17 Trang 4 Học phần quản trị tài chính quốc tế cung cấp những kiến thức về các hình thức kinh doanh quốc tế của MNCs, các biện pháp nhằm quản trị những rủi ro liên quan đến tỷ giá, rủi
Trang 1Khoa Kinh tế &Kinh doanh quốc tế
*****
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(INE3066_3)
Giảng viên : TS Trần Việt Dung
Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Hân
Mã số : 21050856 Ngày sinh : 16/11/2003
Số điện thoại : 0345931037 Lớp Học phần : INE 3066_3 Khoá QH2021E CLC 6
Hà Nội, Tháng 12 năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Khoa Kinh tế &Kinh doanh quốc tế
*****
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(INE3066_3)
Giảng viên : TS Trần Việt Dung
Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Hân
Mã số : 21050856 Ngày sinh : 16/11/2003
Số điện thoại : 0345931037 Lớp Học phần : INE 3066_3 Khoá QH2021E CLC 6
Hà Nội, Tháng 12 năm 2023
Trang 3Lời mở đầu: 1 Bài 1: 1 Bài 2 : 5
2.1 Hãy xác định chi phí bằng USD để trả nợ 500 triệu JPY trong từng phương án.
Bài 4 (2.0 điểm): 14 4.1 Giới thiệu tổng quan về Microsoft và phân tích bình luận về hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty trong thời gian qua 14
4.1.1 Tổng quan về Microsoft: 14 4.2.2 Phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế của Microsoft trong thời gian qua 15
4.2 Phân tích các rủi ro quốc gia mà công ty này gặp phải khi thâm nhập vào một thị trường nước ngoài? Công ty đã thực hiện những biện pháp gì để quản trị những rủi ro quốc gia mà công ty phải đối mặt Hãy đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp đó? 17
4.2.1 Rủi ro quốc gia mà Microsoft gặp phải khi thâm nhập thị trường nước ngoài 17 4.2.2 Các biện pháp quản trị những rủi ro quốc gia mà công ty áp dụng 18
Trang 4Học phần quản trị tài chính quốc tế cung cấp những kiến thức về các hình thức kinh doanh quốc tế của MNCs, các biện pháp nhằm quản trị những rủi ro liên quan đến tỷ giá, rủi ro quốc gia khi doanh nghiệp đầu tư hoạt động ở thị trường nước ngoài; các loại công cụ, bảo hiểm mà doanh nghiệp có thể sử dụng quản trị rủi ro biến động của tỷ giá
và cách thức chúng hoạt động ra sao Tình hình thế giới nhiều biến động như hiện nay, việc quản trị rủi ro của các biến động liên quan đến tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các nhà kinh doanh ngoại hối Học phần giúp làm rõ hơn các biện pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng khi tái cấu trúc công ty
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Việt Dung – giảng viên bộ môn đã rất nhiệt tình, thoải mái gần gũi với sinh viên trong việc truyền đạt kiến thức đến sinh viên Cô đã tạo điều kiện hết sức để sinh viên có thể tiếp thu và hoàn thành môn học Do kiến thức và tìm kiếm thông tin còn hạn chế nên bài tập lớn không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được nhận xét góp ý để bài tập được hoàn chỉnh và chính xác hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hân
Đỗ Thị Hân
Trang 5Bài 1 (2.5 điểm): Bạn đã học xong học phần Quản trị Tài chính quốc tế Hãy viết
về một số vấn đề mà bạn nhận thấy là quan trọng hay hữu ích từ học phần này Mô
tả vấn đề này và giải thích tại sao những vấn đề này lại quan trọng và hữu ích với bạn Những vấn đề này có thể được sử dụng như thế nào trong thực tế hay công việc của bạn ở hiện tại và trong tương lai?
Bài làm:
Sau khi học kiến thức học phần quản trị tài chính quốc tế, hai vấn đề mà em nhận thấy quan trọng và hữu ích nhất đó là:
Vấn đề 1: Các nhân tố tác động đến tỷ giá
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái bao gồm:
+ Thay đổi mức chênh lệch lạm phát: Nếu lạm phát của một nước lớn hơn tỷ lệ
lạm phát của nước ngoài; khi ấy giá thành sản phẩm trong nước tăng khiến cho
cầu của người nước ngoài về hàng hóa trong nước giảm dẫn đến cung ngoại
tệ giảm; người trong nước tăng nhu cầu về hàng hóa nước ngoài dẫn đến tăng cầu ngoại tệ
Cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng → tỷ giá hối đoái tăng hay đồng nội
tệ giảm giá
Thay đổi mức chênh lệch lãi suất: Nếu mức lãi suất trong nước lớn hơn mức
lãi suất của nước ngoài → Nhu cầu gửi tiền và đầu tư bằng đồng nội tệ của
người nước ngoài và người dân trong nước tăng → cầu ngoại tệ giảm và cung ngoại tệ tăng → tỷ giá hối đoái giảm hay đồng nội tệ tăng giá
+ Thay đổi mức chênh lệch thu nhập: Nếu thu nhập trong nước tăng → Nhu cầu
của người dân trong nước về hàng hóa nước ngoài tăng → cầu ngoại tệ tăng + Cung ngoại tệ không đổi
Trang 6+ → Tỷ giá hối đoái tăng → đồng nội tệ mất giá
+ Thay đổi chính sách quản lý của chính phủ:
+ Chính sách thương mại quốc tế: Nếu chính phủ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu → Cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm → Tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng giá
+ Chính sách đầu tư quốc tế: nếu chính phủ khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hạn chế đầu tư ra nước ngoài→ Cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm
→ tỷ giá hối đoái giảm → Đồng nội tệ tăng giá
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: Nếu ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra thị trường (mua nội tệ) → cung ngoại tệ tăng → tỷ giá hối đoái giảm → đồng nội
tệ tăng giá
+ Thay đổi về kỳ vọng : Sự kỳ vọng về sự lên giá hoặc giảm giá của một đồng
tiền của các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối Chẳng hạn khi người
ta cho rằng đồng đô la Mỹ lên giá trong thời gian tới, nhiều người đi mua đồng
đô la Mỹ → $ Mỹ lên giá so với đồng nội tệ và các đồng tiền khác → tỷ giá
hối đoái tăng → đồng nội tệ giảm giá
Việc nắm vững kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái rất hữu ích và quan trọng với bản thân em và các bạn sinh viên nói chung, bởi lẽ:
- Tích lũy được những hiểu biết sâu rộng về thế giới kinh tế: tìm hiểu về
tỷ giá hối đoái là xem xét sự liên kết giữa các nền kinh tế giữa các nước
- Hiểu được những nhân tố nào tác động làm tăng giảm tỷ giá, từng nhân
tố tác động đến cung cầu ngoại tệ ra sao
- Có thể hiểu được từng chính sách mà chính phủ đưa ra nhằm ổn định
tỷ giá hoạt động ra sao
Trong thực tế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái có ý nghĩa rất quan trọng:
Trang 7- Về phía những người làm chính sách: có thể vận dụng được các công cụ điều chỉnh tỷ giá và đưa ra quyết định về chính sách một cách đúng đắn
- Với những người tham gia trong thị trường ngoại hối thì việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái rất quan trọng đến quyết mua bán ngoại
tệ của họ nhằm thu lợi nhuận bằng chênh lệch tỷ giá
- Với sinh viên, sau khi ra trường sẽ đi làm và hẳn sẽ có cho mình một khoản tiết kiệm Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái giúp họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc chọn kênh tích lũy tài sản cho phù hợp
Vấn đề 2: Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế nhiều biến động, bất kỳ một khoản nợ, một đồng tiền nhất định đều
có thể phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái
- Rủi ro giao dịch: xảy ra khi các giao dịch sử dụng tiền mặt bị ảnh hưởng bởi
sự biến động của tỷ giá Khi xảy ra rủi ro giao dịch thì công ty có 3 nhiệm vụ: Xác định mức độ rủi ro giao dịch; quyết định xem có bảo hiểm hay không; sau
đó lựa chọn công cụ bảo hiểm cho phù hợp
Khi xảy ra rủi ro giao dịch, các biện pháp sau có thể được sử dụng để bảo hiểm:
+ Hợp đồng quyền chọn: Do nắm giữ quyền chọn, công ty sẽ không thực hiện quyền chọn nếu tỷ giá biến động không theo dự báo Nếu như tỷ giá thay đổi theo đúng dự báo, hợp đồng quyền chọn lúc này là công cụ bảo hiểm hữu hiệu cho công ty
+ Bảo hiểm trên thị trường tiền tệ: là việc đi vay trên thị trường tiền tệ để
bảo hiểm cho các khoản phải trả và phải thu trong tương lai Đối với khoản ngoại tệ phải trả: đi vay bằng đồng nội tệ và đem đi đầu tư bằng đồng ngoại tệ Đối với khoản ngoại tệ phải thu: đi vay bằng đồng ngoại
tệ và đầu tư bằng đồng nội tệ
Trang 8+ Bảo hiểm bằng hợp đồng tương lai
+ Bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn: là việc mua bán ngoại tệ theo tỷ giá
kỳ hạn đã ký trong hợp đồng
+ Đôi khi, do không thể sử dụng các biện pháp bảo hiểm thì công ty có thể sử dụng một số biện pháp khác để loại bỏ rủi ro giao dịch: tiến hành thu nợ và trả nợ sớm hơn hoặc muộn hơn; bảo hiểm chéo hoặc đa dạng hóa dòng tiền
- Rủi ro kinh tế: thể hiện tác động của biến động tỷ giá đến dòng tiền trong tương lai của công ty
Để phòng loại rủi ro này, doanh nghiệp có thể bảo hiểm bằng hợp đồng phái sinh hoặc bằng chính sách giá
Một biện pháp khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là quyết định tái cấu trúc hoạt động:
+ Tăng/ giảm doanh số bán hàng ở thị trường nước ngoài
+ Tăng/ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng nước ngoài
+ Thành lập/ chấm dứt hoạt động sản xuất ở nước ngoài
Rủi ro chuyển đổi: Thể hiện ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến báo cáo tài chính
hợp nhất của một công ty Để bảo hiểm cho các khoản lợi nhuận dự định chuyển về nước, các công ty có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn và tương lai
Trong giai đoạn hội nhập diễn ra mạnh mẽ như ngày nay, các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng đang có những cơ hội phát triển rất lớn nhưng đồng thời với nó là những thách thức to lớn đối với quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tỷ giá Quản trị rủi ro
tỷ giá đóng vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp:
Trang 9- Thứ nhất: Quản trị rủi ro tỷ giá giúp doanh nghiệp bảo vệ vốn và lợi nhuận:
Sự biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá trị của các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ Nếu như quản lý không hiệu quả, doanh nghiệp
có thể mất lợi nhuận hoặc phải tốn thêm một khoản chi phí
- Thứ hai, quản trị rủi ro tỷ giá giúp doanh nghiệp có thể dự báo và lập kế hoạch Việc quản trị rủi ro tỷ giá giúp doanh nghiệp dự báo được chi phí và thu nhập trong tương lai, từ đó có thể lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư hiệu quả
- Thứ ba, quản trị rủi ro tỷ giá tạo điều kiện giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh Việc quản trị rủi ro tỷ giá hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường mới mà trước đây doanh nghiệp có thể không tham gia được do lo ngại về rủi ro tài chính
- Thứ tư, quản trị rủi ro tỷ giá giúp hỗ trợ quyết định đầu tư Trong quá trình đầu tư vào các dự án kinh doanh sang các thị trường mới, việc quản trị rủi ro
tỷ giá giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư chính xác và dự đoán được hiệu quả tài chính trong tương lai
Tóm lại trên thực tế, việc quản trị rủi ro tỷ giá không chỉ là một chiến lược mà còn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và bền vững của doanh nghiệp môi trường quốc tế
Bài 2 (2.0 điểm): Công ty Princess Cruise (PCC) đã mua một con tàu từ Mitsubishi
Heavy Industry PCC nợ Mitsubishi Heavy Industry 500 triệu JPY trong một năm
Tỷ giá giao ngay hiện tại là 142,07 JPY/USD và tỷ giá kỳ hạn một năm là 141,09 JPY/USD (với xy là số thứ tự của sinh viên trong danh sách lớp) Lãi suất ở Nhật
Bản và Mỹ lần lượt là 1% và 5,5% một năm Quyền chọn mua đồng JPY thời hạn một năm có giá quyền chọn là 7155 USD mỗi 1 triệu Yên, phí quyền chọn là 100 USD mỗi 1 triệu Yên
Công ty dự kiến một số phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá như sau:
Trang 10Phương án 1: Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY, đầu tư JPY trong 1
năm để có đủ 500 triệu JPY trả nợ
Phương án 2: Mua quyền chọn mua JPY Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày
hết hạn hợp đồng Giả sử tỷ giá kỳ hạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tỷ giá giao ngay trong tương lai
Phương án 3: Thỏa thuận với ngân hàng mua kỳ hạn JPY
Bài làm:
Tỷ giá giao ngay: S = 1/142.07 USD/JPY
Tỷ giá kỳ hạn: F = 1/141,09 USD/JPY
2.1 Hãy xác định chi phí bằng USD để trả nợ 500 triệu JPY trong từng phương án
- Phương án 1: Dùng USD có sẵn trong tài khoản để mua JPY, đầu tư JPY trong
1 năm để có đủ 500 triệu JPY trả nợ
Công ty sẽ phải bỏ ra 1 khoản chi phí là: 500.000.000/(1+0,01)*1/142,07 = 3.484546385 (triệu USD)
- Phương án 2: Mua quyền chọn mua JPY Quyền chọn chỉ được thực hiện vào
ngày hết hạn hợp đồng Giả sử tỷ giá kỳ hạn là yếu tố dự đoán tốt nhất về tỷ
giá giao ngay trong tương lai
Sf = 1/141,09 = 0,0070876
E = 7155/10^6 = 0,007155
Sf <E → không thực hiện quyền chọn mua
→ E(chi phí) = (pSf)* sản lượng = (0,00010,0070876)*500.000.000 = 3.593.800 USD
-Như vậy công ty phải bỏ ra 3,5938 triệu USD sau 1 năm
- Phương án 3: Thỏa thuận với ngân hàng mua kỳ hạn JPY
Trang 11Công ty phải bỏ ra khoản chi phí: 1/141.09 *500.000.000 = 3543837.276 USD hay 3.54 triệu USD sau 1 năm
2.2 Công ty nên lựa chọn phương án nào? (Gợi ý: sinh viên có thể tự đề xuất thêm phương án phù hợp)
Ở phương án 1, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là PV = 3.484546385 (triệu USD)
Sau 1 năm số tiền này là FV= 3.484546385*1.055 = 3.676196436 triệu USD
So sánh chi phí của 3 phương án ở cùng thời điểm sau 1 năm thì doanh nghiệp nên lựa chọn phương án số 3: Thỏa thuận với ngân hàng mua kỳ hạn
JPY
Bài 3 (3.5 điểm): Công ty Sensient Technologies (ST) là một công ty Hoa Kỳ đang
có kế hoạch tăng doanh số trên thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường Malaysia thông qua việc thành lập một chi nhánh ở nước này Hiện tại, công ty chưa
có bất kỳ một hoạt động kinh doanh quốc tế nào Sản phẩm của công ty cũng không
có các sản phẩm thay thế trên thị trường Mỹ và thị trường Malaysia Sản phẩm sản xuất tại chi nhánh ở Malaysia dự định được bán trên thị trường Malaysia và xuất khẩu về Mỹ Công ty cũng xem xét sử dụng một phần nguyên vật liệu tại Malaysia bên cạnh nguyên vật liệu từ Mỹ cho hoạt động sản xuất của chi nhánh đặt tại nước này Tác động của việc xuất khẩu sản phẩm từ chi nhánh ở Malaysia về Mỹ tới doanh số của công ty tại Mỹ là không đáng kể Sản phẩm của chi nhánh ở Malaysia xuất khẩu về Mỹ và nguyên vật liệu mà chi nhánh nhập khẩu từ Mỹ đều được định giá bằng đô-la Mỹ
Số vốn đầu tư ban đầu dự tính là 10 triệu đô-la Mỹ và được tài trợ hoàn toàn từ công
ty mẹ ở Mỹ Việc đầu tư sẽ được thực hiện trong một năm Chi nhánh tại nước ngoài
sẽ bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi kết thúc đầu tư và hoạt động trong bốn năm Công ty dự định sẽ chấm dứt hoạt động và bán lại nhà máy vào cuối năm thứ tư Sản lượng của chi nhánh tại nước ngoài được dự tính là 100.000 đơn vị mỗi năm và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh Dòng tiền mặt ròng của chi nhánh
Trang 12ở nước ngoài được chuyển về Mỹ vào cuối mỗi năm Giả thiết là không có thuế đánh vào lợi nhuận chuyển về Mỹ và thuế suất thu nhập công ty là 25% Công ty cũng đưa
ra các ước tính về khối lượng hàng bán, giá sản phẩm, chi phí biến đổi tính trên mỗi đơn vị sản lượng và các loại chi phí khác, ổn định trong thời gian hoạt động của nhà máy như sau:
- Khối lượng hàng bán tại Mỹ hàng năm: 40.000 đơn vị sản phẩm
- Giá bán sản phẩm ở Mỹ: 100 USD/1 sản phẩm
- Khối lượng hàng bán tại Malaysia hàng năm: 60.000 đơn vị sản phẩm
- Giá bán sản phẩm ở Malaysia: 450 MYR/1 sản phẩm
- Chi phí nhập khẩu (nguyên liệu) từ Mỹ: 13,2 USD/1 sản phẩm
- Chi phí biến đổi bình quân tại Malaysia: 200 MYR/1 sản phẩm
- Khấu hao tài sản cố định hàng năm: 8 triệu MYR
- Chi phí cố định hàng năm: 5 triệu MYR
- Giá trị thanh lý vào năm cuối: 30 triệu MYR
Tỷ giá hối đoái được dự báo cho năm đầu khi chi nhánh đi vào hoạt động là 0,209 USD/MYR và ổn định trong suốt thời gian hoạt động của chi nhánh
Với các thông tin trên, hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
3.1 Hãy xác định doanh số, chi phí và dòng tiền mặt ròng của dự án và điền số
liệu vào bảng dưới đây (Lưu ý: Điền số liệu vào bảng 3.1 và giải thích ngắn gọn về cách tính các chỉ tiêu.)
Bài làm: