1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tỉnh quảng nam năm 2023

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Cận Thị Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Học Sinh Tiểu Học Tỉnh Quảng Nam Năm 2023
Tác giả Bùi Thị Long Cảnh
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Tài, PGS.TS Bạch Khánh Hòa
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 3,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Khái niệm cận thị (15)
      • 1.1.1. Một số khái niệm về khúc xạ và cận thị (15)
      • 1.1.2. Phân loại cận thị (16)
    • 1.2. Nguyên nhân cận thị (16)
    • 1.3. Chẩn đoán cận thị (17)
      • 1.3.1. Triệu chứng cơ năng (17)
      • 1.3.2. Triệu chứng thực thể (18)
    • 1.4. Các phương pháp điều trị cận thị (18)
      • 1.4.1. Đeo kính cận (18)
      • 1.4.2. Phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc Ortho-K (18)
      • 1.4.3. Thuốc và dinh dưỡng (19)
      • 1.4.4. Phẫu thuật (19)
    • 1.5. Nghiên cứu về cận thị ở học sinh (19)
      • 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới (19)
      • 1.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (21)
      • 1.5.3. Các nghiên cứu tại Quảng Nam (23)
    • 1.6. Yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh (23)
      • 1.6.1. Yếu tố liên quan liên quan đến hành vi của học sinh (23)
      • 1.6.2. Yếu tố liên quan đến điều kiện vệ sinh trường học (25)
      • 1.6.3. Yếu tố liên quan có tính chất di truyền (26)
    • 1.7. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu (28)
    • 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (32)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (32)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (32)
      • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu (32)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (32)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (32)
    • 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá (34)
      • 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu (34)
      • 2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá (38)
    • 2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin (41)
      • 2.4.1. Kỹ thuật thu thập thông tin (41)
      • 2.4.2. Công cụ thu thập thông tin (42)
      • 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu (43)
      • 2.4.4. Quy trình nghiên cứu (45)
    • 2.5. Xử lý, phân tích số liệu (46)
    • 2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số (46)
      • 2.6.1. Sai số (46)
      • 2.6.2. Biện pháp khắc phục (46)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (47)
    • 2.8. Hạn chế của đề tài (48)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (49)
      • 3.1.1. Thông tin chung về nhân khẩu học (49)
      • 3.1.2. Thông tin chung về yếu tố cá nhân (50)
      • 3.1.3. Thông tin hành vi, kiến thức của học sinh về cận thị (50)
      • 3.1.4. Thông tin điều kiện vệ sinh trường học về cận thị (53)
    • 3.2. Thực trạng cận thị ở đối tượng nghiên cứu (58)
      • 3.2.1. Tỷ lệ cận thị ở học sinh khối lớp 2,3 được nghiên cứu (58)
      • 3.2.2. Tỷ lệ cận thị theo giới tính (58)
      • 3.2.3. Tỷ lệ cận thị theo khối lớp (58)
      • 3.2.4. Tỷ lệ cận thị theo trường (58)
      • 3.2.5. Tỷ lệ cận thị theo địa dư (59)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh (60)
      • 3.3.1. Mối liên quan giữa cận thị và một số yếu tố cá nhân của học sinh (60)
      • 3.3.3. Mối liên quan giữa cận thị và hiểu biết của học sinh (64)
      • 3.3.4. Mối liên quan giữa cận thị và một số điều kiện vệ sinh học đường (66)
      • 3.3.5. Phân tích hồi quy đa biến giữa cận thị và một số yếu tố liên quan (67)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (70)
    • 4.1. Bàn luận về thực trạng mắc cận thị ở học sinh khối lớp 2,3 tỉnh Quảng Nam năm 2023 (70)
      • 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (70)
      • 4.1.2. Bàn luận về tỷ lệ tật cận thị ở học sinh khối lớp 2,3 tỉnh Quảng Nam (71)
      • 4.1.3. Bàn luận về thực trạng hành vi, kiến thức của học sinh và điều kiện vệ (76)
    • 4.2. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh khối lớp 2-3 tỉnh Quảng Nam năm 2023 (78)
      • 4.2.1. Bàn luận về mối liên quan giữa tiền sử mắc cận thị gia đình học sinh và thực trạng cận thị (78)
      • 4.2.2. Bàn luận về mối liên quan giữa hành vi học sinh và thực trạng cận thị (79)
      • 4.2.3. Bàn luận về mối liên quan giữa hiểu biết của học sinh và thực trạng cận thị (84)
      • 4.2.4. Bàn luận về mối liên quan giữa điều kiện vệ sinh học đường và thực trạng cận thị (85)
  • KẾT LUẬN (87)
    • 1. Thực trạng cận thị ở học sinh khối lớp 2-3 tỉnh Quảng Nam năm 2023 (87)
    • 2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở đối tượng nghiên cứu (87)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÙI THỊ LONG CẢNH THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2023LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Trang 2 BỘ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Học sinh các trường tiểu học ở khối lớp 2 và 3 đang đi học (độ tuổi từ 7 đến 8) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trong nghiên cứu này chúng tôi không chọn học sinh lớp 1 vì khi khám mắt các em chưa đọc được bảng chữ và do nguồn lực có hạn nên ưu tiên chọn khối lớp 2,3 để khám phát hiện và can thiệp cận thị ngay từ khi các em còn nhỏ Mặc khác, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố liên quan đến cận thị ở lứa tuổi nhỏ hơn có thể đưa ra những khuyến nghị chung và duy trì truyền thông cho các em trong những năm học tiếp theo

- Cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh trường học: bàn ghế, bảng và cường độ chiếu sáng, hệ số ánh sáng lớp học, diện tích trường học tại các trường nghiên cứu

Tiêu chí chọn mẫu: Học sinh lớp 2, 3 của các trường tiểu học được chọn có mặt tại thời điểm nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh không không đủ khả năng về sức khỏe, trí tuệ để tham gia các hoạt động của nghiên cứu

Các trường tiểu học tại 3 vùng: vùng Đô thị; vùng Đồng bằng và Trung du; vùng Miền núi của tỉnh Quảng Nam

Tiến hành từ tháng 03/2023 đến tháng 9/2023, trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2023

Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính tỷ lệ trong quần thể: n = Z 2 (1-  /2) 2

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

- Z: nghiên cứu này chọn mức tin cậy mong muốn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96

- p: Ước đoán tỷ lệ cận thị ở HSTH, chọn p = 0,215 (tỷ lệ cận thị HSTH

TP Hà Nội theo nghiên cứu của Hoàng Lưu Vinh và cộng sự (2020) [31]

- d: Sai số tuyệt đối, lấy d = 0,03 Áp dụng vào công thức trên tính được: n ≈ 720

Thực tế điều tra là 1148 học sinh (toàn bộ học sinh khối lớp 2 và 3)

Cách chọn mẫu: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu tầng

- Bước 1: Chia tỉnh Quảng Nam thành 03 tầng là vùng Đô thị, Đồng bằng và Trung du, Miền núi [30] Lập danh sách theo 3 vùng (hình 1.4)

- Bước 2: Chọn đơn vị hành chính cấp huyện:

+ Khu vực đô thị: có 02 thành phố là Hội An và Tam Kỳ, chọn ngẫu nhiên thành phố Tam Kỳ

+ Khu vực đồng bằng và trung du: có 08 huyện, chọn ngẫu nhiên huyện Tiên Phước

+ Khu vực miền núi có 8 huyện, chọn ngẫu nhiên huyện Bắc Trà My

- Bước 3: Chọn trường, từ danh sách các trường tiểu học tại các huyện/TP được chọn ở trên, tiến hành chọn trường Qua khảo sát danh sách học sinh, số lượng học sinh của 01 trường ở đô thị tương đương gấp 2 lần 01 trường ở các vùng còn lại Vì vậy để nghiên cứu có mẫu của các vùng tương đương nhau nhóm nghiên cứu chọn như sau:

+ Thành phố Tam Kỳ (đại diện cho 02 đô thị) chọn ngẫu nhiên 01 trường

+ Huyện Tiên Phước (đại diện cho 8 huyện Đồng bằng và Trung Du) chọn ngẫu nhiên 02 trường Tiểu học Kim đồng và Tiểu học Mính Viên

+ Huyện Bắc Trà My (đại diện cho 8 huyện Miền núi) chọn ngẫu nhiên

2 trường Tiểu học Kim đồng và Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai

- Bước 4: Lập danh sách học sinh khối lớp 2 và 3 của các trường được chọn và điều tra 1148 học sinh theo danh sách.

Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu T

T Biến số Phân loại biến Chỉ số nghiên cứu Phương pháp thu thập

A Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

1 Giới tính Nhị phân Tỷ lệ % giới (Nam,

Tỷ lệ % HS mỗi khối (lớp 2,3) tham gia nghiên cứu

3 Địa dư Danh mục Danh mục trường theo vị trí địa lý Phỏng vấn

Tiền sử gia đình có người mắc cận thị

Tỷ lệ % HS có bố, mẹ, anh chị em ruột mắc cận thị

B Mục tiêu 1 Mô tả thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học tại tỉnh Quảng Nam

B1 Thực trạng mắc cận thị

5 Cận thị Nhị phân Tỷ lệ % HS

Mắc/Không cận thị Khám mắt

6 Mắc cận thị theo giới Nhị phân Tỷ lệ % HS mắc cận thị ở nam, nữ

7 Mắc cận thị theo khối lớp Nhị phân Tỷ lệ % HS mắc cận thị theo khối lớp

8 Mắc cận thị theo trường Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh Mắc/Không cận thị ở mỗi trường

9 Mắc cận thị theo khu vực Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh mắc cận thị ở mỗi khu vực: Miền núi, Trung du, Đồng bằng và Đô thị)

B2 Thực trạng hành vi liên quan đến cận thị

10 Tư thế ngồi học ở trường Nhị phân Tỷ lệ % học sinh ngồi học sai tư thế

11 Tư thế học bài ở nhà Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh tư thế học bài ở nhà không đúng

Tỷ lệ % học sinh thường xuyên xem tivi >2h/ngày

13 Chơi điện tử Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh thường xuyên chơi điện tử >2h/ngày

14 Hoạt động thể thao ngoài trời Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh có/không hoạt động thể thao ngoài trời

15 Thường xuyên đọc truyện Nhị phân Tỷ lệ % học sinh thường xuyên đọc Thống kê mô truyện tả

B3 Thực trạng hiểu biết về cận thị

16 Biết biểu hiện cận thị Nhị phân Tỷ lệ % học sinh biết biểu hiện cận thị

17 Biết lứa tuổi dễ mắc cận thị Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh biết lứa tuổi dễ mắc cận thị

18 Biết nguyên nhân gây cận thị Nhị phân

Tỷ lệ % học sinh biết nguyên nhân gây cận thị

Biết các thói quen xấu gây cận thị

Nhị phân Tỷ lệ % học sinh Thống kê mô tả

Biết phương pháp điều chỉnh cận thị

Tỷ lệ % học sinh biết phương pháp điều chỉnh cận thị

B4 Thực trạng điều kiện vệ sinh học đường

21 Hệ số chiếu sáng Nhị phân

Tỷ lệ % lớp học không đạt về hệ số chiếu sáng Đo đạc (thước dây)

22 Cường độ chiếu sáng Nhị phân

Tỷ lệ % lớp học không đạt về cường độ chiếu sáng Đo đạc (Máy đo ánh sáng)

23 Hiệu số chiều cao bàn ghế Nhị phân

Tỷ lệ % hiệu số chiều cao bàn ghế Đạt/không đạt (Đạt, nằm trong khoảng từ 19-26cm ± 0,5) Đo đạc (thước dây)

Diện tích bình quân trường học/học sinh

Tỷ lệ % diện tích bình quân trường học/học sinh Đạt/không đạt (m 2 )

Lấy số liệu sẵn có của mỗi trường được nghiên cứu

C Mục tiêu 2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng cận thị ở học sinh tiểu học tỉnh Quảng Nam

Biến độc lập: Thông tin chung (giới tính, khối lớp, vùng, yếu tố cá nhân,…), hành vi, hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về cận thị; biến về điều kiện VSTH

26 Biến phụ thuộc: thực trạng cận thị ở học sinh

27 Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và tiền sử gia đình

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và tiền sử gia đình

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và tư thế ngồi học ở lớp không đúng

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và tư thế ngồi học ở lớp không đúng

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và tư thế học bài ở nhà không đúng

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và tư thế học bài ở nhà không đúng

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và thường xuyên chơi điện tử

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và thường xuyên chơi điện tử

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và hoạt động thể thao ngoài trời

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và hoạt động thể thao ngoài trời

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và thường xuyên xem tivi

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và thường xuyên xem tivi

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và thường xuyên đọc truyện

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và thường xuyên đọc truyện

34 Mối liên quan giữa thực trạng cận thị với biết về cận thị

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị với hiểu biết về cận thị

35 Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về biểu hiện

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và hiểu

Thống kê phân cận thị biết về biểu hiện cận thị tích

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về lứa tuổi mắc cận thị

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về lứa tuổi mắc cận thị

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về nguyên nhân gây cận thị

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về nguyên nhân gây cận thị

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về các thói quen xấu gây cận thị

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về các thói quen xấu gây cận thị

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về phương pháp điều chỉnh cận thị

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và hiểu biết về phương pháp điều chỉnh cận thị

Mối liên quan giữa thực trạng cận thị và điều kiện vệ sinh trường học

Tỷ lệ %, OR, CI 95%, p giữa thực trạng cận thị và điều kiện vệ sinh trường học

- Tiêu chuẩn chẩn đoán cận thị: Các trường hợp được ghi nhận cận thị khi thi lực nhìn xa giảm, thử kính lỗ để chẩn đoán cận thị [6]

- Tiêu chuẩn đánh giá hành vi học sinh: tham khảo theo một số nghiên cứu trước [22] [20] [30], trong nghiên cứu này chúng tôi quy ước các tiêu chí để đánh giá “CÓ” hoặc “KHÔNG”, “ĐÚNG” hoặc “SAI” ở các hành vi của học sinh như sau:

Bảng 2 2 Tiêu chuẩn đánh giá hành vi học sinh

TT Tiêu chí Tiêu chuẩn đánh giá

1 Học thêm Có học ít nhất 1 môn học thêm ngoài trường, thời gian học ít nhất 4 giờ/tuần

2 Chỗ ngồi bị tối Bị tối thường xuyên hoặc đầu buổi học hoặc cuối buổi học

3 Bảng bị lóa Nhìn bảng có bị lóa sáng trong suốt buổi học hay một tiết học

4 Thường xuyên chơi điện tử Có chơi và tổng thời gian chơi trên 2 giờ/ngày

5 Hoạt động thể thao ngoài trời

Có hoạt động và tổng thời gian trên 2 giờ/ngày

6 Thường xuyên xem tivi Có xem ti vi và tổng thời gian xem trên 2 giờ/ngày

7 Thường xuyên đọc truyện Có hay đọc các loại truyện và tổng thời gian đọc trên 2 giờ/ngày

8 Bàn ghế không thoải mái Bị bàn thấp ghế cao hoặc ngược lại hoặc ghế xa bàn

9 Tư thế học bài ở nhà đúng Có góc học tập và thường xuyên ngồi học ở góc học tập

10 Sai tư thế ngồi học ở lớp Hay bị cô giáo nhắc nhở, sửa tư thế ngồi học

11 Biểu hiện của cận thị Nhìn xa không rõ

12 Nhóm tuổi dễ mắc cận thị Nhóm tuổi 6-10 và Nhóm tuổi 11-15

13 Nguyên nhân gây ra cận thị Nguyên nhân bẩm sinh

Nguyên nhân cận thị mắc phải

14 Các thói quen xấu gây ra cận thị

Tư thế ngồi học sai Điều kiện ánh sáng không đủ Bàn ghế không phù hợp Thời gian làm việc tập trung mắt quá lâu

15 Các phương pháp điều chỉnh cận thị hiện nay Đeo kính Phẫu thuật Laser

- Tiêu chuẩn đánh giá yếu tố vệ sinh trường học: Dựa theo tiêu chuẩn TCVN 8793: 2011, xuất bản lần 2, Trường tiểu học – yêu cầu thiết kế [5] và QCVN 22:2016/BYT để đánh giá Hệ số chiếu sáng và Cường độ chiếu sáng; Dựa theo Quy định “Vệ sinh trường học” ban hành kèm Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT) để đánh giá hiệu số chiều cao bàn ghế

[8] Tiêu chuẩn đánh giá như sau:

Bảng 2 3 Tiêu chuẩn đánh giá yếu tố vệ sinh trường học

TT Tiêu chí Tiêu chuẩn đánh giá

1 Hệ số chiếu sáng trung bình tại phòng học Đo diện tích phòng học (m 2 ) và đo tổng diện tích cửa sổ (m 2 ), tính tỷ lệ diện tích cửa sổ/diện tích sàn từ (1/5–1/6) là đạt

Cường độ chiếu sáng trung bình tại các phòng học

(Lux) Đo trực tiếp bằng máy đo ánh sáng Tiêu chuẩn ánh sáng phòng học: chiếu sáng bảng ≥ 500 lux là đạt; chiếu sáng chung ≥

3 Hiệu số chiều cao bàn ghế trung bình tại các lớp học Đo khoảng cách từ mép sau của bàn đầu tiên đến bảng bằng thước dây Kết quả đo đạc được đánh giá theo các quy định vệ sinh hiện hành [8] Kết quả đạt chuẩn khi hiệu số chiều cao bàn ghế từ (19cm - 26cm ± 0,5cm) là đạt.

Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

2.4.1 Kỹ thuật thu thập thông tin

Phỏng vấn trực tiếp học sinh và khám mắt phát hiện cận thị (phụ lục 1,2):

- Quy trình phỏng vấn: Nghiên cứu viên sẽ phỏng vấn các học sinh được chọn tham gia bằng bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh

- Quy trình khám mắt, đo thị lực: Tổ chức tập huấn quy trình khám, đánh giá cho cán bộ điều tra, việc khám phát hiện cận thị được các bác sĩ chuyên khoa mắt, quy trình thực hiện như sau:

+ Lập danh sách học sinh của các lớp được chọn điều tra trong trường và khám lần lượt theo danh sách học sinh của từng lớp

+ Thử thị lực xa ở khoảng cách 5m với bảng thị lực vòng hở Landolt, bảng thị lực được chiếu sáng với cường độ từ 100 – 300 lux

+ Khi thị lực 1 và CI không chứa 1, p

Ngày đăng: 26/02/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w