1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố bất định trong công tác lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép ở việt nam bằng phân tích so sánh và định lượng

144 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Bất Định Trong Công Tác Lập Hồ Sơ Dự Thầu Xây Dựng Công Trình Kết Cấu Thép Ở Việt Nam Bằng Phân Tích So Sánh Và Định Lượng
Tác giả Hứa Phước Lương
Người hướng dẫn TS. Lê Hoài Long
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 3,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (15)
    • 1.1 C Ơ SỞ HÌNH THÀNH LUẬN VĂN (15)
    • 1.2 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.3 C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU (18)
    • 1.4 P HẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (19)
      • 1.4.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (19)
      • 1.4.2 Quy mô của dự án (19)
      • 1.4.3 Nguồn vốn (19)
      • 1.4.4 Đối tượng tham gia khảo sát (19)
    • 1.5 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU (20)
      • 1.6.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (20)
      • 1.6.2 Ý nghĩa khoa học (21)
    • 1.7 C ẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN (21)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (23)
    • 2.1 Đ ỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU (23)
      • 2.1.1 Yếu tố bất định (23)
      • 2.1.2 Tầm quan trọng của hiểu đúng thuật ngữ thống kê (24)
      • 2.1.3 Một số thuật ngữ thống kê cơ bản (25)
        • 2.1.3.1 Tổng thể (ký hiệu N) (25)
        • 2.1.3.2 Mẫu nghiên cứu (ký hiệu n) (25)
        • 2.1.3.3 Quan sát (25)
        • 2.1.3.4 Mô hình nghiên cứu (25)
        • 2.1.3.5 Biến độc lập, biến phụ thuộc, nhân tố (26)
        • 2.1.3.6 Biến tiềm ẩn, biến quan sát (26)
        • 2.1.3.7 Ý nghĩa thống kê (26)
        • 2.1.3.8 Mức ý nghĩa và độ tin cậy (26)
    • 2.2 C Ơ SỞ LÝ THUYẾT (27)
      • 2.2.1 Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát (27)
      • 2.2.2 Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu (27)
      • 2.2.3 Sự thiết yếu của làm sạch dữ liệu (27)
      • 2.2.4 Thống kê mô tả, thống kê trung bình Mean trong SPSS (28)
      • 2.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (28)
        • 2.2.5.1 Khái niệm thang đo (28)
        • 2.2.5.2 Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (28)
      • 2.2.6 Tương quan tuyến tính Pearson Correlation (29)
        • 2.2.6.1 Lý thuyết (29)
        • 2.2.6.2 Tương quan tuyến tính Pearson (30)
      • 2.2.7 Hồi quy tuyến tính Linear Regression (32)
      • 2.2.8 Sự khác nhau giữa tương quan và hồi quy (34)
      • 2.2.9 Kiểm định trung bình One -Way ANOVA (35)
      • 2.2.10 Kiểm định sâu One -Way ANOVA (36)
    • 2.3 T ỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (36)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 3.1 Q UY TRÌNH NGHIÊN CỨU (43)
      • 3.1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu (43)
      • 3.1.2 Diễn giải quá trình nghiên cứu (44)
    • 3.2 T HU THẬP DỮ LIỆU (44)
      • 3.2.1 Giới thiệu bảng câu hỏi (44)
      • 3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát (44)
      • 3.2.3 Xác định kích thước mẫu (45)
      • 3.2.4 Kỹ thuật lấy mẫu (45)
    • 3.3 C ÔNG CỤ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (46)
    • 3.4 X Ử LÝ SỐ LIỆU (47)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (22)
    • 4.1 T HỐNG KÊ MÔ TẢ (51)
    • 4.2 T HỐNG KÊ TRUNG BÌNH (54)
    • 4.3 K IỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY C RONBACH ’ S A LPHA (60)
    • 4.4 P HÂN TÍCH TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH P EARSON C ORRELATION (63)
    • 4.5 P HÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH L INEAR R EGRESSION (64)
    • 4.6 K IỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH O NE -W AY ANOVA (67)
      • 4.6.1 Kiểm định One-Way ANOVA xem xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả tài chính (68)
      • 4.6.2 Kiểm định One-Way ANOVA xem xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả chi phí (69)
    • 4.7 K IỂM ĐỊNH SÂU O NE -W AY ANOVA (69)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ (23)
    • 5.1 K ẾT LUẬN (72)
    • 5.2 K HUYẾN NGHỊ (75)
    • 5.3 H ƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (76)
    • 5.4 H ẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

Nghiên cứu nhằm mục đích: Xác định các yếu tố bất định trong công tác lập hồ sơ dự thầu, xây dựng các công trình kết cấu thép ở Việt Nam, và ảnh hưởng của các yếu tố bất định đã xác định

GIỚI THIỆU

C Ơ SỞ HÌNH THÀNH LUẬN VĂN

Xu hướng phát triển nhà thép trong ngành Xây dựng: Cách đây khoảng

10 năm trở lại, thị trường nhà thép tại Việt Nam và các nước lân cận còn khá hạn chế và chưa có hiệu ứng mạnh mẽ Hiện tại, không dừng lại ở lĩnh vực công nghiệp cho nhà xưởng nhà máy sản xuất đơn thuần, thị trường nhà thép còn khá phổ biến trong lĩnh vực dân dụng như nhà hàng, khách sạn, nhà ở dân dụng, các trung tâm dịch vụ công cộng: sân vận động, trạm thu phí, nhà ga sân bay, trường học… Những tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật xây dựng nhà thép đã mang lại làn gió mới cho ngành xây dựng Nếu như trước đây nhà thép luôn đi kèm với các khái niệm như “tiện dụng, rẻ, khô khan, cứng nhắc” Thì ngày nay dưới bàn tay phù thủy của các kiến trúc sư, họ thử nghiệm với một thái độ ứng xử hoàn toàn khác khi đẩy nhà thép lên một tầm cao mới

“Hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm” bằng các kiểu nhà mới mẻ, táo bạo hơn nhằm đáp ứng được lối sống tân tiến

LUẬN VĂN THẠC SĨ 2 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Ngày 28/05/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022 NĐ-CP “Quy định về Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp” đề ra “phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế”

Nghị định đã định hướng xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp sinh thái, giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế khí phát thải nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số Đây chính là xu hướng mới trong phát triển các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay

Hình 1 1 Xuất nhập khẩu sắt thép tại VN theo tháng

Triển vọng thị trường nhà thép tiền chế tầm nhìn đến năm 2026: Theo thống kê toàn cầu, quy mô thị trường nhà thép với tổng trị giá lên đến 12.561,8 triệu đô la vào năm 2018 và dự kiến sẽ tăng mạnh và đạt 37.807, 3 triệu đô vào năm 2026

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 14,5% từ năm 2019 đến 2026 Nhà thép tiền chế là hệ thống cấu trúc của nó bao gồm các khung cứng, thép tấm, dầm mái và cột Thiết kế bởi các nhà sản xuất tòa nhà tiền chế theo yêu cầu của khách hàng Ưu điểm của nó bao gồm giảm thời gian xây dựng, trách nhiệm xây dựng từ chủ thầu, hệ

LUẬN VĂN THẠC SĨ 3 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 thống mái & tường tiết kiệm năng lượng, tính linh hoạt của kiến trúc; chi phí thấp hơn; kiểm soát chất lượng; bảo trì thấp, nhịp lớn rõ ràng và linh hoạt mở rộng

Hình 1 2 Cơ cấu GDP năm 2022

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê về cơ cấu nền kinh tế năm 2022; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%

Hình 1 3 Sự chuyển biến vốn FDI vào Việt Nam từ 2019 đến tháng 01 / 2023

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu: Tháng 5 năm 2016; Everest

Industries Ltd có trụ sở ở Ấn Độ đã đầu tư khoảng 7,2 triệu USD; để tăng cường công

LUẬN VĂN THẠC SĨ 4 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 nghệ xây dựng tiền chế và để phục vụ cho các dự án xây dựng tiền chế ở các khu vực khác của Ấn Độ

Từ triển vọng và tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, nhu cầu về xây dựng công trình kết cấu thép ở Việt Nam, được dự báo ngày càng phát triển mạnh mẽ, từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam Tổ chức đấu thầu là công tác tiền đề cho công tác lập hồ sơ dự thầu; nhằm mục đích xác định các yếu tố bất định gây ảnh hưởng đến các các vấn đề trong quá trình lập hồ sơ dự thầu của các dự án kết cấu thép Vì vậy, tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài: “ Các yếu tố bất định trong công tác lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép ở Việt Nam bằng phân tích so sánh và định lượng ”

M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này có 03 mục tiêu nghiên cứu được xây dựng như sau:

Mục tiêu nghiên cứu I (Luận cứ): Tổng hợp các yếu tố bất định gây ảnh hưởng đến giá dự thầu, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu các công trình kết cấu thép

Mục tiêu nghiên cứu II (Luận chứng): Phân tích; xếp hạng các nhân tố thông qua các công cụ và các phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu III (Luận điểm): Xác định được các yếu tố bất định ảnh hưởng đến giá dự thầu và mức độ ảnh hưởng.

C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu:

“ Làm thế nào xác định được các yếu tố bất định trong công tác lập hồ sơ dự thầu? ”

“ Mức độ ảnh hưởng và các yếu tố bị ảnh hưởng ? ” Câu hỏi nghiên cứu trên đảm bảo 04 tiêu chí:

1 Tính khả thi: Đảm bảo về kỹ thuật thiết bị, kinh phí, thời gian và phạm vi nghiên cứu

2 Tính thú vị: Kết cấu thép là một trong các chuyên ngành hẹp trong ngành Xây dựng Tuy nhiên, ứng dụng của kết cấu thép ngày càng thông dụng, rộng mở, đa dạng Các nghiên cứu trước hầu hết tập trung vào: Xây dựng mô hình; xác

LUẬN VĂN THẠC SĨ 5 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 định giá thầu hợp lý thông qua các lý thuyết; ước lượng chi phí bằng mạng neural nhân tạo

3 Tính mới: Từ ý tưởng trên, đã tìm ra các yếu tố bất định và sự ảnh hưởng đến công tác lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép ở Việt Nam

4 Tính ứng dụng: Có đóng góp mới về mặt học thuật và ứng dụng vào thực tiễn.

P HẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này giới hạn thời gian dữ liệu được thu thập và khảo sát từ 2018 – 2022; khu vực nghiên cứu trong nước Việt Nam Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố bất định và mối liên hệ ảnh hưởng đến công tác lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép ở Việt Nam

1.4.2 Quy mô của dự án

Các dự án đầu tư nhóm A, B và C như sau:

Nhóm C: Dưới 45 tỷ đồng (Quốc Hội, 2019)

Nhóm B: Từ 45 tỷ đến dưới 800 tỷ đồng (Quốc Hội, 2019)

Nhóm A: Từ 800 tỷ đồng trở lên (Quốc Hội, 2019)

1.4.4 Đối tượng tham gia khảo sát Đối tượng: Những người đang công tác trong ngành xây dựng lĩnh vực nhà thép, với bề dày kinh nghiệm từ dưới 05 đến trên 10 năm; các vai trò khác nhau như: Chủ đầu tư; tổng thầu; tư vấn thiết kế - giám sát – quản lý dự án; nhà thầu chính hoặc phụ thi công dự án

LUẬN VĂN THẠC SĨ 6 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính như sau:

Thu thập dữ liệu: Xác định vấn đề cần nghiên cứu, từ đó tìm hiểu; tham khảo các nghiên cứu được công bố trước đây; các bài báo khoa học trong và ngoài nước; cùng với việc tham khảo ý kiến chuyên gia trong ngành xây dựng Tổng hợp một số yếu tố bất định, từ đó thiết kế bảng câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 05 mức độ Mức độ sử dụng từ 01 (không ảnh hưởng) đến 05 (hoàn toàn ảnh hưởng) và tiến hành khảo sát thử nghiệm lấy ý kiến các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực

Khảo sát thực tế: Sau khi chỉnh sửa lại bảng câu hỏi sơ bộ, tiến hành khảo sát đại trà bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, kết hợp phát mẫu khảo sát online (Google Forms) Đối tượng tham gia khảo sát, là những người đang công tác trong ngành xây dựng lĩnh vực nhà thép, với bề dày kinh nghiệm từ dưới 05 đến trên 10 năm; các vai trò khác nhau khi thực hiện dự án như: Chủ đầu tư, Tổng thầu, Tư vấn thiết kế - giám sát

- quản lý dự án; quy mô dự án khác nhau và nguồn vốn khác nhau Sau đó nhận lại kết quả khảo sát

Phân tích định lượng: Dùng phần mềm IBM SPSS 26 kết hợp

Microsoft Excel xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được; thông qua các phương pháp: thống kê mô tả, thống kê trung bình, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy Linear Regression, kiểm định trung bình One-Way ANOVA, kiểm định sâu One-Way ANOVA Sau đó nhận lại kết quả phân tích và đưa ra kết luận; khuyến nghị; hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

1.6.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu tổng hợp được 41 yếu tố bất định xuất hiện trong công tác lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép ở Việt Nam từ các nghiên cứu trước đây

LUẬN VĂN THẠC SĨ 7 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Thông qua thống kê trung bình, có mười yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao đến chi phí dự án Phân tích hồi quy tuyến tính cũng chỉ ra chín yếu tố ảnh hưởng đến Tài chính; Thời gian; Chi phí; Mối liên hệ giữa các bên tham gia dự án và chiều ảnh hưởng của chín yếu tố này đến bốn nhóm kết quả trên

Các Chủ đầu tư dự án; Tổng thầu; đơn vị tư vấn Thiết kế - Giám sát – Quản lý dự án; có thể dựa vào kết quả nghiên cứu làm cơ sở nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của các yếu tố bất định trên đến chất lượng hồ sơ mời thầu; dự thầu

Các đơn vị dự thầu có góc nhìn tổng quát, từ đó áp dụng các chiến lược và giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu; nâng cao khả năng thắng thầu

Nghiên cứu cũng đã kết hợp được giữa phân tích định tính và phân tích định lượng, dựa trên nền tảng lý thuyết để có thể vận dụng vào thực tiễn Góp một phần về mặt học thuật; khoa học

Nghiên cứu góp phần hoàn thiện thêm các cơ sở lý thuyết, các dữ liệu, góp phần vào trường dữ liệu nghiên cứu khoa học Minh chứng cho việc vận dụng các lý thuyết khoa học vào thực tiễn, làm tiền đề cơ sở cho các nghiên cứu mở rộng phạm vi về sau.

C ẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

(trình bày trong trang tiếp theo)

LUẬN VĂN THẠC SĨ 8 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

- Cơ sở hình thành luận văn

- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

- Định nghĩa thuật ngữ trong nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu trước đây

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Công cụ phân tích dữ liệu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Kiểm định độ tin cậy Cronbach s alpha

- Phân tích tương quan Pearson

- Phân tích hồi quy Linear

- Kiểm định trung bình One-Way Anova

- Kiểm định sâu One-Way Anova

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ

- Hạn chế của đề tài

- Hướng nghiên cứu tiếp theo

LUẬN VĂN THẠC SĨ 9 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Đ ỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRONG NGHIÊN CỨU

(Knight, 1921) lập luận rằng: " Sự bất định được định nghĩa là việc mọi người không có khả năng dự báo khả năng xảy ra các sự kiện dựa trên phân phối xác suất khách quan được ước tính trên dữ liệu quá khứ " Sự bất định chịu tác động của các yếu tố rủi ro bên ngoài và bên trong dự án

" Các yếu tố rủi ro bên ngoài là do sự không chắc chắn của môi trường vĩ mô Chúng bao gồm các yếu tố pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội Các yếu tố quan trọng của rủi ro pháp lý bao gồm việc thông qua các luật liên quan đến quy định về hoạt động đầu tư và xây dựng, nguồn thu hút đầu tư, nộp thuế, các hình thức đặt hàng xây dựng, cập nhật các văn bản quy định " (Elokhova I.V , Nazarova L.A , 2019)

Các yếu tố rủi ro chính trị có liên quan đến chính sách của chính phủ, cũng như cấu trúc chính trị của xã hội, có thể dẫn đến sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế chung và ảnh hưởng đến việc áp dụng các luật khuyến khích hoặc cản trở sự phát triển của ngành xây dựng Các yếu tố rủi ro kinh tế chính bao gồm: lạm phát gia tăng, nhu cầu đầu tư giảm, suy thoái cơ chế tài chính và tín dụng, thay đổi điều kiện và lãi suất cho vay, chậm thanh toán cho công việc đã thực hiện, chậm phê duyệt dự án, phối hợp không phù hợp giữa khách hàng và người thực hiện dự án, thay đổi tài

LUẬN VĂN THẠC SĨ 10 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 liệu hợp đồng, hoạt động bảo hiểm không chính xác, hư hỏng tài sản sản xuất, giao vật liệu và thiết bị xây dựng không kịp thời, thay đổi giá thị trường đối với tài nguyên

Các yếu tố rủi ro xã hội bao gồm yếu tố con người, có thể là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng công trình, tai nạn và hoả hoạn trong toàn bộ thời gian xây dựng (Nadezhda Bobrova, Andrey Ivanov, Denis Kamenskikh and Lyubov Plyusnina ,

Các yếu tố rủi ro bên trong có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện dự án tại công trường, bao gồm các yếu tố tổ chức, công nghệ, môi trường và khí hậu Những rủi ro này càng cao thì yêu cầu về trình độ của nhân công sản xuất, tiến độ và chất lượng thi công càng thấp Rủi ro tổ chức bao gồm tổ chức công trường xây dựng không hợp lý, lập kế hoạch chu kỳ sản xuất không rõ ràng, không đáp ứng tiến độ cung cấp vật liệu, kỹ thuật và nguồn nhân công, thiếu hệ thống kiểm soát chất lượng công trình xây dựng và tài liệu hoàn công Rủi ro công nghệ phổ biến nhất có liên quan đến việc thiếu khảo sát địa chất và trắc địa, dữ liệu tiêu chuẩn ban đầu được sử dụng để tính toán không chính xác Rủi ro môi trường có thể biểu hiện dưới dạng hiệu ứng tiếng ồn, sạt lở, tải trọng gió, lưu lượng mưa

Tất các yếu tố nêu trên tương tác và bổ sung cho nhau

2.1.2 Tầm quan trọng của hiểu đúng thuật ngữ thống kê

Trong bài luận, bài nghiên cứu sẽ sử dụng nhiều thuật ngữ thống kê, trong đó có một số thuật ngữ cơ bản lặp lại rất nhiều lần Việc hiểu và sử dụng chính xác các thuật ngữ cơ bản này là điều rất cần thiết, bởi vì:

Các thuật ngữ cơ bản này đóng vai trò nền tảng trong bài nghiên cứu và bắt buộc mọi người làm nghiên cứu, từ cấp độ cơ bản đến chuyên nghiệp đều phải sử dụng đúng Đã là những thuật ngữ cơ bản nền tảng, những người làm nghiên cứu với nhau sẽ đọc thuật ngữ và hiểu ngay điều thuật ngữ này nói đến là gì Do vậy, khi sử dụng sai thuật ngữ, người khác đọc phần trình bày sẽ không hiểu được hoặc hiểu sai ý đồ cũng như nội dung muốn trình bày

LUẬN VĂN THẠC SĨ 11 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

2.1.3 Một số thuật ngữ thống kê cơ bản

Tổng thể là một kích thước rất lớn số lượng người thuộc đối tượng cần khảo sát

2.1.3.2 Mẫu nghiên cứu (ký hiệu n)

Tổng thể là một kích thước quá lớn, khi điều tra đặc tính của tổng thể không thể khảo sát hết các đối tượng trong tổng thể đó Chính vì vậy, nhà nghiên cứu chọn một nhóm đối tượng trong tổng thể để nghiên cứu và từ đó khái quát kết quả ra tổng thể, cách làm như vậy gọi là chọn mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu (gọi ngắn gọn là mẫu) là một nhóm đối tượng được chọn ra từ tổng thể để nghiên cứu, có thể là ngẫu nhiên hoặc theo một tiêu chí nào đó Trong tài liệu này, mẫu nghiên cứu có thể được sử dụng với hai ký hiệu N hoặc n

Mỗi một quan sát tương ứng với một đáp viên tham gia cuộc khảo sát

Mô hình nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố (biến nghiên cứu) với nhau như thế nào dựa trên các lý thuyết nền tảng Một mô hình nghiên cứu gồm hai thành phần cơ bản là: (1) các biến nghiên cứu và (2) các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu

Một mô hình nghiên cứu đơn giản có thể được biểu diễn như sau:

Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu đơn giản

LUẬN VĂN THẠC SĨ 12 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

2.1.3.5 Biến độc lập, biến phụ thuộc, nhân tố

Biến độc lập là biến tác động lên biến khác Biến phụ thuộc (biến kết quả) là biến chịu tác động từ một hay nhiều biến độc lập Biến độc lập và biến phụ thuộc có thể được gọi chung là nhân tố hoặc biến nghiên cứu

Trong một mô hình nghiên cứu có thể có một biến vừa là biến độc lập vừa là biến phụ thuộc, những biến như vậy gọi là biến trung gian Về mặt biểu diễn hình vẽ, mũi tên đại diện cho sự tác động, biến phụ thuộc sẽ ở phía mũi tên hướng vào, biến độc lập sẽ ở phía mũi tên đi ra

2.1.3.6 Biến tiềm ẩn, biến quan sát

Các yếu tố hành vi, thái độ mang tính trừu tượng và không thể đo lường một cách trực tiếp Để đo lường được các yếu tố này, nhà nghiên cứu sẽ phải đo chúng thông qua các yếu tố nhỏ thỏa mãn hai điều kiện, ( 1 ) các yếu tố nhỏ này phản ánh tương đối đầy đủ tính chất yếu tố trừu tượng, ( 2 ) các yếu tố nhỏ này có thể đo lường trực tiếp được Các yếu tố trừu tượng được gọi là biến tiềm ẩn, các yếu tố nhỏ được gọi là biến quan sát hoặc chỉ báo

Khi kết luận các kiểm định, thường sử dụng cụm từ " có ý nghĩa thống kê " hoặc " không có ý nghĩa thống kê " Kết luận này nói lên rằng kết quả có được là từ một phép kiểm định giả thuyết nghiên cứu, dựa trên những căn cứ định lượng rõ ràng chứ không phải xảy ra do ngẫu nhiên, đánh giá định tính

2.1.3.8 Mức ý nghĩa và độ tin cậy

Khi thực hiện kiểm định luôn có một mức độ sai sót nhất định, sai sót này luôn luôn tồn tại trong bất kỳ phép kiểm định nào Mức độ có thể chấp nhận kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê hay không được gọi là mức ý nghĩa Trong hầu hết các ngành, mức ý nghĩa thường được sử dụng là 1% , 5% và 10% , trong đó mức 5% được sử dụng rộng rãi nhất Nói mức ý nghĩa của kiểm định là 5% nghĩa là mức độ sai sót có thể chấp nhận của phép kiểm định đó là 5%

C Ơ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1 Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát đánh giá theo thang đo Likert năm mức độ Thuận lợi của việc thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát là có được thông tin từ một số lượng lớn người tham gia, thực hiện dễ dàng cho mọi đối tượng, giúp làm rõ vấn đề nhanh chóng, và có thể thu thập dữ liệu cần thiết từ nhiều cơ quan hay đơn vị khác nhau trong thời gian ngắn

Bảng câu hỏi khảo sát là một trong những công cụ hiệu quả dùng để thu thập thông tin phản hồi từ các bên tham gia trong dự án Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu lại phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu và thông tin thu được thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi Vì vậy, việc thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tượng tham gia khảo sát là những vấn đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khách quan, độ tin cậy và sự chính xác của dữ liệu thu được

2.2.2 Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu

Trong phạm vi luận văn này, công cụ và phần mềm hỗ trợ được sử dụng chủ yếu là

- Google Forms : Dùng thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát

- IBM SPSS 26 : Dùng để phân tích định lượng

- Xử lý dữ liệu thô; lập các Bảng tính – Bảng biểu bằng Microsoft Excel

2.2.3 Sự thiết yếu của làm sạch dữ liệu

Dữ liệu sau khi đã được nhập chưa thể đưa ngay vào xử lý, phân tích bởi có thể còn nhiều lỗi cần phải được loại bỏ do:

Chất lượng của việc khảo sát: người trả lời hiểu sai câu hỏi dẫn đến dữ liệu thu thập sai; người được khảo sát trả lời qua loa cho xong, không hợp tác để

LUẬN VĂN THẠC SĨ 14 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 hoàn thành tốt cuộc phỏng vấn; người được khảo sát vì nhiều lý do hoàn thành không đầy đủ phiếu khảo sát; người thực hiện khảo sát ghi chép nhầm,… Lỗi nhập liệu: trong quá trình nhập liệu kết quả từ phiếu khảo sát vào phần mềm, người nhập dữ liệu nhập thiếu, thừa hoặc sai dữ liệu

Các lỗi phát sinh có thể đến từ các lý do chủ quan hoặc lý do khách quan Nếu có quá nhiều lỗi trong dữ liệu, các kết quả thống kê, phân tích sẽ không còn chính xác, thậm chí một số trường hợp lỗi dữ liệu khiến cho toàn bộ dữ liệu khảo sát bị hủy bỏ

2.2.4 Thống kê mô tả, thống kê trung bình Mean trong SPSS

Nếu như thống kê tần số mạnh về phần đưa ra số lượng các giá trị, cơ cấu phần trăm các giá trị của biến thì thống kê trung bình thiên về cung cấp các giá trị tính toán tổng quát của biến như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, … Do kết quả của thống kê trung bình đến từ các phép tính toán, nên các biến được đưa vào thống kê trung bình cần phải là biến định lượng

Dựa trên kết quả thống kê trung bình, sẽ biết được phạm vi giá trị của biến thông qua giá trị nhỏ nhất / giá trị lớn nhất Dựa vào đây, sẽ đánh giá khoảng giá trị đó có phù hợp với tính chất bài nghiên cứu hay không

2.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Thang đo Likert là một thang đo lường hoặc một công cụ được sử dụng trong bảng câu hỏi để xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân hoặc người tiêu dùng Đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn từ một loạt các câu trả lời có thể cho một câu hỏi hoặc tuyên bố cụ thể dựa trên mức độ đồng ý của họ Các câu trả lời thường bao gồm "hoàn toàn đồng ý", "đồng ý","trung lập", "không đồng ý" và "hoàn toàn không đồng ý" Thông thường, các câu trả lời này sẽ được mã hóa bằng số, chẳng hạn như 1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý… (Bissonnette, 2007)

2.2.5.2 Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha

“Một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên (Hair và cộng sự, 2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm bảo tính đơn hướng và đạt độ tin

LUẬN VĂN THẠC SĨ 15 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên, tuy nhiên, với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha là 0.6 có thể chấp nhận được

Hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang đo càng cao” (Hair và cộng sự, 2009)

“Một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị Corrected Item – Total Correlation từ 0.3 trở lên Như vậy, khi thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, biến quan sát có hệ số Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3, cần xem xét loại bỏ biến quan sát đó Hệ số Corrected Item – Total Correlation càng cao, biến quan sát đó càng chất lượng” (Cristobal và cộng sự, 2007)

Tóm lại khi đánh giá kết quả Cronbach’s Alpha, cần đánh giá 2 tiêu chí như sau:

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên

- Hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (hệ số càng cao càng tốt)

2.2.6 Tương quan tuyến tính Pearson Correlation

Giữa hai biến định lượng có nhiều dạng liên hệ, có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến hoặc không có bất kỳ một mối liên hệ nào Thường các nhà nghiên cứu nhận diện sớm mối quan hệ một cặp biến thông qua đồ thị phân tán Scatter Hình 1, các điểm dữ liệu phân bố ngẫu nhiên không đi theo quy luật nào, hai biến này không có mối liên hệ với nhau Hình 2, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng dốc lên, hai biến này có mối liên hệ tuyến tính thuận Hình 3, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng dốc xuống, hai biến này có mối liên hệ tuyến tính nghịch Hình 4, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành các đường thẳng gấp khúc chứ không theo một hướng duy nhất, hai biến này có mối liên hệ phi tuyến

LUẬN VĂN THẠC SĨ 16 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Hình 2 2 Mối quan hệ giữa cặp biến

2.2.6.2 Tương quan tuyến tính Pearson

Tương quan tuyến tính giữa hai biến là mối tương quan mà khi biểu diễn giá trị quan sát của hai biến trên mặt phẳng Oxy, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng “Trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định tính, biến nhị phân, ) sẽ không thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến này Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1”

“Nếu r càng tiến về 1, -1 : tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu

Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng

Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra Một, không có một mối liên hệ nào giữa hai biến Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến” (Gayen, 1951)

LUẬN VĂN THẠC SĨ 17 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Q UY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Hình 3 1 Lưu đồ quy trình nghiên cứu

THAM KHẢO TÀI LIỆU, LUẬN VĂN, BÀI BÁO KHOA HỌC TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ĐƯA RA CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỂ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI &

NHẬN LẠI KẾT QUẢ KHẢO SÁT

DÙNG PHẦN MỀM SPSS XỬ LÝ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

THỬ NGHIỆM BẢNG CÂU HỎI

PHÁT HÀNH BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ 30 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

3.1.2 Diễn giải quá trình nghiên cứu

Bảng 3 1 Diễn giải các giai đoạn nghiên cứu

T HU THẬP DỮ LIỆU

3.2.1 Giới thiệu bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được xem là công cụ cho việc thu thập dữ liệu, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi biểu mẫu khảo sát qua email đến những người tham gia khảo sát Trong đó hình thức phỏng vấn trực tiếp được ưu tiên hơn, vì có thể đánh giá một cách trực quan về kết quả dữ liệu tại thời điểm tiến hành phỏng vấn Trong phạm vi luận văn này, 50% kết quả khảo sát là từ phỏng vấn trực tiếp; 50% còn lại là qua biểu mẫu khảo sát online

3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Dữ liệu thu thập được có đáng tin cậy hay không tin cậy phụ thuộc vào việc thiết kế bảng câu hỏi Sau khi xác định được các yếu tố bất định từ các nghiên cứu trước đây, tiến hành thiết kế bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ:

LUẬN VĂN THẠC SĨ 31 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

1 : Rất thấp ; 2 : Thấp ; 3 : Trung bình ; 4 : Cao ; 5 : Rất cao

Nội dung bảng câu hỏi cần đảm bảo tính trung lập, chú ý văn phong; từ ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi tránh hướng người tham gia khảo sát vào thái độ tích cực hoặc thái độ tiêu cực nào, để cho ra kết quả khảo sát với độ tin cậy cao

3.2.3 Xác định kích thước mẫu ô Kớch thước mẫu dựa theo quy tắc ngún tay cỏi (Rule of thumb) của (Mbugua, L.M., Holt, G.D and Olomolaiye, P.O., 2000) thì số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu ngành xây dựng là 30 Theo (Bollen, 1989) thì cỡ mẫu tối thiểu ít nhất bằng 5 lần số biến quan sát (tỉ lệ 5:1) Kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sỏt trong phõn tớch nhõn tố ằ (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

3.2.4 Kỹ thuật lấy mẫu ô Cú hai nhúm kỹ thuật lấy mẫu phổ biến là kỹ thuật lấy mẫu xỏc suất (mẫu ngẫu nhiên) và kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất (phi ngẫu nhiên) Phương pháp lấy mẫu xác suất bao gồm các phương pháp chọn mẫu dựa trên nguyên tắc lựa chọn ngẫu nhiên như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối hay nhiều giai đoạn Nhóm kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất bao gồm cỏc phương phỏp lấy mẫu thuận tiện, lấy mẫu định mức, lấy mẫu phỏn đoỏn ằ (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Bảng 3 2 Ưu và nhược điểm các kỹ thuật lấy mẫu

LUẬN VĂN THẠC SĨ 32 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

C ÔNG CỤ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 3 3 Bảng thống kê nội dung cần phân tích và công cụ phân tích

Thống kê mô tả : Nhằm tóm tắt dữ liệu, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về dữ liệu thu thập được

Thống kê trung bình : Nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố bất định trong bảng câu hỏi khảo sát Thống kê trung bình cung cấp các giá trị tính toán tổng quát của biến như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, … Dựa vào kết quả thống kê trung bình, biết được phạm vi giá trị của biến thông qua giá trị min – max

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: ô Hệ số α của Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau ằ (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Công thức của hệ số Cronbach’s Alpha:

- p : hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

- N : tổng số mục hỏi ô Nhiều nhà nghiờn cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lờn đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời

LUẬN VĂN THẠC SĨ 33 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 trong bối cảnh nghiờn cứu (Nunnally , 1978; Peterson , 1994; Slater , 1995) ằ (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Phân tích tương quan Pearson : Nhằm tìm ra mối tương quan giữa các nhóm yếu tố bất định đến các nhóm yếu tố kết quả (tài chính; thời gian; chi phí; mối liên hệ giữa các bên)

Phân tích hồi quy Linear Regression : Sau bước phân tích tương quan giữa 2 nhóm yếu tố, có thể mô hình hoá mối quan hệ nhân quả bằng mô hình hồi quy

Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó dự đoán được mức độ

Kiểm định trung bình One – Way ANOVA : Nhằm tìm ra sự khác biệt trung bình giữa kết quả Tài chính – Chi phí với các nhóm giá trị

Kiểm định sõu One – Way ANOVA : Nhằm ô kiểm định cỏc giả định về sự khỏc nhau của cỏc trung bỡnh nhúm sau khi đó thực hiện phõn tớch ANOVA ằ (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

T HỐNG KÊ MÔ TẢ

Sau khi xem xét, nghiên cứu và tổng hợp được các yếu tố bất định từ các nghiên cứu trước Việc tiếp theo là thiết kế thang đo và bảng câu hỏi để khảo sát Tiến hành khảo sát 120 người, thu về 100 bảng phản hồi đạt yêu cầu, loại 20 bảng trả lời do các đáp viên tham gia không công tác trong lĩnh vực xây dựng Sau khi tiến hành mã hoá và phân tích dữ liệu bằng phần mềm IBM SPSS 26, thu được kết quả:

Trong 100 bảng phản hồi hợp lệ, có 48% từ Nhà thầu; 27% từ Tổng thầu; 17% từ Tư vấn thiết kế / Giám sát / QLDA và 8% từ Chủ đầu tư Với kinh nghiệm từ 05 –

10 năm chiếm 54%; trên 10 năm chiếm 23% và dưới 05 năm chiếm 23% Quy mô thực hiện dự án nhóm B là 69%; nhóm C là 24% và nhóm A là 7% Nguồn vốn Tư nhân với tỷ lệ 76%; vốn Nước ngoài là 18% và Ngân sách nhà nước là 6% Đặc tính của dữ liệu trong nghiên cứu có thể nghiên về nhìn nhận từ các Nhà thầu thực hiện dự án nhóm B, với kinh nghiệm từ 05 đến 10 năm và nguồn vốn của dự án là vốn Tư nhân

LUẬN VĂN THẠC SĨ 38 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Hình 4 1 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đáp viên theo Thời gian công tác

Hình 4 2 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đáp viên theo Vai trò trong dự án

LUẬN VĂN THẠC SĨ 39 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Hình 4 3 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đáp viên theo Quy mô dự án

Hình 4 4 Biểu đồ phân bố tỷ lệ đáp viên theo Nguồn vốn dự án

LUẬN VĂN THẠC SĨ 40 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

T HỐNG KÊ TRUNG BÌNH

Tất cả 41 yếu tố bất định xác định được, đều được tính toán trị trung bình và được xếp hạng theo đánh giá của 04 nhóm: Chủ đầu tư (CĐT); Tổng thầu (TT); Tư vấn (TV) và Nhà thầu (NT) Việc xếp hạng các yếu tố được dựa trên các giá trị trung bình tính toán được; thứ tự hạng của các yếu tố được xếp từ cao xuống thấp (trị trung bình cao nhất xếp hạng cao nhất)

Bảng 4.1 liệt kê 10 yếu tố có hạng chung cao nhất, được đánh giá là rất ảnh hưởng đến chi phí dự án trong quá trình lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thộp Trong đú, ô Hiệu suất lao động ằ xếp hạng chung cao nhất; đồng thời cũng nhận được sự đồng tình từ những người tham gia dự án với vai trò CĐT và NT Tuy nhiờn, vai trũ TT và TV lại cú nhỡn nhận khỏc; TT xem ô Kớch thước giữa cỏc bản vẽ kiến trỳc và bản vẽ kết cấu ằ là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất Trong khi,

TV lại cho rằng ô Năng suất lao động ằ mới là hàng đầu

Vị trớ hạng chung thứ hai là yếu tố ô Kớch thước giữa cỏc bản vẽ kiến trỳc và bản vẽ kết cấu ằ; yếu tố này được TT và NT quan tõm khi cú thứ hạng lần lượt là “ 1

” và “ 3 ” Trong khi CĐT và TV ít chú trọng hơn khi thứ hạng lần lượt là “ 19 ” và

“ 25 ” Điều này cũng dễ hiểu vì CĐT và TV không là người trực tiếp thi công, nên các vấn đề về bản vẽ sẽ không được chú trọng như TT và NT

Vị trớ hạng chung thứ ba là yếu tố ô Thay đổi về thụng số kỹ thuật và loại vật liệu ằ, được cả TT và TV xem trọng khi cựng xếp hạng “ 5 ” Khi yếu tố này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề: loại vật liệu thay đổi có thể ảnh hưởng đến biện pháp thi công của nhà thầu; thông số kỹ thuật thay đổi ảnh hưởng đến thiết kế (đối với tư vấn thiết kế), ảnh hưởng đến kiểm soát chất lượng (đối với tư vấn giám sát), ảnh hưởng đến chi phí (đối với tư vấn quản lý dự án)

Vị trớ hạng chung thứ tư là yếu tố ô Biện phỏp thi cụng ằ; yếu tố này đặc biệt được NT xem trọng khi được NT xếp hạng “ 2 ” vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thi công; nguồn lực; thời gian; chất lượng; an toàn Yếu tố này cũng được CĐT xếp hạng quan trọng thứ “ 6 ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ 41 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Vị trớ hạng chung thứ năm là yếu tố ô Thời hạn thực hiện hợp đồng nhanh hơn ằ; TV chỳ trọng việc này khi xếp hạng “ 2 ” cho yếu tố này; đối với tư vấn thiết kế: Đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất; làm sao có thể vừa đảm bảo dễ thi công, đảm bảo công năng theo kiến trúc, đảm bảo điều kiện kinh tế Đối với tư vấn giám sát: Đảm bảo chất lượng Đối với tư vấn QLDA: Đảm bảo về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn Dù ở vai trò gì trong dự án thì nhà thầu TV đều phải đảm bảo những điều trờn khi ô Thời hạn thực hiện hợp đồng nhanh hơn ằ so với kế hoạch ban đầu

Vị trớ hạng chung thứ sỏu là yếu tố ô Năng suất lao động ằ; TV xem là quan trọng nhất khi xếp hạng “ 1 ” cho yếu tố này Cùng quan điểm trên, tuy nhiên NT xem yếu tố này ít quan trọng hơn khi xếp hạng “ 3 ” " nâng cao năng suất lao động luôn là một trong những điều mà mọi doanh nghiệp thường muốn hướng đến Vì khi năng suất lao động được tăng lên sẽ đem lại nguồn lợi về chi phí rất lớn Đặc biệt trong ngành xây dựng, việc nâng cao năng suất lao động là điều mà các nhà quản lý thường rất chú trọng bởi vì phần lớn các công tác đều được làm thủ công " (Lâm, 2023)

Vị trớ hạng chung thứ bảy là yếu tố ô Nhà thầu thực hiện nhiều cụng việc cựng lỳc ằ sẽ dẫn đến tỡnh trạng quỏ tải cụng việc nếu nhà thầu khụng cú đủ nguồn lực " Tình trạng quá tải tạo ra chi phí làm thêm giờ cùng với tổn thất lao động do làm chậm lại " (Duzkale, 2013)

Vị trớ hạng chung thứ tỏm là yếu tố ô Thời gian chờ thanh toỏn cỏc cụng việc đó hoàn thành ằ; TT xem là quan trọng khi xếp hạng “ 2 ” cho yếu tố này " Cỏc dự án xây dựng ở VN thường xuyên bị chậm tiến độ và vượt chi phí chính vì không đủ tài chính cho dự án đến khi dự án hoàn thành " (Lê Hoài Long, Young Dai Lee, Jun- Yong Lee, 2008)

Vị trớ hạng chung thứ chớn là yếu tố ô Cụng tỏc chuẩn bị, lập kế hoạch và khảo sỏt của cỏc nhà thầu về cỏc điều kiện hiện tại của cụng trường ằ; yếu tố này được CĐT rất xem trọng khi xếp hạng thứ “ 2 ” " Lập kế hoạch là một quá trình ra quyết định liên quan đến việc phải làm gì, làm như thế nào, làm khi nào và ai phải làm Lập kế hoạch là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp và mọi cấp độ của tổ chức, doanh nghiệp " (Phúc, 2022)

LUẬN VĂN THẠC SĨ 42 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 ô Lói suất ngõn hàng với cỏc khoản vay của nhà thầu ằ cú hạng chung thứ 10; yếu tố này cũng nhận được sự đồng tình từ TT, nhưng được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng cao hơn khi xếp hạng 4 Ở thứ hạng 10 này, TV và NT lại cùng quan điểm với nhau là yếu tố ô Nhõn lực quản lý chất lượng cao ằ nguồn nhõn lực tỏc động tớch cực lên quản lý quá trình (Ahire, S L., & O’shaughnessy, K C., 1998) Tuy nhiên, TT và CĐT lại cú ý kiến khụng đồng nhất; CĐT xem ô Phương phỏp lập dự toỏn ằ quan trọng thứ 10, trong một nghiên cứu khác, nhóm CĐT xếp hạng nhất yếu tố “ Dự toán vật tư, vật liệu thiếu sót hoặc không theo kế hoạch tiến độ ” (Thông, 2022) TT xem yếu tố ô Nguồn nguyờn liệu ằ quan trọng thứ 10, " nờn chọn cỏc nhà cung cấp ở cỏc khu vực địa lý khác nhau, duy trì cơ sở đa dạng về các nhà cung cấp, ngay cả khi các vật liệu tương đương có sẵn từ các nhà cung cấp trong cùng một khu vực, sẽ hữu ích khi khu vực đó gặp sự cố bất kỳ " (Điền, 2021)

Với những vai trò khác nhau khi tham gia dự án, những người thực hiện dự án sẽ có nhìn nhận tầm ảnh hưởng khác nhau tuỳ thuộc mục đích

LUẬN VĂN THẠC SĨ 43GVHD: TS LÊ HOÀI LONG HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNGMHV:2085803022003

Bảng 4 1 Top 10 yếu tố bất định có hạng trung bình chung cao nhất Y ếu t ố C hủ đầ u t ư T ổn g t hầ u Tư vấ n thiết kế - giá m sá t - Q LD A

N hà t hầ u ch ính / ph ụ C hu ng M ã hóa T ên yế u tố T rung bình H ạn g T rung bình H ạn g T rung bình H ạn g T rung bình H ạn g T rung bình H ạn g TP C 7 H iệu suấ t lao độ ng 4,63 1 3,96 6 4,12 7 4,23 1 4,17 1 XD4

K ích thư ớ c gi ữ a các bả n vẽ ki ến tr úc và bản vẽ kết cấu

Th ay đổi về thô ng số kỹ thu ật và lo ại vật liệu

3,63 34 4,07 5 4,18 5 3,92 7 3,98 3 K C X 11 B iện ph áp thi côn g 4,25 6 3,74 20 3,71 31 4,13 2 3,96 4 XD5

Th ờ i hạ n thự c hi ện hợ p đồng nh an h hơn

3,75 28 3,93 7 4,29 2 3,85 12 3,94 5 TP C 6 N ăn g suất lao độ ng 3,63 34 3,67 24 4,35 1 3,98 3 3,93 6 TP C 8

N hà t hầ u thự c hi ện nh iều côn g vi ệc cùng lúc

LUẬN VĂN THẠC SĨ 44GVHD: TS LÊ HOÀI LONG HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNGMHV:2085803022003

Y ếu t ố C hủ đầ u t ư T ổn g t hầ u Tư vấ n thiết kế - giá m sá t - Q LD A

N hà t hầ u ch ính / ph ụ C hu ng XD3

Th ờ i gi an chờ t ha nh toá n các côn g việ c đã ho àn t hà nh

C ôn g t ác chu ẩn bị , lập kế hoạch và khả o sát của các nhà thầ u về các đi ều ki ện hi ện t ại của côn g t rư ờ ng

Lã i suấ t ng ân hà ng vớ i các kho ản vay của nh à thầ u

LUẬN VĂN THẠC SĨ 45GVHD: TS LÊ HOÀI LONG HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNGMHV:2085803022003

Hình 4 5 Biểu đồ top 10 yếu tố bất định có hạng trung bình chung cao nhất Mười yếu tố thuộc thứ hạng đầu tiên được đánh giá là rất quan trọng, các bên khi tham gia dự án kết cấu thép hết sức chú ý các yếu tố này Ngoài ra, các yếu tố còn lại xác định được trong nghiên cứu này, cũng không kém phần trọng yếu Cần quản lý và thực hiện tốt, làm giảm ảnh hưởng đến chi phí, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép Song song đó, việc kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cũng được tiến hành đối với 41 yếu tố đã tổng hợp được, chia thành 05 nhóm yếu tố chính: Xung đột (XD); Không đầy đủ (KDD); Mơ hồ (MH); Không chính xác (KCX); Thiếu phân công công việc (TPC) (Kết quả xếp hạng các yếu tố còn lại trình bày trong Phụ lục C)

TOP 10 YẾU TỐ BẤT ĐỊNH CÓ HẠNG TRUNG BÌNH CHUNG CAO NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ 46 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

K IỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY C RONBACH ’ S A LPHA

" Các câu hỏi, nhận định được gán thành một yếu tố gọi là biến quan sát, và lý tưởng thì chúng phải có sự tương quan chặt chẽ với nhau, cùng giải thích cho một khái niệm Để đánh giá độ tin cậy, người ta thường dùng chỉ số đo lường tính nhất quán Cronbach’s Alpha " (Phát, 2023) Để đảm bảo tính đơn hướng thang đo, tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng nhóm biến đã được chia thành 05 nhóm chính: Xung đột (XD); Không đầy đủ (KDD); Mơ hồ (MH); Không chính xác (KCX); Thiếu phân công công việc (TPC)

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm (KCX) có giá trị cao nhất khi đạt 0.848, cùng với đó là hệ số Corrected Item – Total Correclation của các biến trong nhóm dao động từ 0.3 – 0.5, yếu tố Thiết kế với tiêu chuẩn phù hợp (KCX3) có sự tương quan kém so với các yếu tố còn lại (0.356) nhưng vẫn đạt ngưỡng chấp nhận

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm MH có giá trị thấp nhất 0.692, với hệ số Corrected Item – Total Correclation của các biến trong nhóm dao động từ 0.3 – 0.5, yếu tố Điều kiện thời tiết (MH6) có sự tương quan kém so với các yếu tố còn lại (0.319) nhưng vẫn chấp nhận được

Cronbach’s Alpha của các 03 nhóm còn lại lần lượt là 0.695 (XD); 0.752 (KDD); 0.758 (TPC) Các biến trong các nhóm dao động từ 0.3 – 0.5

LUẬN VĂN THẠC SĨ 47GVHD: TS LÊ HOÀI LONG HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNGMHV:2085803022003

Bảng 4 2 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của 05 nhóm yếu tố chính ST T N hó m yếu t ố ch ính

K ý hiệ u C ronb ac h's A lph a N hó m nh ân tố con C orrected It em – T o tal C orrecl at ion B iến qu an sá t ba n đầu B iến qu an sá t cò n l ại B iến bị loạ i 1 X un g đột XD 0.695

XD2 0.444 XD3 0.419 XD4 0.361 XD5 0.498 XD6 0.335 XD7 0.304 2 K hô ng đầ y đủ KD D 0.752

K DD2 0.547 KDD3 0.525 KDD4 0.489 KDD5 0.501 KDD6 0.521 KDD7 0.331 3 M ơ hồ M H 0.692

LUẬN VĂN THẠC SĨ 48GVHD: TS LÊ HOÀI LONG HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNGMHV:2085803022003

ST T N hó m yếu t ố ch ính

C ronb ac h's A lph a N hó m nh ân tố con C orrected It em – T o tal C orrecl at ion B iến qu an sá t ba n đầu B iến qu an sá t cò n l ại B iến bị loạ i 4 K hô ng chính xác KC X 0.848

KCX2 0.545 KCX3 0.356 KCX4 0.545 KCX5 0.493 KCX6 0.500 KCX7 0.548 KCX8 0.592 KCX9 0.540 K C X 10 0.540 K C X 11 0.558 K C X 12 0.441 5 Th iếu ph ân côn g côn g việ c

TP C 2 0.636 TP C 3 0.436 TP C 4 0.325 TP C 5 0.505 TP C 6 0.376 TP C 7 0.349 TP C 8 0.491

LUẬN VĂN THẠC SĨ 49 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

P HÂN TÍCH TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH P EARSON C ORRELATION

" Hệ số tương quan Pearson đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến Nguyên tắc cơ bản, hệ số tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của hai biến Chính vì vậy, phân tích tương quan Pearson đôi khi còn được gọi là phân tích hồi quy giản đơn " (Đô, 2017)

Nhằm kiểm tra sơ bộ tổng thể có hay không sự tương quan giữa 41 yếu tố bất định đã tổng hợp, được chia thành năm nhóm chính: XD; KDD; MH; KCX; TPC với yếu tố Tài chính (KQTC); Thời gian (KQTG); Chi phí (KQCP); Mối liên hệ giữa các bên (KQMLH) (mục III phần Bảng câu hỏi khảo sát) Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy, ba nhóm yếu tố XD; MH; TPC không có mối tương quan với yếu tố kết quả do hệ số Sig (2-tailed) > 0.05 Nhóm KDD và KCX có mối tương quan với yếu tố kết quả, hệ số Sig (2-tailed) < 0.05

Tuy nhiên, không thể vội kết luận rằng ba nhóm yếu tố XD; MH; TPC không có tác động đến Tài chính (KQTC); Thời gian (KQTG); Chi phí (KQCP); Mối liên hệ giữa các bên (KQMLH) trong công tác lập hồ sơ dự thầu xây dựng công trình kết cấu thép Cần tiến hành phân tích sâu hơn bằng hồi quy để có thể đưa ra kết quả chính xác hơn

LUẬN VĂN THẠC SĨ 50 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Bảng 4 3 Kết quả phân tích tương quan Pearson Correlation

P HÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH L INEAR R EGRESSION

" Phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập), với ý tưởng ước lượng và dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị biết trước của biến độc lập " (Duyên, 2009) Sau khi tiến hành phân tích hồi quy thu được bảng kết quả tổng hợp sau đây cùng với các hệ số đánh giá bên dưới:

LUẬN VĂN THẠC SĨ 51 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

Bảng 4 4 Tổng hợp kết quả sau khi phân tích hồi quy Linear Regression ô Việc ước tớnh thời gian và chi phớ khụng chớnh xỏc (KCX7) ằ cựng với ô Sự mơ hồ trong thời hạn hợp đồng (MH1) ằ gõy ảnh hưởng đến Tài chớnh dự ỏn, cụ thể là ô Ngõn sỏch của dự ỏn giữa dự toỏn và thực tế (KQTC1) ằ " hợp đồng giữa cỏc bờn rõ ràng là yếu tố cần thiết để đảm bảo sự tồn tại các thoả thuận chung giữa các bên và duy trì mối quan hệ tốt giữa các bên nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án có thể luôn được duy trì ở mức tốt nhất " (Nguyễn Duy Long, Stephen O Ogunlana, Đỗ Thị Xuân Lan, 2004) và ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều Có nghĩa rằng nếu (KCX7) & (MH1) tăng sẽ khiến (KQTC1) tăng hoặc ngược lại ô Sự phối hợp khụng đầy đủ giữa tổng thầu và cỏc nhà thầu phụ (KDD3) ằ gõy ảnh hưởng đến ô Thời gian hoàn thành tổng thể của dự ỏn (KQTG1) ằ điều này hoàn toàn có thể lý giải, vì trên thực tế nếu công việc giữa bộ phận chồng chéo nhau; sản phẩm đầu ra của đơn vị này là đầu vào của đơn vị khác nhưng họ không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ cục bộ hoặc toàn bộ dự án ô Việc ước tớnh thời gian và chi phớ khụng chớnh xỏc (KCX7) ằ và ô Lựa chọn đơn vị trỳng thầu khụng chớnh xỏc (KCX1) ằ gõy ảnh hưởng đến Chi phớ dự ỏn, cụ thể là ô Chi phớ phỏt sinh từ dự ỏn như: thiết kế, thi cụng, kiểm định, … (KQCP1) ằ Thời gian càng kéo dài tỷ lệ rủi ro càng cao, cũng như việc dự trù kinh phí ban đầu không chính xác sẽ khiến phát sinh nhiều chi phí nằm ngoài ngân sách, hoặc việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực thực hiện gói thầu hay tài chính yếu khiến dự án bị trì trệ " Nếu chủ đầu tư và nhà thầu gặp khó khăn về tài chính thì chậm tiến độ và

LUẬN VĂN THẠC SĨ 52 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 vượt chi phí hoàn toàn có thể xảy ra " (Lê Hoài Long, Young Dai Lee, Jun-Yong Lee,

2008) ô Kỹ năng giỏm sỏt và quản lý cụng trường của nhà thầu kộm (TPC3) ằ gõy ảnh hưởng đến ô Mối liờn hệ giữa cỏc bờn ằ, cụ thể là ô Uy tớn của nhà thầu tham gia dự ỏn (KQMLH1) ằ Chỉ huy trưởng là người điều hành trực tiếp tại cụng trường, " quyền lực trao cho chỉ huy trưởng cũng rất quan trọng để có những quyết định quan trọng kịp thời là rất tốt trong quá trình thực hiện dự án " (Edmond W.M Lam, Albert P.C Chan, Daniel W.M Chan, 2004); " giống như kinh nghiệm, uy tín và tiếng tăm tốt là sự phản ánh trực tiếp tốt nhất năng lực của nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng " (Bo Xia, Albert P.C Chan, John F.Y Yeung, 2009) ô Thiếu phõn cụng phạm vi cụng việc trong nhúm thiết kế (TPC1) ằ và ô Thay đổi thiết kế (XD7) ằ ảnh hưởng lờn ô Kỳ vọng của cỏc bờn liờn quan tham gia dự ỏn (KQMLH1) ằ Bởi vỡ " con người luụn đúng vai trũ quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của dự án " (Nguyễn Duy Long, Stephen O Ogunlana, Đỗ Thị Xuân Lan, 2004); việc " làm lại, chậm tiến độ, vượt chi phí và thậm chí là dự án bị thất bại có thể là những vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện dự án Do đó, một bản vẽ thiết kế tốt (tiết kiệm chi phí và được hoàn thành đúng tiến độ), được phát triển bởi các tư vấn thiết kế có đủ năng lực và kinh nghiệm, luôn rất cần thiết trong quá trình thực hiện dự án " (Châu, 2011) ô Mua sắm vật tư khụng đầy đủ (KDD5) ằ ảnh hưởng đến ô Phỏt triển cỏc hợp đồng cho dự ỏn mới (KQMLH3) ằ Vật tư và nhõn lực là điều kiện cần & đủ để tiến trình thi công được thuận lợi, nếu một trong hai mắc xích quan trọng trên không kết nối được với nhau, sẽ gây nhiều thiệt hại cho dự án Song song đó nhà thầu sẽ bị đánh giá là năng lực kém, làm giảm uy tín và cơ hội phát triển các hợp đồng mới sẽ giảm theo ô Xung đột trong kớch thước giữa cỏc bản vẽ kiến trỳc và bản vẽ kết cấu (XD4) ằ cũng ảnh hưởng ô Phỏt triển cỏc hợp đồng cho dự ỏn mới (KQMLH3) ằ tuy nhiờn đây là ảnh hưởng nghịch, có nghĩa rằng: Nếu giảm thiểu được xung đột trong thiết kế bản vẽ, thì năng lực nhà thầu được đánh giá cao, và cơ hội mang lại các hợp đồng

LUẬN VĂN THẠC SĨ 53 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003 mới trong tương lai được cải thiện đáng kể " Việc áp dụng khả năng xây dựng vào trong các công việc thiết kế chỉ có thể được thực hiện tốt nhất khi được thực hiện thật sớm, ngay từ lúc đầu của giai đoạn thiết kế với sự phối hợp thật tốt giữa các bên tham gia thực hiện dự án " (Songer, A.D., and Molenaar, K.R., 1997) " Cũng chỉ có những nhà thầu có những kỹ năng phức hợp cho cả thiết kế và thi công mới có thể kết hợp được đầy đủ các chức năng này, nâng cao được chất lượng của các công việc thiết kế và đẩy nhanh tiến trình thực hiện dự án một cách thành công " (Bo Xia, Albert P.C Chan, John F.Y Yeung, 2009)

Ngoài ra ô Việc ước tớnh thời gian và chi phớ khụng chớnh xỏc (KCX7) ằ cũng tỏc động đồng thời đến ô Ngõn sỏch của dự ỏn giữa dự toỏn và thực tế (KQTC1) ằ và ô Chi phớ phỏt sinh từ dự ỏn như: thiết kế, thi cụng, kiểm định, … (KQCP1) ằ

(Các hình ảnh kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong phần Phụ lục E của luận văn này)

K IỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH O NE -W AY ANOVA

" Mục tiêu là so sánh trung bình của nhiều nhóm dựa trên giá trị trung bình của các mẫu quan sát từ các nhóm này, và thông qua giả thuyết kiểm định để kết luận về sự bằng nhau của các trung bình tổng thể này Trong nghiên cứu, được dùng như một công cụ để xem xét ảnh hưởng của một yếu tố nguyên nhân (định tính) đến một yếu tố kết quả (định lượng) " (Duyên, 2009)

LUẬN VĂN THẠC SĨ 54 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

4.6.1 Kiểm định One-Way ANOVA xem xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả tài chính

Bảng 4 5 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định ANOVA với yếu tố Tài chính

Thông qua kiểm định ANOVA có thể thấy rằng: Vai trò thực hiện dự án khác nhau, đều ảnh hưởng đến Tài chính của dự án Trong một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến tài chính như: " Chủ đầu tư (CĐT) gặp khó khăn về tài chính; CĐT chi trả, thanh toán chậm; CĐT thiếu công tác dự báo dòng ngân lưu dự án thường xuyên; Năng lực tài chính của nhà thầu (NT) yếu; NT thực hiện quá nhiều dự án cùng thời điểm; NT đưa ra yêu cầu, đòi hỏi không có căn cứ; Tư vấn chậm trễ trong việc xác nhận khối lượng thanh toán Đều ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ dự án " (Việt, 2011)

Với Quy mô dự án khác nhau, cũng ảnh hưởng đến tài chính của dự án khác nhau Quy mô càng lớn tài chính dành cho dự án càng nhiều, chưa kể đến các yếu tố tiềm ẩn như: " Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng; Chi phí xây dựng khu công nghiệp tăng; Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thay đổi " mà nghiên cứu (Toàn, 2011) đã chỉ ra

LUẬN VĂN THẠC SĨ 55 GVHD: TS LÊ HOÀI LONG

HVTH: HỨA PHƯỚC LƯƠNG MHV:2085803022003

4.6.2 Kiểm định One-Way ANOVA xem xét mức độ ảnh hưởng đến kết quả chi phí

Bảng 4 6 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định ANOVA với yếu tố Chi phí

Với yếu tố Chi phí, kết quả kiểm định cho thấy: Thời gian công tác; Vai trò; Quy mô; Nguồn vốn khác nhau đều không ảnh hưởng.

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w