1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi (khảo sát trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01.2019 đến tháng 12.2019)

104 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi (khảo sát trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01.2019 đến tháng 12.2019)
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 380,22 KB

Nội dung

Song, làm thếnào để thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo được phản ánh đạt hiệu quả caotrên báo chí là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo, giúp các nhà quản lý,người làm truyền thông nhận

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Startup (khởi nghiệp sáng tạo) là một trong những cụm từ được nhắcđến nhiều trong thanh niên và xã hội những năm gần đây Môi trường và cơhội khởi nghiệp hiện nay ở nước ta rất thuận lợi để ý tưởng khởi nghiệp sángtạo của các bạn trẻ có cơ hội ươm mầm và ngày càng lớn mạnh Trong xu thếhội nhập và nền kinh tế của đất nước ngày càng mở rộng, khởi nghiệp đangrất thuận lợi và là xu thế tất yếu với giai đoạn phát triển mới của bất cứ quốcgia nào Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phátđộng Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 - 2021, Thủ

tướng nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, dân số trẻ rất đông, đó là cơ hội vàng, thời điểm vàng của khởi nghiệp Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển dịch mô hình sang năng suất cao hơn, kỹ thuật cao hơn, sáng tạo cao hơn Nước ta có trên 90 triệu dân nhưng mới chỉ có gần 600 nghìn doanh nghiệp Chúng ta đang ở mức rất thấp về tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số Cần phải đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần kinh doanh, khả năng sáng tạo, sự năng động của cả quốc gia, đặc biệt là thế

hệ trẻ…” [4].

Hiện nay, Đảng và Nhà nước cùng nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cựctham gia vào việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Tuy nhiên, thanh niên gặpkhó khăn khi tìm kiếm thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và tổchức hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhànước dành cho khởi nghiệp Năng lực khởi nghiệp của thanh niên chưa cao,đặc biệt là trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nguyên do là việc đào tạo, hỗtrợ năng lực khởi nghiệp tuy đã có nhưng còn rời rạc và chưa đáp ứng đượcnhu cầu kinh doanh hiệu quả Số lượng startup ở nước ta tuy có xu hướngtăng nhưng vẫn còn thấp, với khoảng 3.000 DNKN so với hơn 24 triệu thanhniên trong cả nước

Trang 2

Báo chí với vai trò là phương tiên thông tin, tuyên truyền của Đảng,Nhà nước; đóng vai trò như một nền tảng hỗ trợ các startup, vừa quảng bá đưasản phẩm ra ngoài thị trường và kết nối hệ thống cộng đồng khởi nghiệp vớinhau, đồng thời truyền cảm hứng khởi nghiệp cho giới trẻ.

Thành phố Cần Thơ và tỉnh Bến Tre vốn là hai địa phương đi đầu trongphong trào khởi nghiệp của khu vực ĐBSCL Tại thành phố Cần Thơ, mỗinăm có hơn 1.000 doanh nghiệp mới ra đời với ưu thế là trung tâm của vùngĐBSCL Còn tại Bến Tre, chỉ tính từ năm 2016 đến tháng 6-2019, toàn tỉnh

có 2.890 doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó có 243 DNKN

Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốcgia đến năm 2025”, Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi đã xây dựng nhiềuchuyên mục phản ánh toàn diện về khởi nghiệp của tuổi trẻ Song, làm thếnào để thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo được phản ánh đạt hiệu quả caotrên báo chí là vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo, giúp các nhà quản lý,người làm truyền thông nhận ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác truyềnthông về khởi nghiệp Để đạt được mục tiêu này, cần nghiên cứu và phân tíchthông điệp về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên 2 báo Từ đó, đề xuất một sốgiải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông vềkhởi nghiệp cho thanh niên

Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi (khảo sát trên Báo

Cần Thơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019)”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu đề

tài: “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ

và Báo Đồng Khởi” Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về khởi

Trang 3

nghiệp, mối quan hệ giữa truyền thông với khởi nghiệp, dưới góc nhìn kinh tếhọc và chính sách công.

2.1 Những công trình nghiên cứu về khởi nghiệp

Dan Senor và Saul Singer - đồng tác giả của cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” [5], đã kể câu chuyện thần kỳ, đầy sáng tạo của Israel Từ một quốc

gia nhỏ, không có tài nguyên, tuy vậy, Israel đã có hàng ngìn doanh nghiệp

“startup” ở nhiều lĩnh vực khác nhau Quyển sách này có thể trả lời chonhững thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thùđịch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi

mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự vàdân sự, trở thành một quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới Trong đó, bayếu tố then chốt làm nên thành công của Israel là tinh thần khởi nghiệp, sự hỗtrợ tích cực của Nhà nước và nguồn vốn con người

Eric Ries, tác giả cuốn sách “Lean Startup” [9], đã nêu ra sự khác biệt

trong phương pháp quản trị giữa các doanh nghiệp truyền thống và DNKN.Khởi nghiệp tinh gọn là chính sách nhằm hỗ trợ xây dựng công ty khởi nghiệpdựa trên cải tiến thể chế, phương thức quản trị Khởi nghiệp tinh gọn hướngdẫn bạn thực hiện vòng xoay Xây dựng - Đo lường - Học hỏi, phản hồi vớikim chỉ nam là tầm nhìn chiến lược để đưa đến sản phẩm trong quá trình tối

ưu hóa

Cuốn sách “Khởi nghiệp dẫn đầu cuộc đua” [14] của Group Quản trị

và Khởi nghiệp, đã hệ thống hệ thống khái niệm và các yếu tố quan trọng củakhởi nghiệp, phân biệt khái niệm khởi nghiệp, startup hay doanh nghiệp vừa

Trang 4

khởi nghiệp thời gian tới Trong đó, báo chí góp phần tăng cường hiệu quảtuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

về khởi nghiệp “Càng tăng cường tuyên truyền bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau, càng thu hút nhiều người dân biết đến chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, hiểu rõ chính sách hỗ trợ và hình thức tham gia chương trình hỗ trợ DNKN, khả năng thành công và thời gian khởi nghiệp được rút ngắn”

2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thông điệp truyền thông

Khởi nghiệp sáng tạo không chỉ là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước,

mà còn là vấn đề thời sự được cộng đồng xã hội nói chung và giới trẻ rất quantâm Từ thực tế đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thông điệp truyềnthông, mối quan hệ báo chí với khởi nghiệp nhằm truyền tải thông điệp vềkhởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu về lý thuyết truyền thông có “Truyền thông xã hội” [2],

của tác giả Phạm Hải Chung và Bùi Thu Hương (chủ biên) Công trình đã hệthống các khái niệm, xu hướng phát triển của truyền thông xã hội; đồng thời,phân tích những thách thức đặt ra cho các phương tiện thông tin đại chúng đốivới thói quen tiếp nhận thông tin mới của công chúng qua truyền thông xãhội

Nguyễn Văn Dững - tác giả công trình “Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)” [6], nêu rõ vai trò của báo chí đối với việc phát

Trang 5

huy sức mạnh của dư luận xã hội, năng lực giám sát của báo chí Đồng thời,chỉ ra những đặc điểm của báo chí hiện đại và một số vấn đề về tầm quantrọng của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm báo.

Tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và Đỗ Thị Thu Hằng với công

trình nghiên cứu “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [8], đã hệ thống

các khái niệm, đặc điểm, mô hình, dạng thức về truyền thông, truyền thôngđại chúng, lý thuyết về thông điệp truyền thông Đặc biệt, tác giả đã nêu 10bước thiết kế thông điệp theo quan điểm của William McGuire nhằm tạo khảnăng thuyết phục trong hoạt động truyền thông, từ đó đối tượng thay đổi nhậnthức, thái độ, hành vi Trong lý thuyết này, còn cập nhật thêm 4 yếu tố có thể

bảo đảm chuyển tải thông điệp thành công và hiệu quả, gồm: “Độ tin cậy của nguồn phát, dạng thức thông điệp, kênh chuyển tải và đối tượng tiếp nhận”

[8; tr.71]

Hai tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Lees - đồng tác giả cuốn sách “Khi bạn trở thành tâm điểm của Truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông”

[10] Cuốn sách đã đưa ra khái niệm về thông điệp, đồng thời phân loại thông

điệp truyền thông “Thông điệp truyền thông gồm các thể loại, gồm: Thông điệp tin trong cuộc, Thông điệp lược thuật, Thông điệp đối tác, Thông điệp

dữ liệu, Thông điệp sắc thái, Thông điệp thúc giục hành động và Thông điệp

Trang 6

chuyện” đa phương tiện, sản xuất và truyền tải thông tin qua các phương tiênnhư: ảnh, video, audio, thông tin đồ họa, các chương trình tương tác…

Luận văn thạc sĩ “Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp” [20], của Đào Xuân Hưng, phân tích các yếu

tố, điều kiện thuận lợi, khó khăn về việc báo chí thông tin hỗ trợ doanhnghiệp phát triển thương hiệu; khảo sát thực trạng thông tin, tuyên truyền củabáo chí đối với việc bảo vệ và phát triển thương hiệu, vai trò tuyên truyền củabáo chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Nhóm tác giả: Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng,

Nguyễn Đình Hậu với công trình nghiên cứu “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại” [26], đề cập đến một số xu hướng của báo chí

truyền thông hiện nay Dù chưa bao quát hết được tất cả các lĩnh vực của báochí và truyền thông hiện đại, nhưng ở mỗi góc nhìn, các tác giả đã cố gắngvừa bao quát được những đặc điểm chung về xu hướng của loại hình, vừa cónhững kiến giải riêng vào từng góc độ tiếp cận Đặc biệt, cuốn sách đã giớithiệu những xu hướng báo chí (báo chí dữ liệu, báo chí di động, siêu tác phẩmbáo chí) trước bối cảnh cuộc “chạy đua thông tin” với mạng xã hội

Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Là với đề tài: “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa” [29], tập trung phân tích về lý luận

chung quan hệ truyền thông giữa báo chí và doanh nhân trên báo in Đề tàiphân tích và đánh giá thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn vănhóa, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp vềdoanh nhân trên báo in

Nguyễn Thành Lợi, tác giả cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” [30], đã giới thiệu khái quát về các vấn đề khá

mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Điển hình như truyềnthông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ,đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa

Trang 7

năng” trong môi trường hội tụ truyền thông Tác giả cũng làm rõ cách thứcxây dựng kế hoạch truyền thông cho một chủ đề cụ thể, phương thức sử dụng

đa phương tiện, thông tin đồ họa cho báo chí hiện đại

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Nhung với đề tài: “Hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế” [33], tập trung phân tích các bài viết đã

khảo sát mang thông điệp về hình ảnh doanh nhân trên báo in kinh tế Nhữngphương thức chuyển tải, ngôn ngữ đến loại hình thể hiện, đồng thời, khuyếnnghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng hình ảnh doanhnhân Việt Nam trên báo in kinh tế

Những công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả có thêm cơ sở lý luậnthực tiễn và kế thừa những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa Theo tác giả, đây là

đề tài mới, hơn nữa thời gian, phạm vi khảo sát của đề tài luận văn khôngtrùng với bất cứ công trình khoa học nào trước đó

3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề, luận văn khảo sát, phân tích nộidung và hình thức truyền tải thông điệp khởi nghiệp sáng tạo trên Báo CầnThơ và Báo Đồng Khởi từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019 Từ đó,tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thôngđiệp khởi nghiệp sáng tạo trên hai tờ báo trong thời gian tới

3.2 Nội dung nghiên cứu

Tác giả luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thông điệpkhởi nghiệp sáng tạo; khảo sát thực trạng nội dung và hình thức truyền tảithông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên 2 báo trong 1 năm(2019) Đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả thông điệp khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên 2 báotrong thời gian tới

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanhniên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi (bao gồm báo in và báo điện tử)

12-5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứucông cụ cơ bản, như: Phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu thứcấp và khảo sát thực tiễn

Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích nội dung trong 639 tin, bài

viết về đề tài khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 256 tin, bài đăng trên BáoĐồng Khởi và có 383 tin, bài đăng trên Báo Cần Thơ Qua đó, nghiên cứucách truyền tải, thể hiện thông điệp khởi nghiệp sáng tạo ở các khía cạnh,như: Các chủ đề, cách mô tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng trên hai tờ báo Vềmặt định lượng, tác giả phân tích nội dung bằng cách lập bảng mã (codebook)nhằm khảo sát tần suất xuất hiện thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo trên cácbài viết trong thời gian khảo sát

Phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Tác giả nghiên cứu các văn bản của

Đảng, Nhà nước và các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, bao gồm cáctài liệu về truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và khởi nghiệp sángtạo, thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo

Trang 9

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vấn 7 người thuộc các

nhóm đối tượng sau:

Nhóm 1: Phỏng vấn thành viên Ban Biên tập 2 báo

Nhóm 2: Phỏng vấn PV phụ trách lĩnh vực khởi nghiệp (mỗi tờ báokhảo sát, phỏng vấn 1 PV)

Nhóm 3: Phỏng vấn 2 startup và 1 cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn đánh giá hiệu quả công tác truyền thông của báo chí, đặc biệt

là ở lĩnh vực khởi nghiệp trong thanh niên Kết quả nghiên cứu góp phần đưa

ra những góc nhìn mới, đa diện và những yêu cầu đặt ra trong vấn đề thôngtin về vấn đề khởi nghiệp sáng tạo của người làm báo

7 Bố cục của luận văn

Để giải quyết đề tài luận văn “Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi”, ngoài phần mở đầu nêu lý

Trang 10

do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, mục tiêu và nộidung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,

ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn có 3 chương, gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanhniên trên báo chí

Chương 2: Thực trạng thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanhniên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thông điệp vềkhởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi

Trang 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG

TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CHÍ 1.1 Truyền thông và thông điệp truyền thông trên báo chí

1.1.1 Truyền thông

Khái niệm truyền thông: Truyền thông theo tiếng Anh là

“Communication”, nghĩa là sự truyền đạt thông tin, thông báo, giao tiếp, traođổi, liên lạc Thuật ngữ “truyền thông” có nguồn gốc từ tiếng Latin là

“Communis” với nghĩa là “làm cho phổ biến, công cộng” Nội hàm của nó lànội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhaugiữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội Nhờ truyền thông,giao tiếp con người tự nhiên trở thành con người xã hội

Hiện nay, trên thế giới, tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, các họcgiả đã đưa rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông Ordway Tead

(1959) nhận định: “Truyền thông là sự tổng hợp của thông tin đưa đi và nhận lại về kiến thức kinh nghiệm nào đó nhằm thay đổi thái độ, kiến thức và kỹ năng, kéo theo đó là sự thay đổi về hành vi Nó gồm những nỗ lực lắng nghe của các bên tham gia, sự giám sát liên tục các vấn đề của người giao tiếp và

sự trao đổi nhạy bén các quan điểm cá nhân nhằm đạt đến mức độ cao hơn của sự hiểu biết chung và đạt được những mục tiêu chung” [3; tr.15].

Theo Gerald Miler (1966), “Truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ” [3; tr.15] Còn theo Keith Davis (1967): “Truyền thông là quá trình truyền thông tin và sự hiểu biết từ người này sang người khác [3; tr.16].

Hai tác giả William Newman và Charles Summer (1977) đưa ra khái

niệm truyền thông là sự trao đổi các ý tưởng, sự việc, quan điểm hay cảm xúc của hai hoặc nhiều người [3; tr.16] Rodriques (1992) đã đưa ra nhận định

Trang 12

truyền thông có thể được định nghĩa là một sự trao đổi và sự sao chép chính xác những suy nghĩ, cảm xúc, sự việc, niềm tin và ý tưởng giữa các cá nhân thông qua một hệ thống các biểu tượng chung nhằm tạo ra những thay đổi trong hành vi [3; tr.16].

Theo tác giả Dương Xuân Sơn, “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức” [40, tr.9] Ở định

nghĩa này, tác giả lưu ý đến hai khía cạnh:

Thứ nhất, truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là

một việc làm nhất thời, mà là quá trình mang tính liên tục Đây là quá trìnhtrao đổi hoặc chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ cómột bên cho và một bên nhận mà cả hai bên đều cho và nhận

Thứ hai, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này

cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông Cuối cùng,truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu khôngmỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa

Còn theo tác giả Tạ Ngọc Tấn: “Truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [42, tr.8] Quá trình truyền thông là quá trình hai chiều, người

khởi xướng (nguồn) và người tiếp nhận đều phải tham gia vào trong hoạtđộng truyền thông

Người làm truyền thông không thể xem cái mình biết là cái cuối cùng,

mà còn phải chú ý tới phản ứng và sự trả lời của người tiếp nhận

Mô hình truyền thông: Mô hình truyền thông là những bản vẽ, bảng,

biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng được sử dụng để biểu đạt những ýkiến phức tạp dưới dạng đồ họa, từ đó cho phép chúng ta nhìn nhận sâu sắchơn, ở nhiều góc độ đa dạng hơn về một khái niệm rất phức tạp: truyền thông

Trang 13

Hiệu quả của truyền thông là những vận động xã hội được hình thành dưới tácđộng của truyền thông, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở vềnguồn phát Hiệu quả có nhiều tầng nấc:

- Hiệu quả tiềm năng: có khả năng mang lại hiệu quả nào đó từ chấtlượng thông tin

- Hiệu quả tiếp nhận: xem dung lượng nội dung thông tin tiếp nhận nhưmột hiệu quả truyền thông

- Hiệu quả nhận thức: sự thay đổi về quan điểm, tình cảm, thái độ và xãhội dưới tác động của truyền thông, còn được coi là hiệu ứng xã hội củatruyền thông

- Hiệu quả thực tế: những biến đổi trên thực tế của con người, xã hộidưới tác động của truyền thông, còn được coi là hiệu ứng xã hội của truyềnthông

Quá trình truyền thông gồm những yếu tố cơ bản, như: Chủ thể truyềnthông, Thông điệp, Phương tiện truyền thông, Người nhận, Hiệu quả vàNhiễu Quá trình này được thể hiện trong mô hình truyền thông 2 chiều củaShannon và Weaver năm 1948

Trang 14

Hình 1.1 Sơ đồ truyền thông 2 chiều của Shannon và Weaver năm 1948

Trong đó:

Chủ thể truyền thông (hay nguồn hoặc đầu phát) là yếu tố thông tin

tiềm năng và khởi xướng thực hiện truyền thông, có thể đó là cá nhân nói,viết, vẽ hoặc làm động tác… Bên cạnh đó, chủ thể truyền thông cũng có thể làmột nhóm người hoặc một tổ chức truyền thông như Đài phát thanh truyềnhình, một tờ báo hay rạp chiếu phim Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệuquả của quá trình truyền thông

Thông điệp (nội dung): là nội dung thông tin được trao đổi, chia sẻ từ

nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Có thể bằng tín hiệu, mã số, lời nói, cửchỉ, thái độ, chữ viết hoặc bất cứ tín hiệu nào mà con người có thể hiểu được

và trình bày một cách có nghĩa Nói cách khác, thông điệp được diễn tả bằngngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận có thể hiểu được

Phương tiện truyền thông (kênh): là khả năng vận dụng các phương

tiện có sẵn nhằm truyền tải thông điệp từ đầu phát đến người tiếp nhận hoặc

từ nơi này đến nơi khác Có rất nhiều phương tiện truyền thông được sử dụnghiện nay, như: báo in, truyền hình, radio, internet và mạng xã hội

Trang 15

Người nhận (công chúng): là độc giả, khán thính giả đại chúng, là đối

tượng các phương tiện truyền thông muốn tiếp cận Đây là yếu tố cuối cùngtrong quá trình truyền thông, cũng là khâu cuối cùng quyết định kết quả, biếnmục đích truyền thông từ khả năng thành hiện thực Đó là việc tạo ra thay đổi

về nhận thức, dẫn tới thay đổi về hành vi của người tiếp nhận, phù hợp vớiqui mô, tính chất và khuynh hướng của thông điệp

Phản hồi: mỗi thông điệp có thể được hiểu và chấp nhận ở các mức độ

khác nhau tùy theo kiến thức, thái độ của người tiếp nhận, đồng thời tùy thuộcvào người cung cấp thông điệp

Mã hóa: là quá trình biến suy nghĩ được truyền tải trong thông điệp.

Chủ thể truyền thông xác định cách người nhận sẽ nhận thông điệp và điềuchỉnh sao cho thông điệp được hiểu theo cách họ muốn

Giải mã: người tiếp nhận thông điệp và giải thích thông điệp cho chính

họ Cách giải mã thông điệp có thể khác nhau ở mỗi người nhận thông điệp,hay nói cách khác, một thông điệp có thể được giải mã khác nhau ở nhữngngười nhận khác nhau

Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trong quá trình

truyền thông (ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…), dẫnđến tình trạng thông tin, thông điệp bị hiểu sai Nhiễu ảnh hưởng đến toàn bộquá trình truyền thông Thông điệp càng qua nhiều khâu chuyển tiếp thì càng

có nguy cơ chịu ảnh hưởng của các yếu tố nhiễu

Mô hình này cho thấy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thểtruyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyềnthông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp.Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ mô hình truyền thông của Lasswell,

mô hình Shannon và Weaver còn bổ sung thêm yếu tố “nhiễu” có thể gây ảnhhưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thông điệp hay làm giảm khả năngtiếp nhận thông điệp của người nhận Ở mô hình hai chiều, công chúng tiếp

Trang 16

nhận đóng vai trò quyết định trong quá trình truyền thông Sự quyết định củacông chúng không chỉ dừng ở việc tự do lựa chọn kênh truyền thông, tự dođón nhận thông điệp, mà công chúng còn tham gia trực tiếp (nếu họ muốn),trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông Lúc này, bản thân côngchúng trở thành một nguồn phát thông điệp Trong mô hình này, sự áp đặt chủquan của chủ thể thông điệp có ý nghĩa rất ít đối với quy trình truyền thông.

Với mô hình truyền thông đã trình bày, chúng tôi xác định vị trí củanghiên cứu trong mô hình này chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố thông điệp(phân tích thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên)

Môi trường truyền thông: Mọi quy trình truyền thông đều diễn ra

trong những môi trường cụ thể Môi trường truyền thông có vai trò tác độngđến năng lực và hiệu quả truyền thông, do đó việc nắm bắt, làm chủ và chiphối môi trường truyền thông nhằm tạo được hiệu quả cao là một công việccần thiết

Môi trường truyền thông bao gồm hai loại yếu tố chính, gồm các yếu tốmôi trường tự nhiên - kỹ thuật và các yếu tố môi trường tâm lý - xã hội

Các yếu tố môi trường tự nhiên - kỹ thuật, như: địa hình, quang cảnh,môi trường xunh quanh, phương tiện kỹ thuật truyền dẫn… bảo đảm chothông điệp được truyền đến đối tượng một cách đầy đủ và trọn vẹn

Các yếu tố môi trường tâm lý - xã hội, như: sự hưng phấn, cường độcủa sự chú ý, sự nhiệt tình tham gia, tâm trạng, tâm lý… có ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng truyền thông Do đó, nhà truyền thông cần cố gắng làmchủ môi trường truyền thông, trước hết cần tập trung chuẩn bị nội dung thôngđiệp cho phù hợp với nhóm công chúng đối tượng

“Trong truyền thông, một trong những nguyên lý quan trọng là sự tương tác giữa chủ thể - khách thể càng nhiều bao nhiêu, càng bình đẳng bao

Trang 17

nhiêu và sự tham gia của đối tượng truyền thông càng tích cực bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao bấy nhiêu” [8, tr.42].

Chu trình truyền thông: Một chu trình truyền thông được thực hiện

trọn vẹn, hiệu quả, người làm truyền thông cần chú ý thực hiện tốt 5 bước và

1 khâu:

Bước 1: Nghiên cứu ban đầu về công chúng - nhóm đối tượng

Bước 2: Thiết kế thông điệp

Bước 3: Lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp

Bước 4: Thực hiện chiến dịch truyền thông

Bước 5: Nghiên cứu phản hồi

Chu trình truyền thông bao gồm năm bước công việc cơ bản, phải đượcqua khâu giám sát, đánh giá và động viên Qua đó, giúp nhà quản lý biết đượctiến độ và kết quả đạt được qua từng khâu cũng như toàn bộ chu trình truyềnthông

Hình 1.2 Sơ đồ miêu tả chu trình truyền thông

Trang 18

Mỗi thông điệp truyền thông được phát trên kênh truyền đến người tiếpnhận là một quá trình chuyển từ thông tin tiềm năng sang thông tin hiện thực.

Vì thế, hiệu quả của hoạt động báo chí cần được xem xét từ quan điểm thôngtin, thể hiện mối quan hệ giữa thông tin tiềm năng và thông tin hiện thực

1.1.2 Thông điệp truyền thông trên báo chí

Khái niệm thông điệp

“Thông điệp là một hình thức truyền thông có chủ đích để đưa thông tin đã được trù tính đến với đối tượng khán giả định sẵn” [10, tr.122] Các

thông điệp này có thể dùng để đưa vấn đề này vào đúng ngữ cảnh, tạo dựng

sự nhận biết về thương hiệu, kiểm soát hình ảnh, tác động đến quan điểmhoặc phát triển quan hệ khách hàng

Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng định nghĩa: “Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật… được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải

mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp” [8, tr.13] Như vậy, thông điệp

là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể Hệ thống ký hiệunày là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác, hệ thống ký hiệu ấyphải được giải mã bởi đầu nhận Trong truyền thông, thông điệp được hiểu làmột phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức dành cho một nhómđối tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịchtruyền thông

Phân loại thông điệp

Trang 19

Tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson trong cuốn “Khi bạn trở thành tâm điểm của truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông”, đã phân loại

thông điệp truyền thông gồm 7 loại, gồm:

- Thông điệp tin trong cuộc: Thông điệp này phải được đưa ra từ gócnhìn của bạn chứ không phải của người khác; đồng thời, thông điệp phải đivào trọng tâm của sự việc và cung cấp được thông tin, góc nhìn hoặc cảm xúc

mà bạn muốn người ta có được khi nghe tin hoặc xem tin

Thông điệp lược thuật: Các bản tin thường trích dẫn khoảng 3 câu nói

từ người phát ngôn; thông điệp thường cô đọng nhưng thể hiện được các ýchính của sự việc

Thông điệp đối tác: Thông điệp này xác định được tác động của bản tinđối với người khác, cụ thể là thông tin này có ý nghĩa, thú vị và hữu ích rasao? Thông điệp đó tác động đến cuộc sống người khác như thế nào

Thông điệp dữ liệu: Thông điệp này là những con số, dữ liệu thống kê,ngày tháng và tỉ lệ phần trăm Dữ liệu có tác dụng thuyết phục mọi ngườinhìn một vấn đề cụ thể theo góc độc khác; nhìn nhận một vấn đề chính xác,không thiên vị

Thông điệp sắc thái: Thông điệp loại này được soạn ra nhằm làm rõthông điệp dữ liệu, nó mang nội dung diễn dịch các số liệu và bày tỏ sự quanngại với những ai đang chịu sự tác động Ngoài ra, thông điệp sắc thái còn đểliên kết số liệu với các giá trị và giúp minh họa các khái niệm phức tạp hoặc

xa lạ Tác giả chia thông điệp sắc thái thành bốn loại, gồm:

Thông điệp sắc thái ngữ cảnh: Diễn dịch và giải thích ý nghĩa của sốliệu

Thông điệp sắc thái quan ngại: Bộc lộ cho mọi người biết sự quan tâmcủa bạn

Trang 20

Thông điệp sắc thái tuyệt đối nhằm đáp lại lời công kích mạnh mẽ hoặc

cơ bản như sau:

- Thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch truyền thông hướngtới

- Thông điệp cụ thể (có thể gọi là thông điệp bộ phận) là thông điệp cấuthành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông

- Thông điệp tài liệu là loại thông điệp ẩn chứa trong các tài liệu, dữliệu… loại thông điệp này dễ nhận biết vì nó biểu hiện cụ thể, có thể nhìnthấy bằng trực quan

- Thông điệp ẩn là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tíchcực, năng lực trừu tượng hóa, cảm nhận tinh tế và thậm chí sự liên tưởng vớinhững vấn đề kinh tế, văn hóa- xã hội đã và đang đặt ra

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xem xét tập trung khảo sát và phântích thông điệp tài liệu trên Báo Cần Thơ và Báo Đồng Khởi

Các yếu tố tạo nên thông điệp truyền thông hiệu quả

Trong thực tế, tùy theo điều kiện hình thành và phát triển lịch sử - vănhóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng hay nhóm công chúng - nhóm đối tượng,

có sắc thái nhận thức khác nhau về lý trí và tình cảm khác Vì vậy, nhiệm vụcủa truyền thông báo chí là phải nghiên cứu nắm bắt đặc thù tâm lý tiếp nhậncủa từng nhóm đối tượng cụ thể nhằm thiết kế thông điệp phù hợp Trong

cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [8], tác giả Nguyễn Văn

Dững và Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng thông điệp có thể tác động đến đối tượng

Trang 21

tiếp nhận dù thông qua con đường tình cảm hay lý trí nhưng cuối cùng cũngphải tác động được tới quá trình nhận thức - lý trí, khi đó cơ sở nhận thức củahành vi mới mang tính bền vững.

Dựa vào tác động của nhận thức, hai tác giả chia ra 5 giai đoạn củathông điệp:

- Làm cho nhóm đối tượng nhận biết thông điệp

- Nhóm đối tượng nhận thức, hiểu biết thông điệp

- Nhóm đối tượng chấp nhận thông điệp

- Làm cho đối tượng tin tưởng thông điệp

- Đối tượng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp

Hai tác giả cũng đã nêu các luận điểm thiết kế thông điệp nhằm vàonhận thức lý trí và tình cảm Theo đó, một thông điệp nhằm vào nhận thức lýtrí cần chú ý tính logic của lập luận; những luận điểm, luận cứ, luận chứngphải rõ ràng Bên cạnh đó, ngôn ngữ, các khái niệm phải chuẩn xác; các dữliệu chứng minh phải xác thực và thuyết phục Bố cục thông điệp rành mạch,

rõ ràng nhằm giúp đối tượng tiếp nhận dễ tiếp thu Còn thông điệp nhằm vàotình cảm thì cần chú trọng đến tình huống, hoàn cảnh, ngoại cảnh truyềnthông; lời lẽ, ngôn từ và cách thức diễn đạt gần gũi, thân thuộc, phù hợp vớitừng nhóm đối tượng

Trong hoạt động báo chí - truyền thông, hình thức thể loại phù hợp vớinhóm công chúng đối tượng và vấn đề thông tin cũng cần được chú ý Điểnhình như với nhóm công chúng là giới trẻ, hình thức thể loại, sự sáng tạo, linhhoạt trong truyền tải thông điệp khá quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lýtiếp nhận, nhận thức của thanh niên Đối với nhóm công chúng này cần thiết

kế thông điệp linh hoạt, hấp dẫn, ngắn gọn và dễ hiểu nhằm giúp nhóm đốitượng hướng đến dễ tiếp nhận

Trang 22

Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đưa ra những yêu cầu tối thiểu của thôngđiệp trong truyền thông cá nhân có hiệu quả là:

Nội dung thông điệp phải rõ ràng, cụ thể và chính xác Nghĩa là thôngđiệp phải thật cụ thể, không nên nêu chung chung hoặc lý thuyết suông, mơ

hồ, mà cần phản ánh đúng vấn đề, đảm bảo nguồn tin và nội dung thông tinchính xác

Nội dung thông điệp phải liên quan đến nhu cầu của đối tượng Cụ thể

là thông điệp phải thu hút sự quan tâm của đối tượng tiếp nhận vì nội dungthông điệp gần gũi với những mong đợi, nhu cầu thường trực của họ Đồngthời, phải thỏa mãn nhu cầu thiết thực của nhóm đối tượng (ví dụ nhu cầu về

cơ hội học tập, hỗ trợ khởi nghiệp; tình yêu - tình bạn của thanh niên…); phảigóp phần hình thành nhu cầu cho đối tượng (ví dụ, sau khi được tư vấn, phụ

nữ có nhu cầu khẳng định vị trí bình đẳng giới trong gia đình, cộng đồng)

Tạo ra sự tin cậy và tin tưởng cho người phát thông điệp Nghĩa là nộidung thông điệp phải nhất quán, có cơ sở vững chắc cả về logic lập luận vàtình cảm; có nguồn tin đáng tin cậy để người tiếp nhận thông tin tin tưởng vàonguồn phát thông điệp

Tạo sự trao đổi các thông điệp trong truyền thông cá nhân Hiểu mộtcách đơn giản thông điệp chính là “tin” - tức là cái để nói - thì “tin” phải lànhững điều mà người này nói ra trong khi người kia chưa biết hoặc đang cầnbiết Vì vậy, thông điệp đưa ra phải mang nội dung thăm dò, khơi gợi nhu cầu

về “tin” để đưa ra các thông điệp tiếp theo, cũng như gợi ý để được nhận cácthông điệp có ích cho mình

Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản”

[8], đã nêu ra 6 yêu cầu của thông điệp là:

Thứ nhất, thông điệp phải phù hợp công chúng - nhóm đối tượng và thể

hiện rõ mục tiêu của chiến dịch truyền thông Điểm quan trọng nhất là sự hài

Trang 23

hòa giữa mục tiêu của chủ thể chuyển tải thông điệp đến công chúng và thôngđiệp có đáp ứng nhu cầu, mong đợi của công chúng - nhóm đối tượng haykhông Vì vậy, trước khi xây dựng thông điệp cần tiến hành nghiên cứu nhómđối tượng.

Đối với công chúng - nhóm đối tượng, thông điệp cần tập trung hướngtới sự thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ của họ đối với vấn đề truyềnthông Sự thay đổi này thường thể hiện qua các cấp độ: chấp nhận, hưởngứng, tán thành và tin tưởng thông điệp Từ đó dẫn đến sự thay đổi nhận thức,thái độ và hành vi phù hợp với mục đích chiến dịch truyền thông cho thôngđiệp nêu ra

Đối với người làm truyền thông, thông điệp hướng tới việc nâng caonhận thức và hiểu biết, hình thành ý chí quyết tâm và phương pháp, kỹ năng

để thực hiện có hiệu quả chiến dịch truyền thông

Thứ hai, thông điệp phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc đối vớitất cả các thông điệp

Thứ ba, thông điệp phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa - xã hội, quy

tắc và giá trị xã hội Nếu thông điệp sai lệch về những chuẩn mực văn hóa củadân tộc hoặc không phù hợp với nhóm đối tượng hướng đến, có thể gây hệquả ngoài ý muốn, tạo sự hiểu nhầm về ý nghĩa của thông điệp mà chủ thểmuốn chuyển tải

Thứ tư, thông điệp phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng và thể hiện lợi

ích của công chúng - nhóm đối tượng Do đó, cần là thế nào để nhóm đốitượng biết được rằng, thực hiện theo thông điệp thì họ có lợi ích

Thứ năm, thông điệp phải phù hợp với các kênh truyền thông Do thông

điệp có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với tâm lý của nhóm đối tượng và bốicảnh giao tiếp Kênh truyền thông này đòi hỏi khả năng nắm bắt trực tiếp tâm

Trang 24

lý, tâm trạng, thái độ của đối tượng tác động để điều chỉnh thông điệp cho phùhợp.

Đối với báo in và các ấn phẩm in ấn, thông điệp chú ý tính chặt chẽ,logic và gợi cảm thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, màu sắc…nhằm khơi gợi tình cảm và hướng mạnh vào nhận thức, lý trí của nhóm đốitượng Đối với phát thanh thì chất liệu chính là lời nói, tiếng động và âm nhạc

để tái hiện bức tranh hiện thực sinh động Đối với truyền hình, thế mạnh vượttrội nhờ sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh (tĩnh và động) tạo nên cảmgiác tiếp xúc trực tiếp Tuy nhiên, việc sản xuất thông điệp phải tiến hànhcông phu, tốn kém hơn

Thứ sáu, thông điệp phải ngắn gọn, hàm súc, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu

và dễ làm theo

Sau khi xác định được mục tiêu, đối tượng, thông điệp phải được thiết

kế ngay khi lập kế hoạch Các sản phẩm truyền thông được sản xuất dựa vàothông điệp chính Trong lĩnh vực truyền thông, thông điệp chính là một phátngôn hoàn chỉnh dành cho một nhóm đối tượng cụ thể, trong một hoàn cảnhnhất định nhằm đạt tới mục tiêu thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đốitượng Trong trường hợp này, thông điệp chính là cơ sở để xây dựng thôngđiệp cụ thể Một thông điệp đạt hiệu quả cần phải rõ ràng, dễ nhớ, chính xác,thích hợp và thúc đẩy hành động, đồng thời thúc đẩy sự tham gia chuyển tảithông điệp theo cơ chế lan tỏa thông tin

Một thông điệp truyền đạt tốt phải thu hút trí tuệ và cảm xúc của ngườitiếp nhận và cần được liên kết với phong cách và hình ảnh tổ chức; có liên hệvới cuộc sống, đặc biệt là lợi ích của người tiếp nhận thông tin; chỉ hướng vàomột vấn đề hoặc một nét đặc trưng chính Bên cạnh đó, thông điệp phải có sựkhác biệt so với các thông điệp khác và làm cho người tiếp nhận thông tin tintưởng những thông điệp và những thông tin qua việc đơn giản, trực tiếp vàđáng tin cậy

Trang 25

Trong cuốn sách “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [8], hai

tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng đã nêu rõ quá trình sản xuất,thiết kế thông điệp Theo đó, để thiết kế thông điệp phù hợp, cần hiểu côngchúng truyền thông, nhất là hiểu được những mong đợi, tâm tư, nhu cầu,nguyện vọng của họ; không được áp đặt chủ quan hoặc duy ý chí; không được

ra lệnh mà chỉ thuyết phục Cụ thể, thiết kế thông điệp cần có 2 bước:

Bước 1: Thử nghiệm thông điệp Thông điệp được thiết kế xong, cầncho tiếp xúc với nhóm nhỏ và thu nhận phản hồi về tính chính xác, khả năngnhận biết, năng lực thuyết phục, kêu gọi… để có thể hoàn thiện thông điệp vềnội dung và hình thức Quá trình thử nghiệm thông điệp cần chú ý trả lời đượcnhững câu hỏi sau:

- Công chúng có thích thông điệp không?

- Thông điệp có phù hợp với tâm lý, tâm trạng của công chúng không?

- Những yêu cầu của thông điệp có vừa phải không, có cao quá không?

- Khả năng kêu gọi hành động của thông điệp có rõ ràng, mạnh mẽkhông?

- Thông điệp có sức hút không?

Bước 2: Hoàn thiện thông điệp cả về nội dung và hình thức, kiểm tracác điều kiện chuẩn bị sản xuất thông điệp

Thiết kế thông điệp là sự thể hiện rõ nhất năng lực nắm bắt nhóm đốitượng và bao quát mục tiêu chiến dịch truyền thông Đây vừa là khoa học,vừa là nghệ thuật, đòi hỏi năng lực sáng tạo và yếu tố năng khiếu, sự tinh tế

và khả năng thuyết phục của nhà truyền thông

1.2 Khởi nghiệp sáng tạo

1.2.1 Khái niệm

Trang 26

Định nghĩa về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo được nhiều nhànghiên cứu đưa ra với những quan điểm khác nhau Đến đầu thế kỷ 20, địnhnghĩa khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo đã hoàn thiện và được diễn đạt làquá trình tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là ngườisáng lập nên doanh nghiệp đó Để phân biệt “khởi nghiệp” với hoạt động “lậpnghiệp thông thường”, khái niệm khởi nghiệp được gắn với đặc thù là dựatrên sáng tạo, vì vậy thường dùng khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo”.

Tác giả Steve Blank định nghĩa: “Startup là doanh nghiệp hoặc một tổ chức tạm thời, được thiết kế để tìm ra một mô hình hoạt động có thể lặp lại hoặc mở rộng nhanh chóng” [34] Mục tiêu ban đầu của mô hình kinh doanh

ban đầu của các startup có thể là doanh thu, lợi nhuận, đồng thời hầu hết cácstartup có thể thay đổi mô hình kinh doanh của họ nhiều lần

Graham thì cho rằng “Startup là một doanh nghiệp được thành lập để

mở rộng nhanh chóng ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, điều này tạo nên sự khác biệt giữa khởi nghiệp và các hình thức kinh doanh khác” [38].

Còn theo Ripsas và Troger (2014), “Startup là một doanh nghiệp được thành lập dưới 10 năm, trong đó ứng dụng một mô hình mới hoặc sử dụng các công nghệ tiên tiến, cũng như duy trì sự tăng trưởng nhanh chóng và gia tăng đáng kể cả về doanh thu lẫn nhân viên” [38]

Khởi nghiệp với cách hiểu truyền thống là bắt đầu một sự nghiệp,không phân biệt đó là làm thuê, hay tự làm Việc tạo ra một hộ kinh doanhhoặc một doanh nghiệp hay một nghề nghiệp nào đó đều có thể gọi là khởinghiệp Trong khi khởi nghiệp sáng tạo (startup) lại có nghĩa khác Nói mộtcách khác, khởi nghiệp sáng tạo thì yếu tố sáng tạo là quan trọng số một Việctìm kiếm những giá trị mới, mô hình mới, sự xuất hiện của các nhà đầu tư làhoàn toàn có thể dễ hiểu bởi nhà đầu tư cũng có nhu cầu tìm kiếm những thịtrường mới, mô hình mới để mức tăng trưởng nhanh và bền vững

Trang 27

Còn theo sáng lập viên KAT Media nêu định nghĩa “Startup là một doanh nghiệp mới thành lập, đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo, đồng thời có khả năng tăng trưởng nhanh vũ bão về quy mô” [14, tr.25] Tác giả

này cho rằng startup là cái tư duy chứ không phải khái niệm bởi yếu tố tạonên một startup phải dựa trên ứng dụng công nghệ và khả năng nhân rộngnhanh trên thị trường Nguồn gốc bắt đầu manh nha từ đợt bong bóng cáccông ty công nghệ tại Mỹ những năm 1990, khi những ứng dụng công nghệ, ýtưởng mới xuất hiện, giá trị tiềm năng bị thổi phồng như bong bóng Bởi vậy,nhiều người nghĩ startup thường là doanh nghiệp về công nghệ, tuy nhiên mộtdoanh nghiệp ở bất cứ lĩnh vực gì mà phát triển được công nghệ đột phá thìvẫn là startup

Ở Việt Nam, khái niệm khởi nghiệp sáng tạo lần đầu được nhắc đến lầnđầu tiên trong văn bản pháp lý là Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cóhiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 Theo đó, tại Khoản 2, Điều 3 nêu rõ:Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừađược thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, côngnghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng cao

Các định nghĩa trên cho thấy các khái niệm về khởi nghiệp sáng tạongày càng toàn diện hơn Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng những địnhnghĩa này vẫn bỏ qua một nhóm đối tượng là người kinh doanh cá thể, hộkinh doanh không lập doanh nghiệp, vốn là nét đặc trưng trong nền kinh tế -

xã hội của Việt Nam Căn cứ vào những phân tích và thực tiễn ở nước ta,VCCI định nghĩa: Các startup không chỉ là các doanh nghiệp mà còn có các

dự án kinh doanh xuất phát từ ý tưởng sáng tạo, đó có thể là bất kỳ lĩnh vựcnào, ở bất kỳ đâu

Như vậy, theo cách hiểu chung, nếu dựa trên tiêu chí ý nghĩa của “từ”thuật ngữ “khởi nghiệp” và “sáng tạo” thì việc “khởi nghiệp sáng tạo” là bất

Trang 28

kỳ một người nào, một tổ chức nào có bất kỳ một hoạt động nào tạo ra bất cứcái gì đồng thời có tính mới và tính hữu ích (trong phạm vi áp dụng cụ thể),dùng hoạt động sáng tạo cụ thể để phát triển nghề nghiệp (lĩnh vực/mô hình)

cụ thể nào đó

Điểm khác biệt của khái niệm này là VCCI mở rộng thêm nội hàm khởinghiệp sáng tạo không nhất thiết phải là những cá nhân hay doanh nghiệp bắtđầu khởi sự mới có thể khởi nghiệp sáng tạo mà người ta có thể sáng tạo từnền tảng cái đang có, cái hiện hữu đang hoạt động, tồn tại và phát triển bìnhthường nhưng trong quá trình lao động sáng tạo họ có thể hình thành lên mộtphương pháp làm mới, kỹ thuật mới, cách tiếp cận mới

1.2.2 Thanh niên

Theo Luật Thanh niên năm năm 2016, thanh niên là công dân ViệtNam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Đối với thanh niên tham gia sinh hoạt Đoàn-Hội có thể mở rộng đến độ 35 tuổi Đây cũng là đối tượng nhận được hỗ trợ

về các chính sách khởi nghiệp do tổ chức Đoàn-Hội giới thiệu

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước hiện

có 24 triệu thanh niên (chiếm khoảng 44% lực lượng lao động), nhưng tỷ lệthất nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi chiếm 51,3% tổng số thất nghiệp.Nguyên nhân chính là chất lượng đào tạo chưa phù hợp, thiếu định hướngnghề nghiệp Do vậy, cần thiết phải chỉ ra những hạn chế ảnh hưởng tới dựđịnh khởi nghiệp để góp phần thiết lập các chương trình truyền thông nhằmphát triển khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

1.3 Vai trò báo chí trong việc chuyển tải thông điệp khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên

Điều quan trọng đối với một startup là xây dựng nên những mạng lướithông tin, con người để khi cần tìm một nội dung bất kỳ, doanh nghiệp biếtmình cần tìm đến ai và làm việc như thế nào Ngay từ giai đoạn lên ý tưởng,

Trang 29

các bạn trẻ, những doanh nhân tương lai sẽ được truyền cảm hứng thông quanhững sự kiện có sự hỗ trợ của báo chí, truyền thông sẽ mang tính truyền cảmhứng khởi nghiệp Hay nhưng những sự kiện kết nối, hướng dẫn thuyết trình,gặp gỡ nhà đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng với doanh nghiệp khởinghiệp.

Báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

là diễn đàn của Nhân dân, vì vậy đây là kênh hữu hiệu trong việc cung cấpcác thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với phong trào khởinghiệp sáng tạo Báo chí cung cấp thông tin đầy đủ, từ những thông tin vềchính sách hỗ trợ, định hướng các lĩnh vực khởi nghiệp mà địa phương đangkhuyến khích và có thế mạnh Trong quá trình khởi nghiệp, các startup khôngchỉ quan tâm đến các sản phẩm khởi nghiệp, mà còn quan tâm đến những vấn

đề khác như: cơ chế, chính sách, tìm kiếm nguồn vốn vay, tìm kiếm nhà đầu

tư Và báo chí hoàn toàn có thể giúp đỡ các startup trong giai đoạn này bằngcách thông tin về các chủ trương, chính sách, cơ chế của Nhà nước, địaphương dành cho khởi nghiệp hay tổ chức diễn đàn cho các quỹ đầu tư, nhàđầu tư liên kết với các startup để giúp đỡ họ về nguồn vốn cũng như cácchuyên môn khác

Báo chí có thể tổ chức một chiến dịch truyền thông về cá nhân hay sảnphẩm khởi nghiệp Ví dụ, một startup tạo ra sản phẩm chuẩn, đáp ứng đượcyêu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng, chắc chắn họ cũng đangmuốn truyền thông, quảng bá sản phẩm của mình Báo chí có thể thông tin vềstartup ở giai đoạn này, đi kèm với các sản phẩm khởi nghiệp thì sẽ tạo đượcđộng lực cho startup đó và phát huy hiệu quả tuyên truyền trong quảng cáosản phẩm, giúp đỡ startup phát triển

Báo chí với chức năng và nhiệm vụ của mình, báo chí đã phát huy vaitrò của mình trong định hướng phát triển tư duy làm giàu cho thanh niên,

Trang 30

thông qua việc định hướng giới trẻ đi đúng hướng, hun đúc tinh thần vươn lênlàm giàu chính đáng, góp phần xây dựng quê hương đất nước Báo chí khôngchỉ phản ánh về những startup thành công, mà còn khắc họa vai trò của người

“truyền lửa” Đó là những doanh nhân thành đạt, họ không chỉ thực hiện sứmệnh dẫn đường, truyền cảm hứng, mà còn đóng vai trò khai sáng cho nhữngbạn trẻ khởi nghiệp, nhờ những trải nghiệm trên thị trường họ đã có

Với thế mạnh của mình, báo chí có vai trò có quan trọng trong việc đưatin đa chiều về những điển hình mới; tìm tòi, phát triển các ý tưởng khởinghiệp sáng tạo có hiệu ứng tốt trong xã hội hoặc các dự án khởi nghiệp đượckhẳng định trong các cuộc thi hay bước đầu có hiệu quả trong thực tế Khôngchỉ cổ vũ, mà báo chí còn phân tích cả những mặt trái ngược, mặt tiêu cực, đểmọi người có cái nhìn toàn diện hơn thực trạng khởi nghiệp tại nước ta.Thông qua báo chí, nhà báo phản ánh những khó khăn, rào cản, nguyên nhânthất bại của những startup, từ đó kiến nghị nhà quản lý đưa ra hoặc điều chỉnhchính sách hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Trong quá trình khởi nghiệp, dù ở giai đoạn nào (từ lên ý tưởng, pháttriển sản phẩm đến giai đoạn tang trưởng), báo chí thực sự là kênh hữu hiệu

để các startup kết nối với các nhà đầu tư, mạng lưới khởi nghiệp ở các địaphương, đồng thời tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm Tuynhiên, việc tuyên truyền, thông tin về khởi nghiệp hiện nay vẫn còn lẻ tẻ vàtản mạn Nếu hiểu rõ vai trò của báo chí, những người làm truyền thông vềphong trào khởi nghiệp sẽ góp một phần rất lớn thúc đẩy phong trào khởinghiệp phát triển

1.4 Nội dung thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên trên báo chí

Thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo gồm những nội dung chính sau:

Một là, thông điệp về khung chính sách pháp lý, chính sách hỗ trợ là

một trong những nội dung quan trọng được báo chí phản ánh đậm nét Đặc

Trang 31

biệt là Quyết định số 844/QĐTTg, ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án

“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”của Thủ tướng Chính phủ Mục tiêu của đề án là tạo lập môi trường thuận lợi

để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp

có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,

mô hình kinh doanh mới Đối với thanh niên, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án

“Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” Mục tiêu của Đề ánđến năm đến năm 2020 là có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học,học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung họcphổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyênđược tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹnăng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình thanhniên khởi nghiệp, giai đoạn 2016 - 2021 và Đề án “Thanh niên khởi nghiệp”,giai đoạn 2019 - 2022 Đề án tập trung vào 3 nhóm đối tượng thanh niên,gồm: Sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; Thanh niên nông thôn

có nhu cầu khởi nghiệp; Doanh nhân trẻ, thanh niên đô thị, cơ sở sản xuấtkinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh

Thực tế, thanh niên khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếmthông tin về hệ thống pháp lý, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khởinghiệp Những khó khăn về mặt thông tin và kết nối đang ảnh hưởng đến sựphát triển của thanh niên mong muốn khởi nghiệp, cũng như các tổ chức hỗtrợ khởi nghiệp

Hai là, thông điệp về những kiến nghị, giám sát thực hiện các chính

sách khởi nghiệp đối với thanh niên Trong đó, báo chí là kênh liên lạc thườngxuyên nhằm tham vấn, trao đổi, kiến nghị chính sách đối với cơ quan quản lýNhà nước để đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp Hệ thống pháp luật Việt

Trang 32

Nam cũng đã có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về việc hỗ trợ cácdoanh nghiệp khởi nghiệp.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bảnquy phạm pháp luật hỗ trợ DNKN còn hạn chế về số lượng, các quy định về

hỗ trợ DNKN còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu về pháttriển của doanh nghiệp khởi nghiệp

Ba là, thông điệp về truyền cảm hứng tinh thần khởi nghiệp Tinh thần

khởi nghiệp, bản lĩnh doanh nhân góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanhngày một khởi sắc Báo chí góp phần truyền cảm hứng thông qua những tácphẩm viết về những điển hình trong phong trào khởi nghiệp, đó có thể lànhững bạn trẻ đạt giải cao trong các cuộc thi về khởi nghiệp, những doanhnhân trẻ thành đạt hoặc những dự án khởi nghiệp tạo hiệu ứng xã hội tốt Tuynhiên, có một hạn chế là hầu như các phương tiện thông tin đại chúng quá chútrọng đưa tin, bài phản ánh về những điển hình thành công, mà ít có nhữngtin, bài những bạn trẻ thất bại trong khởi nghiệp, trong khi theo các chuyêngia có gần 90% các dự án mới bắt đầu khởi nghiệp sẽ gặp thất bại, chỉ có 10%

là có thể thành công

Bốn là, thông điệp về tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức và kỹ

năng khởi nghiệp cho thanh niên Các hoạt động khởi nghiệp ở nước ta được

tổ chức và duy trì hơn 10 năm qua Tuy nhiên, các chương trình khởi nghiệpmới chỉ tập trung vào một số hoạt động, như: khởi sự kinh doanh, khởi nghiệpđổi mới sáng tạo và tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm Thực tế chothấy nếu hiểu đúng vể khởi nghiệp cũng giúp mỗi thanh niên sẽ có lựa chọnđúng ý tưởng và mô hình kinh doanh để thực hiện đam mê, hoài bão của mình

mà không bị ảo tưởng và xa rời thực tế

Năm là, thông điệp về ứng dụng công nghệ mới, mô hình mới và cách

làm sáng tạo trong các dự án khởi nghiệp Không chỉ những người mới khởi

sự doanh nghiệp mới cần tìm kiếm một mô hình kinh doanh Ngay cả những

Trang 33

doanh nghiệp lớn cũng phải liên tục tìm kiếm giải pháp để phát triển các sảnphẩm, dịch vụ mới và đổi mới mô hình kinh doanh của mình Các phươngtiện thông tin đại chúng đóng vai trò là một khâu trong quá trình tìm kiếm,giới thiệu và kết nối những công nghệ mới, mô hình mới với nhà đầu tư hoặcchí ít cũng góp phần quảng bá những công nghệ mới Tuy nhiên, các phongtrào, chương trình đồng hành cùng thanh niên tiếp cận khoa học - công nghệcòn nhiều mặt chưa đồng đều, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Sáu là, thông điệp về những điển hình startup thành công Đối với khởi

nghiệp sáng tạo, do tỷ lệ thành công của một startup khá thấp nên việc truyềntải thông điệp về sự thành công của startup góp phần truyền cảm hứng tinhthần khởi nghiệp cho giới trẻ Thông qua những bài viết về những điển hìnhstartup, bạn trẻ sẽ học được kinh nghiệm, kỹ năng khởi nghiệp và cả nhữngbài học thất bại Bởi chặng đường startup là hành trình đầy rẫy những chônggai, thử thách, đòi hỏi sự hoàn thiện liên tục của mỗi startup Báo chí gópphần tuyên dương, nhân rộng những điển hình trong khởi nghiệp, đồng thờigiúp mỗi startup định vị giá trị của mình, nhận ra những ưu điểm để phát huy

và khắc phục những hạn chế nếu có

Bảy là, thông điệp về kết nối nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp.

Đây là nội dung được nhiều startup quan tâm bởi xét cho cùng đặc trưng củacác startup là tung ra thị trường một sản phẩm mới, dịch vụ mới, cần kết nốinhà đầu tư rót vốn hoặc tham gia đầu tư Nhà đầu tư có thể tổ chức tín dụnghoặc sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và thậm chí là các startup khác.Báo chí phối hợp tổ chức các chương trình truyền thông về khởi nghiệp đểgiúp các startup kết nối nhà đầu tư và cộng đồng khởi nghiệp

1.5 Yêu cầu của thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo

Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, yếu tố truyền thông có vai trò rất quantrọng trong việc cung cấp nguồn thông tin khởi nghiệp và làm nhiệm vụ kếtnối giữa startup với nhà đầu tư Sau khi xác định nhóm công chúng hướng tới,

Trang 34

việc thiết kế thông điệp hiệu quả là rất quan trọng Thông điệp phải phải gây

sự chú ý, tạo được sự quan tâm, khơi dậy được mong muốn và thúc đẩy hànhđộng Bên cạnh phần nội dung của thông điệp đã trình bày ở mục 1.4, thìkhâu kế tiếp là xác định phương thức chuyển tải thông điệp Phương thứctruyền tải thông điệp truyền thông là cách thông điệp được thiết kế (mã hóa)thông qua các yếu tố minh họa như âm thanh, màu sắc, hình ảnh, chữ viết nhằm thu hút đối tượng nhận tin qua nhiều kênh, phương tiện khác nhau

Trong “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [8], tác giả Nguyễn Văn Dững đã trình bày phương pháp lựa chọn kênh truyền thông “Lựa chọn kênh truyền thông là tìm con đường và cách thức chuyển tải thông điệp cho công chúng - nhóm đối tượng một cách đầy đủ, trọn vẹn và có hiệu quả nhất”

[8, tr.249]

Tác giả cũng đưa ra những cơ sở để lựa chọn kênh truyền thông nhằm

truyền tải thông điệp hiệu quả Một là, căn cứ vào nhu cầu, thói quen và điều kiện tiếp nhận sản phẩm truyền thông công chúng - nhóm đối tượng Hai là,

căn cứ vào nguồn lực truyền thông bao gồm năng lực tài chính, đội ngũ cán

bộ truyền thông, điều kiện kỹ thuật cho phép Ba là, căn cứ vào điều kiện

thiên nhiên và thời tiết

Ngoài ra, còn căn cứ vào tính chất của thông điệp và chiến dịch truyềnthông

Việc chuẩn bị tài liệu cũng phụ thuộc vào lựa chọn kênh truyền thôngnào Nếu là kênh truyền hình, cần chuẩn bị kịch bản, chọn công nghệ, làmtiền kỳ, hậu kỳ, còn nếu chọn kênh báo in thì nên chú ý khâu chuẩn bị thôngđiệp, cơ sở in, giám sát sản xuất, phương tiện và phương thức vận chuyển…Trong xu thế công nghệ thông tin phát triển, phương thức chuyển tải thông tincũng có nhiều thay đổi Đối với công chúng trẻ, do chịu tác động nhiều bởicác phương tiện truyền thông hiện đại, thói quen và xu hướng lựa chọn

Trang 35

phương tiện truyền thông và yêu cầu tiếp nhận thông tin cũng khác nhau Nộidung bài báo phải ngắn gọn, đa chiều, hình thức hấp dẫn hơn.

Cuốn sách “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại”

[26], đã giới thiệu phương thức thông tin đa cửa (Multi-dimension) Đây làhình thức xây dựng nhiều cửa thông tin trong một tác phẩm báo chí, đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của công chúng Mỗi cửa thông tin thể hiện một nội

dung và được chuyển tải bằng một dạng ngôn ngữ nhất định “Việc sử dụng phương thức thông tin đa cửa là xu thế của thời đại khi yêu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, ngày càng có tính cá nhân hóa, tính phi đại chúng vượt trội Chính phương thức này đã làm thay đổi một số cách thức tiếp nhận thông tin theo hướng có lợi cho công chúng” [26, tr 85].

Các DNKN có thể kết nối với nhau nhờ truyền thông, bằng nhiều hìnhthức quảng bá, các doanh nghiệp có thể biết tới nhiều doanh nghiệp khác cùnglĩnh vực, từ đó tạo thành mạng lưới liên kết chặt chẽ, mang tới lợi ích cho mỗidoanh nghiệp Có thể tóm tắt các yếu tố mà truyền thông mang lại cho nhữngDNKN, đó là cung cấp khả năng quảng bá dưới nhiều hình thức; cung cấpkhả năng kết nối; hỗ trợ kiến thức làm startup; hỗ trợ động viên tinh thần cácstartup Yêu cầu đặt ra là hình thức biểu đạt một thông điệp phải thật sinhđộng để cuốn hút sự chú ý, quan tâm và dễ thuyết phục công chúng Nếu nhưbáo in, công chúng thu hút hơn với những bài báo thông qua cách đặt tít, hìnhảnh, hộp thông tin thì báo điện tử là video, audio, đồ họa…

Hiệu quả truyền tải thông điệp được nâng cao rõ rệt nhờ vào những yếu

tố đa phương tiện Một sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong

số các phương tiện truyền tải thông tin sau: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (stillimage), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video

và chương trình tương tác (interactive program) Trong cuốn sách “Báo chí

và truyền thông đa phương tiện” [13], tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đã

trình bày 3 yêu cầu để truyền tải thông tin hiệu quả, gồm: Thông tin dễ gây

Trang 36

chú ý; chân thực, dễ hiểu để tiếp nhận; việc sử dụng đa phương tiện giúp choquá trình tiếp nhận thông tin của công chúng ngắn hơn, tiết kiệm cho đượcnhiều thời gian hơn Tóm lại, một thông điệp truyền đi cần được tiếp nhận vàhiểu đúng Chìa khóa để tạo thông điệp truyền thông hiệu quả là phải đảm bảo

nó phù hợp với nhu cầu và mong muốn của công chúng

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong chương 1, tác giả đã làm rõ các khái niệm về truyềnthông, thông điệp truyền thông, thanh niên, các yếu tố tạo nên thông điệp hiệuquả, cũng như lý thuyết về khởi nghiệp sáng tạo, vai trò của báo chí đối vớiviệc truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, báo chí đã phát huy vai trò củamình trong định hướng phát triển tư duy làm giàu cho thanh niên, thông quaviệc định hướng giới trẻ đi đúng hướng, hun đúc tinh thần vươn lên làm giàuchính đáng, góp phần xây dựng quê hương đất nước Đối với doanh nghiệpkhởi nghiệp, báo chí và doanh nghiệp còn có mối quan hệ thống nhất và hỗtrợ lẫn nhau vì sự phát triển chung của đất nước Báo chí giúp các doanh

nghiệp quảng bá thương hiệu, truyền thông sản phẩm, dịch vụ Ở khía cạnh

khác, thông qua những bài viết, báo chí sẵn sàng lắng nghe tâm tư, nguyệnvọng của startup, phản ánh những điều chưa hợp lý, đề xuất xây dựng chínhsách nhằm thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp phát triển bền vững

Ngoài ra, trong chương này, tác giả còn nêu lên vai trò quan trọng củacủa việc xây dựng một thế hệ doanh nhân khởi nghiệp trẻ đối với công cuộcxây dựng đất nước phồn vinh Họ là những người dám nghĩ, dám làm, khátkhao vươn lên làm giàu chính đáng, khẳng định giá trị sống, góp phần đưa đấtnước ngày càng phồn thịnh Tuy nhiên, quá trình khởi nghiệp vẫn còn nhiềuhạn chế, yếu kém, điều này cũng được báo chí phản ánh

Tóm lại, trong chương 1, tác giả đã trình bày hệ thống các lý thuyết vềtruyền thông, thông điệp truyền thông và khởi nghiệp sáng tạo, cũng như vai

Trang 37

trò quan trọng của báo chí với việc truyền tải thông điệp về khởi nghiệp sángtạo cho thanh niên.

Trang 38

Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CHO THANH NIÊN TRÊN BÁO CẦN THƠ VÀ BÁO ĐỒNG

KHỞI 2.1 Giới thiệu cơ quan báo chí khảo sát

2.1.1 Báo Cần Thơ

Báo Cần Thơ là cơ quan ngôn luận của Đảng, tiếng nói của Đảng bộ,chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ Từ năm 1928, tờ Lao Động củaTỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Cần Thơ ra đời, do đồngchí Hà Huy Giáp phụ trách Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, tờ báo đã có nhiều lần thay đổi tên gọi Từ năm 1972,báo chính thức mang tên “Báo Cần Thơ”

Đầu năm 1976, Trung ương quyết định sáp nhập tỉnh Cần Thơ, thànhphố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang nên tháng 2-1976, báoHậu Giang, ra mắt bạn đọc Báo xuất bản 2 kỳ/tuần, 8 trang, khổ 30 x 40 cm,

in 2 màu Thực hiện chủ trương của Trung ương về việc tách tỉnh Hậu Giangthành 2 tỉnh:Cần Thơ và Sóc Trăng, tháng 4 năm 1992, báo Hậu Giang chiatách và thành lập Báo Cần Thơ và Báo Sóc Trăng Từ tháng 4 năm 1996, BáoCần Thơ tăng lên 3 kỳ/tuần, tăng từ 8 trang lên 12 trang, khổ 30 x 40 cm, in 2màu, rồi tiếp tục tăng lên 16 trang (năm 1999) Từ tháng 10 năm 2000, BáoCần Thơ xuất bản 7 kỳ/tuần

Thực hiện chủ trương về việc tách tỉnh Cần Thơ thành 2 đơn vị hànhchính: Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang, từ ngày1-1-2004, Báo Cần Thơ tiếp tục xuất bản 7 kỳ/tuần với khổ 42 x 58 cm, 6trang, in 2 màu Đến ngày 16 tháng 4 năm 2007, Báo Cần Thơ Khmer ngữphát hành ở 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, Báo Cần Thơ tiếp tục cải tiến về nộidung và hình thức, đổi khổ báo xuống còn 30 x 40 cm với 16 trang nội dung,

Trang 39

in 4 màu Đến ngày 01 tháng 9 năm 2017, Báo Cần Thơ ra mắt Báo Cần Thơđiện tử, với địa chỉ truy cập: www.baocantho.com.vn Báo Cần Thơ điện tử là

sự kế thừa trên nền tảng Trang thông tin điện tử Báo Cần Thơ ra đời năm

2004, được thể hiện bằng 3 phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Khmer

Hiện nay, Báo Cần Thơ có 3 sản phẩm báo chí, gồm: Báo Cần Thơ Việtngữ, Báo Cần Thơ Khmer ngữ và Báo điện tử Cần Thơ (với 3 phiên bản:Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Khmer) Bình quân mỗi ngày, Báo Cần ThơViệt ngữ phát hành hơn 10.000 tờ, riêng Báo Cần Thơ Khmer ngữ phát hành4.000 tờ/tuần; Báo điện tử Cần Thơ có lượng truy cập gần 4,5 triệu lượt truycập mỗi năm Là tờ báo của Đảng, các sản phẩm Báo Cần Thơ tập trung tuyêntruyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước, đồng thời phản ánh sinh động đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, quốcphòng, an ninh trong và ngoài thành phố

Hiện nay, Báo Cần Thơ có 32 chuyên mục, trong đó bên cạnh cácchuyên mục thời sự, chính trị - xã hội, các chuyên mục về kinh tế khá đa dạng

và phong phú, như: Kinh tế thị trường, Đầu tư tài chính, Ô tô - Địa ốc, Khởinghiệp, Mua sắm, Đô thị… Các chuyên mục khác như: Lao động - Hướngnghiệp và Việc làm, Giáo dục - Đào tạo - Nhân lực, Tuổi trẻ - Học đườngcũng xây dựng các tiểu mục tuyên truyền về khởi nghiệp sáng tạo Báo đãtuyên truyền sâu rộng những thông tin, chính sách của Đảng, Nhà nước, cơchế phục vụ lợi ích của doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là phong trào khởinghiệp sáng tạo trong lực lượng thanh niên

2.1.2 Báo Đồng Khởi

Báo Đồng Khởi là cơ quan ngôn luận của Đảng, tiếng nói của Đảng bộ,chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre Ngay từ khi Tỉnh ủy Bến Tre đượcthành lập tháng 5-1931, tờ báo Búa Liềm ra đời, đến cuối năm 1931, Tỉnh ủylâm thời cho xuất bản tờ báo Dân Cày Nghèo Từ 1932-1935 xuất bản tờTranh Đấu, rồi Lao Động và Dân Chúng (1936-1939), Sự Thật (1944), Hy

Trang 40

Sinh (1945), Đoàn Kết (1947), Hòa Bình Thống Nhất (1955) Sau ngày ĐồngKhởi 17-1-1960, Hòa Bình Thống Nhất đổi tên là tờ Thông tin Bến Tre và từtháng 3-1960, báo được đổi tên là Chiến Thắng, phát hành thường kỳ sốlượng tăng lên 700 - 800 tờ/kỳ, sau đó tăng lên 1.000 tờ/kỳ.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Báo tiếp tục thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị của mình Ngày 11-11-1976, Báo Chiến Thắng đổi tênthành Báo Đồng Khởi, đến tháng 6 năm 1991, báo ra định kỳ mỗi tuần 2 sốvào ngày thứ Tư và thứ Bảy, 8 trang Từ tháng 01 năm 2010 đến nay, BáoĐồng Khởi phát hành xuất bản 3 kỳ/tuần, gồm 12 trang, in 4 màu, ra vào cácngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu Đến tháng 10 năm 2007, trang thông tinđiện tử Báo Đồng Khởi ra mắt bạn đọc tại địa chỉ www.baodongkhoi.com.vn

Từ tháng 2-2018, báo Đồng Khởi điện tử giao diện mới đã đi vào hoạt độngvới đầy đủ các tính năng kỹ thuật hiện đại, góp phần đáp ứng nhu cầu bạnđọc

Báo Đồng Khởi hiện có 22 chuyên mục và 10 chuyên trang, trong đó sốlượng phát hành hiện đạt 5.000 tờ/ngày, riêng Báo Đồng Khởi điện tử bìnhquân 2,8 triệu lượt truy cập mỗi năm Bên cạnh các chuyên mục tuyên truyền

về lĩnh vực chính trị - xã hội, báo đã xây dựng hệ thống chuyên mục đa dạng

về lĩnh vực kinh tế nói chung và khởi nghiệp nói riêng Tiêu biểu là cácchuyên mục, chuyên trang: Bàn tròn khởi nghiệp, Đồng hành khởi nghiệp,Đồng Khởi mới, Thương mại, Đầu tư… Báo Đồng Khởi đã bám sát các nghịquyết của bộ, ngành Trung ương, chương trình

“Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” của Tỉnh ủy BếnTre, tập trung phản ánh các chủ trương, cơ chế, chính sách của khởi nghiệpsáng tạo đến với thanh niên

2.1.3 Tiêu chí và số lượng tin, bài khảo sát

Tác giả luận văn lựa chọn những bài viết thể hiện rõ nét việc truyền tảithông điệp về khởi nghiệp sáng tạo cho thanh niên Các bài viết nêu ý kiến

Ngày đăng: 27/02/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w