Vì vậy, FinTech chịu áp lực rất lớn từ việc chấp nhận sử dụng của người dùng cho loại hình dịch vụ này, một số nguyên nhân có thể kể đến như sau: sự thiếu hiểu biết về ứng dụng công nghệ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: Nguyễn Văn Bình
Ngày sinh: 24/6/1979 Nơi sinh: Tỉnh Đồng Nai
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã học viên: 2083402011001
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Ký tên
Nguyễn Văn Bình
Trang 4V KIÉN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẢN
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS NguyễnThị Ánh Như
Học viên thực hiện: NguyễnVăn Bình
Ngàysinh: 24/6/1979
Lóp: MFB020A
Nơi sinh: Tỉnh Đồng NaiTên đề tài: Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech.
Y kiên của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Nguyễn Văn Bình được bảo vệ
luận văn trước Hội đồng: Đồng ý cho học viên bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Thành phô Hô Chí Minh, ngày j/Ò tháng 3 nam 2023
Nguyễn Thị Ánh Nhu
Trang 5Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
Nguyễn Văn Bình
Trang 6Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tôi cũng đã hoàn thành xong nội dung luận văn “Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech” Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và đơn vị công tác Qua trang viết này, tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài nghiên cứu này
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Ánh Như, người trực tiếp hướng dẫn cho luận văn Cô đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, góp nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho tôi những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của tôi được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức Cô cũng đã luôn quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ
Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình theo học tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Xin tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình đào tạo cao học ngành Tài chính - Ngân hàng
Đặc biệt, tôi xin trân quý những người trong gia đình nhỏ bé của tôi, những thành viên là trụ cột vững chắc cho tôi phấn đấu, nỗ lực theo đuổi chương trình cao học
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 7Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán
bằng Fintech”, nghiên cứu tập trung chính vào hai đối tượng: đối tượng là nhân viên
văn phòng và đối tượng là công nhân sản xuất, trong thời kỳ họ đã trãi qua đại dịch
covid-19 Bài viết thu thập số liệu từ các công ty sản xuất lớn tại thành phố Hồ Chính
Minh trong năm 2022
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng với số liệu sơ cấp dựa trên
câu hỏi khảo sát của người dùng, đánh giá mô hình đo lường kết quả, đánh giá mô
hình cấu trúc, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích kiểm định mối quan hệ giữa các
biến trong mô hình, sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM (mô hình phương trình
cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần)
Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc cảm nhận dễ sử
dụng giúp cho khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán hơn là cảm nhận
hữu ích Hay đối với đối tượng là công nhân sản xuất thì việc quan tâm cảm nhận dễ
sử dụng cao hơn cao hơn đối tượng là nhân viên văn phòng Phát hiện từ công trình
nghiên cứu giúp cho các công ty kinh doanh ví điện tử tập trung vào yếu tố nào để
tăng hoặc thu hút khách hàng đến với dịch vụ của mình, ví dụ: tăng cường tính năng
mang lại sự hữu ích cho người dùng hay cải tiến công nghệ để người dùng dễ dàng
sử dụng
Từ khoá: dịch vụ thanh toán; ví điện tử; Fintech; công nghệ tài chính
Trang 8The research topic is "Factors influencing the intention to use Fintech payment services", with a focus on two groups: office workers and factory workers who have experienced the Covid-19 pandemic The article collected data from large manufacturing companies in Ho Chi Minh City in 2022
The thesis used quantitative analysis methods with primary data based on survey questions, evaluated the measurement model, evaluated the structural model, evaluated the reliability of the measurement scale, analyzed the relationship between variables in the model, and used the PLS-SEM analysis method (partial least squares structural equation modeling)
The results of the study showed that the perceived ease of use is more important for customers to accept using payment services than perceived usefulness For the group of factory workers, the perceived ease of use is even more important than for office workers The findings of the research project help businesses in the e-wallet industry focus on which factors to improve or enhance to attract customers, such as enhancing features to provide more benefits to users or improving technology for easier use
Keywords: payment services, e-wallets, Fintech, finance technology
Trang 9CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Các khái niệm 7
2.1.1 Khái niệm FinTech 7
2.1.2 Các loại thanh toán và thanh toán bằng FinTech 7
2.1.3 Ví điện tử 8
2.2 Cơ sở lý thuyết 10
2.2.1 Lý thuyết 10
2.2.2 Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây 16
2.2.3 Giả thuyết nghiên cứu 20
2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 23
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Dữ liệu 24
3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 24
3.3 Đo lường khái niệm 24
3.4 Phương pháp ước lượng 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 31
4.2 Thống kê mô tả dữ liệu quan sát 36
4.3 Đánh giá mô hình đo lường kết quả 37
4.3.1 Đánh giá mức độ tin cậy của đo lường 39
a Đánh giá mức độ tin cậy của từng chỉ báo 39
b Đánh giá mức độ tin cậy nhất quán nội bộ 44
4.3.2 Đánh giá mức độ chính xác của đo lường 46
Trang 10b Mức độ chính xác về sự phân biệt của các tập chỉ báo (Discriminant
Validity) HTMT 49
4.4 Đánh giá mô hình cấu trúc 56
4.4.1 Đánh giá mức độ đa cộng tuyến 58
4.4.2 Đánh giá mức ý nghĩa thống kê và mức tác động của hệ số hồ quy 61
4.4.3 Đánh giá R2 63
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu 69
4.6 Thảo luận kết quả 80
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Hàm ý quản trị 84
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 1 – KẾT QUẢ CHẠY DỮ LIỆU 92
1 Thống kê mô tả 92
2 Đánh giá mô hình đo lường kết quả 93
3 Đánh giá mô hình cấu trúc 98
Trang 11Bảng 3 1 Thang đo cảm nhận hữu ích 25
Bảng 3 2 Thang đo cảm nhận dễ sử dụng 26
Bảng 3 3 Thang đo thái độ 27
Bảng 3 4 Thang đo ý định 28
Bảng 4 1 Bảng tổng hợp thống kê nhân khẩu học 31
Bảng 4 2 Tỉ lệ mẫu theo đối tượng 32
Bảng 4 3 Tỉ lệ mẫu theo giới tính 32
Bảng 4 4 Tỉ lệ mẫu theo độ tuổi 33
Bảng 4 5 Tỉ lệ mẫu theo trình độ 34
Bảng 4 6 Tỉ lệ mẫu theo thu nhập 35
Bảng 4 7 Báo cáo mức độ tin cậy của từng chỉ báo 39
Bảng 4 8 Ngưỡng đánh giá mức độ tin cậy nhất quán nội bộ dựa vào chỉ số “mức độ tin cậy tổng hợp” 44
Bảng 4 9 Báo cáo mức độ tin cậy 44
Bảng 4 10 Mức độ giải thích trung bình của biến tiềm ẩn tới chỉ báo 47
Bảng 4 11 Ma trận hệ số tải chéo 49
Bảng 4 12 Ma trận chỉ số HTMT 53
Bảng 4 13 Báo cáo kiểm định Bootstrap cho hệ số HTMT 54
Bảng 4 14 Kết quả phân tích đa cộng tuyến (hệ số VIF) 58
Bảng 4 15 Kết quả hệ số hồi quy và P values 61
Bảng 4 16 Báo cáo hệ số R2, Radj2 63
Bảng 4 17 Báo cáo kết quả f2 65
Bảng 4 18 Hệ số Q2 67
Bảng 4 19 Đánh giá mức độ chính xác về dự báo 68
Bảng 4 20 Mức ý nghĩa thống kê 69
Bảng 4 21 Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc 74
Bảng 4 22 Tổng mức tác động 77
Bảng 4 23 So sánh tổng mức tác động với đối tượng là nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất 81
Trang 12Hình 2 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) 12
Hình 2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Fred D Davis, 1989) 15
Hình 2 3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 23
Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 24
Hình 4 1 Tỉ lệ mẫu theo đối tượng 32
Hình 4 2 Tỉ lệ mẫu theo giới tính 33
Hình 4 3 Tỉ lệ mẫu theo độ tuổi 33
Hình 4 4 Tỉ lệ mẫu theo trình độ 34
Hình 4 5 Tỉ lệ mẫu theo thu nhập 35
Hình 4 6 Mô hình nghiên cứu được đưa vào mô hình phân tích bằng SmartPLS 3.x 37
Hình 4 7 Mô hình cấu trúc 57
Hình 4 8 Mô hình cấu trúc có P values 71
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do nghiên cứu
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của CMCN 4.0 gồm: Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho phép con người
có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn CMCN 4.0 tác động đầu hết trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất, việc áp dụng các giải pháp công nghệ số vào lĩnh vực tài chính (FinTech) trong thời gian qua đã giúp tạo
ra các dịch vụ tài chính tốt hơn, tiện ích hơn với chi phí sử dụng thấp hơn, mang lại những trải nghiệm thú vị hơn cho khách hàng so với các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống và đang trở thành xu hướng chủ đạo trong những thập niên tới
Sự phát triển của FinTech kéo theo sự phát triển của hoạt động tài chính thay thế, đây là những hoạt động tài chính dựa trên nền tảng công nghệ số nằm ngoài những hoạt động ngân hàng và thị trường vốn truyền thống ví dụ như cho vay ngang hàng (P2P lending), phát hành trái phiếu qui mô nhỏ (mini-bonds) qua các nền tảng
số, cũng như dịch vụ mua trước trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) như trả góp
Trang 14Một điều cần lưu ý là FinTech có thể bao hàm cả sự chuyển đổi số trong các dịch vụ ngân hàng và thị trường vốn truyền thống cũng như các dịch vụ tài chính thay thế Theo báo cáo năm 2022 của Trung tâm nghiên cứu về tài chính quốc tế của Đại học Cambridge (CCAF), dịch Covid-19 đã đẩy nhanh ứng dụng FinTech vào nền kinh tế và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đẩy nhanh việc đưa ra các khung pháp lý để quản lý lĩnh vực này Các cơ quan quản lý ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng lạc quan hơn với khả năng các công ty FinTech sẽ giúp đẩy nhanh dịch vụ tài chính số (70% so với 53% trung bình toàn cầu), và bảo vệ người tiêu dùng (60% so với 38% toàn cầu) Sự khác biệt này có thể được lý giải vì lĩnh vực tài chính truyền thống ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương chưa lan tỏa đến hầu hết người dân trong nền kinh tế và chậm áp dụng chuyển đổi số hơn so với các nước phát triển trên toàn cầu, đồng thời luật pháp về bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều
lỗ hổng hơn và tạo ra cơ hội cho FinTech phát triển mạnh hơn
Tại Việt Nam, đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ chưa có khung pháp lý rõ ràng (Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động FinTech trong lĩnh vực ngân hàng), nhưng sự phát triển của FinTech cũng phản ánh những xu hướng toàn cầu này, góp phần định hình thị trường tài chính số ở Việt Nam Ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ tài chính sẽ gia tăng sự cạnh tranh giữa các công ty tốt nhất, đặc biệt là giữa các ngân hàng bán lẻ truyền thống và các ngân hàng chỉ hoạt động trực tuyến; người cho vay truyền thống và cho vay ngang hàng (P2P); quản lý tài sản truyền thống và tư vấn tài chính tự động (robo-advisors) Đặc biệt, do tác động của dịch bệnh, người tiêu dùng Việt Nam tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh hơn (theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Công ty Kiểm toán Deloitte năm 2021)
Tại Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ thứ 21 có thể nói rằng việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng được Ngân hàng nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại hết sức quan tâm và đầu tư với kinh phí khá lớn so với các lĩnh vực khác,
Trang 15thậm chí có một số ngân hàng có riêng một công ty chuyên về công nghệ thông tin
để hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực của mình Khi lĩnh vực FinTech xuất hiện, loại hình
áp dụng đầu tiên là trong lĩnh vực thanh toán Từ năm 2008, nắm bắt được xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mối liên hệ mật thiết giữa CNTT với hoạt động tài chính ngân hàng, NHNN đã chủ động cho cấp phép thành lập các công
ty FinTech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán đầu tiên tại Việt Nam mặc dù khi đó khái niệm FinTech được đón nhận tại nước ta còn khá mới FinTech áp dụng không chỉ riêng các tổ chức tín dụng mà còn áp dụng cho các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực CNTT tham gia vào thị trường cung ứng dịch vụ thanh toán Tiếp theo sự phát triển của FinTech trong lĩnh vực thanh toán, từ năm
2015, các doanh nghiệp FinTech hoạt động trong một số lĩnh vực khác bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với làn sóng về các công ty khỏi nghiệp (startups) Các lĩnh vực mà các startups lựa chọn huy động vốn từ cộng đồng (crowdfunding); dịch vụ cho vay trực tuyến; quản lý dữ liệu tài chính cá nhân; quản lý dữ liệu khách hàng; ngân hàng
kỹ thuật số (Timo)… Bên cạnh đó còn một số lĩnh vực FinTech tiềm năng khác như công nghệ quản lý tài sản (WealthTech) như: ứng dụng Finhay, Topi; các công ty bảo hiểm công nghệ (InsureTech) cũng đang được đầu tư phát triển Theo báo cáo Vietnam FinTech Report 2020, ghi nhận thêm nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực Insurtech tại thị trường Việt Nam trong ba năm trở lại đây Cụ thể, trong mảng web so sánh có sự gia nhập của TheBank, TopBank.vn, SmartBuddy, eBaohiem, Bihama, Go; mảng sản phẩm đột phá có Bolttech, Global Safe, PasarPolis, Inso, Ezin, Wicare, Miin; mảng đại lý bảo hiểm công nghệ có Qoala, Global Care, Eroscare, SaveMoney; hay nổi bật là Papaya, 9Lives tham gia vào mảng dịch vụ hỗ trợ… Chỉ trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của số lượng lớn các tổ chức FinTech gia nhập thị trường dịch vụ tài chính, ngân hàng Những công ty này vừa là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưng cũng vừa là đối tác hợp tác chặt chẽ đối với các định chế tài chính, ngân hàng truyền thống; đồng thời cũng mang lại nhiều vấn
đề và thách thức mới đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo sự
Trang 16phát triển hài hòa giữa ngân hàng và FinTech; cũng như tạo ra mức độ cạnh tranh thích hợp cho sự phát triển của thị trường
Mặc dù, với FinTech đây là một ngành công nghiệp còn non trẻ, nó phải chịu
áp lực cạnh tranh từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống vốn đã có từ lâu đời và ăn sâu vào tâm trí của mọi người dân Vì vậy, FinTech chịu áp lực rất lớn từ việc chấp nhận sử dụng của người dùng cho loại hình dịch vụ này, một số nguyên nhân có thể
kể đến như sau: sự thiếu hiểu biết về ứng dụng công nghệ trong kỷ nguyên số dẫn đến việc khó sử dụng các ứng dụng trên thiết bị thông minh, thói quen dùng tiền mặt
để thanh toán, lo ngại rũi ro về bảo mật và quyền riêng tư,…Để cạnh tranh với ngân hàng truyền thống, đòi hỏi các công ty tham gia trong lĩnh vực FinTech đầu tư nhiều hơn như ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như: AI, Big data, IoT được xem như
là quan trọng nhất trong FinTech, là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp này Tuy nhiên, muốn sản phẩm FinTech tung ra thị trường được nhiều người sử dụng cần có sự chấp nhận của người dùng, nên việc nghiên cứu ý định của người dùng đối với việc chấp nhận công nghệ quan trọng không kém, đó cũng chính là vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn này
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhân tố nào tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech của người dùng?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng
Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech
Trang 171.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát các cá nhân là đối tượng nhân viên văn phòng và công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định lượng với số liệu sơ cấp dựa trên câu hỏi khảo sát trực tiếp của người dùng với đối tượng là nhân viên văn phòng và sản xuất trong năm
2022, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM (mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần) với phần mềm SmartPLS để phân tích kiểm định giả thuyết từ đó tìm ra các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech
1.6 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Giới thiệu
Giới thiệu về tổng quát và tính cần thiết của nghiên cứu để làm cơ sở trình bày
ở chương tiếp theo
Chương 2 Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày lý thuyết về Fintech cũng như sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày cách thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát được
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả sau khi phân tích như: mô tả mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả dữ liệu, đánh giá mô hình đo lường kết quả, đánh giá mô hình cấu trúc, kiểm định mô hình nghiên cứu và thảo luận
Chương 5 Kết luận và hàm ý quản trị
Trang 18Kết luận dựa vào dữ liệu đã phân tích, đề xuất hàm ý quản tri cũng như nêu ra những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu trong đó đã trình bày vấn đề nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Trang 19CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm FinTech
FinTech là viết tắt của cụm từ Financial Technology - công nghệ tài chính Theo (Schueffel, n.d.), FinTech là một ngành công nghiệp tài chính mới, sử dụng những tiến bộ công nghệ để cải thiện các dịch vụ tài chính Các công ty FinTech hoạt động trên nhiều mảng dịch vụ tài chính khác nhau như cho vay, thanh toán, quản lý tài chính cá nhân, quản lý danh mục đầu tư, góp vốn cộng đồng trong đó mảng thanh toán đang phát triển mạnh mẽ nhất
Theo (FSB, 2017) FinTech bao gồm năm loại hình dịch vụ tài chính, cụ thể: (1) Thanh toán kỹ thuật số, thanh toán bù trừ; (2) Tiền gửi, cho vay, và huy động vốn; (3) Bảo hiểm; (4) Quản lý đầu tư; và (5) Hỗ trợ thị trường
FinTech là các tổ chức kết hợp các mô hình kinh doanh sáng tạo và công nghệ
để kích hoạt, nâng cao và phá vỡ các dịch vụ tài chính (EY, 2019)
2.1.2 Các loại thanh toán và thanh toán bằng FinTech
Theo (BIS, 2003), một hệ thống thanh toán bao gồm một bộ công cụ, quy trình
và các quy tắc cho việc chuyển tiền giữa các bên tham gia Hệ thống bao gồm các bên tham gia và thực thể điều hành thỏa thuận giữa các bên Hệ thống thanh toán này còn được gọi là phương tiện mà người tham gia hệ thống thực hiện chuyển tiền
Có nhiều loại hình thức thanh toán khác nhau, tuy nhiên, chúng có thể được phân loại chính thành 4 nhóm chính:
Thanh toán bằng tiền mặt: Đây là hình thức thanh toán truyền thống, trong đó người mua sử dụng tiền mặt để thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ Ví dụ như sử dụng đồng xu, giấy bạc hoặc tiền giấy để thanh toán
Trang 20Thanh toán bằng thẻ: Đây là hình thức thanh toán phổ biến ngày nay, trong đó người mua sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ Các loại thẻ phổ biến nhất bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ tiền mặt điện tử
Thanh toán bằng chuyển khoản: Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán Hình thức này thường được sử dụng trong các giao dịch thanh toán lớn hoặc trong các giao dịch thương mại điện tử
Thanh toán trực tuyến: Đây là hình thức thanh toán được thực hiện thông qua mạng internet hoặc các thiết bị di động Các phương thức thanh toán trực tuyến phổ biến bao gồm các cổng thanh toán của các ngân hàng, ví điện tử, và các hình thức thanh toán thông qua các ứng dụng như Paypal, Google Pay, Apple Pay,
Những thay đổi trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang được thúc đẩy bởi những thay đổi về môi trường dữ liệu cùng sự tiến bộ trong công nghệ (từ tín hiệu liên tục sang kỹ thuật số, liên kết giữa không gian ảo và thế giới thực …) Điều này
đã giúp cho tất cả các thông tin có thể được số hóa để lưu trữ một cách thuận lợi với chi phí thấp, dữ liệu khách hàng sẵn có nhiều hơn, từ đó góp phần cải tiến công nghệ một cách dễ dàng hơn, thiết kế các sản phẩm tài chính kỹ thuật số phù hợp hơn với nhu cầu của các cá nhân (Yamadera, 2019)
Thanh toán bằng FinTech trong luận văn này là hình thức thanh toán trực tuyến
sử dụng công cụ là ví điện tử như: Momo, Zalopay, Viettelpay, ShopeePay…
2.1.3 Ví điện tử
Ví điện tử là một hình thức thanh toán điện tử cho phép người dùng lưu trữ thông tin tài khoản và tiền của họ trên một thiết bị di động, ví dụ như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng Với ví điện tử, người dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán mà không cần mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng Thông thường, ví điện tử được kết nối với tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của người dùng để nạp tiền
và rút tiền một cách thuận tiện
Trang 21Ngoài việc thực hiện các giao dịch thanh toán, ví điện tử còn cung cấp nhiều tính năng khác như quản lý chi tiêu, đổi điểm thưởng, chia sẻ tiền hoặc thanh toán hóa đơn Theo (Ali và Gopalan,2018) ví điện tử có ưu điểm như khởi tạo nhanh hơn,
dễ sử dụng, kết nối với tài khoản khác nhanh hơn và bảo mật Với sự tiện lợi và an toàn của nó, ví điện tử đã trở thành một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất trên toàn cầu
Ưu điểm của việc sử dụng ví điện tử:
Tiện lợi: Với ví điện tử, người dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối Internet và một thiết bị di động Không cần mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, việc thanh toán trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn
An toàn: Việc sử dụng ví điện tử giúp tránh rủi ro mất mát tiền mặt hoặc thẻ tín dụng Thông tin tài khoản của người dùng được mã hóa và bảo mật tốt hơn so với việc mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Việc sử dụng ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian
và chi phí cho người dùng khi không cần phải đến ngân hàng hoặc máy ATM để rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán
Dễ dàng quản lý tài chính: Với ví điện tử, người dùng có thể dễ dàng quản lý các giao dịch thanh toán, kiểm soát chi tiêu và lập kế hoạch tài chính của mình một cách hiệu quả
Tuy nhiên, việc sử dụng ví điện tử cũng có một số nhược điểm như:
Sự phụ thuộc vào công nghệ: Việc sử dụng ví điện tử đòi hỏi người dùng phải
sở hữu một thiết bị di động có khả năng kết nối Internet và hỗ trợ các ứng dụng ví điện tử Điều này có thể là một rào cản đối với một số người dùng
Rủi ro an ninh: Việc sử dụng ví điện tử có thể dễ dàng bị tấn công và lộ thông tin tài khoản, dẫn đến rủi ro bị mất tiền hoặc gian lận tài khoản
Trang 22Phí dịch vụ: Một số ứng dụng ví điện tử có thể thu phí dịch vụ khi người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán, điều này có thể là một chi phí đáng kể đối với người dùng
Hạn chế trong việc thanh toán lớn: Việc sử dụng ví điện tử hiện nay thường chỉ
hỗ trợ các giao dịch thanh toán nhỏ, với giới hạn giá trị thanh toán khá thấp, do đó, việc sử dụng ví điện tử có thể bị hạn chế trong một số trường hợp thanh toán lớn Khả năng không tương thích: Với việc sử dụng ví điện tử, người dùng có thể gặp phải khó khăn khi thanh toán với những cửa hàng, đối tác chưa hỗ trợ thanh toán bằng ví điện tử
Không được chấp nhận ở một số nước: Việc sử dụng ví điện tử hiện nay vẫn chưa được chấp nhận ở một số quốc gia, khiến cho việc sử dụng ví điện tử có thể bị hạn chế đối với người dùng đang ở những quốc gia này
Tóm lại, việc sử dụng ví điện tử mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho người dùng, tuy nhiên cũng có những rủi ro và hạn chế cần được lưu ý và quản lý Do đó, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu và tình huống cụ thể là điều quan trọng đối với người dùng
đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi
Mô hình thuyết hành động hợp lí (TRA) do Fishbein và Ajzen xây dựng năm
1975 Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa
Trang 23thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ)
Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006) Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động hợp lý phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ
ba thành phần
Cách đo lường thái độ trong mô hình thuyết hành động hợp lý cũng giống như trong mô hình thái độ đa thuộc tính Tuy nhiên trong mô hình này phải đo lường thêm thành phần chuẩn chủ quan, vì thành phần này cũng ảnh hưởng đến xu hướng dẫn đến hành vi của người tiêu dùng Đo lường chuẩn chủ quan là đo lường cảm xúc của người tiêu dùng đối với những người tác động đến xu hướng hành vi của họ như: Gia đình, anh em, con cái, bạn bè, đồng nghiệp, những người có liên quan này có ủng hay phản ánh đối với quyết định của họ
Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người có liên quan chính là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan
Lý thuyết hành động hợp lý được phát triển để kiểm tra mối quan hệ giữa thái
độ và hành vi của các nghiên cứu trước đó (Hale, 2003) Để giải thích cho những hạn chế trước đây, với quan niệm hành vi cá nhân được thúc đẩy bởi ý định hành vi, yếu
tố ý định hành vi đã được tách biệt từ hành vi thật sự (Sheppard, 1988)
Lí thuyết hành động hợp lý là mô hình được thành lập để dự báo về ý định (Fishbein &Ajzen, 1975), có hai yếu tố chính trong mô hình là Thái độ và Chuẩn chủ quan được biểu hiện trong hình sau đây:
Trang 24Hình 2 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:
- Hành vi là những hành động quan sát được của đối tượng (Fishbein và Ajzen,1975, tr.13) được quyết định bởi ý định hành vi
- Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin (Fishbein & Ajzen, 1975, tr.12) Được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan
- Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin
và đánh giá niềm tin này (Hale,2003) Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể
có ý định tham gia vào hành vi (Fishbein & Ajzen,1975,tr.13)
- Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975) Chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác
Trang 25định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó (Fishbein & Ajzen, 1975, tr 16)
Hình thức đơn giản theo toán học của Ý định hành vi được thể hiện: B - I = W1AB +W2SNB
Trong đó: B là hành vi mua; I là xu hướng mua; A là thái độ của người tiêu dùng đến sản phẩm, thương hiệu; SN là chuẩn chủ quan liên quan đến thái độ của những người có liên quan; W1 và W1 là các trọng số của A và SN
• Hành vi, ý định sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có nhiều sản phẩm khoa học công nghệ được ra đời để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Nghiên cứu về hành
vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi theo sự phát triển của công nghệ Theo (Porter, 1980), sản phẩm cần phải đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng
Do đó, các nhà quản trị cần hiểu rõ về hành vi của người tiêu dùng để bán được nhiều sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận
Hành vi khách hàng là lĩnh vực nghiên cứu các cá thể, tập thể hoặc tổ chức, và quá trình họ lựa chọn, sử dụng, gắn bó, và thải hồi các sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc tiến trình trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Kauer, 2012) Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng là khoa học nghiên cứu về cảm nhận, thái độ, hành động và ý định quyết định của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ
Do đó, nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng giúp giải thích quá trình quyết định mua hoặc không mua một loại hàng hóa nào đó
Nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ là một lĩnh vực nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng ý định mua sắm ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sắm Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp cần đánh giá được nhu cầu và xây dựng chiến lược cung cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó Từ đó, tác động đến ý định mua của khách hàng và là cơ sở để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình
Trang 26Hành vi nhất quán của một cá nhân phụ thuộc vào ý định của họ, kết hợp với thái độ và ảnh hưởng xã hội Thái độ được hình thành từ quan điểm của người đó về hành động đang được thực hiện và kết quả mong đợi Ảnh hưởng xã hội là phản hồi của một cá nhân đối với những mong đợi từ nhóm bạn đồng hành, ví dụ như gia đình hoặc bạn bè, mà họ tin rằng cá nhân đó phải tuân thủ
Hành vi của người tiêu dùng là kết quả của quá trình trước, trong và sau khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như môi trường và nhận thức của con người
Nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ
Mức độ chấp nhận công nghệ có tác động trực tiếp đến quyết định có ý thức thực hiện để sử dụng một sản phẩm trong tương lai “Mức độ chấp nhận càng cao thì
dự định sử dụng càng mạnh mẽ” (Kauer, 2012)
Ý định sử dụng (BI - Behavior Intention) được xem như "bao gồm các yếu tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân; yếu tố này thể hiện sẵn lòng hoặc nỗ lực
cá nhân đều ra để thực hiện" (Ajzen, 1991) Ý định đánh giá khả năng thực hiện hành
vi trong tương lai và khuyến khích cá nhân sẵn lòng thực hiện (Ajzen, 1991) Ý định
sử dụng hệ thống được xác định bởi ý định thực hiện hành vi, được tiên đoán bởi ba yếu tố: thái độ đối với hành vi, ảnh hưởng xã hội và cảm nhận kiểm soát hành vi, cuối cùng quyết định việc sử dụng hệ thống thực tế Hoặc "ý định là hành động cá nhân được xem xét thông qua ba yếu tố tin tưởng vào hành vi, tin tưởng vào sự ảnh hưởng
xã hội, tin tưởng vào sự kiểm soát Mức độ tin tưởng này càng cao, ý định hành động của cá nhân càng lớn" (Ajzen, 2022)
Trang 27• Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)
FinTech là kết quả của việc ứng dụng sáng tạo công nghệ trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng để cải thiện dịch vụ Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) được
đề xuất bởi (Fred D Davis, 1989) là một trong những mô hình nghiên cứu phổ biến nhất trong việc dự đoán hành vi cá nhân chấp nhận và sử dụng công nghệ TAM được phát triển từ TRA, trong khi TRA là lý thuyết chung để giải thích hành vi chung của con người, thì TAM đặc biệt hơn là giải thích việc sử dụng hệ thống công nghệ thông tin Mô hình TAM cho thấy rằng việc chấp nhận một hệ thống thông tin phụ thuộc vào nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử dụng Theo Davis, nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến thái độ của người dùng, do đó ảnh hưởng đến
ý định sử dụng TAM được sử dụng một cách rộng rãi như khung lý thuyết nền tảng trong các nghiên cứu gần đây để nghiên cứu việc chấp nhận công nghệ của các cá nhân đối với các ý tưởng công nghệ khác nhau và cũng rất phù hợp trong nghiên cứu
về chấp nhận sử dụng dịch vụ FinTech
Hình 2 2 Mô hình chấp nhận công nghệ (Fred D Davis, 1989)
(Davis và công sự, 1989) đã thực hiện một nghiên cứu ngành dọc trên 107 người dùng và sử dụng mô hình 2.2 để đo lường ý định sử dụng một hệ thống sau giới thiệu
1 giờ và sau đó 14 tuần Kết quả cho thấy mối quan hệ mạnh giữa ý định báo cáo và
sử dụng hệ thống tự báo cáo với nhân tố nhận thức hữu dụng đại diện cho ảnh hưởng lớn nhất đến ý định của cá nhân Nhận thức dễ dàng sử dụng được chỉ ra là có tác
Trang 28động nhỏ nhưng quan trọng tới ý định hành vi Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng cả nhận thức hữu dụng và nhận thức dễ dàng sử dụng đều có ảnh hưởng trực tiếp tới ý định hành vi
Trong một nghiên cứu khác, (Hendrickson và cộng sự, 1993) đã kiểm định sự tin cậy của thang đo được sử dụng để ước lượng nhận thức dễ dàng cảm nhận và nhận thức hữu dụng trong TAM Họ thực hiện nghiên cứu trên 123 sinh viên chưa tốt nghiệp, những người đã được giới thiệu về hệ thống dữ liệu và ứng dụng bảng tính,
sử dụng tự báo cáo dữ liệu của 2 hệ thống để thực hiện kiểm định và phân tích lại Kết quả cho thấy cả nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng đều được đánh giá là tin cậy
Luận văn này sử dụng mô hình TAM vì:
Đơn giản và dễ hiểu: Mô hình TAM sử dụng một số yếu tố cơ bản để giải thích
sự chấp nhận công nghệ, bao gồm cảm nhận về sự hữu ích và cảm nhận về độ dễ sử dụng Điều này làm cho mô hình dễ hiểu và áp dụng trong nhiều ngữ cảnh
Được nghiên cứu rộng rãi: Mô hình TAM đã được sử dụng và nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực chấp nhận công nghệ và hành vi người dùng
Có tính ứng dụng cao: Mô hình TAM đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, từ công nghệ thông tin đến dịch vụ tài chính và y tế Điều này cho phép áp dụng mô hình vào các tình huống thực tế và đưa ra những kiến thức hữu ích để cải thiện chấp nhận và sử dụng công nghệ
2.2.2 Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây
Những nghiên cứu trong khoảng 3 năm trở lại đây của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ FinTech, sử dụng các lý thuyết như: lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB), lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Các nghiên cứu tìm hiểu bao gồm nghiên cứu nước ngoài và trong nước
Trang 29• Các nghiên cứu nước ngoài
(Xie và cộng sự, 2021), nghiên cứu về tác động của cảm nhận giá trị và nhận thức rủi ro đối với dịch vụ FinTech trong năm 2021 với dữ liệu gồm 314 mẫu khảo sát ở các công ty trên lãnh thổ Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng phương trình cấu trúc (SEM) để phân tích kiểm định giả thuyết Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng: ảnh hưởng xã hội, cảm nhận giá trị ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng, trong khi đó cảm nhận rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng
(al Nawayseh, 2020) nghiên cứu các yếu tố đang ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng đối với các ứng dụng FinTech với dữ liệu gồm 500 mẫu khảo sát trong tháng 5/2020, đối với người dân Jordan Kiểm chứng giả thuyết bằng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần PLS-SEM Kết quả chỉ ra rằng lợi ích và chuẩn mực xã hội ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng các dịch vụ FinTech Tuy nhiên, nhận thức về rủi ro công nghệ không ảnh hưởng đến ý định sử dụng các dịch
vụ FinTech Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng niềm tin của khách hàng làm trung gian ảnh hưởng đáng kể giữa nhận thức rủi ro và ý định sử dụng các dịch vụ FinTech (Usman và cộng sự, 2020), nghiên cứu tích hợp lòng tin, tôn giáo và hình ảnh vào mô hình chấp nhận công nghệ: trường hợp từ thiện hồi giáo ở Indonesia năm
2018, với dữ liệu khảo sát online gồm 425 mẫu khảo sát hoàn thành trong thời gian
02 tuần đầu của tháng 5 năm 2018 Sử dụng mô hình hồi quy đa tuyến tính và phân tích đa phương sai để kiểm tra giả thuyết thống kê Kết quả ủng hộ lý thuyết TAM, mối quan hệ giữa tính dễ sử dụng và tính hữu ích được xác định bởi sự tin tưởng và tôn giáo
(Keong và cộng sự, 2020), nghiêu cứu các yếu tố rũi ro ảnh hưởng đến ý định
sử dụng FinTech, có 302 người tham gia trong nghiên cứu tại Malaysia Nghiên cứu
sử dụng phương trình cấu trúc (SEM) để kiểm chứng giả thuyết Kết quả cho thấy rủi
ro tài chính, pháp lý, hoạt động tác động tiêu cực đến ý định sử dụng FinTech Rủi ro bảo mật không tác động tiêu cực đến ý định sử dụng FinTech Kết quả này phù hợp
Trang 30với nhận thức người tiêu dùng Malaysia về thanh toán điện tử không liên quan đáng
kể đến nhận thức bảo mật
(Darmansyah và cộng sự, 2020), nghiên cứu các yếu tố xác định hành vi ảnh hưởng đến ý định sử dụng FinTech hồi giáo Số liệu khảo sát trực tuyến với 1.262 câu trả lời hợp lệ tại Indonesia, thời gian khảo sát từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2019 Kiểm chứng giả thuyết bằng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần PLS-SEM Kết quả nghiên cứu các dịch vụ FinTech gồm thanh toán, cho vay ngang hàng P2P và huy động vốn kết hợp 03 mô hình lý thuyết TPB, TAM, UTAUT cho thấy hành vi có hoạch định, chấp nhận công nghệ, hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ có quan hệ tích cực với ý định sử dụng FinTech ở người hồi giáo
(Nangin và cộng sự, 2020), nghiên cứu sự ảnh hưởng của cảm nhận dễ sử dụng, bảo mật, quảng cáo lên niềm tin và ý nghĩa của nó đối với việc áp dụng FinTech ở Indonesia, mẫu khảo sát gồm 100 mẫu được khảo sát đối với người dùng sử dụng dịch vụ FinTech ở Jakarta Kiểm chứng giả thuyết bằng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần PLS-SEM Kết quả sự dễ sử dụng và quảng cáo ảnh hưởng đến lòng tin khách hàng trong khi bảo mật không ảnh hưởng đến lòng tin
(Fernando, 2019), nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức rủi ro và lòng tin vào các dịch vụ FinTech ở Indonesia, dữ liệu khảo sát bằng google form với 548 người trả lời Dữ liệu được kiểm chứng bằng mô hình SEM sử dụng smart PLS 2.0 Kết quả chỉ ra rằng yếu tố lòng tin của người dùng ảnh hưởng đến nhận thức hiệu quả trong việc chấp nhận sử dụng FinTech Tuy nhiên, yếu tố rũi ro không ảnh hưởng đến dịch
