1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

“Dựa trên công cụ nghiên cứu Giao lưu – tiếp biến văn hóa, hãy phân tích những kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa. Từ đó, nêu quan điểm của cá nhân về xu hướng hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa hiện nay?”

15 126 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 43,51 KB

Nội dung

Theo đó dân tộc Việt Nam ta cùng với sự phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc phải có sự giao lưu – tiếp biến văn hóa để quản bá văn hóa dân tộc và tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại giúp tạo ra những văn hóa mới, thích nghi với điều kiện mới. Không chỉ là đến khi có cương lĩnh của Đảng nước ta mới có sự giao lưu – tiếp biến văn hóa mà ngay từ thời xa xưa dân tộc Việt Nam đã có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nền văn hóa đa dạng của nước bạn, trong đó, phải kể đến sự giao lưu văn hóa với văn hóa Trung Hoa. Sự giao lưu này biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử và kéo dài cho đến tận ngày nay. Bởi vậy, với mong muốn tìm hiểu cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề này em xin phép chọn đề tài: “Dựa trên công cụ nghiên cứu Giao lưu – tiếp biến văn hóa, hãy phân tích những kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa. Từ đó, nêu quan điểm của cá nhân về xu hướng hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa hiện nay?”

Trang 1

Mục lục

Đặt vấn đề ………3

Giải quyết vấn đề ……….3

I Cơ sở lý luận ……… 3

I.1 Định nghĩa văn hóa ……… 3

I.2 Khái quát về giao lưu – tiếp biến văn hóa ……… 3

I.2.1 Định nghĩ ……… 4

I.2.2 Hình thức ………4

I.3 Khái quát về sự giao lưu giữa văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa 5

I.3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự giao lưu giữa hai nền văn hóa…….5

I.3.2 Giai đoạn trong quá trình giao lưu giữa văn hóa Việt– Trung.5 II Kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa ……….6

II.1 Về tôn giáo và đời sống tâm linh ……… 6

II.2 Về triết lý ……….6

II.3 Về chính trị và chuẩn mực đạo đức xã hội ……… 7

II.4 Về chủng tộc ………8

II.5 Về ngôn ngữ ………8

II.6 Một số kỹ thuật canh tác nông nghiệp ……….……9

II.7 Những yếu tố giao lưu văn hóa khác ……… 9

II.8 Đánh giá kết quả của giao lưu văn hóa Việt – Trung ………….10

III Quan điểm của cá nhân về xu hướng hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa hiện nay ……… 11

Kết luận ……… 12

Trang 2

Danh mục tài liệu tham khảo ……… 13

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá của con người với trình độ trí thức, đạo đức, thể lực, thẩm mĩ ngày càng cao.” Theo

đó dân tộc Việt Nam ta cùng với sự phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc phải

có sự giao lưu – tiếp biến văn hóa để quản bá văn hóa dân tộc và tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại giúp tạo ra những văn hóa mới, thích nghi với điều kiện mới Không chỉ là đến khi có cương lĩnh của Đảng nước ta mới có sự giao lưu – tiếp biến văn hóa mà ngay từ thời xa xưa dân tộc Việt Nam đã có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nền văn hóa đa dạng của nước bạn, trong đó, phải kể đến

sự giao lưu văn hóa với văn hóa Trung Hoa Sự giao lưu này biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử và kéo dài cho đến tận ngày nay Bởi vậy, với mong muốn tìm hiểu cụ thể và rõ ràng hơn

về vấn đề này em xin phép chọn đề tài: “Dựa trên công cụ nghiên cứu Giao lưu – tiếp biến văn hóa, hãy phân tích những kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa Từ đó, nêu quan điểm của cá nhân về xu hướng hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa hiện nay?” để làm bài tiểu

luận kết thúc học phần của mình

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận

I.1 Định nghĩa văn hóa

Có nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận khác nhau Nhưng có lẽ đến thời điểm này định nghĩa về văn hóa của UNESCO được coi là một định nghĩa hoàn thiện nhất về văn hóa Theo

đó: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một

Trang 4

hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộctự khẳng định bản sắc riêng của mình.”

I.2 Khái quát về giao lưu – tiếp biến văn hóa

I.2.1 Định nghĩa

Thuật ngữ “giao lưu – tiếp biến văn hóa” được sử dụng rộng rãi trong các

ngành học có đối tượng nghiên cứu là văn hóa học Trong đó, giao lưu văn hóa

là sự gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại giữa các nền văn hóa, còn tiếp biến văn hóa là là

hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hóa ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với văn hóa bản địa Hợp nhất giữa 2 định nghĩa về giao lưu

văn hóa và tiếp biến văn hóa ta được định nghĩa giao lưu - tiếp biến văn hoá được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây nên sự biến đổi mô thức văn hoá của các bên

Ngoài ra, giao lưu – tiếp biến văn hóa là phương pháp định vị văn hoá dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan toả văn hoá hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hóa Thuyết này cho rằng, sự phân bổ của văn hoá mang tính không đều, văn hoá tập trung ở một số khu vực sau đó lan tỏa ra các khu vực kế cận Không chỉ có vậy từ thuyết khuếch tán văn hóa, đã tạo ra sự giao thoa văn hóa, cho phép lý giải vì sao trong cùng một khu vực địa lý lại có sự tương đồng về văn hoá, vì sao ở những khu vực giáp ranh giữa các nền văn hoá lớn thường tồn tại các nền văn hoá hỗn dung Nó được gọi là hiện tượng giao thoa văn hóa Khi định vị một nền văn hoá, phải xét nó trong quan hệ dẫn đến các trung tâm văn hoá kế cận hoặc các trung tâm văn hoá đã từng có quan hệ với nền văn hoá đó trong lịch sử; tức là phải xét đến quá trình giao lưu - tiếp biến dẫn đến

sự hình thành và phát triển của nền văn hoá đó

I.2.2 Hình thức

Quá trình giao lưu - tiếp biến văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức: Hình thức tự nguyện thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng mà văn hóa được trao đổi trên tình thần tự nguyện Và hình thức cưỡng bức thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính thuộc

Trang 5

địa và đồng hóa văn hóa của một quốc gia này đối với một quốc gia khác Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này đôi khi không thuần nhất Có khi trong cái

vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính cưỡng bức Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hóa, vấn có những yếu tố tiếp cận mang tính tự nguyện Mặt khác, trong giao lưu có hiện tượng, yếu tố của nền văn hoá này thâm nhập vào nền văn hoá kia (tiếp thu thụ động); hoặc nền văn hoá này vay mượn yếu tố của nền văn hoá kia (tiếp thu chủ động); trên cơ sở đó có sự cải biến cho phù hợp tạo nên sự giao lưu văn hoá

I.3 Khái quát về sự giao lưu giữa văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa I.3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự giao lưu giữa hai nền văn hóa

Trước tiên là về vị trí địa lý Việt Nam là nước giáp với Trung Quốc, có tuyến biên giới Việt-Trung với hệ thống cửa khẩu là đường bộ, là cửa ngõ giao lưu của phía Bắc với quốc tế Đây là nơi mở rộng giao lưu văn hóa vùng miền lớn nhất giữa miền núi-trung du phía Bắc Sau đó trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc lại có nhiều sự tranh chấp và giao tranh tranh giành lãnh thổ Và sự giao thương trong nhiều năm liền của Việt Nam và Trung Quốc

I.3.2 Giai đoạn trong quá trình giao lưu giữa văn hóa Việt – Trung

Quá trình giao lưu văn hóa Việt-Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ Thế kỷ

II trước Tây lịch đến nay có thể chia ra làm hai giai đoạn cơ bản Giai đoạn thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng 1.000 năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Và giai đoạn thứ hai thường được gọi là “giai đoạn tự chủ” - từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến nay

II Kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa

Với hơn 1.000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam ta bị người Hán thống trị, cưỡng bức đồng hóa Mặc dù đã không bị Hán hóa, vẫn giữ được những nét văn hóa riêng như tiếng nói, phong tục tập quán… nhưng cho đến nay, không một

Trang 6

nhà nghiên cứu về văn hóa học nào phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, dân tộc ta không tiếp nhận văn hóa cả hệ thống mà chỉ tiếp nhận những giá trị phù hợp dưới góc độ giao lưu tiếp biến văn hóa và đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc Cụ thể kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa được biểu hiện trên những khía cạnh sau:

II.1 Về tôn giáo và đời sống tâm linh

Về tôn giáo và đời sống tâm linh, Trung Hoa là đất nước có nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam Tiêu biểu là Phật giáo Từ đầu thế kỉ IV-V, thông qua con đường giao thương, buôn bán một luồng Phật giáo Đại thừa Bắc Tông từ Trung Quốc thâm nhập vào Việt Nam theo ba trường phái (Thiền Tông, Tinh Độ Tông, Mật Tông)

và nhanh chóng thay thế nhóm Tiểu Thừa Nam Tông được du nhập trực tiếp từ

Ấn Độ Khi Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào nước ta, tăng lữ Việt Nam mới

đi sâu hơn vào Phật học, nhưng dần hình thành những tôn phái riêng như Thiền Tông Trúc Lâm đề cao Phật tại tâm Qua nhiều bước thăng trầm, đạo Phật trở nên thân thiết với người Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam có số lượng người theo Phật giáo rất lớn, trong khoảng 4,6 triệu người - chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo

Ngoài ra, theo sách Đạo Tạng kinh, Đạo giáo đã du nhập vào nước ta thông qua con đường di dân từ cuối thế kỉ II Vì từ xa xưa người Việt Nam từ miền núi đến miền xuôi đã rất sùng bái ma thuật, phù phép; họ tin rằng các lá bùa, những câu thần chú… có thể chữa bệnh làm tăng sức mạnh, trị được ma… nên Đạo giáo đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến tư duy và đời sống xã hội của người Việt thì vẫn còn như hiện tượng đồng bóng, đội bát nhang, bùa chú…

Trang 7

Không chỉ có vậy, trong lĩnh vực đời sống tâm linh văn hóa Việt Nam còn có

sự giao lưu, ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc trong tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Theo sử sách ghi chép lại, thờ Thành Hoàng làng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong tục lệ thờ vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, một châu hay một huyện Dù có nguồn gốc từ Trung Quốc thế nhưng do đền, phủ ở Việt Nam

có tính lịch sử khác nên cách thờ và tổ chức lễ hội cũng biến đổi cho phù hợp như Thành Hoàng của các làng Việt cổ không phải lúc nào cũng thờ vị thần bảo

vệ thành hào của làng mà chủ yếu thờ những người có công với dân với nước, người lập ra làng, người truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng hoặc là một ông quan tốt

II.2 Về triết lý

Cho đến tận ngày nay, thuyết âm dương ngũ hành (có nguồn gốc từ Trung Quốc vào 2879 – 253 trước công nguyên) tuy đã có nhiều cải biến nhưng giá trị

mà nó mang lại cho văn hóa Việt Nam là không thể phủ nhận Học thuyết này được ứng dụng đa dạng trong việc luận giải hiện tượng về nhiều chuyên ngành như nông nghiệp, dự báo, đông y, quân sự, thể biến, địa biển, thiên biến, … đặc biệt là trong vấn đề phong thủy, tâm linh

Lịch Âm dương của Việt Nam và hệ can chi cũng là sự giao lưu văn hóa của văn hóa Trung Hoa Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt

II.3 Về chính trị và chuẩn mực đạo đức xã hội

Từ đầu thế kỷ I TCN người Việt Nam ta đã tiếp nhận không ít tư tưởng của Khổng Tử Các triều đại Việt Nam sử dụng Nho giáo như một công cụ thiết yếu trong cả cải cách đời sống chính trị cũng như tinh thần cho nhân dân Tuy nhiên

sự tiếp nhận văn hóa Hán và Nho giáo là có chọn lọc, tiếp nhận và khai thác

Trang 8

những yếu tố là thế mạnh của Nho giáo trong việc tổ chức và quản lí đất nước; việc tuyển chọn nhân tài bổ dụng vào bộ máy cai trị đã được các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng thông qua con đường học hành và thi cử của Nho giáo như nội dung thi cử dựa trên Nho, muốn làm quan đều phải học chữ Nho, học chưng trình Nho học,… Đồng thời có sự thay đổi để mang những nội hàm mới như quan niệm về “nước” của người Việt Nam khác với quan niệm “nước” của Khổng Tử; Nho giáo bị khúc xạ qua tâm lí làng xã của người Việt

Về chuẩn mực đạo đức xã hội, người Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo với những chuẩn mực “tam cương, ngũ thường”, “tam tòng tứ đức” Trong

đó, “Tam cương” là ba mối quan hệ chính trong xã hội phong kiến (quân thần, phụ tử, phu phụ); “Ngũ thường” là năm đức tính cần có của con người (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) “Tam tòng” tại gia tòng phụ - người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải theo cha; xuất giá tòng phu lấy chồng phải theo chồng; phu tử tòng tử nếu chồng qua đời phải theo con trai “Tứ đức” là Công – nữ công gia chánh -may vá, thêu thùa, nấu nướng cơm nước; Dung – là cung cách đi đứng phải nhẹ nhàng, ăn mặc kín đáo; Ngôn – lời ăn tiếng nói phải đúng mực, nhỏ nhẹ, lễ phép,

ôn tồn; Hạnh – là đức hạnh, là lòng son sắt, thủy chung, hiếu thảo

II.4 Về chủng tộc

Giả thuyết thiên di cho rằng các dân tộc tại Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kỳ đồ đá muộn Nhóm dân tộc này định cư tại vùng Bắc Bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn Nhóm bộ tộc này cũng có sự tương đồng rất lớn về nhân chủng, văn hóa với các tộc người ở phía Nam Trung Quốc - mà sử Trung Quốc còn gọi là cộng đồng Bách Việt Do đó, dân tộc Việt Nam đã hình thành trên cơ sở có sự hoà huyết với chủng tộc Hán và các chủng tộc phương Bắc khác Ngoài ra, người Trung Quốc và người Việt Nam đều coi mình là thế hệ sau của con Rồng theo như truyền thuyết về Con rồng cháu tiên

