1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) mở rộng kinh doanh sản phẩm thực phẩm rau củ sạch sấy khô của công ty biggreen

33 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Rộng Kinh Doanh Sản Phẩm Thực Phẩm Rau Củ Sạch Sấy Khô Của Công Ty Biggreen
Tác giả Nguyễn Tư Phúc, Bùi Mai Phương, Phạm Thị Mai Phương, Trần Thu Phương, Tàng Thị Phượng, Trần Hoài Quyên, Nguyễn Thúy Quỳnh, Hoàng Minh Sang, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Phương Thanh (A1), Nguyễn Thị Phương Thanh (A2)
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Ngọc Dương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,35 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VÀ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN (5)
    • 1.1. Khởi nguồn của dự án (5)
    • 1.2. Giới thiệu về dự án (6)
    • 1.3. Phân tích và nghiên cứu thị trường (8)
    • 1.4. Bản điều lệ dự án (9)
    • 1.5 Kế hoạch thiết kế, sản xuất (14)
    • 1.6 Kế hoạch Marketing - Theo mô hình 4P (17)
      • 1.6.1. Chiến lược giá (17)
      • 1.6.2. Chiến lược sản phẩm (18)
  • CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (19)
    • 2.1. Biểu đồ Gantt, sơ đồ PERT/CPM (19)
    • 2.2. Giải pháp để quản lý tiến độ hiệu quả (20)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH DỰ ÁN (21)
    • 3.1 Chi phí nghiên cứu phương pháp sản xuất sản phẩm (21)
    • 3.2 Chi phí sản xuất (3 tháng) (21)
    • 3.3 Chi phí bán hàng (22)
    • 3.4 Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư (24)
  • CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN (24)
    • 4.1. Nguồn lực dự án (24)
    • 4.2. Phương án đảm bảo chất lượng dự án (25)
  • CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN (27)

Nội dung

Trang 6 5 Lý do lựa chọn dự án Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic của người dân đặc biệt gia tăng đặc biệt là đối với các loại rau củ sạch tuy nhiên rau củ sạch lại không bảo quả

XÁC ĐỊNH VÀ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN

Khởi nguồn của dự án

Giới thiệu về công ty BigGreen Việt Nam

Công ty Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam là một doanh nghiệp Thực phẩm rau củ sạch chính thức được thành lập ngày 14/4/2010 do kỹ sư - Th.s Nông Nghiệp Nguyễn Tiến Hưng lãnh đạo

Cuối 2009 anh kỹ sư - Th.s Nông Nghiệp bắt đầu đưa sản phẩm “rau sạch” từ các dự án đến cho người tiêu dùng Hà Nội Trải qua một thời gian gặp khó khăn khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng bởi kiến thức “rau sạch”còn rất mới so với người tiêu dùng nói chung

“Trở thành nhà cung ứng uy tín và dẫn đầu thị trường về rau an toàn, trái cây tươi và đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, giàu chất dinh dưỡng” Sang năm

2010 BigGreen đã từng bước kết hợp với nhiều dự án khác của các tổ chức phi chính phủ để đưa thêm thực phẩm sạch, đặc sản trái cây ba miền, các đặc sản miền núi phía bắc… Tất cả sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều phải đảm bảo yếu tố xuất xứ rõ ràng

Với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng những rau quả, thực phẩm tươi sống an toàn, giàu chất dinh dưỡng Cuối năm 2012 BigGreen đã quyết tâm mở rộng hoạt động kinh doanh với chuỗi cửa hàng Thực Phẩm Sạch BigGreen không ngừng nỗ lực để cung cấp đầy đủ, kịp thời các sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng

+ Mang lại cho đối tác, khách hàng và xã hội những giá trị hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp song song với việc áp dụng các phương thức quản trị doanh nghiệp hiệu quả

+ Không ngừng học hỏi và hoàn thiện

+ Phát triển nhân lực: tạo điều kiện để cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực,một môi trường làm việc chuyên nghiệp và khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân và tập thể đạt thành tích cao

Với tôn chỉ tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng, BigGreen luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe con người Và với mục tiêu hợp tác để phát triển bền vững, BigGreen cam kết là đối tác tin cậy với quý khách hàng

Lý do lựa chọn dự án

Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm Organic của người dân đặc biệt gia tăng đặc biệt là đối với các loại rau củ sạch tuy nhiên rau củ sạch lại không bảo quản được lâu bởi vì không có chất bảo quản chính vì thế công ty BigGreen đã lựa chọn phát triển dự án rau củ sạch sấy khô, vừa giúp người tiêu dùng được sử dụng những thực phẩm an toàn, có thời gian sử dụng lâu, dễ bảo quản và vận chuyển.

Giới thiệu về dự án

Dự án mở rộng kinh doanh sản phẩm thực phẩm rau củ sạch sấy khô của công ty BigGreen được thành lập, sản xuất, hoạt động với những mục tiêu, nhiệm vụ, yếu tố thành công đó là:

- Tên dự án: “Mở rộng kinh doanh sản phẩm thực phẩm rau củ sạch sấy khô của công ty BigGreen”

- Thời gian thực hiện: 1 năm (đã bao gồm thời gian nghiên cứu sản phẩm, sản xuất, marketing, bán hàng)

- Vốn dự kiến: 1,5 tỷ VND

- Sản phẩm: thực phẩm rau củ sấy khô

+ Ra mắt thành công sản phẩm thực phẩm rau củ sạch sấy khô

+ Đạt được mục tiêu doanh thu mà công ty đề ra, gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau 3 tháng kinh doanh đầu tiên, dần dần thu hút được lượng khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng

+ Góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất sản phẩm của công ty, sản xuất được sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu đồng thời tiết kiệm được chi phí nhân lực và vật lực + Cung cấp được sản phẩm thực phẩm rau củ sạch sấy khô chất lượng, đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng cũng như phù hợp với mặt tài chính của khách hàng + Có tập khách hàng mua thực phẩm rau củ sạch sấy khô thân thiết

+ BigGreen được biết đến là thương hiệu thực phẩm sạch uy tín tại Việt Nam Bên cạnh đó, công ty cũng luôn cam kết mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, an toàn và đảm bảo sức khỏe Điều này khiến cho khách hàng cảm thấy tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm của BigGreen và không ngần ngại sử dụng các mặt hàng mới

BM 05 Đơn xin nghỉ phép - Đ Ơ N XIN…

Quản trị dự án None

Quản trị dự án None

Ph ầ n 2.2 Qu ả n tr ị d ự án - Summary Quả…

Quản trị dự án None

Quản trị dự án None

Luat thuong mai song ngu

+ Để có thể đảm bảo được thành công của những mục tiêu đã đề ra BigGreen đã dựa trên những yếu tố mà công ty đang có đó chính là yếu tố con người, sự hợp tác với những nhà cung cấp uy tín, chất lượng cũng như kinh nghiệm hoạt động trong ngành hàng thực phẩm sạch để có những nhìn nhận, đánh giá chính xác về thị trường, đánh giá được tính khả thi của dự án.

Phân tích và nghiên cứu thị trường

Quá trình phân tích và nghiên cứu thị trường là công đoạn không thể thiếu của dự án kinh doanh nói chung và dự án mở rộng kinh doanh thực phẩm của BigGreen nói riêng Việc phân tích được thị trường sẽ giúp cho công ty thấu hiểu được những cơ hội và thách thức để có thể tối đa hoá được các hoạt động, đảm bảo được sự kết nối với khách hàng, cạnh tranh tốt với các đối thủ trên thị trường Để có cái nhìn toàn diện về thị trường thì dự án cần phân tích và nghiên cứu các yếu tố đó là: sự cạnh tranh, khả năng tăng trưởng, xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, kênh phân phối, nhà cung cấp

BigGreen xác định thị trường mà công ty cũng như sản phẩm rau củ sấy khô của công ty đang hướng đến là khá lớn, có sự cạnh tranh nhất định bởi trước BigGreen đã có nhiều công ty/thương hiệu sản xuất và kinh doanh rau củ sấy khô với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Có thể kể đến một số công ty/thương hiệu đang hoạt động trong ngành này như Vinamit, Aone Foods, Nutrifood, Minh Long, Hanoi Foods,

Khả năng tăng trưởng: ngành sản xuất rau củ sạch sấy khô Việt Nam đặc biệt có lợi thế xuất khẩu ngày càng lớn, dự báo sẽ ngày càng tăng trưởng Dựa trên những cơ sở về sự tăng trưởng hiện tại cũng như dự đoán trong tương lai nên cơ hội cho việc mở rộng kinh doanh rau củ sạch sấy khô của BigGreen là hoàn toàn có căn cứ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường với những thương hiệu khác

Xu hướng thị trường hiện nay cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm cũng như quan tâm đến xu hướng ẩm thực và chế biến sạch Rau củ sạch được trồng theo các phương pháp hữu cơ hoặc không sử dụng hoá chất độc hại, đảm bảo chất lượng và an toàn BigGreen nổi tiếng với việc sản xuất và kinh doanh rau, quả, thực phẩm sạch nên sẽ dễ dàng tiếp cận với xu hướng của người tiêu dùng hiện nay Đối tượng khách hàng mà BigGreen hướng đến bao gồm tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, giới tính đặc biệt là người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng, người ưa chuộng thực phẩm tiện lợi

Quản trị dự án None

MÔN QU Ả N TR Ị D Ự ÁN - bài ki ể m tra s ố 1

Quản trị dự án None

Kênh phân phối mà BigGreen hướng đến rất đa dạng, có thể là bán lẻ trực tiếp, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, hợp tác với nhà bán lẻ, đảm bảo việc phân phối sản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận lợi nhất

Nhà cung cấp của BigGreen có thể là các nông trại sản xuất rau củ hữu cơ hoặc sạch, nhà cung cấp vật liệu đóng gói và nhà cung cấp thiết bị công nghệ để xây dựng và vận hành quy trình sản xuất rau củ sạch sấy khô.

Bản điều lệ dự án

- Dự án mở rộng kinh doanh sản phẩm thực phẩm rau củ sạch sấy khô của công ty BigGreen, tập chung marketing hướng đến những người yêu thích thực phẩm rau củ sấy khô

- Sản phẩm kinh doanh: thực phẩm rau củ sạch sấy khô

- Khách hàng mục tiêu: Những người yêu thích sản phẩm rau củ sấy khô

- Thời gian dự kiến: 1 năm

- Vốn ban đầu: 1,5 tỷ VND

+ Nhu cầu về thị trường: Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều khách hàng yêu thích sản phẩm rau củ sấy khô Đó là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều người

=> Nhận thấy nhu cầu thị trường có tiềm năng như vậy, đồng thời các sản phẩm trên thị trường chưa thực sự đảm bảo chất lượng, dự án có mục tiêu mang lại cho khách hàng sản phẩm chất lượng phù hợp với thị hiếu và túi tiền người Việt

+ Nhu cầu doanh nghiệp: Muốn phát triển, mở rộng sản phẩm kinh doanh về sản phẩm rau củ sấy khô

=> Bổ sung thêm sản phẩm rau củ sấy khô và tập chung thêm marketing hướng đến những khách hàng yêu thích rau củ sấy khô để tăng doanh thu

+ Yêu cầu của khách hàng: Mong muốn sử dụng các sản phẩm rau củ sấy khô chất lượng, an toàn mà giá phù hợp

+ Tiến bộ công nghệ: Doanh nghiệp hoàn toàn có đủ khả năng để nghiên cứu, thử nghiệm cũng như phát triển dòng sản phẩm rau củ sấy khô

+ Yêu cầu pháp lý: Doanh nghiệp đáp ứng đủ những yêu cầu pháp lý để có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, quy trình sản xuất đảm bảo,…

+ Nhu cầu xã hội: Giải quyết được tình trạng vứt bỏ một lượng rau củ lớn do không bảo quản được trong thời gian dài Giải quyết được 1 phần tình trạng thất nghiệp cho xã hội do tuyển thêm nhân lực cho dự án mới

+ Phát triển sản phẩm: Sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng

Phân bố toàn thị trường đưa sản phẩm đến tay khách hàng với mục tiêu tăng lợi nhuận và chiếm được thị phần lớn trong thị trường

- Mục tiêu cụ thể và tiêu chí thành công: Mục tiêu đảm bảo theo tiêu chí SMART: + S (cụ thể): Doanh thu tháng đầu khi bán sản phẩm đạt khoảng 200 triệu, dự án hoàn thành khi sử dụng hết 90 - 100% vốn

+ M (đo lường được): phân phối sản phẩm trên tất cả các chi nhánh cửa hàng của BigGreen

+ A (có thể đạt được): có tính khả thi cao nhu cầu sử dụng thực phẩm rau củ sấy khô của con người ngày càng tăng thúc đẩy sự tăng trưởng của các sản phẩm rau củ sấy khô + R (thực tế): mở rộng phân khúc khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của BigGreen + T (thời gian hoàn thành): trong vòng 1 năm sẽ ra mắt được sản phẩm mới

+ Cho ra mắt và bán thành công sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm phải tốt và phù hợp với mức giá 60.000 – 200.000 VND

+ Nhà đầu tư không được rút vốn giữa chừng

+ Nhà cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, không giao các nguyên liệu kém chất lượng

+ Hoàn thành các mục tiêu đúng thời hạn và không vượt quá ngân sách cho phép

+ Về con người: Trình độ, tay nghề khi làm sản phẩm rau củ sấy khô Tâm lý tiêu dùng không tin thực phẩm sấy khô là thực phẩm chất lượng

+ Về thời gian 1 năm: Khá ngắn

+ Về vốn: 1,5 tỷ là không nhiều so với các tập đoàn lớn khác

Giả định dự án được hoàn thiện với sự nỗ lực của mọi người trong công ty và sự hỗ trợ của các đối tác bên ngoài

- Tuyên bố vi phạm sơ bộ: Dự án bao gồm các hoạt động:

Tất cả các kinh phí sẽ được người quản lý dự án quản lý và kiểm soát

Các tài nguyên: Máy móc, con người sẽ do các nhóm quản lý

Bất kỳ khoản phát sinh kinh phí nào cũng cần sự chấp thuận của người quản lý dự án

Rủi ro về kinh tế:

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội hợp tác và hội nhập mới Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng kinh doanh Tỷ lệ tăng trưởng tăng xong kèm theo đó là lạm phát tăng, đồng tiền mất giá gây khó khăn không ít cho hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong hoạt động thu mua nguyên liệu Rủi ro về chính trị, pháp luật:

+ Chính phủ có thể thay đổi các chính sách liên quan đến thuế

+ Những thay đổi về chính sách hỗ trợ vay vốn, lãi suất vay vốn, chính sách liên quan về nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm,

+ Sai phạm về hợp đồng, có các tranh chấp

+ Bồi thường khiếu nại đối với khách hàng

Rủi ro về văn hóa, xã hội:

+ Một số khách hàng có thể không có nhận thức đầy đủ về lợi ích và giá trị của rau củ sạch sấy khô, hoặc có thể có quan niệm truyền thống rằng rau tươi là tốt hơn Điều này có thể làm giảm nhu cầu và khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng

+ Khi nền kinh tế của khách hàng phát triển thì khách hàng sẽ có nhu cầu cao hơn và khác nhau, nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng đa dạng Bên cạnh đó, ngay cả thị hiếu của mỗi nhân khẩu trong gia đình cũng khác nhau, vì có độ tuổi khác nhau, giới trẻ chuộng theo xu hướng mới

+ Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng có thể thay đổi theo thời gian Rủi ro về môi trường công nghệ:

Ngành công nghiệp rau củ sạch sấy khô đang ngày càng phát triển và công nghệ liên quan cũng không ngừng tiến bộ Điều này có thể tạo ra rủi ro về cạnh tranh công nghệ, khi các doanh nghiệp phải nỗ lực để duy trì và nâng cao hiệu suất sản xuất, chất lượng và công nghệ tiên tiến để không bị lạc hậu và mất thị phần

Quá trình sấy khô rau củ sạch yêu cầu sử dụng nhiều nguồn năng lượng Nếu không sử dụng công nghệ và thiết bị hiệu quả năng lượng, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro về chi phí năng lượng cao và tác động tiêu cực đến môi trường, gây ra lượng khí thải và tài nguyên tiêu thụ không cần thiết

Rủi ro về khách hàng: Một số khách hàng chưa thật sự tin tưởng vào sản phẩm mới của doanh nghiệp đưa ra

Rủi ro về nhà cung cấp: Nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng nguyên liệu, không đảm bảo sự ổn định trong việc cung cấp nguyên liệu, có thể gây rủi ro về việc không đủ nguyên liệu để sản xuất hoặc không đảm bảo tiến độ sản xuất

Rủi ro về đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, sự đổi mới và sáng tạo, quảng bá và tiếp thị, quan hệ với khách hàng, gây rủi ro mất khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu doanh nghiệp

- Rủi ro bên trong doanh nghiệp:

Rủi ro tài chính: Liên quan đến tài sản doanh nghiệp Bao gồm các rủi ro lợi nhuận, vốn đầu tư, tiền lương…

Rủi ro nhân lực: Các rủi ro phát sinh từ sự bất đồng trong các mối quan hệ trong nội bộ, nhất là ở các vị trí quản lý

Kế hoạch thiết kế, sản xuất

Bước 1: Lên ý tưởng sản phẩm

- Xác định loại sản phẩm rau củ sấy khô mà công ty BigGreen muốn phát triển: Tất cả các loại rau củ đang bán tại chuỗi cửa hàng BigGreen

- Xác định phương pháp sấy : Sấy lạnh

Sử dụng phương pháp sấy lạnh (hay còn gọi là sấy khô lạnh) cho rau củ quả có nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong việc bảo quản chất lượng, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và hương vị, và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây hại Dưới đây là một số lý do tại sao phương pháp sấy lạnh thích hợp cho rau củ quả:

Bảo quản chất dinh dưỡng: Sấy lạnh giúp giảm thiểu sự mất mát chất dinh dưỡng trong quá trình xử lý và bảo quản Sấy lạnh giữ cho các vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được bảo tồn tốt hơn so với các phương pháp sấy nhiệt độ cao, như nướng hoặc sấy nhiệt Bảo quản hương vị và màu sắc: Phương pháp sấy lạnh giúp duy trì màu sắc tự nhiên của rau củ quả và hương vị tươi ngon của chúng Điều này làm cho sản phẩm thực phẩm sấy khô trở nên hấp dẫn hơn và thú vị hơn đối với người tiêu dùng

Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn: Sấy lạnh có thể loại bỏ một phần lượng nước từ sản phẩm, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật Điều này giúp kéo dài thời gian bảo quản và giảm nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn trong sản phẩm

Giữ nguyên cấu trúc: Sấy lạnh thường giữ nguyên cấu trúc và độ giòn của rau củ quả tốt hơn Điều này làm cho sản phẩm thực phẩm sấy khô có sự đa dạng về texture và giúp nó trở nên hấp dẫn hơn để sử dụng trong nhiều loại món ăn

Không cần sử dụng hóa chất bảo quản: Sấy lạnh không yêu cầu việc sử dụng hóa chất bảo quản, điều này có lợi cho sức khỏe và an toàn thực phẩm Sản phẩm sấy lạnh thường tự nhiên hơn và không chứa chất bảo quản hoặc chất phụ gia

Bước 2 : Xử lý sản phẩm trước khi sấy

Trước khi sấy thường chần rau quả trong nước nóng hoặc hấp bằng hơi nước nhằm bảo vệ phẩm chất sản phẩm và rút ngắn thời gian sấy Khi chần, do tác dụng của nhiệt và ẩm nên tính chất hoá lý của nguyên liệu bị biến đổi có lợi cho sự thoát ẩm khi sấy: các vi sinh vật bị tiêu diệt và hệ thống men (enzim) trong nguyên liệu bị đình chỉ hoạt động (vô hoạt hoá) tránh gây hư hỏng sản phẩm

Xử lý hóa chất Để ngăn ngừa quá trình ôxy hoá trong quá trình sấy, người ta thường sử dụng các chất chống ôxy hoá như Axit sunfurơ, axit ascobic, axit xiric và các muối natri của axit sunfurơ (như metabunsunfit, bisunfit, sunfit…)

Bước 3 : Tiến hành sấy sản phẩm

Rau quả là sản phẩm chịu nhiệt kém: trên 900C thì đường fructose bắt đầu bị caramen hoá, các phản ứng tạo ra melanoidin, polime hoá các hợp chất cao phân tử xảy ra mạnh Còn ở nhiệt độ cao hơn nữa, rau quả có thể bị cháy Do vậy, để sấy rau quả thường dùng chế độ sấy ôn hoà Tuỳ theo loại nguyên liệu, nhiệt độ sấy không quá 80 – 900C Đối với rau quả không chần, để diệt men thì khi sấy ban đầu có thể đưa lên 1000C, sau một vài giờ hạ xuống nhiệt độ thích hợp Độ ẩm không khí

Thông thường khi vào lò sấy, không khí có độ ẩm 10 – 13% Nếu độ ẩm của không khí quá thấp sẽ làm rau quả nức hoặc tạo ra lớp vỏ khô trên bề mặt, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình thoát hơi ẩm tiếp theo Nhưng nếu độ ẩm quá cao sẽ làm tốc độ sấy giảm

Khi ra khỏi lò sấy, không khí mang theo hơi ẩm của rau quả tươi nên độ ẩm tăng lên (thông thường khoản 40 – 60%) Nếu không khí đi ra có độ ẩm quá thấp thì sẽ tốn năng lượng; ngược lại, nếu quá cao sẽ dể bị đọng sương, làm hư hỏng sản phẩm sấy Người ta điều chỉnh độ ẩm của không khí ra bằng cách điều chỉnh tốc độ lưu thông của nó và lượng rau quả tươi chứa trong lò sấy

Lưu thông của không khí

Trong quá trình sấy, không khí có thể lưu thông tự nhiên hoặc cưỡng bức Trong các lò sấy, không khí lưu thông tự nhiên với tốc độ nhỏ (nhỏ hơn 0,4m/s), do vậy thời gian sấy thường kéo dài, làm chất lượng sản phẩm sấy không cao Để khắc phục nhược điểm này, người ta phải dùng quạt để thông gió cưỡng bức với tốc độ trong khoảng 0,4 – 4,0m/s trong các thiết bị sấy Nếu tốc độ gió quá lớn (trên 4,0m/s) sẽ gây tổn thất nhiệt lượng Độ dày của lớp sấy Độ dày của lớp rau quả sấy cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy Lớp nguyên liệu càng mỏng thì quá trình sấy càng nhanh và đồng đều, nhưng nếu quá mỏng sẽ làm giảm năng suất của lò sấy Ngược lại, nếu quá dày thì sẽ làm giảm sự lưu thông của không khí, dẩn đến sản phẩm bị “đổ mồ hôi” do hơi ẩm đọng lại

Do đó xếp lớp hoa quả trên các khay sấy với khối lượng 5 – 8kg/m2 là phù hợp

Bước 4 : Đóng gói và bảo quản sau sấy Đóng gói

Sau khi sấy xong, cần tiến hành phân loại để loại bỏ những cá thể không đạt chất lượng (do cháy hoặc chưa đạt độ ẩm yêu cầu) Loại khô tốt được đổ chung vào khay hoặc chậu lớn để điều hoà độ ẩm Sau đó quạt cho nguội hẳn rồi mới đóng gói để tránh hiện tượng đổ mồ hôi

Dạng vật liệu thường dùng để bảo vệ rau quả khô là giấy các-tông và chất dẻo (PE, PVC, xenlophan…) Bao giấy và hộp các-tông có đặc tính nhẹ, rẻ, có thể tái sinh, nhưng thấm hơi thấm khí, không đều dưới tác dụng của nước và cơ học Bao túi chất dẻo có đặc tính trong suốt, đàn hồi, dể dàng kín bằng nhiệt, chi phí thấp nhưng có một số bị thấm nước Thấm khí (PE), chịu nhệt kém (PVC,PET)

Bao túi chất dẻo dùng để bảo quản hoa quả khô có thể chỉ gồm một màng chất dẻo hoặc kết hợp nhiều màng

Bảo quản sau sấy Để chủ động việc làm khô phải sử dụng các thiết bị sấy Sấy là quá trình tách nước trong sản phẩm bằng nhiệt Đó là quá trình khuếch tán nước từ các lớp bên trong ra bề mặt sản phẩm và hơi nước từ bề mặt sản phẩm khuếch tán ra môi trường xung quanh

Các thiết bị sấy thông thường sử dụng khí nóng làm tác nhân sấy, bao gồm: các tủ sấy, lò sấy thủ công hoặc các máy sấy có bộ phận cấp nhiệt và quạt gió.

Kế hoạch Marketing - Theo mô hình 4P

Công ty đã thâm nhập thị trường và có danh tiếng đã lựa chọn một chiến lược định giá thông qua quá trình tinh chỉnh liên tục, đáng chú ý là chiến lược định giá chắt lọc thị trường, còn được gọi là "market-skimming pricing." Mục tiêu chính của chiến lược này là đặt giá sản phẩm ở mức cao, nhằm xác định và củng cố thương hiệu, đồng thời tạo ra sự phân hóa trong thị trường Đây là một cách tiếp cận đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp muốn hướng đến các khách hàng mục tiêu, đặc biệt là những người tiêu dùng có khả năng chi trả cao và đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm liên quan đến sức khỏe

Việc định vị sản phẩm có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp, nhưng một trong những phương pháp phổ biến là thiết lập vị trí của sản phẩm dựa trên mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả Trong trường hợp này, sản phẩm được xác định là thực phẩm sạch, được sản xuất và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, không chứa chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu Điều này tạo nên một ưu điểm lớn về chất lượng và tính độc đáo so với các sản phẩm cạnh tranh Dựa trên điều này, doanh nghiệp quyết định định vị sản phẩm ở mức giá cao trên thị trường

Doanh nghiệp chọn hướng tới một phân khúc khách hàng đặc biệt, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân có thu nhập khá trở lên Các khách hàng trong phân khúc này đặt sự ưu tiên vào chất lượng và tính ổn định cao của sản phẩm, và sẵn sàng chi trả cho sự khác biệt đó Bên cạnh đó, doanh nghiệp cung cấp chương trình bảo hành tận nơi để tạo lòng tin và sự trung thành từ phía khách hàng Đầu tiên, doanh nghiệp sử dụng chiến lược giá tâm lý để xây dựng hình ảnh của sản phẩm và khẳng định giá trị của nó trong tâm trí của khách hàng Sau đó, họ có thể áp dụng chiến lược giá cạnh tranh để thu hút và duy trì khách hàng trong thời gian dài

Phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu:

Hiện nay càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, thực phẩm hữu cơ, sạch, lo ngại về thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm an toàn cho sức khỏe

Khách hàng mục tiêu: Người độ tuổi từ 20 trở lên hoặc hộ gia đình có mức kinh tế cao

+ Về sản phẩm: Xác định các danh mục sản phẩm, tên gọi, đặc tính và dịch vụ khách hàng Rau củ quả sấy khô đang được bán tại BigGreen

+ Về giá thành: Giá thành phù hợp với giá thị trường và túi tiền người tiêu dùng Khách hàng mục tiêu là dân và hộ gia đình có thu nhập ổn định và cao nên giá thành dao động 60-200 nghìn đồng/1 sản phẩm

+ Phân phối: Phân phối trực tiếp tại hệ thống phân phối sẵn có của BigGreen 5 cửa hàng : chính thức và 1 cửa hàng sỉ lẻ

- Truyền thông trực tiếp tại các hệ thống của BigGreen

Với hệ thống phân phối quanh Hà Nội , BigGreen sẽ quảng bá sản phẩm bằng cách treo quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng của mình, vừa giảm chi phí thuê mặt bằng, vừa thu hút được khách hàng trung thành sẵn có của BigGreen

- Truyền thông qua các trang thông tin trực tuyến: Quảng cáo tại website, fanpage mạng xã hội của BigGreen

- Thực hiện các chiến dịch truyền thông offline kết hợp với các đối tác sỉ và lẻ

QUẢN LÝ THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

Biểu đồ Gantt, sơ đồ PERT/CPM

Biểu đồ Gantt theo thanh ngang các công việc cần làm và thời gian

Công việc cần thực hiện trước

Nghiên cứu thị trường, xem xét tính khả thi của dự án

Tìm kiếm đơn vị nghiên cứu phương pháp sản xuất, ký hợp đồng

Phê duyệt phương pháp sản xuất

Chuẩn bị máy móc sản xuất E C 1 tháng

Chuẩn bị nhân công sản xuất

Sản xuất sản phẩm G D, E, F 1 tháng Đánh giá chất lượng sản phẩm

Phân phối sản phẩm cho các chi nhánh cửa hàng

Từ biểu đồ Gantt trên ta có sơ đồ PERT/CPM như sau:

Từ biểu đồ trên ta xác định được đường găng của dự án là: A-B-C-E-G-H-K

Như vậy với đường găng trên ta có thể thấy các công việc như: Phác thảo, thiết kế mẫu mã sản phẩm, Phê duyệt mẫu thiết kế, Chuẩn bị máy móc sản xuất, sản xuất sản phẩm hàng loạt, Khâu kiểm định sản phẩm cuối cùng, Bán sản phẩm Nếu các công việc này chậm trễ tiến độ sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án.

Giải pháp để quản lý tiến độ hiệu quả

Cần thực hiện 4 bước cơ bản như sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của ngày, của tuần hoặc của tháng và liệt kê những nhiệm vụ cần hoàn thành để đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp

- Bước 2: Xác định nguồn lực cần thiết để hoàn thành các đầu mục công việc Bao gồm: Khối lượng của công việc là bao nhiêu? Cần làm việc với ai để hoàn thành công việc này? Cần dự trù bao nhiêu thời gian để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra?

- Bước 3: Sắp xếp thứ tự và đề ra kết quả cụ thể cho công việc Ví dụ: Thứ tự ưu tiên giữa các công việc, deadline của từng hạng mục, thành tựu cần đạt được

- Bước 4: Tiến hành thực hiện kế hoạch như đã đề ra và thực hiện đánh giá kết quả sau mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng

- Để mục tiêu ra mắt sản phẩm mới thành công Ananas cũng cần áp dụng các bước quản lí thời gian và tiến độ dự án như sau:

- Bước 1: Cần chuẩn bị chiến lược PR sản phẩm chuẩn bị ngay từ khi bắt đầu tiến hành giai đoạn sản xuất, sản phẩm mẫu cần chuẩn bị thật tốt để buổi ra mắt được thành công tốt đẹp đưa sản phẩm ra thị trường được phái nữ nói chung, và cộng đồng người nội trợ mong chờ sẽ được săn đón…

- Bước 2: Các khâu bên thiết kế mẫu và sản xuất cần phối hợp ăn ý với nhau để hoàn thành mẫu và tiến hành sản xuất trong vòng 9 tháng, để ăn khớp các quá trình trong khi sản xuất như hoạt động MKT, thời hạn sản xuất, cũng như các quá trình bộ phận khác cần theo đúng lịch trình để đảm bảo tiến độ ra mắt sản phẩm

- Bước 3: Bên thiết kế cần hoàn thành mẫu trong vòng 2 tháng đồng thời bộ phận marketing cũng tiến hành nghiên cứu cho sản phẩm tiếp theo bộ phận sản xuất nhận được mẫu thì nhanh chóng tiến hành sản xuất đưa ra sản lượng cụ thể để công việc không bị đình trệ mục tiêu trong vòng 4 tháng sẽ hoàn thành đủ sản lượng để đưa ra thị trường Bộ phận phân phối tìm thị trường để đưa sản phẩm tới khách hàng Đặc biệt chất lượng phải đạt chuẩn trước khi được tung ra thị trường để giữ uy tín cho BIGGREEN

- Bước 4: Các nhà quản lí cùng các trưởng bộ phận các khâu kiểm tra giám sát công việc hiệu quả liên tục cập nhật tiến độ công việc theo tuần theo tháng để đưa ra phương án cụ thể tối ưu hoàn thành mục tiêu dự án đúng thời hạn hoặc có thể sớm hơn.

PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Chi phí nghiên cứu phương pháp sản xuất sản phẩm

Chi phí nghiên cứu và phân tích thị trường: Để tìm hiểu về nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, đối tượng khách hàng và cạnh tranh của sản phẩm hoa quả sấy khô, phải tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến công chúng và phân tích số liệu thống kê Chi phí này có thể bao gồm cả việc thuê các chuyên gia nghiên cứu thị trường hoặc sử dụng các dịch vụ nghiên cứu thị trường của các công ty chuyên nghiệp

Chi phí nghiên cứu về quy trình sản xuất: Để phát triển phương pháp sản xuất sản phẩm hoa quả sấy khô, cần thiết lập các quy trình sản xuất hiệu quả và ổn định Chi phí này có thể bao gồm việc thuê chuyên gia quy trình sản xuất, mua các thiết bị và máy móc cần thiết, chi phí thử nghiệm và cải tiến quy trình, cũng như việc đào tạo nhân viên để thực hiện quy trình sản xuất mới

Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm: khoảng 300 triệu đồng.

Chi phí sản xuất (3 tháng)

STT HẠNG MỤC CHI TIẾT SỐ TIỀN GHI

Chi phí nguyên vật liệu

3 Tiền lương trả nhân công lao động (50 người)

4 Chi phí nhân công Các khoản trích khác (BHYT, BHXH, phụ cấp, trợ cấp…) 200.000.000

Khấu hao dây chuyền sản xuất 20.000.000

6 Khấu hao nguyên vật liệu sản xuất 10.000.000

8 Bảo hiểm dây chuyền sản xuất 20.000.000

9 Chi phí bằng tiền khác

Chi phí hội họp, tiếp khách 30.000.000

Chi phí bán hàng

STT HẠNG MỤC CHI TIẾT SỐ TIỀN GHI

Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 25.000.000

Các khoản trích khác (BHYT, BHXH, phụ cấp, trợ cấp…)

3 Chi phí vật liệu, bao bì

Chi phí đóng gói sản phẩm, bảo quản, vận chuyển sản phẩm

Chi phí sửa chữa, bảo quản TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng

5 Chi phí dụng cụ, đồ dùng

Chi phí máy thanh toán, tủ trưng bày, đồ dùng tại cửa hàng

Khấu hao tài sản tại nhà kho, cửa hàng, phương tiện hoạt động

7 Chi phí bảo hành Chi phí bảo hành sản phẩm 10.000.000

8 Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí sửa chữa tại cửa hàng 5.000.000

9 Chi phí lưu trữ và vận chuyển sản phẩm

10 Trả hoa hồng cho các đại lý bán hàng 30.000.000

Chi phí Marketing và các khoản khác

Chi phí giới thiệu sản phẩm, chào hàng, khuyến mại (marketing sản phẩm)

12 Chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng

Tổng chi phí dự kiến sơ bộ cho toàn dự án trong 1 năm: 1.435.000.000 đồng (một tỷ chín trăm triệu đồng)

Bảng Phương án tài chính của dự án:

Doanh thu (bán hàng, chênh lệch lợi nhuận tại các đại lý, giá trị thương hiệu…) Giá bán 1 sản phẩm dao động từ 60.000 – 200.000 VND/1 Sản phẩm

Chi phí sử dụng vốn: 10% Đơn vị: Triệu đồng

Doanh thu 0 0 0 0 40 90 150 200 250 350 200 250 300 Chi phí 100 0 0 0 180 180 180 180 100 100 100 100 100 Khấu hao TSCĐ 0 0 0 0 10 10 10 10 5 5 5 5 5 LNTT -100 0 0 0 -150 -100 -40 10 145 245 95 145 195 LNST -80 0 0 0 -120 -80 -32 8 116 196 76 116 156 Dòng tiền thuần -80 0 0 0 -110 -70 -22 18 121 201 81 121 161

Thời gian hoàn vốn của dự án: tháng thứ 9

Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư

NPV > 0, điều này thể hiện rằng lợi nhuận sau dự án đang cao hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra Vì vậy, đây là một dự án khả thi, khoản đầu tư lúc này có lời

Thời gian hoàn vốn ngắn => Dự án tiềm năng, nên đầu tư.

TỔ CHỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Nguồn lực dự án

Phân bố nguồn nhân lực cho dự án như sau:

Công việc thực hiện trước

Chuẩn bị nhà xưởng A - 2 tháng 5

Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ B A 1 tháng 10

Chuẩn bị bao bì C A 1 tháng 5

Chuẩn bị nguyên liệu D A 1 tháng 20

Tuyển dụng nhân công sản xuất E A 1 tháng 5

Sản xuất F B,D,E 2 tháng 30 Đóng gói sản phẩm G C,E,F 1 tháng 20

Kiểm định sản phẩm H F,G 1 tháng 10

Chiến dịch Marketing (Quảng bá sản phẩm)

Từ đó ta có biểu đồ phân bố nguồn lực:

Biểu đồ cho thấy lượng lao động cần thiết cho từng tháng Tháng ít sử dụng nhất là tháng thứ 1,2 với 5 lao động Tháng sử dụng nhiều lao động nhất là 4,5,8,9 và 10 với 45 người.

Phương án đảm bảo chất lượng dự án

Đảm bảo chất lượng dự án là tất cả các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được thực hiện trong phạm vi hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng tương ứng Đảm bảo chất lượng là việc đánh giá thường xuyên tình hình hoàn thiện để đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định

Nhận xét: Như vậy, thông qua biểu đồ xương cá người quản lý dự án có thể xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dự án Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ đó làm rõ nguyên nhân nào cần được xử lý trước, nguyên nhân nào xử lý sau để đảm bảo cho kết quả đạt được như mong muốn

STT Lý do Tần suất

1 Trình độ chuyên môn, tay nghề thấp 22 22 28.6 28.6

2 Tác phong làm việc kém 18 40 23.4 52

3 Nguyên liệu không đảm bảo 15 55 19.5 71.5

4 Phương pháp, quá trình vận hành công nghệ còn kém

5 Thiết bị, dụng cụ chưa đáp ứng đủ 10 77 12.9 100.1

QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN

Nhận dạng các rủi ro, mức độ ảnh hưởng của chúng nếu xảy ra và giải pháp

Nhận dạng rủi ro Đánh giá khả năng thiệt hại

Biện pháp phòng ngừa, khắc phục

Rủi ro về sản phẩm

- Có thể xuất hiện các vấn đề về chất lượng, hạn sử dụng, bảo quản và khả năng sấy khô hiệu quả của sản phẩm, ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng

- Sự cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường

- Đảm bảo quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và đảm bảo các sản phẩm của mình không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng

- Nghiên cứu thị trường và tìm cách phát triển sản phẩm độc đáo, có giá trị gia tăng để cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường

Rủi ro về khách hàng

- Khách hàng có thể không chấp nhận hoặc không quan tâm đến sản phẩm rau củ sấy khô, không có nhu cầu sử dụng hoặc không tin tưởng vào sản phẩm của công ty BigGreen

Cao - Lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Nghiên cứu thị trường và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng

- Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đưa ra các chính sách khuyến mãi, ưu đãi để giữ chân khách hàng

Rủi ro về nhà cung cấp

- Dịch bệnh tràn lan gây ảnh hưởng đến đầu vào nguyên liệu, dẫn đến đứt đoạn nguồn hàng, nguyên liệu bị chậm trễ khiến cho doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để cho ra sản phẩm mới

- Nhà cung cấp không chấp nhận thương lượng về giá nguyên liệu đầu vào, gây khó dễ trong việc cung cấp nguyên vật liệu

Thấp - Doanh nghiệp cần thương lượng kỹ, làm hợp đồng rõ ràng với nhà cung cấp

- Cần tìm kiếm nhiều nhà cung cấp để giảm áp lực từ họ và có phương án dự phòng nếu 1 nhà cung cấp gây áp lực

- Nhà cung cấp cung cấp nguyên liệu chất lượng kém

Rủi ro về đối thủ cạnh tranh

- Trên thị trường hiện tại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với sản phẩm mới của doanh nghiệp

- Đối thủ cạnh tranh bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp, thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mại, chiến lược giá rẻ, đưa ra các thủ đoạn để giảm uy tín của BigGreen

Cao - Liên tục tìm kiếm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài

- Tập trung chú trọng chương trình marketing sản phẩm giày cao gót mới của doanh nghiệp

Rủi ro về kinh tế

- Lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong hoạt động thu mua nguyên liệu

- Thị trường thực phẩm sấy khô có thể không đủ phát triển hoặc cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của dự án

- Đưa ra các phương án dự phòng để doanh nghiệp không bị lay chuyển trước khó khăn của thị trường kinh tế

Rủi ro về chính trị - pháp luật

- Chính phủ có thể thay đổi các chính sách liên quan đến thuế

- Những thay đổi về chính sách hỗ trợ vay vốn, lãi suất vay vốn, chính sách liên quan về nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm

- Sai phạm về hợp đồng gây ra những tranh chấp

- Thực hiện đúng các điều lệ kinh doanh theo pháp luật

- Đưa ra các phương án dự phòng cho những biến đổi về chính sách liên quan đến thuế, lãi suất…

- Bồi thường khiếu nại đối với khách hàng

Rủi ro về văn hóa - xã hội

- Nhận thức của khách hàng về sản phẩm sấy khô có thể không đồng nhất, điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường và xây dựng hình ảnh thương hiệu

- Chú trọng tìm hiểu nghiên cứu thị hiếu thị trường, tập trung vào tạo lập ý tưởng để cho ra sản phẩm rau củ sạch sấy khô mới được khách hàng đón nhận

Rủi ro về công nghệ

- Công nghệ sản xuất, quy trình sấy khô có thể gặp vấn đề, gây ra sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong việc cung cấp sản phẩm

Cao - Doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ các sản phẩm công nghệ mình cần áp dụng cho việc sản xuất giày, để tìm hiểu nguồn cung ứng hợp lý, đảm bảo uy tín

- Liên tục đổi mới công nghệ, máy móc, nhập khẩu máy móc từ nước ngoài

Rủi ro về tài chính

- Thiếu hụt kinh phí để triển khai dự án

- Tập trung tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư vào dự án của doanh nghiệp

Rủi ro về nguồn nhân lực

- Môi trường làm việc độc hại, nóng bức, lương thấp dẫn tới việc công nhân nghỉ việc

- Không có nguồn nhân lực chất lượng cao, công nhân không đáp ứng đủ trình độ, không biết sử dụng máy móc thiết bị hiện đại

- Bất đồng quan điểm giữa công nhân và những người quản lý

Cao - Tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bằng những mức lương và chính sách ưu đãi hấp dẫn

- Giám sát chặt chẽ nguồn nhân lực để linh hoạt trong việc điều chỉnh môi trường làm việc cho người lao động cho phù hợp gây xích mích, ảnh hưởng tới tiến độ làm việc

- Tiến hành các công tác đào tạo nguồn nhân lực

Rủi ro về điều kiện tự nhiên

- Thay đổi khí hậu, thảm họa tự nhiên hoặc các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất và cung cấp sản phẩm

- Doanh nghiệp cần tạo phương án dự phòng cho những rủi ro về điều kiện tự nhiên

Rủi ro về thương hiệu

- Doanh nghiệp mới chỉ được biết đến nhiều ở nước ngoài, chưa được khách hàng trong nước biết đến rộng rãi

- Một sai sót về sản phẩm nghiêm trọng nào đó xảy ra làm mất đi uy tín của thương hiệu doanh nghiệp

Thấp - Tập trung vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp cần chú trọng các chiến lược Marketing để thương hiệu đến gần hơn với khách hàng trong nước

Rủi ro về năng suất

- Năng suất làm việc tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp thấp dẫn đến kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp

Thấp - Thường xuyên giám sát, đốc thúc công nhân làm việc một cách hiệu quả

Rủi ro về hoàn trả hàng

- Xuất hiện các trường hợp sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt yêu cầu, dẫn đến yêu cầu hoàn trả hàng hoặc đền bù cho khách hàng

- Doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của nhân viên

- Xây dựng chính sách hoàn trả phù hợp

Như vậy, hiện nay thì thị trường rau củ sấy khô đang phát triển mạnh mẽ, với sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sức khỏe, dinh dưỡng và môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành này Với các sản phẩm rau củ sấy sạch sấy khô đảm bảo chất lượng từ khâu trồng, thu hoạch đến sản xuất cùng với những lợi ích về mặt dinh dưỡng, giá cả phù hợp sẽ là một trong những ưu thế cạnh tranh của BIGGREEN trong lĩnh vực kinh doanh mới này Bên cạnh việc cung cấp cho người tiêu dùng của BIGGREEN những sản phẩm chất lượng cao, giúp nâng cao sức khỏe cũng như sự hài lòng của khách hàng thì sản phẩm rau củ sấy khô có thể là cơ hội giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường trong nước hay thậm chí là xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của bạn và người thân trong những bữa ăn, thực phẩm sử dụng hàng ngày thì đây sẽ là sản phẩm mà bạn nên lựa chọn sử dụng

Các nội dung trình bày trong dự án cho thấy nếu triển khai và không có rủi ro, sơ xuất thì dự án sẽ thành công với số vốn dự kiến là , thời gian thực hiện là 1 năm Bài thảo luận rất mong nhận những nhận xét, ý kiến đóng góp của thầy và tất cả thành viên trong lớp để bài thảo luận của nhóm 8 có thể hoàn chỉnh nhất!

Ngày đăng: 23/02/2024, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w