1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

138 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Cơ Sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”
Trường học Đại Học Đồng Nai
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 6,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (0)
    • 1.1 Tên chủ cơ sở (9)
    • 1.2 Tên cơ sở (9)
    • 1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (10)
    • 1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (16)
      • 1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (16)
      • 1.4.2 Nhu cầu sử dụng hóa chất (16)
      • 1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước (17)
      • 1.4.5 Nhu cầu sử dụng điện (18)
  • CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (0)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường (19)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (19)
      • 2.2.1. Môi trường nước mặt (19)
      • 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí (29)
  • CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (34)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (34)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (38)
        • 3.1.2.1. Công trình thu gom nước thải (38)
        • 3.1.2.2. Hệ thống thoát nước thải từ NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II (45)
      • 3.1.3. Công trình xử lý nước thải (47)
        • 3.1.3.1. Công nghệ, công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung (47)
        • 3.1.3.2. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (70)
    • 3.2. Công trình xử lý bụi, khí thải (72)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (73)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (74)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (78)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (79)
      • 3.6.1. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải (79)
      • 3.6.2. Phòng chống, ứng cứu sự cố tràn đổ hóa chất (84)
      • 3.6.3. Phòng chống cháy nổ (84)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (86)
      • 3.7.1. Công trình, diện tích cây xanh KCN (86)
      • 3.7.2. Biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN (87)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (96)
  • CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (0)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (100)
  • CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (104)
  • CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (132)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (132)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (132)
        • 6.2.1.1. Quan trắc nước thải (132)
        • 6.2.1.2. Quan trắc bùn thải (133)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục nước thải sau xử lý (133)
      • 6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án (134)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (134)
  • CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (0)
  • CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (0)
    • cho 3 giai đoạn (0)

Nội dung

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu − Đối với các doanh nghiệp

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

− Địa chỉ văn phòng: H22, Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;

− Người đại diện pháp luật: Ông Hồ Đức Thành Chức vụ: Tổng Giám đốc

− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600259560 (đăng ký lần đầu ngày

03/01/2006) do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Đồng Nai cấp; đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 20/5/2021.

Tên cơ sở

− Địa điểm cơ sở: xã Hiệp Phước, xã Phú Hội, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

− Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về việc cho Công ty xây dựng dân dụng số 2 thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Nhơn Trạch II, tỉnh Đồng Nai

+ Quyết định số 785/QĐ – BXD ngày 08/5/2001 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Nhơn Trạch II giai đoạn 1, tỉnh Đồng Nai

+ Quyết định số 3385/QĐ-UBND ngày 20/11/20112 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp

Nhơn Trạch II, huyện Nhơn Trạch (quy mô 331,4184 ha)

+ Văn bản số 1666/SKHCN-QLC ngày 17/12/2015 của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai về việc thẩm định công nghệ NMXLNT KCN Nhơn Trạch II – giai đoạn 2, công suất 5.000 m 3 /ngày.đêm

+ Văn bản số 5767/SGTVT-QLGT ngày 18/9/2017 về việc chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án thi công đấu nối cống thoát nước thải đã qua xử lý của KCN

Nhơn Trạch II vào cống thoát nước mưa đường 319 B

+ Văn bản số 1878/SKHCN-QLC ngày 25/10/2019 của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai về việc thẩm định công nghệ NMXLNT KCN Nhơn Trạch II – giai đoạn 3, công suất 10.000 m 3 /ngày.đêm

+ Công văn số 925/KCNĐN-QHXD ngày 03/4/2020 của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án NMXLNT giai đoạn 3 của Công ty Cổ phần Phát triển đô thị số 2

− Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2917/QĐ-MTg ngày 21/12/1996 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường

+ Công văn số 1455/BTNMT-TCMT ngày 22/4/2014 của Tổng cục môi trường về việc bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Nhơn Trạch II;

+ Giấy xác nhận số 43/GXN-TCMT ngày 07/10/2013 của Tổng cục môi trường về việc xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

“Xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch II” tại huyện Nhơn trạch, tỉnh Đồng Nai

+ Giấy xác nhận số 42/GXN -TCMT ngày 05/3/2018 của Tổng cục môi trường về việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Dự án “Xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch II” tại xã Hiệp Phước, xã Phú Hội và xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 179/GP – BTNMT ngày 22/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 41/SĐK-CCBVMT của Công ty

Cổ phần Phát triển công nghiệp số 2 ngày 10/5/2016 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp (Mã số QLCTNH: 75.000967.T, cấp lần 4)

− Quy mô của dự án phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: dự án thuộc nhóm A (theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019).

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Thông tin chung về hiện trạng hoạt động của KCN

Khu công nghiệp Nhơn Trạch II có diện tích 331,41 ha nằm trong tổng thể KCN Nhơn Trạch rộng 2.700 ha tại xã Hiệp Phước (nay là thị trấn Hiệp Phước), xã Phú Hội và Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Khu công nghiệp được xây dựng từ năm 1997 (được thành lập theo Quyết định số 462/TTg ngày 02 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo ĐTM và đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt theo Quyết định số 2917/QĐ-MTg ngày 21 tháng 12 năm 1996) và lấp đầy 100% vào năm 2016 Số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại KCN là 54 doanh nghiệp với các nhóm ngành nghề gồm: cơ khí; dệt nhuộm - may; thép - mỹ nghệ; in; bê tông; mút xốp; điện - điện tử; sơn, hóa chất và một số ngành nghề khác Các ngành nghề này được đầu tư theo đúng quyết định phê duyệt ĐTM năm 1996 và Văn bản số 1455/BTNMT-TCMT ngày 22/4/2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp về việc bổ sung ngành nghề vào Khu công nghiệp Nhơn Trạch II

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 3 m 3 /ngày đêm; Công ty Hualon Coporation Việt Nam - GP số 25/GP-BTNMT ngày 17/2/2020, công suất 4.800 m 3 /ngày đêm; Công ty TNHH Dệt nhuộm Nam Phương -

GP số 205/GP-BTNMT ngày 28/10/2020, công suất 8.000 m 3 /ngày đêm)

❖ Tình hình thu hút đầu tư vào KCN

− Diện tích đất sử dụng của KCN: 331,41 ha Trong đó:

+ Diện tích đất công nghiệp: 281,74 ha; Chiếm tỷ lệ: 85 % tổng diện tích KCN + Diện tích đã cho thuê: 281,72 ha Chiếm tỷ lệ: 100% diện tích có thể cho thuê + Diện tích trồng cây xanh, công viên: 34,295 ha chiếm 10,35 %

+ Diện tích đất khác (khu điều hành dịch vụ, xây dựng đầu mối hạ tầng, đất giao thông: 15,395 ha; chiếm tỷ lệ: 4,65% tổng diện tích KCN

Bảng 1.1 Danh sách các doanh nghiệp đã hoạt động trong KCN Nhơn Trạch II

Stt Tên doanh nghiệp Ngành nghề sản xuất

Diện tích (m 2 ) NHÓM CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

1 Công ty TNHH Công nghiệp Tùng Hòa Cơ khí 40.506

2 Công ty TNHH YGS Cơ khí 10.074

3 Nhà máy sản xuất kết cấu thép Nhật An Cơ khí 10.750

4 Công ty TNHH Cơ khí công nghiệp Chang Fu Cơ khí 15.000

5 Công ty TNHH Chig Feng Cơ khí 10.060

6 Công ty TNHH Vĩ Lợi Cơ khí 50.090

7 Công ty TNHH CN King Tai Cơ khí 25.878

8 Công ty TNHH King's Grating Xi mạ, cơ khí 77.000

9 Công ty TNHH JSP Cơ khí 10.680

10 Công ty TNHH VietWin Cơ khí 10.680

11 Công ty TNHH HanKook Tower Trục cẩu 35.600

NHÓM CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM – MAY

12 Công ty TNHH sản xuất ngư cụ Ching Fa Sản xuất lưới, sợi 75.000

13 Công ty TNHH quốc tế Gold Long John Việt

14 Công ty TNHH dệt Gi Tai Dệt nhuộm 30.000

15 Công ty TNHH Daluen VN Dệt nhuộm 43.158

16 Công ty TNHH S.Y Vina Dệt nhuộm 74.785

17 Công ty TNHH dệt nhuộm Nam Phương Dệt nhuộm 83.990

18 Công ty TNHH Hualon Corporation Việt Nam Dệt nhuộm 312.185

19 Công ty TNHH sợi chỉ Việt Côn Dệt nhuộm 21.275

20 Công ty TNHH Whail Vina Dệt 30.000

21 Công ty TNHH Hemmay Dệt 9.775

Stt Tên doanh nghiệp Ngành nghề sản xuất

22 Công ty TNHH Sợi Long Thái Tử Dệt sợi 182.794

23 Công ty TNHH Kuk Il Việt Nam Dệt sợi 57.274

24 Công ty TNHH dệt ChoongNam Dệt 150.000

25 Công ty TNHH Hua Luen Việt Nam Dệt 20.885

26 Công ty TNHH Concord Textile Dệt 63.900

27 Công ty TNHH dệt may Eclat May 152.416

28 Công ty TNHH Quốc tế Grande May 30.000

29 Công ty TNHH Kosteel Vina Thép dây 33.000

30 Công ty CP Lưới thép Bình Tây Thép 22.690

31 Công ty TNHH SX & TM Miền Quê Sản xuất gỗ 84.105

32 Công ty TNHH Cẩm Thạch Sài Gòn Mỹ nghệ 12.430

33 Công ty TNHH Trường Thạch Đá ốp lát, mỹ nghệ 15.040

34 Công ty TNHH Mỹ Thuật Chin Kong In 10.400

NHÓM CÔNG NGHIỆP BÊ TÔNG

35 Công ty CP Cấu kiện bê tông Nhơn Trạch II Bê tông thành phẩm 63.727

36 Công ty TNHH Hata Sài Gòn Cấu kiện bê tông 83.971

37 Công ty TNHH AJU Việt Nam Cấu kiện bê tông 99.288

38 Công ty CP D.I.C Đồng Tiến Cống bê tông 21.840

39 Công ty CP TNHH SXTM&XD Việt Hàn Bê tông tươi 11.700

40 Công ty TNHH W.K.K Việt Nam

Bê tông nhựa nóng, bê tông tươi

41 Công ty CP Vật liệu Thế Giới Nhà Bê tông tươi 23.000

NHÓM CÔNG NGHIỆP MÚT XỐP

42 Công ty TNHH Foam Hwa Ching Đồng Nai Xốp PU 83.000

NHÓM CÔNG NGHIỆP ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

43 Công ty TNHH CN Hồng Xương Linh kiện điện tử

44 Công ty TNHH Marshall Điện tử 16.000

45 Công ty TNHH Focus Lighting Điện tử 11.015

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 5

Stt Tên doanh nghiệp Ngành nghề sản xuất

48 Công ty TNHH LG Vina Mỹ phẩm 29.668

49 Công ty TNHH Buhm Woo Vina Nhớt 29.370

50 Công ty TNHH HH CBHXNK MEP Sản xuất xe máy

51 Công ty TNHH sợi TaiNan Kho chứa 90.450

52 Công ty TNHH Center Power Tech Ắc quy 74.098

53 Công ty TNHH Boosung Vina

Lưới nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp

54 Công ty TNHH CK công trình Hirota Wei

1.3.2 Ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN

✓ Ngành nghề thu hút theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt

− Các ngành công nghiệp nhẹ:

+ Nhà máy dệt nhuộm, tẩy trắng, tơ sợi

+ Nhà máy giày, da và các sản phẩm chế biến từ da

+ Các loại hình công nghiệp nhẹ khác sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng

− Các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo:

+ Nhà máy chế tạo ô tô, máy móc động lực

+ Nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải và xây dựng

+ Nhà máy chế tạo máy nông nghiệp

+ Các dạng nhà máy cơ khí chế tạo khác

− Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

+ Nhà máy gạch, sành sứ, fibro cement, bê tông tươi và bê tông đúc sẵn

+ Nhà máy sản xuất trang thiết bị nội thất

+ Các nhà máy sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng khác

− Các ngành công nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm từ gỗ

− Các ngành công nghiệp thực phẩm:

+ Nhà máy chế biến thịt, hải sản các loại

+ Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát

+ Các loại nhà máy chế biến thực phẩm khác

− Các ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm

+ Nhà máy hóa chất cơ bản và hóa chất tiêu dùng

+ Nhà máy sản xuất hương liệu

+ Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm: kem đánh răng, dầu gội đầu, bột giặt… + Nhà máy sản xuất dược phẩm, vật tư y tế

− Các ngành công nghiệp điện gia dụng, điện tử, điện lạnh

+ Bưu điện, ngân hàng, viễn thông

+ Các dịch vụ giải trí

+ Các dịch vụ cung ứng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, vật liệu xây dựng… + Các dịch vụ vệ sinh công cộng, xử lý chất thải

+ Các dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho thuê…

✓ Ngành nghề thu hút bổ sung theo văn bản số 1755/BTNMT-TCMT ngày

22/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất văn phòng phẩm

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bao bì các tông

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, sửa chữa container, rơ móc

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp xe máy, ô tô

+ Dự án xây dựng cơ sở chế tạo máy móc, thiết bị công cụ

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhôm định hình

+ Dự án sản xuất dây, cáp điện

+ Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gia dụng, xây dựng hoặc công nghiệp + Dự án xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm

+ Dự án xây dựng cơ sở chế biến nông sản ngũ cốc

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 7

+ Dự án xây dựng cơ sở chế biến cà phê

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đường

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sữa

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến dầu ăn

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bánh, kẹo

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước đá

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai

+ Dự án xây dựng kho chứa hóa chất, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật

+ Dự án xây dựng kho chứa phân bón

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm thuốc thú y

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm trang thiết bị y tế từ nhựa và cao su y tế

+ Dự án sản xuất các thiết bị điện, điện tử

+ Dự án sản xuất linh kiện điện, điện tử

+ Dự án xây dựng trạm phát, trạm thu – phát vô tuyến; dự án trạm phát, trạm thu – phát viễn thông

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất sứ vệ sinh

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất bóng đèn, phích nước

+ Dự án xây dựng cơ sở cán thép

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các thiết bị, sản phẩm chữa cháy (*)

+ Dự án sản xuất bê tông nhựa nóng (*)

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc lá điếu (*)

+ Dự án xây dựng cơ sở chế biến nguyên liệu thuốc lá (*)

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất săm lốp cao su các loại (*)

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất mực in, vật liệu ngành in khác (*)

+ Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gas CO2 chiết nạp hóa lỏng, khí công nghiệp (*) + Dự án cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại (**)

+ Dự án cơ sở sản xuất ắc quy, pin (**)

(*): Các ngành nghề của dự án đầu tư thứ cấp bổ sung vào KCN Nhơn Trạch II nếu thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thực hiện tham vấn ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình đánh giá tác động môi trường (**): Các ngành nghề của dự án đầu tư thứ cấp trong KCN Nhơn Trạch II giữ nguyên hiện trạng, không cấp dự án đầu tư mới

Nguồn: Công ty Cổ phần phát triển đô thị công nghiệp số 2

Ghi chú: diện tích thống kê ở bảng trên không bao gồm đất dùng cho khu dịch vụ, phụ trợ (như nhà văn phòng, công trình xử lý nước thải).

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

− Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN: nhu cầu sử dụng nhiên liệu từ các các nhà máy, xí nghiệp hoạt động sản xuất trong KCN Nhơn Trạch II như: dầu DO; gas Mục đích sử dụng để vận hành máy phát điện dự phòng, lò hơi, lò sấy, xe nâng, vận hành máy móc, thiết bị sản xuất

− Đối với nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II: sử dụng dầu DO để chạy máy phát điện khi có sự cố Định mức nhiên liệu sử dụng dầu DO trong năm 2022 khoảng 0,002 lít/m 3

1.4.2 Nhu cầu sử dụng hóa chất

Danh mục hóa chất sử dụng và định mức tiêu hao năng lượng sử dụng cho quá trình vận hành nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II năm 2022 như sau:

Bảng 1.2 Định mức sử dụng hóa chất và tiêu hao năng lượng cho nhà máy XLNT KCN

Nguồn: Công ty Cổ phần phát triển đô thị công nghiệp số 2

Stt Tên hóa chất, chế phẩm Đơn vị tính Định mức

II Tiêu hao năng lượng

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 9

Stt Hóa chất sử dụng

Khối lượng hóa chất, điện, nước sử dụng thực tế (kg/tháng)

Thực tế sử dụng (kg/m 3 ) Định mức hóa chất (kg/m 3 )

Hóa chất dự án sử dụng tuân thủ theo Luật Hóa chất Việt Nam 2007; Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của

Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất Các loại hóa chất sử dụng phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và Quốc tế

1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước sử dụng: Nguồn cấp nước trực tiếp đến các doanh nghiệp do Công ty

Cổ phần cấp nước Nhơn Trạch cung cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước (nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu sản xuất) của tất cả các nhà máy trong KCN Nhơn Trạch II Lượng nước cấp này bao gồm nước dùng cho sản xuất, sinh hoạt, tưới cây, PCCC, nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, nước làm mát, nước đi vào sản phẩm trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp

Nguồn nước thải phát sinh tại KCN Nhơn Trạch II gồm: nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp, nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất gồm: nước thải phát sinh từ quy trình công nghệ và từ việc vệ sinh công nghiệp,

Nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sản xuất (nhóm ngành dệt nhuộm) và nước thải sinh hoạt 51,4% lưu lượng nước thải phát sinh tại KCN được thu gom và xử lý tại Nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II; 48,6% lượng nước thải còn lại do các doanh nghiệp tự xử lý nước thải đã được cấp phép xả thải (03 doanh nghiệp) Nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải của KCN Nhơn Trạch II được tổng hợp như sau:

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng nước cấp và xả nước thải của KCN Nhơn Trạch II

Nhu cầu sử dụng nước cấp (m 3 /ngày.đêm)

Nhu cầu xả nước thải (m 3 /ngày.đêm)

I TOÀN BỘ KHU CÔNG NGHIỆP

II NHÀ MÁY XLNT TẬP TRUNG

Nguồn: Trích nguồn báo cáo xả nước thải vào nguồn nước NMXLNT KCN Nhơn Trạch II – giai đoạn 3, tháng 9/2021

1.4.5 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cấp điện từ nguồn điện quốc gia thông qua trạm biến áp trung gian 220/110KV-43MVATuy Hạ Lưới điện khu vực do công ty điện lực Đồng Nai đầu tư và cung cấp trực tiếp đến các nhà máy trong KCN

Nhu cầu sử dụng điện cho việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch II khoảng 109.011 kWh/tháng (tính trung bình từ tháng 01/2022 đến tháng

Nguồn: Công ty Cổ phần phát triển đô thị công nghiệp số 2.

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường

Khu công nghiệp Nhơn Trạch II được triển khai theo đúng quy hoạch phát triển của

UBND tỉnh Đồng Nai Đây là khu công nghiệp tập trung sản xuất đa ngành nghề, tổng hợp nhằm thu hút đầu tư nhiều loại dự án khác nhau như các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp dệt nhuộm – may, các ngành công nghiệp hóa chất mỹ phẩm, các ngành dịch vụ,… KCN đã được cơ quan nhà nước phê duyệt tại các văn bản sau:

✓ Quyết định số 462/TTg ngày 02/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập KCN Nhơn Trạch II;

✓ Quyết định số 785/QĐ-BXD ngày 08/5/2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Nhơn Trạch II;

✓ Quyết định số 3385/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/2000 KCN Nhơn Trạch II, huyện Nhơn Trạch.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Công ty đã được cấp Giấy phép xả thải (giấy phép môi trường thành phần) số

179/GP-BTNMT ngày 22/10/2021, với lưu lượng xả thải lớn nhất 20.000 m 3 /ngày.đêm

Các nội dung về đánh giá sự phù hợp của cơ sơ đối với khả năng chịu tải của môi trường không thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần được cấp, Công ty chỉ cập nhật một số nội dung đánh giá phù hợp với Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày

KCN Nhơn Trạch II đã hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa và thu gom nước thải, nước thải sau xử lý của nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II được xả ra rạch

Miễu và chảy ra sông Thị Vải Đây là nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng của dự án

Rạch Miễu là một nhánh nhỏ của sông Thị Vải có địa hình dốc, bắt nguồn từ phía

Tây Bắc và tiêu thoát nước tự nhiên ra sông Thị Vải theo hướng Đông Nam Một số thông số của rạch như đầu rạch có chiều rộng khoảng 3 - 4 m, giữa rạch có chiều rộng khoảng 10 - 20m, có đoạn rộng đến 30m Sông Thị Vải nằm ở hướng Đông Nam của

KCN Tổng lưu lượng nước sông Thị Vải đổ ra biển khoảng 7,66 tỷ m 3 /năm Sông dài khoảng 46 km, lòng sông sâu (trung bình 30-50 m) và rộng (trung bình 300-800 m)

Sông nằm ở hạ lưu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện

Nhơn Trạch (Đồng Nai), Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa

Vũng Tàu) với diện tích lưu vực sông là 394 km 2 Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thủy triều từ biển

Rạch Miễu có vị trí thuận lợi cho việc xả nước thải do khoảng cách rất gần với Nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II và có thể tận dụng được địa hình dốc để tiêu thoát nước tự nhiên ra sông Thị Vải Nguồn tiếp nhận là rạch Miễu rồi đổ vào sông Thị Vải là nguồn tiếp nhận phù hợp và duy nhất Đối với rạch Miễu: lưu lượng xả thải lớn nhất của Nhà máy XLNT là 20.000 m 3 /ngày.đêm tương đương 0,231 m 3 /s nhỏ hơn so với lưu lượng dòng chảy kiệt nhất trên rạch Miễu và sông Thị Vải tương ứng là 1,1 m 3 /s và 40 m 3 /s (Nguồn: “Báo cáo tổng hợp Hiện trạng quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2013” do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện năm 2013), do đó việc xả nước thải ra rạch Miễu và sông Thị Vải sẽ không tăng đáng kể lưu lượng, mực nước và vận tốc dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải

Nước thải sau xử lý từ Hồ hoàn thiện dẫn qua hệ thống quan trắc tự động chảy vào tuyến cống thoát nước thải D1000 trên đường Nguyễn Ái Quốc (25C), sau đó nhập vào hệ thống thoát nước chung của KCN (vị trí nhập chung là hố ga cuối cùng bên ngoài hàng rào KCN trên đường Trần Phú (đường 319) Cống thoát nước chung của KCN Nhơn Trạch II dẫn ra rạch Miễu với chiều dài 4.200m

Theo đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sau xử lý tại hồ hoàn thiện khu vực ống dẫn ra nguồn tiếp nhận, Nhà máy XLNT Nhơn Trạch II cam kết xả nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 13-MT:2015/BTNMT cột B với Kq=0,9; Kf=0,9 giúp cải thiện chất lượng nước rạch cũng như góp phần bảo vệ hệ thực vật phong phú ở khu vực điểm tiếp nhận

Tác động qua lại giữa chế độ thuỷ triều và chế độ xả nước thải:

- Trong quá trình thiết kế và thi công nhà máy, chủ đầu tư đã tính toán đến ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều đến chế độ xả nước thải sau xử lý Chế độ hoạt động của Nhà máy là xả nước thải 24 giờ/ngày.đêm, còn chế độ thuỷ triều khu vực biến đổi theo chế độ bán nhật triều biển Đông, rõ nhất vào mùa kiệt với 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống mỗi ngày

- Mực nước sông Thị Vải thời điểm triều lên và triều xuống có sự dao động khác nhau Vào thời điểm triều xuống, mực nước sông Thị Vải ở mức thấp, thời điểm 2009, mực nước thấp tới -2,46m Còn thời điểm triều lên, mực nước sông Thị Vải có thể lên+1,41m Vị trí khu đất nhà máy XLNT Nhơn Trạch II là +23,4m Bên cạnh đó, cống thoát nước thải sau xử lý ra vị trí cửa xả tại rạch Miễu ở cao độ +0,707m Với cao độ chênh nhau lớn như vậy, trong trường hợp triều cường, nước thải sau xử lý của KCN vẫn đảm bảo khả năng tự chảy Thực tế từ khi vận hành Nhà máy XLNT tập trung đến nay, Công ty chưa nhận thấy triều cường ảnh hưởng đến tuyến thoát nước của KCN như

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 13

❖ Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Thị Vải

Phần này được thực hiện theo hướng dẫn tại:

+ Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ

+ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Phân đoạn sông để đánh giá

Số liệu lưu lượng phục vụ cho lập Báo cáo sẽ sử dụng số liệu lưu lượng nước sông Thị Vải theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 29/10/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để đánh giá khả năng tiếp nhận của nguồn nước ứng với lưu lượng

Căn cứ theo Điều 5 của Thông tư 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ, việc phân đoạn sông để đánh giá dựa trên:

- Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;

- Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;

- Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;

- Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước

Theo quy định, đoạn sông được xác định:

- Một (01) đoạn sông được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;

- Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0 ‰ thì được phân thành một đoạn;

- Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn Đối với sông Thị Vải, đoạn sông chảy qua khu dân cư tại huyện Nhơn Trạch, là huyện tập trung nhiều hoạt động phát triển công nghiệp với chiều dài đoạn sông khoảng

40 km được chúng tôi lựa chọn để đánh giá khả năng tiếp nhận, lấy điểm nhập lưu giữa rạch Miễu và sông Thị Vải làm trung tâm

Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm:

- Phương pháp đánh giá trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó Tuy nhiên, thực tế đoạn sông Thị Vải sau điểm xả nước thải vào nguồn nước của Nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II còn tiếp nhận nước thải của một số nguồn thải khác cùng xả vào sông

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

Năm 2018, toàn bộ hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải của KCN Nhơn

Trạch II và nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II giai đoạn 1,2 – công suất 10.000 m 3 /ngày.đêm đã đươc cấp Giấy xác nhận hoàn thành môi trường các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án “Xây dựng Khu công nghiệp Nhơn Trạch II” tại xã

Hiệp Phước, xã Phú Hội và xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai số

42/GXN-TCMT ngày 05/03/2018 của Tổng cục môi trường

Năm 2021, NMXLNT KCN Nhơn Trạch II – giai đoạn 3, phân kỳ 1 – công suất

5.000 m 3 /ngày.đêm đầu tư xây dựng hoàn tất, kết thúc vận hành thử nghiệm đã được Sở

Tài nguyên và Môi trường thông báo kết số 1751/STNMT-CCBVMT ngày 24/3/2022 về việc thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

Bộ Tài nguyên và môi trường cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 179/GP-

Toàn bộ công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom nước thải và NMXLN

KCN Nhơn Trạch II không thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần đã được cấp nêu trên, Công ty chỉ xây dựng, cải tạo mở rộng hồ sự cố từ 10.000 m 3 lên 28.000 m 3 ,cụ thể các công trình biện pháp bảo vệ, môi trường của cơ sở như sau:

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

❖ Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 27

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa của KCN Nhơn Trạch II

Ghi chú: Đường 25B đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng; đường 319 đổi tên thành đường Trần Phú

❖ Mô tả hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế xây dựng tách riêng hệ thống thoát nước thải, trên diện tích đất KCN được phân ra nhiều lưu vực thu gom nước để giảm tiết diện cống và phù hợp với địa hình tự nhiên và cốt cao trình giao thông được duyệt

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế nằm trên vỉa hè, các đoạn cống đều có hố ga thu nước mặt đường Toàn bộ hệ thống thoát nước mưa của KCN có tất cả 400 hố ga

− Hệ thống đường ống thoát nước mưa trong Khu công nghiệp gồm 2 phần:

• Đường ống thu gom nước mưa bên trong từng nhà máy để thu gom nước mưa trong từng nhà máy Tuyến ống này sẽ nối vào tuyến ống thu gom nước chung bên ngoài các nhà máy Đường ống này do các nhà máy tự đầu tư và quản lý

• Hệ thống tuyến ống thu gom nước mưa chung bên ngoài các nhà máy để thu gom nước mưa của các nhà máy và nước mưa chảy tràn trên các trục đường giao thông nội bộ KCN Hệ thống được thiết kế nằm trên vỉa hè gồm các tuyến cống BTCT ly tâm với đường kính D400-D1200, cống hộp BTCT có kích thước 2,0 x 2,0 m và mương hở với tổng chiều dài các tuyến cống là 24.285 m

− Hệ thống thu gom nước mưa của KCN có 01 cống thoát chung nằm trên đường

Trần Phú (đường 319B), thu gom nước mưa, nước thải sau xử lý của Nhà máy

XLNT và nước thải sau xử lý của 3 doanh nghiệp tự xử lý, có kích thước 2,2 x

2,2 m chảy ra rạch Miễu theo đường ống dài 4.200 m, cuối cùng là ra sông Thị

− Toàn bộ hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trên đã được Tổng cục môi trường cấp giấp xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (theo GXN số 42/GXN-TCMT ngày 05/3/2018)

Bảng 3.1 Quy cách tuyến thu gom nước mưa trong KCN Nhơn Trạch II

Stt Hạng mục Chiều dài ( m ) Ghi chú

1 Tuyến cống ỉ 400 354 BTCT ly tõm

2 Tuyến cống ỉ 600 1.372 BTCT ly tõm

3 Tuyến cống ỉ 800 6.302 BTCT ly tõm

4 Tuyến cống ỉ 1.000 1.050 BTCT ly tõm

5 Tuyến cống ỉ 1.200 4.638 BTCT ly tõm

Nguồn: Công ty Cổ phần phát triển đô thị công nghiệp số 2

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 29

Hình 3.2 Sơ đồ cấu tạo của giếng thu gom nước mưa và nước thải của KCN

❖ Biện pháp kiểm soát nước mưa bị ô nhiễm

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt KCN được thu gom bằng hệ thống cống thu gom riêng biệt Các biện pháp kiểm soát nước mưa ô nhiễm gồm có:

− Thực hiện việc đấu nối nước mưa, nước thải khi các doanh nghiệp đảm bảo việc tách riêng triệt để nước mưa, nước thải nội bộ

− Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tách riêng nước thải và nước mưa của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN

− Quy định, áp dụng việc bố trí hố ga đấu nối nước mưa trước khi chảy vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN có nắp đan bằng lưới sắt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát

− Tuyên truyền giáo dục ý thức của cán bộ công nhân viên trong toàn KCN trong việc ý thức bảo vệ môi trường, nhất là không đổ các chất độc hại vào hệ thống thoát nước mưa,

− Hàng ngày vệ sinh đường giao thông trong KCN, cắt cỏ khu vực tuyến thoát nước mưa tránh rác thải, cát đá thâm nhập vào hệ thống thoát nước mưa

− Định kỳ nạo vét, duy tu bảo dưỡng, khơi thông hệ thống thoát nước mưa tránh tình trạng ngập úng, phân hủy kị khí gây mùi hôi,

− Công tác an toàn hóa chất được đảm bảo, các công trình kho chứa đều có mái che không cho nước mưa xâm nhiễm

Hình ảnh của hố ga thu gom nước mưa:

Hình 3.3 Hình ảnh hố ga của các doanh nghiệp tự xử lý nước thải, đấu nối nước sau xử lý vào hệ thống thoát nước mưa của KCN

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

3.1.2.1 Công trình thu gom nước thải

❖ Sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom nước thải

➢ Sơ đồ thu gom, xử lý và xả nước thải

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 31

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom, xử lý và xả nước thải

➢ Sơ đồ thu gom nướ c th ả i

Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải về Nhà máy XLNTTT KCN Nhơn Trạch II

Ghi chú: Đường 25B đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng; đường 319 đổi tên thành đường Trần Phú

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị công nghiệp số 2 Trang 33

Hình 3.6.Sơ đồ mặt bằng tổng thể hệ thống thu gom nước thải Đường 25C

❖ Mô tả hệ thống thu gom nước thải

Hệ thống thu gom nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt tại các nhà máy cơ sở được thu gom và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải sơ bộ tại từng nhà máy để đạt giới hạn tiếp nhận trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của toàn KCN dẫn về HTXLNT chung để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành

Hệ thống thiết kế chạy cặp theo hành lang các tuyến đường dẫn từ các nhà máy trong KCN về hệ thống XLNTTT đặt tại phía Đông Nam của KCN Nhơn Trạch II

Mạng lưới thu gom nước thải của KCN Nhơn Trạch II được thiết kế riêng biệt hoàn toàn, đảm bảo về mặt kỹ thuật và vệ sinh môi trường Cống thoát nước thải của KCN Nhơn Trạch II là cống bê tông cốt thép kín Các tuyến ống từ các nhà máy ra nối vào tuyến cống thu gom nước thải của KCN rồi chảy về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN

Hệ thống thoát nước thải được thiết kế theo phương thức tự chảy Trên toàn bộ KCN có 01 trạm bơm tăng áp trung chuyển nước thải được đặt trên tuyến đường nội bộ 6B do cao trình không đáp ứng khả năng tự chảy của khu vực Trạm bơm này thu gom nước thải của 04 doanh nghiệp: Công ty Việt Hàn, Công ty CP D.I.C Đồng Tiến, Công ty TNHH King’s Grating, Công ty TNHH Boosung Vina, đẩy nước thải về tuyến cống thu gom chung đường 7C bằng cống BTCT D400 theo chế độ tự chảy

Tuyến cống thoát nước thải D1000 có chiều dài 1.600 m được xây dựng mới từ năm

Công trình xử lý bụi, khí thải

Dự án thuộc loại hình đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp cùng với việc yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN xử lý bụi, khí thải phát sinh (nếu có) từ quá trình sản xuất đạt quy chuẩn hiện hành trước khi xả ra ngoài môi trường nên bụi, khí thải phát sinh trong khuôn viên KCN chủ yếu là do các phương tiện giao thông đi lại của cán bộ nhân viên Công ty và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Do vậy, chủ đầu tư không đầu tư các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải mà có các phương án nhằm giảm thiểu bụi, khí thải như sau:

− Đối với khu vực xung quanh trong KCN:

+ Thực hiện bê tông hóa đường nội bộ trong KCN

+ Yêu cầu các phương tiện giao thông giảm tốc độ và chuyên chở đúng trọng tải quy định khi đi vào KCN

+ Đối với các phương tiện xe tải chờ bốc dỡ hàng hóa vận chuyển ra vào KCN tuyệt đối không được nổ máy trong khi chờ giao nhận hàng hóa

+ Quy định các xe chở nguyên vật liệu, đất đá đi vào KCN phải được che kín, không để rơi trên đường

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 65

+ Vệ sinh thường xuyên các tuyến đường; trang bị xe đảm bảo tiêu chuẩn thực hiện việc phun nước, tưới cây hàng ngày nội bộ trong KCN

− Đối với khu vực nhà máy XLNT tập trung:

+ Công ty tuân thủ các yêu cầu thiết kế hệ thống xử lý

+ Tuân thủ các yêu cầu vận hành và giám sát

+ Trồng cây xanh cách ly xung quanh

+ Nhanh chóng chuyển bùn thải đến nơi xử lý để hạn chế phát sinh mùi

+ Tại các phòng chức năng của nhà máy XLNT, Công ty sắp xếp các máy móc thiết bị nhằm thông thoáng và điều hoà không khí trong các phòng.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

− Đối với các doanh nghiệp trong KCN: Khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong KCN khoảng 1699.355 tấn/tháng (nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường KCN Nhơn Trạch II, năm 2021) Chất thải rắn phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN được thu gom, phân loại, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

− Tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II:

+ Chất thải thông thường: chất thải thông thường phát sinh tại nhà máy xử lý nước thải chủ yếu là chất thải sinh hoạt được lưu giữ trong các thùng nhựa chuyên dụng có nắp đậy bố trí trong khuôn viên nhà máy, chất thải rắn thông thường (phát sinh từ quá trình xử lý nước thải) được thu gom vào các thùng chứa đặt tại các vị trí phát sinh như bể thu gom, máy tách rác

+ Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy xử lý nước thải khoảng 40 kg/tháng; Công ty ký hợp đồng thu gom, xử lý với Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi theo hợp đồng thuê vận hành nhà máy xử lý nước thải

+ Công ty bố trí thùng rác 150 lít bằng nhựa HDPE có dán nhãn, có nắp đậy (số lượng: 01 thùng) để chứa rác thải không nguy hại

+ Công ty đã ký Hợp đồng thu gom, xử lý với Công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi (hợp đồng số 01A – 2013/HĐNT.XLCT ngày 18/12/2012 đính kèm Phụ lục) Hình ảnh quản lý, thu gom và lưu giữ chất thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường:

Thùng đựng rác sau máy tách rác Thùng rác chất thải công nghiệp

Hình 3.16 Hình ảnh thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường trong khuôn viên nhà máy XLNT.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

− Đối với các doanh nghiệp trong KCN: thực tế hiện nay, chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy trong KCN được các nhà máy thu gom, phân loại, lưu giữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

− Tại nhà máy XLNT tập trung của KCN:

Công ty đã xây dựng kho chứa chất thải với diện tích 50 m 2 được xây dựng theo kết cấu nhà cấp 4, có tường bao và mái chekhông cho mưa tạt vào, nền bê tông Tất cả các loại chất thải nguy hại đều để riêng biệt và được Công ty trang bị các thùng chứa có dán nhãn và biển cảnh báo để lưu giữ chất thải nguy hại khi phát sinh, đối với thùng chứa chất thải lỏng (dầu nhớt thải) được đặt trong khu vực có đê bao để phòng trường hợp đổ tràn, rò rỉ CTNH, có trang bị thiết bị PCCC đầy đủ Toàn bộ chất thải nguy hại được phân loại thu gom và vận chuyển mang đi xử lý theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Công ty đã ký Hợp đồng với Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi để thu gom và xử lý CTNH theo quy định

Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II hiện nay khoảng 2.149.164 kg/năm, cụ thể như sau:

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 67

STT Tên chất thải Mã

Tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH

1 Hộp mực in thải 08 02 04 8 TĐ

2 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 10 Nghiền-

3 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải 17 02 03 45 TĐ

4 Bao bì mền thải 18 01 01 8,5 TĐ

5 Giẻ lau, bao tay nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 2,5 TĐ

6 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải 12 06 08 2.149.090 C

7 Pin, ắc quy chì thải 19 06 01 0 TC

Ghi chú: Năm 2021, lượng bùn phát sinh nhiều do Công ty có thực hiện nạo vét, cải tạo hồ hoàn thiện vào tháng 3/2021 lượng bùn nạo vét khoảng 841.000 kg

Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2, năm 2021

Hiện công trình Kho chứa chất thải diện tích 50 m 2 đã được Tổng cục môi trường –

Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại giấy xác nhận số 42/GXN-TCMT ngày 05/3/2018

Với hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 & 2, bùn thải sau ép từ quá trình xử lý nước thải được lưu giữ trong kho chứa chất thải có diện tích là 150 m 2 (công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại đã được được Tổng cục môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại giấy xác nhận số 42/GXN-TCMT ngày 05/3/2018) Để phục vụ cho quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 3, Công ty đã xây thêm nhà lưu giữ bùn diện tích 100,1 m 2

Quy trình vận hành: Bùn từ bể chứa bùn của hệ thống xử lý nước thải được đưa về máy ép bùn đặt trong Nhà chứa bùn Bùn sau khi đã tách nước định kỳ sẽ được Công ty

Cổ phần Dịch vụ Sonadezi đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng đã được ký kết Nước tách pha từ máy ép bùn sẽ theo rãnh thu gom về bể gom nước thải đầu vào để xử lý

Quá trình xử lý nước thải phát sinh bùn thải với khối lượng khoảng 56.300 kg/tháng

(tính trung bình từ tháng 01/2022 - 4/2022 – tính theo khối lượng bùn vận chuyển đi xử lý)

Khối lượng bùn vận chuyển

Theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy xử lý nước thải tập trung thuộc mã chất thải 12 06 05 – Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp có ký hiệu phân loại “KS” – cần áp dụng ngưỡng CTNH (hay ngưỡng nguy hại của chất thải) theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH để phân định là CTNH hoặc CTRCNTT Hiện tại lượng bùn thải phát sinh đang được lưu giữ trong kho chứa của nhà máy theo quy định và khi đầy sẽ được Công ty CP DV Sonadezi vận chuyển về khu xử lý chất thải Quang Trung xử lý theo quy định Để nâng cao công tác quản lý chất thải cũng như tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành, Công ty đã tiến hành lấy mẫu phân định thành phần, tính chất bùn thải theo QCVN 50:2013/BTNMT Việc phân định bùn thải theo Quy chuẩn được thực hiện như sau:

✓ Thực hiện lấy 9 mẫu bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN (ngày 9/5/2022, 10/5/2022, 11/5/2022); vị trí lấy mẫu: bùn thải sau máy ép bùn từ hệ thống xử lý nước thải của KCN Nhơn Trạch II

✓ Đơn vị thực hiện: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường & an toàn vệ sinh lao động (Coshet) (chứng nhận Vimcerts đính kèm Phụ lục)

✓ Thông số lấy mẫu: pH, As, Ba, Ag, Cd, Pb, Co, Zn, Ni, se, Hg, Cr 6+ , tổng CN - , tổng dầu, phenol, benzen, clobenzen, toluen, naptalen

Kết quả phân tích mẫu bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của Công ty lấy vào ngày 9/5/2022, 10/5/2022, 11/5/2022 so sánh với QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước cho thấy giá trị các thông số ô nhiễm không vượt ngưỡng chất thải nguy hại (phiếu kết quả đính kèm Phụ lục)

Căn cứ trên kết quả phân định bùn thải theo quy định, Công ty CP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 đã tổng hợp kết quả và có văn bản gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xem xét, có ý kiến bằng văn bản trong việc phân định thành phần, tính chất bùn thải tại hệ thống XLNT của KCN Nhơn Trạch II và cho phép Công ty được quản lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải theo quy định của chất thải công nghiệp thông thường như kết quả phân định nói trên Công ty cam kết sẽ thực hiện quan trắc

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 69

Công ty đã đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 41/SĐK-CCBVMT ngày 10/5/2016 (Mã số QLCTNH: 75.000967.T)

Chất thải nguy hại của nhà máy định kỳ được Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại số 1A-2011/HĐNT.XLCT ngày 01/01/2011 đã được ký kết

Hình 3.17 Kho lưu giữ CTNH nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II

Hình 3.18 Khu vực lưu giữ bùn thải và máy ép bùn.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

a) Giải pháp kiểm soát tiếng ồn

− Đảm bảo duy trì diện tích cây xanh trong KCN nhằm tạo khoảng cách ly giúp giảm thiểu sự lan truyền tiếng ồn ra môi trường xung quanh

− Hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn bằng cách điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn

− Đối với trạm XLNT tập trung của KCN:

+ Thiết bị chính của nhà máy XLNT có xuất xứ EU/G7 nên đã được kiểm soát ồn theo tiêu chuẩn sản xuất chế tạo

+ Các thiết bị có phát sinh tiếng ồn như máy thổi khí, bơm… được lắp đặt chìm hoặc được lắp đặt kèm bộ phận giảm thanh nhằm kiểm soát tiếng ồn

+ Hệ thống sẽ được kiểm soát độ ồn tại ngưỡng 85 dBA, tuân thủ theo QCVN 24:2016/BYT b) Biện pháp giảm thiểu tác động qua lại giữa dự án và các công trình xung quanh Để giảm thiểu các tác động tiêu cực giữa dự án và các công trình xung quanh, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

− Thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường theo đúng phương án đã nêu trong ĐTM đã được phê duyệt, đảm bảo hoạt động của dự án không gây ô nhiễm môi trường

− Kiểm tra việc thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN theo đúng phương án đã nêu trong ĐTM và Kế hoạch BVMT đã được phê duyệt của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN đảm bảo hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN không gây ô nhiễm môi trường

− Trồng cây xanh nhằm hạn chế ô nhiễm không khí, giảm thiểu các tác động tiêu cực qua lại giữa dự án và môi trường xung quanh Cụ thể như sau:

+ Cây xanh ở các ranh cách ly KCN với khu vực xung quanh nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực qua lại giữa dự án và các công trình xung quanh

+ Cây xanh cách ly khu công trình đầu mối kỹ thuật

+ Cây xanh dọc theo các tuyến đường góp phần vào việc giảm bớt tác động của tiếng ồn, bụi khói, bức xạ đến các công trình

+ Cây xanh tập trung: KCN trồng nhiều loại cây xanh tạo môi trường trong lành và vẻ đẹp cảnh quan KCN Bố trí các cụm cây xanh xen kẽ các nhà máy xí nghiệp,

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 71

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.1 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố nước thải a) Hồ sự cố (hồ lưu giữ nước thải khi có sự cố về nước thải)

❖ Công năng hồ sự cố:

+ Đảm bảo ứng phó kịp thời sự cố nước thải, không để xảy ra sự cố nước thải vượt QCVN xả ra ngoài môi trường

+ Có khả năng lưu chứa nước thải phù hợp với công suất hệ thống XLNT theo quy định

❖ Thiết kế, cấu tạo Hồ sự cố:

Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung, Công ty đã đầu tư xây dựng hồ sự cố dùng chung cho 3 giai đoạn Hồ sự cố dùng chung cho cả 3 giai đoạn được cải tạo từ hồ sự cố hiện hữu, mở rộng thể tích hồ từ 10.000 m 3 lên 28.000 m 3 đảm bảo chứa được lượng nước thải phát sinh trong trường hợp hệ thống XLNT xảy ra sự cố Thời gian bắt đầu thi công: ngày 15/11/2021 Thời gian hoàn thiện tháng 4/2022, nghiệm thu ngày 14/4/2022 (biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công đính kèm Phụ lục)

Nước thải sau hồ hoàn thiện được giám sát bằng hệ thống quan trắc online bao gồm các chỉ tiêu: lưu lượng, nhiệt độ, pH, TSS, DO, COD, Amoni, Nitrat, Độ màu Nếu hệ thống quan trắc báo tín hiệu nước thải không đạt bất kì chỉ tiêu nào sẽ khóa van chặn tại mương quan trắc nước thải sau đó được dẫn nước thải về hồ sự cố

- Thiết kế của hồ chứa nước khi có sự cố:

+ Mục đích: chứa nước cho trường hợp sự cố;

Diện tích của hồ : 68 x 47 m + 48 x 89 m= 7.468 m 2 Độ sâu trung bình : 4,5 m Dung tích : 28.000 m 3 Lớp lót đáy : HDPE 1,5 mm Dầm BTCT 200X200, gia cố mái taluy, trải bạt HDPE dày 1,5 mm mái taluy Đường ống ra vào hồ : DN200

Hồ sự cố V = 28.000 m 3 Hệ thống ống dẫn nước Hồ sự cố

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 73

❖ Quy trình vận hành hồ sự cố NMXLNT KCN Nhơn Trạch II:

Sự cố nước thải NMXLNT KCN

Hư hỏng máy móc, thiết bị

Hồ hoàn thiện (van chặn tại cửa xả đóng lại)

Bể điều hòa giai đoạn 2

❖ Quy trình vận hành Hồ sự cố tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch

Quy trình vận hành Hồ sự cố như sau:

- Trường hợp nước sau khi xử lý tại mương quan trắc không đạt tiêu chuẩn theo quy định Van chặn tại vị trí cửa xả sau mương quan trắc tự động sẽ được đóng lại Đồng thời nước thải được bơm về hồ sự cố để lưu chứa Nước từ hồ sự cố sẽ phân phối nước thải về hệ thống XLNT để xử lý

- Trường hợp toàn bộ hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt được bơm về hồ sự cố để lưu chứa Khi hệ thống được khắc phục xong thì nước từ hồ sự cố sẽ được bơm trở ngược lại hệ thống xử lý Với tổng thể tích sau nâng cấp của hồ sự cố đạt 28.000 m 3 /ngày đêm, có khả năng lưu chứa nước thải trong vòng 1,4 ngày (ứng với tổng công suất 20.000 m 3 /ngày) Trong trường hợp sự cố kéo dài, tổng thể tích các bể tại NMXLNT KCN Nhơn Trạch II là 80.278,87 m 3 đủ khả năng lưu giữ nước thải phát sinh trong 4 ngày

TT Hạng mục Đơn vị tính

1 Bể gom nước thải bể 1.235,5 - -

3 Cụm bể keo tụ, tạo bông bể 116,9 152,2 238,6

5 Bể trung hòa bậc 1,2 bể - - 164,4

8 Bể lắng sinh học bể 1.826,0 1.689,0 3.185

9 Bể lắng thứ cấp ( bể tiếp xúc trung gian 2 giai đoạn) bể 121,7 - -

10 Bể khử màu bậc 2 bể - 40,5 94,0

11 Bể tạo bông bậc 2 bể - 138,0 220,0

12 Bể lắng hóa lý bậc 2 bể - 844,5 1592,5

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 75

Trong khoảng thời gian này, Nhà máy XLNT sẽ khắc phục sự cố nhanh nhất và khi sự cố được khắc phục, hệ thống sẽ tăng công suất lên tối đa để xử lý

+ Hệ thống XLNT giai đoạn 1 công suất 5.000 m 3 /ngày đêm

+ Hệ thống XLNT giai đoạn 2 công suất 5.000 m 3 /ngày đêm

+ Hệ thống XLNT giai đoạn 3 - phân kỳ 1, công suất 5.000 m 3 /ngày đêm (kết thúc vận hành thử nghiệm), phân kỳ 2, công suất 5.000 m 3 /ngày.dêm đã hoàn tất phần xây dựng, chưa lắp đặt phần thiết bị

- Khi cần xử lý nước thải tại hồ sự cố, hệ thống vận hành như sau:

- Tại bể thu gom: vận hành 02 máy bơm đẩy nước thải từ bể gom về bể điều hòa giai đoạn 3 với công suất mỗi máy bơm 250 m 3 /h Đồng thời điều chỉnh bơm nước thải từ bể gom về bể điều hòa giai đoạn 2 với công suất 125 m 3 /h tương ứng lưu lượng xử lý là 3.000 m 3 /ngày đêm Duy trì vận hành trạm bơm nước thải từ bể gom về bể điều hòa giai đoạn 1 với công suất 208,3 m 3 /h tương ứng với lưu lượng xử lý là 5.000 m 3 /ngày đêm

- Tại hồ sự cố: điều chỉnh trạm bơm nước thải từ hồ sự cố đẩy nước thải về bể điều hòa giai đoạn 2 với công suất bơm 83,3 m 3 /h (công suất máy bơm = 250 m 3 /h) tương ứng lưu lượng xử lý là 2.000 m 3 /ngày đêm

 Như vậy, trong trường hợp hồ sự cố lưu chứa tối đa lượng nước thải (V = 28.000 m 3 ) thì hệ thống hoàn toàn có khả năng xử lý được toàn bộ lượng nước thải này

Hồ sự cố tại nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, ứng phó sự cố về chất thải, đáp ứng các yêu cầu Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 b) Sự cố rò rỉ đường ống thoát nước

− Đường ống dẫn nước có đường cách ly an toàn

− Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất

− Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước

− Sử dụng các nguyên liệu có độ bền cao và chống ăn mòn

− Thường xuyên giám sát chất lượng nước thải tại các ống thải của các nhà máy có khả năng gây ô nhiễm và ô nhiễm nặng

− Thường xuyên theo dõi lưu lượng nước thải về nhà máy XLNT tập trung KCN để đánh giá tình trạng hệ thống thu gom nước thải

− Hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu chuyên nghiệp để duy tu hệ thống thu gom nước thải

3.6.2 Phòng chống, ứng cứu sự cố tràn đổ hóa chất

− Các loại hóa chất được vận chuyển đến nhà máy XLNT tập trung bằng các phương tiện chuyên dụng do nhà cung cấp đưa đến

− Hóa chất được lưu giữ thích hợp trong nhà kho, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 đã lập kế hoạch để việc lưu kho hóa chất tối thiểu

− Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lưu trữ và sử dụng các loại hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất

− Tất cả công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với hóa chất

− Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn cá nhân như khẩu trang, kính, găng tay…

− Các dụng cụ sơ cấp cứu như dụng cụ rửa mắt luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao

− Các nhân viên lưu trữ, bảo quản hay sang chiết phải được đào tạo nghiệp vụ trước khi đảm nhận công việc

− Kho lưu trữ hóa chất hay CTNH được thiết kế sao cho nguy cơ cháy nổ hay đổ tràn CTNH là thấp nhất và phải đảm bảo tách riêng các chất không tương thích

− Thường xuyên kiểm tra các khu vực hay máy móc có nguy cơ rò rỉ hóa chất

− Trang bị hệ thống thông gió, PCCC cho kho chứa hóa chất

− Bố trí các kho chứa phụ để hóa chất nhằm tránh hiện tượng bao bì bị rò rỉ ra sàn nhà

− Nếu phát hiện rò rỉ hóa chất, chủ đầu tư tiến hành khắc phục trong vòng 24 giờ bằng cách:

+ Thu hóa chất vào thùng chứa không rò rỉ bằng nhựa, đậy kín nắp đảm bảo nắp không được mở, sau đó tồn trữ một cách an toàn trong khu vực chứa hóa chất + Tiến hành thay thế hay sửa chữa các bộ phận khi cần thiết

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.7.1 Công trình, diện tích cây xanh KCN

− Các chủng loại cây chính lựa chọn trồng trong Khu công nghiệp: cây dầu, cây lim xẹc, cây cọ …và 01 số loại cỏ, cây tán thấp phù hợp với thổ nhưỡng Khu công nghiệp (Cây bằng lăng, cây sứ, cây bàng đài loan, cây dầu…)

Hiện nay, diện tích đất trồng cây xanh tập trung đạt 34,295 ha chiếm 10,35 % tổng diện tích KCN Ngoài ra, tại các Nhà máy trong KCN cũng thực hiện trồng cây xanh theo quy định.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 79

Hình 3.20 Hình ảnh cây xanh trong KCN và nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn

3.7.2 Biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN

Ngoài các công trình bảo vệ môi trường trên, Công ty đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại KCN như sau:

❖ Biện pháp quản lý nước thải các doanh nghiệp hoạt động trong KCN a) Đối với các doanh nghiệp đấu nối nước thải vào nhà máy XLNT tập trung KCN

Hiện tại, công tác kiểm soát nước thải của các doanh nghiệp đấu nối như sau:

− Trong hợp đồng xử lý nước thải được ký kết với các doanh nghiệp, tính chất nước thải của các nhà máy phải đáp ứng theo các điều kiện tiếp nhận nước thải, trong đó hàm lượng các chất ô nhiễm phải được doanh nghiệp xử lý cục bộ đạt giới hạn tiếp nhận trước khi đấu nối vào nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II

− Trong quá trình vận hành, đơn vị vận hành có trách nhiệm kiểm tra giám sát tính chất nước thải của từng doanh nghiệp Căn cứ kết quả kiểm tra, nếu nồng độ ô nhiễm vượt giới hạn tiếp nhận theo quy định, đơn vị vận hành sẽ thông báo kết quả đến các doanh nghiệp để yêu cầu xử lý hoặc có biện pháp cải thiện để nồng độ ô nhiễm đạt giới hạn tiếp nhận Trường hợp tính chất nước thải của doanh nghiệp gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thống xử lý nước thải tập trung (hàm lượng kim loại nặng cao, độ màu cao…) sẽ yêu cầu tạm ngưng tiếp nhận nước thải của doanh nghiệp đó về nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II cho đến khi doanh nghiệp có biện pháp khắc phục sự cố b) Biện pháp kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý

Trong quá trình vận hành nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II, đơn vị vận hành thực hiện các biện pháp sau nhằm kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý:

Kế hoạch thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn tiếp nhận:

Stt Nội dung Biện pháp thực hiện Kế hoạch thực hiện

Kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào nhà máy

▪ Phân tích mẫu nước thải các nhà máy đấu nối vào nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II Lấy mẫu tại hố ga đấu nối của các nhà máy

1 – 3 tháng/lần tùy thuộc tính chất nước thải

▪ Phân tích mẫu nước thải đầu vào nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II (lấy mẫu tại bể thu gom nước thải)

+ Các chỉ tiêu cơ bản: pH, COD, TSS…

+ Các thông số theo quy định giới hạn tiếp nhận vào nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II của Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2

2 Kiểm soát quy trình vận hành

▪ Phân tích mẫu nước thải tại các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải (pH, COD, BOD5, TSS, kim loại nặng …) nhằm đánh Thường xuyên

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 81

Stt Nội dung Biện pháp thực hiện Kế hoạch thực hiện

▪ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh máy móc thiết bị để tiến hành sửa chữa, thay thế khi cần thiết

Theo kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị

▪ Dự trữ phụ tùng, thiết bị để thay thế, sửa chữa khi có sự cố máy móc thiết bị

Theo kế hoạch vận hành năm

▪ Thiết lập quy trình vận hành cho từng hạng mục, thiết bị và hướng dẫn áp dụng đối với tất các các nhân viên vận hành hệ thống XLNT

Tài liệu thiết lập ngay khi vận hành nhà máy XLNT

Kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý của nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn

▪ Phân tích mẫu nước thải sau xử lý nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II Lấy mẫu tại vị trí theo yêu cầu của Giấy phép xả thải hiện hành

Kiểm soát toàn bộ quá trình

▪ Lập báo cáo theo dõi số liệu vận hành Hàng tháng

❖ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố xảy ra trong KCN a) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sau xử lý Đối với nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch II:

− Sự cố do nước thải đầu vào bất thường (các thông số ô nhiễm vượt quá giới hạn tiếp nhận vào nhà máy XLNT tập trung):

+ Mức độ ảnh hưởng: pH, tải lượng hữu cơ, kim loại nặng… quá cao so với giới hạn tiếp nhận có thể làm hệ thống bị quá tải, hoặc gây sốc/ức chế cho hệ vi sinh vật trong bùn hoạt tính… Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả xử lý nước thải giảm, bùn hoạt tính bị nhiễm độc tố, làm tăng khả năng phát triển của vi sinh vật dạng sợi trong bể xử lý sinh học… và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thống xử lý nước thải

+ Biện pháp khắc phục: trung hòa nước thải, tăng cường xử lý hoá lý (keo tụ, loại bỏ cặn và chất ô nhiễm trước khi cấp nước vào bể sinh học), tăng cường sục khí, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho vi sinh vật khi cần thiết

+ Tuy nhiên, biện pháp hữu hiệu hơn cả là thường xuyên kiểm soát nước thải nước thải đầu vào thông qua kiểm tra phân tích mẫu nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN để kịp thời yêu cầu khi doanh nghiệp xả thải không đúng quy định

− Sự cố do nước thải đầu vào bất thường (các thông số ô nhiễm không đạt hạn mức thiết kế đối với công đoạn xử lý thiếu khí tại bể Anoxic):

+ Mức độ ảnh hưởng: COD, BOD5, N, P quá cao hoặc quá thấp so với tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1 có thể gây sốc/ức chế cho hệ vi sinh vật thiếu khí Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả xử lý nước thải giảm (giảm khả năng khử BOD, nitrat hóa, khử NH4 + và khử NO3 - thành N2, khử Phospho) và có thể gây ảnh hưởng đến các công đoạn xử lý phía sau

+ Biện pháp khắc phục: duy trì lượng bùn hoạt tính hồi lưu từ bể lắng bùn sinh hoạt và quá trình khuấy chìm tại bể Anoxic Tùy theo trường hợp, thiếu cơ chất, thiếu dinh dưỡng, sẽ được điều chỉnh công tác vận hành (bổ sung cơ chất, chất dinh dưỡng…) để đạt hiệu quả xử lý tùy thuộc vào thực tế vận hành Công ty cam kết vận hành và điều chỉnh công tác vận hành nhằm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép theo quy định của pháp luật

− Sự cố do máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải bị hư hỏng làm gián đoạn hoạt động của nhà máy XLNT:

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

3.8.1 Thay đổi, điều chỉnh đối với các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Bảng 3.11 Các nội dung thay đổi, điều chỉnh so với báo cáo ĐTM

Stt Nội dung Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng

1 Công trình xử lý nước thải Trang 18: Trạm

XLNT có công suất 80.000 m 3 /ngày đêm

Hiện đầu tư nhà máy XLNT công suất 20.000m 3 /ngày đêm (lượng nước thải hiện đấu nối về khoảng 7.066 m 3 /ngày.đêm – bình quân tháng 01/2022 – tháng 6/2022)  công suất hoàn toàn đáp ứng nhu cầu XLNT của KCN

- Giấy xác nhận hoàn thành môi trường số 43/GXN-

- Giấy xác nhận hoàn thành môi trường số 42/GXN-

Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ xử lý hóa lý kết hợp sinh học

Do công nghệ xử lý theo ĐTM chưa có cụm xử lý màu (nước thải KCN Nhơn Trạch II nước thải dệt nhuộm chiếm tỉ lệ lớn), do đó

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 89

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng xử lý là 20.000m 3 /ngày

Giải trình: Công ty không thay đổi quy trình công nghệ mà chỉ bổ sung thêm hạng mục xử lý màu nhằm đảm bảo yêu cầu xử lý nước thải với quy chuẩn ngày càng khắt khe hơn của Việt Nam

- Giấy phép xả thải số 179/GP-

- Giấy xác nhận hoàn thành môi trường số 42/GXN-

Chương trình giám sát môi trường

Giám sát môi trường không khí xung quanh: 04 vị trí, nước mặt: 03 vị trí

KCN không thu hút các dự án phát sinh phóng xạ nên không thuộc đối tượng thực hiện giám sát môi trường xung quanh Công ty Cổ phần phát triển đô thị công nghiệp số 2 đề xuất xin được miễn quan trắc giám sát môi trường xung quanh, nước mặt

Công trình xử lý nước thải tập trung:

- 02 vị trí đầu vào, đầu ra hệ thống

- Tần suất giám sát 06 tháng/lần

Công trình xử lý nước thải tập trung:

- Thực hiện quan trắc tự động đầu vào, thông số quan trắc: lưu lượng (đã được xác nhận tại GXN số 42/GXN-TCMT ngà 05/3/2018 và giấy phép xả thải số 179/GP-

- Quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sau xử lý (đầu ra): theo tần suất

→ Theo quy định hiện tại, Công ty xin điều chỉnh thực hiện quan trắc nước thải sau xử lý với tần suất 3 tháng/lần

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng

Hệ thống xử lý chất thải rắn

- Rác không chứa chất độc hại: xây dựng bãi chứa chung cho cả 2 khu số 2 và số 3 diện tích 4 ha và một nhà máy xử lý

- Rác có chứa chất độc hại: chôn tại bãi chôn rác diện tích 1 ha (Trang

Các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch II và nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II ký hợp đồng chuyển giao chất thải thông thường và CTNH cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý

3.8.2 Các nội dung thay đổi, điều chỉnh khác

Bảng 3.12 Các nội dung thay đổi, điều chỉnh khác so với Quyết định phê duyệt ĐTM

TT Hạng mục Nội dung đề cập trong ĐTM

Thực tế thực hiện Văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng

1 Tổng diện tích đất của

Tại mục 2.4.1, trang 11: tổng diện tích là 700ha (2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là 350ha – trang 14)

Thực tế: chỉ triển khai giai đoạn 1 với diện tích là 331,4184 ha

(Quyết định số 3385/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch KCN Nhơn Trạch II)

- Giấy xác nhận hoàn thành môi trường số

- Giấy xác nhận hoàn thành môi trường số

2 Cấp nước Trang 17: quy hoạch cấp nước:

- Phục vụ cho giai đoạn 1 của KCN:

Xây dựng 2 nhà máy nước ngầm (mỗi nhà máy có 8 giếng khoan) với công suất cấp nước 10.000m 3 /ngày

- Nguồn cung cấp nước cho giai đoạn 1: hiện tại các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch II sử dụng nguồn nước cấp từ công ty cổ phần cấp nước Nhơn Trạch

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 91

TT Hạng mục Nội dung đề cập trong ĐTM

Thực tế thực hiện Văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng

Trạm bơm tăng áp lấy nước từ NM nước Thiện Tân về: công suất 100.000m 3 /ngày

3 Các loại hình dự án thu hút đầu tư vào KCN

Các loại hình sản xuất đề cập tại Trang 20,

Bổ sung thêm ngành nghề thu hút đầu tư trình bày tại mục 3.2 trang 3 của Báo cáo này

22/4/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

4 Đổi tên đường Đường 25B và đường

319 của KCN Đường 25B đổi tên thành đường Tôn Đức Thắng Đường 319 đổi tên thành đường Trần Phú.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

− Nguồn phát sinh nước thải trong KCN Nhơn Trạch II:

+ Nước thải sinh hoạt: chủ yếu từ hoạt động của các cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy của các doanh nghiệp như nước thải nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể… có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ (BOD5/COD), chất rắn lơ lửng

(TSS), chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh

+ Nước thải công nghiệp từ các quy trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong KCN

− Lưu lượng xả nước thải:

+ Lưu lượng xả thải bình quân: 7.066 m 3 /ngày = 294,42 m 3 /h = 0,081 m 3 /s (Nguồn:

Công ty CP phát triển đô thị Công nghiệp số 2, số liệu trung bình từ tháng

+ Lưu lượng tối đa (xin cấp phép xả thải): 15.000 m 3 /ngày = 625 m 3 /h = 0,174 m 3 /s

− Dòng nước thải: theo tình hình hoạt động thực tế của KCN, chủ đầu tư đã phân kỳ đầu tư nhà máy XLNT tập trung thành 03 giai đoạn, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 1: đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất

5.000 m 3 /ngày.đêm Nhà máy đã vận hành từ tháng 10/2013 theo Giấy xác nhận số 43/GXN-TCMT ngày 07/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Giai đoạn 2: đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 2 với công suất

5.000 m 3 /ngày.đêm Nhà máy đã vận hành từ tháng 03/2018 theo Giấy xác nhận số 42/GXN-TCMT ngày 05/03/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Giai đoạn 3: Công suất xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải KCN Nhơn

Trạch II giai đoạn 3 có công suất 10.000 m 3 /ngày đêm, bao gồm 02 phân kỳ:

✓ Phân kỳ 1: Công suất 5.000 m 3 /ngày.đêm, hiện đã hoàn tất vận hành thử nghiệm từ 25/11/2021 đến 25/5/2022

✓ Phân kỳ 2: Công suất 5.000 m 3 /ngày.đêm, đã hoàn tất xây dựng (chưa lắp đặt thiết bị)

Tổng công suất xử lý nước thải của Nhà máy XLNT Nhơn Trạch II: 20.000 m 3 /ngày đêm

 Nước thải sau xử lý giai đoạn 3 – phân kỳ 1 (công suất 5.000 m 3 /ngày.đêm)

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 93

Vải Tổng công suất vận hành của 03 giai đoạn (giai đoạn 1, 2 vàgiai đoạn 3 – phân kỳ 1) là 15.000 m 3 /ngày.đêm, đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải phát sinh của các nhà máy tại KCN Nhơn Trạch II trong giai đoạn sắp tới

− Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: để đảm bảo nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động ổn định, bắt buộc nước thải từ các nhà máy trong KCN Nhơn Trạch II phải xử lý nước thải cục bộ đạt Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch II trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của KCN dẫn về hệ thống XLNT tập trung của KCN để tiếp tục xử lý

− Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 13- MT: 2015/BTNMT, Cột B, Kq = 0,9; Kf = 0,9, cụ thể như sau:

Bảng chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

STT Chất ô nhiễm Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1 Lưu lượng thải 15.000 3 tháng/lần Lưu lượng

7 Tổng phốt pho 4,86 3 tháng/lần -

8 Amoniac (tính theo Nitơ) 8,1 3 tháng/lần NH 4+

12 Thủy ngân (Hg) 0,0081 3 tháng/lần -

STT Chất ô nhiễm Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

18 Tổng dầu mỡ khoáng 8,1 3 tháng/lần -

19 Chất hoạt động bề mặt 8,1 3 tháng/lần -

25 Nhiệt độ 40 3 tháng/lần Nhiệt độ

− Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau xử lý của nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch II được dẫn ra rạch Miễu sau đó chảy vào nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 95

+ Vị trí xả nước thải: nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn theo quy định được xả ra rạch Miễu có vị trí tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (hệ tọa độ VN2000: X = 1183953; Y= 413906) sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Thị Vải

(Bản đồ vị trí điểm xả thải vào nguồn tiếp nhận đính kèm trong phụ lục)

+ Phương thức xả thải: nước thải sau xử lý được đưa về hồ hoàn thiện, từ hồ hoàn thiện dẫn qua hệ thống quan trắc tự động (kết nối liên tục với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai) trước khi chảy vào tuyến cống thoát nước thải D1000 trên đường 25C, sau đó nhập vào hệ thống thoát nước chung của KCN (vị trí nhập chung là hố ga cuối cùng bên ngoài hàng rào KCN nằm trên đường 319), chảy ra rạch Miễu và cuối cùng ra sông Thị Vải

Xả thải bằng phương pháp tự chảy, xả mặt ven bờ ra nguồn tiếp nhận

+ Chế độ xả nước thải: liên tục 24/24h.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

− Vị trí lấy mẫu: nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

− Thời gian lấy mẫu: chi tiết được thể hiện trong phiếu kết quả phân tích đính kèm phụ lục

− Kết quả phân tích được tổng hợp theo bảng 5.1

Bảng 5.1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch II từ năm 2020 đến năm 2021.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “KCN Nhơn Trạch II – Đồng Nai”

Công ty Cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp số 2 Trang 97

Ký hiệu điểm quan trắc Đợt

Nhóm thông số hóa lý

Nhiệt độ Độ màu pH TSS COD BOD 5 Amoni

Tổng Nitơ Tổng phốt pho

Co - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg1/l

Ký hiệu điểm quan trắc Đợt

Nhóm thông số hóa lý

Chì (Pb) mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l

0,49 KPH 0,51 0,16 KPH KPH KPH KPH KPH KPH

06/2020 KPH KPH 0,31 0,290 KPH KPH KPH KPH KPH KPH

09/2020 KPH KPH 0,68 0,22 KPH

Ngày đăng: 24/02/2024, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN