -going-inside- 12/, truy cập ngày 11/08/2021 65 Điều 54 Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi năm 2021 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa này có thể là nguyên nhân làm tăng khả năng phát sinh những tranh chấp liên quan đến quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Không những thế, điều này cũng có thể dẫn đến nguy cơ mở rộng đối tượng tranh chấp bao gồm các quốc gia ngoài khu vực, nhưng có tàu thuyền thường xuyên đi qua khu vực Biển Đông 5 Kết luận Có thể thấy rằng, tranh chấp trên Biển Đông rất đa dạng và phức tạp, gồm nhiều vấn đề đan xen và có mối quan hệ mật thiết với nhau Lịch sử thăng trầm của khu vực cũng đã góp phần vào tính phức tạp của những tranh cãi và bất đồng giữa các quốc gia liên quan trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và quản lý các vùng biển Trên Biển Đông, ngoài những tranh chấp về chủ quyền ở các vùng lãnh thổ mà phần lớn các quốc gia thường căn cứ vào các yếu tố lịch sử để bảo vệ quan điểm của mình, còn có những tranh chấp về các vùng biển chồng lấn và tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển Trong khi đối với dạng tranh chấp đầu tiên, các chứng cứ về lịch sử của các quốc gia không thực sự rõ ràng và mâu thuẫn nhau, đối với các dạng tranh chấp sau, Công ước Luật Biển đã có những quy định tương đối đầy đủ Bài viết đã nhận diện các dạng tranh chấp giữa các quốc gia trên Biển Đông, đồng thời phân tích các đặc điểm của các dạng tranh chấp này Trong tiến trình giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, việc hiểu rõ tính chất của từng loại tranh chấp là rất quan trọng bởi vì nó giúp cho các quốc gia tìm kiếm cơ sở pháp lý để hướng đến các giải pháp cuối cùng 77

NHẬN DIỆN CÁC TRANH CHẤP QUỐC TÉ TRÊN BIỂN ĐỒNG Hồ Nhân Ả* i Tóm tăt: Sau nhiêu thập kỷ nơ lực giải qut, tình hình tranh chấp Biến Đơng bế tắc có xu hướng ngày phức tạp Bài viết nhận diện phân tích dạng tranh chấp Biển Đông, tập trung chủ yếu vào ba dạng tranh chẩp: (1) Tranh chấp chủ quyền đổi với vùng lãnh thổ; (2) Tranh chấp vùng biển chồng lấn; (3) Tranh chấp việc giải thích áp dụng sổ quy định Công ước Luật Biển năm 1982 Abstract: After many decades, the disputes in the East Sea (South China Sea) are still at a stalemate and become increasingly complicated The article identifies and analyzes various types ofdisputes in the East Sea with afocus on three types asfollows: (1) Disputes over territory sovereignty; (2) Disputes over overlapping maritime areas; and (3) Disputes over the interpretation and application of certain provisions of the 1982 UN Convention on the Law of the Sea Tổng quan kiên trì đường đàm phán để mong Biển Đông (tên quốc tế South China tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp, Sea) khu vực quan trọng giới Trung Quốc ngày tăng cường hoạt giao thông hàng hải thương mại động lấn chiếm, bồi đắp, quân hóa, khiêu lại chứng kiến tranh khích cản trở quyền sử dụng biển chấp chủ quyền lãnh thổ đa dạng phức quốc gia khác2 Từng thời gian tạp quốc gia Sau nhiều thập kỷ nỗ chứng kiến phản ứng mạnh mẽ từ phía lực giải quyết, tình hình tranh chấp bế cộng đồng quốc tế yêu sách tắc có xu hướng ngày phức tạp, đặc vô lý phi pháp Trung Quốc, mà biệt từ sau Phán năm 2016 Tòa “cuộc chiến cơng hàm năm 2020” ví Trọng tài, thành lập theo Phụ lục VII, Công dụ điển hình3 Bên cạnh đó, Hoa Kỳ - quốc ước Liên hợp quốc năm 1982 Luật Biển, vụ việc Philippines kiện phản Nguyen Thanh Trung (2021), China 's Plan for the đối yêu sách Trung Quốc (Vụ kiện South China Sea: A Mixture of Pressure and Legal biển Đông)*1 Sau năm kể từ Phán quyết, Approaches, https://amti.csis.org/chinas-plan-for- Việt Nam quốc gia ASEAN the-south-china-sea-a-mixture-of-pressure-and-legal- approaches/, truy cập ngày 10/08/2021; Madeline * TS., Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật, Đại McLaughlin (2020), US Strategy in South China Sea học Huế 2020, American Security Project, https://www.jstor Xem thêm thông tin Vụ kiện Biển Đơng org/stable/pdf/resrep26608.pdf?refreqid=excelsior% Phán Tịa Trọng tài năm 2016 địa chỉ: 3A385798e698bacccc3fdd3843bc84afí)4, truy cập https://pca-cpa.org/en/cases/7Z, truy cập ngày ngày 10/08/2021 08/08/2021 Jonathan G Odom (2020), The 2020 ‘Battle’ of Deplomatic Notes Opens the Door to a Possible Solution for South China Sea, https://modern diplomacy.eu/2020/12/1 l/the-2020-%CB%8Bbattle- 63 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÓ 6/2022 gia lên tiếng phản đối yêu sách toàn vùng lãnh thổ, Trung Quốc mạnh mẽ - tiếp tục tăng quần đảo Trường Sa, có đến chủ thể cường diện họ Biển Đông tranh chấp yêu sách chủ quyền, gồm với chiến dịch “Tự hàng hải” (Freedom Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, of Navigation Operations - FONOP)4 nhằm Philippines, Malaysia Brunei Ở Biển “thách thức” yêu sách Trung Quốc Đông, việc chiếm hữu sử dụng hai quần bị cho cản trở quyền “tự hàng hải” đảo Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn như: Từ kỷ Một khía cạnh tạo nên 17, thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn, thời kỳ phức tạp tranh chấp Biển Đơng có Pháp thuộc, thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, lẽ tính đa dạng lĩnh vực tranh chấp thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thời kỳ nhiều số lượng bên tranh chấp Mặt độc lập5 Thực tế cho thấy, khác, tranh chấp khơng tồn độc trình chiếm hữu lâu dài, liên tục không lập mà đan xen, ảnh hưởng lẫn Việc tranh chấp trước quốc gia giải loại tranh chấp có khả khác bắt đầu lên tiếng có hành vi ảnh hưởng đến việc giải tranh giành chiếm hữu6 Trong đó, tranh chấp liên quan khác Do đó, việc hiểu Trung Quốc thường xuyên viện dẫn rõ tính chất, đặc điểm dạng tranh yếu tố lịch sử việc người Trung chấp Biển Đơng giúp có Quốc đặt chân lên vùng lãnh thổ nhìn xác tính phức tạp chúng Biển Đơng sớm nhất, đó, họ phần hình dung sở pháp người có chủ quyền Hồng Sa lý hướng giải thích hợp Trường Sa7 Tranh chấp chủ quyền Tương tự vậy, bãi cạn vùng lãnh thổ Scarborough thuộc quần đảo Trường Sa, tranh cãi chủ quyền lãnh thố Trên Biển Đơng, quốc gia có Philippines Trung Quốc xoay yêu sách chủ quyền mâu thuẫn quanh vấn đề chiếm hữu hiệu lịch (conflicting sovereignty claims) đảo, đảo đá thực thể địa lý khác Ở Solomon E Salako (2018), Entitlement to Islands, quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc, Việt Rocks and Low — Tide Elevations in the South China Nam Đài Loan tuyên bố chủ quyền Sea: Geoeconomics versus Rule of Law, International Law Research, Vol (1), tr.250 of-diplomatic-notes-opens-the-door-to-a-possible-sol Raul (Pete) Pedrozo, China versus Vietnam: An ution-for-the-south-china-sea-disputes/, truy cập Analysis ofthe Competing Claims in the South China ngày 08/08/2021; Nguyen Hong Thao (2020), South Sea, A CNA Occasional Paper, CNA Analysis and China Sea: The Battle of the Diplomatic Notes Solution, August 2014, tr.37-61 Continues, https://thediplomat.com/2020/08/south- Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa china-sea-the-battle-of-the-diplomatic-notes-continu (2016), Sách trắng: Trung Quốc tuân thù lập trường es/, truy cập ngày 08/08/2021 giải thông qua đàm phán tranh châp liên Xem: Chính sách đại dưomg Hoa Kỳ quan Trung Quốc Philippines Biển Đông, công bố vào năm 1983, https://policy.defense.gov/ http://english.www.gov.en/state_council/ministries/2 Portals/1 l/Documents/gsa/cwmd/DoD%20FON%20 016/07/13/content_281475392503075.htm, truy cập Program%20-%20Fact%20Sheet%20(March%2020 ngày 10/08/2021 15).pdf, truy cập ngày 09/08/2021 64 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHẮP sử Cũng với luận điệu quyền lịch thay đổi qua thời kỳ khác Trong sử, Trung Quốc dựa vào đồ cổ Luật Quốc tế, việc xác lập chủ quyền để chứng minh quyền sở hữu lịch sử quốc gia vùng lãnh thổ bãi cạn Scarborough, mà họ thực thông qua nhiều cách thức gọi đảo Hoàng Nham8 Ngoài ra, Trung khác mà “chiếm hữu hiệu” Quốc tuyên bố vào năm 1935, ủy ban hình thức thừa nhận11 Hình thức xác minh đồ Trung Quốc tuyên thực chất việc chiếm hữu vùng bố chủ quyền 132 đảo, đá ngầm lãnh thổ vơ chủ khơng có người trước bãi cạn Biển Đơng, bãi cạn khơng thuộc chủ quyền Scarborough liệt kê phần vùng quốc gia Chiếm hữu hiệu lãnh thổ mà ngày Trung Quốc gọi hình thức quan trọng việc xác lập chủ quần đảo Trung Sa9, phía Philippines, quyền vùng lãnh thổ xa xôi, hẻo họ tuyên bố chứng lịch sử lánh đảo xa bờ khơng có người ở, cho chủ quyền bao gồm việc cắm với điều kiện địa lý không thuận lợi cột cờ vào năm 1965; việc xây dựng Hình thức địi hỏi phải đáp ứng hoạt động hải đăng nhỏ điều kiện định theo tiêu chuẩn luật vào năm 1965, Hải quân Philippines pháp quốc tế Chẳng hạn, phán cải tạo vào năm 1992; việc sử dụng bãi vụ tranh chấp chủ quyền vùng lãnh thố cạn Scarborough làm phạm vi tác nghiệp Đông Greenland Na Uy Đan Mạch lực lượng Mỹ Philippines đóng năm 1933, Pháp viện thường trực quốc tế vịnh Subic101 (Permanent Court International Justice) cho rằng, chiếm hữu hiệu khơng địi hỏi Có thể nói rằng, tranh chấp chủ khám phá công nhận mà phải quyền lãnh thổ loại tranh chấp phức tạp chiếm hữu thực tế thiết lập kiểm soát quốc gia chủ yếu dựa vào yếu tố hành hiệu lãnh thổ Phải lịch sử, mà điển hình vấn đề “phát hiện, có ý định ý chí hành động với tư cách chiếm hữu sử dụng” vùng lãnh thổ chủ quyền thực số hoạt động Tuy nhiên, thực tiễn, nhiều biến cố lịch sử dẫn đến việc “chiếm hữu sử 11 Ngồi hình thức chiếm hữu hiệu, lịch sử dụng” đảo, quần đảo thực thể địa giới chứng kiến nhiều cách thức xác lập chủ lý Biển Đông có nhiều biến động quyền quốc gia lãnh thổ khác như: Chinh phục (thơn tính) lãnh thổ quốc gia khác sức Anne Barker (2021), China and the Philippines' mạnh vũ lực, thông qua chuyển nhượng trao đổi tense stand-off over Scarborough Shoal leaves lãnh thổ, phán quan tài fishermen in fear, https://www.abc.net.au/news phán Xem thêm: Raul (Pete) Pedrozo, China versus /2021 -05-26/china-philippines-stand-off-over-scarbo Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the rough-shoal/100145586, truy cập ngày 10/08/2021 South China Sea, A CNA Occasional Paper, CNA Huy Duong (2012), The Scarborough Shoal Analysis and Solution, August 2014, page 3-4; Aditi dispute: Legal issues and implications, https://www Agarwal (2019), Sovereign State Territory, rsis.edu.sg/rsis-publication/rsis/1764-the-scarboroug Academike Article on Legal Issues, https ://www h-shoal-dispute/#.YRCFVxQzbIU, truy cập ngày lawctopus.com/academike/sovereign-state-territory/, 08/08/2021 truy cập ngày 10/08/2021 10 Huy Duong, tlđd 65 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 6/2022 thực tế để thể quyền lực đó12 Ngồi ra, tượng yêu sách chủ quyền tuyên thực tiễn Luật Quốc tế yêu cầu rằng, bố chủ quyền thực đối việc chiếm hữu phải nhân danh quốc gia, với đối tượng địa lý đáp ứng định nghĩa cách liên tục hịa bình thời đảo14 Điều tương tự gian dài áp dụng nhiều bãi ngầm khác Biển Đông xác định tính hợp pháp Nguyên tắc chiếm hữu hiệu áp dụng yêu sách chủ quyền cho lãnh thổ đất liền biển Tuy vậy, Biển Đông, khác tình Tuy vậy, thấy rằng, thân trạng pháp lý vùng lãnh thổ thực Công ước Luật Biển không điều chỉnh thể địa lý ảnh hưởng đến việc xác lập vấn đề chủ quyền vùng lãnh thổ chủ quyền chúng Chẳng hạn, biển Đây xem Phán năm 2016 Vụ kiện Biển điểm nằm ngồi “tầm với” Cơng Đơng Philippines Trung Quốc, Tòa ước Luật Biển Khi đặt quy định Trọng tài xác định rằng, nhiều thực thể địa liên quan đến việc sử dụng quản lý biển, lý khu vực tranh chấp Biển Đông Công ước dựa giả định quốc ln chìm nước, lúc thủy triều gia có chủ quyền rõ ràng vùng thấp chúng khơng thể đối lãnh thổ biển15 Tuy vậy, vấn đề phức tượng việc xác lập chủ quyền khơng tạp chỗ Công ước chứa đựng nhiều đáp ứng tiêu chuẩn vùng lãnh quy định nguyên tắc, cách thức tiêu thổ biển13 Quan điểm hoàn toàn chuẩn xác định phạm vi chiều rộng phù hợp với quy định Công ước vùng biển dựa sở vùng đất Liên hợp quốc năm 1982 Luật Biển (sau bao gồm đất liền, hải đảo, thực thể gọi Công ước Công ước Luật địa lý biển khác Đây vấn đề Biển) thực thể địa lý dựa nguyên tắc “đất thống trị biển” (the chìm biến khơng có vùng principle of the domination of the land over biển riêng nào, kể lãnh hải Chẳng hạn, the sea) thừa nhận rộng rãi trong bốn thực thể mà Trung Quốc thực tiễn luật biển quốc tế16 Do tuyên bố chủ quyền bãi ngầm đó, tranh chấp chủ quyền Macclesfield xác định rạn san vùng lãnh thổ đóng vai trị then chốt hơ hồn tồn chìm thủy có ảnh hưởng trực tiếp đến loại tranh triều xuống Do đó, khơng thể đối chấp biển khác Biển Đông tranh chấp vùng biển chồng lấn, tranh chấp 12 Xem phán Pháp viện thường trực quốc tế vụ tranh chấp chủ quyền vùng lãnh thổ Đông 14 Robert Beckman (2013), The UN Convention on Greenland Na Uy Đan Mạch năm 1933, the Law of the Sea and the Maritime Disputes in the https://jusmundi.com/en/document/decision/en-legal- South China Sea, The American Journal of status-of-eastem-greenland-judgment-wednesday-5th International Law, Vol 107, tr.157 -april-1933, truy cập ngày 10/08/2021 15 Robert Beckman, tlđd, tr 153 13 Xem phán Tòa Trọng tài năm 2016 16 Hitoshi Nasu (2018), The Regime of Innocent Vụ kiện Biển Đông Philippines Trung Quốc, Passage in Disputed Waters, International Law https://pca-cpa.Org/en/cases/7/, truy cập ngày Studies, Vol 94, tr.247-253 10/08/2021 66 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHÂP việc giải thích áp dụng vấn đề Tuy nhiên, nơi rộng vịnh Bắc Bộ pháp lý liên quan Công ước khoảng 170 hải lý (khoảng 310 km)20, tức chưa đủ cho vùng đặc quyền kinh tế Tranh chấp vùng biển riêng Việt Nam hay Trung Quốc, chồng lấn điều tạo vùng chồng lấn Ngoài ra, vịnh Bắc Bộ có tồn số đảo Tranh chấp vùng biển chồng lấn xa bờ (off-shore island) thuộc chủ quyền (overlapping martime areas) Việt Nam Trung Quốc, đảm dạng tranh chấp phổ biến thực bảo điều kiện theo quy định Điều tiễn quan hệ quốc tế Dạng tranh chấp 121 Cơng ước Luật Biển, có thường xảy với quốc gia có biển liền vùng biển riêng, bao gồm lãnh hải, vùng kề đối diện nhau, hình thành tiếp giáp, đặc quyền kinh tế thềm lục quốc gia xác định vùng biển địa21 Do đó, việc xác định vùng biển sở quy định Công ước cho đảo vịnh Bắc Bộ có khả Luật Biển Trên giới, tranh chấp tạo vùng biển chồng lấn vùng biển chồng lấn chiếm số lượng lớn Việt Nam Trung Quốc thường quốc gia quan tâm giải quyết17 Trong thực tế, việc giải Ở Biển Đơng, ngồi tranh chấp chồng tranh chấp vùng biển chồng lấn thực lấn với Trung Quốc, Việt Nam cịn có chất trình phân định biển (maritime vùng biển chồng lấn với số quốc delimitation) thực thông qua gia khác22 Với Malaysia, Việt Nam có vùng nhiều chế khác thương lượng, thềm lục địa chồng lấn có diện tích khoảng trung gian hịa giải thông qua 2.800 km2 nằm phía ngồi cửa vịnh Thái quan tài phán quốc tế Xuất phát từ tính chất Lan23 Trong đó, Việt Nam với quan trọng giải tranh chấp vùng Indonesia, vùng chồng lấn thềm lục địa có biển chồng lấn, Công ước Luật Biển chiều rộng lên đến 98.000 km2, chủ yếu quy định cách thức, nguyên tắc quan điểm hai bên khác việc phương pháp cho việc phân định biển18 20 Phạm Bình, Khái lược hai vịnh lớn Biển Trong phạm vi vịnh Bắc Bộ, Trung Đơng, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, http:// Quốc Việt Nam vừa có biển liền kề vừa tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/khai-luoc-ve-ha có biển đối diện nhau, hai quốc gia i-vinh-lon-tren-bien-dong/15815.html, truy cập ngày có quyền xác định vùng Đặc quyền kinh 10/08/2021 tế tối đa 200 hải lý tính từ đường sở19 21 Khoản Điều 121 Công ước Luật Biển 22 Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị 17 Xem trường hợp tranh chấp vùng biển Như Mai, Nguyễn Thị Hường, Công ước Luật Biển chồng lấn giới giải tại: 1982 Chiến lược biển Việt Nam, Nxb Chính Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea trị quốc gia, Hà Nội (Office of Legal Affairs United Nations) (2000), 23 Nguyễn Thanh Minh (2016), Quá trình phân định Handbook on the Delimitation of Maritime biển Việt Nam nước láng giềng, Tạp chí Boundaries, tr 139-143 Nghiên cứu quốc tế, http://nghiencuuquocte.org 18 Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea, /2016/12/04/phan-dinh-bien-giua-viet-nam-va-cac-n tldd, tr 12-84 uoc-lang-gieng/?fbclid=IwAR2AJe-YEmlSGSwKNl 19 Điều 57, Công ước Luật Biển DgmtU7kAWhSMF9GuOX3B689WU7-Dt7DZm8 WnhI3R0, truy cập ngày 09/08/2021 67 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 6/2022 vận dụng quy định Cơng ước Luật lấn Chẳng hạn, việc xác định đường Biển việc xác định đường sở24 Bên sở dùng làm xác định chiều rộng cạnh đó, Thái Lan Việt Nam vùng biển, quốc gia có hình thành vùng biển chồng lấn bao cách hiểu khác tiêu chuẩn Công gồm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa ước đường sở thơng thường, đường có diện tích khoảng 6.074 km2 25 Trong sở thẳng đường sở quần đảo Như phạm vi vịnh Thái Lan, có tồn số phân tích phần sau, đường đảo thuộc chủ quyền Campuchia sở quốc gia khu vực Biển Đông Việt Nam, xuất phát từ yếu tố lịch nhiều chứa đựng điểm không sử để lại hai quốc gia tồn hợp lý so với quy định Công ước Luật quan điểm khác vấn đề chủ Biển điều gián tiếp ảnh hưởng quyền, điều tạo vùng biển đến tranh chấp vùng biển chồng lấn chồng lấn Ngoài ra, chưa xác định cụ thể, xuất phát từ yêu sách Tranh chấp liên quan đến việc giải mâu thuẫn chủ quyền thích áp dụng Cơng ước Luật Biển đảo thực thể địa lý Biển Đông, năm 1982 Việt Nam, Trung Quốc, Philippines Brunei chắn tồn vùng biển Đây loại tranh chấp thường phát sinh chồng lấn thực tiễn vận dụng quy định pháp luật quốc tế quốc gia Các Có thể thấy rằng, thân vùng quy định thường thống nhất, biển khơng tự tạo vùng chồng lấn thực tế, nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tranh chấp Việc chồng lấn dẫn đến việc quốc gia không hiểu trước hết thân hành vi đơn thống nhất, chí hiểu sai Luật Quốc phương quốc gia việc tuyên tế Các nguyên nhân thấy là: (i) Xuất bố chủ quyền tự xác định ranh giới phát từ khác biệt văn hóa, ngơn ngữ vùng biển mà khơng quan tâm điều kiện xã hội khác dẫn đến đến quốc gia khác Trong trường hợp hiểu biết pháp luật quốc gia này, chiều rộng vùng biển không đủ lớn không giống nhau; (ii) Sự khác biệt hệ để mồi bên mở rộng tối đa, từ thống pháp luật trình độ pháp lý hình thành nên vùng chồng lấn Bên quốc gia ảnh hưởng đến khả hiểu cạnh đó, ngồi yếu tố lịch sử để lại vận dụng Luật Quốc tế; (iii) Bản thân vùng Biển Đơng, việc giải thích nhiều quy định Công ước Luật Biển vận dụng quy định Cơng ước Luật cịn mập mờ, chưa rõ nghĩa Biển vào thực tiễn xác định vùng biển nguyên nhân dẫn đến hiểu vận dụng nguyên nhân gây chồng không thống nhất; (iv) Cũng có nhiều trường hợp quốc gia cố ý hiếu sai 24 Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị vận dụng pháp luật theo hướng có lợi cho Như Mai, Nguyễn Thị Hường, sđd họ Tất trường hợp có nguy 25 Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị dẫn đến bất đồng quan hệ quốc Như Mai, Nguyễn Thị Hường, sđd, tr.122 tế, xuất phát điềm tranh chấp quốc tế 68 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHÂP Trên Biển Đông, tranh chấp việc phải vẽ để không giải thích áp dụng quy định Cơng chệch xa hướng chung bờ biển27 ước liên quan đến vấn đề Nếu đối chiếu tiêu chí này, thấy việc xác định đường sở, việc xác định đường sở Trung Quốc, tình trạng pháp lý thực thể địa Malaysia, Campuchia, Myanmar Thái lý, thực tiễn áp dụng quyền qua khơng Lan có điểm chưa phù hợp28 Có gây hại tàu thuyền nước ngồi trường hợp sử dụng đảo xa lãnh hải quốc gia ven biển bờ làm cho đường sở có đoạn lệch với xu hướng chung đường bờ 4.1 Xác định đường sở dùng để biến, điển hình đường sở gần bờ tinh chiều rộng lãnh hải Trung Quốc29 Đặc điểm tìm thấy đường sở Campuchia hay Đường sở quan trọng Myanmar đế xác định phạm vi chiều rộng vùng biển Ở Biển Đông, tất Nhiều quốc gia giới, đặc biệt quốc gia xác định đường sở Hoa Kỳ, nhiều lần lên tiếng phản theo tiêu chuẩn Công đổi điểm không hợp lý đường ước Luật Biển Trong khu vực, có sở quốc gia khu vực Biển Đông30 diện tất loại đường sở theo Trong nhiều thập kỷ qua, Bộ Ngoại giao quy định Công ước, gồm: Đường sở Hoa Kỳ chủ trì cho xuất loạt ấn thông thường (normal baseline - Điều 5), phẩm nghiên cứu đường sở đường sở thẳng (straight baseline - Điều nước, bao gồm quốc gia Biển 7), đường sở quốc gia quần đảo Đông Với tiêu đề Limits in the Seas, ấn (archipelagic baseline - Điều 47) Tuy phẩm phân tích đánh giá nhiều khía nhiên, q trình hoạch định đường cạnh khác nhau, kể điểm bất hợp sở, quốc gia có tình trạng lý, đường sở nước31 Thậm hiểu không thống số vấn đề liên quan 27 Khoản Điều Công ước Luật Biển 28 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No 122, Chăng hạn, xác định đường sở Straight Baseline of Thailand, https://www.state.gov thắng, việc lựa chọn đảo gần bờ để đưa /wp-content/uploads/2020/01/LIS-122.pdf; Limits In vào hệ thống đường sở gây nên the Sea, No 117, Straight Baseline of China, tranh cãi Theo tiêu chuẩn luật https://www.state.gOv/wp-content/uploads/2020/01/L biển quốc tế, đường sở không kéo IS-117.pdf; Limits In the Sea, No.99 Straight đến xuất phát từ bãi cạn lúc chìm Baseline of Vietnam, https://www.state.gov/wp- lúc nổi, trừ trường hợp có đèn content/uploads/2019/12ZLIS-99.pdf, truy cập ngày biển thiết bị tương tự thường 11/08/2021 xuyên nhô mặt nước việc vạch 29 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No 117, đường sở thẳng thừa nhận tlđd chung quốc tế26 Mặt khác, đường sở 30 J Ashley Roach and Robert w Smith, 2012, Excessive maritime claims, Martinus Nijhoff 26 Khoản Điều Công ước Luật Biển Pulisher 31 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits in the Sea, https://www.state.gov/limits-in-the-seas/, truy cập 11/08/2021 69 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẶTSĨ 6/2022 chí, năm 2017, Hải quân Hoa Kỳ tiến Cơng ước, điển hình vi phạm chiều hành chiến dịch tự hàng hải - FONOP dài đoạn sở vượt 100 hải lý chống lại đường sở thẳng mức Điều gây phản ứng từ phía vẽ Albania, Campuchia, Trung quốc gia khác khu vực Quốc, Malta, Oman Tunisia32 Sau này, Philippines Indonesia có cập nhật điều chỉnh để đường Đối với đường sở quốc gia quần sở phù hợp với tiêu chuẩn đảo, Công ước Luật Biển nhấn mạnh có Cơng ước35 quốc gia quần đảo (archipelagic State) có quyền sử dụng loại đường Tuy vậy, vi phạm nghiêm trọng gây sở Công ước đặt điều tranh cãi nhiều đường sở kiện nghiêm ngặt, nhằm ngăn chặn Trung Quốc vẽ bao quanh quần đảo Hoàng lạm dụng quốc gia quần đảo, ảnh Sa năm 199636 Trung Quốc có lẽ cố tình hưởng đến quyền lợi chung cộng đồng hiểu sai quy định luật biển quốc tế quốc tế Chẳng hạn, khoản khoản sử dụng đường sở quần đảo cho Điều 47 Công ước Luật Biển quy định chiều Hồng Sa Rõ ràng, chưa nói đến việc dài đường sở không vượt Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hồng q 100 hải lý; nhiên tối đa 3% Sa Việt Nam cách trái phép, việc tổng số đường sở bao quanh họ sử dụng đường sở quần đảo cho quần quần đảo có chiều dài lớn đảo hoàn toàn trái luật, lẽ Trung không 125 hải lý; tuyến Quốc quốc gia quần đảo đường sờ không tách xa rõ rệt Chính vậy, việc xem vùng nước bên đường bao quanh chung quần đảo đường sở quần đảo Hoàng Sa Hoặc, “với điều kiện tuyến đường vùng nước có quy chế nội thủy áp đặt sở bao lấy đảo chủ yếu xác lập luật lệ cho tàu thuyền nước khu vực mà tỷ lệ diện tích nước với điều phi lý37 đất, kể vành đai san hô, phải tỷ lệ số 1/1 9/1” quy định nhằm hạn chế Nhưng đặt rào cản pháp lý tham vọng quốc gia quần đảo33 sang bên, Cơng ước thiết lập quy tắc phải tuân theo việc thiết Trên thực tế trước đây, đường sở lập đường sở quần đảo Các đường Philippines34 Indonesia có sở Trung Quốc xung quanh Hồng điểm khơng phù hợp với quy định Sa vi phạm nghiêm trọng tiêu chí tỷ lệ 32 Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ, Report to Congress: 35 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2014), Philippines: Annual Freedom of Navigation Report: Fiscal Year Archipelagic and other Maritime Claims and 2017 Chi tiết, https://policy.defense.gov/Portals/ Boundaries Limits in the Sea, No 142, https://www 11/FY17%20DOD%20F0N%20Report.pdf?ver=201 state.gov/wp-content/uploads/2019/10/LIS-142 pdf, 8-01-19-163418-053, truy cập ngày 11/08/2021 tray cập ngày 11/08/2021; Robert Beckman, tldd, 33 Điều 47 Công ước Luật Biển tr 152-158 34 Bautista (2009), The Philippine Treaty Limits 36 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No.l 17, and Territorial Water Claim in International Law, tldd Social Science Diliman (1/2), tr 107-127 37 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Limits In the Sea, No.l 17, tldd 70 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHẤP 9/1 - nước/đất đề cập dành cho "Chính phủ nước Cộng hịa Nhân dân đường sở quần đảo Theo xác định, tổng Trung Hoa công bố đường sở cịn diện tích đảo Hồng Sa có lại lãnh hải Cộng hịa Nhân dân khoảng 9,11 km2 Trong đó, vùng nước Trung Hoa vào thời điểm khác đây, bên đường sở quần đảo Hoàng Trung Quốc muốn ám đường sở Sa có diện tích 17.290 km2, tức tỷ lệ quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc 1.898/138 Tương tự vậy, việc Trung tuyên bố chủ quyền hồn tồn Bên Quốc u sách vùng lãnh hải có chiều rộng cạnh đó, Trung Quốc cơng bố 12 hải lý tính từ đường sở quần đảo vào năm 2012 đường sở quần đảo Hoàng Sa hồn tồn khơng có sở tương tự cho quần đảo Senkaku (Trung pháp lý Đây có lẽ trường hợp Quốc gọi Điếu Ngư) tranh chấp cố tình hiểu sai quy định Cơng ước với Nhật Bản41 Mặc dù tỷ lệ nước/đất - Luật Biển nhằm mục đích tư lợi Cho đến 31/1 đường sở quần đảo Senkaku có gần đây, sau bị Tịa Trọng tài bác bỏ giảm nhiều so với trường hợp Hồng Sa, hầu hết u sách vơ lý Biển Đông bốn lần giới hạn mà Công phán năm 2016, Trung Quốc lại ước Luật Biển quy định42 Ngồi ra, tiếp tục có động thái vi phạm luật Sách Trắng tháng 7/2016, bác bỏ phán biển quốc tế Cụ thể, ngày 12/12/2019, Toà Trọng tài vụ kiện Biển Trung Quốc gửi cho Liên hợp quốc Công Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại hàm số CML/14/2019 với nội dung khẳng rằng, kể từ năm 1958, sách thức định u sách biển nước áp dụng đường sở Đông39 (được biết đến với tên gọi “Yêu thẳng cho “Dongsha Qundao (Pratas), Xisha sách tứ sa”), lần khẳng Qundao (Hoàng Sa) Zhongsha Qundao (Bãi định đường sở trái luật cạn Scarborough bờ Macclesfield), Nam Sa Qundao (Trường Sa) tất đảo Chưa dừng lại đó, “Yêu sách tứ sa” khác thuộc Trung Quốc”43 thể ý định Trung Quốc việc sử dụng đường sở quần đảo cho Đây rõ ràng điều trái với quy quần đảo Trường Sa Việt Nam40 Có định Công ước Luật Biển số lý để đưa nhận định Trước chấp nhận quốc gia Biển hết, Tuyên bố đường sở Đông, cộng đồng quốc tế nói Trung Quốc năm 1996 có câu kết thúc: chung Các động thái Trung Quốc ví dụ điển hình việc cố ý hiểu 38 Centre for Strategic International Studies (2019), giải thích sai điều khoản Công ước Reading between the lines: The next Spratly Legal theo hướng có lợi cho họ Và nguyên Dispute, https://amti.csis.org/reading-between-lines- next-spratly-dispute/, truy cập ngày 11/08/2021 41 J Ashley Roach (2013), China's Straight Baseline 39 Công hàm số CML/14/2019, ngày 12/12/2019 Claim: Senkaku (Diaoyu) Islands, American Society Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gửi cho Liên hợp of International Law Newsletter, Vol 17 (7) quốc, https://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submis 42 Centre for Strategic International Studies, tldd sions_files/mys85 2019/CML_14 2019_E.pdf, truy 43 Hội đồng Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung cập ngày 11/08/2021 Hoa, tlđd 40 Công hàm số CML/14/2019, tlđd 71 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÔ 6/2022 nhân nhiều bất đồng tranh chấp “thích hợp cho người Biển Đông đến ở” không đơn giản Tất nhiên, thuật ngữ hiểu đơn 4.2 Tình trạng pháp lý thực người đặt chân lên được, tồn thể địa lý Biển Đông thời gian tức đáp ứng tiêu chí Do vậy, việc quốc gia Cách hiểu vận dụng quy định dựng nhà sàn nơi cư trú tạm bợ Công ước Luật Biển thực tiễn Biển đảo đá, chí bãi Đơng gây bất đồng tranh cạn sau cho phương tiện chở người đến, chấp thể việc xác định tình trạng treo cờ lên, chụp ảnh ghi hình lại, khơng pháp lý thực thể địa lý đảo thể gọi đáp ứng tiêu chí “thích hợp (island), đảo đá (rock), bãi cạn lúc chìm lúc cho người đến ở” Đây cách giải (low-tide elevation) đảo nhân tạo thích vận dụng Cơng ước không hợp lý (artificial island) Trong Vụ kiện Biển Đơng, Tịa Trọng tài lý giải “ở” trường hợp Trước hết, khái niệm đảo quy định diện thời mà Công ước “là vùng đất tự nhiên phải cư trú cách ổn định Từ đây, có nước bao bọc, thủy triều lên vùng đất thực thể địa lý đề cập đến phải có tất mặt nước”44 Neu yếu tố cần thiết để trì điều kiện đảo có đặc điểm “thích hợp cho người sống thuận lợi sinh kế cho cư dân đến ở” “thích hợp cho đời sống đáp ứng tiêu chí “thích hợp kinh tế riêng” có đầy đủ vùng cho người đến ở” theo quy định biển lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc khoản Điều 121 Cơng ước47 Tịa quyền kinh tế thềm lục địa, xác định Trọng tài giải thích thêm rằng, cho dù có theo tiêu chuẩn Công ước45 Nhưng, khác biệt văn hóa, có số yếu đảo đá khơng thích hợp cho tố định không đổi nơi người đến cho đời sống kinh tế có liên quan đến mơi trường sống riêng khơng có vùng đặc quyền kinh người Ở mức tối thiểu, cư trú bền vững tế thềm lục địa46 người cần tính hỗ trợ, trì cung cấp thức ăn, nước Trong thực tiễn Biển Đông, quốc uống trú ẩn cho số người gia hiểu áp dụng quy định phép họ cư trú khoảng thời khơng thống nguồn gian dài48 gốc nhiều tranh cãi bất đồng Bên cạnh đó, trước có Phán Bên cạnh đó, khái niệm “thích họp cho Biển Đơng, chưa có giải thích đời sống kinh tế riêng” không thức từ phía quan tài phán quốc dễ hiểu vận dụng thực tiễn Biển tế nội dung liên quan Điều 121 Công ước Luật Biển Chẳng hạn, hiểu 44 Khoản Điều 121 Công ước Luật Biện 47 Phán Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 489 45 Khoản Điều 121 Công ước Luật Biển 48 Phán Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 490 46 Khoản Điều 121 Công ước Luật Biển 72 NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHÂP Đông Hiểu cách đơn thuần, quan có thêm pháp lý để giải hịn đảo có điều kiện sống nhu đất đai bất đồng tranh chấp liên quan đến để làm nhà để canh tác, có nguồn nước thực thể địa lý Biển Đông để sinh hoạt sản xuất, điều kiện quan trọng khác xem “thích hợp Chẳng hạn, Thị Tứ đảo lớn thứ cho đời sống kinh tế riêng” Tuy nhiên, hai Trường Sa, Philippines kiểm sốt Phán Biển Đơng năm 2016, Tòa từ năm 1970 nơi có Trọng tài giải thích khái niệm hải quân nước Thị cách thức Theo đó, Tịa quan niệm Tứ có sân bay nơi sinh sống không đơn diện khoảng 100 thường dân Philippines52 Theo nguồn lực kinh tế cần thiết Cơng ước Luật Biển, hịn đảo Thị hoạt động kinh tế phải tiến hành Tứ, cho dù có dân cư thường trú nguồn nhiều lần cho khoảng thời gian nước ngọt, có lãnh hải vùng tiếp giáp, ngắn49 Mặt khác, Tịa cho rằng, từ “của khơng đáp ứng tiêu chí “duy trì đời riêng họ” có nghĩa tính phải có khả sống kinh tế riêng” cách độc lập hồ trợ đời sống kinh tế độc lập “mà nói Tương tự, bãi cạn Scarborough không phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp rạn san hô ngập nước với bốn đến sáu nguồn lực bên phục vụ “đá” mặt nước thủy triều lên, tủy đối tượng cho hoạt động khơng thể trì sinh sống khai thác”50 Hay nói cách khác, thân người đời sống kinh tế, vậy, hịn đảo phải có đủ điều kiện để hưởng lãnh hải, khơng có vùng trì đời sống kinh tế riêng cách độc đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa53 lập tự nó, thông qua hoạt động bồi đắp, cải tạo hay hỗ trợ Vấn đề liên quan đến thực người thể địa lý gây tranh cãi bất đồng Biển Đơng bãi cạn lúc chìm lúc Điều Xuất phát từ lập luận giải thích 13 Cơng ước Luật Biển xác định rõ này, Tòa Trọng tài kết luận rằng, hầu hết khái niệm này: thực thể thủy triều cao quần đảo Trường Sa (ví dụ, đảo Ba Bình, đảo Thị Tứ, " vùng đất nhơ cao tự nhiên có đảo Ben Lạc, đảo Trường Sa, đảo Song Tử biển bao quanh, thủy triều xuống thấp Đông, đảo Song Tử Tây) mặt pháp lý lộ ra, thủy triều lên cao bị ngập “đảo đá” khơng thể tạo vùng đặc nước Khi toàn hay phần bãi cạn quyền kinh tế thềm lục địa51 Những cách lục địa đảo khoảng lập luận, phân tích giải thích thức cách khơng vượt q chiều rộng lãnh Tòa Trọng tài rõ ràng, hải, ngấn nước triều thấp chắn giúp cho quốc gia liên 52 Adam Klein and Mira Rapp-Hooper (2015), An 49 Phán Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 499 Answer to the Innocent Passage Mystery?, https:// 50 Phán quyệt Biện Đông 2016, tlđd, đoạn 450 www.lawfareblog.com/answer-innocent-passage-my 51 Phán Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 7-11 stery, truy cập ngày 10/08/2021 53 Robert Beckman, tlđd, tr.159-160 73 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 6/2022 bãi cạn dùng làm đường họ chiếm đóng55 Cùng với việc “đảo hóa” sở đế tính chiều rộng lãnh hải” này, họ ngày tăng cường quân hóa thực thể để biến chúng thành Có thể thấy điều từ khái niệm biển nhằm kiểm sốt Biển Đơng bãi cạn lúc chìm lúc Điều dẫn đến tranh cãi bất sử dụng làm điểm sở để vẽ đường sở đồng từ phía quốc gia khác Trong đa số trường hợp, bãi cạn lúc ngồi khu vực Tuy nhiên, thấy rằng, chìm lúc khơng thể xác định vùng lãnh việc biến bãi cạn thành đảo nhân tạo để hải riêng Đây phân xác định vùng biển điều không biệt chúng với đảo đảo đá chấp nhận Công ước Luật Biển Biển Đông, quốc gia liên quan Thực ra, Công ước Luật Biển cho phép tranh cãi bất đồng nhiều khu vực có quốc gia xây dựng lắp đặt đảo diện bãi cạn lúc chìm lúc nhân tạo vùng đặc quyền kinh tế nổi, ví dụ bãi cạn Scarborough, rạn san hơ để phục vụ cho mục đích đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, nghiên cứu khoa học, khí tượng thủy văn rạn san hô Xu Bi, rạn san hô đá Tư Nghĩa, mục đích hịa bình nhân văn khác56 rạn san hô đá Vành Khăn bãi cỏ Mây Nhưng đảo nhân tạo Năm 2016, Tịa Trọng tài có dùng để xác định vùng biển xung lập luận định tình trạng pháp lý quanh, chúng khơng đáp ứng thực thể Vụ kiện Biển điều kiện “hình thành tự nhiên” Đơng Theo đó, Tịa kết luận tất đảo thông thường Điều thực thể địa lý “đảo đá” khơng Tịa Trọng tài thường trực khẳng định đủ điều kiện để có đầy đủ vùng biển54 Phán Biển Đông vào quy Tịa Trọng tài phân tích thêm, việc định Công ước Luật Biển: số bãi cạn quốc gia bồi đắp cải tạo khơng làm thay đối tình trạng “Các đảo nhân tạo, thiêt bị công pháp lý chúng, Công ước Luật Biển trình khơng hưởng quy chế nhấn mạnh yếu tổ “hình thành tự nhiên”của đảo Chủng khơng có lãnh hải riêng thực thể địa lý có mặt chủng khơng có tác động đơi Ngồi ra, Biển Đơng, vấn đề cải tạo 55 Ben Dolven, Jennifer K Elsea, Susan V bồi đắp bãi cạn để biến chúng thành Lawrence, Ronald O'Rourke and Ịan E Rinehart đảo nhân tạo vấn đề gây tranh cãi bất (2015), Chinese Land Reclamation in the South đồng nhiều năm gần China Sea: Implications and Policy Options, Cụ thể, Trung Quốc nhiều năm trở lại Congress Research Service Report, https://fas.org/ tiến hành cải tạo bồi đắp sgp/crs/row/R44072.pdf, truy cập ngày 11/08/2021; bảy thực thể địa lý khu vực quần đảo Frances Mangosing (2018), New photos show China Hoàng Sa Trường sa Việt Nam mà is nearly done with its militarization of South China Sea, https://www.inquirer.net/specials/exclusive- 54 Phán Biển Đông 2016, tlđd, đoạn 554-570 china-militarization-south-china-sea/, truy cập ngày 11/08/2021 74 56 Điều 60 Công ước Luật Biển NHẬN DIỆN CẢC TRANH CHẰP với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng vùng biển Nhưng, đảo đặc quyền kinh tế thềm lục địa ”57 nhân tạo đặt ngồi phạm vi 200 hải lý tính từ đường sở, có vùng an tồn tối đa Hơn nữa, việc bồi đắp cải tạo 500m xung quanh chúng vùng bãi cạn vùng biển tranh chấp biển xung quanh chúng thực theo điều khơng hợp lý, ngược chế độ tự hàng hải lại tinh thần Tuyên bố cách ứng xử bên Biển Đông (DOC) năm 2002 4.3 Giải thích áp dụng quyền Trung Quốc với ASEAN Công ước qua không gây hại tàu thuyền nước Luật Biển Ở đây, lần vùng lãnh hải quốc gia thấy rằng, Trung Quốc cố tình hiểu ven biển vận dụng sai Cơng ước theo hướng có lợi cho họ Đó chưa kể đến việc cải tạo Theo quy định Công ước Luật Biển, bồi đắp đảo nhân tạo Trung Quốc tàu thuyền quốc gia (có biển hay nhiều năm qua gây ảnh hưởng tiêu cực khơng có biển) hưởng quyền đến môi trường hệ sinh thái biển Theo qua không gây hại lãnh hải quốc nghiên cứu gần đây, hoạt động cải tạo gia ven biển59 Nếu đảm bảo điều kiện xây đảo nhân tạo Trung Quốc liên tục, không dừng lại trừ phá hủy môi trường sống nhiều loài trường hợp đặc biệt quy định sinh vật biển gây ô nhiễm nghiêm trọng Cơng ước Luật Biển, khơng có mơi trường biển58 Đây hành vi gây hại đến chủ quyền an ninh nội dung mà Phillippines đệ trình yêu cầu quốc gia ven biển tàu thuyền Tòa Trọng tài thường trực xem xét qua lãnh hải Tuy nhiên, có điều mà phán vụ kiện Biển Đông Công ước Luật Biển không quy định rõ ràng nên dẫn đến việc quốc gia tranh cãi Có thể thấy rằng, tranh chấp việc có quan điểm khác “vấn xác định tình trạng pháp lý thực thể đề xin phép” hay “thông báo trước” địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực chế độ pháp lý vùng biển xung Trên giới, việc đặt nghĩa vụ quanh, bao gồm quyền qua không gây “thông báo trước” (prior notification) hại tàu thuyền nước lãnh “xin phép trước” (prior authorization) hải quốc gia ven biển Cụ thể, đảo thực quyền qua không gây hại, đặc đảo đá bãi cạn lúc chìm lúc nổi, có biệt tàu quân sự, thường tìm thấy vùng lãnh hải xung quanh chúng pháp luật quốc gia phát quyền qua không gây hại thừa nhận triển60 Ở Biển Đông, thừa nhận 57 Khoản Điều 60 Công ước Luật Biển 59 Điều 17 Công ước Luật Biển 58 Nguyen Chu Hoi and Vu Hai Dang (2018), 60 Nguyễn Bá Diến Nguyễn Hùng Cường (2012), Environmental Issues in the South China Sea: Legal Quyền qua không gây hại tàu quân nước Obligation and Cooperation Drivers, International lãnh hải theo quy định pháp luật Journal of Law and Public Administration, Vol quốc tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học (1), tr.9-13 Quốc gia Hà Nội, Luật học, Vol (16), tr 12-13; William K Agyebeng (2006), Theory in Search of Practice: The Right of Innocent Passage in the 75 NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬT SÔ 6/2022 quyền qua khơng gây hại (hay cịn gọi Ngược lại, nhiều cường quốc hàng hải quyền qua lại vô hại - innocent passage) Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, úc, hay Pháp tàu thuyền nước ngoài, pháp luật giải thích “quyền qua khơng gây hại” quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, theo nghĩa “thơng thống” phản đối Philippines, hay Malaysia có quy định quốc gia Biển Đông62 Họ cho rằng, nghĩa vụ “xin phép trước” “thơng Cơng ước hồn tồn khơng đặt quy định báo trước”, đặc biệt tàu quân sự*61 xin phép mà thừa nhận quyền qua Các quốc gia quan niệm tàu quân khơng gây hại tàu thuyền nước ngồi phưcmg tiện ảnh hưởng đe dọa Do đó, tàu thuyền nước ngồi khơng vi đến hịa bình an ninh quốc gia ven phạm quy định họ đương nhiên biển, cần thực chế độ “xin phép” qua mà không cần xin phép hay thông “thông báo trước” để đảm bảo báo trước Để phản đối quốc gia đặt quốc gia ven biển nắm bắt thông chế độ “thông báo trước” “xin phép tin kiểm soát phương tiện trước”, quốc gia mạnh hàng qua lãnh hải họ hải thường viện dẫn Điều 24 Công ước Luật Biển: Territorial Sea, Cornell International Law Journal, Vol 39 (2); Kaye L w (1978), The Innocent “Quốc gia ven biển không cản trở Passage of Warships in Foreign Teritorial Sea: A quyền qua không gây hại tàu Threatened Freedom, San Diego Law Review, Vol thuyền nước lãnh hải, 15, tr 583 trường hợp mà Công ước trù 61 Chẳng hạn, khoản Điều 12 Luật Biển Việt Nam định Đặc biệt áp dụng Công ước, quốc năm 2012 quy định: “Tàu thuyền tất quốc gia ven biển không áp đặt cho tàu gia hưởng quyền qua không gây hại thuyền nước nghĩa vụ dẫn đến lãnh hải Việt Nam Đối với tàu quản nước việc cản trở hay hạn chế việc thực thực quyền qua không gây hại lãnh quyền qua không gây hại tàu hải Việt Nam, thơng báo trước cho quan có thâm thuyền ”63 quyền Việt Nam Điêu Luật vê Lãnh hải Vùng tiếp giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ở đây, cường quốc hàng hải quan năm 1992 quy định: “Tàu thuyền nước ngồi khơng niệm việc quy định nghĩa vụ “xin mục đích qn hưởng quyền qua không phép” hay “thông báo trước” lý gây hại lãnh hải Cộng hịa Nhân dân chất làm hạn chế cản Trung Hoa theo quy định pháp luật; Tàu nước trở tàu thuyền nước thực quyền phục vụ mục đích quăn phải Chính qua khơng gây hại Đó chưa đề cập đến phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chấp thuận việc với chế độ “xin phép trước”, quốc gia cho phép vào lãnh hải nước Cộng hịa nhăn ven biển chấp nhận không, từ dãn Trung Hoa”; khoản b Điều Luật Lãnh hải Vùng biển Myanmar năm 2017 quy 62 Samiotis Georgios and Grekos Dimitrios (2015), định: “Một tàu chiến nước ngồi qua không Carriage of hazardous materials (HM) by sea and gây hại lãnh hải cho phép trước the right of innocent passage: states disputes and cùa Chính phủ”; theo phần 16, Luật Thủy sản environmental concerns, Journal of Economics and năm 1995 Malaysia, tất tàu thuyền đánh Business, Vol 65 (1/2), tr.52; Hitoshi Nasu, tldd, cá nước muốn vào vùng biến tr.269-273 Malaysia, kể vùng lảnh hải, phải thơng báo cho 63 Khoản Điều 24 Công ước Luật Biển quan có thẩm quyền Malaysia quốc gia mà tàu mang cờ, vị trí tàu, tuyến đường diêm đến tàu thuyền 76 NHẬN DIỆN CÁC TRANH CHẮP tạo kẽ hở cho việc phân nguyên nhân làm tăng khả biệt đối xử tàu thuyền nước phát sinh tranh chấp liên quan thực quyền đến quyền qua không gây hại lãnh hải Khơng thế, điều Trên thực tế, Biển Đông chưa xảy dẫn đến nguy mở rộng đối tượng tranh tranh chấp quốc gia chấp bao gồm quốc gia ngồi khu vực, khu vực liên quan đến giải thích áp dụng có tàu thuyền thường xuyên qua “quyền qua không gây hại” Có lẽ, khu vực Biển Đông quốc gia “bận rộn” quan tâm đến tranh chấp xác lập chủ quyền Kết luận vùng lãnh thổ thực thể địa lý Biển Đông? Hoặc, mà vấn đề “ai Có thể thấy rằng, tranh chấp Biển sở hữu gì” Biển Đơng chưa giải Đông đa dạng phức tạp, gồm nhiều cách triệt để quyền qua vấn đề đan xen có mối quan hệ mật thiết khơng gây hại chưa thực có ý nghĩa? với Lịch sử thăng trầm khu vực góp phần vào tính phức tạp Tuy vậy, với vị trí quan trọng hàng tranh cãi bất đồng quốc hải số lượng lớn tàu thuyền quốc tế gia liên quan trình chiếm hữu, sử qua khu vực hàng năm, có dụng quản lý vùng biển Trên Biển tranh chấp xảy tương lai Từ Đơng, ngồi tranh chấp chủ đây, có tranh cãi quyền qua quyền vùng lãnh thổ mà phần lớn không gây hại vùng đảo, đảo đá hay quốc gia thường vào yếu tố lịch bãi cạn tình trạng tranh chấp sử để bảo vệ quan điểm mình, cịn có quốc gia Biển Đơng tranh chấp vùng biển chồng quốc gia thường xuyên có tàu thuyền qua lấn tranh chấp liên quan đến việc giải khu vực Hoa Kỳ, Nhật Bản hay úc thích áp dụng Công ước Luật Biển nhiều quốc gia khác64 Đặc biệt, Trong dạng tranh chấp đầu tiên, động thái gần đây, Trung Quốc công chứng lịch sử quốc gia bơ Luật An tồn giao thơng hàng hải sửa không thực rõ ràng mâu thuẫn nhau, đổi, CÓ hiệu lực từ ngày 01/9/2021, quy dạng tranh chấp sau, Công ước định: “Các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt Luật Biển có quy định tương đối nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ tàu chở đầy đủ Bài viết nhận diện dạng dầu, hóa chất, khí đốt hỏa lỏng chất tranh chấp quốc gia Biển độc hại khác phải bảo cáo thông tin chi tiết Đơng, đồng thời phân tích đặc điểm đến lãnh hải Trung Quốc ”65 Quy định dạng tranh chấp Trong tiến trình giải tranh chấp Biển 64 James Kraska (2015), The Legal Rationale for Đơng, việc hiểu rõ tính chất loại Going Inside 12, Asia Maritime Transparency tranh chấp quan trọng giúp Initiative, https://amti.csis.org/the-legal-rationale-for cho quốc gia tìm kiếm sở pháp lý để -going-inside-12/, truy cập ngày 11/08/2021 hướng đến giải pháp cuối 65 Điều 54 Luật An tồn giao thơng hàng hải sửa đổi năm 2021 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 77

Ngày đăng: 27/02/2024, 20:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w