Đồng hành cùng nhiều ngành kinh tế khác, du lịch đang dần trở thành ngành mang lại lợi ích kinh tế to lớn không những cho doanh nghiệp mà còn cho nhiều cộng đồng địa phương, đặc biệt tới những vùng rừng núi xa xôi hay hải đảo. Trong hành trình di chuyển, khách du lịch đề cao ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hóa tốt đẹp của địa phương tại các điểm đến. Du lịch xanh trở thành xu hướng cho cả khách quốc tế và nội địa trong suốt hành trình trải nghiệm du lịch của mình.
Trang 1BỘ TIÊU CHÍ DU LỊCH XANH
LÀ YẾU TỐ CỐT LÕI ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH
Phùng Quang Thắng
CÔNG TY CP ĐT&PT DU LỊCH BỀN VỮNG VIỆT NAM
(VIETNAM S.T.I.D)
Đồng hành cùng nhiều ngành kinh tế khác, du lịch đang dần trở thành ngành mang lại lợi ích kinh
tế to lớn không những cho doanh nghiệp mà còn cho nhiều cộng đồng địa phương, đặc biệt tới những vùng rừng núi xa xôi hay hải đảo Trong hành trình di chuyển, khách du lịch đề cao ý thức bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hóa tốt đẹp của địa phương tại các điểm đến Du lịch xanh trở thành xu hướng cho cả khách quốc tế và nội địa trong suốt hành trình trải nghiệm du lịch của
mình Vậy “Du lịch xanh” là gì? Theo GS TS Nguyễn Văn Đính khái niệm như sau: “Du lịch xanh” là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Cốt lõi của “Du lịch xanh” là sản phẩm du lịch xanh
Như vậy, Du lịch xanh đặt sự tập trung lớn vào bảo tồn và bảo vệ môi trường, giúp duy trì sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái; Hạn chế tác động tiêu cực đối với môi trường, giảm lượng rác thải và ô nhiễm; Loại hình này sẽ thúc đẩy các mô hình phát triển bền vững, giúp các địa phương phát triển mà không làm tổn thương tài nguyên du lịch, môi trường; Tạo ra các dự án du lịch mới sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng; Ngoài ra, Du lịch xanh còn giúp bảo tồn di sản văn hóa và tự nhiên, tạo ra một sự kết nối giữa một bên là doanh nghiệp đưa khách đến, khách du lịch và bên kia là môi trường thiên nhiên, người dân địa phương Thúc đẩy du lịch xanh sẽ tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương thông qua hoạt động du lịch; Phát triển hạ tầng theo hướng bảo vệ môi trường, phát triển các dịch vụ tại địa phương phục vụ khách du lịch, nâng cao đồi sống vật chất
và tinh thần cho người dân địa phương Thông qua du lịch xanh triển khai các chương trình giáo dục và tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa trong cộng đồng địa phương Hơn thế nữa phát huy các giá trị văn hóa bản địa, truyền thống, lịch sử ở địa phương còn tạo ra sự
đa dạng về các sản phẩm du lịch độc đáo
Thực trạng phát triển Du lịch xanh ở Việt Nam
Để thúc đẩy hoạt động bảo tồn và quản lý môi trường, các cấp chính quyền đã ban hành nhiều chính sách liên quan, đặc biệt từ những chính sách quốc gia, các bộ ngành, tỉnh, thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình hành động về bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững Sau đây là một số chính sách quốc gia:
- Chính sách quốc gia về bảo tồn và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi rừng, đồng thời giữ gìn sự đa dạng sinh học (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI, ngày 3-12-2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2005 Ngày 15-11-2017, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Lâm nghiệp thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Ngày 12-1-2017, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng”)
- Chính sách quốc gia về bảo tồn biển và hải đảo, bảo vệ nguồn lợi biển và đảo, chủ trương quản lý bền vững và bảo tồn hệ sinh thái biển (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung Đảng về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP
Trang 2ngày 3/4/2023 về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050)
- Chính sách quốc gia về bảo tồn động vật quý hiếm (Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học là tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 đặt ra mục tiêu cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030)
- Chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu và năng lượng tái tạo (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ
dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050)
Những ưu đãi để khuyến khích phát triển du lịch xanh
- Chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường và thiên nhiên có thể tham khảo tại Khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
- Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo được đề cập trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015
- Chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp du lịch xanh được quan tâm (Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050) Theo đó hệ thống ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và chính sách cho vay tín dụng xanh Tuy nhiên, các khoản vay tín dụng xanh chủ yếu được tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm khoảng 46%), lĩnh vực quản lý nước bền vững (chiếm khoảng 13%), gần đây có xu hướng dịch chuyển sang một số lĩnh vực khác nhưng tín dụng xanh cho du lịch gần như không đáng kể
- Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển du lịch xanh được chú ý, ngành Du lịch đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh cụ thể cho từng vùng
du lịch
- Việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đã triển khai, tổ chức các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch xanh, tuy nhiên, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
- Chính sách quảng bá và xây dựng thương hiệu Du lịch xanh nhằm thu hút khách du lịch
và nâng cao uy tín thương hiệu du lịch được tính đến, kết hợp với xúc tiến khác, thực tế cho thấy còn hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp
Những hoạt động sát với phát triển Du lịch xanh trong ngành du lịch
- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia đã ban hành nhiều chính sách, qui định, chương trình khác nhau về phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững Đặc biệt là các
bộ tiêu chí như:
+ Hướng dẫn cơ sở lưu trú du lịch thực hiện nhãn hiệu du lịch bền vững Bông sen xanh + Hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch + Hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho điểm dừng chân phục vụ khách du lịch
+ Hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan du lịch
+ Hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho nhà hàng phục vụ khách du lịch
- Một số doanh nghiệp du lịch đã tích cực tổ chức hoạt động du lịch xanh đồng thời đăng
ký xét duyệt các nhãn hiệu du lịch xanh của Việt Nam và ASEAN Thực tế thấy rằng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và đơn vị có nhiều khách du lịch quốc tế
Trang 3- Hiệp hội Du lịch Việt Nam đang triển khai dự án giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực
du lịch do UNDP tài trợ (2023-2024)
Tình trạng tại các điểm đến du lịch
- Trong bối cảnh bình thường, không tính đến giai đoạn bị ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, chiến tranh, bất ổn chính trị trên thế giới, các điểm du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Sapa, và Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phúc Quốc… thút hút lượng đông khách du lịch tạo áp lực lên môi trường và cơ sở hạ tầng Chưa thực sự có phân tích, dự báo lượng khách, đề ra những chính sách điều tiết luồng khách du lịch sang các điểm đến vắng hơn
- Hạ tầng giao thông kết nối với điểm đến du lịch không đáp ứng được nhu cầu tăng lượng khách nhanh chóng, mục tiêu của nhiều điểm đến về tăng trưởng lượng khách không đi đôi với tính toán sức chứa của điểm đến
- Nhận diện quá tải du lịch nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu khách phục:
▪ Lượng khách: Sự gia tăng nhanh chóng của lượng du khách quốc tế và nội địa tạo ra thách thức lớn về quá tải du lịch tại nhiều điểm du lịch nổi tiếng
▪ Mùa vụ du lịch: Các điểm du lịch thường có sự quá tải vào các mùa cao điểm như mùa hè, dịp lễ Tết… Vào mùa ít khách, cơ sở hạ tầng và dịch vụ không được sử dụng, nhân lực cũng ít việc làm hơn Nhiều địa phương chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng mùa vụ
