Trang 9 Trang 9 Thuyết minh quy trình: Nước mặt kênh Nguyễn Văn Tiếp được máy bơm cấp I hút qua công trình thu đưa vào đường ống chuyển tải nước thô, tại đây phèn PAC, Sô đa, polymer đượ
Tên chủ cơ sở
- Công ty Cổ phần Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp
- Địa chỉ văn phòng: số 01, đường Tôn Đức Thắng, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:
Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Văn Để Tổng Giám đốc: Ông Trần Văn Tấn Phó TGĐ: Ông Nguyễn Thượng Vũ Phó TGĐ: Ông Nguyễn Anh Dũng
- Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:1400101205, đăng kí lần đầu 27/09/2006 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp Đăng kí thay đổi lần thứ 17 ngày 17 tháng 03 năm 2022.
Tên cơ sở
- Địa điểm cơ sở :Khóm 2, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười – tỉnh Đồng Tháp
- Quy mô của cơ sở : Thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật nhóm III (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
Công suất hoạt động của cơ sở
Công trình xử lý nước mặt công suất 2.500m 3 /ngày đêm Tổng công suất thiết kế nhà máy sau khi hoàn thành 5.000m 3 /ngày đêm
Tổng diện tích sử dụng đất: 4.935,3m 2
Tổng số công nhân sau khi hoàn thành: 03 người
3.1.1 Các hạng mục đã được hoàn thành ở giai đoạn 1 của cơ sở:
* Công trình thu và trạm bơm cấp 1:
- Cầu lấy nước xây dựng bằng thép hình và tuyến ống HDPE 315mm dày 18.7mm,PNbar với chiều dài 120m Nguồn nước khai thác sử dụng: từ kênh Nguyễn Văn Tiếp.
Vị trí tọa độ cầu lấy nước: X = 591749.9720, Y = 1163869.25540, (hệ VN
2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 o )
* Cụm Công nghệ xử lý 3.000m 3 /ngđ bao gồm:
- Bể lắng lamella + bể phản ứng: kích thước D x R x H = 8,4m x 3,5m x 7,6m bằng thép SS400 sơn epoxy Ống phân phối uPVC; máng thu nước răng cưa inox
- Bể lọc trọng lực tự rửa: R x H = 4,2m x 6,8m Đồng bộ cùng hệ thống xi phông điều chỉnh tốc độ rửa lọc theo áp lực Vật liệu bồn lọc bằng thép SS400 sơn epoxy
3.1.2 Các hạng mục đã hoàn thành ở giai đoạn 2 của cơ sở:
Nâng công suất thiết kế khai thác nước sạch cho mục đích sinh hoạt: từ 3.000m 3 /ngđ lên 5.000m 3 /ngđ với các hạng mục xây dựng mới bao gồm:
Nền cụm xử lý GĐ2: kết cấu BTCT kích thước 15,5m x 5,5m; đổ tại chỗ M300 Rãnh thoát nước xả cận nền bằng bê tông, tường bằng gạch thẻ xây trát vữa.
Cụm xử lý thép được thiết kế với công suất: 2.500m3/ngày đêm:
Kích thước bể lắng + phản ứng: DxRxH = 8,5m x 3,5m x 6,5m được sơn phủ epoxy + inox 304 Trong bể lắng được đặt các tấm lamella cao 1m và máng thu nước răng cưa để thu nước sau lắng
Bể lọc trọng lực kích thước: RxH = 4,2m x 6,8m bằng thép tròn SS400 bên ngoài phủ lớp sơn epoxy, bên trong được phủ lớp inox 304
Công trình sau khi hoàn thành xử lý nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn theo QCVN 01-1:2018/BYT
- Nguồn cung cấp điện cho nhà máy được cấp từ trạm biến áp 1x3P-160KVA hiện hữu Hệ thống cáp cấp nguồn được lồng trong ống xoắn HDPE và lắp đặt ngầm dưới mặt đất
- Thiết kế hệ thống điện đảm bảo vận hành an toàn và phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định pháp luật hiện hành
Công nghệ sản xuất cơ sở
Nước thô ( kênh Nguyễn Văn Tiếp)
Cụm thiết bị phản ứng và lắng
Cụm thiết bị lọc trọng lực
Mạng lưới cấp nước Clo
Chôn lấp Đường ống thoát nước
Nước mặt kênh Nguyễn Văn Tiếp được máy bơm cấp I hút qua công trình thu đưa vào đường ống chuyển tải nước thô, tại đây phèn PAC, Sô đa, polymer được châm vào đường ống, tất cả được hòa trộn qua bu trộn tĩnh Static đặt trên đường ống, sau khi hòa trộn nước thô đi vào cụm phản ứng kết hợp lắng lamell, tại đây các tạp chất sẽ được hoá chất kết tủa và lắng xuống đáy của bể lắng lamell Nước sau khi lắng trong đi qua các máng thu răng cưa để vào bể lọc trọng lực, qua lớp cát tại bể này những hạt cặn còn lại sẽ bị giữ lại; nước sạch được đưa vào bể chứa Tại đây nước được khử trùng bằng clo trước khi được trạm bơm cấp II bơm vào mạng lưới phân phối đến người sử dụng Riêng phần nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình súc rửa bể lọc và bể lắng theo hệ thống đường ống thu gom vào bể lắng bùn để lắng bùn sau một thời gian được nạo vét đem phơi khô và chôn lấp, phần nước trong phía trên theo đường ống thoát nước chảy ra kênh Nguyễn Văn Tiếp.
Sản phẩm của cơ sở
Nhà máy nước mặt thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười - công suất 5.000m 3 /ngày đêm, trung bình sản xuất sản lượng nước sạch 4.500 - 4.700m 3 /ngày đêm, đạt QCVN 01-1:2018/BYT.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
Bảng 1.1 Nhu cầu về nguyên liệu
TT Tên nguyên liệu Đơn vị tính
(Nguồn: chủ đầu tư cung cấp)
Bảng 1.2 Nhu cầu về hoá chất theo định mức
TT Tên nguyên liệu Đơn vị tính
Nhu cầu sử dụng (ngày) Công suất
Nâng cấp công suất 5.000m 3 /ngđ
(Nguồn: Công ty CP Cấp nước và MTĐT Đồng Tháp)
- Những hóa chất sử dụng trong xử lý nước là những loại không thuộc danh mục hóa chất cấm và danh mục hóa chất nguy hiểm, do đó không gây nguy hại đến môi trường (theo phụ lục III và phụ lục IV Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
- Nhu cầu sử dụng điện:
Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng điện
Nhu cầu sử dụng (Kw/h) Công suất 3.000m 3 /ngđ Nâng cấp công suất lên 5.000m 3 /ngđ
Nguồn cung cấp điện: sử dụng do điện lực huyện Tháp Mười cung cấp với trạm biến áp 1x3P-160KVA, lắp đặt trụ đỡ và đường dây hạ thế 3 pha vào Nhà máy, các hạng mục đều được lắp đặt hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu sử dụng điện tại nhà máy.
Sự phù hợp của nhà máy đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)
Công trình nâng công suất của nhà máy nước mặt Mỹ An thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước và MTĐT Đồng Tháp hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:1400101205, đăng kí lần đầu 27/09/2006 Nơi cấp : Sở
Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp Đăng kí thay đổi lần thứ 17 ngày 17 tháng 03 năm 2022
Việc nâng công suất của Nhà máy với mục đích chính là cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Tháp mười là phù hợp với chủ trương phát triển chung của Huyện Nhà máy đã được UBND Tỉnh cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt với công suất khai thác nước thô 5.000m 3 /ngày đêm theo quyết định số 425/GP-UBND ngày 26 tháng 04 năm 2022.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
Nhà máy nước mặt thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười - nâng công suất 5.000m 3 /ngày đêm sử dụng nguồn nước mặt kênh Nguyễn Văn Tiếp với công suất khai thác thiết kế 5.000m 3 /ngày đêm với lưu lượng nước rửa lọc từ hệ thống xử lý nước tối đa khoảng 45m 3 /ngày Lượng nước thải này được thu về hồ lắng bùn, phần nước trong sau xử lý khi đạt mực nước tràn tại cửa phay sẽ theo đường ống thoát nước chảy ra kênh Nguyễn Văn Tiếp Nước sinh hoạt của 02 công nhân tại nhà máy khoảng 240l/ngày, lượng nước thải này được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn sẽ theo đường ống thoát chảy vào hồ chứa bùn qua đường ống uPVC 90 Qua khảo sát thực tế nguồn nước Kênh Nguyễn Văn Tiếp còn rất tốt ít bị ô nhiễm, do đó còn khả năng chịu tải khi nhà máy đi vào hoạt động
Cơ sở hoạt động với chức năng sản xuất nước sinh hoạt và không có hoạt động thải khí thải Do đó, môi trường không khí tại khu vực nhà máy không bị ảnh hưởng.
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (nếu có)
Do hoạt động của cơ sở là cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nên hầu như không gây ô nhiễm môi trường Các công trình xử lý gồm:
1.1 Thu gom, thoát nước mưa:
+ Hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải: Sử dụng hệ thống thoát nước chung gồm hệ thống cống hộp BTCT D200 với độ dốc toàn tuyến I = 0,2% xung quanh Nhà máy sẽ thu nước mưa và nước thải rửa lọc, xả lắng ở hồ chứa kích thước: 45m x 52m x 5m
Nước mưa: chảy tràn qua mặt bằng khu vực nhà máy có lẫn đất cát và các chất rắn lơ lửng Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước thải sạch Vì vậy, dự án đã xây dựng hệ thống thoát, thu gom nước với hệ thống thu gom nước thải sản xuất Nước mưa được tách rác có kích thước lớn bằng các song chắn rác đặt trên hệ thống cống dẫn nước mưa trước bể lắng cặn lơ lửng sau đó được thải vào kênh Nguyễn Văn Tiếp
Bảng 1.4 sơ đồ thu gom nước mưa
1.2 Thu gom, thoát nước thải:
- Nước thải sản xuất: gồm nước xả bùn từ bể phản ứng, bể lắng và nước rửa lọc; được thu gom bởi các mương dẫn của hệ thống xử lý về bể lắng bùn có kích thước: 45m x 52m x 5m Nước rửa lọc từ các bể lọc áp lực đặt trên bể lắng bùn theo đường ống BTCT D200 chảy về bể lắng bùn Tại bể lắng bùn, nước thải lẫn bùn sẽ được lắng tự nhiên; lượng bùn sẽ lắng xuống và phần nước trong sau lắng đạt QCVN 40:2011/BTNMT(cột A) qua cửa xả tràn theo ống dẫn HDPE D350 chảy ra kênh Nguyễn Văn Tiếp
- Nước thải sinh hoạt: 2 hầm tự hoại 3 ngăn đủ khả năng xử lý chất thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại nhà máy
Bảng 1.5 Cấu tạo bể tự hoại
Thuyết minh quy trình xử lý của bể tự hoại: Chất thải sau khi vệ sinh sẽ theo đường ống của bồn cầu chảy xuống ngăn chứa của bể phốt và chúng sẽ được phân hủy ngay tại đây Trong ngăn chứa của bể phốt có sẵn các loại vi khuẩn, nấm men có lợi, chúng có khả năng phân hủy tất cả các chất béo, đạm, chất xơ trong phân và nước tiểu ….thành bùn, tuy nhiên tuy nhiên với những vật sắc nhọn chúng không thể phân hủy được sẽ nhanh chóng được đưa sang ngăn lắng Nước lắng bên trên theo ống dẫn vào bể lắng bùn, được tiếp tục lắng và xả thải chung với nước thải sản xuất Bùn trong bể tự hoại được hút định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/lần tùy vào chất lượng của nước thải Điểm xả thải sau xử lý:
Nước thải từ các nguồn phát sinh tại dự án tập trung vào bể lắng bùn để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột A sẽ được thải ra tại vị trí có tọa độ
10 0 31’27”N; 105 0 50’23”E (tọa độ theo Google maps) của kênh Nguyên Văn Tiếp
Bảng 1.5.1 Sơ đồ thu gom nước thải
Công trình không trực tiếp xả nước thải vào kênh rạch xung quanh nên không phải thực hiện các thủ tục yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi
Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước:
Bảng 1.5.2 Sơ đồ tổng thể thu gom và xử lý nước thải
* Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải:
Mỹ An là thị trấn của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam Toạ độ địa lý: 10o31' 36'' vĩ Bắc.105o50'31'' kinh Đông
Ranh giới hành chính: Địa giới của thị trấn Mỹ An ở phía đông nam giáp xã
Mỹ An; phía tây bắc giáp xã Mỹ Hoà; phía đông bắc giáp xã Tân Kiều, phía tây giáp xã Mỹ Đông Thị trấn Mỹ An có diện tích 28,44 km², dân số năm 2016 là 16.611 người mật độ dân số đạt 901 người/km² Cửa lấy nước tại ven kênh Nguyễn Văn Tiếp : X = 591749.9720, Y = 1163869.25540
(Toạ độ hệ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 0 )
Nhà máy nước mặt Mỹ An phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho toàn huyện Tháp Mười và các khu vực lân cận giáp ranh
+ Đặc điểm địa hình, địa mạo:
- Địa hình khu vực khai thác sử dụng nước thuộc thị trấn Mỹ An nằm ven đường N2, khu vực nhà máy nằm trong khu vực dân cư ven đường N2 và ven kênh Nguyễn Văn Tiếp A Khu vực lận cận xung quanh tương đối bằng phẳng, cao độ tự nhiên chênh nhau từ 0,3m - 0,7m Đối với các khu vực ruộng trũng cao độ chênh nhau từ 1,5m - 2,0m
- Trong khu vực thị trấn Mỹ An có địa hình tương đối bằng phẳng Khu vực dọc đường N2 và bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp có địa hình cao, những nơi khác là vườn cây, ruộng lúa có cao độ thấp hơn
* Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật đến nguồn nước trên lưu vực và nguồn nước khai thác, sử dụng:
Nhìn chung, các yếu tố đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật khu vực là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, bằng phẳng địa hình thấp, có hệ thống kênh rạch phân bổ đều khắp, chịu tác động chính từ nguồn nước từ lưu vực thượng nguồn (Sông Mê Kông) và chế độ thuỷ triều từ Biển Đông Hiện nay nguồn nước khai thác tại nhà máy luôn ổn định, ít bị ảnh hưởng của các yếu tố bất thường mà vẫn còn theo quy luật tự nhiên; nguồn nước dồi dào, chất lượng nguồn nước còn tốt ít bị nhiễm các thành phần nguy hại
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến nguồn nước tại vị trí khai thác :
- Tình hình lũ lụt và khô hạn nước : Khu vực nằm trong vùng nhiệt đới chịu tác động mạnh mẽ của bão và các hình thế thời tiết gây mưa lớn, là nguyên nhân gây ra lũ lụt nghiêm trọng cho vùng hạ du sông từ 3-5 tháng chiếm 70%-80% lượng nước chảy năm Thuỷ triều và diễn biến phức tạp vùng cửa sông cũng làm tăng tính nghiêm trọng của lũ lụt, trong khi đó trong suốt 7-9 tháng là mùa kiệt lượng dòng chảy năm chỉ vào khoảng 20% đến 30%
- Xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước : Tình trạng ô nhiễm nước mặt trong những năm gần đây gia tăng theo nhịp điệu phát triển công nghiệp, tốc độ phát triển kinh tế cao là nguy cơ làm xấu đi chất lượng nguồn nước trên sông
Với tình hình phát triển và sử dụng nước ở vùng thượng nguồn Sông Mê Kông, tình hình nước biển dâng hạ lưu và sự phát triển kinh tế xã hội khu vực ven sông hiện nay sẽ có những yếu tố bất thường ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước về Việt Nam Do đó cũng cần lưu ý có biện pháp ứng phó trong kế hoạch cấp nước an toàn thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, thay đổi lưu lượng nước về Việt Nam trong tương lai
+ Đánh giá diễn biến nguồn nước khai thác trước và sau khi có công trình:
Với một lưu vực tương đối rộng, Kênh Tháp Mười ( Kênh Nguyễn Văn Tiếp ) có lưu lượng dồi dào Lưu lượng dòng chảy trung bình tại vị trí đặt công trình thu nước là 10.905m 3 /s (nhánh trái) Trong khi đó, việc khai thác nước mặt của nhà máy nước mặt Mỹ An công suất: 5.000m 3 /ngàyđêm tương ứng với lưu lượng lấy nước lớn nhất là 0,035m 3 /s Với lưu lượng này, Kênh Tháp Mười ( Nguyễn Văn Tiếp ) hoàn toàn thừa khả năng cung cấp nước thô cho nhu cầu dùng nước trước mắt và lâu dài của Nhà máy nước mặt Mỹ An và việc lấy nước khai thác không gây ảnh hưởng, tác động xấu đến dòng chảy và vùng hạ nguồn Sông Tiền
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Theo như phân tích trên, cơ sở sản xuất nước sinh hoạt do đó không gây ô nhiễm về khí thải Khuôn viên nhà máy được trồng cây xanh chắn gió và khói bụi nếu có phát sinh phát tán ra ngoài giảm thiểu tác động ô nhiễm của khí thải đến môi trường.
Công trình lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Rác sinh hoạt của công nhân tại công trình có thể phân thành hai loại: Loại không có khả năng phân huỷ sinh học: vỏ đồ hộp, vỏ lon, chai nhựa, thủy tinh Loại có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học: thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau quả, giấy Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực nhà
Trang 20 máy thải ra từ 0,9 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày (theo QCVN 01:2019/BXD) Nhưng công nhân chỉ làm việc 8h/ngày nên lượng rác ước tính khoảng 0,5 kg rác thải/người ngày Vậy lượng rác phát sinh như sau:
Số lượng công nhân là khoảng 03 người Vậy lượng rác phát sinh là 1,5 kg/ngày Chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học Đây là môi trường thuận lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián, Các sinh vật gây bệnh này tồn tại và phát triển gây ra các dịch bệnh Nhà máy được trang bị 01 thùng rác 240L để chứa rác sinh hoạt, định kì hàng ngày sẽ có xe thu gom.
Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất Thành phần chất thải nguy hại chủ yếu: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, dầu nhớt thải Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại được thể hiện như sau:
Bảng 1.6 Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Khối lượng (kg/năm) Mã số CTNH
1 Bóng đèn huỳnh quang Rắn 1 16 01 06
2 Giẻ lau dính dầu nhớt, bao tay dính dầu Rắn 1 18 02 01
(Nguồn: Chủ cơ sở cung cấp, 2022)
Khối lượng chất thải nguy hại này được chứa trong thùng dung tích 660L có nắp đậy và được bố trí ở nơi cao ráo, được che chắn gió và gắn các biển cảnh báo nguy hiểm theo qui định.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
Do nhà máy nước mặt Mỹ An hoạt động với chức năng sản xuất nước sinh hoạt, các máy bơm nước hoạt động được đặt âm dưới đất và không phát sinh khí thải Chủ yếu nguồn phát sinh do vận hành máy phát điện khi cúp điện tại nhà máy Phạm vi tác động do bụi khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy là không lớn, đối tượng bị tác động chủ yếu là môi trường không khí, công nhân vận hành tại nhà máy.
Phương án phòng ngừa sự, ứng phó sự cố môi trường
Cơ sở sẽ trang bị đầy đủ các dụng cụ PCCC đúng theo qui định ở nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng Cụ thể như:
+ Trang bị tiêu lệnh, nội quy để tuyên truyền, hướng dẫn nhân viên cách đề phòng chống, ứng phó sự cố cháy, nổ
+ Trang bị 02 bình chữa cháy dạng CO2
+ Trang bị tủ PCCC gồm: Cuộn vòi được làm bằng vải (chịu áp lực 10kg/cm 2 ) chuyên dụng, lăng phun, van chữa cháy đúng quy định
+ Trang bị hệ thống báo cháy tự động (như đầu báo nhiệt, báo khói, chuông báo động,…)
- Định kỳ vệ sinh văn phòng,
- Bố trí dây dẫn điện phù hợp công suất của thiết bị tiêu thụ điện; dây điện được đi trong ống nhựa, bảng điện được lắp đặt phù hợp tầm sử dụng Nhà máy phân công nhân viên thường xuyên kiểm tra ổ cấm điện và thay mới khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng nhằm hạn chế tối đa sự cố có thể xảy ra
- Ngoài ra, Nhà máy có hệ thống chống sét trực tiếp thiết kế theo TCVN 9385:2012 Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho công trình lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng
- Lắp đặt biển cấm hút thuốc, sử dụng lửa khi làm việc
An toàn lao động: Để đảm bảo an toàn lao động, nhà máy sử dụng các giải pháp sau:
- Hướng dẫn nhân viên am hiểu nguyên tắc phòng chống cháy nổ, cách sử dụng các thiết bị điện an toàn, đúng qui cách
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (ủng, nón, bao tay, khẩu trang,…) và yêu cầu công nhân sử dụng khi làm việc
- Trang bị tủ thuốc y tế, phòng y tế để ứng cứu kịp thời khi có tai nạn lao động xảy ra
- Đóng phí bảo hiểm đúng quy định và khám sức khỏe định kỳ cho những công nhân làm việc thường xuyên tại nhà máy
- Lắp đặt nội quy hoạt động cho từng khi vực sản xuất, nơi lưu chứa nguyên vật liệu, hóa chất, để yêu cầu nhân viên, khách hàng thực hiện
- Vận hành hệ thống xử lý bụi, mùi hôi và nhiệt thường xuyên để giảm nồng độ hóa chất trong xưởng sản xuất
- Trang bị cửa mái, quạt thông gió, lam thông gió tạo sự thông thoáng cho khu vực sản xuất, giảm tải lượng mùi hôi ở khu vực sản xuất
Ứng phó ngừa tai nạn lao động:
- Trang bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết cho việc sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động
- Ghi rõ các địa chỉ liện hệ cần thiết như người liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, trạm xá, bệnh viện,… tại vị trí dễ thấy để liên hệ
- Tiến hành sơ cấp cứu cho người bị tai nạn hoặc chuyển người bị nạn đến trạm xá, bệnh viện gấn nhất hoặc gọi cấp cứu để kịp thời cứu chữa người bị nạn
Nhận xét: Các biện pháp an toàn lao động áp dụng tại Nhà máy mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho người lao động
Đảm bảo an toàn giao thông:
Trang 22 Để đảm bảo an toàn giao thông nhà máy áp dụng giải pháp sau:
- Phân công điều khiển phương tiện giao thông cho người có giấy phép hành nghề và trong người không có cồn Thiết lập nội quy ràng buộc nhân viên nghiêm túc chấp hành luật giao thông
- Yêu cầu khách liên hệ không đậu xe lấn chiếm lòng lề đường trong quá trình xuất nhập hàng hay chờ đưa đón công nhân làm việc tại nhà máy
- Yêu cầu nhân viên cài chốt và khóa cẩn thận thùng xe để phòng chống rơi vãi nguyên liệu, sản phẩm khi phương tiện lưu thông.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
Nguồn phát sinh nước thải:
- Nguồn số 01: Nước rửa lọc từ cụm xử lý nước Lưu lượng xả tối đa: 45m 3 /ngày đêm Lượng nước thải này phát sinh do quá trình xả cặn lắng và rửa lọc, dạng bùn lỏng được thu về hồ chứa bùn Tại đây bùn được lắng xuống theo thời gian, phần nước trong sau xử lý theo đường ống thoát theo phương pháp xả tràn chảy ra kênh Với kết quả kiểm nghiệm mẫu nước sau xử lý đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A
- Nguồn số 02: Nước từ hệ thống nhà vệ sinh, lượng nước này không đáng kể, sau khi xử lý tại bể tự hoại 3 ngăn sẽ theo đường ống D90 thoát ra bể lắng bùn
1.7 Vị trí xả thải và lấy mẫu nước thải
1.8 Vị trí xả thải ra kênh N.V Tiếp - Ảnh Google maps
- Kết quả xét nghiệm mẫu nước thải đầu ra ngoài kênh Nguyễn Văn Tiếp:
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
7 Chất rắn lơ lửng Mg/L 40 50
(kèm theo Phiếu KQ xét nghiệm ngày 09 tháng 03 năm 2023 do TT Quan trắc Tài nguyên và môi trường Đồng Tháp thực hiện)
Vị trí, phương thước xả thải và nguồn tiếp nhận
+ Vị trí xả thải: Kênh Nguyễn Văn Tiếp, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười Toạ độ xả thải theo hệ tọa độ VN2000
+ Tọa độ điểm xả thải trên kênh Nguyễn Văn Tiếp:X 0 31’24”;Y
5 0 50’23” (hệ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 o )
+ Phương thức xả thải: Nước rửa lọc sau khi được lắng bùn tại hồ chứa bùn sẽ được thu về hố ga BTCT D200 và cho tự chảy theo độ dốc của hố thu Sau khi lắng bùn, xử lý sơ lắng lượng nước trong chảy tràn qua cửa phay theo cao độ được thiết kế xả tràn vào đường ống xả HDPE D315 chiều dài khoảng 100m ra kênh Nguyễn Văn Tiếp
+ Chế độ xả: xả tràn theo cao độ của cửa phay 24 giờ/ 24 giờ
Lưu lượng xả thải lớn nhất (100%): 45m 3 /ngày.đêm = 1,875m 3 /giờ, xả liên tục 24/24 = 0,0005m 3 /s.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
- Nguồn phát sinh khí thải: máy phát điện hoạt động khi nhà máy bị cúp điện Do đó có rất ít khí thải tác động đến môi trường trong và xung quanh khu vực của nhà máy.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh: nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung chính các máy bơm nước tại trạm bơm cấp 2(bơm nước sạch) Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung là 70dBA theo quy chuẩn QCVN26:2010/BTNMT Các máy bơm này được bố trí trong phòng vận hành và được đặt âm dưới đất với độ sâu -2m so với mặt bằng nhà máy, do đó cơ sở không thuộc đối tượng xin cấp phép đối với tiếng ồn và độ rung
1 Kết quả quan trắc môi trường định kì đối với nước thải
- Mẫu nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
- Mẫu nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải của cơ sở
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
7 Chất rắn lơ lửng Mg/L 20 40 50
8 Thuỷ Ngân Mg/L KPH KPH 0,005
11 Arsen Mg/L KPH KPH 0,05 Đính kèm các phiếu kết quả xét nghiệm ở phụ lục
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:
Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải trong khoảng 01 tháng sau khi được cấp Giấy phép môi trường
Trước 10 ngày dự kiến vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải, cơ sở gởi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Tháp thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm quy định tại khoản 5, điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Cụ thể: lấy 01 mẫu quan trắc nước thải trước xử lý và 01 mẫu quan trắc nước thải sau xử lý liên tục trong 03 ngày cuối của tháng
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý nước thải được thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Bảng Kế hoạch quan trắc thử nghiệm
Tên mẫu Số lượng/ngày Thời gian
Chỉ tiêu quan trắc QCVN 40:2011/BTNMT
Mẫu nước thải trước xử lý 01 x 03 ngày = 03
01 tháng sau khi được cấp GPMT
Mẫu nước thải sau xử lý 01 x 03 ngày = 03
Tổ chức thực hiện quan trắc: Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường-
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp.
Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật: không có
2.1.Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:
Vị trí giám sát chất lượng môi trường nước thải: 02 điểm, thời gian: 06 tháng/lần
+ 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải, toạ độ: 10 0 31’28”N;
105 0 50’22”E (hệ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 o )
+ 01 điểm đầu ra hệ thống xử lý nước thải, toạ độ: 10 0 31’28”N;
105 0 50’24”E (hệ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 o )
Qui chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột A, hệ số Kq = 0.9, hệ số Kf = 1.1
- Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp: Không có
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không có
2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở:
Cơ sở thực hiện quan trắc môi trường 06 tháng/lần đối với nước thải và nước thải sau xử lý:
Vị trí giám sát chất lượng môi trường nước thải:
+ 01 điểm đầu vào hệ thống xử lý nước thải, toạ độ: 10 0 31’28”N;
105 0 50’22”E (hệ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 o )
+ 01 điểm đầu ra hệ thống xử lý nước thải, toạ độ: 10 0 31’28”N; 105 0 50’24”E
(hệ VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 3 o )
Qui chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Cột A, hệ số Kq = 0.9, hệ số Kf = 1.1.
Kinh phí quan trắc
Vị trí thu mẫu, quan trắc nước thải trước xử lý và sau xử lý
Sơ đồ vị trí xả thải và lấy mẫu quan trắc nước thải
Trong 02 năm 2021, 2022 vừa qua, cơ sở không có kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường
CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CƠ SỞ
- Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan, cụ thể:
- Đối với nước thải: xử lý đạt theo tiêu chuẩn 40:2011/BTNMT (cột A) trước khi xả thải vào kênh Nguyễn Văn Tiếp
- Đối với chất thải rắn: thu gom, xử lý, đảm bảo không phát tán ra môi trường xung quanh và theo đúng quy định tại Nghị định 08/2022/TT-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.