Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí Hệ thống điều hòa không khí có chức năng duy trì một mơi trường thoải mái, sạch sẽ, thống mát và dễ chịu trong khoang hành khách của xe ô tô bằng
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô
2.1.1 Vùng nhiệt độ lý tưởng đối với cơ thể con người
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cảm giác nóng lạnh đối với cơ thể con người Thân nhiệt của con người nằm troang khoảng 36,3 o C - 37,1 o C, nhưng trong quá trình vận động và sinh hoạt thì cơ thể con người sẽ tạo ra nhiệt lượng Vì vậy để có thể duy trì thân nhiệt, cơ thể con người sẽ trao đổ nhiệt với môi trường bên ngoài
Theo các chuyên gia y tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ lý tưởng đối với cơ thể con người là từ 25 0 C-28 0 C Điều này có nghĩa là môi trường sống và làm việc nên được duy trì ở mức nhiệt độ này để đảm bảo sự thoải mái và hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày
Một yếu tố quan trọng khác là chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường trong nhà và môi trường ngoài trời Theo các chuyên gia, sự chênh lệch từ 5 0 C - 7 0 C được coi là tương đối tốt cho cơ thể con người thích nghi Điều này có nghĩa là khi chuyển từ môi trường ngoài trời có nhiệt độ cao vào trong nhà mát mẻ, chênh lệch nhiệt độ này không gây quá nhiều biến đổi cho cơ thể Ngoài nhiệt độ thì độ ẩm cũng ảnh hưởng đến cảm giác dễ chịu và sức khỏe của con người, độ ẩm lý tưởng đối với sức khỏe con người nằm trong khoảng từ 40 - 70%
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến người ngồi trên xe Đối với xe ô tô thì ngoài nguồn nhiệt từ mặt trời là tác nhân chính thì còn có các nguồn nhiệt khác Như là:
- Nhiệt từ không khí bên ngoài
- Nhiệt tỏa ra từ hành khách
- Nhiệt từ động cơ và mặt đường
Hình 2 1 Các nguồn nhiệt ảnh hướng đến cabin xe
Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí có chức năng duy trì một môi trường thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát và dễ chịu trong khoang hành khách của xe ô tô bằng cách điều chỉnh các thông số như: nhiệt độ, độ ẩm, luồng khí và lọc sạch không khí
Ngoài chức năng làm mát, hệ thống điều hòa còn có chức năng hút ẩm, loại bỏ các bụi bẩn của không khí bên ngoài môi trường trước khi được đưa vào xe giúp cho hiệu quả thông gió của xe được tốt hơn Hơn nữa hệ thống điều hòa không khí còn giúp hạn chế các tác nhân do môi trường bên ngoài như sương mù, nước đọng trên kính xe gây cản trở khả năng quan sát của người lái cũng như hành khách ngồi trong xe
Hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô có các chức năng:
- Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm bên trong cabin xe
- Điều khiển luồng khí lưu thông bên trong cabin xe
- Loại bỏ bụi bẩn trong không khí
2.2.1.1 Hệ thống làm mát không khí
Cơ chế hoạt động chính của hệ thống làm mát không khí trên xe ô tô sử dụng nguyên lý làm lạnh bằng quá trình trao đổi nhiệt Khi xe khởi động và người lái bật công tắc điều hòa, lúc này máy nén của hệ thống điều hòa sẽ bắt đầu hoạt động nhờ vào sự dẫn động của trục khuỷu động cơ trên xe, khi máy nén hoạt động sẽ làm cho môi chất làm lạnh nén thành khí nén cao áp và đi đến giàn lạnh Tại đây sẽ diễn ra quá trình trao đổi nhiệt làm cho nhiệt độ của không khí giảm xuống và không khí lạnh sẽ được đưa vào trong cabin xe nhờ quạt lồng sóc của hệ thống điều hòa
Hình 2 2 Nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát không khí
2.2.1.2 Hệ thống sưởi không khí
Hệ thống sưởi có chức năng tạo ra không khí nóng trong cabin xe khi cần thiết, tăng nhiệt độ bên trong cabin xe khi thời tiết lạnh Nguyên lý hoạt động của hệ thống sưởi cũng dựa trên quá trình trao đổi nhiệt Trong hệ thống sẽ có một két sưởi dùng để làm nóng không khí thường được gọi là bộ trao đổi nhiệt giàn nóng Nước làm mát từ động cơ sẽ đi qua bộ trao đổi nhiệt giàn nóng và lấy nhiệt từ nước làm mát để truyền cho không khí làm cho nhiệt độ của không khí đi vào xe tăng lên, sau đó không khí nóng sẽ được đưa vào cabin xe nhờ quạt thông gió Hệ thống sẽ vận hành hiệu quả nhất sau khi động cơ hoạt động một thời gian
Hình 2 3 Nguyên lý hoạt động hệ thống làm nóng không khí
2.2.1.3 Hệ thống hút ẩm không khí
Hệ thống hút ẩm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Nó giúp giảm độ ẩm trong cabin xe và duy trì sự thoải mái dễ chịu cho người ngồi trong xe Không khí nóng khi đi qua giàn lạnh thì nhiệt độ sẽ giảm xuống gây ra hiện tượng ngưng tụ và tạo ra hơi nước ngưng tụ trên các cánh tản nhiệt của giàn lạnh Hơi nước ngưng tụ này sẽ được thu thập thông qua một khay chứa nước Sau đó nước từ khay chứa sẽ được đưa ra bên ngoài thông qua đường ống
Hình 2 4 Nguyên lý hoạt động hệ thống hút ẩm không khí
2.2.1.4 Điều khiển nhiệt độ không khí
8 Để điều hòa không khí trong cabin xe một cách tốt nhất, cần sử dụng kết hợp giàn lạnh và két sưởi cho từng trường hợp cụ thể bằng cách đóng mở các cánh hòa trộn không khí Bằng cách sử dụng cách hòa trộn không khí hệ thống điều hòa sẽ cho ta nhiệt độ thích hợp với yêu cầu của người ngồi trong xe
Hình 2 5 Cánh hòa trộng không khí đóng hoàn toàn khoang sưởi
Cánh hòa trộn không khí đóng hoàn toàn khoan bên dưới ngăn không cho luồng không khí lạnh đi qua két sưởi Lúc này toàn bộ không khí lạnh sẽ đi qua khoang trên đi vào cabin xe thông qua các cửa gió, tương ứng với chế độ lạnh nhất
Hình 2 6 Cánh hòa trộn không khí mở một phần khoang sưởi Ở chế độ này cánh hòa trộn bắt đầu mở ra, cho phép luồng không khí lạnh đi vào khoang dưới và đi qua két sưởi Tùy thuộc vào mức điều chỉnh núm nhiệt độ của người ngồi trong xe mà cánh hòa trộn sẽ có độ mở tương ướng Khi đó cả 2 dòng khí nóng và lạnh sau khi
9 đi qua 2 khoang sẽ kết hợp lại với nhau và đi vào cabin xe thông qua các cửa gió và cho ra nhiệt độ thích hợp
Hình 2 7 Cánh hoàn trộn mở hoàn toàn khoang sưởi Ở chế độ này cánh hòa trộn sẽ đóng hoàn toàn khoang trên, chỉ cho phép dòng không khí đi qua két sưởi Sau khi đi qua két sưởi không khí sẽ được làm nóng và đi vào trong cabin xe thông qua các cửa gió
2.2.2 Điều khiển dòng không khí trong xe
2.2.2.1 Lấy gió tự nhiên Đối với phương pháp lấy gió tự nhiên, luồng không khí đi vào cabin xe do sự chênh lệch áp suất khi xe di chuyển tạo ra Áp suất sẽ phân bố không đều trên bề mặt của xe khi xe chuyển động Một số vị trí sẽ có áp suất dương còn một số vị trí khác sẽ có áp suất âm, vì vậy cửa hút khí vào sẽ được bố trí ở vị trí có áp suất dương và khí ra thông qua cửa xả sẽ được đặt ở những vị trí có áp suất âm
Hình 2 8 Lấy gió tự nhiên
2.2.2.2 Lấy gió cưỡng bức Đối với phương pháp lấy gió cưỡng bức, sẽ dùng một motor quạt hút không khí từ bên ngoài và đưa vào trong xe thông qua các cửa hút và cửa xả Thông thường phương pháp lấy gió cưỡng bức sẽ được sử dụng kết hợp đồng thời với hệ thống điều hòa không khí