vụ FinTech
• Các nghiên cứu trong nước
(Nguyen Vinh Khuong và cộng sự, 2022), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng công nghệ tài chính của thanh niên Việt Nam: nghiên cứu trong thời gian COVID-19 và sau đó Mẫu khảo sát trả lời hợp lệ bao gồm 161 người tiêu dùng
ở thế hệ Z Sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM (mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần) với phần mềm SmartPLS (SmartPLS GmbH,
Trang 31Oststeinbek, Germany) để đánh giá mô hình nghiên cứu Kết quả cho thấy cảm nhận lợi ích có tác động đáng kể nhất đến ý định sử dụng FinTech, tiếp theo là niềm tin Tuy nhiên, nhìn chung các yếu tố chưa đáng kể, có lẽ do nhiều nguyên nhân mà bản chất ở Việt Nam
(Nguyễn Thị Như Quỳnh và Phạm Thị Ngọc Anh, 2021), nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm 2021 Với dữ liệu khảo sát từ
201 sinh viên vào tháng 7/2021, thông qua bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức
độ, nghiên cứu đề xuất mô hình dựa trên mô hình lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) cùng với lý thuyết kết hợp rủi ro (TPR) Sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA), kết quả phân tích cho thấy có 06 yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động được xếp theo mức độ tác động giảm
đó là: (i) chương trình khuyến mãi, (ii) tính dễ sử dụng nhận thức được, (iii) tính hữu dụng nhận thức được, (iv) tính bảo mật nhận thức được, (v) rủi ro nhận thức được và cuối cùng là (vi) ảnh hưởng từ xã hội Riêng yếu tố (v) rủi ro nhận thức được là có tác động ngược chiều, các yếu tố còn lại có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ này
(Nguyen Thi Kiem Lien và cộng sự, 2020), nghiên cứu FinTech và ngân hàng: Bằng chứng từ Việt Nam năm 2020 Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua khảo sát 620 khách hàng của các ngân hàng đóng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam Đối với phương pháp phân tích, nhóm tác giả
đã sử dụng hồi quy đa biến để ước lượng mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ FinTech rất quan trọng đối với lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam Theo đó, ý định sử dụng dịch vụ FinTech bị ảnh hưởng tích cực bởi nhận thức về tính hữu ích, tác động xã hội, lòng tin của khách hàng và cảm nhận về tính dễ sử dụng (Phạm Thanh Hoa và cộng sự, 2020), nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ smartbanking của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang Nghiên cứu đã tiến hành khảo
Trang 32sát 196 khách hàng chưa sử dụng nhưng biết đến dịch vụ hoặc đã và đang sử dụng dịch vụ Smart Banking của ngân hàng này thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính OLS, kết hợp với các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng đã xác định các biến Trình độ học vấn; Nghề nghiệp; Tính hữu dụng; Dễ
sử dụng; Rủi ro trong giao dịch có mối quan hệ tương quan tuyến tính với quyết định
sử dụng dịch vụ Smart Banking của khách hàng tại BIDV Hậu Giang (rủi ro tác động tiêu cực) Trong đó, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tính hữu dụng, dễ sử dụng, rủi ro rất có ý nghĩa
(Nguyễn Đăng Tuệ, 2020), nghiên cứu nhân tố tác động tới việc tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech - nghiên cứu đối với sinh viên các trường đại học ở Việt Nam, trên mẫu nghiên cứu bao gồm 251 sinh viên Phương pháp phân tích nhân
tố xác nhận (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để đo lường
và kiểm định các giả thuyết đã nêu Kết quả cho thấy nhận thức về sự hữu ích, sự lo lắng về vấn đề kỹ thuật, nhu cầu tối giản, nhận thức – thái độ của cá nhân với công nghệ, ảnh hưởng của xã hội và nhận thức thông tin là các nhân tố có tác động mạnh
mẽ tới việc tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech
(Đào Mỹ Hằng và cộng sự, 2018), nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ FinTech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu từ 264 phiếu khảo sát với các cá nhân tại khu vực Hà Nội, khảo sát chính thức chỉ được tiến hành từ ngày 15/2/2018-31/3/2018 Phân tích
mô hình hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng Kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ FinTech trong thanh toán, với mức độ ảnh hưởng giảm dần, bao gồm: (1) Mức độ an toàn và bảo mật, (2) Hữu ích; (3) Thái độ; (4) Sự tự chủ; (5) Tính dễ sử dụng và (6) Sự thuận lợi
2.2.3 Giả thuyết nghiên cứu
• Cảm nhận hữu ích
Trong mô hình TAM, cảm nhận hữu ích được định nghĩa là mức độ mà một người tiêu dùng sử dụng công nghệ mới này sẽ cải thiện hiệu quả công việc của người tiêu
Trang 33dùng đó (Davis, 1986) Trong nghiên cứu này, tính hữu ích được nhận thức đề cập đến thực tế là người dùng chọn áp dụng dịch vụ nếu họ cho rằng việc ứng dụng FinTech có thể có tác động tích cực (Ryu, 2018) Một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm về việc áp dụng công nghệ thông tin trong thập kỷ qua đã chỉ ra rằng tính hữu ích được cảm nhận có thể có tác động tích cực đến ý định của người dùng (Ng, A.W.; Kwok, B.K.B, 2017); (al Nawayseh, 2020); (al Nawayseh, 2020)
; (Phạm Thanh Hoa và cộng sự, 2020) ; (Hu et al., 2019) Do đó, dựa trên các nghiên
cứu trước đây, giả thuyết sau đã được phát triển:
Giả thuyết 1 (H1): Mức độ cảm nhận hữu ích của người dùng có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech
• Cảm nhận dễ sử dụng
Tính dễ sử dụng được cảm nhận là một yếu tố quan trọng khác trong mô hình TAM và được định nghĩa là mức độ nỗ lực liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới này (Davis, 1986) Trong nghiên cứu này, tính dễ sử dụng được cảm nhận là mức độ
mà người tiêu dùng cảm thấy thoải mái, đơn giản học cách sử dụng các dịch vụ FinTech
Trong lĩnh vực nghiên cứu về ngân hàng, nhiều học giả đã chứng minh mối tương quan đáng kể giữa nhận thức dễ sử dụng và thái độ chấp nhận công nghệ mới (Szopiński, 2016) Nhận thấy rằng tính dễ sử dụng có tác động tích cực đến tính hữu ích (Nguyễn Ngọc Duy Phương và Huỳnh Vĩnh Trường, 2021)
Theo phân tích trên, các giả thuyết sau được phát triển:
Giả thuyết 2 (H2): Mức độ cảm nhận dễ sử dụng của người dùng có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech
Giả thuyết 3 (H3): Mức độ cảm nhận dễ sử dụng của người dùng có tác động tích cực đến mức độ cảm nhận hữu ích
Trang 34• Thái độ
Thái độ đối với hành vi được định nghĩa là “tác động đánh giá của cá nhân đối
với việc thực hiện hành vi” (Ajzen và Fishbein, 1980) Trong khi đó, (Tucker et al.,
2020) định nghĩa thái độ là cách một cá nhân nhìn nhận tích cực hay tiêu cực về một hành vi cụ thể
Thái độ đề cập đến các đánh giá chủ quan của người dùng và khuynh hướng cá nhân liên quan đến điều gì đó, và ý định hành vi được định nghĩa là sức mạnh của ý
định thực hiện một hành vi cụ thể của một người (Lifen Zhao et al., 2010) Trong
nghiên cứu về TAM, người ta thấy rằng thái độ tích cực đối với công nghệ mới là tiền
đề của những ý định áp dụng công nghệ này (Gupta and Arora, 2017) TAM truyền thống cho rằng có mối tương quan tích cực đáng kể giữa thái độ của người dùng đối với một công nghệ nhất định và ý định chấp nhận của họ, điều này đã được xác nhận rộng rãi trong nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng (Shaikh and Karjaluoto, 2015) Do
đó, chúng tôi đặt ra giả thuyết sau:
Giả thuyết 4 (H4): Thái độ của người dùng có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech
• Nhân khẩu học
Ngoài cảm nhận của khách hàng về các yếu tố như đã nêu trên cao hay thấp còn phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của khách hàng (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, môi trường công việc) Chẳng hạn, đối với những người có trình độ học vấn cao
sẽ am hiểu kiến thức về dịch vụ thanh toán Fintech và có nhu cầu sử dụng dịch vụ này nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp Giới tính và độ tuổi của đối tượng khảo sát cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Trong ngữ cảnh luận văn này, tác giả muốn thấy được sự khác biệt giữa người dùng khối văn phòng và công nhân sản xuất có sự khác biệt về sự lựa chọn dịch vụ thanh toán Fintech hay không
Trang 35Giả thuyết 5 (H5a, H5b): Môi trường công việc khác nhau thì Mức độ cảm nhận hữu ích, Mức độ cảm nhận dễ sử dụng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech là khác nhau
2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Dựa trên mô hình gốc TAM, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech của người dùng tại Việt Nam Về cơ bản, mô hình giữ nguyên các biến số chính và mở rộng thêm sự khác biệt giữa những người làm việc trong văn phòng và công nhân Mô hình như sau:
Hình 2 3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết
Trang 36CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu
Mục đích của nghiên cứu này là để phân tích các nhân tố tác động đến ý định
sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech Vì vậy, đối tượng khảo sát lấy dữ liệu là các cá nhân thuộc nhân viên văn phòng và công nhân Số lượng phiếu khảo sát khoảng
314 người bao gồm 157 người là đối tượng nhân viên văn phòng (chiếm 50%), 157 người là đối tượng công nhân sản xuất (chiếm 50%)
3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
3.3 Đo lường khái niệm
Sử dụng dịch vụ thanh toán bằng Fintech trong luận văn này là việc người dùng
sử dụng ví điện tử để thanh toán giao dịch mua bán nào đó Ví thanh toán điện tử là những ứng dụng phổ biến như Momo, VNPay, ZaloPay…
Trang 37Thang đo cảm nhận hữu ích:
Bảng 3 1 Thang đo cảm nhận hữu ích
01 HI01 Sử dụng ví thanh toán điện tử có
thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ của tôi
(Huh et al., 2009; Lockett
and Littler, 1997; Phạm Thùy Giang và cộng sự, 2014)
02 HI02 Các dịch vụ ví thanh toán điện tử
có thể tiết kiệm thời gian
03 HI03 Các dịch vụ ví thanh toán điện tử
có thể tiết kiệm chi phí
04 HI04 Các dịch vụ ví thanh toán điện tử
có thể cải thiện hiệu quả
05 HI05 Nhìn chung, các dịch vụ ví thanh
toán điện tử rất hữu ích đối với tôi
Các biến quan sát được trả lời theo thang đo Likert 5 điểm từ (1) rất không đồng ý đến (5) rất đồng ý
Trang 38Thang đo cảm nhận dễ sử dụng:
Bảng 3 2 Thang đo cảm nhận dễ sử dụng
01 DD01 Thật dễ dàng để sử dụng các dịch
vụ ví thanh toán điện tử
(Cheng et al., 2006; Wang
et al., 2003; Phạm Thùy
Giang và cộng sự, 2014)
02 DD02 Tôi cho rằng giao diện hoạt động
của ví thanh toán điện tử là thân thiện và dễ hiểu
03 DD03 Dễ dàng có thiết bị để sử dụng các
dịch vụ ví thanh toán điện tử
04 DD04 Thao tác thực hiện đơn giản, nhanh
chóng
05 DD05 Dễ dàng truy vấn thông tin trong ví
thanh toán điện tử
Các biến quan sát được trả lời theo thang đo Likert 5 điểm từ (1) rất không đồng ý đến (5) rất đồng ý
Trang 39Thang đo thái độ:
Bảng 3 3 Thang đo thái độ
01 TD01 Tôi tin rằng sử dụng các dịch vụ
ví thanh toán điện tử là một ý kiến hay
(Grabner-Kräuter and Faullant, 2008; Phạm Thùy Giang và cộng sự, 2014)
02 TD02 Sử dụng dịch vụ ví thanh toán điện
tử là một trải nghiệm thú vị
03 TD03 Tôi quan tâm đến các dịch vụ ví
thanh toán điện tử
04 TD04 Tôi rất tin tưởng khi sử dụng dịch
vụ ví thanh toán điện tử
05 TD05 Tôi rất thích thanh toán qua dịch vụ
ví thanh toán điện tử
Các biến quan sát được trả lời theo thang đo Likert 5 điểm từ (1) rất không đồng ý đến (5) rất đồng ý
Trang 40Thang đo ý định:
Bảng 3 4 Thang đo ý định
01 YD01 Nếu tôi đã sử dụng các dịch vụ ví
thanh toán điện tử, tôi sẵn sàng tiếp tục sử dụng
03 YD03 Tôi sẽ giới thiệu dịch vụ ví thanh
toán điện tử cho bạn bè của tôi
04 YD04 Tôi sẽ sử dụng dịch vụ ví thanh
toán điện tử thường xuyên
3.4 Phương pháp ước lượng
Sau khi lấy phiếu khảo sát xong, sử dụng excel để làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những câu trả lời thiếu, không đầy đủ Sau khi sàn lọc, số phiếu đạt yêu cầu
sẽ sử dụng phần mềm SPSS thống kê mô tả, sử dụng phần mềm SmartPLS để phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Nội dung các bước phân tích dữ liệu như sau:
Bước 1: Thông kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bước này thực hiện việc thống kê các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát, bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, môi trường làm việc và thu nhập Những thông tin này sẽ giúp rút ra kết luận về đối tượng khách hàng mục tiêu
và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp