Kinh nghiệm của các nước trên thế giớicho thấy, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nướcUBCKNN và các Sở giao dịch chứng khoán SGDCK đối với Thị trường
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm
Cổ phiếu là chứng cứ pháp lý xác định việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần và khẳng định các quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu là người chủ sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần.
Cổ phiếu là quyền lực, người nắm giữ cổ phiếu được hưởng các quyền với tư cách là người chủ sở hữu công ty theo mức độ tương ứng với số lượng cổ phiếu nắm giữ Do vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
Đặc điểm
Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần trên nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.
Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành, cổ phiếu chỉ được hoàn vốn một cách trực tiếp khi công ty cổ phần kết thúc thời hạn hoạt động hoặc bị phá sản Thông thường cổ phiếu được hoàn vốn một cách gián tiếp bằng cách người nắm giữ bán cổ phiếu ra thị trường.
Cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng kinh doanh, hiện đại hoá sản xuất.
Thông thường, người mua cổ phiếu, được quyền nhận cổ tức hàng năm có thể cố định hay biến động tùy theo từng loại cổ phiếu (trừ Voting Share).
Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần giá trị của công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự thua lỗ, phá sản của công ty.
Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác. Người mua cổ phiếu có quyền kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với điều lệ công ty và luật pháp hiện hành.
Người mua cổ phiếu có quyền được chia phần tài sản còn lại của công ty khi công ty bị giải thể hoặc phá sản Số tài sản mà họ được quyền nhận lại tương ứng với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.
Phân loại cổ phiếu
Theo các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông: Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu thường (Common/Ordinary shares/stocks):
Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông) là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó có các quyền thông thường của một cổ đông.
- Đặc điểm của cổ phiếu thường:
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu được hưởng các quyền lợi cơ bản sau:
Hưởng cổ tức theo tuyên bố trả cổ tức của hội đồng quản trị ( HĐQT): Đặc điểm cơ bản nhất của loại cổ phiếu thường là có thu nhập (cổ tức) không được xác định trước, mức cổ tức và phương thức chi trả (bằng tiền hay chứng khoán) phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành Cổ tức (hay lợi tức cổ phần ) là thu nhập hàng năm của cổ phiếu Cổ tức thường được xác định và chia theo năm tài chính, nhưng cũng không ít công ty cổ phần quyết toán cổ tức theo năm tài chính và chia cho cổ đông theo hai, hoặc bốn kỳ trong một năm (6 hoặc 3 tháng chia cổ tức một lần).
Có quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
Có quyền tham gia đại hội cổ đông và bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị Được quyền ứng cử và đề cử các chức vụ quản lý theo qui chế Có quyền bỏ phiếu biểu quyết (voting right) các vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty trong đại hội cổ đông theo chính sách bỏ phiếu của công ty và tỉ lệ cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ Nếu không tham gia được họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt biểu quyết
Kiểm tra sổ sách của công ty khi có lí do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác. Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty. Không được ưu tiên chia vốn khi công ty bị giải thể hay phá sản, có nghĩa là việc chia phần tài sản cho cổ đông thường chỉ được thực hiện sau khi công ty trang trải xong các nghĩa vụ đối với các chủ nợ và cổ đông ưu đãi
Trên cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi so với cổ đông thường
Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi như ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về quyền biểu quyết… trong đó ưu đãi về cổ tức là loại phổ biến hơn cả.
Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức mang lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định, đc xác nhận trước mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty Mặt khác cổ đông ưu đãi cũng được nhận cổ tức trước cổ
Th ị tr ườ ng chứng khoán
Phân tích c ơ b ả n mã ch ứ ng khoán PAN…
Th ị tr ườ ng ck
Bai tap TTCK (chinh sua)
Tìm hi ể u nh ữ ng ho ạ t đ ộ ng c ủ a th ị tr ườ ng… đông thường Khi giải thể hay thanh lý công ty, cổ đông ưu đãi được thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường.
Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích lũy Điều đó có nghĩa là, nếu một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi Số cổ tức đó được tích lũy lại, chuyển sang kỳ kế tiếp và được trả trước khi công ty công bố trả cổ tức cho cổ đông thường Các quy định này được coi là một biện pháp bảo vệ cổ đông ưu đãi
Không được hưởng quyền bỏ phiếu: các cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bổ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và biểu quyết quyết định các vấn đề về quản lý công ty Ngoài ra một số công ty cổ phần ở các nước, khi phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản quy định cổ đông ưu đãi có quyền biểu quyết nếu công ty không trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi trong một thời kỳ nhất định.
Trên cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.
TÌM HIỂU VỀ CỔ PHIẾU TECHCOMBANK
Khái quát về Techcombank
2.1.1.Lịch sử hình thành ngân hàng và cổ phiếu TCB
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27/09/1993, tại phố Lý Thường Kiệt, do một nhóm trí thức làm việc tại Liên Xô và Châu Âu sáng lập Số vốn ban đầu của Techcombank chỉ vỏn vẹn 20 tỷ đồng Sau 1 năm hoạt động, ngân hàng đã mở thêm chi nhánh tại TP.HCM , tăng số vốn điều lệ lên 51,5 tỷ đồng.
Cũng trong năm 1996, ngân hàng liên tục mở thêm 2 chi nhánh mới tại Hà Nội và TP.HCM Trụ sở chính của Techcombank được chuyển sang số 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vào năm 1998 Cũng trong năm đó, họ tiếp tục mở chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng.
Tính đến năm 2005, ngân hàng đã mở thêm được rất nhiều chi nhánh mới tại nhiều tỉnh thành trên cả nước Cuối năm 2005, số vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 555 tỷ đồng Thẻ thanh toán quốc tế do Techcombank phát hành chính thức được ra mắt vào năm 2006. Đến năm 2007, ngân hàng trở thành mạng lưới giao dịch lớn thứ 2 trong khối ngân hàng thương mại với gần 130 chi nhánh, phòng giao dịch Tới năm 2008, ngân hàng Kỹ Thương cho ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit Năm 2012 phát hành đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa.
Năm 2018, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã HOSE: TCB Đến năm 2019, TCB có tổng tài sản ước tính đạt 383,699 tỷ đồng và có gần 11.000 nhân viên Ngoài ra, TCB còn sở hữu thêm
3 công ty con khác nhau gồm: Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương; Công ty TNHH MTV Quản lý nợ; Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.
2.1.2 Qu y mô công ty hiện tại
- Số người lao động 2020: hơn 11.800 nhân viên
- Vốn điều lệ: hơn 12 nghìn tỷ VND
- Tổng doanh thu một năm (2021): 48.109,60 tỷ VND
- Tổng tài sản năm 2020: 439,6 nghìn tỷ đồng.
- Số lượng chi nhánh 2020: gần 300 chi nhánh trên toàn quốc
Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Techcombank có một đội ngũ ban lãnh đạo cực kỳ nổi trội và tâm huyết Hiện nay, cơ cấu ban lãnh đạo Techcombank bao gồm HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng.
Nổi bật trong HĐQT của Techcombank là chủ tịch Hồ Hùng Anh phó chủ tịchNguyễn Đăng Quang - Chủ tịch tập đoàn Masan Group Hội đồng quản trị TCB gồm 9 thành viên, gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch và 3 thành viên
Ban giám đốc Techcombank gồm 20 thành viên với ông Jens Lottner làm Tổng giám đốc Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với Trưởng ban là ông Hoàng Huy Trung và Kế toán trưởng là bà Bùi Thị Khánh Vân
Techcombank gắn liền với tên tuổi của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh hiện đang là Chủ tịch, hiện đang nằm trong quyền kiểm soát và điều hành của hai gia đình tỷ phú Hồ Hùng Anh và tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (hiện là Phó chủ tịch) Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang được xem là cặp bài trùng trên thương trường, hai người là bạn bè thân thiết và đã gắn bó với nhau nhiều năm.
Từ khi nắm quyền điều hành ngân hàng, ông Hùng Anh đã và đang thay đổi cách vận hành với tư duy lãnh đạo tài tình Trong một cuộc họp hội đồng, ông Hùng Anh đã dõng dạc tuyên bố Ngân hàng sẽ lựa cho khách hàng, dù không nhiều nhưng phải tốt, có chất lượng Ông Hùng Anh cho biết, ngân hàng sẽ lựa chọn, tập trung vào khách hàng tiềm năng, uy tín nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín nhất trên thị trường Việc chú trọng trong vấn đề chọn lựa khách hàng, dù không nhiều nhưng phải chất lượng sẽ đảm bảo được việc kiểm soát rủi ro tốt.
Từ tuy duy lãnh đạo đặc biệt, ông đã đưa con thuyền của mình vượt biển lớn, đưa Techcombank trở thành con “quái vật” trong các ngân hàng Việt Nam Chỉ sau hơn 10 năm dẫn dắt và lãnh đạo, ông đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên đạt mức lợi nhuận khủng sau thuế lên đến 10.000 tỷ đồng Tính tới năm
2018, Techcombank đã đạt được lợi nhuận trước thuế là 10.661 tỷ đồng So với năm 2013 tăng trưởng tới 86%, đứng thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam chỉ sau ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.
2.1.4 Kết quả kinh doanh của TECHCOMBANK
Theo công bố kết quả kinh doanh 2022, Techcombank (HOSE: TCB) vẫn đạt kết quả ấn tượng, với tỷ lệ an toàn (CAR) theo Basel II đạt 15,2%, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tiếp tục ở vị thế đầu ngành, đạt 3,2% Lợi nhuận trước thuế (LNTT) TCB đạt 25,6 nghìn tỷ đồng (tăng 10% N/N) Cụ thể:
Thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ (không bao gồm thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư) của TCB tăng trưởng mạnh, đóng góp chính nâng tổng thu nhập hoạt động lên 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập từ lãi đạt 30,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) được quản lý ở mức 5,1%.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 24,8% so với cùng kỳ năm, đạt 9,7 nghìn tỷ. Trong đó, thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 1.980,6 tỷ đồng (tăng 83,5% so với cùng kỳ).
Phân tích ngành ngân hàng
2.2.1 Phân tích ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, các chính sách hỗ trợ cơ cấu lại nợ, ưu tiên cung ứng vốn cho người dân hồi phục sản xuất đã giúp cho nguồn thu nhập chính của các ngân hàng tăng mạnh dù các nhà băng vẫn định hướng theo chủ trương đa dạng hóa nguồn thu.
Kinh tế cả nước tiếp tục phục hồi sau dịch, người dân được hỗ trợ lao động sản xuất, từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh cũng trên đà hồi phục Số liệu từ Tổng Cục Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 13.6% và tăng 6.3% về lao động với tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 2,730 tỷ đồng, tăng 30.3%.
Cũng nhờ các chính sách hỗ trợ cơ cấu lại nợ, ưu tiên cung ứng vốn cho người dân phục hồi sản xuất nên trong nửa đầu năm 2022, lợi nhuận của các ngân hàng có sự đảo ngược so với các năm trước khi nguồn thu chính tăng trưởng so với cùng kỳ trong khi thu nhập ngoài lãi lại sụt giảm.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của
27 ngân hàng đã công bố Báo cáo tài chính đạt 132,072 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng năm trước nhờ thu nhập lãi thuần tăng 18%, đạt 203,761 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm nhẹ 1%, còn 54,845 tỷ đồng.
Từ mức nền thấp trong nửa đầu năm 2021, Eximbank là nhà băng có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 khi đạt 1,903 tỷ đồng, tương ứng tăng 2.4 lần Đóng góp lớn vào kết quả EIB trong năm nay là nhờ thu nhập lãi thuần tăng 48% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 35%. Đứng vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm nay là SHB, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,848 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nhờ nguồn thu chính tăng cùng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm.
Những ngân hàng có lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do phải tăng mạnh trích lập dự phòng trong khi nguồn thu chính giảm hoặc tăng thấp.
Dù để tuột khỏi tay ngôi vị quán quân lợi nhuận trong quý 1 năm 2022, Vietcombank (VCB) đã nhanh chóng lấy lại “phong độ” ở quý 2 và giành lại ngôi quán quân lợi nhuận 6 tháng khi đạt trên 17.3 ngàn tỷ đồng.
Trật tự mới về lợi nhuận một lần nữa có sự thay đổi khi giờ đây “Big 4” ngân hàng không hẳn chỉ dùng cho những anh lớn gốc “Nhà nước”, mà thay vào đó là các nhà băng tư nhân Trong đó, VPB đạt thành tích 15,323 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng đến 70% so cùng kỳ, giữ ngôi vị á quân Theo sau là Techcombank, thu được 14,106 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 22% Kế đến là MBB đạt 11,896 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 49%.
Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022 (Đvt: Tỷ đồng)
Chỉ có 3/27 ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong khi các ngân hàng còn lại tăng trưởng bình quân 28% Một số ngân hàng tư nhân tăng trưởng mạnh nguồn thu chính như Vietbank (VBB, +93.6%), PGBank (PGB, +76.3%)…
Trong khi thu nhập chính tăng trưởng 18%, thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng ghi nhận chỉ 68,504 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước Nửa đầu năm 2022, có 10/27 ngân hàng giảm nguồn thu ngoài lãi so với nửa đầu năm trước với mức giảm bình quân 26.32% Tuy nhiên mức tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của các nhà băng còn lại cũng đạt mức bình quân 62.78%, một số ngân hàng đạt mức tăng trưởng bằng lần như VPBank, (VPB, gấp 2.36 lần), NCB (gấp 2.35 lần), SeABank (SSB, gấp 2.26 lần), Sacombank (STB, gấp 2.16 lần)…
Tỷ lệ thu nhập tín dụng và phi tín dụng trong thu nhập hoạt động ngân hàng nửa đầu năm 2022 (Đvt: %)
Nguồn: VietstockFinance Xét về cơ cấu thu nhập, nguồn thu chính vẫn chiếm tỷ trọng cao với mức bình quân gần 77%, còn lại là thu nhập phi tín dụng.
Một số ngân hàng vẫn còn phụ thuộc vào tín dụng khi tỷ trọng thu nhập lãi thuần chiếm trên 90% trong cơ cấu thu nhập nửa đầu năm như BAB (94.6%), NAB (90.04%)… Đáng chú ý, 3 ngân hàng ghi nhận nguồn thu chính sụt giảm trong nửa đầu năm đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội từ nguồn thu phi tín dụng Trường hợp của Sacombank, dù giảm 13% thu nhập lãi thuần nhưng thu nhập phi tín dụng lại tăng gấp 2.2 lần cùng kỳ khi thu được 5,913 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng trưởng thu từ dịch vụ (+85%) và thu từ hoạt động khác (gấp 3.9 lần).
Hay như NCB sụt giảm 30% lợi nhuận thuần nhưng lại tăng trưởng 2.35 lần thu nhập phi tín dụng, nhờ tăng thu từ dịch vụ (+25%) và lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 4.2 lần).
Cơ cấu thu nhập phi tín dụng của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022
Nguồn: VietstockFinanceTổng thu nhập phi tín dụng tại 27 ngân hàng đạt 68,504 tỷ đồng, giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, thu từ dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập phi tín dụng Có đến 24/27 ngân hàng tăng trưởng nguồn thu ngoài lãi này với mức bình quân 36%.
Sacombank là ngân hàng tăng trưởng thu từ dịch vụ cao nhất (+85%) khi thu về 3,276 tỷ đồng lãi, chủ yếu từ sự tăng trưởng dịch vụ ủy thác và đại lý (2,158 tỷ đồng, gấp
5 lần) và dịch vụ hoa hồng hợp tác bảo hiểm (603 tỷ đồng, +29%)…
VietABank (VAB) dù chỉ lãi 31 tỷ đồng từ dịch vụ trong nửa đầu năm, nhưng con số này đã tăng 82% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng thu dịch vụ thanh toán 58% (17.26 tỷ đồng) và dịch vụ ủy thác và đại lý (4.76 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ thu 403 triệu đồng)…
Khả năng tăng trưởng trong tương lai
Hiện nay, cổ phiếu Teckcombank đang là một trong 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam Mỗi ngày, số lượng cổ phiếu Teckcombank giao dịch rất nhiều, thị hiếu của các nhà đầu tư khá cao, do tính thanh khoản của cổ phiếu này tốt, họ kỳ vọng sẽ đạt được lợi nhuận lớn trong tương lai. Đối với CASA thanh toán, tâm lý khách hàng sẽ duy trì một khoản tiền dư không kỳ hạn để sẵn sàng thanh toán một số khoản tiêu dùng cố định như điện, nước… Với dạng gửi tiết kiệm từ 1 - 12 tháng, thì khả năng tái gửi là rất cao Chính điều này giúp Teckcombank duy trì được thanh khoản, đánh giá được khoảng chênh lệch giữa huy động vốn và tài sản để có các biện pháp rủi ro kịp thời Techcombank hiện đang dẫn đầu về tỷ lệ CASA trong toàn ngành, với tỷ lệ 46.5% trên tổng tiền gửi của doanh nghiệp CASA cao sẽ đảm bảo tỷ lệ NIM (tỷ suất lợi nhuận ròng), khiến chênh lệch giữa lãi suất huy động với cho vay trong tương lai ngày càng tăng hơn, đảm bảo sự tăng trưởng về lợi nhuận kinh doanh về dài hạn của ngân hàng Ngoài ra, huy động vốn cả trong và ngoài nước trong trung dài hạn giúp ngân hàng đảm bảo tỷ lệ cho vay duy trì ở mức thấp
Trong nhiều năm qua, Techcombank là ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao Cụ thể, mức tăng trưởng kép của ngân hàng trong suốt 10 năm qua là 19%/năm
Không chỉ vậy, Techcombank là ngân hàng có văn hóa đổi mới sáng tạo không ngừng Đồng thời cũng là ngân hàng tiên phong trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Trong 5 năm gần đây, Techcombank là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) cao nhất hệ thống và ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) bình quân lên tới 21,3%.
Theo Techcombank, tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 ít nhất cũng sẽ ngang bằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng Chi phí vốn có thể tăng nhẹ trong nửa đầu năm, nhưng cuối năm thì có xu hướng giảm.
Dự báo, trong vòng 3 năm tới, tăng trưởng quy mô tín dụng của Teckcombank có thể đạt 50-70% Điều này cũng đồng nghĩa với việc nắm giữ cổ phiếu Teckcombank có thể kỳ vọng mức lợi nhuận 50-70% trong ít nhất 3 năm tiếp theo Theo ông Cao Minh Hoàng – Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ IPA, trong dài hạn một chu kỳ 2-3 năm, mức sinh lời của cổ phiếu Teckcombank là rất đáng kể, có thể trên mức 50% trong 3 năm tới.
Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm Cùng với đó, Techcombank là ngân hàng có văn hóa đổi mới sáng tạo và cũng là ngân hàng tiên phong trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Techcombank cũng là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với chỉ số ROA cao nhất hệ thống Dưới góc nhìn dài hạn, cổ phiếu Teckcombank vẫn được đánh giá là “khả quan”.
Theo kỳ vọng của Ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank, đến năm 2025 vốn hóa ngân hàng có thể đạt 20 tỷ đô Mức tăng trưởng có thể đạt 150%/năm so với mức vốn hóa hiện tại khoảng 8 tỷ đô
Teckcombank cũng đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của các khách hàng Bên cạnh đó,Teckcombank cũng đang bắt tay hợp tác với Masan Group để tích hợp thêm nhiều tiện ích, đem lại trải nghiệm nâng tầm cho khách hàng.
Như vậy, trong năm 2023 dù nhiều dự báo rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại hơn so với năm 2022, nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn đáng để nắm giữ, đặc biệt là cổ phiếu Techcombank của ngân hàng đang đứng thứ hai thị trường Việt Nam.
Báo cáo nợ, tài sản gần nhất
2.4 1 Báo cáo tài sản Techcombank
Tổng tài sản của Techcombank tại thời điểm cuối năm 2022 ở mức xấp xỉ 700 nghìn tỷ đồng, tăng gần 23% so với năm 2021 Hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 15,2%, gần gấp đôi yêu cầu của ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã chứng khoán TCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4-2022 Theo đó, khép lại quý 4 năm 2022, Techcombank có 10.8 triệu khách hàng Như vậy, trong năm vừa qua, ngân hàng này đã thu hút thêm 1,2 triệu khách hàng mới.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 25.600 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 4 - 2022 đạt 238,7 triệu giao dịch, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị giao dịch đạt 2,5 triệu tỉ đồng Chi phí dự phòng giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, xuống mức 1.900 tỉ đồng.
Lợi nhuận tại ngân hàng này trong năm đến từ việc các hoạt động kinh doanh đều đang khởi sắc với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 40.900 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2021 Thu nhập từ lãi đạt 30.300 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) được quản lý ở mức 5,1%.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 9.700 tỷ đồng, trong đó riêng thu phí từ dịch vụ thẻ đạt hơn 1.980 tỷ đồng, tăng 83,5% so với năm trước; thu từ dịch vụ bảo hiểm tăng 12,3% đạt hơn 1.750 tỷ đồng và thu từ thư tín dụng tăng 154% đạt hơn 2.016 tỷ.
Lợi nhuận trước thuế tại Techcombank trong từng quý và cả năm 2022
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của Techcombank đạt 699.000 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2021
Với giá trị tổng tài sản lớn nằm trong Top 6 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam, hệ số an toàn vốn (CAR), lợi nhuận trước thuế tăng cũng như là thu hút thêm nhiều người tiêu dùng thì chúng ta có thể đoán được rằng cổ phiếu của Techcombank đang tăng trưởng cao và chi phí cổ phiếu Techcombank rẻ và ổn định, điều này có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai.
2.4.2 Báo cáo nợ của Techcombank
Tại thời điểm 31/12 năm ngoái, tổng dư nợ tín dụng đạt 14,5% theo đúng chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước cấp, với danh mục tín dụng tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng.
Trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 40,1% so với năm 2021 và chiếm 49,1% danh mục; dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 69,400 tỷ đồng Tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn giảm 9,9%, đạt 165.600 tỉ đồng, chiếm 35,9% dư nợ tín dụng toàn ngân hàng, giảm mạnh so với mức 44,8% của cuối năm 2021.
Tổng tiền gửi tại cuối năm 2022 là 358.400 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm
2021 Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 225.900 tỷ đồng, tăng 44,9% so với cùng kỳ và số dư CASA đạt 132.500 tỷ đồng, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 37% trong tổng huy động vốn.
Theo giải thích của Techcombank, bối cảnh môi trường lãi suất cao trên toàn cầu, thanh khoản hệ thống bớt dồi dào và tâm lý tiêu cực về thị trường bất động sản và trái phiếu đã góp phần khiến số dư CASA sụt giảm, do khách hàng có xu hướng giảm nắm giữ tiền mặt để đầu tư hay chi tiêu và tăng mở tài khoản tiết kiệm.
Trong bối cảnh này, mức tăng trưởng mạnh mẽ của số dư tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt quý 4/2022 tăng 32,3% so với quý trước, cho thấy sự quyết liệt trong kế hoạch hành động của ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn trong nước khi chi phí đi vay từ thị trường quốc tế bị tác động kép (do ảnh hưởng của lãi suất và tỷ giá).
Về các chỉ tiêu an toàn, tại thời điểm 31/12/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn ở mức 28,8% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,2% vào cuối năm
2022, tăng 18 điểm % so với đầu năm 2022.
Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2022 ở mức 0,9%, tăng nhẹ so với năm 2021, nhưng vẫn nằm trong nhóm thấp nhất toàn ngành và tất cả các nhóm nợ đều tăng Không chỉ vậy,tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 125%.
Nợ có khả năng mất vốn 999,9 755,1 32,4%
Trên thị trường chứng khoán, trong nhóm vốn hóa lớn cổ phiếu Techcombank giảm hơn 1% và kết phiên ở mức giá 28.700 đồng/cổ phiếu.
Trên thực tế, trong năm 2022 đầy thách thức, đã có không ít lo ngại về chất lượng tài sản của Techcombank do là ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp khá lớn trong danh mục tín dụng Tuy nhiên, những kết quả trên cho thấy, Techcombank vẫn đang tiếp tục duy trì chất lượng tài sản ấn tượng, với tỷ lệ nợ xấu ở nhóm thấp nhất hệ thống trong nhiều năm liền.
Các yếu tố tác động đến cổ phiếu
2.5.1 Công nghệ Điều kiện quan trọng và cần thiết để một ngân hàng có thể phát triển lớn mạnh dịch vụ của NHTM là ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào các dịch vụ mà ngân hàng mình cung cấp Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàng cùng tồn tại như hiện nay thì việc cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường là không thể tránh khỏi, ngân hàng nào có nền tảng công nghệ hiện đại, phục vụ được nhiều đối tượng khác nhau, thỏa mãn được yêu cầu của họ về thời gian, không gian, chi phí… thì ngân hàng đó sẽ giành được thắng lợi bước đầu.
Với tầm nhìn rộng, từ 16 năm trước, Techcombank đã từng tạo hiện tượng lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam Năm 2001, lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân “dám” chi một khoản tương đương 20% vốn điều lệ đầu tư cho nền tảng công nghệ Đó là hệ thống ngân hàng lõi Core Banking của Temenos (Thụy Sĩ), mà đến cả chục năm sau nhiều thành viên khác mới áp dụng được Chiến lược đi trước đón đầu,tạo lợi thế đó của Techcombank từng được một lãnh đạo ngân hàng khác thừa nhận:“khi nhiều ngân hàng khác bắt đầu trồng cây thì Techcombank đã hái quả” Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, yếu tố công nghệ tác động khá mạnh mẽ tới cổ phiếu cũng như các nhà đầu tư Thị trường chứng khoán và hoạt động của Techcombank nói riêng đến NHTM Việt Nam nói chung
- Tác động đến cổ phiếu:
Công nghệ là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất và có ảnh hưởng đến nhiều ngành khác nhau Khi công nghệ phát triển mạnh mẽ và ứng dụng thành công trong các lĩnh vực kinh doanh, thì các công ty liên quan đến công nghệ có thể trở thành những "ông lớn" trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của công ty và mua cổ phiếu, dẫn đến tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Ngược lại, khi công nghệ gặp khó khăn hoặc bị thất bại trong việc ứng dụng vào các lĩnh vực kinh doanh, giá trị cổ phiếu của các công ty liên quan có thể giảm.
- Tác động đến nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán:
Công nghệ cũng ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Các công nghệ mới và tiên tiến, như phần mềm giao dịch tự động hay hệ thống giao dịch trên điện thoại di động, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác trong quyết định giao dịch Điều này có thể ảnh hưởng đến lực lượng cung cầu và giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây sẽ là nơi lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu giao dịch Nhà đầu tư ở bất cứ đâu cũng có thể tham gia vào Thị trường chứng khoán qua việc sử dụng Internet di động Nhờ công nghệ thông tin, sự kết nối giữa thị trường tiền tệ với thị trường vốn sẽ trở nên thông suốt hơn, cho phép các công ty quản lý quỹ (CTQLQ) kết hợp với các ngân hàng thương mại thiết kế ra các sản phẩm tài chính mới giúp nhà đầu tư vay nợ thông qua thế chấp các chứng chỉ quỹ, phát triển các hình thức tiết kiệm liên kết đầu tư Nền hành chính điện tử sẽ đơn giản hóa thủ tục đầu tư, minh bạch thông tin giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận Thị trường chứng khoán.
Tính đến hết năm 2016, số lượng tài khoản nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 1,67 triệu tài khoản; trong đó 99,57% là nhà đầu tư cá nhân Như vậy, chỉ có 1,72% dân số Việt Nam (90 triệu người) tham gia đầu tư trên sàn chứng khoán Vì thế, nhu cầu tìm hiểu thông tin, phổ cập kiến thức về chứng khoán và Thị trường chứng khoán là rất lớn Công nghệ số với Internet di động sẽ giúp các nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư ở vùng nông thôn tiếp cận thông tin về Thị trường chứng khoán nhanh hơn, với chi phí rẻ hơn Việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua Internet cũng sẽ làm thay đổi cách thức đào tạo về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có mật khẩu để có thể đăng nhập vào tài khoản, theo dõi các bài giảng bằng hình ảnh vào bất kỳ lúc nào, tham dự các kỳ thi trực tuyến để được cấp các chứng chỉ về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà không cần theo học tập trung như hiện nay.
- Tác động đến hoạt động của Techcombank:
Techcombank là một trong những ngân hàng có tiếng tăm tại Việt Nam về việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh Việc áp dụng công nghệ giúp Techcombank tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, tăng tính hiệu quả và cải thiện trải nghiệm khách hàng.Điều này có thể giúp Techcombank thu hút được nhiều khách hàng và đánh giá cao từ cộng đồng đầu tư, góp phần tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán.
Trong thời gian vừa qua, kinh tế vĩ mô đang trở nên vô cùng ảm đạm gây ảnh hưởng rất lớn tới ngành ngân hàng Kinh tế thế giới đang đối mặt với rủi ro tăng trưởng chậm lại so với với các dự báo trước đó, do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine; Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách Zero Covid khiến tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu vẫn chưa được giải quyết Giá cả hàng hóa thế giới tăng mạnh, lạm phát các nền kinh tế phát triển đạt các mức kỷ lục trong lịch sử Đặc biệt gần đây nhất, vụ sụp đổ liên tiếp ba ngân hàng lớn gồm Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate đã làm giới chức hoạch định chính sách quốc tế phải chuyển sang “chế độ chữa cháy” khi các nhà đầu tư lo ngại về khả năng lây lan từ các vụ đổ vỡ nói trên Hiện nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng trung ương các nước có thể buộc phải giảm hoặc đảo ngược việc tăng lãi suất mạnh để ngăn chặn bất ổn Sự sụp đổ của ba ngân hàng lớn ở Mỹ nói trên và làn sóng hoảng loạn trên thị trường toàn cầu nhấn mạnh đã bộc lộ nhiều lỗ hổng trong cách tiếp cận hiện nay của nhiều ngân hàng trung ương khi kiên quyết tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm trở lại đây để dập tắt lạm phát cao.
Nền kinh tế trong nước bị tác động nhiều bởi biến động toàn cầu Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm được lý giải do ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Mỹ, khi chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm dưới mức 30.000 điểm - thấp nhất trong gần 2 năm do đồng USD tăng mạnh và chỉ số công nghiệp Nasdaq đóng cửa với mức giảm 1,8%
Nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu, thị trương chứng khoán và hoạt động của Techcombank:
Tình trạng kinh tế toàn cầu: Nếu tình trạng kinh tế toàn cầu suy thoái, có thể dẫn đến giảm giá trị cổ phiếu và làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán, bao gồm thị trường chứng khoán Việt Nam Điều này có thể ảnh hưởng đến Techcombank nếu các nhà đầu tư trở nên cảnh giác hơn trong việc đầu tư vào các ngân hàng và các công ty tài chính.
Thị trường tài chính: Nếu thị trường tài chính đang phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc các công ty tài chính có thể có cơ hội tăng trưởng và đưa ra các dự án mới Điều này có thể tạo ra sự quan tâm đến cổ phiếu của Techcombank, đồng thời tạo ra tiềm năng tăng trưởng cho công ty.
Lãi suất: Lãi suất thị trường là một yếu tố quan trọng đối với các công ty tài chính như Techcombank Khi lãi suất tăng, các khoản vay sẽ trở nên đắt đỏ hơn và doanh số có thể bị ảnh hưởng Tuy nhiên, nếu lãi suất giảm, đây có thể làm tăng giá trị cổ phiếu và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Thị trường tiền tệ: Khi đồng tiền Việt Nam giảm giá trị so với các ngoại tệ, đây có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu và hoạt động của Techcombank Điều này có thể làm giảm doanh số xuất khẩu và tăng giá nhập khẩu, ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng như Techcombank 2.5.3 Văn hoá- xã hội
Yếu tố văn hoá xã hội có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và cổ phiếu Techcombank thông qua một số cách sau:
- Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử:
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử có thể phản ánh mức độ chấp nhận của khách hàng đối với công nghệ và sự tiện lợi Nếu ngân hàng Techcombank đầu tư nhiều vào dịch vụ này mà không có sự ủng hộ của khách hàng, công ty có thể gặp khó khăn trong việc duy trì doanh thu và giá cổ phiếu.
- Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán tại một quốc gia có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên đó Nếu thị trường chứng khoán đang ở mức độ thanh khoản thấp hoặc bất ổn, giá cổ phiếu Techcombank có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Tư tưởng tiêu dùng của người dân:
Sự biến động giá cổ phiếu qua các năm (2018-2023)
Techcombank từng là cổ phiếu ngân hàng đắt nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với mức giá niêm yết lúc bấy giờ lên đến 128.000 đồng/cổ phiếu (Nguồn: mof.gov.vn) Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, đây là mức giá mà gần như không một nhà đầu tư nào còn dám “mơ tưởng”
Mức giá cổ phiếu Techcombank đạt 36.000 đồng/ cổ phiếu Đến thời điểm 31/12/2022, mức giá giảm còn 23.600 đồng/cổ phiếu Techcombank lên sàn tháng 6-2018 và đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên ở mức 102.400 đồng/cổ phiếu Đấy là mức giá mà gần như không một nhà đầu tư nào còn dám “mơ tưởng” sau đợt “gãy vụn” của cổ phiếu ngân hàng năm 2008 Tuy nhiên nó vẫn xảy ra Đáng nói hơn, trước khi niêm yết, Techcombank đã có một đợt phát hành cho các đối tác nước ngoài với mức giá 143.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 47.666 đồng/cổ phiếu sau chia thưởng cổ phiếu Các đối tác nước ngoài tham gia đợt phát hành này (hoặc đã cắt lỗ hoặc vẫn còn đang nắm giữ) sau đó đều ghi nhận sự thua lỗ 40-50% cho phi vụ đầu tư vào Techcombank.
Cổ phiếu Techcombank liên tục lao dốc trên thị trường chứng khoán Trong quý 2 năm 2019, giá cổ phiếu này còn giảm thậm tệ hơn nữa khi chỉ có 20.000 đồng trên một cổ phiếu Cuộc “thảm sát” giá cổ phiếu này chưa dừng tại đó, khi nó tiếp tục lập đáy mới vào tháng 3/2020 với giá chỉ 14.000 đồng trên một cổ phiếu Tại thời điểm tháng 08/2022, giá cổ phiếu Techcombank là 21.000 đồng/cổ phiếu So với thời điểm đầu năm 2019, cổ phiếu Techcombank đã giảm 19,2%.
- Khi dịch Covid-19 bùng phát:
Cuối tháng 3-2020 thị giá Techcombank về sát 15.000 đồng/cổ phiếu Nửa năm sau, Techcombank giao dịch không có gì nổi bật, lên xuống theo thị trường chung và chỉ thực sự bùng nổ lên quanh 24.000-25.000 đồng/cổ phiếu trong tháng 10 Nhiều nhà quan sát đã ngỡ ngàng khi nhìn Techcombank biến động như vậy, bởi với 3,57 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, bất kỳ sự thăng trầm nào của Techcombank cũng đều cần khối lượng tiền rất lớn mua vào bán ra Techcombank sẽ mãi chỉ là cổ phiếu “lặng sóng” nếu nó không lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư F0 Trong khi các nhà đầu tư thế hệ cũ (tạm gọi “nhà đầu tư truyền thống”), những người đã trải qua cuộc khủng hoảng 2008 và đi qua một thập kỷ thoái trào của chứng khoán, nhìn Techcombank với ánh mắt thận trọng, thì thế hệ nhà đầu tư F0 thiên về đặt Techcombank trong bối cảnh hiện tại Một nhà đầu tư truyền thống nhưng đã nhanh chóng hội nhập với xu hướng đầu tư F0 nhận xét phải đánh giá cổ phiếu ngân hàng trong tiến trình 10 năm để thấy “đường dài mới biết ngựa hay” Đồ thị biến động giá cổ phiếu chỉ ra trong một thập kỷ qua, cổ phiếu Vietcombank (VCB) tăng 560%; Ngân hàng Quân đội (MBB) tăng 350%; VietinBank (CTG) và ACB tăng hơn 300%, chỉ Sacombank (STB) gần như không tăng Mức giá này vẫn tiếp tục tiếp diễn cho tới thời điểm tháng 9/2022 Đến thời điểm tháng 10 thì mức cổ phiếu Techcombank tăng lên 24.000-25.000 đồng/cổ phiếu
Cổ phiếu TCB (Techcombank) mới thực sự trở lại đường đua và lập đỉnh giá ở ngưỡng 36.670 đồng/ cổ phiếu Techcombank đang giao dịch quanh mức 39.800 (giá đóng cửa ngày 23/02/2021) tương đương P/B ở mức 1,88 cao hơn so với mức 1,65 vào thời điểm cuối năm 2020 và thấp hơn so với mức trung bình ngành 2,72 Trong đầu tháng 04/2021, mức giá cổ phiếu Techcombank đạt con số 41.000 đồng/cổ phiếu Đến cuối tháng 5/2021, mức giá này lên tới 51.000 đồng/cổ phiếu Chưa dừng tại đó, đầu tháng 8 cùng năm thì giá cổ phiếu đã lập đỉnh mới với 60.000 đồng/ cổ phiếu.
Mức giá cổ phiếu Techcombank giao động từ 22.000 – 24.000 đồng/cổ phiếu Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/11/2022, giá mở cửa là 22.100 đồng/cổ phiếu, giá đóng cửa là 22.950 đồng/cổ phiếu Và khối lượng khớp lệnh đạt 5,977,300 triệu đơn vị ROE trong Q3/2022 của TCB đạt 20.9% cao hơn so với mức 19.5% của toàn ngành Không chỉ vậy, Techcombank đã duy trì tỷ lệ ROE luôn trên mức 20% kể từ Qúy 2/2021, cao hơn nhiều so với mức dưới 18% của toàn ngành Bên cạnh việc duy trì được hiệu suất sinh lợi vượt trội cùng với chất lượng tài sản hàng đầu ngành TCB còn là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu trong ngành Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 5 năm gần nhất của TCB đạt 23.7%, đứng thứ 3 toàn ngành và đứng đầu trong nhóm các NHTMCP lớn.
3 tháng đầu năm 2023, giá cổ phiếu Techcombank giao động trong mức 26.000- 29.000 đồng/ cổ phiếu P/E ở mức 4.62 lần, EPS đạt 5.729 lần Cuối tháng 1/2023 thì giá cổ phiếu đã lập đỉnh 29400 đồng/ cổ phiếu Hiện cổ phiếu TCB không có động lực tích cực trong ngắn hạn vì triển vọng hoạt động kinh doanh đang chịu tác động từ những thông tin tiêu cực cộng với mô hình hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về luật và chính sách Tuy nhiên, cổ phiếu TCB đã bị bán quá mức và định giá đã rẻ cho mục đích đầu tư trung, dài hạn mặc dù trong ngắn hạn, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục biến động.
TechcomBank dưới góc nhìn của các nhà đầu tư, chuyên gia
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đạt mức lợi nhuận ấn tượng với các chỉ số hoạt động tốt hơn mong đợi sau quý đầu tiên của năm nay, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 Kết quả này có được, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhờ việc Techcombank đã phát huy hiệu quả “am hiểu khách hàng” trong cấp tín dụng, đồng thời thực hiện nhiều đổi mới sáng tạo giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả dịch vụ trên nguyên tắc “khách hàng là trọng tâm” Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của Techcombank đã vượt các dự báo trước đó, đạt 5,5 nghìn tỷ đồng tỷ đồng, tăng 76,8% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,4% so với quý 4/2020 Đây là lý do, ngân hàng nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư và được các chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới đánh giá cao như JPMorgan, UBS, Morgan Stanley, Maybank… khi nhận định đây là ngân hàng am hiểu địa phương, có mạng lưới rộng, đa dạng sản phẩm với đội ngũ quản lý xuất sắc”
Gần đây nhất, JPMorgan tiếp tục đưa ra đánh giá cao (Overweight) đối vớiTechcombank Theo JPMorgan, lợi nhuận trong quý 1/2021 của Techcombank đã vượt26% so với dự báo trước đó của tổ chức này, nhờ sự cải thiện mạnh mẽ về cả thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 45% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12% so với quý trước do biên lãi thuần (NIM) được mở rộng Đồng thời, thu nhập từ phí dịch vụ cũng tăng 54% so với cùng kỳ năm trước “Chất lượng tài sản được duy trì tốt, với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm 8 điểm cơ bản so với quý trước xuống 0,38% Chi phí hoạt động tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với ước tính của chúng tôi", báo cáo của JPMorgan cho biết “Những kết quả khả quan này cho thấy hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của ngân hàng, tái khẳng định sự nhanh nhạy của Techcombank trong việc mở rộng quy mô kinh doanh với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 16,1% tại cuối năm 2020, đồng thời dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Techcombank (EPS) cũng có mức tăng trưởng kép hàng năm khoảng 20% hàng năm trong giai đoạn 2020-2023”.
Tương tự, UBS, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thụy Sĩ, cũng đánh giá Techcombank là lựa chọn hàng đầu của họ, với khuyến nghị “Mua” đối với cổ phiếu TCB “Techcombank đã báo cáo lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (240 triệu USD), tăng 76,8% so với cùng kỳ năm trước và vượt 16% so với kỳ vọng của UBS, tương ứng nhờ mở rộng NIM, tăng trưởng vững chắc về cả tín dụng và thu nhập ngoài lãi kết hợp với kiểm soát tốt nợ xấu”, chuyên gia phân tích Worawat Saisuphatphol của UBS nhận định Theo báo cáo của UBS, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ 0,38% nhờ tăng dự phòng rủi ro “Nỗ lực này nhằm hạn chế tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 tới các khoản cho vay, với tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của Techcombank ở mức cao 219%, tạo bộ đệm vững chắc cho Ngân hàng trong hoạt động” “Techcombank là lựa chọn hàng đầu và chúng tôi duy trì quan điểm mua vào (cổ phiếu) đối với ngân hàng dẫn đầu và năng động nhất tại Việt Nam”, ông Sai Suphat Phone cho biết thêm.
Trong báo cáo phân tích của JPMorgan gửi tới khách hàng, Techcombank là một trong những ngân hàng hiếm hoi trong khu vực có thể sinh lời trên cả hai khía cạnh của bảng cân đối kế toán, giúp đảm bảo khả khả năng sinh lời dài hạn Kết quả cụ thể, Techcombank là ngân hàng có tỷ suất sinh lời tính trên tài sản (ROA) cao hàng đầu mặc dù thị phần huy động thấp, chỉ 3% “Ngân hàng có khả năng đặc biệt để quản lý tăng trưởng cho vay của mình với hệ thống điều chỉnh tổng tín dụng, nhờ các khoản đầu tư vào trái phiếu của một số tập đoàn lớn có rủi ro thấp và tỷ lệ cho vay/tài sản thấp, chỉ ở mức 63% Hơn nữa, nguồn vốn vững chắc và nợ xấu thấp cho phép tăng trưởng tín dụng có thể duy trì ở mức 20% trong ba năm tới”, JP Morgan lưu ý.
Một điểm nổi bật trong cơ cấu nguồn vốn của Techcombank được JPMorgan đánh giá cao, đó là tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn trên tổng tiền gửi (CASA) rất cao giúp chi phí huy động vốn của ngân hàng ở mức thấp, và cải thiện NIM Kết quả này có được nhờ chương trình miễn phí chuyển khoản qua kênh điện tử của ngân hàng và hoàn tiền1% cho khách hàng mua sắm bằng thẻ ghi nợ (Debit cashback 1%), giúp thu hút lượng lớn khách hàng mở tài khoản, nâng tỷ lệ CASA đạt 44%, từ mức 22% năm 2017 “Chúng tôi kỳ vọng CASA sẽ tăng lên 50% vào năm 2023, giúp mở rộng NIM, đồng thời kết hợp với sự bền vững của vốn chủ sở hữu giúp ROE tiếp tục cải thiện”, JPMorgan cho biết.
Trước đó, báo của của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng cũng ra báo cáo đánh giá cao chiến lược của Techcombank khi tập trung vào các công ty hàng đầu trong khu vực tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam Việc tập trung phục vụ phân khúc khách hàng mà “ngân hàng có am hiểu sâu sắc” giúp Techcombank có thể vượt qua đại dịch Covid-19 Tương tự như các chuyên gia phân tích của JPMorgan và UBS, chuyên gia của Maybank Kim Eng đánh giá cao tiềm năng của TCB Giá cổ phiếu TCB mới được giao dịch ở mức P/B (thị giá trên giá trị sổ sách) là 1,6 (tại thời điểm ra báo cáo 4/5 - pv), thấp hơn trung bình ngành là 1,7 Maybank Kim Eng kỳ vọng giá cổ phiếu TCB tiếp tục cải thiện với chỉ số P/B vượt mức bình quân ngành nhờ nền tảng hoạt động ngân hàng vững chắc và duy trì được hiệu quả hàng đầu trong khối ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Đối với VCB của Vietcombank, ông Phạm Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết Vietcombank sở hữu chỉ số tài chính tố, đặc biệt là tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao Trong trường hợp kinh tế gặp khó khăn, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tốt sẽ giúp ngân hàng chống chịu với rủi ro Bên cạnh đó, Vietcombank cũng ở hữu mối quan hệ sâu rộng với các doanh nghiệp nhà nước.
Do vậy, dưới quan điểm cá nhân, ông Hưng cho rằng VCB là cổ phiếu phù hợp để đầu tư.