1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài tổng quan về du lịch mù căng chải

37 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Du Lịch Mù Căng Chải
Tác giả Nguyễn Bảo Châu, Nguyễn Mai Chi, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Lê Thị Dịu, Phạm Thị Hà, Nguyễn Thùy Dương, Phạm Văn Dương, Đỗ Hoàng Dương, Trịnh Thị Kiều Hạnh, Lê Huy Dũng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Nga
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,82 MB

Nội dung

Theo cách tiếp cận này, nhà kinh tế họcngười Anh, Ogilvie khái niệm khách du lịch là "tất cả những người thoả mãn hai điềukiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoản thời gian dưới

Trang 1

BỘ MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH

ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH MÙ CĂNG CHẢI

NHÓM: 2 LỚP HP: 2326TEMGO111 Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Nga

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1 Nguyễn Bảo Châu (NT) Làm chương 1

3 Nguyễn Thị Ngọc Dung Viết tiểu luận

6 Nguyễn Thùy Dương Làm phần 3.2

9 Trịnh Thị Kiều Hạnh Làm phần 2.3.1

Trang 3

MỤC LỤC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (lần 1) 4

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (lần 2) 5

MỞ ĐẦU 6

KẾT CẤU ĐỀ TÀI 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1, Một số khái niệm 7

1.1.1 Bản chất của du lịch 7

1.1.2, Khái niệm về môi trường 7

1.2, Nôi dung về tác động môi trường của du lịch 7

1.2.1, Quan niệm về tác động môi trường 7

1.2.2, Các tác động môi trường 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÙ CĂNG CHẢI 11

2.1, Tổng quan về Mù Căng Chải 11

2.1.1, Vị trí địa lý, cách di chuyển đến Mù Căng Chải 11

2.1.2, Đặc điểm thiên nhiên và đặc điểm văn hóa 11

2.2, Thực trạng các tác động môi trường đến điểm đến du lịch- Mù Căng Chải 11 2.2.1 Các tác động tích cực 11

2.2.2 Các tác động tiêu cực 12

2.3 Đánh giá chung 13

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 13

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 14

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 16

3.1 Giải pháp khắc phục việc di chuyển khó khăn 16

3.1.1 Thời gian 16

Trang 4

3.1.2 Chuẩn bị 16

3.1.3 Phương tiện 16

3.2 Giải pháp khắc phục lượng khách du lịch trong năm không đều: 16

3.2.1 Phát triển đồng đều cảnh quan du lịch 4 mùa 16

3.2.2 Tăng cường những tuyến xe lưu thông đến địa phận tỉnh Yên Bái trong cả năm: 17

3.2.3 Điều chỉnh chi phí đi lại, sinh hoạt, sử dụng dịch vụ ở Mù Cang Chải một cách tương đối đồng đều, hợp lí giữa mùa du lịch và các mùa trái mùa du lịch 17

3.3, Giải pháp khắc phục cảnh quan bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi 18

3.3.1, Thay đổi những ảnh hưởng xấu từ môi trường dẫn đến làm biến đổi khí hậu 18

3.3.2, Tuyên truyền cho du khách nâng cao nhận thức 18

3.3.3, Tăng cường thể chế 19

TỔNG KẾT 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian: 23h- 23h10’, ngày 14 tháng 2 năm 2023

- Địa điểm: Cuộc họp trên Zalo

II THÀNH PHẦN THAM DỰ:

- Nhóm trưởng: Nguyễn Bảo Châu

- Thành viên: Nguyễn Mai Chi, Lê Thị Dịu, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Lê Huy Dũng, BùiHoàng Dương, Phan Thùy Dương, Phạm Văn Dương, Phạm Thị Hà, Trịnh Thị KiềuHạnh

III NỘI DUNG CUỘC HỌP

- Phân tích nội dung chủ đề

- Phân chia nhiệm vụ

Trang 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian: 19h30- 20h00, ngày 20 tháng 2 năm 2023

- Địa điểm: Cuộc họp trên Zalo

II THÀNH PHẦN THAM DỰ:

- Nhóm trưởng: Nguyễn Bảo Châu

- Thành viên: Nguyễn Mai Chi, Lê Thị Dịu, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Lê Huy Dũng, BùiHoàng Dương, Phan Thùy Dương, Phạm Văn Dương, Phạm Thị Hà, Trịnh Thị KiềuHạnh

III NỘI DUNG CUỘC HỌP

- Trình bày tiến độ nhiệm vụ

- Bổ sung, chắt lọc nội dung

- Thống nhất nội dung và nắm bắt được phần việc của mình khi thực hiện thảo luận trênlớp

Trang 7

Hagleej và 1000000 câu Kinh tế chính trị…Tổng quan du

3

2.2 Tài nguyên du lịch -

8

Trang 8

3

Trang 9

vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm (kiếm tiền) và trongthời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được Các giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker vàKrapf đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từviệc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mụcđích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào Quan niệm này đượcHiệp hội quốc tế các chuyên gia khoa học về du lịch (AIEST) thừa nhận.

Với quan niệm này, du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuy nhiênđây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở hình thànhcầu về du lịch sau này

+ Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison, du lịch là một hoạt động xảy ra khicon người vượt qua biên giới (một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực) để nhằmmục đích giải trí hoặc đi công việc và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá mộtnăm Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con ngườimong muốn trong các chuyến đi Du lịch có thể được hiểu “là các hoạt động có liên quanđến chuyển, đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu

Trang 10

cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định mà Từcác góc độ nói trên, bản chất của du lịch được chỉ rõ thông qua 5 đặc điểm chính như sau:

Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác nhau

Có hai yếu tố chính trong hoạt động du lịch: Hành trình tới nơi đến và lưu lại, trong đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến

Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do đó

du lịch làm nảy sinh những hoạt động của người đi du lịch ở nơi đến khác biệt vớinhững hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây

Sự di chuyển tới nơi đến mang tính tạm thời, thời gian ngắn và sau đó quay trở vềtrong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng

Chuyến đi với nhiều mục đích song không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm tại nơi viếng thăm Với các cách tiếp cận nói trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch

+ Du lịch dưới góc độ là khách du lịch: Một quan niệm khác xem xét khái niệm và bảnchất của du lịch dưới góc độ người đi du lịch Theo cách tiếp cận này, nhà kinh tế họcngười Anh, Ogilvie khái niệm khách du lịch là "tất cả những người thoả mãn hai điềukiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoản thời gian dưới một năm và chi tiêutiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó.” Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì

nó chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được vớinhững người cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm khách du lịch là “một người đi tự nguyên, mangtính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhậnđược trong một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên.” Khái niệm này cho phépphân biệt du lịch với những dạng di chuyển của những người không phải là khách du lịchqua 7 đặc điểm sau:

Tính nhất thời để phân biệt với sự đi lại thường xuyên của những người du mục, ducanh du cư

Tính tự nguyên để phân biệt với chuyến đi bắt buộc của những người bị đi đày và

tỵ nạn

Có sự quay về để phân biệt với chuyến đi một chiều của những người di cư

Trang 11

Có khoảng cách và thời gian tương đối dài để phân biệt với chuyến đi của những người đi tham quan và dạo chơi

Không lập lại thường xuyên để phân biệt với chuyến đi lập lại của những người chủ sở hữu nhà nghỉ

Không mang tính chất là phương tiện để phân biệt với việc đi lại như là phương tiện nhằm mục đích kinh doanh, đại diện bán hàng và hành hương

Nhằm vào sự mới lạ và thay đổi để phân biệt với chuyến đi có mục đích khác như học tập, nghiên cứu

Quan niệm của Cohen không được thừa nhận rộng rãi trong lĩnh vực khoa học về du lịch

ở các đặc điểm 4, 5 và 7 Nhấn mạnh mục đích mới lạ và thay đổi như là động cơ củakhách du lịch là quá hẹp Các đặc điểm 4 và 5 không phù hợp với thực tiễn phát triển của

du lịch hiện nay

Hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Rome (1963) thống nhất quan niệm về khách du lịch

ở hai phạm vi quốc tế và nội địa, sau này được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) chínhthức thừa nhận

Khách du lịch quốc tế (International tourist : Là một người lưu trú ít nhất một đêm )

nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiềumục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến

Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia, không kẻ quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, đi công việc, hội họp, thăm thân nhân ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến Quán triệt quan niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới, trong Luật Du lịch của Việt Nam có quy định: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” và “khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trútại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch phát triển từ hiện tương có tính đơn lẻ của một

bộ phận nhỏ trong dân cư thành hiện tượng có tính phổ biến và ngày càng có vai trò quantrọng trong đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội Lúc đấu, người đi du lịch thường tự

Trang 12

thoả mãn các nhu cầu trong chuyến đi của mình Về sau, các nhu cầu đi lại, ăn ở, giải trí của khách du lịch đã trở thành một cơ hội kinh doanh và du lịch lúc này được quan niệm

là một hoạt động kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách Một ngành kinh tếđược hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong chuyến đi rời khỏi nơi cưtrú thường xuyên - đó là ngành du lịch Theo các học giả Mỹ McIntosh, Goeldner vàRitchie, du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển

và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu vàmong muốn đặc biệt của khách du lịch Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch năm 1971 cũng

đi đến thống nhất cần phải quan niệm rộng rãi ngành du lịch như là người đại diện cho tậphợp các hoạt động công nghiệp và thương mại cung ứng toàn bộ hoặc chủ yếu các hànghóa và dịch vụ cho tiêu dùng của khách du lịch quốc tế và nội địa

Như vậy, khi tiếp cận du lịch với tư cách là một hệ thống cung ứng các yếu tố cần thiếttrong các hành trình du lịch thì du lịch được hiểu là một ngành kinh tế cung ứng các hànghóa và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu vàmong muốn đặc biệt của du khách

Các quan niệm trên tiếp cận du lịch dưới góc độ một hiện tượng, một hoạt động với cácyếu tố tách biệt Với cố gắng xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, các tác giảMcIntosh, Goeldner và Ritchie cho rằng cẩn phải cân nhắc tất cả các chủ thể (thành phần)tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của du lịchmột cách đầy đủ Các chủ thể (thành phần) đó bao gồm:

Khách du lịch: Đây là những người tìm kiếm các kinh nhiệm và sự thoả mãn về vậtchất hay tinh thần khác nhau Bản chất của du khách sẽ xác định các nơi đến du lịch lựa chọn và các hoạt động tham gia, thưởng thức

Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch: Các nhà kinh doanh coi

du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khách du lịch

Chính quyền sở tại: Những người lãnh đạo chính quyền địa phương nhìn nhận du lịch như là một nhân tố có tác dụng tốt cho nền kinh tế thông qua triển vọng về thu nhập từ các hoạt động kinh doanh cho dân địa phương, ngoại tệ thu được từ khách quốc tế và tiền thuế thu được cho ngân quỹ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Trang 13

Dân cư địa phương: Dân cư địa phương thường coi du lịch là một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hóa Một điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là hiệu quả của sự giao lưu giữa số lượng lớn du khách quốc tế và dân cư địa phương Hiệu quả này có thể vừa có lợi và vừa có hại

Như vậy, để phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện các hoạt động, các mối quan hệ của

du lịch, theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là tổng hợp các hiện tượng và các mốiquan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chínhquyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch Với cách tiếp cận này, khách du lịch là nhân vật trung tâm làm nảy sinh các hoạt động vàcác mối quan hệ để trên cơ sở đó thoả mãn mục đích của các chủ thể tham gia vào cáchoạt động và các mối quan hệ đó

Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất phongphú và sự phát triển của hoạt động du lịch Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng mục đíchnghiên cứu mà có thể sử dụng các quan niệm đó một cách phù hợp Với tư cách là mộtmôn học chuyên môn cơ sở, giáo trình này sử dụng khái niệm du lịch được tiếp cận mộtcách tổng hợp làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các nội dung tiếp theo

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết vớinhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển củacon người và thiên nhiên (Theo điều 1- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam)

Đã có thời người ta cho rằng du lịch là một ngành “lý tưởng” bởi vì nó không gây hạiđến môi trường Thực vậy, khác với ngành khai khoáng và một số dạng nông nghiệp khi

sử dụng môi trường sẽ tác động và có thể phá hủy môi trường Các nhà quảng bá du lịchnói rằng khách du lịch chỉ muốn xem và sử dụng môi trường tự nhiên trong tình trạngkhông bị phá hủy và không bị ô nhiễm Nhiều người cũng tuyên bố rằng sự mở rộng củacông nghiệp đã gây ô nhiễm không khí, mưa a-xít, xây dựng các trung tâm thương mạixấu xí và tắc nghẽn giao thông vì cần nhiều sự chuyên chở hàng hóa sản xuất ra đến các

Trang 14

nơi tiêu thụ Và trong khi hoạt động khai khoáng cuối cùng sẽ làm nguồn tài nguyên bịcạn kiệt thì du lịch sẽ phát triển mãi mãi Nhìn nhận về du lịch bằng sự so sánh đơn giảnhóa này vừa có một số yếu tố thực nhưng cũng có một số lầm lẫn

Nhiều năm qua, những người chủ trương phát triển du lịch cho rằng du lịch là một cáchthức củng cố, không làm ô nhiễm và làm trong sạch môi trường đồng thời cải thiện điềukiện kinh tế của đất nước mà không làm phá hủy các nguồn tài nguyên Khi sự phát triển

du lịch trở nên phổ biến và các điểm đến du lịch chủ yếu đã trải qua một thời gian tồn tạithì các nhà quy hoạch và quản lý nhà nước về du lịch nhận ra rằng cũng có những vấn đềtồn tại cùng với du lịch và về lâu dài chắc chắn có tác động xấu đến một khu vực Vì vậy,người ta đã dành nhiều thời gian và nhiều cố gắng để thiết lập phương pháp tính toán ảnhhưởng của du lịch đến môi trường và đẻ ra những biện pháp tới nhất để ngăn cản các tácđộng xấu và nặng nề đến môi trường

Tác động môi trường do các hoạt động của con người gây ra thường được xem xét thôngqua sự ảnh hưởng đến các yếu tố của môi trường tự nhiên như nước, không khí, đất đai Trong thế giới hiện đại ngày nay, người ta còn đánh giá sự tác động đến môi trường quayếu tố âm thanh (ô nhiễm tiếng ổn) và cảnh quan khu vực (ổ nhiễm cảnh quan) Các tácđộng này có thể ở mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng thiệt hại môi trường cóthể hồi phục được hoặc thiệt hại vĩnh viễn (không thể hồi phục được)

1.2.2.1, Các tác động tích cực

+, Môi trường thành thị: Các thành phố có thể thu nhận một số lượng lớn du khách và cóthể đương đầu tốt hơn với số lượng lớn đó so với các khu vực (vùng) kém phát triển khác.Các thành phố và đô thị được phát triển nhiều về cơ sở hạ tầng, sẵn có các khách sạn, nhàhàng, hệ thống giao thông vận tải và các dịch vụ công cộng như y tế, bưu điện, cảnh sát Trong nhiều trường hợp các tiện nghi này chỉ cần mở rộng thêm một chút là có thể đápứng được sự gia tăng không ngừng của số lượng du khách

+, Môi trường nông thôn: Khách du lịch đi về vùng thôn quê với mục đích tận hưởngkhông gian rộng mở, không khí trong lành và môi trường không ồn ào, đông đúc Một sốngười trong các kỳ nghỉ mong muốn sự thanh bình, yên tĩnh, thoáng đãng và một mức độriêng tư nhất định Điều này giải thích tại sao có rất nhiều người thích đi dạo trong rừnghoặc nghỉ ngơi tại một nơi yên tĩnh trong công viên quốc gia, trong rừng rậm hoặc khubảo tồn tự nhiên áp lực của cuộc sống hiện đại làm cho nhiều người mong muốn có cơ

Trang 15

hội được trốn tránh đến các vùng thôn quê, nghỉ ngơi, giải trí để chuẩn bị sẵn sàng chotuần làm việc vất vả mới Tại các nước phát triển, những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuầnthường thôi thúc mọi người lên xe, hướng ra ngoại ô đến những nơi có bờ biển, rừng câyhoặc đỉnh núi Các hoạt động thể thao cũng phổ biến ở khu vực nông thôn như chơi gôn,câu cá, đi bộ trong rừng, bơi thuyền, ca nô hoặc cưỡi ngựa Những người khác có thể vềvùng nông thôn vì những lý do hiểu biết và học hỏi như thăm những địa danh lịch sử,tham quan các trang trại, khu bảo tồn tự nhiên, các công trình tôn giáo cổ hoặc các điểmhấp dẫn tự nhiên đặc biệt Vẽ tranh, chụp ảnh và săn bắn cũng là những hoạt động phổbiến khi đi du lịch ở vùng nông thôn.

1.2.2.2, Các tác động tiêu cực

+ Môi trường thành thị: môi trường thành thị có mức độ giới hạn nhất định mà khi vượtquá giới hạn này thì bất kỳ một sự gia tăng nào về du lịch sẽ tạo ra những vấn để khókhăn Cư dân ở một thành phố thủ đô phần nàn rằng trong mùa du lịch họ gặp nhiều khókhăn trong lúc đi làm và về nhà vì số lượng khách du lịch sử dụng hệ thống giao thôngcông cộng đã làm quá tải hệ thống Hoặc ở một thành phố khác, cư dân kêu ca rằng chấtlượng cuộc sống của họ đã bị giảm sút nghiêm trọng bởi những đám đông khách du lịchgây sự thiếu hụt các phương tiện giao thông, làm các tiệm ăn chật cứng người và làm giá

cả trong các cửa hàng tăng lên Nhiều thành phố là điểm du lịch hiện nay cũng phàn nàn

về những vấn đề tương tự và cư dân ở đây nhận thấy rằng khách du lịch là nguồn thu nhậpnhưng đồng thời cũng gây ra nhiều điều bất tiện cho họ Một số tác động đến môi trườngcũng có liên quan về xã hội Một dự án phát triển du lịch đồng thời là sự phát triển cơ sở

hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng, quán bar, cửa hàng ) ở một khuvực không chỉ nhằm phục vụ khách du lịch mà cư dân địa phương cũng được sử dụng cáctiện nghi đó Tuy nhiên, cũng phải trả giá cho sự phát triển này như dân số bị phân bố lại,nhiều người dân sống trong các căn nhà rẻ tiền hoặc dưới mức tiêu chuẩn buộc phải dichuyển đi chỗ khác để lấy mặt bằng cho dự án phát triển ở các trung tâm thương mại, dogiá thuê cao và sự thay đổi tính chất của người mua đã dẫn đến sự thay đổi về chủng loạicác cửa hàng, cửa hiệu Trong nhiều trường hợp các dịch vụ cơ bản (cửa hàng tạp hóa,cửa hiệu sửa chữa ) buộc phải di chuyển ra nơi khác để lấy chỗ cho các cửa hàng ănuống, cửa hàng lưu niệm, cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ và cửa hàng quần áo thờitrang Với việc di chuyển hoặc đóng cửa các cửa hàng nhỏ hơn, kinh doanh các mặt hàngthông thường hơn làm cho cư dân địa phương phải đi khá xa mới mua được các hàng hóa,dịch vụ thiết yếu Một số cửa hàng còn tồn tại trong khu vực như hiệu thuốc, cắt uốn tóchoặc giặt khô thì sự tăng giá (mà điều này không gây khó khăn đối với khách du lịch) sẽtạo ra một gánh nặng tài chính đáng kể cho cư dân ở đây Khi một khu vực ngày càng trởnên nổi tiếng về du lịch thì thành phần dân cư của nó có thể bắt đầu thay đổi Sự tăng giáđất đai (mà có thể dự báo trước được) đã dẫn đến những thay đổi trong xây dựng: nhà cửađược xây dựng tạm thời hơn là kiên cố hoặc nhà được làm nhiều tầng hơn thay vì tiêuchuẩn nhà một hoặc hai tầng Những cư dân sống lâu năm ở Hồng Kông cho rằng các

Trang 16

công trình xây dựng du lịch đã làm thay đổi bộ mặt của thành phố, những tòa nhà caotầng hiện nay tạo bóng che phủ những khu vực, những đường phố trước kia tràn ngập ảnhnắng mặt trời cả ngày Hậu quả của thực tế này là làm cho toàn bộ khu vực sẽ lạnh nhanhhơn vào buổi tối và những cư dân có tuổi cảm nhận rõ nét sự thay đổi nhiệt độ này Donhận thức được những vấn đề tồn tại tiềm tàng, ở nhiều khu vực đang phát triển khác,người ta phải đặt ra nhiều quy định Ví dụ, ở một số nước nhiệt đới có quy định cấm việcxây dựng các tòa nhà cao tầng (hoặc cấm xây dựng chúng trên bờ biển hoặc khu vựcthượng nguồn sông) hoặc hạn chế chiều cao trung bình Cũng có quy định liên quan đến

số lượng khoảng trống làm bãi đỗ xe phải được tính toán và xác định trong mỗi dự ánphát triển Ví dụ ở Thái Lan, năm 1992 chính phủ đã quyết định đóng cửa sân gòn ở Côngviên Quốc gia Khao Yai Quyết định này được sự ủng hộ của Tổng cục Du lịch Thái Lan

vì đó là một trường hợp điển hình về việc cố gắng bảo vệ và gìn giữ môi trường Ngoài ra,quốc hội nước này cũng đã thông qua nhiều luật lệ, quy định bảo vệ môi trường để phạtlỗi nghiêm khắc hơn đối với những người xâm phạm công viên và các khu vực bảo tồnquốc gia

+, Môi trường nông thôn: Nếu ảnh hưởng của du lịch ở các khu vực thành thị có thể tạo racác vấn đề bất lợi về tiện nghi, tiêu chuẩn sống và sự “bức xúc” về môi trường thì nhữngvấn đề này thậm chí có thể còn nhức nhối hơn ở các khu vực nông thôn Những khu vực

có “môi trường đặc biệt” thường là nhỏ, đẹp, hoặc có sự phát triển cao để có thể hấp dẫnmạnh đối với du khách Nhưng số lượng du khách lớn có thể có tác động mạnh mẽ đếnmôi trường ở những khu vực này, có thể gây ra sự hủy hoại những nơi họ đã đến thămquan

Những du khách đi về nông thôn cẩn các tiện nghi và trong khi nhiều người thận trọngvới môi trường nơi đây thì nhiều người khác không như vậy Họ đã chặt phá cây cối mộtcách vô ý thức và thực tế có thể làm trụi một vùng 'cây rừng để lấy củi phục vụ chuyến dulịch của họ Vì thế, một số người gác rừng đã rút ra bài học quan trọng là cần phải cungcấp củi cho những nơi cắm trại hoặc có lò nướng thịt Sau khi có quá nhiều người đi quamột con suối, một khe núi thì hai bờ bắt đầu bị sói mòn sạt lở và phải tạo ra những lối đinhân tạo Rõ ràng nhất là rác thải bỏ lại nơi du lịch ngày một nhiều Trong khi du kháchđến một khu vực vì vẻ đẹp tự nhiên của nó, khi họ rời khỏi thì vẻ đẹp của khu vực bị giảmbớt bởi các vỏ hộp, vỏ lon bia, túi ni lon, giấy kẹo, đĩa nhựa, cốc xốp và những đồ ănthừa Việc lấy các cây cối, động vật, đất đá và các vật tự nhiên khác để làm kỷ niệmchuyến đi là một vấn đề đáng quan tâm Tại nhiều công viên quốc gia đã để ra các luật lệnghiêm khắc và các biện pháp thi hành để bảo đảm du khách không làm trơ trụi công viên

và cây cỏ tự nhiên Thêm vào đó, các động vật hoang cũng dễ bị thương tổn bởi mảnhchai lọ vỡ, thực phẩm thừa và chỗ ẩn náu của chúng bị xáo trộn Vẫn còn nhiều du khách

Trang 17

cho rằng khi vào rừng việc săn bắn thú hoang (hoặc động vật nuôi) sẽ thú vị hơn là ngắmchúng trong môi trường tự nhiên.

+, Ảnh hưởng môi trường của du lịch đại chúng: Theo ý kiến của nhiều nhà môi trường,một trong những phát minh đe dọa môi trường nhiều nhất là máy bay Mặc dù nó tạo cơhội cho con người di chuyển được xa hơn, với số lượng nhiều hơn, ít tốn kém hơn vànhanh hơn, nhưng từ quan điểm môi trường nó lại cho phép du khách “xâm lược” các khuvực thiên nhiên với số lượng lớn, cùng một lúc vì vậy làm quá tải đối với các tài nguyên,làm cho các khu nghỉ dưỡng phát triển mang tính thị trường tập trung quá nhiều

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÙ CĂNG CHẢI

2.1.1.1, Vị trí địa lý

Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thànhphố Yên Bái 180km, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc, tiếp giáp với cáctỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu Vùng đất này nằm dưới chân của dãy núi Hoàng LiênSơn, ở độ cao trên 2.000m so với mặt biển

2.1.1.2, Cách di chuyển đến mù căng chải

Đến Mù Cang Chải, du khách có thể đi đường Quốc lộ 32 bằng hai hướng Từ HàNội, sẽ lên Yên Bái, từ Yên Bái đến Mường Lò 70km, từ Mường Lò tiếp tục đi đến MùCang Chải Đoạn này hơn 80km là đường đèo dốc tiến lên liên tục, chừng nào leo đến độcao 1.750m, sương mây mù mịt là sắp đến thị trấn Mù Cang Chải Chặng giữa đèo có mộtmiền đất phẳng Hướng thứ hai, du khách đi hết đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lên Sa

Pa và qua đèo Ô Quy Hồ, sau đó qua Tân Uyên và Than Uyên của Lai Châu để tới MùCang Chải Cả hai cung đường trên đều di chuyển được bằng ô tô và xe máy rất thuận tiện

và đi qua các đại đỉnh đèo của Tây Bắc nên sẽ được ngắm nhìn khung cảnh hùng vỹ củanúi rừng Tây Bắc

Trang 18

2.1.2.1, Tổng quan về văn hóa và thiên nhiên Mù Căng Chải

Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần, du khách cũng cảm nhận được sự trù phúcủa thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp tình người Đường lên Mù Cang Chảituy xa và khó khăn song lại rất thú vị Quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, du kháchchưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn Thái trên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạtngàn hoa ban trắng đã được đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườnđồi dốc đứng Các vận động địa chất đã tạo cho Mù Cang Chải những đỉnh núi cao như:Púng Luông (2.985m), Phu Ba (2.512m), Mồ Dề (2.100m) … Qua đèo Khau Phạ (cao2.100m) Đỉnh đèo Cao Phạ còn là địa điểm đẹp đứng thứ 4 trên thế giới để cho các phicông bay dù lượn, cho những ai ưa thích cảm giác mạnh, khám phá vẻ đẹp thiên nhiênhùng vĩ của đất trời từ trên không trung qua trò chơi dù lượn Từ đây, cứ từ đèo này quađèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, haibên đường là những triền ruộng bậc thang đẹp mê hồn khiến mỗi chúng ta đều thấychoáng ngợp

Thị trấn Mù Cang Chải nhỏ xinh nằm gọn giữa hai sườn núi với những bản làngthanh bình dưới thung lũng xanh hay trên đèo Khau Phạ Chiếm 90% dân số toàn huyện,người Mông ở Mù Cang Chải có 4 nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (MôngĐen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ), họ cư trú ở những sườn núi cao từ

800 đến 1.700m với những nét văn hóa đậm đà truyền thống, đặc sắc luôn thu hút nhiềunhà nghiên cứu Đến nơi đây, du khách có thể vào thăm các bản làng dân tộc Mông, khámphá nét văn hóa cũng như những phong tục tập quán nơi vùng cao Tây Bắc với nhiều giátrị văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc và sản vật nổi tiếng

2.1.2.2, Văn hóa

Chủ yếu là người H’mông sinh sông nên văn hóa của Mù Căng Chải mang đậm nétcủa người Mông, ngoài ra còn một số dân tộc khác cũng có những nét văn hóa rất riêng.Xem múa khèn, cùng trai gái Mông đi hội Sải Sán, trải nghiệm một số nghề thủ côngtruyền thống như: nghề rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức và thưởng thứccác món ăn truyền thống của đồng bào Mông Đặc biệt du khách cũng không thể bỏ qua

và nghé thăm bản Thái, chỉ cần đi qua cây cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng về xã ChếTạo nơi có khu bảo tồn loài sinh vật cảnh) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái Một

Ngày đăng: 24/02/2024, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w