1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học

99 64 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Luyện Kĩ Năng Viết Đoạn Văn Nêu Tình Cảm, Cảm Xúc Cho Học Sinh Tiểu Học
Tác giả Vũ Thị Chinh
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Chung
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là xây dựng và phát triển nền tảng ngôn ngữ cho học sinh. Vì ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Qua môn học này, học sinh Tiểu học sẽ được phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết, nghe và nói. Trong đó, hoạt động viết gắn với hai nhiệm vụ chính là: dạy viết kĩ thuật (tập viết, chính tả) và dạy viết sáng tạo (viết đoạn văn, bài văn). Dạy viết sáng tạo còn nhằm giúp học sinh biết cách biểu đạt các ý bằng chữ viết đảm bảo yêu cầu về chính tả, ngữ pháp và đặc trưng kiểu bài. Tuy nhiên thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua một đoạn văn lại không hề đơn giản đối với học sinh tiểu học. Bởi vì, bên cạnh tình cảm, cảm xúc chân thành, các em còn cần biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp để làm cho những tình cảm, cảm xúc này hiện ra rõ ràng, chân thực nhất. Hơn thế nữa, tình cảm hay cảm xúc của con người luôn bắt nguồn từ một sự việc, con người, hình ảnh cụ thể chứ không phải tự nhiên mà có. Sự gắn kết này khiến cho ranh giới giữa đoạn văn, bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc với đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả đôi khi không dễ để phân biệt. Như vậy trong môn Tiếng Việt, rèn kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng. Đầu tiên, nó giúp học sinh thể hiện những tình cảm, cảm xúc của bản thân một cách chân thành và sáng tạo. Sự chân thành trong tình cảm, cảm xúc sẽ làm cho đoạn văn có tính truyền cảm cao hơn, tạo sự chú ý ở người đọc, người nghe. Trong khi đó, sáng tạo trong biểu đạt tình cảm, cảm xúc làm cho đoạn văn không còn đơn điệu, khuôn sáo. Bên cạnh đó, rèn kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ viết, việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cũng giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, cải thiện khả năng ngữ pháp và sử dụng câu văn phong phú và linh hoạt. Nó giúp các em biết cách sắp xếp ý tưởng và các yếu tố văn hóa trong việc truyền đạt tình cảm và cảm xúc, còn giúp cho học sinh Tiểu học tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Viết là một phương tiện mạnh mẽ để truyền đạt ý kiến, tư duy và cảm xúc. Khi học sinh học cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc, các em sẽ phát triển khả 9 năng diễn đạt bản thân một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. Điều này giúp các em giao tiếp một cách hiệu quả hơn, tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh. Thông qua việc viết đoạn văn sẽ giúp các em bộc lộ được tư tưởng, tình cảm yêu thương con người, quý trọng gia đình, người thân, yêu quê hương đất nước, bộc lộ được những tư tưởng chưa đúng, chưa phù hợp, và từ đó người giáo viên mới có thể dẫn dắt học sinh đi đúng đường, đúng lối. Như vậy không chỉ rèn cho học sinh biết cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc mà còn rèn cho các em biết làm người. Việc dạy học sinh viết đoạn văn để thể hiện tình cảm và cảm xúc ở bậc tiểu học hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nhiều học sinh Tiểu học hiện nay vẫn chưa nhận diện một cách rõ ràng đoạn văn này so với các kiểu đoạn văn khác. Hệ quả là, đoạn văn của các em thường sa vào kể hoặc tả nhiều, trong khi tình cảm, cảm xúc lại không được thể hiện một cách rõ ràng, chân thực. Nhiều giáo viên tập trung vào việc truyền đạt kiến thức nhiều hơn là khuyến khích học sinh thể hiện cảm xúc. Học sinh chưa có khả năng vận dụng lí thuyết, kiến thức đã học vào quá trình viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Các loại bài tập còn chưa đa dạng và chưa phù hợp với nhu cầu biểu cảm của học sinh Tiểu học. Ngoài ra, việc kiểm tra – đánh giá mang tính áp đặt, nặng về thành tích cũng tác động tiêu cực đến khả năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh. Trên bình diện nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu bàn về văn biểu cảm và đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học theo yêu cầu của Chương trình mới vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến. Vì những lí do nói trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

VŨ THỊ CHINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM,

CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-

VŨ THỊ CHINH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM,

CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học

Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Chung

Thừa Thiên Huế, năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, các

số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công

bố trong bất kỳ một công trình nào khác

TÁC GIẢ

Vũ Thị Chinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới TS Trần Văn Chung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư phạm Huế; đặc biệt là quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học (Giáo dục tiểu học) K30

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô và các em học sinh trường Tiểu học Tân Tiến, trường Tiểu học Nguyễn An Ninh, trường Tiểu học Thống Nhất, trường Tiểu học Trần Văn Ơn, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn

bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ còn những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè

và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện và đạt kết quả tốt

Xin chân thành cảm ơn!

Biên Hòa, tháng 11 năm 2023

Tác giả

Vũ Thị Chinh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 6

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Lịch sử nghiên cứu 9

2.1 Nghiên cứu về văn biểu cảm 9

2.2 Nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

3.1 Mục đích nghiên cứu 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 14

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 14

5.3 Phương pháp thống kê 15

6 Cấu trúc luận văn 15

Chương 1 16

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 16

1.1 Cơ sở lí luận 16

1.1.1 Văn bản biểu cảm và đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 16

1.1.1.1 Văn bản biểu cảm 16

Trang 6

1.1.1.2 Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 17

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học 20

1.1.2.1 Động cơ biểu đạt tình cảm, cảm xúc 20

1.1.2.2 Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ của học sinh Tiểu học 21

1.1.2.3 Nội dung dạy học 22

1.1.3 Các chiến lược dạy viết đoạn văn cho học sinh tiểu học 23

1.1.3.1 Dạy viết đoạn văn thông qua đoạn văn minh họa 23

1.1.3.2 Dạy viết đoạn văn thông qua nói và nghe 25

1.1.3.3 Dạy viết thông qua gợi ý .26

1.2 Cơ sở thực tiễn 28

1.2.1 Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trong sách Tiếng Việt 3 – Chân trời sáng tạo .28

1.2.1.1 Khảo sát về nội dung 28

1.2.1.2 Đánh giá 29

1.2.2 Thực trạng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học 32

1.2.2.1 Khảo sát thực trạng 32

1.2.1.2 Đánh giá 39

Tiểu kết chương 1 41

Chương 2 43

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 43

2.1 Nguyên tắc 43

2.1.1 Đảm bảo quy trình viết 43

2.1.2 Đảm bảo tính tích hợp và phân hóa 45

2.1.3 Đảm bảo nguyên tắc đa dạng về hình thức luyện tập 46

2.2 Biện pháp 47

2.2.1 Xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc .47

Trang 7

2.2.1.1 Bài tập nhận diện đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 47

2.2.1.2 Bài tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 49

2.2.1.3 Bài tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 54

2.2.1.4 Bài tập bổ sung – điều chỉnh đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 56

2.2.2 Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 57

2.2.2.1 Sơ đồ tư duy 57

2.2.2.2 Kĩ thuật viết cải biến 61

2.2.3 Thiết kế bảng kiểm 62

2.2.3.1 Bảng kiểm cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về con người 63

2.2.3.2 Bảng kiểm cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật hay nghệ sĩ 63

2.2.3.3 Bảng kiểm cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật 64

Tiểu kết chương 2 65

Chương 3 67

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67

3.1 Mục đích thực nghiệm 67

3.2 Nội dung thực nghiệm 67

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 68

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 71

3.3 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 74

3.4 Tiến trình thực nghiệm 74

3.5 Kết quả thực nghiệm 77

3.6 Đánh giá thực nghiệm 79

3.7 Kết luận thực nghiệm 80

Tiểu kết chương 3 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 1

1 Phiếu khảo sát giáo viên 1

Trang 8

2 Phiếu khảo sát học sinh 5

Trang 9

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Nghĩa chữ viết tắt

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1.Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc 28

của học sinh tiểu học 28

Bảng 1.2 Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ở lớp 3 29

Bảng 1.3 Học sinh tham gia khảo sát ý kiến 32

Bảng 1.4 Giáo viên tham gia khảo sát ý kiến 33

Bảng 1.5 Kết quả khảo sát hứng thú khi viết đoạn văn của học sinh lớp 3 33

Bảng 1.6 Tổng hợp kết quả khảo sát đoạn văn của học sinh 35

Bảng 1.7 Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học của giáo viên .37

Bảng 2.1 Bảng kiểm cho đoạn văn biểu cảm về thầy cô, bạn bè 63

Bảng 2.2 Bảng kiểm cho đoạn văn biểu cảm về một nhân vật 64

Bảng 2.3 Bảng kiểm cho đoạn văn biểu cảm về một cảnh vật 65

Bảng 3.1 Giáo viên tham gia dạy thực nghiệm 75

Bảng 3.2 Tổng hợp mức độ hứng thú học tập của học sinh sau khi tham gia học thực nghiệm 77

Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả viết đoạn văn của học sinh sau thực nghiệm 78

Bảng 3.4 Kết quả đối chiếu giữa hai lần viết đoạn văn 79

Biểu đồ 1.1 Kết quả khảo sát hứng thú viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh lớp 3 34

Biểu đồ 1.2 Kết quả khảo sát kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của

học sinh tiểu học 35

Biểu đồ 1.3 Kết quả phỏng vấn giáo viên về rèn kĩ năng viết đoạn văn nêu

tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học .39

Biểu đồ 3.1 Mức độ hứng thú của học sinh sau khi tham gia giờ học thực nghiệm 77 Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo sát viết đoạn văn sau khi thực nghiệm 78

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bài tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh

đẹp của đất nước 27

Hình 1.2 Bài tập tìm ý cho đoạn văn Tả đồ chơi em thích 28

Hình 2.1 Sơ đồ tư duy cho Bài tập 1 51

Hình 2.2 Sơ đồ tư duy cho Bài tập 2 52

Hình 2.3 Sơ đồ tư duy cho Bài tập 3 52

Hình 2.4 Sơ đồ tư duy do học sinh tự vẽ cho Bài tập 4 53

Hình 2.5 Mẫu sơ đồ 1 53

Hình 2.6 Mẫu sơ đồ 2 54

Hình 2.7 Sơ đồ tư duy tình cảm, cảm xúc về người thân với từ khóa kính trọng 59

Hình 2.8 Sơ đồ tư duy tình cảm, cảm xúc về người thân với từ khóa yêu thương 59

Hình 2.9 Sơ đồ tư duy mô tả sự thích thú cảnh đẹp 60

Hình 2.10 Sơ đồ tư duy về thích hay không thích một nhân vật 60

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở

Tiểu học là xây dựng và phát triển nền tảng ngôn ngữ cho học sinh Vì ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để bày tỏ tình cảm, cảm xúc Qua môn học này, học sinh Tiểu học sẽ được phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết, nghe và nói Trong đó, hoạt động viết gắn với hai nhiệm vụ chính là: dạy viết kĩ thuật (tập viết, chính tả) và dạy viết sáng tạo (viết đoạn văn, bài văn) Dạy viết sáng tạo còn nhằm giúp học sinh biết cách biểu đạt các ý bằng chữ viết đảm bảo yêu cầu về chính tả, ngữ pháp và đặc trưng kiểu bài Tuy nhiên thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua một đoạn văn lại không hề đơn giản đối với học sinh tiểu học.Bởi vì, bên cạnh tình cảm, cảm xúc chân thành, các em còn cần biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp để làm cho những tình cảm, cảm xúc này hiện ra rõ ràng, chân thực nhất Hơn thế nữa, tình cảm hay cảm xúc của con người luôn bắt nguồn từ một

sự việc, con người, hình ảnh cụ thể chứ không phải tự nhiên mà có Sự gắn kết này khiến cho ranh giới giữa đoạn văn, bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc với đoạn văn,

bài văn kể chuyện, miêu tả đôi khi không dễ để phân biệt

Như vậy trong môn Tiếng Việt, rèn kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng Đầu tiên, nó giúp học sinh thể hiện những tình cảm, cảm xúc của bản thân một cách chân thành và sáng tạo Sự chân thành trong tình cảm, cảm xúc sẽ làm cho đoạn văn có tính truyền cảm cao hơn, tạo

sự chú ý ở người đọc, người nghe Trong khi đó, sáng tạo trong biểu đạt tình cảm, cảm xúc làm cho đoạn văn không còn đơn điệu, khuôn sáo Bên cạnh đó, rèn kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ viết, việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cũng giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, cải thiện khả năng ngữ pháp và sử dụng câu văn phong phú và linh hoạt Nó giúp các

em biết cách sắp xếp ý tưởng và các yếu tố văn hóa trong việc truyền đạt tình cảm và cảm xúc, còn giúp cho học sinh Tiểu học tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác

xã hội Viết là một phương tiện mạnh mẽ để truyền đạt ý kiến, tư duy và cảm xúc

Trang 13

năng diễn đạt bản thân một cách rõ ràng và sâu sắc hơn Điều này giúp các em giao tiếp một cách hiệu quả hơn, tạo dựng mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, gia đình và cộng đồng xung quanh Thông qua việc viết đoạn văn sẽ giúp các em bộc lộ được tư tưởng, tình cảm yêu thương con người, quý trọng gia đình, người thân, yêu quê hương đất nước, bộc lộ được những tư tưởng chưa đúng, chưa phù hợp, và từ đó người giáo viên mới có thể dẫn dắt học sinh đi đúng đường, đúng lối Như vậy không chỉ rèn cho học sinh biết cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc mà còn rèn cho các em biết làm người

Việc dạy học sinh viết đoạn văn để thể hiện tình cảm và cảm xúc ở bậc tiểu học hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số hạn chế nhất định Nhiều học sinh Tiểu học hiện nay vẫn chưa nhận diện một cách rõ ràng đoạn văn này so với các kiểu đoạn văn khác Hệ quả là, đoạn văn của các em thường sa vào kể hoặc tả nhiều, trong khi tình cảm, cảm xúc lại không được thể hiện một cách rõ ràng, chân thực Nhiều giáo viên tập trung vào việc truyền đạt kiến thức nhiều hơn là khuyến khích học sinh thể hiện cảm xúc Học sinh chưa có khả năng vận dụng lí thuyết, kiến thức

đã học vào quá trình viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc Các loại bài tập còn chưa đa dạng và chưa phù hợp với nhu cầu biểu cảm của học sinh Tiểu học Ngoài

ra, việc kiểm tra – đánh giá mang tính áp đặt, nặng về thành tích cũng tác động tiêu cực đến khả năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh

Trên bình diện nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu bàn về văn biểu cảm và đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc Tuy nhiên, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học theo yêu cầu của Chương trình mới vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến

Vì những lí do nói trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học”

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về văn biểu cảm

Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về bài văn biểu cảm được công bố trên thế giới Công trình nghiên cứu của Fartoukh, M., & Chanquoy xem xét lợi ích của việc can thiệp bằng văn bản biểu cảm đối với sức khỏe – các triệu

Trang 14

chứng lo âu và trầm cảm – và khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh lớp 5[31] Tác giả đã sử dụng mô hình viết văn biểu cảm cổ điển: Học sinh được chia thành các nhóm và viết những yêu cầu khác nhau, nhóm viết về những căng thẳng và tiêu cực trong cuộc sống của mình; nhóm thì viết về một ngày học bình thường, và sau khi hoàn thành, cho thấy tất cả những em được khảo sát đều giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc viết văn biểu cảm có thể làm thay đổi nhận thức, tâm lí của học sinh, khắc phục được các triệu chứng như lo

âu, trầm cảm ở các em

Công trình nghiên cứu của Russell Gersten, Scott Baker bàn về các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng viết bài văn biểu cảm cho học sinh khuyết tật [30] Các tác giả Barbara Walker, Margaret E Shippen, Paul Alberto,David

E Houchins, and David F Cihak nghiên cứu về quy trình dạy viết cho học sinh khuyết tật [29]

Ở Việt Nam, Nguyễn Trí được xem là một trong những tác giả đầu tiên tập trung nghiên cứu về văn bản biểu cảm Năm 2006, trong công trình “Dạy Tập làm văn ở Trung học cơ sở”, tác giả đã làm rõ những vấn đề lí thuyết chung về kiểu văn bản này Ông cho rằng: “Biểu cảm là sự giãi bày bằng ngôn từ tình cảm, cảm xúc…của con người đối với thế giới xung quanh Đây là nội dung chính của văn bản biểu cảm Thông qua đó, người viết muốn khêu gợi ở người đọc sự đồng cảm, đồng tình, tán thưởng hay ủng hộ các tình cảm, cảm xúc của mình” [27, tr37] Cũng trong công trình này, Nguyễn Trí cũng chỉ ra 3 đặc điểm của bài văn biểu cảm: “a.Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải trở thành nội dung chính Mọi chi tiết, mọi đoạn văn trong bài phải hướng tới, xoay quanh nội dung chính ấy b.Suy nghĩ và cảm xúc trong bài văn biểu cảm phải là của cá nhân người viết c Bài văn biểu cảm đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng phải giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.”[27, tr 37-tr 41]

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu lí thuyết, tác giả Nguyễn Trí còn nêu lên các bước cụ thể trong dạy học và viết bài văn biểu cảm: a Tìm hiểu đề bài / b.Tìm ý, lập

ý và diễn tả ý/ c.Lựa chọn cách thể hiện tình cảm và suy nghĩ, lập dàn ý và viết bài Tác giả Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Hiệp, Nguyễn Thanh Tú trong cuốn Văn biểu cảm nghị luận (Dùng cho trung học cơ sở) có nói Phát biểu cảm nghĩ là kiểu làm

Trang 15

văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ- tức là cảm xúc và suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật, cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn mình chứ không phải của người khác Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với một tác phẩm thì phải liên tưởng vơi thực tế thì bài làm mới hay.[19, tr5,6]

Năm 2009, Hoàng Thị Mai và một số tác giả khác trong công trình “Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học” [18] đã đề xuất cách rèn kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm và cảm xúc Các tác giả đã xây dựng các hoạt động và bài tập giúp học sinh phát triển khả năng thể hiện cảm xúc một cách chân thực và sinh động Các bài tập này giúp rèn luyện cho học sinh cách viết câu văn mang màu sắc

tu từ, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm Đậy cũng là kiểu bài tập giúp học sinh phát triển năng lực dùng từ, đặt câu, viết đoạn, bài, tạo ra sản phẩm ngôn ngữ có giá trị

Các tác giả Đoàn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Nga đã phân biệt những điểm khác nhau cơ bản giữa bài văn biểu cảm với bài văn miêu tả và tự sự Đối với văn tự

sự thì nhu cầu là kể lại một sự việc nào đó Ví dụ: “ Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo,

quanh năm ăn bữa sớm chẳng biết bữa tối Năm ấy, tết đến mà trong nhà không có một bát gạo, người vợ chạy mấy nơi mới vay được ít tiền kịp sáng 30 đi sắm Tết.”

còn đối với văn miêu tả thì nhu cầu là tái hiện người, vật, sự vật, ví dụ: “ Chị Nhà

Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như hai cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.” Riêng văn biểu cảm thì từ nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc Trong văn biểu

cảm cũng thường sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả, tuy nhiên văn biểu cảm chỉ xem các yếu tố đó là phương tiện để bộc lộ tình cảm chứ không phải là mục đích hướng

tới [14] Ví dụ: “ Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc

đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị Chính tại nơi này mẹ chị đã hát ru chị ngủ Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…”

Năm 2015, các tác giả Lê Thị Mỹ Trinh, Trần Lê Hân, Lê Ly Na trong công

trình “Phương pháp làm văn biểu cảm và nghị luận” đã nêu lên các bước cụ thể để

viết văn biểu cảm và phát triển khả năng thể hiện tâm trạng trong viết văn [28]

Trang 16

2.2 Nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh

Trong lĩnh vực rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh, nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đã đưa ra những nghiên cứu và đóng góp đáng kể

Năm 2005, tác giả Trần Mạnh Hưởng đã xuất bản công trình "Vui học Tiếng Việt"[8] Công trình này đưa ra nhiều giải pháp giúp học sinh rèn luyện và phát triển

kĩ năng viết đoạn văn Tiếng Việt thông qua các hoạt động vui chơi và thú vị Trong

đó, tác giả giới thiệu nhiều phương pháp như trò chơi, bài hát, câu đố, tranh vẽ, và các hoạt động thú vị khác để kích thích tư duy và sự sáng tạo của học sinh khi viết Đồng thời, tác giả cũng xây dựng các bài tập viết đoạn văn theo các chủ đề khác nhau,

từ miêu tả đối tượng, cảm nhận về cảnh vật, đến viết truyện ngắn, thơ, và nhật ký cá nhân

Tác phẩm "Trò chơi học tập Tiếng Việt 2" được biên soạn bởi Trần Mạnh Hưởng Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga (2010) tập trung vào việc giới thiệu các phương pháp và hoạt động vui chơi học tập để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn biểu cảm, sáng tạo cho học sinh [9]

Công trình này chứa một loạt các hoạt động và trò chơi học tập, bao gồm cả viết truyện, viết thư, viết nhật ký, và viết bài luận Các hoạt động này thường được thiết kế để kích thích tư duy sáng tạo và khả năng biểu đạt của học sinh, sử dụng phương pháp học thông qua trò chơi và thực hành để giúp học sinh phát triển kỹ năng viết một cách hiệu quả và thú vị

Tác giả Lê Phương Nga trong công trình “ Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt

ở Tiểu học” [17] cũng đề cập đến kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh cho rằng: “giáo viên không nên thuyết giảng mà phải gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực độc lập suy nghĩ làm việc để tự mình học được cách suy nghĩ, cách cảm, cách nói, cách viết” Theo tác giả, để luyện viết, cần có những

đề bài tốt, kích thích hứng thú viết văn của học sinh

Từ những công trình nghiên cứu tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy bài văn biểu cảm được nghiên cứu ở các phương diện và mức độ khác nhau Một số công

Trang 17

trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đi sâu chứng minh, làm rõ hiệu quả của việc viết bài văn biểu cảm với việc ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện tâm lí tiêu cực ở học sinh; đề xuất quy trình dạy viết văn biểu cảm cho trẻ em khuyết tật Trong khi

đó, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã tập trung xác định khái niệm, đặc trưng kiểu văn bản biểu cảm, làm cơ sở cho việc dạy viết bài văn biểu cảm trong nhà trường Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng viết bài văn biểu cảm cho học sinh ở bậc THCS Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh ở Tiểu học vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu đề tài là xác lập, làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

- Phân tích và đánh giá thực trạng việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

- Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

- Đánh giá tính khả thi của các nguyên tắc, biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về lí luận: Nghiên cứu về đoạn văn, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc và rèn

luyện kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Trang 18

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trong đề tài, chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp: phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu và phân tích các tài liệu có liên quan đến rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, các phương pháp dạy học viết cho học sinh tiểu học; khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc bằng ngôn từ,…

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Chúng tôi sử dụng này để sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài; từ đó đưa ra được những luận điểm khoa học cần thiết

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra và phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này dùng để quan sát thái độ, hứng thú học tập, sự tập trung và thời gian chú ý của học sinh lớp thực nghiệm trong quá trình thực hiện tiết dạy thực nghiệm Quá trình quan sát này sẽ được ghi nhận lại thông qua các phiếu dự giờ, giúp chúng tôi thu thập thông tin về tình hình thực hiện và phản hồi của học sinh trong quá trình học tập

- Phương pháp điều tra: Phương pháp này dùng để thu thập thông tin và ý kiến của giáo viên và học sinh về việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc Phương pháp điều tra giúp tìm hiểu các quan điểm, nhận thức và kinh nghiệm của các nhân tố liên quan trong quá trình viết đoạn văn

Trang 19

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp thực nghiệm sư phạm dùng

để đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài Phương pháp này giúp kiểm tra và đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

Chương 2: Nguyên tắc và biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh Tiểu học

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Văn bản biểu cảm và đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

1.1.1.1 Văn bản biểu cảm

Biểu cảm được hiểu là sự biểu lộ, bày tỏ tình cảm, cảm xúc Biểu cảm là là nhu cầu tự nhiên của con người So với việc giới thiệu, thuyết minh hay nêu ý kiến, biểu cảm mang tính chủ quan và đa dạng hơn Trước mỗi đối tượng, tình huống, mỗi người có những cảm xúc riêng và có cách thể hiện cảm xúc ấy khác nhau Biểu cảm

là thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ Đó là sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một người có nhân cách cao đẹp hay tài năng đặc biệt; là sự đồng cảm, xót xa trước những số phận bất hạnh, những mất mát khổ đau của đồng loại; là sự căm giận, kinh bỉ trước những việc làm xấu xa, những sự bất công trong cuộc đời Các nhà tâm lí học cho rằng tình cảm được hình thành và biểu hiện thông qua xúc cảm Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng là hai mức độ khác nhau, mặc dù chúng gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự rung cảm của con người

Văn bản biểu cảm là kiểu văn bản dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về một sự việc, hiện tượng, từ đó khơi gợi những cảm xúc, sự đồng cảm ở người đọc Tác giả Nguyễn Trí cho rằng nội dung chính của văn bản biểu cảm “là sự giãi bày bằng ngôn từ tình cảm, cảm xúc…của con người đối với thế giới xung quanh”[27,

tr 37] Mục đích viết văn bản biểu cảm là khơi gợi sự đồng cảm, đồng tình ở người đọc Chẳng hạn,đoạn văn dưới đây được viết ra cốt yếu để lan tỏa tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt mà đứa con dành cho mẹ

“Mẹ là người em yêu nhất trong nhà Mẹ luôn dịu dàng, âu yếm với em Đôi tay của mẹ sần sùi chai nắng nhưng lại làm ra những món ăn ngon nhất Những lúc

em ốm đau, mẹ thức cả đêm để chăm em Nhìn những nếp nhăn trên mắt, đôi tay chai sạn của mẹ, em càng thương mẹ nhiều hơn.”

Trang 21

Tác giả Nguyễn Trí cũng khẳng định rằng, “văn biểu cảm đòi hỏi những cảm xúc rất riêng của người viết, kị các cảm xúc và suy nghĩ giả tạo…mà phải chứa đựng những giá trị lớn lao, nhân văn, nhân đạo, cao thượng đẹp đẽ” Để thể hiện những tình cảm, cảm xúc như thế, người viết phải sử dụng ngôn ngữ mang tính gợi hình, gợi cảm cao

Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong giáo trình "Làm văn" đã phân loại các kiểu văn bản dựa trên phương thức biểu đạt, trong đó biểu cảm được xem xét là phương thức

để bày tỏ tình cảm và cảm xúc một cách chân thành và sâu sắc Nó cũng chính là phương thức biểu đạt chủ đạo trong bài văn biểu cảm Các yếu tố khác trong bài văn biểu cảm có vai trò bổ sung, làm rõ hơn cho phương thức biểu cảm

Từ những thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng biểu cảm là kiểu văn bản dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về một vấn đề nhất định Ngoài việc phải đảm bảo những yêu cầu chung của văn bản như tính mạch lạc, tính liên kết, văn bản biểu cảm còn cần thể hiện những cảm xúc chân thành, có giá trị nhân văn, nhân đạo bằng ngôn từ mang tính gợi hình, gợi cảm Mục đích chính của văn bản biểu cảm nhằm khêu gợi sự đồng cảm, đồng điệu ở người đọc, từ đó góp phần lan tỏa những tình cảm, cảm xúc tốt đẹp, tích cực đến những người xung quanh

1.1.1.2 Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

Đoạn văn là một đơn vị cấu thành văn bản hay nói cách khác, mỗi văn bản là một chỉnh thể thống nhất được tạo thành bởi nhiều đoạn văn Các đoạn văn một mặt vừa là một đơn vị độc lập, mặt khác lại có mối liên hệ với các đoạn văn khác nhằm hướng đến làm rõ chủ đề của văn bản

Trước hết, đoạn văn cần đảm bảo sự thống nhất nội tại, để tạo thành một đơn

vị độc lập Về nội dung, “mỗi đoạn văn tự nó có thể thực hiện trọn vẹn một đề tài nhỏ, một tiểu chủ đề trong văn bản” Nội dung này phải được thể hiện bằng các câu văn đảm bảo yêu cầu về ngữ pháp, ngữ nghĩa và lo gic Nói tóm lại, một đoạn văn nói chung trước hết phải đảm bảo yêu cầu về nội dung lẫn hình thức

Những vấn đề lí thuyết nói trên là cơ sở quan trọng để đi đến xác lập một cách

rõ ràng, cụ thể hơn nội hàm khái niệm đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc Trước kết, cần khẳng định rằng, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc là cách gọi khác của đoạn văn

Trang 22

biểu cảm, một yếu tố quan trọng tạo nên bài văn biểu cảm Nếu bài văn biểu cảm là nơi giãi bày những tình cảm, cảm xúc khác nhau được gợi lên từ một đối tượng cụ thể thì đoạn văn biểu cảm sẽ thể hiện một tình cảm hay cảm xúc nhất định Mỗi tình cảm, cảm xúc thể hiện qua từng đoạn văn sẽ làm cho bài văn biểu cảm thêm sâu sắc,

ý nghĩa và có sức truyền cảm cao hơn Có thể nói, mỗi đoạn văn biểu cảm thể hiện một ý của bài văn biểu cảm Thiếu ý hay thiếu đoạn văn cũng sẽ làm cho bài văn trở nên thiếu tính rõ ràng, thuyết phục

Để thể hiện ý hay diễn đạt ý trong đoạn văn biểu cảm, người viết có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:

- Ý chính được thể hiện qua câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn Các câu còn lại triển khai, làm rõ tình cảm, cảm xúc ấy

“Trong các món đồ chơi, tôi say mê nhất con gà đất: một chú gà đất đẹp mã,

oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui kì diệu ấy tái sinh trong tâm hồn, khi nhớ lại buổi sáng sớm, tôi mang gà ra đứng trước thềm, ấp nó giữa lòng bàn tay, dồn hơi đầy ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng, giống ý như dáng điệu con gà lúc gáy Còn gì vui hơn với một đứa bé, khi nó được hóa thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai: “Ó…ò…o”! Bao giờ tôi cũng thử rất lâu để chọn được một con gà đất có giọng trầm; biết cách bụm hai bàn tay để điều khiển giọng gáy thật sinh động, giống như người nghệ sĩ thổi kèn đồng”

(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người ham chơi)

“Vũ Bằng yêu quê, nhớ quê da diết khôn nguôi Và cũng từ đó, trong trái tim người con xa quê này chợt rung lên một nỗi khao khát cháy bỏng được trở về với quê hương, trở về với gia đình, với mùa xuân đất Bắc của mình.”

(Đoạn văn của Võ Thị Ly Đô Lương-Nghệ An) -Ý chính được thể hiện trong câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn Các câu mở đoạn, thân đoạn kể lại những sự kiện, con người, miêu tả tình huống, hoàn cảnh,,,gợi lên hay làm xuất hiện tình cảm, cảm xúc của người viết

“Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy

Trang 23

tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gáng lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng Có lẽ là không phải là một người con gái đã hát trên đài Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó có một góc vườn có đôi cây sầu đông và một dàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn chúng rau của ta thuở mới lọt lòng Đó là tiếng ngân nga của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu”

(Nguyên Ngọc – Đường chúng ta đi)

“Một lần, tôi đi chơi về chẳng may cái áo bị đứt một nút Thế là tôi nằng nặc đòi mẹ mua cái áo mới, còn mẹ thì cho rằng: “có thể sửa lại nó con à!” Nghe vậy tôi bèn bỏ vào trong buồng nằm khóc thút thít Một lúc sau, ngó đầu ra khỏi phòng, tôi chợt chạch lòng khi thấy mẹ đang khâu lại cái nút áo cho tôi Nhìn dáng mẹ hao gầy, cặm cụi với từng đường kim mũi chỉ, cảm giác bàng hoàng xâm chiếm con người tôi Tôi thẫn thờ nhìn vào khoảng không vô định trước mắt là tôi đấy ư? Một đứa con gái tưởng chừng đã trưởng thành mà lại vô tâm đến mức này ư? Tôi chợt oà khóc, muốn ôm chặt lấy mẹ và nói rằng: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm…””

(Nguyễn Văn Tùng-Tuyển tập đề bài văn biểu cảm theo hướng mở)

Cho dù là viết đoạn văn theo cách thức nào, câu chủ đề đặt ở đâu đi chăng nữa thì đoạn văn cũng cần thể hiện được tình cảm, cảm xúc chân thành của người viết Tình cảm, cảm xúc chân thành đó chủ yếu được thể hiện qua câu chữ, ngôn từ Vì thế, thông qua ngôn từ, người viết phải giúp người đọc tin những cảm xúc, tình cảm của mình là có thật Muốn vậy, các câu trong đoạn cần phải tái hiện lại những chi tiết, hình ảnh, sự kiện gợi lên cảm xúc đó một cách cụ thể, rõ ràng, sinh động Đây là minh chứng cho tình cảm, cảm xúc của người viết

Như thế, có thể thấy rằng, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc có những mối liên

hệ khá chặt chẽ với các đoạn văn kể lại một sự việc hay đoạn văn miêu tả Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rõ ràng mỗi đoạn văn này hướng đến những mục đích khác nhau Nếu mục đích của đoạn văn tự sự, miêu tả là tái hiện lại một cách sinh động, chân thực một sự việc, hình ảnh nào đó thì đoạn văn biểu cảm dùng để bày tỏ tình

Trang 24

cảm, cảm xúc của người viết về một sự việc, đối tượng cụ thể

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học

1.1.2.1 Động cơ biểu đạt tình cảm, cảm xúc

Động cơ là một khái niệm thường được sử dụng để chỉ sự kích thích, thúc đẩy, hoặc tạo động lực để hành động, thay đổi, hoặc thể hiện một khía cạnh nào đó của bản thân Nó cũng có thể hiểu là lí do, động lực dẫn đến một hành động nào đó của con người

Động cơ biểu đạt tình cảm, cảm xúc là tất cả những gì thôi thúc một cá nhân bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình Mỗi cá nhân, tùy thuộc vào vốn sống, trải nghiệm

và nhận thức mà có động cơ biểu đạt khác nhau Với học sinh Tiểu học, việc bày tỏ tình cảm, cảm xúc chịu sự tác động từ gia đình, trường học và những trải nghiệm cá nhân khác Cuộc sống gia đình sẽ hình thành nên động cơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc

về người thân, họ hàng Trong khi đó, việc học tập ở trường sẽ tạo nên động cơ bày

tỏ tình cảm, cảm xúc về thầy cô, bạn bè, về những bài học Những trải nghiệm cá nhân khác bên ngoài gia đình và nhà trường cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở các em

Động cơ biểu đạt tình cảm và cảm xúc của học sinh Tiểu học ảnh hưởng đến

kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của học sinh theo các cách sau:

+ Tạo động lực: Động cơ biểu đạt tình cảm và cảm xúc là nguồn động lực quan trọng để học sinh bắt đầu viết Khi họ cảm nhận một trạng thái tinh thần mạnh

mẽ hoặc có trải nghiệm đáng nhớ, họ thường cảm thấy muốn chia sẻ và thể hiện nó qua văn bản

+ Tạo nội dung chất lượng: Động cơ này giúp học sinh tạo ra nội dung độc đáo và chân thực Khi họ viết về những cảm xúc và tình cảm của bản thân, nội dung thường phong phú và có sức thuyết phục hơn

+ Phát triển kỹ năng viết: Động cơ biểu đạt tình cảm và cảm xúc thúc đẩy học sinh phát triển kỹ năng viết vì họ cần tìm cách biểu đạt một cách chính xác những suy nghĩ và cảm xúc của mình Việc này khuyến khích họ nghiên cứu từ vựng và cú pháp để thể hiện đúng ý

Trang 25

+ Tăng khả năng tương tác văn bản: Động cơ này thúc đẩy sự tương tác và giao tiếp qua văn bản Khi học sinh viết về tình cảm và cảm xúc, họ thường mong muốn được đọc và chia sẻ với người khác, điều này có thể tạo ra sự kết nối và thảo luận về các chủ đề quan trọng

Tóm lại, động cơ biểu đạt tình cảm và cảm xúc của học sinh Tiểu học với vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng viết đoạn văn thể hiện tình cảm và cảm xúc Nó cung cấp động lực, nội dung, và khả năng phát triển kỹ năng viết, đồng thời tạo ra cơ hội tương tác và giao tiếp qua văn bản

1.1.2.2 Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ của học sinh Tiểu học

- Đặc điểm tâm lí:

Học sinh tiểu học thường ở độ tuổi 6 đến 11 tuổi Các em có suy nghĩ, tình cảm hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng Ở mỗi đứa trẻ luôn tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định

về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình Các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cả về mặt sinh lí, tâm lí, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong

xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới nhưng cũng thiếu sự tập trung, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí, nhân cách của mỗi người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều

Trang 26

- Đặc điểm ngôn ngữ:

Học sinh Tiểu học có vốn từ đáp ứng được nhu cầu nói và nghe ở mức độ đơn giản Vốn từ này được hình thành từ đời sống giao tiếp tự nhiên và quá trình học tập trong nhà trường Khả năng biểu đạt tình cảm, suy nghĩ của các em chủ yếu dựa vào những gì quan sát, bắt chước

Ở giai đoạn này, kĩ năng viết mới đang trong quá trình hình thành Vì thế, các

em còn hạn chế trong việc lựa chọn ngôn từ, cách thức diễn đạt phù hợp với từng kiểu văn bản và đối tượng giao tiếp Các em cũng gặp khó khăn khi diễn đạt, trình bày những vấn đề có tính trừu tượng, khái quát cao

- Ảnh hưởng đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ đối với việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc:

Tâm trạng thay đổi nhanh chóng và tình cảm mạnh mẽ ở học sinh Tiểu học có tác động tích cực đến việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc Các tình cảm, cảm xúc cơ bản như niềm vui, buồn phiền, sự lo lắng sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên và chân thành hơn Hơn nữa, học sinh tiểu học thường có sự tưởng tượng phong phú và thích khám phá thế giới xung quanh Điều này có thể giúp các em sáng tạo ra các bài viết đa dạng và phong phú

Tuy nhiên, vốn từ vựng còn hạn chế khiến học sinh tiểu học có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt chính xác những ý muốn và cảm xúc của mình Các em thường không thể hiện được đầy đủ, rõ ràng tình cảm, cảm xúc của mình Điều đó làm cho bài văn, đoạn văn thiếu sức lôi cuốn, hấp dẫn

Tóm lại, đặc điểm tâm lí và ngôn ngữ của học sinh Tiểu học có thể ảnh hưởng

cả thuận lợi và khó khăn đối với việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc Điều quan trọng là giáo viên và người hỗ trợ cần tạo môi trường thúc đẩy và cung cấp hỗ trợ để

họ có thể phát triển khả năng viết và thể hiện cảm xúc một cách tự tin và sâu sắc hơn

1.1.2.3 Nội dung dạy học

Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm và cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng viết của học sinh Nó ảnh hưởng đến khả năng viết của học sinh theo những cách sau:

Tạo động lực và sự quan tâm đến việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc:

Trang 27

Biểu cảm là nhu cầu tự nhiên của mỗi người, trong đó có học sinh Tiểu học Việc dạy học viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân trong nhà trường càng khiến cho học sinh nhận thức rõ hơn về vị trí của việc thể hiện tình cảm, cảm xúc Nội dung dạy học cũng làm cho học sinh chú ý hơn đến cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc đó

Nâng cao khả năng biểu đạt tình cảm, cảm xúc: Như đã biết, học sinh tiểu

học có đời sống tình cảm, cảm xúc khá phong phú Tuy nhiên, các em chủ yếu thể hiện những tình cảm, cảm xúc ấy bằng ngôn ngữ nói dựa vào những kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân Nội dung dạy học trong nhà trường giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc cá nhân ấy bằng ngôn ngữ viết một cách hợp lí, biết diễn đạt những suy nghĩ và trạng thái cảm xúc một cách chính xác và lôi cuốn; tìm được từ ngữ và cấu trúc câu thích hợp để thể hiện những cảm xúc đó

Thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình viết: Nội dung dạy viết đoạn văn khuyến

khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng để tìm những tình cảm, cảm xúc tự nhiên, mới

mẻ và ý nghĩa Bên cạnh đó, những bài học viết đoạn văn nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung giúp có cách thể hiện cảm xúc của mình một cách độc đáo và truyền cảm hơn

Góp phần phát triển tư duy logic cho học sinh: Tình cảm, cảm xúc cho dù

mang tính cá nhân nhưng khi thể hiện trong đoạn văn, nó cũng phải được sắp xếp một cách hợp lí nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, thuyết phục Học sinh phải xác định rõ tình cảm, cảm xúc của mình và dùng những chi tiết, hình ảnh, sự việc để làm sáng tỏ tình cảm, cảm xúc đó

Tóm lại, nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm và cảm xúc có một tác động rất tích cực đối với khả năng viết của học sinh Nó giúp họ phát triển kỹ năng viết, tạo động lực, phát triển khả năng sáng tạo, và tạo ra một kết nối sâu sắc với việc thể

hiện tình cảm và cảm xúc của họ qua văn bản

1.1.3 Các chiến lược dạy viết đoạn văn cho học sinh tiểu học

1.1.3.1 Dạy viết đoạn văn thông qua đoạn văn minh họa

Một trong những chiến lược dạy viết đoạn văn hiệu quả là sử dụng đoạn văn minh họa Giáo viên cung cấp cho học sinh một hoặc một số đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc điển hình về nội dung và chuẩn mực về cách diễn đạt Học sinh sẽ được đọc

Trang 28

và tìm hiểu các đoạn văn này, từ đó có thể học hỏi và vận dụng vào quá trình viết của mình Việc sử dụng đoạn văn minh họa giúp học sinh có một mô hình cụ thể để tham khảo và phát triển kĩ năng viết đoạn văn của mình

Việc lựa chọn đoạn văn minh họa là yêu cầu quan trọng, quyết định sự thành công của chiến lược dạy học này Theo đó, đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức

-Về nội dung: đoạn văn minh họa cần thể hiện tình cảm, cảm xúc có ý nghĩa, giá trị đối với học sinh tiểu học: kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người có công; yêu quý, tôn trọng bạn bè; thích thú trước một cảnh thiên nhiên đẹp hay một bộ phim hay,…Những tình cảm, cảm xúc này cần được thể hiện một cách

cụ thể, sinh động, tự nhiên thông qua những chi tiết, hình ảnh, sự kiện có tính chân thực, rõ ràng

- Về hình thức: đoạn văn minh họa cần đảm bảo tính chuẩn mực trong việc sử dụng từ ngữ và cách thức diễn đạt; đảm bảo về cách thức trình bày đoạn văn cũng như có dung lượng phù hợp

Chẳng hạn, để dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho HS, GV có thể

sử dụng đoạn văn minh họa và những câu hỏi gợi ý dưới đây:

-“Hoạ Mi đúng là một học sinh xuất sắc! Sáng nào, Hoạ Mi cũng dậy sớm

luyện giọng Nhờ chăm chỉ, giọng hát của bạn ngày càng vút cao, trong trẻo Hôm nay thầy giáo và cả lớp đều háo hức chờ đón tiết mục của Hoạ Mi Giọng hát véo von của bạn cất lên, bay qua cửa sổ giục những mầm cây hé nở, giục hoa đào khoe sắc,…Cổ Hoạ Mi rướn cao, đôi mắt sáng long lanh Thầy giáo và chúng tôi say sưa trong khúc ca Mùa xuân, tưởng như đang đi trong một vườn hoa rực rỡ sắc màu Hoạ Mi thật xứng đáng là nghệ sĩ tài năng!”

(Tiếng Việt 3-tập 2, tr 30 bộ sách Chân trời sáng tạo) Trong đoạn văn trên câu văn nào thể hiện tình cảm, cảm xúc của thầy giáo

và các bạn với Hoạ Mi?

-“Những ngày hè ở quê nội thật tuyệt! Quê nội của tôi nằm bên bờ sông Thom hiền hoà Cả ba anh em tôi đều rất thích vè thăm nội, thăm vườn dừa mướt xanh của

bà Chao ôi, dừa mới nhiều làm sao! Mỗi cây giống như một người khổng lồ với những

Trang 29

tay lá khoẻ khoắn che buồng dừa sai trĩu quả Lũ trẻ chúng tôi chơi đủ trò chơi dưới bóng dừa Chơi chán, chúng tôi mắc võng nằm, nghe tiếng lá dừa rì rào trong gió Chiều chiều, nội dạy chúng tôi tết những món đồ chơi xinh xinh từ lá dừa Nhờ có vườn dừa quê nội, mùa hè của anh em tôi luôn đầy ắp những kỉ niệm êm đềm.”

(Khánh Bình) (1) Nhà văn viết về tình cảm của mình với nơi nào?

(2) Nơi đó có những gì khiến bạn nhỏ yêu thích?

(3) Những câu văn nào thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ với nơi đó?

1.1.3.2 Dạy viết đoạn văn thông qua nói và nghe

Một chiến lược hiệu quả khác để dạy viết đoạn văn là thông qua hoạt động nói

và nghe Chiến lược này tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ một cách

tự nhiên và sáng tạo, từ đó phát triển khả năng diễn đạt và cảm nhận tình cảm, cảm xúc trong việc viết Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các hoạt động như thảo luận nhóm, biểu diễn diễn cảm, trò chuyện và lắng nghe Điều này cho phép học sinh thể hiện ý kiến, chia sẻ cảm nhận và nghe ý kiến của nhau Qua hoạt động nói và nghe, học sinh được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ một cách tự do và linh hoạt, giúp phát triển khả năng diễn đạt và sáng tạo trong việc viết Khi tham gia vào hoạt động này, học sinh được lắng nghe và hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ và

kỹ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc Học sinh có thể học hỏi từ những ví dụ và mẫu câu mà giáo viên và các bạn cùng lớp đưa ra, từ đó áp dụng vào việc viết đoạn văn của mình

Việc tổ chức các hoạt động nói và nghe cần phải đảm bảo tính tương tác và sự tham gia của tất cả học sinh Điều này có thể được thực hiện thông qua các bài tập nhóm, trò chơi vai diễn, hoặc các tình huống thực tế giả định Qua việc tham gia và trải nghiệm, học sinh sẽ cảm nhận và hiểu rõ hơn về tình cảm, cảm xúc và biểu đạt chúng, từ đó phát triển kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân một cách tự nhiên và linh hoạt

Dưới đây là một số chi tiết cụ thể về phương pháp này:

- Thảo luận nhóm: Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thảo luận nhóm, trong

đó học sinh cùng nhau bàn về một chủ đề hoặc một tình huống Họ có thể chia sẻ ý

Trang 30

kiến, cảm nhận và kinh nghiệm của mình liên quan đến chủ đề đó Trong quá trình thảo luận, học sinh sẽ được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và diễn đạt tình cảm, cảm xúc của mình Điều này giúp rèn luyện kỹ năng diễn đạt và tư duy sáng tạo, từ đó áp dụng vào việc viết đoạn văn

- Biểu diễn diễn cảm: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh biểu diễn diễn cảm trong các tình huống cụ thể Học sinh có thể đóng vai, diễn tả tình cảm và cảm xúc thông qua giọng điệu, cử chỉ và biểu hiện khuôn mặt Qua hoạt động này, học sinh được khuyến khích tìm hiểu và biểu đạt tình cảm, cảm xúc một cách tự nhiên và linh hoạt Điều này giúp phát triển khả năng diễn đạt và tạo ra các ý tưởng sáng tạo cho việc viết đoạn văn

- Trò chuyện và lắng nghe: Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trò chuyện

và lắng nghe giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh Trong quá trình trò chuyện, học sinh có cơ hội nghe và hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ và biểu đạt tình cảm, cảm xúc Họ có thể học hỏi từ những ví dụ và mẫu câu mà giáo viên và các bạn cùng lớp đưa ra, từ đó áp dụng vào việc viết đoạn văn của mình

- Tạo tình huống giả định: Giáo viên có thể tạo ra các tình huống thực tế giả định mà học sinh cần sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tình cảm, cảm xúc Ví dụ, học sinh

có thể được yêu cầu viết một đoạn văn về cảm nhận về một cảnh trong một bức tranh, một đoạn phim, hoặc một câu chuyện Qua việc thực hiện các hoạt động này, học sinh sẽ có cơ hội áp dụng ngôn ngữ vào việc diễn đạt tình cảm, cảm xúc của bản thân

và phát triển kỹ năng viết đoạn văn một cách tự nhiên và linh hoạt

Một lưu ý đối với việc tổ chức các hoạt động nói và nghe là cần phải đảm bảo tính tương tác và sự tham gia của tất cả học sinh Giáo viên cần tạo môi trường thuận lợi để học sinh tự tin và thoải mái thể hiện ý kiến và cảm nhận của mình Qua việc tham gia và trải nghiệm trong các hoạt động nói và nghe, học sinh sẽ cảm nhận và hiểu rõ hơn về tình cảm, cảm xúc và biểu đạt chúng, từ đó phát triển kỹ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân

1.1.3.3 Dạy viết thông qua gợi ý

Dạy viết đoạn văn thông qua gợi ý là một chiến lược hiệu quả để hỗ trợ học sinh phát triển kĩ năng viết Nó giúp học sinh tiểu học viết đoạn văn một cách đúng

Trang 31

hướng và tập trung hơn

Dưới đây là một vài cách gợi ý cho học sinh trong quá trình dạy viết:

- Gợi ý bằng các câu hỏi tìm ý

Chọn gợi ý mà học sinh có thể liên kết dễ dàng hoặc gợi ý liên quan đến chủ

đề hoặc đề tài mà bạn muốn họ viết Gợi ý có thể liên quan đến tình cảm, trải nghiệm, suy nghĩ, hoặc bất kỳ khía cạnh nào bạn muốn họ phát triển

“ Nói 2-3 câu nêu cảm xúc của em về một loài cây”

“Viết về tình cảm với thầy cô giáo hoặc một người bạn

+ Em chọn viết về ai? Vì sao?

+ Tình cảm của em với người đó như thế nào? (thầy giáo, cô giáo hay bạn) + Kỉ niệm đẹp giữa em với người đó? (thầy giáo, cô giáo hay bạn)”

-Gợi ý bằng sơ đồ

Giáo viên có thể lựa chọn những dạng sơ đồ phù hợp để thể hiện những yêu cầu cơ bản về nội dung bài viết Những gợi ý này giúp học sinh có thể viết đúng hướng và đảm bảo trọng tâm của bài viết

“Ví dụ: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp

cảu đất nước

Hình 1.1 Bài tập tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh

đẹp của đất nước

Trang 32

Tìm ý cho đoạn văn Tả đồ chơi em thích”

Hình 1.2 Bài tập tìm ý cho đoạn văn Tả đồ chơi em thích

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trong sách Tiếng Việt 3 – Chân trời sáng tạo

1.2.1.1 Khảo sát về nội dung

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học là một nội dung

được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Theo đó, từ lớp 3 trở đi, học sinh đã được học cách viết kiểu đoạn văn này với những yêu cầu cần đạt cụ thể

Bảng 1.1.Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc

của học sinh tiểu học

STT Đối tượng

1 Lớp 3 Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người,

cảnh vật dựa vào gợi ý

2 Lớp 4 Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một

nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết

3 Lớp 5 Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân

trước một sự việc trong bài thơ, câu chuyện

Trang 33

viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học Trong sách giáo khoa tiếng Việt 3 – bộ Chân trời sáng tạo, nội dung này được thể hiện cụ thể qua các chủ điểm và bài học cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ở lớp 3

Ước mơ tuổi thơ Bài 4 Ước mơ màu xanh

Viết đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn

Nghệ sĩ tí hon

Bài 2 Quảng cáo

Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình em thích dựa vào gợi ý

Bài 4 Tiếng đàn

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 – 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình em thích

Quê hương tươi đẹp Bài 2 Trái tim xanh

Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở dựa vào gợi ý

Đất nước mến yêu

Bài 2 Một điểm đến thú vị

Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý

Bài 4 Mênh mông mùa nước nổi

Viết đoạn văn ngắn (từ 8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam

1.2.1.2 Đánh giá

Trang 34

Việt lớp 3, bộ sách Chân trời sáng tạo nhìn chung đã bám sát vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018: giúp học sinh viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân dựa vào gợi ý

Nội dung, đề tài dùng để viết đoạn văn không những kết nối với nội dung chủ điểm mà còn phù hợp với vốn sống, trải nghiệm của học sinh lớp 3 Đây là nền tảng thuận lợi cho quá trình viết của học sinh

“Ví dụ: Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 bộ "Chân trời sáng tạo",

bài "Thích hay không thích về một nhân vật trong truyện đã được đọc hoặc được nghe" (trang 103) là một ví dụ về việc hướng dẫn học sinh viết về cảm nhận của mình Học sinh có thể miêu tả cảm giác thích hay không thích về nhân vật trong truyện, tại sao?, có thể hòa mình vào nhân vật để cảm nhận được tính cách, tình cảm của nhân vật từ đó nêu được tình cảm, cảm xúc của mình về nhân vật đó”

- Sử dụng hình ảnh và tư duy sáng tạo: Trong quá trình dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc, sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo" khuyến khích học sinh sử dụng hình ảnh và tư duy sáng tạo để làm phong phú hơn các đoạn văn của học sinh Các em được khuyến khích sử dụng mô tả hình ảnh, so sánh, nhân cách hóa đối tượng

để thể hiện tốt hơn những tình cảm và cảm xúc của mình

“Ví dụ: Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 bộ "Chân trời sáng tạo", bài

"Chú mèo Bé Boong và những kỷ niệm" (trang 45) là một ví dụ về việc sử dụng hình ảnh và tư duy sáng tạo Học sinh có thể sử dụng mô tả chi tiết về ngoại hình, cử chỉ,

và tính cách của chú mèo để tạo ra một đoạn văn sống động và thú vị về những kỷ niệm vui vẻ và cảm xúc mà chú mèo đã mang lại.”

- Đề cao ý thức văn hóa và giá trị đạo đức: Trong chương trình giáo dục Tiếng Việt theo sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo", việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cũng nhằm đề cao ý thức văn hóa và giá trị đạo đức Học sinh được khuyến khích viết văn với sự tôn trọng, sự quan tâm đến người khác và xã hội, ý thức bảo vệ môi trường và ý thức công dân

“Ví dụ: Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 bộ "Chân trời sáng tạo", bài

"Người hàng xóm hiền lành" (trang 65) là một ví dụ về việc đề cao ý thức văn hóa và giá trị đạo đức Học sinh có thể viết về sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với một người

Trang 35

hàng xóm hiền lành đã giúp đỡ và chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày, hoặc viết về ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng sách tái chế và tiết kiệm năng lượng.”

Các nội dung dạy viết trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách có tính hệ thống, logic, bắt đầu từ việc giúp học sinh nhận biết những dấu hiệu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đến việc tìm ý dựa trên những gợi ý cho trước; cuối cùng là hoạt động viết, bổ sung hoặc trang trí Trong đó, học sinh nhận diện dấu hiệu đặc trưng của đoạn văn thông qua tìm hiểu các đoạn văn minh họa có tính chuẩn mực, điển hình; tìm ý cho đoạn văn dựa vào sơ đồ, tranh ảnh hay từ hoạt động nói và nghe; hoạt động viết được thiết kế theo hướng tiếp nối những kết quả đã làm từ phần tìm ý và

có thêm những định hướng về số lượng câu trong đoạn Sau khi viết, các em được thực hiện các nhiệm vụ bổ sung nhằm trưng bài, giới thiệu đoạn văn của mình Có thể nói, nội dung dạy học viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cơ bản bám sát vào quy trình dạy viết nói chung và phù hợp với vốn sống và và trải nghiệm của học sinh lớp 3

Ngoài ra, chúng ta cũng nhận thấy thời lượng dạy học viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc ở lớp 3 nhìn chung đã đáp ứng tốt yêu cầu hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh Thời lượng này được bố trí hợp lí theo hướng tăng dần ở học kì 2 Nội dung, đối tượng biểu cảm cũng mở rộng hơn cùng với sự mở rộng kiến thức, trải nghiệm của học sinh trong quá trình học đọc, học nói và nghe

Bên cạnh những mặt tích cực, nội dung dạy viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trong sách Tiếng Việt 3- bộ Chân trời sáng tạo cũng ít nhiều gây ra sự khó khăn cho việc tổ chức dạy học Trước hết là quan niệm “đoạn văn ngắn” kèm theo số lượng câu không giống nhau: 6-8 câu, 7-9 câu, 8-10 câu Cho dù việc yêu cầu số lượng câu như vậy thể hiện được tính nâng bậc, phát triển về yêu cầu trong viết nhưng ít nhiều cũng gây khó khăn với học sinh lớp 3 Bởi vì, ở lớp học này, các em mới bắt đầu làm quen với việc đoạn văn, khả năng diễn đạt và vốn từ chưa nhiều Cho nên, để đa số học sinh viết được đoạn văn đảm bảo số lượng câu nói trên là việc làm không hề dễ dàng

Nội dung dạy viết đoạn văn ở lớp 3 chủ yếu hướng các em bày tỏ tình cảm, cảm xúc về thầy cô, bạn bè, nhân vật, nghệ sĩ hay một cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việc bày tỏ tình cảm, cảm xúc về các đối tượng này bám sát vào yêu cầu trong

Trang 36

chương trình (bày tỏ tình cảm, cảm xúc về con người và cảnh vật) Tuy nhiên, tình cảm, cảm xúc với học sinh tiểu học luôn khởi nguồn từ gia đình (cha mẹ, ông bà, anh chị) rồi mới đến thầy cô, bạn bè cũng như cảnh vật, sự vật khác Vì thế, những nội dung biểu cảm như trên chưa thực sự phù hợp với vốn sống, trải nghiệm và sự hình thành tình cảm, cảm xúc của học sinh

1.2.2 Thực trạng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học

1.2.2.1 Khảo sát thực trạng

- Mục đích khảo sát:

+ Khảo sát thực trạng nhằm thu thập những thông tin từ học sinh và giáo viên

về việc viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc và việc dạy học viết đoạn văn này cho học sinh lớp 3 ở các trường TH Những thông tin thu thập được giúp chúng tôi có cơ

sở để đưa ra được những nhận định, đánh giá đầy đủ, khách quan về thực trạng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học

+ Từ những thông tin thu nhận được, chúng tôi cũng có cơ sở đưa ra được những giải pháp, ý tưởng nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cho học sinh tiểu học

- Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 200 học sinh lớp 3 và phỏng vấn nhanh giáo viên tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Bảng 1.3 Học sinh tham gia khảo sát ý kiến

Trang 37

Bảng 1.4 Giáo viên tham gia khảo sát ý kiến

- Phương pháp khảo sát ý kiến:

Chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Khảo sát trực tiếp, trực tuyến, bảng điều tra, quan sát,…

+ Với học sinh: chúng tôi tiến hành hỏi ý kiến về hứng thú học khi viết đoạn văn nói chung và viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc nói riêng; tìm hiểu, nghiên cứu các đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của các em

+ Với giáo viên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu những giáo viên dạy lớp

3 về nội dung, vai trò, kĩ năng viết đoạn văn của học sinh

Trần Văn Ơn 50 6 12,0 7 14,0 10 20,0 27 54,0 Tiểu học

Thống Nhất 50 4 8,0 8 16,0 9 18,0 29 58,0

Trang 38

Biểu đồ 1.1 Kết quả khảo sát hứng thú viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm

xúc của học sinh lớp 3

Bảng số liệu này cho thấy: TH Tân Tiến: Có tổng cộng 50 học sinh, trong đó

có 3 học sinh rất thích (6%), 8 học sinh thích (16%), 12 học sinh bình thường (24%),

và 27 học sinh không thích (54%) TH Nguyễn An Ninh: Cũng có 50 học sinh, với 5 học sinh rất thích (10%), 6 học sinh thích (12%), 11 học sinh bình thường (22%), và

28 học sinh không thích (56%) TH Trần Văn Ơn: Gồm 50 học sinh, trong đó có 6 học sinh rất thích (12%), 7 học sinh thích (14%), 10 học sinh bình thường (20%), và

27 học sinh không thích (54%) TH Thống Nhất: Với 50 học sinh, có 4 học sinh rất thích (8%), 8 học sinh thích (16%), 9 học sinh bình thường (18%), và 29 học sinh không thích (58%)

Có thể thấy: phần lớn học sinh (từ 54% đến 58%) tại các trường không thích hoặc có hứng thú bình thường đối với việc học tập Số học sinh rất thích và thích chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn (từ 6% đến 16%) Có một biểu hiện tích cực là không có trường học nào có tỷ lệ học sinh không thích đối với việc học tập vượt quá 58%

Phân tích này cho thấy rằng có sự biến đổi trong hứng thú học tập của học sinh tại các trường học khác nhau, và điều này có thể dẫn đến sự đa dạng trong chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập Có thể cần xem xét các yếu tố khác nhau như phương pháp giảng dạy, môi trường học tập, hoặc hỗ trợ tư vấn để cải thiện tình trạng hứng thú học tập của học sinh

Trang 39

Bảng 1.6 Tổng hợp kết quả khảo sát đoạn văn của học sinh

Mức 4: Viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sinh động

Mức 3: Viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc; một số hình ảnh chưa cụ thể, sinh động

Mức 2: Viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động Mức 1: Viết đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động

Biểu đồ 1.2 Kết quả khảo sát kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm

xúc của học sinh tiểu học

Kết quả khảo sát chia thành bốn nhóm: Viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sinh động Viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc; một số hình ảnh chưa cụ thể, sinh động Viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh

Trang 40

chưa cụ thể, sinh động Viết đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động

Phân chia kết quả viết đoạn văn theo trường học:

TH Tân Tiến: Tại trường này, có 5 học sinh (10%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sinh động, 8 học sinh (16%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc; một số hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, 14 học sinh (28%) viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, và 23 học sinh (46%) viết đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động

TH Nguyễn An Ninh: Tại trường này, có 4 học sinh (8%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sinh động, 9 học sinh (18%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc; một số hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, 15 học sinh (30%) viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, và 22 học sinh (44%) viết đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa

cụ thể, sinh động

TH Trần Văn Ơn: Tại trường này, có 6 học sinh (12%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sinh động, 8 học sinh (16%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc; một số hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, 16 học sinh (32%) viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, và 20 học sinh (40%) viết đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động

TH Thống Nhất: Tại trường này, có 5 học sinh (10%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc, hình ảnh cụ thể, sinh động, 8 học sinh (16%) viết đoạn văn giàu tình cảm, cảm xúc; một số hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, 13 học sinh (26%) viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động, và 24 học sinh (48%) viết đoạn văn chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động

Những kết quả trên cho thấy có sự đa dạng trong kết quả viết đoạn văn của học sinh tại các trường, nhưng tỷ lệ học sinh viết đoạn văn chưa thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc; hình ảnh chưa cụ thể, sinh động và viết đoạn văn chưa thể hiện được tình

Ngày đăng: 25/02/2024, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w