Hiện nay, Quốc hội, chính phủ, Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều Luật và văn bản dưới luật để hướng dẫn các công tác tài chính, ngân sách như :Luật NSNN 2015, Luật kế toán năm 2015, Luật đầu tư công, Luật phí, lệ phí cùng hàng loạt những thay đổi cải cách theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài chính. Đối với hệ thống KBNN, năm 2017 đã ban hành Thông tư số 772017TTBTC ngày 2872017 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Các văn bản mới này thể hiện quan điểm cải cách mang tính đột phá trong tư duy về quy trình nghiệp vụ của hệ thống KBNN sau nhiều năm quen với quy trình nghiệp vụ cũ. Cụ thể nhất là công văn số 4696KBNNKTNN ngày 29 tháng 9 năm 2017 hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện KTNN áp dụng cho Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và triển khai thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN. Đây chính là cơ sở để đội ngũ công chức kế toán xác định các quy trình, tác động nghiệp vụ và nhận thức rõ và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của kế toán KBNN trong quá trình thực hiện yêu cầu của các văn bản Luật, dưới Luật nêu trên trong điều kiện KBNN đã triển khai đầy đủ các hệ thống kế toán máy và các ứng dụng thanh toán điện tử. KBNN Cẩm Lệ – một đơn vị trực thuộc sự quản lý của KBNN Đà Nẵng đã bắt đầu áp dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS – Treasury And Budget Management Information System) từ năm 2011 với mục tiêu: Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của đơn vị; Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công và hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; Đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trong quá trình thực hiện, những năm qua công tác kế toán thu chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc, cần phải hoàn thiện như hoàn thiện về chứng từ kế toán, xử lý thông tin, báo cáo kế toán… để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý tài chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế kinh tế đặc biệt trong bối cảnh hệ thống KBNN nói chung bắt đầu áp dụng các văn bản mới. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn công tác cá nhân tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu chi ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Cẩm Lệ” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỮU PHÚ
Ðà Nẵng – Năm 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thu-chi ngân
sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa đượccông bố trong bất ký công trình nào khác
Nguyễn Thị Ngọc Sương
Trang 4Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chương trình Giảng dạy Caohọc Kế toán tại trường Đại Học Duy Tân, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang
bị kiến thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình họctập và thực hiện luận văn này
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới TS.Nguyễn Hữu Phú đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thờigian thực hiện nghiên cứu luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ và các đồng nghiệp
đã cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích để phục vụ trong quátrình làm đề tài nghiên cứu
Tuy có nhiều nỗ lực và cố gắng, nhưng do điều kiện của bản thân, vànhiều lý do khách quan, nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi nhữnghạn chế Kính mong được sự góp ý của các quý Giảng viên và các bạn đồngnghiệp, để đề tài được hoàn thiện, vận dụng vào thực tiễn công việc của mìnhngày một tốt hơn
Nguyễn Thị Ngọc Sương
Trang 5BTC : Bộ Tài chính
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 6MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU -CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC 8
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước 8
1.1.2 Khái quát về công tác kế toán ngân sách tại Kho bạc nhà nước 14
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN) 16
1.2.1 Kế toán thu ngân sách nhà nước 16
1.2.2 Kế toán chi ngân sách 26
1.2.3 Quyết toán ngân sách nhà nước 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU -CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 39
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 39
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Cẩm Lệ 40
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại KBNN Cẩm Lệ 42
Trang 7KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 47
2.2.1 Kế toán thu ngân sách 47
2.2.2 Kế toán chi ngân sách 55
2.2.3 Quyết toán ngân sách 65
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 67
2.3.1 Những kết quả đạt được 67
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU -CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 75
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 75
3.1.1 Định hướng phát triển kho bạc nhà nước Cẩm Lệ 75
3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác kế toán thu -chi ngân sách 76
3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán thu - chi ngân sách 77
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẨM LỆ 77
3.2.1 Hoàn thiện công tác kế toán thu ngân sách 77
3.2.2 Hoàn thiện công tác kế toán chi ngân sách 78
3.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách nhà nước 82
3.2.4 Hoàn thiện một số các nội dung khác 83
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 86
3.3.1 Đối với kho bạc nhà nước Việt Nam và KBNN Đà Nẵng 86
Trang 8KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9Bảng 2.1 Số liệu thu NSNN trên địa bàn quận Cẩm Lệ năm 2015-2019 46
Bảng 2.2 Số liệu chi NSNN trên địa bàn quận Cẩm Lệ năm 2015-2019 47
Bảng 2.3 Danh mục các sổ sách thu NSNN tại KBNN Cẩm Lệ 50
Bảng 2.4 Danh mục các báo cáo thu NSNN tại KBNN Cẩm Lệ 50
Bảng 2.5 Hệ thống các chứng từ chi NSNN tại KBNN Cẩm Lệ 63
Bảng 2.6 Hệ thống các báo cáo chi NSNN tại KBNN Cẩm Lệ 63
Bảng 3.1 Bảng theo dõi tồn quỹ NSNN Quận Cẩm Lệ 83
Bảng 3.2 Báo cáo nhanh tình hình NSNN Quận Cẩm Lệ 86
Trang 10Hình 1.1 Hệ thống phân cấp NSNN ở Việt Nam 9Hình 1.2 Hạch toán nghiệp vụ thu NSNN cấp quận, huyện 24Hình 1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ chi NSNN bằng hình thức rút dự toántại KBNN cấp quận, huyện 32Hình 1.4 Hạch toán nghiệp vụ chi NSNN bằng lệnh chi tiền tại KBNN cấpquận, huyện 33Hình 1.5 Hạch toán nghiệp vụ chi đầu tư XDCB tại KBNN cấp quận, huyện 34Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức KBNN Cẩm Lệ 42
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Quốc hội, chính phủ, Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước đãban hành và triển khai nhiều Luật và văn bản dưới luật để hướng dẫn các côngtác tài chính, ngân sách như :Luật NSNN 2015, Luật kế toán năm 2015, Luậtđầu tư công, Luật phí, lệ phí cùng hàng loạt những thay đổi cải cách theo chỉđạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Tài chính Đối với hệ thống KBNN, năm
2017 đã ban hành Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tàichính hướng dẫn kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Các văn bản mới này thể hiện quan điểm cải cách mang tính đột phátrong tư duy về quy trình nghiệp vụ của hệ thống KBNN sau nhiều năm quenvới quy trình nghiệp vụ cũ Cụ thể nhất là công văn số 4696/KBNN-KTNNngày 29 tháng 9 năm 2017 hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN vàhoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước của KBNN về việc hướng dẫn thựchiện KTNN áp dụng cho Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc(TABMIS) và triển khai thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN
Đây chính là cơ sở để đội ngũ công chức kế toán xác định các quytrình, tác động nghiệp vụ và nhận thức rõ và hoàn thiện chức năng nhiệm vụcủa kế toán KBNN trong quá trình thực hiện yêu cầu của các văn bản Luật,dưới Luật nêu trên trong điều kiện KBNN đã triển khai đầy đủ các hệ thống
kế toán máy và các ứng dụng thanh toán điện tử
KBNN Cẩm Lệ – một đơn vị trực thuộc sự quản lý của KBNN ĐàNẵng đã bắt đầu áp dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc(gọi tắt là TABMIS – Treasury And Budget Management InformationSystem) từ năm 2011 với mục tiêu: Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từkhâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường
Trang 12trách nhiệm ngân sách của đơn vị; Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tàichính công và hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; Đảm bảo anninh tài chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện, những năm qua công tác kế toán thu chingân sách tại KBNN Cẩm Lệ đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp Tuy nhiên vẫn cònmột số tồn tại, vướng mắc, cần phải hoàn thiện như hoàn thiện về chứng từ kếtoán, xử lý thông tin, báo cáo kế toán… để nâng cao hơn nữa chất lượng quản
lý tài chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế kinh tế đặc biệttrong bối cảnh hệ thống KBNN nói chung bắt đầu áp dụng các văn bản mới
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn công
tác cá nhân tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu - chi
ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Cẩm Lệ” để nghiên cứu làm luận văn thạc
sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác kế toán thu -chi ngânsách tại Kho bạc nhà nước
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán thu –chi ngân sách tại Kho bạcnhà nước Cẩm Lệ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu – chingân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Là công tác kế toán thu –chi ngân sách tại Kho
bạc nhà nước
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Kho bạc nhà nước
Cẩm Lệ, số liệu thực hiện trong 3 năm 2017-2019
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giảiquyết 3 mục tiêu nghiên cứu trình bày ở mục trên Trong đó nhấn mạnh đếnviệc sử dụng một số các phương pháp chi tiết như sau:
4.1 Phương pháp phân tích thống kê
Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2017, 2018, 2019 từcác nguồn của Kho bạc, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả đểphân tích công tác kế toán thu –chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ
4.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu vềcông tác kế toán thu – chi ngân sách tại Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ qua cácnăm đã thu thập được, từ đó tìm nguyên nhân của sự biến động
4.3 Phương pháp mô hình hóa
Các qui trình về kế toán thu – chi ngân sách tại Kho bạc đều được môhình hóa để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt các bước của từng công tác
4.4 Phương pháp suy diễn quy nạp
Từ các lý luận chung về công tác kế toán thu – chi ngân sách, kết hợpvới thực trạng công tác này tại KBNN Cẩm Lệ, tham chiếu với các văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan để rút ra những điểm còn bất cập trong cácquy định về công tác kế toán thu-chi ngân sách tại KBNN Cẩm Lệ Trên cơ sở
đó có những đề xuất giải pháp và kiến nghị thích hợp
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thu-chi ngân sách tại Khobạc nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thu-chi ngân sách tại Kho bạcnhà nước Cẩm Lệ
Trang 14Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu-chi ngân sách tạiKho bạc nhà nước Cẩm Lệ.
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại các đơn vị KBNN cấpquận huyện đã được rất nhiều tác giả thực hiện trong thời gian qua Qua khảocứu tài liệu, tác giả luận văn nhận thấy có một số các nghiên cứu có liên quannhư sau :
(1) Tác giả Nguyễn Văn Hóa (2012) với đề tài “Hoàn thiện công tác kế
toán tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm TABMIS” Với đề tài này tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống TABMIS,
tác giả đã nêu lên sự cần thiết phải hình thành hệ thống TABMIS, các phân hệchính, các quy trình trên TABMIS Đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu về kếtoán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại KBNN Đà Nẵng, đã đưa ra các bằngchứng về số liệu thu, chi NSNN để nội dung phân tích được rõ hơn Nhưng tácgiả chưa nghiên cứu sâu vào nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân sách nhànước để thấy rõ những khó khăn vướng mắc khi thực hiện TABMIS
(2) Tác giả Đinh Thị Thúy Minh (2013) với đề tài “Hoàn thiện công tác
kế toán ngân sách nhà nước tại KBNN Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS” Với đề tài này, tác giả cũng nghiên cứu về hệ thống TABMIS, đã
nghiên cứu chuyên sâu về kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nướckhi thực hiện TABMIS, đi sâu nghiên cứu các nghiệp vụ chủ yếu liên quanđến ngân sách nhà nước và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Tuy nhiên tại Khobạc Nhà nước Hòa Vang chưa phát sinh kế toán cam kết chi thường xuyên,thu ngân sách qua chươngtrình TCS_TT, từ TCS_TT chuyển dữ liệu sangTABMIS, chưa tham gia vào chương trình thanh toán song phương, nên quátrình thực hiện, vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc chưa được nghiêncứu trong đề tài
Trang 15(3) Tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh (2014) với đề tài “Hoàn thiện công tác
kế toán NSNN tại KBNN quận Hải Châu trong điều kiện TABMIS” Với đề tài
này trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán NSNN tạiKBNN cấp quận và đánh giá thực trạng công tác này tại KBNN quận HảiChâu giai đoạn 2012-2014, tác giả đã rút ra một số các đề xuất về hoàn thiệnchứng từ,tài khoản và xử lý thông tin…
(4) Tác giả Nguyễn Hoàng Nhân (2016) với đề tài “Hoàn thiện công
tác kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi các đơn vị hành chính sự nghiệp tại KBNN huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình” Qua nghiên cứu lý luận về cơ
chế kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc, chế độ kế toán nhà nước choTABMIS, về phần mềm TABMIS, và qua khảo sát thực trạng công tác kếtoán tại KBNN Cao Phong – tỉnh Hòa Bình,tác giả của luận văn đã đề xuấtmột số các kiến nghị đối với Bộ Tài Chính về việc cần xây dựng và ban hành
hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) công; kiến nghị với KBNN về việctăng cường quản lý trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệthông tin tiên tiến vào hoạt động KBNN nhất là trong điều kiện pháttriển quy
mô và nghiệp vụ hiện nay việc triển khai hệ thống TABMIS; kiến nghị vớiKBNN huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình về hoàn thiệnmột số quy trình nhưkiểm tra, kiểm soát phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận kiểmtra kiểm soát, nâng cao quản lý chất lượng đội ngũ CBCC tại đơn vị để phục
vụ công tác kế toán được tốt hơn
(5) Tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy (2016) với đề tài “Hoàn thiện công
tác kế toán nội bộ theo cơ chế quản lý tài chính tại KBNN Đà Nẵng” Đề tài
này đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nội bộ với các nộidung chính về bộ máy, tổ chức công tác kế toán nội bộ từ chứng từ, tài khoản,
sổ sách và báo cáo, ứng dụng CNTT vào kế toán tại KBNN thành phố ĐàNẵng giai đoạn 2013-2015 Trên cơ sở đó tác giả luận văn đã đưa ra 7 nhóm
Trang 16giải pháp có liên quan.
(6) Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trân, (2019) với đề tài: “ Hoàn thiệncông tác kế toán tại KBNN Huyện Giồng Riêng, Kiên Giang” Đề tài này đisâu phân tích công tác kế toán NSNN tại KBNN Huyện Giồng Riềng, tỉnhKiên Giang, đưa ra các ưu điểm, hạn chế và các giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác kế toán ngân sách tại KBNN Huyện Giồng Riềng
Tóm lại các luận văn trên đều là những công trình khoa học có giá trị caotrên địa bàn được nghiên cứu Nhìn chung các đề tài đã hệ thống hóa đượcnhững lý thuyết về NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN Với cách tiếpcận nghiên cứu khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác nhau, bằng việc kết hợp cácphương pháp quan sát, thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp sosánh đối chiếu….Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống TABMIS, sự cầnthiết phải hình thành TABMIS, các nghiệp vụ hạch toán kế toán theo chế độquy định áp dụng cho TABMIS, nghiên cứu chuyên sâu các nghiệp vụ chủ yếuliên quan đến ngân sách nhà nước và Kho bạc Đồng thời các tác giả đã nêu lênnhững khó khăn, vướng mắc khi thực hiện công tác kế toán trong điều kiệnthực hiện TABMIS, đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễntrong công tác kế toán NSNN và hiện nay một số hạn chế đã được hoànthiệntrên TABMIS nhưng quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại
Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại các đơn vị KBNN cấpquận huyện đã được rất nhiều tác giả thực hiện trong thời gian qua Qua khảocứu tài liệu, tác giả luận văn nhận thấy có một số các nghiên cứu có liên quannhư trên.Tuy nhiên tại phạm vi KBNN Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng từ trước cho đếnnay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác kế toán nói chung vàcông tác kế toán NSNN nói riêng Đồng thời trong thời gian gần đây đặc biệtsau thời điểm 01/01/2017 khi Luật kế toán số 88/2015/QH13 có hiệu lực, sự
ra đời của thông tư 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán HCSN và các văn
Trang 17bản quy định về tập trung đầu mối về kiểm soát chi, tác giả nhận thấy đây làkhoảng trống nghiên cứu cần phải làm rõ và quyết định lựa chọn đề tài nàylàm luận văn thạc sĩ của mình.
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU-CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU-CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13: “Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trongmột khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Theo Luật NSNN, hệ thống ngân sách ở nước ta baogồm 4 cấp: Ngân sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh,ngân sách cấp Huyện và ngân sách cấp Xã Điều này có thểđược khái quát hóa bằng sơ đồ sau:
Trang 19Hình 1.1 Hệ thống phân cấp NSNN ở Việt Nam
Như vậy, NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấpchính quyền địa phương (ngân sách địa phương) Ngân sách các cấp chínhquyền địa phương gồm:
+ Ngân sách cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung làngân sách cấp Tỉnh)
+ Ngân sách cấp Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung
là ngân sách cấp Huyện)
+ Ngân sách cấp Xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp Xã)Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sauđây:
+ Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phươngđược phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
+ Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số
bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
+ Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quanquản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mìnhthì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiệnnhiệm vụ đó;
+ Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chivừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ củacấp khác
1.1.1.2 Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước
a Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữaNhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực Nhà nước, nhằm giải
Trang 20quyết hài hòa các lợi ích kinh tế, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của
bộ máy Nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh
tế xã hội của nhà nước Thu NSNN là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lựcchính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước; Thu NSNNphải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế
Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy địnhcủa pháp luật; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoảnđóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu kháctheo quy định của pháp luật
b Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tậptrung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, chingân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các địnhhướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việcthuộc chức năng của nhà nước
Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản chi NSNN bao gồm:các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảođảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ;các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
Theo tính chất và phương thức quản lý NSNN, có các hình thức sau:
- Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt độngthường xuyên của nhà nước;
- Chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vậtchất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
- Chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước
và quỹ dự trữ tài chính;
Trang 21- Chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiệnnghĩa vụ trả nợ và viện trợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khiđến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
1.1.1.3 Khái niệm và nội dung thu chi NSNN cấp Quận (huyện)
a Khái niệm NSNN cấp Quận (Huyện)
Luật NSNN năm 2015 cho rằng : “Ngân sách Quận (huyện) là quỹ tiền
tệ tập trung của Quận (Huyện) được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi Quận (huyện)”.
b Nội dung thu, chi NSNN cấp Quận (huyện)
Theo quy định của Luật NSNN thì nội dung các nguồn thu và nhiệm vụchi NSNN trong phạm vi địa phương nói chung và cấp Quận (Huyện) nóiriêng bao gồm :
(1) Nội dung thu NSNN địa phương
- Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
Các khoản thu này đến từ các loại Thuế, phí và lệ phí theo quy định củaNhà nước như:
+ Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khaithác dầu, khí;
+ Thuế môn bài;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
+ Tiền sử dụng đất, trừ thu tiền sử dụng đất tại điểm k khoản 1 Điều 35của Luật này;
+ Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước;
+ Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Lệ phí trước bạ;
+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Trang 22+ Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổchức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủyban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế cònlại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dâncấp tỉnh đại diện chủ sở hữu;
+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
+ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sảntrên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý;
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác,các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
+ Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phươngthực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; cáckhoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanhnghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì đượcphép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sáchtheo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật cóliên quan;
+ Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quyđịnh của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
+ Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơquan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý;
+ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
+ Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật;
+ Thu kết dư ngân sách địa phương;
Trang 23+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW vàNSĐP
- Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ NSTW
- Thu chuyển nguồn của NSĐP từ năm trước chuyển sang
(2) Nội dung chi của NSNN địa phương
Các khoản chi này bao gồm :
- Chi đầu tư phát triển
+ Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chínhcủa địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phâncấp trong các lĩnh vực:
+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phươngquản lý;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ Các hoạt động kinh tế;
+ Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các
tổ chức chính trị xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội
Trang 24-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - -nghề nghiệp theo quy định củapháp luật;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hộitheo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật
- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của NSĐP
- Chi bổ sung cân đối NS, bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới
- Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ khác
1.1.2 Khái quát về công tác kế toán ngân sách tại Kho bạc nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm công tác kế toán ngân sách
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài chính
về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụKho bạc nhà nước, khái niệm kế toán ngân sách nhà nước là:
“Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhànước là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấpthông tin về: tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản do KBNN đang quản lý
và các hoạt động nghiệp vụ KBNN; việc thu thập và xử lý thông tin của kếtoán phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệthống”
1.1.2.2 Đối tượng của công tác kế tóa ngân sách
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017, đối tượng của kếtoán ngân sách nhà nước là:
- Tiền và các khoản tương đương tiền;
- Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chicác quỹ tài chính khác của Nhà nước;
Trang 25- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN: tiền hiện có trêntài khoản tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
- Các khoản kết dư NSNN các cấp;
- Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
- Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN
1.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
- Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệthống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hìnhthực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay củaNSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụKBNN, bao gồm: Dự toán chi NSNN; Các khoản thu, chi NSNN các cấp;Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các quỹ tài chính, nguồnvốn có mục đích; Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân(nếu có); Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoảntương đương tiền; Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn kháccủa KBNN; Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộctrách nhiệm quản lý của KBNN; Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong vàngoài hệ thống KBNN; Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN
- Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán
và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN,vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của KBNN
Trang 26- Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định;Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết,theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIStheo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tingiữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định;Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành,quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụcủa các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.
1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THU-CHI NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN (HUYỆN)
1.2.1 Kế toán thu ngân sách nhà nước
1.2.1.1 Đặc điểm thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện
Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trongquá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chínhdưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thỏamãn các nhu cầu chi tiêu của mình
Thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của phápluật: thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế nhà, đất; thuế sửdụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài; thuế bảo vệ môi trường; thuế xuấtkhẩu, nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; lệ phí trước bạ; phí thẩm định quyền
sử dụng đất; phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản; …
- Thu kết dư ngân sách quận, ngân sách phường: là chênh lệch giữatổng số thu ngân sách quận, ngân sách phường lớn hơn tổng số chi ngân sáchquận, ngân sách phường
- Thu từ tiền bán tài sản hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật:
Trang 27+ Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt,tịch thu;
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Thực hiện phân chia theo tỷ lệphần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổsung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng,phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sung từ ngân sách cấptrên là khoản thu của ngân sách cấp dưới
+ Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang:Các khoản chi ngân sách đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặcchưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiệntrong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạchtoán quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thựchiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau Số chi chuyển nguồn năm trước là
số thu chuyển nguồn ngân sách năm nay
+ Các khoản thu khác: thu theo quyết định của cơ quan kiểm toán,thanh tra (thu hồi các khoản chi năm trước),…
Tất cả các khoản thu ngân sách nhà nước được hạch toán đầy đủ, kịpthời, chính xác Tùy theo tính chất của từng khoản thu, từng đối tượng mà cáckhoản thu được điều tiết phân chia cho các cấp ngân sách: trung ương, thànhphố, quận, phường
Thu ngân sách nhà nước được chia làm hai loại là thu trong cân đốingân sách và tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách
Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu được xác định trong dựtoán thu theo mục lục ngân sách hiện hành và thực tế đã thu được (bao gồm
cả thu kết dư ngân sách, thu vay nợ, thu do cấp trên cấp bổ sung)
Tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách là các khoản thu thường được khôngxác định trước trong dự toán thu, đó là các khoản thu có tính chất tạm thời
Trang 28như: tạm ứng vốn Kho bạc, vay ngân hàng, vay ngân sách cấp trên, tạm ứng
từ quỹ dự trữ tài chính nhà nước, các khoản tạm thu của các đối tượng và cáckhoản thu vay khác Đến cuối năm ngân sách phải thực hiện xử lý các khoảntạm thu và khi quyết toán ngân sách nhà nước chỉ quyết toán các khoản thựcthu
1.2.1.2 Yêu cầu hạch toán
Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độquản lý tập trung các khoản thu NSNN qua KBNN; các khoản thu NSNNphát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thuthuộc ngân sách năm trước nếu nộp vào năm sau, được hạch toán vào ngânsách năm sau
Kế toán thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằngngoại tệ; các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ (loại ngoại tệ tự do chuyển đổitheo quy định của Ngân hàng nhà nước) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo
tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng (tỷ giá hạch toán);
Ngoài ra, kế toán thu NSNN còn hạch toán chi tiết theo mã cơ quan thu(Mã ĐVQHNS của cơ quan thu) và tính chất khoản thu: Các khoản thu trongcân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương, mã nội dung kinh
tế (mục thu trong cân đối); Các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối ngânsách được hạch toán chi tiết theo mã Chương 160, 560, 760, 860 (Các quan hệkhác của ngân sách) và mã nội dung kinh tế (mục tạm thu chưa đưa vào cânđối NSNN) tương ứng; Đối với các khoản thu phạt, tịch thu trong lĩnh vựcthuế, hải quan nhưng do UBND ra quyết định nộp NSNN, thực hiện hạch toán
mã cơ quan thu là mã cơ quan thuế hoặc mã cơ quan hải quan tương ứng vớikhoản thu
Trang 29Mã tỷ lệ phân chia được thiết lập tại Chương trình TCS-TT để phân chiacác khoản thu NSNN theo từng cấp ngân sách khi giao diện sang Chươngtrình TABMIS – GL.
Các khoản thu NSNN do cơ quan thu trực tiếp quản lý, các khoản thuvào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu được hạch toán chi tiết tạiChương trình trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của BộTài chính (TCS-TT) để giao diện sang phân hệ sổ cái (TABMIS - GL); cáckhoản thu NSNN do cơ quan khác quản lý được thực hiện tại phân hệ sổ cái;một số khoản thu NSNN được hạch toán tại phân hệ quản lý thu (TABMIS -AR) khi có hướng dẫn bằng văn bản của KBNN
Đối với các khoản thu NSNN do cơ quan thuế quản lý, KBNN chỉ đượcphép hạch toán khoản thu NSNN do cơ quan thuế đồng cấp quản lý khoản thu đó.Các khoản thu chưa đủ điều kiện hạch toán thu NSNN được hạch toánvào TK 3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thuNSNN và lập Thư tra soát gửi cơ quan thuế, hải quan, cơ quan khác (gọichung là cơ quan thu); căn cứ trả lời Thư tra soát của cơ quan thu, kế toánhạch toán chuyển vào Thu NSNN
Các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền được hạchtoán qua tài khoản Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền trước khichuyển vào tài khoản Thu NSNN và phải thực hiện ngay trong ngày
Các khoản thu NSNN (ngân sách năm nay hoặc ngân sách năm trước) đãhạch toán sai tại Chương trình TCS-TT phải được điều chỉnh tại Chương trìnhTCS-TT nhằm cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan thu
Cuối ngày làm việc, các đơn vị KBNN truyền đầy đủ số liệu thu NSNNtheo từng mã số thuế, tên người nộp thuế, kỳ thuế, số tờ khai Hải quan,…cho
cơ quan thu theo quy định hiện hành
Căn cứ hoàn trả các khoản thu NSNN
Trang 30Đối với các khoản thu do cơ quan cơ quan thu trực tiếp quản lý (trừhoàn thuế GTGT): trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnhhoàn trả khoản thu NSNN của cơ quan thu, KBNN kiểm tra, đối chiếu mẫudấu, chữ ký đảm bảo tính pháp lý của Lệnh hoàn và hoàn trả thuế cho đốitượng nộp.
Đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan thu trựctiếp quản lý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả có tráchnhiệm đối chiếu nội dung hồ sơ đề nghị hoàn trả với các chứng từ thu NSNNcủa khoản đã nộp trước đó (nhận bản sao chứng từ nộp tiền vào KBNN đốichiếu với bản chính), nếu phù hợp thì lập lệnh hoàn trả khoản thu NSNN,chuyển cho KBNN nơi đã thu NSNN để thực hiện hoàn trả cho người nộpNSNN
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh hoàn trả,KBNN thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh hoàn trả, nếu phùhợp thì làm thủ tục hoàn trả cho người được hoàn trả; nếu không phù hợp, thì
đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung, hoàn chỉnh
Nguyên tắc hạch toán hoàn trả các khoản thu NSNN do cơ quan thu trựctiếp quản lý
Các khoản thu NSNN được hoàn trả (trừ hoàn thuế thuế giá trị gia tăng)được hạch toán tại Chương trình TCS-TT:
+Trong năm ngân sách và trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách:KBNN hạch toán giảm thu theo từng cấp ngân sách và mục lục NSNN củacác khoản đã thu
Trường hợp hoàn trả thuế TNCN, nhưng số thu thuế TNCN trên địa bàntại thời điểm hoàn trả không đủ để ghi giảm thu ngân sách (do khoản thuếTNCN được nộp tại KBNN khác): Kế toán hạch toán chi ngân sách số tiền
Trang 31chênh lệch thiếu (tương tự như hoàn trả khoản thu sau thời gian chỉnh lýquyết toán ngân sách)
+Sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách: KBNN hạch toán chiNSNN năm hiện hành của từng cấp ngân sách, theo số tiền tương ứng với tỷ
lệ phân chia khoản thu cho từng cấp ngân sách trước đó và ghi vào tài khoản
8951 - Chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền (mã ĐVQHNS:0000000)
Hàng tháng, KBNN lập Báo cáo hoàn trả khoản thu NSNN gửi cơ quantài chính đồng cấp về số hoàn thuế trên địa bàn, bao gồm toàn bộ số hoàn thuếcủa các cấp ngân sách
+ Nội dung thu ngân sách nhà nước tương ứng chương, loại, khoản,mục, tiểu mục, kỳ thuế
+ Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liênquan đến chứng từ kế toán thu NSNN; dấu của các đơn vị có liên quan (đốivới thu ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản)
- Mẫu chứng từ kế toán thu ngân sách:
Mẫu chứng từ thu ngân sách nhà nước theo Thông tư số BTC ngày 28/07/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ
77/2017/TT-kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Baogồm các mẫu: Lệnh thu ngân sách nhà nước; Giấy nộp tiền vào ngân sách nhànước; Lệnh hoàn trả thu ngân sách nhà nước; Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu
Trang 32ngân sách nhà nước; Bảng kê giấy nộp tiền vào ngân sách; Giấy đề nghị điềuchỉnh thu ngân sách nhà nước; Lệnh ghi thu ngân sách nhà nước; Lệnhchuyển Có.
Chứng từ kế toán thu NSNN phải có đủ chữ ký chức danh theo quyđịnh trên chứng từ mới có giá trị thực hiện; riêng chứng từ điện tử phải có chữ
ký điện tử theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và KBNN Tất cả cácchữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký vào từng liên chứng từ bằng loạimực không phai Tuyệt đối không được ký lồng bằng giấy than, ký bằng mực
đỏ, bằng bút chì Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất
và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định
1.2.1.4 Tài khoản kế toán
Việc hạch toán NSNN, quản lý thu chi NSNN và nghiệp vụ KBNNđược thực hiện trên chương trình ứng dụng kế toán kho bạc (gọi tắt làKTKB) Trong chương trình này tài khoản thu chi NSNN được theo dõi chitiết theo niên độ ngân sách, thu trong cân đối và thu ngoài cân đối ngân sách
Cụ thể:
Tài khoản 7110 - Thu Ngân sách Nhà nước: Tài khoản này dùng để phảnánh số thu của NSNN theo mục lục Ngân sách Nhà nước tương ứng cho ngânsách các cấp
- Kế toán thu NSNN được hạch toán chi tiết theo các đoạn mã sau:
Trang 33- Chỉ phản ánh vào tài khoản này số thực thu ngân sách đã xác định rõcác đoạn mã nêu trên; trường hợp chưa xác định rõ, kế toán hạch toán vào tàikhoản Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN và lậpthư tra soát gửi cơ quan thu.
- Kế toán hoàn trả các khoản thu NSNN được ghi giảm trực tiếp trên tàikhoản thu NSNN; sau thời gian chỉnh lý quyết toán, kế toán ghi Nợ tài khoảnchi NSNN
Tài khoản 7110 - Thu Ngân sách Nhà nước có 3 tài khoản cấp 2 như sau:
* Tài khoản 7111 - Thu NSNN
Tài khoản này phản ánh các khoản thực thu NSNN, được kết hợp vớimục thu trong cân đối ngân sách, không kết hợp với mục tạm thu chưa đưavào cân đối NSNN
* Tài khoản 7112 - Tạm thu ngoài cân đối ngân sách
Tài khoản này phản ánh các khoản tạm thu ngoài cân đối ngân sách,được kết hợp với mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN, không kết hợpvới mục thu trong cân đối ngân sách
* Tài khoản 7113 - Thu NSNN qua hình thức ghi thu, ghi chi
Tài khoản này phản ánh số thu của NSNN bằng hình thức ghi thu, ghichi theo mục lục Ngân sách Nhà nước tương ứng cho ngân sách các cấp
Trang 34(5) Trả về trung gian thu ngân sách nhà nước
(6) Khấu trừ các khoản phải thu, phải trả về thuế
1.2.1.6 Sổ kế toán
Sổ kế toán là tài liệu kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn
bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến thu, chi NSNN vàhoạt động nghiệp vụ KBNN Sổ kế toán bao gồm Sổ cái và các Sổ chi tiết
Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trongtừng kỳ và cả niên độ kế toán theo nội dung nghiệp vụ (theo tài khoản kế toán
áp dụng trong hệ thống KBNN) Số liệu trên Sổ cái phản ánh tổng hợp tìnhhình thu, chi ngân sách, tình hình tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt độngnghiệp vụ của một đơn vị KBNN
Trang 35Sổ chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần thiết theoyêu cầu quản lý Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục
vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt động nghiệp
vụ của hệ thống KBNN
Sổ kế toán dùng trong kế toán thu NSNN gồm sổ cái tài khoản thuNSNN các cấp, sổ chi tiết thu ngân sách nhà nước mở cho từng địa bàn thungân sách
1.2.1.7 Báo cáo kế toán liên quan kế toán thu ngân sách
Báo cáo tài chính gồm 2 loại: báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quí,năm) và báo cáo quyết toán năm Báo cáo thu NSNN:
- Báo cáo thu ngân sách nhà nước theo MLNS: báo cáo này chi tiết cáckhoản thu theo mục lục ngân sách
KBNN quận, huyện: Nộp báo cáo cho KBNN tỉnh, cơ quan Tài chính,
cơ quan thuế, Hải quan đồng cấp và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn
Các loại báo cáo trước khi nộp lên KBNN cấp trên và các đơn vị cóliên quan phải được đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát về số liệu, tính chất, nộidung kinh tế Trên báo cáo phải có đầy đủ dấu đơn vị, chữ ký của người lập,
Kế toán trưởng và Giám đốc KBNN Riêng báo cáo truyền bằng files dữ liệuqua mạng hoặc gửi bằng đĩa mềm phải được xử lý kỹ thuật tin học, đảm bảoxác định được trách nhiệm của người lập, nộp báo cáo và đảm bảo chỉ cóngười nhận theo quy định mới có thể xem, in báo cáo
Báo cáo kế toán quản trị phản ánh các nội dung sau đây:
- Tình hình ngân quỹ KBNN các cấp sử dụng tại đơn vị lập báo cáo;
- Tình hình hoạt động nghiệp vụ KBNN
Các KBNN phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kế toán quản trị,đảm bảo báo cáo kịp thời, đầy đủ; đúng biểu mẫu và đúng đối tượng sử dụngbáo cáo kế toán quản trị theo quy định Kỳ báo cáo kế toán quản trị được quy
Trang 36định trong chế độ này là: ngày và tháng Ngoài ra, Tổng Giám đốc KBNN cóthể yêu cầu báo cáo kế toán quản trị theo các kỳ khác, thời điểm khác theoyêu cầu quản lý cụ thể Các báo cáo kế toán quản trị:
- Báo cáo các khoản tạm thu, tạm giữ
- Báo cáo thu 10 ngày trên địa bàn quận, huyện
1.2.2 Kế toán chi ngân sách
1.2.2.1 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước quận, huyện
KBNN quận, huyện thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoảnchi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận, huyện gồm các khoản chi thuộc NStrung ương, NS thành phố, NS quận, NS phường Chi ngân sách nhà nước cóchi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản
* Chi thường xuyên gồm có 2 hình thức
- Hình thức rút dự toán:
+ Chi thanh toán cá nhân: lương, học bổng, sinh hoạt phí, các khoảnđóng góp, chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi trả thu nhập tăngthêm cho các bộ công chức; các khoản thanh toán khác cho cá nhân; thanhtoán cá nhân thuê ngoài
+ Chi mua hàng hóa, dịch vụ: vật tư văn phòng
+ Hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn
+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy
tu, bão dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí nghiệp vụ chuyên môntừng ngành
+ Chi khác: tiếp khách, phí lệ phí và các khoản chi khác
- Lệnh chi tiền:
Lệnh chi tiền do cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát và lưugiữ hồ sơ chứng từ chi KBNN chỉ thực hiện thanh toán
Trang 37* Chi đầu tư xây dựng cơ bản: thanh toán thông qua hợp đồng gồmthanh toán tạm ứng và thanh toán theo khối lượng hoàn thành.
Tùy theo tính chất, các khoản chi ngân sách có thể phân chia thành chitrong cân đối ngân sách và tạm chi chưa đưa vào cân đối ngân sách Chi trongcân đối ngân sách là những khoản chi được ghi trong mục lục ngân sách nhànước Tạm chi chưa đưa vào cân đối ngân sách là những khoản chi có tínhchất tạm thời sau sẽ được điều chỉnh vào trong ngân sách hoặc giảm chi
1.2.2.2 Yêu cầu đối với kế toán chi ngân sách
Tài khoản chi NSNN phải kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngânsách của đơn vị thụ hưởng; đối với chi thường xuyên là mã ĐVQHNS củađơn vị sử dụng NSNN; chi ĐTPT, chi khác là mã ĐVQHNS của đơn vị sửdụng NSNN hoặc mã dự án; đối với chi đầu tư XDCB là mã dự án, côngtrình, ngoài ra lưu ý một số trường hợp như sau:
- Trường hợp cấp kinh phí bằng LCT mà đơn vị sử dụng ngân sáchkhông được cấp mã ĐVQHNS thì sử dụng mã chung;
- Trường hợp rút dự toán chi ANQP sử dụng mã chung của an ninh, quốcphòng; cấp kinh phí NSNN bằng lệnh chi tiền cho đơn vị an ninh, quốc phòngthì TK chi sử dụng mã chung, tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN thì sửdụng mã đơn vị có giao dịch với Kho bạc (gọi chung là mã ĐVQHNS) với N1
= 9 do KBNN cấp;
- Trường hợp cấp kinh phí chi chuyển giao từ ngân sách cấp trên cho NScấp dưới, ghi thu, ghi chi chuyển giao thì kết hợp với mã ĐVQHNS là mã tổchức ngân sách của ngân sách cấp dưới, mã ĐVQHNS của xã (trong trườnghợp chi bổ sung cho NS xã) Trường hợp chi chuyển giao NS cấp dưới để nộptrả NS cấp trên thì kết hợp với mã tổ chức ngân sách của ngân sách cấp trên;
- Trường hợp chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi cho vay, chi chuyểnnguồn dùng mã tổ chức ngân sách của cấp NS thực hiện chi
Trang 38Trong hạch toán chi NSNN sử dụng mã địa bàn sở tại (tỉnh, thành phố,thị xã, huyện) nơi phát sinh khoản chi đó:
- Chi bằng hình thức rút dự toán:
+ Chi NSNN tại KBNN huyện, Phòng Giao dịch hạch toán mã địa bànquận, huyện, thị xã, thành phố tương ứng, riêng chi NSNN xã hạch toán mãđịa bàn phường, xã, thị trấn tương ứng
- Chi NSNN bằng Lệnh chi tiền hạch toán mã địa bàn sở tại (tỉnh, thànhphố; quận, huyện, thị xã, thành phố) nơi phát sinh khoản chi đó; chi NS xãbằng LCT hạch toán mã địa bàn xã, phường, thị trấn tương ứng
Hạch toán chi NSNN phải đảm bảo việc kết hợp tài khoản chi và mụcchi phù hợp, theo nguyên tắc sau:
- Chi thường xuyên trong năm theo dự toán được giao:
+ Tài khoản chi thường xuyên chỉ kết hợp với các tiểu mục chi thuộcnhóm 0129, 0130, 0131 (trừ mục 7300), 0132 (trừ mục 7500 đến mục 7700)
và mục 9000, 9050
+ Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép dùng nguồn chithường xuyên cho các nội dung khác ngoài chi thường xuyên (XDCB, ) nhưcác đơn vị thuộc khối An ninh, Quốc phòng, cơ quan Thuế, … thì được hạchtoán tài khoản chi thường xuyên kết hợp với các mục chi tương ứng
- Trường hợp tạm ứng cho các đơn vị, nếu chưa xác định được mã nộidung kinh tế cụ thể thì kế toán hạch toán tiểu mục khác của mục tương ứng.Khi thanh toán tạm ứng cho đơn vị, kế toán sẽ hạch toán theo đúng mã nộidung kinh tế của khoản chi NSNN
- Khoản chi đầu tư phát triển trong năm theo dự toán được giao: Kết hợp
TK chi ĐTPT với các mục thuộc nhóm 0600 (trừ mục 9000 và mục 9050,mục 9200 đến mục 9400), mục 7351, 8050, 8100 và 9700
Trang 39- Khoản chi XDCB trong năm theo dự toán được giao: Kết hợp TK ChiXDCB với các mục từ 9100 đến 9400.
- Khoản chi ứng trước dự toán: trường hợp xác định được MLNS thìhạch toán theo nguyên tắc nêu trên (khoản, mục xác định), trường hợp chưaxác định được MLNS thì hạch toán vào (khoản 000, mục tạm chi chưa đưavào cân đối ngân sách)
- Kế toán các khoản tạm chi chưa đưa vào cân đối ngân sách được thựchiện bằng hình thức Lệnh chi tiền được hạch toán vào TK tạm ứng chi khôngkiểm soát dự toán, kết hợp chương quan hệ khác của ngân sách (160, 560,
760, 800), khoản 000 và mục tạm chi
- Khoản chi viện trợ theo dự toán viện trợ được giao: Kết hợp TK chiviện trợ và mục 7400: Chi viện trợ thường xuyên hạch toán tiểu mục 7401đến 7404 và 7449, Chi viện trợ cho đầu tư hạch toán tiểu mục 7405, 7406
Khoản chi CTMT có tính chất thường xuyên, vốn sự nghiệp kinh tế cótính chất thường xuyên theo dõi hạch toán như chi thường xuyên và kết hợpvới mã CTMT tương ứng Chi CTMT có tính chất đầu tư XDCB, vốn tráiphiếu Chính phủ được theo dõi hạch toán như chi đầu tư XDCB và kết hợpvới mã CTMT tương ứng
1.2.2.3 Chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán chi ngân sách nhà nước phải được lập đúng quy định.Ngoài ra phải đảm bảo các yếu tố:
+ Tên, tài khoản của đơn vị lập chứng từ kế toán
+ Tất cả chứng từ khách hàng lập và chuyển đến KBNN đều phải cóchữ ký của Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị(hoặc người được ủy quyền) và dấu của đơn vị đó đúng với chữ ký và dấu đãđăng ký tại KBNN Trường hợp đặc biệt đối với đơn vị chưa có chức danh Kếtoán trưởng thì phải cử người Phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, chữ
Trang 40ký Kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người Phụ trách kế toán củađơn vị đó Người Phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, tráchnhiệm và quyền hạn quy định cho Kế toán trưởng Trường hợp đơn vị không
có con dấu thì giao dịch như đối với cá nhân Chữ ký của Kế toán trưởng cácđơn vị thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo chế độ riêng
- Mẫu chứng từ kế toán chi ngân sách:
Mẫu chứng từ chi ngân sách nhà nước theo Thông tư số BTC ngày 28/07/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ
77/2017/TT-kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Baogồm các mẫu: Lệnh chi tiền; Giấy rút dự toán ngân sách; Giấy đề nghị thanhtoán tạm ứng; Giấy nộp trả kinh phí; Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách; Giấyrút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp trên
1.2.2.4 Tài khoản kế toán
Sử dụng tài khoản loại 8 – Chi ngân sách gồm có các nhóm:
- Nhóm 81 – Chi ngân sách thường xuyên, bao gồm:
+ Tài khoản 8110 - Chi thường xuyên, có 2 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 8111 - Chi thường xuyên bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán Tài khoản 8121 - Chi thường xuyên bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán
- Nhóm 82 – Chi ngân sách đầu tư phát triển, bao gồm:
+ Tài khoản 8210 - Chi đầu tư xây dựng cơ bản có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 8211- Chi đầu tư XDCB bằng dự toán.
Tài khoản 8221- Chi đầu tư XDCB bằng lệnh chi tiền.
+ Tài khoản 8250 - Chi đầu tư phát triển khác có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 8251- Chi đầu tư phát triển khác bằng dự toán
Tài khoản 8261- Chi đầu tư phát triển khác bằng lệnh chi tiền