Hình 2 9 Lấy gió cưỡng bức
Người ngồi trong xe có thể lựa chọn chế độ lấy gió bên ngoài xe hoặc bên trong xe thông qua nút bấm trên bảng điều khiển
Hình 2 10 Nút chọn chế độ lấy gió trong hoặc gió ngoài
2.2.2.3 Điều chỉnh hướng gió trong xe Để điều chỉnh hướng gió, người ngồi trong xe có thể điều chỉnh thông qua nút bấm trên bản điều khiển
Hình 2 11 Các chế độ hướng gió
Lấy gió trong xe Lấy gió ngoài xe
Bảng 2 1 Chức năng của các nút bấm
Panel—Không khí chủ yếu lưu thông từ các lỗ thông gió trên bảng điều khiển
Bi-level—Không khí lưu thông từ cả các lỗ thông gió trên sàn và các lỗ thông gió trên bảng điều khiển
Floor—Không khí chủ yếu lưu thông từ các lỗ thông gió trên sàn
Floor/Windshield—Không khí chủ yếu lưu thông từ các lỗ thông gió trên sàn và các lỗ thông gió trên kính chắn gió Vị trí này cho phép lấy không khí tươi tự động Điều này giúp làm sạch tầm nhìn phía trước nhanh hơn
Hình 2 12 Hướng gió tương ứng với từng chế độ
❖ Chức năng của bộ lọc không khí
Bộ phận lọc không khí có chức năng dùng để cải thiện chất lượng không khí bên trong cabin xe, loại bỏ các bụi bẩn, khí độc, mùi hôi trong không khí Bộ phận này thường được lắp đặt trong hệ thống thông gió của xe
Ngày nay trên một số dòng xe hơi hiện đại có bộ lọc không khí tiên tiến hơn, bao gồm cả bộ lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air), có khả năng loại bỏ các hạt siêu mịn và các chất ô nhiễm nhỏ hơn
❖ Cấu tạo của bộ lọc không khí
Hệ thống lọc không khí gồm có một quạt giàn lạnh, motor quạt giàn lạnh, cảm biến khói, bộ khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính
Hình 2 13 Hệ thống lọc không khí
❖ Vị trí của hệ thống lọc không khí trên xe
Hệ thống lọc bên trong cabin xe thường nằm ở vị trí gần với bảng điều khiển điều hòa hoặc bên dưới bảng taplo bên phía ghế phụ
Hình 2 14 Vị trí lọc không khí bên trong cabin xe
❖ Các loại lọc gió lạnh trên xe ô tô
+ Bộ lọc hạt: Loại bỏ các hạt bụi, phấn hoa và chất lơ lửng khác có kích thước nhỏ từ không khí
+ Bộ lọc thạn hoạt tính: Loại bỏ các chất ô nhiễm gây mùi, khí độc và hợp chất hữu cơ từ không khí
+ Bộ lọc kháng vi khuẩn: Loại bỏ vi khuẩn và vi rút có trong không khí
Khái quát về hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô
2.3.1 Công dụng của hệ thống
- Làm mát không khí trong khoang cabin xe
- Điều chỉnh độ ẩm, duy trì không gian thoáng đãng cho cabin xe
- Lọc sạch bụi bẩn, mùi hôi trong xe giúp bảo vệ sức khỏe hành khách trong xe
- Tạo nên sự thoải mái và dễ chịu cho người ngồi trong xe do có thể điều chỉnh được luồng gió bên trong xe
2.3.2 Yêu cầu đối với hệ thống
- Hệ thống phải đảm bảo khả năng làm mát và duy trì nhiệt độ bên trong cabin xe
- Không khí trong cabin xe phải sạch, không có bụi bẩn, không có ẩm mốc và mùi hôi đồng thời phải có độ ẩm thấp
- Hệ thống cần phải có khả năng điều chỉnh chính xác và trực quan để người ngồi trong xe có thể dễ dàng thao tác
- Hệ thống phải đạt được hiệu quả năng lượng cao, chỉ hoạt động khi cần thiết Không gây tiêu hao năng lượng quá nhiều trong quá trình hoạt động
- Hệ thống cần phải đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe, không rò rỉ khí gas lạnh trong quá trình hoạt động
- Dễ dàng thay thế các bộ phận như lọc gió, để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả nhất
2.3.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt
❖ Kiểu điều hòa lắp đặt ở phía trước Đối với loại này hệ thống điều hòa sẽ được bố trí ở phía trước của xe, thường được đặt ở vị trí phía sau bảng điều khiển trung tâm Đối với loại này giàn nóng sẽ được kết nối với giàn lạnh Kiểu bố trí điều hòa này thường được sử dụng cho các dòng xe ô tô con và xe tải
Hình 2 15 Điều hòa lắp đặt ở phía trước
❖ Kiểu điều hòa lắp đặt ở phía sau Đối với hệ thống kiểu này, hệ thống điều hòa sẽ được bố trí ở phía sau của xe Các cửa gió sẽ được lắp đặt ở lưng ghế sau xe Kiểu bố trí này phù hợp cái các hệ thống điều hòa có kích thước và công suất lớn
Hình 2 16 Điều hòa lắp đặt ở phía sau
❖ Kiểu điều hòa kép Đối với kiểu này, hệ thống điều hòa không khí sẽ được kết hợp lắp đặt ở cả phía trước và phía sau để giúp hiệu quả làm lạnh được tốt nhất và không khí lạnh được phân bố đều khắp trong cabin xe Kiểu bố trí này thường được dùng trên các dòng xe ô tô 7 chỗ
Hình 2 17 Điều hòa kiểu kép
❖ Kiểu điều hòa kép treo trần Đối với điều hòa có kiểu bố trí này, giàn lạnh được bố trí phía trước kết hợp với giàn lạnh trên trần xe Ưu điểm của hệ thống điều hòa kiểu này là giúp không khí lạnh được khuếch tán đều trong khoang xe Kiểu biếu trí này thường được sử dụng trên các dòng xe khách
Hình 2 18 Điều hòa kiểu kép treo trần
2.3.3.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển
❖ Điều khiển bằng tay (MANUAL) Đối với kiểu điều khiển này, hệ thống điều hòa sẽ được điều chỉnh bằng cần gạt, núm xoay hoặc nút bấm Điều khiển điều hòa bằng tay cho phép người ngồi trong xe có thể điều chỉnh nhiệt độ, lưu lượng gió, tốc độ quạt, chế độ làm lạnh hoặc sưởi
Hình 2 19 Bảng điều khiển điều hòa MANUAL Bảng 2 2 Các nút chức năng bảng điều khiển MANUAL
1 Núm xoay điều chỉnh tốc độ quạt
2 Núm xoay chỉnh nhiệt độ
3 Núm xoay chọn luồng khí ra
5 Nút chọn lấy khí trong hoặc ngoài xe
❖ Điều khiển tự động (AUTOMATIC)
Hệ thống điều hòa không khí tự động sử dụng tín hiệu từ ECU và bảng điều khiển điều hòa để điều chỉnh các thông số của hệ thống điều hòa Hệ thống sẽ thu thập tín hiệu từ các cảm biến như: nhiệt độ trong cabin xe, nhiệt độ giàn lạnh, nhiệt độ môi trường và cảm biến bức xạ mặt trời sau đó truyền tín hiệu về hộp điều khiển điều hòa và ECU để điều chỉnh các thông số của hệ thống theo mong muốn, hoặc tự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện môi trường
Hình 2 20 Bảng điều khiển điều hòa tự động Bảng 2 3 Các nút chức năng bảng điều khiển AUTOMATIC
1 Nút điều chỉnh nhiệt độ
2 Các nút điều chỉnh chọn luồng khí ra
3 Nút điều chỉnh luồng khí đến kính chắn gió
4 Nút điều chỉnh tốc độ quạt
5 Nút chọn chế độ lấy khí trong hoặc ngoài xe
8 Nút chọn chế độ tự động AUTO
❖ Điều hòa đa vùng độc lập Để đáp ứng nhu cầu của từng người dùng trên xe, các hãng xe đã thiết kế kiểu điều hòa theo nhiều vùng độc lập (Climate control) Ví dụ, người lái thích nhiệt độ 25 độ nhưng người ngồi bên cạnh thích nhiệt độ là 20 độ, khi đó người dùng có thể cài đặt nhiệt độ riêng, quạt riêng, độc lập với nhau
Hình 2 21 Điều hòa đa vùng độc lập
Tương tự, hệ thống điều hòa 3, 4 vùng có thể điều chỉnh các vùng nhiệt độ riêng biệt cho cả phía trước và phía sau Nhiệt độ khác nhau từng vùng có thể phát ra từ cùng một giàn lạnh, hoặc từ 2 giàn lạnh trên dưới khác nhau
Trên các hệ thống điều hòa nhiều vùng sẽ có nút SYNC, đây là nút để đồng bộ 2 hệ thống điều hòa với nhau, tức là chỉ cần chỉnh 1 bên thì bên còn lại sẽ được đồng bộ với thông số tương tự.
Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
2.4.1 Cấu tạo chung của hệ thống
Cấu tạo chung của hệ thống gồm các bộ phận sau: máy nén (compressor), ly hợp từ(clutch) , giàn nóng (condenser), giàn lạnh (evaporator), van tiết lưu (expansion valve), bình lọc tách ẩm (filter/receiver drier) và các thiết bị khác
Hình 2 22 Cấu tạo của hệ thống điều hòa
2.4.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hình 2 23 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí
Nguyên lý hoạt động của hệ thống gồm các bước sau:
- Môi chất làm lạnh bắt đầu từ giàn lạnh (tại đây môi chất sẽ có nhiệt độ thấp, áp suất thấp và tồn tại ở thể hơi), sau đó môi chất làm lạnh sẽ được máy nén nén lại và đưa đến giàn nóng (tại đây môi chất sẽ tồn tại ở thể hơi nhưng có nhiệt độ cao và áp suất cao)
- Sau khi môi chất làm lạnh đến giàn nóng sẽ ngưng tụ từ thể hơi thành thể lỏng Tại giàn nóng còn được trang bị thêm quạt gió để giúp quá trình trao đổi nhiệt được hiệu quả hơn
- Sau khi qua giàn nóng, môi chất làm lạnh sẽ đi qua bình lọc tách ẩm, tại đây môi chất làm lạnh sẽ được lọc hết hơi ẩm có trong nó
- Sau đó môi chất làm lạnh sẽ đi qua van tiết lưu, van này sẽ điều tiết lưu lượng của môi chất làm lạnh nhiều hay ít Sau khi đi qua van tiết lưu môi chất sẽ được hạ thấp áp suất xuống và được chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Trong quá trình bốc hơi, môi chất làm lạnh sẽ hấp thụ nhiệt trong khoang cabin xe làm cho nhiệt độ trong khoang cabin xe giảm xuống
- Cuối cùng môi chất làm lạnh sẽ tồn tại ở thể hơi, có nhiệt độ cao và áp suất thấp được đưa về máy nén và bắt đầu chu trình làm lạnh mới.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính hệ thống
2.5.1 Giàn nóng (bộ ngưng tụ)
Giàn nóng có chức năng chính là biến đổi môi chất làm lạnh đang ở thể khí, áp suất và nhiệt độ cao thành thể lỏng có áp suất và nhiệt độ cao
Giàn nóng có cấu trúc bao gồm một chuỗi ống kim loại dẻo được uốn cong thành các hình chữ U liên tiếp, xuyên qua nhiều cánh tản nhiệt mỏng Các cánh tản nhiệt được gắn chặt xung quanh ống kim loại để tăng khả năng truyền nhiệt Thiết kế này giúp tăng diện tích tỏa nhiệt tối đa và giảm diện tích chiếm chỗ tối thiểu
Hình 2 24 Cấu tạo giàn nóng
Cấu tạo hoàn chỉnh của một giàn nóng:
Tùy thuộc và từng loại xe mà giàn nóng của hệ thống điều hòa sẽ được lắp đặt ở những vị trí khác nhau Đối với xe ô tô con, giàn nóng sẽ được lắp đặt ở phía đầu xe, phía trước két nước làm mát động cơ Trên các dòng xe ô tô tải thì giàn nóng sẽ được lắp ở phía gầm xe Vị trí lắp đặt giàn nóng giúp đảm bảo giàn nóng sẽ nhận được tối đa luồng khí mát đi xuyên qua nó
Trong quá trình vận hành, dàn nóng nhận được môi chất làm lạnh ở thể khí có áp suất và nhiệt độ rất cao từ máy nén Môi chất lạnh nóng ở thể khí được đưa vào giàn ngưng tụ thông qua ống nạp được đặt ở phía trên giàn nóng Dòng hơi này tiếp tục chảy qua các ống dẫn từ trên xuống dưới, trong quá trình đó, nhiệt từ môi chất lạnh được truyền qua các cánh tản nhiệt và bị mất đi khi có gió mát thổi qua Quá trình trao đổi này dẫn đến sự giải phóng một lượng nhiệt đáng kể vào không khí Lượng nhiệt này làm cho môi chất lạnh từ trạng thái khí chuyển sang trạng thái lỏng, tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong quá trình làm lạnh để biến nó từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí Dưới áp suất lớn của máy nén, môi chất làm lạnh ở thể lỏng có áp suất cao này chảy ra từ lỗ thoát ở phía dưới giàn ngưng tụ, và đi qua ống dẫn đến bình lọc tách ẩm Giàn nóng chỉ được làm mát ở mức trung bình, vì vậy hai phần ba phía trên của nó vẫn chứa môi chất lạnh nóng, trong khi một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh ở trạng thái lỏng, có nhiệt độ thấp do đã ngưng tụ
Hiện nay trên một số dòng xe đã được trang bị giàn nóng kép Loại này bao gồm 2 giàn ngưng tụ hoạt động song song với nhau Giàn nóng kép sẽ giúp làm tăng hiệu suất làm mát của hệ thống điều hòa và cải thiện hiệu quả quá trình biến đổi nhiệt
Trong hệ thống điều hòa sử dụng giàn nóng tích hợp, môi chất làm lạnh lỏng sẽ được chứa ở bộ chia hơi lỏng nên sẽ không cần bình chứa hoặc lọc ga
Hình 2 25 Cấu tạo giàn nóng tích hợp
2.5.2.1 Chức năng của máy nén
Máy nén sử dụng trong hệ thống điều hòa ô tô là loại máy nén đặc biệt dùng trong kỹ thuật làm lạnh, nó hoạt động như một cái máy bơm để hút môi chất làm lạnh ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp ở giàn lạnh rồi nén môi chất làm lạnh này đến nhiệt độ cao và áp suất cao (vào khoảng 100 psi hoặc 7÷17.5 kg.cm 2 ) để đưa đến giàn nóng Máy nén giúp đảm bảo quy trình làm lạnh hoạt động một cách hiệu quả và tăng hiệu suất quá trình trao đổi nhiệt của môi chất làm lạnh
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động theo kiểu nén khí, nên máy nén là bộ phận quan trọng nhất Các yếu tố như công suất, tuổi thọ, chất lượng của hệ thống đều do máy nén quyết định Máy nén sẽ giúp tăng áp suất của môi chất làm lạnh lên khoảng 10 lần trong quá trình hoạt động, tỉ số nén khoảng 5÷8:1 Áp suất của môi chất làm lạnh phải tăng đến điểm mà nhiệt độ của môi chất cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh và phải đủ tại bộ ngưng tụ để giải phóng toàn bộ nhiệt hấp thụ ở bộ bốc hơi
Máy nén sẽ đươc lắp đặt ở bên hông động cơ xe và được dẫn động bởi động cơ bằng dây đai thông qua ly hợp từ Do được dẫn động bởi động cơ nên khi động cơ hoạt động ở tốc độ tối đa thì máy nén cũng sẽ quay ở tốc độ rất cao, điều này đòi hỏi máy nén phải bền bỉ và có độ tin cậy cao để có thể hoạt động tốt ở những điều khiện khắc nghiệt
2.5.2.2 Phân loại máy nén Đối với máy nén sử dụng trong hệ thống điều hòa thì sẽ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau Trước đây hầu hết các máy nén của hệ thống điều hòa đều sử dụng loại hai piston và một trục khuỷu, piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh hay còn được gọi là loại máy nén có piston tịnh tiến, loại này hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi nữa Loại máy nén phổ biến nhất hiện nay là máy nén có piston dọc trục và máy nén quay dùng cánh trượt
Máy nén kiểu piston: bên trong máy nén loại này sẽ có từ 3-5 piston được bố trí theo kiểu thẳng hàng (inline) hoặc chữ V ( V type) Trong khi hoạt động mỗi piston sẽ thực hiện một thì hút và một thì nén
Hình 2 26 Cấu tạo máy nén kiểu piston
Máy nén kiểu piston có 2 loại:
+ Kiểu piston thẳng: loại này piston thẳng sẽ chuyển động lên xuống để nén môi chất làm lạnh
+ Kiểu piston xoắn: đối với loại này piston xoắn xoay trong xy lanh để nén môi chất làm lạnh
Hình 2 27 Nguyên lý hoạt động máy nén kiểu piston
Nguyên lý hoạt động của máy nén kiểu này gồm các bước sau:
+ Hút: Piston di chuyển xuống trong xy lanh tạo ra áp suất thấp Van hút sẽ mở và hút môi chất lạnh từ giàn nóng vào xy lanh
+ Nén: Sau khi hút, piston di chuyển lên trong xy lanh tạo áp suất cao Van hút đóng và van xả mở, cho phép môi chất lạnh bị nén và đẩy ra khỏi xy lanh vào giàn tản nhiệt
+ Xả: Khi piston đi lên đến đỉnh hành trình, van xả đóng và van hút mở Môi chất lạnh nén được đẩy ra khỏi xy lanh và đi vào giàn tản nhiệt
+ Sau khi quá trình xả kết thúc, máy nén sẽ lặp lại các bước hút, nén, xả để tạo ra dòng lưu thông liên tục của môi chất làm lạnh trong hệ thống
❖ Máy nén kiểu cánh gạt
Máy nén loại này gồm một rotor gắn với 2 cặp cánh gạt được đặt trong xy lanh máy nén Mỗi cặp cánh gạt được đặt đối diện nhau, mỗi cánh gạt sẽ được đặt vuông góc với cánh kia trong rãnh của rotor
Hình 2 28 Cấu tạo máy nén kiểu cánh gạt
Ngoài ra còn có máy nén nhiều loại cánh quạt
Hình 2 29 Cấu tạo máy nén loại nhiều cánh gạt
Máy nén loại này sử dụng lực ly tâm của các cánh gạt quay để tạo ra áp suất Máy nén hoạt động gồm các bước sau:
Các bộ phận khác
Công dụng chính của quạt giàn nóng là thổi gió đi qua giàn nóng để tải nhiệt cho giàn nóng Quạt giàn nóng hoạt động khi hệ thống điều hòa hoạt động Nó phải hoạt động trong điều kiện có nhiệt độ cao, bụi bẩn nhiều nên yêu cầu phải có độ bền tốt chịu được môi trường khắc nghiệt
Quạt lồng sóc có chức năng hút không khí trong cabin xe hoặc không khí từ bên ngoài, sau đó thổi qua giàn lạnh hoặc giàn sưởi và đưa không khí đến các cửa gió ra
Quạt lồng sóc có cấu trúc hình lồng sóc với các lá cánh quạt được đặt trong vỏ bảo vệ, thiết kế kiểu này giúp tăng hiệu suất quạt và giảm tiếng ồn
Quạt lồng sóc được thiết kế để tối ưu hiệu suất làm lạnh và tiết kiệm năng lượng Các công nghệ tiên tiến, như quạt DC hoặc công nghệ biến tần, có thể được áp dụng để giảm tiêu thụ điện năng và cung cấp hoạt động hiệu quả Người ngồi trong xe có thể điều chỉnh tốc độ quạt thông qua bộ điều khiển hệ thống điều hòa
Hình 2 44 Cấu tạo quạt lồng sóc
Mắt gas cho phép quan sát dòng chảy của môi chất lạnh trong hệ thống lạnh Nó dùng để kiểm tra mức độ đầy đủ của môi chất làm lạnh
Cấu tạo của mắt ga gồm một thân hình trụ tròn, phía trên có một lớp kính chịu được áp lực lớn và trong suốt để có thể quan sát môi chất làm lạnh bên trong Ta có thể xác định lượng môi chất lạnh bên trong hệ thống thông qua mắt ga một cách định tính như sau:
- Khi không thấy được sự chuyển động của môi chất lỏng thì có nghĩa là hệ thống đang bị dư gas
- Ngược lại khi thiếu ga thì ta sẽ thấy sủi bọt khí thông qua mắt ga
- Còn khi đủ ga thi ta sẽ thấy hầu như không có bọt
Hình 2 45 Lượng môi chất làm lạnh thông qua mắt ga
Ngoài ra ta còn có thể kiểm tra độ ẩm của môi chất làm mạnh thông qua mắt ga:
- Nếu môi chất lẫn màu xanh thì là môi chất khô, không bị lẫn hơi ẩm
- Màu vàng thì có nghĩa là môi chất có lẫn ẩm cần chú ý
- Còn màu nâu chỉ thị môi chất đang bị lẫn ẩm nghiêm trọng cần phải được xử lý
2.6.4 Hệ thống đường ống áp thấp và áp cao
Trong hệ thống điều hòa không khí, các đường ống được chia thành hai nhánh chính với chức năng và áp suất khác nhau:
- Nhánh áp suất thấp: Nhánh này bắt đầu từ phần môi chất sau van tiết lưu và kéo dài đến cửa vào (van nạp) của máy nén Đường ống trong nhánh này có đường kính lớn
39 hơn và thường được làm từ vật liệu dẫn nhiệt tốt Khi hệ thống làm lạnh hoạt động, môi chất lạnh chảy qua nhánh này và trở nên lạnh hơn
- Nhánh áp suất cao: Nhánh này bắt đầu từ phần môi chất ngay trước van tiết lưu và kéo dài đến cửa ra (van xả) của máy nén Đường ống trong nhánh này có đường kính nhỏ hơn và được làm từ vật liệu chịu áp suất cao Khi hệ thống hoạt động, môi chất lạnh bị nén và áp suất tăng trong nhánh này
Hình 2 46 Đường ống áp thấp và áp cao
Trong vùng nhiệt độ từ 25-30 0 C, áp suất trong hai nhánh có giá trị khoản:
- Nhánh áp suất thấp: 147.1-294.2 kPa (21.3-42.7 psi)
- Nhánh áp suất cao: 1372.9-1863.3 kPa (199.1-270.2 psi)
Hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe ô tô
2.7.1 Khái quát hệ thống điều hòa tự động
Hình 2 47 Hệ thống điều khiển tự động
Hệ thống điều hòa không khí tự động có khả năng tự động điều chỉnh các thông số để tạo ra môi trường thoải mái và tiện nghi cho người ngồi trong xe
Một số tính năng chính của hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô bao gồm:
- Điều chỉnh nhiệt độ: Hệ thống cho phép người dùng đặt nhiệt độ mong muốn trong cabin và tự động điều chỉnh để đạt được nhiệt độ đó Nhiệt độ có thể được điều chỉnh theo đơn vị Celsius hoặc Fahrenheit
- Điều chỉnh lưu lượng không khí: Hệ thống có khả năng điều chỉnh lưu lượng không khí thông qua các quạt và mạch điện tử Người dùng có thể tăng hoặc giảm lưu lượng không khí theo ý muốn
- Điều chỉnh hướng gió: Hệ thống có thể điều chỉnh hướng gió để đáp ứng nhu cầu của người dùng Các hướng gió thông thường bao gồm hướng mặt, chân và kính chắn gió
- Chế độ tự động: Hệ thống cung cấp các chế độ tự động để tối ưu hiệu suất làm lạnh hoặc sưởi ấm Chế độ tự động thông thường dựa trên cảm biến nhiệt độ và cảm biến ánh sáng để định cấu hình môi trường lý tưởng trong cabin
- Hệ thống lọc không khí: Hệ thống có khả năng loại bỏ bụi bẩn và mùi hôi trong cabin xe
- Điều khiển từ xa: Một số hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô cung cấp tính năng điều khiển từ xa thông qua ứng dụng di động Người dùng có thể điều chỉnh nhiệt độ và các thiết lập khác từ xa trước khi lên xe
Hình 2 48 Các nguồn tín hiệu được tiếp nhận để điều khiển
Hệ thống sẽ thu thập tín hiệu từ các cảm biến, sau đó bộ điều khiển điều hòa sẽ xử lý và đưa ra tín hiệu đến các cơ cấu chấp hành Các tín hiệu được đưa đến bộ điều khiển gồm:
- Cảm biến ánh sáng mặt trời, thường được đặt trên bảng điều khiển đồng hồ, có chức năng đo cường độ ánh sáng, khi ánh sáng mặt trời tăng thì điện áp đầu ra tăng và ngược lại
- Cảm biến nhiệt độ trong xe, thường được đặt phía sau bảng điều khiển đồng hồ hoặc các vị trí thuận lợi trong cabin xe, được sử dụng để đo và ghi nhận nhiệt độ bên trong xe
- Cảm biến nhiệt độ ngoài xe hay cảm biến nhiệt độ môi trường, thường được đặt ở gần cánh cửa, ở phần cạnh dưới hoặc gần gương chiếu hậu, được sử dụng để đo nhiệt độ bên ngoài xe
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ
- Công tắc áp suất, có chức năng bảo vệ hệ thống điều hòa, đóng/ngắt máy nén
- Tín hiệu điều khiển nhiệt độ và vận tốc quạt thổi từ bảng điều khiển
Sau khi nhận được các tín hiệu trên, bộ xử lý sẽ xử lý và phát tín hiệu điều khiển tốc độ quạt giàn nóng, giàn lạnh, các chế độ thổi khí và lấy gió trong ngoài ứng với nhiệt độ tối ưu
2.7.2 Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí tự động
Hình 2 49 Các bộ phận trong hệ thống điều hòa tự động
2.7.2.1 Bộ khuếch đại A/C ( ECU điều khiển A/C )
Bộ khuếch đại A/C sẽ nhận thông tin từ các cảm biến và các lệnh điều khiển, sau đó tính toán để điều khiển các chế độ trộn gió, lấy gió trong ngoài, nhiệt độ và tốc độ quạt
❖ Cảm biến nhiệt độ trong xe
Hình 2 51 Vị trí và cấu tạo bộ cảm biến nhiệt độ trong xe
Cảm biến nhiệt độ trong xe là một nhiệt điện trở, thường được lắp trong bảng táp lô điều khiển, có một đầu hút, gió từ quạt sẽ thổi vào qua đó phát hiện nhiệt độ trung bình trong cabin xe, thông tin sẽ gửi về bộ điều khiển A/C
❖ Cảm biến nhiệt độ ngoài xe
Hình 2 52 Vị trí và cấu tạo bộ cảm biến nhiệt độ ngoài xe
Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là một nhiệt điện trở, thường được lắp ở phía trước giàn nóng nhằm xác định nhiệt độ môi trường xung quanh bên ngoài xe, dựa vào đó để điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe
❖ Cảm biến bức xạ mặt trời
Hình 2 53 Vị trí và cấu tạo của bộ cảm biến bức xạ mặt trời
Cảm biến ánh sáng mặt trời là một Diode quang, thường lắp trên bảng điều khiển taplo, được dùng để xác định cường độ ánh sáng mặt trời Cường độ ánh sáng càng lớn thì cường độ dòng điện cũng tăng theo
❖ Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Hình 2 54 Vị trí và cấu tạo bộ cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
Phần mềm sử dụng
Arduino là một board mạch vi xử lý được tạo ra nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác và giao tiếp với môi trường một cách dễ dàng hơn Xuất hiện từ năm 2005, mục tiêu của Arduino là cung cấp một giải pháp đơn giản và giá cả phải chăng, khuyến khích sinh viên và những người yêu thích công nghệ để tạo ra các thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua cảm biến và cơ cấu chấp hành
Arduino đã trở nên rất phổ biến trên toàn cầu và được rất nhiều người biết đến, bao gồm cả ở Việt Nam Với khả năng mở rộng ứng dụng đa dạng, Arduino ngày càng khẳng định được sức mạnh của mình Được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở, Arduino cho phép người dùng xây dựng các ứng dụng điện tử tương tác với môi trường một cách dễ dàng Arduino có thể coi như một thiết bị vi xử lý nhỏ gọn, cho phép người dùng lập trình và triển khai các dự án điện tử mà không cần sử dụng các công cụ chuyên dụng để nạp mã
Autodesk Inventor là một phần mềm 3D CAD (Computer-Aided Design) được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để xây dựng mô hình 3D, thiết kế, mô phỏng và kiểm tra các ý tưởng sản phẩm Inventor cho phép người dùng tạo ra các mô hình chính xác về khối lượng, áp lực, độ ma sát, tải trọng và các yếu tố khác liên quan đến hiệu suất và tính năng của sản phẩm
Phần mềm này cung cấp các công cụ mô phỏng và phân tích tích hợp, cho phép người dùng thực hiện các tác vụ thiết kế từ cơ bản đến phức tạp như thiết kế chi tiết máy và trực quan hóa sản phẩm Bằng cách sử dụng Inventor, người dùng có thể tạo ra các nguyên mẫu số mô phỏng và tiến hành các bước kiểm tra và tối ưu hóa sản phẩm trước khi đưa ra sản xuất
Ngoài ra, Inventor còn tích hợp các công cụ CAD và các công cụ giao tiếp thiết kế khác, giúp tăng cường năng suất làm việc trong quá trình thiết kế và giảm thiểu các lỗi và thời gian phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm
Altium Designer có tên gọi quen thuộc là Protel DXP, là một trong những công cụ vẽ mạch điện tử mạnh nhất hiện nay Được phát triển bởi hãng Altium Limited Altium designer là một phần mềm chuyên nghành được sử dụng trong thiết kế mạch điện tử
Hình 2 61 Phần mềm Altium Designer
THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2004
Thực trạng của mô hình cũ
Ban đầu trước khi nhận đề tài, mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe TOYOTA CAMRY 2004 như sau:
❖ Mặt trước của mô hình
Hình 3 1 Mặt trước của mô hình
- Bảng điều khiển của mô hình đã bị mất các phím chức năng, phần màn hình hiển thị đã không còn hiển thị đầy đủ
- Phần nhựa của bảng điều khiển A/C control assembly đã bị bể, vỡ sau thời gian dài sử dụng
- Các cánh cửa gió điều khiển luồng khí ra và điều khiển lấy gió trong gió ngoài đã không thể hoạt động do bị hỏng các motor trợ động
❖ Mặt sau của mô hình
Hình 3 2 Mặt sau của mô hình
- Phần dây dẫn của cảm biến bức xạ mặt trời đã bị đứt
- Các giắc cắm bảng điều khiển đã không còn đủ các chân tín hiệu
❖ Máy nén và motor dẫn động mô hình
Hình 3 3 Máy nén và motor dẫn động
- Máy nén không còn hoạt động tốt sau thời gian dài, tình trạng máy nén có nhiều bụi bẩn, rỉ sét và thiếu dầu bôi trơn
- Motor dẫn động máy nén là motor 3 pha, không còn phù hợp gây khó khăn trong quá trình sử dụng
❖ Mặt bên của mô hình
Hình 3 4 Mặt bên của mô hình
- Mặt bên bị mất các chân cắm của các motor trợ động
- Các dây dẫn của motor trợ động đã bị đứt
❖ Mặt trên và tình trạng dây dẫn của mô hình
Hình 3 5 Mặt trên của mô hình
- Quạt lồng sóc không còn hoạt động
- Dây dẫn bị đứt nhiều đoạn
- Mô hình bị mất nhiều giắc cắm
Do nhận thấy tình trạng của mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Camry
2004 không còn có thể sử dụng phục vụ cho mục đích học tập được nữa, cùng với sự góp ý của thầy Nguyễn Thành Tuyên nên nhóm em quyết định sẽ thiết kế, thi công, lắp đặt lại hoàn thiện mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Camry 2004
Tiến hành tháo giỡ các bộ phận hư hỏng của mô hình
Nhóm chúng em tiến hành tháo giỡ các bộ phận của mô hình, để kiểm tra các bộ phận còn hoạt động, các bộ phận cần phải thay thế
Hình 3 6 Tiến hành tháo kiểm tra các bộ phận
Hình 3 7 Các bộ phận bị hư hỏng
Thi công khung
3.3.1 Tình trạng của khung cũ
Lớp sơn phủ của mô hình cũ đã bị bong tróc trong quá trình sử dụng, làm mất đi vẻ thẩm mĩ của mô hình và có khả năng gây ra các rỉ sét trong quá trình sử dụng
Hình 3 8 Tình trạng khung cũ
Nhóm chúng em quyết định sử dụng dung dịch tẩy sơn Hudson để loại bỏ lớp sơn cũ và tiến hành xả sơn
Hình 3 9 Tiến hành xả sơn
3.3.3 Cắt thép và hàn khung
Nhóm chúng em nhận thấy cần phải hàn thêm các chi tiết của khung để gia cố khung và để lắp các bộ phận khác Vì vậy đã tiến hành cắt thép và hàn thêm các chi tiết trên khung
Vật liệu và thiết bị cần chuẩn bị:
- Thép hộp vuông dài 70cm (2 thanh)
- Thép hộp vuông dài 80cm(1 thanh)
Toàn bộ quá trình thi công khung mô hình được thực hiện tại xưởng đồng sơn của trường, dưới sự cho phép và hướng dẫn để đảm bảo an toàn của các thầy tại xưởng,
Hình 3 10 Khung sau khi được hàng thêm các chi tiết
3.3.4 Mài khung và xử lí bề mặt
Nhóm đã tiến hành mài khung để loại bỏ những vật liệu thừa trong quá trình hàn, và tạo bề mặt nhẵn mịn cho khung chuẩn bị cho quá trình sơn phủ
Hình 3 11 Mài nhẵn khung mô hình
Sau khi mài nhẵn nhóm em được mô hình hoàn chỉnh như sau:
Hình 3 12 Mô hình hoàn chỉnh sau khi xử lý bề mặt
Nhóm chúng em chọn màu xanh lam là màu chủ đạo của khung vì màu xanh lanh là một màu sắc trẻ trung, tươi mới, phù hợp với tin thần sáng tạo không ngừng của tuổi trẻ
Hình 3 13 Tiến hành pha sơn
Việc phun sơn được nhóm chúng em thực thiện trong phòng sơn của xưởng đồng sơn nhằm đảm bảo an toàn Nhóm em chọn súng sơn thay vì cọ quét để lớp sơn được phủ đều, đồng màu và có độ bám lâu hơn
Hình 3 14 Sơn phủ khung mô hình
Thiết kế và thi công bảng mica
Nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện bảng mica, nhóm em đã thực hiện phần mềm Autodesk Inventor để thiết kế bảng vẽ 2D, sau khi đo đạt chính xác các thông số kích thước của khung mô hình, nhóm chúng em đã thiết kế và hoàn thiện bảng mica nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ và chính xác khi lắp lên mô hình
Hình 3 15 Bảng thiết kế 2D của bảng mica
Hình 3 16 Bảng mica sau khi hoàn thiện
Thiết kế mạch hiển thị nhiệt độ, độ ẩm tại cửa gió
3.5.1 Giới thiệu về LCD 2004 tích hợp I2C
3.5.1.1 Thông số kỹ thuật LCD 2004
Màn hình LCD 2004 nền xanh lá sử dụng công nghệ LCD được điều khiển bởi chip điều khiển HD44780 LCD loại này được thiết kế để hiển thị văn bản và các biểu đồ đơn giản
Hình 3 17 Màn hình LCD 2004 tích hợp I2C
❖ Thông số kỹ thuật của LCD
- Điện áp hoạt động của LCD: 5V
- Chữ đen, nền xanh lá
Bảng 3 1Các chân của LCD 2004
Chân Ký hiệu Mô tả Giá trị
3 VEE Điều khiển độ sáng màn hình
4 RS Lựa chọn thanh ghi RS=0 (mức thấp) chọn thanh ghi lệnh RS=1 (mức cao) chọn thanh ghi dữ liệu
5 R/W Chọn thanh ghi đọc/viết dữ liệu
R/W = 0 thanh ghi viết R/W = 1 thanh ghi đọc
6 E Enable (cho phép ghi vào LCD)
Chân truyền dữ liệu 8bit: DB0DB7
15 A Cực dương led nền 0V đến 5V
- Hỗ trợ màn hình: LCD 1602, 1604, 2004
- Jump chốt: cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt
- Tích hợp biến trở xoay độ tương phản cho LCD
3.5.2 Giới thiệu về cảm biến DHT11
Cảm biến DHT11 là một cảm biến nhiệt độ và độ ẩm phổ biến được sử dụng trong các ứng dụng điện tử và dự án nhúng Nó có khả năng đo nhiệt độ từ 0 đến 50 độ Celsius và độ ẩm từ 20% đến 90% DHT11 sử dụng một cảm biến nhiệt độ và độ ẩm kỹ thuật số tích hợp, cho phép dễ dàng đọc dữ liệu thông qua giao tiếp số Cảm biến này có ba chân kết nối, bao gồm: VCC, DATA, GND
❖ Thông số kỹ thuật của cảm biến DHT11
- Tần số lấy mẫu: 1Hz
3.5.3 Thiết kế và thi công mạch
3.5.3.1 Thiết kế mạch trong Altium
Hình 3 19 Thiết kế mạch trong phần mềm Altium
Hình 3 20 Thi công mạch thực tế
3.5.3.2 Mạch hoạt động thực tế
Hình 3 21 Hoạt động thực tế của mạch
Điều khiển ly hợp máy nén
Chúng em sử dụng tín hiệu A/C của hộp điều khiển để lấy tín hiệu bật tắt A/C để điều khiển ly hợp máy nén.
Vệ sinh và sửa chữa các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí
3.7.1 Vệ sinh và thay dầu bôi trơn máy nén
Tình trạng của máy nén ban đầu khá nhiều bụi bẩn và gần như cạn dầu bôi trơn máy nén Nhóm em đã sử dụng xăng để loại bỏ lớp bụi bẩn bên ngoài máy nén, loại bỏ dầu bôi trơn cũ trong máy nén đã bị cạn và có nhiều cặn bẩn do thời gian dài không sử dụng và thay bằng dầu môi trơn mới đúng với tiêu chuẩn của máy nén
Tín hiệu A/C Relay điều khiển Ly hợp từ
Hình 3 22 Tình trạng ban đầu của máy nén
Hình 3 23 Thay dầu bôi trơn mới cho máy nén
Hình 3 24 Máy nén sau khi được vệ sinh và bổ sung dầu bôi trơn
3.7.2 Biến đổi motor dẫn động máy nén
Motor để dẫn động máy nén trước kia là motor 3 pha, nhóm chúng em nhận thấy rằng motor này không còn phù hợp với điều kiện sử dụng hiện tại ở xưởng điện ô tô Vì vậy cùng với sự tham khảo ý kiến từ thầy Nguyễn Thành Tuyên nhóm em quyết định thay đổi motor xoay chiều 3 pha thành motor xoay chiều 1 pha sử dụng nguồn điện 220V
Hình 3 25 Motor xoay chiều 3 pha
Hình 3 26 Motor xoay chiều 1 pha
3.7.3 Vệ sinh và sơn phủ các bộ phận khác
3.7.3.1 Giàn nóng và quạt giàn nóng
Tình trạng ban đầu của giàn nóng và quạt giàn nóng có khá nhiều bụi bẩn và bị bong tróc lớp sơn cũ, nên nhóm chúng em quyết định vệ sinh và sơn lại giàn nóng đồng thời vệ sinh quạt giàn nóng
Hình 3 27 Tình trạng ban đầu của quạt giàn nóng
Hình 3 28 Giàn nóng sau khi vệ sinh và sơn phủ
3.7.3.2 Vệ sinh bình lọc tách ẩm
Bình lọc tách ẩm ban đầu có dấu hiệu bị rỉ sét và bong tróc lớp sơn, nhóm em cũng tiến hành vệ sinh để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho bình lọc
Hình 3 29 Tình trạng ban đầu của bình lọc
Hình 3 30 Bình lọc sau khi sơn phủ
3.7.3.3 Sơn phủ motor dẫn động máy nén Để bảo vệ motor khỏi rỉ sét trong quá trình sử dụng và đảm bảo tính thẩm mĩ, nhóm chúng em đã tiến hành sơn phủ lớp vỏ kim loại của motor
Hình 3 31 Motor trước khi sơn
Hình 3 32 Motor sau khi sơn
Thi công hoàn thiện mô hình
Hình 3 33 Hộp điều khiển điều hòa Toyota Camry 2004
Hình 3 34 Chân giắc cắm của hộp điều khiển (A13)
Chân số Kí hiệu Ý nghĩa
2 SG-1 Chân mass của motor trợ động điều khiển hướng gió
3 SG-3 Chân mass của motor trợ động trộn gió
4 SG-2 Chân mass của motor trợ động lấy gió vào
5 TPO Chân tín hiệu motor trợ động điều khiển hướng gió
6 TP Chân tín hiệu motor trợ động trộn gió
7 TPI Chân tín hiệu motor trợ động lấy gió vào
8 S5-1 Chân dương của motor trợ động điều khiển hướng gió
9 S5-3 Chân dương của motor trợ động trộn gió
10 S5-2 Chân dương của motor trợ động lấy gió vào
11 AOF Chân điều khiển motor cửa gió (hướng vào mặt)
12 AOD Chân điều khiển motor cửa gió (sấy kính trước)
13 AMH Chân điều khiển motor trộn gió (sưởi)
14 AMC Chân điều khiển motor trộn gió (lạnh)
15 AIR Chân điều khiển motor lấy gió trong
16 AIF Chân điều khiển motor lấy gió ngoài
17 TAM Chân tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường
18 SPD Chân cảm biến vận tốc
19 IG+ Nguồn cung cấp cho hộp
21 SG Chân mass cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
22 SG-5 Chân mass cảm biến nhiệt độ trong cabin xe
23 TE Chân tín hiệu nhiệt độ giàn lạnh
24 TR Chân tín hiệu nhiệt độ trong cabin xe
25 TS Chân tín hiệu cảm biến bức xạ mặt trời
26 PSW Chân tín hiệu công tắc áp suất
28 S5 Chân mas tín hiệu cảm biến bức xạ mặt trời
30 RDEF Chân điều khiển relay DEF
31 BLW Chân tín hiệu điều khiển tốc độ quạt lồng sóc
32 HR Chân điều khiển relay quạt lồng sóc
33 LP Chân giao tiếp Multiplex
34 SW1 Chân bật tín hiệu đèn cảnh báo hazard
36 AC1 Chân tín hiệu từ ECU
37 TW Chân tín hiệu cảm biến nhiệt độ nước làm mát
38 A/CI Chân tín hiệu từ ECU
39 A/CS Chân tín hiệu từ ECU
3.8.2 Sơ đồ mạch điện của hệ thống
Hình 3 35 Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa trên xe TOYOTA CAMRY 2004
- Dòng điện bắt đầu đi từ ắc quy (Battery) sẽ đi qua cầu chì FL MAIN Sau khi đi qua cầu chì dòng điện sẽ chia làm 2 nhánh
+ Nhánh đầu tiên dòng điện sẽ đi vào cầu chì 30A D.C.C sau đó đi qua cầu chì 10A ECU-B sau đó tiếp tục đi đến chân B của khối A/C control assembly để cấp nguồn điện cho khối
+ Nhánh thứ hai dòng điện sẽ đi qua cầu chì 120A ALT và tiếp tục chia làm 2 nhánh
• Nhánh đầu tiên sẽ đi đến cầu chì 5A AM1 và đi đến công tắc khỏi động IG swtich Khi ta bật công tắc sang vị trí IG1 thì lúc này công tắc cho dòng điện đi qua, dòng điện tiếp tục đi qua cuộn dậy của Relay khởi động (relay IG1) sau đó tiếp tục đi về mass Instrument panel và cowl side panel, cũng đồng thời dòng điện đi vào GND cấp mass cho khối A/c control assembly Sau khi có dòng điện đi qua cuộn dây của relay IG1 thì tiếp điểm của relay đóng lại cho dòng điện đi qua, dòng điện tiếp tục đi qua cầu chì 10A HTR (cầu chì sưởi) Dòng điện đi đến 2 cuộn dậy cảu 2 relay HTR (relay sưởi) và relay MG CLT (relay ly hợp từ) làm 2 relay này đóng tiếp điểm cho dòng điện đi qua
- Dòng điện đi qua cuộn dây của relay HTR sẽ đi đến chân HR của khối A/C control assembly
- Sau khi qua tiếp điểm của relay MG CLT dòng điện sẽ đi đến ly hợp từ ( A/C magnetic clutch)
• Nhánh thứ 2 sẽ đi qua cầu chì 50A HTR Khi có dòng điện đi qua cuộn dậy của relay HTR, dòng điện sẽ đi qua tiếp điểm của relay HTR dòng điện đi qua motor đến chân +b và chân VM của cụm motor thổi (blower motor controller), chân GND của cụm điều khiển motor thổi sẽ đi đến mass 2 bên trái phải của instrument panel, còn chân SI sẽ nối với chân BLW của khối A/C control assembly
- Dòng điện sau khi qua 10A HTR sẽ đi đến chân IG+ của khối A/C control assembly và đi đến chân IG+ của motor servo điều khiển khí vào Chân REC của motor servo
73 điều khiển khí vào nối với chân AIR của khối A/C control assembly, còn chân FRS thì nối với chân AIF của A/C control assembly
- Các chân của motor servo điều khiển khí ra nối với A/C control assembly
+ Chân SG nối với chân SG-1
+ Chân TPM nối với chân TPO
+ Chân DEF nối với chân AOD
+ Chân FACE nối với chân AOF
- Các chân của motor servo điều khiển trộn khí nối với A/C control assembly
+ Chân SG nối với chân SG-3
+ Chân TP nối với chân TP
+ Chân MC nối với chân AMC
+ Chân MH nối với chân AMH
- Các chân của của ECU động cơ nối với A/C control assembly
+ Immobilizer của động cơ nối với LP
+ Hộp số động cơ (A/T hoặc M/T) nối với TW
- Chân PRE của ECU động cơ sẽ đi đến mass rear side of surge tank và left side of cylinder head
- Chân LCKI đi qua A/C lock sensor sẽ đi đến mass rear side of surge tank và left side of cylinder head
- Dòng điện từ chân PSW của A/C control sẽ qua công tắc áp suất đến mass right fender
Hình 3 36 Mô hình sau khi hoàn thiện
CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH, ỨNG DỤNG TRÊN MÔ HÌNH
Bài thực hành nạp gas cho hệ thống điều hòa
- Để kiểm tra các đường ống gas có bị rò rỉ hay không
- Hiểu và thực hiện được quy trình nạp gas
4.1.2 Những dụng cụ cần chuẩn bị
- Đồng hồ đo áp suất gas
4.1.3 Những điều cần chú ý trong quá trình thực hiện
- Phải kết nối đúng các cực của Ắc quy
- Vì motor kéo máy nén sử dụng nguồn điện 220V-AC nên phải hết sức cẩn thận trong quá trình kết nối
- Cẩn thận trong quá trình vận chuyển bình gas, kiểm tra van bình gas đã chắc chắn
4.1.4.1 Tiến hành hút chân không
Nhằm mục đích đẩy không khí, hơi ẩm và gas cũ ra ngoài, để tránh trường hợp gas cũ và gas mới trộn lẫn với nhau sau khi nạp gas, lâu ngày sẽ gây nhiều hư hỏng và giảm tuổi thọ của hệ thống điều hòa
B1: Trên đồng hồ, ống LOW (màu xanh) nối vào đường ống áp thấp, ống HIGH
(màu đỏ) nối vào đường ống áp cao, ống ở giữa nối với máy hút chân không
Hình 4 1 Kết nối máy hút chân không, đồng hồ với hệ thống
Hình 4 2 Kết nối máy hút chân không với mô hình
B2: Bật ON máy hút chân không, sau đó mở hai van áp thấp và áp cao
B3: Lúc này đồng hồ phía áp thấp độ chân không là 750 mmHg, vẫn duy trì và hút tiếp khoảng 15 phút là tốt nhất
Hình 4 4 Đồng hồ xuống 750 mmHg (30 inHg) sau khi hút chân không
B4: Đóng cả hai van cao áp và thấp áp, sau đó tắt máy hút chân không Giữ nguyên trong vài phút để kiểm tra rò rỉ
B5: Hệ thống không rò rỉ, đồng hồ vẫn giữ nguyên không nhảy, tháo máy hút chân không
4.1.4.2 Tiến hành nạp gas vào hệ thống
Hình 4 5 Lắp van vào bình nạp gas
Lắp van vào bình gas:
- Đóng chặt hai van tay cao áp và thấp áp
- Mở van bình gas và nới lỏng đai ốc nối ống giữa của đồng hồ, vì lúc này áp suất bình gas lớn hơn không khí trong ống nên sẽ nghe tiếng gió xì mạnh ra, sau một vài giây thì siết chặt đai ống lại Việc này nhằm mục đích đẩy hết không khí trong ống ra ngoài
Hình 4 6 Nạp gas phía áp thấp
- Nổ máy động cơ (bật motor điện)
- Bật quạt gió mạnh nhất
- Nếu trên xe thì mở toàn bộ cửa
Quá trình này là đang nạp nhanh
- Mở nhẹ van thấp áp khoảng 1,5 – 2,5kgf/cm2 và phía áp cao khoảng 14 –
16kgf/cm2 Lưu ý nếu phía áp thấp quá 4kgf/cm2 thì sẽ quá tải máy nén, gây hư hỏng
- Kiểm tra nhiệt độ ở cửa gió đã đủ lạnh Đóng chặt van áp thấp lại
- Đóng van bình gas và van các ống, tháo dây ống.
Bài thực hành phát hiện các hư hỏng bằng đồng hồ đo áp suất gas
- Thành thạo sử dụng đồng hồ đo áp suất gas
- Tìm các nguyên nhân hư hỏng và đưa ra cách khắc phục
4.2.2 Những dụng cụ cần chuẩn bị
- Đồng hồ đo áp suất gas
4.2.3 Những điều cần chú ý trong quá trình thực hiện
- Kết nối đúng các cực của ắc quy
- Kiểm tra nguồn điện 220V và các công tắc trước khi kết nối với motor điện
- Kiểm tra kỹ các đường ống gas
- Kết nối các cực với ắc quy, nguồn điện 220V, đồng hồ đo áp suất gas với mô hình như lúc nạp gas
- Khởi động mô hình và xem áp suất trên đồng hồ
4.2.4.1 Hệ thống điều hòa khi hoạt động tốt
Hình 4 7 Áp suất gas khi hoạt động bình thường
- Phía áp thấp áp suất trong khoảng 1,5 – 2,5kg/cm2
- Phía áp cao áp suất trong khoảng 14 – 16kg/cm2
- Chạm tay vào ống áp thấp thấy mát lạnh
- Chạm tay vào ống cao áp, sau giàn nóng thấy ấm ấm
- Ở cửa gió ra mát lạnh
4.2.4.2 Hệ thống bị lọt khí
Hình 4 8 Áp suất trên đồng hồ khi bị lọt khí Áp suất ở hai phía cao áp và thấp áp đều cao hơn bình thường, nhiệt độ trong xe chỉ hơi mát, khi đóng ngắt máy nén phía áp thấp không thay đổi áp suất
Nguyên nhân: Có thể do máy hút chân không hoạt động không tốt, quá trình hút chân không chưa đạt chuẩn hoặc trong quá trình nạp gas có không khí bị lọt vào
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra tình trạng máy hút chân không xem còn hoạt động tốt không Xả hết gas và hút chân không cho thật kỹ trong khoảng 15 phút
4.2.4.3 Hệ thống bị thiếu gas
Hình 4 9 Đồng hồ áp suất khi thiếu gas
81 Áp suất ở cả hai phía thấp áp và cao áp đều thấp hơn so với bình thường Nhiệt độ trong xe lạnh kém, chạm tay vào ống áp thấp chỉ hơi lạnh
Nguyên nhân: Do hệ thống đang bị rò rỉ hoặc quá trình nạp gas chưa đủ
Biện pháp khắc phục: Tháo toàn bộ hệ thống để thử kín tìm nguyên nhân rò rỉ, bảo dưỡng Nạp thêm gas nếu hệ thống không rò rỉ
4.2.4.4 Hệ thống giải nhiệt kém
Hình 4 10 Đồng hồ áp suất khi giải nhiệt kém Áp suất phía thấp áp bình thường, phía cao áp lại cao Nhiệt độ trong xe không lạnh, chạm tay vào ống cao áp rất nóng
Nguyên nhân: Quạt tản nhiệt không quay hoặc quay rất yếu, không đủ mạnh để giải nhiệt cho giàn nóng Bề mặt giàn nóng quá bẩn, phủ nhiều bụi bặm trong các khe tản nhiệt, gió lưu thông qua kém Hoặc hệ thống dư gas nên giải nhiệt không kịp
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra quạt giàn nóng và sửa chửa Vệ sinh giàn nóng sạch sẽ xả bớt gas nếu quá nhiều và kiểm tra máy nén nếu quá nhiều dầu
Hình 4 11 Áp suất trên đồng hồ khi hỏng máy nén Áp suất ở hai phía tương đương nhau, trong xe không lạnh
Nguyên nhân: Do mất điện điều khiển xuống máy nén, hỏng cuộn dây ly hợp từ Biện pháp khắc phục: Kiểm tra lại hệ thống điện và thay cuộn dây ly hợp từ
4.2.4.6 Đóng băng van tiết lưu
Hình 4 12 Áp suất trên đồng hồ khi van tiết lưu bị đóng băng Áp suất thấp áp bình thường sau đó giảm dần về 0 bar Áp suất cao áp bình thường Nhiệt độ trong xe không mát khi áp suất thấp áp giảm dần
Nguyên nhân: Vì hệ thống đã bị lẫn hơi ẩm vào gây đóng băng van tiết lưu
Biện pháp khắc phục: Tiến hành bảo dưỡng và hút chân không thật kỹ, nạp gas và dầu mới.
Bài thực hành đo kiểm điện áp của hệ thống
- Để thành thạo các phương pháp kiểm tra đo kiểm hệ thống điện
- Xác định được các giá trị điện áp, điện trở của các cảm biến và các hệ thống chấp hành, từ đó phát hiện các hư hỏng của hệ thống
4.3.2 Những dụng cụ cần chuẩn bị
4.3.3 Những điều cần chú ý trong quá trình thực hiện
- Kết nối đúng các cực của ắc quy
- Điều chỉnh đúng thang đo của đồng hồ VOM
- Kết nối các cực ắc quy với mô hình
- Điều chỉnh thang đo đồng hồ về DCV 20V
- Mắc đồng hồ song song với mạch cần đo
- Ghi lại các giá trị đo được và so sánh với bảng
Hình 4 13 Dùng đồng hồ VOM đo điện áp trên mô hình
Bảng 4 1 Giá trị điện áp các chân của hệ thống
Ký hiệu Chế độ Điện áp
B – GND Công tắc IG ON 10 – 14V
IG – GND Công tắc IG ON 10 – 14V
S5 – SG Công tắc IG ON 4.5 – 5.5V
PSW – GND Công tắc IG ON 0V
BLW – GND Công tắc IG ON
HR – GND Công tắc IG ON Quạt giàn lạnh ON
SG – TE Công tắc IG ON
Nhiệt độ trong phòng khoảng 32 độ
SG-5 – TR Công tắc IG ON
Nhiệt độ trong phòng khoảng 32 độ
S5 – TS Công tắc IG ON Ánh sáng trong phòng
AIR – GND Công tắc IG ON Lấy gió trong xe
10 – 14V 0V AIF – GND Công tắc IG ON Lấy gió trong xe
AOD – GND Công tắc IG ON 0.2 – 0.4V
AOF – GND Công tắc IG ON 0.2 – 0.4V
Bài thực hành đo kiểm các motor trợ động
- Luyện tập, nâng cao các phương pháp đo kiểm các chi tiết trên hệ thống
- Xác định được điện áp tại các chân motor
4.4.2 Những dụng cụ cần chuẩn bị
4.4.3 Những đều cần chú ý khi thực hiện
- Kết nối đúng các cực của ắc quy
- Điều chỉnh đúng thang đo trên đồng hồ VOM
- Kết nối ắc quy với mô hình
- Điều chỉnh đồng hồ VOM về thang đo DCV 20V
4.4.4.1 Motor trợ động lấy gió vào ( Air Inlet Servo Motor)
Hình 4 14 Hình dạng và các chân của Air Inlet Servo Motor
- Mắc đồng hồ VOM song song với mạch cần đo
- Ghi lại các giá trị rồi so sánh với bảng
Bảng 4 2 Giá trị điện áp các chân của Air Inlet Servo Motor
Ký hiệu Chế độ Điện áp
S5-TPI-SG-TPI Công tắc IG ON 10 – 14V
AIF-SG-TPI Công tắc IG ON Lấy gió trong xe
10 – 14V AIR-SG-TPI Công tắc IG ON Lấy gió trong xe
10 – 14V 0V TPI-SG-TPI Công tắc IG ON Lấy gió trong xe
4.4.4.2 Motor trợ động trộn khí ( Air Mix Servo Motor )
Hình 4 15 Hình dạng và các chân của Air Mix Servo Motor )
Bảng 4 3 Giá trị điện áp tại các chân của Air Mix Servo Motor
Ký hiệu Chế độ Điện áp
S5-TP-SG-TP Công tắc IG ON 10 – 14V
AMC-SG-TP Công tắc IG ON
Bấm dần từ max HOT đến max COOL
AMH-SG-TP Công tắc IG ON
Bấm dần từ max COOL đến max HOT
TP-SG-TP Công tắc IG ON
Bấm dần từ max HOT đến max COOL Điện áp tăng dần từ 0.9 – 4.1V
4.4.4.3 Motor trợ động thổi khí ( Air Vent Servo Motor )
- Mắc đồng hồ VOM song song với mạch cần đo
- Ghi lại các giá trị rồi so sánh với bảng
Hình 4 16 Hình dạng và các chân của Air Vent Servo Motor
Bảng 4 4 Giá trị điện áp các chân của Air Vent Servo Motor
Ký hiệu Chế độ Điện áp
S5-TPM-SG-TPM Công tắc IG ON 10 – 14V
TPM-SG-TPM Công tắc IG ON FACE
AOD-SG-TPM Công tắc IG ON
AOF-SG-TPM Công tắc IG ON
Bài thực hành đo kiểm các cảm biến
- Kiểm tra giá trị điện áp của các cảm biến
- Phán đoán nguyên nhân các hư hỏng
4.5.2 Những dụng cụ cần chuẩn bị
- Một nguồn ánh sáng hồng ngoại
- Kết nối đúng các cực của ắc quy
- Điều chỉnh đúng thang đo trên đồng hồ VOM
- Cấp ắc quy cho mô hình
4.5.4.1 Cảm biến bức xạ mặt trời
Hình 4 17 Đo điện áp cảm biến bức xạ mặt trời
- Sau khi thực hiện các lần đo, nhóm em thu được kết quả và biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:
Hình 4 18 Đồ thị cảm biến bức xạ mặt trời (TS)
- Khi cường độ ánh sáng tăng thì điện áp đầu ra của cảm biến cũng tăng theo Đồ thị chỉ mang tính tương tối, do các số liệu được tiến hành đo bằng tay và có thể sai sót so với thực tế trên xe
4.5.4.2 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh và cảm biến nhiệt độ trong xe
Hình 4 19 Đo điện áp cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
- Sau khi thực hiện các lần đo, nhóm em thu được kết quả và biểu diễn dưới dạng đồ thị như sau:
Mức độ ánh sáng TS(V)
5 (che hoàn toàn cảm biến) 3.9
Hình 4 20 Đồ thị cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (TE)
- Khi nhiệt độ giàn lạnh tăng thì điện áp đầu ra của cảm biến giảm Đồ thị chỉ mang tính tương tối, do các số liệu được tiến hành đo bằng tay và có thể sai sót so với thực tế trên xe
Hình 4 21 Đo điện áp cảm biến nhiệt độ trong xe
Hình 4 22 Đồ thị cảm biến nhiệt độ trong xe (TR)
- Khi nhiệt độ trong cabin xe tăng thì điện áp đầu ra của cảm biến giảm Đồ thị chỉ mang tính tương tối, do các số liệu được tiến hành đo bằng tay và có thể sai sót so với thực tế trên xe.
Bài thực hành quan sát hiện tượng vận hành và đo kiểm hệ thống điện khi bật công tắc
- Luyện tập quan sát các hiện tượng hư hỏng, vận hành không đúng khi điều khiển
- Đo kiểm điện áp các bộ phận từ đó phán đoán hư hỏng
4.6.2 Những dụng cụ cần chuẩn bị
4.6.3 Những điều cần chú ý khi thực hiện
- Kết nối đúng các cực của ắc quy
- Điều chỉnh thang đo đồng hồ VOM thích hợp với các chế độ đo kiểm
- Kết nối ắc quy với mô hình
- Điều chỉnh thang đo đồng hồ về DCV 20V
- Mắc đồng hồ song song với bộ phận cần đo kiểm
- Ghi chú lại các hiện tượng hư hỏng và giá trị bất thường đo được
Hình 4 23 Các công tắc đánh PAN trên mô hình
Bảng 4 5 Ghi chú khi thực hiện bài thực hành đánh PAN
PAN Điều kiện Hiện tượng và điện áp Nhận xét
Chưa bật PAN Quạt lồng sóc ON
Bật PAN Quạt lồng sóc ON
Quạt hoạt động bình thường
Chân HR đã bị hỏng, đứt dây
Chưa bật PAN Lấy gió trong xe
Bật PAN Lấy gió trong xe
Không dịch chuyển cánh lấy gió trong
Air Inlet Servo Motor hoạt động bình thường
Air Inlet Servo Motor hoạt động không đúng Chân AIR đã đứt
Chưa bật PAN Lấy gió trong xe
Bật PAN Lấy gió ngoài xe
Không dịch chuyển cánh lấy gió ngoài
Air Inlet Servo Motor hoạt động bình thường
Air Inlet Servo Motor hoạt động không đúng Chân AIF đã đứt
Không dịch chuyển cánh chia gió
SG-1 – AOF = 0V SG-1 – AOD =0V SG-1 – S5-1 =0V
Air Vent Servo Motor hoạt động bình thường
Air Vent Servo Motor có vấn đề
Chân SG-1 đã đứt dây
Hộp điều khiển A/C mất nguồn thường trực B
Dây B của hộp A/C đã đứt
Quạt lồng sóc cũng ngừng hoạt động
Hộp điều khiển đã đứt dây mass
Hệ thống: Điều hòa không khí Bài thực hành số: …
Thời gian thực hiện: … Phút Thời gian bắt đầu:………
Thời gian kết thúc:……… Điểm Nhận xét của giảng viên
- Giúp cho sinh viên nắm rõ hệ thống và cách vận hành hệ thống
- Tăng khả năng suy luận
- Làm quen với công việc xử lý, chuẩn đoán hư hỏng
- Làm việc nghiêm túc, không cẩu thả
- Kết nối đúng các cực ắc quy
- Cẩn thận kết nối nguồn điện 220V-AC
- Trang phục đúng quy định (giày bảo hộ)
❖ Bước 1: Cấp nguồn, vận hành các chức năng của hệ thống Điền vào bảng bên dưới trạng thái hoạt động của hệ thống Tên chi tiết Trạng thái hoạt động Ghi chú
❖ Bước 6: Xác định nguyên nhân hư hỏng
❖ Bước 7: Xử lý trục trặc
Lưu ý: Nhằm bảo vệ tài sản cho các nhóm sau, khóa sau Không được xử lý bằng cách nối các cặp giắc lại với nhau, làm như thế có thể gây hư hỏng mô hình
❖ Bước 8: Kiểm tra lại các chức năng
❖ Bước 9: Đưa ra kết luận, nhận xét (Nếu có)
❖ Bước 10: Hoàn thành phiếu thực hành và nộp lại cho giảng viên
❖ Bảng thông số điện áp, thông mạch đo được trong quá trình thực hành
Vị trí đo thông mạch Kết quả đo Kết luận
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Kết luận
Sau quãng thời gian nghiên cứu, thiết kế và thi công cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Thành Tuyên, nhóm chúng em đã hoàn chỉnh đề tài:’’NGHIÊN CỨU, CẢI TIẾN MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2004’’ và đồng thời nhóm em đã cải tiến thêm một số tính năng mới của mô hình để phù hợp hơn cho quá trình giảng dạy
Mô hình đã hoàn thiện và đã được đưa vào phục vụ giảng dạy cho lớp thực hành của thầy Nguyễn Thành Tuyên Nhưng do các bộ phận của mô hình là phụ tùng cũ và được nhóm chúng em sửa chữa lại nên không thể tránh khỏi một vài sai số trong các lần đo Đồng thời vì thời gian và điều kiện không cho phép nên mô hình còn một số tính năng bị thiếu, nhưng nhìn chung không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình giảng dạy
Tập thuyết minh kèm theo mô hình đã được nhóm em nghiên cứu và tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, cũng như chính từ những kiến thức nhóm em đúc kết được trong quá trình làm đồ án Tập thuyết minh đảm bảo giúp các bạn sinh viên hiểu rõ được mô hình về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách vận hành và cách thức kiểm tra các hư hỏng.
Hướng phát triển đề tài
Hệ thống điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên xe ô tô ngày nay Vì vậy, việc trang bị kiến thức cho các bạn sinh viên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật ô tô là hết sức cần thiết Song vì điều kiện kinh tế không cho phép nên việc trang bị một xe ô tô là không khả thi, nên mô hình của chúng em là giải pháp hợp lí để giải quyết vấn đề này
Với tiêu chí tối thiểu chi phí nhưng tối đa công năng, nhóm chúng em đã tính toán và thiết kế mô hình có chi phí hợp lý nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy ở bậc đại học
Mô hình của nhóm chúng em có thể được phát triển hơn từ cơ bản đến nâng cao Thông qua việc thực hiện mô hình và trang bị những kiến thức cơ bản trong tập thuyết minh, nhóm em hy vọng sẽ khơi dậy được niềm đam mê sáng tạo, học tập và phát triển thêm những cái mới của các bạn sinh viên khóa sau