1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo của công ty Cơ sở “Lò đốt rác thải y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt (công suất 1,0 tấnngày)”

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lò Đốt Rác Thải Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Lạt (Công Suất 1,0 Tấn Ngày)
Trường học Cơ sở
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (9)
    • 1.2. Tên cơ sở (9)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (18)
      • 1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở (18)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (18)
      • 1.3.3. Sản phẩm của cơ sở (22)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (22)
      • 1.4.1. Nguyên vật liệu chính (22)
      • 1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất (23)
      • 1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước (23)
      • 1.4.4. Nhu cầu sử dụng điện (24)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (24)
  • CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (25)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (25)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (25)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (26)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (26)
      • 3.1.1. Công trình thu gom, thoát nước mưa (26)
      • 3.1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải (27)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (29)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (38)
      • 3.3.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt (38)
      • 3.3.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường (39)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (39)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (40)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (40)
      • 3.6.1. Phương án phòng ngừa sự cố môi trường đối (0)
      • 3.6.2. Các kịch bản sự cố có thể xảy ra (41)
      • 3.6.3. Sự cố lò đốt bị hư hỏng, ngưng hoạt động và buồng đốt thứ cấp không họat động (42)
      • 3.6.4. Các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ (42)
      • 3.6.5. Biện pháp phòng ngừa sự cố tai nạn lao động (43)
      • 3.6.6. Biện pháp phòng ngừa sự cố xe chở rác thải y tế bị tai nạn và lật đổ (44)
      • 3.6.7. Biện pháp phòng ngừa sự cố nhiễm độc chất thải y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý (44)
      • 3.6.8. Phòng ngừa sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải (44)
      • 3.6.9. Phòng ngừa sự cố đối với hệ thống xử lý khí thải (45)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (45)
      • 3.7.1. Biện pháp giảm thiểu tác động từ quá trình vận chuyển rác thải y tế về lò đốt (45)
      • 3.7.2. Biện pháp giảm thiểu khí thải từ phương tiện vận chuyển rác thải về khu lưu trữ (45)
      • 3.7.3. Biện pháp giảm thiểu nhiệt dư (46)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (46)
  • CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (48)
    • 4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (48)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (48)
      • 4.1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (48)
      • 4.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải (49)
    • 4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI (50)
      • 4.2.1. Nội dung cấp phép khí thải (50)
      • 4.2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom xử lý khí thải (51)
    • 4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG (53)
      • 4.3.1. Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung (53)
      • 4.3.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung (54)
    • 4.4. NỘI DUNG CẤP PHÉP THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (55)
      • 4.4.1. Nội dung cấp phép xử lý chất thải nguy hại (55)
      • 4.4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (56)
    • 4.5. YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (59)
      • 4.5.1. Quản lý chất thải (59)
      • 4.5.2. Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (60)
  • CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (64)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (64)
    • 5.2. Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải (66)
  • CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (68)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở (68)
      • 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (68)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (69)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (70)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (70)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (72)
      • 6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở (72)
      • 6.2.4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm (72)
  • CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (73)
  • CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (74)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại của cơ sở .... Các hạng mục công trình chính Nhà chứa lò đốt rác: Chức năng: Tiếp nhận các loại chất thải về cơ sở và phân loại, xử

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

− Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt

− Địa chỉ văn phòng: Số 8 đường Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

− Tên người đại diện: Ông Lê Quang Thanh Liêm Chức vụ: Giám đốc

− Điện thoại: 02633.821.758 Email: dothidalat123@gmail.com

− Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5800075878 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp đăng ký lần đầu ngày: 18/04/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 03/6/2021.

Tên cơ sở

− Cơ sở “Lò đốt rác thải y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt (công suất 1,0 tấn/ngày)”

− Địa điểm cơ sở: Phường 5, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

1.2.1.1 Các văn bản pháp lý

Các quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:

− Quyết định số 110/QĐ-KHDT ngày 30/6/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng lò đốt rác thải y tế trên địa bàn Thành phố Đà Lạt

− Quyết định số 871/QĐ-BTNMT ngày 13/05/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt ĐTM “Xây dựng lò đốt rác y tế trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”

− Văn bản số 1210/TCMD-TĐ&ĐTM ngày 15/5/2017 của Tổng cục Môi trường về việc hướng dẫn thủ tục môi trường đối với Lò đốt rác thải y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt công suất 01 tấn/ngày tại bãi rác Cam Ly, phường 5, thành phố Đà Lạt

Vị trí cơ sở thuộc khu vực phường 5, thành phố Đà Lạt nằm trong khu vực bãi rác của Thành phố có độ cao >500m so với mặt bằng thành phố Đà Lạt Khu vực này không có dân cư sinh sống và cách khu vực dân cư khoảng 1 km, trong khu vực và xung quanh cơ sở không có di tích lịch sử, văn hóa

− Phía Bắc tiếp giáp phường 7;

− Phía Nam giáp xã Tà Nung và phường 4;

− Phía Đông giáp phường 1 và phường 6;

− Phía Tây giáp huyện Lâm Hà

Bảng 1.1 Mốc tọa độ vị trí địa lý của cơ sở

Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng lò đốt rác y tế công suất 1,0 tấn/ngày

Hình 1.1 Vị trí địa lý của cơ sở

Hình 1.2 Khu vực lò đốt rác y tế

1.2.1.3 Quy mô của cơ sở

Tổng diện tích của cơ sở là 1.808m 2 thuộc phường 5, thành phố Đà Lạt nằm trong khu vực bãi rác của thành phố Toàn bộ các hạng mục công trình của cơ sở được bố trí diện tích và phân khu chức năng như sau:

Bảng 1.2 Các hạng mục công trình tại cơ sở

STT Hạng mục công trình Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

I Đất xây dựng công trình chính

1 Nhà chứa lò đốt rác 158 8,7

5 Nhà điều hành hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục 15 0,8

II Đất xây dựng công trình phụ trợ

01 Nhà bảo vệ và nhà nghỉ nhân viên 54,06 3,0

03 Đường giao thông nội bộ 1140 63,1

04 Đất cây xanh, thảm cỏ 292 16,2

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2022

Hình 1.3 Mặt bằng tổng thể khu vực cơ sở Chi tiết các hạng mục công trình của cơ sở được mô tả như sau:

(1) Các hạng mục công trình chính

Nhà chứa lò đốt rác:

Chức năng: Tiếp nhận các loại chất thải về cơ sở và phân loại, xử lý tái chế

− Nhà chứa lò đốt rác có diện tích xây dựng: 157,76m 2 , diện tích mặt sàn là 124,44m 2 được thiết kế thông thoáng và rộng rãi, đảm bảo an toàn, diện tích đặt lò đốt rác chỉ bằng 1/3 diện tích của nhà đốt rác

− Thiết kế, kết cấu: Thiết kế dạng nhà xưởng công nghiệp chiều cao 5,8m, mái lợp tôn sóng vuông mạ màu Kết cấu đỡ mái là dàn vì kèo thép hình và có hệ thống thu gom nước mưa Nền đổ bê tông chống thấm, đá 1x2, mác 200, chịu được tải trọng lớn Tường bao quanh xây dựng xây gạch ống vữa mác 50, quét sơn nước 3 lớp bả mastic, có thiết kế rãnh thu gom thoát nước thải bao quanh từng khu vực tiếp nhận và xử lý dẫn tới hố thu gom nước thải của nhà máy

− Nhà chứa lò đốt còn sử dụng để thùng chứa rác tạm thời Thùng chứa rác chuyên dụng của Công ty được tập kết tại khu vực lò đốt, đảm bảo rác y tế được giữ kín trong thùng, không phát tán rác, mùi ra bên ngoài (có nắp đậy kín) trước khi đưa vào lò đốt

Hình 1.4 Khu nhà chứa lò đốt rác

(2) Các hạng mục công trình phụ trợ

(a) Nhà rửa thùng, cầu rửa xe a) Nhà rửa thùng

− Tường xây gạch ống vữa mác 50, ốp gạch men

− Mái lợp tôn sóng vuông mạ màu

Hình 1.5 Khu vực nhà rửa thùng b) Cầu rửa xe

− Kết cấu xây đá chẻ vữa xây mác 75

Hiện nay phương tiện vận chuyển không tiến hành rửa xe tại nhà máy, không sử dụng cầu rửa xe, các xe được đưa sang khu vực bên ngoài nhà máy để rửa

(b) Nhà bảo vệ, nhà để xe

Nhà trực bảo vệ và nhà nghỉ nhân viên: kết cầu móng, cột bê tông cốt thép (BTCT), tường xây gạch, lợp mái tole, nền bê tông đá 1x2 Diện tích xây dựng 54,06m 2 , diện tích sàn 34,04m 2

Nhà để xe: kết cấu móng, cột BTCT, tường xây gạch, lợp mái tole, nền bê tông đá 1x2 Diện tích xây dựng 70,4m 2 , diện tích sàn 50,84m 2

Hình 1.7 Nhà để xe và nhà bảo vệ tại cơ sở

Cơ sở sử dụng nguồn nước cấp từ nguồn cấp nước của Thành phố Đà Lạt cho hoạt động sinh hoạt và sử dụng nguồn nước tưới tiêu từ Vườn ươm Đà Lạt bơm lên hố chứa nước có dung tích khoảng 30m 3 để phục vụ cho tưới cây xanh, rửa thùng và phòng cháy chữa cháy

Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Cơ sở đã xây dựng bể chứa thể tích 10 m 3 để chứa nước và dự trữ để sử dụng cho sinh hoạt tại nhà máy Kích thước 2,5m x 2,5m x 1,6m; kết cấu bê tông cốt thép M200, quét phụ gia chống thấm, trang bị máy bơm công suất 0,5HP để cấp nước đến khu vực sinh hoạt của nhà máy Sử dụng ống nhựa PVC đường kính D60 chôn ngầm dưới 0,5m so với mặt đắt san nền cấp nước từ máy bơm lên bồn nước mái Tuyến ống cấp theo chiều đứng đi âm trong hộp kỹ thuật Bố trí một số van đóng nước, để sử dụng lúc sửa chữa đường ống

Hệ thống cấp nước cho hệ thống xử lý khí thải: Cơ sở sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt của thành phố Đà Lạt để vận hành hệ thống xử lý khí thải

Hình 1.8 Bể chứa nước cấp sinh hoạt, sản xuất

Hình 1.9 Hố chứa nước phục vụ tưới cây xanh và PCCC

(d) Hệ thống cấp điện, chống sét

− Nguồn điện cung cấp cho cơ sở là nguồn điện 3 pha 220V-50Hz, được cấp từ lưới điện khu vực

− Hệ thống điện chiếu sáng: sử dụng đèn huỳnh quang để chiếu sáng cho các phòng làm việc và hành lang Sử dụng điện áp 1 pha 220V, tần số 50Hz, sử dụng dây dẫn điện đồng bọc cách điện PVC

(3) Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

1) Công trình xử lý khí thải

Hệ thống xử lý khí thải có tổng diện tích là 32 m 2 (dài x rộng x cao = 8,0m x 4,0m x 4,0m), kết cấu các bể đổ BTCT M200 Hệ thống xử lý khí thải gồm:

Buồng đốt sơ cấp → Buồng đốt thứ cấp → Buồng lưu nhiệt → Buồng làm mát → Buồng hấp thụ→ Buồng tách ẩm và hấp phụ → Ống khói thải ra môi trường

Hình 1.10 Hệ thống xử lý khí thải tại nhà máy

2) Trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục

− Trạm quan trắc khí thải tự động liên tục có diện tích xây dựng: 9,0m 2 , diện tích mặt sàn được thiết kế thông thoáng và rộng rãi, đảm bảo lưu chứa an toàn các thiết bị quan trắc khí thải

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

− Công suất của Lò đốt rác thải y tế là 1,0 tấn/ngày

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải tại cơ sở như sau:

Hình 1.14 Sơ đồ công nghệ đốt chất thải rắn y tế

➢ Bước 1: Tập kết chất thải

Chất thải y tế được Chủ cơ sở tiến hành thu gom từ các bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, lượng rác thải y tế này được bệnh viện, cơ sở y tế phân loại tại nguồn:

− Chất thải y tế thông thường: được bỏ vào thùng riêng

− Các chất thải y tế có tính lây nhiễm cao được phân loại và cho vào thùng riêng để có biện pháp xử lý sơ bộ trước khi vận chuyển vào nhà đốt rác để đốt

− Chất thải hóa học nguy hại và bình chứa áp suất cũng được phân loại và bỏ vào từng thùng riêng

Toàn bộ lượng rác y tế sẽ được thu gom vào thùng chứa có nắp đậy kín tránh phát tán rác ra bên ngoài trong khi vận chuyển và đưa lên xe chuyên dụng chở về lò đốt rác

− Các chất thải đốt sẽ được cho vào lò đốt theo chế độ nạp rác tự động dưới sự điều khiển của công nhân sẽ tiến hành vận hành theo đúng hướng dẫn về tiêu chuẩn an toàn của nhà nước và đơn vị thiết kế lò đốt

➢ Bước 3: Xử lý tro xỉ

− Lượng tro xỉ phát sinh từ quá trình đốt sẽ được đóng bao và lưu trữ tập trung tại nhà kho Công ty đã ký hợp đồng thu gom với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh, định kỳ đơn vị sẽ tới thu gom và vận chuyển, xử lý

Nguyên lý hoạt động của lò đốt:

Qua quá trình nhiệt phân được tiến hành trong buồng đốt sơ cấp nhằm chuyển hóa thành phần ở thể rắn và lỏng của chất thải thành thể khí nhờ nhiệt cung cấp từ đầu đốt nhiên liệu Quá trình nhiệt phân được thực hiện trong điều kiện thiếu oxy và ở nhiệt độ 600 –

Sau đó khi nhiệt phân chuyển động lên buồng đốt thứ cấp dưới áp suất cơ học khí Tại đây, nhờ nhiệt độ cao trên 1.050 o C và không khí bổ sung, những chất dễ cháy (thể khí) được nhiệt phân trong buồng sơ cấp kể cả các chất ô nhiễm hữu cơ mạch vòng, dioxin và furan với thời gian lưu khí được duy trì 2-3s trong buồng đốt sẽ bị triệt tiêu tạo thành CO2 và nước

Buồng xử lý khí thải riêng biệt:

Khí thải sau khi được đốt và xử lý ở khoang đốt sơ cấp và thứ cấp, nhờ áp lực âm và quá trình thổi tiếp ứng của quạt gió cấp khí O2 để tăng cường quá trình đốt cháy hoàn toàn, sau đó khí thải được đưa qua hệ thống xử lý khí thải Khí thải lần lượt được dẫn vào thiết bị làm mát dòng khí bằng nước, sau đó được dẫn vào tháp hấp thụ có bố trí hệ thống phun sương dung dịch kiềm để hấp thụ các chất độc hại, sau đó khí thải sẽ đi qua tháp hút ẩm và hấp phụ chứa than hoạt tính, tại đây các khí hydrocarbon và dioxins/furans sẽ được loại bỏ hoàn toàn

Sau khi được hấp thụ, hút ẩm và hấp phụ, khí thải được đưa ra ngoài ống khói nhờ quạt hút Khí thải khi ra ngoài môi trường sẽ có nhiệt độ dưới 150 o C và đạt quy chuẩn khí thải sau lò đốt chất thải y tế QCVN 02:2012/BTNMT

− Để nâng cao hiệu quả của công nghệ thiêu hủy đốt và bảo vệ môi trường các lò đốt rác thải phải đảm bảo các yếu tố cơ bản cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn các chất độc hại như:

+ Oxy: lượng oxy cần thiết để đốt cháy hoàn toàn các chất cháy trong thành phần khí nhiệt phân, chủ yếu là C và H Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của quá trình thiêu đốt rác Lượng oxy cung cấp, phương pháp cấp gió ảnh hưởng trực tiếp đến sự cháy hoàn toàn C, H để tạo thành CO2 và H2O, do đó phải tính toán và kiểm soát lượng không khí cần cấp vào với hệ số dư hợp lý trong quy trình đốt nhiệt phân

+ Nhiệt độ: là trị số nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp, nơi khí nhiệt phân cần bị thiêu đốt Thông số này cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thiêu hủy các chất thải Nhiệt độ thiêu đốt đạt giá trị cao (trên 1100°C) có tác dụng bẻ gãy các liến kết hữu cơ mạch vòng đặc biệt là dioxin, furans, PAH và làm cho phản ứng xảy ra nhanh, mãnh liệt để chuyển hóa hoàn toàn thành CO2 và H2O

+ Thời gian: là thời gian lưu khí trong buồng đốt thứ cấp để tiến hành quá trình thiêu hủy Nay là điều kiện tiên quyết để triệt tiêu hoàn toàn các chất khí độc hại và mùi hôi khó chịu thải ra làm ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng sức khỏe con người Thời gian lưu khí càng lâu thì phản ứng oxy hóa càng xảy ra triệt để, nó phụ thuộc vào lượng khí thải nhiệt phân qua buồng đốt và thể tích buồng cấp, được tính bằng giây Để đảm bảo tiêu hủy hoàn toàn các chất hữu cơ, dioxin và furans thì thời gian lưu khí cần duy trì từ 2- 3s ở nhiệt độ lớn hơn 1100°C Nhiên liệu để lò hoạt động là dầu Diezen

Thông tin kỹ thuật của các thiết bị hệ thống lò đốt:

− Chức năng: xử lý các chất thải y tế bằng phương pháp đốt

− Công suất/số lượng: 01 lò đốt rác Model ST-100, công suất 1,0 tấn/ngày

− Thời gian hoạt động: 10 giờ/ngày

− Công nghệ sản xuất của các hạng mục: không thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 871/QĐ-BTNMT ngày 13/05/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thiết kế, cấu tạo và các đặc tính kỹ thuật chi tiết máy móc, thiết bị của lò đốt chất thải ST-100 được mô tả theo bảng sau:

Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của các thiết bị hệ thống lò đốt

TT Máy móc, thiết bị

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

- Vỏ thép bao quanh: thép CT3 dày 8mm, tăng cứng bằng U80, sơn chống rỉ, sơn màu 2 lớp

- Gầm lò: Hệ thống U chịu lực, lót thép CT3 dày 8mm, sơn chống rỉ

- Lớp gạch samon A chịu nhiệt 1600 o C, dày 230mm,

- Lớp bê tông cách nhiệt tỷ trọng 1.0 tấn/m3, dày 70mm, bảo đảm nhiệt độ vỏ lò 10 và tiếp tục được bơm tuần hoàn trở lại

Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế được trình bày trong bảng sau

Bảng 3.2 Thiết kế cấu tạo hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác thải y tế

TT Máy móc, thiết bí

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

I Hệ thống xử lý khí thải

1 Buồng lưu nhiệt 1 - Ống lưu nhiệt dài 3m, đường kính 700mm, vỏ thép CT3 dày 6mm, bên trong lót bê tông chịu lửa, dày 125

- Đường ống dẫn khí khô: Inox 304, dày 3mm

- Giải nhiệt bằng nước, giàn ống giải nhiệt inox 304 dày 3mm, dài 2.000m, bơm nước nóng công suất 12m 3 /h, cột áp 18m, hãng APP, Đài Loan

− Bằng Inox 316, dày 3mm, kích thước 2000x1500x15000mm

- Bơm dung dịch nước vôi: trục, cánh bằng Inox 316, công suất 12m3/h, cột áp 18m, hàng APP, Đài Loan SL: 02 cái

- Đường ống bơm dẫn dung dịch nước vôi: Bằng nhựa PPR, van khoá Inox 304

4 Buồng hấp phụ 1 Bằng Inox 304 dày 3mm, kích thước

Quạt hút khói thải công suất

- Thân quạt bằng Inox 430 - 6mm

- Cánh quạt bằng Inox 316 - 4mm + SuS 304 - 8mm

- Trục quạt làm bằng thép

- Môtơ 60HP Chân đỡ quạt bằng thép Hình U140

- Chế tạo bằng thép CT3 dày 4mm, sơn chống rỉ, sơn epoxy hai mặt, thang lên xuống, sàn thao tác lấy mẫu, cửa lấy mẫu

- Dây chằng: cáp lụa bọc nhựa, 2 tầng

- Neo cáp: trụ bê tông cốt thép

- Kim thu sét đi kèm

II Hệ thống điều khiển

1 Tủ điều khiển 1 - Bộ chống mất pha bảo vệ thiết bị 3 pha

- Điều khiển các thiết bị ngoại vị

- Điều khiển tự động các hoạt động của vòi đốt

2 Vỏ tủ điện 1 - Tôn dày 1,2mm

TT Máy móc, thiết bí

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

- Đồng hồ báo nhiệt độ buồng sơ cấp, thứ cấp và ống khói hiển thị nhiệt độ, nhiệt độ đặt

- Chế độ điều khiển 12 mode: kích thước mặt ngoài 72x72, hãng Delta, Đài Loan

- Rơ le trung gian Shneider

- Khởi động từ LG, Hàn Quốc

- Công tác chuyển mạch: Hàn Quốc

Hệ thống nạp rác bán tự động

- Nạp rác bán tự động bằng thuỷ lực và đẩy rác tự động theo chương trình cài đặt sẵn

Xy lanh thuỷ lực chống võng

- Bộ nguồn thuỷ lực đi kèm

Hệ thống lấy tro tự động

- Lấy tro tự động dạng vít tải, động cơ giảm tốc Sumitomo, Nhật Bản

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2022

Lò đốt Buồng hấp thụ - hấp phụ

Hình 3.7 Hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác thải y tế

Bản vẽ hoàn công hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải nguy hại được đính kèm tại Phụ lục

Quy trình vận hành hệ thống xử lý khí thải được thể hiện tại Phụ lục 2.7

Cơ sở đã lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục của hệ thống xử lý khí thải lò đốt và kết nối truyền dữ liệu trực tuyến 24/24 về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng và được cung cấp tài khoản FTP để kết nối truyền số liệu quan trắc tại văn bản số 3177/STNMT-MT ngày 05/12/2022.

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục

TT Máy móc, thiết bị

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

Hệ thống phân tích khí đa chỉ tiêu

Máy phân tích khí đa chỉ tiêu

- Phương pháp: NDIR (Hấp thụ hồng ngoại) Dải đo:

+ SO2: 0-1000mg/Nm3, tùy chọn 0-2000mg/Nm3 + NOx: 0-1500mg/Nm3, tùy chọn 0-3000mg/Nm3 + CO: 0-1000 mg/Nm3, tùy chọn 0-3000mg/Nm3

- Màn hình LCD hiển thị tiếng Anh, Đức, phím màng

- Đầu vào kỹ thuật số: 8 đầu vào

- Đầu ra kỹ thuật số: 16 đầu ra

- Tự động thổi ngược khí sạch cho đầu lấy mẫu Ống dẫn khí thải Ống khói

TT Máy móc, thiết bị

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

- Nguồn cấp: 110 VAC, 230 VAC / 50-60 Hz, 40W

- Xuất xứ: Dr Fửdisch AG/ Đức

2 Bộ phận xử lý khí mẫu 1

- Cốc lọc khí mẫu: loại bỏ hơi nước, bụi, hơi axit, tạp chất…

- Bơm màng hút mẫu khí vào hệ thống

- Cảm biến đo nhiệt độ dây lấy mẫu

- Lưu lượng kế điều chỉnh tốc độ dòng khí

- Bơm hút nước ngưng tụ

Bộ phận làm lạnh mẫu GCU16 1

- Kiểu Peltier, công suất: 90Kj/h ở 25

- Xuất xứ: Dr Fửdisch AG/ Đức

- Bộ điều khiển hệ thống xả khí nén làm sạch

- Bộ điều khiển PLC cho hệ thống

- Modul chuyển đổi tín hiệu 4-20 mA

- Các thiết bị điện trong tủ điện

- Tủ điện công nghiệp, kích thước L880*W800*H2100mm

- Xuất xứ: MECIE Co, LTD

4 Thiết bị lấy mẫu khí phân tích 1

- Đầu dò lấy mẫu được gắn với mặt bích

- Nhiệt độ khí mẫu < 300 oC (cao hơn cần đặt trước)

- Lừi lọc thụ đầu lấy mẫu (2-5àm)

- Van xả khí ngược làm sạch bụi

- Hệ thống gia nhiệt đầu lấy mẫu

- Nhiệt độ môi trường: -10 ~ + 60 oC

- Xuất xứ: MECIE Co., LTD (Sx tại China)

- Ống Teflon đường kính D8mm

- Vỏ ngoài ống PVC đường kính D40mm

- Giữ nhiệt bằng bông thủy tinh

- Nhiệt độ làm việc 100 đến 180 oC

- Chiều dài nhỏ hơn 50 m (tối ưu dưới 30m)

TT Máy móc, thiết bị

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

SCADA lập trình tại tủ điện điều khiển hệ thống

- Phần mềm SCADA hoạt động trên máy tính công nghiệp tại tủ điện đìều khiển hệ thống

Thiết bị đo bụi tổng 1

- Công nghệ: Quang học truyền kép

- Bụi: Dải đo (0…500 mg/m³), hoặc tùy chọn Độ đục: 0…100%, hoặc tùy chọn

- Dùng để đo nồng độ bụi trong khí thải khô

- Áp suất bên trong: -50…+50 hPa

- Tự động điều chỉnh điểm 0

- Nhiệt độ dòng khí: ≤ 200 °C hoặc tùy chọn

- Tín hiệu: 4-20mA Chứng chỉ: TUV, EN 15267

Thiết bị đo lưu lượng, nhiệt độ, áp suất 1

Phương pháp đo chêch áp

- Dải đo:Nhiệt độ (0- 800 °C), Áp suất (800 1200 mbar), Vận tốc, Lưu lượng khí thải (3-60 m/s)

- Kích thước 440mm x 64 mm x 1200mm (Wx Hx D)

- Hiển thị giá trị đo và giản đồ dạng thanh

- Cảm biến đo nhiệt độ

- Cảm biến đo áp suất

- Lưu lượng đo theo ống Pitot

- Cơ chế tự làm sạch bằng khí nén

- Ống Pilot làm bằng INOX 316

- Van bi dùng để điều chỉnh xả khí bằng tay

Khí chuẩn dải đo phù hợp, van điều tiết, vỏ bình khí Thông số:

- Khí chuẩn hỗn hợp (SO2, NO, CO): 1 bình

- Khí chuẩn O2: 1 bình (Dải đo phù hợp)

- Chai khí hợp kim nhôm 8L

TT Máy móc, thiết bị

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

- Van bình khí chuẩn kèm theo

- Kết nối linh hoạt với phụ kiện

Thiết bị thu thập, lưu trữ và truyền dữ liệu về Sở

Dữ liệu được truyền về trung tâm có khoảng thời gian truyền theo yêu cầu của khách hàng (1 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút hoặc 20 phút/lần…)

- Đáp ứng Thông tư 10/2021/TT-BTNMT về kỹ thuật quan trắc

- Truyền thông GSM/GPRS 850/900/1800/1900 MHz, Internet (RJ45)

- Hỗ trợ các giao thức truyền thông như TCP/IP, HTTP

- 8 cổng Analog Input (tín hiệu 0/4-20mA)

+ 2 x RJ45 (IPv4/IPv6) + 2xRS-485 (Screw Terminal) + 1xRS-232/485 (Screw Terminal) + 1 x USB 2.0 Host

- Bộ nhớ 4GB SD card

Phần mềm ứng dụng giám sát chất lượng môi trường

- Phần mềm chuyên dụng để quản lý, giám sát dữ liệu của Hệ thống quan trắc tự động, liên tục dành cho người dùng

- Có thể sử dụng trên các thiết bị PC, Laptop, Máy tính bảng hoặc Điện thoại có kết nối internet

- Đã có ứng dụng xem trên App điện thoại Android và iOS

- Một số tính năng cơ bản của phần mềm:

- Giám sát chỉ tiêu quan trắc online theo thời gian thực

- Thống kê số liệu theo phút, giờ, ngày, tháng, trong khoảng thời gian thiết lập

- Thống kê giá trị vượt ngưỡng trong khoảng thời gian ấn định

- Thống kê chỉ tiêu theo khoảng giá trị

- Biểu đồ chỉ tiêu quan trắc, so sánh với giá trị giới hạn cho phép

- Hiển thị trạng thái hoạt động

TT Máy móc, thiết bị

Số lượng Thông số, đặc điểm kỹ thuật

- Cho phép phân quyền quản lý Hệ thống quan trắc cho người dùng

II Các thiết bị khác 1 (Theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT)

- Dòng điện đầu vào: 200/208/220/230/240 VAC

►Model: HIK DS-2DE2A204IW-DE3

- Camera Speeddome mini IP zoom 4x (2.8mm ~ 12mm)

►Model: HIK DS-2DE3A404IW-DE

- Tiêu chuẩn chống bụi, nước IP66, tiêu chuẩn chống đập phá IK10

- Ổ cứng HDD dung lượng: 6TB

Máy nén khí không dầu cho bộ phận làm sạch 1

- Phụ kiện đi kèm cho đấu nối hệ thống CEMS

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2023

Hình 3.8 Hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục tại nhà máy

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Đối với chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải sinh hoạt phát sinh tại cơ sở chủ yếu từ nhà ăn, khu vực văn phòng Khối lượng khoảng 4,6 kg/ngày

Bảng 3.4 Thống kê khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh giai đoạn 2019-2022

Stt CTNH Đơn vị Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Chất thải sinh hoạt kg 1.500 1.600 1.700 1.650

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2023

Cơ sở bố trí thùng chứa rác chuyên dụng tại vị trí quy định và yêu cầu toàn thể cán bộ nhân viên bỏ rác vào thùng, hàng ngày nhân viên vệ sinh sẽ chuyển các thùng rác sinh hoạt về nơi tập kết trước khi chuyển ra ngoài bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt của thành phố Đà Lạt trong khu vực theo quy định

Bảng 3.5 Số lượng thùng rác chứa chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở

Stt Thiết bị Vị trí đặt Số lượng Xuất xứ

Stt Thiết bị Vị trí đặt Số lượng Xuất xứ

1 Thùng chứa chất thải rắn thực phẩm 660 lít

Khu vực tập kết CTR sinh hoạt 01 Màu sắc: Xanh/vàng

2 Thùng chứa chất thải rắn thực phẩm 240 lít

Khu vực tập kết CTR sinh hoạt 01

Màu sắc: Xanh, bao bì chứa màu đen/trắng Xuất xứ: Việt Nam

3 Thùng chứa chất thải rắn thực phẩm 30 lít

Khu vực văn phòng làm việc, nhà bảo vệ 02

Màu sắc: màu xanh/vàng Xuất xứ: Việt Nam

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2023

3.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường

Hiện tại cơ sở không phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Chất thải rắn nguy hại phát sinh tại cơ sở chủ yếu là tro, xỉ phát sinh từ lò đốt Khối lượng tro xỉ phát sinh tại nhà máy năm 2022 là 32,08 tấn Nhà máy đã cải tạo hầm lưu tro thành kho chứa CTNH nằm gần khu vực lò đốt với diện tích khoảng 27m 2 , khả năng lưu chứa tro xỉ khoảng 30 tấn

Bảng 3.6 Chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở năm 2022

Stt Loại chất thải Khối lượng (kg/năm) Mã CTNH

1 Xỉ và tro đáy có các thành phần nguy hại 32.080 12 01 05

Kho chứa được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo không bị rò rỉ CTNH ra bên ngoài như sau:

+ Vị trí: được bố trí trong khuôn viên cơ sở, gần khu vực lò đốt

+ Kho được được gia cố bằng bê tông; kho chứa có mái che bằng tôn, ô thoáng, có biển báo khu vực chứa CTNH

+ Sàn: đổ bê tông, không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt và không có khe nứt, có rãnh thu gom nước rò rỉ, tràn đổ kích thước 10x10cm bao quanh tường

+ Gờ cao: 10 cm tránh để CTNH tràn ra ngoài trong trường hợp đổ CTNH

+ Ngoài cửa kho bố trí hệ thống PCCC, biển cảnh báo

+ Chất thải trong kho được phân loại và có thùng chứa riêng có dán nhãn mác để phân loại

+ Định kỳ hằng năm lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại gửi đến cơ quan có chức năng để giám sát theo đúng quy định

Cơ sở đã ký hợp đồng số 79-ASNTB/HĐKT-CTNH/2022 ngày 03/5/2022 với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh để thu gom, vận chuyển và xử lý tro xỉ phát sinh tại cơ sở.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các trang thiết bị, máy móc khác như: lò đốt, máy bơm, quạt Để giảm thiểu tác động này, nhà máy sẽ thực hiện các biện pháp sau:

− Khu vực bố trí lò đốt cách biệt với khu vực nhà bảo vệ;

− Trang bị thiết bị bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân làm việc tại khu vực gây ồn

− Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị

− Cây xanh xung quanh khu vực lò đốt và trong khuôn viên công trình lò đốt tạo cảnh quan đồng thời giúp thanh lọc không khí, hạn chế tiếng, ồn, nhiệt dư

− Tiếng ồn tạo ra từ mỗi quy trình sau khi đã được xử lý bằng thiết bị giảm thanh, được tường nhà che chắn và ở một khoảng cách nhất định sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

3.6.1 Phương án phòng ngừa sự cố môi trường trong hoạt động xử lý chất thải

Trong quá trình hoạt động, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế trong khu vực xử lý không tránh khỏi những sự cố rủi ro xảy ra ngoài ý muốn như cháy nổ, rò rỉ, đổ tràn chất thải hoặc tai nạn lao động Cơ sở nâng cao tinh thần cảnh giác việc phòng ngừa và ứng phó sự cố là hết sức quan trọng và cần thiết Vì vậy kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình hoạt động xử lý chất thải của công ty là bắt buộc phải có

Mục đích của kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình hoạt động xử lý chất thải của cơ sở nhằm đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất cho con người, giảm thiểu tối đa các thiệt hại về vật chất, tài sản và các tác động tiêu cực đến môi trường

3.6.1.2 Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố

Các ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống khẩn cấp xảy ra sự cố là:

+ Ưu tiên số 1: An toàn và tính mạng, sức khoẻ con người

+ Ưu tiên số 2: Giảm thiểu tác động đến môi trường

+ Ưu tiên số 3: Giảm thiểu thiệt hại về vật chất và tài sản

Các hành động phải thực hiện khẩn cấp khi sự cố xảy ra là:

− Báo động toàn bộ Công ty, ban lãnh đạo Công ty và bộ phận chuyên trách, khẩn trương tổ chức sơ tán (cán bộ, công nhân viên) ra khỏi khu vực nguy hiểm Trong trường hợp sự cố lớn, nghiêm trọng có thể phải báo động, sơ tán cả khu vực dân cư lân cận nếu cần thiết

− Nếu có tai nạn xảy ra gọi ngay cơ quan PCCC, cứu hộ cứu nạn 114 và cấp cứu y tế

Thực hiện các công tác tại chỗ: trong trường hợp cháy, hoả hoạn thì dùng các phương tiện, thiết bị chữa cháy, bình cứu hoả, vòi nước khống chế, dập tắt tạm đám cháy Nếu rò rỉ, chảy tràn dầu phải ngăn chặn, khoanh vùng, sơ cứu người bị nạn như: hít phải khí độc, chấn thương

Hình 3.9 Hệ thống PCCC và hệ thống thu gom tro xỉ tại nhà máy

3.6.2 Các kịch bản sự cố có thể xảy ra:

Trong quá trình xử lý, tiêu huỷ các loại rác thải y tế có khả năng xảy ra sự cố ở các công đoạn sau:

Bảng 3.7 Tổng hợp các sự cố có thể xảy ra

TT Sự cố Vị trí Nguyên nhân Tác động có thể

1 Lò đốt rác thải y tế

Nạp nguyên liệu Quạt hút âm bị hỏng

− Khí độc thoát ra từ cửa lò

− Lửa phun ra qua cửa lò

Công nhân vận hành lò đốt tiếp xúc với tro xỉ còn nóng, thao táo nạp

Người công nhân bị bỏng

TT Sự cố Vị trí Nguyên nhân Tác động có thể ra không đúng kỹ thuật

Hệ thống xử lý khói hoạt động không hiệu quả, hay quá trình cháy không đảm bảo

Khói thải không đảm bảo tiêu chuẩn

− Thao tác không đúng kỹ thuật

Tràn đổ chất thải y tế

Khu vực kho lưu giữ chất thải Bốc xếp, vận chuyển

Thao tác không đúng kỹ thuật trong quá trình bốc xếp, vận chuyển chất thải

Tràn đồ chất thải y tế

3.6.3 Sự cố lò đốt bị hư hỏng, ngưng hoạt động và buồng đốt thứ cấp không họat động

Trong quá trình vận hành, lò đốt xảy ra sự cố, tủ điều khiển sẽ thể hiện trên máy tính các thông số vận hành của lò từ đó nhân viên vận hành lò sẽ xem xét và khắc phục sự cố kịp thời

− Rác thải y tế chưa được đốt kịp thì lưu trữ trong khu lưu trữ và phun chế phẩm sinh học EM để tránh phát tán mùi ra khu vực xung quanh và diệt vi khuẩn gây bệnh đảm bảo sức khỏe cho công nhân vận hành

− Khi nhân viên vận hành không khắc phục được sự cố thì liên hệ với nhà cung cấp thiết bị ngay để khắc phục được sự cố trong thời gian nhanh nhất

− Ngoài ra để tránh xảy ra sự cố phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng lò đốt nhằm đảm bảo lò vận hành tốt đồng thời phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời

− Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra

− Hệ thống dây điện các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thật an toàn Các thiết bị điện được tính toán theo tiêu chuẩn quy định, dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng Những khu vực có nhiệt độ cao như lò đốt dây điện phải đi ngầm hoặc phải được bảo vệ kỹ

3.6.4 Các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ

− Tránh rò rỉ dầu từ bể chứa dầu trong quá trình vận hành Bể chứa dầu phải được đặt nơi an toàn không để gần khu vực có nhiệt độ cao, dễ bắt lửa

− Quy định chi tiết bảng nội quy về an toàn phòng chống cháy nổ như cấm công nhân hút thuốc lá trong khu vực lò đốt, nơi chứa dầu

− Trang bị trang thiết bị chữa cháy bao gồm bình CO2, vật dập lửa và các vật liệu khác như cát, than chữa cháy

− Công ty thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho công nhân vận hành bằng cách dán bảng hiệu đề phòng sự cố cháy Huấn luyện cho công nhân vận hành các biện pháp an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy khi có sự cổ xảy ra

Bảng 3.8 Trang thiết bị/biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố tại cơ sở

Stt Loại trang thiết bị/biện pháp Số lượng Đặc điểm, chức năng Vị trí

Bình chữa cháy CO2, bên trong chứa khí CO2 –

79 0 C được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao, sử dụng, thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả

(04 bình), khu nhà bảo vệ (01 bình), trên xe vận chuyển 01 bình

2 Thiết bị bảo hộ lao động 5 bộ

Bảo hộ lao động, bảo vệ con người trong trường hợp sự cố môi trường gồm: quần áo bảo hộ, kính mũ, găng tay, mặt nạ phòng độc, kính, Đặt trong nhà văn phòng

3 Bao cát, vôi bột, chăn, xô, 8 bộ

Dùng trong các trường hợp khẩn cấp để khắc phục, giảm thiểu các sự cố như hỏa hoạn, đổ tràn hóa chất, Đặt trong nhà đốt rác/nhà máy móc thiết bị

➢ Các biện pháp khắc phục khi sự cố xảy ra

− Nếu sự cố nhỏ sử dụng các trang thiết bị cứu hỏa đã trang bị nhằm dập tắt ngọn lửa tại nơi xảy ra sự cố tránh lây lan sang các khu vực khác

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.7.1 Biện pháp giảm thiểu tác động từ quá trình vận chuyển rác thải y tế về lò đốt

− Xe vận chuyển chất thải y tế nguy hại của nhà máy được trang bị theo hướng dẫn quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như: xe đảm bảo kín (thùng kín hoặc phủ bạt kín), có thùng thu gom chất thải lỏng rò rỉ, có trang bị phòng ngừa sự cố đổ tràn, cháy nổ theo quy định

− Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được đóng gói trong các thùng để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển

− Tại các bệnh viện, chất thải rắn y tế phải được phân loại với chất thải rắn sinh họat thông thường và được thu gom trong túi màu vàng và thùng màu đỏ hoặc thùng có gắn nhãn chất thải y tế

− Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng gói riêng trong thùng hoặc hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “CHẮT THẢI GIẢI PHẪU” trước khi vận chuyển đi tiêu hủy

− Thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn về cách phân loại, thu gom, quản lý, xử lý rác thải y tế trong bệnh viện nhằm thu gom đúng loại, đúng qui cách vừa giúp xử lý triệt để rác thải y tế vừa tránh lãng phí chi phí đốt rác thải y tế

− Các nhân viên trực tiếp làm công tác thu gom rác thải y tế cần trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ hạn chế đến mức tối đa khả năng tiếp xúc với rác thải y tế nhằm tránh lây lan mầm bệnh

3.7.2 Biện pháp giảm thiểu khí thải từ phương tiện vận chuyển rác thải về khu lưu trữ Áp dụng các biện pháp kiểm soát khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển:

− Sử dụng xe chuyên dụng, thùng kín để vận chuyển rác thải y tế

− Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp

− Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ các phương tiện vận tải

− Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ các máy móc, thiết bị, lắp đặt thiết bị giảm ồn, giảm rung

3.7.3 Biện pháp giảm thiểu nhiệt dư

Lò đốt được làm nguội bằng hệ thống làm nguội gián tiếp với tác nhân làm nguội là nước Lò được làm nguội nên nhiệt tỏa ra từ lò đốt sẽ giảm nên giảm tác hại đến sức khỏe của công nhân vận hành đồng thời giảm nhiệt độ tỏa ra môi trường xung quanh

Thiết kế đặt lò đốt rác cao, lắp đặt hệ thống thông gió theo yêu cầu vệ sinh công nghiệp Không khí được trao đổi liên tục, thông thoáng nhờ hệ thống quạt thổi và thông gió tự nhiên qua cửa mái

Trồng cây xanh, cây cảnh trồng xung quanh công trình vừa có tác dụng che nắng, giảm nhiệt độ không khí và tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân vừa có tác dụng điều hòa điều kiện vi khí hậu trong khu vực Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng làm giảm nồng độ bụi trong không khí nên làm giảm thiểu các tác hại do bụi phát sinh từ hoạt động của lò đốt gây ra.

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một số nội dung thay đổi trong giấy phép môi trường so với quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.9 Giải trình một số thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường

Các hạng mục, công trình

Quyết định phê duyệt ĐTM số 871/QĐ-BTNMT

Hiện trạng các hạng mục công trình Nguyên nhân

Hệ thống xử lý nước thải

− Hệ thống xử lý nước thải công suất

− Quy trình công nghệ: Nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà rửa thùng → Song chắn rác → Hầm bơm/bể tách dầu mỡ → Bể điều hòa → Bể xử lý hóa lý theo mẻ SBR →

Bể khử trùng → Hố tự thấm

− Không đầu tư hệ thống xử lý nước thải

− Quy trình công nghệ xử lý nước thải:

Bể tự hoại → Hố tự thấm;

+ Nước rửa thùng → Bể thu gom nước thải → Bể lắng → Khử trùng → Chuyển giao đơn vị thu gom, xử lý

+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải được tuần hoàn tái sử dụng

− Lưu lượng nước thải phát sinh ít và không thường xuyên

Do đó Công ty tiến hành chuyển giao cho đơn vị chức năng xử lý

− Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải được tuần hoàn tái sử dụng

Các hạng mục, công trình

Quyết định phê duyệt ĐTM số 871/QĐ-BTNMT

Hiện trạng các hạng mục công trình Nguyên nhân

− Quy chuẩn so sánh QCVN

24:2009/BTNMT, Cột B phát sinh từ nhà rửa thùng

− Tần suất giám sát: 3 tháng/lần

Giám sát khí thải − Thông số giám sát: Lưu lượng, bụi tổng, HF, HCl, CO,

− Quy chuẩn so sánh: QCVN

Nhiệt độ, lưu lượng, áp suất, bụi, CO, SO2, NOx,

− Giám sát định kỳ các thông số: HF, HCl, Hg,

Cd, Pb, (3 tháng/lần) tổng dioxin/furan (1 năm/lần)

Lắp đặt bổ sung hệ thống giám sát tự động theo

Xử lý tro xỉ − Đóng rắn và chôn lấp tại bãi xử lý chất thải rắn thành phố Đà Lạt

− Vị trí: hầm chứa tro xỉ

Cr, Zn, Ni, Pb, Cd

- Đóng bao và lưu trữ tại kho xỉ Định kỳ bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định

- Giám sát khối lượng tro xỉ thường xuyên

- Không tiến hành lấy mẫu phân tích tro xỉ

Hiện nay bãi rác Cam Ly thành phố Đà Lạt đã được UBND tỉnh phê duyệt ngưng tiếp nhận rác và thực hiện đóng cửa bãi rác Do đó Công ty chuyển giao tro xỉ cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định

Xin cấp phép xử lý chất thải nguy hại

Chất thải y tế và chất thải nguy hại khác phát sinh tại nhà máy

− Xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hại khác phát sinh tại nhà máy

− Bổ sung xin cấp phép xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng

Giảm chi phí chuyển giao xử lý bao bì thuốc BVTV

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải:

− Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ quá trình làm việc của cán bộ công nhân tại nhà máy, lưu lượng tối đa khoảng 1,0 m 3 /ngày;

− Nguồn số 02: Nước thải từ quá trình rửa thùng rác, lưu lượng tối đa khoảng 1,0 m 3 /ngày;

− Nguồn số 03: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải, lưu lượng tối đa khoảng 2,0 m 3 /ngày

4.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

4.1.2.1 Dòng nước thải sinh hoạt

1) Nguồn tiếp nhận nước thải:

Khu vực đất nhà máy, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

− Hố tự thấm vị trí tại khu vực nhà máy, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

− Tọa độ vị trí xả thải X = 1320289; Y = 570666 (hệ quy chiếu VN2000, kinh tuyến trục

3) Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 1,0 m 3 /ngày.đêm; 0,04 m 3 /giờ

(a) Phương thức xả nước thải: tự chảy

(b) Chế độ xả nước thải: gián đoạn, không liên tục (24 giờ)

Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý tại hệ thống bể tự hoại 3 ngăn và tự chảy vào hố tự thấm ra môi trường

4.1.2.2 Dòng nước thải từ quá trình rửa thùng

1) Nguồn tiếp nhận nước thải:

Nước thải từ quá trình rửa thùng thu gom tại vào hầm xử lý nước thải và tiến hành khử trùng sau đó dẫn về hệ thống thoát nước tự thấm ra môi trường

− Bể chứa nước thải sau nhà rửa thùng tại khu vực nhà máy, phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

− Tọa độ vị trí xả thải X = 1320326.; Y = 570645 (hệ quy chiếu VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

3) Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 1,0 m 3 /ngày; 0,1 m 3 /giờ (Ngày 10 giờ)

(a) Phương thức xả nước thải: Tự chảy

(b) Chế độ xả nước thải: gián đoạn, không liên tục (10 giờ)

4.1.2.3 Dòng nước thải từ hệ thống xử lý khí thải

1) Nguồn tiếp nhận nước thải:

Nước thải được tuần hoàn tái sử dụng, bùn, cặn lắng định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom xử lý

2) Vị trí xả thải: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải được tuần hoàn tái sử dụng, không xả thải ra môi trường

3) Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải được tuần hoàn tái sử dụng, không xả thải ra môi trường

(a) Phương thức xả nước thải: Không xả thải ra môi trường

(b) Chế độ xả nước thải: Không xả thải ra môi trường

4.1.3 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải

(1) Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải và hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục

1) Mạng lưới thu gom nước thải từ các nguồn phát sinh nước thải để đưa về hệ thống xử lý nước thải

− Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại → Hố tự thấm;

− Nước rửa thùng → Bể thu gom nước thải → Bể lắng → Khử trùng → Hệ thống thoát nước tự thấm

− Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải → Bể lắng → Bể chứa → Tuần hoàn tái sử dụng

→ Định kỳ chuyển giao bùn thải đơn vị thu gom, xử lý

2) Công trình, thiết bị xử lý nước thải a) Công trình xử lý nước thải sinh hoạt

− Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại →

− Công suất thiết kế: 1,0 m 3 /ngày.đêm

− Hóa chất sử dụng: Không sử dụng hóa chất b) Công trình xử lý nước thải sản xuất:

− Quy trình công nghệ xử lý nước rửa thùng công suất 1,0 m 3 /ngày :

+ Nước rửa thùng → Bể thu gom nước thải → Bể lắng → Khử trùng → Hệ thống thoát nước tự thấm

+ Công suất thiết kế: 1,0 m 3 /ngày.đêm

+ Hóa chất sử dụng: Cloramine B c) Hệ thống xử lý nước thải từ hệ thống xử lý khí thải:

+ Quy trình công nghệ xử lý nước thải từ hệ thống xử lý khí thải: Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải → Bể lắng → Bể chứa → Tuần hoàn tái sử dụng

+ Công suất thiết kế : 2,0 m 3 /ngày.đêm

+ Hóa chất sử dụng: NaOH hoặc NaHCO3

(2) Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố Để kiểm soát sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở sẽ tuân thủ các yêu cầu thiết kế, nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải được tập huấn đầy đủ về chương trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống theo đúng kỹ thuật Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật vận hành, thực hiện tốt việc quan trắc hệ thống xử lý

Hằng ngày kiểm tra lưu lượng nước thải, tính chất nước thải đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước thải, lượng hóa chất sử dụng và định kì kiểm tra bảo dưỡng các máy bơm, thiết bị pha hóa chất

− Khi hệ thống bơm thoát nước không hoạt động cần ngắt van, ngắt điện và mở bơm dự phòng sau đó tiến hành sửa chữa để tránh ngưng trệ hệ thống xử lý nước thải hoạt động

− Thường xuyên làm sạch đường ống, kiểm tra mực nước trong các bồn bể, đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì các đường ống dẫn và thiết bị, máy móc

− Tiến hành kiểm tra máy móc định kỳ, khi xảy ra sự cố tiến hành sửa chữa kịp thời

(3) Kế hoạch vận hành thử nghiệm

Nhà máy không thuộc đối tượng phải thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý nước thải.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI

4.2.1 Nội dung cấp phép khí thải

4.2.1.1 Nguồn phát sinh khí thải

Khí thải phát sinh từ lò đốt rác thải y tế

4.2.1.2 Dòng khí thải hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế

Dòng khí thải hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế, lưu lượng xả khí thải tối đa: 6.000 m 3 /giờ

Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải

TT Thông Số Đơn vị QCVN 02:2012/BTNMT – cột A

5 NOx (tính theo NO2) mg/Nm 3 500

6 Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân, Hg mg/Nm 3 0,5

7 Cadimi và hợp chất tính theo

8 Chì và hợp chất tính theo chì, Pb mg/Nm 3 1,5

9 Tổng Đioxin/furan, PCDD/PCDF ngTEQ/Nm 3 2,3

4.2.1.3 Vị trí và phương thức xả thải

− Vị trí xả thải: tọa độ vị trí xả thải X= 1320326; Y= 570661 (hệ quy chiếu VN2000, Lâm Đồng kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

− Lưu lượng xả khí thải tối đa: 6000 m 3 /giờ

− Phương thức xả khí thải: liên tục trong thời gian hoạt động: 8 giờ - 10 giờ/ngày

4.2.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom xử lý khí thải

4.2.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải và hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục

Công trình, biện pháp thu gom và xử lý khí thải lò đốt rác y tế như sau:

Khí thải → Buồng đốt sơ cấp → Buồng đốt thứ cấp → Buồng lưu nhiệt → Buồng làm mát → Buồng hấp thụ → Buồng tách ẩm và hấp phụ → Ống khói

Hệ thống, thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục:

− Vị trí lắp đặt : ống khói đầu ra hệ thống xử lý khí thải

− Thông số lắp đặt : Lưu lượng, nhiệt độ, SO2, NOx, CO và bụi, O2 dư, áp suất

− Camera theo dõi : 01 camera quan sát nhà trạm và 01 camera quan sát khí thải phát sinh từ miệng ống khói Có khả năng quay ngang, dọc, có khả năng quay ban đêm, đảm bảo quan sát rõ ràng các đối tượng cần giám sát, có khả năng ghi lại hình ảnh theo khoảng thời gian, đặt lịch ghi hình

− Kết nối, truyền số liệu 24/24 đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (thông qua Chi cục BVMT tỉnh Lâm Đồng)

− Quy chuẩn so sánh : QCVN 02:2012/BTNMT, cột A

4.2.2.2 Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố

Một số biện pháp để giảm thiểu cũng như ứng phó nếu có sự cố từ hệ thống xử lý khí thải như sau:

− Đào tạo đội ngũ công nhân nắm vững quy trình vận hành và có khả năng sửa chữa, khắc phục khi xảy ra sự cố

− Thành lập đội ứng phó sự cố môi trường, ban hành kế hoạch ứng phó sự cố môi trường và niêm yết tại các khu vực hệ thống xử lý khí thải

− Nhân viên làm việc trực tiếp trong khu vực xử lý khí thải phát hiện sự cố; Báo cáo đội ứng phó sự cố môi trường của Công ty về tình hình sự cố khí thải rò rỉ hiện tại

− Khi xảy ra sự cố, dừng hoạt động tại khu vực xảy ra sự cố, tìm nguyên nhân sửa chữa, khắc phục kịp thời Trường hợp xảy ra sự cố lớn, sửa chữa mất nhiều thời gian, phải dừng sản xuất cho tới khi khắc phục được sự cố, bảo đảm không được gây ô nhiễm môi trường không khí

− Đối với sự cố lớn, thông báo cho cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời

4.2.2.3 Kế hoạch vận hành thử nghiệm

− Thời gian vận hành thử nghiệm: 90-180 ngày (bắt đầu khi có thông báo được phép vận hành thử nghiệm)

− Công trình, thiết bị xả khí thải phải vận hành thử nghiệm: hệ thống thu gom khí thải từ lò đốt rác thải y tế

− Vị trí lấy mẫu: sau ống thải của hệ thống thu gom khí thải từ lò đốt rác thải y tế Tọa độ X= 1320326; Y= 570661 (hệ quy chiếu VN2000, Lâm Đồng kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

+ Giai đoạn điều chỉnh : 05 mẫu tổ hợp trong vòng 75 ngày; Tần suất lấy mẫu 15 ngày/lần

+ Giai đoạn ổn định: 07 mẫu đơn; Tần suất lấy mẫu trong vòng 7 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh

− Chất ô nhiễm chính và giá trí giới hạn cho phép của chất ô nhiễm:

Bảng 4.2 Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ

TT Chỉ tiêu Đơn vị

X= 1320322; Y= 570634 (hệ quy chiếu VN2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o)

5 NOx (tính theo NO2) mg/Nm 3 500

6 Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân, Hg mg/Nm 3

7 Cadimi và hợp chất tính theo Cadimi, Cd mg/Nm 3

8 Chì và hợp chất tính theo chì, Pb mg/Nm 3

4.2.2.4 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

− Thu gom, xử lý bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở bảo đảm đáp ứng quy định về giá trị giới hạn cho phép của chất ô nhiễm tại mục 4.2.2 trước khi thải ra môi trường

− Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý bụi, khí thải

− Trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày, chủ cơ sở sẽ gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng theo quy định

− Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom, xử lý khí thải

− Hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục (có camera theo dõi) đã liệt kê và kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG

4.3.1 Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung

(1) Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

− Nguồn số 01 : Tiếng ồn từ hệ thống lò đốt rác (Nhà chứa lò đốt)

− Nguồn số 02 : Tiếng ồn khi xe tải, xe nâng hoạt động khu vực tập kết rác (cổng lò đốt)

− Nguồn số 03 : Tiếng ồn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

(2) Vị trị phát sinh tiếng ồn, độ rung

(Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

(3) Tiếng ồn, độ rung phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể:

Bảng 4.3 Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 3 tháng/lần Khu vực thông thường

Bảng 4.4 Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

Tần suất quan trắc định kỳ

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

1 70 60 3 tháng/lần Khu vực thông thường

4.3.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.2.1 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Giảm thiểu tiếng ồn từ hoạt động máy móc, thiết bị:

− Sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại, mới

− Thiết kế các bộ phận giảm âm, lắp đặt đệm chống ồn ngay khi lắp đặt các máy móc, thiết bị

− Có kế hoạch kiểm tra độ mòn chi tiết của tất cả các máy móc, thiết bị, thường xuyên tra dầu mỡ bôi trơn và thay thế ngay những chi tiết hư hỏng khi phát hiện

− Biện pháp chống ồn hiệu quả nhất là tự động hóa quá trình sản xuất, hạn chế tối đa số lượng lao động làm việc ở những khâu có độ ồn cao

− Trang bị bảo hộ lao động, bịt tai cho công nhân làm việc ở tất cả các khu vực phát sinh tiếng ồn lớn của Nhà máy

− Tiếng ồn, rung từ các phương tiện lưu thông ra vào nhà máy chủ yếu tập trung vào giờ cao điểm như: khi vào ca, khi tan sở và khi xuất nhập hàng, biện pháp chống ồn được áp dụng ở đây là:

+ Đường nội bộ đã được bê tông hóa

+ Quy định các phương tiện vận chuyển không được nổ máy khi bốc dỡ chất thải, nguyên vật liệu

+ Trồng cây xanh trong khuôn viên đảm bảo diện tích phủ xanh cho toàn Nhà máy trên 15%

4.3.2.2 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

− Các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung phải được giảm thiểu bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép quy định tại mục 4.3.1

− Định kỳ bảo dưỡng kiểm tra độ mòn chi tiết động cơ thay dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng để hạn chế phát sinh tiếng ồn, độ rung.

NỘI DUNG CẤP PHÉP THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.4.1 Nội dung cấp phép xử lý chất thải nguy hại

4.4.1.1 Công trình, hệ thống, thiết bị sơ chế, xử lý, tái chế chất thải nguy hại

Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại: Lò đốt rác thải y tế ST-100 công suất 1,0 tấn/ngày

Bảng 4.5 Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại của cơ sở

TT Tên công trình, hệ thống thiết bị Công suất thiết kế Số lượng

1 Lò đốt rác thải y tế ST-100 1,0 tấn/ngày 01

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt, 2022 4.4.1.2 Danh mục mã chất thải nguy hại và khối lượng

Mã chất thải nguy hại và khối lượng chất thải đề xuất được phép xử lý được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.6 Danh mục mã chất thải nguy hại và khối lượng xin phép xử lý

TT Tên chất thải nguy hại Mã CTNH Phương pháp xử l ý Khối lượng

1 Chất thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người

Thiêu hủy trong lò đốt, Tro xỉ đóng bao lưu trữ, định kỳ bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý 365.000

TT Tên chất thải nguy hại Mã CTNH Phương pháp xử l ý Khối lượng

2 Chất thải từ việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp (hóa chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loài gây hại) - Bao bì mềm thải

Thiêu hủy trong lò đốt, Tro xỉ đóng bao lưu trữ, định kỳ bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý

3 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

18 02 01 − Thiêu hủy trong lò đốt,

Tro xỉ đóng bao lưu trữ, định kỳ bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý

− Công ty chỉ xử lý chất thải phát sinh tại nhà máy

4.4.1.3 Số lượng trạm trung chuyển CTNH

Cơ sở không có trạm trung chuyển CTNH

4.4.1.4 Địa bàn hoạt động Địa bàn đăng ký hoạt động của cơ sở là trên địa bàn thành phố Đà Lạt và tạm thời xử lý rác thải y tế phát sinh từ thành phố Bảo Lộc theo văn bản số 5343/UBND-MT ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng và các vùng lân cận thuộc tỉnh Lâm Đồng khi có chỉ đạo của UBND tỉnh

4.4.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

4.4.2.1 Yêu cầu đối với thiết bị, kho, khu vực lưu giữ, trạm trung chuyển chất thải nguy hại:

Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.7 Danh sách thiết bị chuyên dụng vận chuyển xử lý CTNH

TT Phương tiện vận chuyển Thông số kỹ thuật

Phương án xử lý Ghi chú

- Xe tải thùng kín Mitsubishi tải trọng 1160 kg, biển kiểm soát

49X-5072 (Vận chuyển chất thải y tế và bao bì thuốc

Rác thải y tế được vận chuyển về lò đốt xử lý

Rác bao bì thuốc BVTV được lưu trữ Đang vận hành

TT Phương tiện vận chuyển Thông số kỹ thuật

Phương án xử lý Ghi chú trong kho và định kỳ chuyển giao xử lý

2) Kho lưu chứa chất thải trong nhà

Thông số kỹ thuật kho chứa chất thải nguy hại được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.8 Thông số kỹ thuật kho chứa CTNH

TT Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Phương án xử lý Số lượng

1 Kho chứa CTNH, tro xỉ Diện tích 27 m 2

Khả năng lưu giữ tối đa: 30 tấn

2 Kho chứa bao bì thuốc BVTV Diện tích 45 m 2

Khả năng lưu giữ tối đa: 20 tấn

3 Thùng đựng rác y tế Dung tích 240 lít Lưu giữ 60

Cơ sở đã ký hợp đồng số 79-ASNTB/HĐKT-CTNH/2022 ngày 03/5/2022 với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh để thu gom, vận chuyển và xử lý tro xỉ và bao bì thuốc BVTV

4.4.2.2 Hệ thống, công trình, thiết bị sơ chế, tái chế, xử lý chất thải nguy hại

− Quy trình công nghệ xử lý chất thải nguy hại:

+ Rác thải y tế được phân loại tại nguồn → Chứa trong các túi đựng → Thùng chứa rác → Vận chuyển đến khu vực lò đốt → Đốt bằng buồng sơ cấp/thứ cấp → Hệ thống xử lý bụi, khí thải → Tro xỉ → Chuyển giao cho đơn vị xử lý

+ Bao bì thuốc BVTV → Thùng chứa rác → Vận chuyển đến khu vực lò đốt → Đốt bằng buồng sơ cấp/thứ cấp → Hệ thống xử lý bụi, khí thải → Tro xỉ → Chuyển giao cho đơn vị xử lý

+ Giẻ lau dính dầu mỡ → Thùng chứa rác → Vận chuyển đến khu vực lò đốt → Đốt bằng buồng sơ cấp/thứ cấp → Hệ thống xử lý bụi, khí thải → Tro xỉ → Chuyển giao cho đơn vị xử lý

− Công suất thiết kế tối đa của hệ thống lò đốt rác: 1,0 tấn/ngày (365 tấn/năm)

− Sản phẩm sau xử lý lò đốt rác y tế: tro xỉ

4.4.2.3 Các yêu cầu về bảo vệ môi trường

1) Chương trình quản lý môi trường

(a) Quản lý chất thải rắn

− Kiểm soát chặt chẽ, không cho xả thải rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường

− Quy định về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân viên và kiểm soát lượng rác thải sinh ra trong quá trình sản xuất bằng các biện pháp phù hợp

− Chất thải rắn sinh hoạt được được thu gom, tập trung lại vào trong thùng rác và được đem đi đổ vào nguồn tiếp nhận là bãi rác trong khu vực lò đốt rác

− Chất thải bao gồm: váng dầu và bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;

− Tro xỉ từ quá trình thiêu hủy chất thải nguy hại được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định

(b) Quản lý và kiểm soát khí thải a) Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện đi lại của công nhân viên và phương tiện vận chuyển chất thải

Các kế hoạch thực hiện giảm thiểu tác động do hoạt động của phương tiện giao thông vận tải bao gồm:

− Các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm được vận hành đúng trọng tải, đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn môi trường;

− Thường xuyên kiểm tra máy móc động cơ, bảo dưỡng theo định kỳ;

− Bê tông và nhựa hóa tất cả các tuyến đường giao thông trong và xung quanh cơ sở;

− Không sử dụng các phương tiện quá cũ, đã hết khấu hao;

− Có chương trình điều khiển hoạt động của các xe ra vào hợp lý theo từng thời điểm cụ thể, tránh hiện tượng ùn tắc cục bộ; b) Giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ lò đốt chất thải nguy hại

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động sản xuất đảm bảo sức khỏe cho người lao động như:

− Trang bị hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí: quạt gió, máy hút, máy lọc bụi

− Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân: khẩu trang chống hơi độc, găng tay, ủng, nút tai chống ồn

− Trồng các loại cây xanh thích hợp nhằm tạo cảnh quan khu vực đồng thời cải thiện môi trường không khí xung quanh

− Bê tông hóa toàn bộ khu vực, tiến hành phun nước chống bụi khu vực sân bãi, đường nội bộ

− Thực hiện vận hành tốt các hệ thống xử lý khí thải tại nhà máy

2) Chương trình giám sát môi trường

− Giám sát định kỳ khí thải:

+ Vị trí giám sát : Ống khói sau hệ thống xử lý khí thải lò đốt

+ Thông số giám sát : HF, Pb Hg, Cd, HCl, tổng Dioxin/Furan (Khoản 4, Điều 112, Mục 1, Chương IX, Luật BVMT 2020 : Quy định đối với các cơ sơ đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ đối với các thông số đã quan trắc tự động, liên tục)

+ Tần số lấy mẫu và phân tích : 03 tháng/lần

+ Quy chuẩn so sánh : QCVN 02:2012/BTNMT, cột A

− Giám sát khí thải tự động liên tục:

+ Vị trí giám sát : 01 vị trí tại ống thải từ hệ thống xử lý khí thải của lò đốt

+ Thông số giám sát : lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2, bụi tổng, SO2, NOx và CO + Quy chuẩn so sánh : QCVN 02:2012/BTNMT, cột A

+ Tần suất: thường xuyên và liên tục 24/24 truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

(1) Chủng loại, khối lượng phát sinh:

(a) Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh

Chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy chủ yếu là tro, xỉ phát sinh từ lò đốt, giẻ lau dính dầu Trong đó khối lượng từng loại chất thải nguy hại phát sinh được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.9 Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên tại cơ sở

Stt Loại chất thải Khối lượng (kg/năm) Mã CTNH

1 Xỉ và tro đáy có các thành phần nguy hại 35.000 12 01 05

Than hoạt tính (trong buồng hấp phụ) đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải

Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

(b) Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh thường xuyên tại cơ sở phát sinh khoảng 5,0 kg/ngày, chủ yếu bao gồm chất thải hữu cơ (rau quả, thực phẩm thừa,…), chất thải vô cơ (túi ni lông, chai nhựa, thủy tinh, giấy vụn…)

(2) Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại

1) Thiết bị, hệ thống công trình lưu giữ chất thải nguy hại:

Cơ sở xây dựng kho chứa CTNH có diện tích 27 m 2 nằm gần khu vực lò đốt

Chất thải nguy hại phát sinh tại Nhà máy như tro xỉ, giẻ lau dính dầu, dầu nhớt thải… được đưa về lưu giữ tại kho chứa CTNH với diện tích khoảng 27m 2 , khả năng lưu chứa được khoảng 30 tấn tro, xỉ Định kỳ chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

2) Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt:

Bố trí thùng chứa rác chuyên dụng tại vị trí quy định và yêu cầu toàn thể cán bộ nhân viên bỏ rác vào thùng, hàng ngày nhân viên vệ sinh sẽ chuyển các thùng rác sinh hoạt về nơi tập kết trước khi chuyển ra xe vận chuyển của cơ sở và đưa về nhà máy xử lý rác tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt

Bảng 4.10 Số lượng thùng rác chứa chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở

Stt Thiết bị Vị trí đặt Số lượng Xuất xứ

1 Thùng rác 660 lít Khu vực tập kết CTR sinh hoạt 01 Xuất xứ: Việt Nam

2 Thùng rác 120 lít Khu vực tập kết CTR sinh hoạt 01 Xuất xứ: Việt Nam

3 Thùng rác 30 lít Khu vực văn phòng làm việc, nhà bảo vệ 02 Xuất xứ: Việt Nam

(3) Yêu cầu chung đối với thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt

Các thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

4.5.2 Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

(1) Yêu cầu phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố lò đốt bị hư hỏng, ngưng hoạt động và buồng đốt thứ cấp không hoạt động

Trong quá trình vận hành, lò đốt xảy ra sự cố, tủ điều khiển sẽ thể hiện trên máy tính các thông số vận hành của lò từ đó nhân viên vận hành lò sẽ xem xét và khắc phục sự cố kịp thời

− Rác thải y tế chưa được đốt kịp thì lưu trữ trong khu lưu trữ và phun chế phẩm sinh học để tránh phát tán mùi ra khu vực xung quanh và diệt vi khuẩn gây bệnh đảm bảo sức khỏe cho công nhân vận hành

− Khi nhân viên vận hành không khắc phục được sự cố thì liên hệ với nhà cung cấp thiết bị ngay để khắc phục được sự cố trong thời gian nhanh nhất

− Ngoài ra để tránh xảy ra sự cố phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng lò đốt nhằm đảm bảo lò vận hành tốt đồng thời phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời

− Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra

− Hệ thống dây điện các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thật an toàn Các thiết bị điện được tính toán theo tiêu chuẩn quy định, dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng Những khu vực có nhiệt độ cao như lò đốt dây điện phải đi ngầm hoặc phải được bảo vệ kỹ

(2) Yêu cầu phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố cháy nổ

− Tránh rò rỉ dầu từ bể chứa dầu trong quá trình vận hành Bể chứa dầu phải được đặt nơi an toàn không để gần khu vực có nhiệt độ cao, dễ bắt lửa

− Quy định chi tiết bảng nội quy về an toàn phòng chống cháy nổ như cấm công nhân hút thuốc lá trong khu vực lò đốt, nơi chứa dầu

− Trang bị trang thiết bị chữa cháy bao gồm bình CO2, vật dập lửa và các vật liệu khác như cát, than chữa cháy

− Công ty thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho công nhân vận hành bằng cách dán bảng hiệu đề phòng sự cố cháy Huấn luyện cho công nhân vận hành các biện pháp an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy khi có sự cổ xảy ra

(3) Yêu cầu phòng ngừa và ứng phó đối với sự cố tai nạn lao động

− Quy định chi tiết các bảng nội quy về an toàn lao động cho từng công đoạn từ thu gom, lưu trữ đến đốt

− Cung cấp thiết bị bảo hộ lao động: giày, kính, mũ, găng tay an toàn, giày Các điều kiện về ánh sáng và tiếng ồn cần được tuân thủ chặt chẽ

− Những công nhân trực tiếp vận hành được trang bị khẩu trang, đồ bảo hộ đặc biệt nhằm tránh các tác hại tiêu cực cho sức khỏe

− Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố cần được trang bị và cập nhật như tủ thuốc, dụng cụ rửa mắt, địa chỉ bệnh viện, địa chỉ cứu hỏa v.v

− Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân làm việc tại lò đốt hàng năm và có các chế độ bảo hiểm y tế

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

− Thời gian quan trắc: quan trắc khi cơ sở đang hoạt động ổn định

+ Đợt 1 quan trắc vào ngày 02/4/2021

+ Đợt 2 quan trắc vào ngày 15/10/2021

+ Đợt 3 quan trắc vào ngày 29/10/2021

+ Đợt 4 quan trắc vào ngày 23/12/2021

− Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần

− Vị trí quan trắc: nước thải sau nhà rửa thùng (X 20332; Y W0644, hệ quy chiếu VN2000, Lâm Đồng kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

− Thời gian quan trắc: quan trắc khi cơ sở đang hoạt động ổn định

+ Đợt 1 quan trắc vào ngày 13/4/2022

+ Đợt 2 quan trắc vào ngày 20/6/2022

+ Đợt 3 quan trắc vào ngày 27/9/2022

+ Đợt 4 quan trắc vào ngày 29/11/2022

− Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần

− Vị trí quan trắc: nước thải sau nhà rửa thùng (X 20332; Y W0644, hệ quy chiếu VN2000, Lâm Đồng kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

Bảng 5.1 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải tại cơ sở

Stt Thông số Đơn vị

40:2011/BTNMT, cột B Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

7 Dầu mỡ khoáng mg/L KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 10

8 Dầu mỡ động thực vật mg/L KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH -

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2022 KPH: Không phát hiện (LOD = 0,3)

Nhận xét: qua kết quả đo đạc chất lượng nước thải định kỳ hàng năm tại lò đốt rác y tế cho thấy tất cả các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

Kết quả quan trắc định kỳ đối với bụi, khí thải

− Thời gian quan trắc: quan trắc khi cơ sở đang hoạt động ổn định

+ Đợt 1 quan trắc vào ngày 02/4/2021

+ Đợt 2 quan trắc vào ngày 15/10/2021

+ Đợt 3 quan trắc vào ngày 29/10/2021

+ Đợt 4 quan trắc vào ngày 23/12/2021

+ Đợt 1 quan trắc vào ngày 13/4/2022

+ Đợt 2 quan trắc vào ngày 20/6/2022

+ Đợt 3 quan trắc vào ngày 27/9/2022

+ Đợt 4 quan trắc vào ngày 29/11/2022

− Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần

− Vị trí quan trắc: Khí thải sau xử lý của ống khói lò đốt rác y tế (X 20326; Y

W0661, hệ quy chiếu VN2000, Lâm Đồng kinh tuyến trục 107 o 45’, múi chiếu 3 o )

Bảng 5.2 Kết quả quan trắc định kỳ khí thải tại cơ sở

Stt Thông số Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 QCVN

02:2012/BTNMT, cột A Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

7 Hg mg/Nm 3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,5

10 Tổng Đioxin/furan ngTEQ/Nm 3 0,31 0,27 0,29 0,3 0,37 0,23 0,19 0,18 2,3

Nguồn: Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, 2023

Kết luận: qua kết quả quan trắc khí thải định kỳ hàng năm tại cơ sở cho thấy tất cả các chỉ tiêu quan trắc khí thải đều đạt QCVN 02:2012/BTNMT, cột A

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ sở được trình bày trong bảng 6.1

Bảng 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

Các hạng mục công trình BVMT theo Quyết định phê duyệt ĐTM số 871/QĐ- BTNMT

Sẽ phải xác nhận hoàn thành và xác nhận đủ điều kiện về BVMT theo Quyết định phê duyệt ĐTM số 871/QĐ- BTNMT

Các hạng mục công trình BVMT phải vận hành thử nghiệm theo Quyết định phê duyệt ĐTM số 871/QĐ- BTNMT

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa x x - KTĐ

2 Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt x x - KTĐ

3 Hệ thống thu gom nước thải sản xuất x x - KTĐ

Hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác y tế x x x KTĐ

5 Kho chứa CTNH x x - Xây mới

Cơ sở dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình BVMT của lò đốt rác thải y tế công suất 1,0 tấn/ngày cụ thể như sau:

Bảng 6.2 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm lò đốt

Stt Các hạng mục công trình xử lý chất thải

Thời điểm dự kiến vận hành thử nghiệm Công suất vận hành dự kiến

1 Hệ thống xử lý khí thải lò đốt rác thải y tế

Sau khi Sở TN & MT tỉnh Lâm Đồng chấp thuận

- Thời gian vận hành thử nghiệp chỉ là thời gian dự kiến Trường hợp thay đổi về thời gian, cơ sở sẽ thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm cho cơ quan cấp giấy phép môi trường trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm công trình

6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:

6.1.2.1 Kế hoạch đánh giá hiệu quả của công trình xử lý khí thải

Cơ sở sẽ phối hợp với đơn vị có chức năng thực hiện lấy mẫu quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm Thời gian và tần suất lấy mẫu như sau:

Bảng 6.3 Thời gian và tần suất lấy mẫu trong quá trình vận hành thử nghiệm

TT Thời gian lấy mẫu Số lượng

Vị trí Thông số cần phân tích

I Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý chất thải

Trong vòng 75 ngày, tần suất lấy mẫu 15 ngày/lần

05 mẫu tổ hợp Đầu ra ống khói lò đốt rác y tế

Lưu lượng, bụi tổng, HCl,

CO, SO2, NOx, Hg, Cd,

II Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải

7 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh 07 mẫu đơn Đầu ra ống khói lò đốt rác y tế

Lưu lượng, bụi tổng, HCl,

CO, SO2, NOx, Hg, Cd,

Phương pháp đo đạc, lấy mẫu phân tích mẫu trong quá trình vận hành thử nghiệm như sau:

Bảng 6.4 Phương pháp đo đạc, lấy mẫu phân tích trong quá trình vận hành thử nghiệm

Stt Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

1 Lưu lượng US.EPA Method 2

Stt Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

1 Lưu lượng US.EPA Method 2

2 Bụi tổng US EPA Method 5

6 NOx (tính theo NO2) KK-SOP-07

10 Tổng Đioxin/Furan US EPA method 5

6.1.2.2 Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý khí thải

Bổ sung sau khi hoàn thành lấy mẫu vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải lò đốt.

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Chương trình quan trắc môi trường của cơ sở được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6.5 Chương trình quan trắc môi trường của cơ sở

Stt Vị trí lấy mẫu Tần suất Chỉ tiêu giám sát Quy chuẩn so sánh

I Chương trình quan trắc hiện hữu

1 Chương trình quan trắc không khí xung quanh

Khu vực cổng lò đốt

03 tháng/lần Độ ồn, độ rung, bụi lơ lửng, bụi ≤ 10àm, độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt độ, H2S, NH3, SO2,

Khu vực cổng bảo vệ

Khu vực tiếp giáp giữa lò đốt và vườn ươm

Khu vực hệ thống xử lý nước thải

Stt Vị trí lấy mẫu Tần suất Chỉ tiêu giám sát Quy chuẩn so sánh

Khu vực giao thông giao nhau giữa lò đốt, vườn ươm và bãi rác

2 Chương trình quan trắc khí thải

- Ống khói lò đốt rác thải y tế

Lưu lượng, nhiệt độ, bụi tổng, HF, NOx,

SO2, CO, Pb Hg, Cd,

3 Chương trình quan trắc nước thải

- Nước thải sau nhà rửa thùng

03 tháng/lần pH, độ màu, TSS, COD, BOD5, tổng N, tổng P, dầu mỡ khoáng và tổng Coliform

4 Chương trình quan trắc chất lượng tro xỉ

- Bãi tro xỉ của lò đốt

Fe, Cu, Cr, Zn Ni,

II Chương trình quan trắc khi lập GPMT

1 Chương trình quan trắc không khí xung quanh

- Khu vực cổng lò đốt

03 tháng/lần Độ ồn, độ rung, bụi lơ lửng, bụi ≤ 10àm, độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt độ, H2S, NH3, SO2,

- Khu vực cổng bảo vệ

- Khu vực tiếp giáp giữa lò đốt và vườn ươm

- Khu vực hệ thống xử lý nước thải

- Khu vực giao thông giao nhau giữa lò đốt, vườn ươm và bãi rác

Stt Vị trí lấy mẫu Tần suất Chỉ tiêu giám sát Quy chuẩn so sánh

2 Chương trình quan trắc khí thải

- Ống khói lò đốt rác thải y tế

HF, Pb Hg, Cd, HCl;

2 Chương trình giám sát tự động liện tục khí thải

- Ống khói lò đốt rác thải y tế Liên tục

Nhiệt độ, lưu lượng, áp suất, bụi, CO, SO2, NOx, O2.

3 Chương trình quan trắc chất lượng tro xỉ

- Bãi tro xỉ của lò đốt

Fe, Cu, Cr, Zn Ni,

6.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

Chương trình giám sát tự động liên tục khí thải tại khu vực lò đốt rác thải của cơ sở được trình bày như sau:

− Vị trí giám sát: 01 vị trí tại ống khói lò đốt rác thải y tế

− Thông số giám sát: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2, bụi tổng, SO2, NOx, HCl, CO

− Quy chuẩn so sánh: QCVN 02:2012/BTNMT, cột A

− Tần suất: tự động và liên tục 24/24 truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

6.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở

Ngoài chương trình quan trắc như trên, cơ sở không thực hiện hoạt động quan trắc khác

6.2.4 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

Với chương trình quan trắc đã đề xuất như trên, dự toán kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm của cơ sở được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6.6 Dự toán kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm

TT Nội dung quan trắc Chi phí (vnđ)

1 Quan trắc môi trường định kỳ 150.000.000

2 Quan trắc môi trường tự động 460.000.000

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt hoạt động theo Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường số 871/QĐ-BTNMT ngày 13/05/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Việc thu gom vận chuyển, xử lý rác y tế: cơ sở thực hiện theo Công văn số 6038/UBND-

CN ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh về việc “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh” và Kế hoạch số 3876/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc “Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”

Ngày 05/02/2020, Đoàn kiểm tra của Tổng Cục môi trường - Bộ TNMT đã tiến hành kiểm tra thực tế tại lò đốt rác thải nguy hại làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận vận hành thử nghiệm đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt Đến tháng 07/2022, cơ sở đã đầu tư và tiến hành lắp đặt trạm quan trắc khí thải tự động để hoàn thiện giấy phép môi trường đối với lò đốt rác theo quy định

Về hoạt động thu gom, vận chuyển bao bì thuốc BVTV sau sử dụng: cơ sở thực hiện theo kế hoạch số 3825/KH-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc: “Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” và kế hoạch: “Thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt” (ban hành kèm theo Quyết định số 3435/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của UBND thành phố Đà Lạt) Hoạt động thu gom, vận chuyển và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng của Công ty

Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và các quy định của pháp luật

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ

Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt xin cam kết:

− Cam kết các vấn đề về môi trường, thông tin cơ sở, số liệu được trình bày trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoàn toàn chính xác và trung thực

− Thực hiện đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường của pháp luật hiện hành

− Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc thanh kiểm tra, theo dõi và giám sát môi trường tại cơ sở ngay từ khi bắt đầu triển khai.

− Giám sát việc lưu giữ và bảo quản chất thải bằng các báo cáo định kỳ của Nhà máy và chất thải nguy hại theo quy định.

− Tuân thủ Luật, Nghị định, Thông tư, quy định của nhà nước hiện hành trong lĩnh vực hoạt động của cơ sở.

− Tăng cường công tác thống kê, quản lý dữ liệu, mục đích là có số liệu thống kê thường xuyên để đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải từ đó điều chỉnh quá trình sản xuất cho phù hợp Mặt khác, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường ở những cấp độ khác nhau và sẽ có chương trình đào tạo, tập huấn phòng chống sự cố.

− Nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, các phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đã được nêu tại Chương III.

− Đảm bảo các nguồn thải đạt các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường theo quy định.

Ngày đăng: 24/02/2024, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w