1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích rủi ro trong kinh doanh quốc tế của cà phê trung nguyên xuất khẩu vào thị trường hoa kỳ

76 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Phân Tích Rủi Ro Trong Kinh Doanh Quốc Tế Của Cà Phê Trung Nguyên Xuất Khẩu Vào Thị Trường Hoa Kỳ
Tác giả Trần Thị Thu Uyên, Phùng Thị Thúy Phụng, Vũ Thị Phương Hồng, Hoàng Tuyết Ngân
Người hướng dẫn GVHD: Hồ Thúy Trinh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Thương Mại
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 10,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT (5)
    • 1.1 Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương (5)
      • 1.1.1 Khái niệm (5)
      • 1.1.2 Quy trình đàm phán hợp đồng ngoại thương (6)
      • 1.1.3 Các yếu tố cho một cuộc đàm phán thành công (11)
      • 1.1.4 Biện pháp phòng ngừa (15)
    • 1.2 Những rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng (18)
      • 1.2.1 Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? (18)
      • 1.2.2 Những rủi ro gặp phải trong quá trình soạn thảo, ký kết hợp đồng (26)
      • 1.2.3 Nguyên nhân của những rủi ro trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng (30)
    • 1.3 Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu (31)
      • 1.3.1 Khái niệm (31)
      • 1.3.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK (32)
      • 1.3.3 Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu công tác của quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, cụ thể (40)
      • 1.3.4 Nguyên nhân của các rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu (43)
    • 1.4. Rủi ro hối đoái (43)
      • 1.4.1 Trượt giá (44)
      • 1.4.2 Tỷ giá (46)
      • 1.4.3 Lãi suất (48)
      • 1.4.4 Thực trạng rủi ro tỷ giá tại thị trường Việt Nam (51)
      • 1.4.5 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái (52)
    • 1.5 RỦI RO ĐẦU TƯ (56)
      • 1.5.1 Đầu tư trực tiếp (57)
      • 1.5.2 Đầu tư gián tiếp (59)
      • 1.5.3 Biện pháp phòng ngừa rủi ro đầu tư (60)
  • CHƯƠNG 2. QUAN TRỊ RỦI RO CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (0)
    • 2.1 Case Study (62)
    • 2.2 Nhận dạng rủi ro (62)
    • 2.3 Phân tích rủi ro (63)
    • 2.4 Đo lường rủi ro (66)
    • 2.5 Kiểm soát và phòng ngừa (68)

Nội dung

Trang 19 Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩuChủ thể của hợp đồng là Bên bán Bên xuất khẩu và Bên mua Bên nhập khẩuChủ thể của hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu thường có trụ sở ở các quốc gi

LÝ THUYẾT

Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương

1.1.1 Khái niệm Đàm phán hợp đồng ngoại thương là quá trình tự điều chỉnh các nhu cầu, quyền lợi của các bên đàm phán nhằm mục đích cuối cùng là ký kết được hợp đồng ngoại thương, là quá trình thống nhất các lợi ích trong khi vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên trong hợp đồng Trong đàm phán hợp đồng ngoại thương, các bên khi bàn bạc thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng, không chỉ biết bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải biết chấp nhận nhượng bộ, điều chỉnh các điều kiện để hai bên cùng có lợi thì mới mong ký được hợp đồng có tính khả thi Khi thực hiện đàm phán, hai bên đối tác cần tránh những vụ việc có thể xảy ra:

● Tâm lý luôn luôn nhượng bộ: chỉ vì muốn giữ quan hệ tốt đẹp, nên chấp nhận mọi điều kiện của đối phương, tự mình gánh chịu hết mọi thiệt thòi khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế.

● Tâm lý kiên quyết bảo vệ mình: khi cả hai đều khăng khăng giữ lấy lập trường của mình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho riêng mình, không quan tâm giữ gìn mối quan hệ giữa hai bên làm, đàm phán sẽ tan vỡ Có khi cố tâm dồn đối tác vào thế bất lợi, phải ký hợp đồng nhưng không thể thực hiện được những gì đã ký kết.

Nguyên tắc khi thực hiện đàm phán:

● Lợi ích chung của cả đôi bên trong hợp đồng ngoại thương phải được quan tâm hàng đầu Chính vì thế, mỗi bên nên biết tự bảo vệ quyền lợi của mình, vừa biết thỏa mãn các lợi ích chính đáng của đối tác, cuối cùng đi đến hài hoà và mở rộng được lợi ích chung cho cả đôi bên.

● Đàm phán hợp đồng ngoại thương phải mang tính công khai và bình đẵng, nhất thiết phải tránh dùng gian kế, không nên đưa đối phương vào bẫy, ngược lại, phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với bạn hàng nói riêng và giữ được uy tín của đơn vị mình trên thương trường nói chung.

● Người đàm phán hợp đồng ngoại thương phải là người có tài thỏa hiệp, biết lập phương án và xác định đúng mục tiêu đàm phán Đôi khi cục diện đàm phán có thể thay đổi hoàn toàn, hoặc từ không mấy tốt đẹp ban đầu trở thành thân mật, có thể đi đến ký kết hợp đồng trị giá hàng triệu đô, hoặc ngược lại, chủ yếu tuỳ thuộc vảo trình độ, năng lực và tài thỏa hiệp của người đàm phán.

1.1.2 Quy trình đàm phán hợp đồng ngoại thương

Mục đích chính của đàm phán, thương lượng là để đạt được những thỏa thuận mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm nhu cầu, mong muốn và các mối quan tâm Việc xác định rõ nhu cầu của đàm phán giúp doanh nghiệp và đối tác tránh được việc đàm phán không mục đích và không đáp ứng mong muốn, nhu cầu của hai bên Do đó, việc nêu rõ mong muốn của mình trước khi bắt đầu đàm phán là vô cùng cần thiết.

● Xác định các phương án thay thế phù hợp

Trong trường hợp cuộc đàm phán thất bại, bạn cần chuẩn bị những giải pháp thay thế để có thể đáp ứng lợi ích Trong số đó, nhà đàm phán nên xác định và xếp hạng những giải pháp xem đâu là cách tốt nhất để thay thế.

● Xác định rõ vấn đề

Nhà đàm phán cần xác định những vấn đề mình đang thiếu sót hay chưa phù hợp để cố gắng giải quyết trong quá trình thương lượng Ví dụ: giá bán, số tiền đặt cọc,…

● Xác định mục tiêu và điểm giới hạn

PHÂN TÍCH R Ủ I RO Trong MÔI TR ƯỜ NG…

100% (4) 79 Đ ề Thi Tr ắ c Nghi ệ m Kinh T ế Vĩ Mo 2…

Review UNIT 14,15,16 - ti ế ng anh

Nhà đàm phán cần đặt ra mục tiêu trước khi bắt đầu để có thể đánh giá và đo lường hiệu quả thương lượng

● Tìm hiểu rõ đối tác

Bước này có thể thực hiện bằng cách nói chuyện với những người đã từng đàm phán với đối tác trước đó, tổ chức các cuộc họp sơ bộ để nắm bắt thông tin trước khi đàm phán Dù ít hay nhiều thông tin, việc tìm hiểu khách hàng sẽ rất hữu ích cho việc đàm phán.

Tiếp xúc là giai đoạn tiếp theo khi đàm phán trong kinh doanh để bạn đưa ra những nhận định về đối tác bằng việc kết hợp các công tác chuẩn bị và cảm nhận qua cuộc gặp trực tiếp Trong giai đoạn này nhà đàm phán cần:

+ Tạo không khí tiếp xúc: Hai bên có thể bàn về sở thích hay những vấn đề liên quan trước khi đi vào vấn đề chính để tạo ra bầu không khí thoải mái.

+ Tạo niềm tin: Điều quan trọng nhất trong hợp tác kinh doanh chính là sự tin tưởng Vì vậy, bạn cần tạo cho đối phương thấy rằng, mình là người nhất quán, đáng tin cậy để mọi việc được thuận lợi.

+ Thiện chí hợp tác: Thiện chí chính là chìa khóa giúp tăng tỷ lệ thành công cho các cuộc đàm phán Vì vậy, thay vì bảo thủ thì bạn nên linh hoạt trong mọi tình huống để hai bên cùng có lợi.

+ Thăm dò đối tác: Để quá trình đàm phán được thuận lợi, bạn nên quan sát thái độ, cử chỉ và lời nói của đối tác để hiểu được mong muốn của họ, thăm dò thiện ý hợp tác thay vì lãng phí thời gian vô ích.

Những rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng

1.2.1 Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì?

Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.

Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu

Chủ thể của hợp đồng là Bên bán (Bên xuất khẩu) và Bên mua (Bên nhập khẩu) Chủ thể của hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu thường có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, nhưng không bắt buộc và vẫn có thể nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu Đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu là Hàng hóa - tài sản được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.

Hình thức của hợp đồng xuất nhập khẩu

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng xuất nhập khẩu nói riêng phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CỦA 1 HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1 ARTICLE: COMMODITY/ NAME, DESCRIPTION OF GOOD

Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán – trao đổi Vì vậy đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại – Tên hàng kèm theo tên thương mại.

Cooking oil Sailing Boat ( do tập đoàn Lamsoon sản xuất)

– Tên hàng kèm tên khoa học

– Tên hàng kèm theo công dụng của nó

Rice paste ( base element for preparation of spring roll) Bánh đa nem

– Ghi tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp

2 ARTICLE : SPECIFICATION, QUALITY Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hoá ; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật, của hàng hoá được mua bán Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thờ buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên.

Thông thường trong buôn bán quốc tế người ta thường chọn một trong những cách sau đây để thể hiện chất lượng của hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương. – Chất lượng được giao như mẫu: Trong hợp đồng sử dụng cụm từ as the sample hoặc as agreed samples

– Xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá: Phương pháp này thường dùng với những hợp đồng mua bán nông sản, hàng rời như xi măng, hoá chất.

Ví dụ: Chất lượng trong một hợp đồng xuất khẩu cà phê được quy định như sau: Quality: Grade 2 – Black and broken beans 5.0% Max.

– Xác định chất lượng theo hiện trạng thực tế của hàng hoá: Có nghĩa là hàng hoá thế nào thì bán thế Theo phương pháp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng đã giao Trong hợp đồng thường dùng cụm từ: as it is hoặc as it sale – Xác định chất lượng theo các tiêu chuẩn sẵn có trong thực tế: Có thể ghi theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo tiêu chuẩn của nước người bán hoặc theo tiêu chuẩn của nước người mua cũng có thể ghi theo tiêu chuẩn của đơn chào hàng đã được 2 bên thống nhất hoặc ghi theo ký hiệu đã được đăng ký quốc tế

Ví dụ: Hàng hoá là màng nhựa BOPP trong suốt chưa in màu, chưa in chữ, chưa gia cố, chưa được hỗ trợ bằng các vật liệu khác dùng để sản xuất bao bì sản phẩm thì ghi: Export Standard, as per approved samples.

– Xác định chất lượng dựa vào sự xem trước và đồng ý: Phương pháp này được áp dụng với những hợp đồng mua bán các loại hàng hoá sau khi được trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc một số hoá chất, hợp chất khác.

Ví dụ: Chất lượng hàng là hương liệu tổng hợp dùng để sản xuất kem đánh răng có tên hàng là: SPEARMINT TP 4472

Quality: as per previous shipment, the same as approved specification.

3 ARTICLE : QUANTITY Đây là một điều khoản không thể thiếu, do vậy trong hợp đồng cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hoá được mua bán Nhưng vì trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên trong hợp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số lượng/ khối lượng.

Tùy theo từng thương vụ và đối tượng của hợp đồng mà chọn cách ghi khối lượng/ trọng lượng cho phù hợp Trong buôn bán quốc tế người ta thường sử dụng 2 cách ghi khối lượng / trọng lượng.

- Cách 1: ghi phỏng chừng, tức là ghi có dung sai và kèm theo chi tiết cho biết dung sai được người mua chọn hay người bán chọn ( at the seller’s option hay là at the buyer’s option )

- Cách 2: ghi chính xác cách này áp dụng đối với những mặt hàng có sử dụng hệ thống đo lường dân gian để tính toán như con, cái , chiếc đôi, thùng, kiện, bao.

4 ARTICLE : PRICE Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương mọi điều khoản khác có thể dễ dàng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều không muốn nhượng bộ Chính vì vậy khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản này Thông thường các bên phải thống nhất những nội dung sau đây.

Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu (Contract) là chứng từ vô cùng cần thiết với bên bán (xuất khẩu) và bên mua (nhập khẩu), thể hiện những thỏa thuận giữa hai bên về việc mua – bán hàng hóa Đặc biệt, hợp đồng xuất nhập khẩu thường là giữa 2 bên có trụ sở ở các nước khác nhau, hàng hóa phải vận chuyển giữa nước này qua nước khác, vì vậy các điều khoản hợp đồng phải thật sự chặt chẽ.

Khi thực hiện hợp đồng, bên bán và bên mua làm nhiệm vụ chủ yếu của mình theo nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.

• Bên bán làm các việc để giao hàng và chứng từ cho người mua.

• Bên mua nhận hàng và trả tiền cho người bán theo hợp đồng

1.3.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK

Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:

1 Làm thủ tục xuất khẩu

Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ, có đặc điểm khác nhau. ở Việt Nam thủ tục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi Trước đây (trước 1.9.1998) muốn kinh doanh xuất nhập khẩu thì phải có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cấp.

Với mỗi mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể, sẽ phải tuân theo những quy định cụ thể của Nhà nước/cơ quan hữu trách về giấy phép/thủ tục xuất khẩu.

Ví dụ: Mặt hàng gạo, giai đoạn 2009 – 2010

Theo Quyết định số 13/QĐ/HHLTVN ngày 30/07/2009 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo phải có Giấy phép của Hiệp hội Hồ sơ xin giấy phép:

- Hợp đồng ngoại thương, 1 bản gốc.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 1 bản sao.

- Giấy đăng ký mã số thuế.

- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp.

2 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán

Thanh toán là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Nhà xuất khẩu chỉ yên tâm giao hàng khi biết chắc sẽ được thanh toán Vì vậy, cần thực hiện tốt những công việc bước đầu của khâu này Với mỗi phương thức thanh toán cụ thể, những công việc này sẽ khác nhau.

Với những phương thức thanh toán khác nhau (thanh toán T/T, thanh toán D/P, nhờ thu…) sẽ có những việc cụ thể khác nhau, nhưng vẫn thể hiện tiền đã có để trả. Trong trường hợp thanh toán bằng L/C nhà Xuất Khẩu sau khi ký hợp đồng ngoại thương, cần tiến hành các bước sau :

- Nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng thỏa thuận của Hợp Đồng

- Kiểm tra L/C và thực hiện tu chỉnh L/C (nếu cần) Sau khi kiểm tra xong thấy phù hợp mới giao hàng còn nếu không phù hợp phải báo cho người mua và ngân hàng của người mua để tu chỉnh cho đến khi phù hợp mới giao hàng.

3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu

Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu là một công việc rất quan trọng Tùy theo từng đối tượng, nội dung của công việc này có khác nhau.

❖ Đối với những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu:

Những đơn vị sản xuất cần nghiên cứu kỹ thị trường, sản xuất những hàng hóa có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng…phù hợp với thị hiếu của người mua Hãng sản xuất xong cần được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng, bao gói cẩn thận, kẻ ký mã hiệu rõ ràng… đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của hợp đồng.

Những doanh nghiệp sản xuất hàng XK nhưng không muốn hoặc không thể trực tiếp

XK hàng hóa của mình, thì có thể chọn con đường ủy thác XK vấn đề này được quy định rõ tại điều 17, 18 của NĐ 12/CP.

❖ Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu: a Những đơn vị này không thể chỉ thụ động ngồi chờ các đơn vị khác đến ủy thác xuất khẩu, mà phải chủ động tìm hiểu nguồn hàng, khai thác triệt để các nguồn hàng xuất khẩu bằng nhiều hình thức phong phú:

- Thu mua hàng theo nghĩa vụ (theo kế hoạch, đơn đặt hàng của nhà nước…) và thu mua khuyến khích ngoài nghĩa vụ.

- Đầu tư trực tiếp để sản xuất hàng xuất khẩu.

- Bán nguyên liệu mua thành phẩm.

- Đổi hàng… b Nhà nước ta rất khuyến khích các hoạt động xuất khẩu, điều này được quy định rõ trong Luật Thương mại và các văn bản dưới luật.

Cơ sở pháp lý để ràng buộc các đơn vị kinh doanh xuất, nhập khẩu và người sản xuất là các hợp đồng kinh tế ký kết giữa họ với nhau, theo tinh thần Luật Thương mại nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, với các loại hợp đồng thông dụng sau:

- Hợp đồng mua đứt bán đoạn.

- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu.

4 Kiểm tra hàng xuất khẩu

Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng… (tức kiểm nghiệm) nếu hàng xuất khẩu là động, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh (tức kiểm dịch). Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và cửa khẩu Trong đó, việc kiểm tra ở cơ sở đóng vai trò quyết định Còn kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.

Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do KCS tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa Nên, trên giấy chứng nhận phẩm chất ở cơ sở, bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị. Việc kiểm dịch ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc trạm thú y, trung tâm chẩn đoán – kiểm dịch động vật tiến hành.

Trong nhiều trường hợp theo quy định nhà nước hoặc theo yêu cầu của người mua, việc giám định đòi hỏi được thực hiện bởi một tổ chức giám định độc lập Ví dụ: Vinacontrol, Foodcontrol, Cafecontrol, Davicontrol, Công ty giám định Sài Gòn (SIC), công ty Việt Minh, SGS (Société Generate de Surveillance S.A), ADIL (Adil International Surveyors Co Ltd) – Bangkok, OMIC (Overseas Merchandise Inspection Company) – Japan,…

5 Làm thủ tục Hải quan

Theo điều 16 Luật Hải quan: Thủ tục hải quan

Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:

- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan

- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

6 Thuê phương tiện vận tải

Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu quy định việc người bán thuê phương tiện để chuyên chở hàng đến địa điểm đích (điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF, CFR, CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DDP, DAF) thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.

Rủi ro hối đoái

Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi.

Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.

Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái.

Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi giá trị ngoại hối, cụ thể:

● Nếu ngân hàng có dư dật (có thừa) về ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ có lãi, ngược lại ngân hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.

● Nếu ngân hàng ở vị đoản (ít) về loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại ngân hàng sẽ có lãi nếu ngoại tệ đó xuống giá.

Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơ gây tổn thất cho các nhà giao dịch Dư dật về ngoại tệ càng lớn thì rủi ro càng cao khi tỷ giá giảm; ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng không ít khi tỷ giá giảm. Khi phân biệt tình hình lãi, lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so sánh số lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lỗ, lãi dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một ngân hàng.

Ví dụ: Đồng nội tệ Shekel của Israel đã tăng lên mức kỷ lục so với đồng USD, lên mức 1 USD đổi được 3,16 Shekel chưa có dấu hiệu dừng lại, bất chấp những nỗ lực can thiệp của giới chức nước này Đồng Shekel tăng giá sẽ gây bất lợi cho lĩnh vực xuất khẩu của Israel, do sẽ làm giảm tương đối lợi nhuận thu được từ đồng USD sau khi quy đổi ra đồng nội tệ Các chuyên gia cảnh báo đà tăng giá của đồng nội tệ nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu công nghệ của Israel, vốn đang đóng vai trò "đẻ trứng vàng" cho nền kinh tế.

Trong tài chính, trượt giá (slippage) là yếu tố thể hiện sự khác biệt giữa mức giá dự kiến khi đặt lệnh so với mức giá được khớp Trượt giá thường xảy ra khi bạn thực hiện giao dịch trong giai đoạn thị trường biến động mạnh (tỷ giá lúc đó thay đổi liên tục) Trượt giá là điều không thể tránh khỏi khi bạn tham gia giao dịch ở bất cứ thị trường nào (chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử,…) Tuy nhiên, trượt giá xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn trong thị trường tiền điện tử, do thị trường tiền điện tử biến động rất nhanh và mạnh.

Có nhiều lý do dẫn đến sự trượt giá, phổ biến nhất là:

● Tiền điện tử hiện vẫn là công cụ mang tính đầu cơ cao, việc mua/bán giao dịch diễn ra liên tục dẫn đến việc giá tài sản thay đổi nhanh chỉ trong thời gian ngắn.

● Một số loại tiền điện tử không phổ biến, không được giao dịch thường xuyên dẫn đến tính thanh khoản thấp Tính thanh khoản thấp gây nên sự trượt giá đáng kể vì quá ít người mua/bán dẫn đến giao dịch không được khớp đúng mức giá mong muốn ví dụ: Đồng Stablecoin Luna rơi tự do từ mức 118 USD xuống 0,09 USD trong suốt một tháng Sự sụt giảm này là không bình thường, mất kiểm soát và không thể dự báo được Một số chuyên gia cảnh báo rằng hiệu ứng "gợn sóng" chỉ mới bắt đầu trong khi những người khác cố gắng làm dịu thị trường Kéo theo đó, 10 đồng tiền điện tử hàng đầu - bao gồm cả Stablecoin, Bitcoin, Ethereum, BNB, XRP, Solana và Cardano - đã bị giảm sâu, mất 22% giá trị chỉ trong 24 giờ, theo Forbes.

● Có nhiều tin tức, sự kiện xảy ra ảnh hưởng mạnh đến thị trường, giá tài sản biến động liên tục ví dụ: “Đồng yên giảm giá nhanh hơn nữa do phân kỳ chính sách tiền tệ có thể làm giảm nhu cầu trong nước và làm xấu đi các điều khoản thương mại” Việc đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng đô la là sự phản ánh quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc kiên trì với các thiết lập nới lỏng tiền tệ khi các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn khác đang thắt chặt trong giai đoạn kinh tế lạm phát.

Cần chú ý tới độ trượt giá khi giao dịch vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản cũng như hiệu quả đầu tư Có 3 trường hợp xảy ra khi giao dịch được thực hiện:Không trượt giá, Trượt giá có lợi và Trượt giá có hại Đối với lệnh mua, trượt giá có lợi sẽ giúp nhà giao dịch có được giá vào lệnh tốt hơn so với dự định ban đầu; trong khi trượt giá có hại khiến nhà đầu tư phải chịu giá vào lệnh cao hơn, phải trả nhiều tiền hơn Đối với lệnh bán thì ngược lại.

Ví dụ: bạn quyết định vào lệnh cặp BTC/USD ở mức $39.200 3 trường hợp có thể xảy ra là: ã Khụng trượt giỏ: Lệnh mua của bạn sẽ khớp chớnh xỏc tại mức giỏ là $39,200. ã Trượt giỏ cú lợi: Thị trường biến động khiến giỏ BTC lỳc này trượt xuống

$39,000, thấp hơn hẳn $200 so với dự định mua ban đầu. ã Trượt giỏ cú hại: Lệnh mua của bạn được khớp khi giỏ BTC bị đẩy lờn cao, khoảng $39,400, cao hơn $200 so với dự định mua ban đầu.

Tỷ giá chính là mức giá tại một thời điểm mà đồng tiền của một nước hay khu vực có thể được chuyển đổi sang một loại đồng tiền của quốc gia, khu vực hay ngoại tệ khác Theo đó, tỷ giá sẽ được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ khi chuyển đổi vì thế mức tỷ giá luôn được tính tại thời điểm giao dịch và luôn có sự biến động tùy mỗi thời điểm Trên thế giới hiện nay, tỷ giá được niêm yết theo thị trường giao dịch Có nghĩa là đồng tiền yết giá đứng trước và đồng tiền được định giá đứng sau.

RỦI RO ĐẦU TƯ

Rủi ro là việc xảy ra trong tương lai không được như mong muốn của nhà đầu tư và nó gây thiệt hại cho nhà đầu tư Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng cho Nhà đầu tư để nắm được tinh thần và có hướng đi đúng hơn Do đó, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi thực hiện các quyết định đầu tư. Rất khó khi xác định lĩnh vực nào hay gặp rủi ro nhất Bởi các ngành khác nhau có rủi ro khác nhau, thậm chí một công ty cũng có những rủi ro đặc thù Theo quan điểm củaHanoilaw Firm, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là đầu tư vào Xây dựng, Chứng khoán, bất động sản Bởi các lĩnh vực này thường dao động thất thường và khi đã giao động thì một là lãi rất lớn, hai là thiệt hại vô cùng nhiều.

1.5.1 Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở 1 nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm mục đích thu lợi nhuận.

So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những ưu điểm:

FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như ODA hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài… Các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra kinh doanh, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư Nước tiếp nhận FDI ít phải chịu những điều kiện ràng buộc kèm theo của người cung ứng vốn như của ODA Hiện liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính, trong tình huống xấu nhất khi gặp rủi ro thì các đối tác nước ngoài sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của nước sở tại Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư FDI không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, mở ra thị trường mới… cho nước tiếp nhận đầu tư Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đang phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật mới xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nước này rất cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ công nghệ, nhưng thông qua FDI là cách tiếp cận nhanh, trực tiếp và thuận lợi.Thực tế đã cho thấy FDI là 1 kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động… Thông qua tiếp nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước này Thông qua tiếp nhận đầu tư, các nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới… FDI có vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới FDI có lợi thế là có thể được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình độ phát triển rất cao Vốn ODA thường được dành chủ yếu cho những nước kém phát triển, sẽ giảm đi và chấm dứt khi nước đó trở thành nước công nghiệp, tức là bị giới hạn trong một thời kỳ nhất định FDI không phải chịu giới hạn này, nó có thể được sử dụng rất lâu dài trong suốt quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế Với những ưu thế quan trọng như trên ngày càng có nhiều nước coi trọng FDI hoặc ưu tiên, khuyến khích tiếp nhận FDI hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đầu tư trực tiếp mang lại thì FDI còn gặp nhiều mặt hạn chế và rủi ro như:

Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu tư nước ngoài Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc. Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác, độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong nước.

Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Với những mặt bất lợi của FDI, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực này và xử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.

1.5.2 Đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hình thức này mang lại rất nhiều lợi ích cho cả hai bên, bên đầu tư cũng như bên được đầu tư Một trong những yếu tố còn thiếu ở các quốc gia kém phát triển chính là nguồn lực còn yếu, nên chưa khai thác được hoàn toàn những tiềm năng của mình. Hiểu được thế yếu của nó, hình thức này sẽ mang đến những nguồn vốn nước ngoài tuyệt vời, và góp phần làm giảm rất nhiều chi phi vay vốn khác nhau Khi đầu tư, cũng sẽ thúc đẩy rất nhanh hệ thống tài chính của nước nội địa được đầu tư Để có thể phù hợp và hòa nhập với thế giới, quốc gia đó cũng cần xem lại bộ luật sao cho phù hợp nhất, chính vì vậy kích thích rất nhiều thay đổi về chế độ và các chính sách đa dạng khác nhau nữa đó Ngoài ra: ã Gúp phần làm tăng nguồn vốn trờn thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phớ vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro. ã Thỳc đẩy sự phỏt triển của hệ thống tài chớnh nội địa. ã Thỳc đẩy cải cỏch thể chế và nõng cao kỷ luật đối với cỏc chớnh sỏch của chớnh phủ.

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì hình thức này cũng đem lại rất nhiều rủi ro và tác động tiêu cực đến với nền kinh tế Vốn là một trong những yếu tố tuyệt vời được cung cấp, tuy nhiên nếu đồng vốn tăng lên quá mạnh thiếu hợp lý trong một khoảng thời gian thì sẽ rất dễ làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng “bong bóng” Bên cạnh đó, đặc điểm đi vào và đi ra quá nhanh chóng cũng sẽ dễ làm cho hệ thống tài chính nội địa dễ chịu tổn thương và rơi vào khủng hoảng Và một trong những tác động xấu nữa chính là làm ảnh hưởng đến tỷ giá nội địa và nhiều chính sách tiền tệ khác nhau Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

1.5.3 Biện pháp phòng ngừa rủi ro đầu tư ã Cần kiểm soỏt được nguồn vốn đầu tư vào thị trường nước ngoài Đỏnh giỏ rừ được thị trường kinh tế của thị trường đó mà đưa ra lượng vốn đầu tư phù hợp. ã Nhà nước cần đưa ra những chớnh sỏch để bảo vệ cỏc doanh nghiệp trong nước như chính sách chống bán phá giá, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong nước… Tuy nhiên nhà nước cũng không nên quá thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước mà không có những chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. ã Luụn kiểm tra cũng như bảo trỡ nõng cấp thường xuyờn cỏc hệ thống mỏy móc công nghệ trong nước để tránh việc máy móc hư hỏng hoặc lỗi thời ảnh hưởng đến việc sản xuất. ã Nhà nước cần cú những chớnh sỏch kiểm soỏt nguồn vốn của FPI để trỏnh cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.

QUAN TRỊ RỦI RO CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Case Study

Ra đời vào giữa năm 1996 - Trung nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam tuy nhiên chỉ vỏn vẹn 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh. Việc phát triển hùng mãnh cũng đã đẩy cho Trung Nguyên tìm tòi và phát triển nhiều mô hình kinh doanh khác Trong có có thể nói đến việc Trung Nguyên là doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam Hiện nay Trung Nguyên đã có mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và nhiều quán trên nhiều thị trường nước ngoài trong đó bao gồm Mỹ.

Trong những chuyến đi khảo sát thị trường Mỹ, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận thấy, đi bất kỳ gian hàng nào của người Việt và châu Á, gần như không khó để thấy cà phê Trung Nguyên và G7 Bên cạnh đó, Vinacafé cũng hữu xạ tự nhiên hương với tần suất xuất hiện không kém Có thể nhận thấy những bước thành công của Trung Nguyên đang dần chắc chắn cũng như sẽ mở ra nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm tại Hoa Kỳ Tuy nhiên, bên cạnh những bước thành công đó thì Trung Nguyên cũng gặp khá là nhiều khó khăn khi quyết định đưa sản phẩm của mình tới thị trường này Những rủi ro có thể kể đến như trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Hoa Kỳ, rủi ro về lãi suất, rủi ro khi lựa chọn đầu tư… Vì vậy việc nghiên cứu nhận dạng rủi ro trong kinh doanh quốc tế mà Trung Nguyên gặp phải là vấn đề mang tính cấp thiết và quan trọng Việc nhận dạng được những rủi ro không chỉ giúp Trung Nguyên giải quyết được những bài toán khó trong kinh doanh quốc tế mà còn giúp

“Vua cà phê Việt” có thể nắm bắt được những cơ hội phát triển sản phẩm không chỉ tạiHoa Kỳ mà còn cả các thị trường nước ngoài khác.

Nhận dạng rủi ro

- Rủi ro về điều khoản “Quantity” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC)

- Rủi ro về điều khoản “Packing” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC)

- Rủi ro lạm phát tại Mỹ ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá hối đoái

- Rủi ro về việc đáp ứng yêu cầu an toàn hàng hoá

Phân tích rủi ro

- Rủi ro về việc đáp ứng yêu cầu an toàn hàng hóa.

Chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là yêu cầu rất quan trọng, được ví von như visa nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này. Nếu doanh nghiệp Trung Nguyên Việt Nam muốn xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn trong việc nắm bắt quy định, trình tự, thủ tục xin cấp mã số FDA (quy định giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu ý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ), ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ Trung Nguyên sẽ bỏ lỡ thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn nhập khẩu cà phê từ các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ nếu không có được hoặc có chậm mã số FDA, theo đó không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và môi trường của Hoa Kỳ Ngoài ra, Trung Nguyên cũng cần đặc biệt lưu ý về việc đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đối với bao bì hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Đã có vụ việc bao bì gỗ hàng xuất khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam bị Cục Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) kiểm tra, phát hiện có côn trùng bên trong, yêu cầu tái xuất, phải gánh chịu chi phí lưu bãi, lưu kho, ngoài ra phải chịu chi phí vận chuyển bằng phương thức thay thế, tiền phạt, tiền bồi thường do giao hàng chậm cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ Đây cũng là rủi ro mà Trung Nguyên sẽ gặp phải khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

- Rủi ro lạm phát tại Mỹ ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá hối đoái.

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao,một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ Và nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bùng nổ trở lại sau những thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, được hỗ trợ chủ yếu nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ liên bang (Fed) và các biện pháp kích thích lớn của chính phủ Cùng với việc đại dịch vẫn đang hoành hành ở nhiều khu vực khác trên thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục tắc nghẽn, xung đột Nga-Ukraine đã tác động đến việc gia tăng chi phí năng lượng, lương thực và chi tiêu thâm hụt từ chính phủ liên dẫn tới lạm phát Và việc thắt chặt làm lãi suất của dòng tiền tăng lên dẫn tới tỷ giá hối đoái của đồng USD tăng Việc tăng đồng USD có thể gây khó khăn cho việc Trung Nguyên đưa sản phẩm vào nội địa Mỹ do có sự thay đổi chênh lệch giữa tỷ giá của Mỹ và Việt Nam, giảm nhu cầu tiêu dùng của khách hàng do thắt chặt chi tiêu Giá cả vận chuyển sản phẩm, xăng dầu, nguyên vật liệu cũng tăng từ đó ảnh hưởng tới mức lợi nhuận Trung Nguyên sẽ thu lại khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này

- Rủi ro về điều khoản “Quantity” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC)

Có hai vấn đề cần lưu ý liên quan đến điều khoản về trọng lượng hàng hóa: dung sai và miễn trừ.

Về dung sai: Theo Điều 2 của ECC, người bán phải giao hàng đúng trọng lượng trong hợp đồng ECC cho phép dung sai là 3% so với trọng lượng quy định trong hợp đồng nhưng chỉ được áp dụng nếu nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của Người bán Quy định này bảo vệ lợi ích của người mua nhưng lại gây khó khăn cho người bán Thứ nhất, dung sai 3% là mức thấp so với các mặt hàng nông sản khác(ví dụ như gạo thường là 5%) Thứ hai, trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế,việc cho phép dung sai là để tạo một sự linh hoạt cần thiết và sự thuận lợi trong việc tổ chức việc thuê tàu và giao hàng và thường sẽ theo sự lựa chọn của người bán nếu người bán có nghĩa vụ thuê tàu Đối với mặt hàng nông sản như cà phê được xuất khẩu với số lượng lớn thì việc đảm bảo chính xác trọng lượng trong hợp đồng không phải bao giờ cũng dễ dàng Đây là điểm mà Trung Nguyên cần lưu ý đàm phán để có được quyền lựa chọn dung sai (tolerance at the Seller’s option) nếu xuất cà phê theo điều kiện CIF hay CFR hay theo các điều kiện khác mà mình phải tổ chức việc chuyên chở.

Về trọng lượng miễn trừ, đây là điểm gây ra khá nhiều tranh chấp trong thực tiễn thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Trọng lượng miễn trừ là 0,5% và bất kỳ sự hao hụt trọng lượng nào ở nơi đến vượt quá 0,5%, người bán sẽ phải hoàn lại tiền theo ECC (Điều 2.e) Trong các mẫu hợp đồng trước năm 1998 của ECF, trọng lượng miễn trừ vẫn là 1%, ECC năm 2002 giảm từ 1% xuống 0,5% với lý do là khi việc hàng được chuyên chở bằng bao gói hay bằng container làm giảm một cách đáng kể việc hao hụt trọng lượng Ngay cả đối với vận chuyển hàng rời, ECC cho rằng sẽ hiếm khi có bất kỳ sự chênh lệch trọng lượng nếu cà phê được vận chuyển bằng những container được chèn lót và niêm phong kẹp chì Theo nhận định của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) thì thay đổi về tỷ lệ miễn trừ này là một bất lợi với nhà xuất khẩu Việt Nam và không phù hợp với tình hình vận chuyển cà phê từ Việt Nam đến các cảng Châu Âu do các nguyên nhân về thay đổi thời tiết, độ ẩm, quãng đường chuyên chở dài Cà phê có tính hút ẩm, điều này có nghĩa là cà phê hút hoặc mất độ ẩm phụ thuộc vào điều kiện môi trường Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị khiếu nại và phải hoàn lại tiền cho đối tác nước ngoài do tỷ lệ miễn trừ cao hơn 0,5%

- Rủi ro về điều khoản “Packing” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC)

Việc mua bán cà phê trên thế giới thông thường đều có hợp đồng chủ yếu do bên mua soạn thảo Cụ thể, các nước châu Âu thường ký kết hợp đồng theo mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu Mỹ cũng có hợp đồng mẫu soạn sẵn để yêu cầu bên bán cà phê ký kết Theo đó, mục đích chính là để đảm bảo quyền lợi cho người mua cà phê, gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Theo đó, điều 5(a), ECC 2002 quy định rằng: “Cà phê sẽ được đóng gói trong bao sợi tự nhiên đồng nhất phù hợp với các quy định pháp lý đối với vật liệu đóng gói thực phẩm và quản lý chất lượng trong EU đang có hiệu lực trong thời gian ký kết hợp đồng” Do đó, Trung Nguyên cần nắm bắt được các yêu cầu pháp lý (mang tính bắt buộc) và yêu cầu của người mua hàng tại thị trường Hoa Kỳ (phát sinh theo nhu cầu thực tế tại thị trường mục tiêu) liên quan đến bao bì Các yêu cầu này thường là yêu cầu chung về bao bì hoặc cho từng sản phẩm,ngành hàng cụ thể Nếu không xem xét cẩn trọng, việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: bị khách hàng từ chối lô hàng, không trả hay chậm trả tiền hàng vì chính phủ của nước nhập khẩu bắt buộc nhà xuất khẩu hàng hóa phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch vệ sinh đối với bao bì, thậm chí phải đóng tiền phạt

- Rủi ro biến động giá cà phê

Năm 2014, giá cafe có lúc tăng lên gần 50.000 đồng/kg, tuy nhiên những năm sau đó thì lại giảm rất nhanh chóng Thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê chỉ còn khoảng 33.000 đồng/kg Giá của cà phê trên thế giới biến động theo từng ngày, thậm chí là từng giờ Tuy mức chênh lệch của những biến động này không quá cao nhưng đối với các cơ sở kinh doanh thì điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu Trong tháng qua, thị trường cà phê biến động trái chiều song nhìn chung có xu hướng đi xuống Giá cà phê dao động trong khoảng 41.900 - 42.400 đồng/kg Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết.

Đo lường rủi ro

- Rủi ro về điều khoản “Quantity” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC): Tần suất xuất hiện rủi ro thấp, mức độ nghiêm trọng rủi ro cao khi sự hao hụt vượt quá mức cho phép khiến doanh nghiệp phải hoàn tiền đồng thời chịu mọi chi phí vận chuyển, lưu kho bãi, gây ảnh hưởng doanh thu cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng đến thương hiệu của Trung Nguyên trên thị trường.

- Rủi ro về điều khoản “Packing” trong hợp đồng khi xuất khẩu cà phê theo hợp đồng mẫu của Liên đoàn cà phê châu Âu (EEC): Tần suất xuất hiện rủi ro thấp do thông thường trong quá trình mua bán cà phê trên hợp đồng mua bán sẽ quy định đóng gói của cà phê như theo điều 5(a), ECC 2002 quy định rằng:

“Cà phê sẽ được đóng gói trong bao sợi tự nhiên đồng nhất phù hợp với các quy định pháp lý đối với vật liệu đóng gói thực phẩm và quản lý chất lượng trong EU đang có hiệu lực trong thời gian ký kết hợp đồng”., mức độ nghiêm trọng rủi ro cao sẽ khiến khách hàng từ chối lô hàng, không trả hay chậm trả tiền hàng vì chính phủ của nước nhập khẩu bắt buộc nhà xuất khẩu hàng hóa phải thực hiện các biện pháp kiểm dịch vệ sinh đối với bao bì, thậm chí phải đóng tiền phạt

- Rủi ro lạm phát tại Mỹ ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá hối đoái: Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thậm chí khiến các chuỗi cung bị đứt gãy và chính sự mất cân bằng cung cầu, tưởng chừng sẽ dẫn ổn định nhưng đến năm

2022 tình hình lạm phát ở Mỹ không mấy khả quan mà còn tăng cao do xung đột chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với tỷ lệ lạm phát và điều này chắc chắn ảnh hưởng tới nền kinh tế Theo thống kê, lạm phát ở Mỹ trong tháng Ba (8,5%) và tháng Tư năm nay đều tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40 năm qua, ngày 11/5 công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng Tư vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt trên 8% Theo BộLao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng Tư có thấp hơn tháng Ba một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, tuy nhiên kể từ ngày 10/5 vừa qua thì giá xăng lại tiếp tục leo thang Giá cả rau quả, thực phẩm, các loại dịch vụ và giao thông đi lại, nhất là bằng đường hàng không đều tăng đáng kể; giá vé máy bay tăng 18,6% trong tháng Tư so với tháng Ba, mức tăng có thể nói là nhanh kỷ lục; giá ăn uống tại các nhà hàng cũng tăng 0,9% - mức tăng nhiều nhất kể từ tháng 10/2021 cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro cao Mức độ rủi ro thấp do khi lạm phát dẫn đến giảm nhu cầu tiêu dùng của khách hàng do thắt chặt chi tiêu Giá cả vận chuyển sản phẩm, xăng dầu, nguyên vật liệu cũng tăng từ đó ảnh hưởng tới mức lợi nhuận

- Rủi ro về việc đáp ứng yêu cầu an toàn hàng hoá: Tần suất xuất hiện rủi ro cao do không ít doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn trong việc nắm bắt quy định, trình tự, thủ tục xin cấp mã số FDA (quy định giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu ý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra có vụ việc bao bì gỗ hàng xuất khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam bị Cục Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) kiểm tra, phát hiện có côn trùng bên trong, yêu cầu tái xuất Mức độ nghiêm trọng rủi ro cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, khi bị yêu cầu tái xuất, phải gánh chịu chi phí lưu bãi, lưu kho, ngoài ra phải chịu chi phí vận chuyển bằng phương thức thay thế, tiền phạt, tiền bồi thường do giao hàng chậm cho khách hàng.

- Rủi ro biến động giá cà phê: Năm 2014, giá cà phê có lúc tăng lên gần 50.000 đồng/kg, tuy nhiên những năm sau đó thì lại giảm rất nhanh chóng Thời điểm cuối năm 2019, giá cà phê chỉ còn khoảng 33.000 đồng/kg Giá của cà phê trên thế giới biến động theo từng ngày, thậm chí là từng giờ Trong những tháng qua giá cà phê dao động trong khoảng 41.900 - 42.400 đồng/kg cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro cao, mức độ nghiêm trọng rủi ro thấp khi chỉ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Kiểm soát và phòng ngừa

Xây dựng quản trị tốt về chiến lược sản xuất và xuất khẩu cà phê vào thị trườngHoa Kỳ, trên cơ sở đó xây dựng và quản trị tốt về rủi ro pháp lý đối với cà phê xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Trong quá trình tìm kiếm, Trung Nguyên không chỉ cần xây dựng và duy trì quan hệ đối tác tốt với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, mà còn cần cần nắm bắt được đầy đủ thông tin về họ, được họ tin cậy cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan để thiết lập các điều khoản thương mại và nhận diện được các rủi ro pháp lý có thể phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng xuất khẩu cà phê Sử dụng những thông tin và lời khuyên có tính xây dựng, hợp tác từ họ, từ những nhà tư vấn chuyên nghiệp của họ, trong đó có các luật sư Mỹ và Việt Nam, là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để doanh nghiệp biết phải làm gì hoặc không được làm gì khi xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, từ đó có dự tính chi phí rủi ro pháp lý, hoặc dự tính chi phí thủ tục hành chính như phí hải quan, chi phí cung cấp chứng từ vận chuyển hàng hoá, chi phí cung cấp chứng từ nhập khẩu, hợp lý.

Trung Nguyên cũng cần đặc biệt lưu ý về việc đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đối với bao bì xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ Quan tâm tìm hiểu về cơ quan chính phủ Hoa Kỳ thực thi việc quản lý hàng hóa nhập khẩu mặt hàng cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, như: Ủy ban Thương mại Liên bang là cơ quan thi hành luật chống độc quyền (cạnh tranh) tại Hoa Kỳ; Cục quản lý xuất nhập khẩu (IA) thuộc Bộ thương mại

Mỹ là cơ quan quản lý việc thi hành Luật chống bán phá giá, thường xuyên khai thác các quy định của luật về việc bảo vệ lợi ích trong nước và thực hiện những phán quyết của tòa án Mỹ Tìm hiểu về cơ quan giải quyết các vụ kiện là Tòa Trọng tài Mỹ (ITC). Các luật quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thông quan nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ như Luật về chống lẩn tránh thuế trong khuôn khổ của Đạo luật Thuế năm 1930 của Hoa Kỳ, Luật Hợp đồng, Luật Nông nghiệp Hoa Kỳ, để nắm rõ các điều khoản và tránh những vấn đề phát sinh do không biết luật của Mỹ.

Có hai cách để Trung Nguyên đàm phán hợp đồng xuất khẩu cà phê liên quan đến điều khoản trọng lượng hàng:

- Đàm phán để nâng trọng lượng miễn trừ lên 1% Rõ ràng là điều kiện khí hậu ở Việt Nam là nóng ẩm và hoàn toàn khác biệt với điều kiện khô lạnh ở Châu Âu , vì vậy việc áp dụng tỷ lệ miễn trừ là 0,5% là không phù hợp.

- Đàm phán để áp dụng trọng lượng giao hàng ở cảng đi (shipped weight) và giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng đi là cuối cùng Về thời điểm tính trọng lượng hàng hóa, ECC có hai phương án: một là trọng lượng giao hàng ở cảng đi (shipped weight), hai là trọng lượng khi nhận hàng ở cảng đến (delivered/landed weight) Trong trường hợp thứ nhất, hóa đơn thanh toán ghi theo trọng lượng giao hàng ở cảng đi, còn trong trường hợp thứ hai thì hóa đơn của người bán chỉ là tạm tính, thanh toán thực tế sẽ theo trọng lượng tại cảng đến khi người mua nhận hàng Ở vị trí người xuất khẩu, nên lựa chọn phương án đầu tiên và cần nêu rõ điều này trong hợp đồng Hơn nữa, trong cả hai trường hợp, người bán phải cung cấp bằng chứng độc lập về trong lượng. Ngay cả khi trọng lượng giao hàng ở cảng đi được áp dụng thì giấy chứng nhận trọng lượng xác định tại cảng đi không là cuối cùng trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng (Điều 3 ECC) Cũng như điều khoản chất lượng, về mặt pháp lý, điểm mấu chốt khi soạn thảo cũng như giải quyết tranh chấp liên quan đến trọng lượng là quy định giá trị của giấy chứng nhận trọng lượng Như vậy, khi đàm phán hợp đồng, Trung Nguyên cần chú ý thỏa thuận giá trị giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng đi là cuối cùng Nếu đàm phán để đưa được vào hợp đồng quy định này thì nhà nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ sẽ không có quyền đòi hoàn tiền nữa mà phải thanh toán dựa trên trọng lượng ở cảng đi. Để giảm thiểu được những rủi trong thương mại quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng, Trung Nguyên cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch Cần có sự trao đổi trực tiếp với đối tác, hoặc thông qua bạn hàng, hiệp hội, công ty tư vấn,thương vụ/sứ quán để sàng lọc những đối tác có uy tín Đồng thời, phải chú ý hơn đối với những thương nhân giao dịch lần đầu Ngoài ra, Trung Nguyên nên mua bảo hiểm tỷ giá trong trường hợp tình hình tỷ giá biến động phức tạp và khó dự báo Đặc biệt, phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp như trả chậm, chuyển tiền hay nhờ thu Bên cạnh đó, do các mẫu hợp đồng mua bán theo các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) thường được in sẵn, nên để tránh sự hiểu lầm, sai sót khi ký hợp đồng mua bán, các bên phải đặc biệt chú ý đến các điều khoản áp dụng.

Các biện pháp tài trợ rủi ro là các biện pháp để giảm thiểu những tổn thất, thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại

Bên cạnh những cơ hội về chiến lược kinh doanh cũng như hệ thống phân phối TrungNguyên cũng gặp không ít rủi ro khi Trung Nguyên thâm nhập vào thị trường Mỹ. Đứng trước nguy cơ không thể sử dụng nhãn hiệu của chính mình tại thị trường mới này Cuối cùng, thương hiệu này đã phải đàm phán và dàn xếp với phía Rice Field, đồng thời đăng ký bảo hộ tại Mỹ và WIPO Chính việc không nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ mà Trung Nguyên đã phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để tiếp cận, mở rộng thị trường Trung Nguyên đang trở nên không đồng nhất về nhiều mặt, Có thể thấy rõ sự khác nhau về giá cả, chất lượng cà phê Là thị trường cà phê có chọn lọc, bước đầu chất lượng cà phê được chú trọng trong sản xuất của Hoa Kỳ Chính vì vậy mà Trung Nguyên cần xem xét đến biện pháp dự phòng tài sản để có thể làm giảm các tổn thất về chất lượng cũng như là yêu cầu an toàn đối với cà phê xuất khẩu.

Trung Nguyên cũng có thể phân chia rủi ro bằng sử dụng hợp đồng tương lai, là bằng chứng cho hoạt động mua bán cà phê có sẵn tại một thời điểm trong tương lai, căn cứ vào các tiêu chuẩn hợp đồng mà các bên thực hiện cung cấp hoặc chấp nhận mua cà phê với số lượng, chất lượng và địa địa giao hàng được định sẵn Hai điều duy nhất được xác định một cách cụ thể trong hợp đồng là loại hàng và thời điểm giao hàng. Một biện pháp tài trợ khác mà Trung Nguyên có thể sử dụng đó là chuyển nợ Sau khi bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ lại tiền bồi thường từ bên thứ ba (như: người bán, người chuyên chở…) Doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống thông tin dự phòng: tuyên truyền, đào tạo nhân viên để nhân viên hiểu và có ý thức phòng chống, kiểm soát rủi ro Khi NK hàng hóa trị giá lớn, người bán thường yêu cầu người mua mở L/C tuần hoàn hoặc L/C cho phép đòi tiền bằng điện.Khi đó, độ rủi ro trong thanh toán là rất cao Vì vậy, nhà NK sẽ yêu cầu người bán cung cấp một bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay thư tín dụng dự phòng hoặc không chấp nhận mở L/C tuần hoàn hay đòi tiền.

Việc rót vốn đầu tư vào ngành công nghiệp cà phê trên thị trường có nhiều biến động như Mỹ, bên cạnh những cơ hội tiềm năng thì Trung Nguyên cũng sẽ phải đối mặt với vô số những thách thức Tuy nhiên, nếu Trung Nguyên có quy trình quản trị để kiểm soát, dự phòng trước thì việc biến rủi ro thành cơ hội trong đầu tư là điều hoàn toàn có thể xảy ra Quản trị rủi ro không chỉ giúp Trung Nguyên có kế hoạch ứng phó với các rủi ro trong môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó tìm ra cách phòng ngừa và né tránh, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của rủi ro, ứng phó hiệu quả với mọi rủi ro cùng với đó là những thay đổi khách quan mà doanh nghiệp có thể lường trước được. Chính vì vậy, quản trị rủi ro về môi trường kinh doanh quốc tế không chỉ giúp Trung Nguyên hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển tại thị trường Mỹ mà thông qua đó, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư, kinh doanh và sản xuất trên thị trường mới này

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.https://sapuwa.com/rui-ro-trong-dam-phan-hop-dong-ngoai-thuong.html 2.https://www.academia.edu/11291280/Chi%E1%BA%BFn_l

%C6%B0%E1%BB%A3c_th%C3%A2m_nh%E1%BA%ADp_th%E1%BB

%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_M%E1%BB%B9_c%E1%BB%A7a_C

%C3%A0_ph%C3%AA_Trung_Nguy%C3%AAn

3 https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ty-gia-usdvnd-co-the-giam-nhe-trong-ca- nam-2021-26578.html

4 https://voer.edu.vn/m/to-chuc-thuc-hien-hop-dong-nhap-khau/249a6958

5 http://www.dankinhte.vn/to-chuc-thuc-hien-hop-dong-xuat-khau/

6 https://www.slideshare.net/trongthuy1/quan-li-rui-ro-trong-kinh-doanh-xuat- nhap-khau-cua-doanh-nghiep

PHÂN TÍCH R Ủ I RO Trong MÔI TR ƯỜ NG…

Business… 100% (4) 79 Đề Thi Trắc Nghiệm Kinh

Văn ki ệ n Đ ạ i h ộ i Chi Đoàn 19DQT01

Anh van thuong mai quoc te

Trường Đại học Tài chính…

PHÂN TÍCH R Ủ I RO Trong MÔI TR ƯỜ NG…

Chin lc tham nhp th trng

Review UNIT 14,15,16 - ti ế ng anh

BT Vật lý 2 lần 2 - Lecture notes 3123

Ngày đăng: 25/02/2024, 08:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w