i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuậ[.]
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường cùng các thầy
cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn thành luận văn của mình
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG vi
CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 8
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.4.1 Đối tuợng nghiên cứu 8
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
1.5 Phương pháp nghiên cứu 8
1.6 Bố cục luận văn 9
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
1 BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2 BCĐKT Bảng cân đồi kế toán Bảng cân đồi kế toán
3 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7 ISO Intenational Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
hữu
11 ROA Return On Assets Tỷ suất thu nhập trên tài sản
12 SXKD Sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 Hình vẽ 43
Hình 2 1Hình vẽ 43
Hình 3 1Hình vẽ 43
Hình 4 1 Hình vẽ 43
Hình 5 1 Hình vẽ 43
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1Bảng 43 Bảng 3 1Bảng 43 Bảng 4 1Bảng 43
Trang 7CHƯƠNG 1.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi ngân sách trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, như điều tiết kinh tế vĩ mô,
ổn định trật tự, an sinh xã hội và hoạt động đối ngoại của đất nước Các hoạt động thu chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định Vì ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng như vậy nên chính quyền các cấp rất quan tâm đến công tác quản lý ngân sách Ngân sách nhà nước cấp quận là một trong bốn cấp ngân sách Sự phân cấp
về quản lý ngân sách phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền nhằm giúp cho việc phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của địa phương Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện thí điểm Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đặt ra yêu cầu ccho thành phố nói chung và quận Tân Bình nói riêng phải hoàn thiện về công tác quản lý ngân sách Quận Tân Bình là một trong 24 đơn vị hành chính của Thành phố
Hồ Chí Minh, có 15 phường với 117 khu phố Tổng diện tích 22,38 km2, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất chiếm diện tích 8,44km2, dân số khoảng trên 430.559 người Trong những năm qua việc quản lý ngân sách tại địa phương bên cạnh những việc làm được như: các chỉ tiêu về thu – chi ngân sách của quận đa số đều đạt và vượt dự toán do Thành phố giao nhưng cũng có không ít các khó khăn, thách thức: như là: sử dụng chưa hiệu quả nguồn kinh phí được phân bổ, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách, trình độ và năng lực của người làm công tác chuyên môn về quản lý ngân sách Để tháo gỡ những khó khăn trên và tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách của địa phương
từ đó thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của quận Đó chính là lý do tôi chọn đề
tài “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách tại quận Tân Bình, Thành phố
Hồ Chí Minh.”
Trang 81.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh huởng đến công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nuớc tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh có chính sách cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Quản lý ngân sách nhà nước chịu sự ảnh huởng bởi các nhân tố nào?
Các nhân tố trên có tác động như thế nào đến việc quản lý ngân sách tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tuợng nghiên cứu
Đối tuợng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức công tác, làm việc tại phòng ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thuộc lĩnh vực về ngân sách
Các biến ảnh huởng bao gồm:
Biến phụ thuộc: Quản lý ngân sách hiệu quả
Các biến độc lập gồm: Hệ thống văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương, thông tin và công nghệ thông tin
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính giúp khái quát hệ thống lý thuyết và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập thông tin trực tiếp từ việc phát bảng câu hỏi cho đối tượng được khảo sát Sau đó dùng phần mềm SPSS để kiểm định đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s
Trang 9Alpha để loại bỏ biến không phù hợp, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội Ngoài ra, trong đề tài cũng
sử dụng thêm kiểm định bằng T-Test và Anova để phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc cần nghiên cứu và cuốu cùng sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường mức độ, làm rõ thêm hiện trạng các yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu
1.6 Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách
Chương 5: Kết luận, hàm ý và chính sách
Trang 10CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm
2.1.1 Tổng quan về NSNN
Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Ngân sách Nhà nước được định nghĩa là: toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ngân sách nhà nước gồm hai loại đó là: Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương
và Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương
2.1.2 Khái niệm, vai trò của NSNN cấp quận
a) Khái niệm
Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 Ngân sách Nhà nước cấp quận thực hiện vai trò, chức năng nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn quận; đó là các mối quan
hệ giữa ngân sách với các tổ chức, đơn vị trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của quận
b) Vai trò
Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 Ngân sách Nhà nước cấp quận có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của quận Ngân sách quận là công cụ quan trọng của chính quyền cấp quận trong việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận
2.1.3 Quản lý Ngân sách, nguyên tắc quản lý quản lý ngân sách
Quản lý ngân sách Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ
Trang 11quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định
Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước đó là: thống nhất, cân đối ngân sách, dân chủ, công khai, minh bạch và quy trách nhiệm
2.2 Các nghiên cứu trước
2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Otto Eckstein (1989) đã sử dụng mô hình toán để nghiên cứu mô hình tài chính công và quỹ tài chính Ông cho rằng một trong những điểm quan trọng đối với việc quản lý tài chính công chính là quản lý thu chi ngân sách chính phủ Trốn thuế tỷ lệ thuận với sự lỏng lẽo trong quản lý tài chính công, nguyên nhân chính là do sự sơ hở của pháp luật Tác giả đã đánh giá cao vai trò của pháp luật trong việc quản lý ngân sách
Wolfgang Streeek and Daniel Mertens (2011) về tài chính thắt chặt và đầu tư công Ông đã đưa ra nhận định quan trọng về quản lý đầu tư công và nhấn mạnh việc công khai minh bạch trong các quyết định đầu tư công của cơ quan quản lý nhà nước Ông coi đây là yếu tố bắt buộc của quản lý ngân sách trung ương và địa phương
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Phạm Thị Xuân Hà (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp quận tại quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015”, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách áp dụng cụ thể vào địa phương
Phạm Văn Cang (2015) “Hoàn thiện quản lý ngân sách huyện: Trường hợp huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã nghiên cứu về cơ cấu thu, chi ngân sách huyện với chính sách phát triển kinh tế - xã hội để làm rõ mức độ phù hợp với quy mô chi tiêu công giai đoạn từ 2007 – 2014 ở địa phương
Trang 12Lộ Nhật Thu (2020) “Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách hiệu quả: Nghiên cứu trường hợp trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến thu – chi ngân sách là: hệ thống văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy thu – chi ngân sách nhà nước tại địa phương, thông tin
và công nghệ thông tin
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu của Lộ Nhật Thu phù hợp với nội dung nghiên cứu nên đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Tổ chức bộ
máy thu –
chi NSNN
Hệ thống
pháp luật
Thông tin và
công nghệ
thông tin
Quản lý NSNN hiệu quả