Background/Foreground: Đây là bảng 2 màu sắc đang được sử dụng để Trang 18 Quick Mask Mode phím tắt: Q: Đây là một chế độ thay thế cho việc tạo các lựa chọn phức tạp với các công cụ Br
PHOTSHOP
TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP
Photoshop là một chương trình chuẩn mực dùng trong việc xử lý ảnh, xử lý các tập tin ảnh dạng lưới điểm pixel (thường gọi là ảnh bimap)
Hiện nay có nhiều chương trình xử lý ảnh như Corel photopaint, Photo Editor, photoshop… trong đó Photoshop là chương trình thông dụng và chuyên nghiệp nhất với nhiều chức năng mạnh như:
Ghép hình ảnh (kỹ xảo hình ảnh) Hiệu chỉnh ảnh màu
Phục chế ảnh cũ Biến đổi ảnh đen trắng thành ảnh màu và ngược lại Thiết kế:
Thiết kế quảng cáo và bao bì nhãn hiệu Trình bày bìa và tạp chí
Có thể kết hợp giữa Photoshop với các chương trình đồ họa khác tạo nên các thiết kế đẹp và hiệu quả cao
- Hiểu và vận dụng được cấu hình máy tính để cài đặt phần mềm Photoshop
- Trình bày được chức năng và cách sử dụng các công cụ cơ bản của Photoshop
- Thực hiện được các thao tác cơ bản của phần mềm Photoshop
- Yêu thích môn học Photoshop
1 CÁC YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ:
Vi xử lý: Intel Pentium 4 hoặc AMD Athlon 64
Windows XP SP3 (Service Pack 3) hoặc Windows 7 SP1 (Service Pack 1) Adobe Creative Suite 5.5 và những ứng dụng CS6 cũng hỗ trợ Windows 8 và Windows 8.1
Ổ đĩa cài đặt Adobe Photoshop CS6 trống 1G (không thể cài đặt trên các thiết bị lưu trữ rời)
Màn hình hiện thị 1024 x 768 (khuyến nghị 1280 x 800) với 16-bit màu and 512
MB (khuyến nghị 1 GB) của VRAM
Ổ đĩa DVD ( Nếu bạn cài đặt Photoshop cs6 từ đĩa DVD)
Internet để kích hoạt và sử dụng các dịch vụ trực tuyến
Trong thực tế, khi thao tác với ảnh có chất lượng cao, nhiều màu là ta đã mở hợp tập tin có kích thước lớn, lúc này Photoshop cần một khoảng trống trên bộ nhớ Ram lớn hơn gấp nhiều lần kích thước của tập tin mới có thể làm việc tốt được Nếu Ram không
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 2 đáp ứng đủ Photoshop các loại…sẽ phải sử dụng đến những khoảng trống còn lại của đĩa cứng, gọi là bộ nhớ ảo (virtual memory) Khi không đủ chỗ trên đĩa cứng công việc của ta có thể không hoàn tất được hoặc gặp nhiều trục trặc Vì thế, trong thực tế để làm việc tốt với Photoshop ta cần máy có bộ nhớ Ram lớn hơn
Màn hình photoshop bao gồm các thành phần sau:
2.1.Thanh trình đơn (menu bar)
Chứa các lệnh dùng để thực hiện các tác vụ Các menu được kết hợp theo chủ đề như File, Edit, Image, Layers, Select, Filter, Wiew, Window, Help
2.2.Thanh tùy chọn thành phần (Option bar):
Dùng phối hợp với các công cụ, cung cấp các thông số, tham số tùy chọn cho công cụ
Vùng giữa màn hình để hiển thị các hình ảnh
2.4 Hộp công cụ tùy chọn (Tool box):
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 3
Gồm 22 công cụ giúp cho việc sửa chữa, chọn lựa và điều chỉnh ảnh Trong hộp còn có 2 ô chỉ thị màu Foreground (màu mặt) và background (màu nền)
Chức năng của các công cụ trong Tool box:
Rectangular Marquee Tool (phím tắt: M): Đây là công cụ lựa chọn dạng cơ bản, lựa chọn vùng theo dạng hình khối cơ bản (có thể là hình chữ nhật, elip, 1 dòng đơn hoặc 1 cột đơn Nếu muốn lựa chọn theo dạng hình vuông hoặc hình tròn cân đối thì giữ Shift trong quá trình khoanh vùng Nếu muốn thay đổi khung chọn giữa hình chữ nhật và hình ellip thì nhấn Shift + M (hoặc chuột phải vào biểu tượng công cụ trên thanh Toolbox và chọn hình như ý)
Move Tool (phím tắt: V): Đây là công cụ di chuyển Nếu bạn đang chọn một vùng, sử dụng công cụ này để di chuyển vùng chọn đó Bạn cũng có thể di chuyển nhiều layer một lúc sau khi đã chọn layer cần di chuyển
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 4
Lasso Tool (phím tắt: L): Đây là một công cụ lựa chọn khác, công cụ này cho phép bạn vẽ nhanh một vùng chọn Vùng chọn này có thể là một hình dạng đặc biệt tùy theo từng phần trên bức ảnh của bạn Giữ Shift + L để thay đổi chế độ chọn khoanh vùng (Lasso) hay đa giác (Polygonal hoặc Magnetic)
Quick Selection Tool (phím tắt: W): Đây là công cụ chọn vùng gần đúng
Kích biểu tượng bút vẽ vào một vùng của bức ảnh, Photoshop sẽ đọc và cố gắng lấy vùng chọn có màu sắc tương đồng Nhấn Shift + W để thay đổi giữa công cụ Quick Selection Tool và Magic Wand Tool
Crop Tool (phím tắt: C): Vẽ thành một vùng chọn hình chữ nhật, sau đó cắt lấy bức ảnh nằm trong vùng chọn đã vẽ Công cụ này rất hữu ích thường được sử dụng để cắt xén một bức ảnh có không gian hơi "thừa" Nhấn Shift + C để thay đổi giữa công cụ Slice và Slice Select, một công cụ hữu ích để tạo ra nhiều hình ảnh từ một hình duy nhất, thường sử dụng trong việc lên hình ảnh cho một website
Eyedropper Tool (phím tắt: I): Chọn một màu bất kỳ từ tài liệu mà bạn đã mở Shift + I để thay đổi giữa các công cụ: Color Sampler, Ruler và Note Tool
Spot Healing Brush Tool (phím tắt: J): Rất hữu ích trong việc xóa các vết ố, trầy xước không mong muốn trên ảnh Nhấn Shift + J để thay đổi giữa Healing Brush, Patch Tool và công cụ Red Eye (dùng để xử lý mắt đỏ)
Brush Tool (phím tắt: B): Đây là công cụ phứt tạp duy nhất trên Toolbox
Rất nhiều bài trên Quản Trị Mạng đã hướng dẫn sử dụng công cụ này để vẽ các hình ảnh lặp đi lặp lại Nhấn Shift + B để lựa chọn lần lượt công cụ Pencil, Color Replacement Tool, và Mixer Brushes
Clone Stamp Tool (phím tắt: S): Đây cũng là một công cụ brush sửa ảnh khác, giữ Alt và kích chuột vào vùng nền "nguồn" và sau đó kích chuột trái chọn vùng nền muốn "phủ" vùng "nguồn" lên Nhấn Shift + S để chọn các công cụ đóng dấu khác nhau
History Brush Tool (phím tắt: Y): Làm việc song song với History
Palette, bạn có thể "lấy lại màu gốc" với công cụ này Sử dụng như một công cụ lọc, bạn chọn phần muốn lấy lại màu nền như ảnh gốc (phần được chọn phải nằm trong vùng đã bị thay đổi nền) Nhấn Shift + Y để thay đổi giữa History Brush Tool và Art History Brush Tool
Eraser Tool (phím tắt: E): Đây là công cụ dùng để xóa một vùng ảnh
Nếu ảnh là layer Background hoặc bị khóa thì vùng bị xóa sẽ lấy theo màu Background Color Nhấn Shift + E để chuyển giữa chế độ xóa Eraser, Background Eraser, hay Magic Eraser
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang 5
Gradient Tool (phím tắt: G): Kích và kéo gradient màu phủ đầy lên layer hoặc vùng mà bạn chọn bằng màu foreground và background trên thanh công cụ Có rất nhiều tùy chọn gradient màu bạn có thể sử dụng Mở rộng trong công cụ này còn có Paint Bucket Tool - dùng để phủ một màu đơn cho 1 vùng hoặc 1 layer đang chọn Nhấn Shift + G để chuyển đổi giữa 2 chế độ phủ màu
Blur, Sharpen, and Smudge Tools: mặc định, công cụ này không có phím tắt Có ba công cụ chỉnh sửa ảnh nằm trong nút công cụ này
TẠO VÙNG CHỌN
Giới thiệu: Đầu tiên, quan trọng trong khi làm việc với Photoshop là làm sao để chọn các vùng của một ảnh Bạn phải chọn trước những gì bạn muốn làm Khi đã thực hiện một lựa chọn, bạn chỉ có thể hiệu chỉnh trong vùng chọn, các vùng ngoài vùng chọn sẽ được bảo vệ khỏi mọi thay đổi Trong Adode Photoshop, có rất nhiều cách để thực hiện một vùng chọn Bạn có thể thực hiện sự lựa chọn trên kích thước, hình dáng, màu sắc Biểu tượng của các công cụ chọn lựa nằm trong Tool Box
- Hiểu và trình bày được các phương pháp tạo vùng chọn, ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp
- Thực hiện được các thao tác sau:
• Chọn một vùng của tấm ảnh bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau
• Định vị lại vùng lựa chọn
• Di chuyển đồng thời nhân đôi nội dung của vùng lựa chọn
• Sử dụng kết hợp bàn phím và chuột để tiết kiệm thời gian và thao tác
• Bỏ một vùng lựa chọn
• Ép hướng di chuyển của một vùng được lựa chọn
• Điều chỉnh vị trí của vùng lựa chọn bằng phím mũi tên trên bàn phím
• Thêm vào và bớt đi vùng lựa chọn
• Xoay chuyển vùng lựa chọn
• Sử dụng nhiều công cụ lựa chọn để tạo ra những vùng lựa chọn phức tạp
1 NHÓM CÔNG CỤ CHỌN MARQUEE (MARQUEE TOOL):
Rectangular Marquee: chọn vùng hình chữ nhật
Eliptical Marquee: chọn vùng hình elip
Row Marquee: chọn một dòng cao một pixel
Single Column Marquee: chọn một cột rộng một pixel
Công cụ này giúp ta chọn một vùng chọn bằng cách bấm và rê chuột từ góc này sang góc kia (góc đối diên) tạo nên một khung hình chữ nhật (hình elip) trên ảnh Để tạo vùng chọn hình vuông hay hình tròn ta dùng kèm với phím Shift
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang14
Có thể rê chuột từ tâm đối tượng bằng cách chọn công cụ Marquee và nhấn giữ Alt, rê từ tâm đối tượng ra ngoài biên, xong nhả phím chuột rồi nhả phím Alt
Có thể chọn các thành phần thêm vào vùng chọn bằng cách nhấn giữ phím Shift và chọn tiếp, nếu trừ đi thì chọn phím Alt
- Phối hợp công cụ tạo vùng chọn Marquee với Bảng Option:
Feather: trị số trong ô này giúp cho đường viền có độ mờ dịu và mịn làm cho vùng chọn trở nên hòa nhập với đối tượng bên dưới hơn Feather càng lớn thì đường viền càng mờ dịu
Fixed aspect Ratio:sẽ luôn chọn là hình vuông hay hình tròn
Fixed Size: luôn chọn là một hình với kích thước cố định cho bởi Width và Height
*Lưu ý: Khai báo tùy chọn trước, tạo vùng chọn sau
2 NHÓM CÔNG CỤ CHỌN LASSO (LASSO TOOL: L)
Lasso tool: chọn vùng bằng nét vẽ tự do
Polygonal Lasso Tool: Chọn vùng bằng nét vẽ cạnh đa giác
Magnetic Lasso Tool: công cụ chọn từ tính
Sử dụng công cụ Lasso có thể tạo vùng chọn bất kỳ gồm các đường thẳng và đường vẽ tự do Khi dùng công cụ này ta phải có kỹ năng khéo léo khi rê chuột
Chọn công cụ Lasso, và chọn các tùy chọn
Click giữ và rê chuột để vẽ đường chọn tự do
Để vẽ một đường chọn thẳng, giữ phím Alt (Windows) hoặc Option (Mac OS),
và nhấp vào nơi phân đoạn cần bắt đầu và kết thúc
có thể chuyển đổi giữa đường vẽ tự do và các phân đoạn thẳng
Để xóa các phân đoạn được vẽ gần đây, hãy giữ phím Delete cho đến khi đã xoá hoàn toàn đoạn mong muốn
Để đóng vùng chọn, nhả chuột mà không giữ phím Alt
Thao tác tương tự như Lasso nhưng tạo ra vùng chọn hình đa giác (Nhấp chuột trên từng điểm trên đường viền của vùng chọn và nhấp đôi tại điểm cuối để kết thúc
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang15
Công cụ này được sử dụng nếu vùng chọn cần tạo ra cần có sự phân biệt rõ rệt với chung quanh nó về màu sắc, ta chỉ cần nhấp chuột tại điểm đầu của vùng chọn và di chuyển (không bấm giữ chuột) trên đường đi của vùng chọn cho đến khi vùng chọn giáp vòng
3 CÔNG CỤ CHỌN ĐŨA THẦN ( MAGIC WAND):
Công cụ Magic Wand giúp ta chọn một vùng chọn dựa trên cơ sở là các điểm có cùng một sắc độ với điểm đặc của đầu cây đũa
- Nhấp đôi công cụ Magic Wand trong hộp công cụ để chọn công cụ và hiển thị bảng Option Điều chỉnh thông số Tolerance cho phù hợp
- Nhấp công cụ vào nơi nào là trung tâm của dãy màu mà ta muốn chọn rồi nhấp chuột, một vùng chọn sẽ lập tức xuất hiện Để mở rộng vùng chọn, ta giữ phím Shift rồi nhấp công cụ vào giải màu kế tiếp Để loại bớt vùng chọn ta giữ phím Alt và nhấp công cụ vào giải màu muốn chọn
Bảng Option với công cụ đũa thần ( magic wand):
Trị số trong ô Tolerance càng lớn thì vùng chọn quanh đầu đũa càng rộng Trị số mặc định là 32
Contiguous: vùng chọn tạo ra vùng liên lạc bao quanh đũa, giới hạn vùng ảnh khác màu
4 CÁC LỆNH CHỌN ĐẶC BIỆT:
Các lệnh chọn đặc biệt được đặt trong menu select gồm có:
Select all ( phim tắt Ctrl-A):
Giúp ta chọn nhanh toàn bộ các điểm ảnh trên một lớp Nếu ảnh có 1 lớp thì nó chọn toàn bộ tấm ảnh đó (vùng chọn được bao thành hình chữ nhật)
Hủy bỏ chọn, tắt chọn, không chọn đối tượng nào trong tất cả các lớp
Select Inverse (Phím tắt Ctrl_Shift-I) Đảo ngược vùng chọn của đối tượng trên một lớp bằng cách hủy bỏ chọn đối với vùng đang được chọn và lấy tất cả các vùng còn lại trên lớp đó làm vùng chọn
Tác dụng của lệnh Color Range tương tự như ta sử dụng công cụ Magic Wand Lệnh này tự động tạo ra những vùng chọn trên ảnh dựa trên màu giống nhau Ý nghĩa của hộp thoại Color Range:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang16
Bấm vào ô select để chọn màu mẫu, hoặc chọn Sampled colors và dùng công cụ ống hút (eyedrope tool) chọn màu mẫu trên ảnh
Fuzziness: xác định mức dung sai cho phép của việc chọn màu
5 XỬ LÝ VÙNG CHỌN BẰNG CÁC LỆNH TRONG MENU SELECT:
5.1 Mở rộng vùng chọn bằng lệnh Grow và Similar:
Lệnh Grow giúp ta mở rộng một vùng chọn đã tạo bằng một trong những công cụ chọn dựa trên cơ sở số tolerance đang hiện diện trên trong ô Tolerance (bảng option của công cụ đũa thần) Nó tự động lựa chọn các điểm quanh vùng chọn, có màu tương ứng với giải màu trong vùng chọn và làm bành trướng vùng chọn ra
Lệnh Similar có tác dụng tương tự như lệnh Grow nhưng nó chọn toàn bộ các điểm trên ảnh có màu tương ứng với vùng chọn có sẵn, bất kể xa gần
5.2 Hiệu chỉnh kích thước vùng chọn bằng lệnh Transform Selection:
Lệnh Transform Selection giúp hiệu chỉnh kích thước vùng chọn mà không cần làm ảnh hưởng đến kích thước của một điểm ảnh trong vùng chọn đó
Sau khi hiệu chỉnh xong gõ Enter
5.3 Điều chỉnh vùng chọn bằng Modify
Lệnh Border: Tạo ra một đường viền cho vùng chọn, đường viền này được tách ra thành một vùng chọn khác mà ta có thể thao tác như vùng chọn độc lập với đối tượng bên trong nó như tô màu, làm mờ
Lệnh Smooth: Lệnh này giúp làm mềm dịu đường viền của một vùng chọn, làm cho đường viền bớt gãy khúc va tròn trịa hơn
Lệnh Expand: mở rộng vùng chọn ra ngoài theo các hướng với một độ mở rộng đều đặn như nhau
Lệnh contract: thu nhỏ vùng chọn vào trong một cách đều đặn
5.4 Làm dịu vùng chọn với lệnh Feather và anti-aliasing:
Ta có thể làm mềm mại đường biên của vùng lựa chọn bằng chức nắng anti-aliasing và Feathering
Anti-aliasing: Làm mềm những đường răng cưa của vùng lựa chọn bằng cách làm mờ khoảng màu giao nhau giữa px của đường biên và của hình nền Bởi vì chỉ có duy nhất những Px của đường biên thay đổi chứ không ảnh hưởng đến những chi tiết khác của tấm hình Anti-aliasing rất hữu dụng khi bạn dùng để cắt, copy và dán vùng lựa chọn để ghép hình
LỚP (LAYER)
Để chỉnh sửa nhanh và bắt mắt trong Photoshop ta cần phải kiểm soát được màu sắc, các yếu tố của thiết kế, thậm chí kiểm soát cả thứ tự của chúng Layer sẽ giúp ta đạt được những điều đó Layer cho khả năng tách các yếu tố cá nhân thiết kế và kiểm soát các yếu tố đó xuất hiện như thế nào Có thể xem Layer là một tấm kính trong suốt và chúng được xếp chồng lên nhau, thông qua việc sáng tạo, người thiết kế có thể pha trộn các yếu tố của 2 hay nhiều lớp tạo ra các lớp điều chỉnh và kiểm soát độ tương phản, độ sáng, cân bằng màu…
- Thực hiện được các thao tác trên lớp Layer và áp dụng được các chế độ trên lớp Layer
- Thực hiện được các thao tác sau:
• Tạo, nhân bản, đổi tên, trộn , xóa layer
• Áp dụng được các chế độ hòa trộn layer
Lớp là nơi mà từng đối tượng riêng rẽ đặt vào Mỗi một ảnh Photoshop có thể được tạo thành do nhiều lớp, mỗi lớp chứa một hoặc nhiều đối tượng
Khi copy một vùng ảnh từ một nguồn ảnh nào đó và past lên ảnh hiện hành, một lớp mới được tạo ra trên lớp cũ và chứa đối tượng mới là vùng ảnh dán vào
Photoshop cho phép cô lập các thành phần khác nhau của ảnh trên các Layer riêng
Do đó ta có thể đứng trên từng lớp để sửa chữa, xử lý các đối tượng của lớp đó mà không làm ảnh hưởng tới các lớp khác
2 SỬ DỤNG BẢNG LAYER (LỚP):
Mở bảng Layer: menu Window>Layer ( F7):
Bảng Layer hiển thị tất cả các lớp có trên một ảnh và một thumbnail (ảnh nhỏ) của lớp được cập nhật tự động mỗi khi hiệu chỉnh lớp
CÁC THAO TÁC TRÊN LAYER:
Kích hoạt một lớp là chọn lớp đó để thao tác Để kích hoạt một lớp ta bấm vào ô có tên và ảnh của lớp đó
2.Tắt một lớp: Để tắt một lớp ta bấm vào biểu tượng con mắt của lớp
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang21 Để làm xuất hiện lại lớp đã tắt trước đó, ta bấm vào ô con mắt của lớp đó
Giữ phím Alt và bấm vào biểu tượng con mắt của một lớp sẽ làm tắt tất cả các lớp khác và chỉ còn lại lớp đó
Có thể thực hiện một trong những cách sau:
- Bấm vào nút Create A New Layer ở dưới đáy của bảng Layer
- Menu Layer > New > Layer (Phím Ctrl+Shift+N)
- Dán một đối tượng vào ảnh cũng tạo nên một lớp mới
Chọn lớp muốn hủy bỏ trên bảng Layer và thực hiện một trong những cách sau:
- Bấm vào biểu tượng giỏ rác trên bảng Layer
5 Chuyển đổi Background thành lớp:
Double click vào lớp Background trong bảng Layer và gõ tên lớp muốn đổi thành
6 Thay đổi thứ tự các lớp: Để thay đổi thứ tự của nó ta bấm chuột vào tên của nó trên bảng Layer và rê dần lên hoặc xuống đến vị trí mới và thả chuột (phim CtrI +] hay CtrI +[ )
Lớp Background không thể di chuyển được
7 Thay đổi độ mờ của lớp (opacity):
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang22 Độ mờ của lớp được thay đổi bằng cách chọn lớp đó và kéo rê con chuột trên thanh Opacity giảm sẽ khiến cho lớp trở nên trong suốt và lớp dưới lờ mờ xuất hiện
Opacity0% lớp hoàn toàn đậm đặc
Opacity=0% lớp hoàn toàn trong suốt
8 Hòa trộn bằng các chế độ màu:
Chọn lớp và chọn chế độ hòa màu Màu sắc của lớp đó sẽ hòa nhập với màu sắc của lớp dưới theo 24 chế độ (Mutily, darken…)
Khi có nhiều lớp có liên quan với nhau ta có thể liên kết chúng lại với nhau Lúc đó chúng như một lớp duy nhất có thể di chuyển, thay đổi kích thước cùng lúc với nhau tương tự như một lớp duy nhất Để kết nối các lớp, chọn một lớp làm lớp chủ và bấm vào ô nhỏ bên cạnh ô con mắt của các lớp còn lại, lúc đó dấu hiệu móc xích xuất hiện Để tách lớp đã kết nối ra khỏi nhóm ta bấm vào biểu tượng móc xích của lớp đó
- Trộn 2 lớp kế cận nhau Layer > Merge Down:nếu ta đứng trên một lớp và chọn lệnh merge Down thì lớp này sẽ nhập vào với lớp đứng dưới nó
- Trộn các lớp kế nhìn thấy Layer > Merge Visible: nếu không muốn nhập một lớp nào đó, ta tắt lớp đó đi và chọn lệnh Merge Visble, lúc này chỉ có các lớp nhìn thấy mới được nhập lại
- Trộn các lớp đã được kết nối: Layer> Merge Linked
- Trộn tất cả các lớp Layer > Flatten Image: Lệnh này trộn tất cả các lớp có trong ảnh lại thành một lớp duy nhất (background)
3 TẠO VÀ TÔ MÀU TRÊN MẶT NẠ LỚP:
Các mặt nạ lớp dùng để che hoặc hiển thị các phần của ảnh trên một lớp đặc biệt
- Tạo 2 lớp ảnh muốn thao tác, kích hoạt lớp bên trên
- Chọn Layer> layer mask>Reveal Selection: nếu chỉ muốn mặt nạ giới hạn trong vùng chọn
- Chọn Layer> Layer Mask>Reveal All:nếu muốn tạo mặt nạ trên cả lớp
2 Tô màu trên mặt nạ lớp: Để hiện thị dần lớp bên dưới hay ẩn lớp bên trên, ta dùng kỹ thuật tô trên mặt nạ lớp với công cụ tô màu Brush, Gradient
- Nếu muốn hiển thị lớp bên trên tô màu đen hay màu xám
- Nếu muốn che lớp bên trên tô với màu trắng
3 Loại bỏ mặt nạ lớp:
Mỗi khi thêm mặt nạ lớp trong một file sẽ làm tăng kích cỡ của file Do đó khi đã chọn ảnh thiết kế sau cùng ta có thể loại bỏ mặt nạ lớp để giảm kích cỡ của file
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang23
- Chọn Layer> layer Mask> delete
Ví dụ: ghép 2 ảnh thành một ảnh sau:
- Chọn toàn bộ ảnh 2, copy và past nó sanh ảnh vườn hoa…
- Tạo một Layer mask Reveal all
- Dùng công cụ tô màu Gradient tô màu đen sang trắng
- Dùng công cụ brush (cọ vẽ) để chỉnh sửa bằng màu đen hoặc trắng
Ví dụ 2: Dùng 2 ảnh gốc để ghép thành ảnh sau Ảnh gốc
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang24 Ảnh ghép
1 Sử dụng layer có những lợi ích gì?
2 Bạn làm cách gì để ẩn hoặc hiện một layer?
3 Bạn làm thế nào để hiển thị chi tiết của layer này xuất hiện trên layer khác?
4 Bạn làm cách gì để nhân đôi layer cùng một lúc
5 Ki bạn hoàn thành công việc, bạn làm cách gì để giảm thiểu độ lớn của tài liệu
6 Mục đích của Layer Comp là gì và chúng được sử dụng vào việc gì?
1 Bài tập chỉnh sửa ảnh thẻ
File bài tập thực hành: https://bit.ly/2GCxBj5
- Yêu cầu: của bài tập thực hành là các bạn cần xử lý các bức ảnh thẻ được chụp trong điều kiện không tốt Những bức ảnh này có rất nhiều cá khuyết điểm Bạn cần sử dụng linh hoạt các kiến thức về xử lý khuyết điểm, vùng chọn, chỉnh màu; chỉnh sáng, cắt ghép… để thực hành
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang25
- Kết quả cần đạt: Kết quả cuối cùng mà bạn cần đạt được là xử lý toàn bộ các lỗi do chụp hình như dáng ngồi tư thế Bạn cần tạo ra bức ảnh thẻ với màu sắc cân đối, loại bỏ các khuyết điểm trên mặt Đồng thời bạn cần thay đổi nền và thay đổi quần áo cho khách hàng nếu có thể
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang26
MÀU VÀ CHẾ ĐỘ MÀU
Với các nhà thiết kế, màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong xử lý ảnh Khi muốn tạo ra một sản phẩm in ấn, quảng cáo hoặc biểu ngữ bằng cách sử dụng Photoshop, sử dụng màu sắc tốt sẽ thu hút sự chú ý của người xem, nó cũng sẽ giúp thu hút các yếu tố của thiết kế thành một đơn vị gắn kết màu sắc cũng là một động lực mạnh mẽ và sử dụng trong tất cả các sản phẩm hằng ngày trong cuộc sống
- Hiểu và trình bày khái niêm về màu sắc
- Biết cách điều chỉnh và thay đổi tone màu cho ảnh
Màu tồn tại bởi 3 yếu tố, ánh sáng, đối tượng quan sát và chủ thể quan sát Các nhà vật lý đã chứng minh rằng ánh sáng trắng bắt đầu từ bước sóng của màu đỏ (Red), lục (Green), và xanh (Blue) Mắt của người cảm nhận được màu khi các bước sóng này được đối tượng quan sát hấp thụ
Bước sóng các màu đỏ, xanh, lục khiến ta nhìn thấy được mọi vật chính là màu cơ bản của mọi màu sắc trong tự nhiên Điều này giải thích tại sao người ta vẫn thường gọi chúng (đỏ, lục, xanh) là những màu nguyên thủy của ánh sáng Các màu này chồng lên nhau tạo thành các màu thứ cấp: Cyan, Magenta và Yellow
Một dãy màu mà hệ thống có khả năng hiển thị và in ra được Sự cảm nhận về màu sắc của mắc con người luôn có dãy màu rộng hơn nhiều so với bất kỳ chế độ màu nào được thiết lập bởi các thiết bị điện tử
Trong số các chế độ màu được dùng trong Photoshop thì LAB (A) có không gian màu rộng nhất, nó bao gồm tất cả các màu hiển thị được ở chế độ RGB (B) và CMYK (C) Đặc biệt là chế độ màu RGB có thể hiển thị được trên máy tính và Tivi
Mọi hình ảnh trong Photoshop có ít nhất một kênh màu, mỗi kênh màu lưu trữ thông tin về các thành phần màu sắc trong hình ảnh Số kênh mặc định trong một ảnh tùy thuộc vào độ màu của ảnh đó Ví dụ một hình ảnh CMYK có ít nhất 4 kênh, tương ứng cho Cyan, Magenta, Yellow và Black
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang27
Những kênh màu được thêm vào ngoài những kênh màu mặc định gọi là kênh Alpha
Một hình ảnh có thể có tối đa 24 kênh Theo mặc định ở chế độ Bitmap, Grayscale Doutone và Indexed Các hình ảnh ở chế độ RGB, LAB có 3 kênh, CMYK có 4 kênh Ta có thể thêm các kênh màu vào hình ảnh khác nhau ngoại trừ hình ảnh ở chế độ Bitmap
1.4 Chuyển đổi giữa các Bit depths:
Trong hầu hết các trường hợp các ảnh RGB, Grayscale và CMYK chứa 8 bit dữ liệu cho mỗi kênh màu, ba kênh màu trong ảnh RGB có chiều sâu là 24 bit (tức 8 bit nhân 3 kênh), một ảnh Grayscale có độ sâu màu là 8 bit và một ảnh CMYK có độ sâu là 32 bit (tức 8 bit nhân 4 kênh) Photoshop cũng có thể đọc và xuất ảnh có mỗi kênh là 16 bit màu Một hình ảnh có một kênh là 16 bit màu sẽ cung cấp sự sắc nét hơn về màu sắc, nhưng vì thế, kích thước ảnh sẽ lớn hơn nhiều so với hình ảnh có kênh 8 bit Để chuyển đổi từ kênh có độ sâu 8 bit sang độ sâu 16 bit màu ta cần phải thực hiện
- Làm phẳng hình ảnh muốn chuyển đổi
- Chọn Image-Mode 16 bit/Chanel
- Để chuyển từ 16 bit sang 8 bit, ta chọn Image-Mode 8bits/Chanel
Photoshop luôn có 2 màu hoạt động là màu Background và Foreground Nếu sơn, vẽ thì dùng màu mặt, khi xóa thì các khoảng trống sẽ được tô bằng màu Background
Có thể tái lập màu mặc định (trắng và đen) bằng biểu tượng thu nhỏ phía dưới ô màu hoặc dùng phím D Để chuyển đổi qua lại giữa 2 màu Foreground và Background ta bấm vào hình cung nhỏ có mũi tên 2 đầu phía trên 2 ô màu hoặc dùng phím X
Có thể chọn lại màu cho 2 ô màu bằng cách bấm chuột lên ô màu cần thay đổi, lập tức hiện bảng màu (color picker) bấm chuột để chọn màu
2 CHẾ ĐỘ MÀU VÀ MÔ HÌNH
Thay đổi chế độ dùng Image-Mode-Bitmap/Grayscale/Doutone
- Bitmap & Grayscale:Chế độ bitmap chỉ dùng 2 màu đen trắng để thể hiện hình ảnh Trong khi chế độ Grayscale thể hiện 256 bậc màu xám sắp xếp theo thang độ tối dần
- Doutone: là chế độ lai ghép (đen trắng cộng thêm màu) Doutone là ảnh thang độ xám (Grayscale) có thêm một màu
- Mô hình RGB: Mô hình này dựa trên nền tảng 3 màu chính: đỏ(Red), lục
(Green), xanh (Blue) Đây là cách hiển thị màu của máy tính
- Mô hình CMYK: Mô hình này tập hợp giữa 4 màu cơ bản: Cyan, Magenta,
Yellow, Black Để chuyển ảnh sen 2 mô hình này ta chọn Image-Mode-RGB/CMYK
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang28
- Indexcolor là một tập hợp Palette, ở mỗi palate có 256 màu
Mô hình RGB Mô hình CMYK
3 ĐIỀU CHỈNH MÀU VÀ TONE MÀU
3.1 Điều chỉnh màu: a Điều chỉnh sắc độ-Cửa sổ Hue/Staturation
Hue/Saturation cho phép bạn điều chỉnh màu sắc, độ bão hòa và độ sáng của toàn bộ hình ảnh hoặc trong một phạm vi màu cụ thể trong hình ảnh của bạn Đây là một công cụ cho phép điều chỉnh sắc độ (Hue), tức màu trong hình ảnh, độ bão hòa (Staturation), tức cường độ của màu, nhưng đồng thời nó còn có khả năng điều chỉnh độ sáng tối của hình ảnh Để mở cửa sổ Hue/Saturation chọn Image-Adjustment-Hue/Saturation (Ctr+U)
- Master: dùng để điều chỉnh tất cả các màu
- Hue: Kéo thanh trượt hoặc nhập số vào hộp tham số để có màu như mong muốn
- Saturation: dùng để điều chỉnh cường độ của màu
- Lightness: dùng điều chỉnh độ sáng của hình ảnh b Điều chỉnh độ sáng tối cho hình ảnh-Cửa sổ Curves:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang29
Curves cho phép bạn điều chỉnh nhiều điểm như bạn muốn trong toàn bộ phạm vi tông màu của hình ảnh và là công cụ mạnh mẽ và chính xác nhất để chỉnh sửa các tông màu trong một hình ảnh Khi bạn nhấp vào điều chỉnh đường cong, một đường chéo trên đồ thị sẽ xuất hiện (bên trái) đại diện cho phạm vi màu của hình ảnh của bạn Trục x đại diện cho giá trị ban đầu trong hình ảnh, trong khi trục y đại diện cho các giá trị được điều chỉnh mới Dọc theo từng trục, bạn có thể thấy rằng có dải là một dải từ đen sang trắng, đại diện cho phạm vi màu sắc của hình ảnh Để mở cửa sổ Curves, chọn Image-Ajustments-Curves (Ctr+M) Đây là một đồ thị lưới ô vuông đại diện cho giá trị gốc của ảnh, trong khi đó trục đứng đại diện cho giá trị mới Khi mở cửa sổ Curves, đồ thị xuất hiện một đường chéo bời vì không có giá trị mới
Chanel:dùng để điều chỉnh màu phức hợp (RGB, CMYK) hoặc điều chỉnh từng kênh màu riêng biệt
Save: lưu sự hiệu chỉnh
Load: Hiển thị sự hiệu chỉnh đã lưu trước đó để áp dụng cho bức ảnh hiện hành Cancel: Không chấp nhận sự hiệu chỉnh
Ok: Chấp nhận sự hiệu chỉnh
Preview: Xem kết quả chuyển đổi
Auto hoặc dùng Eyedroppers để điều chỉnh các giá trị
Bấm chuột hoặc rê con trỏ trên hình ảnh, ta sẽ thấy một vòng tròn xuất hiện trên đồ thị tại điểm tượng trưng cho điểm ảnh Nếu trên đường có những điểm không muốn thay đổi, hãy bấm chuột lên chúng để khóa Nếu muốn điều chỉnh giữa vùng tông trong, trong khi muốn giữ nguyên vẹn các vùng sáng tối có liên quan, hãy bấm lên đường cong để đánh dấu những điểm đó sẽ ngừng thực hiện thay đổi, sau đó kéo điểm giữa của đường
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang30 cong cho đến khi vừa ý với sự thay đổi trên hình ảnh Kéo lên trên sẽ làm sậm tông, kéo xuống khiến tông sáng lên Muốn loại bỏ một điểm đã ấn định chỉ việc kéo nó ra khỏi ô lưới c Điều chỉnh độ tương phản-Cửa sổ Brightness/Contrast Để điều chỉnh độ tương phản cho ảnh ta vào Menu Image-Ajutments- Brightness/Contrast
Brightness: hiệu chỉnh độ sáng của ảnh
Contrast: Hiệu chỉnh độ tương phản màu sắc, làm cho ảnh sắc nét hơn
Kéo con chuột sang phải hoặc trái để tăng hoặc giảm độ tương phản, sáng tối hoặc có thể nhập trực tiếp các trị số vào trong ô
3.2 Điều chỉnh Tone màu: a Điều chỉnh Level
Hộp thoại Level có thể điều chỉnh mọi tông màu trong ảnh cho cả ảnh màu và ảnh trắng đen
Với lệnh Level giúp ta đánh giá một tấm ảnh là quá sáng hoặc quá tối hoặc vừa phải dựa trên biểu đồ
TÔ VẼ
Photoshop cung cấp cho người dùng nhiều công cụ hiệu chỉnh cũng như nâng cao chất lượng hình ảnh Với các tùy chọn phong phú của cọ cả về hình dạng lẫn kích thước, Photoshop sẽ giúp tạo ra bất kỳ hình ảnh cần có cho hầu như bất kỳ dự án nào mà bạn có thể tưởng tượng
Các công cụ tô vẽ của Photoshop gồm có: bút chì (pencil tool), cọ vẽ (Brush), công cụ tô màu đơn sắc ( Paint bucket) công cụ tô màu chuyển sắc (Gradient tool) Ngoài ra trong nhóm công cụ gồm có 2 công cụ phụ trợ là công cụ tẩy xóa (Eraser tool) và công cụ ống hút màu ( Eyedrope tool)
- Sử dụng tốt các công cụ tô vẽ
- Tạo được các mẫu màu mới, bộ cọ mới
Mọi công cụ tô màu trong Photoshop đều dùng các cọ vẽ với kiểu dáng và kích cỡ xác lập trong bảng Brush Các cọ vẽ mặc định đều có những cạnh tương ứng và mềm Kiểu dáng và kích cỡ đều thuộc dạng tự do nên có thể tự tạo riêng những cọ vẽ tùy theo đối tượng
Chọn Menu Window- Brush để hiện bảng danh mục cọ
Bấm chuột vào kiểu cọ vẽ phù hợp Có thể điều chỉnh đầu cọ lớn, nhỏ bằng cách kéo con chạy ở thanh Master Diameter
Có thể chọn bộ cọ khác trong menu bảng cọ
Phục hồi bộ cọ mặc định: Chọn Reset Brush
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang36
2 NHÓM CÔNG CỤ TÔ VẼ:
2.1 Công cụ bút chì ( Pencil tool):
Công cụ bút chì giúp ta có những đường vẽ sắc gọn,rõ nét Màu của đường vẽ là màu mặt ( foreground)
Kết hợp công cụ bút chì với bảng Option:
Trong bảng Option có các tùy chọn sau:
Brush Preset Picker: bảng kiểu và kích thước công cụ
Mode: chế độ hòa màu của đường vẽ
Auto-eraser: tùy chọn này giúp công cụ bút chì có thêm tính tẩy xóa tự động, bấm công cụ bút chì lên điểm có màu foreground, nó sẽ xóa màu đi và thay thế bằng màu background
Vẽ một đường liên tục, tự do bằng bút chì:
Bấm chuột và rê tạo thành đường vẽ
Nhấn giữ Shift, nhấp chuột trên các điểm đi của đường vẽ Khi chấm dứt phải vẽ lố lên một điểm rồi dùng lệnh Undo để ngắt đường vẽ Để chuyển đổi nhanh giữa công cụ bút chì và ống hút màu bằng cách dùng phím Alt
2.2 Công cụ cọ vẽ ( Brush tool):
Công cụ Brush tool giúp ta thực hiện vẽ một điểm hoặc một đường có đường mờ dịu Tác dụng của công cụ này giống như một cây cọ mềm
Kết hợp công cụ bút chì với bảng Option:
Trong bảng Option của bảng Brush tool có các tùy chọn sau:
Brush: bảng kiểu và kích thước của cọ vẽ
Mode: Chế độ hòa màu của đường vẽ
Opacity: Độ đậm của màu trên đường vẽ
Flow: lưu lượng của đường vẽ Nếu trị số càng thấp thì độ vẽ càng mỏng và mờ nhạt
Công cụ cọ vẽ phục hồi ( History Brush):
Công cụ này cho phép phục hồi phần ảnh mà nó đi qua trở về trạng thái trước đó
Công cụ Art Historry Brush: giống như công cụ
Historry Brush nhưng nét vẽ cách điệu nghệ thuật, có hình dáng được chọn trong mục Style trong bảng
2.3 Công cụ tô màu đơn sắc ( Paint Bucket):
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang37
Công cụ này có chức năng làm việc tương tự như cây đũa thần: tự động chọn một vùng có màu gần giống với màu tại điểm đặt của nó và tô bằng màu Foreground hoặc bằng mẫu pattern
Chọn màu: Bảng Option trong ô Fill, nếu chọn foreground thì sẽ tô bằng màu mặt Nếu chọn pattern thì màu tô sẽ là các mẫu được chọn trong bảng pattern bên canh
2.4 Công cụ tô màu chuyển sắc ( Gradient tool):
Công cụ này giúp tô màu cả tấm ảnh hay một vùng chọn theo kiểu chuyển sắc với dãy chuyển mịn nhiều màu
Kết hợp công cụ Gradient với bảng Option
Các kiểu tô chuyển sắc:
- Linear Gradient:dải chuyển sắc thẳng
- Radial Gradient: chuyển sắc tròn đồng tâm
- Conicial Gradient: chuyển sắc rẽ quạt
- Reflected Gradient: chuyển sắc 2 màu đối xứng
- Diamond Gradient: chuyển sắc ô vuông đồng tâm
Mode: Chế độ hòa màu
Opacity: Độ đậm đặc của lớp màu tô
Dither: Tùy chọn này làm cho vòng tô chuyển sắc dịu hơn những màu sắc thể hiện
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang38 không đầy đủ
Reverse: Hướng chuyển của dãy màu ngược lại so với hướng rê công cụ
Bấm chuột vào ô Edit trong bảng Option Hiện ra hộp thoại Gradient Editor Đặt tên trong ô Name và bấm vào nút New
Chọn màu cho công cụ bắt đầu và chọn màu cho công cụ kết thúc Bấm OK
2.5 Công cụ Pen, Freeform Pen, Rectangle, Round Rectangle, Elip, Polygon, line, Custom Shape a) Công cụ line
Vẽ một đường thẳng hoặc một đường có một mũi tên ở đầu hay cuối bằng cách chọn Arowheads ở palette line option b) Công cụ Rectangle, Round Rectangle, Elip, Polygon, line,
Ta có thể chọn option, Style cho các công cụ vẽ trong cửa sổ option và style picket c) Công cụ Custom Shape:
Ta có thể chọn nhiều dạng Shape: All, Animals, Arows, Banners d) Công cụ Pen, Freeform Pen:
Công cụ Pen cho phép vẽ đường thẳng, đường cong và các đường này gọi là Path Path là một đường hay một hình thể bất kỳ được vẽ bằng công cụ Pen, Freeform Pen hoặc magnetic Pen kết hợp với Path Selection và Direct selection Tool
Công cụ Pen tạo ra các Path với độ chính xác rất cao
Công cụ Magnetic Pen và Freeform Pen tạo ra đường
Path như vẽ bằng bút chì trên giấy
Có thể sửa đường Path thẳng thành cong có dạng bất kỳ bằng cách dùng các công cụ Add Anchor Point, Delete
Anchor Point, Convert Point Để vẽ chính xác ta cho hiện lưới ( dùng menu View-Show- Gird), kết hợp với các phím Ctrl, Alt, Shift khi rê các điểm Anchor
Chọn và di chuyển đường Path bằng công cụ Path-Direct Selection Tool
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang39
Có thể chuyển đường Path kín thành một vùng chọn bằng cách bấm phím phải chuột lên đường Path, chọn Make Selection
2.6 Công cụ tẩy xóa ( Eraser Tool)
Công cụ Eraser dùng để xóa phần hình ảnh nào đó bằng màu Background và có thể hủy hiệu ứng Chọn mode để thiết lập công cụ xóa dưới dạng công cụ Brush, Pencil hoặc Block
Con trượt Opacity quyết định khoản bị xóa giảm độ mờ đục làm cho nét xóa nhẹ nhàng
Trên lớp Background công cụ này hoạt động giống như một cục tẩy, giúp ta xóa một điểm, một vật, hay một mảng trên ảnh và thay vào đó bằng màu nền
Trên lớp không phải là Background: Khi sử dụng công cụ này, màu thay thế sẽ không phải là màu nền mà chỗ bị xóa trở nên trong suốt
- Công cụ Background Eraser: Tẩy xóa nền, chỗ bị xóa trở nên trong suốt
- Công cụ Magic Eraser: tự động chọn một vùng có màu tương tự với điểm đặt của công cụ và xóa đi
2.7 Công cụ tạo văn bản Type tool:
Công cụ này có 4 công cụ con:
Công cụ nhập văn bản: chữ được nhập vào với màu Foreground và tạo thành một lớp Layer mới
Công cụ gõ chữ thẳng đứng: tạo nên dòng chữ theo phương thẳng đứng trên một lớp mới
Công cụ nhập văn bản dạng mặt nạ: chữ được nhập vào tạo thành một vùng chọn và không tạo lớp mới
Công cụ văn bản thẳng đứng dạng mặt nạ: chữ nhập vào và tạo nên một vùng chọn theo phương thẳng đứng và không tạo lớp mới
- Uốn cong lớp chữ: Chọn Option: Create Wraped Text
- Chọn kiểu trong style của hộp thoại WrapText
+ Chuyển đổi giữa văn bản dạng đoạn và văn bản nghệ thuật:
Vào Menu: Layer-Type-Convert to Ption Text Hay: Layer-Type-Convert to Paraghraph Text + Chuyển Text thành lớp hinh ảnh: ( rasterize):
Sau khi nhập và hoàn tất, dòng chữ trên bảng vẫn mang tính chất là một văn bản, có thể chọn và hiệu chỉnh Tuy nhiên một số hiệu ứng và kỹ xảo không áp dụng được trên text nên ta cần phải biến chúng thành hình ảnh
Vào Menu: Layer-Rasterize-Layer hoặc bấm phải chuột chọn Rasterize Để thoát khỏi Type mode ta bấm dấu trên thanh Option Bar
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang40
1 Chế độ hoà trộn và ba kiểu màu giúp cho các hiệu ứng trực quan hơn là gì?
2 History Palette, công cụ History Brush và công cụ Eraser có điểm chung không ?
3 Điểm khác biệt giữa công cụ History Brush và công cụ Art History Brush là gì ?
4 Miêu tả hai kĩ thuật bảo vệ cho vùng ảnh trong suốt ?
5 Bạn thêm brush vào thư viện Brush như thế nào ?
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang41
CÁC KỸ XẢO MỸ THUẬT (LAYER STYLE)
Các kỹ xảo của Photoshop ( Layer Style) giúp ta tạo ra các hiệu ứng mỹ thuật đặc biệt cho một đối tượng như tạo nền, bóng mờ, hào quang, chữ nổi, nét khắc lõm, lấp lánh, ửng màu
Kỹ xảo mỹ thuật được áp dụng cho một lớp chuyên biệt: toàn bộ các chi tiết và điểm ảnh trên lớp điều chịu ảnh hưởng của kỹ xảo Vì thế khi muốn tạo kỹ xảo cho một đối tượng, phải tìm cách tách đối tượng ra thành một lớp riêng
Khảo sát một số kỹ xảo thông dụng và quan trọng:
Bóng mờ ( Drope Shadow- Inner Shadow)
Gờ nổi và khắc chìm ( Bevel- Emboss) Ánh xạ ( Satin) Ửng màu ( Color Overlay) Đường viền ( Stroke)
- Biết cách sử dụng các kỹ xảo mỹ thuật vào trong ảnh
- Áp dụng các kỹ xảo vào trong hình ảnh
1 TẠO BÓNG MỜ ( DROPE SHADOW):
Mở bảng Layer, chọn lớp cần làm bóng mờ
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang42
Vào menu Layer-Layer Stype-Drope Shadow
Khai báo các thông số thuộc tính của bóng:
Blend Mode: chế độ hòa màu của bóng đổ với nền ảnh bên dưới Thông thường chọn Normal hoặc Multiply
Color: chọn màu cho bóng
Opacity: độ thấu quang của bóng
Angle: độ lệch của bóng so với đối tượng gốc
Distance: Khoảng cách giữa bóng và đối tượng gốc
Spread: Độ nét của bóng Trị số càng lớn bóng càng ít mờ
Size: kích thước vùng biên của bóng
Chọn Preview để quan sát kết quả tạo bóng mờ trên ảnh, OK
2 TẠO BÓNG MỜ PHÍA TRONG ( INNER SHADOW):
Inner Shadow thường được dùng để tạo hiệu ứng lõm xuống, thủng lổ
- Mở bảng Layer, chọn lớp cần làm bóng mờ
- Vào menu Layer-Layer Style-Inner Shadow
Khai báo các thông số thuộc tính của bóng:
- Blend Mo-de: chế độ hòa màu của bóng đổ với nền ảnh bên dưới Thông thường chọn Nomal hoặc Multiply
- Color:chọn màu cho bóng
- Opacity: độ thấu quang của bóng
- Angle: độ lệch của bóng so với đối tượng gốc
- Distance: Khoảng cách giữa bóng và đối tượng gốc
- Spread: Độ nét của bóng Trị số càng lớn bóng mờ càng ít mờ
- Size: kích thước vùng biên của bóng
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo bóng mờ trên ảnh, OK
3 TẠO HÀO QUANG (OUTER GLOW):
Mở bảng Layer, chọn lớp cần tạo hào quang
- Vào menu Layer-Layer-Outer Glow
Khai báo các thông số thuộc tính của bóng:
- Blend Mode: chế độ hòa màu của hào quang với nền ảnh bên dưới Thông thường chọn Normal nếu màu nền sáng hoặc Screen nếu màu nền tối
- Color: chọn màu cho hào quang là màu đơn sắc
- Gradient: chọn màu cho hào quang là màu chuyển sắc
- Opacity: độ thấu quang của hào quang
- Noise: hào quang lấm tấm hạt
- Technique: hào quang xòe mịn hoặc vuông cứng
- Spread: Độ nét của hào quang Trị số cáng lớn hào quang càng săc net
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang43
- Size: Kích thước của hào quang
Chọn Preview để quan sát kết quả tạo hào quang trên ảnh, OK
4 HIỆU ỨNG GỜ NỔI ( BEVEL):
Mở bảng Layer, chọn lớp cần làm gờ nổi
- Vào menu Layer-Layer Style-Bevel Emboss
Khai báo các thông số thuộc tính của bóng:
- Style: Kiểu gờ nổi: o Inner bevel: gờ nổi gọn, các cạnh vát hoàn toàn ăn vào trong đối tượng o Outer bevel: gờ nổi xòe rộng, các cạnh vát ăn ra phía ngoài đối tượng
- Technique: o Smooth: gờ nổi mịn o Chisel smooth: gờ nổi tam giác vác cạnh o Chisel hard: gờ nổi tam giác sắc nét
- Depth: độ cao gờ nổi
- Direction: o Up: nổi lên cao o Down: chìm lõm xuống
- Size: chiều ngang gờ nổi
- Smooth: độ mịn gờ nổi
- Shading: o Angle: hướng đổ bóng Chọn đúng hướng đổ bóng sẽ làm cho phần nổi lên thật hơn o Highlight mode: chế độ hòa màu và các phần sáng trên gờ nổi Nên chọn các màu sáng và Mode là Screen hoặc Normal o Opacity: độ sáng o Shadow mode: chế độ hòa màu và các phần tối trên gờ nổi Nên chọn các màu sẫm và mode là Multily hoặc Normal o Opacity: độ tối
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo hào quang trên ảnh, OK
5 HIỆU ỨNG KHẮC LÕM ( EMBOSS)
Mở bảng Layer, chọn lớp cần làm lõm
- Vào menu Layer-Layer Style-Bevel Emboss
Khai báo các thông số thuộc tính của bóng:
- Style: Kiểu lõm: o Emboss: đối tượng chìm lõm xuống nền ảnh o Pillow Emboss: đường viền của đối tượng chìm lõm xuống
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang44
- Technique: o Smooth: lõm mịn o Chisel smooth: lõm tam giác vác cạnh o Chisel hard: lõm tam giác sắc nét
- Direction: chọn Down: chìm lõm xuống
- Size: chiều ngang nét khắc lõm
- Shading: o Angle: hướng đổ bóng Chọn đúng hướng đổ bóng sẽ làm cho phần nổi lên thật hơn o Highlight mode: chế độ hòa màu và các phần sáng trên lõm Nên chọn các màu sáng và Mode là Screen hoặc Normal o Opacity: độ sáng o Shadow mode: chế độ hòa màu và các phần tối trên lõm Nên chọn các màu sẫm và mode là Multily hoặc Normal o Opacity: độ tối
Chọn Preview để quan sát kết quả tạo hào quang trên ảnh, OK
6 HIỆU ỨNG ĐƯỜNG VIỀN ( STROKE):
Mở bảng Layer, chọn lớp cần tạo đường viền
- Vào menu Layer-Layer Style-Stroke
Khai báo các thông số thuộc tính của đường viền
Size: độ dày đường viền
Position: vị trí đường viền so với đối tượng Có 3 vị trí:
Outside: viền ăn ra bên ngoài đối tượng Với vị trí này, độ dày đường viền không làm ảnh hưởng đến kích cỡ của đối tượng
Center: đường viền nằm lên giữa cạnh của đối tượng ( nửa trong nửa ngoài)
Inside: đường viền ăn vào bên trong ăn vào cạnh của đối tượng
Với 2 kiểu vị trí Center và Inside khi đường viền dày lên đối tượng sẽ bị hẹp lại Blend Mode: chế độ hòa màu của đường viền với nền ảnh bên dưới Thông thường chọn Normal nếu màu nền sáng hoặc Screen nếu màu nền tối
- Color: chọn màu cho đường viền là màu đơn sắc
- Gradient: chọn màu cho đường viền là màu chuyển sắc
- Opacity: độ thấu quang của đường viền
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo đường viền trên ảnh, OK
7 HIỆU ỨNG TÔ BẰNG MẪU TÔ ( PATTERN OVERLAY)
Pattern Overlay thường được dùng để tô chữ bằng mẫu ( pattern)
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang45
- Mở bảng Layer, chọn lớp cần làm tô
- Vào menu Layer-Layer Style-Pattern Overlay
Khai báo các thông số thuộc tính của mẫu:
- Blend Mode: chế độ hòa màu với nền ảnh bên dưới Thông thường chọn Normal
- Opacity: độ thấu quang màu ( mẫu tô)
- Scale: kích thước mẫu tô
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo bóng mờ trên ảnh, OK
8 HIỆU ỨNG TÔ MẪU CHUYỂN SẮC ( GRADIENT OVERLAY)
Gradient Overlay thường được dùng để tô chữ bằng màu chuyển sắc
- Mở bảng Layer, chọn lớp cần làm tô
- Vào menu Layer-Layer Style-
Khai báo các thông số thuộc tính mẫu:
- Blend Mode: chế độ hòa màu với nền ảnh bên dưới Thông thường chọn Normal
- Opacity: độ thấu quang màu ( mẫu tô)
- Gradient: các mẫu tô chuyển sắc
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang46
- Style: các kiểu chuyển sắc
- Scale: tỉ lệ màu chuyển sắc
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo bóng mờ trên ảnh, OK
9 HIỆU ỨNG ÁNH XẠ ( SATIN):
Hiệu ứng ánh xạ tạo cho tấm ảnh phản chiếu màu của môi trường chung quanh Hiệu ứng này thường được dùng khi diễn tả một vật thể có độ bóng mượt như máy tóc hay một loại vải bóng láng
Mở bảng Layer, chọn lớp cần ánh xạ màu
- Vào menu Layer-Layer Style-Satin
Khai báo các thông số thuộc tính của ánh xạ:
- Color: màu cần ánh lên đối tượng
- Blend mode: hòa trộn màu Nên chọn multiply, Darken, Overlay hay Luminosity
- Opacity: độ đậm màu của ánh xạ
- Angle: hướng của ánh xạ
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo hào quang trên ảnh, OK
10 HIỆU ỨNG NHUỘM MÀU ( COLOR OVERLAY):
Hiệu ứng nhuộm màu giúp cho tấm ảnh ghép trông có vẻ thật hơn bằng cách nhuộm một chút màu của hậu cảnh lên vật tiền cảnh
Mở bảng Layer, chọn lớp cần nhuộm màu
- Vào menu Layer-Layer Style-Satin
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang47
Khai báo các thông số thuộc tính của ánh xạ:
- Color: màu cần nhuộm lên đối tượng
- Blend mode: hòa trôn màu Nên chọn multiply, Darken, Overlay hay Luminosity
- Opacity: độ đậm màu của màu nhuộm
- Chọn Preview để quan sát kết quả tạo hào quang trên ảnh, OK
1 Layer style có ý nghĩa là gì?
2 Miêu tả hai kĩ thuật tạo bóng mờ và tạo đường viền cho layer ?
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang48
CÁC CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH ẢNH
Photoshop bao gồm một bộ công cụ chỉnh sửa mạnh mẽ giúp cho việc chấm sửa ảnh trở nên thật dễ dàngvà trực quan Nhờ vào những đặc trưng trợ giúp kỹ thuật cơ bản này mà ngay cả những đường nétcủa gương mặt người cũng được tô sửa trông thật và tự nhiên đến nỗi khó mà phát hiện ra rằng bứcảnh đã được chỉnh sửa
Trong bài này, bạn sẽ được học các kỹ thuật sau:
• Dùng công cụ Clone Stamp để loại trừ những phần chưa vừa ý của 1 tấm ảnh
• Dùng công cụ Pattern Stamp và mẫu tô thu được để thay thế phần nào đó của 1 tấm ảnh
• Dùng Healing Brush và Patch tool để hiệu chỉnh sự hòa trộn
- Biết cách sử dụng các các công cụ chỉnh sửa ảnh
- Dùng các công cụ sửa ảnh để chỉnh sửa các loại ảnh khác nhau
1 CÁC CÔNG CỤ HIỆU CHỈNH ẢNH
1.1 Công cụ sáng/ tối/ sắc độ ( Dodge/Burn/Sponge): a Công cụ tăng độ sáng:
Dùng làm sáng các vùng hình ảnh, chỉnh sửa những hỉnh ảnh có độ sáng không hợp lý
Kết hợp công cụ Dodge chì với bảng Option:
Trên bảng Option có các tùy chọn
Range: vùng chịu tác động của công cụ bao gồm: o Shadows: tác động cao đến những vùng tối, những vùng còn lại ít ảnh hưởng hơn o Midtones: tác động đều cho các vùng sáng lẫn tối o Hightlight: tác động cao đến những vùng sáng, vùng còn lại ít ảnh hưởng hơn
Exposure: cường độ của công cụ Giá trị này càng lớn thì tác dụng của công cụ càng mạnh
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang49
Kích thước công cụ: trong bảng Brush ta chọn một kiểu đầu bút để xác định cỡ công cụ làm sáng b Công cụ làm giảm độ sáng ( Burn Tool):
Kết hợp công cụ Burn với bảng Option:
Trên bảng option cũng có các tùy chọn giống như công cụ Dodge:
- Range: o Shadows: những vùng tối trên ảnh sẽ được làm sáng hơn nhiều o Midtones: tác động đều cho các vùng sáng lẫn tối o Hightlight: những vùng sáng trên ảnh sẽ được làm sáng nhiều hơn
- Flow: cường độ của công cụ Giá trị này càng lớn thì tác dụng của công cụ càng mạnh c Công cụ sắc độ ( Sponge Tool ):
Công cụ này làm tăng hoặc giảm cường độ của các màu trên vùng nó rê qua
Kết hợp công cụ Sponge với bảng Option:
Trên bảng option có các tùy chọn sau:
Mode: chế độ làm việc o Saturare: làm tăng cường độ bão hòa màu trên vùng ảnh o Desaturare: làm giảm cường độ bảo hòa màu trên vùng ảnh
Flow: cường độ của công cụ Giá trị này càng lớn thì tác dụng của công cụ càng mạnh
1.2 Công cụ mờ/ sắc nét/ nhòe ( Blur/ Sharpen/ Smudge ): a Công cụ làm mờ ( Blur):
Dùng làm mờ đi vùng hình ảnh mà nó được rê qua
Kết hợp công cụ Blur với bảng Option:
Trên bảng option có các tùy chọn
Mode: Chế độ làm mờ: o Normal: làm mờ tất cả các điểm ảnh không kể sáng tối, màu sắc o Darken: các điểm ảnh có màu sẫm mờ nhiều hơn o Lighten: các điểm ảnh có màu sáng mờ nhiều hơn o Hue: làm mờ bằng cách hòa trộn sắc độ của các điểm ảnh kế cận nhau o Saturation: làm mờ bằng cách hòa trộn cường độ màu của các điểm ảnh kế cận nhau o Color: làm mờ bằng cách làm cho các màu kế cân vào nhau o Luminusety: tạo hiệu ứng mờ quang học ( trong suốt nhưng vẫn thấy mờ)
Strength: cường độ của công cụ Giá trị này càng lớn thì tác dụng công cụ càng mạnh
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang50
Kích thước công cụ: trong bảng Brush ta chọn một kiểu đầu bút để xác định cỡ công cụ làm sáng b Công cụ làm sắc nét ( Sharpen):
Dùng làm sắc nét vùng hình ảnh mà nó được rê qua
Kết hợp công cụ Blur với bảng Option:
Trên bảng option có các tùy chọn giống như công cụ làm mờ
Mode: chế độ làm mờ
Strength: cường độ của công cụ c Công cu làm nhòe ( Smudge):
Dùng làm nhòe các vùng hình ảnh và màu sắc theo hướng rê của công cụ
Kết hợp công cụ Smudge vói bảng Option:
Trên bảng option có các tùy chọn:
- Mode: Chế độ làm mờ
- Strength: cường độ của công cụ
- Finger painting: vệt nhòe của điểm ảnh còn có thể dùng để tô vẽ với màu Foreground hiện hành Màu này sẽ nhòe dần và lẫn với màu bên dưới
1.3 Công cụ sao chép ( Stamp Tool) a Công cụ sao chép (Clone Stamp Tool):
Dùng sao chép nhanh một vùng ảnh vùng gốc đến một vùng khác ( vùng đích) trên cùng ảnh đó hoặc ảnh khác
Sử dụng công cụ chép:
Chọn công cụ Clone Stamp Tool ( phim S) Không bấm chuột, đưa công cụ đến vùng ảnh muốn sao chép ( vùng gốc) Bấm và giữ phím Alt, công cụ chuyển thành dấu, nhả chuột và buông phím Đưa chuột đến vùng muốn sao chép đến của ảnh ( vùng đích)
Rê chuột để tạo thành ảnh mới
Kết hợp với bảng Option:
Trên bảng Option có các tùy chọn:
- Mode: chế độ hòa màu của ảnh được sao chép với vùng ảnh bên dưới
- Opacity: độ thấu quang của lớp ảnh được sao chép b Công cụ Pattern Stamp Tool:
Công dụng giống như Clone Stamp Tool nhưng vùng ảnh gốc là một mẫu ảnh chọn lựa định trước
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang51
Trên bảng Option, bấm lệnh pattern để mở ra bảng Pattern và chọn một mẫu tô Để tạo một mẫu tô mới ta dùng công cụ chọn hình chữ nhật với Feather=0, tạo một vùng chọn trên ảnh cần lấy làm mẫu Dùng menu Edit-Define Pattern Mẫu tô được tạo ra và lưu trong Pattern
2 CÁC CÔNG CỤ SỬA CHỮA ẢNH:
2.1 Công cụ sửa chữa ảnh ( Healing Brush Tool):
Công cụ này hoạt động gần giống như công cụ sao chép ở trên, nhưng vùng ảnh gốc khi được chuyển đến sẽ tan nhòe ra tạo nên sự hòa màu với vùng ảnh đích
Trên bảng Option có các tùy chọn:
- Mode: các chế độ tan hòa màu o Normal: tạo nên sự hòa màu bình thường o Replace: vùng ảnh gốc thay thế hoàn toàn vùng ảnh đích Chế độ này hoạt động giống như công cụ Clove Stamp Tool o Mutiply: vùng ảnh gốc kết hợp với vùng ảnh đích và làm sẫm màu xuống o Screen: vùng ảnh gốc kết hợp với vùng ảnh đích và làm sáng lên o Darken: vùng ảnh gốc kết hợp với vùng ảnh đích và màu nào sẫm sẽ nổi rõ lên o Lighten: vùng ảnh gốc kết hợp với vùng ảnh đích và màu nào sáng sẽ nỗi rõ lên
- Sources/ Parttern: Nếu chọn source, vùng ảnh gốc sẽ tan hòa vào vùng ảnh đích Nếu chọn Pattern thì một mẫu ảnh sẽ được tan hòa vào ảnh đích
- Cách sử dụng giống như công cụ Clone Stamp Tooll
2.2 Công cụ chắp vá ( Patch Tool):
Công cụ này hoạt động gần giống như công cụ sao chép, nhưng vùng ảnh gốc hoặc vùng ảnh đích được khoanh thành một vùng chọn chính xác Tùy theo chế độ chọn là Source hay Destination trên bảng Option
- Source: vùng chọn là vùng đích ( vùng cần sửa chữa)
- Destination: vùng chon là vùng gốc ( vùng sẽ lấy đi để sửa chữa cho các vùng khác)
2.3 Công cụ thay thế màu ( Color Repalcement Tool):
Công cụ này dùng để tô màu lên một vùng ảnh làm cho đổi màu vùng ảnh đó mà không thay đổi sắc độ
Kết hợp công cụ Color Repalcement Tool với bảng Option:
Trên bảng option có các tùy chọn
- Mode: Chế độ làm mờ: o Hue: tô màu bằng cách hòa trộn sắc độ của các điểm ảnh kế cận nhau
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang52 o Saturation: tô màu bằng cách hòa trộn cường độ màu của các điểm ảnh cận nhau o Color: tô bằng cách làm cho các màu kế cận loang vào nhau o Luminusity: tô giống như dùng cọ Brush
3.1 Độ phân giải- kích thước: a Hiệu chỉnh độ phân giải: Độ phân giải của một tấm ảnh là mật độ điểm ảnh ( pixel) trên môt đơn vị kích thước (inch) Đơn vị thông dụng của độ phân giải là dpi ( dots per inch)
Khi nhập hình ảnh bằng máy quét Scanner hoặc lập một tập tin ảnh mới bằng lệnh new… ta chọn độ phân giải theo nguyên tắc sau:
Nếu ảnh dùng để in ấn, sách báo:
In sách báo thường: 150dpi
In Offset ảnh nền: 250dpi
In cao cấp, giấy láng: 400dpi trở lên
Nếu dùng vào việc học tập, thực tập,thiết kế trang Web…: 72dpi
Hiệu chỉnh độ phân giải: menu Image-Size-khai báo trị số Resolution b Hiệu chỉnh kích thước:
Menu Image-size Khai báo:
Width: chiều rộng mới của ảnh
Hieght: chiều cao mới của ảnh
180: xoay ảnh 180 độ ( lật úp ảnh xuống)
90 CW:XOAY 90 theo chiều kim đồng hồ
90 CCW: xoay 90 ngược chiều kim đồng hồ Arbitrary…: xoay với gốc độ bất kỳ Khi chọn lệnh này, ta phải nhập trị số góc quay vào ô Angle và chiều quay (CW hay CCW)
Flip horizontal: lật đối xứng ảnh theo chiều ngang
Flip vertical: lật đối xứng ảnh theo chiều dọc
3.3 Cắt cúp ảnh ( Crop Tool):
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang53
Dùng công cụ này khoanh vùng ảnh muốn cắt và gõ enter Các vùng bên ngoài vùng chọn sẽ được xén và ảnh nhỏ lại
Nếu muốn có thêm một vùng mới bao quanh ảnh để làm việc ( thêm hình ảnh, thêm chữ…) hoặc trong trường hợp chỉnh sửa ảnh chân dung, thường phải chừa lề ở chung quanh ảnh, ta có thể dùng phương pháp mở rộng ảnh
Width: chiều ngang mới của ảnh
Height: chiều cao mới của ảnh
Anchor: hướng mở rộng ảnh
Vùng mới mở rộng ảnh có màu Background
1 Healing Tool là gì? Clone stampe tool là gì? so sánh 2 công cụ này
2 Cho biết cách sử dụng công cụ Patch tool Ý nghĩa của tùy chon Source và Destination như thế nào?
3 Mô tả một số thao tác hiệu chỉnh ảnh thường được sử dụng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang54
BỘ LỌC (FILTER)
Trong photoshop các hiệu ứng được gọi dưới tên là Filter (bộ lọc) Đây là các kỹ xảo góp phần quan trọng trong việc thiết kế các công trình mỹ thuật, quảng cáo bằng photoshop Một số hiệu ứng (như blur, noise ) có tác dụng chỉnh sửa và nâng cao chất lượng ảnh
Với một số lượng lớn những bộ lọc có trong Adobe Photoshop, có thể biến một tấm hình hết sức bình thường thành một tác phẩm hội hoạ kỹ thuật số đỉnh cao Có thể chọn những bộ lọc mà khi được áp dụng nó sẽ cho phép bạn tạo ra những tác phẩm nhìn giống như vẽ bằng màu nước của hội hoạ truyền thống, tranh vẽ bằng phấn màu hoặc những hiệu ứng phác thảo bằng chì Bạn cũng có thể chọn những bộ lọc Blur, Bend, Wrap, Sharpen hoặc Fragment
Tất cả các hiệu ứng không làm việc được với những ảnh ở chế độ bipmap và indexed color, một số hiệu ứng khác không làm việc được với ảnh ở chế độ CMYK
Các hiệu ứng có thể áp dụng cho một vùng chọn hoặc cho cả tấm ảnh Nếu ảnh nhiều lớp thì hiệu ứng chỉ có tác dụng trên layer đang được chọn Để áp dụng hiệu ứng ta chọn vùng hoặc lớp làm việc, vào menu filter chọn tên hiệu ứng
- Nhận biết được các loại hiệu ứng
- Tạo ra được các hiệu ứng kết hợp để thiết kế ảnh nghệ thuật
1 HIỆU ỨNG ARTISTIC (kỹ xảo mỹ thuật)
Các hiệu ứng này có tác dụng biến tấm ảnh chụp trở thành những bức tranh hội họa
Làm cho ảnh trở nên giống như vẽ bằng bút chì màu Những đường rìa quan trọng được giữ lại, hình thành một mẫu ghạch chéo thô thiển, màu nền được hiển thị qua những vùng mịn hơn
Các thông số: o Pencil width: o Stroke pressure: o Paper Brightness:
Biến ảnh thành những mảng màu, không có đường viền Hình ảnh tựa như được tạo nên từ từ những mãnh giấy màu được cắt và ghép lại, có độ tương phản cao
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang55
Các thông số: o Number of level: o Edge simplicity: o Edge Fidelity:
Làm cho ảnh giống như được vẽ bằng bột màu hay cọ khô
Các thông số: o Brush size: kích thước của cọ vẽ o Brush detail: chi tiết cọ(nét vẽ nhiều hay ít) o Textire:
Làm cho ảnh trở nên nhám và sần sùi
Các thông số: o Grain: độ nhám nhiều hay ít o Highlight Aera: làm sang ảnh o Intensity: làm tối ảnh
Làm cho ảnh trở thành bản phác thảo với cọ lớn, mực đen và vài màu chính
Các thông số: o Brush Size: kích thước của cọ vẽ o Brush detail: chi tiết cọ (nét vẽ nhiều hay it) o Texture:
- Hiệu ứng Neon glow: Ảnh giống như bị chiếu bằng đèn huỳnh quang có màu
Các thông số: o Glow Size: kích thước của vùng chiếu o Glow Brighness: độ sáng o Glow color.màu chiếu
- Hiệu ứng Paint Daubs Ảnh giống như được vẽ bằng cọ hay sơn dầu o Brush size: kích thước của cọ vẽ o Sharpness: o Hiệu ứng Palette Knife:
- Ảnh giống như được vẽ bằng cọ hay sơn dầu o Stroke size: kích thước của cọ vẽ o Stroke detail: o Softiness:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang56
- Hiệu ứng Plastic wrap: Ảnh giống như được tráng phủ bằng lớp plastic bóng làm nổi bậc chi tiết bề mặt
Giảm số lượng màu trong hình ảnh theo tùy chọn posterize đồng thời vẽ những đường đen lên rìa của ảnh
- Hiệu ứng rough Pastels Ảnh giống như được vẽ bằng phấn màu Trong vùng màu sang vệt phấn hiển thị đậm nét hơn, trong vùng màu tối vệt phấn mờ nhạt hơn
Làm mờ dịu hình ảnh bằng nét vẽ ngắn nhằm làm nhòe vùng tối của ảnh, những vùng sáng trở nên sáng hơn và mất bớt chi tiết
- Hiệu ứng Sponge: Ảnh như được tạo thành bằng miếng bọt biển
- Hiệu ứng Under painting Ảnh như được tô lên một lớp sơn vẽ theo kết cấu của ảnh
Tô vẽ hình ảnh theo phong cách màu nước
2 HIỆU ỨNG BLUR (Làm mờ):
Các hiệu ứng thuộc nhóm này có tác dụng làm mờ vùng chọn hay toàn bộ ảnh Chúng làm hài hòa những vùng chuyển tiếp của ảnh
Làm mờ ảnh hoặc vùng chọn
Làm mờ ảnh gấp 3-4 lần hiệu ứng Blur
Các đối tượng trong vùng chọn được làm nhiều hay ít tùy theo trị số Radius
Làm mờ theo hướng cụ thể với cường độ xác định Hiệu ứng này tương tự nư chụp ảnh đối tượng đang chuyển động
Mô phỏng kết quả của việc xoay hoặc chỉnh độ thu phóng của máy ảnh, tạo hiệu ứng mờ nhòe o Spin: làm mờ theo dọc theo các đường tròn đồng tâm (cuộn xoáy), có thể xác định góc quay o Zoom : làm mờ dọc theo đường hướng tâm
Làm mịn ảnh bằng cách làm mờ nhòe các điểm ảnh có kích thước nhỏ o Radius: kích thước các hạt nhỏ sẽ bị khử mất
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang57 o ThreshoZoom: làm mờ dọc theo đướng hướng tâm
3 HIỆU ỨNG BRUSH STROKE (đường viền): Đây là nhóm hiệu ứng mỹ thuật, giống như Artistic ở trên, làm cách điệu hóa hình ảnh nghệ thuật bằng hiệu ứng cọ vẽ và nét mực khác Một số bộ lọc bổ sung chi tiết hạt, nhiễu mẫu, hết cấu, rìa… để tạo hiệu ứng chấm màu hiệu ứng thuộc nhóm náy có tác dụng làm mờ vùng chọn hay toàn bộ ảnh Chúng làm hài hòa những vùng chuyển tiếp của ảnh
Làm cho đường viền của các mảng màu sáng rực lên
Vẽ lại một hình ảnh và sử dụng nét vẽ chéo Vùng sáng của ảnh được vẽ theo một chiều và vùng tối được vẽ theo chiều ngược lại
- Hiệu ứng Croosshatch: Đường viền của ảnh được tạo bởi các đường gạch chéo vuông góc bằng bút chì
Tô vẽ vùng tối của ảnh với nét vẽ ngắn sát nhau vùng sáng ảnh với nét vẽ dài màu trắng
Các đường viền như được tô lại bằng bút mực đậm màu
- Hiệu ứng Spatter: Ảnh lấm tấm như được vẽ bằng cách phun màu
Tô vẽ lại hình ảnh , sử dụng màu trội với nét vẽ phun màu theo góc xiên
Tô vẽ hình ảnh theo phong cách nhật bản
4 HIỆU ỨNG DISTORE (biến dạng ) :
Nhóm hiệu ứng này gây biến dạng hình học hình ảnh (chiếm nhiều bộ nhớ)
- Hiệu ứng diffuse Gllow: Đưa thêm điểm sáng vào hình ảnh , với quầng sáng mờ dần từ tâm vùng chọn
Với hiệu ứng này ta chọn một hình mẫu nào đó (.psd) Photoshop sẽ dung hình dáng trong mẫu làm khuôn và ép tấm ảnh của ta giống như là ép vào trong khuôn đó
Hiệu ứng này khiến cho tấm ảnh như bị đặt dưới một tấm kính trong suốt nhưng có vân làm cho ảnh bị biến dạng đi Có thể điều chỉnh dạng biến đổi bằng chế độ texture
Làm cho ảnh giống như được đặt dưới mặt hồ lăn tăn gợn sóng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang58 Ảnh như bị dúm lại ở một điểm nào đó và bị biến dạng đi
- Hiệu ứng polar coordinates Ảnh như được xếp lại thành hình tròn (xếp thành hình tròn) các đối tượng bị dời chổ biến dạng đi
- Ripple Hiệu ứng: Ảnh hơi độn lên (biến dạng nhẹ)
- Hiệu ứng Shear: Ảnh bị cuốn đi theo một vòng cung
- Hiệu ứng Spherize: Ảnh phình lên hoặc lõm xuống theo dạng hình cầu
- Hiệu ứng Twirl : ảnh bị xoắn , xoáy mạnh ở vùng tâm hơn rìa, có thể điều chỉnh độ xoắn
Tạo các dợn sóng trên ảnh giống như Ripple nhưng ở mức độ mạnh hơn, có thể tùy chọn bộ tạo sóng, bước sóng ,tao sóng …
Làm biến dạng ảnh theo hướng tâm , tùy thuộc vào bán kính của pixel trong vùng chọn
Nhóm hiệu ứng giúp xử lý thêm bớt các dấu chấm, làm tăng độ nhám cho ảnh
Thêm độ nhám cho ảnh (ngược với hiệu ứng làm mờ Blur)
Làm mờ tất cả các chi tiết nhưng không làm mờ các đường vẽ đậm, các viền màu Ảnh sẽ mịn màng hơn nhưng một số chi tiết nhỏ
- Làm giảm nhiễu bằng cách thay dổi các pixel không giống nhau Hiệu ứng này thường dùng để xóa những vết trầy xước trên ảnh
Hiệu ứng này giúp loại bỏ độ nhám gây nên bởi máy quét khi quét các ảnh in trên sách báo
Nhóm hiệu ứng này biến hình ảnh thành những chấm màu
Những mảng màu biến thành những chấm màu tròn điều, nằm thứ tự thành hang và cột
Các chấm màu lớn, vuông và có dạng tinh thể
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang59
- Hiệu ứng Facet: Ảnh bị lu mờ do các điểm hòa nhập với nhau Hình quét trông như vẽ tay hình vẽ thì trông như tranh trừu tượng
- Hiệu ứng fragment : Ảnh bị lu mờ đi do các pixel dịch lệch đi
Nhóm các pixel thành khối vuông Các pixel trong khối xác định có cùng màu
- Hiệu ứng Pointlize : Ảnh bị phân chia thành những điểm màu có hình dáng bất kì và được bố trí ngẫu nhiên
Nhóm hiệu ứng này liên quan đến việc chiếu sáng, làm tối
Tô màu vùng chọn bằng một đám mây có màu của foreground và background
Hòa trộn màu của đám mây vơí các pixel có sẵn theo cách thức hòa trộn Difference
- Hiêụ ứng Fibers: Ảnh bị lu mờ do các điểm hòa nhập với nhau Hình quét trông như vẽ tay, hình vẽ thì trong như tranh trừu tượng
Một bóng đèn được đặt vào trong ảnh và chiếu sáng một vùng nào đó trên ảnh Di chuyển điểm sáng bange cách kéo rê dấu chữ thập
Chiếu sáng ảnh bằng các nguồn sáng khác nhau và có thể thay đổi hướng chiếu sáng o Style:17 loại nguồn sáng o Light type: kiểu ánh sáng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang60
8 HIỆU ỨNG SHARPEN (sắc nét):
Nhóm hiệu ứng sharpen có tác dụng ngược với blur.Nó làm tăng độ tương phản(contrast)của ảnh
Làm tăng độ sắc nét của ảnh
Làm cho đường viền của các mảng màu trở nên đậm nét hơn , rõ ràng hơn
Có tác dụng mạnh 3-5 lần so với shapen
Làm tăng độ sắc nét của ảnh mà vẫn giữ được độ mịn của ảnh o Amount : độ nét chung kích thước của cọ vẽ o Radius : độ dày đường viền các mảng màu o Threshold : độ tương phản giữa các mảng màu
9 HIỆU ỨNG SKETCH (PHÁC THẢO)
Nhóm hiệu ứng này làm cho ảnh trở thành giống như một bảng phác thảo (vẽ như hoàn chỉnh)
Biến đổi hình ảnh trông như được khắc chạm và được chiếu sáng trên bề mặt Những vùng tối của ảnh sử dụng màu mặt foreground , những vùng sáng sử dụng màu nền background
Vẽ lại vùng sáng và vùng giữa tông (màu trung bình) của hình ảnh với phông xám bằng phấn thô và dùng màu nền Các vùng tối được vẽ bằng chì than đen đan chéo và dùng màu mặt
Vẽ lại hình ảnh để tạo hiện tượng vẽ bằng than chì Các nét chính được tô đậm, các vùng giữa tông được vẽ bằng các nét chéo Than chì là màu mặt và nét giấy là màu nền
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang61
Tạo hình ảnh như được đánh bóng trên bề mặt kim loại (kẽm)
Phát thảo ảnh bằng bút chì đen và trắng sử dụng màu mặt cho vùng tối và màu nền cho vùng sáng
Dùng nét mực mảnh và thẳng để phác thảo ảnh sử dụng màu mặt làm mực và màu nền làm giấy
Mô phỏng hiệu ứng lưới nửa tone nhưng vẫn duy trì tính liên tục của phổ màu
Hình ảnh trông như được làm bằng giấy thủ công xốp
Mô phỏng sao chụp hình ảnh Những vùng tối lớn có xu hướng chụp xong quanh rìa, còn vùng giữa chuyển tông từ đen sang trắng
- Hiệu ứng Plaster: Ảnh như được đắp lên một lớp thạch cao hay hồ vửa
Tạo ảnh hội tụ trong vùng tối và nổi hạt trong vùng sáng
Cho kết quả tốt với ảnh đen trắng Bộ lọc này đơn giản hóa hình ảnh để trông như được đóng bằng con dấu cao su
Cấu trúc tại ảnh có dạng như bị xé tưa ra và dung màu tô lên
Sử dụng vệt màu trông như vẽ lên sợi vải ẩm
COREL DRAW
TỔNG QUAN VỀ COREL DRAW
Trong chương này sẽ bao gồm các nội dung
- Giới thiệu chung về đồ họa vecto, Tổng quan về phần mềm CorelDRAW
- Các nguyên tắc khi làm việc với các phiên bản trên CorelDRAW, Cách thức xây dựng đối tượng và xử lý đồ họa của Corel Phân loại các đối tượng trong Corel
- Các thao tác cơ bản đối với phần mềm Corel
- Quản lý đối tượng trong Corel
- Hiểu và vận dụng được cấu hình máy tính để cài đặt phần mềm Corel Draw
- Trình bày được chức năng và cách sử dụng các công cụ cơ bản của Corel Draw
- Thực hiện được các thao tác cơ bản của phần mềm Corel Draw
- Yêu thích môn học Corel Draw
I KHÁI NIỆM VỀ ẢNH VECTOR VÀ ẢNH BITMAP Đồ hoạ vi tính là ngành nghiên cứu làm việc và xử lý bằng máy vi tính với các thông tin ở dạng hình ảnh Các loại ảnh này được gọi chung là ảnh kỹ thuật số Có 2 loại ảnh kỹ thuật số: Ảnh vector: là loại ảnh được tạo bởi các chi tiết Mỗi chi tiết là một vùng không gian được xác định rõ rệt, có kích thước, có chiều hướng và được tô đầy bởi một màu đơn sắc nào đó
– Các hình ảnh vecto được dễ dàng sửa đổi về hình dạng và kích thước
– Khi thay đổi kích thước, hình ảnh vecto sẽ không bị thay đổi chất lượngvà chuyển đổ dễ dàng giữa các thiết bị đầu cuối
– Dựa vào đặc điểm của Đồ họa vecto, nó có ứng dụng lý tưởng cho thiết kế logo – Được sử dụng rộng rãi trong các ngành thiết kế đồ họa, thiết kế quảngcáo Ảnh Bitmap: là loại ảnh được tạo bởi vô số các điểm màu (gọi là các điểm ảnh, pixel) nằm kế kận nhau Chúng trộn lẫn vào nhau Mật độ của các chấm điểm cho thấy độ đậm của các màu Anh bitmap vì thế không có vùng không gian xác định rõ rệt
II KHỞI ĐỘNG COREL DRAW
Có thể khởi động coreldraw bằng 1 trong 2 cách sau:
- Click vào nút Start->All programe-> Corel Graphics Suite X6->CorelDrawX6
- Click double vào biểu tượng CorelDraw trên màn hình desktop
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang67
- Thanh tiêu đề (Title bar): hiển thị tên của tập tin đang làm việc
- Thanh trình đơn (Menu bar): Chứa các lệnh được nhóm theo từng mục ( File, Edit,View, Layout, Arrange, Effects, Bitmaps, Text, Tools, windows, Help)
- Thanh công cụ chuẩn ( Standard toolbar): bao gồm các nút lệnh cho các lệnh thông dụng
- Thanh thuộc tính (Properties bar): chứa các thông tin về đối tượng, công cụ đang được chọn
- Hộp công cụ (ToolBox): chứa các công cụ vẽ, biến đổi đối tượng
- Thước-đường dẫn (Ruler-guidelines): các thước ngang và dọc giúp dễ dàng canh chỉnh đối tượng
- Vùng làm việc (Drawing Windows): là nơi thiết kế bản vẽ
- Thanh duyệt (Page Navigator): giúp nhanh chóng chuyển đến trang chỉ định, tạo hoặc xoá các trang trong tập tin
- Thanh trang thái (Status Bar): chứa một số thông tin cần thiết về đối tượng, thao tác đang thực hiện
Tóm tắt các lệnh trong công cụ Toolbox, đây là thanh công cụ quan trọng nhất trong Corel với 19 nhóm công cụ:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang68
III BẢNG ĐẶC TÍNH KHI MỚI KHỞI ĐỘNG COREL:
1 Paper Type/Size: chọn khổ giấy trong danh sách
2 Paper width and height: kích thước trang giáy nếu chọn paper type là Custom
3 Hướng giấy: đứng( portrait), ngang( landscape)
4 Khai báo trang giấy là mặc định (nút trên) hay chỉ riêng cho bản hiện hành (nút dưới) Đơn vị đo lường
5 Nudge offset: độ di chuyển của đối tượng khi được chọn
6 Drawing Units: Đơn vị đo
7 Duplicate distance: toạ độ khoảng cánh giữa đối tượng gốc và đối tượng nhân bản
1: Nhóm công cụ Picktool Phím tắt Space ||Ctrl + Space
2: Nhóm công cụ Shape Chỉnh sửa đối tượng
3: Nhóm công cụ Crop Cắt đối tượng
4: Nhóm công cụ Zoom, Hand Thay đổi vị trí, kích thước khung nhìn
5: Nhóm công cụ vẽ hình
6: Nhóm công cụ Smart Fill
7: Nhóm công cụ vẽ hình vuông
8: Nhóm công cụ vẽ hình tròn
9: Nhóm công cụ vẽ hình đa giác
10: Nhóm cong cụ vẽ các hình basic
13: Nhóm công cụ vẽ kỹ thuật, đo khoảng cách
14: Nhóm công cụ kết nối (Join)
16: Nhóm công cụ lấy, tô mẫu màu
19: Nhóm công cụ tô màu Fill
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang69
IV MỘT SỐ THAO TÁC CẤN THIẾT KHI BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI COREL
- Độ phân giải màn hình 800x600
- Khai báo bộ nhớ phụ:Menu Tools >option >chọn memory >trong phần Swap Disk khai báo Primary disk là C:\ và Secondery là D:\
2 Thao tác thu phóng màn hình:F2: chọn công cụ phóng đại(Zoom tool) Mỗi lần nhấp công cụ lên màn hình,vùng ảnh sẽ phóng đại gấp 2lần
- F3: thu nhỏ trở về như trước khi phóng đại
- Shift-F2: phóng đại riêng đối tượng được chọn lớn đầy màn hình
- F4: phóng đại tất cả các đối tượng có trên bản vẽ đầy màn hình
- Shift-F4: thu màn hình trở về kích thước ban đầu của Windows
3 Tạo tập tin dự phòng và lưu tự động:
- Tạo tập tin dự phòng:
- Menu Tool>Option, hộp thoại Option xuất hiện: Chọn Workspace > Save, click chọn hộp kiểm Make Bakup on save
- Mặc định tên của tập tin sao lưu này là Backup of Filename, với Filename là tên tập tin bạn đang lưu
- Thiết lập chế độ tự động:
- Menu Tool > Option, hộp thoại Option xuất hiện: Chọn Auto-Backup:
- Auto- backup every: thời gian giữa 2 lần lưu
- Lưu tập tin backup ở cùng thư mục với tập tin chính hay do bạn chỉ định trong mục Always backup to
4 Các chế độ xem màn hình:
- Corel Draw 12 cung cấp 5 chế độ xem màn hình:
- Simple Wireframe: chỉ hiển thị khung, sườn của đối tượng
- Wireframe: tương tự như simple Wireframe
- Draft: hiển thị đối tượng bình thường cùng với các thuộc tính của nó
- Normal: hiển thị tất cả các nội dung bên trong của đối tượng
- Enhanced: giống chế độ xem Normal, ngoài ra nó còn hiển thị các kiểu PostScript
5 Thước đo-lưới-đường hướng dẫn:
- Thước đo (ruler): thước đo trên màn hình giúp xác định kích thước và vị trí của đối tượng o Mở thước:View > Rulers hoặc qua hộp thoại Option o Định toạ độ diểm gốc cho thước qua các hộp Horizontal Origin & Vertical Origin để đặt vị trí của điểm gốc o Lưới(Grid):
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang70
Khung lưới giúp ta canh chỉnh toạ độ và vẽ các đối tượng chính xác hơn o Mở khung lưới: View > Grid o Có thể điều chỉnh kích thước ô lưới hoặc số ô trên lưới qua hộp thoại Options
- Đường hướng dẫn (Guidelines-đường gióng):
Là các đường gúp gióng hàng và vị trí đối tượng Có 3 loại đường dẫn: ngang, dọc và xiên Có thể chọn, quay, sao chép và xoa đường dẫn
Nạp các đường dẫn: click vào thước ngang và thước dọc rồi kéo vào một vị trí trong bản vẽ
Snap to Guidelines giúp gióng các đối tượng một cách chính xác Khi mở snap to Guidelines các đối tượng di huyển hoặc vẽ gần các đường hướng dẫn sẽ bị hút vào
7 Hiển thị hoặc ẩn các đường hướng dẫn:
8 Xoá các đường hướng dẫn:
Dùng Pick tool click chọn đường hướng dẫn, nhấn phím Delete
File/Save||Save As… (Ctrl +S)
- Hộp thoại lưu file xuất hiện
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang71
3: Kiểu đuôi mở rộng ( mặc định là CDR)
4: Chỉ lưu file đánh dấu ( Chỉ có khi có file được chọn)
Sau khi chọn được vị trí lưu, nhấp chọn Save
Lưu ý: Corel chỉ đọc được file có mà khi lưu có phiên bản thấp hơn hoặc bằng với phiên bản sử dụng
Là thao tác xuất ra một định dạng file như file ảnh (JPG, BMP…) các định dạng cho các phần mềm khác ( Foxit, Photoshop, AI… )
Nhấp chọn Ctrl + E hoặc File/Export hoặc biểu tượng Export trên thanh công cụ:
CorelDRAW X6 hỗ trợ Export 53 kiểu đuôi mở rộng với hộp thoại Export hiển thị với các tùy chọn như sau:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang72
Là thao tác đưa 1 file định dạng của các phần mềm khác vào corelDRAW Corel X6 hỗ trợ 82 kiểu đuôi mở rộng Có 2 các import file cơ bản:
– Cách 1: Nhấp Ctrl + I (Hoặc File/Import) Chọn file và click đúp chuột hoặc nhấp import để đưa file vào
Nhược điểm: khó và không tiện cho việc xem trước file , nhiều Trường hợp không import được do file được chứa trong thư mục có tên tiếng việt có dấu Cách 2 sẽ khắc phục các lỗi này
- Cách 2: Chọn file, Sau đó giữ và rê chuột đưa thả vào vùng làm việc của Corel
Bài 1: Thực hiện vẽ hình như mẫu theo các bước sau:
Sử dụng công cụ Rectangle Tool (F6) vẽ hình vuông
Sao chép thêm ba đối tượng hình vuông đồng tâm
Hai đối tượng hình vuông ở giữa thay đổi số góc bo của bốn góc = 34
Tô màu tô và màu đường viền với màu đơn sắc
1: Vị trí lưu 2: Tên file 3: Kiểu file 4: Chỉ đối tượng được đánh dấu (Mục này chỉ có khi chúng ta đang đánh dấu 1 đối tượng nào đó)
Tùy vào từng kiểu đuôi mở rộng mà sẽ xuất hiện 1 bộ lọc tương ứng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang73
Bài 2: Thực hiện vẽ hình như mẫu theo các bước sau:
Sử dụng công cụ Ellipse Tool (F7) vẽ hình tròn
Chọn chức năng Arc và thay đổi số góc để thay đổi thành cung tròn
Chọn lệnh View / Snap to Objects (Alt + Z)
Dời tâm của đối tượng xuống dưới và xoay đối tượng quanh tâm với góc 15 độ (nhấn giữ phím Ctrl trong khi thao tác xoay) và lập lại thao tác với phím Ctrl + D
Tô màu đường viền với màu đơn sắc
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang74
CÁC CÔNG CỤ TẠO HÌNH
Trong Bài này sẽ giới thiệu các công cụ tạo hình thường sử dụng trong Corel, quan trọng là công cụ chọn Pick tool, các hình vẽ cơ bản như chữ nhật, elip, đa giác hình sao, đường viền…, mỗi công cụ có các thuộc tính và cách sử dụng riêng Tùy vào mục đích vẽ hình ảnh mà ta ứng dụng các công cụ này vào việc tạo ra hình dạng đối tượng
- Hiểu và trình bày được cách sử dụng các công cụ tạo hình
- Sử dụng công cụ pick tool kvà các công cụ tạo hình kết hợp với các thuộc tính để tạo ra hình ảnh mong muốn
I CÔNG CỤ CHỌN (PICK TOOL - PHÍM TẮT SPACE BAR)
Là công cụ đầu tiên trong hộp công cụ, dùng để chọn và thao tác trên đối tượng Một thao tác nào đó chỉ có thể thực hiện được trên đối tượng khi nó đã được chọn Một số hiệu chỉnh đối tượng với pick tool:
- Quay và nghiêng đối tượng
II CÔNG CỤ TẠO HÌNH:
1 Hình chữ nhật và hình vuông.(F6)
- Click và rê chuột để vẽ hình chữ nhật
- Kết hợp phím Control ta được hình vuông
- Kết hợp phím Shift, hình được vẽ từ tâm ra o Thanh thuộc tính:
- Opject Position: Vị trí đối tượng
- Object size: kích thước đối tượng
- Scale pFactor: tỷ lệ kích thước đối tượng
- Angle of Rotation: góc quay đối tượng
- Mirror Buttion: lật đối tượng theo chiều ngang hoặc đứng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang75
- Corner Roundness: vạt góc đối tượng
- To front: chuyển đối tượng lên mặt trước đối tượng khác
- To back: chuyển đối tượng xuống mặt đối tượng khác
- Wrap Paraghraph text: chuyển đối tượng thành hình bao văn bản
- Convert to curves: chuyển đường dẫn đối tượng thành đường cong
2 Hình elip và hình tròn.(F7)
- Click và rê chuột để vẽ hình elip
- Kết hợp phím Control ta được hình tròn
- Kết hợp phím Shift, hình được vẽ từ tâm ra
Thanh thuộc tính: a Opject Position: Vị trí đối tượng b Object size: kích thước đối tượng c Scale pFactor: tỷ lệ kích thước đối tượng d Angle of Rotation: góc quay đối tượng e Mirror Button: lật đối tượng theo chiều ngang hoặc đứng f Elip: đối tượng là hình elip g Pie: đối tượng là hình rẽ quạt h Arc: đối tượng là hình cung tròn i Starting and Ending Angles: góc đầu và góc cuối j Clockwise/Cuonterclockwise: hoán đổi góc đầu và góc cuối k Wrap Paraghraph text: chuyển đối tượng thành hình bao văn bản l To front: chuyển đối tượng lên mặt trước đối tượng khác m To back: chuyển đối tượng xuống mặt đối tượng khác n Convert to curves: chuyển đường dẫn đối tượng thành đường cong
3 Hình đa giác và hình sao (Y):
- Polygon: vẽ đa giác lồi
- Polygon as start: vẽ đa giác lõm
- Start: vẽ hình ngôi sao
- Number of point/Sides: số cạnh của đa giác ( hoặc só cánh của ngôi sao)
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang76
- Sharpness: độ nhọn của cánh sao
- Kết hợp với phím Control để vẽ đa giác đều
- Symmetrical: vẽ hình xoắn ốc đều
- Logarithmic: vẽ hình xoắn ốc lớn dần đều từ trong ra ngoài
- Number of Revolution: số vòng của đường xoắn
- Expansion: độ tăng kích thước của một vòng so với vòng trước nó
- Number of cells wide: số cột của bảng
- Number of cells heightwide: số dòng của bảng
III CÔNG CỤ BÚT VẼ:
1 Bút vẽ tự do (Freehand tool) (F5):
Chọn công cụ Freehand trên hộp công cụ
- Vẽ đoạn thẳng: Nhấp vào một điểm nào đó trên trang Drawing để bắt đầu và nhấp vào một điểm khác để kết thúc (xác định điểm đầu - điểm cuối) Giữ phím Ctrl khi vẽ, bạn sẽ có các đường thẳng theo chiều ngang, chiều thẳng đứng hoặc đoạn thẳng có góc tạo với phương nằm ngang 15 độ, 30- 45- 60 độ…
- Vẽ đường gấp khúc: Nhấp đôi tại điểm cuối của đoạn thẳng, bạn sẽ có một đoạn thẳng mới nối vào đoạn cũ Nếu điểm nhấp cuối cùng trùng với một điểm khác (chuột biến thành mũi tên đen chỉ xuống), bạn sẽ có một đối tượng khép kín
- Vẽ đường bất kỳ: Rê công cụ
- Opject Position: Vị trí đối tượng
- Object size: kích thước đối tượng
- Scale pFactor: tỷ lệ kích thước đối tượng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang77
- Angle of Rotation: góc quay đối tượng
- Mirror Button: lật đối tượng theo chiều ngang hoặc đứng
- Break Apart: tách rời đối tượng đã kết nối trước đó bằng lệnh combine
- Start Arrowhead Selector: kiểu đầu đường dẫn
- Outline Style selector: kiểu đường dẫn
- End Arrowhead Selector: kiểu cuối đường dẩn
- Auto-close curve: đóng đường dẫn bởi một đường thẳng,
- Wrap Paraghraph text: chuyển đối tượng thành hình bao văn bản
- Smoothing: loại bớt các nút thừa trong khi vẽ
Vẽ đường thẳng bằng cách xác định điểm đầu điểm cuối Có thể kết hợp với phím Ctrl
- Click chuột với công cụ Bezier tại điểm đầu, click chọn các điểm kế tiếp để được
- Đường dẫn được vẽ bởi công cụ Bezier là đường cong nên tại mỗi nút có cần điều
- khiển cho phép điều khiển đường cong Có 3 loại nút: nút gãy (Cusp), nút
- trơn (Smooth), nút đối xứng (Symetrycal)
4 Bút mỹ thuật (Artistic Media tool_I):
Tạo ra các đường vẽ giống như bằng cọ thật hoặc các đường vẽ có hoa văn trang trí Thanh thuộc tính:
- Preset: tuỳ chọn này cung cấp 23 kiểu mẫu đường vẽ tạo sẵn Sau khi click preset ta có thể chọn 1 trong 23 kiểu trong ô preset strocke list ở cuối thanh thuộc tính
- Brush: cung cấp các kiểu đường vẽ gồm các nét cọ mỹ thuật và các đường trang trí
- Sprayer: cung cấp các kiểu đường vẽ gồm các nét cọ mỹ thuật, dạng hoa văn, hoạ tiết
- Calligraphic: nét bút thư pháp với độ nghiêng
- Pressure: nét bút áp lực, mô phỏng việc vẽ nặng hay nhẹ tay cho nét vẽ dày lên hoặc mỏng xuống.(dùng phím mũi tên kết hợp trong khi vẽ)
Cách vẽ tương tự như công cụ Bezier nhưng khi di chuyển công cụ, có một đoạn nét kéo theo như công cụ Freehand tool, Lúc vẽ có thể kết hợp với phím Ctrl và Alt để tăng thêm sự hiệu quả
Nhấp đôi hoặc nhấp phím Space để kết thúc
Cách vẽ tương tự như công cụ Freehand tool nhưng cho phép vẽ các đoạn thẳng liên tiếp
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang78
Nhấp tại một điểm để bắt đầu, rê chuột đến địa điểm mới – thả chuột Tiếp tục kéo chuột, một cung tròn kéo theo, nhấp để kết thúc
8 Công cụ ghi nhận kích thước (Dimension tool):
Tạo ra các đường ghi kích thước, các đường chỉ, ghi chú…giữa 2 điểm trên bản vẽ kỹ thuật
IV CÔNG CỤ ĐƯỜNG VIỀN (OUTLINE TOOL): Đường viền là các đường bao quanh đối tượng giúp xác định hình dạng của đối tượng Mặc định khi đối tượng được tạo là một đường liền nét, màu đen, mảnh Với công cụ outline ta có thể xác định lại màu sắc,độ dày và kiểu nét vẽ của nó
Color: chọn màu cho đường viền
Width: độ dày đường viền-chọn loại đơn vị thích hợp (inch, milimeter, point…) Style: chọn kiểu đường viền : đường viền liên tục, dạng chấm, gạch nhỏ, chấm gạch…
Corner: cách bẻ góc của đường viền
Line caps: hình dáng đầu và cuối đường vẽ ( trường hợp đường vẽ hở và dày)
Arrows: chọn kiểu mũi tên đầu và đuôi cho hình vẽ.
Callighraphic: tạo một đường vẽ dẹt và ( stretch) nghiêng (Angle)
Behind fill: đường viền nằm phía sau đối tượng và chỉ xuất hiện với một nữa độ dài của nó
Scale with image: độ dày của đường viền luôn tỷ lệ với kích thước của đối tượng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang79
Bài 3: Thực hiện vẽ hình mẫu theo các bước sau:
Sử dụng công cụ Ellipse Tool (F7) vẽ hình
Sao chép thành nhiều hình Ellipse và đặt lệch vị trí với đối tượng ban đầu
Tô màu tô cho các đối tượng với màu đơn sắc
Sử dụng công cụ Ellipse Tool (F7) vẽ hình tròn
Dời tâm của đối tượng xuống dưới và xoay đối tượng quanh tâm với góc 30 độ (nhấn giữ phím
Ctrl trong khi thao tác xoay) và lập lại thao tác với phím Ctrl + D
Bài 4: Thực hiện vẽ hình mẫu theo các bước sau:
Sử dụng công cụ Polygon Tool (Y) và thay đổi chức năng
Number of Points = 3 vẽ hình tam giác
Sao chép thành nhiều hình tam giác đồng tâm và di chuyển vị trí đối tượng xuống phía dưới so với đối tượng ban đầu
Tô màu tô cho các đối tượng với màu đơn sắc
Sử dụng công cụ Ellipse Tool (F7) vẽ hình tròn
Đặt nội dung văn bản đã được cung cấp vào vị trí bài tập
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang80
CHỈNH SỬA HÌNH VẼ-CÁC CÔNG CỤ ĐỊNH DẠNG
Shapes Tool là bộ công cụ khá đơn giản và hữu ích Trong bài này, sẽ giới thiệu đầy đủ về việc tạo và vận hành Shapes Tool – Các công cụ tạo sẵn được tạo ra hoàn hảo cho việc tạo ra các bảng thống kê khác nhau và các thiết kế khác trong Corel Draw Ngoài ra còn có thêm các nút đặc biệt và các hiệu ứng đối với văn bản
- Biết sử dụng thành thạo công cụ chỉnh sửa hình vẽ và một số công cụ khác
I CÔNG CỤ CHỈNH SỬA HÌNH VẼ ( SHAPE TOOL-F10 ):
- Chỉnh sửa hình chữ nhật
- Nút và cần điều khiển o Nút: là điểm neo mà tại đó đường dẫn xuyên qua Có 3 loại nút:
Nút đối xứng (Symmetrical node) o Cần điều khiển: là đoạn thẳng tiếp tuyến với đoạn cong tại nút Cần điều khiển sẽ xuất hiện khi click chọn công cụ shape
- Add node: thêm một nút vào đường dẫn
- Delete node: huỷ bỏ một nút
- Join Two nodes: nối liền 2 nút thành một nút
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang81
- Break Curve: tách một nút thành 2 nút
- Convert Curve to line: chuyển đổi đường cong được chọn thành đường thẳng
- Convert line to Curve: chuyển đổi đường thẳng được chọn thành đường cong
- Make node Acusp: đổi nút đang chọn thành nút nhọn
- Make node Smooth: đổi nút đang chọn thành nút trơn
- Make node Symmetrical: đổi nút đang chọn thành nút đối xứng
- Reverse Curve Direction: đổi hướng của các đường dẫn hở
- Extend Curve to Close: nối 2 đầu đường hở bằng một đường thẳng
- Extract Subpaths : tách các đường vẽ phụ ra khỏi đối tượng
- Auto close Curve: tự động đóng kín đường vẽ
- Stretch And Skew node: làm quay hoặc nghiêng lệch một phần của đường dẫn
- Align Nodes : so thẳng hàng 2 nút
- Elastic mode: các nút có tính chất co giản tỷ lệ khi di chuyển
- Curve Smoothness: làm mịn, dịu đường vẽ bằng cách giảm bớt một số nút
CÔNG CỤ ĐỊNH DẠNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT:
1 Hình chữ nhật và hình vuông:
- Click công cụ định dạng vào 1 trong 4 nút góc ta có thể sửa chúng thành các góc tròn
- Có thể điều chỉnh 4 góc có độ tròn khác nhau bằng cách nhập trị số (tư-100) vào các ô
- Corner Roundness trên bảng đặc tính
2 Hình elip và hình tròn:
Click công cụ định dạng vào một nút duy nhất trên đỉnh của elip và rê đi Nếu công cụ được rê phía bên ngoài đường vẽ, ta sẽ có một đường cung hở (arc) Nếu công cụ được rê phía bên trong đường vẽ ta sẽ có elip khuyết hình bánh (pie)
3 Đa giác và hình sao:
Click công cụ định dạng vào một nút và rê đi, các nút khác sẽ di chuyển theo một cách tương ứng và đối xứng qua tâm của hình
4 Các dòng chữ mỹ thuật( Artistic Text):
Ta có thể xử lý các dòng chữ mỹ thuật bằng công cụ định dạng với các biến đổi sau:
- Chỉnh độ thưa sát của các ký tự
- Chỉnh độ thưa sát của các dòng chữ
- Tô màu, chọn font, size khác nhau cho từng kí tự
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang82
II CÔNG CỤ CẮT XÉN (KNIFE TOOL):
Dùng để cắt xén một đối tượng thành 2 mảnh rời nhau Đối tượng được cắt xén phải là một hình vẽ đơn giản (không phải là đối tượng được group lại)
- Thực hiện cắt trên đối tượng kín: o Click chọn lệnh Leave As
One Object o Đặt công cụ lên điểm bắt đầu đường cắt o Rê chuột theo đường cắt o Buông chuột tại điểm dừng o Thực hiện cắt trên đường vẽ hở: o Tắt chọn lệnh Auto Close
On cut trên bảng đặc tính
- Đặt công cụ lên điểm cắt và nhắp chuột
- Đường vẽ tách thành 2 mảnh không phụ thuộc vào lệnh Leave As One Object
III CÔNG CỤ TẨY XÓA (ERASER TOOL):
Dùng để xoá bớt các chi tiết, màu sắc trên đối tượng Giống như công cụ cắt xén, đối tượng được tẩy xoá phải là một hình vẽ đơn giản( không phải là đối tượng được group lại) Đối tượng có thể là đường vẽ hở hoặc kín
Các thuộc tính: o Eraser thickness: độ dầy của đường tẩy xoá o Auto-reduce On Erase: xoávà tự động làm mịn đường xoá o Cirle/Square: đầu công cụ có hình dáng tròn hoặc vuông
IV CÔNG CỤ VẼ CÁC HÌNH CƠ BẢN (COMMON SHAPES):
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang83
Dùng để phóng to thu nhỏ di chuyển đối tượng
Dùng công cụ bao dối tượng Đối tượng sẽ phóng to hay thu nhỏ mỗi lần là 50%
Bài 5:VẼ CON CÁ ÂM DƯƠNG
1 Tạo 1 file mới Ở thanh property bar, bạn chọn khổ giấy, kích thước và hiển thị như hình sau:
Lưu ý là chỉ cần chọn khổ giấy A4, landscape và unit còn những mục kia bạn cứ để mặc định
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang84
2 Dùng công cụ Ellipse tool ( hoặc nhấn phím F7), giữ Ctrl và vẽ một vòng tròn tuỳ ý trên trang giấy Sau đó bạn mới nhập giá trị cho vòng tròn tại mục Object size như hình sau:
Các bạn được hình sau
3 Tiếp theo vào View > Snap to object , Bạn lại tiếp tục dùng công cụ Ellipse tool, giữ Ctrl và vẽ một vòng tròn nhỏ hơn ở trong vòng tròn vừa nãy Nhập kích thước cho nó tương tự như trên, nhưng lần này là với giá trị 70x70 mm kéo nó ra vị trí như hình
4 Giữ Shift rồi lần lượt chọn từng vòng tròn và vào Arrange > Align and Distribute Hộp thoại Align and Distribute hiện lên , làm theo như hình
Dùng chuột chọn vòng tròn bé, ấn Ctrl+ C , sau đó lại Ctrl+V Vòng tròn bé tự nhân đôi thêm 1 cái nữa Bạn hãy kéo vòng tròn bé mới sao chép đó xuống vị trí như hình sau
Chú ý: nên nhớ là trước khi copy, phải chú ý là vòng tròn lớn và vòng tròn bé không được nhập vào nhau thành 1 đối tượng Nếu bị nhập vào 1 đối tượng là lúc copy nó là không ổn
5 Dùng chuột kéo đường gióng trên cái thước xuống, trùng với các đường tiếp tuyến của đường tròn, ví dụ như hình sau
Làm tương tự với những đường gióng còn lại, bạn có hình
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang85 như sau
Chú ý nhớ các đường gióng phải trùng với tiếp tuyến hình tròn, cũng như đường kính, sau cho tỉ lệ cân đối
6 Dùng công cụ Bezier tool, rồi sau đó bạn click vào các điểm như hình, nói chung là vẽ thành những đường thẳng theo thứ tự các điểm từ 1>7như hình minh hoạ sau
Trên thanh công cụ, nhấp chọn công cụ Shape tool ( phím F10) Trên cạnh 1-2, hãy click vào trung điểm của nó , rồi click vào nút Convert line to Curver Lúc này, bạn thấy xuất hiện những điểm neo, hãy click vào giữa rồi kéo nó lên trùng với vòng tròn nhỏ
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang86
Làm tương tự như thế với các đoạn thẳng 2-3, 3-4 … còn lại
Chú ý : đối với đoạn thẳng 5-6 và còn lại, bạn kéo đường thẳng đó trùng với vòng tròn to, như hình sau này
7 Tiếp theo, bạn dùng chuột nhấp chọn hình tròn nhỏ , ấn delete Tương tự với vòng tròn nhỏ còn lại ở dưới Ta được hình sau
Chú ý là nhấp chọn 2 vòng tròn nhỏ chứ không chọn 1 cái gì khác như đường uốn éo hay đường gióng,
Bây giờ, chỉ cần tô màu cho 2 nửa âm dương Dùng chuột chọn 1nửa bên trái, click vào bảng màu chọn màu xanh, dùng chuột chọn 1nửa bên phải click vào bảng màu chọn màu đỏ Đây là kết quả với cách đó :
Nhưng nếu không, bạn có thể tô 2 màu trắng đen, có lỗ như hình sau
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang87
MÀU SẮC VÀ TÔ MÀU
Sau khi vẽ và chỉnh sửa xong một đối tượng trong CorelDRAW, thường thì chúng ta sẽ tiến hành tô màu cho bản vẽ đó Ở trong bài này sẽ giới thiệu cho chúng ta rất nhiều công cụ tô màu như Color palettes, Color Eyedropper, Attributes Eyedropper, Interactive Fill, Mesh Fill, Smart
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Biết sử dụng công cụ tô màu
- Phân biệt được các hệ màu
- Thực hiện được các dạng tô màu trong CorelDraw
Trong Corel có 2 hệ màu chính thường xuyên được sử dụng là hệ màu RGB và màu CMYK
Hệ màu RGB: RGB là từ viết tắt của cơ chế hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số) Nó bao gồm các màu sau :
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)…
Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại
Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng Do đó, Khi thiết kế các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn cũng chính vì vùng màu RGB lớn hơn CMYK nên khi thiết kế ở màu RGB rồi Convert sang CMYK sẽ rất dễ gây ra tình trạng sai màu
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang88
Hệ màu CMYK: CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn Nó bao gồm các màu sau :
K có nghĩa là Key, ý chỉ là chủ yếu, là then chốt để chỉ màu đen, ngoài ra còn vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue nên không thể dùng B chỉ màu Black)
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới
Màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc phối màu thực tế như Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan, Magenta,Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black)
Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu Do đó, nếu thiết kế để in, các Bạn nên chọn màu CMYK để thiết kế hoặc sau khi thiết kết phải convert sang CMYK
Thiết kế: Khi chúng ta thiết kế với mục đích trình chiếu, upload lên website hay nói chung là không để in ấn thì nên chọn màu RGB Khi chúng ta thiết kế để in ấn thì nên thiết kế dùng màu RGB Nếu đã thiết kế ở màu RGB mà muốn chuyển sang CMYK chúng ta làm như sau:
Cách 1: Nếu Bạn đã chọn màu RGB (Hoặc CMYK) rồi thì bạn cần vào Bitmap, convert to bitmap và sau đó chọn hệ màu CMYK (Hoặc RGB)
Cách 2: Chọn Export sang JPG, trong bộ lọc chọn mode màu là CMYK
Tuy nhiên, do CMYK là hệ màu trừ và RGB là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu Sau khi chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu Chính vì thế chúng ta nên chọn hệ màu trước rồi thiết kế sẽ hiệu quả hơn việc chúng ta thiết kế rồi mới chuyển đổi
Bảng màu mặc định trên màn hình corel là
CorelDraw Palette có 89 màu CMYK, 10 thang màu xám và 1 màu trắng
Mở nhiều bảng màu cùng một lúc:Windows ->
Color Palette -> Color Palette Browser hoặc
Windows >Docker > Color Palette Browser hoặc chọn bảng màu từ Windows > Color Palete
Tạo 1 bảng màu mới: Mở hộp thoại Palette
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang89
Editor bằng lệnh Windows > color palette >Palette Editor, hoặc click chuột phải trên bảng màu và chọn Palette Editor Click chọn nút New Palette để tạo màu mới Edit color để thay đổi màu đang chọn, Add color để thêm màu mới
Cách chọn hệ màu trong CorelDRAW: Đối tượng: 1 đối tượng trong CorelDRAW được chia làm 2 phần rõ ràng xét trên phương diện đường nét và màu sắc Tất cả các ký hiệu trong Corel đều chỉ về nét ngoài của đối tượng kể cả đường nét hay màu sắc Ngược lại, biểu tượng là chỉ về phần bên trong của đối tượng Để tô màu viền (out line) Click chọn chuột phải lên bảng màu Để tô màu fill bên trong, click chuột trái lên bảng màu
- Nhấp chọn đối tượng, tô màu
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang90
- Tiếp tục kích chuột trái hoặc phải vào màu muốn trộn tuỳ theo mục đích trộn thêm màu vào mảng hay nét
III CÁC DẠNG TÔ MÀU:
1 Tô đồng nhất Uniform (uniform fill):
Công cụ này giúp tô màu nhanh chóng một đối tượng bằng một màu tô đặc
Click chọn đối tượng muốn tô
Chọn Fill Color Dialog từ công cụ fill toll
Hộp thoại uniform fill xuất hiện cho phép chọn màu trên bảng màu
2 Tô phun Fountain (Fountain fill):
Tô phun là tô theo phương pháp hoà trộn màu theo các tính chất hoà trộn như Linear, Radial, Concial, Square
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang91
Hộp thoại cung cấp cho bạn rất nhiều tùy chọn tô màu chắc chán đáp ứng được nhu cầu của bạn:
Type: Kiểu tô màu có bốn kiểu cơ bản là Linear, Radial, Conical, Square
Color blend: Cho phép bạn tự chọn hai màu
Presets: Cung cấp cho bạn rất nhiều màu tô mà CorelDRAW thiết kế sẳn nó rất đẹp mắt bạn có thể chọn thử như Alien Sky, Baby, Barber Pole,…
Công cụ Pattern Fill không dùng để tô màu, mà tô vào đối tượng các mẫu có sẵn hoặc là một tấm ảnh bất kì của bạn
Thực hiện: Đầu tiên chọn đối tượng cần tô => tiếp theo chọn công cụ Pattern Fill => một hộp thoại xuất hiện như hình bên dưới bạn tiến hành thực hiện các tùy chọn cần thiết
=> sau cùng bạn chọn OK
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang92
Hộp thoại cung cấp ba kiểu tô cơ bản là:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang93
Chú ý trong trường hợp bạn muốn tô bằng ảnh có sẳn của mình thì chọn Bitmap => Browse =>chọn ảnh => Import
4 Tô kết cấu (texture fill):
Kiểu tô này được thực hiện qua các mẫu của các cấu trúc vật chất có trong thiên nhiên hoặc do con người tạo ra như mây nước, khoáng sản, vật liệu nhân tạo hay do con người biến tấu mẫu Các mẫu này có thể thay đổi về màu sắc hay góc độ hiển thị của kết cấu
Các tham số liên quan đến việc sắp xếp kê7t1 cấu cũng giống như “kiểu tô theo mẫu
Pattern” chúng được đặt trong Option và Tiling.
Thêm và xoá một kết cấu:
CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI-BIẾN DẠNG-XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG
Photoshop cung cấp cho người dùng nhiều công cụ hiệu chỉnh cũng như nâng cao chất lượng hình ảnh Với các tùy chọn phong phú của cọ cả về hình dạng lẫn kích thước, Photoshop sẽ giúp tạo ra bất kỳ hình ảnh cần có cho hầu như bất kỳ dự án nào mà bạn có thể tưởng tượng
Các công cụ tô vẽ của Photoshop gồm có: bút chì (pencil tool), cọ vẽ (Brush), công cụ tô màu đơn sắc ( Paint bucket) công cụ tô màu chuyển sắc (Gradient tool) Ngoài ra trong nhóm công cụ gồm có 2 công cụ phụ trợ là công cụ tẩy xóa (Eraser tool) và công cụ ống hút màu ( Eyedrope tool)
- Sử dụng tốt các công cụ tô vẽ
- Tạo được các mẫu màu mới, bộ cọ mới
I CÁC PHÉP BIẾN DẠNG BIẾN ĐỔI:
Menu Arrange > Transformation>… cho ta các phép biến dạng, biến đổi trên đối tượng
Arrange > Transformation > position Cho phép dịch chuyển đối tượng một khoảng cách chính xác
- X (horizontal): độ di chuyển ngang(số dương: sang bên phải, số âm: sang bên trái)
- Y(vertical): độ di chuyển dọc (số dương:lên phía trên, số âm: xuống phía dưới)
- Relative position: chọn gốc di chuyển là tâm của đối tượng Nếu không có tuỳ chọn này gốc di chuyển là gốc của toạ độ trang giấy
- Copies: số lượng nhân bản
- Apply: di chuyển đối tượng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang100
Cho phép quay đối tượng một góc chính xác với tâm quay là điểm bất kỳ
- Angle: góc quay: số dương: quay ngược chiều kim đồng hồ, số âm: quay theo chiều kim đồng hồ
- Relative position: chọn tâm quay là tâm của đối tượng.
3 Tỷ lệ và lật đối xứng:
Cho phép thay đổi kích thước của đối tượng một cách tỷ lệ so với kích thước cũ của nó Đồng thời cũng có thể lật đối xứng đối tượng theo 2 phương ngang và dọc
- H và V: độ thay đổi kích thước theo 2 chiều ngang và dọc
- Non-Proportionnal: thay đổi kích thước 2 cạnh một cách
- tuỳ ý, không tỷ lệ nhau
- Mirror: lật đối xứng đối tượng theo chiều dọc và chiều ngang
4 Thay đổi kích thước theo số đo;
Cho phép thay đổi kích thước của đối tượng theo các số đo cụ thể
Các tuỳ chọn giống thay đổi tỷ lệ
Cho phép làm nghiêng lệch đối tượng theo các số đo cụ thể
- H và V: góc lệch theo chiều ngang và dọc của đối tượng
- Góc lệch có trị số dương: lệch ngược chiều kim đồng hồ
- Góc lệch có trị số âm: lệch theo chiều kim đồng hồ
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang101
- Use anchor point: cho phép chọn một điểm làm neo trong
- sơ đồ vị trí điểm neo Điểm đước chọn làm neo sẽ trở thành tâm và đứng yên khi đối tượng bị nghiêng lệch
II CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH TỪ NHIỀU ĐỐI TƯỢNG:
1 Hàn nối 2 đối tượng (Weld):
Hai đối tượng gao nhau có thể hàn nối dính vào nhau thành 1 đối tượng duy nhất với đường viền liên lạc
Menu Object > Shaping > Weld, hộp thoại mở ra, chọn 1 trong 2 đối tượng chọn lệnh Weld to , chỉ mũi tên vào đối tượng còn lại và clich chuột Hoặc có thể click chọn biểu tượng Weld trên thanh thuộc tính
Source Object: giữ lại đối tượng chọn sau
Target Object: Giữ lại đối tượng chọn sau
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang102
Ta có thể xén bỏ một phần của đối tượng dựa trên hình dạng của đối tượng dùng để xén
Menu Object > Shaping>Trim, hộp thoại mở ra, chọn 1 trong 2 đối tượng chọn lệnh Trim chỉ mũi tên vào đối tượng còn lại và click chuột Hoặc có thể click chọn biểu tượng Trim trên thanh thuộc tính
3 Lấy phần giao 2 đối tượng:
Ta có thể tạo một đối tượng mới từ phần giao của 2 đối tượng
Menu Object > Shaping>Intersect, hộp thoại mở ra, chọn 1 trong 2 đối tượng chọn lệnh Intersect , chỉ mũi tên vào đối tượng còn lại và click chuột Hoặc có thể click chọn biểu tượng Intersect trên thanh thuộc tính
III CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SẮP XẾP ĐỐI TƯỢNG:
1 Nhóm các đối tượng (group-Ctrl+G):
- Ta có thể gộp nhiều dối tượng lại thành một nhóm các đối tượng Các đối tượng trong nhóm vẫn mang thuộc tính riêng của nó
- Chọn các đối tượng cần nhóm bằng cách click chuột lên đối tượng kết hợp với phím Shift
- Menu Object > Group hoặc click nút Group trên thanh thuộc tính
- Để tách nhóm các đối tượng (Ctrl+U): Menu Object > Ungroup hoặc click vào biểu tượng Ungroup trên thanh thuộc tính
2 Liên kết đối tượng (combine):
Lệnh combine gộp các đối tượng thành một đối tượng duy nhất Các thuộc tính khác nhau của đối tượng trước đó biến mất thay vào đó là thuộc tính của đối tượng được
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang103 tạo ra lần đầu tiên trong số các đối tượng được liên kết Các phần giao nhau của các đối tượng trở nên rỗng
- Chọn các đối tượng cần liên kết
- Menu Object > combine hoặc click vào biểu tượng combine trên thanh thuộc tính Để rã liên kết: Menu Object > Break Apart (Ctrl+K) hoặc biểu tượng Break Apart trên thanh thuộc tính
3 Sắp xếp thứ tự (order):
- Chọn đối tượng cần sắp thứ tự
- Menu Object > Order: o To Front: đưa đối tượng lên trên cùng (Shift+Page Up) o To back: đưa đối tượng xuống dưới cùng (Shift+Page Down) o Forward one: đưa đối tượng xuống dưới một bậc (Ctrl+Page Down) o In Front of…:đưa đối tượng chọn lên ngay phía trên o Behind: đưa đối tượng chọn xuống ngay phía dưới o Reverse Order: đảo ngược thứ tự hiện hành của các đối tượng
4 Gióng hàng và phân bố đối tượng (Align-Distribution): a Gióng hàng (Align):
Các đối tượng được chọn được sắp xếp thẳng hàng theo một quy định nào đó
Menu Object > Align and Distribute > Align and Distribute
- Gióng thẳng hàng ngang đỉnh các đối tượng.
- Center: gióng thẳng hàng ngang tâm điểm các đối tượng
- Bottom: gióng thẳng hàng ngang cạnh đáy các đối tượng
- Left: gióng thẳng hàng dọc đỉnh cạnh trái các đối tượng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang104
- Center: gióng thẳng hàng dọc tâm điểm các đối tượng b Right: gióng thẳng hàng dọc cạnh phải các đối tượng.Phân bố (Distribute):
Chia đều khoảng cách các đối tượng dựa trên 2 đối tượng ngoài cùng theo 2 phương ngang và dọc
- Top: Các đỉnh cách đều nhau theo chiều dọc
- Center: các tâm điểm cách đều nhau theo chiêu dọc
- Spacing: khoảng hở giữa cạnh của đối tượng đều nhau theo chiều dọc
- Bottom: các đáy cách đều nhau theo chiều dọc
- Left: các cạnh trái cách đều nhau theo chiều ngang
- Center: các tâm điểm cách đều nhau theo chiều ngang
- Spacing: khoảng hở giữa cạnh của các đối tượng cách đều nhau theo chiều ngang
- Right; các cạnh phải cách đều nhau theo chiều ngang
Các phím sử dụng cho căn chỉnh:
C: Căn giữa theo chiều thẳng đứng oy
B: căn bằng bên dưới đối tượng
T: Căn bằng vị trí trên đối tượng
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang105
E: Căn giữa theo chiều ngang ox
P: căn đồng tâm các đối tượng với nhau và với trang in
Có thể kết hợp nhiều lệnh theo chiều ox và oy đồng thời
Có 2 phương pháp nhân bản:
- Duplicate: sao chép bản gốc Đối tượng tạo ra giống như bản gốc và là một đối tượng độc lập không lệ thuộc vào bản gốc Có 2 cách để sao chép đối tượng: o Menu Edit>Duplicate (Ctrl+D) o Ấn phím “+”
- Rê đối tượng đến một vị trí mới rồi click phải chuột
IV MỘT SỐ LỆNH XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG:
Menu Object >Ungroup All: dùng để rã nhóm một cách tuyệt đối các đối tượng đã bị group lại
- Break… Apart: cho phép tách các phần sinh ra từ hiệu ứng trở thành các đối tượng độc lập, không còn lệ thuộc vào đối tượng gốc nữa
- Convert To Curves: biến đối tượng thành đường vẽ cho phép chỉnh sửa tự do hơn
- Convert Outline To Object: biến đường viền của một đối tượng trở thành dối tượng độc lập
- Lock Object: sau khi vẽ hoàn tất một đối tượng ta có thể khoá nó lại, khi đó đối tượng không được chọn và thao tác
Bài: Vẽ họa tiết bằng những hình tròn
Trong bài này ta sẽ sử dụng công cụ vẽ Ellipse (Ellipse Tool) và một số lệnh sau:
- Intersect: tạo ra đối tượng thứ ba, phần giao nhau của hai đối tượng
- Combine (Ctrl + L): liên kết đối tượng, phần giao nhau giữa các đối tượng sẽ tạo bởi những vùng trống
- Break Apart (Ctrl + K): hoàn trả một nhóm đối tượng thoát khỏi lệnh Combine
- Align and Distribute: dùng để so hàng các đối tượng
- Chọn công cụ Ellipse, bấm giữ Ctrl kéo chéo chuột để vẽ một hình tròn (hình 1)
- Chọn Object - Transformations - Rotate với thông số:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang106
Angle: 60 deg (góc xoay của đối tượng)
Chọn tâm xoay của đối tượng là đáy của hình tròn
- Nhấp chọn thẻ Apply To Duplicate ta được một hình tròn mới có tâm đáy trùng với hình tròn ban đầu (hình 2, 3)
- Tiếp tục nhấn vào thẻ Apply To Duplicate thêm 4 lần nữa ta có được 6 hình tròn có trùng tâm ở đáy (hình 4)
- Chọn hai hình tròn liền kề nhau (hình 5)
- Chọn Object - Shaping - Intersect, ta được phần giao của hai hình tròn là một hình ellipse (hình 6)
- Tương tự hai bước trên ta có 6 hình ellipse là 6 phần giao của 6 hình tròn (hình 7)
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang107
- Chọn hai hình ellipse liền kề nhau
- Chọn Object - Shaping - Intersect, ta được phần giao của hai hình ellipse là một hình ellipse nhỏ hơn (hình 8)
- Tương tự hai bước trên ta có 6 hình ellipse nhỏ là 6 phần giao của 6 hình ellipse lớn (hình 9)
- Vẽ hai hình tròn sao cho hình thứ nhất có đường kính lớn hơn đường kính của 6 hình tròn có trùng tâm ở đáy, hình thứ hai có đường kính lớn hơn hình thứ nhất một chút (hình 10)
- Click chọn hai hình tròn này
- Chọn Object - Combine (có thể bấm phím tắt Ctrl + L)
- Chọn Object - Align and Distribute:
Align Centers Horizontally Align Centers Vertically
- Sau cùng, có thể tô màu tùy ý để được kết quả như hình 11
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang108
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang109
HIỆU ỨNG
Khi sử dụng CorelDraw bạn sẽ được cung cấp các lện và hiệu ứng cơ bản giúp bạn có được những hình vẽ như ý muốn Các hiệu ứng cơ bản này rất dễ sử dụng và hay Trong Coreldraw để có thể sử dụng các hiệu ứng cơ bản này thì cần hiểu rõ chúng được dùng để làm gì và co thể tạo ra các hình ảnh như thế nào Trong bài sẽ điểm qua các hiệu ứng cũng như tác dụng của chúng trong quá trình vẽ hình
- Sử dụng tốt các hiệu ứng để vẽ hình trong thiết kế đồ họa
I HIỆU ỨNG TRONG SUỐT (INTERACTIVE TRANSPARENCY TOOL):
Chọn công cụ Interactive Transparency Tool trên ToolBox
Hiệu ứng này tạo ra một ảnh Bitmap grayscale làm mặt nạ trong suốt che lên đối tượng tạo cho đối tượng có một độ thấu quang, trong dần và hình ảnh chi tiết bên dưới nó xuất hiện.
- Chọn công cụ interactive Transparency từ hộp công cụ
- Click lên đối tượng muốn áp dụng hiệu ứng và kéo rê chuột một đoạn
- Chọn kiểu hiệu ứng là Linear (hoặc tính chất khác) trong bảng thuộc tính
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang110
Biểu tượng : điểm điều khiển xác định vị trí trong suốt.
Biểu tượng : điểm điều khiển xác định vị trí không trong suốt.
Biểu tượng : điểm điều khiển vị trí mức độ trong suốt. Đường thẳng đứt khúc nối giữa hai điểm và là đường định hướng.
Bạn có thể nhấp chọn vào các biểu tượng trên đối tượng đã thực hiệnTransparency để hiệu chỉnh kiểu hiệu ứng.
Thanh thuộc tính chuẩn của công cụ Interactive Transparency Tool hiển thịvới các tùy chọn sau:
Edit Transparency: khi bạn nhấp chọn, hộp thoại Fountain Transparency hiển thị tương ứng với kiểu hiệu ứng trong suốt đang áp dụng cho đối tượng
Bạn lựa chọn, thay đổi kiểu màu hiệu ứnh thích hợp trong hộp thoại Fountain Transparency (hộp thoại này bạn đã học trong bài công cụ Fountain Fill Dialog - bạn nên xem lại).
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang111
Transparency Type: lựa chọn các kiểu thực hiện trong suốt cho đối tượng Mỗi một kiểu lựa chọn thanh thuộc tính sẽhiển thị khác nhau (các kiểu Transparency Type bạn tham khảo thêm cuối bài)
Transaprency Operation: chọn kiểu trộn màu giữa đối tượng áp dụng hiệu ứng trong suốt với đối tượng nằm bên dưới nó.Ví dụ các kiểu trộn như:
Transparency Midpoint: điều chỉnh độ trong suốt giữa hai điểm điều khiển Bạn có thể kéo thanh trượt để thay đổi hoặc nhập lại giá trị trong ô giá trị là 100 giá trị 56
Fountain Transparency Angle and Edge Pad: ô thay đổi giá trị góc của đường định hướng (kiểu Radialkhông có lựa chọn này) Ô thay đổi khoảng cách giữa hai điểm điều khiển, giá trị thay đổi trong khoảng 0 đến 49 (kiểuConical không có lựa chọn này).
Apply Transparency to the Fill, Outline or Both: những lựa chọn áp dụng hiệu ứng trong suốt
All: áp dụng hiệu ứng trong suốt cho toàn bộ đường biên và màu tô.
Fill: áp dụng hiệu ứng trong suốt cho phần màu tô bên trong.
Outline: áp dụnh hiệu ứng trong suốt cho đường biên.
Freezer: được chọn (chìm xuống) sau khi thực hiện hiệu ứngTransparency sẽ giữ nguyên kết quả hiệu ứng trên đối tượng khi di chuyển đối tượng áp dụng hiệu ứng sang vị trí khác. di chuyển đối tượng khi không chọn Freezer di chuyển đối tượng khi chọn Freezer
Copy Transparency Properties: sao chép hiệu ứng từ một đối tượng đã xác lập hiệu ứng sang đối tượng chưa xác lập hiệu ứng.
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang112
Chọn đối tượng cần sao, click chọn công cụ Interactive Transparency Tool, click chọn biểu tượng Copy Transparency Properties trên thanh thuộc tính
Con trỏ chuột sẽ hiển thị thành biểu tượng mũi tên, bạn click vào đối tượng cần chép.
Clear Transparency: xoá bỏ hiệu ứng Transparency và đưa đối tượng về trạng thái ban đầu.
Các kiểu hiệu ứng Transparency Type:
Kiểu : không thiết lập hiệu ứng trong suốt.
Kiểu : hiệu ứng trong suốt sẽ trở nên đều đồng nhất trong đối tượng
Kiểu : thực hiện hiệu ứng trong suốt theo đường thẳng.
Kiểu : thực hiện hiệu ứng trong suốt theo vòng tròn.
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang113
Kiểu : thực hiện hiệu ứng trong suốt theo một cung tròn.
Kiểu : thực hiện hiệu ứng trong suốt theo một hình vuông.
Two Color Patterm : thực hiện hiệu ứng lót vân nền với chỉ hai màu cho vân.
II HIỆU ỨNG HOÀ NHẬP (INTERACTIVE BLEND TOOL):
Dùng để biến hình một đối tượng từ dạng này sang dạng khác bằng cách tạo một chuỗi đối tượng trung gian
Hiệu ứng này đước áp dụng trên 2 đối tượng: đối tượng đầu và đối tượng cuối, gọi là các đối tượng điều khiển
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang114
Kết quả của hiệu ứng Blend gọi là nhóm Blend Nhóm Blend bao gồm 3 thành phần: 2 đối tượng điều khiển và nhóm đối tượng chuyển tiếp (trung gian) được tạo ra bởi hiệu ứng Blend Toàn bộ các đối tượng trong nhóm Blend là một liên kết động, có nghĩa là nếu bạn thay dổi đối tượng điều khiển thì nhóm blend cũng tự động thay đổi theo
1 Thao tác: Đầu tiên chúng ta cần mở trình làm việc của Corel Draw ra và tạo hai đối tượng như sau:
Chọn công cụ hiệu ứng: Interactive Blend Tool trên thanh ToolBox
Lúc này trên trang vẽ, con trỏ chuột sẽ có hình dạng
Nhấn giữ chuột lên đối tượng
Kéo chuột từ đối tượng này đến đối tượng khác (ví dụ là từ hình tròn đến hình vuông)
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang115 và thả chuột ra, một loạt đối tượng trung gian xuất hiện giữa hai đối tượng này (bạn có thể thực hiện ngược lại, kéo từ hình vuông qua hình tròn)
Biểu tượng hình vuông màu trắng là điểm điều khiển trên hai đối tượng gốc
Biểu tượng chỉ hướng kéo
Biểu tượng : với tam giác trên là điểm điều khiển gia tốc biến đổi đối tượng, tam giác dưới là điểm điều khiển gia tốc biến đổi màu
Khi thực hiện thao tác Blend, những tùy chọn trên thanh thuộc tính Blend được kích hoạt:
2 Thanh thuộc tính: Ô Presets: chứa những kiểu Blend được tạo mặc định trong CorelDRAW Bạn chọn cùng lúc hai đối tượng bằng công cụ Pick Tool
Chọn công cụ Interactive Blend Tool, click chọn vào ô trên thanh thuộc tính Một danh sách hiệu ứng tạo sẵn được hiển thị, bạn click chọn một kiểu để áp dụng cho đối tượng được chọn
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang116
Nút Add Preset: thêm một kiểu Blend vào trong ô Presets Bạn chọn một kiểu Blend tự tạo bằng công cụ Blend, nhấn chọn nút Add Preset Hộp thoại Save As hiển thị với thư mục mặc định là Blend, với phần mở rộng là.pst Bạn nhập tên cho kiểu Blend và nhấn vào nút Save, kiểu Blend vừa lưu sẽ nằm cuối danh sách các kiểu Blend trong ô Presets
Nút Delete Preset: xoá một kiểu Blend, chỉ xoá được kiểu Blend bạn tạo ra trong danh sách Presets (các kiểu có sẵn của CorelDRAW bạn không thểxoá được) Click chọn tên kiểu Blend bạn tạo trong danh sách Presets, click chọn vào nút Delete Preset để xoá
Number of Steps or offset Between Blend Shapes: thay đổi số bước chuyển tiếp giữa hai đầu đối tượng (cũng chính là số đối tượng trung gian) và khoảng cách giữa hai đối tượng trong khối Blend
Bạn nhập giá trị thích hợp vào trong ô và nhấn Enter để nhận thấy kết quả Blend Direction: thực hiện quay khối Blend với một giá trị góc nhập trong ô này
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang117
Loop Blend: lặp lại hiệu ứng Blend với giá trị góc quay trong ô Blend Direction làm dịch chuyển đối tượng khỏi hướng Blend ban đầu được kích hoạt khi mục Blend
L ÀM VIỆC VỚI ẢNH BITMAP
CorelDRAW cho phép chuyển đổi qua lại và xử lý sơ bộ các hình ảnh bitmap, Việc chuyển sang xử lý ảnh bitmap sẽ mang lại nhiều thuận lợi khi thiết kế, nhiều hiệu ứng mà chúng ta chỉ có thể tạo được khi đối tượng là bitmap Tuy nhiên cần lưu ý là sau khi chuyển đổi vecto sang bitmap, chúng ta phải xác định là việc chỉnh sử vecto với hình ảnh đó đã hoàn thiện vì việc chuyển đổi ngược lại từ bitmap sang vecto là rất khó khăn, chất lượng hình ảnh giảm xuống rất nhiều sau khi chuyển đổi
Sử dụng tốt các các công cụ chỉnh sửa ảnh trong Corel
I TƯƠNG QUAN GIỮA ẢNH VECTOR VÀ ẢNH BITMAP:
1 Khái niệm ảnh vector và ảnh bitmap: Ảnh vector: là những hình ảnh tạo nên bởi công cụ tạo hình của corel, có tô màu hoặc không tô, có hoặc không có sử dụng các hiệu ứng Ảnh bitmap: là ảnh chấm điểm pixel Ảnh bitmap có thể nhập vào trang vẽ từ các nguồn khác Loại này cần phải xác định độ phân giải và hệ màu
2 Chuyển đổi ảnh vector thành ảnh bitmap:
Một ảnh vector sau khi vẽ xong có thể chuyển đổi thành ảnh bitmap bằng 2 cách: xuất (Export) thành một tập tin ảnh bitmap, hoặc chuyển đổi (cnvert) ngay trên bản vẽ a Xuất ảnh (Export):
Menu File > Export (hoặc phím Ctrl-E)
Lệnh này chuyển hình vẽ Corel thành một tập tin ảnh Bitmap để dùng vào nhiều mục đÍch khác
Các định dạng ảnh bitmap thông dụng:
- JPG: ảnh được nén lại để giảm thiểu bớt dung lượng
- BMP: loại ảnh có thể nhập và xem được trong hầu hết các chương trình chạy trên nền Windows
- GIF: loại ảnh giản lược, có dung lượng tập tin nhỏ, thường dùng cho các trang web
- TIF: loại ảnh chất lượng cao dùng cho việc in ấn b Chuyển đổi ảnh thành ảnh Bitmap:
Menu Bitmap > Convert to Bitmap
Lệnh này cho phép ta chuyển một hình vẽ hoặc một phần của hình vẽ vector thành ảnh bitmap ngay trên bản vẽ mà không cần xuất thành tập tin như lệnh Export
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang137 c Nhập ảnh bitmap vào trang vẽ Corel: Ảnh bitmap được nhập vào trang vẽ Corel bằng cách dùng lệnh Import
Menu File > Import (hoặc phím tắt Ctrl-I)
II HIỆU CHỈNH ẢNH BITMAP:
1 Hiệu chỉnh độ sáng, độ tương phản, rõ nét:
Menu Effects > Adjust > Brightness/Contrast/ Intensity Điều chỉnh các con chạy để tăng giảm các độ sáng tối, tương phản, rõ nét hoặc nhập trực tiếp các thông số vào các ô bên phải
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang138
2 Hiệu chỉnh các vùng sáng tối riêng biệt:
Menu Effects > Adjust > Contrast/ Enhencement
Con chạy trái giúp hiệu chỉnh độ sáng của vùng sáng nhất trên ảnh
Con chạy phải giúp hiệu chỉnhđộ sáng của vùng tối nhất trên ảnh
Gamma: hiệu chỉnh độ sáng trung bình của ảnh
Lệnh này giúp hiệu chỉnh những vùng quá sáng hoặc quá tối của ảnh
3 Hiệu độ vùng sáng của ảnh:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang139
Cho phép tăng giảm độ sáng của ảnh nhưng không vượt quá độ sáng và tối của những vùng ảnh sáng nhất và tối nhất
4 Cân chỉnh sắc độ của ảnh:
Menu Effects > Adjust > Color Balance
- Prverse luminance: pha thêm màu nhưng vẫn duy trì độ sáng gốc của các vùng ảnh
Menu Effects > Adjust > Replace Color
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang140
Lệnh này cho phép thay thế một màu nào đó trong ảnh bằng một màu khác
- Old color: màu cần thay thế
- New color: mẫu màu mới dùng để thay thế
Có thể dùng ống hút để chọn màu trên ảnh
Màu mới được tạo ra bằng cách chỉnh sửa các con chạy Hue, Saturation và Lightness
III ÁP DỤNG CÁC HIỆU ỨNG (FILTERS) CỦA COREL TRÊN ẢNH BITMAP:
1 Một số hiệu ứng không gian 3 chiều thông dụng (3 D Effect):
- Rotate:Ảnh bitmap được quay trong không gian 3 chiều
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang141
Bấm chuột vào mặt phẳng màu xanh trong khối biểu tượng của họp thoại và re nghiêng, bấm Review để xem trước
- Emboss: Hiệu ứng chạm khắc nổi Ảnh bitmap được chạm khắc nổi trên một nền giống như kim loại o Depth: độ sâu của nét chạm khắc o Levels: độ rõ nét của nét chạm khắc o Emboss color: chọn màu cho nét chạm khắc
- Page Curl: Hiệu ứng cuốn mép giấy
+ Place: chọn một trong 4 góc cuốn
+ Direction: Hướng cuốn giấy là ngang (Horizontal) hay dọc (vertical)
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang142
+ Opaque: góc cuốn có màu sáng
+ Color: màu của góc cuốn và màu nền
- Perpective: Hiệu ứng phối cảnh
- Pinch/ Punch: Biến dạng kiểu dúm lại hoặc phồng ra
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang143
- Sphere: biến dạng theo hình cầu: Phồng ra hoặc xếp vào (gần giống như Pinch/punch)
Hiệu ứng này tập hợp một số cách vẽ lại ảnh bitmap, tạo thành một bức tranh mỹ thuật với nhiều loại chất liệu khác nhau
- Crayon: vẽ lại thành một bức tranh bút chì màu
- Imperssionist: vẽ lại thành bức tranh theo trường phái ấn tượng
- Palette knife: vẽ lại thành một bức tranh sơn dầu
- Sketch Pad: vẽ lại thành một bức tranh phác thảo
- Water color: vẽ lại thành bức tranh màu nước
- Wave Paper: vẽ lại thành một bức tranh trên giấy nhăn
3 Hiệu ứng làm mờ Blur:
Cung cấp các hiệu ứng làm mờ và mịn ảnh
- Directional Smooth: Hiệu ứng làm mịn ảnh (Giảm bớt các chấm, hạt nhiễu
- Gaussian Blur: làm mờ nhòe đều các điểm ảnh Độ mờ được xác định bằng trị số radius
Hiệu ứng này thường được dùng để tạo các bóng màu, hòa quang, các vệt tối, sáng để ghép vào ảnh vector
- Jaggy Despeckie: Hiệu ứng khử hạt nhiễu
- Low pass: làm mịn ảnh bằng cách khử bớt các chấm hạt và các chi tiết nhỏ
- Motion Blur: mờ dạt theo kiểu xe chuyển động nhanh
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang144
- Smooth: hiệu ứng làm mịn ảnh
- Soften: hiệu ứng làm dịu ảnh (làm mờ nhẹ và giữ lại nhiều chi tiết)
- Zoom: hiệu ứng mờ lóe tia từ tâm ra
Các hiệu ứng tạo các hình thể bằng các dạng mảnh ghép nhỏ hoặc khối Một số hiệu ứng thông dụng là:
- Crafts: tạo hình bằng những miếng ghép nhỏ có dạng viên
- Crystalize: Điểm ảnh mờ trở thành những tinh thể lớn không có đường viền
- Fabric: ảnh trên nền vải sợi
- Frame: tạo ảnh có đường viền khung dạng bất kỳ
- Stained glass: chia ảnh thành những ô nhỏ dạng cửa kính màu nhà thờ o Size: kích thước ô kính o light Intensity: độ sáng o Soder width: độ dày của đường viền ô o Solder color: màu đường vi
- Vortex: biến dạng xoắn và vệt
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang145
- Weather: phủ lên ảnh một lớp mờ như sương mù (fog), vệt sọc như mưa (rain), hay loang đốm như bông tuyết (Snow)
5 Hiệu ứng Biến dạng Distort:
- Ripple: Ảnh ướn lượn theo dạng sóng hình sin
- Tiles: dùng ngay chính ảnh làm mẫu tô
- Wetpaint: sơn ướt Ảnh chảy ra thành vệt giống như một bức tranh sơn ướt dựng đứng
- Whiripool: trên ảnh xuất hiện nhiều điểm xoáy cục bộ
- Wind: Gió thổi Ảnh có những vệt ngang giống như bị gió thổi bạt đi
- Add Noise: thêm chấm hạt vào ảnh Thường dùng cho các hình vẽ để tạo chất liệu trông thật hơn so với để màu trơn
- Dust & Scratch: hiệu ứng làm mịn ảnh bằng cách khử bớt các chi tiết nhỏ và hiệu chỉnh độ tương phản
- Maximum: hiệu ứng làm mịn ảnh bằbg cách làm nhòe các điểm ảnh ra vùng lân cận
- Median: hiệu ứng làm mịn ảnh bằng cách làm hòa lẫn các chấm điểm ảnh vào vùng màu lân cận
- Maximum: hiệu ứng làm giảm nhẹ độ nhiễu hạt bằng cách làm đậm nét các đường nét chính của ảnh
BÀI 9 THIẾT KẾ POSTER HALLOWEEN BẰNG CORELDRAW
Các dữ iệu cần thiết
– Chúng ta sẽ cần một vài tư liệu như sau: hình con dơi xòe cánh, một bức ảnh cây có nhiều cành tua tủa, một font chữ halloween
– Có thể tải những tư liệu liên quan tại: http://www.mediafire.com/?tchh2s5v9ks4kge
Các bước thực hiện trên corel
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang146
– Mở chương trình CorelDRAW > tạo một tài liệu mới với kích thước tùy ý
– Kéo thả hình tree.jpg từ cửa sổ Explore vào vùng làm việc của CorelDRAW
– Vào menu Bitmaps > Outline Trace > ClipArt
– Trong hộp thoại PowerTRACE, bạn nhấp vào thẻ Colors và chọn Back and White trong mục Color Mode > chờ cho chương trình làm việc và xe, trước kết quả trong khung Preview bên trái > nhấp OK khi hoàn tất
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang147
– Nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để Unground các đối tượng > tiếp tục, bạn nhấp chuột ra vùng trống để bỏ chọn tất cả > sau đó nhấp chuột vào vùng màu đen của hình ảnh đồng thời kéo vùng hình này ra ngoài vùng trống > kéo khung các đối tượng thừa và hình gốc rồi nhất Delete để loại bỏ những đối tượng này
– Chọn công cụ Ellipse (F7) > nhấn Ctrl đồng thời kéo chuột để vẽ ra một hình tròn đủ lớn để có thể bao trọn hình cây ở trên > nhấn tổ hợp phím Shift+PgDn để đưa hình này xuống dưới cùng
– Nhấn phím SpaceBar (phím dài) để chọn lại công cụ Pick Tool > nhấn phím “+” để sao chép thêm một hình tròn > thu nhỏ hình tròn mới này (đặt chuột tại một trong bốn góc và kéo chuột để thu nhỏ mà không làm biến dạng hình tròn) > sử dụng công cụ Unifrom Fill (Shift+F11) tô màu nền cho hình với thông số C=0, M0, Y0, K = 90
– Nhấp phải lên nút của thanh Color Palette bên phải để loại bỏ màu viền của hình tròn này > nhấn giữ chuột trái và kéo hình này ra ngoài vùng trống đồng thời nhấp chuột phải một lần nhằm sao chép thêm một hình tròn để sử dụng về sau
– Thao tác tương tự để sao chép thêm một hình tròn “bé xíu” > nhấp chuột trái vào ô màu trắng trong thanh Color Palette Lúc này ta được như sau:
Số hiệu: BM04/QLĐT-QT-28 Ngày ban hành: …/…/2022 Lần ban hành: 01 Trang148
– Tiếp tục, bạn hãy chọn hình tròn to nhất > nhấp chuột vào ô màu đen để tô màu cho hình này
– Bây giờ, bạn hãy sử dụng công cụ Blend Tool với thiết lập số lượng hình trung gian Blend objects khoảng 200 > và kéo chuột từ hình tròn vừa ra hình tròn lớn nhằm giả lập màu chuyển sắc Thao tác tương tự cho hai hình tròn nhỏ hơn Lúc này ta được như sau:
– Tiếp theo, bạn hãy đặt nhóm hình tròn bên ngoài vào góc trên bên trái của các nhánh cây Có thể bạn sẽ cần điều chỉnh vị trí các hình tròn để được màu chuyển như mong muốn