II.5 Về ngôn ngữ

Chữ viết của dân tộc ta trong lịch sử là yếu tố được ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt

Trang 9

đầu từ thiên niêm kỉ thữ nhất trước Công nguyên và được sử dụng rộng rãi vào khoảng thế kỉ thứ VII – XI như một phương tiện để giao tiếp, giao lưu thương mại với Trung Quốc Và sau đó, chữ Hán được sử dụng để phiên âm từ Tiếng Việt Từ sau thế kỉ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc những chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc Chỉ đến khi dân tộc ta nhận thấy việc ghi chép bằng chữ Hán vẫn không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi diễn đạt một cách sát nghĩa của người Việt thì chữ Nôm được mới được

ra đời Chứ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán, vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu Không chỉ là chữ viết trong lịch sử mà ngày nay từ ngữ của dân tộc ta cũng mượn nhiều từ ngữ của tiếng Hán Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã

để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán với tên gọi là

từ gốc Hán hay từ Hán-Việt Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt

II.6 Một số kỹ thuật canh tác nông nghiệp

Trong khoảng vài ba thế kỷ trước sau Công nguyên, sách cổ Trung Quốc cũng nói đến việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân như mía, đay, gai bông, dâu Vào thời dựng nước trên vùng lưu vực sông Hồng

đã có một nền nông nghiệp đa dạng lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm cơ bản

và đã đạt đến trình độ cao - nông nghiệp dùng sức kéo của trâu bò

Người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn, đúc sắt, gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân để làm tăng độ mầu mở cho đất, dân gian gọi là “phân bắc”, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngối Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng đá đắp để ngân song biển, biến cải kỷ làm đồ gốm (gốm tráng men) …

Trang 10

II.7 Những yếu tố giao lưu văn hóa khác

Bên cạnh những yếu tố giao lưu văn hóa chính đã kể ở trên văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam qua một vài những yếu tố sau:

Trong lĩnh vực văn học, văn học của Trung Quốc cũng đã sớm được du nhập vào Việt Nam với những sự ảnh hưởng lớn của các thể thơ độc đáo như thơ Đường Cổ Và tác phẩm văn học Việt Nam có không ít đề tài là bắt nguồn từ Trung Quốc Bốn tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc: Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử và Tây Du Ký được đông đảo nhân dân Việt Nam yêu thích Văn học là một lĩnh vực cơ sở và đổi mới tư tưởng của nền tảng văn học cũ dựa trên hai giáo đó là Phật giáo và Nho giáo Trong đó, tư tưởng nho giáo lại là tư tưởng có tầm ảnh hưởng chính đến dòng văn học yêu nước dân tộc Việt Nam

Đối với kiến trúc, Việt Nam ta có những kiến trúc nổi tiếng như: Văn Miếu, Quốc Tử Giám – nơi thờ có thờ Khổng Tử, chùa Một Cột, hoàng thành Thăng Long hay cả thành nhà Hồ và rất nhiều những công trình đền đài, pho tượng điêu khắc tỉ mỉ và cả tứ linh (long, ly, quy, phượng) Những công trình kiến trúc này có sự pha trộn bởi kiến trúc bản địa và những phong cách kiến trúc cổ đại, hiện đại của Trung Hoa

Ngoài ra, trong nghệ thuật hội hoạ Việt Nam còn nổi tiếng với Tranh Đông

Hồ, Tranh Hàng Trống hay thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán

Y học cổ truyền Việt Nam hay ta vẫn thường gọi với cái tên “Đông y” được coi là một nhánh phát triển của y học Trung Hoa đã có niên đại hình thành hơn

3500 năm Nhắc đến Đông y không thể không nhắc đến kho tàng thuốc Bắc đồ

sộ Đây là những vị thuốc có trong tự nhiên được khai thác và bào chế theo phương pháp y học Trung Hoa nhưng đã được cải tiến thêm bởi những thầy thuốc người Việt sao cho hợp đặc trưng khí hậu, văn hóa Việt Nam

Tiêu biểu là trong văn hóa ẩm thực ngày nay, với sự gia nhập của rất nhiều người Trung Quốc vào Việt Nam thì nền ẩm thực của Việt Nam cũng phần nào

Ngày đăng: 26/10/2021, 18:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

I.2.2. Hình thức - “Dựa trên công cụ nghiên cứu Giao lưu – tiếp biến văn hóa, hãy phân tích những kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa. Từ đó, nêu quan điểm của cá nhân về xu hướng hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa hiện nay?”
2.2. Hình thức (Trang 6)
I.2.2. Hình thức - “Dựa trên công cụ nghiên cứu Giao lưu – tiếp biến văn hóa, hãy phân tích những kết quả đạt được qua giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa. Từ đó, nêu quan điểm của cá nhân về xu hướng hợp tác văn hóa giữa Việt Nam với Trung Hoa hiện nay?”
2.2. Hình thức (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w