1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài tìm hiểu về ngân hàng và cổ phiếu techcombank

32 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Ngân Hàng Và Cổ Phiếu Techcombank
Tác giả Khắc Thị Dinh, Mai Duy Đông, Đồng Thùy Dung, Phạm Quang Dũng, Nghiêm Thị Duyên, Trần Đoàn Hương, Hoa Đăng Giáp, Trần Thị Thu Hà
Người hướng dẫn Nguyễn Bích Ngọc
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 7,98 MB

Cấu trúc

  • Chương I: Cơ sở lý luận (3)
    • 1.1 Tổng quan về cổ phiếu (3)
      • 1.1.1. Khái niệm (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm (3)
      • 1.1.3. Phân loại cổ phiếu (4)
  • Chương II: Tìm hiểu về cổ phiếu TCB (5)
    • 2.1. Khái quát về Techcombank (5)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng và cổ phiếu TCB (5)
      • 2.1.2. Qui mô công ty hiện tại (6)
      • 2.1.3. Lãnh đạo cấp cao (6)
      • 2.1.4. Khả năng tăng trưởng trong tương lai (8)
      • 2.1.5. Báo cáo nợ, tài sản gần nhất (9)
      • 2.1.6 Phân tích vĩ mô qua 4 yếu tố (11)
      • 2.1.7. Phân tích ngành ngân hàng (18)
      • 2.1.8. Sự biến động giá của CP qua các năm (2018-2022) (27)

Nội dung

Khả năng tăng trưởng trong tương laiTầm nhìn: Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống; thúc đẩy mỗi ngườikhai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội.Sứ mệ

Cơ sở lý luận

Tổng quan về cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng cứ pháp lý xác định việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần và khẳng định các quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu là người chủ sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần.

1.1.2 Đặc điểm Đặc điểm của cổ phiếu:

Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần trên nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu.

Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành, cổ phiếu chỉ được hoàn vốn một cách trực tiếp khi công ty cổ phần kết thúc thời hạn hoạt động hoặc bị phá sản Thông thường cổ phiếu được hoàn vốn một cách gián tiếp bằng cách người nắm giữ bán cổ phiếu ra thị trường.

Cổ phiếu được phát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng thêm vốn điều lệ để mở rộng kinh doanh, hiện đại hoá sản xuất.

Thông thường, người mua cổ phiếu, được quyền nhận cổ tức hàng năm có thể cố định hay biến động tùy theo từng loại cổ phiếu (trừ Voting Share).

Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần giá trị của công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự thua lỗ, phá sản của công ty.

Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác. Người mua cổ phiếu có quyền kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với điều lệ công ty và luật pháp hiện hành.

Người mua cổ phiếu có quyền được chia phần tài sản còn lại của công ty khi công ty bị giải thể hoặc phá sản Số tài sản mà họ được quyền nhận lại tương ứng với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

Theo các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông: Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường (Common/Ordinary shares/stocks):

Khái niệm: Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông) là loại cổ phiếu mà người sở hữu nó có các quyền thông thường của một cổ đông. Đặc điểm của cổ phiếu thường:

Cổ đông nắm giữ cổ phiếu được hưởng các quyền lợi cơ bản sau:

Hưởng cổ tức theo tuyên bố trả cổ tức của HĐQT;

Có quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ

Có quyền tham gia đại hội cổ đông, được quyền ứng cử/đề cử các chức vụ quản lý theo quy chế và bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị

Kiểm tra sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của công ty Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty Không được ưu tiên chia vốn khi công ty bị giải thể hay phá sản (rủi ro cao)

Trên cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức:

Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ nó được hưởng một số quyền lợi ưu đãi so với cổ đông thường

Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi như ưu đãi về cổ tức, ưu đãi về quyền biểu quyết… trong đó ưu đãi về cổ tức là loại phổ biến hơn cả. Đặc điểm: In đậm là nội dung cụ thể cho ý “1 phần lợi nhuận của công ty”

- Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi cổ tức mang lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định, đc xác nhận trước mà không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty Mặt khác cổ đông ưu đãi cũng được nhận cổ tức trước cổ đông thường Khi giải thể hay thanh lý công ty, cổ đông ưu đãi được thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường.

- Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ưu đãi của các công ty phát hành đều là cổ phiếu ưu đãi tích lũy Điều đó có nghĩa là, nếu một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ưu đãi Số cổ tức đó được tích lũy lại, chuyển sang kỳ kế tiếp và được trả trước khi công ty công bố trả cổ tức cho cổ đông thường Các quy định này được coi là một biện pháp bảo vệ cổ đông ưu đãi (đây đây cũng là ý “rủi ro ổn định”)

- Không được hưởng quyền bỏ phiếu: các cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bổ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và biểu quyết quyết định các vấn đề về quản lý công ty Ngoài ra một số công ty cổ phần ở các nước, khi phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản quy định cổ đông ưu đãi có quyền biểu quyết nếu công ty không trả được lợi tức cổ phiếu ưu đãi trong một thời kỳ nhất định.

- Trên cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.

Tìm hiểu về cổ phiếu TCB

Khái quát về Techcombank

2.1.1.Lịch sử hình thành ngân hàng và cổ phiếu TCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27/09/1993, tại phố Lý Thường Kiệt, do một nhóm trí thức làm việc tại Liên Xô và Châu Âu sáng lập Số vốn ban đầu của Techcombank chỉ vỏn vẹn 20 tỷ đồng Sau 1 năm hoạt động, ngân hàng đã mở thêm chi nhánh tại TP.HCM , tăng số vốn điều lệ lên 51,5 tỷ đồng. Cũng trong năm 1996, ngân hàng liên tục mở thêm 2 chi nhánh mới tại Hà Nội và TP.HCM Trụ sở chính của Techcombank được chuyển sang số 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vào năm 1998 Cũng trong năm đó, họ tiếp tục mở chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng. Tính đến năm 2005, ngân hàng đã mở thêm được rất nhiều chi nhánh mới tại nhiều tỉnh thành trên cả nước Cuối năm 2005, số vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 555 tỷ đồng Thẻ thanh toán quốc tế do Techcombank phát hành chính thức được ra mắt vào năm 2006. Đến năm 2007, ngân hàng trở thành mạng lưới giao dịch lớn thứ 2 trong khối ngân hàng thương mại với gần 130 chi nhánh, phòng giao dịch Tới năm 2008, ngân hàng Kỹ Thương cho ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit Năm 2012 phát hành đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa.

Năm 2018, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán với mã HOSE: TCB Đến năm 2019, TCB có tổng tài sản ước tính đạt 383,699 tỷ đồng và có gần 11.000 nhân viên Ngoài ra, TCB còn sở hữu thêm

3 công ty con khác nhau gồm: Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương; Công ty TNHH MTV Quản lý nợ; Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.

2.1.2 Qui mô công ty hiện tại

Số người lao động 2020: hơn 11.800 nhân viên

Vốn điều lệ: hơn 12 nghìn tỷ VND

Tổng doanh thu một năm (2021): 48.109,60 tỷ VND

Tổng tài sản năm 2020: 439,6 nghìn tỷ đồng.

Số lượng chi nhánh 2020: gần 300 chi nhánh trên toàn quốc

Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Techcombank có một đội ngũ ban lãnh đạo cực kỳ nổi trội và tâm huyết Hiện nay, cơ cấu ban lãnh đạo Techcombank bao gồm HĐQT, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và Kế toán trưởng.

Nổi bật trong HĐQT của Techcombank là chủ tịch Hồ Hùng Anh phó chủ tịch Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch tập đoàn Masan Group Hội đồng quản trị TCB gồm 9 thành viên, gồm 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch và 3 thành viên

Ban giám đốc Techcombank gồm 20 thành viên với ông Jens Lottner làm Tổng giám đốc Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với Trưởng ban là ông Hoàng Huy Trung và Kế toán trưởng là bà Bùi Thị Khánh Vân

Techcombank gắn liền với tên tuổi của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh hiện đang là Chủ tịch, hiện đang nằm trong quyền kiểm soát và điều hành của hai gia đình tỷ phú Hồ Hùng Anh và tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (hiện là Phó chủ tịch) Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang được xem là cặp bài trùng trên thương trường, hai người là bạn bè thân thiết và đã gắn bó với nhau nhiều năm.

Từ khi nắm quyền điều hành ngân hàng, ông Hùng Anh đã và đang thay đổi cách vận hành với tư duy lãnh đạo tài tình Trong một cuộc họp hội đồng, ông Hùng Anh đã dõng dạc tuyên bố Ngân hàng sẽ lựa cho khách hàng, dù không nhiều nhưng phải tốt, có chất lượng Ông Hùng Anh cho biết, ngân hàng sẽ lựa chọn, tập trung vào khách hàng tiềm năng, uy tín nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín nhất trên thị trường Việc chú trọng trong vấn đề chọn lựa khách hàng, dù không nhiều nhưng phải chất lượng sẽ đảm bảo được việc kiểm soát rủi ro tốt.

Từ tuy duy lãnh đạo đặc biệt, ông đã đưa con thuyền của mình vượt biển lớn, đưa Techcombank trở thành con “quái vật” trong các ngân hàng Việt Nam Chỉ sau hơn 10 năm dẫn dắt và lãnh đạo, ông đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên đạt mức lợi nhuận khủng sau thuế lên đến 10.000 tỷ đồng Tính tới năm

2018, Techcombank đã đạt được lợi nhuận trước thuế là 10.661 tỷ đồng So với năm 2013 tăng trưởng tới 86%, đứng thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam chỉ sau ngân hàngThương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.

Giáo trình định giá tsan_2022_TMU Kinh doanh 100% (33) 200

Dự án chay An Nhiên Kinh doanh 100% (28) 25

Giáo trình Tâm lý qtkd

- Đây là giáo trình gố… Kinh doanh 98% (42) 164

Slide KDQT gui SV TMU - giáo trình kinh… Kinh doanh 100% (18) 103

Giáo trình kinh doanh quốc tế gửi sinh viên… Kinh doanh 96% (51) 157

Nhóm 5- KHỞI SỰ KINH Doanh bài thực…

2.1.4 Khả năng tăng trưởng trong tương lai

Tầm nhìn: Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống; thúc đẩy mỗi người khai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội.

Sứ mệnh: Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công.

Techcombank là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam có nhiều năm liên tục không chia cổ tức bằng tiền mặt nên tạo được nguồn tài chính dự trữ.

Cuối quý III/2016, Techcombank thực hiện một cú "ngược chiều" ngoạn mục khi tung ra thị trường chính sách Zero Fee (phí bằng 0) với các giao dịch trực tuyến nhân dịp kỷ niệm 23 năm thành lập.

Huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư cho hạ tầng công nghệ, không thu phí, thu hút người dùng, và thành công lớn là bài học cho các tổ chức tài chính kiểu truyền thống.

"Zero Fee" đi kèm với triết lý "customer - centric", cùng việc đồng bộ hoá chất lượng dịch vụ ở mức cao cấp, mảng bán lẻ tập trung vào phân khúc trung và cao cấp của Techcombank nhận được cú huých cực mạnh

Techcombank quyết định chi tới 20% tổng ngân sách marketing toàn ngân hàng cho các hoạt động marketing nội bộ, như các chương trình kết nối và chăm sóc tinh thần của nhân viên…

Ngày đăng: 24/02/2024, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN