1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM VIỆT NAM – PHÂN KỲ I, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CÁC NHÀ MÁY

217 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Nam Việt Nam – Phân Kỳ I, Xây Dựng Và Vận Hành Các Nhà Máy
Trường học Công Ty TNHH Hóa Dầu Long Sơn
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 15,66 MB

Nội dung

6-1 PHỤ LỤC 1 VĂN BẢN PHÁP LÝ Trang 7 Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy” v DANH SÁCH BẢNG

Trang 1

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02/2023

CÔNG TY TNHH HÓA DẦU LONG SƠN

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

của dự án đầu tư

TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM VIỆT NAM

– PHÂN KỲ I, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH

CÁC NHÀ MÁY

Trang 3

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

i

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1-1 1.1 Tên chủ dự án đầu tư 1-1 1.2 Tên dự án đầu tư 1-1 1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 1-5

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư 1-5 1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 1-6

1.3.2.1 Nhà máy Olefins 1-7 1.3.2.2 Các nhà máy Polyolefins 1-11 1.3.2.3 Nhà máy tiện tích trung tâm (CTU) 1-22 1.3.2.4 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Tổ hợp 1-26 1.3.2.5 Hệ thống xử lý nước thải của Tổ hợp (CWWT) 1-27 1.3.2.6 Hệ thống đuốc đốt 1-27 1.3.2.7 Khu bồn chứa và Đường ống kết nối trung gian 1-27 1.3.2.8 Các cơ sở hạ tầng chung của Dự án 1-28

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 1-29

1.4 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, nước, điện hóa chất của dự án đầu tư 1-29

1.4.1 Nguyên liệu 1-29 1.4.2 Nhiên liệu 1-31 1.4.3 Hóa chất 1-32 1.4.4 Điện 1-42 1.4.5 Nước 1-42

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2-1 2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 2-1 2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải 2-1

Trang 4

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3-1 3.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải 3-6

3.1.1 Công trình thu gom nước mưa 3-6 3.1.2 Công trình thu gom nước thải 3-8

3.1.2.1 Đối với nước mưa ô nhiễm 3-8 3.1.2.2 Nước thải sinh hoạt 3-9 3.1.2.3 Nước làm mát thải 3-10 3.1.2.4 Nước thải công nghiệp 3-12

3.1.3 Công trình xử lý nước thải 3-17

3.1.3.1 Công trình tiền xử lý nước thải 3-17 3.1.3.2 Công trình xử lý nước thải tập trung (CWWT) 3-27

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 3-40

3.2.1 Công trình thu gom khí thải 3-44

3.2.1.1 Công trình thu gom khí thải đưa đến ống khói của Lò hơi nhà máy CTU 3-44 3.2.1.2 Hệ thống thu gom khí thải của thiết bị lọc túi vải và Xyclon 3-46 3.2.1.3 Hệ thống thu gom khí thải lò cracking của Nhà máy Olefins 3-52

3.2.2 Công trình xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt 3-52

3.2.2.1 Hệ thống xử lý khí thải và ống khói của Lò hơi nhà máy CTU (đã được cấp phép theo giấy phép số 222/GPMT-BTNMT) 3-52 3.2.2.2 Thiết bị lọc túi vải, thiết bị thu hồi bụi và Xyclon (đã được cấp phép theo giấy phép số 222/GPMT-BTNMT) 3-63 3.2.2.3 Thiết bị đốt NOx thấp và ống khói của các Lò cracking Nhà máy Olefins (xin cấp phép bổ sung) 3-76

3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 3-89

3.3.1 Quy trình quản lý chất thải rắn thông thường 3-89 3.3.2 Thiết bị lưu chứa và kho chứa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường 3-91

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 3-95 3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 3-103

Trang 5

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

3.7 Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt và báo cáo đánh giá tác động môi trường 3-116 CHƯƠNG 4 NỘI DUNG CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 4-1 4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 4-1

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 4-3

4.1.1.1 Nguồn phát sinh thường xuyên 4-3 4.1.1.2 Nguồn phát sinh không thường xuyên 4-5

4.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn nước tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải 4-5

4.1.2.1 Dòng nước thải số 1 4-6 4.1.2.2 Dòng nước thải số 2 4-7

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 4-8

4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 4-9

4.2.1.1 Các nguồn phát sinh đã được cấp phép 4-9 4.2.1.2 Nguồn đề nghị cấp phép bổ sung từ Nhà máy Olefins 4-10

4.2.2 Dòng khí thải, vị trí xả khí thải 4-11

4.2.2.1 Vị trí xả khí thải 4-11 4.2.2.2 Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 4-13 4.2.2.3 Phương thức xả khí thải 4-14 4.2.2.4 Chất lượng khí thải 4-15

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 4-16

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 4-16

4.3.1.1 Nội dung đã được cấp phép 4-16 4.3.1.2 Nội dung đề nghị cấp phép bổ sung 4-16

Trang 6

4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung 4-17

4.3.2.1 Nội dung đã được cấp phép 4-17 4.3.2.2 Nội dung đề nghị cấp phép bổ sung 4-17

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 5-1 5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 5-1

5.1.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã được cấp phép 5-1

5.1.1.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm Hệ thống xử lý khí thải lò hơi của

5.2 Chương trình quan trắc chất thải 5-10

5.2.1 Chương trình quan trắc định kỳ 5-10

5.2.1.1 Nước thải 5-10 5.2.1.2 Khí thải 5-11

5.2.2 Chương trình giám sát tự động liên tục 5-12

5.2.2.1 Nước thải 5-12 5.2.2.2 Khí thải 5-15

5.2.3 Kế hoạch quan trắc tự động và liên tục và kế hoạch quan trắc định kỳ khác 5-16

5.3 Chi phí quan trắc hàng năm 5-17 CHƯƠNG 6 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 6-1 PHỤ LỤC 1 VĂN BẢN PHÁP LÝ

PHỤ LỤC 2 BẢN VẼ HOÀN CÔNG

Trang 7

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

v

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Tọa độ các góc của Tổ hợp 1-1 Bảng 1.2 Quy mô các hạng mục công trình chính của Dự án 1-3 Bảng 1.3 Công suất của Dự án theo các nhóm sản phẩm, hàng hóa của Dự án 1-6 Bảng 1.4 Ước tính nguyên liệu sử dụng cho hoạt động của Dự án 1-29 Bảng 1.5 Ước tính lượng dầu nhớt và sơn sử dụng trong các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng 1-31 Bảng 1.6 Danh sách hóa chất, xúc tác và phụ gia tiêu hao 1-32 Bảng 1.7 Danh sách xúc tác tầng cố định và chất hấp phụ 1-40 Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện của Dự án 1-42 Bảng 3.1 Tiến độ xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM đã phê duyệt 3-3 Bảng 3.2 Các hệ thống thu gom nước thải công nghiệp và nước nhiễm dầu về CWWT 3-12 Bảng 3.3 Các dòng nước thải đưa về CWWT 3-24 Bảng 3.4 Thông số thiết kế chính của các công trình trong CWWT 3-29 Bảng 3.5 Hình ảnh hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục cho CWWT 3-34 Bảng 3.6 Danh mục hóa chất sử dụng tại CWWT 3-35 Bảng 3.7 Chất lượng nước thải sau xử lý và tiêu chuẩn thải áp dụng 3-35 Bảng 3.8 Các dòng nước thải đưa về CWWT 3-40 Bảng 3.9 Tóm tắt thông tin nguồn khí thải đã được cấp phép và biện pháp quản lý 3-41 Bảng 3.10 Tóm tắt thông tin nguồn khí thải xin cấp phép bổ sung trong hồ sơ và biện pháp quản lý 3-44 Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật cơ bản của các đường ống dẫn khí thải đến hệ thống

xử lý khí đầu đốt NOx thấp (FGR) 3-45 Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật cơ bản của các đường ống dẫn khí thải đến hệ thống rửa khí bán khô (FGD) 3-46 Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật cơ bản của các đường ống thu gom đến thiết bị xử lý tro bay 3-46 Bảng 3.14 Thông số kỹ thuật cơ bản của các công trình thu gom bụi 3-47

Trang 8

Bảng 3.15 Yêu cầu về môi trường trong khí thải lò hơi 3-53 Bảng 3.16 Thông số kĩ thuật thiết bị xử lý khí thải lò hơi đã xây dựng 3-56 Bảng 3.17 Thông số thiết kế buồng đốt NOx thấp và hệ thống quạt đẩy ra môi trường (IDF) của hệ thống FGR 3-58 Bảng 3.18 Thông số của thiết bị quan trắc tự động 3-62 Bảng 3.19 Danh sách các thiết bị lọc túi vải đã hoàn thành tại Nhà máy HDPE, LLDPE và PP 3-65 Bảng 3.20 Đặc tính kỹ thuật chính của hệ thống lọc bụi túi vải thuộc Nhà máy HDPE 3-67 Bảng 3.21 Đặc tính kỹ thuật chính của hệ thống lọc bụi túi vải thuộc Nhà máy LLDPE 3-68 Bảng 3.22 Đặc tính kỹ thuật chính của hệ thống lọc bụi túi vải thuộc Nhà máy PP 3-69 Bảng 3.23 Đặc tính kỹ thuật của Xyclon 3-71 Bảng 3.24 Đặc tính kỹ thuật chính của hệ thống Xyclon 3-72 Bảng 3.25 Đặc tính kỹ thuật của thiết bị thu hồi bụi của Nhà máy PP 3-74 Bảng 3.26 Yêu cầu về môi trường trong khí thải lò hơi 3-76 Bảng 3.27 Yêu cầu về môi trường trong khí thải lò cracking Nhà máy Olefins 3-79 Bảng 3.28 Thông số kỹ thuật của buồng đốt và đầu đốt NOx thấp của Lò cracking thu hồi khí 3-81 Bảng 3.29 Thông số kỹ thuật của buồng đốt và đầu đốt NOx thấp của Lò cracking lỏng 3-82 Bảng 3.30 Thông số kỹ thuật của vòi phun khử cốc, lò cracking khí thu hồi 3-83 Bảng 3.31 Thông số kỹ thuật của vòi phun khử cốc, lò cracking lỏng 3-83 Bảng 3.32 Tiêu chuẩn khí thải đầu ra theo thiết kế của các lò cracking lỏng và khí 3-84 Bảng 3.33 Thông số của các ống khói lò cracking 3-84 Bảng 3.34 Thông số của thiết bị quan trắc tự động 3-89 Bảng 3.35 Lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh hàng năm của Tổ hợp 3-92 Bảng 3.36 Các kho chứa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được cấp phép 3-94

Trang 9

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

vii

Bảng 3.37 Kho chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường tại nhà máy Olefins 3-96 Bảng 3.38 Lượng chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp phải kiểm soát theo từng loại phát sinh trong giai đoạn vận hành Tổ hợp 3-100 Bảng 3.39 Các kho chứa chất thải nguy hại đã được cấp phép 3-104 Bảng 3.40 Kho chứa chất thải nguy hại tại nhà máy Olefins 3-106 Bảng 3.41 Các thông số chỉnh của đuốc đốt trong vận hành bình thường 3-109 Bảng 3.42 Các thiết bị an toàn hóa chất, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại nhà máy CTU 3-111 Bảng 3.43 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực nhà thí nghiệm 3-112 Bảng 3.44 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực cảng và cầu cảng Hydrocarbon 3-113 Bảng 3.45 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực bồn chứa 3-113 Bảng 3.46 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực nhà máy HDPE 3-114 Bảng 3.47 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực nhà máy PP 3-114 Bảng 3.48 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực nhà máy LLDPE 3-115 Bảng 3.49 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực các nhà máy Olefins 3-116 Bảng 3.50 Các thiết bị ATHC, PCCC, ứng phó sự cố hóa chất tại khu vực kho nguyên vật liệu 3-117 Bảng 3.51 Hệ thống/trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu tại Tổ hợp 3-118 Bảng 5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm của Hệ thống xử lý khí thải lò hơi của CTU 5-2 Bảng 5.2 Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý của Hệ thống xử lý khí thải lò hơi của CTU 5-3 Bảng 5.3 Kế hoạch vận hành thử nghiệm cho Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Tổ hợp 5-4 Bảng 5.4 Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý của Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Tổ hợp 5-4

Trang 10

Bảng 5.5 Kế hoạch vận hành thử nghiệm của Hệ thống xử lý khí thải lò cracking của nhà máy Olefins 5-6 Bảng 5.6 Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý của Hệ thống xử lý khí thải lò cracking của nhà máy Olefins 5-6 Bảng 5.7 Kế hoạch vận hành thử nghiệm cho Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Tổ hợp đề nghị cấp phép bổ sung 5-9 Bảng 5.8 Kế hoạch quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý của Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Tổ hợp đề nghị cấp phép bổ sung 5-9 Bảng 5.9 Chương trình giám sát định kỳ nước thải công nghiệp trong giai đoạn vận hành 5-10 Bảng 5.10 Vị trí và các thông số quan trắc khí thải định kỳ trong giai đoạn vận hành của Tổ hợp đã được cấp phép 5-11 Bảng 5.11 Vị trí và các thông số quan trắc khí thải định kỳ trong giai đoạn vận hành của Tổ hợp đề nghị cấp phép bổ sung 5-12 Bảng 5.12 Vị trí và các thông số quan trắc của quan trắc nước thải công nghiệp tự động và liên tục của Tổ hợp trong giai đoạn vận hành 5-13 Bảng 5.13 Vị trí và các thông số giám sát quan trắc tự động liên tục của nước làm mát trong giai đoạn vận hành của Tổ hợp 5-13 Bảng 5.14 Chương trình quan trắc khí thải tự động và liên tục trong giai đoạn vận hành của Tổ hợp đã được cấp phép 5-15 Bảng 5.15 Chương trình quan trắc khí thải tự động và liên tục trong giai đoạn vận hành của toàn Tổ hợp đề nghị cấp phép bổ sung 5-16 Bảng 5.16 Dự toán kinh phí của chương trình quan trắc môi trường của LSP trong giai đoạn vận hành 5-17

Trang 11

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

ix

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Vị trí của Tổ hợp tại đảo Long Sơn 1-2 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình vận hành tổng thể của Tổ hợp 1-7 Hình 1.3 Sơ đồ khối quy trình vận hành của nhà máy Olefins 1-8 Hình 1.4 Sơ đồ khối quy trình công nghệ của nhà máy HDPE 1-12 Hình 1.5 Sơ đồ các dòng thải chính của nhà máy HDPE 1-15 Hình 1.6 Sơ đồ khối quy trình vận hành Nhà máy LLDPE 1-16 Hình 1.7 Sơ đồ các dòng thải chính của nhà máy LLDPE 1-18 Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ nhà máy PP 1-19 Hình 1.9 Sơ đồ các dòng thải chính của nhà máy PP 1-21 Hình 1.10 Sơ đồ khối nhà máy sản xuất hơi và điện 1-22 Hình 2.1 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh khu vực dự án 2-2 Hình 2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 2-3 Hình 3.1 Tóm tắt tình trạng cấp phép cho các công trình/hệ thống BVMT của Tổ hợp 3-2 Hình 3.2 Mặt bằng mạng lưới thoát nước mưa của THHD Long Sơn 3-7 Hình 3.3 Một số hình ảnh thực tế các công trình trong mạng lưới thoát nước mưa sạch của Tổ hợp 3-8 Hình 3.4 Cấu tạo bể chứa tạm nước mưa có khả năng bị ô nhiễm 3-9 Hình 3.5 Vị trí và hình ảnh của hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước làm mát thải 3-11 Hình 3.6 Hệ thống thu gom các loại nước thải đến CWWT của Tổ hợp 3-16 Hình 3.7 Sơ đồ tóm tắt các dòng nước thải trong Tổ hợp và các công trình xử lý nước thải liên quan 3-17 Hình 3.8 Nguyên lý hoạt động của Bể tách dầu 3-18 Hình 3.9 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Bể trung hòa tại nhà máy HDPE 3-19 Hình 3.10 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Bể tách dầu tại nhà máy HDPE 3-19 Hình 3.11 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Bể tách dầu tại nhà máy PP 3-20 Hình 3.12 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Bể trung hòa tại Nhà máy CTU 3-22

Trang 12

Hình 3.13 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Bể tách dầu tại Nhà máy CTU 3-22 Hình 3.14 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Thiết bị tách dầu tại Khu bồn chứa

và cảng 3-23 Hình 3.15 Lưu đồ xử lý nước thải của CWWT 3-24 Hình 3.16 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của CWWT 3-25 Hình 3.17 Hình ảnh thực tế của CWWT của Tổ hợp 3-28 Hình 3.18 Vị trí hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục cho CWWT tại Hố kiểm tra cuối số 1 3-33 Hình 3.19 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Hệ thống oxy hóa khí ướt tại nhà máy Olefins 3-38 Hình 3.20 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Bể trung hòa tại nhà máy Olefins 3-39 Hình 3.21 Hình ảnh thực tế tại khu vực lắp đặt Hệ thống lọc tại nhà máy Olefins 3-39 Hình 3.22 Tóm tắt các nguồn khí thải thuộc phạm vi báo cáo xin phép môi trường 3-41 Hình 3.23 Sơ đồ khối công nghệ xử lý khí thải lò hơi 3-54 Hình 3.24 Ảnh chụp thực tế các ống khói của lò hơi phụ trợ Nhà máy CTU 3-60 Hình 3.25 Nguyên lý vận hành của thiết bị rửa khí bán khô (FGD) và túi lọc 3-66 Hình 3.26 Ảnh chụp thiết bị lọc túi vải tại Nhà máy LLDPE 3-70 Hình 3.27 Thiết bị tách bụi bằng Xyclon điển hình 3-71 Hình 3.28 Ảnh chụp hệ thống Xyclon 3-74 Hình 3.29 Ảnh chụp hệ thống thu hồi bụi ZZ-863 3-75 Hình 3.30 Ví dụ điển hình về Buồng đốt của lò cracking 3-78 Hình 3.31 Quy trình đơn giản để chuyển từ chế độ vận hành bình thường sang chế

độ khử cốc 3-81 Hình 3.32 Thiết kế ống khói của lò cracking khí thu hồi 3-85 Hình 3.33 Thiết kế ống khói của lò cracking lỏng 3-85 Hình 3.34 Buồng đốt NOx thấp 3-86 Hình 3.35 Hình ảnh thực tế ống khói của lò cracking đã lắp đặt 3-86 Hình 3.36 Vị trí của nhà phân tích 10-AH-002 3-87 Hình 3.37 Thiết kế vị trí các điểm giám sát tại ống khói của các lò cracking 3-88 Hình 3.38 Sơ lược về các vị trí các điểm giám sát tại ống khói và quá trình kết nối truyền tải thông số đến các nhà phân tích 3-89

Trang 13

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

xi

Hình 3.39 Vị trí thực tế các điểm giám sát tại ống khói và vị trí camera theo dõi các ống khói 3-91 Hình 3.40 Sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn thông thường tại Tổ hợp 3-92 Hình 3.41 Hình ảnh thực tế các kho chứa chất thải rắn thông thường đã được cấp phép 3-95 Hình 3.42 Vị trí các kho chứa chất thải rắn thông thường và kho chứa chất thải nguy hại trong Tổ hợp 3-97 Hình 3.43 Quy trình quản lý chất thải nguy hại phát sinh tại Tổ hợp 3-98 Hình 3.44 Hình ảnh thực tế các nhà kho chứa chất thải nguy hại tại Tổ hợp 3-105 Hình 3.45 Ảnh chụp của vị trí các Đuốc đốt số 1, 2, 3 và Đuốc đốt kín mặt đất số 1 3-110 Hình 4.1 Sơ đồ các dòng nước thải phát sinh và biện pháp quản lý/xử lý 4-2 Hình 5.1 Tiến độ tiếp nhận các dòng thải tại Hệ thống xử lý nước thải tập trung của

Tổ hợp 5-8 Hình 5.2 Vị trí giám sát nước thải công nghiệp và nước làm mát trong giai đoạn vận hành của Tổ hợp 5-14

Trang 14

CHỮ VIẾT TẮT

API : Bể tách dầu

BDU : Hệ thống chiết xuất Butadien (Butadiene Extraction Unit)

BWACO : Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa Vũng Tàu

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

CFU : Hệ thống lò cracking (Cracking Furnace system)

CKB : Đáy lò cracking (cracker bottom)

COD : Nhu cầu oxy hóa học

Cracker

Bottoms : Sản phẩm đáy lò craking

CTU : Nhà máy tiện ích trung tâm

CW : Nước làm mát (Cooling Water)

CPI : Bể tuyển nổi bằng trọng lực

DMDS : Dimethyldisulfide

DRUPS : Nguồn cấp điện liên tục bằng động cơ diesel (Diesel Rotary

Uninterrupted Power Supply) ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam

FGR : Khí nhiên liệu tuần hoàn (flue gas recirculation)

FGD : Hệ thống thiết bị sấy khô

GHU : Phân xưởng hydro hóa xăng

ORU : Phân xưởng thu hồi Oleffins (Olefins Recover Unit)

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

Trang 15

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

xiii

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SHP steam : Hơi nước siêu áp suất cao (Super high pressure steam)

STG : Máy phát điện tua bin hơi (Steam turbine generation)

THHD : Tổ hợp hóa dầu

TOC : Tổng carbon hữu cơ ( Total organic carbon)

TSS : Tổng rắn lơ lửng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TNMT : Tài nguyên và môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 16

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TY TNHH HÓA DẦU LONG SON Địa chỉ Công ty: Thôn 2, Xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Điện thoại : +84-254-3514000

Người đại diện theo pháp luật của chủ Dự án đầu tư: Ông Tharna Sanee

Chức vụ: Tổng giám đốc

Giấy chứng nhận đầu tư: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu cấp số 1075284096, chứng nhận lần thứ nhất ngày 11/07/2008

và chứng nhận cập nhất mới nhất vào ngày 20/12/2021 (đính kèm trong Phụ lục 1)

1.2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM VIỆT NAM – PHÂN KỲ I, XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH

Trang 17

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-2 Hình 1.1 Vị trí của Tổ hợp tại đảo Long Sơn

Trang 18

− Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của Dự án đầu tư: Bộ Công Thương

− Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

− Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường

+ Quyết định phê duyệt ĐTM: Báo cáo ĐTM của Dự án đã được Bộ TN&MT phê duyệt theo quyết định số 2037/QĐ-BTNMT ngày 06/08/2019

+ Văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định

báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trong quá trình triển khai, Dự án có một số thay đổi so với quyết định ĐTM LSP đã báo cáo và nhận được chấp thuận/phản hồi từ Bộ như sau:

• Công văn số 959/BTNMT-TCMT ngày 28/02/2020 về việc thay đổi một

số nội dung trong các báo cáo ĐTM của Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam

• Công văn số 5420/BTNMT-TCMT ngày 01/10/2020 về việc thay đổi một

số nội dung trong các báo cáo ĐTM của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam (lần 2 năm 2020)

• Công văn số 7390/BTNMT-TCMT ngày 28/12/2020 về việc thay đổi một

số nội dung trong các báo cáo ĐTM của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam (lần 3 năm 2020)

Các nội dung báo cáo thay đổi nêu trên chủ yếu liên quan đến công tác quản

lý, biện pháp thi công trong giai đoạn xây dựng và các biện pháp thu gom xử

lý nước thải tạm thời trong thời gian Hệ thống xử lý nước thải (CWWT) của

Tổ hợp chưa đi vào vận hành Các nội dung thay đổi không liên quan đến quy

mô, công suất, địa điểm xây dựng, loại chất thải phát sinh và nguồn tiếp nhận các chất thải (nội dung chi tiết các văn bản được đính kèm trong Phụ lục 1) + Giấy phép môi trường số 222/GPMT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 21/09/2022 cấp phép Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án “Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam – Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy” tại

xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Một số thông tin chung của Dự án được trình bày trong Bảng 1.2 dưới đây

Bảng 1.2 Quy mô các hạng mục công trình chính của Dự án

STT mục/công Hạng

trình Nội dung đề cập trong báo cáo ĐTM

Những thay đổi so với nội dung trong ĐTM

Nội dung

đã được cấp GPMT

số 222

Sơn (đảo Long Sơn) tiếp giáp với Vịnh

Không thay đổi

Đã cấp phép

Trang 19

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-4

STT mục/công Hạng

trình Nội dung đề cập trong báo cáo ĐTM

Những thay đổi so với nội dung trong ĐTM

Nội dung

đã được cấp GPMT

số 222

Gành Rái Đảo Long Sơn cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Vũng Tàu 30 km

2 Phạm vi/ công

nghệ vận hành

Các nhà máy và các công trình phụ trợ bao gồm:

➢ Nhà máy Olefins:

+ Phân xưởng Olefins;

+ Phân xưởng C4;

Không thay đổi

Chưa cấp phép

➢ Nhà máy Polyolefins:

+ Nhà máy Polyethylen tỷ trọng cao (HDPE),

+ Nhà máy Polyethylen có tỉ trọng thấp tuyến tính (LLDPE),

+ Nhà máy Polypropylen (PP)

Không thay đổi Đã cấp phép

➢ Các công trình phụ trợ của Dự án:

+ Nhà máy nước; nước đã xử lý, nước uống, nhà máy nước khử khoáng, hệ thống cung cấp không khí/khí công cụ

+ Hệ thống ngưng tụ và hóa hơi;

+ Máy phát điện tuabin hơi;

+ Hệ thống nước làm mát;

+ Cụm xử lý nước thải (CWWT) của Tổ hợp;

+ Hệ thống phát hiện khí và phòng cháy chữa cháy

+ Cơ sở hạ tầng chung, v.d Phòng thí nghiệm, kho chứa, ECC, Xưởng, nhà điều hành, sửa chữa, kho chứa hóa chất, cân xe tải

Không thay đổi Đã cấp phép

3 Công suất thiết

Đã cấp phép

Trang 20

STT mục/công Hạng

trình Nội dung đề cập trong báo cáo ĐTM

Những thay đổi so với nội dung trong ĐTM

Nội dung

đã được cấp GPMT

số 222

Polyethyelen tỷ trọng cao (HDPE)

602

Polyethylen có tỉ trọng thấp tuyến tính (LLDPE)

Đã cấp phép

+ Khí thải từ 06 ống khói nhà máy Olefins của Tổ hợp; thay đổi Không

Chưa cấp phép + Bụi phát sinh từ hoạt động đóng

bao và hệ thống nạp phụ gia của Nhà máy Polyolefins

Không thay đổi Đã cấp phép

+ Nước thải công nghiệp (phát sinh từ các nhà máy LLDPE, PP, HDPE, CTU, olefins, khu vực bồn chứa)

+ Nước thải làm sạch hóa chất và nước thải thụ động gián đoạn (tạo ra từ Polyolefins, CTU, khu vực bồn chứa và cầu cảng, olefin)

Không thay đổi

Đã cấp phép vận hành ở công suất 71%

5 Vị trí thải Nước thải phát sinh từ hoạt động của LSP sẽ được xả ra vịnh Gành Rái thay đổi Không Đã cấp phép

Tính đén thời điểm tháng 11/2022, tién đo ̣ xây dựng tỏng thẻ thực té của dự án đạt 100% Trong đó các nhà máy Polyolefins, CTU, BOC, khu bồn bể và cảng, khu nhà

Trang 21

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-6

hành chính đã đi vào vận hành thử nghiệm, nhà máy Olefin đã hoàn thành xây dựng

và đang trong giai đoạn chuẩn bị để vận hành thử nghiệm

- Quy mô của dự án đầu tư

Dự án có tổng mức đầu tư là 118.323,4 tỷ đồng, theo quy định tại khoản 2, điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ban hành ngày 13/6/2019, dự án được xếp vào loại dự án “Nhóm A”

1.3 CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.3.1 CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Sản phẩm chính của Dự án là ethylen, propylen, HDPE, PP, LLDPE, 1-3 butadien Công suất của các sản phẩm này được đề cập như sau:

Bảng 1.3 Công suất của Dự án theo các nhóm sản phẩm, hàng hóa của Dự án STT Sản phẩm Công suất thiết kế (tấn/năm) Công suất tối đa (tấn/năm)

“Công suất thiết kế” được xác định dựa trên tốc độ sản xuất thiết kế 8.000 giờ hoạt động hàng năm

“Công suất tối đa” được xác định dựa trên năng lực sản xuất dự kiến bằng cách sử dụng biên độ thiết kế thiết

bị ở 8.760 giờ hoạt động hàng năm

1.3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Việt Nam bao gồm đầy đủ các nhà máy sản xuất từ thượng nguồn đến hạ nguồn và cả các nhà máy tiện ích hỗ trợ như tuabin hơi sản xuất điện & hơi, nhà máy nước, khu bồn chứa và cảng

Số giờ vận hành thiết kế của mỗi nhà máy là 8.000 giờ mỗi năm Tuy nhiên, số giờ hoạt động thực tế của mỗi nhà máy có thể thay đổi tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất

và lịch trình bảo trì, v.v Quy trình sản xuất tổng thể của Dự án được thể hiện trong hình 1.2

Quy trình vận hành tổng thể của Tổ hợp như sau:

Nhà máy Olefins:

- Nguyên liệu (tham khảo Bảng 1.4) cho nhà máy Olefins và được cung cấp

từ khu bồn chứa và cảng thông qua các đường ống

Trang 22

- Sản phẩm chính là Ethylen và Propylen cung cấp cho các nhà máy hạ nguồn (nhà máy Polyolefins) trong Tổ hợp Được xuất bán nếu còn dư

- Sản phẩm phụ: bao gồm1,3 butadien, hỗn hợp C4 thô, C4 Raffinat-1, xăng nhiệt phân giai đoạn 1, Sản phẩm đáy cracking, xăng nhiệt phân nặng được trình bày trong Hình 1.2

Nhà máy Polyolefins:

- Ngoài các nguyên liệu từ nhà máy Olefins, các nguyên liệu khác (Buten-1, Hexen-1 và Hexan) được nhập và chứa trong khu bồn chứa trước khi đưa đến các nhà máy Polyolefins thông qua hệ thống đường ống

- Các sản phẩm của các nhà máy Polyolefins (Polyetylen, Polypropylen) được bán cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình vận hành tổng thể của Tổ hợp

1.3.2.1 Nhà máy Olefins

Sơ đồ khối quy trình vận hành của nhà máy Olefins được thể hiện trong Hình 1.3

Trang 23

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-8

Hình 1.3 Sơ đồ khối quy trình vận hành của nhà máy Olefins

Nhà máy Olefins bao gồm 2 phân xưởng chính:

- Phân xưởng Olefins; và

- Phân xưởng C4

I Công đoạn cracking (CFU): là quá trình bẻ gãy mạch hydrocarbon

Nguyên liệu thô sẽ được bẻ gãy và hỗn hợp sản phẩm sẽ được chuyển sang

xử lý tại phân đoạn sau

Naphtha nhận được từ các bể chứa trong khu bồn chứa bao gồm Raffinat (C4~C5 tuần hoàn) được làm nóng trước khi được gửi đến lò Cracking Etan tuần hoàn từ hệ thống C2 sẽ được chuyển sang lò Cracking

Propan nhập và Propan tuần hoàn được chuyển qua từ hệ thống C3 thông qua bồn chứa LPG trước khi được chuyển đến lò Cracking

Lò Cracking

Tại đây có 6 lò cracking gồm 5 lò Craking pha lỏng và 1 lò cracking pha khí Có 3 loại nguyên liệu đầu vào được trình bày trong Hình 1.3 Dòng hỗn hợp khí cracking ra từ lò sẽ được chuyển đến thiết bị trao đổi nhiệt

để làm giảm nhiệt Các bộ trao đổi nhiệt sẽ tạo ra hơi siêu cao áp thông qua hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống

Nước đầu vào của lò hơi sẽ được chuyển qua bồn chứa hơi để gia nhiệt tại lò cracking Hơi nước được tạo ra cũng sẽ được quá nhiệt trong lò Dòng đi ra từ thiết bị trao đổi nhiệt của lò cracking dạng lỏng và lò cracking tuần hoàn được chuyển đến hệ thống làm nguội nhanh ở trong công đoạn thu hồi Olefins - ORU

Trang 24

2 Công đoạn thu hồi

Chức năng chính của ORU là tách các sản phẩm Olefins, Ethylen và Propylen, từ các sản phẩm phụ khác, như C4 thô, xăng nhiệt phân thô, dầu đáy, khí hydro

Xăng nhiệt phân thô sẽ được gửi đến phân xưởng GHU (phân xưởng hydro hóa xăng)

b Hệ thống nén

Hỗn hợp khí từ hệ thống làm nguội được nén Máy nén được dẫn động bằng tua bin hơi nước sử dụng hơi siêu cao áp (SHP) Hỗn hợp khí được nén trong máy nén đa cấp để tạo ra áp suất 39,7kg/cm2g Giữa các cấp của máy nén, khí axit sẽ được loại bỏ thông qua hệ thống loại bỏ khí axit Sau đó hỗn hợp khí được nén sẽ được đưa sang hệ thống thu hồi

Hệ thống loại bỏ khí axit (cho hỗn hợp khí cracking): Hỗn hợp CO2 và

H2S được loại bỏ bởi phản ứng với kiềm bằng cách sử dụng thiết bị tuyển nổi để hớt lượng dầu thải vào thùng chứa trước khi bơm về bồn chứa kiềm thải, kiềm thải sẽ được oxy hóa nhu cầu oxy hóa học (COD) và trung hòa pH trước khi đưa đến CWWT để xử lý sâu

c Hệ thống làm lạnh sâu

Khí đi ra từ thiết bị sấy trong hệ thống nén được liên tục làm lạnh sâu nhờ vào dòng công nghệ và chất tải lạnh Dòng từ đỉnh của thiết bị tách tinh như hydro nguyên liệu; hỗn hợp hydro và metan sẽ được đưa tới phân xưởng làm sạch hydro (PSA)

d Hệ thống làm sạch sản phẩm Hydro

Để cung cấp Hydro có độ tinh khiết cao cho các hoạt động sau: Lò phản ứng hydro hóa C3, lò phản ứng C4/C5, GHU-I và chuyển sang các nhà máy khác

Hydro nguyên liệu từ chuỗi làm lạnh sâu sẽ được chuyển sang phân xưởng làm sạch hydro, tại đây hydro sẽ được phân tách khỏi hỗn hợp Hydro sạch, được đưa đến các phân xưởng/nhà máy sử dụng Khí đuôi sẽ được đưa đến hệ thống khí nhiên liệu

Trang 25

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-10

e Hệ thống C2

Dòng từ đầu ra cấp thứ 5 của máy nén được đưa đến thiết bị hấp thụ trước khi vào thiết bị phản ứng C2 Acetylen sẽ được chuyển hóa thành Ethylen hoặc/và Etan tại thiết bị phản ứng

Hỗn hợp Ethylen và ethan đưa đến tháp tách C2 để phân tách Etylen sản phẩm và Etan Sau đó Etylen sản phẩm sẽ được đưa đến bồn chứa trong khi Etan sẽ được chuyển đến lò phản ứng

f Hệ thống C3

Mục đích của công đoạn là để phân tách các thành phần C3 và các thành phần C4 và chất nặng hơn trong tháp tách Propan cũng như phân tách propylen sản phẩm

Một phần dòng đỉnh của thiết bị khử propan thấp áp được đưa đến thiết bị phản ứng C3 Dòng đáy có chứa C4’s và các cấu tử nặng hơn được đưa tới thiết bị khử butan

Tại hệ thống hydro hóa C3 Metyl acetylen (MA) và Propadien (PD) được hydro hóa chọn lọc thành Propylen hoặc và Propan Dòng đầu

ra từ thiết bị phản ứng được đưa đến thùng chứa Hỗn hợp Propylen

và Propan từ thùng chứa này được đưa tới tháp tách C3 để tách Propylen và Propan Sau đó Propylen sản phẩm được đưa tới bồn chứa tại khu bồn chứa trong khi Propan được đưa đến thùng chứa LPG trước khi nạp liệu cho lò phản ứng

g Hệ thống Hydro hóa xăng

Sản phẩm đáy của thiết bị khử propan cung cấp cho thiết bị khử butan Khí ngưng tụ của thiết bị khử butan bao gồm hỗn hợp chất lỏng có tên là C4’s và C4’s sẽ được gửi đến hệ thống C4 hoặc bể chứa trong kho chứa Sản phẩm đáy được kết hợp với sản phẩm đáy trong

hệ thống làm nguội như xăng nhiệt phân thô và được chuyển đến hệ thống hydro hóa xăng

Xăng nhiệt phân thô sẽ được hydro hóa trong lò phản ứng hydro hóa xăng (GHU-I) trước khi đưa tới tháp khử pentan Dòng đáy của tháp khử pentan sẽ đưa đến tháp phân tách xăng nơi mà xăng nhiệt phân cấp 1 tách ra trên đỉnh tháp và xăng nhiệt phân nặng ở đáy tháp Xăng nhiệt phân cấp 1 và xăng nặng sẽ được đưa đến bồn chứa tại khu bồn chứa

Hệ thống C4

Hỗn hợp C4 và cấu tử nặng hơn từ đáy tháp khử propan thấp áp được đưa đến tháp khử butan Tại tháp khử butan, nguyên liệu C4’s sẽ được tách trên đỉnh và đưa tới bồn chứa tại khu bồn chứa Các cấu tử nặng được đưa đến bồn chứa xăng nhiệt phân hoặc GHU

Công đoạn C4 (Hệ thống chiết xuất Butadien)

Trang 26

Phân xưởng C4 bao gồm phân xưởng chiết xuất Butadien (BDU) Phân xưởng C4 được thiết kế để sản xuất sản phẩm C4; 1,3-Butadiene, bằng nguyên liệu C4’s được sản xuất từ phân xưởng Olefins hoặc nhập khẩu từ bên ngoài Nguyên liệu C4’s sẽ được đưa tới phân xưởng chiết xuất butadien để chiết và sản xuất 1,3-butadien bằng công nghệ chiết xuất Phân xưởng chiết xuất butadien: 1,3 – Butadien sẽ được phân tách từ nguyên liệu C4’s Phần C4 còn lại được gọi là C4 Raffinat – I Raffinat – I được tuần hoàn lại phân xưởng thu hồi Olefins (ORU) hoặc tới khu bồn chứa để xuất khẩu

1.3.2.2 Các nhà máy Polyolefins

1.3.2.2.1 Nhà máy sản xuất PolyEtylen tỷ trọng cao (HDPE)

HDPE được sản xuất bằng công nghệ huyền phù của Mitsui Chemical Inc gọi là công nghệ CX Sơ đồ khối quy trình công nghệ tổng thể Nhà máy HDPE được trình bày trong Hình 1.4

Trang 27

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-12 Hình 1.4 Sơ đồ khối quy trình công nghệ của nhà máy HDPE

(Khi hệ thống Tạo mảnh Low Polyme không hoạt động)

Tách và sấy khô

Hexan Polyethylene Low Polyme Monome

Hexan

Trang 28

Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy HDPE được miêu tả tóm tắt như sau:

1) Công đoạn nạp Xúc tác

Xúc tác polyme hóa được sử dụng trong sản xuất của nhà máy HDPE Sau khi pha loãng với Hexan tới nồng độ xác định và được bơm vào thiết bị polymerizer (lò phản ứng) bằng các bơm cấp xúc tác

Do xúc tác ở dạng huyền phù (slurry), quá trình pha loãng và nạp xúc tác được thực hiện trong các thiết bị kín nên sẽ không phát sinh khí thải trong công đoạn này Xúc tác sẽ đi vào sản phẩm nên không có xúc tác thải sinh ra từ quá trình sản xuất HDPE

2) Công đoạn Polyme hóa

Quá trình polyme hóa được tiến hành liên tục trong hai lò phản ứng

Monome (Etylen, buten -1 hay propylen) và hydro được cung cấp tới các lò phản ứng Etylen đóng vai trò là thành phần polyme chính, tùy thuộc vào từng chủng loại sản phẩm mà sử dụng propylene hay buten – 1, để làm tăng độ bền cứng của nhựa HDPE

Hydrogen đóng vai trò như tác nhân kiểm soát chuỗi dài của polyme

Hexan được sử dụng để điều chỉnh nồng độ của lớp huyền phù và loại bỏ nhiệt từ quá trình polyme hóa Sau quá trình polyme hóa, Polyetylen (PE) được hình thành Sau đó, huyền phù (PE, low polyme (polyme phân tử thấp) và monome lơ lửng trong Hexan) được đưa đến Bộ phận tách và sấy khô

3) Công đoạn tách và sấy khô

Các thiết bị chính của Bộ phận tách và sấy khô bao gồm máy ly tâm và máy sấy hơi (steam tube dryer) Huyền phù polyme từ Bộ phận Polyme hóa được cấp trực tiếp tới các máy ly tâm để tách riêng PE từ Hexan, low polyme và monome Sau khi tách, Hexan còn chứa low polyme và monome được đưa đến Bộ phận Thu hồi Hexan và tuần hoàn lại Bộ phận Polyme hóa

PE từ máy ly tâm vẫn còn chứa một ít Hexan Nó được sấy khô trong máy sấy hơi Sau đó bột PE khô sẽ được chuyển tới Bộ phận Tạo Hạt

4) Công đoạn tạo hạt và lưu chứa hạt nhựa tự nhiên (trắng)

Bột nhựa PE khô (bột polyme) và các chất phụ gia được định lượng và cấp vào Máy

Ép Đùn Bột nhựa và các chất phụ gia được trộn đều trước khi đưa vào Máy Ép Đùn

để làm nóng chảy và được đưa đến máy tạo hạt để tạo ra các hạt nhựa đồng nhất

Trang 29

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-14

5) Công đoạn tạo hạt và lưu chứa hạt nhựa đen

Bột nhựa khô (bột polyme), các chất phụ gia và muội than được định lượng và cấp vào Máy Ép Đùn theo tỷ lệ xác định trước để làm nóng chảy Sau đó, hỗn hợp được đưa đến máy tạo hạt để tạo ra các hạt nhựa đồng nhất về kích cỡ và hình dạng Hạt nhựa đen tạo ra được chuyển tới silo lưu chứa Tất cả hạt nhựa thành phẩm được vận chuyển bằng khí nén tới Bộ phận đóng bao

Trong quá trình vận chuyển và đóng gói hạt nhựa, một lượng hạt nhựa nhỏ có thể phát sinh Lượng bụi polyme này sẽ được thu gom bởi hệ thống xyclon

6) Công đoạn thu hồi Hexan

Hexan tách ra từ Bộ phận tách và sấy khô đến Bộ phận thu hồi Hexan để tách Hexan khỏi low polyme và monome

Đầu tiên, Hexan tách ra từ Bộ phận tách và sấy khô được rửa sạch bằng hệ thống

Hệ Thống Làm Sạch Hexan để giảm hàm lượng tro và clo từ Hexan Sau đó, Hexan được rửa sạch được đưa đến tháp để loại bỏ low polyme và monome Sau khi chưng cất, Hexan được thu hồi và tuần hoàn lại quy trình công nghệ

Sau khi được tách Hexan bằng hệ thống làm sạch, low polyme được đưa tới Bộ phận hóa rắn để hóa rắn các low polyme Sau đó, low polyme đóng rắn đưa đến hệ thống đóng bao và lưu trữ trong nhà kho

Hexan không thể tiếp tục thu hồi được nữa sẽ được đưa về nhà máy Olefins để tái sinh (sau đây gọi là Hexan Tái sinh) Hexan tái sinh sẽ được sử dụng làm nguyên liệu trong quy trình nhà máy Olefins

Trong Bộ phận thu hồi Hexan, nước thải phát sinh từ hoạt động rửa Hexan sẽ được thu gom và xử lý trước khi gửi đến bể API

Khí xả từ Bộ phận thu hồi Hexan được đưa đến hệ thống khí xả khí của HDPE Một phần Hexan được thu hồi còn lại chứa dòng khí thải được đưa đến Đuốc đốt

7) Công đoạn đóng bao

Hạt nhựa được vận chuyển bằng hệ thống khí nén từ silo chứa sản phẩm tới hệ thống đóng bao

Sơ đồ các dòng thải chính phát sinh từ quy trình sản xuất HDPE được thể hiện trong Hình 1.5 bên dưới

Trang 30

Hình 1.5 Sơ đồ các dòng thải chính của nhà máy HDPE

1.3.2.2.2 Nhà máy sản xuất PolyEtylen tỷ trọng thấp tuyến tính (LLDPE)

Nhà máy sử dụng công nghệ của Univation, LLC ở pha khí gọi là UnipolTM PE để sản xuất LLDPE Sản phẩm Polyehtylen tỷ trọng thấp (LLDPE) được sản xuất bằng cách chuyển hóa các monome có sự hiện diện của xúc tác trùng hợp

Sơ đồ khối quy trình tổng thể Nhà máy LLDPE được trình bày trong Hình 1.6

Trang 31

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-16

Hình 1.6 Sơ đồ khối quy trình vận hành Nhà máy LLDPE

Quy trình công nghệ nhà máy LLDPE được mô tả tóm tắt như sau:

1) Hệ thống cấp và làm sạch nguyên liệu

Etylen (là một “monome”) được cung cấp bằng đường ống đi qua một chuỗi các thiết bị làm sạch đã được nạp đầy các vật liệu làm sạch và các chất hấp thụ Ở đây lượng vết nhỏ của tạp chất như nước O2, CO, CO2, vv… được hấp thụ để tách ra khỏi dòng khí ethylen Etylen tinh khiết được đưa vào hệ thống phản ứng polyme hóa Buten-1 hay Hexen-1 (là một “đồng monome”) cũng được cung cấp bằng đường ống đi qua các tháp khử khí rồi sau đó qua các thiết bị làm sạch đã được nạp đầy các vật liệu làm sạch và chất hấp thụ nhằm loại bỏ các tạp chất như là nước O2, CO,

CO2, vv… Nguyên liệu tinh khiết được đưa vào hệ thống phản ứng polyme hóa

Trang 32

Iso-pentan (là “Chất Ngưng tụ Cảm ứng -ICA”) được cung cấp trong các thùng chứa Chúng được nạp vào bồn chứa ICA Iso-pentan được cho đi qua tháp khử khí rồi sau đó đưa qua các thiết bị làm sạch cũng đã nạp đầy các vật liệu làm sạch và chất hấp phụ nhằm loại bỏ các tạp chất như là nước O2, CO, CO2, v.v… Nguyên liệu tinh khiết được đưa vào hệ thống phản ứng polyme hóa

Hydro cũng được cung cấp bằng đường ống qua các thiết bị làm sạch có chứa các vật liệu làm sạch và chất hấp thụ và sau đó cũng đưa vào hệ thống phản ứng polyme hóa Nitơ qua hệ thống đường ống đi qua thiết bị làm sạch có chứa các vật liệu làm sạch

và chất hấp thụ nhằm loại bỏ các tạp chất như là nước O2, CO, CO2

Hệ thống làm tinh khiết thường được thải ra hệ thống đuốc trước và trong khi tái sinh Các vật liệu được điền đầy vào trong hệ thống này được yêu cầu định kỳ thay thế dựa trên vòng đời của vật liệu đó Theo thời gian, các chất hấp thụ trong các thiết bị làm sạch sẽ hết tác dụng và cần phải hoàn nguyên Quá trình hoàn nguyên vật liệu hấp thụ sẽ sinh ra một lượng khí thải có chứa các chất như hydrocacbon, Etylen, Buten-1, ICA, Nitơ, hơi nước, O2, CO, CO2, vv… tùy thuộc vào đơn vị cần hoàn nguyên Các dòng khí thải sinh ra trong quá trình hoàn nguyên này sẽ được thu gom và dẫn đến hệ thống đuốc đốt

2) Hệ thống phản ứng polyme hóa

Hệ thống phản ứng polyme hóa chính gồm một lò phản ứng, một máy nén khí tuần hoàn, một thiết bị làm mát và các thùng tiếp nhận sản phẩm Hệ thống này được sử dụng để các monome phản ứng với nhau thành bột Polyetylen

Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng gồm Polyethylen ở dạng bột (PE) và các thành phần khác sau phản ứng sẽ được chuyển ra khỏi lò phản ứng đến Bồn tiếp nhận sản phẩm Trong bồn tiếp nhận sản phẩm, các khí trong hỗn hợp được tách ra và được dẫn quay trở lại lò phản ứng Hỗn hợp bột PE và khí dư được đưa tới hệ thống khử khí cho bột PE và thu hồi khí

3) Hệ thống khử khí và thu hồi khí

Hỗn hợp bột PE và khí dư sau Bồn tiếp nhận sản phẩm được chuyển tới thiết bị áp làm sạch, tại đây các hydrocacbon (nguyên liệu, hóa chất chưa phản ứng hay sản phẩm phẩm phụ) được hấp thụ và loại khỏi bột PE Khí dư được tách ra được gửi tới hệ thống thu hồi nhằm thu hồi hydrocacbon và quay trở lại quy trình phản ứng Một phần nhỏ khí thu hồi được còn lại được xả ra hệ thống đuốc Bột PE từ thiết bị làm sạch được dẫn tới máy tạo hạt trong hệ thống tạo hạt

4) Hệ thống tạo hạt

Phụ gia chứa trong các thùng và túi (túi nhựa, pallet gỗ, thùng sắt) và/hoặc bao giấy được chuyển vào các thùng tiếp nhận phụ gia trước khi cung cấp cho máy tạo hạt Dòng bột PE và phụ gia được phối trộn và kiểm soát trong các máy tiếp liệu và chảy vào Hệ thống tạo hạt Phụ gia và nhựa PE được trộn kỹ và làm nóng chảy và tạo thành hạt trong Hệ thống tạo hạt Hạt nhựa sau đó được làm khô, làm nguội và chuyển tới silo lưu chứa, đóng túi và sau đó vận chuyển tới khách hàng

Trang 33

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-18

5) Hệ thống đóng bao

Hạt nhựa được vận chuyển bằng khí nén từ silo chứa sản phẩm tới hệ thống đóng bao Hạt nhựa PE được nạp đầy vào các bao thường và/hoặc bao lớn trước khi chuyển tới khách hàng

Sơ đồ các dòng thải chính phát sinh từ quy trình sản xuất LLDPE được thể hiện trong Hình 1.7

Hình 1.7 Sơ đồ các dòng thải chính của nhà máy LLDPE

1.3.2.2.3 Nhà máy sản xuất Polypropylen (PP)

Nhà máy sử dụng công nghệ Hypol II ở pha khối của Mitsui Chemicals Inc Sản phẩm Polypropylen (PP) được sản xuất bằng cách chuyển hóa các monome với sự hiện diện của xúc tác trùng hợp Nhà máy PP sử dụng công nghệ pha khối tích hợp với pha khí cho phép nhà máy sản xuất sản phẩm PP ở tất cả các chủng loại bao gồm “Homopolyme”, “Random Copolyme” và “Impact Copolyme”

Sơ đồ quy trình công nghệ Nhà máy PP được trình bày trong Hình 1.8

Trang 34

Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ nhà máy PP

Quy trình công nghệ nhà máy PP được miêu tả tóm tắt như sau:

1) Công đoạn chuẩn bị Xúc tác

Hệ xúc tác cho quy trình bao gồm xúc tác cho polyme hóa (Xúc tác Chính) là loại xúc tác cho PP, TEAL và Donor (Đồng xúc tác) Xúc tác polyme hóa được pha trong hỗn hợp dầu/mỡ Hỗn hợp chất xúc tác trên đều được tiền trộn đều với tỷ lệ nhất định trước khi đưa vào phản ứng

2) Công đoạn Polyme hóa

Hỗn hợp xúc tác được đưa đến được đưa quá trình polyme hóa thứ nhất gồm bao gồm hai lò phản ứng vòng hoạt động nối tiếp nhau để sản xuất homopolyme cũng như các hạt ngẫu nhiên (random) Cả hai lò phản ứng được hoạt động dưới điều kiện nhiệt độ và, được cấp các monome (Propylen, Etylen hoặc Buten-1) và Hydro để sản xuất Polyetylen Một vài chủng loại nhựa PP cần nâng cao độ chịu bền của sản phẩm

Do đó, etylen sẽ được thêm vào quá trình phản ứng Hydro đóng vai trò kiểm soát chuỗi dài của polyme Sau khi polyme hóa, polyme sẽ ở dạng bùn huyền phù

Ghi chú 1: Các dòng này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm Copolyme

Trang 35

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-20

3) Công đoạn tách monome

Hỗn dịch polyme được tháo chuyển liên tục vào bình tách (Tách monome thứ 1)

để tách monome và polyme dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất

Trường hợp sản xuất homopolyme, random copolyme và terpolymer, polyme và monome dư được cấp liên tục bình tách monome thứ 2 để tách và thu hồi monome

dư trước khi tuần hoàn trở lại để tiếp tục sử dụng trong quá trình sản xuất

Một số monome dư không thể được thu hồi sẽ được làm sạch và đưa đến Nhà máy Olefins

Một lượng nhỏ dầu từ việc chuẩn bị chất xúc tác được tách ra và tập hợp lại trong

bộ phận này để xử lý

Trong trường hợp sản xuất impact copolymer, polyme được cấp liên tục từ bình tách monome thứ nhất tới Bộ phận copolyme hóa (quá trình polyme hóa thứ 2) để sản xuất impact copolyme và sau đó được đưa đến hệ thống tách monome thứ 2

4) Công đoạn copolyme hóa

Công đoạn này chỉ được sử dụng để sản xuất impact copolyme Bột homopolyme

từ Bình tách monome thứ nhất được dẫn tới quá trình polyme hóa thứ 2 (lò phản ứng ở pha khí tầng sôi) để phản ứng với monome (Propylene và Etylen) dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất Etylen được thêm vào để tăng sức bền của Polypropylen Impact copolyme có sức bền va đập mạnh hơn homopolyme, hầu hết sản phẩm cuối cùng là các ứng dụng sản phẩm phun ép như bộ phận ô tô, thùng sơn, đồ gia dụng, v.v…

Phụ gia lỏng được đưa vào lò phản ứng pha khí để ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn polyme ở bộ làm mát khí tuần hoàn

Polyme được dỡ liên tục từ lò phản ứng pha khí tới Bình tách monome thứ 2 để tăng khả năng tách khí và bột PP

5) Công đoạn hoàn thiện Polyme

Thiết bị chính của Bộ phận hoàn thiện polyme bao gồm lò hơi và thiết bị sấy tầng sôi bằng trọng lực

Trong sản xuất tất cả các loại sản phẩm, polyme từ Bình tách monome thứ 2 được đưa tới lò hơi, ở đó xúc tác được khử hoạt tính hoàn toàn và các monome dư thừa hòa tan trong polyme được loại bỏ ra

Từ lò hơi, polyme đi vào thiết bị sấy tầng sôi bằng trọng lực Nước ngưng tụ từ lò hơi được loại bỏ từ polyme bằng khí Nitơ trong chu trình khép kín Polyme sấy khô

sẽ được vận chuyển bằng khí nén tới Bộ phận tạo hạt

Monome dư từ Bộ phận hoàn thiện polyme được đưa đến hệ thống đuốc đốt

Trang 36

6) Công đoạn xả

Nhà máy được cung cấp hai bình thổi sạch để thu và tách bột polyme từ khí monome Hydocacbon xả ra từ nhà máy được phân chia trong các bình thổi sạch với đầu ra từ các bình đó dẫn qua bình xyclon, sau đó dẫn ra đuốc đốt Bình xyclon ngăn chặn polyme đi vào hệ thống đuốc

7) Công đoạn xử lý Monome

Hệ thống làm khô Propylen được cung cấp để hấp thụ hơi nước trước khi đưa vào

Bộ phận polyme hóa

Hệ thống cấp Etylen, Hydro và Buten-1 (phân xưởng dự kiến xây dựng trong tương lai) được dùng để tăng áp suất tới giá trị đủ cho nguyên liệu đi vào Bộ phận polyme hóa

8) Công đoạn tạo hạt và lưu chứa

Bột polyme và chất ổn định được đồng nhất hóa, cấp vào máy ép đùn và tạo hạt trong hai phân xưởng tạo hạt Chúng được chuyển đến silo hạt nhựa để lưu chứa

và trước khi đóng bao

9) Đóng bao

Sản lượng hạt nhựa được vận chuyển từ silo chứa sản phẩm tới hệ thống đóng bao Hạt nhựa được đóng đầy vào bao thường và bao lớn trước khi chuyển tới khách hàng

Lượng chất thải sinh ra trong quy trình sản xuất PP ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí Sơ đồ các dòng thải chính phát sinh từ quy trình sản xuất PP được thể hiện trong Hình 1.9

Hình 1.9 Sơ đồ các dòng thải chính của nhà máy PP

Trang 37

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-22

1.3.2.3 Nhà máy tiện tích trung tâm (CTU)

Nhà máy tiện ích trung tâm bao gồm:

- Nhà máy sản xuất hơi và điện

- Nhà máy nước

I Nhà máy sản xuất hơi và điện

Quy trình hoạt động tổng thể của nhà máy sản xuất hơi và điện được trình bày như bên dưới

Hình 1.10 Sơ đồ khối nhà máy sản xuất hơi và điện

Hệ thống nhiên liệu

Các lò hơi phụ trợ sử dụng nguyên liệu khí từ nhà máy Olefins và đáy của lò cracking (CKB) như là nguyên liệu chính và nhập khẩu dầu nhiên liệu nhẹ - DO (từ nhà cung cấp địa phương)/ DO được sử dụng như là nguyên liệu để khởi động LPG, Etylen, Propylen (được cung cấp từ nhà máy Olefins) cũng được sử dụng như

là nhiên liệu dự phòng cho các lò hơi phụ trợ trong trường hợp không có nhiên liệu khí và Cracker Bottoms được sản xuất ra từ nhà máy Olefins

và hệ thống

xử lý khí thải

Tro bay

Xả nồi hơi Khí thải

Trang 38

Máy phát điện tuabin hơi và bộ phận ngưng tụ

Hai máy phát điện tuabin hơi (STG) với công suất mỗi máy là 10 MW (tổng)

Điện được tạo ra từ các máy phát điện và một phần hơi nước sẽ được trích ra từ tuabin hơi Hơi siêu cao áp sinh ra từ các lò hơi sẽ được đưa đến tuabin hơi phát điện ở nhiệt độ 400 0C và áp suất 46 kg/cm2g Và các hơi thấp áp dư thừa từ ống chính cũng có thể cấp tới STG để sản xuất điện

Hơi nước áp suất trung bình từ máy phát điện STG sẽ được cung cấp cho các cơ sở theo nhu cầu, lượng hơi còn lại được ngưng tụ trong trong thiết bị ngưng tụ bề mặt

Lò hơi phụ trợ

Bốn lò hơi phụ trợ với công suất mỗi lò hơi khoảng 165 tấn/giờ

Trong trường hợp vận hành bình thường, nhiên liệu chính cung cấp cho các lò hơi

là khí nhiên liệu từ nhà máy Olefins và dầu nhiêu liệu/sản phẩm của đáy lò cracking (CKB) Trong trường hợp không bình thường hoặc khẩn cấp, một số dạng nhiên liệu khác sẽ được sử dụng trong một thời gian ngắn như dầu diesel, LPG, Etylen, Propylen

Để kiểm soát khí thải NOx đạt tiêu chuẩn, NOx thấp được đốt với khí nhiên liệu tuần hoàn (FGR) được lắp đặt trong lò hơi phụ trợ

Để giảm hàm lượng khí SOx trong dòng khói lò, hệ thống thiết bị sấy FGD được lắp đặt cho các lò hơi phụ trợ

Dung dịch vôi được dùng cho hệ thống FGD bán khô Việc loại bỏ khí axit được thực hiện bằng cách đưa vôi ngậm nước vào khí thải

Dạng cặn rắn hình thành thường là hỗn hợp của Canxi sunfit, chất không phản ứng,

và tro bay ban đầu có trong dòng khí thải Các hạt rắn bị cuốn theo trong dòng khói thải được giữ lại trong một bộ lọc đặt ngay sau thiết bị hấp phụ khô, các hạt bụi tự

do sau đó được thải ra khí quyển với nồng độ và hàm lượng cho phép

Trong quá trình vận hành lò hơi, để kiểm soát chất lượng nước bên trong lò hơi, một phần nước lò hơi sẽ được thoát ra ngoài khi xả đáy lò hơi Quá trình xả đáy lò hơi sẽ được làm nguội bằng nước đã qua xử lý, sau đó được thu gom vào bồn xả đáy lò hơi Sau đó, nước xả đáy sẽ được gửi CWWT

Cung cấp nước

Nhu cầu nước cho Nhà máy sản xuất hơi và điện là nước đã qua xử lý và nước khử khoáng, các nguồn này được sản xuất tại nhà máy nước nằm bên trong nhà máy Tiện ích trung tâm, các tiêu chuẩn của nước:

1) Nước đã qua xử lý: nước đã qua xử lý từ phân xưởng xử lý nước của nhà máy nước được cấp cho Nhà máy sản xuất hơi, điện và dịch vụ (nước rửa, nước phun rửa…)

Trang 39

Báo cáo đề xuất cấp Giấy Phép Môi trường

Dự án “Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam - Phân kỳ I, xây dựng và vận hành các nhà máy”

1-24

2) Nước khử khoáng: nước khử khoáng cung cấp cho phân xưởng sản xuất hơi

và điện từ phân xưởng xử lý nước khử khoáng trong cụm phân xưởng xử lý nước của nhà máy nước Nước khử khoáng được dùng để bù đắp lượng nước mất mát do nước xả đáy lò hơi, nước thất thoát…

Nước làm mát

Nước làm mát được cung cấp từ nhà máy Olefins và tuần hoàn trong một chu trình kín, là tác nhân làm mát cho các quá trình công nghệ và tiện ích của nhà máy sản xuất hơi và điện, đơn vị chính sử dụng nước làm mát là thiết bị ngưng tụ hơi nước, các thiết bị làm lạnh trong quy trình công nghệ và phụ trợ

Khử khí

Hệ thống khử khí và nước nạp liệu dùng chung cho tất cả bốn lò hơi phụ trợ

Trạm phân phối điện, trạm biến thế, đường dây điện

Hệ thống phân phối điện cung cấp điện đến Tổ hợp sẽ phân phối điện 110kV và 11kV thông qua hệ thống cáp ngầm Hệ thống điện phân phối đến các nhà máy sẽ

dư một lượng nhất định

Nguồn cấp điện liên tục bằng động cơ diesel

Nguồn cấp điện liên tục bằng động cơ diesel (Diesel Rotary Uninterrupted Power Supply -DRUPS) được sử dụng dự phòng cho trường hợp khẩn cấp DRUPS gồm động cơ diesel, bánh đà và máy phát điện

Máy phát điện diesel

Máy phát điện diesel khẩn cấp được sử dụng cho điện dự phòng khẩn cấp

Xử lý tro bay

Tro bay sẽ được giữ lại trong các bộ lọc vải đặt cuối các lò hơi phụ trợ và sử dụng

hệ thống máy vận chuyển khí nén để chuyển các silo chứa riêng dành cho riêng mỗi lò hơi phụ trợ

II Nhà máy nước

Nước công nghiệp bao gồm: Nước đã được xử lý, nước khử khoáng và nước sinh hoạt sẽ được sản xuất và phân phối từ nhà máy nước

Nhà máy nước bao gồm các tiện ích sau đây:

➢ Phân xưởng xử lý nước

Trang 40

➢ Máy nén khí cho khí điều khiển và khí dịch vụ nhà máy

Sơ đồ khối của nhà máy nước được thể hiện ở hình sau

Nước đã xử lý còn được sử dụng như nước cứu hỏa hoặc nguyên liệu đầu vào của nhà máy nước để sản xuất nước sinh hoạt và nước khử khoáng

1) Phân xưởng xử lý nước

a) Hệ thống nước đã qua xử lý

Tổ hợp sẽ nhận nước đã qua xử lý từ các nhà cung cấp nước ở địa phương và tập trung tại bề chứa Nguồn nước này dùng để bổ sung lượng nước làm mát cho các nhà máy của Tổ hợp và là nguồn nước cung cấp để sản xuất nước sinh hoạt và nước khử khoáng

Hệ thống bao gồm Bồn chứa và hệ thống phân phối để phân phối đến các nơi tiêu thụ trong Tổ hợp

b) Hệ thống nước sinh hoạt

Các máy bơm nước sinh hoạt hút nước từ các hồ chứa nước sinh hoạt và bơm chuyển nước đến các vị trí tiêu thụ bên trong Tổ hợp

Chất lượng của nước sinh hoạt phải phù hợp tiêu chuẩn của địa phương và của tổ chức y tế thế giới (WHO) Liều lượng Clo dư được điều chỉnh để duy trì

Ngày đăng: 25/02/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN