1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật việt nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại
Tác giả Lư Thị Cẩm Bích
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trang 1 --- ^0^---LƯ THỊCẨMBÍCHPHÁP LUẬT VIỆT NAMVỀHỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠILUẬNVĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Trang 2 ---roQro---LƯ THỊ CẨMBÍCHPHÁP LUẬT VIỆT NAMVỀHỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀ

Trang 1

- ^ 0 ^

-LƯ THỊ CẨM BÍCH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

- roQro

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Trang 3

Tôi tên là: LƯ THỊ CẨM BÍCH

Ngày sinh: 16/10/1995 Nơi sinh: Bạc Liêu

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã học viên: 1883801070006

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên

Lư Thị Cẩm Bích

Trang 4

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện

Học viên thực hiện: Lư Thị cấm Bích

Ngày sinh: 16/10/1995

Lớp:MLAW018ANơi sinh: Bạc LiêuTên đề tài: Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên Lư Thị cẩm Bích được bảo vệ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày !■ <3 tháng 03 năm 2023

PGS TS Nguyễn Ngọc Điện

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng nhượng quyền

thương mại” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Chữ ký tác giả

Lư Thị Cẩm Bích

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế với đề tài “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng

nhượng quyền thương mại” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tác

giả tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình từ quý Thầy Cô chuyên viên, giảng viên đang công tác tại Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Luật và Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời tri ân trân trọng nhất tới quý Thầy Cô, và đặc biệt không thể không kể đến PGS TS Nguyễn Ngọc Điện – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, người thầy đáng kính đã luôn tận tình, trách nhiệm nhắc nhở và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn Tuy đã cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung để hoàn thiện đề tài, thế nhưng với vốn hiểu biết và khả năng chuyên môn còn hạn hẹp của tác giả, luận văn sẽ khó tránh khỏi còn những thiếu sót, hạn chế Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và những ý kiến đóng góp sát sao, chân thành từ quý Thầy Cô

để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng cảm ơn./

Trang 7

TÓM TẮT

Hiện nay mô hình kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại ngày càng phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Bên cạnh những lợi ích tích cực, chúng ta không thể phủ nhận thực tế là đa số người dân và thậm chí các thương nhân chưa có được đầy đủ những kiến thức cơ bản về hoạt động này Đồng thời trên khía cạnh pháp lý, những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều bất cập, chưa theo kịp được đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh Chính vì lẽ đó, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả hướng đến khai thác, tổng hợp những vấn đề lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng, cùng với thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hai nội dung nêu trên Dựa trên nền tảng chính là Luật Thương mại

2005 và quy định pháp luật liên quan, các vấn đề kể trên được nghiên cứu trong luận văn qua các nội dung bao gồm: khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại

và hợp đồng nhượng quyền thương mại; chủ thể, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại Trong đó, tác giả tập trung thêm việc làm rõ và phân tích những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, góp phần tạo động lực cho nhượng quyền thương mại đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới

Với những mục tiêu nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn sẽ được phân bố cục gồm 2 chương, cụ thể:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

TỪ KHOÁ

Luật Thương mại, Nhượng quyền thương mại, Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trang 8

ABSTRACT

Currently, the business mode in the format of franchising is increasingly popular

in Vietnam and many countries around the world Besides the positive benefits, we cannot deny the fact that the majority of people and even traders do not have the basic knowledge of this operation At the same time, on the legal aspect, the legal provisions governing franchising activities still have many shortcomings, not keeping

up with the requirements of business practice

Therefore, within the scope of the research topic, the author aims to research and synthesize theoretical issues about franchising activities in general and commercial franchising contracts in particular, along with the current situation provisions of Vietnamese law on the above two contents

Based on the Commercial Law 2005 and related laws, the above issues are studied in the thesis through the following contents: concepts and characteristics of franchising and franchise contracts; the subject, form and content of the franchise contract In which, focus more on clarifying and analyzing existing limitations and obstacles From there, make recommendations to improve the legal corridor, contributing to creating motivation for franchising to contribute more to Vietnam's economic development in the coming period

With the above objectives, in addition to the introduction, conclusion and list of references, the thesis content will be divided into 2 chapters, specifically:

Chapter 1: Theoretical issues of franchising and franchising contracts

Chapter 2: Current status of Vietnamese law on commercial franchising contracts and some recommendations for improvement of legal regulations

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 6

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

3.2 Câu hỏi nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

7 Kết cấu luận văn 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 9

1.1 Khái quát về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại 9

1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại 9

1.1.2 Khái niệm nhượng quyền thương mại 11

1.1.3 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại 15

1.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại 17

1.2.1 Quy định về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại 17

1.2.1.1 Bên nhượng quyền 18

1.2.1.2 Bên nhận quyền 20

1.2.1.3 Bên nhận quyền thứ cấp và Bên nhượng quyền thứ cấp 21

1.2.2 Quy định về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại 22

1.2.3 Quy định về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại 23

Trang 10

1.2.4 Quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền 24

1.2.4.1 Quyền của Bên nhượng quyền 24

1.2.4.2 Nghĩa vụ của Bên nhượng quyền 27

1.2.5 Quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên nhận quyền 31

1.2.5.1 Quyền của Bên nhận quyền 31

1.2.5.2 Nghĩa vụ của Bên nhận quyền 31

1.2.6 Quy định về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 34

1.2.6.1 Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại 34

1.2.6.2 Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 35

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 38

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại 38

2.1.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại 38

2.1.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại 41

2.1.3 Thực trạng pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 44

2.1.3.1.Quyền kiểm tra giám sát của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền 44

2.1.3.2 Quyền đưa các thoả thuận liên quan đến hạn chế cạnh tranh vào nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại của Bên nhượng quyền 46

2.1.3.3.Nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền 49

Trang 11

2.1.3.4.Nghĩa vụ giữ bí mật đối với bí quyết kinh doanh của Bên nhận quyền

52

2.1.4 Thực trạng pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 54

2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 55

2.2.1 Khuyến nghị đối với Bên nhượng quyền khi soạn thảo và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại 55

2.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 58

2.2.2.1 Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện của các chủ thể tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại 58

2.2.2.2 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền thương mại - đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại 59

2.2.2.3 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các Bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại 60

2.2.2.4 Hoàn thiện pháp luật quy định về việc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 62

Tiểu kết chương 2 64

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những gần đây, với mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại (Franchise) đã trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam, cũng như để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường trong nước Việc phát triển kinh doanh theo hướng nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn cũng như nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh; đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu, gia tăng doanh số và lợi nhuận Không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho Bên nhượng quyền, mô hình này còn hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho đối tác nhận quyền Nhờ uy tín của các thương hiệu lớn được nhượng quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến Các doanh nghiệp này đỡ tốn một khoản tiền khổng lồ để tạo dựng thương hiệu cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo hay xúc tiến bán hàng Hơn nữa, với việc nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới.1

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, tính đến năm 2020 đã

có hơn 270 doanh nghiệp nước ngoài với hàng trăm nhãn hiệu thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam.2 Các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thời trang, giáo dục và bán lẻ hàng tiêu dùng Với dân số gần 100 triệu dân cùng với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) vô cùng ấn tượng trong 15 năm qua, Việt Nam được đánh giá là một

1 Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), “Nhượng quyền thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”,

10/12/2022

2 Thống kê tại website của Bộ Công thương: https://moit.gov.vn/nhuong-quyen-thuong-mai , truy cập ngày

10/12/2022

Trang 13

trong những thị trường bán lẻ sôi động nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam ước đạt hơn 5.679 ngàn tỷ đồng trong năm 2022 và dự báo có thể tăng thêm vào năm 2023.3 Tạp chí Forbes đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trải qua nhiều khó khăn và gián đoạn do đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia vẫn ghi nhận tăng trưởng và Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu.GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhất trong số tất cả quốc gia trên thế giới.4 Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển vượt bậc của quốc gia này trong những năm qua và thành tích khống chế thành công dịch Covid-19 Đồng thời, với việc tích cực tham gia mạng lưới các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Việt Nam luôn đẩy mạnh mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế, có chính sách thúc đẩy và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh.5 Đó là những lý do tại sao nhượng quyền thương mại từ nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng và nhượng quyền thương mại từ nước ngoài nói chung nhanh chóng xâm nhập vào thị trường Việt Nam và tạo ra làn sóng mạnh

mẽ trong những năm vừa qua đồng thời không ngừng phát triển trong thời gian tới Mặc dù tiềm năng thị trường nhượng quyền thương mại của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với hoạt động này Bởi lẽ, quan hệ nhượng quyền thương mại luôn luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các bên Bên nhượng quyền có xu hướng chi phối kiểm soát càng nhiều càng tốt đối với hoạt động của Bên nhận quyền nhằm đảm bảo quyền liên quan đến tài sản mà mình đã mất nhiều công sức, thời gian để tạo dựng Ngược lại, Bên nhận quyền lại luôn muốn hạn chế sự can thiệp của Bên chuyển nhượng và phát triển các quyền thương mại được chuyển nhượng theo ý muốn của mình Nếu như không được thỏa thuận để cân bằng lợi ích thì

3 Phương Lan (2022), “Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 19,8%”,

4 Đức Mạnh (2022), “Forbes đánh giá tăng trưởng Việt Nam 15 năm qua vô cùng ấn tượng”,

5 Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)

Trang 14

bất kỳ tại thời điểm nào của mối quan hệ cũng có thể xảy ra tranh chấp.6 Thêm vào đó, môi trường pháp lý về nhượng quyền thương mại còn bất cập Khung pháp lý hiện nay vẫn chưa quy định đầy đủ các vấn đề về hoạt động nhượng quyền thương mại như: các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền thương mại còn chung chung, nhiều hình phạt mang tính hình thức, chưa phù hợp với tính chất và quy mô của nhượng quyền thương mại trên thực tế Mặt khác, một số văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn, tác động đến sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động nhượng quyền.7

Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu, phân tích những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại, đồng thời đánh giá thực tiễn thực hiện, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật vẫn mang tính cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển của phương thức kinh doanh này Với

những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành

Luật Kinh tế của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, tổng quan về hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và đặc biệt là về hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng, được rất nhiều các doanh nhân, các chuyên gia kinh tế hết sức quan tâm bởi tiềm năng phát triển rất lớn của hoạt động này tại Việt Nam Vấn đề này còn được các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học pháp lý tìm hiểu với mong muốn xây dựng được khung hành lang pháp lý an toàn, phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam tham gia, đảm bảo cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được thực hiện một cách khoa

6 Kỳ Anh (2020), “Hoạt động nhượng quyền thương mại: Lý do hay xảy ra tranh chấp và những vấn đề pháp

lý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, Doanh nghiệp cần quan tâm”,

Trang 15

học, chuyên nghiệp và hiệu quả Một số công trình nghiên cứu nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại tiếp cận ở góc độ pháp lý có thể kể đến sau đây:

• Ở cấp độ luận án, luận văn:

- Đỗ Phương Thảo (2020), Hoàn thiện pháp luật về đối tượng chuyển giao trong

hợp đồng nhượng quyền thương mại, Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà

Nội Luận án chỉ chuyên sâu nghiên cứu đối tượng chuyển giao trong hoạt động nhượng quyền thương mại dưới khía cạnh pháp luật điều chỉnh hành vi thương mại của thương nhân Từ góc độ pháp luật thương mại, tiến hành so sánh, đối chiếu và nghiên cứu tính tương thích với pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến đối tượng chuyển giao trong hợp đồng nhượng quyền thương mại Theo đó, nghiên cứu thực tiễn vấn đề ghi nhận và định danh khái niệm đối tượng của hợp đồng nhượng quyền, vấn đề bảo hộ và vấn đề kiểm soát đối tượng này

- Mai Đức Anh (2022), Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi Bên nhượng

quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế -

Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu các quy định về quyền của Bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại quy định tại Luật Thương mại Việt Nam, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý khác liên quan; cùng với đó là nghiên cứu thực tiễn việc bảo vệ quyền lợi Bên nhượng quyền tại Việt Nam nhằm tìm ra các khó khăn vướng mắc thông qua các quyền của Bên nhượng quyền

- Nguyễn Thị Thu Huyền (2021), Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương

mại tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, Luận văn

Thạc sĩ Luật học – Đại học Luật Hà Nội Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật hiện hành về hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng so sánh với quy định pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới về cùng vấn đề để tham khảo, học hỏi kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Trang 16

- Phạm Phương Thảo (2019), Pháp luật về nhượng quyền thương mại trong xu

thế hội nhập và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học – Đại học

Luật Hà Nội Từ việc nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật nhượng quyền điều chỉnh các quan hệ nhượng quyền phát sinh tại Việt Nam của cả các chủ thể kinh doanh trong nước và các chủ thể kinh doanh nước ngoài, luận văn chỉ ra xu hướng toàn cầu hoá và các yêu cầu đối với công tác hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới

• Ở cấp độ sách tham khảo, các bài viết, nghiên cứu:

- Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại

và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách chuyên khảo cập nhật các quy định liên quan đến các loại hợp đồng cơ bản trong hoạt động thương mại và đầu tư, trong đó có bao gồm hợp đồng nhượng quyền thương mại

- Những bài viết nghiên cứu, trao đổi các nội dung cơ bản của pháp luật nhượng

quyền và hợp đồng nhượng quyền thương mại như: “Một số vấn đề về chủ thể trong

hợp đồng nhượng quyền thương mại”, tác giả Đặng Thị Hà, Tạp chí Dân chủ và Pháp

luật số 11/2020; “Kiểm soát đối tượng chuyển giao trong hợp đồng nhượng quyền

thương mại”, tác giả Đỗ Phương Thảo, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 4/2021; “Đề xuất sửa đổi một số quy định liên quan đến nhượng quyền thương mại”, tác giả Ngô

Quốc Chiến, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 05/2017; “Thoả thuận hạn chế cạnh

tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, kinh nghiệm các nước trên thế giới

và thực tiễn tại Việt Nam”, tác giả Trần Thăng Long, Tạp chí Toà án nhân dân số

9/2020

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đem lại cái nhìn sâu sắc về thực trạng nhượng quyền thương mại nói chung và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng tại Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay vẫn đang còn mang tính cấp thiết Bởi lẽ, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong quá trình hội nhập dẫn đến nhiều quy định pháp luật chưa lường trước được các vấn đề nảy sinh từ hoạt

Trang 17

động nhượng quyền thương mại nói chung và đặc biệt là việc giao kết, thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng Vì vậy, trên cơ sở tiếp tục kế thừa, tham khảo những công trình đã nghiên cứu, đồng thời mở rộng liên hệ với tình hình thực tiễn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, phân tích các quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại Từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại, đảm bảo mục tiêu phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mở cửa

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu và làm rõ những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại; phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại để chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật Từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện khung hành lang pháp lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, trên cơ sở những nghiên cứu và nguồn tài liệu hiện

có, luận văn tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

• Thứ nhất, hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng

quyền thương mại nói riêng được pháp luật quy định và điều chỉnh như thế nào?

• Thứ hai, thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền

thương mại và đặc biệt là hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay

ra sao?

• Thứ ba, cần đề xuất các giải pháp và kiến nghị gì nhằm góp phần hoàn thiện

cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu: Luận văn hướng đến nghiên cứu các vấn đề lý luận

và các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định chủ yếu trong Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 Thêm vào

Trang 18

đó, để có những phân tích, đánh giá toàn diện và chuyên sâu thì luận văn còn nghiên cứu, phân tích một số quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành có liên quan đến vấn đề

• Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp

lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và theo quy định của pháp luật Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, có so sánh, liên hệ với quy định của một

số quốc gia về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại

- Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

• Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để làm rõ nội dung của các quy định pháp luật thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại

• Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới về những vấn đề liên quan đến luận văn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

• Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay Những kiến nghị của đề tài có thể góp phần hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp và bảo đảm thi hành pháp luật liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

• Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài giúp doanh nghiệp như các cá nhân có sự quan tâm đến hoạt động nhượng quyền thương mại có cái nhìn rõ ràng

Trang 19

hơn và sự hiểu biết chính xác hơn về hợp đồng nhượng quyền thương mại, từ đó có thể áp dụng vào thực tế kinh doanh một cách hiệu quả

7 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

Trang 20

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại

1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của nhượng quyền thương mại

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, khái niệm nhượng quyền thương mại (franchise)

đã xuất hiện từ rất lâu, vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu Từ “franchise” có nguồn gốc từ một động từ tiếng Pháp – “franchir”, có nghĩa là trao quyền tự do khỏi một số hạn chế nào đó Vào thời trung cổ, các nhà vua và lãnh chúa trao quyền cho các giáo

sĩ, nông dân và thương nhân thu thuế, ủ bia, lập chợ hoặc săn bắn trên đất của họ Đổi lại, họ sẽ thu một khoản phí cho việc cấp quyền này 8 Đây chính là hình thức sơ khai của loại hình nhượng quyền thương mại mà chúng ta biết đến như ngày nay Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương mại được chính thức thừa nhận khởi nguồn

và phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ XIX, khi Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác.9 Theo hợp đồng này, nhà máy trao quyền phân phối sản phẩm cho những đại lý muốn bán sản phẩm của Singer tại những khu vực địa lý nhất định và có thu phí bản quyền sáng chế Những hợp đồng do Singer soạn thảo được coi là những bản hợp đồng nhượng quyền đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho các bản hợp đồng nhượng quyền hiện đại sau này

Nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm

1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ

sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này Từ những năm 60, nhượng quyền thương mại trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, không chỉ thành công của Hoa Kỳ mà còn

8 “What is Franchising?”, https://paulcollege.unh.edu/rosenberg/what-franchising , truy cập ngày 20/3/2023

9 Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương (2012), “Khái niệm và đặc trưng của nhượng quyền thương

mại tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, số 4(27)/2012, tr.53

Trang 21

ở những phát triển khác như Anh, Pháp, v.v Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn – nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển nhượng quyền thương mại trên khắp thế giới Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển nhượng quyền thương mại Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hóa nhượng quyền thương mại và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức này Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý, v.v cũng ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc nhượng quyền thương mại ra nước ngoài Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của nhượng quyền thương mại đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và

là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh

tế liên quan đến nhượng quyền thương mại đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển.10

So với nhiều quốc gia trên thế giới thì Việt Nam là nước đi sau trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại xuất hiện tại Việt Nam từ trước năm 1975 nhưng chỉ giới hạn ở việc chuyển nhượng thương mại đối với một số thương hiệu trạm nhiên liệu khí đốt của Mỹ, Anh, Hà Lan như Mobil, Esso và Shell.11 Sau khi chiến tranh kết thúc, kinh doanh nhượng quyền thương mại xuất hiện vào cuối năm 1990 trong hoạt động đầu tư cung cấp thiết bị lọc nước Thị trường Việt Nam tại thời điểm đó chưa quen thuộc với hoạt động nhượng quyền thương mại Hơn nữa, các doanh nghiệp áp dụng các mô hình nhượng quyền thương mại không trụ được trên thị trường bởi một số lý do như: các quy định về sở hữu trí tuệ vẫn còn thiếu, việc thực thi luật sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn; nhận

10 Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương (2012), “Khái niệm và đặc trưng của nhượng quyền thương

mại tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, Số 4(27)/2012, tr.53-54

11 Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), “Nhượng quyền thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”,

03/02/2023.

Trang 22

thức xã hội về sở hữu trí tuệ vẫn còn giới hạn nên các doanh nghiệp thường có xu hướng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các thương hiệu mạnh để có thể nhượng quyền thành công nên hệ thống nhượng quyền ban đầu nhanh chóng rơi vào thất bại.12 Các nhà nhượng quyền tiên phong, như Jollibee, KFC và Lotteria bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào cuối năm 1990 nhưng hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ thực sự bắt đầu bùng

nổ ở Việt Nam vào năm 2009, khi mà Chính phủ Việt Nam nới lỏng các hạn chế trên thị trường bán lẻ để thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO.13 Việt Nam là một thị trường hội tụ được nhiều yếu tố cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại như dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ổn định Vì thế nhượng quyền thương mại là một hoạt động từ khi mới được đưa vào Việt Nam

đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây

1.1.2 Khái niệm nhượng quyền thương mại

Mặc dù có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và thống nhất cho khái niệm nhượng quyền thương mại Trên thế giới, tùy vào nền văn hóa, kinh tế hay chính trị mà quan niệm về nhượng quyền cũng khác nhau Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (International Franchise Association – IFA) định nghĩa dựa trên xác định bản chất của hoạt động và đặc điểm

của các bên liên quan: “Nhượng quyền thương mại là một phương thức phân phối sản

phẩm hoặc dịch vụ liên quan giữa Bên nhượng quyền - người thiết lập nhãn hiệu hoặc thương hiệu và hệ thống kinh doanh của thương hiệu và Bên nhận quyền - người trả tiền bản quyền và thường là phí ban đầu để có quyền kinh doanh dưới tên và hệ thống của Bên nhượng quyền Về mặt kỹ thuật, hợp đồng ràng buộc hai bên là

12 Andras Lakatos, Phạm Nguyên Minh, Trần Thị Thu Phương (2015), Báo cáo Rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại, Dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu, Bộ Công

thương, tr.7

13 Việt nam phải tuân thủ các nguyên tắc khi trở thành viên của WTO và Hiệp định chung về thương mại dịch

vụ GATS.

Trang 23

“nhượng quyền thương mại”, nhưng thuật ngữ này thường đề cập đến hoạt động kinh doanh thực tế mà Bên nhận quyền điều hành.” 14

Theo Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community - EEC), khái niệm nhượng quyền thương mại không được định nghĩa trực tiếp mà được tiếp cận gián tiếp thông qua khái niệm “quyền thương mại” Quyền thương mại là một

“tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn

hiệu, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, mô hình hiệu quả, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng”.15

Luật Quản lý nhượng quyền thương mại năm 2007 (Commercial Franchise Administration Regulations) của Trung Quốc định nghĩa nhượng quyền thương mại

phải có ba yếu tố: (i) Bên nhượng quyền thông qua một thoả thuận, cấp cho những

thương nhân khác (Bên nhận quyền) quyền sử dụng các nguồn lực vận hành kinh doanh của Bên nhượng quyền, bao gồm nhãn hiệu, logo, bằng sáng chế và công nghệ độc quyền đã đăng ký; (ii) Bên nhận quyền kinh doanh theo phương thức hoạt động thống nhất; và (iii) Bên nhận quyền trả phí nhượng quyền theo thoả thuận.16

Còn tại Việt Nam, theo Điều 284 Luật Thương mại 2005: “Nhượng quyền

thương mại là hoạt động thương mại theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

1 Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền

14 “What is a Franchise?”, https://www.franchise.org/faqs/basics/what-is-a-franchise , truy cập ngày 05/12/2022

15 “Franchise regulations in the EU (and other European countries)”,

16 Paul Jones (2022), “Franchise Law and Regulations China”,

Trang 24

2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Khái niệm về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam có sự kế thừa các quy định

về nhượng quyền thương mại trong pháp luật của một số quốc gia Khái niệm này đã

cơ bản thể hiện được bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại tuy nhiên chưa làm rõ nghĩa vụ tài chính giữa các bên

Như vậy, với các hệ thống pháp luật khác nhau có những khái niệm không giống nhau về nhượng quyền thương mại, sự khác nhau đó dựa trên cơ sở hướng tiếp cận vấn đề Có những nước tiếp cận trên cơ sở các chủ thể và quyền nghĩa vụ của họ trong quan hệ nhượng quyền thương mại, có những quốc gia lại tiếp cận trên cơ sở khái niệm về quyền thương mại Dù vậy, tổng quan lại, có thể hiểu nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù Hoạt động này được xây dựng bởi ít nhất hai bên, Bên nhượng quyền thương mại và Bên nhận quyền thương mại Trong đó, Bên nhượng quyền cho phép Bên nhận quyền sử dụng một “gói” các quyền thương mại của mình mà chủ yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh với một tư cách pháp lý độc lập Đổi lại, Bên nhận quyền phải trả phí cho Bên nhượng quyền, phí này có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền trả định kỳ dựa trên doanh thu hằng tháng, hằng quý, hằng năm của Bên nhận quyền thương mại Ngoài ra, Bên nhượng quyền có thể ràng buộc Bên nhận quyền bởi các thoả thuận nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm soát hoạt động của Bên nhận quyền trên cơ sở có hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng như một số cơ sở vật chất cần thiết cho Bên nhận quyền.17

Mở rộng giới hạn phân tích, có thể thấy hoạt động nhượng quyền thương mại

có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại trong đó có

việc sử dụng chung thương hiệu Sau khi ký kết hợp đồng, Bên nhận quyền sẽ tiến hành công việc kinh doanh với nhãn hiệu của Bên nhượng quyền và được hưởng lợi

17 Nguyễn Thị Dung (2020), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.182

Trang 25

ích từ thương hiệu của Bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định Chúng ta thường sử dụng thuật ngữ “nhượng quyền” nhưng thuật ngữ “cấp quyền” mới mô tả chính xác hơn bản chất của phương thức kinh doanh này bởi chủ thương hiệu chỉ cho phép Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu của mình trong một khoảng thời gian nhất định chứ không nhượng hẳn Trên thực tế người ta thường chỉ tiến hành nhượng quyền sử dụng đối với những thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng gắn với một công thức kinh doanh đã được thừa nhận chứ ít khi tiến hành nhượng quyền với những thương hiệu chưa có thành công hay uy tín đặc biệt

Thứ hai, trong quá trình tiến hành phương thức kinh doanh nhượng quyền, Bên

nhượng quyền có sự hỗ trợ và giám sát đáng kể về nhiều phương diện đối với Bên nhận quyền Yêu cầu quan trọng nhất của một hệ thống nhượng quyền là phải đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tiêu chuẩn với phong cách phục vụ đồng nhất ở mọi địa điểm, mọi đơn vị trong hệ thống Bởi chỉ cần một mắt xích trong hệ thống vận hành không theo quy định, một đơn vị nhận quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn cũng có thể gây ra cho khách hàng những cảm nhận và đánh giá sai lệch về toàn bộ hệ thống và dẫn đến việc uy tín mà Bên nhượng quyền và các Bên nhận quyền khác dày công xây dựng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực Do đó, khi giao kết một hợp đồng nhượng quyền cũng có nghĩa là hai Bên ràng buộc nhau trong một mối quan hệ kinh doanh toàn diện, trong đó các cam kết đưa ra không đơn thuần chỉ bao gồm sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu hay khu vực kinh doanh

mà còn bao gồm toàn bộ mô hình kinh doanh như quy trình hoạt động, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn, đào tạo nhân viên, giám sát tổ chức, quản lý chất lượng, hỗ trợ ban đầu và trong quá trình hoạt động, v.v Để đảm bảo những cam kết này được thực hiện hiệu quả và nghiêm túc, Bên nhượng quyền phải cung cấp những

hỗ trợ cần thiết, đồng thời giám sát chặt chẽ tới hoạt động của Bên nhận quyền

Thứ ba, trong nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền phải trả phí cho Bên

nhượng quyền Nhượng quyền thương mại xét cho cùng cũng giống như hoạt động

thuê mượn Bên nhượng quyền cho Bên nhận quyền thuê sử dụng thương hiệu, nhãn

Trang 26

hiệu, công thức kinh doanh của mình, đổi lại sẽ nhận được một khoản phí từ Bên nhận quyền.

Thứ tư, trong hệ thống nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền và Bên

nhận quyền có sự độc lập về tài chính và địa vị pháp lý Tuy trong hệ thống nhượng quyền có sự hỗ trợ và giám sát một cách đáng kể của Bên nhượng quyền cho Bên nhận quyền nhưng theo luật pháp của các nước thì Bên nhận quyền vẫn là một cá nhân hoặc pháp nhân độc lập về mặt tổ chức lẫn tài chính, không phụ thuộc vào Bên nhượng quyền Đây là đặc điểm đặc thù nhằm phân biệt hình thức kinh doanh này với các hình thức gần giống khác như đại lý, chi nhánh thương mại, chuỗi cửa hàng

1.1.3 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại

Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này Đây chính là cơ

sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và là cơ sở

để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng

Theo Cộng đồng kinh tế Châu Âu, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một

thoả thuận trong đó, một bên là Bên nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là Bên nhận quyền khả năng được khai thác một “quyền thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định Hợp đồng này phải quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên, liên quan đến: việc sử dụng tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một cách thức chung; việc trao đổi công nghệ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền; việc tiếp tục thực hiện của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại cũng như kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng nhượng quyền thương mại còn hiệu lực.”18

18 Nguyễn Thị Dung (2020), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.189

Trang 27

Tại Úc, Quy tắc nhượng quyền 2021 (Franchising Code of Conduct) định nghĩa:

“Hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchise agreement) được thoả thuận bằng

văn bản, bằng lời nói hoặc ngụ ý, theo đó: i) một bên (Bên nhượng quyền) cho phép bên khác (Bên nhận quyền) thực hiện hoạt động kinh doanh về mua bán, cung ứng hoặc phân phối hàng hoá hoặc dịch vụ ở Úc, được tiến hành theo một hệ thống hoặc

kế hoạch kinh doanh về cơ bản được định hình, kiểm soát hoặc khuyến cáo bởi Bên nhượng quyền; ii) hoạt động kinh doanh đó về cơ bản gắn liền với nhãn hiệu, quảng cáo hoặc biểu tượng kinh doanh của Bên nhượng quyền; và iii) trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động kinh doanh đó, Bên nhận quyền phải thanh toán hoặc đồng

ý thanh toán cho Bên nhượng quyền một khoản phí.” 19

Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC), một thoả thuận kinh doanh thương mại hoặc một mối quan hệ được coi là “nhượng quyền thương mại” nếu những điều khoản trong hợp đồng (bằng văn bản hoặc lời nói) thoả ba yếu tố sau đây:

i Bên nhận quyền sẽ được cấp quyền để vận hành một hoạt động kinh doanh, hoặc bán hay phân phối sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được xác định hoặc gắn liền với nhãn hiệu của Bên nhượng quyền;

ii Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và có sự hỗ trợ đáng kể đối với phương thức hoạt động của Bên nhận quyền;

iii Điều kiện để có được hoặc bắt đầu hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền sẽ thực hiện hoặc cam kết thực hiện một khoản thanh toán bắt buộc cho Bên nhượng quyền hoặc những Bên liên quan đến Bên nhượng quyền.20

Ở Việt Nam, pháp luật không đưa ra định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại mà chỉ quy định hình thức của loại hợp đồng này tại Điều 285 Luật

Thương mại 2005: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn

bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” Cùng với đó là sự

19 Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Mai Linh (2022), “Các vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại theo quy định

của pháp luật Úc”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 05 (153)/2022, tr.101

20 Richard L.Rosen, John A.Karol, Leonard S.Salis (2022), “Franchise Law and Regulations USA”,

Trang 28

gợi mở, định hướng cho các bên thoả thuận các vấn đề cần thiết trong hợp đồng, thể hiện qua quy định về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể:

“Trong trường hợp các Bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng

quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

1 Nội dung của quyền thương mại

2 Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền

3 Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền

4 Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán

5 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

6 Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.” 21

Nhìn chung từ các khái niệm, định nghĩa, cách tiếp cận nêu trên, hợp đồng nhượng quyền thương mại được hiểu là một loại hợp đồng được các thương nhân ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một tập hợp các thoả thuận của các bên chủ thể, trong đó các

bên phải đề cập đến ít nhất một số vấn đề chủ yếu liên quan đến: thứ nhất, sự chuyển

giao các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ Bên nhượng quyền

sang Bên nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận; thứ hai, sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng; thứ ba, nghĩa

vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của Bên nhận quyền đối với Bên nhượng quyền.22

1.2 Những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

1.2.1 Quy định về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể quan trọng, đó là Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền Về cơ bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là những thoả thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động nhượng quyền thương mại Thêm vào đó, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa Bên

21 Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

22 Vũ Đặng Hải Yến (2008), “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4(120)/2008, tr.42

Trang 29

nhượng quyền và Bên nhận quyền, mà đôi khi, trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm Bên nhận quyền thứ hai Theo đó, Bên nhận quyền thứ hai là Bên nhận lại quyền kinh doanh thương mại của Bên nhượng quyền từ Bên nhận quyền thứ nhất Lúc này chủ sở hữu của các quyền thương mại còn gọi là Bên nhượng quyền sơ cấp, và chủ thể nhận quyền trực tiếp từ họ được biết đến với thuật ngữ Bên nhận quyền sơ cấp hay Bên nhượng quyền thứ cấp Từ những cấp độ này, pháp luật thương mại Việt Nam đã chỉ ra các đối tượng có thể trở thành chủ thể của một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm: Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền thứ cấp, Bên nhận quyền sơ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp Bởi nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù do đó, hầu hết ở tất cả các nước pháp luật đều đòi hỏi các chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định Tương tự như vậy, pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam cũng đặt ra nhiều điều kiện cho các Bên, đồng thời do vai trò và vị trí của các Bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại là khác nhau nên các tiêu chuẩn này là không giống nhau với từng đối tượng

1.2.1.1 Bên nhượng quyền

Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.23 Tuy nhiên, không phải bất kỳ một chủ thể nào cũng có thể cấp quyền/nhượng quyền thương mại cho các Bên khác mà phải tuân theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Điều

5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi

đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

3 Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại

4 Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền

23 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

Trang 30

5 Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không

vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.”

Tuy nhiên theo quy định mới nhất hiện nay, một số điều kiện trên đã được bãi

bỏ, chỉ còn quy định “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống

kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm” 24Như vậy, để tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại thì điều kiện đầu tiên Bên nhượng quyền cần thỏa mãn đó là phải là thương nhân Điều này có nghĩa Bên nhượng quyền phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoặc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; và

có quyền hoạt động thương mại trong cách ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.25

Tiếp đến là yêu cầu về thời gian hoạt động, hệ thống kinh doanh dự định dùng

để nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01 năm Việc đặt ra thời gian thử thách nhằm bảo đảm giá trị và khả năng thích nghi của quyền thương mại được chuyển nhượng với thị trường từ đó bảo vệ lợi ích của Bên nhận quyền đặc biệt là trong quan hệ nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài mà các thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền Với tư cách là một nước đi sau trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, quy định này ở một mức độ nhất định đã góp phần bảo vệ quyền lợi của các Bên nhận quyền, tránh cho họ có những quyết định sai lầm mua phải quyền thương mại của những thương nhân mặc dù làm ăn không hiệu quả nhưng có được một hệ thống quảng cáo, chào mời tốt cùng các ưu đãi lớn

Cuối cùng, về vấn đề đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan

có thẩm quyền trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền, Nghị định

35/2006/NĐ-CP ban đầu khi ban hành, tại Khoản 1 Điều 17 quy định “Trước khi tiến hành hoạt

động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với

cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này” Tuy nhiên, Nghị định

24 Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP

25 Điều 6 Luật Thương mại 2005

Trang 31

120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại được ban hành đã có sự sửa đổi quy định trên Theo đó, các trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không phải đăng ký nhượng quyền.26 Quy định đối tượng

cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ còn “Nhượng quyền

thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả nhượng quyền thương mại từ khu chế xuất, khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam”.27 Việc đăng ký này thực hiện theo

quy định của Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Như vậy, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung, quy định về việc đăng ký trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ còn áp dụng đối với nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, còn các hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước

và từ Việt Nam ra nước ngoài được bãi bỏ các thủ tục hành chính về đăng ký thực hiện Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền này sẽ phải thực hiện chế

độ báo cáo Sở Công Thương.28

1.2.1.2 Bên nhận quyền

Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.29 Trong pháp luật Việt Nam, điều kiện đối với Bên nhận quyền ít hơn, không quá khắt khe như với Bên nhượng quyền Trước đây, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

thì “Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh

ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại” Tuy nhiên hiện nay, theo

quy định tại Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, điều kiện trên đã được bãi bỏ Quy định mới về việc bãi bỏ điều kiện này đối với bên nhận quyền có thể hiểu như sau: Bên nhận quyền có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân; nếu là thương

26 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP

27 Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

28 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP

29 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

Trang 32

nhân cũng không cần thiết phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng nhượng quyền thương mại.30Quy định này, về cơ bản, đã tạo ra sự thông thoáng cho các thương nhân khi lựa chọn phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, đặc biệt là các thương nhân mới khởi nghiệp với quy mô và cơ sở kinh doanh còn hạn hẹp

1.2.1.3 Bên nhận quyền thứ cấp và Bên nhượng quyền thứ cấp

Ngoài chủ thể là các Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại còn xuất hiện thêm chủ thể cấp thấp hơn là các Bên nhận quyền thứ cấp, nhượng quyền thứ cấp Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.31 Bên nhận quyền hoàn toàn có thể trở thành Bên nhượng quyền, có quyền chuyển giao, cấp lại quyền kinh doanh cho một thương nhân khác trong hệ thống nếu có được sự đồng ý của Bên nhượng quyền trực tiếp ban đầu Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Bên nhượng quyền trực tiếp ban đầu mặc nhiên có quyền can thiệp, ngăn cản Bên nhận quyền sơ cấp chuyển nhượng cho một bên khác Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:

“ Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà Bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;

Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;

Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa

vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

30 Đặng Thị Hà (2020), “Một số vấn đề về chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 11(344)-2020, tr.31

31 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

Trang 33

Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp Bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.”32

Việc quy định các điều kiện mà Bên nhượng quyền có thể từ chối cho Bên nhận quyền nhượng lại quyền thương mại cho bên khác giúp cho Bên nhượng quyền kiểm soát được hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền và kiểm soát toàn bộ hệ thống của mình

1.2.2 Quy định về đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Khi xác lập hợp đồng, việc xác định đối tượng của hợp đồng là bước không thể thiếu Trước hết, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là lợi ích các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại nhắm tới, là nội dung mà các bên khai thác

để tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền, đó là các quyền thương mại Các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền thương mại đều xoay quanh việc được sử dụng, nhượng quyền các đối tượng này Việc chỉ ra các nội dung của quyền thương mại; các đối tượng nhượng quyền, nếu càng cụ thể, càng chi tiết bao nhiêu thì hợp đồng càng rõ ràng bấy nhiêu, các bên càng phân định được rạch ròi phạm vi sử dụng quyền thương mại của mình, càng tránh được các xung đột, tranh chấp có thể xảy ra

Tại Việt Nam, mặc dù Luật Thương mại 2005 đã dành hẳn Chương VI Mục 8

để đưa ra những quy định điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại nhưng lại không đề cập đến đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại Chỉ đến khi Nghị định 35/2006/NĐ-CP ra đời, “quyền thương mại” mới được pháp luật đề cập Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định này, quyền thương mại bao gồm một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

i Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền Đây được

32 Khoản 3 Điều 15 nghị định 35/2006/NĐ-CP

Trang 34

xem là những quyền thương mại cơ bản cấu thành nên bộ phận chủ yếu của đối tượng quan hệ nhượng quyền thương mại

ii Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung Quyền này cho phép Bên nhận quyền sơ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho bên thứ ba trong phạm vi thời hạn theo thỏa thuận giữa các bên

iii Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung Quyền này thuộc về Bên nhận quyền thứ cấp được sử dụng các đối tượng như nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh…thuộc sở hữu của Bên nhượng quyền sơ cấp

iv Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại Quyền phát triển quyền thương mại là quyền trong đó Bên nhận quyền được phép mở thêm các cơ sở kinh doanh khác trong một khu vực địa lý và thời hạn nhất định

Nội dung quy định trên không chỉ rõ yếu tố cấu thành quyền thương mại gồm những yếu tố nào mà chỉ định nghĩa quyền thương mại tương ứng với từng loại hợp đồng nhượng quyền thương mại khác nhau, bao gồm hợp đồng nhượng quyền thương mại cơ bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại chung, hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp và hợp đồng phát triển quyền thương mại Đây cũng chính là phạm vi quyền thương mại mà Bên nhận quyền được nhận từ Bên nhượng quyền tùy theo từng loại hợp đồng nhượng quyền thương mại mà các bên giao kết

1.2.3 Quy định về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Quy định về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có những điểm khác nhau trong pháp luật của các nước trên thế giới Có những nước không quy định bắt buộc hình thức phải bằng văn bản, nói cách khác hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể được ghi nhận bằng lời nói, tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên Sự khác nhau này dựa trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng, tính phức tạp của hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như lý luận về hình thức của hợp đồng nói chung Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005, theo đó “Hợp đồng nhượng quyền

thương mại phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương

Trang 35

đương” Các hình thức có giá trị tương đương với văn bản hiện nay bao gồm điện

báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.33 Bên cạnh quy định trên, tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể được lập thành một phần riêng Do đó, cần lưu

ý là ở đây hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể bao gồm một hoặc hai hợp đồng Đó có thể là một hợp đồng nhượng quyền thương mại thống nhất hoặc có thể

có thêm hợp đồng về các đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, nếu có lập thành một phần riêng thì phần hợp đồng riêng này cũng vẫn phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.34

Thêm vào đó, pháp luật Việt Nam cũng có quy định về ngôn ngữ của hợp đồng

nhượng quyền thương mại, cụ thể:“Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được

lập bằng tiếng Việt Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thỏa thuận.” 35

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thể hiện rõ nhất ý chí, quyền và nghĩa

vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng vì thế nó có giá trị chứng cứ cao và có

ý nghĩa lớn trong việc giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và đúng đắn

Do vậy, quy định của pháp luật Việt Nam bắt buộc hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng văn bản là hoàn toàn hợp lý

1.2.4 Quy định về quyền và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền

1.2.4.1 Quyền của Bên nhượng quyền

Luật Thương mại 2005 đưa ra khung quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền Trong đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây: (i) Nhận tiền nhượng quyền; (ii) Tổ chức quảng cáo cho

hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại; (iii)

33 Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005

34 Khoản 2 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “ Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng

sở hữu công nghiệp).”

35 Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

Trang 36

Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.36

Quyền lợi đầu tiên của Bên nhượng quyền được nhắc đến là “nhận tiền nhượng

quyền” Để đổi lại việc nhận được quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng

sở hữu trí tuệ và hỗ trợ trong suốt quá trình kinh doanh từ Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền cần thanh toán khoản phí nhượng quyền Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, khoản phí này có thể bao gồm: (i) Phí ban đầu là khoản phí được trả cho chủ

sở hữu của quyền thương mại để sử dụng, khai thác công dụng của quyền thương mại Khoản phí này dùng để trang trải cho các chi phí như đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, cung cấp bí quyết cho bên nhượng quyền Khoản phí này chỉ tính một lần trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại (iii) Phí định kỳ là khoản phí mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền định kỳ hàng tháng, quý hoặc năm Những khoản phí này là để trả cho việc sử dụng những quyền thương mại thuộc sở hữu của bên nhượng quyền và những dịch vụ tư vấn, hỗ trợ mà bên nhượng quyền cung cấp trong suốt quá trình kinh doanh của bên nhận quyền như đào tạo nhân viên, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tiếp thị, phát triển thị trường Loại phí này có thể là một khoản cố định hoặc được tính theo một tỷ lệ phần trăm trên doanh

số của bên nhận quyền, tùy vào thỏa thuận của các bên (iii) Các loại phí khác thường tồn tại dưới dạng các loại phí như phí quảng cáo, tiếp thị, thuê tài sản, v.v Những loại phí này theo sự thỏa thuận các bên nên rất phong phú, đa dạng và có thể phát sinh trong bất cứ lĩnh vực nào liên quan tới nhượng quyền thương mại.37

Vấn đề cách tính phí nhượng quyền là một trong những vấn đề dễ gây tranh chấp giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại do đó để phòng ngừa các bên nên quy định cụ thể chi tiết cách tính phí trong nội dung của hợp đồng

36 Điều 286 Luật Thương mại 2005

37 Hồ Hữu Hoành (2019), “Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các vấn đề pháp

lý về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam”, Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện chức năng và người thực hiệ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019 tại TP.HCM,

Trang 37

Tiếp đến là quyền tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại

và mạng lưới nhượng quyền thương mại Việc tổ chức quảng cáo cho hệ thống

nhượng quyền là cách thức để quảng bá và đưa hình ảnh của sản phẩm/dịch vụ hệ thống cung cấp đến gần với người tiêu dùng một cách đồng bộ, từ đó, tạo nên danh tiếng và sự thành công cho toàn bộ hệ thống nhượng quyền Thông thường, thương nhân trực tiếp thực hiện quảng cáo hàng hoá, dịch vụ do mình cung cấp hoặc thuê tổ chức quảng cáo thực hiện, nhưng trong quan hệ nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền sẽ thực hiện công việc này Lý giải cho quy định này, đó là do sự am hiểu của Bên nhượng quyền về các sản phẩm, dịch vụ mà hệ thống cung cấp, vì thế, Bên nhượng quyền sẽ có phương pháp, cách thực quảng cáo phù hợp để quảng bá hệ thống của mình Ngoài ra, bằng việc tổ chức quảng cáo cho toàn bộ hệ thống và mạng lưới nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được tính hiệu quả của các hoạt động này, giúp phát triển hệ thống một cách nhanh chóng nhất.38

Cuối cùng là quyền kiểm tra giám sát của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền Quyền này cũng được đề cập tới trong nội dung khái niệm nhượng quyền thương mại tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 Trong quan hệ nhượng quyền thương mại sau, khi hợp đồng đã được ký kết, các bên đã biết được phương thức kinh doanh, bí mật kinh doanh, nếu không có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ sẽ dễ xuất hiện tình trạng mạnh ai nấy làm, và xu hướng hoạt động độc lập này trong một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá hủy hoàn toàn hệ thống nhượng quyền thương mại Do đó việc kiểm tra giám sát thường xuyên là yếu tố then chốt để duy trì một hệ thống nhượng quyền ổn định và hiệu quả Bên cạnh đó, do tính chất đặc biệt của hoạt động nhượng quyền thương mại có thể phát sinh thêm các bên nhận quyền thứ cấp, nhượng quyền thứ cấp, như vậy việc bên nhượng quyền có sự kiểm soát về hoạt động nhượng quyền thứ cấp là hợp lý, kiểm soát, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của hệ thống

38 Nguyễn Thị Thu Huyền (2021), Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, Luận văn Thạc sĩ Luật học – Đại học Luật Hà Nội, tr.38, 39

Trang 38

1.2.4.2 Nghĩa vụ của Bên nhượng quyền

Bên cạnh quyền, Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của Bên nhượng quyền tại Điều 287 bao gồm: (i) Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền; (ii) Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng

hệ thống nhượng quyền thương mại; (iii) Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; (iv) Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; (v) Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại Trước hết, có thể xem hợp đồng nhượng quyền thương mại mang tính chất của hợp đồng gia nhập Bên nhượng quyền sẽ soạn thảo các điều khoản, điều kiện của hợp đồng, Bên nhận quyền chỉ có thể đồng ý hoặc không đồng ý gia nhập, việc thỏa thuận lại các điều khoản là rất khó có thể thực hiện Vì vậy, nghĩa vụ quan trọng của Bên nhượng quyền là phải cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền cho Bên nhận quyền Trong đó, về tài liệu hướng dẫn vận hành nhượng quyền,

đây được xem là DNA của hệ thống nhượng quyền, là nền tảng chi phối hoạt động,

thủ tục và hành vi của Bên nhận quyền Tài liệu này đưa ra một cách chi tiết các đặc điểm kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình mà các Bên nhận quyền phải tuân thủ để vận hành doanh nghiệp được nhượng quyền của họ, và thực hiện một cách nhất quán để

đảm bảo thương hiệu nhượng quyền Tài liệu này đồng thời rất cần thiết đối với Bên nhượng quyền, vì chúng đảm bảo sự đồng nhất về trải nghiệm khách hàng và kiểm

soát chất lượng giữa các địa điểm, đóng vai trò như một công cụ đào tạo cho các Bên nhận quyền mới Đây cũng là tài nguyên vô giá cho Bên nhận quyền, vì chúng đóng vai trò là công cụ tham khảo hàng ngày của Bên nhận quyền, trao quyền cho Bên nhận quyền tất cả kiến thức cần thiết để điều hành hoạt động kinh doanh nhượng quyền Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền cho Bên nhận quyền

Trang 39

Bên cạnh nghĩa vụ cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho Bên nhận quyền, theo quy định của Nghị định 35/2006/NĐ-CP Bên nhượng quyền cũng có các trách nhiệm cung cấp thông tin sau đây:

i Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác 39Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.40Nghĩa vụ cung cấp thông tin này phát sinh trước khi hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa các bên có hiệu lực, do nhà nước quy định chứ không phải nghĩa vụ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng Sau khi nhận và nghiên cứu những tài liệu trên thì Bên nhận quyền có quyền quyết định có ký kết hợp đồng hoặc không Nghĩa vụ này nhằm tạo điều kiện cho bên dự kiến nhận quyền có thể đánh giá đúng về hệ thống nhượng quyền trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng từ đó giúp bảo vệ quyền

và lợi ích của họ Ngoài ra, cần thống nhất một điểm đó là mặc dù nghĩa vụ cung cấp thông tin là nghĩa vụ của Bên nhượng quyền tuy nhiên đây chỉ là nghĩa vụ của Bên nhượng quyền đối với Bên dự kiến nhận quyền Mặt khác việc xác định Bên dự kiến nhận quyền là những chủ thể nào do chính Bên nhượng quyền quyết định Vì vậy khi nói Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho Bên dự kiến nhận quyền không có nghĩa Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp những tài liệu trên cho bất

cứ lời yêu cầu nào

ii Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.41 Các bên trong một hệ thống nhượng quyền thương mại đều có mối liên hệ với nhau hết sức mật thiết, bất cứ một thay đổi quan trọng nào trong hệ thống

39 Khoản 1 Điều 8 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

40 Xem thêm Phụ lục III BẢN GIỚI THIỆU VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại)

41 Khoản 2 Điều 8 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

Trang 40

nhượng quyền thương mại không chỉ ảnh hưởng tới Bên nhượng quyền mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của các Bên nhận quyền vì vậy việc tồn tại quy định về trách nhiệm thông báo là cần thiết

iii Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung như: Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình; Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.42

Tiếp đến, bên nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ bên nhận quyền về “đào tạo

ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền”

Ở đây, có thể chia nghĩa vụ này thành đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật ban đầu và đào tạo,

hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của Bên nhận quyền Từ khi chưa hoạt động,

hỗ trợ trong khâu hỗ trợ ban đầu có thể là hỗ trợ về lựa chọn, đào tạo nhân viên, hướng dẫn về quy trình làm việc, hỗ trợ về thiết kế địa điểm kinh doanh theo đúng phong cách của hệ thống, v.v, cho tới khi Bên nhận quyền hoạt động, Bên nhượng quyền vẫn có trách nhiệm tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên Trong việc thực hiện nghĩa vụ này thì Bên nhượng quyền có thể hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sách hướng dẫn hay băng, đĩa, v.v Trong các hình thức trên thì sách hướng dẫn nhượng quyền thương mại được nhiều Bên nhượng quyền lựa chọn như là một giải pháp phù hợp cho hệ thống nhượng quyền của họ Bởi họ không thể lúc nào cũng có thể có mặt trực tiếp để giải đáp tất cả những thắc mắc, hỗ trợ cho Bên nhận quyền Và dù với hình thức hỗ trợ nào thì trách nhiệm của bên nhượng quyền trong việc hỗ trợ bên nhận quyền là xuyên suốt, liên tục trong suốt quá trình hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực, không thể tách rời

Kế đến là vấn đề thiết kế và sắp xếp địa điểm Theo đó, để đảm bảo tính thống

nhất từ nội dung đến hình thức các cơ sở kinh doanh trong chuỗi hệ thống, Bên nhượng quyền có nghĩa vụ về việc lựa chọn địa điểm và thiết kế cửa hàng cho Bên

42 Khoản 3 Điều 8 Nghị định 35/2006/NĐ-CP

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w