1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

239 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Tích Hợp Chuỗi Cung Ứng Xanh Tới Hiệu Suất Bền Vững Của Các Doanh Nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam
Tác giả Lương Tuấn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Trung Thành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 12 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Viện QTKD)

Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ TRUNG THÀNH

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi camkết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêucầu về sự trung thực trong học thuật

Hà nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Lương Tuấn Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Những đóng góp mới của luận án 6

5 Bố cục của nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ HIỆU SUẤT BỀN VỮNG 8

1.1 Tổng quan các quan điểm về tích hợp chuỗi cung ứng xanh 8

1.1.1 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên quan điểm tích hợp kiến thức 8

1.1.2 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên quan điểm tích hợp thông tin 10

1.1.3 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên quan điểm tích hợp nguồn lực xã hội .12 1.1.4 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên các quan điểm khác 14

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững 15

1.2.1 Ảnh hưởng trực tiếp từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững 15

1.2.2 Ảnh hưởng gián tiếp từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững 17 1.3 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh trên toàn thế giới 24

1.3.1 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh từ một số doanh nghiệp trên thế giới 24 1.3.2 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh trong ngành nông nghiệp trên thế giới 26 1.4 Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề cần thực hiện 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

Trang 5

CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH HỢP CHUỖI

CUNG ỨNG XANH TỚI HIỆU SUẤT BỀN VỮNG 34

2.1 Cơ sở lý luận về Tích hợp chuỗi cung ứng xanh 34

2.1.1 Chuỗi cung ứng 34

2.1.2 Chuỗi cung ứng xanh 36

2.1.3 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh 37

2.1.4 Đo lường mức độ tích hợp chuỗi cung ứng xanh 39

2.2 Cơ sở lý thuyết về Hiệu suất bền vững 40

2.2.1 Cơ sở lý luận về tính bền vững 40

2.2.2 Cơ sở lý luận về tính bền vững của doanh nghiệp 44

2.2.3 Cơ sở lý luận về Hiệu suất của doanh nghiệp 47

2.2.4 Cơ sở lý luận về Hiệu suất bền vững của doanh nghiệp 50

2.3 Các Lý thuyết nền để xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án 57

2.3.1 Quan điểm dựa trên kiến thức 57

2.3.2 Lý thuyết xử lý thông tin tổ chức 58

2.3.3 Lý thuyết lan truyền xã hội 59

2 4 Cơ chế ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững60 2.4.1 Cơ chế ảnh hưởng thông qua dòng kiến thức trong chuỗi cung ứng 60

2.4.2 Cơ chế ảnh hưởng thông dòng lan truyền xã hội trong chuỗi cung ứng 62

2.4.3 Cơ chế ảnh hưởng thông qua dòng thông tin trong chuỗi cung ứng 64

2.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu 66

2.5.1 Giả thuyết nghiên cứu 66

2.5.2 Mô hình nghiên cứu 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG XANH TỚI HIỆU SUẤT BỀN VỮNG 78

3.1 Quy trình nghiên cứu 78

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 80

3.2.1 Thiết kế và mẫu nghiên cứu 80

Trang 6

3.2.2 Thu thập dữ liệu 81

3.2.3 Phân tích dữ liệu 82

3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính 82

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 91

3.3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 91

3.3.2 Phát triển thang đo và xây dựng bảng hỏi 94

3.3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng 99

3.3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng và thu thập dữ liệu 102

3.3.5 Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG XANH TỚI HIỆU SUẤT BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 109

4.1 Bối cảnh chung về ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 109

4.1.1 Khái quát về ngành nông nghiệp Việt Nam 109

4.1.2 Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam 111

4.1.3 Thực trạng tích hợp chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 112

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 116

4.2.1 Tỷ lệ phản hồi và thống kê mô tả 116

4.2.2 Đánh giá mô hình đo lường 118

4.2.3 Đánh giá mô hình cấu trúc 131

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 139

CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 140

5.1 Định hướng phát triển tích hợp chuỗi cung ứng xanh trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam 140

5.1.1 Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp của Nhà nước 140

Trang 7

5.1.2 Quan điểm nhà nước về phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành nông nghiệp 142

5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 144

5.2.1 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực tới hiệu suất bền vững trong các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 144

5.2.2 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực tới Trao đổi kiến thức và Phối hợp kiến thức trong các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 145

5.2.3 Trao đổi kiến thức và Phối hợp kiến thức có tác động tích cực tới đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 146 5.2.4 Đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh có tác động tích cực tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 147

5.2.5 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực tới hiệu suất bền vững thông qua kiến thức và đổi mới xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam 148

5.2.6 Vai trò của biến điều tiết Năng lực phân tích dữ liệu lớn và chất lượng thông tin trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 149

5.3 Đề xuất giải pháp và khuyến nghị cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 150

5.3.1 Giải pháp thúc đẩy tích hợp chuỗi cung ứng xanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 150

5.3.2 Giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam 154

5.3.3 Đề xuất khuyến nghị 157

5.4 Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai 159

5.4.1 Các hạn chế trong nghiên cứu 159

5.4.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai 160

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 161

KẾT LUẬN 162

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 165

TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

PHỤ LỤC 186

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 9

NLPT Big-data Big-data analytics capability Năng lực phân tích Big-dataCLTT Information Quality Chất lượng thông tin

LÝ THUYẾT KBV Knowledge-based view Quan điểm dựa trên kiến thức

LÝ THUYẾT OIPT Organizational information processing theory Lý thuyết xử lý thông tin tổ chức

LÝ THUYẾT SCT Social contagion theory Lý thuyết lan truyền xã hội

SCI Supply Chain Integration Tích hợp chuỗi cung ứng

Biến độc lập GSCI Green Supply Chain Integration Tích hợp chuỗi cung ứng xanh

Biến trung gian ĐMSPX Green Product Innovation Đổi mới sản phẩm xanh

ĐMQT Process Innovation Đổi mới quy trình

Biến trung gian ĐMQTX Green Process Innovation Đổi mới quy trình xanh

Biến trung gian TĐKT Knowledge exchange Trao đổi kiến thức

Biến trung gian PHKT Knowledge combination Phối hợp kiến thức

Biến phụ thuộc HSBV Sustainable performance Hiệu suất bền vững

HSKT Economic performance Hiệu suất kinh tế HSXH Social performance Hiệu suất xã hội HSMT Environmental performance Hiệu suất môi trường

Trang 10

Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 93

Bảng 3.2 Tổng hợp biến nghiên cứu, thang đo, phương pháp và nguồn gốc 95

Bảng 3.3 Mã hóa các biến nghiên cứu 100

Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 117

Bảng 4.2 Outer loading (giai đoạn 1) 120

Bảng 4.3 Cronbach's Alpha, rho_A, Composite Reliability, AVE(giai đoạn 1) 125

Bảng 4.4 Hệ số HTMT (giai đoạn 1) 127

Bảng 4.5 Outer loading (giai đoạn 2) 129

Bảng 4.6 Cronbach's Alpha, rho_A, Composite Reliability (giai đoạn 2) 130

Bảng 4.7 Hệ số HTMT (giai đoạn 2) 130

Bảng 4.8 Hệ số VIF 131

Bảng 4.9 Hệ số R-square 132

Bảng 4.10 Hệ số f-square 132

Bảng 4.11 Hệ số SRMR 133

Bảng 4.12 Kết quả ước lượng và kiểm định các tác động trực tiếp 135

Bảng 4.13 Kết quả ước lượng và kiểm định các tác động gián tiếp và tổng tác động 136

Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 138

Trang 11

Hình 2.1 Thành viên chuỗi cung ứng 35

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 72

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 79

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 92

Hình 3.3 Quy trình phân tích dữ liệu định lượng chính thức 106

Hình 4.1 Quy mô đơn vị sản xuất nông nghiệp Việt Nam 109

Hình 4.2 Lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam 2022 110

Hình 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trung bình trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam 110

Hình 4.5 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới Việt Nam 112

Hình 4.1 Đánh giá mô hình đo lường (giai đoạn 1) 119

Hình 4.2: Đánh giá mô hình đo lường (giai đoạn 2) 128

Hình 4.3 Kết quả ước lượng mô hình tác động tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất vền vững 133

Hình 4.4 Vai trò điều tiết của năng lực phân tích Big-data 137

Hình 5 1 Mô hình tích hợp chuỗi cung ứng xanh theo chiều nganh và theo chiều dọc 153 Hình 5.2 Mô hình tích hợp chuỗi cung ứng xanh theo chiều dọc 154

Hình 5.3 Mô hình tích hợp chuỗi cung ứng xanh theo các dòng thông tin, tài chính và sản phẩm 156

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

Nghiên cứu này trình bày phần mở đầu nhằm giới thiệu tổng quát về nghiên cứu,bao gồm 5 phần là: (1) Tính cấp thiết của đề tài, (2) Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏinghiên cứu, (3) Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, (4) Những đóng góp mớicủa đề tài và (5) Kết cấu của luận án

1 Tính cấp thiết của đề tài

GSCI đề cập đến việc tích hợp hiệu quả các hoạt động môi trường với các đối táctrong chuỗi cung ứng để liên kết liền mạch các quy trình nội bộ với sự hợp tác bên ngoài

để kịp thời giải quyết các vấn đề môi trường chung trong chuỗi cung ứng và qua đó đạtđược hiệu suất bền vững (Du và cộng sự, 2018; Wolf, 2011; Wu, 2013; Zhao và cộng

sự, 2018) Nhiều nhà sản xuất như Samsung và Huawei đã tích hợp các nhà cung cấp vàkhách hàng của họ vào các hoạt động giải quyết các vấn đề môi trường (Zhang và cộng

sự, 2019) Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà sản xuất đều thu được lợi ích như mongđợi khi tham gia GSCI (Feng & Wang, 2016) Vì vậy, cần phải xem xét các điều kiệntheo từng bối cảnh riêng biệt thì mới có thể hiểu được tác động và hiệu quả của việctriển khai GSCI Tuy vậy, ở các khu vực mới nổi thì việc triển khai GSCI chưa đượcquan tâm nhiều, đặc biệt là việc nghiên cứu ở một vài lĩnh vực cụ thể Bên cạnh đó, cácnghiên cứu về lĩnh vực này diễn ra không đồng đều ở mọi ngành mà thường có xuhướng hướng tới nhóm ngành công nghiệp thay vì nhóm ngành có tính chất nông nghiệpnhư ngành nông nghiệp (Khandelwal và cộng sự, 2021) Ngành nông nghiệp luôn phảiđối mặt với nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng như thiếu dữ liệu và tính chi tiết của dữ liệunhỏ, chuyển đổi số chậm, khó khăn trong quản lý hàng tồn kho (Khandelwal và cộng

sự, 2021) Do đó, cần phải có những nghiên cứu cụ thể về chuỗi cung ứng xanh nóichung và GSCI nói riêng trong ngành nông nghiệp

Mặc dù các nghiên cứu tiền nhiệm đã nhận ra tầm quan trọng của GSCI và đãthảo luận về ý nghĩa của nó đối với hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ: Song

và cộng sự, 2017; Wong và cộng sự, 2018) nhưng khái niệm và vai trò của GSCI vẫncòn mơ hồ và không nhất quán Bên cạnh đó, các bằng chứng thực nghiệm về cáchGSCI ảnh hưởng đến hiệu suất bền vững của doanh nghiệp vẫn còn khan hiếm đặc biệt

là trong khu vực nông nghiệp tại các khu vực kinh tế mới nổi Đạt được sự bền vững đãtrở thành đòn bẩy chiến lược mới và nằm trong chương trình nghị sự của nhiều công ty

và chuỗi cung ứng hàng đầu (Kang, 2018) Các nghiên cứu GSCI hiện tại đã không chú

ý đến khía cạnh hiệu suất quan trọng này Ngay cả trong lĩnh vực quản lý chuỗi cungứng xanh rộng lớn, trọng tâm chủ yếu vẫn là cách quản lý chuỗi cung ứng xanh ảnhhưởng đến

Trang 13

hiệu quả kinh tế hoặc môi trường (Golicic & Smith, 2013; Li và cộng sự, 2016; Zhang

& Yang, 2016; Zhu & Sarkis, 2007) Hoạt động xã hội ít được quan tâm (De Giovanni,2012; Pagell & Wu, 2009) Zhang và cộng sự (2020) chỉ ra rằng các tài liệu hiện có đãcung cấp các kết quả khác nhau và còn nhiều tranh cãi về tác động của tích hợp nhàcung cấp xanh - một khía cạnh của GSCI đối với hoạt động của doanh nghiệp Một sốnghiên cứu đã chỉ ra rằng tích hợp nhà cung cấp xanh có mối liên hệ tích cực với hiệuquả hoạt động của công ty (ví dụ: Du và cộng sự, 2018), trong khi những nghiên cứukhác chỉ ra rằng mối liên hệ này là không đáng kể (ví dụ: Flynn và cộng sự, 2010) Do

đó, cần phải có thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng của GSCI tới hiệu suất bền vững củadoanh nghiệp nông nghiệp ở đầy đủ cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường

Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng tích hợp chuỗi cung ứng xanh có thểtác động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty thông qua một số yếu tố trunggian nhất định (ví dụ: Yu và cộng sự, 2019; Villena và cộng sự, 2011) Mặc dù vậy thì,các nghiên cứu về mối quan hệ trung gian giữa GSCI và hiệu suất bền vững vẫn cònnhiều hạn chế Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp có thểquản lý và phối hợp kiến thức thì sẽ thu được nhiều lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau(ví dụ: Camelo-Ordaz và cộng sự, 2011; Nonaka & Takeuchi, 1995) Collins và Smith(2006), Grant (1996) lập luận rằng khả năng này cho phép các doanh nghiệp có thể tiếnhành đổi mới và vượt qua các đối thủ cạnh tranh và từ đó, có được các cơ hội mới tạo

ra thu nhập và đạt được sự bền vững (Carmeli & Azerial, 2009) Do đó, kiến thức có thế

là một yếu tố trung gian quan trọng giải thích cách doanh nghiệp thu được lợi ích từGSCI và cải thiện hiệu suất bền vững (ví dụ: Camelo-Ordaz và cộng sự, 2011; Collins

& Smith 2006) Bên cạnh đó, đổi mới quy trình xanh cũng là một yếu tố quyết địnhchiến lược để chứng minh sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cơ bản cho xã hộitoàn cầu Quy trình đổi mới là một cách tiếp cận mới để giải thích cơ chế tác động củaGSCI đối với hiệu suất bền vững của doanh nghiệp (Kumarr & Rodrigues, 2020) Mặc

dù vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ trung gian giữa GSCI và hiệu suất bền vững vẫncòn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi vai trò quan trọng của việc trao đổi và phối hợp kiếnthức và đổi mới xanh bị bỏ qua Do đó, cần phải có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn

về ảnh hưởng trung gian của GSCI đối với hiệu suất của các doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp nông nghiệp nói riêng

Khi các vấn đề về biến đổi khí hậu ngày càng trở nên gay gắt, các ngành côngnghiệp hàng đầu trên toàn thế giới đã buộc phải ứng phó với những thách thức khôngngừng tới từ môi trường và xã hội để đảm bảo hoạt động bền vững của các doanh nghiệp(Awan và cộng sự, 2021) Đặc biệt, các mối quan tâm về xã hội, kinh tế và môi trường

Trang 14

ngày càng tăng đã khiến người tiêu dùng, nhà sản xuất và cộng đồng toàn cầu nhận ramức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, do đó khiến các công ty sản xuất trên toànthế giới phải nỗ lực chung để giảm thiểu thiệt hại về môi trường (Gupta & Barua, 2018).Lĩnh vực nông nghiệp cũng là một nguồn gây ra các vấn đề môi trường và xã hội, đặcbiệt là khâu sản xuất tạo ra nhiều chất thải nguy hại đe dọa tới môi trường và cộng đồngxung quanh doanh nghiệp Theo Vermeulen và cộng sự (2018), nông nghiệp là khu vựcphát thải chính đóng góp hơn 19% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu Hệ thốngnông nghiệp hiện đại sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau làm ảnh hưởng đếnmôi trường, chẳng hạn như ô nhiễm hóa chất nông nghiệp, nhiên liệu hóa thạch, sử dụngnước và năng lượng cao (Memon, 2018) Do đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, điều quantrọng là phải chống lại các thách thức đến từ môi trường và xã hội để từ đó có thể thúcđẩy tính bền vững của doanh nghiệp (Wang & Yang; 2021).

Ngành nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ trong 50 năm qua để đáp ứng nhu cầutăng nhanh ở cả khu vực nông thôn, thành thị, và khu vực xuất khẩu (Awan và cộng sự,2021) Điều kiện này cho thấy tầm quan trọng của việc cải thiện hiệu suất bền vững củacác doanh nghiệp và các bên khác trong chuỗi cung ứng liên quan (Gupta & Barua,2018) Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất mà ngành nông nghiệp phải đối mặt là thách thức vềvấn đề môi trường (Wang & Yang; 2021) Do đó, nhiều khái niệm khác nhau đã đượcphát triển một cách chuyên nghiệp để giảm suy thoái môi trường, chẳng hạn như tíchhợp các khía cạnh sinh thái và quản lý chuỗi cung ứng, tạo ra các khái niệm chuỗi cungứng xanh (Shahzad và cộng sự, 2020) Việc thực hiện các chiến lược môi trường phùhợp để giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường

là rất quan trọng để các nhà sản xuất có được khả năng cạnh tranh và đạt được hiệu suấtbền vững (Yang và cộng sự, 2019; Zhang và cộng sự, 2019) Do đó, với tư cách là mộttập hợp các hoạt động khám phá tất cả các giai đoạn của quản lý chuỗi cung ứng, vốnphải tuân thủ các yêu cầu bảo vệ môi trường, quản lý chuỗi cung ứng xanh trở thànhmột trong những khái niệm chính trong việc giảm tác động môi trường đồng thời tănghiệu suất của doanh nghiệp (Zhu và cộng sự, 2005) và có thể được phân loại rộng rãidựa trên ranh giới của các công ty thành các hoạt động nội bộ và liên tổ chức (Zhu vàcộng sự, 2013) Mặt khác, với tư cách là một phần mở rộng của quản lý chuỗi cung ứngxanh, tích hợp chuỗi cung ứng xanh (GSCI) ngày càng nhận được sự quan tâm như mộttập hợp các thành viên chuỗi cung ứng hợp tác trong cả quy trình bên trong lẫn việc hợptác bên ngoài của doanh nghiệp

Ngành nông nghiệp một ngành quan trọng ở Việt Nam vì nó chiếm khoảng 1/5GDP, sử dụng khoảng một nửa lực lượng lao động và mang lại thu nhập cho khoảng 3/4

Trang 15

dân số (Chien và cộng sự, 2021; Trinh và cộng sự, 2018) Ngành nông nghiệp mang lạinguồn thu nhập chính cho phần lớn các hộ gia đình và hoạt động sản xuất phụ thuộcnhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên (Huong và cộng sự, 2019; Zhuang và cộng

sự, 2021) Do vậy, các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cần có trách nhiệm, trong

đó quan trọng nhất là việc phát triển bền vững mà vẫn không gây tổn hại đến môi trường

và xã hội Các doanh nghiệp nông nghiệp cần phải có một tầm nhìn rõ ràng trong việc

áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường (Memon, 2018) Tuy vậy, do trình độkhoa học kỹ thuật còn gặp nhiều hạn chế, các phương pháp sản xuất và khai thác nôngnghiệp còn gặp nhiều khó khăn do các vấn đề về cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Do

đó, đánh giá tác động của GSCI đối với hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nôngnghiệp sẽ giúp làm rõ nhận thức của các doanh nghiệp về các vấn đề, định lượng tácđộng và giúp xây dựng các chiến lược kịp thời

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên, NCS đã lựa chọn đề tài: “Ảnh

hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam”.

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là xác định cơ chế ảnh hưởng của tích hợp chuỗicung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Mục tiêu cụ thể của luận án là:

+ Xây dựng cơ sở lý thuyết, khung lý thuyết về tích hợp chuỗi cung ứng xanh,hiệu suất bền vững và ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bềnvững của doanh nghiệp

+ Đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suấtbền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam

+ Đánh giá ảnh hưởng gián tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suấtbền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam thông qua các biến trunggian

+ Đánh giá ảnh hưởng gián tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suấtbền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam thông qua các biến điều tiết

+ Đề xuất các giải pháp khuyến khích tích hợp chuỗi cung ứng xanh của cácdoanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam nhằm cải thiện hiệu suất bền vững

Câu hỏi nghiên cứu của luận án:

Q1 Khung lý thuyết về tích hợp chuỗi cung ứng xanh và hiệu suất bền vững lànhư thế nào?

Trang 16

Q2: Mức độ ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vữngcủa các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam như thế nào?

Q3: Vai trò của các biến trung gian và điều tiết trong mối quan hệ giữa tích hợpchuỗi cung ứng xanh và hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp ViệtNam là như thế nào?

Q4: Để khuyến khích tích hợp chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp nôngnghiệp Việt Nam nhằm cải thiện hiệu suất bền vững cần những giải pháp như thế nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cungứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp nông nghiệp.

- Theo Phạm văn Khôi và Hoàng Mạnh Hùng (tr.4, 2020) “Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi; theo nghĩa rộng có thêm lâm nghiệp

và thủy sản Ngày nay, khi nói đến nông nghiệp, người ta luôn hiểu theo nghĩa rộng”.

Chính vì vậy, luận án tiếp cận các doanh nghiệp nông nghiệp theo nghĩa rộng.

- Các doanh nghiệp nông nghiệp trong luận án là các doanh nghiệp có hoạt động sảnxuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có thời gian hoạt động trên 5 năm trở lên đểđảm bảo được độ giá trị của dữ liệu (theo danh sách khảo sát của Tổng cục thống kê năm2020)

(2) Về phạm vi thời gian:

- Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp từ năm 2016-2023: Dựa trên kết quả khảosát của Tổng cục thống kê và các báo cáo kết quả ngành nông nghiệp, các Hiêp hội và

tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp

- Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp từ năm 2022-2023: Dựa trên kết quả phóngvấn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung và dữ liệu khảo sát của NCS đối với các doanhnghiệp nông nghiệp Việt Nam

Trang 17

(3) Về phạm vi nội dung:

- Nghiên cứu cơ chế ảnh hưởng của GSCI tới hiệu suất bền vững của các doanh

nghiệp nông nghiệp Việt Nam theo cả tác động trực tiếp, gián tiếp và điều tiết

- Trong luận án vai trò của thuật ngữ “ảnh hưởng” và “tác động” của tích hợpchuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp ViệtNam được hiểu tương đương nhau NCS sử dụng hai thuật ngữ này thay thế trong cácđoạn diễn đạt để tránh sự lặp lại và phù hợp hơn

- Thuật ngữ “Hiệu suất bền vững” được dịch từ gốc tiếng anh là “corporatesustainable performance” Có các dị bản khác nhau về bản dịch như: Hiệu quả bền vững,hiệu quả hoạt động bền vững, hiệu suất bền vững của doanh nghiệp Trong luận án này,

NCS sử dụng dị bản “Hiệu suất bền vững” của doanh nghiệp.

4 Những đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

(1) Luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu đánh giá cơ chế ảnhhưởng của Tích hợp chuỗi cung ứng xanh (Nhà cung cấp, Nội bộ, Khách hàng) và Hiệusuất bền vững (Kinh tế, môi trường, xã hội) trong các doanh nghiệp nông nghiệp ViệtNam

(2) Luận án đã sử dụng Lý thuyết xử lý thông tin tổ chức, Quan điểm dựa trênkiến thức và Lý thuyết lan truyền xã hội để xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá vaitrò trung gian của các biến là Trôi đổi kiến thức, Phối hợp kiến thức, Đổi mới quy trìnhxanh và Đổi mới sản phẩm xanh trong mối quan hệ giữa Tích hợp chuỗi cung ứng xanh

và Hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam Kết quả cho thấy,các bốn biến trung gian đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu

(3) Luận án đã vận dụng lý thuyết xử lý thông tin để xác định được cơ chế điềutiết của Năng lực phân tích dữ liệu lớn (Big-data) và Chất lượng thông tin trong chuỗicung ứng trong mối quan hệ giữa Tích hợp chuỗi cung ứng xanh và Hiệu suất bền vữngcủa các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam Kết quả cho thấy, Năng lực phân tích dữliệu cao thì khi càng cải thiện Tích hợp chuỗi cung ứng xanh thì Hiệu suất bền vữngcàng được thúc đẩy và trở nên hiệu quả hơn

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

(1) Luận án đã đề xuất quy trình tích hợp chuỗi cung ứng xanh trong nông nghiệpthông qua tích hợp dọc và tích hợp ngang

(2) Luận án đã đề xuất mô hình tích hợp dòng tài chính, dòng thông tin, dòngsản phẩm trong chuỗi cung ứng nông nghiệp

Trang 18

5 Bố cục của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu này có bố cục năm phần như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tích hợp chuỗi cung ứng xanh và hiệu suất bền vững

Chương 2: Khung lý thuyết về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp, khuyến nghị cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

VỀ TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG XANH

VÀ HIỆU SUẤT BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan các quan điểm về tích hợp chuỗi cung ứng xanh

Dựa trên các lý thuyết khác nhau được các nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụngkhi nghiên cứu về tích hợp chuỗi cung ứng xanh, các nhà nghiên cứu đã hình thành nêncác quan điểm khác nhau về tích hợp chuỗi cung ứng xanh Tổng hợp lại, phần lớn cácnghiên cứu về tích hợp chuỗi cung ứng xanh hội tụ lại theo ba như sau: (1) Quan điểmtích hợp kiến thức (Grant, 1996), (2) Quan điểm tích hợp thông tin (Galbraith, 1973) và(3) Quan điểm tích hợp nguồn lực xã hội (Rapp và cộng sự, 2013)

1.1.1 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên quan điểm tích hợp kiến thức

Tác giả Grant đã đưa ra nhiều giả định về đặc điểm của kiến thức và các yêu cầu

để tích hợp kiến thức từ nhiều cá nhân trong một tổ chức (Grant, 1996) Nghiên cứucủa Grant đã khẳng định kiến thức là nguồn lực có giá trị chiến lược cao nhất do conngười tự sáng tạo hoặc do hoạt động học hỏi, tiếp thu; đồng thời, kiến thức sẽ được ápdụng trong hoạt động nội bộ công ty hoặc trong hoạt động liên kết giữa các doanhnghiệp (Chopra & Meindl, 2009) Quan điểm dựa trên kiến thức (Grant, 1996) tậptrung vào các nguồn lực tri thức của tổ chức, do vậy, kiến thức được coi như một nguồnlợi thế cạnh tranh bền vững và là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược của doanhnghiệp (Jemielniak & Kociatkiewicz, 2009) Thông qua các nghiên cứu áp dụng quanđiểm dựa trên kiến thức (Grant, 1996), nhiều học giả đã công nhận giá trị của kiến thức

là một nguồn lực hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (Hult vàcộng sự, 2006), từ đó dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp (Alavi &Leidner, 2001)

Quan điểm tích hợp kiến thức của công ty (Grant, 1996) đã được vận dụng nhằmđiều tra ảnh hưởng của các hoạt động chuyển giao tri thức bên trong và bên ngoài công

ty trong chuỗi cung ứng Thông qua một cuộc khảo sát điện tử, dựa trên các dữ liệu thuthập từ 1161 công ty tại Đức, nghiên cứu của Blom và cộng sự (2014) cho thấy hoạtđộng chuyển giao kiến thức nội bộ và bên ngoài công ty có ảnh hưởng tích cực đến tínhlinh hoạt của chuỗi cung ứng Đồng thời, tùy thuộc vào loại hình chuyển giao kiến thức,việc điều chỉnh mức độ phức tạp của sản phẩm và nguồn cung cấp trong quá trìnhchuyển giao kiến thức bên ngoài có tác động điều tiết khác nhau đến tính linh hoạtcủa chuỗi

Trang 20

cung ứng Cụ thể, trong điều kiện sản phẩm có độ phức tạp cao, việc chuyển giao kiếnthức nội bộ có hiệu quả trong việc đạt được tính linh hoạt của chuỗi cung ứng Trongđiều kiện mức độ phức tạp của nguồn cung cấp cao, việc chuyển giao kiến thức bênngoài có hiệu quả trong việc đạt được tính linh hoạt của chuỗi cung ứng Đối với chuỗicung ứng xanh, các công ty có thể chuyển giao tri thức thông qua hoạt động hợp tác vềmôi trường với đối tác trong chuỗi cung ứng hoặc thông qua các quy trình tạo ra kiếnthức nhằm kết hợp kiến thức xanh với kiến thức hiện có để hình thành kiến thức mớicủa tổ chức (Ryoo & Kim, 2015), từ đó góp phần đổi mới quy trình và sản phẩm xanh.

Cụ thể, thông qua trao đổi tri thức và phối hợp tri thức, các công ty có thể tiếp thu kiếnthức bên ngoài (thu được từ mối quan hệ tích hợp chuỗi cung ứng xanh với các nhà cungcấp và khách hàng) và kết hợp kiến thức bên ngoài với kiến thức nội bộ (thu được từtích hợp nội bộ xanh vào sản phẩm và đổi mới quy trình xanh) Kết luận từ nghiên cứutiền nhiệm cho thấy: quy trình tạo ra tri thức trong công ty rất hữu ích để hiện thực hóacác giá trị của tích hợp chuỗi cung ứng xanh, đồng thời nếu các công ty có một cơ chếsáng tạo tri thức hiệu quả sẽ có thể đạt được nhiều lợi ích liên quan đến chuỗi cung ứngxanh (Kong và cộng sự, 2020)

Theo lập luận của quan điểm dựa tích hợp kiến thức (Grant, 1996), doanh nghiệp

có nhiều khả năng chuyển giao, tái kết hợp và tạo ra tri thức Do đó, các sáng kiến đổimới xanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào kiến thức xanh của nhà cung cấp, khách hàng

và nhân viên trong quá trình tạo ra giá trị (Kong và cộng sự, 2020) Dựa trên quan điểmnày, Shu và cộng sự (2012) đã phân tích các mối quan hệ giữa nhiều nhà quản lý cấpcao (gồm: quan hệ kinh doanh và quan hệ chính trị) và chỉ ra tác động gián tiếp củachúng đến mối quan hệ đổi mới (gồm các quá trình tạo ra tri thức của tổ chức) Nghiêncứu của Shu và cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu từ 270 công ty tại Trung Quốc và ápdụng kỹ thuật lập mô hình phương trình cấu trúc nhằm tìm hiểu về mối quan hệ quản lý

- liên kết đổi mới công ty Nghiên cứu khẳng định trao đổi kiến thức và phối hợp kiếnthức (hai thành phần của quá trình tạo ra tri thức) có ảnh hưởng tích cực đến nhau vàđều có tác động trực tiếp đến đổi mới sản phẩm Các mối quan hệ kinh doanh có tácđộng trực tiếp đến quá trình tạo ra tri thức, trong khi mối quan hệ chính trị chỉ tác độngtrực tiếp đến việc trao đổi tri thức Đồng thời, các quy trình khác nhau của việc tạo ra trithức sẽ có đóng góp khác biệt đến sự đổi mới của công ty Đổi mới sản phẩm (khác vớiđổi mới quy trình) cần nhiều hoạt động sáng tạo tri thức nhiều hơn Do đó, việc quản lýcác quy trình tạo ra tri thức là cần thiết để kiểm soát những thách thức đặt ra khi vậnhành chuỗi cung ứng xanh (Cerchione & Esposito, 2016) và đổi mới xanh Theo quanđiểm dựa trên kiến thức (Grant, 1996), chiến lược quan trọng của các công ty là hiểu

Trang 21

được vai trò của việc tạo ra tri thức trong chuỗi cung ứng xanh khi áp dụng quy trìnhxanh để phát triển các sản phẩm xanh (Cheng và cộng sự, 2008; Roth và cộng sự, 2016).

Quan điểm dựa trên kiến thức của công ty (Grant, 1996) cũng được sử dụngtrong nghiên cứu về hoạt động thực hành chuỗi cung ứng hợp tác giữa các bên liênquan Việc tiếp cận nguồn tri thức đa dạng sẽ thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới trithức trong công ty và xây dựng lợi thế cạnh tranh (Kogut, 2000) Trong nghiên cứu tíchhợp chuỗi cung ứng gia cầm của Ariffin và cộng sự (2015), nhiều mô hình tích hợp các

hệ thống, quy trình và chiến lược đối với các đối tác kinh doanh gia cầm trong chuỗicung ứng đã được xác lập, kết luận đã chỉ ra lợi ích của việc liên kết chặt chẽ giữa cung

và cầu trong chuỗi cung ứng Nghiên cứu khẳng định việc tích hợp kiến thức thông qua

sự hợp tác giữa nhà cung cấp, người chế biến và người chăn nuôi sẽ tạo cơ hội cho công

ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện hiệu suất (Frohlich & Wesstbrook, 2001).Việc chia sẻ kiến thức và hoạt động hợp tác giữa các cá nhân trong môi trường kinhdoanh gia cầm - nơi sản phẩm dựa trên nhiều nguồn cung cấp và nhà phân phối - là cầnthiết Ngoài ra, xuất phát từ quan điểm dựa trên kiến thức (Grant, 1996), sự hợp tác giữacác đối tác thương mại giúp giảm thiểu chi phí và thời gian để chuyển giao kiến thứchiệu quả giữa các công ty, đồng thời là một nguồn lực có giá trị đáng kể cho doanhnghiệp (Kogut, 2000) Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tích hợp chuỗi cung ứng xanhcho thấy tính chất phức tạp của đổi mới xanh ảnh hưởng đến việc các công ty sản xuấtthường cần hợp tác về môi trường với các đối tác trong chuỗi cung ứng để tiếp thu vàtạo ra kiến thức (Zhao và cộng sự, 2018)

Nhìn chung, áp dụng quan điểm dựa trên kiến thức của công ty (Grant, 1996)trong nghiên cứu về tích hợp chuỗi cung ứng xanh đã được các học giả quan tâm Tuynhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suấtbền vững dựa trên quan điểm của quan điểm dựa trên kiến thức (Grant, 1996) còn hạnchế Đây là khoảng trống để nghiên cứu áp dụng quan điểm dựa trên kiến thức (Grant,1996) và đánh giá về mối quan hệ giữa tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bềnvững tại các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

1.1.2 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên quan điểm tích hợp thông tin

Nhà nghiên cứu Galbraith xác định ba vấn đề quan trọng trong tích hợp thông tingồm nhu cầu xử lý thông tin, khả năng xử lý thông tin và sự linh hoạt giữa hai yếu tốnày để đạt được hiệu suất tối ưu cho các công ty (Galbraith, 1973) Theo lý thuyết xử lýthông tin (Galbraith, 1973), sự thiếu chắc chắn của thông tin có ảnh hưởng đến việc giatăng nhu cầu xử lý thông tin Vì vậy, trước sự không ổn định của môi trường, các tổ

Trang 22

chức cần sở hữu nguồn thông tin chất lượng để gia tăng hiệu quả ra quyết định(Premkumar và cộng sự, 2005) Trong tích hợp chuỗi cung ứng xanh, sự không chắcchắn liên quan đến quy trình đổi mới xanh đòi hỏi các công ty cần tăng khả năng xử lýthông tin Vì vậy, khi áp dụng lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973), các nghiêncứu về chuỗi cung ứng đã chỉ ra vai trò quan trọng của sự phù hợp giữa nhu cầu xử lýthông tin và khả năng xử lý thông tin trong tổ chức để giảm bớt sự không chắc chắn củachuỗi cung ứng.

Áp dụng lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973), Busse và cộng sự (2016)khẳng định một trong những thách thức cấp bách liên quan đến quản lý chuỗi cung ứngbền vững của các công ty mua hàng là việc công ty thiếu hụt thông tin về các vấn đềđang xảy ra trong chuỗi cung ứng của họ Các tác giả đã áp dụng lý thuyết xử lý thôngtin (Galbraith, 1973) trong bốn ngành công nghiệp và chỉ ra ba dạng không chắc chắnliên quan đến tính bền vững mà hầu hết công ty đang đối mặt trong chuỗi cung ứng của

họ, bao gồm: sự không chắc chắn về nhiệm vụ, nguồn lực và chuỗi cung ứng Ảnhhưởng của sự không chắc chắn trong chuỗi cung ứng đối với nhu cầu xử lý thông tin củacông ty mua hàng được điều chỉnh bởi việc công ty không chấp nhận sự không chắcchắn Các tác giả kết luận: việc sửa đổi chuỗi cung ứng theo hướng bền vững là một cơchế xử lý thông tin mới mà các công ty mua hàng có thể áp dụng để trực tiếp giảm bớt

sự không chắc chắn liên quan đến tính bền vững của chuỗi cung ứng

Hiện nay, các công ty thường sử dụng cơ chế tích hợp khác nhau (phân cấp vàphối hợp các quy tắc/ mục tiêu) để giảm bớt sự không chắc chắn của thông tin trongchuỗi cung ứng, đồng thời các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ thống thông tin để giatăng khả năng xử lý thông tin (Wong và cộng sự, 2015) Dựa trên lý thuyết xử lý thôngtin (Galbraith, 1973), tác giả Wong và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về tích hợp chuỗicung ứng xanh để cải thiện năng lực xử lý thông tin và làm giảm kết quả không chắcchắn về tỷ lệ thành công của đổi mới quy trình và sản phẩm xanh Kết quả nghiên cứucho thấy mối quan hệ tích cực giữa tích hợp chuỗi cung ứng xanh và đổi mới quy trình/sản phẩm xanh (Wong và cộng sự, 2011), đồng thời các tác giả đưa ra điều kiện tích hợpchuỗi cung ứng xanh cần hoạt động như một cơ chế xử lý thông tin để giảm bớt sựkhông chắc chắn trong chuỗi cung ứng xanh

Lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973) được sử dụng trong nghiên cứu củaZhou và cộng sự (2022) trong mối quan hệ giữa đổi mới môi trường và tích hợp chuỗicung ứng xanh dựa trên dữ liệu từ 206 nhà sản xuất Trung Quốc và phương pháp phântích mô hình phương trình cấu trúc Nghiên cứu áp dụng lý thuyết xử lý thông tin(Galbraith, 1973) và phát hiện ra hai khía cạnh của tích hợp chuỗi cung ứng xanh (tích

Trang 23

hợp nhà cung cấp xanh và khách hàng xanh) có ảnh hưởng đến hai loại đổi mới môitrường (tăng hoặc giảm đổi mới môi trường) thông qua chia sẻ thông tin và dự phòngthông tin Kết quả nghiên cứu chỉ ra các tác động trung gian như sau: chia sẻ thông tinvới khách hàng làm trung gian trong mối quan hệ từ tích hợp khách hàng xanh đến giảmđổi mới môi trường; dự phòng thông tin làm trung gian trong mối quan hệ từ tích hợpnhà cung cấp xanh đến tăng/giảm đổi mới môi trường Bên cạnh đó, chia sẻ thông tinvới nhà cung cấp ảnh hưởng tiêu cực đến dự phòng thông tin và chia sẻ thông tin vớikhách hàng ảnh hưởng tích cực đến dự phòng thông tin Việc kết hợp tri thức giúp giatăng tác động tích cực từ chia sẻ thông tin với nhà cung cấp và khách hàng đến tăng đổimới môi trường nhưng gây ra tác động tiêu cực từ dự phòng thông tin đến giảm đổi mớimôi trường.

Nhìn chung, lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973) đã được các học giả quantâm và áp dụng trong nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng Các kết quả nghiên cứu tiềnnhiệm là tiền đề cho nghiên cứu này xem xét các tác động từ tích hợp chuỗi cung ứngxanh đến hiệu suất bền vững dựa trên lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973)

1.1.3 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên quan điểm tích hợp nguồn lực

xã hội

Tích hợp nguồn lực xã hội được phát triển dựa trên lý thuyết lan truyền xã hội(Rapp và cộng sự, 2013) thường được sử dụng để giải thích các hiện tượng liên quanđến sự gắn kết và sự tương đương về cấu trúc Lý thuyết này khẳng định trong tìnhhuống không chắc chắn, các cá nhân/ tổ chức có xu hướng bắt chước các hành vi của cánhân/ tổ chức khác trong một liên minh hợp tác (Angst và cộng sự, 2010; Burt, 1987).Điều này có nghĩa, sự lan truyền xã hội liên quan đến đánh giá của các cá nhân thay đổi(người đã chấp nhận thay đổi) khi ảnh hưởng đến quan điểm của những cá nhân chưachấp nhận thay đổi (Galaskiewicz & Burt, 1991) Khi đó, liên kết trực tiếp xuất hiệngiữa những người đã chấp nhận thay đổi và chưa chấp nhận thay đổi (Bovasso, 1996),đồng thời liên kết này tạo nên những tương tác mạnh mẽ xung quanh họ (Li và cộng sự,2018) Trong mạng lưới chuỗi cung ứng, cơ chế gắn kết này giúp các mối quan hệ giữanhà sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp gắn kết bền vững hơn (Li và cộng sự, 2018).Nghiên cứu của Li và cộng sự (2018) đã sử dụng lý thuyết lan truyền xã hội (Rapp vàcộng sự, 2013) khi nghiên cứu mạng lưới chuỗi cung ứng Nghiên cứu nhận thấy cơ chếgắn kết giúp giải thích các mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhàcung cấp, nhà sản xuất và khách hàng Tương tự với Li và cộng sự (2018), một sốnghiên cứu cũng chỉ ra cơ chế gắn kết có thể sử dụng để giải thích sự lan truyền từ tíchhợp nhà cung cấp xanh sang tích hợp nội bộ xanh, đồng thời tích hợp nội bộ xanh sangtích hợp khách hàng xanh (Kong và cộng sự, 2021)

Trang 24

Nhiều nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết lan truyền xã hội (Rapp và cộng sự,2013) để lý giải hành vi của các tổ chức trong chuỗi cung ứng (Li và cộng sự, 2018;Mena & Schoenherr, 2020) Nguyên nhân là do tích hợp chuỗi cung ứng xanh tồn tại

sự không chắc chắn giữa chi phí và lợi ích, điều này dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn cho tổchức Nhiều quyết định của doanh nghiệp gặp khó khăn, khi đó, họ lựa chọn bắt chướchành vi của một tổ chức khác trong chuỗi cung ứng - với điều kiện đó là hành vi cóchi phí thấp nhất nhằm giảm bớt rút ro cho doanh nghiệp (McFarland và cộng sự, 2008;Zhao và cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, khi các công ty hợp tác để giải quyết vấn đề vềmôi trường, sự lan truyền về hành vi và gia tăng niềm tin về hành vi giữa các cá nhântrong chuỗi cung ứng thúc đẩy các họ hành động giống nhau (Mena & Schoenherr,2020) Ảnh hưởng lan truyền cũng xuất hiện trong hoạt động của các quốc gia trongnghiên cứu của Huang và Wu (2011) Các tác giả dựa trên dữ liệu của 42 quốc giatrong giai đoạn 1997 đến 2002 để kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ mạng lưới Kếtquả phân tích đã chứng minh sự phổ biến công nghệ ảnh hưởng đến hiệu suất đổi mớicủa nhiều quốc gia thông qua các hiệu ứng lan truyền Không chỉ vậy, nhiều nghiêncứu về các công ty, tập đoàn đã áp dụng lý thuyết lan truyền xã hội (Rapp và cộng sự,2013) để giải thích hành vi của tổ chức:

Nghiên cứu của Mena và Schoenherr (2020) liên quan đến 616 công ty đa quốcgia đã áp dụng lý thuyết lan truyền xã hội (Rapp và cộng sự, 2013) để nghiên cứu vềhoạt động bền vững trong chuỗi cung ứng nhiều tầng Nghiên cứu xem xét cả cơ chếhợp tác và cơ chế bất hợp tác khi lan truyền tính bền vững về môi trường trong chuỗicung ứng Các tác giả đã đưa ra kết luận việc áp dụng tích hợp nội bộ xanh có ảnhhưởng đến hợp tác với nhà cung cấp xanh; việc khách hàng sử dụng cơ chế bất hợp tácđối với công ty có ảnh hưởng đến cơ chế hợp tác giữa công ty và nhà cung cấp

Áp dụng lý thuyết lan truyền xã hội (Rapp và cộng sự, 2013), nghiên cứu củaKong và cộng sự (2021) thu thập dữ liệu từ 206 nhà sản xuất Trung Quốc khi điều tratác động lan truyền của các khía cạnh trong chuỗi cung ứng xanh Kết quả nghiên cứunhận thấy tích hợp nhà cung cấp xanh có liên quan tích cực với tích hợp nội bộ xanh,tích hợp khách hàng xanh và chia sẻ thông tin với nhà cung cấp Đồng thời, tích hợpkhách hàng xanh có liên quan tích cực đến chia sẻ thông tin với khách hàng Chia sẻthông tin với nhà cung cấp và khách hàng có tác động tích cực đến nâng cao hiệu quảtài chính Do đó, nghiên cứu nhấn mạnh các công ty nên áp dụng tích hợp chuỗi cungứng xanh để tăng cường khả năng chia sẻ thông tin và cải thiện hiệu quả tài chính

Có thể thấy, khi nghiên cứu về hành vi của các tổ chức trong chuỗi cung ứngxanh, các học giả đã áp dụng lý thuyết lan truyền xã hội trong nhiều nghiên cứu (Rapp

Trang 25

và cộng sự) Các kết quả nghiên cứu là tiền đề quan trọng để nghiên cứu phát hiện và lýgiải dựa trên lý thuyết lan truyền xã hội (Rapp và cộng sự, 2013) về các tác động củatích hợp chuỗi cung ứng xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam.

1.1.4 Tích hợp chuỗi cung ứng xanh dựa trên các quan điểm khác

Ngoài ba quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như tích hợp kiến thức,tích hợp thông tin và tích hợp nguồn lực xã hội, thì một số nghiên cứu về tích hợp chuỗicung ứng xanh còn dựa trên các quan điểm khác như: Dựa trên lý thuyết về lợi thế hợptác (Dyer và Singh, 1998) hoặc lợi thế tích hợp (Schoenherr và Swink, 2012; Wong vàcộng sự, 2011) Theo mô hình hợp tác, chuỗi cung ứng bao gồm một chuỗi hoặc mộtmạng lưới các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được thúc đẩy thông qua các liên minhchiến lược (Chen và Paulraj, 2004) Dựa trên lý thuyết này, lợi ích từ sự hợp tác và tíchhợp đạt được bằng cách phát triển các mối quan hệ giữa nhà cung cấp, bộ phận vậnchuyển, khách hàng và các bên liên quan khác (Wong và cộng sự, 2015) Nghiên cứucủa Cao và Zhang (2011) sử dụng dữ liệu từ các công ty sản xuất của Hoa Kỳ trong cácngành khác nhau và áp dụng lý thuyết về lợi thế hợp tác (Dyer và Singh, 1998) để phântích bản chất của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng Đồng thời, các tác giả đánh giá tácđộng của nó đối với hoạt động của công ty trong điều kiện môi trường không chắc chắn.Kết quả chỉ ra sự hợp tác trong chuỗi cung ứng cải thiện lợi thế hợp tác và ảnh hưởngđến hiệu suất của công ty Hiệu suất hợp tác là biến trung gian cho phép các đối táctrong chuỗi cung ứng đạt được sức mạnh tổng hợp và tạo ra hiệu suất vượt trội Nghiêncứu nhấn mạnh tác động điều tiết của quy mô công ty cho thấy lợi thế hợp tác là trunggian hoàn toàn cho mối quan hệ giữa hợp tác trong chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạtđộng của công ty nhỏ, trong khi đó, lợi thế hợp tác là trung gian một phần trong mốiquan hệ giữa hợp tác trong chuỗi cung ứng và hiệu quả hoạt động của công ty vừa vàlớn

Lý thuyết về điều phối nguồn lực (Sirmon và cộng sự, 2011) đã được áp dụngkhi nghiên cứu về tích hợp chuỗi cung ứng xanh Lý thuyết điều phối nguồn lực là mộtdạng mở rộng của lý thuyết dựa trên nguồn lực (Barney, 1991; Wernerfelt, 1984) Lýthuyết xem xét vai trò của các nhà quản lý trong việc lựa chọn và sắp xếp nguồn lực,đồng thời giải thích quá trình doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua khaithác năng lực động của tổ chức (Pizzolitto & Verna, 2022) Vì vậy, khả năng kết hợp vàtận dụng nguồn lực nội bộ, nhà cung cấp, khách hàng và các bên có liên quan (cộngđồng, tổ chức chính phủ và phi chính phủ) thông qua tích hợp chuỗi cung ứng có thểgiúp điều phối nguồn lực hiệu quả (Koufteros, 2014) Thông qua đánh giá 142 nghiêncứu học thuật, nghiên cứu của Wong và cộng sự (2015) áp dụng lý thuyết về điều phốinguồn lực (Sirmon và cộng sự, 2011) nhằm xác định các khía cạnh chính của tích hợp

Trang 26

chuỗi cung ứng xanh (tích hợp các bên liên quan: nội bộ, nhà cung cấp, khách hàng vàcộng đồng) có ảnh hưởng như thế nào đến quản lý môi trường Nghiên cứu chỉ ra việctrao đổi thông tin, hợp tác và liên kết các quy trình với nhà cung cấp sẽ hình thành tíchhợp các bên liên quan trong chuỗi cung ứng xanh (cụ thể: tích hợp nhà cung cấp).Tương tự, thông qua cuộc khảo sát với 203 nhà sản xuất tại Thái Lan, nghiên cứu củaWong và cộng sự (2018) đã áp dụng lý thuyết điều phối nguồn lực (Sirmon và cộng sự,2011) để chỉ ra sự phát triển bền vững chuỗi cung ứng có thể giúp tinh gọn chi phí, tănghiệu quả môi trường, tăng hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.

Một số lý thuyết đã được sử dụng như thuyết quyền lực song phương (Nagati &Rebolledo, (2013) trong nghiên cứu của Ryoo và Kim (2015) khi nghiên cứu về tích hợpchuỗi cung ứng Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhà cung cấp có quyền lực lớn hơn có khảnăng sử dụng quyền lực để nhà cung cấp có quyền lực nhỏ trao đổi kiến thức với điềukiện phụ thuộc lẫn nhau bất cân xứng (Lawler & Bacharach, 1987) Có thể thấy, cácnghiên cứu đã được công bố áp dụng nhiều lý thuyết khác nhau liên quan đến chuỗicung ứng xanh hoặc quản lý chuỗi cung ứng

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững

Các nghiên cứu tiền nhiệm về ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tớihiệu suất bền vững đã đưa ra kết luận khác nhau Ảnh hưởng trực tiếp được chỉ ra trongnghiên cứu của (Song và cộng sự, 2017; Wong và cộng sự, 2018) và ảnh hưởng giántiếp được đánh giá dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau (tác động từ tích hợp chuỗicung ứng xanh đến kiến thức như nghiên cứu của Ryoo và Kim (2015); tác động từ kiếnthức đến đổi mới như nghiên cứu của Dai và cộng sự (2015); tác động từ đổi mới đếnhiệu suất bền vững trong nghiên cứu của Xue và cộng sự (2019)) Các kết luận khácnhau cho thấy còn nhiều mâu thuẫn khi xem xét tác động trực tiếp và gián tiếp giữa tíchhợp chuỗi cung ứng xanh và hiệu suất bền vững của doanh nghiệp Đặc biệt, vai trò củakiến thức và sự sáng tạo xuất hiện trong nhiều nghiên cứu là biến trung gian trong mốiquan hệ giữa tích hợp chuỗi cung ứng xanh và hiệu suất bền vững cần được nghiên cứu

rõ hơn

1.2.1 Ảnh hưởng trực tiếp từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững

Một số nghiên cứu đã xem xét đến tác động từ các khía cạnh của tích hợp chuỗicung ứng xanh đến các khía cạnh của hiệu suất bền vững (hiệu quả môi trường, hiệu quảkinh tế, hiệu quả xã hội) Minh chứng là nghiên cứu của Han và Hou (2020) đã thu thập

dữ liệu từ 206 nhà sản xuất Trung Quốc và cho ra kết quả: các khía cạnh khác nhau của

Trang 27

tích hợp chuỗi cung ứng xanh có kết quả khác nhau đến hiệu suất Nghiên cứu tìm thấytích hợp nội bộ có liên kết với tích hợp nhà cung cấp xanh và tích hợp khách hàng xanh,đồng thời có liên quan đến cả hiệu suất môi trường và xã hội Đồng thời, tích hợp nhàcung cấp xanh có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh tế, trong khi tích hợpkhách hàng xanh có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả xã hội Một số nghiên cứukhám phá tác động trực tiếp từ một khía cạnh của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đếnhiệu suất bền vững như sau:

Số ít học giả tìm hiểu tác động trực tiếp từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đếnhiệu quả kinh tế, nổi bật là nghiên cứu của Song và cộng sự (2017) và Wong và cộng sự(2018) Các nghiên cứu tiền nhiệm nhận định quy trình chuỗi cung ứng xanh đóng vaitrò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả tài chính (Li và cộng sự, 2016) Nghiên cứucủa Song và cộng sự (2017) đã sử dụng dữ liệu được thu thập từ các công ty sản xuất ởSơn Tây, Sơn đông, Bắc Kinh, Quảng Đông và Giang Tô (Trung Quốc) để xác định tácđộng của các khía cạnh tích hợp chuỗi cung ứng xanh (tích hợp nội bộ xanh, khách hàng

và nhà cung cấp) đến hiệu suất của công ty Kết luận chỉ ra tích hợp chuỗi cung ứngxanh có ảnh hưởng trực tiếp (gồm cả tích cực và tiêu cực) đến hiệu quả hoạt động vàtài chính Tuy nhiên, nghiên cứu của Wong và cộng sự (2018) cho thấy kết luận đốilập với Song và cộng sự (2017) Nếu như Song và cộng sự (2017) nhận xét cả ba khíacạnh của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đều có liên quan tích cực/ tiêu cực đến hiệuquả kinh tế thì Wong và cộng sự (2018) phụ định kết quả và nhận định không có yếu

tố nào trong tích hợp chuỗi cung ứng xanh có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Tương

tự, một số nghiên cứu ít đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng trực tiếp từ tích hợp chuỗicung ứng xanh đến khía cạnh: chi phí Nghiên cứu của Wong và cộng sự (2018) chỉ ratích hợp chuỗi cung ứng xanh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất môi trường giúpdoanh nghiệp giảm chi phí và gia tăng hiệu quả tài chính Dựa trên dữ liệu thu thập từ

203 nhà sản xuất Thái Lan, nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả tài chính đạt được thông quagiảm chi phí được tạo bởi sự phát triển bền vững của khách hàng và được hỗ trợ bởi

sự phát triển bền vững của nhà cung cấp và nội bộ công ty Mặt khác, hiệu suất môitrường tốt hơn được tạo ra bởi sự phát triển bền vững nội bộ, nhưng không tạo ra lợiích tài chính cho doanh nghiệp Đặc biệt, sự phát triển bền vững của nhà cung cấp vàkhách hàng có ảnh hưởng tích cực lẫn nhau và giúp công ty tăng hiệu quả môi trường,giảm chi phí và tăng hiệu quả tài chính

Nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu quảmôi trường (thông qua giảm ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng) đã được ghi nhận (Zhu

và cộng sự, 2005) Nhiều nghiên cứu ghi nhận mối quan hệ tích cực giữa tích hợp nội

Trang 28

bộ xanh và hiệu quả môi trường (Geng và cộng sự., 2017; Yang và cộng sự, 2013).Nghiên cứu của Han và Hou (2020) lập luận tích hợp chuỗi cung ứng xanh có tác độngtrực tiếp tích cực đến hiệu suất môi trường Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã xác nhận

sự hợp tác về môi trường của nhà cung cấp và khách hàng ảnh hưởng đến hiệu suất môitrường (Fang & Zhang, 2018) Nghiên cứu của Wong và cộng sự (2018) nhận thấy tíchhợp nhà cung cấp xanh và tích hợp khách hàng xanh không ảnh hưởng đến hoạt độngmôi trường

Nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu quả xãhội (cải thiện phúc lợi của các bên liên quan và cộng đồng, bảo vệ sức khỏe và sự antoàn của nhân viên) (Geng và cộng sự, 2017) Chỉ có một vài nghiên cứu điều tra tácđộng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu quả xã hội (Han & Hou, 2020) Nghiêncứu của De Giovanni (2012) và Geng và cộng sự (2017) đều đưa ra kết luận tích hợpnội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả xã hội Nhân viên có thể theo dõi các thông tinliên quan đến môi trường, từ đó phát hiện kịp thời các vấn đề môi trường có thể gây raguy hiểm cho sự an toàn và sức khỏe của họ (Han & Hou, 2020) Việc công ty tăngthêm nhiều sản phẩm xanh (các sản phẩm thân thiện môi trường) xuất hiện trên thịtrường có thể cải thiện phúc lợi của người tiêu dùng (Flynn và cộng sự, 2010), nâng caohiệu quả hoạt động xã hội bằng cách phát triển xanh (Hart, 1995)

Có thể thấy, nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng xanhđến hiệu suất bền vững, các học giả chủ yếu xem xét cách tích hợp chuỗi cung ứng xanhtác động đến hiệu suất hoạt động (Yu và cộng sự, 2014) Mặc dù vậy, nghiên cứu tiềnnhiệm đã chỉ ra tác động trực tiếp từ các khía cạnh của tích hợp chuỗi cung ứng xanhđến các khía cạnh của hiệu suất bền vững (hiệu quả môi trường, hiệu quả kinh tế, hiệuquả xã hội) Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng để tác giả phân tích về tác độngtrực tiếp của tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững của các doanhnghiệp Việt Nam

1.2.2 Ảnh hưởng gián tiếp từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững

Các nghiên cứu tiền nhiệm đã xem xét đến ảnh hưởng trực tiếp của tích hợpchuỗi cung ứng xanh đến hiệu suất bền vững (Han và Hou, 2020) Bên cạnh đó, nhiềunghiên cứu chỉ ra tác động gián tiếp từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh (tích hợp nội bộxanh, tích hợp nhà cung cấp xanh, tích hợp khách hàng xanh) đến hiệu suất bền vững(hiệu suất kinh tế, hiệu suất xã hội, hiệu suất môi trường) thông qua hai biến trung gian

là kiến thức (trao đổi kiến thức, phối hợp kiến thức) và đổi mới (đổi mới sản phẩm xanh,đổi mới quy trình xanh)

Trang 29

1.2.2.1 Ảnh hưởng từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức

Tích hợp chuỗi cung ứng xanh được coi là một cơ chế sáng tạo tri thức ưu việt,góp phần hiện thực hóa các lợi ích gắn liền với chuỗi cung ứng xanh (Kong và cộng sự,2020) Các nghiên cứu tiền nhiệm đã chứng minh tồn tại tác động từ tích hợp chuỗi cungứng xanh đến trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức Một số học giả khẳng định: mốiquan hệ hòa hợp giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng xanh sẽ giúp giảm chi phí traođổi tri thức, đồng thời, tổ chức có thể tận dụng nguồn lực phù hợp trong quá trình traođổi kiến thức để tăng hiệu quả hoạt động (Colombo & Mosconi, 1995) Các liên kết chặtchẽ giữa chủ thể trong chuỗi cung ứng được kết luận có ảnh hưởng tích cực đến trao đổithông tin hợp tác giữa các chủ thể (Malhotra và cộng sự, 2007) Dựa trên các nghiên cứutiền nhiệm của nghiên cứu của Bartlett và Ghoshal (1989); Hedlund (1994); Martinez

và Jarillo (1989), Gupta và Govindarajan (2000) đã sử dụng dữ liệu từ 374 công ty controng 75 tập đoàn đa quốc gia có trụ sợ tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản Các tác giả nhậnthấy sự tương tác trực tiếp giữa các công ty con có ảnh hưởng đến hoạt động trao đổikiến thức và phối hợp kiến thức Cùng với đó, mối quan hệ mật thiết giữa các chủ thểtrong tích hợp chuỗi cung ứng (nội bộ, nhà cung cấp, khách hàng) gia tăng (Kim vàcộng sự, 2010) sẽ thúc đẩy mức độ và phạm vi trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thứccủa tổ chức để cải thiện hiệu suất liên tổ chức (Ryoo & Kim, 2015) Tuy nhiên, kết luận

về tác động từ tích hợp chuỗi cung ứng xanh đến trao đổi kiến thức và phối hợp kiếnthức vẫn cần được tìm hiểu thêm

Phần lớn các nghiên cứu đưa ra kết luận về tác động trực tiếp giữa tích hợp nhàcung cấp xanh đến trao đổi kiến thức, nguyên nhân là do sự liên kết giữa các đối táctrong chuỗi cung ứng là tiền đề trao đổi tri thức giữa các công ty (Borgatti & Cross,2003; Gupta & Govindarajan, 2000) Thực tế, hầu hết doanh nghiệp không có đủ kiếnthức và năng lực để giảm bớt các tác động tiêu cực từ môi trường đối với sản phẩm vàquy trình của họ, vì vậy, họ thực hiện hợp tác về môi trường với các đối tác trong chuỗicung ứng để giải quyết vấn đề này (Chen & Hung, 2014) Trong quá trình hợp tác, cácdoanh nghiệp thường lo lắng tiết lộ kiến thức có thể đem đến lợi thế cạnh tranh cho công

ty khác và giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức (Walker và cộng sự, 2008) Do đó, mốiquan hệ tin tưởng giữa các đối tác trong tích hợp chuỗi cung ứng xanh đóng vai trò quantrọng giúp thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các chủ thể nhiều hơn (Mayer và cộng sự,1995) Vai trò của sự tin tưởng giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng được chứng minhtrong nghiên cứu của Yao và cộng sự (2013) Các tác giả sử dụng dữ liệu từ 119 công

ty liên doanh quốc tế tại Trung Quốc và chỉ ra sự hợp tác giữa các công ty liên doanh có

Trang 30

thể gia tăng hiệu suất sản phẩm mới thông qua trao đổi kiến thức Nghiên cứu khẳngđịnh sự tin tưởng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi kiến thức giữa các cánhân, tổ chức (Clemons & Hitt, 2004) Nguyên nhân là do mức độ tin cậy của các doanhnghiệp càng cao thì họ càng tránh được hành vi cơ hội của các thành viên và sẵn sàngchia sẻ kiến thức hơn (Hashim & Tan, 2015) Thông qua các nghiên cứu tiền nhiệm, cóthể thấy, tích hợp nhà cung cấp xanh có tác động tích cực đến hành vi trao đổi kiến thứccủa các tổ chức trong quá trình hợp tác.

Một số nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tích hợp nhà cung cấp xanh và phốihợp kiến thức rong quá trình hợp tác Hamel và cộng sự (1989) cho rằng nếu nhiều tổchức hợp tác với nhau, lợi ích chung có thể đạt được khi các đối tác bổ sung kiến thứccho nhau hoặc thông qua kiến thức phối hợp từ nhiều tổ chức (Yao và cộng sự, 2013).Khi các công ty tham gia chuỗi cung ứng cùng nhau phát triển kiến thức bằng cách kếthợp kiến thức mới vào bổ sung kiến thức hiện có (Ryoo & Kim, 2015), tích hợp nhàcung cấp xanh có thể thúc đẩy khả năng phối hợp kiến thức ở cấp độ cao hơn, giúpdoanh nghiệp tiếp thu và triển khai kiến thức hiệu quả Khi đó, càng nhiều doanh nghiệpsản xuất thực hiện tích hợp xanh với nhà cung cấp thì càng có nhiều khả năng trao đổikiến thức và phối hợp kiến thức với nhà cung cấp (Kong và cộng sự, 2020) Vì vậy,bằng cách triển khai tích hợp nhà cung cấp xanh, một công ty có thể phát triển mối quan

hệ hợp tác lâu dài và ổn định với các nhà cung cấp (Wang và cộng sự, 2018), cải thiệnmức độ tin tưởng và tạo điều kiện trao đổi và phối hợp kiến thức độc quyền trong mạnglưới hợp tác (Allen & Henn, 2007; Cheng và cộng sự, 2008) Vì vậy, dựa trên các kếtquả nghiên cứu tiền nhiệm, có thể thấy, tích hợp nhà cung cấp xanh có tác động tích cựcđến hành vi phối hợp kiến thức trong quá trình hợp tác

Một khía cạnh khác của tích hợp chuỗi cung ứng xanh là tích hợp nội bộ xanh đãđược xem xét trong mối quan hệ giữa tích hợp nội bộ xanh và quá trình tạo ra kiến thức.Tích hợp nội bộ xanh có tác động đến trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức của tổchức (Kong và cộng sự, 2020) Các nghiên cứu tiền nhiệm công nhận nhân viên lànguồn kiến thức chính của tổ chức (Smith và cộng sự, 2005) Việc nhân viên tiếp cậnvới kiến thức đa dạng có thể nâng cao khả năng phối hợp và trao đổi kiến thức mới,đồng thời giúp họ sáng tạo ra tri thức hữu ích cho tổ chức (Smith và cộng sự, 2005).Thực tế, quá trình tạo ra tri thức mới cần sự nỗ lực và hợp tác của nhiều thành viên trong

tổ chức (Nonaka & Takeuchi, 1995) Sự hợp tác hình thành là kết quả của quá trình tíchhợp nội bộ giữa các thành viên để quản lý chuỗi cung ứng xanh (Hartmann & Germain,2015) Các thành viên không thể làm việc đơn lẻ bởi sự hợp tác là một khía cạnh quantrọng để thúc đẩy quá trình trao đổi và phối hợp kiến thức (Nahapiet & Ghoshal,1998) Các

Trang 31

nghiên cứu tiền nhiệm cho thấy, tích hợp nội bộ xanh có ảnh hưởng đến quá trình tạo ratri thức và tăng cường giao tiếp giữa các phòng ban, từ đó khuyến khích tinh thần đồngđội của nhân viên thông qua việc thúc đẩy văn hóa hợp tác; điều này cũng giúp giảmchủ nghĩa cơ hội và xung đột trong tổ chức; từ đó nâng cao hiệu quả của việc tạo ra trithức (Kong và cộng sự, 2020).

Nghiên cứu tiền nhiệm đưa ra các kết luận về tác động của tích hợp khách hàngxanh đến quá trình tạo ra tri thức (Kong và cộng sự, 2020) Bởi lẽ, tích hợp khách hàngxanh có thể cung cấp cho các công ty sản xuất một kênh thông tin đáng tin cậy để tiếpcận nhu cầu tiêu dùng sản phẩm xanh của khách hàng, từ đó phục vụ hoạt động trao đổikiến thức và phối hợp kiến thức giữa tích hợp nội bộ xanh và tích hợp khách hàng xanh.Nghiên cứu của Christmann và Taylor (2001) nhận thấy chiến lược quan trọng của cáccông ty sản xuất là thực hiện tích hợp khách hàng xanh để tiếp cận kiến thức xanh vànhu cầu tiêu dùng xanh của khách hàng, đồng thời cho phép khách hàng trực tiếp tươngtác và tham gia giải quyết đối với các vấn đề liên quan đến môi trường của công ty.Nghiên cứu của Albort Morant và cộng sự (2016) khẳng định: khi công ty trao đổi kiếnthức với khách hàng, cơ sở kiến thức và khả năng hợp tác của họ sẽ được nâng caothông qua quá trình học tập Vì vậy, việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ đối với kháchhàng để trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức liên quan đến các vấn đề về môi trường

là việc làm quan trọng (Lee và cộng sự, 2014) Đặc biệt, trong quản lý chuỗi cung ứngxanh, các công ty có thể nắm bắt mong muốn của khách hàng và tìm cách đáp ứng cácyêu cầu xanh của khách hàng trong sản phẩm của họ (Chen & Hung, 2014) Hơn nữa,việc tích hợp khách hàng xanh có thể trở thành một giải pháp hữu ích để các công ty sảnxuất đổi mới năng lực, sáng tạo ra sản phẩm (Kong và cộng sự, 2020) Do đó, tích hợpkhách hàng xanh có thể thúc đẩy sự tương tác giữa công ty và khách hàng, tạo điều kiệnthuận lợi cho mối quan hệ hợp tác liên quan đến các vấn đề về môi trường, từ đó giúpgia tăng trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức trong mối quan hệ hợp tác songphương

Nhìn chung, các nghiên cứu tiền nhiệm đã chỉ ra các khía cạnh của tích hợpchuỗi cung ứng xanh có ảnh hưởng đến trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức Cáckết quả nghiên cứu tiền nhiệm là tiền đề cho nghiên cứu về mối quan hệ giữa tích hợpchuỗi cung ứng xanh và kiến thức của các công ty trong ngành nông nghiệp Việt Nam

1.2.2.2 Ảnh hưởng từ trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức đến đổi mới sản phẩm xanh và đổi mới quy trình xanh

Một số học giả chỉ ra tích hợp chuỗi cung ứng xanh có tác động đến đổi mới (Dai

và cộng sự, 2015; Wu, 2013) Bởi lẽ, khả năng phối hợp kiến thức (Zahra & George,

Trang 32

2002) có thể giúp nhân viên sáng tạo ra kiến thức mới và cải thiện hiệu quả hoạt độngcủa công ty (Jimenez & Fuentes, 2012) Nhiều nghiên cứu khác nhau đã nhấn mạnh việckết hợp và tạo ra kiến thức mới là một yếu tố cốt lõi cho sự đổi mới của tổ chức (Kogut

& Zander, 1992) Do đó, sự sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và phối hợp kiếnthức giữa các nhân viên là tiền đề cho sự đổi mới (Nonaka & Takeuchi, 1995) Khi cácnhân viên cùng làm việc nhóm (Rhee và cộng sự, 2010), chia sẻ và ứng dụng kiến thứccủa họ vào phát triển sản phẩm (Camelo và cộng sự, 2011); sự đổi mới sẽ được hìnhthành (Cohen & Levinthal, 1990) Mức độ kết hợp kiến thức càng cao thì sự sáng tạotrong sản phẩm càng nhiều (Collins & Smith, 2006) Do đó, bằng cách phối hợp kiếnthức của nhân viên, các tổ chức sẽ có thêm thông tin về hành vi khách hàng, ý tưởngsáng tạo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng; từ đó giúp công ty có thể cải thiện quytrình và đổi mới sản phẩm thành công (Jimenez & Fuentes, 2012) Thông qua cácnghiên cứu tiền nhiệm, kiến thức được đánh giá như một nguồn lực thúc đẩy sự đổi mới,đặc biệt là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình (Kumar và cộng sự, 2000)

Ảnh hưởng tích cực từ trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức đến đổi mới sảnphẩm xanh và đổi mới quy trình xanh đã được nghiên cứu (Jimenez & Fuentes, 2012).Các học giả tìm hiểu về tác động của kiến thức đến đổi mới sản phẩm và quy trình(Nieto & Quevedo, 2005) Kết luận cho thấy tương quan tích cực giữa kiến thức và đổimới sản phẩm, đổi mới quy trình (Cohen & Levinthal, 1990) Nghiên cứu của Liao vàcộng sự (2010) từ dữ liệu của 362 công ty trong ngành tài chính và sản xuất tại ĐàiLoan, Trung Quốc đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực từ kiến thức đến đổi mới của công ty.Tương tự, Yang và cộng sự (2006) nghiên cứu về năng lực đổi mới trong các công tycông nghệ cao ở Trung Quốc và cho thấy kiến thức có quan hệ tích cực với năng lực đổimới trong dài hạn (Darroch & McNaughton, 2003) Ngoài ra, nghiên cứu khẳng địnhcác công ty cần xây dựng một môi trường đổi mới để nhân viên thoải mái chia sẻ kiếnthức trong nội bộ tổ chức (Liao và cộng sự, 2008) Nghiên cứu của Wu (2013) khám phámối quan hệ giữa các khía cạnh khác nhau của tích hợp chuỗi cung ứng xanh, đổi mớixanh và sự không chắc chắn của môi trường thông qua khảo sát 211 nhà sản xuất côngnghệ thông tin của Đài Loan Kết quả nghiên cứu cho thấy tích hợp nhà cung cấp xanh,khách hàng và nội bộ giúp tăng cường đổi mới quy trình và sản phẩm xanh

Không chỉ vậy, kết luận về ảnh hưởng tích cực từ kiến thức đến đổi mới đượctìm thấy tại nhiều quốc gia khác Nghiên cứu của Rhee và cộng sự (2010) đã sử dụng

dữ liệu thu thập từ 333 công ty nhỏ đang thực hiện đổi mới công nghệ tại Hàn Quốc.Kết quả cho thấy khả năng học tập kiến thức có ảnh hưởng đến tính đổi mới, từ đó tácđộng đến hiệu suất của doanh nghiệp Nghiên cứu của Carmen và cộng sự (2011) về 87

Trang 33

phòng R&D của các công ty Tây Ban Nha cho thấy ảnh hưởng tích cực từ kiến thức đếnhiệu suất đổi mới của tổ chức Một nghiên cứu từ Shu và cộng sự (2012) lấy mẫu từ 270công ty công nghiệp đã chứng minh thực nghiệm: sự phối hợp kiến thức có thể thúc đẩyquy trình đổi mới, cho phép công ty kết nối các ý tưởng khác nhau và tạo ra kiến thứcmới, từ đó thu được lợi nhuận từ đổi mới quy trình Nghiên cứu của Dai và cộng sự(2015) sử dụng dữ liệu khảo sát từ 230 công ty cho thấy vai trò của ba khía cạnh tíchhợp chuỗi cung ứng xanh (tích hợp nội bộ, nhà cung cấp và khách hàng đối với việcphát triển sản phẩm xanh) đối với đổi mới môi trường Các phát hiện cho thấy tích hợpchuỗi cung ứng xanh có tác động tích cực đến việc phát triển đổi mới môi trường, tuynhiên, chỉ tích hợp khách hàng xanh mới có tác động tích cực đến phát triển đổi mớimôi trường.

Có thể thấy, kiến thức là nhân tố quan trong cho phép các tổ chức đạt được lợithế cạnh tranh bền vững thông qua hoạt động đổi mới (Nonaka & Peltokorpi, 2006).Mối quan hệ tích cực giữa kiến thức và đổi mới đã được kết luận trong nhiều nghiên cứu(Molina và Martin’nez, 2010; Zheng, 2010) và là tiền đề cho tác giả khi nghiên cứu vềảnh hưởng của trao đổi kiến thức và phối hợp kiến thức đến đổi mới sản phẩm, đổi mớiquy trình tại Việt Nam

1.2.2.3 Ảnh hưởng từ đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm đến hiệu quả bền vững

Các nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu ở các nềnkinh tế phát triển và đang phát triển để xác định tác động của đổi mới xanh đối với hiệuquả bền vững của các công ty (Koellinger, 2008), tuy nhiên các kết quả còn tồn tại nhiềumâu thuẫn (Lee & Min, 2015; Horvathova, 2010)

Các tài liệu tiền nhiệm chỉ ra tác động tích cực của đổi mới xanh đến hiệu quảkinh doanh (Xue và cộng sự, 2019; Song và cộng sự, 2020) Trước sự phát triển của xãhội, khả năng đổi mới của các doanh nghệp là động lực cho sự phát triển kinh doanhtrong dài hạn của tổ chức (Chien và cộng sự, 2021; Abdullah và cộng sự, 2018) Cácnguồn lực đổi mới của một tổ chức đóng vai trò là chiến lược thúc đẩy sự tiến bộ, giatăng hiệu quả hoạt động của công ty nhanh chóng (Kiani và cộng sự, 2019) Nghiên cứucủa Rusinko (2007) cho rằng các hoạt động đổi mới xanh có liên hệ tích cực với lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp Ủng hộ quan điểm này, tác giả Gluch và cộng sự (2009)

đã nghiên cứu về ngành xây dựng Thụy Điển và kết luận: các tổ chức có thể sử dụng đổimới xanh để cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ bằng cách tập trung vào ba yếu tố dựđoán lợi thế kinh doanh xanh: mua lại, đồng hóa và chuyển đổi Tiếp theo đó, trongnghiên cứu của Lee & Min (2015), tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu là các doanh

Trang 34

nghiệp sản xuất Nhật Bản giai đoạn 2001 - 2010 cho thấy mối quan hệ tích cực từ đổimới xanh đến hiệu quả tài chính ở cấp độ công ty Mối quan hệ tích cực giữa đổi mớixanh và hiệu quả kinh doanh được chứng minh trong nghiên cứu của Xie và cộng sự(2019) Các tác giả sử dụng dữ liệu từ 209 công ty thuộc ngành sản xuất gây ô nhiễmnặng, qua đó khẳng định: đổi mới quy trình xanh có tác động tích cực đến hiệu quả tàichính của công ty, đồng thời, đổi mới sản phẩm xanh là trung gian trong mối quan hệ từđổi mới quy trình xanh đến hiệu quả tài chính.

Bên cạnh những nghiên cứu khẳng định đổi mới xanh có ảnh hưởng tích cực đếntăng trưởng kinh tế (Cainelli và cộng sự, 2011; Horbach, 2008), một số nghiên cứu chỉ

ra tác động tiêu cực từ đổi mới xanh đến hiệu quả tài chính của các công ty Nghiên cứucủa Driessen và cộng sự (2013) trong hai ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩmchứng minh đổi mới sản phẩm xanh có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của tổchức Nghiên cứu của Caracuel và Mandojana (2013) với 88 công ty đổi mới xanh chothấy mặc dù cường độ đổi mới xanh có liên quan tích cực đến lợi nhuận của công tynhưng các công ty đổi mới xanh không cải thiện được hiệu quả tài chính khi thực hiệnđổi mới xanh Nghiên cứu cũng so sánh các công ty đổi mới xanh và các công ty khôngđổi mới xanh về hiệu quả tài chính và phát hiện ra rằng các công ty đổi mới xanh khôngđược cải thiện về hiệu quả tài chính Liu và cộng sự (2011) cho rằng đổi mới xanh cóthể dẫn đến chi phí tích lũy Thêm vào đó, Driessen và cộng sự (2013) cho biết đổi mớixanh có liên quan đến hiệu quả tài chính thấp Vì vậy, nhiều học giả đã nhận định: công

ty thường xuyên theo đuổi mục tiêu môi trường có thể dẫn tới lợi nhuận âm (Blanco vàcộng sự, 2018); nói cách khác, đổi mới xanh có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chínhcủa công ty

Hiện nay, nhiều tài liệu khẳng định khả năng đổi mới của doanh nghiệp có thể bùđắp những tổn thất từ môi trường, từ đó đem đến hiệu quả hoạt động bền vững (Tseng

và cộng sự, 2019) Nghiên cứu của Tseng và cộng sự (2019) đã thực hiện khảo sát dựatrên 127 công ty công nghệ thông tin của Đài Loan Kết quả nghiên cứu cho thấy đổimới môi trường có tác động tích cực đến hiệu suất môi trường của doanh nghiệp Đồngthời, đổi mới môi trường cao có thể thúc đẩy hiệu suất môi trường bền vững cao hơn(Borsatto & Bazani, 2021; Xie và cộng sự, 2019) Tương tự, nhiều học giả khẳng địnhkết hợp đổi mới môi trường vào chiến lược của công ty có thể cải thiện hiệu suất tổ chức(Bernauer và cộng sự, 2007) Nghiên cứu của Flores và Innes (2010) sử dụng dữ liệu từ

127 công ty sản xuất ở Hoa Kỳ cho thấy mối liên hệ tích cực giữa đổi mới xanh và hiệuquả môi trường Nghiên cứu của Tang và cộng sự (2017) từ 188 công ty sản xuất ởTrung Quốc về mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu suất môi trường Kết quả cho

Trang 35

thấy đổi mới quy trình xanh và đổi mới sản phẩm xanh đều có ảnh hưởng tích cực đếnhiệu suất của công ty (khi không xét đến vấn đề quản lý môi trường) Khi xét đến vấn

đề quản lý môi trường, đổi mới quy trình xanh có tác động tích cực đến hiệu quả hoạtđộng nhưng đổi mới sản phẩm không có tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty.Bên cạnh đó, nghiên cứu của Song và cộng sự (2020) thực hiện khảo sát từ 147 công ty

ở Trung Quốc cho thấy một kết quả mới Cụ thể, đổi mới môi trường ảnh hưởng giántiếp đến hiệu suất đổi mới sản phẩm xanh thông qua môi trường đổi mới nhưng không

có ảnh hưởng trực tiếp giữa hai biến này Song song với các nghiên cứu chỉ ra tác độngtích cực từ đổi mới xanh đến hiệu suất môi trường, một số nghiên cứu đưa ra kết luận

về ảnh hưởng tiêu cực từ đổi mới xanh đến hiệu suất môi trường (Xue và cộng sự,2019) Cụ thể, Blanco và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các công ty sản xuất ở Tây BanNha và nhận thấy đổi mới sản phẩm xanh, đổi mới quy trình xanh có tác động tiêu cựcđến hiệu suất môi trường của doanh nghiệp

Một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực đến hiệu quả bền vững trên cả balĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường Nhóm tác giả Cheng và cộng sự (2014) nghiêncứu 121 công ty tại Đài Loan và nhận thấy áp dụng đổi mới xanh trong một tổ chức cótác động tích cực đến hiệu suất bền vững; đổi mới sinh thái có tác động mạnh nhất đếnhiệu quả kinh doanh Tương tự, nghiên cứu của Xue và cộng sự (2019) về 253 công tyhoạt động tại Trung Quốc cho thấy đổi mới xanh có tác động tích cực mạnh mẽ đến hoạtđộng bền vững của công ty (xã hội, kinh tế, môi trường)

Có thể thấy, các kết quả nghiên cứu tiền nhiệm còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, do

đó, nghiên cứu này sẽ làm rõ mối quan hệ giữa đổi mới xanh và hiệu quả bền vững củacác doanh nghiệp ngành nông nghiệp tại Việt Nam

1.3 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh trên toàn thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh từ một số doanh nghiệp trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm từ tập đoàn Wal - Mart - Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới

Wal - Mart được biết đến là nhà bán lẻ số 1 thế giới (theo tạp chí Fortune) sửdụng hơn 3 triệu nhân lực với hơn 10.000 cửa hàng phủ song toàn cầu Chia sẻ về bíquyết thành công của tập đoàn, Wal - Mart cho rằng quản lý chuỗi cung ứng xanh lànhân tố quyết định sự thành công và vị thể của Wal - Mart ngày nay Cụ thể, Wal -Marthoạt động dựa trên tiêu chí gắn liền yếu tố môi trường với yếu tố sản xuất, tồn kho vàvận tải thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại Cụ thể:

Trang 36

- Quản lý nguồn hàng và quan hệ với các nhà cung cấp

Các nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng xanh của Wal - Mart bắt buộcphải báo cáo sản lượng khí thải và cởi mở hơn về các nỗ lực cải thiện chất lượng môitrường Năm 2018, tập này đưa ra yêu cầu các nhà cung cấp rau phải hợp tác với IBMtrong công tác truy xuất nguồn gốc hàng hoá Hoạt động này được thực hiện trên nềntảng Blockchain Việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng tạo hiệu quả bôi trơnchuỗi, giảm thiểu lượng công việc chân tay đồng thời nang cao chất lượng sản phẩmsạch và thân thiện với môi trường

- Quản lý chuỗi cung ứng xanh qua Liên minh chỉ số bền vững

Liên minh chỉ số bền vững được định nghĩa là kho dữ liệu nhằm đánh giá tínhbền vững của sản phẩm Thông qua đó, điều chỉnh hoạt động sản xuất nhằm mục tiêuđưa ra giải pháp để sản phẩm gắn với “trung tính carbon” Để đạt được mục tiêu trên,Liên minh chỉ số bền vững thực hiện thu thập thông tin về lượng khí thải, chất thải rắn,lượng nguyen liệu thô và những thông tin liên quan “đạo đức sản xuất” và “tuân thủtrách nhiệm xã hội” Nhờ vậy làm tăng tính minh bạch trong quá trình vận hành chuỗicung ứng xanh Đồng thời định hướng đổi mới sản phẩm theo dữ liệu phân tích Năm

2015, Wal - Mart thực hiện dán nhãn sản phẩm và mô phỏn vòng đời sản phẩm thôngqua quét mã trên ứng dụng điện thoại thông minh

- Quản lý hàng tồn kho, địa điểm và vận tải gắn với yếu tố sinh thái

Năm 2005, Wal - Mart triển khai ứng dụng công nghệ RFID cho hơn 100 nhàcung cấp lớn của cửa hàng Đến năm 2007, ứng dụng được nhân rộng và áp dụng chohơn 1.000 đối tác cung ứng của Wal - Mart Ứng dụng này thực hiện chức năng kiểmsoát lượng hàng tồn kho, từ đó bổ sung hàng hoá thường xuyên và chính xác hơn Đồngthời, giảm thiểu thời gian lao động thủ công Nhờ vậy, Wal - Mart kiểm kê toàn bộ hànghoá mỗi ngày thay vì theo tuần hoặc tháng nhưu trước đây

1.3.1.2 Kinh nghiệm từ tập đoàn Apple

Apple nổi tiếng là một trong những tập đoàn đi đầu về tích hợp và quản lý chuỗicung ứng xanh trong hoạt động doanh nghiệp tại Mỹ Giống như mô hình chuỗi cungứng truyền thống, tập đoàn này xây dựng quy trình chuỗi bao gồm các giai đoạn nhưnghiên cứu và phát triển sản phẩm, thu mu nguyên vật liệu, sản xuất, lưu kho, phân phốiđến tay người tiêu dung và logistic ngược Tuy nhiên, điểm mới tạo nên sự thành côngtrong thực hiện chuỗi cung ứng xanh của Apple được thể hiện là Apple thực hiện tái chếtrong suốt quy trình vòng đời của sản phẩm Đầu tiên, tái chế nguyên vật liệu đầu vàođược thu mua từ khắp nơi trên thế giới Tiếp theo, quá trình người dùng gửi iMessage

Trang 37

hoặc sử dụng Facetime được các máy nguồn dữ liệu xử lý thông qua 100% năng lượngmặt trời, gió hoặc năng lượng pin nhiên liệu sinh học Khi kết thúc vòng đời sản phẩm,khách hàng cũng có thể gửi trả các sản phẩm Apple để tái chế an toàn làm nguyên liệuđầu vào cho một quy trình vòng đời mới Đây là quy trình logistics ngược của tập đoànApple với mục tiêu duy trì sự bền vững của sản phẩm.

Đồng thời, các dự án về năng lượng xanh cũng được Apple chú trọng Hiện nay,Apple đá phát hành trái phiếu xanh để huy động vốn thực hiện 40 dự án năng lượngsạch, năng lượng tái tạo với ngân sách lên tới 2,5 tỷ USD Tập đoàn này cũng sử dụng

số tiền trên nhằm nghiên cứu và phát triển hợp kim nhôm từ nguyên vật liệu tái chế.Thành tựu đạt được là tháng 10/2018 vật liệu khung cho các sản phẩm máy tính xáchtay MacBook Air và Mac được sản xuất từ 100% từ vật liệu tái chế (Lê, 2018) Đồngthời, các hoạt động tại trụ sở chính và các cửa hàng bán lẻ của Apple tại Mỹ cũng đượctriển khai sử dụng hoàn toàn nguồn năng lượng tái tạo Hơn nữa, danh sách các nhàcung cấp xanh ngày càng gia tăng (đạt 44 đối tcas vào năm 2020) và có sự góp mặt củacác hàng sản xuất lớn như: Foxcorm, Wistron va Pegatron - cac ddi tac Idp rdp iPhone

Tập đoàn này cũng không ngững đầu tư cải tiến công nghệ xanh làm giảm khíthải carbon ra môi trường Năm 2018, Apple triển khai xây dựng dự án năng lượng mặttrời tại các nhà sản xuất và lắp ráp ở Trung Quốc Theo đó dự án cung cấp hơn 400megawatt năng lượng mặt trời cho các hoạt động sản xuất Như vậy, hầu hết các hoạtđộng sản xuất và lắp ráp của hàng được thực hiện bằng năng lượng sạch, thân thiện vớimôi trường Theo kết quả báo cáo bền vững, quản trị chuỗi cung ứng xanh giúp tập đoànnày tiết kiệm hơn 44,8 triệu USD vào năm 2017 Đồng thời giảm phát thải hơn 320.000tấn CO2 ra môi trường

1.3.2 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh trong ngành nông nghiệp trên thế giới

1.3.2.1 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng xanh nông sản từ Cộng hoà Pháp

Cộng hoà Pháp được biết đến là vùng đất phì nhiêu bậc nhất thế giới cộng hưởngtrình độ khoa học công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước Liên minhChâu Âu Nhờ ba yếu tố trên, Pháp trở thành quốc gia lọt top 6 thế giới và dẫn đầu cácnước Liên minh Châu Âu về sản lượng nông nghiệp Hơn nữa, trong những năm gầnđây, kim ngạch xuất khẩu nông sản của quốc gia này đứng thứ hai thê giới, chỉ đứng sau

Mỹ Sản phẩm nông sản chủ lực của Cộng hoà Pháp là lúa mì, rượu nho, các sản phẩmthịt và sữa Năm 2018, Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ USD với năng suất lao động cao,chiếm 3,5% tổng GDP (MOFA, 2018)

Trang 38

Xây dựng chuỗi cung ứng xanh hiệu quả luôn được Chính phủ Pháp đặt vị tríquan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia Tại Pháp, chuỗi cung ứng nông sản giữvai trò là đơn vị trung gian, nhằm kết nối người sản xuất và người tiêu dùng Theo đó,quy trình vận hành tích hợp chuỗi cung ứng được thực hiện qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn tiền khởi động: thực hiện nhiệm vụ thiết kế và xây dựng ý tưởng Nộidung ý tưởng cần đáp ứng các tiêu chí: tiếp cận trực tiếp tới nhu cầu người tiêu dùng,sản phẩm mang đặc trưng văn hoá địa phương, phù hợp với chương trình quảng bá hìnhảnh Từ đó, xây dựng mô hình chuỗi cung ứng từ các hộ nông dân sản xuất và các cửahàng, siêu thị vùng

Giai đoạn khởi động: xây dựng và triển khai các bộ quy tắc về quản lý và vậnhành chuỗi Theo đó, khi tham gia vào các chuỗi cung ứng, các hộ nông dân sản xuấtnhỏ cần cam kết tuân thủ các nội dung cụ thể như:

- Hộ nông dân cung cấp sản phẩm là sản phẩm nông nghiệp vùng

- Sản phẩm của hộ nông dân khi tham gia chuỗi được phân phối tại các cửa hàng

và siêu thị vùng, với phạm vi khoảng cách từ hộ sản xuất đến điểm bán dao động trongkhoảng 20-50 km

- Hộ sản xuất được chủ động linh hoạt sản xuất nông sản (theo đặc điểm vị trí địa

lý, mùa vụ…)

- Đơn vị quản lý chuỗi chịu trách nhiệm quản lý và vận hành chuỗi Trong đó,đơn vị quản lý thiết lập website bán hàng, các sản phẩm được gán mã vạch tương ứngvới nguồn gốc hộ sản xuất

- Đơn vị quản lý quy định một mức giá chung đối với mỗi sản phẩm, không tồntại sự cạnh tranh về giá khi tham gia chuỗi

- Quy trình phân phối sản phẩm đến điểm bán do hộ sản xuất chịu trách nhiệm

- Mức phí được thiết lập phù hợp với từng thời điểm theo từng sản phẩm Đồngthời chiết khấu được tính theo doanh số bán hàng

Giai đoạn tiền

khởi động Giai đoạn khởiđộng trưởng thànhGiai đoạn

Trang 39

Giai đoạn trưởng thành: thống kê và đánh giá hiệu quả chuỗi Việc đánh giá hiệuquả chuỗi định kì là nhiệm vụ vô cùng quan trọng Điều này phản ánh thành công củaquá trình thực hiện chuỗi cung ứng xanh Bên cạnh đó, phát hiện sai sót và điều chỉnhkịp thời Đối tượng tham gia họp bao gồm quản lý lao động và việc làm, quản lý giámsát và đơn vị kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trên cơ sở thực hiện Chương trình phát triển nông thôn giai đoạn 2014 - 2020theo quy trình chuỗi cung ứng nông sản theo 3 giai đoạn như trên, ngành nông sản Pháp

đã đem lại những thành tựu nhất định:

Thứ nhất, chuỗi cung ứng xanh là cơ sở tạo động lực phát triển nông sản địaphương Nhờ tham gia chuỗi, hộ nông dân giải quyết được vấn đề đầu ra cho nông sản,

từ đó gia tăng sản xuất nông sản địa phương Đồng thời, tạo môi trường nông sản lànhmạnh, hạn chế tình trạng bán phá giá hoặc nông sản không rõ nguồn gốc, không đảmbảo chất lượng

Thứ hai, khung khuôn khổ và đạo luật về hộ sản xuất tham gia chuỗi rõ ràng,minh bạch và hợp lý Đây là cơ sở để cơ quan chức năng mở rộng và phát triển môhình chuỗi cưng ứng xanh hàng nông sản Nhờ vậy, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên

có số lượng hộ nông dân tham gia chuỗi cung ứng cao nhất trong Liên minh Châu

Âu Không dừng lại ở đó, sự bùng nổ chuỗi đã mang lại những kết quả đáng kinhngạc Năm 2014, Pháp có hơn 88.200 trang trại trên tổng số 490.000 trang trại thamgia bán hành trực tiếp theo chuỗi cung ứng, tăng 18,38% so với năm 2005 (Magali

& Geofroy, 2016) Một khảo sát khác cho thấy, tỷ lệ trang trại tham gia chuỗi cungứng tăng 21% so với năm 2013 (Moya, 2013) Trong những năm gần đây, tại Phápphương thức chuỗi cung ứng ngắn ngày càng phát triển và nhân bản thành nhiều môhình với đa dạng sản thẩm, tiêu biểu là mô hình cà phê Paris Theo số liệu năm 2019,

đã có hơn 400 hộ nông dân ngoại ô tham gia cung cấp trực tiếp các sản phẩm chochuỗi (Loredana, 2019)

1.3.2.2 Kinh nghiệm tích hợp chuỗi cung ứng nông sản sạch hàng đầu ở Thái Lan

Trong giai đoạn 1990 - 2020, Thái Lan đã có những bước phát triển lớn trongquá trình hội nhập và phát triển đất nước Trong đó, phát triển chuỗi cung ứng rau sạch

là một trong những thành tựu nổi bật Năm 2002, hơn 90% các sản phẩm được bán tạicác khu chợ truyền thống hoặc trên đường phố Đặc trưng của các khu chợ này là môitrường ẩm ướt, nhiều bụi và kém an toàn vệ sinh (Jan & Dave, 2002), Chỉ có khoảng5% doanh số sản phẩm được thực hiện tại các cửa hàng, siêu thị, trong đó cao nhất là50% tại thủ đô Bangkok

Trang 40

Cùng với sự phát triển đô thị hoá, năm 1996, Royal Ahold thành lập liên doanhvới tập đoàn bán lẻ Trung ương Thái Lan mở đầu cho sự phát triển chuỗi cung ứng xanh

ở Thái Lan Ngay từ giai đoạn đầu tiên, tập đoàn này mở hơn 30 siêu thị được gọi làTops với slogan “Lựa chọn hàng đầu cho thựuc phẩm tươi, sống và chất lượng” Tuynhiên, phải đến năm 1998, tập đoàn này mới bắt đầu xây dựng dự án chuỗi cung ứngxanh với 3 mục tiêu: cung cấp tới người tiêu dùng Thái sản phẩm nông nghiệp tươi,sống chất lượng cao, an toàn; đáng tin cậy và giá cả hợp lý

Ngay từ khi triển khai dự án, Tops đã bắt gặp ngay vấn đề trong tìm kiếm đơn vịthực hiện các chức năng giá trị gia tăng cơ bản Tại thời điểm đó, không có bất kỳ đơn vịcung cấp hàng tươi sống nào thực hiện các chức này Do vậy, Tops đưa ra quyết địnhthiết lập một trung tâm phân phối nhằm thực hiện các chức năng như kiểm tra chấtlượng, sơ chế, đóng gói, chế biến để chuỗi vận hành một cách hiệu quả và chất lượng.Đồng thời, các tiêu chuẩn chất lượng của Tops đều nhận được sự chấp thuận của đa sốcác công ty bán lẻ lớn tại Thái Lan

Các hộ sản xuất nhỏ lẻ tham gia chuỗi cung ứng theo 2 hình thức: Một là ký kếthợp đồng theo mạng lưới nông dân, trong đó người mua là những người cung cấp ưutiên Hai là tham gia hiệp hôi nông dân phi chính thức Đây là nơi hội tụ các nông dân

có kỹ năng và kiến thức sản xuất nông sản tốt nhất của thôn, làng Họ cùng nhau họchỏi, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong nuôi trồng nông sản Đồng thời, họ cũng lànhững người được tín nhiệm khi tham gia vào các mối quan hệ kinh doanh đối với cácđơn vị bán lẻ

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, mô hình chuỗi cung ứng Tops được phát triển

và nhân bản mạnh mẽ Tuy nhiên, để đem lại những thành tựu đáng kể như hiện nay,việc quản lý và nâng cao chất lượng nông sản giữ vai trò vô cùng quan trọng Cụ thể,Thái Lan thực hiện:

(1) Quy hoạch vùng sản xuất nông sản sạch

Để thực hiện hiệu quả dự án quy hoạch, Chính phủ Thái Lan đưa ra hàng loạt cácchính sách khuyến khích như: miễn thuế đất canh tác, ưu tiên vay vốn lãi suất thấp đểđầu tư cơ sở hạ tầng, ký thuật; hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong sản xuất Đồng thời,chính phủ xây dựng cơ chế quản lý nguồn nước trong sản xuất Đảm bảo nguồn nướcsạch và đầy đủ phục vụ hoạt động sản xuất

(2) Thủ đó Bangkok đưa ra khung tiêu chuẩn cho sản phẩm nông sản sạch phục

vụ trong nướcc và xuất khẩu Khuyến khích thực hiện quy trình sản xuất sạch (GAP).Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về yêu cầu tiêu chuẩn chấtlượng từ khâu sản xuất đến tiêu dùng (VSATTP)

Ngày đăng: 27/02/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w