1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích động viên, thuyết phục của thị nở trong việc động viên, thuyết phục chí phèo hoàn lương

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Động Viên, Thuyết Phục Của Thị Nở Trong Việc Động Viên, Thuyết Phục Chí Phèo Hoàn Lương
Tác giả Nguyễn Thu Hà
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Thanh Tú
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Nghệ Thuật Lãnh Đạo
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Tất cả các hành động trên của Thị đã làm cho Chí Phèo cảm nhận được các nhu cầu cơ bản của một người bình thường, điều này đã hướng anh ta quay trở lại bản chất ban đầu của mình làmột ng

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÁO CÁO TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÁO CÁO TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đề tài:

PHÂN TÍCH ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ TRONG VIỆC ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CHÍ PHÈO HOÀN

LƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Huỳnh Thanh Tú

Học viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà

TP Hồ Chí Minh, Tháng 7/ 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài tiểu luận này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp

đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ trường học, gia đình và bạn bè Báo cáo đề tài tiểu luận cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu,…

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Huỳnh Thanh Tú – người trực tiếp hướng dẫn môn học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn

em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài tiểu luận

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!

TP HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2023

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

Mở đầu 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN – THUYẾT PHỤC 3

1.1Khái niệm 3

1.1.1Lãnh đạo là gì? 3

1.1.2Động viên là gì? 3

1.1.3Thuyết phục là gì? 5

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng – Thuyết thang bậc nhu cầu Maslow (5 bậc) 6

1.2.1 Các nhu cầu sinh lý 6

1.2.2 Nhu cầu an toàn 6

1.2.3 Nhu cầu xã hội 7

1.2.4 Nhu cầu được tôn trọng 7

1.2.5 Nhu cầu tự thể hiện 7

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ TẠI TÌNH HUỐNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG 8

2.1 Thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương 8

2.2 Phân tích thực trạng về động viên, thuyết phục của nhân vật Thị Nở 8

2.2.1 Nhu cầu sinh lý 8

2.2.2Nhu cầu an toàn 9

2.2.3Nhu cầu xã hội 9

2.2.4 Nhu cầu được tôn trọng 10

2.2.5 Nhu cầu tự thể hiện 10

2.3 Đánh giá thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương 10

2.3.1 Nhu cầu sinh lý 11

2.3.1.1 Ưu điểm 11

2.3.1.2Nhược điểm 11

2.3.2Nhu cầu an toàn 11

2.3.2.1 Ưu điểm 11

2.3.2.2.Nhược điểm 12

2.3.3Nhu cầu xã hội .12

2.3.3.1.Ưu điểm 12

2.3.3.2Nhược điểm 12

2.3.4Nhu cầu được tôn trọng 13

2.3.4.1 Ưu điểm 13

2.3.4.2 Nhược điểm 13

Trang 5

2.3.5Nhu cầu tự thể hiện 13

2.3.5.1 Ưu điểm .13

2.3.5.2 Nhược điểm 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC 15

3.1 Mục tiêu của giải pháp 15

3.2 Phát huy ưu điểm 15

3.2.1 Nhu cầu sinh lý 15

3.2.2 Nhu cầu an toàn 15

3.2.3 Nhu cầu xã hội 15

3.2.4 Nhu cầu tôn trọng 16

3.2.5 Nhu cầu tự thể hiện 16

3.3 Khắc phục nhược 16

3.3.1 Nhu cầu sinh lý 16

3.3.2 Nhu cầu an toàn 17

3.3.3 Nhu cầu xã hội 17

3.3.4 Nhu cầu tôn trọng 17

3.3.5 Nhu cầu tự thể hiện 17

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 6

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Lúc bấy giờ, nhiều nhà văn đã mô tả hiện thực đời sống người dân Việt Nam vào năm 1945 bằng bức tranh làng quê Mặc dù tất cả đều viết về chủ đề này, nhưng các tác phẩm của Nam Cao – đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo – đạt được một giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua một phong cách mới Nếu các nhà văn khác tập trung vào việc phản ánh các phong tục hoặc đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến, thì Nam Cao tập trung vào việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm và hủy diệt Đồng thời, ông cũng bênh vực và khẳng định nhânphẩm của những con người cùng khổ Nam Cao đã đưa ra một nhân vật hoàn toàn mới – Thị Nở, với tạo hình là một người con gái dở hơi và xấu xí nhưng mang trong mình một tâm hồn cao thượng và mang ánh sáng, màu sắc đến với cuộc sống của Chí Phèo Một hình tượng được Nam Cao tạo ra mang đến cho chúng ta niềm hy vọng, sự lạc quan trong đời sống khốn khổ của nhân dân năm 1945 Một cô gái có tấm lòng thiện lương, quan tâm và giúp đỡ tất cả mọi người Tất cả các chi tiết được tác giả khắc họa

rõ thông qua bát cháo hành và những hành động quan tâm dành cho Chí Phèo

“Tình yêu thương chân thành có thể cảm hóa được trái tim sắt đá”, câu nói này phù hợp trong hoàn cảnh của Thị Nở và Chí Phèo Xuất phát từ một trái tim yêu thương, lòng trắc ẩn thương người, đó đơn giản chỉ là một tình yêu trong sáng không

vụ lợi Tất cả điều này đã làm thay đổi Chí Phèo – con quỷ của làng Vũ Đại, là tay sai trung thành của Ba Kiến thành một người nông dân lương thiện, sống lại một cuộc đời mới Một bát cháo hành nghe thì rất giản dị nhưng chính bát cháo hành lúc đó là chi tiết sáng giá đã làm thay đổi suy nghĩ hoàn lương của Chí Phèo Đó là lý do tác giả chọn thực hiện đề tài “Phân tích động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương” để đưa ra nghệ thuật trong động viên, thuyết phục của Thị Nở Đồng thời, qua việc phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm, tác giả đề xuất các giải pháp để phát huy cái ưu và khắc phục cái nhược của nhân vật

2 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong việc động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương

1

Trang 7

Business… 100% (1)

65

Hoteljob.vn Workbook Highly RecommendedInternational

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên những cơ sở lý luận và những tài liệu có liên quan đến đối tượng được nghiên cứu trên thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow: nhu cầu

sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.Qua đó rút ra được ưu điểm và nhược điểm của hành động động viên, thuyết phục của nhân vật và đưa ra các giải pháp

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN – THUYẾT PHỤC 1.1 Khái niệm

1.1.1 Lãnh đạo là gì?

Theo Huỳnh Thanh Tú (2021), khái niệm lãnh đạo được hiểu nhiều cách như sau:Theo Greorge R Terry, lãnh đạo là một hoạt gây ảnh hưởng đến con người nhầm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hay một nhóm nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định.Lãnh đạo nói chung không phải là là một hành động hay cử chỉ nhất định Lãnh đạo là bao gồm các kỹ năng mềm mà một cá nhân nắm giữ khi họ đang ở vai trò là người đứng đầu một nhóm người hay một tổ chức

Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, biết tạo ra một sự thỏa thuận chung của nhóm, biết thông tin cho nhân viên để họ biết làm gì, là cách cư xử của một cá nhân khi chỉ đạo các hoạt độn của nhóm để đạt mục đích chung

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định và biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai

Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội mà trong đó, lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức

Nhà lãnh đạo là người có khả năng tại ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó

Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường, là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một nhóm cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định Lãnh đạo là biết tạo ra mối ràng buộc giữa những người và công việc bằng cách quan tâm cả hai

1.1.2 Động viên là gì?

3

Trang 10

Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi, để đạt được những nhu cầu chưa thỏa mãn (Huỳnh Thanh Tú, 2021).

Có rất nhiều khái niệm khác về động viên như:

Là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi (Kreitner, 1995)

Là một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa thỏa mãn (Buford, Bedeian & Lindner, 1995)

Là một quá trình tác động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác hoặc của chính bản thân và phát huy hết động lực làm việc để đạt được mục đích cá nhân và tổ chức (Du Brin, 1995)

Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi (Kreitner, 1995); một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa được thỏa mãn (Buford & Lindner, 1995); một định hướng từ bêntrong để thỏa mãn nhu cầu chưa thỏa mãn (Higgins, 1994); và sự sẵn lòng để đạt được (Bendeian, 1993) Nghiên cứu này chỉ đề cập đến hoạt động động viên với những khả năng (năng lực) nhằm hướng cá nhân nhân viên đến mục tiêu của doanh nghiệp hoặc

tổ chức

Tại sao các nhà quản trị cần động viên nhân viên? Câu trả lời là vì sự tồn tại (Smith, 1994) Động viên nhân viên giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trước nhu cầu (của thời đại) là sự thay đổi chỗ làm nhanh chóng của nhân viên Động viên cũng giúp

tổ chức nâng cao năng suất lao động Vì vậy, các nhà quản trị cần hiểu rõ động viên để

có thể hiểu rõ một cách hiệu quả Chúng ta cũng dễ dàng thừa nhận rằng động viên là một trong những chức năng “phức tạp” nhất của quản trị

Tại Việt Nam, mặc dù các nhà quản trị nhân sự đều thống nhất về vai trò quan trọng của động viên, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đo lường các biện pháp động viên trong các tổ chức và doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất chú ý đến hiệu quả làm việc và giữ chân người tài (quản lý bậc)

Nghiên cứu trên này sẽ gợi mở cho tổ chức, doanh nghiệp những biện pháp để động viên nhân viên một cách hiệu quả

4

Trang 11

Maslow (Maslow, 1943) cho rằng người lao động có năm nhu cầu theo bậc thang

từ thấp đến cao là: sinh học, an ninh, xã hội, được đánh giá cao và tự thể hiện Theo Maslow, những nhu cầu ở mức thấp phải được thỏa mãn trước khi xuất hiện nhu cầu của con người lao động ở mức cao hơn

Herzberg (Herzberg, Mausner & Snyderman, 1959) chia công việc của người lao động thành hai loại thỏa mãn:

- Bản chất bên trong: thành tựu và sự nhận biết về công việc

- Bản chất bên ngoài: mức thu nhập và an toàn công việc

Wroom (Wroom, 1964) cho rằng cố gắng của nhân viên để có được kết quả làm việc tốt Kết quả này sẽ đem đến những phần thưởng họ nhận được Phần thưởng này

có thể mang đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực Thưởng sẽ là tích cực nếu nó động viên được nhân viên, ngược lại, thưởng sẽ là tiêu cực nếu như phần thưởng đó được xem là không động viên được nhân viên

Lý thuyết của Adams lại cho rằng tính hợp lý công bằng giữa công việc của chính nhân viên với các nhân viên khác Tính công bằng này có được khi có sự so sánhgiữa những tỷ lệ đóng góp và những kết quả nhận được của họ với những nhân viên khác là bằng nhau

Lý thuyết của Skinner cho rằng hành vi người lao động sẽ lặp lại với các hoạt động đóng góp trong tổ chức doang nghiệp nếu họ nhận được những giá trị tích cực vàngược lại, các hành vi đó sẽ không lặp lại nếu họ không nhận được những giá trị tích cực Những nhà quản trị cần lưu ý cả những giá trị nhận được tích cực của những lao động để dẫn đến những hoạt động đóng góp của nhân viên cũng như tránh những giá trị nhận được không đủ/ không tích cực để hạn chế nhận được những đóng góp tiêu cực

Trang 12

Hiểu theo nghĩa rộng, thuyết phục là việc gây được ảnh hưởng tích cực tới người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện các mục tiêu của mình thay vì mình phải tự thực hiện.

Nghệ thuật thuyết phục được thể hiện qua mười lăm bước dưới đây sẽ giúp bạn thành công mỹ mãn trong việc thuyết phục đối tác đồng ý với dự án của bạn:

1 Tạo sự tin tưởng

2 Tìm điểm tương

đồng

3 Lập luận rõ ràng

4 Thể hiện cả nhược điểm

5 Khơi gợi tính lợi

6 “Tâng bốc” có chiến lược

7 Thể hiện tính chuyên gia

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng – Thuyết thang bậc nhu cầu Maslow (5 bậc)

Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu của chính họ Nhucầu tự nhiên của con người được chia làm năm thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới

“đỉnh”

Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là: Cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới chưa được thỏa mãn thì thật khó để được lên các nhu cầu ở cấp cao hơn Bêncạnh đó, tùy hoàn cảnh không gian, thời gian, đối tượng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau (Huỳnh Thanh Tú, 2021)

1.2.1 Các nhu cầu sinh lý

Huỳnh Thanh Tú (2021) cho rằng những nhu cầu cơ bản mà một người cần để tồn tại được gọi là nhu cầu sinh lý Những nhu cầu này bao gồm những nhu cầu cơ bảnnhư ăn, uống, ngủ, nơi trú ngụ, tình dục và nghỉ ngơi Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng, thì cơ thể con người không thể hoạt động Con người không thể thúc đẩycác nhu cầu khác nếu nhu cầu này không được đáp ứng tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống

1.2.2 Nhu cầu an toàn

Tương tự, theo Huỳnh Thanh Tú (2021), khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng đầy

đủ cũng là lúc sự an toàn cá nhân được ưu tiên Nhu cầu an toàn là nhu cầu giảm đến mức tối thiểu các mối đe dọa về vật chất lẫn tình cảm, bao gồm nhu cầu sống trong

6

Trang 13

khu vực an toàn, an ninh, bảo hiểm y tế, dự phòng tài chính,… Theo Maslow, nếu một người đang cảm thấy trong tình trạng nguy hiểm thì nhu cầu ở bậc cao hơn sẽ không được quan tâm nhiều.

1.2.3 Nhu cầu xã hội

Con người mong muốn được chấp nhận và liên kết với "xã hội" là nhu cầu thứ

ba Điều này được thể hiện một cách tình cảm và bao gồm các nhu cầu như mong muốn có các mối quan hệ như bạn bè và đồng nghiệp, mong muốn được gần gũi, mong muốn có gia đình, v.v Họ cần được yêu thương bởi mọi người vì họ cần tình yêu Họ dễ bị cô đơn, trầm cảm lâm sàng hoặc mất kiểm soát nếu không có yếu tố này.Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý (mệt mỏi, biếng ăn, ) hoặc nhu cầu a toàn (sức khỏe kém, ) (Huỳnh Thanh Tú, 2021)

1.2.4 Nhu cầu được tôn trọng

Trong Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo (2021), Huỳnh Thanh Tú chỉ ra mọi người đều có nhu cầu được tôn trọng và lòng tự trọng Lòng tự trọng của con người là mong muốn được người khác chấp nhận và đánh giá cao Họ muốn tạo cho người khác cảm giác họ có giá trị Tôn trọng bao gồm những điều sau: lòng tự trọng, thành tựu, sự chú

ý, sự công nhận, sự nổi tiếng, v.v Sự mất cân bằng ở bậc nhu cầu này có thể dẫn đến mặc cảm tự ti hoặc thiếu tự trọng

1.2.5 Nhu cầu tự thể hiện

Trong cách phân cấp của ông, Maslow coi nhu cầu tự thể hiện là nhu cầu quan trọng nhất Nhu cầu này thúc đẩy mọi người đạt được mục tiêu và phát triển tiềm năng trong lĩnh vực mà họ đã chọn Chỉ khi một nhiệm vụ được hoàn thành, con người mới cảm thấy hài lòng (Huỳnh Thanh Tú, 2021)

Tóm tắt Chương 1

Tại chương 1, tác giả trình bày về khái niệm của lãnh đạo, động viên và thuyết phục Từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật động viên, thuyết phục của nhà lãnh đạo dựa trên thuyết thang bậc nhu cầu Maslow (5 bậc) Đây sẽ là cơ sở lý thuyết để tác giả tiến hành phân tích sâu hơn về động viên, thuyết phục của Thị Nở đốivới Chí Phèo thông qua bát cháo hành tại Chương 2

7

Trang 14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ TẠI TÌNH HUỐNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG 2.1 Thực trạng động viên, thuyết phục của Thị Nở trong động viên, thuyết phục Chí Phèo hoàn lương

Nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao là Thị Nở, một người đàn bà xấu xí sống trong làng Vũ Đại Thị Nở không chỉ là một phụ nữ nghèo khó và thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, mà còn được mô tả bằng bốn từ "ma chê quỷ hờn" Ngoài Thị, trong nhà còn có một bà cô già, người mãi cũng không lấy được chồng và cuộc sống của bà cũng không hề tốt đẹp.Thị Nở nổi bật với các đặc điểm sau: tình cảm và tình thương

Về phía Chí Phèo, anh ta nổi danh ở làng Vũ Đại là thích ăn vạ khi đi làm thuê cho tay sai nhà Bá Kiến và ngày nào cũng đập làng dẹp xóm Sau đó, Chí Phèo bị đi

tù, cuộc đời anh chìm vào đen tối từ đây và bắt đầu có biệt danh “Con quỷ của làng VũĐại” Nhưng dù như thế nào, anh ta vẫn là một con người, cũng như bao người khác là

ao ước được yêu thương, có một mái ấm của riêng mình Chính vì lẽ đó, bát cháo hành

đã trở thành sợi dây kết nối, là minh chứng cho thứ tình cảm của Thị Nở và Chí Phèo Sau cái đêm định mệnh đó, cuộc đời Thị Nở và Chí Phèo như sang một trang mới Thị đã quên mọi ràng buộc của cuộc sống hàng ngày, quên bà cô và cả những định kiến tầng lớp lớp của xã hội làng Vũ Đại Chỉ có mình Thị vẫn quan tâm hết mực đến Chí Phèo khi cả làng Vũ Đại quay lưng với anh ta Do đó, cái thiên chức (sự chămlo) và cái thiên lương (tình thương, lòng tốt) bỗng dưng xuất hiện ở Thị Thị Nở mong muốn tình yêu của một lứa đôi bình dị, thực sự, mãnh liệt và không vụ lợi Mặc dù xấu

xí và nghèo khó, nhưng người đàn bà ấy đã thành công trong việc đánh thức những phần người trong Chí Phèo và đưa anh ta đến con đường hoàn lương Thị vẫn duy trì những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản thiện" của con người, bao gồm thiên lương, thiên chức và thiên năng, một phẩm chất hiếm thấy trong một xã hội phong kiến đầy

sự bất công và tàn bạo Đây là một lớp bản chất sâu sắc chưa bị bào mòn bởi hoàn cảnh Do đó, Thị đã phá vỡ cái vỏ bọc xấu xí để trở thành một người phụ nữ đáng kínhtrọng

2.2 Phân tích thực trạng về động viên, thuyết phục của nhân vật Thị Nở

8

Ngày đăng: 27/02/2024, 11:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w