* Sự phù hợp của cơ sở với quyết định phân vùng môi trƣờng tiếp nhận nƣớc thải công nghiệp tỉnh Đồng Tháp Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Trang 1CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 1
Trang 2CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 2
Trang 3CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 3
MỤC LỤC
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 6
1 Tên chủ cơ sở 6
2 Tên cơ sở 6
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 8
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 8
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 8
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị 11
Bảng 1.4 Danh mục nhiên liệu, hóa chất, năng lượng 12
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 13
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 13
2 Khả năng chịu tải của môi trường 13
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 16
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 16
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 16
1.2 Thu gom, thoát nước thải 17
1.3 Xử lý nước thải 19
1.3.1 Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt 19
1.3.2 Hệ thống xử lý nước thải tập trung 20
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 27
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 27
3.1 Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 27
3.2 Công trình lưu giữ chất thải công nghiệp thông thường 28
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 28
4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 31
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 38
1.Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 38
Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 39
Trang 4CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 4
1.Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
39
Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TƯỜNG CỦA CƠ SỞ 42
1.Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 42
1.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 42
1.2 Quan trắc tự động, liên tục nước thải 42
2 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 42
Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 43
Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 44
Trang 5CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất 7
Bảng 1.2 Diện tích xây dựng các công trình 7
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị 11
Bảng 1.4 Danh mục nhiên liệu, hóa chất, năng lượng 12
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật mạng lưới thoát nước mưa 16
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật mạng lưới thoát nước thải 18
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật bể tự hoại 20
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình HTXLNT 23
Bảng 3.5 Danh sách thiết bị của HTXLNT 24
Bảng 3.6 Thống kê CTRSH tại nhà máy 27
Bảng 3.7 Thống kê CTRCNTT tại nhà máy 28
Bảng 3.9 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố trạm XLNT 32
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn 38
Bảng 5.1 Vị trí, số lượng mẫu quan trắc 39
Bảng 5.2 Danh mục thông số quan trắc 39
Bảng 5.3 Kết quả quan trắc nước thải 40
DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí Dự án 6
Hình 1.2 Quy trình sản xuất và nước thải phát sinh 9
Hình 3.1 Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa 16
Hình 3.2 Hố ga thu gom nước mưa 17
Hình 3.3 Mạng lưới thu gom, thoát nước thải 17
Hình 3.4 Quy trình xử lý của bể tự hoại 3 ngăn 19
Hình 3.5 Quy trình công nghệ HTXLNT của Nhà máy 21
Hình 3.6 Hình ảnh của hệ thống xử lý nước thải 27
Hình 3.7 Kho chứa chất thải nguy hại của Công ty 31
Trang 6CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 6
Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1 Tên chủ cơ sở
- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần phát triển Hùng Cá 2
- Địa chỉ văn phòng: Lô D, Cụm công nghiệp Bình Thành, ấp Bình Chánh, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Văn Hùng; Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điện thoại: 0673 541 789 Fax: 0673 541 888
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1401881396, đăng ký lần đầu ngày 22/10/2012, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 11/01/2017, cấp bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp
Trang 7CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 7
Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất
Stt Cơ cấu sử dụng đất
Thực tế hiện tại Diện tích
(m 2 )
Tỷ lệ (%)
Trang 83 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Dự án có công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Trang 9Mạ băng lần 1
Chờ đông Cân
Rửa 3
Xử lý, phân loại cỡ Kiểm ký sinh trùng
Rửa 2 Lạng da Fillet
Tạo hình, kiểm tra
Rửa 1 Cắt tiết
Tiếp nhận nguyên liệu
Trang 10CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 10
Thuyết minh quy trình:
Cá đạt tiêu chuẩn sau kiểm tra được cân và lập các hồ sơ kèm theo, sau đó cho vào khu cắt tiết
Cá được đổ lên trên bàn cắt tiết, công nhân cố định cá dùng dao nhọn inox chọc vào yết hầu cá sau đó lách nhẹ dao cho cuống tim bể ra rồi cho xuống bồn rửa 1
Cá sau cắt tiết được ngâm rửa trong bồn nước sạch, nhiệt độ nước thường, thời gian ngâm rửa 10 – 15 phút rồi chuyển cá qua công đoạn fillet
Cho cá lên bàn fillet, cố định cá theo hướng fillet công nhân sử dụng dao chuyên dùng tách lấy phần thịt hai bên thân cá dưới vòi nước chảy rồi bỏ đầu, xương, nội tạng Cá sau fillet được chuyển qua rửa 2
Cho miếng cá vào thau nước, khuấy đảo nhồi cá cho sạch máu rồi chuyển qua lạng da Loại bỏ da ra khỏi miếng fillet bằng cách công nhân dùng dao inox hoặc bỏ vào máy lạng da
Công nhân dùng dao lạng bỏ mỡ, thịt đỏ, da, gân máu, xương cá còn sót lại trên miếng fillet sau đó bán thành phẩm (BTP) được kiểm tra xem có còn sót
da, thịt đỏ, xương, mỡ và hình dạng miếng fillet đạt rồi chuyển sang công đoạn kiểm tra ký sinh trùng (KST) Nhiệt độ bán thành phẩm nhỏ hơn 150C
Từng miếng fillet được đặt trên bàn soi KST, những miếng cá có KST sẽ được bỏ sau đó BTP chuyển sang công đoạn rửa 3 Nhiệt độ bán thành phẩm nhỏ hơn 60C và không có KST trong miếng cá fillet
Trước khi rửa 3, BTP được phân cỡ sơ bộ nhằm tạo sự đồng đều về trọng lượng trong quá trình xử lý (nếu có) Phân loại sơ bộ nhằm loại bỏ những miếng Fillet không đạt yêu cầu, đồng thời tạo ra sự đồng đều về màu sắc trước khi xử
lý (nếu có) BTP sau khi phân cỡ - phân loại sơ bộ được rửa qua bồn nước sạch, nhiệt độ nhỏ hơn 50C trước khi chuyển sang công đoạn xử lý Tiếp tục xử lý cá bằng cách quay cá từ 3 đến 10 phút trên bàn quay
Cá Fillet được phân cỡ (gr/miếng hoặc oz/miếng) theo từng size: 60/120, 120/170, 170/120, 220/UP… hoặc theo yêu cầu của khách hàng Phân loại theo màu sắc và kỹ thuật chế biến Nhiệt độ BTP nhỏ hơn 60C
Cá được cân theo từng cỡ, loại trọng lượng theo yêu cầu khách hàng
- Đối với sản phẩm đông Block: trọng lượng được cân tịnh theo từng cỡ, loại khác nhau, sau khi cân mỗi rổ cá Fillet đều có ghi thẻ size kèm theo
- Đối với sản phẩm đông IQF: Cân để xác định sản lượng chế biến, sắp xếp giờ chạy tủ IQP cho phù hợp
BTP sau khi phân cỡ, loại được rửa qua bồn nước sạch đã làm lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 50C Sau đó tiến hành quay bóng nhằm tránh mất nước sản phẩm trong quá trình cấp đông
Đối với sản phẩm có yêu cầu mạ băng cao, thành phẩm sau khi mạ băng được tiến hành cho chạy qua thiết bị tái đông Tại đây thành phẩm được tái đông
Trang 11CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 11
đảm bảo nhiệt độ trung tâm sản phẩm luôn đạt nhỏ hơn -180
C Tỷ lệ mạ băng được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng
Thành phẩm sau đó cho đóng bao đưa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ nhỏ hơn -200C và được phân phối, vận chuyển ở dạng đông lạnh đến khách hàng
* Danh mục máy móc, thiết bị:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị Stt Tên máy móc, thiết bị Số lượng Ghi chú
1 Máy nén lạnh trục vis – loại 1 cấp 10
2 Bơm lỏng cho IQF, tủ đông, kho lạnh 3
3.3 Sản phẩm của cơ sở
Chế biến cá tra và cá basa fillet với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
* Nguyên liệu:
Dự án tận dụng nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa dồi dào của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và toàn ĐBSCL nói chung Công suất nguyên liệu cho Công ty tương ứng 30.000 tấn cá tra, cá basa/năm
* Nhiên liệu, hóa chất, năng lượng
Trang 12CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 12
Bảng 1.4 Danh mục nhiên liệu, hóa chất, năng lượng
1 Nhiên liệu, năng lượng
* Nguồn cung cấp điện, nước:
Công ty khai thác nguồn nước ngầm của khu vực, xử lý và đưa vào sử dụng với công suất 2.400 m3/ngày
Công ty sử dụng điện cấp từ hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghiệp được cấp từ tuyến trung thế 22KV dọc theo quốc lộ 30
Trang 13CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 13
Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
* Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch môi trường quốc gia
Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định một số địa danh khu vực cần bảo tồn
Tại Đồng Tháp các khu vực khu bảo tồn được xác định là:
- Gò Tháp với diện tích quy hoạch 289,8 ha được phân hạng bảo vệ cảnh quan
- Vườn quốc gia Tràm Chim với diện tích quy hoạch 7.313 ha được phân hạng vườn quốc gia
- Xẻo quýt với diện tích quy hoạch 50 ha được phân hạng bảo vệ cảnh quan
Dự án thực hiện tại lô D, CCN Bình Thành, ấp Bình Chánh, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, không thuộc các khu vực nêu trên,
do dó hoạt động của dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch
* Sự phù hợp của cơ sở với quyết định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải công nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phân vùng môi trường các nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xác định một số khu vực tiếp nhận nước thải phải đảm bảo hệ số lưu lượng và giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận
Dự án xả vào nguồn tiếp nhận nước thải: nhánh sông Tiền, tương ứng vị trí Đoạn 6, Sông Tiền địa bàn chảy qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp quy định trong Quyết định phân vùng số 11/2012/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Lưu lượng nước thải lớn nhất của Dự án là 900 m3
/ngày với giới hạn thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Cột A, giá trị C (Kf = 1,0 ; Kq = 1,0) đảm bảo đáp ứng quy định
Dự án thực hiện tại lô D, CCN Bình Thành, ấp Bình Chánh, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, hoàn toàn phù hợp với phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp theo quy định
2 Khả năng chịu tải của môi trường
Nguồn tiếp nhận nước thải của Công ty là nhánh sông Tiền, đoạn số 6, đi qua địa bàn xã Bình Thành, huyền Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, điểm đầu đoạn
Trang 14CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 14
sông có tọa độ X = 553060; Y = 1165360 và điểm cuối đoạn sông có tọa độ X = 557940; Y = 1165070 với chiều dài 5496 m (Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 5/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phân vùng môi trường các nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp)
Căn cứ khoản 3, Điều 82, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường hướng dẫn đánh giá sức chịu tải của đoạn sông theo phương pháp đánh giá trực tiếp:
Ltn = (Ltđ – Lnn) x FsTrong đó:
Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;
Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;
Fs: hệ số an toàn, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 – 0,9 Fs = 0,8
a) Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt:
Ltđ = Cqc x Qs x 86,4 Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l, QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Cột A2) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A2 dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2
Qs: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định, đơn vị tính là m3
/s; Qs = 2.000 m3/s (“Hiện trạng xói lở bờ sông Tiền
đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp” – tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM – TS Trịnh Phi Hoành)
Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đối thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày
Trang 15/s; Qs = 2.000 m3/s
Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên
Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt tại sông Tiền được lấy
mẫu vào ngày 26/8/2020 (Xin đính kèm tại Phụ lục Báo cáo)
Căn cứ kết quả tính toán cho thấy, nguồn tiếp nhận nước thải là sông Tiền
đủ khả năng tiếp nhận nước thải của Công ty
Trang 16CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 16
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Các công trình bảo vệ môi trường của Công ty cổ phần phát triển Hùng
Cá 2 đã được Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận
hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tại Giấy xác nhận số
58/GXN-TCMT ngày 29/5/2017 Cụ thể như sau:
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy như sau:
Hình 3.1 Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống máng xối thu nước mưa trên mái, cùng với nước mưa chảy tràn
bề mặt chảy vào các hố ga (1,2m × 1,2m) kết nối bằng hệ thống cống tròn bê
tông cốt thép (BTCT) D600 dọc theo nhà xưởng Hố ga có song chắn rác để
ngăn các loại rác, nylon kích thước lớn Đất cát bẩn trong nước mưa sẽ được
lắng ở các hố ga và toàn bộ nước mưa được dẫn ra cống thoát nước chung thoát
ra nguồn tiếp nhận là nhánh sông Tiền
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật mạng lưới thoát nước mưa
1 Cống thoát nước mưa BTCT BTCT D600
Tổng chiều dài: 705,2 m
2 Hố ga
Số lượng: 25 cái BTCT, tường gạch Kích thước: 1,2m × 1,2m × 1,5m
(Bản vẽ mặt bằng thoát nước mưa được đính kèm trong phần phụ lục)
Nguồn tiếp nhận
Trang 17Hình 3.3 Mạng lưới thu gom, thoát nước thải
Tại Nhà máy, nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt ăn uống, vệ sinh, rửa tay chân của khoảng 650 công nhân viên là khoảng 52 m3/ngày Nước thải
từ nhà vệ sinh khu vực nhà xưởng được dẫn vào bể tự hoại có dung tích 30 m3mỗi bể Nước thải sau khi qua bể tự hoại được dẫn về bể gom của HTXLNT công suất 900 m3/ngày của Nhà máy
Nước thải sản xuất, chế biến và vệ sinh nhà xưởng khoảng 700 m3
/ngày, được thu gom vào 2 đường mương hở trong xưởng đi ra ngoài xưởng tại 2 vị trí phía cuối xưởng Tại đây, công nhân sẽ vớt mỡ cá, vảy cá, … lẫn trong nước thải theo cách thủ công Nước thải từ 2 vị trí được gom chung với nhau vào mương dẫn chảy ngoài nhà xưởng, có đoạn hở, có đoạn được che đậy ván gỗ, dẫn về HTXLNT công suất 900 m3/ngày của Nhà máy
Nước thải sau xử lý được dẫn bằng mương hở và cống BTCT chảy ra nguồn tiếp nhận là nhánh sông Tiền
Nước thải nhà vệ sinh
HTXLNT công suất 900 m3/ngày của Nhà máy
Bể tự hoại
Mương dẫn
Trang 18CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 18
Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật mạng lưới thoát nước thải
2 Hố thu gom cuối nhà xưởng
Số lượng: 02 cái Kích thước: rộng 1,4 m × 1,4m
3 Mương dẫn từ hố
gom đến HTXLNT
Mương hở, tường gạch Rộng 40 – 50 cm, sâu 50 cm, tổng chiều dài 55 m
4 Ống dẫn từ HTXNT
ra nguồn tiếp nhận
Mương hở, tường gạch Rộng 40 cm, cao 50 cm, chiều dài 5 m
5 Cống thoát ra nguồn
tiếp nhận BTCT D400, chiều dài 2 m
(Bản vẽ mặt bằng thoát nước thải được đính kèm trong phần phụ lục)
Trang 19CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 19
Hình 3.3 Mương dẫn nước thải sản xuất 1.3 Xử lý nước thải
1.3.1 Công trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
Nhà máy đã xây dựng 2 bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt
từ 2 khu nhà vệ sinh có dung tích khoảng 30 m3 mỗi bể
Hình 3.4 Quy trình xử lý của bể tự hoại 3 ngăn
Thuyết minh quy trình:
Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: phân huỷ cặn hữu cơ
và lắng Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật
kỵ khí sẽ bị phân huỷ, một phần tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô
cơ hòa tan Nước thải khi qua ngăn chứa và phân hủy sinh học sẽ tiếp tục qua ngăn lắng và lọc trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải dẫn về HTXLNT công suất 900 m3/ngày của Nhà máy
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn chứa – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải Nhờ các vách ngăn, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động Các chất bẩn hữu cơ được các sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của sinh vật
Các vách ngăn cho phép tách riêng hai pha (axit hóa và metan hóa) Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi
900 m3/ngày của Nhà máy
Nước thải qua
bể tự hoại đã
xử lý sơ bộ
Trang 20Bùn thải sinh ra từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại sẽ được Công ty liên hệ với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom, xử lý đúng quy định
Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật bể tự hoại
+ Bê tông lót đá 40×60 M10 + BTCT đá 10×20 M20 Tường gạch: D100, D200 Nắp đan: BTCT M20, dày 10 cm
Quy trình công nghệ:
Trang 21CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 21
Hình 3.5 Quy trình công nghệ HTXLNT của Nhà máy
Thuyết minh quy trình:
Nước thải phát sinh từ Nhà máy (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại) theo hệ thống thoát nước riêng chảy vào bể gom của HTXLNT công suất 900 m3/ngày
Bể gom kết hợp tách mỡ: Do nguyên liệu sử dụng của Công ty là cá tra
đặc điểm là rất nhiều mỡ nếu không tách mỡ ở công đoạn này tốt sẽ làm ảnh hưởng cho công đoạn xử lý phía sau như làm nghẹt bơm Bể tách mỡ được thiết
kế có nhiều vách ngăn ở trên và thông đáy dưới Mỡ nổi trên bề mặt được công nhân vớt ra đưa vào thùng và vận chuyển đến nơi lưu trữ cùng với phụ phẩm
Bùn tuần hoàn Váng nổi
Bùn dư Nước tách bùn
Trang 22CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG CÁ 2 22
Nước thải từ bể tách mỡ chảy qua hố gom theo khe hởi dưới đáy, tại hố gom, đặt bơm chìm để bơm nước thải lên bể tuyển nổi
Bể tuyển nổi: Tại đây, đặt bộ thiết bị nén tạo khí hòa tan từ không khí và
nước sạch Khí hòa tan được đưa vào bể tuyển nổi thông qua bộ giải phóng đột ngột, sự giảm áp suất đột ngột làm khí hòa tan hình thành lượng lớn bọt khí nhỏ (20~50 μm) và nhanh chóng bám dính vào những chất rắn lơ lửng trong nước thải Váng bọt sinh ra được hệ thống cần gạt váng gạt vào máng thu đưa về bồn thu mỡ Nước thải được dẫn qua bể điều hòa
Bể điều hòa: có nhiệm vụ điều hòa về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm
trong nước thải trước khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau, tránh
bị quá tải Nhờ vào hệ thống sục khí, nước thải được xáo trộn đều và tránh sự lắng cặn trong bể, tránh hiện tượng phân hủy kị khí tạo mùi hôi Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm qua bể sinh học thiếu khí (Anoxic)
Bể Anoxic: Điều kiện thiếu khí tại bể được thực hiện bằng cách sục khí
tùy tiện, sục khí trong một thời gian rất ngắn rồi ngưng để duy trì nồng độ oxy ở mức thấp Khử Nitrat của sinh vật là diễn ra trong môi trường thiếu oxy, vi khuẩn sẽ khử NO3- trong nước thành dạng khí NO và N2O, sau đó tiếp tục biến đổi thành N2 Vi khuẩn khử Nitrat có loại dị dưỡng và loại tự dưỡng Loại dị dưỡng khử Nitrat thì sử dụng Nito của NO3-
cho quá trình oxi hóa chất hữu cơ
và nhận được năng lượng Loại tự dưỡng khử Nitrat như vi khuẩn T.denitrificans sử dụng oxi của NO3- sẽ chuyển hóa lưu huỳnh hoặc những loại muối của lưu huỳnh thành Sulfate, dùng năng lượng nhận được trong đó để đồng hóa CO2 Loại tự dưỡng như Paracoccus denitrificans có thể tận dụng tác dụng của oxi hóa để lấy khí Hidro làm năng lượng, lấy O2 hoặc NO3- để nhận electronic, lấy NO3- biến trở lại thành N2O hoặc N2 Nguồn dinh dưỡng Carbon cho vi sinh vật hoạt động được lấy từ nước thải hổi lưu từ bể Aeroten
Cụm bể Aeroten 04 ngăn: Điều kiện hiếu khí tại cụm bể Aeroten được
thực hiện bằng cách sục khí liên tục từ dưới đáy lên Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục Các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá thành
tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O,
NO3-, SO42-, … Một phần nước thải được bơm hồi lưu về bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử NO3- và cung cấp dinh dưỡng trong nước thải cho vi sinh vật
Bể lắng sinh học: Nước thải sau khi xử lý sinh học đi vào bể lắng qua
ống dẫn vào thiết bị phân phối nước dạng hình nón theo chiều từ dưới lên, có tác dụng nước tản ra, giảm vận tốc chảy của dòng nước Bể được thiết kế có độ dốc nhỏ để thu bùn nhờ thiết bị gạt bùn Sau thời gian lưu khoảng 2 – 3 giờ, bùn cặn
lơ lửng sinh ra từ quá trình xử lý sinh học lắng xuống đáy bể Để tăng hiệu quả lắng, một lượng nhỏ chất trợ lắng polymer được châm vào, kết dính các hạt bùn với nhau để tạo kích thước, trọng lượng lớn hơn Một phần bùn ở bể lắng được bơm tuần hoàn lại bể Aeroten, phần bùn dư còn lại được bơm về bể chứa bùn bằng bơm hút bùn Sau khi lắng, nước thải chảy tràn qua bể chứa trung gian