▪ Điểm đến du lịch: Sự chênh lệch về chất lượng hạ tầng, dịch vụ và quản lý điểm đến du lịch giữa các địa phương dẫn đến tình trạng quá tải tại một số nơi, trong khi ở những nơi khác lại có ít du khách
▪ Quảng cáo: Công nghệ 4.0 đã giúp quảng bá điểm đến, tuy nhiên, sự khó kiểm soát mức
độ, đôi khi cùng với phương tiện khác quảng cáo quá mức có thể dẫn đến sự tăng lượng khách đột ngột, gây quá tải cho điểm đến
- Nhiều điểm đến du lịch gần hoặc trong các khu vực thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên… chưa có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ và quản lý tài nguyên môi trường để ngăn chặn việc làm tổn hại đến môi trường sinh thái như xả rác bừa bãi đặc biệt là túi ni-lông
- Nhiều địa phương chưa quản lý tốt giá, chất lượng dịch vụ, đôi khi làm du khách thất vọng, ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch địa phương, thậm chí giảm lượng khách, ảnh hưởng đến việc làm của người dân và doanh nghiệp
- Phát huy các giá trị văn hóa, di sản địa phương để xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, khác biệt còn chưa xứng với tiềm năng về tài nguyên du lịch của địa phương
- Việc ứng dụng công nghệ số vào du lịch chưa thực sự đồng bộ, kết nối được nhiều địa phương khách nhau, kết nối được nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau, tăng trải nghiệm cho
du khách
- Việt Nam đã phát triển nhiều điểm đến du lịch, trong đó tập trung vào phát triển các điểm
du lịch xanh nhằm thúc đẩy du lịch bền vững và bảo tồn môi trường Ví dụ như:
▪ Quảng Nam: là điểm đến hàng đầu tích cực triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững Năm 2022, Quảng Nam đã ban hành bộ tiêu chí du lịch xanh cho địa phương bao gồm lĩnh vực khách sạn, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp lữ hành, điểm du lịch dựa vào cộng đồng, điểm tham quan
▪ Khu Du Lịch đảo Cô Tô - Quảng Ninh: hướng đến bảo tồn và phát triển bền vững, tháng 9-2023 địa phương đã ban hành qui định không mang túi ni-lông, đồ nhựa sử dụng một lần, rác thải có nguyên cơ ô nhiễm môi trường ra đảo
▪ Khu Du Lịch Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh: hướng tới mục tiêu đến năm 2030 Cần Giờ sẽ trở thành thành phố biển mang đặc trưng của một thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện môi trường Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ không những trở
Trang 4thành một trong những điểm trải nghiệm thiên nhiên cho du khách mà còn giúp du khách tham gia bảo vệ môi trường
▪ Đô thị du lịch xanh: Còn nhiều những khu du lịch xanh khác ở Việt Nam, tuy nhiên, bài viết này đề cập thêm một điểm đến đô thị thu hút khách Vinhomes Ocean Park là một dự
án du lịch đô thị xanh với công viên nước lớn, các khu vui chơi giải trí… các công trình đều có các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và triển khai quản lý mô trường một cách chặt chẽ
Những khó khăn, thách thức phát triển du lịch xanh
Với những ý nghĩa tốt đẹp của phát triển du lịch xanh, song trong thực tế việc triển khai thực hiện các hoạt động du lịch xanh gặp phải những khó khăn và thách thức nhất định Bao gồm:
- Các trung tâm du lịch nổi tiếng, điểm du lịch có thể bị quá tải du khách, tạo ra áp lực lên tài nguyên du lịch, môi trường, và cơ sở hạ tầng địa phương
- Nhận thức của một bộ phận du khách và một số cộng đồng địa phương về du lịch xanh còn hạn chế Rác thải, ô nhiễm môi trường ở ngay cả ở những địa điểm có tiềm năng, chưa phát triển du lịch
- Khó khăn về nguồn kinh phí cần có để đầu tư vào hạ tầng và các tiện ích hỗ trợ để phát triển du lịch xanh
- Có, đảm bảo và duy trì nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm phát triển du lịch xanh còn nhiều khó khăn
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý hiểu sâu về môi trường và ngành du lịch đôi khi chưa thực sự hiệu quả trong thúc đẩy phát triển du lịch xanh
- Thực tế công tác tổ chức hoạt động du lịch xanh chưa thực sự thường xuyên, hợp tác giữa
cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương đôi khi còn chưa chặt chẽ
- Các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn tài chính trong các chương trình, hoạt động triển khai du lịch xanh
- Diễn biến của biến đổi khí hậu đôi khi khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến khả năng triển khai
du lịch xanh
- Cần thời gian và phụ thuộc vào mức độ triển khai phát triển du lịch xanh để thay đổi thói quen và tư duy của cộng đồng dân cư địa phương
- Văn bản hướng dẫn và văn bản liên quan phát triển du lịch xanh của nhiều ngành khác nhau đôi khi nhiều văn bản, chưa đồng bộ, chưa có tính thực hiện giám sát chặt chẽ và khuyến khích việc thực hiện tạo ra những khó khăn nhất định khi triển khai và mở rộng hoạt động du lịch xanh tại doanh nghiệp và cộng đồng
Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch xanh
1 Bộ tiêu chí Du lịch xanh: Thực tế cho thấy Cục Du lịch Quốc gia đã có hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho một số lĩnh vực trong du lịch, một số địa phương ban hành tiêu chí
du lịch xanh cho địa phương mình, nhiều địa phương chưa triển khai hoạt động du lịch xanh dựa vào tiêu chí cụ thể phù hợp với tình hình địa phương Do vậy, cần thiết rà soát lại các tiêu chí phát triển du lịch xanh của Việt Nam và ban hành bộ tiêu chí phù hợp với bối cảnh mới, trên cơ sở đó có hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng thống nhất và
dễ dàng chi tiết hóa tiêu chí du lịch xanh phù hợp với địa phương mình
2 Áp dụng hiệu quả công nghệ 4.0 vào du lịch nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch xanh Có thể ứng dụng 4.0 vào nhiều khâu dịch vụ, từ những khâu nhỏ nhất nhưng lại mang lại hiệu quả lớn bảo vệ môi trường Ví dụ: tại các đơn vị kinh doanh du lịch và các đơn vị cung cấp dịch vụ có liên quan khi áp dụng công nghệ 4.0 sẽ giảm thiếu chi phí giao dịch, in ấn, quảng cáo… nhằm giảm thiểu rác thải từ công tác văn phòng
Trang 53 Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, đơn vị cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp du lịch về phát triển du lịch xanh Tập trung nâng cao hiểu biết về lợi ích của du lịch xanh đối với doanh nghiệp, môi trường, văn hóa và kinh tế địa phương
4 Chính sách và ưu đãi khuyến khích phát triển du lịch xanh
- Hỗ trợ các chương trình đào tạo cho các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch xanh như hướng dẫn viên, khách sạn, nhà hàng, nghệ nhân, cộng đồng địa phương làm du lịch v.v
- Hỗ trợ hình thành các liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch, địa phương, cộng đồng nhằm phát triển và quản lý các hoạt động du lịch xanh
- Hỗ trợ truyền thông phát triển du lịch xanh Tạo ra các hệ thống đánh giá để đo lường và theo dõi ảnh hưởng của du lịch xanh, cũng như thực hiện chiến lược truyền thông để chia
sẻ thành công và thách thức
- Hỗ trợ quản lý luồng khách và khắc phục tính mùa vụ trong du lịch nhằm giảm thiểu quá tải ở điểm đến du lịch
5 Tài chính xanh cho Du lịch xanh: cần có những chính sách cụ thể thiết thực hơn nhằm tăng tín dụng du lịch xanh trong ngành du lịch
Kết luận
Từ lợi ích của phát triển du lịch xanh, các cấp chính quyền đã đưa ra nhiều chính sách và qui định làm hành lang pháp lý, đồng thời hỗ trợ cho cơ quan quản lý du lịch địa phương, doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ và người dân địa phương xây dựng sản phẩm du lịch xanh và triển khai hoạt động du lịch hiệu quả, trong đó ưu tiên hàng đầu bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường
Bộ tiêu chí Du lịch xanh và triển khai hiệu quả kế hoạch áp dụng bộ tiêu chí vào thực tế là vấn đề cốt lõi trong việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch xanh và đáp ứng xu thế du lịch xanh của thị trường Hy vọng rằng, trong thời gian tới số lượng doanh nghiệp, đơn vị cung
cấp dịch vụ du lịch đạt được những nhãn hiệu du lịch xanh của Việt Nam và quốc tế ngày càng tăng, đóng góp vào phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh./
Tài liệu tham khảo:
-
https://tapchimoitruong.vn/dien-dan trao-doi-21/phat-trien-du-lich-xanh-viet-nam-22974
- https://nhandan.vn/thuc-day-tin-dung-xanh-ngan-hang-xanh-post780348.html
- https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-phat-trien-tin-dung-xanh-107664.htm