1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An”

222 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Cơ Sở “Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Thành Phố Hội An”
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Hội An
Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 24,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (10)
    • 1. Tên chủ cơ sở: Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải - Chất thải rắn và bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố Hội An (10)
    • 2. Tên cơ sở: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An (10)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (12)
      • 3.1. Công suất, quy mô hoạt động của cơ sở (12)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (14)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (15)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (15)
      • 4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở (15)
      • 4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (17)
        • 4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện (17)
        • 4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước (18)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (20)
      • 5.1 Vị trí địa lý của cơ sở (20)
      • 5.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án (21)
      • 5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở (22)
        • 5.3.1 Các hạng mục công trình chính phục vụ cho hoạt động của cơ sở (22)
          • 5.3.1.1 Các công trình chính (22)
          • 5.3.1.2 Các công trình phụ trợ (25)
        • 5.3.2 Các danh mục máy móc, thiết bị tại cơ sở (25)
        • 5.3.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của dự án (27)
  • Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (29)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (29)
    • 2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải (29)
      • 2.1 Đặc điểm khu vực nguồn tiếp nhận nước thải (29)
      • 2.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước (30)
  • Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (32)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (32)
      • 1.1. Thu gom, thoát nước mưa (32)
      • 1.2. Thu gom, thoát nước thải (33)
        • 1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An (34)
        • 1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải tại cơ sở nhà máy xử lý nước thải (38)
        • 1.2.3. Công trình thoát nước thải sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải (40)
      • 1.3. Xử lý nước thải (41)
        • 1.3.1. Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ (42)
        • 1.3.2. Các công trình, thiết bị xử lý nước thải tập trung (44)
        • 1.3.3. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (52)
    • 2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (53)
      • 2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu khí thải (53)
      • 2.2. Công trình giảm thiểu mùi hôi từ máy phát điện dự phòng (54)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (55)
      • 3.1. Chất thải sinh hoạt (55)
      • 3.2. Chất thải rắn sản xuất (56)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (58)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (61)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình khi dự án đi vào vận hành (62)
      • 6.1. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (62)
        • 6.1.1 Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải (62)
      • 6.2. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy, nổ (67)
      • 6.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố thiên tai, ngập lụt (67)
      • 6.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (68)
    • 7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (68)
  • Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (69)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (69)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (69)
      • 1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (69)
        • 1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải (69)
        • 1.2.2 Vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận (69)
        • 1.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa (70)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (70)
      • 2.1. Nguồn phát sinh khí thải (70)
      • 2.2 Dòng khí thải, vị trí xả thải (70)
        • 2.2.1 Vị trí xả khí thải (70)
        • 2.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa (71)
        • 2.2.3 Phương thức xả khí thải (71)
        • 2.2.4 Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí (71)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (71)
      • 3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (71)
      • 3.2. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (71)
      • 3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (71)
  • Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (73)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (73)
    • 2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải: Không có (74)
  • Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (75)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (75)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (75)
      • 2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (75)
      • 2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (75)
      • 2.3 Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại (76)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (76)
  • Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (78)
  • Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (79)

Nội dung

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và các loại giấy phép môi trƣờng thành phần gồm: + Quyết định số 1805/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 09 năm 2011, Qu

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở: Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải - Chất thải rắn và bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố Hội An

vệ vệ sinh môi trường thành phố Hội An

- Địa chỉ văn phòng: Số 02 Lý Thường Kiệt, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: (Ông) Nguyễn Minh Lý

- Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Ủy Ban nhân dân thành phố Hội An về việc thành lập Ban quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải – Chất thải rắn và bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố Hội An

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách - Dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản số 7029134 cấp ngày 12 tháng 01 năm 2009, do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cấp.

Tên cơ sở: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An

- Địa điểm cơ sở: thôn Vạn Lăng (thôn Cồn Nhàn cũ), xã Cẩm Thanh, thành phố Hội

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có): Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam số 1783/QĐ-UB ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc phê duyệt dự án khả thi xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các loại giấy phép môi trường thành phần gồm:

+ Quyết định số 1805/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 09 năm 2011, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An” thuộc Dự án “Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ môi trường Hội An”

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2863/GP-UBND ngày 24 tháng 09 năm

2018 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cấp (thời hạn giấy phép 05 năm)

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công):

Cơ sở thuộc điểm d, khoản 3, mục III (Dự án xử lý nước thải, trừ dự án xử lý nước thải tập trung nằm trong dự án tổng thể hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp), có tổng mức đầu tƣ nằm trong khoảng 80 tỷ đến 1.500 tỷ Do đó, cơ sở thuộc nhóm B

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020):

+ Cơ sở có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu dự trữ sinh quyển (Dưới 20ha đối

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 2 với vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển) Do đó, cơ sở thuộc nhóm II

+ Cơ sở thuộc nhóm B có cấu phần xây dựng đƣợc phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công Do đó, cơ sở thuộc nhóm II

Công tác về môi trường được thực hiện tại cơ sở từ khi thành lập cho đến nay:

- Cơ sở “Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An” thuộc dự án “Xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường Hội An” của Ban Quản lý Dự án Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường Hội An được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 29/4/2004 của UBND tỉnh Quảng Nam

- Ban Quản lý Dự án Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường Hội

An đƣợc thành lập theo Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hội An

- Cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1805/QĐ-BTNMT ngày 23/9/2011 cho Dự án “Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An” với công suất thiết kế 6.750 m 3 /ngày đêm tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam phục vụ xử lý nước thải sinh hoạt cho các phường: Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu của thành phố Hội An

- Nhà máy xử lý nước thải được đầu tư xây dựng với công suất thiết kế hệ thống xử lý nước thải là 6.750 m 3 /ngày đêm, xử lý đạt Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải vào sông Đế Võng (hay còn gọi là sông Cổ Cò) và công trình xử lý đã đƣợc vận hành thử nghiệm từ tháng 09/2016 đến ngày 01/1/2017 Nhà máy đƣợc chính thức đi vào vận hành từ tháng 01/2017 đến nay Trong thời gian vận hành, hệ thống XLNT hoạt động với công suất trung bình khoảng 1.500 m 3 /ngày.đêm, công suất lớn nhất là 2.110 m 3 /ngày.đêm

- Hạng mục Dự án “Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Hội An” không thuộc đối tượng phải xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo Luật BVMT cũ (Luật BVMT năm 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP) Thời điểm nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì Dự án thuộc đối tƣợng phải thực hiện xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, tuy nhiên do đặc điểm công trình của nhà nước và nguồn vốn sử dụng chính của dự án là nguồn vốn ODA do đó, khi muốn xác nhận hoàn thành dự án thì phải thực hiện tất cả các hạng mục đầu tƣ nên từ thời điểm 2019 đến nay vẫn chƣa thực hiện đƣợc Đến nay, khi thực xong tất cả các hạng mục công trình đầu tƣ thì Công ty tiến hành làm GPMT theo Luật BVMT năm 2020

- Ban Quản lý Dự án cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2863/GP-UBND ngày 24 tháng 09 năm

2018 (thời hạn giấy phép 05 năm) với lưu lượng xả thải lớn nhất là 2.800 m 3 /ngày đêm Như vậy, đến nay dự án đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật như báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 3 nước Tuy nhiên, giấy phép xả thải vào nguồn nước của dự án sắp hết hạn (24/9/2023) nên căn cứ điểm d, khoản 2, điều 42, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 Ban Quản lý dự án tiến hành thực hiện Báo cáo đề xuất này đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường cho dự án để cơ sở tiếp tục được thực hiện thủ tục và công tác BVMT sau khi Giấy phép môi trường thành phần hết hạn.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất, quy mô hoạt động của cơ sở a) Quy mô thu gom nước thải sinh hoạt:

- Phạm vi thu gom: nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cơ quan; các cơ sở kinh doanh dịch vụ - du lịch thuộc địa bàn 03 phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong và một phần của 02 phường Tân An, Cẩm Châu, thành phố Hội An (Khu vực Tân An: được giới hạn các tuyên đường Lê Hồng Phong - Nguyễn Tất Thành - Hải Thượng Lãng ông - Lý Thái Tổ - Nguyễn Tường Tộ - Lý Thường Kiệt; Khu vực Cẩm châu: giới hạn từ Nguyễn Duy Hiệu - Trần Nhân Tông - Cửa Đại)

- Tình trạng xử lý nước thải của các đối tượng được thu gom:

+ Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan hành chính được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi đấu nối vào mạng thoát nước thải riêng của thành phố và dẫn về cơ sở + Nước thải sinh hoạt – dịch vụ từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được xử lý tại mỗi hệ thống XLNT đầu tƣ riêng đảm bảo tiêu chuẩn đấu nối cho phép của UBND thành phố Hội An trước khi đấu nối vào mạng thoát nước thải riêng của thành phố và dẫn về cơ sở

Hình 1: Phạm vi thu gom nước thải sinh hoạt về trạm XLNT tập trung

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 4

- Quy mô dân số phục vụ theo thiết kế: 43.200 người Đến nay, dân số thực tế ở phạm vi thu gom nước thải về trạm XLNT được thống kê dự trên số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của địa bàn thành phố Hội An nhƣ sau:

Bảng 1: Tổng hợp dân số, hộ dân thuộc phạm vi thu gom nước thải của cơ sở

STT Tên địa phận hành chính Dân số (người) Số hộ Phạm vi thu gom

Nguồn: Số liệu dân số cấp huyện, cấp xã Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Như vậy: Dân số phục vụ đến nay khoảng 28.687 người trên tổng số 43.200 người theo thiết kế ban đầu Nhƣ vậy, trạm vẫn đang hoạt động với công suất ổn định và hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nước thải trong tương lai

- Mạng lưới thu gom nước thải: đã đầu tư hoàn thiện theo thiết kế gồm các đường ống chính uPVC để thu gom nước thải về nhà máy xử lý với chiều dài khoảng 40 km, đường kính từ 160mm đến 500mm; trên hệ thống bố trí 1.025 hố ga, 23 trạm bơm đẩy (SP) và nâng (LS) b) Quy mô xử lý nước thải sinh hoạt:

- Quy mô thiết kế: theo hồ sơ thiết kế nhà máy, lượng nước thải sinh hoạt tối đa thu gom, xử lý là 6.750 m 3 /ngày.đêm

- Hiện trạng thu gom, xử lý: hiện nay lượng nước thải lớn nhất về nhà máy khoảng

2.110 m 3 /ngày.đêm Lượng nước thải về nhà máy khoảng 1/3 lượng nước thải phát sinh theo tính toán Như vậy, còn rất nhiều các đối tượng phát sinh nước thải chưa thực hiện việc đấu nối vào mạng lưới thu gom của thành phố

Bảng 2: Tổng hợp lưu lượng nước thải thu gom, xử lý tại nhà máy năm 2020 và 2021 S

Lượng nước đã xử lý

Lũy kế lượng nước đã xử lý (m 3 ) Bình quân ngày đêm Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 Năm 2021

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 5

Lượng nước đã xử lý

Lũy kế lượng nước đã xử lý (m 3 ) Bình quân ngày đêm

Nguồn: Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải - Chất thải rắn và bảo vệ VSMT Hội An c) Quy mô nhà máy XLNT tập trung:

- Diện tích khu đất cơ sở: 53.106 m 2

- Diện tích xây dựng nhà máy: 15.000 m 2

- Diện tích đất còn lại (phạm vi các hồ sinh thái xung quanh nhà máy): 38.106 m 2

- Công suất thiết kế: 6.750 m 3 /ngày đêm

- Lượng nước thải lớn nhất được thu gom, xử lý theo thực tế: 2.110 m 3 /ngày đêm

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Nhà máy XLNT tập trung công suất 6.750 m 3 /ngày đêm

- Nhà máy XLNT tập trung công suất 6.750 m 3 /ngày đêm của cơ sở xử lý nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi xả ra sông Đế Võng (sông Cổ Cò)

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 6

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở: Nhà máy XLNT tập trung công suất thiết kế 6.750 m 3 /ngày đêm, nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (K=1).

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở

- Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại cơ sở chủ yếu là hóa chất phục vụ cho máy xử lý nước thải, được thống kê trong bảng sau:

Loại bỏ khí dƣ, chất nổi

Bể thu gom/Song chắn rác

Bể lắng cát và tách mỡ

Mạng thu gom nước thải thành phố

Mương kiểm soát lưu lượng

Sông Đế Võng (sông Cổ Cò)

Bể khử khí Thiết bị tách rác Rác thải

Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công suất 6.750 m 3 /ngày

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 7

Bảng 3: Tổng hợp khối lƣợng sử dụng hóa chất năm 2020, 2021

SỐ LƢỢNG NHÀ MÁY NĂM 2020

1500)mg/l Hộp 3 Sử dụng cho hoạt động của phòng thí nghiệm

Chất thử COD LR (0-150)mg/l Hộp 4 Giấy lọc định lƣợng Whatman

Sử dụng cho hoạt động vận hành hệ thống XLNT

Sử dụng cho hoạt động vận hành hệ thống XLNT Chất thử COD MR (0-

Sử dụng cho hoạt động của phòng thí nghiệm

Chất thử COD LR(0-150)mg/l Hộp 1 Giấy lọc định lƣợng Whatman

Sử dụng cho hoạt động vận hành hệ thống XLNT Chất thử COD MR (0-

1500)mg/l Hộp 1 Sử dụng cho hoạt động của phòng thí nghiệm Chất thử COD LR (0-150)mg/l Hộp 1

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 8

Hóa chất dùng cho bộ

Phosphate (4l/bình) Bình 1 Trạm quan trắc online Acid làm sạch máy đo COD

(1kg/gói) Gói 12 Sử dụng cho hoạt động của phòng thí nghiệm

Dung dịch chuẩn COD Chai 2

1500)mg/l Hộp 1 Sử dụng cho hoạt động của phòng thí nghiệm

Chất thử COD LR (0-150)mg/l Hộp 1 Giấy lọc định lƣợng Whatman

- Như vậy: Hóa chất sử dụng cho hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Hội An là ClorinB dạng bột dùng để khử trùng nước thải sau xử lý và các hóa chất khác như: Chất thử COD MR, Chất thử COD LR, Giấy lọc định lƣợng Whatman MH 1440-047, sử dụng cho mục đích của phòng thí nghiệm tại nhà nhà máy

- Thống kê theo khối lƣợng thức tế sử dụng tại nhà máy năm 2020, 2021 thì: Khối lượng sửu dụng là 800 – 1.000 kg/năm (dạng bột) với mức nước thải xử lý tương ứng là 397.572 - 487.185 m 3 /năm do đó định mức sử dụng hóa chất là: 2,3g/m 3 nước thải

- Lƣợng clo sử dụng trong 1 ngày (khi hoạt động tối đa công suất):

→ Vậy lƣợng clo sử dụng trong 1 tháng khoảng: 466 kg/tháng

4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện

- Nhu cầu sử dụng điện của Cơ sở: 450.000 kW/năm

Bảng 4: Tổng hợp nhu cầu dùng điện của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Hội An

STT Thời gian Điện năng tiêu thụ (kw)

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 9

STT Thời gian Điện năng tiêu thụ (kw)

- Nguồn cung cấp điện: Nhà máy sử dụng nguồn điện lưới quốc gia thông qua các trạm biến áp để cung cấp đủ điện liên tục và ổn định phục vụ sản xuất Ngoài ra, Nhà máy cũng đã lắp đặt máy phát điện dự phòng hoạt động vào những khi mất điện với công suất 80kVA, sử dụng nhiên liệu dầu DO

4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước

* Nhu cầu sử dụng nước thực tế:

- Nước sử dụng trong hoạt động của cơ sở được dùng vào các mục đích là sinh hoạt của công nhân viên, nước hòa trộn dung dịch chlorine, nước vệ sinh thiết bị và dùng cho các hoạt động của phòng thí nghiệm Lượng nước hằng ngày tiêu thụ không nhiều

* Nhu cầu sử dụng nước thực tế:

- Nhu cầu sử dụng: theo hóa đơn sử dụng nước của nhà máy năm 2020, 2021 như sau:

Bảng 5: Thống kê lượng nước cấp sử dụng tại cơ sở năm 2020, 2021

Thời gian Khối lƣợng (m 3 /tháng) Khối lƣợng (m 3 /ngày)

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 10

Thời gian Khối lƣợng (m 3 /tháng) Khối lƣợng (m 3 /ngày)

(Nguồn: Hóa đơn nước cấp năm 2020, 2021)

- Tổng lưu lượng sử dụng nước tại cơ sở khoảng: 2,8 m 3 /ngày đêm

+ Nước cho sinh hoạt: 1,3 m 3 /ngày đêm

+ Nước cho pha hóa chất, dùng cho các hoạt động thí nghiệm, vệ sinh thiết bị khác là: 1,5 m 3 /ngày đêm

* Nhu cầu sử dụng nước tính toán:

- Nước sinh hoạt: 13 người x 100 lít/người/ngày = 1,3 m 3 /ngày

(Trong đó: 01 giám đốc, 01 cán bộ quản lý kỹ thuật vận hành chung nhà máy, 01 phụ trách thí nghiệm, 01 kế toán, văn thƣ; 02 kỹ thuật viên điện và 06 nhân viên trực tiếp vận hành, 01 bảo vệ)

- Nước hòa trộn dung dịch clorine:

+ Với định mức khử trùng nước thải 2,3 g/m 3 , công suất xử lý của nhà máy là 6.750m 3 /ngày đêm, thì lƣợng clo sử dụng hằng ngày khoảng 15kg Với nồng độ dung dịch clorine để khử trùng là 12% thì lượng nước tiêu thụ hằng ngày để hòa trộn dung dịch khoảng 0,2 m 3 nước

- Nước vệ sinh thiết bị hằng ngày ước khoảng 2 m 3 /ngày

=> Vậy tổng lượng nước cấp tiêu thụ hằng ngày khoảng: 3,5 m 3

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 11

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Vị trí địa lý của cơ sở

- Nhà máy xử lý nước thải được đặt tại thôn Cồn Nhàn, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Vị trí Nhà máy cách Trung tâm thành phố Hội An khoảng 8km về phía Đông Nam Tứ cận tiếp giáp nhƣ sau:

+ Phía Đông : giáp đất quy hoạch Khu dân cƣ

+ Phía Tây : giáp rạch sông

+ Phía Nam : giáp rạch sông

+ Phía Bắc : giáp sông Đế Võng

- Diện tích khu đất cơ sở: 53.106 m 2

- Diện tích xây dựng nhà máy: 15.000 m 2

- Diện tích đất còn lại (phạm vi các hồ sinh thái xung quanh nhà máy): 38.106 ha

Hình 3: Vị trí cơ sở xả nước thải vào nguồn nước Đánh giá môi trường sinh thái khu vực cơ sở:

- Cơ sở nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm Do vậy, hệ sinh thái tại đây tương đối đa dạng về chủng loại

- Theo số liệu từ BQL khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tổng diện tích Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Hội An khoảng 280 km 2 trong đó bao gồm:

+ Vùng lõi (114,98 km 2 ) gồm quần đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai và Hòn Ông Đây là vùng Bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển, các giá trị văn hoá và lịch sử của quần đảo Cù Lao Chàm

+ Vùng đệm (8,96 km 2 ) gồm vùng cửa sông Vu Gia Thu Bồn trong đó có dừa nước và các cây ngập mặn khác

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 12

+ Vùng chuyển tiếp: phần diện tích còn lại, trong đó có phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới Đối chiếu bản đồ khoanh vùng khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm cho thấy, vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải nằm trong vùng đệm của khu dự trữ, thể hiện rõ trên hình dưới đây:

Hình 4: Vị trí nhà máy xử lý nước thải nằm trong vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển 5.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

- Tổng diện tích được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường năm

2011 là 6,865 ha, tuy nhiên do không thực hiện đƣợc quá trình thu hồi đất tại một số vùng có diện tích lớn (02 vùng rừng dừa nước) Hiện nay, diện tích đất đã được thu hồi và bàn giao là 53.106 m 2 , trong đó các phần diện tích đã đƣợc UBND thành phố Hội An thực hiện thu hồi đất tại các Quyết định từ số: 3323/QĐ-UBND đến số 3334/QĐ-UBND ngày 30/11/2009; và phần thu hồi thực hiện tại Quyết định số 2425/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 về việc thu hồi đất, giao đất cho UBND thành phố Hội An để thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, cụ thể như sau:

Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của nhà máy

TT Các loại đất đã đƣợc thu hồi, bàn giao Diện tích (m 2 )

1 Đất nuôi trồng thủy sản 48.736,4

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 13

TT Các loại đất đã đƣợc thu hồi, bàn giao Diện tích (m 2 )

2 Đất mặt nước chuyên dùng 650

(Nguồn: Trích lục bản đồ số 312/2010-TNMT) 5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở

5.3.1 Các hạng mục công trình chính phục vụ cho hoạt động của cơ sở

5.3.1.1 Các công trình chính a) Khu nhà hành chính

- Khu nhà hành chính đƣợc bố trí cho các phòng làm việc nhƣ: phòng Quản đốc xí nghiệp, tiếp khách, phòng họp, phòng thí nghiệm,… Nhà đƣợc xây theo kiểu nhà cấp II, 1 tường gạch, mái lợp tôn màu, đóng trần cách nhiệt

- Diện tích phòng thí nghiệm D x R = 6,5 x 4,2 = 27,3 m 2

- Tổng diện tích khu nhà: 330 m 2 b) Cụm bể xử lý nước thải

- Trạm bơm, bể điều hòa (bể thu gom):

+ Trạm bơm, bể điều hòa (bể thu gom) đƣợc thiết kế bằng bê tông cốt thép, kích thước trạm bơm như sau: Rộng: 4m; dài: 2,5m; cao: 3,5m

+ Trạm bơm đƣợc bố trí 3 bơm chìm (công suất 240m 3 /giờ, H= 10m), trong đó 2 bơm hoạt động đồng thời, 1 bơm dự phòng và luân chuyển, bơm hoạt động tự động nhờ đầu dò mực nước trong trạm bơm

- Song chắn rác: Song chắn rác được cấu tạo bởi những song lưới hình cầu, có trang bị dàn cào rác tự động, kích thước như sau:

+ Khe hở của song chắn rác :15mm

+ Bề dày của song :10mm

+ Chiều rộng của lưới :700mm

+ Chiều cao thu rác :900mm

Tiết diện của song chắn rác được thiết kế sao cho tổn thất mực nước tối thiểu khi nước chảy qua Hoạt động của song chắn rác được lập trình bởi đồng hồ thời gian, có thể điều khiển bằng tay khi sự mất tải vƣợt qua ngƣỡng cố định

Bể đặt song chắn rác bằng bê tông cốt thép: D x R x C = 2 x 2 x 2m

- Bể lắng cát, tách mỡ:

Bể lắng cát, tách mỡ đƣợc thiết kế chung trong một bể hình trụ nón bằng BTCT, phương pháp lắng cát, tách mỡ bằng cách sục gió Kích thước bể như sau:

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 14

Bể aeroten được thiết kế bằng bê tông cốt thép, kích thước mỗi bể như sau:

- Bể lắng: Bể lắng được thiết kế bằng bê tông cốt thép, kích thước như sau:

- Bể khử trùng (bể tiếp xúc): Bể khử trùng đƣợc thiết kế bằng bê tông cốt thép, dung tích bể tính đủ công suất khử trùng nước sau xử lý trong thời gian lưu cụ thể Kích thước bể như sau:

- Mương kiểm soát lưu lượng: Kiểm soát lưu lượng bằng phương pháp Venturi và một đầu dò siêu âm để ghi lại lưu lượng nước thải đã xử lý

Mương được thiết kế bằng bê tông cốt thép có kích thước như sau:

- Bể cô đặc bùn: Bể thiết kế theo loại hình trụ-nón đứng, xây dựng bằng bê tông cốt thép Công suất chứa bùn được tính chứa trong 10 ngày Kích thước bể như sau:

+ Nồng độ bùn cô đặc tối đa :30g/l

- Sân phơi bùn: Sân phơi bùn đƣợc thiết kế gồm 08 ngăn xây bằng gạch, kích thước mỗi ngăn là 8,0 x 5,0 x 3,5m Đáy mỗi bể được lắp đặt hệ thu nước rò rỉ bằng dàn ống nhựa PVC hình xương cá có khe hở để thu nước

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 15

Bảng 7: Thông số thiết kế các bể xử lý tại hệ thống XLNT

T Hạng mục Thông số thiết kế Kết cấu Số lƣợng

1 Bể thu gom D/R/C = 4x2,5x3,5m - Bê tông cốt thép 1 35 0,30

2 Bể lắng cát, tách mỡ

3 Bể sinh học -D/R/C= 27x13,5x4m - Bê tông cốt thép 2 1450 12,43

- Chiều cao: 3,5m - Bê tông cốt thép 1 2800 24,00

Mương kiểm soát lưu lƣợng

- Nồng độ bùn cô đặc:

- Đáy mỗi ngăn lắp đặt hệ thu nước rò rỉ bằng dàn ống nhựa PVC hình xương cá

9 Hồ đối chứng - Hồ nước bên ngoài phía Đông nhà máy

- Thành hồ trồng dừa để giữ dất

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 16

5.3.1.2 Các công trình phụ trợ a) Kho thiết bị, hóa chất, xưởng cơ khí

- Kho thiết bị đƣợc xây dựng theo kiểu nhà cấp II, 1 tầng, mái lợp tôn

- Diện tích: D x R = 10m x 20m = 200m 2 b) Nhà bảo vệ

- Nhà bảo vệ đƣợc xây dựng theo kiểu nhà cấp II, 1 tầng, mái lợp tôn

- Hiện nay cơ sở đang sử dụng nguồn nước cấp của thành phố phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất vận hành trạm XLNT tập trung Nước cấp theo các đường ống HDPE D50, LH2m và ống thép D50mm, Lm chạy dọc theo đường nội bộ vào bên trong nhà máy d) Thoát nước

- Nước thải và nước mưa theo 2 đường ống thoát riêng Toàn bộ nước mưa được thu gom bằng các hố ga thu nước mặt, rồi theo tuyến cống bằng bê tông cốt thép Φ200 thoát ra sông Thu Bồn; nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn theo đường ống thoát nước đổ ra sông Đế Võng

(Bản vẽ hoàn công các hạng mục công trình được đính kèm ở phần phụ lục của báo cáo)

5.3.2 Các danh mục máy móc, thiết bị tại cơ sở

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 12/2022), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh Quảng Nam, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Do đó, chúng tôi không có căn cứ để đánh giá và không đề cập đến nội dung này trong báo cáo.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 12/2022), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh Quảng Nam, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Do đó, chúng tôi không có căn cứ để đánh giá và không đề cập đến nội dung này trong báo cáo Tuy nhiên, chúng tôi vẫn trình bày, đánh giá sơ bộ nguồn tiếp nhận nước thải của cơ sở ra sông Đế Võng (sông Cổ Cò) nhƣ sau:

2.1 Đặc điểm khu vực nguồn tiếp nhận nước thải a) Đặc điểm về địa lý

- Nguồn tiếp nhận nước thải của Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội

An là sông Cổ Cò Vị trí cửa xả nước thải thuộc địa phận thôn Cồn Nhàn, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 8km về phía Đông Tọa độ vị trí xả thải đƣợc xác định theo hệ VN-2000, kinh tuyến trục

107 0 45’, múi chiếu 3 0 nhƣ sau: X = 1756269, Y = 566358 m b) Hệ thống sông suối, kênh rạch khu vực tiếp nhận nước thải

- Cơ sở nằm tiếp giáp với sông Đế Võng (sông Cổ Cò) ở đoạn sông phía Bắc Đây là sông ngang có hướng dòng chảy Tây Bắc - Đông Nam Sông có hai đầu đổ ra cửa biển là cửa Đại tại Hội An và cửa Hàn tại Đà Nẵng Ở hai đầu cửa sông hợp lưu với hai con sông lớn gồm: đầu phía Bắc hợp lưu với sông Vĩnh Điện và sông Hàn tại vị trí cách cửa biển khoảng 8,0 km trước khi đổ ra cửa Hàn tại Đà Nẵng, đầu phía Nam hợp lưu với sông Thu Bồn tại khu vực Cửa Đại Tại cầu Phước Trạch, cách cửa biển khoảng 5,0 km về phía Tây Bắc, sông Cổ Cò hợp lưu với sông Đò (sông dẫn nước từ sông Hội An xuống) trước khi dẫn nước ra cửa Đại tại Hội An Chiều dài đoạn sông chảy qua thành phố Hội An khoảng 8,7 km, chiều rộng 80 - 100 m

- Cách cơ sở khoảng 2,5 km về phía Bắc là vùng hạ lưu sông Thu Bồn, nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông khác (sông Hội An, sông Đò, sông Trường Giang) trong khu vực

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 21 trước khi đổ nước ra biển tại cửa Đại c) Hoạt động khai thác, sử dụng nước thải khu vực tiếp nhận nước thải

Nước sông Cổ Cò tại khu vực cơ sở không được khai thác, sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản Các ao tôm ở ven sông hiện nay phần lớn không còn hoạt động, khu vực này đã đƣợc đƣa vào quy hoạch để phát triển các vùng dân cƣ nên không có hoạt động lấy nước Sông Cổ Cò hiện nay được sử dụng cho mục đích giao thông thủy là chủ yếu d) Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải

- Sông Cổ Cò đoạn từ cầu Phước Trạch về phía cửa Đại tiếp nhận nhiều nguồn thải từ hai bên bờ sông Khu dân cư phía Đông thuộc phường Cửa Đại cách cơ sở khoảng 750 m là đối tượng chủ yếu xả nước thải ra sông Ngoài ra còn có cơ sở kinh doanh du lịch quy mô lớn ở phía Bắc cơ sở khoảng 900m như khách sạn Mường Thanh, Khu du lịch KOI, Victoria,… xả nước thải ra sông với lưu lượng lớn

- Các đối tượng xả thải kể trên chủ yếu phát sinh nước thải sinh hoạt, nước thải dịch vụ Lưu lượng xả thải ra sông tương đối lớn với chế độ xả thường xuyên trong ngày Nước thải có thành phần các chất ô nhiễm gồm chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD 5 , COD), các chất dinh dƣỡng (Nitơ, Photpho) và các vi sinh vật gây bệnh

2.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận

- Lưu lượng xả thải lớn nhất trước đây xin cấp phép là 2.800 m 3 /ngày đêm (tương đương 0,0324 m 3 /s) so với lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất vào mùa kiệt trên sông Cổ Cò là 0,9 m 3 /s thì lưu lượng xả thải của nhà máy là rất nhỏ Do vậy, tác động của việc xả nước thải ra sông Cổ Cò không làm ảnh hưởng đáng kể đến chế độ thủy văn của sông

- Ngoài ra, nước thải được xả liên tục qua các giờ trong ngày nên lưu lượng xả ổn định, không có sự gia tăng đột biến, không gây nên những biến động đáng kể về tổng lượng nước, lưu lượng dòng chảy cũng như mực nước trên sông

2.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước

- Nguồn nước sông Cổ Cò đoạn từ vị trí xả thải về phía hạ lưu không được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chỉ phục vụ cho giao thông thủy là chủ yếu Nước thải sau khi xử lý tại Nhà máy đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K=1 chất lượng nước thải được xả vào nguồn nước không cấp cho sinh hoạt Như vậy, việc xả nước thải của cơ sở ra sông Cổ Cò không làm ảnh hưởng đến mục tiêu chất lượng của nguồn nước

- Tuy nhiên, nước thải sau khi được xử lý tại nhà máy có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông tiếp nhận trong trường hợp: chất lượng nước thải xử lý không đạt yêu cầu của quy chuẩn hoặc hệ thống XLNT gặp sự cố buộc phải xả nước thải chưa xử lý

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 22 trực tiếp ra sông Khi đó, chất lượng nguồn nước sông sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, cụ thể là làm gia tăng hàm lƣợng các chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng và vi sinh vật

- Nhà máy đã xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố để giảm thiểu tối đa khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong những trường hợp hệ thống có sự cố xảy ra (phương án cụ thể được trình bày tại chương 3)

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

- Hiện nay, hệ thống thoát nước mưa tại nhà máy xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy đã được xây dựng tách riêng, độc lập với thoát nước thải để đảm bảo thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước của nhà máy qua 01 điểm đấu nối dẫn xả vào nguồn tiếp nhận là sông Cổ Cò

- Có 2 loại thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường:

+ Đối với nước mưa từ mái nhà các khu vực văn phòng, nhà kho được thu gom bằng đường ống HDPE D50mm theo ống dẫn về hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn xung quanh nhà máy, chiều dài 36m dẫn về mương thoát nước mưa Mương có kết cấu bằng bê tông cốt thép, kích thước 400mm x 600mm, trên mương bố trí hố ga lắng cặn Nước mưa trên mặt bằng nhà máy tự chảy theo nhiều hướng qua khu vực tường rào nhà máy ra hồ nước xung quanh

+ Đối với nước mưa chảy tràn: Nước mưa trên mặt bằng cơ sở không được tổ chức thu gom mà thoát nước trên mặt bằng nhà máy theo nguyên tắc tự chảy Nhà máy nằm ở vị trí cao và xung quanh là vùng nước mặtnên nước mưa dễ dàng thoát ra ngoài qua khu vực tường rào nhà máy tạinhiềuvị trí nênhầu nhƣ khôngxảy ra tình trạng ngập úng cục bộ

- Toàn bộ nước mưa chảy tràn của cơ sở được thu gom theo đường thoát nước mưa nội bộ và đấu nối vào hố ga nước mưa tập trung và chảy vào sông Cổ Cò

- Phương thức xả nước mưa: tự chảy

- Định kỳ công ty bố trí cán bộ kiểm tra hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nạo vét hố ga tránh tình trạng tắc nghẽn, đặc biệt là vào mùa mƣa

Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở tại Bảng sau:

Bảng 11: Bảng tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

1 Đường ống thu nước mái nhà

2 Mương dẫn nước mưa nội bộ

- Vật liệu: gạch, trát xi măng, nắp có kết cấu bằng thép

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 24

Sơ đồ thu gom, tiêu thoát nước mưa được mô tả sơ bộ như sau:

Hình 6: Hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại nhà máy

1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nhà máy đã xây dựng hoàn thành hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn 05 phường của thành phố Hội An trên cơ sở cơ sở đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải phát sinh về hệ thống xử

Hình 5: Sơ đồ thu gom, tiêu thoát nước mưa

Nước mưa trên địa bàn thành phố; Nước thải sau xử lý sơ bộ tại các hộ gia đình

Nước mưa tại nhà máy XLNT thành phố; Nước thải sau khi xử lý tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch

Nước mưa tại các khối nhà hành chính, nhà bảo vệ

Nước mưa trên mặt bằng nhà máy

Mạng lưới thu gom nước mƣa khu vực

Hệ thống thu gom nước mưa trên mái

Sông Cổ Cò, sông Hội

An, sông Thu Bồn Tự chảy trên bề mặt

Sông Cổ Cò Mương thoát nước mưa dọc khối nhà

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 25 lý nước thải sinh hoạt thành phố với công suất thiết kế 6.750 m 3 /ngày đêm Nước thải sau xử lý đƣợc dẫn thoát ra sông Cổ Cò (sông Đế Võng)

Các công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt thành phố Hội An cụ thể như sau:

1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hội An

- Mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt nội bộ tại nguồn phát sinh (hộ gia đình, cơ quan, cơ sở dịch vụ,…) được đầu tư xây dựng riêng Đường ống thu gom nước thải được bố trí đi ngầm và đấu nối vào mạng lưới thoát nước thải riêng của thành phố Hệ thống thu gom nước thải có kích thước khác nhau, được thiết kế theo lưu lượng nước thải phát sinh

- Mạng lưới thu gom nước thải riêng thành phố hiện nay đã xây dựng hoàn chỉnh gồm các đường ống chính uPVC để thu gom nước thải về nhà máy xử lý với chiều dài khoảng 40 km, đường kính từ 160mm đến 500mm; trên hệ thống bố trí 1.025 hố ga, 23 trạm bơm đẩy (SP) và nâng (LS) Các ống thu gom được bố trí dọc vỉa hè các trục đường giao thông trên địa bàn 05phường Trên mạng lưới bố trí 23 trạm bơm đẩy và nâng để chuyển tiếp nước thải về nhà máy XLNT tập trung

Giải pháp xử lý sơ bộ các loại nước thải phát sinh

* Đối với nước thải sinh hoạt tại các hộ dân, cơ sở kinh doanh du lịch, nhà máy XLNT:

Nước thải từ nhà vệ sinh

Nước thải từ các khu dịch vụ

Nước thải từ nhà bếp

Nước thải rửa lọc hồ bơi

Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình

Nước thải sinh hoạt – dịch vụ từ các cơ sở kinh doanh du lịch

Nước thải từ nhà vệ sinh

Tách rác, lắng cát, tách mỡ

Hệ thống XLNT đầu tƣ riêng (đảm bảo đạt tiêu chuẩn của TP)

Mạng lưới thoát nước thải của thành phố Hội An Ống thoát nước thải nội bộ cơ sở

Hệ thống XLNT thành phố Hội An, công suất 6.750 m 3 /ngày

Nước thải từ nhà vệ sinh

Nước thải sinh hoạt tại cơ sở

Hình 7: Sơ đồ quy trình thu gom nước thải sinh hoạt của thành phố Hội An

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 26

- Nước thải vệ sinh: có nồng độ chất ô nhiễm cao nên được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn.Kích thước bể tự hoại được thiết kế tùy theo mỗi đối tượng phát sinh

- Nước thải tắm rửa, giặt, : được tách rác, lắng cát tại hố ga có lắp song chắn rác, hố ga có kích thước tùy theo mỗi đối tượng phát sinh

* Đối với nước thải dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch:

- Nước thải từ khu dịch vụ, chăm sóc sức khỏe: được tách rác, lắng cát tại hố ga có lắp song chắn rác

- Nước thải từ nhà bếp: được tách rác, lắng cát tại hố ga có lắp song chắn rác và tách mỡ, chất nổi tại bể tách mỡ

- Nước rửa lọc hồ bơi: được lắng cặn tại hố lắng

- Các nguồn nước thải phát sinh sau khi xử lý sơ bộ được tiếp tục xử lý tại hệ thống XLNT tập trung được đầu tư riêng theo phương pháp sinh học kỵ khí hoặc hiếu khí

Hệ thống thu gom nước thải

- Hệ thống cống thu gom nước thải được chia làm 02 loại chính là loại có áp và loại không áp Cụ thể, các tuyến cống của cơ sở nhƣ sau:

Bảng 12: Hệ thống cống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của thành phố Hội An

Loại ống Đoạn số Đặc điểm Thông số kỹ thuật

Tuyến ống áp lực chạy trên vỉa hè từ trạm SPD theo đường Nguyên Hoàng qua Sông Hoài và đổ về hố ga nằm trên đường Hai Bà Trƣng

Tuyến ống áp lực chạy trên vỉa hè nối từ trạm bơm SPB (Khu vực Xóm Dinh) theo tuyến Phan Chu Trinh - Hai Bà Trƣng - Trần Hƣng Đạo và đổ vào hố ga tại ngã tƣ Hoàng Diệu Trần Hƣng Đạo

Tuyến ống áp lực chạy trên vỉa hè nối từ trạm SPC( đường Bạch Đằng) theo tuyến Bạch Đằng - Phan Bội Châu và đổ vào hố ga tại đường Phan Bội Châu

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 27

Loại ống Đoạn số Đặc điểm Thông số kỹ thuật

Tuyến ống áp lực chạy nối từ trạm SPA về Nhà máy xử lý tại Cẩm Thanh

- Chiều dài: 5.546,7m Ống tự chảy

- Bao gồm các tuyến thu gom còn lại

+ Ống nhánh D110mm, chiều dài: 35.000m

Bảng 13: Các hố ga, hố van trên hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt thành phố

Loại hố ga Đơn vị Số lƣợng

Hố ga hình tròn Cái 992

Hố ga hình vuông (kiệt hẽm) Cái 128

Hố ga nạo vét Cái 14

Hố ga thoát nước Cái 8

Hố van xả khí loại 1 Cái 8

Hố van xả khí loại 2 Cái 4

Hố van xả khí loại 3 Cái 1

- Các trạm bơm nước thải:

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

- Nhà máy xử lý nước thải là công trình bảo vệ môi trường, do vậy nếu vận hành xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ góp phần vào việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm đối với thành phố Hội An, giảm được sức chịu tải các chất ô nhiễm từ nước thải đối với nguồn tiếp nhận như sông, biển Do đó, các ảnh hưởng tác động đến môi trường không khí hầu như không có phát sinh khí thải các hoạt động của cơ sở

2.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu khí thải a) Khí thải từ hoạt động xe vận chuyển

Khí thải từ hoạt động này phát sinh không nhiều, phân tán và không thường xuyên nên Ban quản lý đã quy hoạch vị trí đỗ xe hợp lý để nguồn này không ảnh hưởng đến công nhân viên làm việc tại nhà máy, cụ thể:

- Khu vực đậu đỗ xe đƣợc bố trí xa khu hành chính, nằm ngay sau cổng chính ra vào khu vực nhà máy

- Đối với các xe chuyên dụng chở nguyên liệu, xe chở bùn được hướng dẫn về nơi đậu đỗ; tắt máy khi đến nơi và chỉ nổ máy khi rời khỏi khu vực b) Mùi hôi từ quá trình vận hành nhà máy XLNT

Mùi hôi phát sinh chủ yếu là do vận hành bể xử lý sinh học không đạt, làm cho quá trình yếm khí xảy ra phát sinh mùi hôi và mùi từ sân phơi bùn, do vậy Cơ sở sẽ thực hiện một số biện pháp giảm thiểu nhƣ sau:

- Đối với các bể xử lý:

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 45

+ Công nhân vận hành nhà máy thường xuyên theo dõi hoạt động của các bể xử lý, đặc biệt là bể sinh học, nếu phát hiện thấy có quá trình yếm khí xảy ra phải xử lý ngay + Định kỳ thay rửa các bể xử lý với tần suất khoảng 2 tháng/lần

+ Đối với bể nén bùn, phải thường xuyên tháo bùn dư không để tồn đọng lâu ngày sẽ phát sinh mùi từ quá trình phân hủy yếm khí

- Đối với sân phơi bùn:

+ Đã bố trí sân phơi bùn xa khu vực hành chính Sân phơi bùn có mái che để làm khô bùn vào những ngày nắng ráo sẽ hạn chế đƣợc mùi từ phân hủy yếm khí

+ Vị trí sân phơi bùn nằm về phía Đông Bắc của Nhà máy cuối hướng gió chủ đạo (vị trí sân phơi bùn đƣợc thể hiện trên bản vẽ mặt bằng nhà máy, đính kèm phần phụ lục)

- Đối với rác thải thu gom từ song chắn rác:

+ Rác thải từ song chắn rác đƣợc công nhân vận hành thu gom hằng ngày, không để tồn đọng lâu Rác thải thu gom đƣợc chứa trong thùng rác chuyên dụng có nắp đậy

+ Hằng ngày, công nhân vận hành vệ sinh khu vực Nhà máy sạch sẽ

2.2 Công trình giảm thiểu mùi hôi từ máy phát điện dự phòng

- Nhà máy đã lắp đặt 01 máy phát điện dự phòng 80 KVA, sử dụng dầu DO, máy phát điện này chỉ hoạt động khi có sự cố mất điện Máy phát điện dự phòng đƣợc lắp trong nhà riêng biệt và có ống khói cao 4m, đường kính 60mm đảm bảo cho khí thải thoát ra ngoài môi trường, hạn chế ảnh hưởng của khí thải lên môi trường xung quanh

- Công trình thu gom: Thu gom theo đường ống riêng, sau đó xả ra môi trường qua ống thải

- Nhà đặt máy phát điện dự phòng:

+ Kết cấu: Móng, trụ, dầm, sàn bằng BTCT; Tường xây gạch dày 200mm

Tính toán sơ bộ lưu lượng khí thải khi máy phát điện hoạt động dựa vào công thức:L

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp - Tập 2 - Xử lý khói thải lò hơi)

+ B: Lƣợng dầu dùng trong một giờ, B = 2,10 kg/giờ

+ V 0 : lƣợng không khí cần thiết để đốt cháy 1 kg dầu DO, V 0 = 11,5 m 3 /kg

+ V 0 20 : Lƣợng khói (20 0 C) sinh ra khi đốt cháy 1 kg dầu DO, V 0 20 = 12 m 3 /kg + α: Hệ số thừa không khí, chọn giá trị α = 1,25

Thay số vào ta tính đƣợc: L = 0,012 m 3 /sC,2 m 3 /giờ

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 46

Hình 23: Máy phát điện dự phòng công suất 80KVA tại cơ sở

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

*Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: từ quá trình sinh hoạt của CBCVN làm việc tại Nhà máy

- Thành phần và khối lƣợng phát sinh:

+ Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ nhƣ thực phẩm, rau quả, thức ăn dƣ thừa… + Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống … + Các hợp chất vô cơ nhƣ nhựa, plastic, PVC, thủy tinh …

+ Kim loại nhƣ vỏ hộp, …

* Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

- Hiện tại: Khối lƣợng rác thải sinh hoạt của cơ sở đƣợc thống kê trên biên bản giao nhận rác thải sinh hoạt giữa Ban Quản lý dự án đầu tư Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ môi trường và Công ty Công trình Công cộng Hội An Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của nhà máy 1 ngày là: 2,8 kg/ngày tương đương 870 kg/năm

*Biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt

- Khu vực văn phòng: Mỗi phòng đặt 01 thùng loại nhỏ dung tích 5 lít Tổng cộng tại nhà máy có 05 thùng

- Khu vực xung quanh nhà máy: bố trí thùng rác loại 240 lít, có nắp đậy để thu gom CTR sinh hoạt phát sinh tại nhà máy, các thùng nhỏ tại khu vực văn phòng đƣợc tập kết và đổ vào thùng lớn để thu gom Tổng 02 thùng 600 lít tại nhà máy

Nhà máy sẽ bố trí công nhân thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt từ các thùng để đƣa về thùng lớn 600 lít để tập kết tại 1 điểm trong thời gian đợi đơn vị thu gom đến thu gom

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 47 với tần suất là 2 lần/tuần Ban Quản lý dự án đầu tư Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ môi trường đã ký hợp đồng với Công ty Công trình Công cộng Hội An định kỳ 2 lần/tuần sẽ vận chuyển và xử lý theo đúng quy định (Đính kèm bảo sao hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải số tại Phụ lục của Báo cáo)

Bảng 18: Quy mô, kết cấu các thùng lưu giữ chất thải sinh hoạt

Khu vực lưu giữ Quy mô/Số lượng Kết cấu

Chất thải rắn sinh hoạt 05 thùng chứa loại 5-10 lít

02 thùng chứa loại 600 lít Thùng nhựa

Hình 24: Thùng 600 lít chứa rác thải sinh hoạt tại nhà máy

3.2 Chất thải rắn sản xuất

+ Rác thải từ song chắn rác, thành phần chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ (đƣợc thu gom cùng với rác thải sinh hoạt)

+ Cát thải, chất nổi từ bể lắng cát, tách mỡ Cát lắng xuống đáy bể chủ yếu là các loại sỏi, gạch vỡ, cát, … thành phần chủ yếu là chất vô cơ

+ Bùn dƣ từ sân phơi bùn Thành phần chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, dễ phát sinh mùi

- Thành phần và thải lượng phát sinh: Chất thải rắn sản xuất phát sinh hàng ngày của dự án đƣợc dựa trên cơ sở số liệu thống kê khối lƣợng chất thải rắn phát sinh thực tế thông qua thu gom hàng tháng tại Nhà máy Khối lƣợng từng loại chất thải nhƣ sau:

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 48

Bảng 19: Chất thải rắn sản xuất phát sinh thường xuyên của cơ sở

TT Tên chất thải Tổng khối lƣợng

(kg/năm) Biện pháp quản lý

1 Cát thải 3.600 Định kỳ đƣợc xả qua bể chứa

2 Chất nổi (dầu mỡ) 250 Định kỳ đƣợc xả qua bể chứa

3 Bùn từ hệ thống xử lý nước thải 1.670 Định kỳ đƣợc bơm qua sân phơi bùn Bùn sau khi phơi khô vận chuyển đến kho chứa bùn

Vậy khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại cơ sở được phân định, phân loại theo quy định tại Thông tƣ số 02/2022/TT-BTNMT đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 20: Khối lượng CTR thông thường phát sinh tại cơ sở đề nghị cấp phép

STT Tên chất thải Mã QLCT Ký hiệu phân loại

Hỗn hợp dầu mỡ thải và chất béo

(dầu ăn, mỡ động vật) từ quá trình phân tách dầu/nước

3 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 12 06 10 TT 1.600

Tổng hợp thông tin chi tiết công trình chứa, thiết bị lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường của nhà máy và kết cấu công trình kho như sau:

Bảng 21: Thông tin chi tiết công trình lưu chứa CTR thông thường

STT Công trình/thiết bị lưu giữ chất thải Diện tích Kết cấu/Vật liệu

Móng bằng BTCT Nền chống thấm

Có mái che và rãnh thu gom nước tách và đưa vệ hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý

2 Kho chứa bùn 200 m 2 Móng bằng BTCT Nền chống thấm

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 49

Hình 25:Kho chứa bùn và bùn sau khi khô được chứa trong kho

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

a) Nguồn phát sinh, khối lượng phát sinh

Các loại chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình vệ sinh, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, Lƣợng chất thải nguy hại của dự án đƣợc ƣớc tính trên cơ sở số liệu thực tế chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy (Chứng từ được đính kèm ở phần phụ lục của báo cáo) Khối lƣợng rác thải nguy hại phát sinh hàng năm, thống kê nhƣ sau:

Bảng 22: Chất thải nguy hại phát sinh thường xuyên tại dự án

Khối lƣợng phát sinh (kg)

Phương án quản lý Năm 2020 Năm 2021

Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Toàn bộ chất thải nguy hại đã đƣợc Công ty thu gom, phân loại, gián nhãn, lưu giữ trong nhà chứa chất thải nguy hại và ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý đúng theo quy định về quản lý chất thải nguy hại Chuyển giao cho đơn vị là Công ty Cổ phần

3 Dầu động cơ hộp số và bôi trơn thải - 50 6 30

4 Bao bì thải chứa chất thải nguy hại 27 31 8 27

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 50

T Tên chất thải Khối lƣợng phát sinh (kg)

Phương án quản lý Năm 2020 Năm 2021

Chất thải hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại)

Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn theo Hợp số 000063/2022/HĐCNDT ngày 05/01/2022

Các linh kiện, thiết bị điện tử thải khác (có chứa tụ điện, công tắc thủy ngân, thủy tinh từ ống catot và các loại thủy tinh khác)

(Nguồn: Chứng từ chất thải nguy hại)

Tại cơ sở, khối lƣợng chất thải nguy hại phát sinh phải thu gom, xử lý hoạt động vận hành chính thức có khối lƣợng khoảng 500 kg/năm

Bảng 23: Khối lƣợng chất thải nguy hại và chất thải rắn phải kiểm soát đề nghị cấp phép của dự án

1 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải 16 01 06 NH 104 Tại nhà máy các chất thải này đƣợc thu gom, lưu chứa tại nhà chứa CTNH diện tích 24 m 2 , nhà chứa có mái che, tường ngăn Nhà máy hợp đồng với Chuyển giao cho đơn vị là Công ty

Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn theo Hợp số 000063/2022/HĐC

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 17 02 03 NH 36

Các linh kiện, thiết bị điện tử thải khác (có chứa tụ điện, công tắc thủy ngân, thủy tinh từ ống catot và các loại thủy tinh khác)

4 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải 18 01 03 KS 35

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chƣa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 51

6 Pin, ắc quy thải 19 06 01 NH 48

Tổng 421 b) Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý

- Nhà máy đã xây dựng 01 khu lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có diện tích 24 m 2 (Kích thước DxRxC = 8,0 x 4,0 x 3,0 m) Tại đây kho bố trí 03 thùng chứa bằng nhựa dung tích 240 lít có nắp đậy Các thùng chứa có dán nhãn, mã CTNH theo đúng quy định tại Thông tƣ 02/2022/TT-BTNMT

- Kết cấu: được trình bày dưới bản sau:

Bảng 24: Quy mô, kết cấu các kho lưu giữ chất thải nguy hại

STT Khu vực lưu giữ Quy mô Kết cấu

1 Khu chứa thải nguy hại

+Vách ngăn thu gom dầu tràn kích thước dài 2m, rộng 1m, sâu 500 +Hố thu dầu tràn

Toàn bộ chất thải nguy hại đƣợc ký hợp đồng với Công ty … theo Hợp đồng số … đến thu gom, vận chuyển đi xử lý

* Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ môi trường về việc lưu giữ chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại:

- Yêu cầu đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn cung cấp chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại sau mỗi lần chuyển giao CTNH

- Lưu lại các liên chứng từ chuyển giao CTNH số 3 và số 4 tại nhà máy trong thời gian tối thiểu 3 năm;

* Hiệu quả áp dụng các biện pháp thu gom chất thải nguy hại: Đã thu gom, vận chuyển đi xử lý đƣợc toàn bộ lƣợng chất thải nguy hại phát sinh, không để rác thải sản xuất tồn lưu quá nhiều so với sức chứa của kho

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 52

Hình 26: Thùng chứa và PCCC tại kho chứa chất rắn nguy hại của cơ sở.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ khu vực nhà điều hành, nơi chứa các máy thổi khí, máy bơm, máy phát điện,…Do vậy, cơ sở có các biện pháp giảm thiểu tại khu vực này, các biện pháp nhƣ sau:

- Máy thổi khí có mức ồn lớn nhất (khoảng 90 - 95dBA) đƣợc bố trí ở xa khu vực nhà điều hành để giảm tiếng ồn đến khu vực xung quanh

- Công nhân hoặc cán bộ vận hành đƣợc huấn luyện và thực hiện đúng thao tác, đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, vận hành đúng kỹ thuật

- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ tình trạng máy móc thiết bị; bảo dưỡng định kỳ hoặc thay mới những chi tiết hƣ hỏng

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 53

Hình 27: Các nguồn phát sinh tiếng ồn chính của cơ sở Quy chuẩn áp dụng:

+ Tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn + Độ rung: QCVN 27:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình khi dự án đi vào vận hành

6.1 Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

6.1.1 Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải

Quy trình vận hành và xử lý sự cố như sau: Trong quá trình vận hành, người vận hành thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, nếu hệ thống xử lý hoạt động tốt thì hệ thống được vận hành xử lý nước thải theo đúng quy trình và nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra môi trường Trong trường hợp hệ thống gặp sự cố, người vận hành sẽ kiểm tra và khắc phục sự cố

Các biện pháp nhà máy chú trọng thực hiện, bao gồm:

- Thường xuyên kiểm tra, phân tích chất lượng nước đầu vào và nước đầu ra tại phòng thí nghiệm để theo dõi chất lượng nước thải

- Bố trí nhân viên vận hành có kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động vận hành hệ thống xử lý nước thải

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống thu gom và xử lý nước thải để kịp thời phát hiện và nhanh chóng xử lý các sự cố hư hỏng đường ống, rò rỉ nước thải ra khu

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 54 vực xung quanh Định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dƣỡng các loại máy móc thiết bị của hệ thống

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến thu gom bùn thải tại sân phơi bùn và vận chuyển đi xử lý theo quy định

- Thường xuyên ghi chép nhật ký quản lý, vận hành hệ thống XLNT

- Thường xuyên ghi chép nhật ký tình hình hoạt động của hệ thống quan trắc tự động nước thải (số ngày hoạt động, số ngày có kết quả quan trắc nước thải vượt quy chuẩn, hoạt động lưu giữ và truyền dữ liệu về Sở TN&MT)

- Bố trí thiết bị quan trắc tự động để kiểm tra nồng độ các chất ô nhiễm có bảo đảm đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận hay không Nếu không đạt hoặc đạt nhưng không ổn định, chủ đầu tƣ nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục kịp thời, bảo đảm nước thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải

Hình 28: Hệ thống phòng thí nghiệm phân tích tại cơ sở nhà máy

Các kịch bản sự cố có thể xẩy ra tại hệ thống XLNT nhƣ sau

Nhà máy đã xây dựng các kịch bản sự cố và hướng dẫn cách khắc phục để phòng ngừa và ứng phó sự cố một cách nhanh chóng, kịp thời đƣợc trình bày ở bảng sau:

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 55

Bảng 25: Các kịch bản sự cố và hướng dẫn khắc phục vận hành HTXLNT

STT Sự cố Biện pháp phòng ngừa Biện pháp ứng phó Biện pháp khắc phục

Sự cố do hƣ hỏng máy móc, nguồn điện bị cắt

- Các thiết bị, máy móc trong hệ thống XLNT (nhƣ: máy bơm, máy thổi khí, bơm định lƣợng, ) mỗi loại đều có dự phòng

- Bố trí máy phát điện dự phòng 80 kVA để vận hành trạm xử lý nước thải trong trường hợp cúp điện

- Trong trường hợp có sự cố máy móc đang hoạt động hƣ hỏng, nhà máy sẽ cho chạy máy móc dự phòng

- Trường hợp nguồn lưới điện cắt, nhà máy sẽ cho chạy máy phát điện dự phòng để đảm bảo hệ thống xử lý đƣợc hoạt động liên tục

Trong thời gian chạy thiết bị dự phòng khi có máy móc hƣ hỏng, tổ vận hành tiến hành kiểm tra, sửa chữa máy Nếu ngoài khả năng có thể sửa chữa đƣợc thì thuê thợ có chuyên môn đến sửa chữa Trong trường hợp không sửa đƣợc, đơn vị vận hành xem xét thay thế thiết bị mới để đảm bảo hệ thống xử lý đƣợc hoạt động liên tục và luôn có thiết bị dự phòng

Các bể xử lý hoạt động không hiệu quả

- Kích thước các bể xử lý tại hệ thống XLNT tập trung đƣợc thiết kế, thi công phù hợp với công suất của trạm Kết cấu công trình đảm bảo tiêu chuẩn, không để nước thải rò rỉ, thấm qua thành bể

- Đường ống công nghệ, hệ thống điện động lực và điều khiển của từng hạng mục đƣợc thiết kế độc

- Sự thay đổi về lưu lượng và nồng độ chất thải đầu vào:

+ Sự cố lưu lượng tăng lên đột ngột thường từ quá trình rò rỉ nước mưa hoặc các nguồn khác vào mạng lưới thu gom Lưu lượng tăng sẽ giảm thời gian lưu nước do đó sẽ làm thất thoát bùn hoạt tính ở bể lắng do quá tải thủy lực, do đó nước thải sau xử lý trở nên đục hơn Để bù vào tình trạng này, điều chỉnh tốc độ và thời gian thải bùn và hồi lưu bùn để giữ cho bùn hoạt tính trong bể Aeroten được đảm bảo + Những thay đổi về lưu lượng và đặc tính nước thải là sự tăng hoặc giảm nồng độ COD, BOD, SS…và nhiều chất khác của dòng vào

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 56

STT Sự cố Biện pháp phòng ngừa Biện pháp ứng phó Biện pháp khắc phục lập, đảm bảo khi tiến hành tháo lắp, sửa chữa thiết bị bị hƣ hỏng không làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác

- Đảm bảo mỗi ca trực vận hành phải có cán bộ chuyên môn về môi trường, kịp thời xử lý các tình huống sự cố xảy ra đối với từng bể xử lý Đối với nguồn nước tăng đột ngột về nồng độ, có thể bơm nước từ bể khử trùng ngược lại để pha loãng nồng độ nước thải Còn đối với trường hợp nồng độ các thông số giảm thì xử lý như trường hợp tăng lưu lượng nước thải

Sự cố lưu lượng nước thải về Nhà máy lớn hơn công suất thiết kế hoặc chất lượng nước thải đầu vào vƣợt ngƣỡng tiếp nhận

- Nhà máy đã lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào để kiểm soát lưu lượng nước thải từ các cống dẫn và trạm bơm về đảm bảo an toàn cho thiết bị xử lý đúng công suất Tần suất giám sát 24/24h, ghi chép số liệu 1 lần/ngày vào nhật ký vận hành và báo cáo số liệu vào cuối ca làm

+ Trường hợp khi lưu lượng về nhà máy lớn hơn công suất thiết kế của hệ thống thì thiết bị đo lưu lượng đầu vào bể tiếp nhận sẽ bật tín hiệu cảnh báo trên máy tính Khi tín hiệu cảnh báo nhân viên vận hành nhà máy sẽ mở van từ bể gom xuống hồ sự cố để giảm lưu lượng bơm lên hệ thống xử lý Nước thải được lưu chứa tạm thời ở đây và sẽ đƣợc bơm từ từ lên bể điều hòa của hệ thống XLNT trong những giờ nước thải về ít

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 57

- Những sự cố thường gặp xảy ra đối với các bể xử lý và biện pháp khắc phục được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 26: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục sự cố đối với các bể xử lý

TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Giải pháp khắc phục

I Bể tách đất, dầu mỡ

1 Không thu đƣợc dầu mỡ

Không có dầu mỡ trong nguồn nước đầu vào

Kiểm tra không có dầu mỡ nhiều

Quạt thông gió rơi hoặc tắt Kiểm tra vận hành thông gió

2 Tích tụ dầu mỡ trên bề mặt

Cầu nạo tắt Kiểm tra vận hành nạo

Chiều cao cầu nạo chƣa đạt Kiểm tra chiều cao nạo và hiệu chỉnh Dầu mỡ làm tắt trong máng

- Tăng tần suất cấp nước khi có vật cản trong máng

3 Tải công trình Có sỏi sạn trong ống ra Kiểm tra sỏi sạn

4 Tích tụ sỏi sạn tại đáy bể Điều chỉnh sai tần suất kéo xuống Tăng tần suất hút xuống

Tắc ống hút hoặc lưu lượng nguộc Kiểm tra đầu hút và ống hút

Nồng độ amoni quá cao tại đầu ra của trạm

- Kiểm tra lƣợng oxy cung cấp

- Kiểm tra máy dò oxy

- Hiệu chỉnh cài đặt thông số

- Kiểm tra nhiệt độ bể

- Nếu thấp hơn 8- 100 C, chờ làm nóng

- Nếu cao hơn 8- 100 C, tìm kiếm nguyên nhân khác

- Kiểm tra tải khối (kg COD/kg VSS)

- Tải khối không đƣợc vƣợt quá 0,3 kg COD/kg VSS

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 58

TT Hiện tƣợng Nguyên nhân Giải pháp khắc phục

Nồng độ nitrat quá cao tại đầu ra của trạm

- Kiểm tra máy dò oxy

- Thời gian oxy hóa quá ngắn

- Hiệu chỉnh cài đặt thông số

Bùn hoạt tính tuần hoàn không đủ

Kiểm tra việc hồi lưu nùn tuần hoàn

Quá tuổi bùn - Tải khối không được hạ dưới

3 Có bọt trong các bể

Không đủ tải khối cho mỗi bể Kiểm tra tải khối và tính toán nồng độ bùn tối ƣu

- Kiểm tra lƣợng oxy cung cấp

- Kiểm tra máy dò oxy

- Hiệu chỉnh cài đặt thông số

6.2 Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy, nổ

Cháy và nổ có thể xảy ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào Do đó, để phòng khả năng cháy, nổ, cơ sở thường áp dụng các biện pháp sau:

Nhà máy sẽ thực hiện đúng theo luật Phòng cháy chữa cháy, tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995, TCVN 5760:1993, TCVN 5738:1993 và các quy định về phòng cháy chữa cháy của tỉnh Quảng Nam

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Ban Quản lý dự án đầu tư Xử lý nước thải, Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường đã đầu tư các hạng mục công trình theo đúng Quyết định số 1805/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2011 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An” thuộc Dự án “Xử lý nước thải, chất thải rắn và Bảo vệ môi trường Hội An” và còn một số hạng mục sẽ tiếp tục đầu tư theo Quyết định phê duyệt nhƣ:

1 Sân phơi bùn: xây dựng tiếp 08 ô, diện tích (320 m 2 )

2 Hồ sự cố: Hồ chứa nước bên ngoài phía Tây nhà máy (cải tạo từ ao nuôi tôm): Xây dựng: Bờ bao đắp đất, trồng dừa giữ đất thành hồ Lót bạt chống thấm đáy và thành hồ Dung tích: 13.200 m 3 /ngày (lưu chứa trong vòng 4 ngày)

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 60

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

Nguồn phát sinh nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An, công suất thiết kế 6.750 m 3 /ngày đêm để xử lý, bao gồm: a) Nước thải sinh hoạt: bao gồm nước qua bể tự hoại như nước bồn tiểu, bồn cầu và nước không qua bể tự hoại như nước từ bồn rửa, vệ sinh sàn, tắm giặt

- Nguồn số 01: Nước thải thứ cấp các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hội An (bao gồm nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và nước thải từ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch), lưu lượng 2.200 m 3 /ngày đêm

- Nguồn số 02: Khu vực nhà hành chính, lưu lượng lớn nhất 1,0 m 3 /ngày

- Nguồn số 03: Khu vực nhà bảo vệ, lưu lượng lớn nhất 0,3 m 3 /ngày b) Nước thải sản xuất khác:

- Nguồn số 04: Nước thải từ phòng thí nghiệm, lưu lượng lớn nhất 0,2 m 3 /ngày

- Nguồn số 05: Nước thải từ sân phơi bùn, lưu lượng lớn nhất 1,0 m 3 /ngày

- Nguồn số 06: Nước thải từ quá trình vệ sinh sàn, vệ sinh thiết bị, lưu lượng lớn nhất 2,0 m 3 /ngày

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

Chủ cơ sở đề nghị cấp phép 01 dòng nước thải sau xử lý của nhà máy XLNT tập trung gồm: nước thải sinh hoạt sau khi dẫn qua bể tự hoại cùng với nước thải sản xuất khác được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung tại nhà máy Dòng nước thải (nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 6.750 m 3 /ngày đêm) đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B với hệ số K=1,0 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là sông Đế Võng (sông Cổ Cò) tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải

- Nguồn tiếp nhận nước thải: sông Đế Võng (sông Cổ Cò), tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

1.2.2 Vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

- Vị trí xả thải: Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Tọa độ vị trí xả nước thải (hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o ): X = 1756974; Y = 566475 (m)

Hố ga cuối cùng Đường ống PVC D500mm

(Tự chảy) Sông Đế Võng

Hình 29:Sơ đồ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 61

1.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải tối đa của cơ sở là: 2.800 m 3 /ngày đêm a) Phương thức xả thải: Tự chảy Nước thải sau khi xử lý được xả vào nguồn tiếp nhận theo nguyên tắc tự chảy, xả theo kiểu xả mặt, xả ven bờ b) Chế độ xả nước thải:

- Chế độ xả nước thải: xả liên tục 24 giờ/ngày c) Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận (sông Đế Võng) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải (QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B với hệ số K=1,0), cụ thể nhƣ sau:

Bảng 27: Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

03 tháng/lần Đã lắp đặt

2 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 100 Đã lắp đặt

3 Tổng chất rắn hòa tan mg/L 1.000 -

7 Nitrat (NO 3 - ) mg/L 50 Đã lắp đặt

8 Dầu mỡ động, thực vật mg/L 20 -

9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/L 10 -

10 Phosphat (PO 4 3- ) mg/L 10 Đã lắp đặt

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

2.1 Nguồn phát sinh khí thải

- Nguồn số 01: Khí thải từ máy phát điện dự phòng

2.2 Dòng khí thải, vị trí xả thải

Cơ sở đề nghị cấp phép xả khí thải cho các dòng khí thải vào môi trường không khí, các dòng khí đƣợc mô cụ thể nhƣ sau:

2.2.1 Vị trí xả khí thải

- Dòng khí thải số 1: Tương ứng với ống thải của nguồn số 01 Tọa độ vị trí xả khí

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 62 thải: X= 1756906; Y= 566422 m

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 107 o 45’ múi chiếu 3 o )

 Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt thành phố Hội An, tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa

- Dòng khí thải số 01: Không xác định

2.2.3 Phương thức xả khí thải

Khí thải của máy phát điện dự phòng chỉ xả gián đoạn trong một số trường hợp đặc thù (khi cúp điện)

2.2.4 Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí

Không phải kiểm soát do máy phát điện sử dụng nhiên liệu dầu DO và chỉ hoạt động gián đoạn trong một số trường hợp đặc thù.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải tại bể aerotank

- Nguồn số 02: Khu vực máy phát điện dự phòng

3.2 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

(Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o ) 3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn, độ rung tại cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung) cụ thể nhƣ sau: a) Tiếng ồn

Bảng 28: Giới hạn cho phép của tiếng ồn tại nhà máy

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan tắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu vực thông thường b) Độ rung

Bảng 29: Giới hạn cho phép của độ rung tại nhà máy

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan tắc định kỳ Ghi chú

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 63

TT Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

Tần suất quan tắc định kỳ Ghi chú

Ban Quản lý Dự án đầu tư Xử lý nước thải–Chất thải rắn và Bảo vệ vệ sinh môi trường 64

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, Ban Quản lý dự án đầu tư đã ký hợp đồng với Trung Tâm Quan trắc Môi trường địa chỉ số 14 – Nguyễn Tất Thành, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam định kỳ 03 tháng/lần tiến hành quan trắc, lấy mẫu nước thải Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tổng hợp theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ như sau:

Bảng 30: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả Giá trị tối đa cho phép

10 Tổng Coliform MPN/100ml KPH 43 KPH(

Ngày đăng: 26/02/2024, 13:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN